Lời mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá: “Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng”. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tr
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Như hầu hết các doanh nghiệp khác, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội cũng đang gặp một số khó khăn mặc dù đã tận dụng được công suất máy móc thiết bị cũng như nguồn trí lực, song quá trình thực hiện kế hoạch vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ vai trò to lớn của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội”.
Tiêu thụ sản phẩm là một mảng rất lớn trong hoạt động nói chung của các doanh nghiệp. Em không tham vọng cũng như chưa đủ khả năng để bao quát hết mọi vấn đề về tiêu thụ mà chỉ đưa ra một tình trạng khá phổ biến về tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam thông qua tình hình thực tế tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Đồng thời, qua đó xin phép đưa ra một số giải pháp kiến nghị để góp phần vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. Nội dung của bài viết chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Phần 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Phần 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bê tông của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Đề tài được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của GS-TS Nguyễn Kế Tuấn, sự giúp đỡ của các cô chú trong Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội, nhất là sự chỉ bảo của các cô, chú trong Phòng Kinh tế.
Do giới hạn về thời gian cũng như những kiến thức về thực tế và một số điều kiện khách quan khác, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội (gọi tắt là VIBEX) tiền thân là Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 05 năm 1961 theo quyết định số 472/BKT của Bộ Kiến trúc nay là Bộ Xây dựng, sau đổi tên là Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 01/06/1996, Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sát nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển chính như sau:
Giai đoạn 1961- 1989:
Công ty có tên là: Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội.
Năm 1961-1989: Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội - Bộ Xây dựng.
Năm 1982-1989: Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Trong giai đoạn này nhà máy được tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1978 và Huân Chương Lao động hạng Nhì năm 1984.
Giai đoạn từ 1989-1995:
Công ty mang tên là Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội trực thuộc Bộ Xây dựng.
Giai đoạn 1995 đến nay:
Tháng 4 năm 1995, Xí nghiệp Liên hiệp Bê tông Xây dựng Hà Nội về trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (QĐ số 215/BXD-TCLĐ ngày 03/04/1995) và đổi tên thành Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Giai đoạn này Công ty tập trung đầu tư thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ.
Trong giai đoạn này, Công ty vinh dự được Bộ Xây dựng tặng Bằng khen đơn vị lao động giỏi 5 năm (1991-1995).
Năm 2002, Công ty đã đón nhận Huân chương Lao động hạng I do Nhà nước trao tặng.
Để hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, Công ty đã tổ chức hệ thống theo tiêu chuẩn ISO và đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 tháng 04 năm 2001.
Là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua 40 năm hoạt động, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m³ các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của đối tác trong và ngoài nước.
Địa điểm: Trụ sở Công ty đóng tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.
Công ty có 19 đơn vị gồm: 7 xí nghiệp trực thuộc, 1 trung tâm, 8 phòng ban nghiệp, 2 chi nhánh và 1 trường mầm non.
Tổng giá trị tài sản đến 31/12/2002 là 197.758 trđ. Công ty có 174.620 m² đất sản xuất công nghiệp và đất ở, đất công trình công cộng với đầy đủ cơ sở có hệ thống thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp và thi công xây dựng công trình với quy mô lớn.
Hình thức sở hữu vốn: Thuộc sở hữu Nhà nước.
Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp.
Tổng số công nhân viên hiện nay: 740 người, trong đó nhân viên quản lý: 65 người.
II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ
1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty.
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng Công ty và theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Xây dựng của Nhà nước, bao gồm:
- Sản xuất các sản phẩm bê tông (cột điện, ống nước, cấu kiện, bê tông thương phẩm…), sản xuất vật liệu xậy dựng, kết cấu thép trong xây dựng, sản xuất chế tạo và gia công các mặt hàng cơ khí.
- Thi công công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
- Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.
- Xây dựng lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện.
- Xuất khẩu và nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị thi công xây dựng.
- Đầu tư phát triển kinh doanh nhà, vật tư, thiết bị và vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ bê tông nhiệt đới.
- Thiết kế chế tạo thực nghiệm thiết bị chuyên dùng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ bê tông.
- Tư vấn chất lượng các sản phẩm bê tông.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của luật pháp.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước phù hợp với luật pháp chính sách của Nhà nước và điều lệ của Công ty với phương châm:
“VIBEX sẵn sàng liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước”.
