Một số đặc điểm dịch tễ học, sinh học của Fasciola spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người tại hai huyện Gia Viễn, Nho Quan tỉnh Ninh Bình và biện hiệu lực tẩy sán

bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ---------&--------- phan hữu mạnh Một số đặc điểm dịch tễ học, sinh học của Fasciola spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người tại hai huyện Gia Viễn, Nho Quan tỉnh Ninh Bình và hiệu lực tẩy sán của phar - dectocid luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Thú y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Văn Thọ hà nội - 2009 lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học, sinh học của Fasciola spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người tại hai huyện Gia Viễn, Nho Quan tỉnh Ninh Bình và biện hiệu lực tẩy sán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình ảnh và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn. người viết luận văn Phan Hữu Mạnh lời cảm ơn Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới: Ts. Nguyễn Văn Thọ là người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong từng bước nghiên cứu của quá trình thực hiện luận văn. Tập thể các thầy, cô trong Bộ môn Ký sinh trùng - Khoa Thú Y, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Các thầy cô trong Viện Sau Đại Học Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên Chi Cục Thú Y tỉnh Ninh Bình. Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị cán bộ kỹ thuật tại Trạm Thú y và Uỷ ban nhân dân các xã Gia Hoà, xã Gia Phú huyện Gia Viễn và các xã Phú Sơn, xã Phú Long huyện Nho Quan. Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và công tác. Tác giả Phan Hữu Mạnh mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục đồ thị vii Danh mục ảnh viii danh mục chữ viết tắt Viết tắt Viết đầy đủ F. gigantica Fasciola gigantica F. hepatica Fasciola hepatica % phần trăm °C độ C ml mili lít mm mili mét cs cộng sự àm micro mét ± cộng, trừ m mét km² kilô mét vuông g gam kg kilô gam ha héc ta FAO tổ chức nông lương liên hợp quốc ≤ nhỏ hơn và bằng > lớn hơn + cộng - trừ danh mục bảng STT Tên bảng trang 4.1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm và thành phần loài Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê qua mổ khám 39 4.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các địa điểm nghiên cứu 42 4.3. Tỷ lệ nhiễm Fasiola spp ở trâu, bò, dê tại các địa điểm nghiên cứu 43 4.4. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp giữa 2 vùng sinh thái 45 4.5. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê. 48 4.6. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo tuổi ở trâu, bò, dê 51 4.7. Tình hình sử dụng rau thủy sinh làm thức ăn sống ở các nhà hàng và các hộ gia đình tại điểm nghiên cứu 55 4.8. Tỷ lệ nhiễm Adolescaria của Fasciola spp trên rau thủy sinh tại 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan 56 4.9. Tình hình nhiễm Fasciola spp trên người tại 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan tỉnh Ninh Bình 58 4.10. Sự phát triển của trứng trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 4.11. Kích thước, hình thái, mầu sắc của các giai đoạn ấu trùng Fasciola gigantica ở môi trường ngoại cảnh 64 4.12. Các giai đoạn ấu trùng của sán lá gan Fasciola gigantica trong (ốc) vật chủ trung gian 66 4.13. Kích thước, hình thái, mầu sắc của các giai đoạn ấu trùng 69 4.14. Mức độ an toàn khi dùng thuốc tẩy Phar-dectocid. 73 4.15. Hiệu lực của thuốc Phar-dectocid tại địa điểm nghiên cứu 74 danh mục đồ thị STT Tên đồ thị trang 4.1 Tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê bằng phương pháp mổ khám tại hai huyện Gia Viễn và Nho Quan. 40 4.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trâu, bò, dê giữa hai vùng sinh thái. 46 4.3a. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân tại huyện Gia Viễn 49 4.3b. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân tại huyện Nho Quan 49 4.4a. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu theo lứa tuổi tại 2 huyện 53 4.4b. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở bò theo lứa tuổi tại 2 huyện 53 4.4c. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở dê theo lứa tuổi tại 2 huyện 54 danh mục ảnh STT Tên ảnh Trang 1. Sán lá gan Fasciola gigantica 38 2. Trứng Fasciola gigantica 60 3. trứng ở pH = 4,5 60 4. trứng ở pH = 8 60 5. Miracidium của Fasciola gigantica 62 6. Adolescaria của Fasciola gigantica 64 7. ốc Limnaea viridis 65 8. Sporocyst của Fasciola gigantica 67 9. Redia mẹ của Fasciola gigantica 67 10. Redia con của Fasciola gigantica 68 11. Cercaria của Fasciola gigantica 68 1. Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là nước nông nghiệp vì vậy để phát triển nền kinh tế thì chúng ta phải chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa tới nông nghiệp về trồng trọt cũng như về công tác chăn nuôi thú y, để góp phần giải quyết về nhu cầu thực phẩm, sức cầy kéo và tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi, đặc biệt đối với cư dân vùng cao, vùng trung du, miền núi. Trong những năm gần đây nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người cho người chăn nuôi như hỗ trợ cải tạo đàn giống, cho vay vốn ưu đãi, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh và cải tiến quy trình chăn nuôi, vì vậy ngành chăn nuôi của ta đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh những thành công đó ta vẫn phải kể đến những trở ngại do dịch bệnh gây ra, trong đó phải nhắc đến các bệnh ký sinh trùng. Các bệnh này ở điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đàn gia súc thường bị nhiễm nhiều loài ký sinh trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nó diễn ra không kể mùa vụ và thời tiết. Chúng thường làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, giảm chất lượng thực phẩm, giảm sức cầy kéo. Mặt khác ở dạng trưởng thành và dạng ấu trùng của ký sinh trùng đều gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là những ký sinh trùng này còn truyền lây và gây bệnh cho con người, trên thế giới có khoảng 300.000 người mắc bệnh sán lá gan lớn ở hơn 40 quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Tây Thái Bình Dương, Châu á. Bệnh ký sinh trùng này gây những tổn thương ở gan, ở mật người có thể dẫn tới tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hay nhiễm trùng do viêm phúc mạc. Vì vậy bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa trâu, bò, dê và người vô cùng phức tạp và nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Việt Nam là một nước nhiệt đới và là nước đang phát triển, điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán sinh hoạt ăn uống đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu hành và phát triển của giun sán. Bệnh sán lá gan truyền lây từ gia súc sang người liên quan chặt chẽ với tập quán sinh hoạt của người Việt Nam là ăn rau sống. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh trong cả nước, có tỉnh có 1/3 dân số bị nhiễm sán vì sao ở nước ta có tỷ lệ nhiễm cao như vậy là do việc chẩn đoán, phòng chống và điều trị bệnh sán lá gan còn thấp. Do vậy bệnh sán lá gan truyền lây qua thức ăn ở Việt Nam ngày càng phát triển, phát hiện nhiều hơn ở các tỉnh và phân bố trên diện rộng. Tuy nhiên phần lớn các ký sinh trùng truyền lây ở gia súc và người chủ yếu ở thể mãn tính, tác hại do chúng gây ra thường âm thầm và dai dẳng nên ở nhiều địa phương, các cấp chính quyền và người chăn nuôi không hiểu rõ được tầm quan trọng của việc phòng chống và điều trị bệnh sán lá gan lớn cho gia súc. Chúng ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu và điều tra phòng chống bệnh sán lá gan lớn truyền lây qua thức ăn giữa vật nuôi và người đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy vậy bệnh ký sinh trùng truyền lây qua thức ăn ở nhiều địa phương chưa được quan tâm một cách cụ thể và đầy đủ, đặc biệt là ở các cơ sở y tế trong cả nước chưa quan tâm tới các bệnh do giun sán gây ra. Ninh Bình là tỉnh trung du và miền núi có diện tích tương đối rộng với diện tích là 139,2 nghìn ha và là tỉnh có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi trâu, bò, dê. Ngành chăn nuôi đại gia súc này dần dần trở thành ngành kinh tế chính. Tuy nhiên các căn bệnh về ký sinh trùng đặc biệt là bệnh sán lá gan lớn truyền lây qua thức ăn giữa vật nuôi và người chưa được các cấp chính quyền địa phương và người chăn nuôi quan tâm. Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học, sinh học của Fasciola spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người tại hai huyện Gia Viễn, Nho Quan tỉnh Ninh Bình và biện hiệu lực tẩy sán của Phar - Dectocid” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm sinh học của sán lá gan Fasciola spp. - Định danh được loài sán lá gan Fasciola spp ký sinh ở vật nuôi. - Xác định biến động tình hình nghiễm sán lá gan Fasciola spp theo lứa tuổi của vật nuôi và theo từng vùng sinh thái khác nhau. - Xác định nguyên nhân người nhiễm sán lá gan Fasciola spp. - Xác định một số loại thuốc tẩy có hiệu lực cao và an toàn khi sử dụng cho vật nuôi. - Xây dựng các biện pháp diệt trừ sán trong phân. 1.3 ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu nhằm bổ sung, cung cấp cơ sở lý luận về bệnh ký sinh trùng truyền lây qua thức ăn giữa vật nuôi và người. - Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác chẩn đoán phát hiện nguyên nhân vật nuôi và người bị nhiễm bệnh và xây dựng các biện pháp phòng trừ. - Bổ xung các thông tin về tình hình nhiễm bệnh của vật nuôi và người và đường truyền lây của căn bệnh. - Xây dựng các biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò, dê tại địa phương. 2. Tổng quan tài liệu 2.1 Tình hình chăn nuôi trâu, bò, dê ở nước ta hiện nay Trong những năm gần đây vì nhiều lý do khác nhau số lượng đàn trâu, bò, dê trong cả nước tăng trưởng chậm. Theo thống kê mới nhất năm 2008 cả nước có 2996,4 nghìn con trâu, sản lượng thịt trâu năm 2008 là 67505 tấn. Các tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất nước ta là Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa [39]. Mục tiêu phát triển đàn trâu duy trì độ tăng trưởng 1%/năm. Phấn đấu đạt 3.07 triệu con vào năm 2010 và 3.23 triệu con vào năm 2015, sản lượng thịt trâu đạt 72 nghìn tấn năm 2010 và 88 nghìn tấn vào năm 2015 [39]. Theo thống kê cả nước có 6724,7 nghìn con bò trong năm 2008, sản lượng thịt bò năm 2008 đạt 206145 tấn, các tỉnh có số lượng đàn bò nhiều là Hà Tĩnh, Bình Thuận, Đắk lắk, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An [39]. Trong năm 2008 cả nước có 1777,6 nghìn con dê trong đó có 72,5% được nuôi ở miền Bắc, có 48% ở các vùng trung du và miền núi [39]. Theo chủ trương của nhà nước ta trong những năm tới là phải phát triển đàn trâu, bò, dê trong cả nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng. 2.2 Bệnh sán lá gan do Fasciola spp trên trâu, bò, dê 2.2.1 Sơ lược lịch sử phát hiện sán lá gan Fasciola spp Bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng quan trọng ở động vật nhai lại trên khắp thế giới nó gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và gần đây bệnh còn có su hướng gia tăng trên người. Tác nhân gây bệnh của các loài sán lá gan lớn khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào giống Fasciola, Fascioloides. Nhưng 2 loài quan trọng nhất và được biết đến là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica [19]. F. hepatica có mặt khắp nơi và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, trước tiên ở vùng ôn đới và vùng bán nhiệt đới có nhiều tài liệu đề cập tới nhễm sán lá gan lớn trên người, trong khi đó F. gigantica có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều ở vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu á và vùng Đông Nam á, song lại có ít tài liệu đề cập tới sự gia tăng của loài này (Boayr,1982; Mas - Coma và Bargues,1997; Sphithill và cs,1999). Năm 1977 Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, [42] đã phân loại 2 loài sán này trong hệ thống phân loài như sau: Liên ngành: Scolecida (Huxley, 1856; Beklemischev, 1944) Ngành: Plathelminthes (Schneider, 1873) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Fasciolida (Skrjabin et Guschanskaja, 1962) Phân bộ: Fasciolata (Skrjabin et Schulz, 1937) Họ: Fasciolidae (Railliet, 1895) Phân họ: Fasciolinae (Stiles et Hassall, 1898) Giống: Fasciola (Linnaeus, 1758) Loài: Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) Loài F. hepatica còn có đồng những tên sau: F. human (Cmelin, 1729), Distoma hepaticum (Linnaeus, 1758), Distomum hepaticum (Retzius, 1786) Flanasis latiuscula (Goeze, 1782), Cladocoelium hepaticum (Stossich, 1892). Loài F. gigantica còn có đồng những tên sau: Distomum giganteum (Diescing,1858), F. gigantes (Cobbold, 1858), F. hepatica var augusta (Railliet, 1895), F. hepatica var aegyptrea (Loss, 1896), F. hepatica var lineta (Sinitsin, 1905), F. indica (Varna, 1953). F. hepatica được Johande phát hiện đầu tiên vào năm 1379 trên cừu và được gọi là sán lá gan cừu và đến năm 1758 Linnaeus đặt tên latinh là Fasciola hepatica. Sau 130 năm sau Thomas (1882) và Leuckart (1882) ở Anh và Đức đồng thời xác định được vòng đời phát triển của F. hepatica. Năm 1856 Cobbold đã tìm ra loài F. gigantica. Bệnh sán lá gan lớn được phát hiện phắp nơi trên thê giới, nó xuất hiện ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu á. 2.2.2 Hình thái học và vòng đời phát triển của Fasciola spp. 2.2.2.1 Hình thái học - F. gigantica sán có hình lá, có chiều dài từ 2 - 7mm, chiều rộng từ 3 - 12mm, hai bên mép dường như song song với nhau, không có vai, phần cuối thân hơi tù, cơ thể có hai giác bám là giác bụng và giác miệng, giác bụng có đường kính từ 1,491 - 1,785mm, giác miệng có đường kính từ 1,092 - 1,555mm. Hệ sinh dục của F. gigantica thuộc dạng lưỡng tính hai tinh hoàn phân nhánh xếp trên dưới nhau ở phần sau của cơ thể. Mỗi tinh hoàn thông với một ống dẫn tinh riêng rồi gộp lại thành ống dẫn tinh chung đổ vào lỗ sinh sản ở mặt bụng. Buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn, tử cung uốn khúc thành hình hoa ở giữa. Trứng của F. gigantica phình rộng ở giữa và thon về 2 đầu, đầu nhỏ hơn có nắp, vỏ mỏng gồm có 4 lớp bên ngoài phẳng có chiều dài từ 0,125 - 0,170mm, chiều rộng từ 0,060 - 0,100mm, phôi bào phân bố đều và có màu vàng sáng [9]. - F. hepatica thân có hình tam giác, ruột không chia nhánh hoặc ít khi chia nhánh, có chiều dài từ 18 – 51mm, chiều rộng từ 4 - 13mm, thân dẹp hình lá, có màu nâu nhạt, phần đầu hình nón dài từ 3 - 4mm có chứa 2 giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng, phía trước thân phình to và thon dần về cuối tạo thành vai rất rõ. Cấu tạo bên trong giống F. gigantica trứng hình elip, các đầu hơi giống nhau chiều dài từ 0,130 - 0,145mm, chiều rộng từ 0,070 - 0,090mm, bên trong chứa phôi bào hình hạt, có mầu vàng [9]. 2.2.2.2 Vòng đời phát triển của Fasciola spp Fasciola spp luôn luôn cần vật chủ trung gian là ốc nước ngọt và các cây rau, cỏ thuỷ sinh làm vật môi giới truyền bệnh. Fasciola spp trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê, cừu… Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng, những trứng này cùng dịch mật đổ vào ruột sau đó theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ từ 15 - 30°C, pH = 5 - 7,7 có ánh sáng, độ ẩm thích hợp, sau 10 - 15 ngày trong trứng hình thành Miracidium, dưới tác động của ánh sáng Miracidium đẩy bật nắp trứng chui ra ngoài và bơi lội tự do trong nước không quá 40 giờ. Nếu gặp ký chủ trung gian là ốc Limnae auricularia, Limnae viridis, Galba tracatula, Radix ovata. Miracidium chui vào cơ thể ốc di chuyển vào gan, mất hết lông và phát triển thành Sporocyst. Sporocyst chứa nhiều tế bào phôi, những tế bào phôi này sau 15 - 30 ngày phát triển thành Redia, Redia hình suốt chỉ chứa nhiều tế bào mầm [16]. Bằng lối sinh sản vô tính mỗi Sporocyst sinh ra 5 - 15 Redia, mỗi Redia lại sinh ra nhiều redia con sau 32 - 40 ngày ấu trùng dài tới 1mm và có thể sinh ra 15 - 20 Cercaria. Từ khi Miracidium vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần 50 - 80 ngày, sau khi thành thục Cercaria qua miệng ốc chui ra ngoài môi trường và bơi tự do trong nước. Mỗi ốc có thể nhiễm 600 - 800 Cercaria. Sau vài giờ bơi lội trong nước Cercaria rụng đuôi và tiết ra chất nhờn dính, sau vài phút chất nhờn đông đặc lại tạo thành vỏ bọc màu nâu, lúc này cercaria biến thành Adolescaria ở trong nước hoặc bám vào cây cỏ xung quanh vùng lầy lội ẩm thấp, những vũng nước trên đồng cỏ [16]. Nếu trâu, bò, dê nuốt phải Adolescaria thì Adolescaria di chuyển đến ống dẫn mật bằng hai cách: - Một số ấu trùng dùng tuyến chui qua niêm mạc vào tĩnh mạch ruột, tĩnh mạch cửa, di chuyển vào gan, xuyên qua nhu mô gan đi vào ống dẫn mật. - Một số ấu trùng khác xuyên qua thành ruột vào xoang bụng, đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống dẫn mật. Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành lại tiếp tục đẻ trứng. Từ khi Adolescaria được gia súc nuốt vào đến khi phát triển thành sán trưởng thành cần thời gian từ 3 – 4 tháng. Fasciola spp trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của gia súc từ 3 – 4 năm, có khi tới 11 năm [16]. 2.2.2.3 Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của Fasciola spp - Trứng sán: có mầu vàng sẫm, hình bầu dục phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu nhỏ có nắp. Vỏ trứng mỏng có 4 lớp, lớp ngoài phẳng, tế bào noãn hoàng to xếp đều trong trứng, giữa các phôi bào không rõ ranh giới. Kích thước của trứng dài 0,125 - 0,175mm, rộng 0,060 - 0,1mm [16]. - ấu trùng Miracidium (Mao ấu) gồm túi đỉnh ở phía đầu, hai bên có tuyến đỉnh, cơ quan bài tiết được tạo thành từ đôi tế bào hình ngọn lửa, khi mao ấu ở trong trứng hay ở bên ngoài thì đôi tế bào này hoạt động rất mạnh. Mắt của Miracidium ở mặt lưng cấu tạo theo kiểu dấu nhân chéo nhau tạo thành khối màu đen. Xung quanh mao ấu bao bọc bởi lớp lông giúp mao ấu bơi lội, di chuyển trong nước. Trong nước khi yếu dần thì Miracidium chuyển động quay tròn lộn lên, lộn xuống liên tục một lúc thì đứng yên, cơ thể từ dạng mũi mác sang dạng hình trứng, rụng lông và bóc ra các tế bào thân, cuối cùng cơ thể mao ấu rữa dần ra biến thành 1 khối nhạt màu. Kích thước của mao ấu dài 0,19mm, rộng: 0,026mm [16]. - Sporocyst (Bào ấu) là dạng ấu trùng thứ 2 của Fasciola spp, bào ấu có dạng hình túi được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các cơ quan ở giai đoạn mao ấu mất đi và xuất hiện các cơ quan khác, không còn mắt, lông xung quanh và các tuyến đỉnh cũng mất đi và hình thành ống ruột và hầu. Các bộ phận này nằm trong khối tế bào thân rất lớn. Trong cơ thể bào ấu đôi tế bào ngọn lửa hoạt động mạnh, các đám tế bào phôi do hiện tượng đơn sinh tính về sau phát triển thành các Redia. Bào ấu có mầu sáng ít hoạt động. Kích thước của bào ấu dài: 0,272mm, rộng: 0,167mm [16]. - Redia (Lôi ấu) có dạng hình giun hoạt động mạnh và xuất hiện 1 số nét của sán trưởng thành: hầu hai mảnh hình hạt đậu, ống ruột chạy dọc cơ thể, cơ thể có màu vàng đậm, các đám phôi rõ và lớn hơn. Kích thước Redia mẹ dài: 0,333 - 0,582mm, rộng: 0,140 - 0,156mm, trung bình dài: 0,494mm, rộng: 0,134mm. Cơ thể chỉ chứa các đám tế bào phôi, số lượng Redia có từ 1 - 3 ấu trùng, thời gian hình thành giai đoạn này từ 8 - 14 ngày. Từ ngày thứ 15 kích thước của lôi ấu lớn dần lên và đã có hiện tượng ấu trùng sinh. Số lượng Redia con sinh ra từ Redia mẹ từ 4 - 5 ấu trùng, cấu tạo của giai đoạn này: hầu còn là 1 khối u tròn toàn bộ cơ thể có mầu sáng, hoạt động chậm chạp, sau 28 ngày đã xuất hiện những redia con và có kích thước dài: 0,83 - 1,87mm, rộng: 0,10 - 0,31mm, trung bình dài: 1,43mm, rộng: 1,25mm [16]. - Cercaria (Vĩ ấu) thời gian từ khi mao ấu đến khi phát triển thành vĩ ấu cần khoảng 50 - 80 ngày. Vĩ ấu gần giống con nòng nọc, kích thước nhỏ. Vĩ ấu non phần thân dài hơn phần đuôi, vĩ ấu trưởng thành thì phần đuôi dài hơn phần thân. Thân vĩ ấu có hình tròn, chiều dài lớn hơn chiều rộng, phần đuôi làm cho vĩ ấu chuyển động. Vĩ ấu có giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai manh tràng [16]. Kích thước của vĩ ấu trưởng thành dài: 0,28 - 0,30mm, rộng: 0,23mm. - Adolescaria (Kén) có hình khối tròn có 4 lớp, vỏ màu nâu hung, kích thước: 0,2 - 0,25mm, bên trong chứa phôi bào hoạt động, phôi có giác miệng và giác bụng rõ, ruột phân nhánh và có túi bài tiết. Adolescaria thường ở trong nước hay bám vào các cây cỏ thuỷ sinh chờ cơ hôi để xâm nhập vào vật chủ [16]. Khi súc vật nuôi mới nhiễm bệnh sán non trong cơ thể di hành làm tổn thương thành ruột, thành mạch máu, nhu mô gan, lách, phổi, tuyến tụy gây xuất huyết nhẹ hay nặng. Sán non phá hủy các tổ chức ở gan, trên đường di hành chúng để lại trong gan những đường di hành đầy máu những đường này thường kéo dài đến lớp thanh mạc và các tổ chức gan bị phá hủy kết quả là gan bị tổn thương, bị viêm. Khi gia súc bị nhiễm sán nhiều thì gia súc bị viêm gan nặng, thiếu máu do xuất huyết có thể làm gia súc bị chết. Sau khi xuyên qua nhu mô gan, sán ký sinh ở ống dẫn mật và phát triển về kích thước trở thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành thường xuyên kích thích vào thành niêm mạc ống dẫn mật bằng gai cuticum trên cơ thể, làm viêm ống dẫn mật. Nếu trong ống dẫn mật có nhiều sán ký sinh thì gây tắc ống dẫn mật và mật bị ứ lại thấm vào máu sinh ra hiện tượng hoàng đản [16]. Trong thời gian ký sinh sán thường xuyên tiết ra độc tố làm biến đổi thành ống dẫn mật và nhu mô gan, độc tố thấm vào máu và gây trúng độc toàn thân, độc tố của sán còn làm cho protein trong máu bị biến chất, làm giảm lượng albumin, làm globulin tăng. Trong quá trình hoạt động những mô và tế bào bị phân hủy của sán có chứa men tiêu hủy mạnh protein, lipit, glucoza gây tác hại cho cơ thể, những chất này làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng lượng bạch cầu làm gia súc thiếu máu, gầy còm và có triệu chứng thần kinh. Quá trình phân hủy mật bị ứ đọng do sán làm tắc ống mật cũng làm tăng trúng độc cho gia súc [16]. Trong khi di hành ấu trùng còn mang theo nhiều loại vi trùng vào gan, máu và những cơ quan khác làm cho bệnh nặng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm khác phát sinh và phát triển. Những vi trùng theo sán non xâm nhập vào những cơ quan gây ra những bọc mủ lớn. Trong khi ký sinh ở ống dẫn mật sán còn hút máu của gia súc với khối lượng khá lớn, bằng phương pháp phóng xạ cho thấy mỗi một sán ký sinh ở ống dẫn mật lấy đi 0,2ml máu mỗi ngày, với những gia súc nhiễm sán với số lượng lớn lên tới hàng trăm con thì số lượng máu bị mất đi mỗi ngày là không nhỏ. Gia súc có chửa bị mắc sán lá gan dễ bị đẻ non, con đẻ ra yếu, sinh trưởng chậm. Các triệu chứng thường thấy ở gia súc bị mắc bệnh sán lá gan là gầy còm, ốm yếu, suy nhược cơ thể, phân bị nhão không thành khuôn, có lúc đi ỉa lỏng, phân đen có mùi khắm thể hiện đường tiêu hóa bị tổn thương nặng. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, do thiếu máu kéo dài, lông xù, bị rụng nhiều, da mốc, hốc mắt sâu có dử, thùy thũng ở mi mắt, ngực, yếm, gia súc cái dễ bị sảy thai và sản lượng sữa bị giảm tới 50% [16]. 