Tài liệu Một số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của Kinh Đô trong việc sử dụng bao gói sản phẩm: ... Ebook Một số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của Kinh Đô trong việc sử dụng bao gói sản phẩm
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của Kinh Đô trong việc sử dụng bao gói sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) lại càng làm cho mức độ cạnh tranh cao hơn. Không những cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài muốn nhảy vào thị trường đầy hứa hẹn của Việt Nam. Đứng trước thực trạng đấy, không một ngành sản xuất nào lại chịu đứng yên, mà tất cả đều phải nỗ lực hơn nữa để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, nhưng cũng là giúp cho doanh nghiệp mình thu được lợi nhuận cao nhất và gây dựng được niềm tin cho khách hàng. Ngành kinh doanh bánh kẹo cũng vậy, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng không những sản phẩm phải tốt về chất lượng mà còn phải đẹp về hình thức bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đã đưa ra những chiến lược nhằm thu hút khách hàng như: Giảm giá, khuyến mãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người Việt… Nhưng có một vấn đề mà các doanh nghiệp đã không chú ý tới hoặc là sử dụng hiệu quả, chưa làm phát huy hết được khả năng cạnh tranh của công cụ cạnh tranh này, đó là: Bao gói của bánh kẹo.
Bao gói là một phần không thể thiếu khi chứa đựng, vận chuyển và bảo quản thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo. Nhưng, quan niệm ngày nay cần phải được bổ sung, việc thiết kế bao gói cho các sản phẩm bánh kéo còn là một trong những công cụ Marketing đắc lực nhất của doanh nghiệp, có thể xem bao gói như là chữ P thứ năm sau bốn chữ P truyền thống. Nên việc thiết kế bao gói đẹp và bắt mắt là việc hết sức quan trọng, bao gói cũng phần nào thể hiện cho khách hàng biết được những thông tin, những hoạt động của doanh nghiệp tới khách hàng. Việc thiết kế bao gói bắt mắt cũng quan trọng không kém gì việc tạo ra chất lượng tốt cho sản phẩm. Nếu chất lượng tốt mà bao gói không gây được ấn tượng tốt với khách hàng thì cũng không mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, cũng như việc bao gói đẹp mà chất lượng không tốt thì sẽ bị khách hàng tẩy chay, vì thế việc phát triển sản phẩm phải kết hợp được các yếu tố đấy lại với nhau để tạo sức cạnh tranh.
Đối với người làm Marketing, không ít người đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng chưa thật sự đầy đủ và đúng mức nên còn nhiều vấn đề để xem xét. Vì vậy đề tài nghiên cứu này nhằm tìm ra câu hỏi “ Bao gói có khả năng cạnh tranh như thế nào trong việc tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp kinh đô nói riêng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kẹo nói chung đã áp dụng bao gói hiệu quả hay chưa?”,. Với việc nghiên cứu bao gói sản phẩm của kinh đô có thể phần nào nói lên tình trạng sử dụng bao gói của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam và hy vọng bao gói sẽ được quan tâm nhiều hơn trong ngành sản xuất bánh kẹo cũng như các nghành sản xuất khác trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu chính:
Thứ nhất: Phân tích các quyết định về bao gói sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo Việt Nam hiện nay.
Thứ hai: Nghiên cứu nhằm làm nổi bật, thể hiện khả năng cạnh tranh của bao gói của doanh nghiệp bánh kẹo Kinh Đô so với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam hiện nay.
Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Khách hàng người tiêu dùng
Công ty bánh kẹo Kinh Đô và các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp hệ thống, phương pháp tư duy.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp so sánh - đối chiếu.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến thời điểm hiện nay.
Về không gian, được giới hạn trong các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.
Phần I. Tổng quan về bao gói sản phẩm
1. Lý luận chung về bao gói sản phẩm
1.1. Bao gói và thành phẩn
Bao gói là lớp vỏ bọc bên ngoài sản phẩm. Bao gói thông thường gồm ba lớp: lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp vỏ bọc bên ngoài và lớp bao bì vận chuyển. Tuỳ từng loại sản phẩm mà có thể có nhiều hoặc ít hơn ba lớp, ví dụ như các gói bánh, mứt thủ công chỉ gồm một lớp giấy, giấy bóng,… bọc bên ngoài, hoặc các loại bánh kẹo cao cấp còn có các lớp bao gói cho mỗi chiếc bánh, kẹo, cho mỗi nhóm bánh, kẹo, có khay, hộp thiếc và bọc ngoài cùng là hộp giấy để phục vụ cho mục đích trang trí.
Có thể phân loại bao gói sản phẩm theo nhiều tiêu chí, dựa trên sự tiếp xúc với sản phẩm: gồm có bao gói trực tiếp và bao gói gián tiếp. Hoặc phân loại theo khả năng tái chế: gồm bao không tái chế, bao gói tái chế một phần và bao gói tái chế 100%... Hay ta cũng có thể phân loại bao gói theo vật liệu tạo nên chúng.