- Ngoài việc sản xuất các sản phẩm bê tông là chính Công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sự lớn mạnh của Công ty.
- Ngoài các nhiệm vụ nói trên Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội còn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Bảo toàn và phát triển vốn được giao.
+ Thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty… Cho đến nay Công ty vẫn hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ trên.
2. Đặc điểm về tổ chức quản lý - sản xuất.
2.1. Tổ chức quản lý.
Công tác quản lý là một khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó thực sự cần thiết và không thể thiếu, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bộ máy quản lý của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã nhiều lần tinh giảm, đến nay Công ty đã tổ chức một bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ quản lý một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc-người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của Công ty, 2 Phó Giám đốc, 8 Phòng ban- mỗi Phòng ban có một chức năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ, 7 Xí nghiệp, 1 Trung tâm, 2 Chi nhánh tại Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh, 1 trường mầm non và các phân xưởng trực thuộc được bố trí hợp lý đảm bảo từ khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sau đây là cơ cấu tổ chức của Công ty:
2.2. Tổ chức sản xuất.
Hệ thống tổ chức sản xuất gồm:
+ Xí nghiệp bê tông đúc sẵn chèm: Chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp như: cột điện ly tâm, ống nước ly tâm, panel các loại, cấu kiện cọc, sàn, móng, dầm, dải phân cách và bê tông thương phẩm.
+ Xí nghiệp xây dựng số 1: Chuyên thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, trang bị điện nước dân dụng, hoàn thiện và trang trí nội thất.
+ Xí nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn: Chuyên đầu tư xây dựng phát triển nhà ở để kinh doanh, thi công các công trình dân dụng. Lắp đặt điện nước, hoàn thiện và trang trí nội thất.
+ Xí nghiệp xây dựng và chống thấm chuyên ngành: Chuyên chống thấm các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng và xây dựng các cơ sở hạ tầng.
+ Xí nghiệp cơ khí vật liệu xây dựng: Chuyên kinh doanh các dịch vụ vật liệu xây dựng, sản xuất các cấu kiện kim loại, khuôn mẫu bằng thép, mở các cửa hàng đại lý.
+ Trung tâm nghiên cứu công nghiệp bê tông nhiệt đới: Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực bê tông nhiệt đới. Thực hiện các dịch vụ khoa và công nghệ về thử nghiệm vật liệu, tư vấn chất lượng sản phẩm bê tông và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực có liên quan.
Như vậy bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty khá hoàn thiện, việc phân công chức năng và các nhiệm vụ quản lý sản xuất được quy định rõ ràng.
Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm: phân xưởng tạo hình, phân xưởng cốt thép, phân xưởng trộn I, phân xưởng trộn II, phân xưởng trộn III, phân xưởng gạch Blook.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông.
Trộn
Cát,
xi măng, sắt, phụ
gia
Sản xuất tạo hình
bê
tông
Dưỡng hộ,
bảo dưỡng
Tháo dỡ
sp
và hoàn thiện
Nguyên
vật
liệu
KCS
Gia công thép
Nhập kho
Sản phẩm chính của Công ty là bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn:
* Đối với bê tông thương phẩm: sau khi xi măng, cát, đá, được mua về, được kiểm tra đưa vào từng kho. Cát và đá sẽ được sàng, rửa sạch sau đó được trộn với xi măng và nước theo tỷ lệ nhất định. Bê tông qua kiểm tra sẽ được vận chuyển đến nơi giao hàng.
* Đối với bê tông đúc sẵn: ngoài bê tông thương phẩm đã được trộn sẵn còn cần đến sắt, sắt sau khi mua về qua kiểm tra được nhập kho, sau khi cắt nối được tạo thành tổ hợp khung cốt thép, tiếp đến cốt thép và bê tông thương phẩm được lên khuôn, tĩnh định, dưỡng hộ, tháo khuôn, kiểm tra chất lượng rồi nhập kho và giao hàng.
Do đặc tính của bê tông như tính định hình và tuổi thọ sản phẩm nên mỗi giai đoạn công nghệ cần có một giới hạn về mặt thời gian nhất định như bê tông thương phẩm thời gian vận chuyển tối ưu là 1h, bán kính tối ưu là 20km; đối với bê tông đúc sẵn cần một khoảng thời gian để tĩnh định và dưỡng hộ mới được tháo khuôn…
3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.1. Thực trạng máy móc thiết bị.