2.3 Tình hình nghiên cứu Fasiola spp trên thế giới Giun sán đã được con người phát hiện từ lâu trên vật nuôi nhưng ít được quan tâm. Tác hại của chúng gây ra làm tổn thất nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi và sức khoẻ của con người. Nhà triết học Hy Lạp – Aristole, (384 - 322) trước công nguyên đã nói về cơ chế phát sinh ký sinh trùng được sinh ra từ môi trường bên ngoài, về sau có nhiều công trình nghiên cứu về sán và ký sinh trùng ở gia súc ra đời. Giữa đầu thế kỷ XX theo sự chỉ đạo của viện sĩ K.I.Skrjabin đã biên soạn thành công bộ sách bách khoa toàn thư về ký sinh trùng. Bệnh sán lá gan sẩy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở gia súc có sừng. Việc điều tra sán lá gan ở động vật nhai lại ở các nước trên thế giới cho thấy sán lá gan ở bò do F. hepatica và F. gigantica rất phổ biến ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu úc, Châu á (Hansen và Perri, 1994) [46]. Thomas và Leukart, 1882 lần đầu tiên phát hiện được vòng đời phát triển của Fasciola spp phải có ốc nước ngọt tham gia, sau đó Thomas tiếp tục nghiên cứu vòng đời phát triển của F. gigantica. Tác giả coi đó là vòng phát triển chung của loài sán thuộc lớp Treamtoda [16]. Thời kỳ trưởng thành của sán ở các loài động vật cũng khác nhau: ở bê là 84 ngày (Alicata, 1938); 111 ngày ở dê, cừu (Kendall và Parfit, 1953); 132 ngày ở trâu [16]. Alicata, 1941 đã xác nhận F. gigantica có thể ở gan bò 3 năm 4 tháng [16]. Hedonleyz, 1954 đã chế ra dung môi nuôi sán và đã nuôi sán sống được từ 72 - 120 giờ [16]. Rohrbacher, 1957, đã nuôi sán đạt tới 21 ngày và giữ được màu sắc tự nhiên hoạt động đến ngày 14 [16]. Theo Taylor, 1965, thì F. gigantica và F. hepatica có hình thái khác nhau. F. gigantica có hình dáng thuôn và dài, thường có phần sau kéo dài, có ruột chia thành nhiều nhánh nhỏ và có giác miệng to hơn. F. hepatica thân có hình tam giác, ruột không phân nhánh hoặc ít khi chia nhánh [16]. P.Bergeon, 1970, quan sát ở Etiope cho biết: F.hepatica có tinh hoàn chia nhánh hình ống và hơi ngoằn ngoèo, F. gigantica thì tinh hoàn hết sức ngoằn ngoèo gấp vào nhau tạo thành 1 búi cuộn lại [16]. ở khu vực Đông Nam á, Châu á các loài sán thường gặp ở bò là F. gigantica, F. hepatica, Paramphistomata, Gigantocotyle explanatum (Joseph và Boray, 1994) [47]. ở Cameroun, Cardinale, (1994), cho biết bò nhiễm F. gigantica từ 31 - 64%, nhưng với bê tỷ lệ nhiễm thấp hơn chỉ là 1,5% (Chollet và cs.., 1994) [50]. Chritian và cs, (2002) [51] nghiên cứu trong 12 năm ở Pháp cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò từ năm 1990 - 1993 tăng 13,6 - 15,2% tới năm 1999 giảm còn 12,6%. Tại Bécnin năm 2002 [52] Youssao và Assogba, cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan từ 7,5 - 52,4% tùy theo vùng và theo tháng trong năm. Năm 2007 [49] Blaise và Raccurt, nghiên cứu tại Haiti thấy tỷ lệ nhiễm F. hepatica của vật nuôi là 10,7 - 22,78%. Theo Ravichandra, (1986) thì ký chủ trung gian của sán lá gan là các loài ốc nước ngọt. Năm 1994, Hansen và Perri, [46] đã mô tả hình thái, cấu tạo của F. gigantica, F. hepatica. 2.4 Tình hình nghiên cứu Fasiola spp ở trong nước 2.4.1 Những nghiên cứu về trứng, ấu trùng, nang kén của sán. Trịnh Văn Thịnh, (1963) cho biết trứng có kích thước chiều dài: 160 - 190μm, chiều rộng: 70 - 90μm [33]. Lương Tố Thu và cs, (1971) nhận xét: kích thước trứng sán lá gan có chiều dài: 125 - 177μm, rộng: 83 - 104μm, trung bình dài 154μm, rộng 93μm. Trứng sán lá gan phát triển được ở nhiệt độ từ 10 - 30°C. Thời gian phát triển của trứng phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thấp thời gian nở kéo dài, nhiệt độ cao thời gian nở ngắn lại. Theo Phan Địch Lân, (1978) thì ở nhiệt độ 12 - 14°C trứng sán phát triển thành Miracidium sau 50 ngày, nhiệt độ 16 - 18°C sau 40 - 45 ngày, ở 20 - 22°C là 35 - 37 ngày, ở 24 - 26°C là 26 ngày, ở 28 - 30°C là 14 - 16 ngày, ở 30 - 32°C là 10 ngày [15]. Theo tác giả trứng sán lá gan có tỷ lệ nở khác nhau tuỳ theo cách thu thập trứng khác nhau. Trứng lấy bằng cách mổ tử cung có tỷ lệ nở thấp chiếm 9 - 29,04%, trung bình là 17,25%. Trứng lấy bằng cách nuôi sán tự đẻ có tỷ lệ nở cao đạt 45,36 - 73,33%, trung bình là 59,34%. Trứng lấy bằng cách gạn rửa túi mật thì được trứng già nên tỷ lệ nở cao hơn cả 39 - 84,6%, trung bình 65,61% [15]. Trong nước cất mao ấu có thể sống được 24 giờ, nước máy, nước ao sống được 36 giờ, trứng Fasciola có thể phát triển ở pH = 7,8 - 8,1, ở độ pH này mao ấu có thể chui ra khỏi trứng để xâm nhập vào ký chủ trung gian, độ pH thích hợp nhất là pH = 6,5. ở 30°C các giai đoạn phát triển của Fasciola spp như sau: từ trứng thành mao ấu mất 14 - 16 ngày, từ mao ấu thành bào ấu mất 7 ngày, từ bào ấu thành lôi ấu mất 8 - 21 ngày, từ lôi ấu thành vĩ ấu non mất 7 - 14 ngày, từ vĩ ấu non thành vĩ ấu trưởng thành mất 13 - 14 ngày, từ vĩ ấu trưởng thành ra khỏi ốc thành kén mất 2 giờ [15]. Dinnik và Dinkik, (1959, 1963, 1964) [15] đã nghiên cứu vòng đời của Fasciola spp trong phòng thí nghiệm và ở ngoài tự nhiên cho biết: - Trong phòng thí nghiệm: ở nhiệt độ 28°C không đổi, sau 17 ngày trứng nở thành Miracidium (mao ấu) và sự phát triển của ấu trùng đến Cercaria (vĩ ấu) trong ốc là 33 ngày, số lượng lôi ấu là 18 - 109 ấu trùng, trung bình là 55 ấu trùng. - Trong tự nhiên: sự thay đổi nhiệt độ làm kéo dài ngày nở của mao ấu lên tới 52 - 109 ngày. Trong mùa lạnh mao ấu không rời trứng khi nhiệt độ 5,5 - 19,5°C. Sự phát triển thành vĩ ấu ở điều kiện nhiệt đới là 69 - 197 ngày tùy theo năm, ở nhiệt độ 16°C và thấp hơn các Redia không sản sinh ra vĩ ấu mà sản sinh ra các Redia con, trong 1 ốc có từ 216 - 415 Redia, trung bình 314 Redia nhiều hơn 5 - 7 lần so với điều kiện phòng thí nghiệm. 2.4.2 Nghiên cứu Fasciola spp trên trâu, bò, dê Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho bệnh sán lá gan phát triển nên tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở gia súc khá cao. Nguồn gieo rắc căn bệnh chủ yếu là súc vật nuôi như trâu, bò, dê... và những dã thú mang Fasciola spp. Mỗi sán hàng năm thải theo phân ra môi trường chừng 6000 trứng. Sán có thể sống trong ký chủ từ 5 - 11 năm, như vậy mỗi súc vật mang sán mỗi năm thải 1 khối lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ, bãi chăn thả. Những cánh đồng, bãi chăn thả ẩm thấp, lầy lội tạo điều kiện cho trứng phát triển thành Miracidium vừa tạo điều kiện cho ốc ký chủ trung gian phát triển. Bệnh sán lá gan lớn được người Pháp mô tả từ năm 1928, các nghiên cứu về sán lá gan ở Việt Nam thấy sự có mặt của hai loài F. gigantica và F. hepatica (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978) [31]. Dựa vào hình thái và cấu trúc gene ty lạp thể thì sán lá gan do Fasciola spp ở nước ta chủ yếu là loài F. gigantica, gần đây nhất Nguyễn Thế Hùng, Lê Thanh Hòa, Giang Hoàng Hà (2008), [7] cho biết khi kiểm tra 25 mẫu sán lá gan lớn bằng phương pháp Polymerase chain reaction (PCR) qua giám định hệ gen di truyền đã xác định là loài F. gigantica. Về tình hình dịch tễ bệnh sán lá gan ở Việt Nam có nhiều tác giả cho biết trâu, bò có tỷ lệ nhiễm cao và phụ thuộc vào từng vùng khác nhau. ở Việt Nam đã xác định sự lưu hành của 5 loài sán lá gan thuộc 3 họ là: Clonorchis và Opisthorchis viverrini thuộc họ Opisthorchiidae; Loài F. hepatica, F. gigantica thuộc họ Fasciolidae và loài Dicrocoelium dendriticum thuộc họ Dicrocoeliidae. Theo Phan Địch Lân, (1980) [16] thì hai loài ốc thuộc bộ phụ Pulmonata là Limnaea swinhoei (H.Adams, 1886) và Limnaea viridis (Quay et Gaimard, 1832) thuộc họ Limnaeadae là ký chủ trung gian của sán lá gan. Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh cho biết, sán lá gan loài F. gigantica có kích thước thân và trứng lớn hơn so với sán lá gan ở các nước khác [33]. Năm 1967, Drozdz và Malczewski, [3] tiến hành mổ khám trâu nhiều vùng khác nhau ở miền Bắc cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 76%, ở bò là 36%, tác giả cũng cho biết đã tìm thấy F. hepatica ở trâu vùng núi tỉnh Tuyên Quang. Bằng phương pháp mổ khám, Đào Hữu Thanh, (1976) [29] xác định tỷ lệ nhiễn sán lá gan ở bò thuộc một số cơ sở chăn nuôi miền Bắc nước ta là 60%, cường độ nhiễm trung bình từ 41 - 53 sán/con, cao nhất là 86 - 95 sán/con. Đào Hữu Thanh, (1976) [29] phát hiện F. gigantica ở hươu sao tại tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1978, Phan Địch Lân, [15] công bố công trình nghiên cứu đầy đủ về sán lá gan do loài F. gigantica gây ._.ra bao gồm hình thái, sinh thái, chu kỳ sinh học, tác hại của bệnh đối với trâu, bò ở nước ta. Theo Phan Địch Lân, Lê Hồng Căn, (1972) [14] thì ký chủ trung gian của sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam là 2 loài ốc nước ngọt: Limnaea swinhoei (H.Adams, 1886) và Limnaea viridis (Quay et Gaimard, 1832). Hai loài ốc này có khả năng tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào vụ đông xuân và giảm vào vụ hè thu. Loài Limnaea viridis sống ở nơi nước xăm xắp, còn Limnaea swinhoei thích nơi nước ngập để trôi nổi. Loài ốc Limnaea swinhoei tên địa phương là ốc vành tai, có hình dạng không đồng nhất vỏ mỏng dễ vỡ, không có nắp miệng, có chiều cao trung bình là 20mm, đỉnh bé và nhọn, thân có 3 - 4 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng chiếm gần hết phần thân vỏ, vỏ loa như vành tai, chiều dài lỗ miệng gấp 3 lần chiều cao của thân ốc. Lỗ rốn nhỏ không rõ, vỏ thường có màu đen hoặc mầu vàng, ốc đẻ trứng quanh năm mỗi ổ trứng có từ 60 - 150 trứng, ốc thường sinh sống ở ao hồ, cống, rãnh. Loài ốc Limnaea viridis có tên địa phương là ốc hạt chanh, kích thước nhỏ hơn ốc Limnaea swinhoei khoảng 10mm, có vỏ mỏng dễ vỡ, không có nắp miệng, thân có từ 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn theo chiều phải và lồi, vòng xoắn cuối cùng lớn, lỗ miệng hình bầu dục không loe rộng, ở một số ốc lỗ miệng hẹp lại làm cho ốc có hình thoi, ốc thường có mầu vàng nâu và có lốm đốm đen. ốc thường sinh sống ở nơi xâm xấp nước, thường đẻ trứng quanh năm, mỗi lần đẻ từ 7 - 10 ổ sau 7 ngày trứng nở thành ốc con. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê vùng đồng bằng Bắc Bộ là 59,09% và tăng dần theo độ tuổi của gia súc là 30,14% ở gia súc non và 97,93% ở gia súc trưởng thành. Năm 1995, Phan Lục và cs, [22] cho biết: tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở phía Bắc trên trâu là 70%, bò là 61,2%, dê là 20%. Và tỷ lệ nhiễm sán khi mổ khám trâu ở 8 tỉnh phía Bắc là 47%. Cũng trong năm 1995, Nguyễn Trọng Kim [11] đã điều tra tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở tỉnh Nghệ An cho thấy huyện Nghi Lộc nhiễm 25,27%, huyện Diễn Châu nhiễm 32,65%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi của vật nuôi, thấp hơn 2 tuổi nhiễm 10,9%, từ 3 - 5 tuổi nhiễm 23,33%, từ 6 - 8 tuổi nhiễm 53,58, trên 9 tuổi nhiễm 76,68%. Phan Lục và cs, (1993) [21] điều tra đàn bò nuôi ở đồng bằng sông Hồng thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 61,2%. Vương Đức Chất (1994) [2] cho biết, đàn bò sữa ở ngoại thành Hà Nội được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt vẫn bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ là 34,42%. Năm 1996, Hà Huy Ngọ, Nguyễn Thị Lê, [25] kiểm tra đàn bò sữa ở Ba Vì cho biết đàn bò sữa ở đây bị nhiễm sán lá gan tới 46,23%. Theo Lương Tố Thu và cs, (1996) [36] thì ở miền Bắc nước ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở trâu, bò là 44,53%, tác giả nhận xét tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan là 54,21% nặng hơn trâu là 33,92%. Năm 1997, Nguyễn Văn Diên cho biết: qua mổ khám bò ở Tây Nguyên bị nhiễm Fasciola spp 58,06%, xét nghiệm phân thấy nhiễm 61,75%. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, bò nhỏ hơn 6 tháng nhiễm 8,08%, từ 7 - 12 tháng nhiễm 36,79%, từ 13 - 24 tháng nhiễm 70,29% và trên 24 tháng nhiễm 87,09%. Tác giả cũng cho biết tỷ lệ nhiễm cao nhất ở vùng trũng là 72,37%, vùng đồi núi, trung du là 63,05%, vùng cao nguyên là 46,09%, [4]. Theo Trần Văn Vũ, (1997) [43] trâu ở các tỉnh phía Bắc nhiễm sán lá gan tăng theo lứa tuổi, trâu nhỏ hơn 2 tuổi nhiễm 14,2%, từ 2 - 8 tuổi nhiễm 50,5% và trên 8 tuổi nhiễm 54,7%. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp của trâu ở các vùng sinh thái là khác nhau: miền núi là 35,5%, ven biển là 40,2%, trung du là 45,6%, đồng bằng là 47,3%. Theo Lương Tố Thu và cs, (2000) [37] khi kiểm tra phân trâu, bò ở Đông Anh - Hà Nội thấy 100% số trâu, bò bị nhiễm Fasciola spp với cường độ nhiễm 13,8 - 16,5 trứng/1g phân. Kiểm tra đàn dê nuôi ở Ba Vì năm 2003, Vũ Đăng Đồng, Hạ Thuý Hạnh cho biết, đàn dê bị nhiễm Fasciola spp là 14,17% và tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi, dê dưới 1 tuổi là 3,2% dê trên 5 tuổi là 27,5% [5]. Theo Phan Địch Lân và cs, (2005) dê từ 1 - 4 tháng tuổi nhiễm Fasciola spp từ 7,5 - 10%, khi dê trên 24 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm từ 30,8 - 33,3% [18]. Theo Nguyễn Thị Giang Thanh, (2007) thì trên các vùng núi cao tỷ lệ trâu, bò nhiễm Fasciola spp lên đến trên 90%. Hà Huy Ngọ, Nguyễn Thị Lê, (1996) xác định loài ốc Paraƒossaralus stratulus là ký chủ trung gian của sán lá gan ở bò ở Ba Vì [25]. Vương Đức Chất, (1995) [2] đã xét nghiệm ốc Limnaea swinhoei ở Sơn Tây thuộc Hà Tây (cũ) và vùng phụ cận cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasciola spp là 14,69%. Mẫu ốc ở Phúc Thọ, Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (cũ) nhiễm ấu trùng như sau: Limnaea viridis là 26,30% và Limnaea swinhoei là 30,58%. Nguyễn Văn Thọ, Phan Lục, (1995) cho biết, ở Đông Anh, Gia Lâm ngoại thành Hà Nội ốc Limnaea swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan là 13,9%. Theo Phan Địch Lân, (2005) [18] thì tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasciola spp của ốc là 17,75% tỷ lệ nhiễm vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân. 2.4.3 Những nghiên cứu về thuốc tẩy trừ Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh, (1996) [36], đã nghiên cứu và dùng thuốc Fasinex (Triclobendazol) với liều 12 mg/kg thể trọng để tẩy cho 63 trâu đã đạt hiệu lực 100%, thuốc còn có tác dụng với cả sán non nên thuốc có thời gian tái nhiễm lâu sau 12 tuần. Cũng theo Lương Tố Thu và cs, (2000) [37] thì hiệu lực của thuốc tẩy Fasciolid 25% (Nitroxynil) tẩy sán lá gan cho trâu, bò ở liều 10 mg/kg thể trọng đã tẩy sạch 100% sán kể cả sán non và hiệu lực kéo dài đến 28 ngày. Theo Phạm Khác Hiếu, (1997) Các thuốc có thể tẩy được sán lá gan như: Dertil B, Tetraclorua carbone, Oxyclozanid, Rafoxanid trong đó Oxyclozanid là thuốc có tác dụng tốt với sán lá ở trâu, bò nhất là đối với sán trưởng thành quan trọng là thuốc không có tác dụng phụ ở liều điều trị [16]. Hiện nay trên thị trường thuốc dùng để tẩy gán lá gan đều có chứa hoạt chất chính là Oxyclozanid, và cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu lực của loại hoạt chất này trong việc tẩy trừ sán lá gan cho trâu, bò, dê. (Hồ Thị Thuận, 1987 [38]; Nguyễn Trọng Kim, 1995 [11]; Lê Đức Quyết 1999). Thuốc tẩy Phar - Dectocid do công ty Pharmavet sản xuất - Trong mỗi viên có chứa Albendazol: 500mg. - Tá dược Selen, Coban vừa đủ liều. Thuốc tẩy các loại sán lá gan, sán lá ruột, sán dây và giun tròn ở trâu, bò, dê, cừu, lợn. Cách dùng và liều dùng: Cho ăn hoặc cho uống trực tiếp với 1 liều duy nhất. - Sán lá gan, sán lá ruột: + Trâu, bò, lợn: 1 viên/50 kg thể trọng. + Dê, cừu: 1 viên/70 kg thể trọng. - Sán dây và giun: + Trâu, bò, lợn: 1 viên/70 kg thể trọng. + Dê, cừu: 1 viên/100 kg thể trọng. Chú ý: - Không dùng thuốc cho vật nuôi trong thời kỳ lấy sữa. - Không dùng liều tẩy sán lá gan cho dê, cừu trong 2 tháng trước và sau khi mang thai. Sau khi tẩy 10 ngày có thể khai thác được thịt. 2.4.4 Những nghiên cứu Fasciola spp truyền lây trên người Bệnh sán lá gan do Fasciola spp được ghi nhận là bệnh truyền lây từ vật nuôi sang người, bệnh xuất hiện từ lâu nhưng nay nhờ có khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỹ thuật chuyên môn được nâng cao mới phát hiện được nhiều trường hợp người bị nhiễm sán lá gan Fasciola spp, Bệnh sán lá gan do Fasciola spp ở người được coi là dịch địa phương, từ năm 1960 ở Florida nước Mỹ, năm 1968 ở Monmouthshrise của nước Anh, năm 1970 ở Touraine của Pháp, năm 1983 ở Cu Ba, năm 1991 ở Bolivia, năm 1997 ở Tây Ban Nha. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết từ năm 1950 - 1995 có tới 60 nước có dịch sán lá gan, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính trên thế giới có tới 180 triệu người có nguy cơ nhiễm sán và 2,4 triệu người nhiễm sán, gây thiệt hại kinh tế khoảng 3,2 tỷ USD (Dola) mỗi năm [44]. Đến những năm 1990, bệnh sán lá gan lớn do Fasciola spp phát triển mạnh, lúc đầu chủ yếu ở các nước Châu á sau đó lan rộng ra các nước Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, bệnh mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn ở động vật và người ở mức cơ bản. Trên thực tế người bị nhiễm sán lá gan lớn không hiếm gặp ở vùng có động vật có vú ăn cỏ mà tỷ lệ người nhiễm bệnh sán lá gan cao hay thấp không liên quan đến động vật nhiễm cao hay thấp. Người bị nhiễm sán lá gan lớn do ăn các loại rau thủy sinh hay uống nước lã có ấu trùng sán. Khi ăn phải ấu trùng sán lá gan lớn vào đường tiêu hóa sau 1 giờ ấu trùng thoát ra khỏi kén đi xuyên qua thành ruột sau 2 giờ nó xuất hiện trong ổ bụng, chúng tiếp tục đi đến gan vào ngày thứ 6. Sau khi thoát khỏi kén nếu gặp vật chủ thích hợp chúng tiếp tục đi tới và ký sinh ở mật. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện trứng trong phân tùy thuộc vào vật chủ, ở trâu, bò và cừu thời gian là 2 tháng, ở người từ 3 - 4 tháng, thời gian này còn phụ thuộc vào số lượng và cường độ nhiễm sán, sán càng nhiều thời gian phát triển trưởng thành càng dài, tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9 - 13 năm [16]. Người là vật chủ chưa thích hợp nên nhiều trường hợp sán lá gan lớn nằm trong nhu mô gan đã gây ra những ổ hoại tử lớn mà không đi vào đường mật để đẻ trứng. Nên có trường hợp sán non di chuyển xuống đại tràng hoặc ra thành ngực, đến tuyến vú hay chui ra từ khớp gối trường hợp này đã xuất hiện ở Việt Nam. Bệnh sán lá gan lớn ở người do F. gigantica thường có phản ứng các mô và gây canxi hóa đường mật do tồn tại 1 lượng nhỏ sán. Người không phải là vật chủ thích hợp hầu hết sán di chuyển đều bị giữ ở nhu mô gan mà không có thời gian đi đến ống dẫn mật (Acosta - Ferreira và cs, 1979). F. gigatica ít nhiễm và ít thích ứng hơn với vật chủ là người so với F. hepatica. Trong thực tế người ta thống kê F. gigantica gây ra các tổn thương tại chỗ hơn F. hepatica (Boray, 1966; Hammond, 1974) [47]. Theo điều tra của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [44] một số nơi có bệnh sán lá gan lớn ở người được sắp xếp theo mức độ lưu hành và cường độ nhiễm từ thấp đến cao và nhấn mạnh vấn đề Y tế nghiêm trọng không phải dừng lại ở một quốc gia nào kể cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, (Mas Coma và cs, 2006) [45]. ở Việt Nam do mới áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ gen trong 10 năm trở lại đây đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực ký sinh trùng, đặc biệt là về nghiên cứu sán lá gan lớn. Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, (1978) cho biết có 2 trường hợp người bị nhiễm sán lá gan Fasciola gigantica, trong đó có 1 người bị tử vong do nhiễm tới 700 sán lá gan [31]. Năm 1999 – 2000, Hồ Việt Mỹ và cs, điều tra ở 3 huyện của tỉnh Bình Định cho thấy: tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở cộng đồng là 0,56% [54]. Theo WHO (1995) [44] Việt Nam có khoảng 7 triệu người nằm trong vùng nguy hiểm, có 1 triệu người thực sự nhiễm bệnh, chủ yếu là vùng sông Hồng. Từ năm 1997 – 2000, Trần Văn Hiển, Trần Thị Kim Dung thông báo có 5 trường hợp người mắc sán lá gan lớn tại miền Trung và miền Nam. Nguyễn Văn Đề, (2004) trong hơn 2 năm theo dõi (2002 - 2004) đã phát hiện có 35 trường hợp người nhiễm sán lá gan lớn ở 15 tỉnh của miền Bắc nước ta [55]. Theo Phân Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, điều tra trong cộng đồng tại huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa phát hiện có 6,3% trường hợp nhiễm sán lá gan lớn trong phân, 11,1% trường hợp có huyết thanh dương tính với phương pháp huyết thanh miễn dịch liên kết men. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung ương Năm 2006 khu vực miền Trung trở thành ổ dịch lớn có 1000 người mắc bệnh. Năm 2007 có 4000 người nhập viện. Trong các báo cáo ở các địa phương từ năm 1994 - 6 tháng đầu năm 2009 có 47/64 tỉnh thành có người bị nhiễm sán, một số tỉnh như Nghệ An, Phú Yên, Hà Tĩnh, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai sán lá gan lớn lưu hành rộng rãi, một số tỉnh chưa có người nhiễm bệnh theo báo cáo nhưng trong những năm gần đây xuất hiện với số ca bệnh đáng được quan tâm như Đắc Lắc, Đà Nẵng, Quảng Bình, Ninh Thuận. Cũng trong các báo cáo từ các địa phương cho thấy các ca nhiễm bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Năm 2004 có 27 tỉnh có người nhiễm đến năm 2005 lên tới 32 tỉnh và tháng 7/2008 có tới 47 tỉnh có người nhiễm sán lá gan Fasciola spp. Năm 1995 có dưới 100 người bị mắc bệnh thì đến 6 tháng đầu năm 2009 thì số người nhiễm sán lá gan lên tới 10.000 người. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì số người bị nhiễm sán lá gan tăng nhiều nhất là ở Quảng Ngãi. Do vậy tháng 8/2006 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sán lá gan lớn ở Việt Nam” trên phạm vi cả nước, đồng thời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ cho phía Việt Nam số lượng thuốc Triclabendasole đủ để cung cấp đến tuyến huyện và mở các lớp tập huấn chuyên môn tới tuyến huyện có thể sử lý được bệnh sán lá gan lớn [44]. 3. Địa điểm - đối tượng - vật liệu - nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa điểm nghiên cứu Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc Bộ môn Ký sinh trùng - Khoa Thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Các xã Gia Hòa, xã Gia Phú thuộc huyện Gia Viễn, xã Phú Sơn, xã Phú Long thuộc huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình. 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi và của con người. Các đặc điểm trên cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của Fasciola spp. Vì vậy để có cơ sở khoa học trong phòng chống Fasciola spp ở vật nuôi và người thì ta nhất thiết phải tìm hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ở vùng nghiên cứu. 3.1.2 Đặc điểm của huyện Gia Viễn 3.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Gia Viễn là huyện đồng bằng nằm ở phía đông bắc của tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) và huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía tây nam giáp huyện Nho Quan, phía đông giáp huyện ý Yên (Nam Định) và huyện Hoa Lư. Trung tâm huyện cách thành phố Ninh Bình 20km, có mạng lưới giao thông thuận lợi nên Gia Viễn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Huyện Gia Viễn có tổng diện tích tự nhiên là 178,5 km², có 1 thị trấn và 20 xã, với dân số 117.356 người, mật độ dân số là 657 người/km² chủ yếu là lao động nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp có 9.218,6 ha trong đó diện tích cấy lúa là 7.737,2 ha, diện tích trồng cây công nghiệp và trồng màu là 429,8 ha, toàn huyện có 111,7 ha diện tích cây ăn quả, 13,3 ha trồng cỏ. Diện tích rừng tự nhiên có 553,9 ha, rừng trồng là 385,6 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản có 318,6 ha [39]. Về cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 51,6%, thủy sản chiếm 0,9%, công nghiệp chiếm 5,9%, dịch vụ thương mại là 16,5%..., Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 về chăn nuôi là 83.457 triệu đồng, trồng trọt 571.155 triệu đồng, dịch vụ nông nghiệp 5.932 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp 75.417 triệu đồng, thủy sản 4.783 triệu đồng, sản lượng lương thực cả năm đạt 99.505 tấn [39]. Do nằm ở đồng bằng sông Hồng nên huyện Gia Viễn có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong năm có 4 mùa rõ ràng, lượng mưa trung bình trong năm từ 1350 - 1650mm, tập trung từ tháng 4 - tháng 9, có nhiệt độ trung bình 23,3°C, độ ẩm trung bình 81 - 87% có hệ thống sông ngòi, ao, hồ, mương máng phong phú [39]. 