Các loại vật liệu thường hay dùng cho sản phẩm bánh kẹo là: giấy và cáctông (cáctông sóng và cáctông phẳng); kim loại hoặc màng kim loại; xelophan (là màng mỏng, trong suốt giống chất dẻo nhưng không phải là chất dẻo); các loại chất dẻo như PE (gồm PE cứng và PE mềm); PP… dùng bao gói hoặc lót trong, lồng với các bao gói loại khác. Tuy nhiên trên thực tế bao gói bánh kẹo thường được sử dụng tổng hợp 2, 3 hoặc nhiều hơn các loại vật liệu khác nhau như cáctông tráng kẽm, paraphin, dùng cùng với xelophan,… để tận dụng tác dụng kết hợp của nhiều loại vật liệu.
Bao gói phải có những yêu cầu cơ bản sau:
Chịu nén, va đập, chịu rung, rơi tốt, bền với các tác động của các yếu tố môi trường như sự biến thiên nhiệt độ, ánh sáng xuyên thấu… có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ… và chống xâm nhập của vi sinh vật.
Kích thước, hình dáng cấu tạo và thiết kế mỹ thuật của hộp phải thích hợp với sản phẩm, hấp dẫn khách hàng, hợp với điều kiện hợp lý hoá quá trình bao gói, hợp với yêu cầu sử dụng, tâm lý của người tiêu dùng, phong tục tập quán, tín ngưỡng của thị trường mục tiêu.
Bên ngoài bao bì cần được thông báo cho người tiêu dùng biết về giá cả, khối lượng, ký hiệu sản phẩm, số hiệu sản phẩm, nơi sản xuất, chất lượng sản phẩm, cách sử dụng, thời gian sản xuất, điều kiện và thời gian bảo quản…
1.2. Vai trò của bao gói
1.2.1. Vai trò vận chuyển, bảo quản
Tất cả các sản phẩm bánh kẹo đều phải đựng trong bao bì thích hợp trước khi chuyên chở, bảo quản. Bao gói không những giúp cho sản phẩm tránh các va đập cơ học trong lúc vận chuyển mà còn tạo điều kiện tốt cho quá trình bốc xếp được nhanh chóng gọn gàng, tăng hệ số sử dụng trọng tải của các phương tiện chuyên chở.
1.2.2. Vai trò bảo vệ, bảo quản
Bánh kẹo cần được bảo vệ bởi những ảnh hường không tốt của môi trường xung quanh như độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật… một số loại bánh dành cho người ăn kiêng hoặc chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào đó có thể bị môi trường, ánh sáng làm giảm hàm lượng vitamin trong sản phẩm nếu không được đóng gói cẩn thận. Mặt khác, bao bì giúp cho bánh kẹo không bị biến dạng, sây sát, vỡ nát, nhiễm bẩn, nhiễm độc… khi chuyên chở, bảo quản, tránh những mất mát đáng tiếc về chất lượng cũng như khối lượng.
1.2.3. Vai trò hoàn thiện sản phẩm
- Hoàn thiện nhằm tạo ra sự thuận tiện
Trong cuộc sống, mỗi người đều muốn tiêu thụ một khối lượng bánh kẹo nhất định tuỳ sở thích, nhu cầu,… sản phẩm đến được với người tiêu dùng và ngược lại, con người tiếp xúc được, sử dụng được khi chúng được đóng gói trong bao bì.
Không những kích cỡ phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán, việc dùng ngay, một số loại sản phẩm bánh kẹo còn có hộp đựng với cơ cấu thuận tiện cho việc mở hộp.
Bao bì giúp ta kiểm tra dễ dàng sản phẩm khi có dấu hiệu hư hỏng, làm giảm bệnh tật và giúp chống lại sự giả mạo sản phẩm.
Khách hàng có thể qua bao gói để biết được thông tin đặt hàng, lựa chọn sản phẩm theo ý muốn, đặc tính, số lượng, thành phần, giá trị dinh dưỡng, thời gian sử dụng và sử dụng như thế nào cho tốt.
Bao gói còn là cầu nối giữa người tiêu dùng với thương hiệu của hãng sản xuất.
Vấn đề bao gói sản phẩm không những đáp ứng được nhu cầu thuận tiện cho người tiêu dùng mà còn có thể giúp cho người bán đỡ tốn công sức, đôi khi tránh được những nhầm lẫn, thiệt thòi cho cả người bán lẫn người mua.