Do yêu cầu của sự phát triển, khoa học công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại. Do vậy Công ty phải không ngừng đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như sản phẩm:
+ Bê tông nhẹ.
+ Bê tông dự ứng lực.
+ Các dạng bê tông đặc biệt khác có thể chống va đập, chống mài mòn.
Thực tế, năng lực thiết bị được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Năng lực thiết bị hiện có.
tt
Tên thiết bị
SL
Nước SX
Công suất
1
Trạm trộn bê tông C1
1
Pháp-ViệtNam
45m³/h
2
Trạm trộn bê tông C2
1
Việt Nam
45m³/h
3
Trạm trộn bê tông C3
1
Trung Quốc
20m³/h
4
Trạm trộn di động ORU-LINTEC
1
Singapor
60m³/h
5
Trạm trộn bê tông BM-60
1
Việt Nam
60m³/h
7
Xe trộn VC bê tông KAMAZ
4
Liên Xô
4m³/h
8
Xe trộn VC bê tông Hyundai
6
Hàn quốc
6m³/h
9
Xe trộn VC bê tông Ssangyong
6
Hàn quốc
6m³/h
10
Xe bơm cần
1
Nhật
100m³/h
11
Xe bơm cần
1
Nhật
60m³/h
12
Dây chuyền ly tâm sản xuất cột điện số I
1
Việt Nam
60m³/h
13
Dây chuyền ly tâm sản xuất cột điện dự ứng lực số III
1
Việt Nam
60m³/h
14
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống nước
1
Việt Nam
60m³/h
15
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống nước
1
Việt Nam
60m³/h
16
Dây chuyền sản xuất ống nước cao áp
1
Pháp
ONCAf400-f1000
17
Dây chuyền sản xuất cột điện & cọc móng ly tâm
1
Hàn quốc
Cột, cọc
4-20m
18
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống thoát nước
1
Việt Nam
áp lực sử dụng 6 bar
19
Dây chuyền sản xuất các loại panel dân dụng
1
Việt Nam
-
20
Dây chuyền sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn
1
Việt Nam
-
Ngoài ra còn có các thiết bị chính sản xuất bê tông sau:
- Hai dây chuyền sản xuất ống thoát nước chịu cấp tải lớn nhất H30, XB80 tấn.
- Các loại thiết bị nâng (từ 3-15 tấn): 25 chiếc.
- Một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chuyên ngành theo QĐ Số 67/BXD-KHCN của Bộ Xây dựng ban hành ngày 06/03/1996.
- Một xưởng cơ khí nhiều thiết bị chuyên dùng phục vụ sửa chữa thiết bị của Công ty và chế tạo các thiết bị sản xuất bê tông.
- Hai trạm biến áp: 400-630 KVA.
- Bốn máy phát điện di động công suất từ 10-240 KVA.
- Bảy nồi trộn bê tông dung tích từ 80-320 l.
- Hai giếng khoan công suất 70-160m³/h.
Công ty có truyền thống phát huy sáng kiến và hợp lý hoá sản xuất. Nhiều cán bộ công nhân lành nghề chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong công việc để có được những sáng kiến góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả:
- Tự thiết kế và thi công trạm trộn bê tông công suất 40m³/h làm lợi 350 trđ.
- Thay đổi phương án thử mối nối của ống nước áp lực cao, làm lợi 80 trđ.
- Nghiên cứu tự sản xuất ra dầu chống dính không màu để bôi khuôn sản xuất cấu kiện, làm lợi 25 trđ/năm.
- Nghiên cứu chế tạo các loại phụ tùng cho ống nước cao áp (tê, cút, đường cong, đường gấp khúc…), làm lợi 32 trđ.
- Nghiên cứu cải tiến hệ thống kéo căng thép trước khi đưa vào sản xuất, làm lợi 40 trđ.
Trong 5 năm (1997 - 2001) Công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị, phục vụ sản xuất, tăng năng lực tái sản xuất mở rộng với tổng trị giá 29,2 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện đổi mới kỹ thuật, công nghệ đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã trải qua các bước thăng trầm, đặc biệt thời kỳ 1995-1997, đến nay vẫn giữ được vai trò đầu ngành sản xuất bê tông trên thị trường miền Bắc và miền Trung và là đơn vị làm ăn có hiệu quả.