3.1.2.2 Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh Gia Viễn có phong trào chăn nuôi lợn và gia cầm tương đối phát triển, chăn nuôi trâu, bò, dê kém phát triển. Tổng đàn trâu, bò, dê toàn huyện có 36.014 con, trong đó trâu là 10.307 con, bò là 16.486 con và dê là 9.251 con. Thức ăn chủ yếu là thực vật, chăn nuôi theo phương thức chăn thả ở các bờ ruộng, mương và ven đê là chủ yếu, chuồng trại đảm bảo về kỹ thuật ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Đội ngũ cán bộ thú y địa phương năng nổ nhiệt tình trong công việc, công tác tiêm phòng cũng được chú ý, quan tâm. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm cho dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. 3.1.3 Đặc điểm của huyện Nho Quan 3.1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Nho Quan là một tỉnh miền núi nằm phía tây bắc của tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía nam giáp thị xã Tam Điệp, phía đông giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.828,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 15.361,3 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 14.295,97 ha. Huyện có 1 thị trấn và 26 xã đều được nhà nước công nhận là xã, thị trấn miền núi trong đó có 3 xã vùng cao là Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương. Đất đai Nho Quan được chia thành 3 vùng khá rõ ràng vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng chiêm trũng, mỗi vùng đều có thế mạnh riêng về chăn nuôi và trồng trọt [39]. Kinh tế bình quân thu nhập trên đầu người đạt trên 1,5 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng trên 9%/năm. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,42%, công nghiệp, xây dựng chiếm 8%, dịch vụ chiến 20,58% [39]. Nho Quan là huyện miền núi nhưng có hệ thống giao thông đường bộ, thuận lợi, hệ thống các công trình thuỷ lợi nội đồng được huyện và tỉnh quan tâm nên được bê tông hoá và do huyện có rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương nên có hệ sinh thái động thực vật phong phú. Nho Quan còn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 23ºC, lượng mưa trung bình là 1.460mm, độ ẩm trung bình là 81% [39]. 3.1.3.2 Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh Nho Quan là huyện miền núi nhưng có phong trào chăn nuôi tương đối phát triển. Tổng đàn trâu, bò, dê của huyện có 14.080 con, trong đó có 1342 con trâu, 6923 con bò, 5815 con dê, phương thức chăn nuôi chủ yếu chăn thả tự do ở ven sườn đồi, ven đê. Đàn gia súc phát triển tốt ít dịch bệnh, công tác phòng trừ tốt, đội ngũ thú y địa phương phát triển. Bên cạnh đó vẫn tồn tại 1 số vấn đề cần quan tâm như cơ sở vật chất cho thú y còn nghèo nàn, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp. 3.2 Thời gian nghiên cứu - Đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 06 năm 2009. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên trâu, bò, dê và người, các loại rau thuỷ sinh và ốc nước ngọt, sán lá gan lớn Fasciola spp. - Trâu, bò được chia làm 3 độ tuổi: từ 1 - 3 năm, từ 4 - 8 năm, trên 8 năm. - Dê được chia làm 2 độ tuổi: nhỏ hơn 1 năm và lớn hơn 1 năm. - Người. - ốc Limnaea viridis. - Các loại rau thuỷ sinh làm thức ăn cho trâu, bò, dê và thức ăn sống cho người (rau ngổ, rau muống). - Sán lá gan lớn Fasciola spp. 3.4 Nguyên liệu nghiên cứu - Phân trâu, bò, dê các lứa tuổi ở các địa điểm nghiên cứu. - Gan, túi mật, ống mật trâu, bò, dê ở các địa điểm nghiên cứu. - Trứng Fasciola gigantica. - Rau muống, rau ngổ ở các địa điểm nghiên cứu. 3.5 Dụng cụ nghiên cứu - Kính hiển vi quang học, máy ly tâm, tủ lạnh. - Đĩa lồng, phiến kính, lọ tiêu bản, dao mổ, phanh kẹp, đũa thủy tinh, cốc nhựa, cốc ly tâm, vòng vớt, lưới lọc, găng tay, túi nilon, khay men….. - Hoá chất. + formon 5%: 500 – 1000ml. + NaOH 0,01N: 100ml. + Axit axetic 0,01N: 100ml. + Nước cất: 2000 – 3000ml. + Glyxerin 30%: 100 – 200ml. + Cồn etylic 70º: 100ml. + Xanh Methylen: 100 – 200ml. Và các hoá chất cần thiết khác. 3.6 Nội dung nghiên cứu 3.6.1 Đặc điểm dịch tễ học của Fasciola spp ở trâu, bò, dê, người 3.6.1.1 Thành phần loài Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại địa điểm nghiên cứu. 3.6.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp dê qua mổ khám. 3.6.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp qua xét nghiệm phân. 3.6.1.4 Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trên trâu, bò, dê ở các lứa tuổi theo phương pháp xét nghiệm phân. 3.6.1.5 Biến động nhiễm Fasciola spp ở vùng nghiên cứu. 3.6.1.6 Khảo sát tình hình và mức độ sử dụng rau thủy sinh dùng làm thức ăn sống ở người. 3.6.1.7 Tìm hiểu tình hình nhiễn Adolescaria của Fasciola spp ở một số rau thủy sinh thường được người dùng làm thức ăn sống. 3.6.1.8 Tìm hiểu tình hình người nhiễm Fasciola spp ở vùng nghiên cứu. 3.6.2 Một số đặc điểm sinh học của Fasciola spp 3.6.2.1 Các giai đoạn phát triển của mầm bệnh Fasciola spp ở ngoại cảnh 3.6.2.2 Các giai đoạn phát triển của mầm bệnh Fasciola spp trong vật chủ trung gian 3.6.3 Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh 3.7 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 3.7.1 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng thường quy hiện đang được áp dụng ở các phòng thí nghiệm ký sinh trùng ở các trường đại học trong nước và trên thế giới. Chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp lấy mẫu chùm và lấy mẫu phân tầng [16]. Điều tra tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang. 3.7.1.1 Phương pháp nuôi ốc Limnaea viridis - Thu thập ốc: Dùng phương pháp thủ công (bắt bằng tay) ốc Limnaea viridis thường phân bố ở những ruộng mạ xâm xấp nước, rãnh mương cạn, chúng thường bò dưới mặt đất hoặc nổi trên mặt nước, hay bám vào các cây thuỷ sinh nổi trên mặt nước, những cây chìm dưới nước. - Kỹ thuật nuôi ốc: Những con ốc được chọn nuôi là những con to khoẻ, nguyên vẹn về hình dáng. ốc được nuôi trong bể nuôi có đường kính 30cm, chiều cao 35cm, dung tích từ 5 – 7 lít nước, đáy bể có phủ một lớp cát sông hay một lớp đất ruộng lúa đã sấy khô dày 3 – 4cm. Nước dùng nuôi ốc là nước máy có độ pH = 7,2. Trong bể nuôi làm những đảo đất nhân tạo nhô lên khỏi mặt nước khoảng 3 – 4cm, thả vào bể nuôi một ít cây thuỷ sinh, hàng ngày thêm thức ăn cho ốc. Thức ăn thích hợp cho ốc là rau xà lách, mỡ bò..... Luôn luôn đảm bảo đủ thức ăn cho ốc, hai đến ba ngày thay nước một lần để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ốc [20]. Để tạo được ốc thuần khiết, sau mỗi lần ốc mẹ đẻ chúng tôi lại chuyển ốc con sang bể nuôi khác. 3.7.1.2 Phương pháp nuôi trứng sán - Thu thập trứng Fasciola spp bằng hai cách: dội rửa dịch mật của trâu, bò dê bị mắc sán lá gan và mổ tử cung của sán lá gan loài Fasciola spp trưởng thành [20]. + Thu thập trứng bằng phương pháp dội rửa dịch mật: lấy túi mật của trâu, bò, dê bị nhiễm sán lá gan loài Fasciola gigantica, cắt túi mật để dịch mật chảy ra và rửa cả túi mật vào cốc có chứa nước máy, gắp hết sán và dội rửa liên tục nhiều lần sau đó gạn bỏ lớp nước trong trên cốc đi giữ lại trứng ở phần đáy cốc. + Thu thập trứng bằng phương pháp mổ tử cung sán trưởng thành: thu thập sán trưởng thành ở ống dẫn mật, túi mật sau đó tiến hành mổ phần tử cung nằm ngay sau giác miệng được dầm nhẹ bằng đũa thuỷ tinh sau đó cho hết vào cốc sạch chứa nước, sau đó lọc qua phễu lọc sang cốc khác, để lắng cặn 10 - 15 phút gạn bỏ lớp nước trong phía trên giữ lại cặn và làm như vậy nhiều lần đến khi hết mảnh thịt sán thì giữ lại cặn đổ ra đĩa lồng kiểm tra dưới kính hiển vi. - Phương pháp nuôi trứng sán: Sau khi thu thập được trứng đem nuôi trứng ở các đĩa lồng có đường kính 10cm trong môi trường nước máy có độ pH = 7,2 với số lượng nuôi khoảng 300 trứng/1 đĩa lồng, gạn rửa thay nước 2 ngày 1 lần. - Cách đếm mật độ trứng sán: Đếm bằng phương pháp đặt sợi tóc, tạo thành các ô nhỏ hình tam giác trong đĩa lồng, tiến hành đếm trứng từng ô và tính được tổng số trứng thu được. 3.7.1.3 Phương pháp đo kích thước trứng và ấu trùng bằng trắc vi thị kính Để đo kích thước của trứng và các dạng ấu trùng của Fasciola spp bằng phương pháp trắc vi thị kính thì ấu trùng trước khi đo phải được hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để ấu trùng bất động mà không làm thay đổi kích thước và hình thái của chúng. Cách sử dụng: Tháo thấu kính mắt của thị kính ra và đặt thước đo thị kính vào gờ chắn bên trong thị kính rồi lắp thấu kính lại. Đặt tiêu bản lên bàn kính điều chỉnh tiêu cự cho rõ đối tượng cần quan sát, xác định vạch trên thước đo tương ứng với chiều dài và chiều rộng của ấu trùng ở độ phóng đại của kính hiển vi, kết quả tin cậy phải đo từ 30 ấu trùng trở lên. Muốn xác định giá trị của mỗi vạch trên thước đo thị kính đối với độ phóng đại này ta cần tính để chuyển ra àm thì ta phải sử dụng thước đo vật kính. Thước đo vật kính là một bản kim loại có một lỗ nhỏ chính giữa trong đó có tấm kính là thước đo có chiều dài là 1mm và được chia chính xác thành 100 phần, mỗi phần là 0,01mm tương ứng với 10àm [20]. 3.7.1.4 Phương pháp lấy mẫu phân trâu, bò, dê - Phân trâu, bò, dê lấy để dùng làm xét nghiệm cần phải đảm bảo chính xác đúng con vật để chẩn đoán, phân xét nghiệm phải còn mới, còn tươi và có lý lịch rõ ràng. Để lấy phân xét nghiệm chúng tôi đến tận các gia đình nuôi trâu, bò, dê vào sáng sớm để lấy trực tiếp ngay tại chuồng nuôi để tránh nhầm lẫn với con khác. Riêng với dê do phân ở dạng viên lại được nhốt chung vào ô chuồng nên lấy phân ngay ở nền chuồng sẽ không đảm bảo độ chính xác vì vậy cần phải lấy trực tiếp ở hậu môn, do dê có đặc tính thải phân khi bị kích thích vào hậu môn nên chúng tôi lấy phân dê đủ tiêu chuẩn. Mỗi mẫu phân lấy khoảng 10 - 15g được cho vào túi nilon sạch, bên ngoài mỗi túi được ghi chép đầy đủ thông tin về chủ gia súc, địa chỉ, lứa tuổi, khối lượng, tính biệt. Tất cả những thông tin trên đều được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi, các mẫu phân lấy được đều mang xét nghiệm ngay. Nếu mẫu nào chưa được xét nghiệm ngay thì cần phải bảo quản bằng cách cho vài giọt Formalin 1% để trong tủ lạnh dưới 10°C. 3.7.1.5 Xét nghiệm trứng Fasciola spp bằng phương pháp gạn rửa sa lắng - Nguyên lý. Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước sạch và trứng sán để phân ly trứng ra khỏi phân. - Cách tiến hành: Lấy 5 - 10 g phân (đối với phân dê lấy khoảng 4 - 8 viên phân) cho vào cốc nhựa có thể tích là 200ml, sau đó đổ nước sạch vào cho đến gần đầy cốc, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan phân, sau đó dung dịch phân được lọc qua lưới sắt có mắt lưới từ 0,5 - 1 mm, bỏ bã trên lưới đi. dung dịch nước phân lọc qua được để yên khoảng 5 phút cho lắng cặn, sau đó đổ nước trong ở phía trên đi lấy cặn ở dưới rồi cho thêm nước sạch vào cho tới gần đầy cốc, tiếp tục lắng cặn, lặp đi lặp lại 3 - 5 lần, tới khi nước ở trên trong cặn ở đáy còn ít và sạch. Cuối cùng lấy cặn đổ ra đĩa lồng và soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng sán. Trứng sán có mầu vàng chanh chín. 3.7.1.6 Cách thu thập sán trưởng thành theo phương pháp mổ khám không toàn diện của K.I.Skijiabin - Tìm sán trưởng thành bằng cách mổ khám, mổ ống dẫn mật của gan và các bộ phận khác của trâu, bò, dê tại các cơ sở giết mổ trâu, bò, dê. Sán tìm được phải bảo quản trong cồn 70°. Mỗi lọ bảo quản chỉ dùng cho một loài gia súc nhất định, tất cả đều được ghi chép rõ ràng và đầy đủ mọi thông tin: loài, tuổi, tính biệt, số lượng, ngày tháng, địa điểm… và được ghi vào sổ theo dõi mổ khám. - Đánh giá cường độ nhiễm Fasciola spp qua mổ khám theo tri số Min, Max trong đó: + Min là số sán ít nhất trên 1 gia súc mổ khám. + Max là số sán nhiều nhất trên 1 gia súc mổ khám. 3.7.1.7 Phương pháp làm tiêu bản nhuộm - Chuẩn bị dung dịch thuốc nhuộm Carmin-axit clohydric (HCL), lấy 5g carmin nghiền nhỏ cho vào bình tam giác chứa 5ml HCL, 5ml nước cất để yên trong 1 giờ sau đó cho thêm 200ml cồn 90º đem lắc đều, đậy nút bông, đun cách thuỷ tới khi carmin tan hết, để 1 ngày sau lọc, dung dịch này để dùng sau 1 tuần. - Nhuộm sán tuỳ thuộc vào độ lớn, độ dầy của sán trước khi nhuộm sán đã được ép mỏng theo ý muốn, thời gian ngâm mẫu trong dung dịch nhuộm từ 5 phút tới 1 giờ, để tẩy bớt màu carmin làm rõ chi tiết cấu tạo, mẫu chuyển sang cồn-axit (100ml cồn 80º + 2-3 giọt HCL) với thời gian từ 1 - 10 phút tuỳ thuộc vào độ lớn, độ dầy của mẫu. Sau đó chuyển sang cồn ở các nồng độ khác nhau (80º, 90º, 100º) thời gian trong mỗi loại cồn từ 5 - 7 phút hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào kích thước, độ dầy của mẫu, mẫu có kích thước càng lớn thì thời gian để trong dung dịch lâu hơn. Sau đó làm trong mẫu bằng dung dịch xyle + cồn 100º theo tỷ lệ 1:1 trong khoảng từ 1 - 2 phút, lên tiêu bản bằng cách nhỏ lên lam kính sạch 1 - 2 giọt bomcanada đặt mẫu lên trên cho ngay ngắn nhỏ tiếp 1 giọt bom lên trên rồi đậy lamen lại, để tiêu bản cố định cho tới khi bom khô cứng ta được tiêu bản đảm bảo. Tiêu bản nhuộm Carmin sau khi hoàn thành để khô và tiến hành định loại dựa trên các đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán qua quan sát dưới kính lúp và kính hiển vi của Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, (1977) [42]. Thông qua đó rút ra kết luận tên loài. 3.7.1.8 Đánh giá cường độ nhiễm trứng sán trên 1g phân bằng phương pháp Mc. Master - Tiến hành phương pháp: lấy 2g phân cần xét nghiệm cho vào bình thủy tinh chia vạch sẵn. Cho vào 58ml dung dịch nước muối Nacl bão hòa, lượng dung dịch trong bình dân tới vạch 60ml. Đưa vào bình 10 - 20 viên bi thủy tinh lắc mạnh, dừng lại đột ngột sau dùng pipet hút và bơm vào 2 buồng đếm sao cho lượng dung dịch chàn đều ra diện tích của 2 buồng đếm. Đếm trứng ở cả 2 buồng (0,15ml/1 buồng) dưới kính hiển vi quang học. + Số lượng trứng trong 1g phân được tính theo công thức: A = a/2 x 200 Trong đó: A là số lượng trứng có trong 1g phân. a là tổng số trứng đếm được trong 2 buồng đếm. Đánh giá mức nhiễm theo cách định tính và quy định như sau: - Nhiễm nhẹ có từ 200 - 400 trứng/g phân. - Nhiễm trung bình từ 500 - 600 trứng/g phân. - Nhiễm nặng từ 800 - 1000 trứng/g phân. 3.7.1.9 Phương pháp tìm Adolescaria của Fasciola spp + Tìm Adolescaria trên rau thủy sinh thường dùng làm thức ăn sống của người và vật nuôi bằng phương pháp nạo vét bề mặt thân rau, ly tâm cặn và soi dưới kính hiển vi quang học. + Định loại Adolescaria của Fasciola spp thông qua Adolescaria thu được từ thực nghiệm và nguồn tài liệu của Trịnh Văn Thịnh, 1963 [33]. 3.7.1.10 Điều tra tình hình sử dụng rau thủy sinh làm thức ăn sống của người và vật nuôi + Mẫu rau được thu nhập tại các nhà hàng và hộ gia đình của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn. Chọn 1 xã có ngoại cảnh đại diện cho vùng đồng bằng, 1 xã có ngoại cảnh đại diện cho vùng trung du, miền núi với các đặc điểm nuôi nhiều trâu, bò, dê theo phương thức chăn thả tự do, có nhiều ao hồ, đồng ruộng ngập nước, người dân trồng nhiều rau thủy sinh. Mỗi loại rau sau khi được xác định thường được người dân dùng làm thức ăn sống ở mỗi địa phương với khối lượng mẫu lấy để xét nghiệm là 5kg rau muống, 5kg rau ngổ, cùng một thời gian. Địa điểm nơi lấy rau là nơi có nhiều trâu, bò, dê chăn thả, bến tắm của gia súc, những ruộng rau được tưới bằng phân trâu, bò, dê. Rau được lấy cách bờ ao, bờ ruộng 0,5 - 1m. Các loại rau được kiểm tra để tìm Adolescaria của Fasciola spp. Xét nghiệm rau thủy sinh tìm kén (Adolescaria) bằng cách nạo vét bề mặt thân rau thủy sinh, lấy chất nạo vét ly tâm lấy cặn soi dưới kính hiển v._. phương pháp ly tâm nước bể nuôi có ốc bị nhiễm mầm bệnh Fasciola spp ở giai đoạn có Cercaria trưởng thành và quan sát dưới kính hiển vi để tìm Cercaria. Kết quả đạt được như sau: Với 10 lần quan sát dưới kính hiển vi mẫu nước bể nuôi có ốc bị nhiễm mầm bệnh Fasciola spp và xác định có chứa Cercaria trưởng thành, trong nước Cercaria bơi lội rất nhanh nhờ hoạt động của đuôi, sau 2 - 3 phút chúng bám vào thành bể và những vật xung quanh, đuôi lúc này vẫn hoạt động nhưng thân không hoạt động chỉ thấy phôi bên trong chuyển động. Qua thực nghiệm cho thấy khoảng thời gian Cercaria chuyển động trong nước là rất ngắn chỉ 2 - 3 phút, sau đó bám dính vào các vật xung quanh, một thời gian thì rụng đuôi tạo Adolescaria. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê, Phan Lục, (1996), [9] là sau vài giờ bơi lội trong nước Cercaria rụng đuôi và tiết chất nhờn bao bọc xung quanh. 4.2.4 Sự hoạt động và hình thái Adolescaria trong môi trường nước Để khép kín vòng phát triển, Cercaria phải hình thành Adolescaria ở môi trường ngoại cảnh trước khi xâm nhập vào gia súc để phát triển thành sán trưởng thành. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu Adolescaria của Fasciola spp theo những chỉ tiêu: kích thước, hình thái cấu tạo và sự tồn tại ở môi trường nước nuôi. Kết quả thu được dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 80 - 150 lần cho thấy: Adolescaria có hình tròn, màu nâu đậm, có bốn lớp: màng ngoài, màng giữa, màng trong và phôi. Màng ngoài là lớp màng nhầy có mầu nâu nhạt, phân bố nơi dày, mỏng không đều nhau. Tiếp là màng giữa lớp này dày phân bố đều xung quanh, có màu nâu đậm. Trong lớp màng giữa là lớp màng trong hai lớp này cách nhau bởi một đường sáng mầu, màng trong mỏng, có màu nâu đậm, tròn và đều. Trong cùng là lớp phôi bào, bên trong chứa nhiều tế bào phôi dạng hạt, xếp theo hình chùm nho chạy dọc hai bên thân, các tế bào này có mầu xanh xám, số lượng tế bào phôi trong mỗi Adolescaria từ 49 - 52 tế bào. Kích thước của Adolescaria đo được có đường kính lớn 0,285 ± 0,001mm, đường kính nhỏ 0,220 ± 0,001mm. Trịnh Văn Thịnh (1963) [33] cho rằng vai trò của lớp màng nhầy ngoài cùng có tác dụng bám dính để bám vào các cây cỏ thủy sinh và vật môi giới khác trong nước. ảnh 6. Adolescaria của Fasciola gigantica Theo các kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển của mầm bệnh ở ngoại cảnh, chúng tôi đã xác định được kích thước bằng phương pháp đo trắc vi thị kính và quan sát hình thái mầu sắc của trứng, Miracidium, Adolescaria ở ngoại cảnh với số lần đo, quan sát trên 10 ấu trùng được trình bầy tại bảng 4.11. Bảng 4.11. Kích thước, hình thái, mầu sắc của các giai đoạn ấu trùng Fasciola gigantica ở môi trường ngoại cảnh ấu trùng Số lần đo, quan sát (n) Kích thước (mm) Hình thái Mầu sắc Trứng n = 10 dài 0,164 ± 0,0014 rộng 0,084 ± 0,001 có vỏ mỏng, hình bầu dục, phình rộng ở giữa thon dần về 2 đầu, đầu nhỏ có nắp có mầu vàng Miracidium dài 0,181 ± 0,001 rộng 0,081 ± 0,0006 hình quả lê 1 đầu to 1 đầu nhỏ cơ thể có nhiều lông bao phủ có mầu tro xám Adolescaria đường kính lớn 0,285 ± 0,001, đường kính nhỏ 0,220 ± 0,001 hình tròn, có 4 lớp vỏ (màng ngoài, màng giữa, màng trong và phôi bào) có mầu nâu đậm 4.2.5 Các giai đoạn phát triển của mầm bệnh sán lá gan Fasciola gigantica trong ốc Limnaea viridis (vật chủ trung gian) Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ấu trùng: Sporocyst, Redia mẹ, Redia con, Cercaria của Fasciola gigantica trong vật chủ trung gian là ốc nước ngọt với các chỉ tiêu theo dõi: khoảng thời gian phát triển của các giai đoạn ấu trùng trong vật chủ trung gian, sự sinh trưởng và phát triển của mầm bệnh trong vật chủ trung gian, xác định khoảng thời gian căn bệnh phát triển trong vật chủ trung gian, từ đó tạo cơ sở cho công tác phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu được trình bầy tại bảng 4.12. Qua bảng 4.12. chúng tôi có nhận xét: ở nhiệt độ mùa đông và mùa xuân từ 15 - 30°C trong phòng thí nghiệm, thời gian phát triển của các loại ấu trùng trong vật chủ trung gian như sau. Thời gian từ khi gây nhiễm Miracidium vào ốc đến khi hình thành Sporocyst mất 7 ngày, hình thành Redia mẹ mất 18 ngày, hình thành Redia con mất 32 - 34 ngày, hình thành Cercaria mất 58 - 62 ngày. Như vậy với các điều kiện nhiệt độ và mùa khác nhau, sự phát triển của các giai đoạn của ấu trùng trong (ốc) vật chủ trung gian có sự khác nhau không nhiều. Và khoảng thời gian mầm bệnh phát triển trong (ốc) vật chủ trung gian ở điều kiện thí nghiệm là 58 - 62 ngày. ảnh 7. ốc Limnaea viridis Bảng 4.12. Các giai đoạn ấu trùng của sán lá gan Fasciola gigantica trong (ốc) vật chủ trung gian Mùa theo dõi Tháng theo dõi Nhiệt độ (°C) Phương pháp theo dõi Thời gian theo dõi (ngày) Min Max Sporocyst Redia mẹ Redia con Cercaria Đông 11 - 1 15 25 Mổ ốc gây nhiễm 7 18 32 58 Xuân 1 - 3 20 30 7 18 34 62 Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Địch Lân 1980: thời gian là 50 - 80 ngày [16]. Để phân biệt được các giai đoạn phát triển của mầm bệnh trong (ốc) vật chủ trung gian, đồng thời xác định kích thước của ấu trùng, chúng tôi tiến hành đo kích thước bằng phương pháp trắc vi thị kính và mô tả các giai đoạn phát triển của các dạng ấu trùng. Mục đích của thí nghiệm nhằm giúp các nhà chuyên môn trong công tác chẩn đoán các giai đoạn ấu trùng Fasciola spp khi mổ khám (ốc) vật chủ trung gian. Khi gây nhiễm Miracidium vào ốc 7 ngày, mổ ốc đã tìm thấy Sporocyst. Sporocyst có dạng hình túi hay tròn bên ngoài bao bọc một lớp màng mỏng, trong bào ấu có chứa nhiều tế bào hạt, các tế bào này thường tập trung thành đám ở giữa. Sporocyt có mầu sáng, không hoặc ít hoạt động, kích thước đo được chiều dài 0,27 ± 0,02mm, chiều rộng 0,164 ± 0,01mm. Kết quả phù hợp với kết quả của Phan Địch Lân kích thước Sporocyst sau 6 ngày gây nhiễm Miracidium vào ốc có chiều dài 0,25 - 0,291mm, rộng 0,156 - 0,177mm [16]. Sporocyst phát triển đến giai đoạn tiếp là Redia mẹ. Redia mẹ được hình thành vào ngày thứ 18 sau khi gây nhiễm. Redia mẹ có dạng hình giun, luôn co dãn, có màu vàng đậm. Phần đầu có cấu tạo giống giác miệng của sán trưởng thành, bên trong thân có khối tế bào đậm màu nằm thành vệt dài theo cơ thể, ranh giới giữa các tế bào không rõ ràng. chiều dài là 1,084 ± 0,034mm, chiều rộng: 0,350 ± 0,08mm ảnh 8. Sporocyst của Fasciola gigantica ảnh 9. Redia mẹ của Fasciola gigantica Tiếp theo giai đoạn Redia mẹ là giai đoạn Redia con, Redia con tìm thấy ở ngày thứ 32 của quá trình phát triển. Redia con có hình giun một đầu nhỏ một đầu to, ở hai đầu có cấu tạo giống giác bám của sán trưởng thành, gần đỉnh đầu nhỏ và 1/3 phía sau thân có phần nhô ra như một cái chồi. Kích thước của Redia con có chiều dài là 1,443 ± 0,034mm, chiều rộng 0,230 ± 0,003mm, Redia con có màu trắng xám hoặc hơi vàng bên trong có chứa Cercaria màu đen, ranh giới của Cercaria rất rõ, Redia con ít hoặc không cử động. ảnh 10. Redia con của Fasciola gigantica Sau giai đoạn Redia con là giai đoạn Cercaria. Cercaria non xuất hiện vào ngày thứ 46 - 48 sau khi gây nhiễm. Lúc này Cercaria vẫn còn non nên vẫn ở trong Redia con, sau 58 - 62 ngày, Cercaria mới thoát ra khỏi vật chủ trung