- Hoàn thiện sản phẩm bằng cách tăng cường hình thức bên ngoài để thu hút cảm tình của người tiêu dùng
Đối với bánh kẹo, bao gói là quá trình không thể thiếu trong dây chuyền công nghệ, mục đích hoàn thiện sản phẩm của quá trình bao gói trong trường hợp này là tất yếu, nhằm cùng với các công đoạn khác chấm dứt quá trình công nghệ, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng để người tiêu thụ hài lòng tiếp nhận một mặt hàng nào đó, ngoài chất lượng bên trong của sản phẩm, hình thái bên ngoài như hình dáng, kích cỡ bao bì, cách trang trí quảng cáo mặt hàng,… cũng phải có sức hấp dẫn nhất định.
Người Trung Quốc có một câu thành ngữ như thế này “ mua hộp gỗ bỏ ngọc quý” nói về nước Sở có một nhà buôn ngọc quý đến nước Trịnh bán ngọc quý. Viên ngọc đó được đựng trong một cái hộp được trạm khắc tinh sảo làm bằng gỗ quý. Nắp hộp được gắn ngọc bích, trang trí rất đẹp lại còn có bột thơm khiến cho hương thơm của nó lan toả ra xung quanh. Một người nước Trịnh nhìn thấy vậy thích đến mức không kìm lòng được, bỏ ra rất nhiều tiền để mua sau đó chỉ giữ lại cái hộp còn trả lại viên ngọc quý cho nhà buôn nọ. Câu chuyện trên đã được lưu truyền hàng ngàn năm và người nước Trịnh cũng bị thiên hạ chế giễu hàng ngàn năm rồi, ngày nay có lẽ những chuyện tương tự như thế không còn nữa nhưng tâm lý mua hàng như vậy thì vẫn còn tồn tại.
Bao bì đóng gói của sản phẩm đã kích thích mạnh mẽ tới người tiêu dùng, khơi dậy sự ham muốn của họ đối với sản phẩm đó. Đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo, khi người ta không thể nhìn thấy trực tiếp từng cái bánh, cái kẹo, không thể nếm thử hoặc ngửi mùi thơm, họ rất dễ bị lôi cuốn bởi sự độc đáo, cách thể hiện khéo léo trên bao gói sản phẩm và nghĩ rằng “Bánh kẹo được bọc như kiểu cách này chắc hẳn sẽ phải thơm ngon, chất lượng lắm!” khiến họ có thể cảm thấy được cả mùi vị sản phẩm. Có thể nói, bao bì có ảnh hưởng rất lớn tới sự yêu thích hay ghét bỏ của khách hàng đối với một loại sản phẩm nào đó. Vấn đề hình thức bên ngoài của sản phẩm thể hiện qua cách trình bày trang trí, được xem như là một chỉ tiêu chất lượng chiếm tỉ trọng đáng kể trong toàn bộ các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
1.3. Quá trình đóng gói
Là quá trình cuối cùng trong dây chuyền công nghệ. Bao gồm các giai đoạn chuẩn bị bao bì, bao gói sản phẩm và trang trí bao bì.
Với công nghệ sản xuất bánh quy, gồm có các công đoạn chủ yếu như: chuẩn bị bột nhào, nhào bột và tạo hình, nướng bích quy, làm nguội bánh bích quy, cuối cùng là bao gói, bảo quản. Hai nguyên tắc của quá trình gói sản phẩm vào trong bao bì đó là nguyên tắc: vào hộp theo trọng lượng và theo thể tích đã quy định hoặc có thể áp dụng cả hai nguyên tắc này cho một sản phẩm bánh kẹo.
Bánh kẹo được đóng bao ngay trong quá trình sản xuất. Kẹo được đóng bao bằng một lớp giấy bóng mờ trong suốt (đã in nhãn), kẹo mềm và bánh được gói bằng bao bì ba lớp, trong cùng là màng tinh bột, giữa là giấy kim loại hoặc giấy sáp mỏng cách ẩm, ngoài cùng là bao gói in nhãn. Kẹo đã bao gói được đóng vào túi PE trong suốt hoặc in nhãn với khối lượng 100g, 200g, 250g, 500g. Bánh kẹo đã đóng túi được xếp vào thùng gỗ hoặc thùng cáctông sạch và thô theo khối lượng quy định.
Để cho quá trình đóng gói tiến hành tốt, chuẩn bị tốt sản phẩm và bao bì, bao bì phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các máy móc đóng gói phải đảm bảo độ chính xác cao đối với chỉ tiêu kỹ thuật, các bộ phận tiếp xúc với sản phẩm cần được cấu tạo bằng vật liệu không gây ảnh hưởng xấu đến chúng ví dụ như tác dụng hóa học, ăn mòn…
Sau khi đóng gói cần phải thử nghiệm bao gói, thử nghiệm về mặt kỹ thuật xem đã có độ an toàn, vệ sinh, chính xác đúng kỹ thuật hay chưa, thử nghiệm về hình thức xem những mẫu ký tự, hình ảnh có dễ nhìn hay không… nếu là sản phẩm mới cần thử nghiệm kinh doanh, tìm hiểu mức độ ưng ý của nhà sản xuất cũng như sự hài lòng, bị thu hút của người tiêu dùng.
