Một số đánh giá về việc thực hiện kết quả kinh doanh

Lời nói đầu Có thể nói điều quan tâm đầu tiên đối với bất kỳ một nhà đầu tư, nhà quản lý nào đối với doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hoạch định chính sách của cả đôi bên. Thế nhưng kết quả này nhiều khi lại có những sai lệch do bản thân doanh nghiệp thực hiện các việc làm nhằm đem lại quyền lợi tối ưu nhất cho mình. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết, nó liên quan đến hầu hết mọi

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số đánh giá về việc thực hiện kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề. Nhà nước , các cơ quan chuyên ngành cũng đã có không ít quy định, chính sách ngày càng giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, kinh tế xã hội ngày càng tăng trưởng vững chắc. Với suy nghĩ đó em đã lựa chọn đề tài : “Một số đánh giá về việc thực hiện kết quả kinh doanh”. Bài viết của em gồm 3 phần: - Lời nói đầu Nội dung gồm 2 phần Phần I : Lý luận hạch toán kết quả kinh doanh Phần II : Một vài đánh giá - Kết luận Phần I: Lý luận về hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh Nội dung và phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp báo gồm 3 khoản và phương pháp xác định như sau: 1. Kết quả kinh doanh (hay kết quả bán hàng ) Là kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí - Chi phí quản lý (Kết quả bán hàng) thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp Doanh thu = Doanh thu - Các khoản - Thuế bán hàng thuần thực tế giảm trừ (XK, TTĐB) Trong đó giá vốn hàng bán là khái niệm dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp, biểu hiện cụ thể là: giá thành thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A trong các doanh nghiệp xây lắp, giá thành thực tế của dịch vụ đã hoàn thành trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, giá mua thực tế của hàng hoá đã tiêu thu trong các doanh nghiệp TM. 2. Kết quả hoạt động tài chính: là kết quả của những hoạt động mang tính chất nghiệp vụ tài chính liên quan đến vốn của doanh nghiệp đem lại hay lãi hoặc lỗ của các hoạt động đầu tư vào thị trường vốn và thị trường tài chính. Kết quả hoạt động = Thu nhập hoạt động - Chi phí hoạt động tài chính tài chính tài chính Thu nhập hoạt động tài chính gồm: Lợi tức cổ phần, lãi trái , lãi do buôn bán chứch khoán đầu tư. Thu nhập liên doanh được chia. Thu nhập do bán bất động sản đầu tư. Lãi tiền cho vay lãi tiền gửi. Chiết khấu hàng mua được hưởng. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ , lãi do mua bán ngoại tệ. Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư. .. Chi phí hoạt động tài chính gồm: Chi phí khi bán chứng khoán đầu tư , lỗ do buôn bán chứng khoán đầu tư Chi phí hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, lỗ của hoạt động tham gia góp vốn liên doanh. Chi phí hoạt động kinh doanh bất động sản Lãi tiền vay phải trả Chiết khấu bán hàng Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ lỗ do mua bán ngoại tệ .. 3. Kết quả hoạt động bất thường: là kết quả của những hoạt động không có trong dự kiến của doanh nghiệp hoặc có dự kiến nhưnh ít có khả năng xảy ra và một số hoạt động khác theo quy định của cơ chế tài chính. Kết quả hoạt động = Thu nhập hoạt động - Chi phí hoạt động bất thường bất thường bất thường Thu nhập hoạt động bất thường gồm: Tài sản thừa không xác định được nguyên nhân. Thu nhập do thanh lý và nhượng bán TSCĐ Phế liệu thu hồi Nợ không có chủ Nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được. Tiền được bồi thường Miễn giảm thuế hoặc hoàn thuế Thu nhập bị bỏ sót từ năm trước .. Chi phí hoạt động bất thường gồm: Tài sản thiếu không xác định được nguyên nhân Chi phí thanh lý và