4. Đặc điểm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề quá phức tạp song lại đòi hỏi phải cung ứng kịp thời, đủ, đúng chủng loại để đảm bảo cho chất lượng bê tông. Trong quá trình sản xuất để tăng năng suất, tăng hiệu quả thì chúng ta phải giảm thiểu chi phí phấn đấu hạ giá thành. Chính vì vậy các đợt cung ứng nguyên vật liệu đều phải thông qua hợp đồng kinh tế để biết được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm… từ đó trao đổi về phương thức thanh toán, có thể thanh toán trọn gói hoặc theo tiến độ hợp đồng. Chủng loại nguyên vật liệu chính của Công ty gồm cát, đá, xi măng và sắt. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là nhiệm vụ của xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ, đơn mua nguyên vật liệu căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và lệnh của Giám đốc.
Công nghệ sản xuất bê tông đòi hỏi rất chặt chẽ về loại nguyên vật liệu, mặt khác bê tông cốt thép là một loại vật liệu hỗn hợp, chủng loại nguyên vật liệu trên thị trường rất đa dạng và phong phú chính vì vậy việc tìm nguồn mua cũng rất quan trọng.
Nguồn cung cấp vật tư cho sản xuất bê tông:
+ Xi măng:
- Nhà máy xi măng Chifon - Hải Phòng: được ký với các đại lý hoặc với Công ty vận tải thuỷ I.
- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch - Hải Dương.
- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn - Thanh Hoá.
- Nhà máy xi măng Bút Sơn - Ninh Bình, mua chủng loại mặt hàng sau:
PCB 30 ở dạng bao.
PCB 40 ở dạng rời.
- Nhà máy xi măng Hoàng Mai: cung ứng theo phương thức bên bán mang đến theo hợp đồng.
+ Đá: - Lương Sơn - Hoà Bình.
- Thống Nhất - Hưng Yên.
- Thuỷ Nguyên - Hải Phòng…
+ Cát: - Việt Trì - Vĩnh Phúc.
+ Thép: - Công ty thép Thái Nguyên.
- Liên doanh VSC - POSCO.
- Liên doanh VINAUSTELL.
+ Sắt, thép: do doanh nghiệp tự khai thác đầu vào hoặc do đơn vị đặt hàng yêu cầu.
Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm và coi trọng, cùng đó là hiệu quả, giá thành sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn một nửa. Do đó việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt sản phẩm bê tông, sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ các nguyên vật liệu như: Cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép, phụ gia. Tuy nhiên các sản phẩm bê tông các loại thì không thể giảm chi phí nguyên vật liệu dưới mức thông số kỹ thuật cho phép hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu, khi đó sản phẩm sẽ kém chất lượng, không thể tiêu thụ được. Thay vào đó, để giảm chi phí thì chỉ thực hiện bằng cách tiết kiệm tối đa hao hụt và lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản. Để tiết kiệm nguyên vật liệu hao hụt doanh nghiệp cần phải:
Tổ chức kiểm tra chặt chẽ công tác bảo quản nguyên vật liệu, cân đong theo công thức kỹ thuật.
Tổ chức sản xuất theo một dây chuyền khép kín đồng bộ.
Nâng cao công tác thăm dò và kiểm tra nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ sản xuất.
Quy định định mức hao phí nguyên vật liệu cho phép…
5. Đặc điểm về lao động.
(Xem bảng trang sau)
Bảng 2: Cơ cấu lao động
Năm
Tổng số lao động sử dụng
Cơ cấu lao động
Thu nhập bình quân (1000đ)
Số lao động trong danh sách
Nộp bảo hiểm xã hội (trđ)
Theo tính chất
Theo độ tuổi
Theo giới tính
Trong đó
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Lao động dưới 40 tuổi
Lao động trên 40 tuổi
Lao động Nam
Lao động Nữ
Đại học
Trung cấp
Công nhân
Bình quân bậc thợ
1999
1.108
701
504
636
65
560
141
428
273
105
49
547
4/7
680
2000
1.042
695
568
630
65
549
146
438
257
105
49
541
4/7
685
2001
1.044
721
975
658
63
584
137
440
281
119
57
545
4,5/7
748
2002
1.087
740
1.035
675
65
621
119
474
266
124
58
558
4,5/7
983
Qua bảng trên về lao động cho thấy thực trạng tình hình đội ngũ lao động trong Công ty hiện nay. Tổng số lao động sử dụng là khá lớn, năm 1999 là 1.108 lao động, năm 2002 là 1.087 lao động và dự kiến năm 2003 số lao động sử dụng là 1.255 lao động. Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên Công ty liên tục tăng, năm 1999 là 680 ngàn đồng, đến năm 2002 là 983 ngàn đồng và dự kiến năm 2003 thu nhập bình quân 1 cán bộ công nhân viên là 1 triệu đồng.