Quá trình bao gói cũng có thể được thực hiện bằng thủ công hoặc bằng máy móc tùy thuộc vào điều kiện cơ khí, tính chất của từng loại sản phẩm và yêu cầu, dụng ý của nhà sản xuất.
Các chiến lược cạnh tranh qua bao gói
Giờ đây bao gói đã trở thành một công cụ marketing đắc lưc cho sản phẩm. Có nhiều lý do khiến cho việc quan tâm đến bao gói trở thành điều kiện tất nhiên đối với các hãng sản xuất, ví dụ như sự phát triển của hệ thống tự phục vụ khiến cho bao gói trở thành “người bán hàng” với nhiệm vụ thu hút sự chú ý của người mua và tạo niềm tin của họ vào sản phẩm. Trên thị trường Việt Nam, bánh kẹo luôn đa dạng về chủng loại, mẫu mã… khiến cho người bán không có khả năng giới thiệu, giải thích hết với khách hàng về từng loại, vì thế bao gói bên ngoài thể hiện rất tốt vai trò này. Với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn, nhu cầu thưởng về thưởng thức xuất hiện bên cạnh nhu cầu “đầy đủ” họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sự tiện lợi, hình thức bên ngoài và yêu sách về bao gói phải hoàn hảo hơn. Các công ty ngày nay cũng ít thức được rằng bao gói kết nối người tiêu dùng với nhãn hiệu, hình ảnh của công ty, không có hãng sản phẩm nào lại không in logo hoặc slogan của mình lên bao bì, điều đó giúp công ty khẳng định hơn hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Việc thay đổi bao bì không những làm thay đổi sự tiện ích, hình thức bên ngoài mà làm cho doanh nghiệp phát triển được nhiều hơn sản phẩm, ngoài ra nó còn là sự thay đổi về chính sách phát triển sản phẩm của công ty, nó có thể đem lại doanh số bán và lợi nhuận cao hơn nếu sự thay đổi ấy thu hút được sự chú ý và được người tiêu dùng ưa thích.
Vậy bao gói sản phẩm có những vũ khí cạnh tranh nào? Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu chứng tỏ khả năng cạnh tranh hữu hiệu của bao gói sản phẩm bánh kẹo trên thị trường Việt Nam.
2.1. Cạnh tranh bằng kích cỡ bao gói
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã căn cứ vào kích thước tiêu chuẩn quốc tế quy định cho giá gỗ xếp bao bì là 800×1200mm, trên cơ sở đó người ta tiêu chuẩn hóa kích thước cho các loại bao bì nhỏ hơn, sao cho khi xếp chúng vào giá thì vừa khít. Tuy nhiên với sản phẩm bánh kẹo thì đó chỉ là kích cỡ truyền thống, kích thước bao gói bánh kẹo rất linh hoạt, đa dạng và phong phú.
Việc đóng gói sản phẩm trong những bao bì có khối lượng, kích cỡ thích hợp là một phương án được dựa trên cơ sở những nghiên cứu về khả năng bảo quản của mỗi loại sản phẩm, nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm, điều kiện kinh tế hoàn cảnh xã hội của người tiêu dùng.
Với điều kiện khó khăn, người ta chỉ có khả năng mua hàng với khối lượng ít hơn do không muốn sử dụng nhiều, nhanh, sử dụng một cách thoải mái, vì thế các loại bánh kẹo với hộp, gói to sẽ không được lựa chọn nhiều do giá cả quá khả năng chi trả mà mục đích thì không cần thiết phải như thế.
Để tiện dụng đối với những người năng động, những người đi du lịch hoặc cần phải đi nhiều nơi, họ sẽ chọn bao gói nhỏ gọn để có thể dùng bất cứ lúc nào mà không phải mang công kềnh. Điều này có thể thấy rõ ở các hàng hóa như kẹo cao su, bimbim… và các loại bánh kẹo khác cũng đã lợi dụng để thiết kế sản phẩm của mình nhỏ gọn như Alpellibe với gói nhỏ giá 2000VNĐ/thỏi và một loạt các chủng loại tương tự.
Đối với sản phẩm mới ra mắt, thường thì nhà sản xuất sẽ bán với kích cỡ vừa hoặc to cho các nhà bán buôn, nhưng với tâm lý tò mò của người tiêu dùng, họ muốn mua về dùng “thử”, nên sẽ chọn gói nhỏ để không cảm thấy số tiền mình bỏ ra là phí nếu như không thích sản phẩm đó, còn nếu loại hàng đó chiếm được cảm tình của họ thì họ sẽ tiếp tục mua sau này.