gian. Cercaria có hình thái giống con nòng nọc, cơ thể chia làm hai phần là đầu và đuôi, kích thước của Cercaria có chiều dài thân là 0,430 ± 0,005mm, chiều rộng thân là 0,224 ± 0,009mm, dài đuôi là 0,712 ± 0,008mm, rộng đuôi là 0,064 ± 0,01mm. Cercaria có khả năng chuyển động rất nhanh, mạnh nhờ xung động của đuôi. ảnh 11. Cercaria của Fasciola gigantica Từ kết quả thực nghiệm các giai đoạn phát triển của ấu trùng trong (ốc) vật chủ trung gian, chúng tôi đã xác định khoảng thời gian cần thiết để ấu trùng Miracidium phát triển thành Cercaria trong (ốc) vật chủ trung gian là 58 - 62 ngày. ơ Bảng 4.13. Kích thước, hình thái, mầu sắc của các giai đoạn ấu trùng ấu trùng Số lần đo, quan sát (n) Kích thước (mm) Hình thái Mầu sắc Sporocyst n = 10 dài 0,270 ± 0,02 rộng 0,164 ± 0,01 có dạng hình túi hay tròn, bên ngoài bao bọc 1 lớp màng mỏng mầu sáng Redia mẹ dài 1,084 ± 0,034 rộng 0,350 ± 0,08 có hình giun, luôn co giãn, phần đầu giống giác miệng mầu vàng đậm Redia con dài 1,443 ± 0,034 rộng 0,230 ± 0,003 hình giun, 1 đầu nhỏ 1 đầu to, ở 2 đầu giống giác bám mầu trắng xám hoặc hơi vàng Cercaria dài thân 0,430 ± 0,005 rộng thân 0,224 ± 0,009 dài đuôi 0,712 ± 0,008 rộng đuôi 0,064 ± 0,01 giống con nòng nọc, cơ thể chia làm 2 phần đầu và đuôi rõ ràng mầu trắng xám Tổng hợp kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển của Fasciola gigantica ở môi trường ngoại cảnh và trong (ốc) vật chủ trung gian cho thấy: Thời gian để trứng phát triển thành Miracidium là 14 - 25 ngày, từ Miracidium thành Sporocyst là 7 ngày, từ Sporocyst thành Redia mẹ là 11 ngày, từ Redia mẹ thành Redia con là 14 - 16 ngày, từ Redia con thành Cercaria là 26 - 28 ngày, từ Cercaria thành Adolescaria là 1,5 - 2 giờ. Tổng thời gian phát triển của mầm bệnh sán lá gan Fasciola gigantica từ trứng tới Adolescaria là 73 - 89 ngày. Thời gian phát triển của Fasciola gigantica ở ngoại cảnh và trong vật chủ trung gian được minh hoạ theo sơ đồ sau. Trứng Adolescaria 14 - 25 ngày Miracidiumm ốc nước ngọt 1,5 - 2 giờ 7 ngày Sporocyst Cercaria Redia con Redia mẹ 26 - 28 ngày 14 - 16 ngày 11 ngày Sơ đồ 1: Sự phát triển của Fasciola gigantica ở điều kiện phòng thí nghiệm 4.3 Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh do Fasciola spp ở trâu, bò, dê Kết quả điều tra cho thấy trâu, bò, dê ở 2 huyện Gia Viễn, Nho Quan nhiễm sán lá gan lớn Fasciola spp với tỷ lệ và cường độ nhiễm khá cao, còn có khả năng lây truyền giữa người và động vật. Vì vậy để phòng trừ bệnh ta cần phải kết hợp chặt chẽ giữa y tế và thú y. 4.3.1 Hiệu lực của thuốc tẩy Phar dectocid Sau khi điều tra tình hình nhiễm Fasciola gigantica trâu, bò, dê ở các điểm nghiên cứu, chúng tôi thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê ở các hộ gia đình là khá cao. Hiện nay trên thị trường có khoảng 20 loại thuốc tẩy trừ sán cho trâu, bò, dê như Facinex, Fasciolid, Vanbazen, Dertyl-B… Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có xuất hiện các loại thuốc mới trong đó có thuốc Phar dectocid. Để tìm hiểu độ an toàn và hiệu lực của thuốc khi dùng tẩy sán lá gan cho trâu, bò, dê chúng tôi đã thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn của thuốc trên trâu, bò, dê ở vùng nghiên cứu với mức liều 1 viên/50kg thể trọng đối với trâu, bò và 1 viên/70kg thể trọng đối với dê. Để đánh giá được độ an toàn khi dùng thuốc, trước và sau khi tẩy chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh lý của trâu, bò, dê như: nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, trạng thái phân. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân thông qua trực tràng, đo nhịp tim bằng ống nghe và tính tần số nghe, đo nhịp thở bằng phương pháp để tay lên mũi cảm nhận nhịp thở của gia súc. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.14 (trang 73) Thuốc Phar-dectocid an toàn với trâu, bò, dê, các chỉ tiêu sinh lý có thay đổi nhưng không nhiều vẫn trong phạm vi cho phép, không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trâu, bò, dê. - Đối với trâu: + Nhiệt độ trước khi tẩy là 38,5°C, 6 giờ sau khi tẩy là 38,84°C (tăng 0,34°C). + Nhịp tim trước khi tẩy là 42,52 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 43,29 lần/phút (tăng 0,77 lần/phút). + Nhịp thở trước khi tẩy là 21,18 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 22,08 lần/phút (tăng 0,9 lần/phút). - Đối với Bò: + Nhiệt độ trước khi tẩy là 38,12°C, 6 giờ sau khi tẩy là 38,8°C (tăng 0,68°C). + Nhịp tim trước khi tẩy là 52,28 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 52,97 lần/phút (tăng 0,69 lần/phút). + Nhịp thở trước khi tẩy là 22,87 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 23,67 lần/phút (tăng 0,8 lần/phút). - Đối với Dê: + Nhiệt độ trước khi tẩy là 39,25°C, 6 giờ sau khi tẩy là 40,25°C (tăng 1°C). + Nhịp tim trước khi tẩy là 70,3 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 71,11 lần/phút (tăng 0,81 lần/phút). + Nhịp thở trước khi tẩy là 28,11 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 29,02 lần/phút (tăng 0,91 lần/phút). Trạng thái phân của trâu, bò, dê có thay đổi nhão hơn bình thường, sự thay đổi này có thể do thay đổi khẩu phần ăn, nhưng cũng không loại bỏ nguyên nhân do thuốc tẩy, sự thay đổi này không gây ỉa chảy cho trâu, bò, dê. Để đánh giá được hiệu lực của thuốc tẩy Phar-dectocid chúng tôi dựa vào tỷ lệ sạch sán của trâu, bò, dê thí nghiệm sau khi dùng thuốc và xác định thông qua tỷ lệ sạch sán. Sau khi cho Trâu, bò, dê uống Phar-dectocid từ 18 - 24 giờ chúng tôi cho kiểm tra phân của trâu, bò, dê để tìm và đếm xác sán, sau 15 ngày tiến hành lấy phân để kiểm tra tìm trứng và xác định hiệu lực của thuốc đối với sán. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.15 (trang 74). Từ kết quả của bảng 4.15. cho thấy, tất cả số trâu, bò, dê thí nghiệm thuốc tẩy Phar-dectocid sau 24 giờ kiểm tra phân trâu, bò, dê đều không tìm thấy xác sán và sau 15 ngày kiểm tra phân không tìm thấy trứng sán trong phân, như vậy thuốc tẩy Phar-dectocid là thuốc tẩy tốt, tẩy sạch sán với hiệu lực đạt 100%, tỷ lệ sạch sán là 100%. Từ thực nghiệm chúng tôi rút ra nhận xét: Thuốc Phar-dectocid có hiệu lực tẩy trừ cao với trâu, bò ở mức liều 1 viên/50kg thể trọng, với dê ở mức liều 1 viên/70kg thể trọng. Thuốc an toàn với trâu, bò, dê chúng tôi kiến nghị người chăn nuôi có thể yên tâm khi dùng Phar dectocid tẩy sán lá gan cho trâu, bò, dê. Bảng 4.14. Mức độ an toàn khi dùng thuốc tẩy Phar-dectocid. Loài gia súc Số hiệu gia súc Trước khi tẩy Sau khi tẩy Thân nhiệt (°C) Nhịp tim (lần/phút) Nhịp thở (lần/phút) Thân nhiệt (°C) Nhịp tim (lần/phút) Nhịp thở (lần/phút) Trâu A 38,52 ± 0,3 41,23 ± 0,86 21,11 ± 0,62 39,07 ± 0,52 42 ± 0,8 22,33 ± 0,4 B 38,36 ± 0,32 43,21 ± 0,56 21,2 ± 0,14 38,45 ± 0,5 43,86 ± 0,6 22 ± 0,4 C 38,5 ± 0,35 42,20 ± 0,6 21,4 ± 0,08 38,82 ± 0,3 43,2 ± 0,67 22,4 ± 0,12 D 38,47 ± 0,22 43,54 ± 0,2 20,6 ± 0,82 38,8 ± 0,2 44,33 ± 0,6 21,3 ± 0,45 E 38,65 ± 0,25 42,45 ± 0,2 21,6 ± 0,23 39,1 ± 0,3 43,05 ± 0,45 22,4 ± 0,41 38,5 ± 0,28 42,52 ± 0,48 21,18 ± 0,37 38,84 ± 0,36 43,29 ± 0,62 22,08 ± 0,35 Bò A 38,67 ± 0,2 52,23 ± 0,06 22,6 ± 0,4 39,5 ± 0,17 52,68 ± 0,3 23,15 ± 0,35 B 38,06 ± 0,29 51,45 ± 0,43 22,2 ± 0,8 38,54 ± 0,3 52,15 v 0,4 22,8 ± 0,35 C 38,27 ± 0,34 52,33 ± 0,63 23,02 ± 0,32 38,45 ± 0,23 53,2 ± 0,82 24,2 ± 0,07 D 37,59 ± 0,11 52,08 ± 0,29 23,5 ± 0,17 38,8 ± 0,3 53 ± 0,45 24 ± 0,1 E 38,02 ± 0,25 53,3 ± 1,08 23,05 ± 0,6 38,67 ± 0,3 53,8 ± 0,4 24,22 ± 0,1 38,12 ± 0,24 52,28 ± 0,5 22,87 ± 0,46 38,8 ± 0,26 52,97 ± 0,47 23,67 ± 0,37 Dê A 39,27 ± 0,7 70 ± 0,08 28,3 ± 0,5 40,5 ± 0,7 70,76 ± 0,6 29,13 ± 0,23 B 38,88 ± 0,67 69,45 ± 0,7 28,3 ± 0,33 40,08 ± 0,6 70,12 ± 0,45 29,5 ± 0,3 C 39,32 ± 0,03 70,5 ± 0,7 28,17 ± 0,5 39,82 v 0,33 71,05 ± 0,45 29 ± 0,3 D 39,33 ± 0,7 71,2 ± 0,04 27,33 ± 0,8 40,5 ± 0,7 71,76 ± 0,08 28,67 ± 0,33 E 39,45 ± 0,06 70,33 ± 0,8 28,45 ± 0,33 40,33 ± 0,3 71,85 ± 0,7 28,8 ± 0,23 39,25 ± 0,42 70,3 ± 0,46 28,11 ± 0,49 40,25 ± 0,52 71,11 ± 0,46 29,02 ± 0,28 Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc Phar-dectocid tại địa điểm nghiên cứu Loài gia súc Số hiệu gia súc Khối lượng gia súc (kg) Liều lượng thuốc (viên) Đường cho thuốc Số lượng trứng/1g phân Trước khi tẩy Sau khi tẩy 15 ngày sau khi tẩy Trâu A 300 6 Uống 2800 0 0 B 350 7 - 3600 0 0 C 420 8 - 4000 0 0 D 500 10 - 3500 0 0 E 450 9 - 3000 0 0 Bò A 250 5 - 4200 0 0 B 320 7 - 3700 0 0 C 430 9 - 3300 0 0 D 510 10 - 3400 0 0 E 470 10 - 3200 0 0 Dê A 25 1/2 - 530 0 0 B 37 1/2 - 460 0 0 C 30 1/2 - 600 0 0 D 35 1/2 - 300 0 0 E 30 1/2 - 540 0 0 4.3.2 Biện pháp phòng bệnh Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kế thừa các kết quả của các tác giả nghiên cứu trước đây đã công bố chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh sau: * Phòng bệnh cho trâu, bò, dê. Nguyên tắc phòng trừ tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa y tế và thú y thực hiện tốt các biện pháp sau: - Quản lý phân để diệt trứng: tập chung phân của gia súc và ủ theo phương pháp nhiệt sinh học. + Công thức ủ: Phân gia súc (2000kg); lá xanh, cỏ, rơm dạ (200 - 300kg); vôi bột, tro bếp (50 - 80kg) trộn lẫn với nhau ủ thành đống sau đó dùng bùn trát kín bên ngoài. + Xây bể Biogas để lắng đọng lưu giữ trứng sán. - Định kỳ tẩy sán: Định kỳ tẩy sán cho gia súc bằng thuốc tẩy Phar-dectocid chúng tôi đã thử nghiệm, 1 năm 2 lần vào tháng 3 - 4 trước mùa ốc ký chủ trung gian phát triển và tháng 9 - 10 để diệt sán đã nhiễm trong mùa hè. - Vệ sinh thức ăn nước uống: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quét dọn hàng ngày, giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không chăn thả gia súc ở các bãi chăn ẩm thấp, ngập nước, khi cắt cỏ phải cắt cao hơn mặt nước để tránh cắt phải cỏ có nhiễm Adolescaria. Nước uống phải là nguồn nước sạch không có ký chủ trung gian và nước không nhiễm nang kén Adolescaria. - Diệt ký chủ trung gian, vật chủ dự trữ, định kỳ tháo nước, làm khô đồng cỏ, bãi chăn thả. Nuôi vịt, thả cá, dùng vôi bột, NH4SO4 để diệt (ốc) ký chủ trung gian. - Nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho đàn gia súc, nếu có điều kiện nên định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra phân gia súc bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để phát hiện những con bị nhiễm sán tẩy trừ kịp thời. - Thực hiện chế độ kiểm soát sát sinh, kết hợp với các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ tại các lò mổ, các điểm giết mổ các con mang ấu trùng sán, các phủ tạng nhiễm sán để sử lý. * Phòng bệnh cho người. - Quản lý nguồn phân: không bón phân cho các ruộng trồng rau dùng làm thức ăn cho người ăn, không ăn thức ăn sống, tái chưa được chế biến kỹ. Trong các hộ gia đình nên xây hố xí 2 ngăn phải có nắp đậy hoặc hố xí tự hoại. - Nghi ngờ người có triệu trứng nhiễm sán ta phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. - Nâng cao ý thức của người dân bỏ thói quen ăn sống các rau thuỷ sinh như rau ngổ, rau muống để phòng chống bệnh ký sinh trùng. 