Số lao động có trình độ đại học khá cao, năm 2002 là 124 người, trong đó có 1 học vị tiến sĩ, bậc thợ bình quân là 4,5/7. Trong tổng số lao động sử dụng, số lao động trong biên chế (danh sách) năm 1999 là 701 lao động và đến năm 2002 là 740 lao động, dự kiến năm 2003 là 765 lao động, tương ứng với số tiền nộp bảo hiểm xã hội là 504 trđ năm 1999, năm 2001 là 975 trđ, dự kiến năm 2003 số tiền đó là 997 trđ.
Trong tổng số lao động trong biên chế, lao động nữ chiếm khoảng 35-40%, lao động nam chiếm 60-65%, tuổi đời cán bộ công nhân viên trên 40 tuổi chiếm 15-20%, dưới 40 tuổi chiếm 80-85%. Lao động gián tiếp giảm đáng kể: năm 1997 là 192 lao động, năm 1998 là 64 người, từ năm 1999 đến năm 2002 là 65 người (chiếm khoảng gần 10%). Bên cạnh lao động trong biên chế và lao động hợp đồng dài hạn, Công ty luôn huy động lực lượng lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thuê theo vụ gần 30% tổng số lao động sử dụng bình quân. Điều này cho thấy Công ty có thể huy động một cách có hiệu quả nguồn lao động bên ngoài khi cần thiết và tránh được gánh nặng khi nhu cầu sản xuất thấp. Đây là một cố gắng rất lớn trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động dư ra được chuyển dịch thành các tổ đội hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi, tự trang trải dưới sự giám sát của Công ty.
6. Đặc điểm cơ cấu vốn và tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 3: Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
Đvt: trđ
Nội dung
Năm
1999
2000
2001
2002
1.Tài sản lưu động
+Tiền hiện có
71.635
2.141
88.258
2.693
92.783
2.476
137.724
2.867
2.Tài sản cố định
43.475
44.974
54.702
60.061
3. Nợ phải trả
+Nợ ngắn hạn
100.703
72.684
118.705
90.413
132.562
100790
182.753
141.360
4. Vốn chủ sở hữu
+Vốn kinh doanh
. Ngân sách cấp
. Tự bổ xung
14.406
13.794
9.571
4.223
14.526
13.794
9.571
4.223
14.923
13.267
9.004
4.223
15.031
13.267
9.044
4.223
5. Doanh thu
66.975
81.355
129.018
176.078
6. Lợi nhuận sau thuế
381
450
1.067
598
7. Tổng tài sản
115.110
133.232
147.485
197.758
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được kết quả đáng khích lệ, doanh thu liên tục tăng qua các năm, năm 1999 là 66.975 trđ, năm 2000 là 81.355 trđ tăng 14.380 trđ so với năm 1999 (tốc độ tăng trưởng 21%), đến năm 2001 là 129.918 trđ, năm 2002 là 176.078 trđ đó là những con số đáng mừng. Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng tăng từ 381 trđ năm 1999; 450 trđ năm 2000 và năm 2001 là 1.067 trđ, năm 2002 là 598 trđ. Tổng tài sản cũng tăng từ 115.100 trđ năm 1999 đến năm 2002 là 197.785 trđ là do doanh nghiệp không ngừng đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải… Các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu nội bộ tăng không ngừng, các khoản phải thu thường chiếm khoảng 55-75% tổng tài sản lưu động. Các khoản nợ phải trả chiếm một khối lượng lớn trong tổng vốn khoảng 88-92% mà chủ yếu là vay.
6.1. Cơ cấu vốn.
Bảng 4: Cơ cấu vốn.