nhượng bán TSCĐ Tiền bị phạt, bị bồi thường Tiền phạt truy thu thuế từ năm trước Chi phí bị bỏ sót .. Kết quả hoạt động = Kết quả + Kết quả hoạt động + Kết quả hoạt động kinh doanh kinh doanh tài chính bất thường II. Phương pháp kế toán Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên TK911, tổ chức hạch toán chi tiết để phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp hoặc từng bộ phận kinh doanh, theo từng mặt hàng nhóm mặt hàng, từng SP, nhóm SP,. ____________TK911_________ Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Chi phí bán hàng Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí QLDN Thu nhập hoạt động bất thường Chi phí hoạt động TC Chi phí hoạt động bất thường Kết chuyển kết quả Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh (lãi) (lỗ) Kế toán xác định và kết chuyển kết quả bán hàng: Cuối kỳ hạch toán kế toán kết chuyển các chỉ tiêu kinh tế cần thiết sang TK911 để xác định kết quả bán hàng Nợ TK511 Doanh thu thuần Có TK911 Nợ TK911 Giá vốn hàng bán Có TK 632 Nợ TK911 Chi phí Có TK641 bán hàng Nợ TK911 Chi phí Có K642 QLDN So sánh bên Có TK911 và bên Nợ TK911 để xác định kết quả bán hàng và kết chuyển sang TK421 + Nếu bên Có TK911 lớn hơn bên Nợ TK911 thì kinh doanh có lãi Nợ TK911 Lãi Có TK421 + Nừu bên Có TK 911 nhỏ hơn bên Nợ TK 911 thì KD bị lỗ Nợ TK421 Lỗ Có TK911 Kế toán xác định và kết chuyển kết quả hoạt động tài chính Thu nhập hoạt động tài chính được phản ánh trên TK711 hàng ngày khi phát sinh ghi vào bên có TK711 cuối kỳ kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính sang TK911 Nợ TK711 Thu nhập hoạt động Có TK911 tài chính Chi phí hoạt động tài chính được phản ánh ở TK811, hàng ngày khi phát sinh kế toán tập hợp vào bên Nợ 811, cuối kỳ kết chuyển sang TK911 Nợ TK911 Chi phí hoạt động Có TK811 tài chính So sánh giữa bên Có TK911 với bên Nợ TK911 để xác định và kết chuyển kết quả hoạt động tài chính: Nợ TK911 Lãi Có TK421 Nợ TK421 Lỗ Có TK911 Kế toán xác định kết quả hoạt động bất thường Thu nhập hoạt động bất thường được phản ánh trên TK721, hàng ngày khi phát sinh ghi vàp bên Có TK721, cuối kỳ kết chuyển sang TK911. Nợ TK721 Thu nhập hoạt động Có TK911 bất thường Chi phí hoạt động bất thường được phản ánh trên TK821, hàng ngày khi phát sinh tập hợp vào bên Nợ TK821, cuối kỳ kết chuyển sang TK911 Nợ TK911 Chi phí hoạt động Có TK 821 bất thường So sánh bên Có TK911 với bên Nợ TK911 để xác định kết quả hoạt động bất thường và kết chuyển sang TK421 Nợ TK 911 Lãi Có TK 421 Nợ TK421 Lỗ Có TK911 Phần II: Một số ý kiến đánh giá Trên đây là một số lý luận về hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh mà em đã được học trên lớp bồi dưỡng kế toán trưởng cùng sự tham khảo tài liệu ở rường đại học Thương mại. Điều chắc chắn rằng doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trên thị trường luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mọi mục tiêu khác đều hoạt động nhằm thực hiện tốt mục tiêu này. Vì mục tiêu này mà các ông chủ lao vào tìm mọi cách đạt được một cách lý tưởng nhất. Do vậy việc ghi sổ sách họ cũng tìm cách để có lợi cho mình nhất. Chẳng hạn khi doanh nghiệp lãi nhiều thì số tiền đóng thuế cũng phải nhiều lên nên họ muốn làm cho lãi ít đi. Bằng cách, một là tăng chi phí và thu nhập không đổi, hai là giữ nguyên chi phí và giảm thu nhập , ba là vừa giảm thu nhập vừa tăng chi phí. Còn nếu doanh nghiệp bị lỗ muốn chuyển thành lãi(lãi giả) thì ngược lại. ở trường hợp thứ hai, ba ta thấy nếu giảm thu nhập thì điều này không có lợi cho doanh nghiệp vì như vậy chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không thu hút được các nhà đầu tư , ngay cả việc vay ngân hàng cũng khó khăn dẫn đến thực hiện hoạt động kinh