5. kết luận và đề nghị 5.1 Kết luận Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên tôi có một số kết luận sau: 1. Loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò, dê tại hai huyện Gia Viễn và Nho Quan tỉnh Ninh Bình thuộc loại Fasciola gigantica. * Mổ khám trâu, bò, dê thấy: - Huyện Gia Viễn tỷ lệ nhiễm ở trâu: 42,86%, bò: 37,5%, dê: 15,38% và cường độ nhiễm từ 3 – 24 sán/1 trâu, 2 – 25 sán/1 bò, 1 – 7 sán/1 dê. - Huyện Nho Quan thì trâu nhiễm: 40%, bò: 31,25%, dê: 0% và cường độ nhiễm từ 2 – 19 sán/1 trâu, 2 – 15 sán/1 bò, dê không nhiễm. * Qua xét nghiệm mẫu phân trâu, bò, dê thấy: - Huyện Gia Viễn trâu nhiễm: 56,92%, bò: 45,45% và dê: 12,31%. + Cường độ nhiễm nhẹ ở trâu là 56,75%, bò: 62,85%, dê: 86,5%. Nhiễm trung bình ở trâu: 32,43%, bò: 28,57%, dê: 12,5%. Nhiễm nặng ở trâu: 10,82%, bò: 8,58%. + trâu từ 1 – 3 năm nhiễm: 41,93%, bò: 33,33%. Từ 4 – 8 năm trâu nhiễm: 69,56%, bò: 52,38. Trên 8 năm trâu nhiễm: 72,72%, bò: 71,43%. Riêng dê ≤ 1 năm nhiễm: 7,41%, dê > 1 năm là 17,79%. Tuổi trâu, bò, dê càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng cao. - Huyện Nho Quan trâu nhiễm: 49,47%, bò: 41,93%, dê: 10,15%. + Cường độ nhiễm nhẹ ở trâu là 74,47%, bò: 64,11%, dê: 100%. Nhiễm trung bình trâu: 19,15%, bò: 33,33%, dê: 0%. Nhiễm nặng ở trâu: 6,38%%, bò: 2,56%. + Trâu từ 1 – 3 năm nhiễm: 41,86%, bò: 32,35%. Từ 4 – 8 năm trâu nhiễm: 48,57% bò: 41,30. Trên 8 năm trâu nhiễm: 70,59%, bò: 69,23%. Riêng dê ≤ 1 năm nhiễm: 4,35%, dê > 1 năm là 13,04%. Tuổi trâu, bò, dê càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng cao. 2. Các nhà hàng thịt dê, thịt bò, thịt trâu, lòng lợn và 40 hộ dân ở vùng nghiên cứu có ăn rau thuỷ sinh sống và rau ngổ là loại rau được ăn nhiều nhất tiếp theo là rau muống. - Trong rau ngổ và rau muống thì rau ngổ có tỷ lệ nhiễm Adolescaria, số lượng trung bình 0,7 kén/1kg, rau muống nhiễm: 0,3 kén/1kg. 3. ở hai huyện Gia Viễn và Nho Quan bệnh sán lá gan đang lưu hành trên người từ năm 2005 đến hết quý I năm 2009 đã phát hiện 10 trường hợp bị nhiễm sán lá gan tại bệnh viện đa khoa tỉnh và đa khoa huyện. 4. ở môi trường ngoại cảnh: Trứng Fasciola gigantica phát triển tốt nhất ở điều kiện mùa xuân nhiệt độ 21 - 30ºC, độ pH = 7,2. Phát triển kém ở pH = 8 và không phát triển ở pH = 4. - Miracidium có hình quả lê, có lông bao phủ xung quanh thân, có kích thước chiều dài: 0,181 ± 0,001mm, chiều rộng 0,081 ± 0,006mm, tồn tại trong trứng 6 - 7 ngày, sống và hoạt động trong nước từ 28 - 29 giờ. - Adolescaria có hình tròn, màu nâu đậm và có 4 lớp màng, màng ngoài, màng giữa, màng trong và phôi, có kích thước đường kính lớn từ 0,285 ± 0,001mm, đường kính nhỏ: 0,22 ± 0,001mm. 5. Trong ốc Lymnaea viridis. - Sporocyst có dạng hình túi hay tròn, bên ngoài bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng, có mầu sáng, thời gian từ khi gây nhiễm Miracidium vào ốc đến khi hình thành Sporocyst mất 7 ngày và có kích thước chiều dài: 0,027 ± 0,02mm, rộng: 0,164 ± 0,01mm. - Redia mẹ có hình giun, luôn co giãn, phần đầu có cấu tạo giống giác miệng của sán trưởng thành, có mầu vàng đậm và được hình thành vào ngày thứ 18 sau gây nhiễm, có kích thước chiều dài: 1,084 ± 0,034mm, rộng: 0,350 ± 0,08mm. - Redia con có hình giun, 1 đầu to 1 đầu nhỏ, ở 2 đầu có cấu tạo giống giác bán của sán trưởng thành, gần đỉnh đầu nhỏ và 1/3 phía sau thân nhô ra như cái trồi, Redia con có mầu trắng xám hoặc hơi vàng và có kích thước chiều dài: 1,443 ± 0,034mm, rộng: 0,23 ± 0,003mm. - Cercaria có hình thái giống con nòng nọc, cơ thể chia làm hai phần là đầu và đuôi, kích thước có chiều dài thân: 0,430 ± 0,005mm, rộng thân: 0,224 ± 0,009mm, dài đuôi: 0,712 ± 0,008mm, rộng đuôi: 0,064 ± 0,01mm. Cercaria có khả năng chuyển động rất nhanh, mạnh nhờ xung động của đuôi. 6. Thuốc tẩy Phar-dectocid với liều điều trị 1 viên/50kg thể trọng, dùng tẩy sán lá gan cho trâu, bò an toàn và hiệu lực đạt 100%, tỷ lệ sạch sán 100%. Đối với dê với liều 1 viên/70kg thể trọng dùng để tẩy sán an toàn hiệu lực đạt 100%, tỷ lệ sạch sán 100%. 5.2 Đề nghị 1. Cần nghiên cứu sâu hơn bệnh Fasciola spp để tạo cơ sở cho công tác phòng trị bệnh có hiệu quả hơn. 2. Tiếp tục nghiên cứu thêm về các bệnh ký sinh trùng khác ở trâu, bò, dê tại tỉnh Ninh Bình để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng trị tổng hợp. 3. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về bệnh ký sinh trùng trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi. 4. Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ, diệt vật chủ trung gian mầm bệnh, tẩy sán định kỳ cho gia súc, khi phát hiện gia súc mắc bệnh phải kịp thời điều trị. Người không nên ăn rau sống, không ăn các thức ăn sống, khi phát hiện có triệu chứng bị nhiễm sán lá gan thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Tài liệu tham khảo Tiếng việt. Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Xuân Dụ (1966), “Kết quả định loại giun sán súc vật nông nghiệp trong ngành nông trường quốc doanh” KHKT Nông nghiệp, 3, tr. 3 - 10. Vương Đức Chất (1994) “Vài nhận xét về sán lá gan trâu, bò ở ngoại thành Hà Nội và biện pháp tẩy trừ”, Tạp chí KHKT thú y, 1(5) tr. 90 - 91. Drozdz, F và Malclewski (1971), Nội ký sinh và bệnh ký sinh vật gia súc ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. Nguyễn Văn Diên (1997) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ ở những ký sinh trùng chủ yếu trên bò ở một số địa điểm thuộc Tây Nguyên hiệu lực của Okazan. Dovenix, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Hà Nội. Vũ Đăng Đồng, Hạ Thúy Hạnh (2003), “Một số nhận xét về tình hình nhiễm ký sinh trùng trên đàn dê nuôi tại Ba Vì - Hà Tây”, Tạp chí KHKT Thú y, 10(1), tr. 36 - 41. Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận (2004), Sán lá gan, NXB Y học Hà Nội. Lê Thanh Hòa, Nguyễn Thế Hùng, Giang Hoàng Hà (2008), “Kết quả định loài sán lá gan lớn thu thập tại lò mổ Hà Nội bằng phương pháp PCR”, KHKT Thú y, 15(3), tr. 50 - 55. Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Văn Khuê, Đào Văn Trung, Cao Xuân Ngọc và cs (2008), “Đặc điểm dịch tễ học một số bệnh ký sinh trùng truyền lây sang súc vật và người (Zooparasitic disease) ở Việt Nam”, Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp. Nguyễn Trọng Kim (1995) “Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò vùng ven biển Nghệ An và biện pháp tẩy trừ”, Tạp chí KHKT thú y, 2(4), tr. 70 - 72. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phan Địch Lân (1972), “Tình hình nhiễm sán lá gan ở Lào Cai”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Phan Địch Lân, Lê Hồng Căn (1972), “ Vài dẫn liệu về sinh thái học của loài ốc Lymnaea viridis và ốc Lymnaea swinhoei ký chủ trung gian của sán lá gan trâu, bò F. gigantica”, KHKT Nông ngiệp, số 8. Phan Địch Lân (1978), “Bệnh sán lá gan ở trâu bò Fasciola gigantica” Công trình nghiên cứu ký sinh trùng Việt Nam. Phan Địch Lân (1980). Bệnh sán lá gan trâu, bò do Fasciola gigantica ở phía bắc Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp - Hà Nội. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Lan, (1998), “Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc điều trị bệnh giun sán ở đường tiêu hòa dê”, Tạp chí KHT thú y, 5(4), tr. 48 - 52. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2005) Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Thị Lê (2000), Động vật chí Việt Nam, NXB KHKT Hà Nội. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990), Thực hành ký sinh trùng thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phan Lục và cs (1993) Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu, bò vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng trừ. Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1991 - 1993), NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 92 -94. Phan Lục, Vương Đức Chất, Trần Văn Quyên (1995), “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu, bò ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Báo cáo hội thảo khoa học thú y về ký sinh trùng thú y REI, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phan Lục, 1997. Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng Thú y. NXB Nông nghiệp – Hà Nội. Phan Lục, Trần Văn Quyên, Lê Thị Tuyết Minh, Nguyễn Văn Thọ (2001), “Ký sinh trùng truyền lây giữa trâu, bò và người ở một số địa điểm thuộc ngoại thành Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu KHKT, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hà Huy Ngọ, Nguyễn Thị Lê (1996), “Kết quả tình hình nghiên cứu sán lá gan và biện pháp phòng chống của đàn bò sữa Ba Vì, Hà Tây”, KHKT thú y tập III. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá (2008), “Bệnh sán lá gan lớn trẻ em”, Tạp chí y dược học quân sự, số 2/2008, tr. 59 - 66. Trần Văn Quyên (1996), Ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu ở một số tỉnh phía bắc. luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Quang Sức (2002), Bệnh của dê và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đào Hữu Thanh (1976) “Điều tra cơ bản và tẩy giun sán trên đàn bò Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, tr 308 - 313. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001), Dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, II, NXB KHKT Hà Nội. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y. NXB Nông Thôn, Hà Nội. Trịnh Văn Thịnh (1963), “Những nhận xét đầu tiên về sinh thái học một số loài ký sinh trùng chính ở gia súc nước ta”, tạp chí Khoa Học và Kỹ Thuật Nông nghiệp, (3) tr. 113 - 115. Nguyễn Văn Thọ (2003), “Sự phân tán và khả năng phát triển một số trứng giun sán lợn qua hệ thống bể Biogas”, Tạp chí KHKT Thú y, 10(3), tr. 22 - 27. Nguyễn Văn Thọ (2005), Khảo sát một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học, biện pháp phòng trừ Fasciolopsis buski ở lợn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), “Tình hình nhiễm sán lá gan và kết quả thí nghiệm Fascinex tẩy sán lá gan trâu, bò”, Tạp chí KHKT Thú y, 3(1) tr. 74 - 76. Lương Tố Thu, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Thúy, Lê Văn Năm, Trần Văn Bình (2000), “Hiệu lực của Fasciolid trị sán lá gan trâu bò”, Tạp chí KHKT Thú y, 7(1), tr. 50 - 53. Hồ Thị Thuận (1987), “Kết quả điều tra sán lá gan trâu bò và biện pháp phòng trừ”, KHKT Nông nghiệp, 2. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê (2007), NXB Thống kê Hà Nội. Trạm thú y huyện Nho Quan (2008), Báo cáo công tác thú y năm 2008 và kế hoạch công tác thú y năm 2009. Trạm thú y huyện Gia Viễn (2008), Báo cáo công tác thú y năm 2008 và kế hoạch công tác thú y năm 2009. Phan Thế Việt, Nguễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội Trần Văn Vũ (1997) Đặc điểm dịch tễ học của sán lá ký sinh ở trâu thuộc các tỉnh phía Bắc, vòng đời của sán lá dạ cỏ và thuốc phòng trị. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Hà Nội. Tiếng anh WHO (1995) Report of a WHO Study Group Geneva. WHO (2006) Guidelines ƒor drinking water qualyti - incorporating ƒirst addendum to third edition. Hansen M. and Perri B (1994), The epidemiology, diagnosix and control oƒ henminlth parasites oƒ ruminant in hand book. Josep and Boray (1994), Diseases oƒ domestic animals caused bay ƒluckes, FAO, Rome. Lectures Notes on vet. Epidemiology and economics. (1996), Indian Vet. Research Intitute, pp.735. Tiếng pháp Blaisa J. & C.P. Raccurt (2007), “Distomatose hespatobiliarire et eschinococcose - hydatidose des animaux domestiques en Haiti”, Rev.sci.tech.Oƒƒ.int.Epiz.., 26(3), pp. 741 - 746. Chollet J - Y. A. Martrenchar, D. Bouchel, A. Njoya (1994), “Epidémiologie des parasitoses digestives des jeunes bovins dans le Nord-Cameroun”, Revue Elev. Mesd. vét. Pays trop., 47(4), pp. 365 - 374. Christian M.,H.Bourgne, J.M. Toullieu, D. Rondelaud, G. Dreyfuss (2002), “Fasciola hepatica et Paramphistomum daubneyi; changements dán lé prévalences des infestations naturelles chez les bovins et chez Lymnaea truncatula dans le centre de la France au cours des 12 dernières annéé”, Veterinary Research (France), INRA (France), 33(5), pp. 439 - 447. Youssao A.K.I.., M.N. Assogba (2002), “Prévalence de la fasciolose bovine dans la vallée du fleuve Niger au Bénin”, Revue eslev. Mesd. vét. Pays. Tài liệu từ internet Triệu Nguyễn Trung (2008) Thuốc điều trị bệnh sán lá gan. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY09009.doc
Tài liệu liên quan