Chỉ tiêu
Năm(%)
1999
2000
2001
2002
1. Tài sản cố định/ Tổng tài sản
37,77
33,76
37,09
30,37
2. Tài sản lưu động/Tổng tài sản
62,23
66,24
62,91
69,63
3. Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
0,57
0,55
0,83
0,34
4. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
2,64
3,10
7,15
3,98
5. Vốn kinh doanh/Vốn chủ
95,75
94,96
88,90
88,26
Là Công ty Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, vì vậy vốn do Ngân sách cấp chiếm khoảng 70% vốn kinh doanh; vốn chủ sở hữu tương đối ổn định chiếm khoảng 10-15% tổng vốn, vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn 90-96% tổng vốn chủ sở hữu cho ta thấy Công ty đã bảo toàn được vốn do Nhà nước cấp. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng vốn giảm dần từ 12,5% năm 1999; năm 2000 là 10,9%; năm 2001 là 10,1% và xuống còn 7,6% năm 2002 tức vốn chủ là 15.031 trđ đó là tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn.
Tổng vốn kinh doanh liên tục tăng từ 115.110 trđ năm 1999 lên tới 197.785 trđ năm 2002 trong đó vốn lưu động tăng 66 tỷ đồng, vốn cố định tăng 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn là chưa hợp lý, tỷ trọng vốn cố định năm 1999 là 37,77% giảm xuống còn 30,37% năm 2002; tỷ trọng vốn lưu động tăng từ 62,23% năm 1999 lên đến 69,63% vào năm 2002. Năm 2002 cơ cấu này là 30,37% vốn cố định và 69,63% vốn lưu động, tỷ trọng này là chưa hợp lý, là doanh nghiệp vì vậy tỷ trọng vốn cố định trong doanh nghiệp là thấp.
Chỉ số doanh lợi tiêu thụ năm 1999 là 0,57%; năm 2000 là 0,55%; năm 2001 là 0,827% và năm 2002 giảm xuống còn 0,34%; chỉ số này là thấp, chưa tốt đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số doanh lợi vốn lại tăng lên từ 2,64% năm 1999; năm 2000 là 3,1% và lên tới 7,15% năm 2001 và năm 2002 chỉ còn 3,98% đây là chỉ số khá tốt và được doanh nghiệp quan tâm.
6.2. Tình hình tài chính.
Bảng 5: Tình hình tài chính.
Chỉ tiêu
Năm(%)
1999
2000
2001
2002
1.Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng tài sản
87,48
89,09
89,88
92,39
2.Tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn
98,55
97,61
92,05
97,42
3. Tiền hiện có/Tổng nợ ngắn hạn
2,94
2,98
2,41
2,03
4. Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả
72,17
76,16
76,03
77,35
Như đã phân tích ở trên, các khoản nợ phải trả là khá cao, năm 1999 là 87,48% so với 115.110 trđ giá trị tổng tài sản, năm 2000 là 89,09%; năm 2001 là 89,88% và lên tới 92,39% so với 197.758 trđ giá trị tổng tài sản năm 2002. Trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm từ 72-77%, đây là con số khá cao do vậy Công ty cần tập trung vào những khoản vay dài hạn.
Khả năng thanh toán chung (Tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn) là tốt khoảng 92-98% tổng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh (Tiền hiện có/Tổng nợ ngắn hạn) là rất thấp vào khoảng 2-3%.
Qua việc phân tích cơ cấu vốn và tình hình tài chính doanh nghiệp, ta thấy rằng tình hình vốn sản xuất kinh doanh nhìn chung là tốt, quy mô tổng vốn tăng, bảo toàn được vốn kinh doanh và vốn chủ. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn chủ trong tổng vốn còn thấp, khả năng thanh toán nhanh rất thấp. Vì vậy Công ty cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tăng cường các biện pháp tiếp thị và thu hồi vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần 2. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
I. Tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Là một trong những đơn vị đầu tiên của miền Bắc Việt Nam cung cấp các sản phẩm bê tông, qua 40 năm hoạt động, VIBEX đã cung cấp hàng trăm ngàn m3 bê tông các loại cho các công trình như: Tháp Trung tâm Hà Nội, Khách sạn Horizon, Nhà máy nhiệt điện Phả lại II, Văn phòng phát triển toà nhà Đệ nhất, Liên doanh Khách sạn Quốc tế và Trung tâm Thương mại Hồ Tây, Đại sứ quán Australia, Khu Công nghiệp Nomura-Hải Phòng, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Tam Điệp, các công trình cấp thoát nước miền Bắc và miền Trung…
Sản phẩm chính của Công ty là các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm xây lắp, ngoài ra còn các sản phẩm hàng hoá khác như: kinh doanh nhà, giá trị kinh doanh khác…
Trong giới hạn đề tài, em xin được chú trọng và đề cập sâu đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như: cột điện, ống nước, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm…
1. Đặc điểm và tính năng sử dụng.