doanh không hiệu quả. ở trường hợp hai, tăng chi phí bằng cách cho giá vốn hàng bán tăng lên tồn kho giảm, giá trị thực tế tồn kho lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán( gửi lãi cho hàng tồn kho). Để thấy rõ thêm điều này ta hãy xem lại kế toán hàng tồn kho. A. Phương pháp xác định giá thực tế nhập kho Đối với hàng mua và nhập kho Hàng mua dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trị giá Trị giá thanh toán Thuế Chi phí trực tiếp Khoản giảm thực tế = với người bán + NK + phát sinh quá - giá hàng của hàng mua ( không gồm thuế (nếu có) trình mua mua GTGT) Hàng mua không dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuộc đối chịu thuế phương pháp trực tiếp. Trị giá Trị giá thanh Thuế Thuế Chi phí trực tiếp Khoản thực tế của = toán với người + NK + GTGT + phát sinh trong - giảm hàng mua bán ghi trên của hàng quá trình mua giá hàng nhập kho hoá đơn NK hàng(cả thuế) mua 2. Hàng nhập kho do các bên tham gia liên doanh góp vốn Giá ghi sổ là giá do các bên tham gia liên doanh góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá . B. Phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất kho 4 phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho được thừa nhận : Phương pháp giá đích danh Phương pháp giá bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước Ví dụ: Tại công ty A giả sử cuối kỳ kết toán còn 120 sản phẩm X tồn kho, giả sử hàng tồn kho đầu kỳ và mua vào trong kỳ như sau: Ngày tháng Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1/1 10/1 15/1 25/1 Tồn kho đầu tháng Mua nhập kho Mua nhập kho Mua nhập kho 100 150 200 100 1.000.000 1.080.000 1.200.000 1.250.000 100.000.000 162.000.000 240.000.000 125.000.000 Tổng cộng mua vào trong kỳ 450 - 527.000.000 Tổng cộng tồn đầu kỳ và mua vào trong kỳ 550 - 627.000.000 Xuất trong kỳ 430 (1). Phương pháp giá đích danh Chỉ áp dụng khi ta nhận dạng được từng loại hàng hoá tồn kho với từng lần mua vào và đơn giá của nó.Trong trường hợp này doanh nghiệp phải bảo quản hàng hoá theo lô hàng Giả sử trong 120 SP hàng hoá tồn kho cuối kỳ thì kế toán nhận dạng là 60 SP hàng hoá được mua vào lần mua ngày 25/1. Còn 60 SP còn lại thì Kế toán nhận dạng được mua ở lần mua ngày 25/1 Trị giá hàng hoá xuất kho = 627.000.000 - ((60*1.250.000)+(60*1.200.000)) = 480.000.000 (2). Phương pháp giá bình quân gia quyền trong tháng Trị giá hàng hoá + Trị giá hàng hoá Giá bình quân tồn kho đầu kỳ nhập vào trong kỳ gia quyền = Số lượng hàng hoá + Số lượng hàng hoá tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Trị giá hàng hoá = Số lượng hàng hoá * Giá bình quân tồn kho cuối kỳ tồn kho cuối kỳ gia quyền Trị giá hàng hoá = Trị giá hàng hoá + Trị giá hàng hoá - Trị giá tồn kho xuất kho tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ cuối kỳ Giá bình quân = 100.000 + 527.000.000 = 1.140.000 gia quyền 100 + 450 Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ = 120.1.140.000= 136.800.000 Trị giá vốn của hàng hoá xuất kho = 100.000.000+527.000.000- 136.800.000 = 490.200.000 (3). Phương pháp nhập trước xuất trước Theo phương pháp này thì các hàng hoá tồn kho đầu kỳ sẽ được giả định bán ra trước tiên, số SP được bán thêm sau đó dược giả định theo đúng thứ tự như chúng đã mua vào. Điều đó cũng có nghĩa rằng những hàng hoá mua vào sau cùng giá vốn của chúng sẽ được tính chho hàng tồn kho cuối kỳ. Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ = (100*1.250.000) + (20*1.200.000) = 149.000.000 Trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ = 627.000.000 – 149.000.000 = 478.000.000 (4). Phương pháp nhập sau xuất trước Phương pháp này giả định những hàng mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước. Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ = (100*1.000.000) + (20*1.080.000) = 121.600.000 Trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ = 627.000.000 – 121.000.000 = 505.400.000 ảnh hưởng của 4 phương pháp định giá hàng tồn kho đến báo cáo kết quả STT Chỉ tiêu Phương pháp giá đích danh Phương pháp giá bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước 1 2 3 4 5 6 7 8 Doanh thu thuần Trị giá vốn của hàng tồn kho Trị giá vốn của hàng bán trong kỳ Lợi tức gộp Chi phí kinh doanh Lợi tức thuần của hoạt động KD Thuế thu nhập DT Lợi nhuận để lại cho DN 600.000.000 147.000.000 480.000.000 120.000.000 50.000.000 70.000.000 22.400.000 47. 600.000 600.000.000 136.800.000 490.200.000 109.800.000 50.000.000 59.800.000 19.136.000 40.664.000 600.000.000 149.000.000 478.000.000 122.000.000 50.000.000 72.000.000 23.040.000 48.960.000 600.000.000 121.600.000 505.400.000 94.600.000 50.000.000 44.600.000 14.272.000 30.328.000 Nhận xét từ bảng trên thấy rằng sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước lãi cao nhất: 72.000.000, khi sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước lãi ít nhất: 44.600.000 Lợi tức mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho phương pháp nộp thuế khác nhau và có phương pháp nhạp sau xuất trước nộp ít nhất. Ngoài các phương pháp trên một số phương pháp khác được sử dụng trong thực tế. (a). Xác định trị giá hàng hoá theo đơn giá mua lần cuối(điều kiện DN sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ) Trị giá hàng hoá = Số lượng hàng hoá * Đơn giá mua xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ lần cuối (b). Tính giá hàng hoá theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Trị giá hàng hoá = Số lượng hàng hoá * Giá đơn vị bình quân xuất trong kỳ xuất trong kỳ cuối kỳ trước Trị giá thực tế của hàng hoá Giá đơn vị bình tồn kho đầu kỳ( cuối kỳ trước) quân cuối kỳ = Số lượng hàng hoá tồn kho đầu kỳ(cuối kỳ trước) (a). Trong kỳ khi mua vật tư hàng hoá giá cả có thể thường xuyên biến động việc ghi chép hàng hoá xuất kho theo giá thực tế nhiều khi rất khó khăn cho kế toán Do vậy để thuận tiện cho việc ghi chép kế toán trưởng thường quy định toàn bộ vật tư hàng hoá của DN sẽ được tính toán ghi chép theo giá hạch toán(giá DN quy định) giá này chỉ dùng để ghi sổ kế toán mà không được sử dụng để xác định trách nhiệm vật chất và thanh toán. Như vậy trong kỳ vật tư hàng hoá nhập kho vừa được ghi theo giá hạch toán vừa được ghi theo giá thực tế. Vật tư hàng hoá xuất kho được ghi theo giá hạch toán, cuối kỳ phải điều chỉnh trị gia vật tư hàng hoá xuất kho về theo giá thực tế. Công thức: Trị giá thực tế hàng hoá = Trị giá hạch toán hàng hoá * Hệ số giá xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ Trị giá thực tế hàng + Trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ tồn trong kỳ Hệ số giá = Số lượng hàng + Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ tồn kho trong kỳ Kết luận Trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật hiện đại,.. nhiều công việc đã được thay thế bởi máy vi tính giúp xử lý nhanh và giản tiện công việc hơn rất nhiều, đặc biệt là công tác kế toán. Nhưng sự hạch toán các nghiệp vụ cũng như khi đã có máy tính thay thế không phải là không có hạn chế, người làm kế toán cần phải có kiến thức chuyên sâu, nắm chắc chuyên môn mới có thể xử lý được các rắc rối có thể xảy ra. Thấy rõ được tầm quan trọng này em hiểu rằng mình phải cố gắng hơn nữa, học hỏi nhiều hơn. ở đây qua bài viết này tuy có sự khảo sát thực tế nên chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót em rất mong nhận được đánh giá, chỉ bảo của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1313.doc
Tài liệu liên quan