Nói như thế, không có nghĩa là các bao gói loại to ít được khách hàng để mắt tới hơn, với mục đích mua để dùng dài lâu và thường xuyên, không có thời gian mua nhiều lần những gói nhỏ, mua để dành cho nhiều người khác chứ không phải để dùng một mình, mua để tặng và tâm lý “gói to giá cả luôn ít hơn là nhiều gói nhỏ cộng lại”, khách hàng sẽ mua bao gói sản phẩm cỡ vừa và cỡ lớn hơn.
Một ví dụ nổi tiếng của ngành công nghiệp nước giải khát đó là sự xuất hiện của Pepsi-Cola những năm 1930. Pepsi đã cạnh tranh được với Coca-cola bá chủ của thời đó với chiến lược kích cỡ chai và giá cả. Họ bán 5 cent một chai 12 ounce, cùng giá với Coca-Cola chai 6,5 ounce với ý niệm rằng Pepsi-Cola dành cho giới trẻ thích số lượng và hợp với sức uống trong khi Coca-Cola cho rằng: chai bao bì của mình là điểm mạnh của sản phẩm. Do đó họ bị một vố đau bởi kiên quyết không thay đổi mẫu mã, kích cỡ chai, cho dù họ hoàn toàn có thể cho ra một loại nước giải khát nữa mang nhãn hiệu khác trước khi bị Pepsi-Cola tấn công.
2.2. Cạnh tranh bằng màu sắc và thiết kế mỹ thuật
2.2.1. Màu sắc
Màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo ra một bao gói có hiệu quả cao cho sản phẩm bánh kẹo nói riêng cũng như các mặt hàng khác nói chung, nó gợi lên cảm tình đối với sản phẩm và xây dựng mối tương tác cực kỳ quan trọng giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
Hộp, gói bánh kẹo luôn luôn được người mua chú ý đến bởi màu sắc bắt mắt của nó, ta có thể thấy rõ rằng hộp bánh màu đen hay nâu sẫm là gần như không có, nếu không vì một dụng ý đặc biệt nào đó của nhà sản xuất. Các màu vàng, trắng, hồng, đỏ luôn là những gam màu ta thường thấy nhất để trang trí bao gói cho bánh kẹo với mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng. Đối với bánh kẹo dành cho trẻ em, màu sắc lại càng trở nên cần thiết phải quan tâm hơn, trẻ em thích nhiều màu, màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt và mới mẻ. còn những hộp sản phẩm để biếu tặng, người mua có thể lựa chọn được những hộp với màu sắc nhã nhặn, nghiêm túc hoặc sang trọng hơn.
Có một số màu sắc không cần phải quy định, quy ước nhưng nhà sản xuất và người tiêu dùng vẫn gán cho chúng những quan niệm nhất định. Ví dụ như màu hồng là sản phẩm có vị dâu tây, màu tím là vị nho hoặc tím nhạt là khoai môn, vị cam được đặc trưng bởi màu vàng tươi, vị chanh là màu vàng chanh, màu nâu tượng trưng cho cà phê… và rất nhiều màu khác khiến cho chúng ta không cần thông tin trên nhãn mà chỉ cần nhìn vào một số phần của bao gói, thậm chí nhìn vào màu của sản phẩm nếu bao gói trong suốt là ta có thể đoán được mùi vị hoa quả cơ bản, phổ biến của bánh kẹo.
Đây là một thế mạnh cho việc bao gói sản phẩm, nhưng cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp nếu tổng hợp được những hương liệu mới, làm sao có thể tìm được màu sắc đặc trưng cho nó? Nếu họ làm được điều này, sản phẩm của họ sẽ là một ấn tượng trong lòng người tiêu dùng, không kém gì việc tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Vàng và nâu khiến cho chúng ta nghĩ đến những loại kẹo caramen, màu xanh nước biển khiến ta nghĩ đến kẹo cao su Cool-air.
Có cả một triết lý đằng sau mỗi màu sắc và lựa chọn gam màu chủ đạo cho bao gói sản phẩm cũng phải chú ý tới văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của vùng mà tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Cũng như: màu sắc nào đang là “mốt” hiện nay trên thị trường, tránh lặp lại gam màu của một loại sản phẩm bánh kẹo nào đó không được yêu thích thậm chí là đã bị người tiêu dùng “tẩy chay” vì một lý do nào đó khác.
2.2.2. Thiết kế mỹ thuật trên bao gói sản phẩm
Bao bì cũng cần phải đem lại cho con người có những cảm nhận về cái đẹp. Thiết kế bao bì cũng cần phải tham khảo đến quan điểm về thẩm mĩ của khách hàng mục tiêu, khiến cho họ khi nhìn bao bì của sản phẩm cũng có cảm giác như mình đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật và muốn mua ngay sản phẩm đó.