1.1. Đặc điểm sử dụng.
+ Bê tông thương phẩm: là sản phẩm sau khi trộn xi măng, cát, đá và nước theo tỉ lệ nhất định. Nếu công trình ở xa ta có thể trộn khô, trước khi đến chân công trình thì mới trộn thêm nước để hoàn thành sản phẩm, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo bằng bê tông tươi. Bê tông thương phẩm thời gian vận chuyển tối ưu 1h, nếu có thêm phụ gia khoa học mới chỉ kéo dài thời gian sử dụng tối đa 3h, bán kính vận chuyển tối ưu là 20km, chính vì cự ly vận chuyển ngắn nên bê tông thương phẩm chủ yếu tiêu thụ ở khu vực Hà Nội (chiếm khoảng 60% khối lượng đầu ra, khoảng 60% giá trị sản xuất hàng hoá), tuy nhiên lợi nhuận thấp. Hiện nay bê tông thương phẩm đang ở đỉnh của sự thịnh vượng.
+ Cột điện: cột điện là sản phẩm truyền thống và lâu đời nhất của Công ty, ngày nay Công ty thay thế cột điện vuông bằng cột điện ly tâm, chịu sức gió bão tốt, không bị cong, gãy. Hiện nay nhu cầu trên thị trường đang bão hoà và theo dự kiến dự án năng lượng nông thôn, ta có thể tiêu thụ sản phẩm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
+ Cọc móng: sản phẩm nặng, cồng kềnh và thường được sử dụng ở các công trình lớn như sân bay, bến cảng, kè kênh mương… chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội. Hiện nay sản phẩm cọc vuông được thay thế bằng cọc tròn ly tâm.
+ống nước ly tâm: nặng, cồng kềnh vì vậy phạm vi tiêu thụ gần, nếu tiêu thụ ở xa thì chi phí rất lớn.
+ Gạch nhẹ, bê tông nhẹ: đặc điểm là giảm tải trọng, cách âm cách nhiệt tốt so với gạch thông thường, đây chính là sản phẩm gối đầu cho tương lai và theo nhu cầu thị trường hiện nay.
+ Panel: thời kỳ phát triển nhất vào khoảng năm 1970-1990, hiện nay sản phẩm không còn được tiêu thụ, thay thế nó chính là bê tông thương phẩm (hiện nay đang xây dựng trạm trộn ở Tam Điệp-Ninh Bình).
Trên đây là các sản phẩm công nghiệp chính của Công ty, ngoài ra còn có một số hàng hoá khác như: dải phân cách, chất phụ gia, vận chuyển hàng hoá…
1.2. Tính năng sử dụng.
1.2.1.Ưu điểm.
- Tính toàn khối: sản phẩm có thể tạo hình theo ý muốn, bê tông đúc sẵn là một khối vững chắc có thể chịu đựng được dưới sự tác động của lực rất lớn. Tính chất này có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng có động đất, thời tiết khắc nghiệt… Ngoài ra bê tông cốt thép còn có khả năng ngăn được chất phóng xạ, đặc điểm này giúp bê tông được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tính bền lâu, giá thành bảo quản thấp: bê tông có độ bền đặc biệt, kết cấu cốt thép có thể phục vụ trong thời gian dài không hạn định (khoảng trăm năm) mà khả năng chịu lực không giảm thấp, chi phí về sử dụng và bảo quản thấp vì ít hư hỏng.
- Tính chống lửa trong phạm vi cháy 2h: đặc trưng tính chống lửa của bê tông cốt thép là khi có nhiệt độ bên ngoài vào khoảng 10000C, nếu lớp bê tông bảo vệ dày 2,5 cm thì sau 1h nó chỉ bị nung nóng đến khoảng 5000C.
1.2.2. Nhược điểm.
+ Trọng lượng bản thân lớn, quá trình thao tác nặng nhọc.