Một nhân viên kinh doanh của một công ty hóa học nổi tiếng trên thế giới - công ty Du Pont thông qua một cuộc điều tra thị trường kỹ càng đã phát hiện ra rằng: 63% người tiêu dùng dựa vào đóng gói bao bì và sự trang trí bao bì của sản phẩm để đưa ra quyết định có mua loại hàng đó hay không. Số lượng phụ nữ - chủ nhân của một gia đình khi đến siêu thị hay ra chợ để mua hàng đã bị thu hút bởi những bao bì đẹp mắt và tinh xảo nên quyết định mua chiếm 45%. Có thể thấy rằng, bao bì của sản phẩm chính là ấn tượng đầu tiên đập vào mắt của người tiêu dùng, tác động trực tiếp vào tâm lý mua hàng của họ.
Thiết kế truyền thống của các hộp bánh kẹo bao gồm một phần không thể thiếu là hình ảnh những chiếc bánh, kẹo của hãng sản phẩm. Đôi khi những chiếc bánh kẹo đó không có ngay trong hộp sản phẩm mà bao bì in hình, nhưng nó có những sản phẩm tương tự bên trong. Càng ngày phần diện tích dành cho hình sản phẩm càng được thu gọn lại để “dành đất” cho những thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp hơn, mới hơn và thu hút hơn. Còn phần diện tích dành cho logo thương hiệu đối với các hãng bánh cao cấp thì ngày càng được thể hiện một cách nổi bật hơn trên bao gói sản phẩm với ý đồ đánh vào tâm trí của người tiêu dùng.
Sản phẩm bánh kẹo sử dụng cho một mùa, một thời hạn nhất định nào đó trong năm thường có những hình vẽ, hình ảnh đặc trưng cho thời gian đó. Bánh trung thu hay các loại bánh đặc trưng cho ngày tết là một ví dụ, với hình ảnh cành đào, mai, mâm ngũ quả… trên bao gói khơi dậy cảm xúc của người mua hàng khi họ nhìn thấy những đặc trưng ấy. Vì thế việc thay đổi hình ảnh của những loại hàng hóa như thế này là quyết định hết sức thận trọng.
Nhiều loại hộp thiếc được thiết kế với hình ảnh các bông hoa, hay một bức tranh phong cách trung đại, hoặc những hình ảnh lãng mạn luôn đem lại cảm giác sang trọn, tự tin và kiêu hãnh. Hộp bánh Nissan của Nhật Bản với hình ảnh các cô gái mặc Kimônô trên hộp thiếc từ lâu đã là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng vì thiết kế độc đáo, cá tính, vừa mang nét trẻ trung lại mang hơi hướng cổ điển.
Thiết kế mỹ thuật không những phải phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng mục tiêu mà còn phải phù hợp với thói quen và nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với đó, thiết kế bao gói phải mới mẻ, khác biệt với đối thủ cạnh tranh mới hy vọng được sản phẩm của mình sẽ nổi trội trên thị trường mục tiêu. Cần chú ý rằng thiết kế là phần vô cùng quan trọng của bao gói sản phẩm, nếu thiết kế cho một sản phẩm mới không có hiệu quả thì đó sẽ là con dao hai lưỡi, mặt hàng mới sẽ khó có thể có chỗ đứng trên thị trường.
2.3. Thông tin mô tả và quảng cáo trên thị trường
Thông tin mô tả trên bao gói gồm các thông tin về giá cả, thời gian sử dụng, thành phần dinh dưỡng, khối lượng và số lượng, đặc tính của sản phẩm, nhãn hiệu, thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất, ngày sản xuất, sổ đăng ký, nội dung bên trong và cách sử dụng sao cho hiệu quả.
Thông tin mô tả trên sản phẩm phải đúng sự thật, minh bạch, càng đầy đủ càng có lợi cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất thường ghi nổi trội lên bao bì những thông tin mà họ cho là sẽ thu hút được người tiêu dùng như “không có cholesterol”, “dành cho người ăn kiêng”, “tăng cường canxi”… điều này đã giúp cho sản phẩm của họ đến được tay nhóm khách hàng mục tiêu và gây tò mò, hứng thú cho những người tiêu dùng khác.
Thông tin mô tả trên sản phẩm thể hiện tính chất cạnh tranh chủ yếu của mình thông qua việc biến tấu những thông tin quảng cáo có lợi cho hãng sản xuất. Quảng cáo là chiến lược quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất giúp cho việc cạnh tranh bán hàng, duy trì và phát triển sản xuất. Quảng cáo nhờ bao bì là phương tiện quảng cáo nhanh nhất, chính xác nhất và có hiệu quả nhất để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Bởi vì bao bì là nơi tiếp xúc gián tiếp của người tiêu dùng với sản phẩm, bao bì tự nó cũng là một biển hiệu quảng cáo trong các quầy hàng nơi khách hàng tiềm năng quan sát, bị thu hút và lựa chọn.
Ngoài những dòng chữ, hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm, còn có thông tin quảng cáo cho hãng sản xuất, các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Đặc biệt hình thức hiện đại hơn là chứa đựng những thông tin liên quan đến một chiến dịch xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp, về một chương trình từ thiện dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt hay một chương trình giải trí, văn hóa, thể thao… mà hãng đang tài trợ. Trong bao gói sản phẩm có những phiếu dự thưởng hoặc những quảng cáo có kết quả trúng thưởng luôn bằng cách cào phần được che bởi một lớp kim loại hay chỉ đơn giản là bóc bao gói ra sẽ được biết phần quà của mình. Có một thời gian nếu khách hàng mua nhiều sản phẩm bim bim của Oishi sẽ được tặng một số tranh ảnh các nhân vật hoạt hình đính kèm vào bên trong bao gói to.
Bao gói còn là nơi đính kèm các sản phẩm khuyến mãi đi kèm theo sản phẩm. Hàng khuyễn mãi có thể là chính sản phẩm đó, một sản phẩm khác trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp khác liên kết cùng. Điều này khiến người tiêu dùng có cảm giác được sử dụng nhiều hơn phần lợi ích mà mình vẫn thường nhận được, nếu khôg có bao bì, việc tặng kèm này sẽ phải nhờ đến người bán hàng, rất phức tạp và tốn kém thời gian, công sức, chi phí… hơn nhiều.
2.4. Vật liệu bao gói
Bánh kẹo của Việt Nam cách đây vài thập kỷ, chỉ đơn giản là bọc trong những gói giấy bóng. Hiện nay thì vật liệu bao gói của sản phẩm này vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên mỗi loại vật liệu đều có dụng ý và ý nghĩa, tác dụng riêng đối với sản phẩm mà nó bao gói.
Sự cạnh tranh về mặt vật liệu bao gói diễn ra ở các khía cạnh như gía cả, đặc tính sản phẩm và đặc điểm của chất liệu, tính hiện đại mới mẻ… các doanh nghiệp sản xuất hay đóng gói bánh kẹo thường đặt mua các loại vật liệu này. Ba loại vật liệu hay được sử dụng cho công nghệ đóng gói bánh kẹo này là: các chất polime, giấy và cáctông, hộp kim loại. Điều đương nhiên là các vật liệu này đã được xử lý, tráng các lớp bổ sung, kết hợp với các chất khác.
Giấy và cáctông có nhiều loại với các đặc tính khác nhau, có thể bao gói trực tiếp cũng như gián tiếp sản phẩm, giá thành rẻ, sản xuất đơn giản và dễ trang trí, thiết kế thành nhiều bao gói đẹp mắt tiện dụng. Tuy nhiên có độ bền cơ học kém, dễ thủng rách, khả năng chống ẩm, chống thấm dầu mỡ, ngăn mùi lạ, vi sinh vật và sâu bọ kém. Việc tráng thêm các lớp màng kẽm, thiếc, nhôm hoặc tráng parafin hay ghép nhiều lớp vật liệu có thể khắc phục được phần nào những nhược điểm đó. Kim loại là vật liệu có độ bền cơ học cao, độ dẻo tốt, khả năng trang trí đẹp mắt tuy nhiên hay bị hàn rỉ, ăn mòn, tác dụng hóa học với sản phẩm, vì thế hay được kết hợp với những vật liệu chống ăn mòn như men, epocxi, sơn chống rỉ… các loại polime có độ bền chắc, đàn hồi, trong suốt, khả năng chống thấm hơi và khí cao, có thể hàn, dán bằng nhiệt, có thể tiếp xúc trực tiếp với chất dẻo. Là loại vật liệu được dùng rất nhiều trong sản xuất bánh kẹo, vừa có thể bao gói trực tiếp từng sản phẩm, mà chất liệu nhựa cứng có thể làm vỏ hộp to rất bền, hộp kẹo trong suốt với hình dáng độc đáo có thể đem lại cho người mua cảm giác ngon miệng, tươi trẻ.
Vì mục đích hiện đại hóa, tiện lợi cho người tiêu dùng, tăng khả năng sản xuất và vì yếu tố môi trường, tài nguyên, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu ra những loại vật liệu mới để bao gói sản phẩm, trong đó có bánh kẹo là loại mặt hàng luôn được áp dụng ngay. Ruben Rausing, ông tổ của hãng Tetra Pax, đã nhận định rằng chỉ vì bao bì quá nặng hay cồng kềnh mà người ta không thể mua nhiều đồ cùng một lúc dù muốn, điều này phần nào làm hạn chế sức mua của người tiêu dùng và gây ra tâm lý “ngại”.
Đối với ngành thực phẩm, bao bì của hãng Tetra Pax đựng các loại sữa, nước hoa quả… cách đây vài thập kỷ là một phát minh lớn, có thể bảo quản thực phẩm lâu ngày hơn, rút ngắn tỉ lệ không gian của bao bì và hàng hóa, dễ sản xuất và tiết kiệm, chi phí vận chuyển cũng giảm nhiều so với chai thủy tinh hay can nhôm. Tuy nhiên hiện nay bao bì này đang bị phàn nàn vì làmg tăng rác thải, gây tác động không tốt tới môi trường. Vì thế dù ở thời điểm nào, ngành sản xuất nào, thì việc nghiên cứu những chất liệu bao gói mới cho sản phẩm luôn luôn được đặt sự quan tâm lên hàng đầu.
2.5. Công nghệ đóng gói
Tại một vùng của Nhật Bản và trên thế giới, đôi khi người ta cho rằng việc tự bao gói các sản phẩm truyền thống, nhất là những chiếc bánh tự tay làm với ý nghĩa đặc biệt là thể hiện sự trân trọng, yêu quý đối với người được tặng, người sẽ dùng những chiếc bánh ấy.
Hiện nay tại các siêu thị, đại lý cũng thường có dịch vụ gói những giỏ quà theo yêu cầu của người mua hoặc bán sẵn những giỏ quà đã đóng gói thành nhóm nhiều loại bánh kẹo, cà phê, chè, rượu… với giá cả rất linh hoạt để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ có các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mứt kẹo thủ công mới không dùng công nghệ, máy móc để bao gói mà tự tay đóng gói lấy cho từng sản phẩm trên thị trường và nếu có doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình phát huy được hết tiềm năng, họ đều phải mạnh dạn đầu tư vốn lớn cho máy móc, công nghệ sản xuất và đóng gói.
Các sản phẩm bánh kẹo được bao gói lớp đầu tiên ngay tại dây chuyền kỹ thuật như một động tác cuối cùng, còn gói, hộp bánh kẹo bên ngoài thường được các doanh nghiệp đặt hàng tại một số công ty kinh doanh bao bì, sau đó đem về cơ sở sản xuất bánh kẹo để đóng gói và in, phun hạn sử dụng lên bên ngoài hộp. Việc thiết kế bao gói và đặt hàng được bộ phận thiết kế - quảng cáo của doanh nghiệp đảm nhận và đưa mẫu sang các công ty bao bì sản xuất.
Sự cạnh tranh bởi công nghệ đóng gói diễn ra ở đây bắt đầu ngay từ việc đóng gói, doanh nghiệp ngày nay có thể dễ dàng mua những thiết bị đóng gói do các công ty sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu chào hàng. Các thiết bị này đang ngày càng được cải tiến, chạy đua về tốc độ đóng gói, sự đa dạng của hình dáng sản phẩm máy móc có thể đóng gói, cỡ bao gói, kích thước máy, nguồn điện, nguyên liệu mà máy sử dụng để đóng gói…
Công ty thương mại và chuyển giao công nghệ Kiên Cường chào hàng máy đóng gói tự động DXD-800A có thể đóng gói các loại bánh hình chữ nhật, hình tròn dài, dạng bẹt, hình cầu, với nguyên liệu OPP, CPP, PET, giấy nhôm mỏng… các loại nguyên liệu đơn đa lớp có thể dùng nhiệt đóng gói, đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc và một số nước Châu Âu hoặc như máy đóng gói bim bim cũng của công ty, có khả năng làm việc 30-90 túi/ phút, cỡ túi đóng gói dài 40-200mm, rộng 200-300mm có thể đóng gói một số loại như cháo ăn liền, bim bim… là loại máy được nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam sử dụng.
Ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh về công nghệ sản xuất nếu để ý kỹ trên bao gói sản phẩm bánh kẹo có in dòng chữ: “Được sản xuất theo dây chuyền thiết bị tiên tiến và công nghệ hiện đại của Đan Mạch”… còn về công nghệ đóng gói riêng, hiện nay một số sản phẩm còn có phụ đề kèm theo hoặc in trên báo gói dòng chữ “sản phẩm được đóng gói bởi cơ sở… đăng kí sở hữu ngày…” điều đó cũng là một hình thức cạnh tranh công nghệ bao gói mới, qua việc khẳng định thương hiệu của cơ sở đóng gói.
3. Vấn đề bao gói sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam
3.1. Sự quan tâm và đầu tư về bao gói sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam
Câu hỏi đặ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35900.doc