+ Bê tông có hệ số truyền âm, truyền nhiệt cao nên cần chi phí lớn để sử lý cách âm, cách nhiệt.
1.3. Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Trước đây, hình thức tiêu thụ của Công ty là theo hình thức địa chỉ, kế hoạch với giá bao cấp, thấp hơn so với giá thực tế sản xuất. Vì vậy, hoạt động của Công ty là không mang lại hiệu quả.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, khách hàng là người quyết định, là khâu trung tâm mà mọi hoạt động của Công ty phải hướng vào. Do vậy mà Công ty đã nhanh chóng thay đổi phương thức giao dịch, mua bán, thanh toán xoá bỏ sự phiền hà đối với khách hàng, cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Do đặc điểm sản phẩm cho nên việc phân phối sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng là được thực hiện thẳng từ nhà sản xuất đến khách hàng không áp dụng kênh phân phối trung gian như đại lý, các điểm bán buôn. Thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm.
Công ty
Bê tông Xây dựng Hà Nội
Các chủ đầu
tư
Xây dựng công trình
Phương thức mua hàng chủ yếu là thông qua hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng và hình thức đấu thầu.
Phương thức thanh toán bằng tiền, séc, chuyển khoản...
2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm của các sản phẩm bê tông là nặng, cồng kềnh, nên chi phí vận chuyển cao, việc di chuyển đi xa không có lợi (sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng lên cao). Do vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là trong nước mà tập trung ở khu vực thị trường miền Bắc và miền Trung. Trong đó, thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty, sản phẩm của Công ty đã rất quen thuộc với người dân miền Bắc đặc biệt là khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Các loại sản phẩm của Công ty đều đã có mặt trên thị trường này.
Ngoài ra các tỉnh phía Bắc như: TP Hải Phòng, Hải Dương, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tây, Quảng Ninh… đang dần trở._. thành khu vực thị trường tiềm năng của Công ty.
Khu vực thị trường miền Trung như: Quảng Nam - Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình…
Nguyên nhân của sự khác biệt về khả năng chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực trên của Công ty đó là sự xa cách về mặt địa lý, yếu tố cạnh tranh, và quan trọng hơn cả là các yêu cầu về kỹ thuật đối với sản phẩm bê tông các loại, sự chiếm lĩnh thị trường của Công ty sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau.
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Với ý nghĩa, kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, ý thức được vấn đề này Ban Lãnh đạo, cùng tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã tích cực hăng say lao động sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, sắp xếp lại tổ chức lao động, khai thác các tiềm năng vốn có của mình như: lao động, vật tư, vốn… Không ngừng phấn đấu vươn lên đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Bảng sau cho ta thấy rõ hơn tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua:
Bảng 6: Tổng hợp kết quả kinh doanh.
Đvt: trđ.
Chỉ tiêu
Tình hình thực hiện
KH
2003
(5)
So sánh(%)
1999
(1)
2000
(2)
2001
(3)
2002
(4)
2/1
3/2
4/3
5/4
1.Giá trị sxkd
110.064
124.423
152.427
178.330
197.000
113
123
117
110
2.Doanh thu
66.975
81.355
129.019
176.066
181.000
121
159
136
110
3.Lợi nhuận
381
450
1.067
598
1.275
118
237
56
213
4.Nộp ngân sách
2.026
1.091
3.638
1.001
1.6356
54
333
28
163
5.Thuế GTGT
1.667
620
3.430
719
584
37
553
210
81
Qua bảng trên ta có thể nhận xét rằng, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cùng ngành, nhưng với sự nỗ lực của Công ty vì vậy ta thấy Công ty luôn tăng trưởng cả về doanh thu và giá trị sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những năm gần đây, Công ty không ngừng thúc đẩy tiêu thụ bằng việc tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới, đổi mới và mở rộng mặt hàng sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm như: cột điện ly tâm, ống nước ly tâm, cọc tròn ly tâm bê tông thương phẩm, gạch nhẹ, dầu bôi trơn, các sản phẩm cơ khí… Nhờ đó mà Công ty đã thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giá trị sản lượng và doanh thu tăng lên qua các năm, uy tín ngày một nâng cao.
Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện năm 2000 quy mô tăng 14.359 trđ tức tốc độ tăng trưởng là 13% so với năm 1999; năm 2001 tăng 28.004 trđ so với năm 2000 tốc độ tăng khoảng 23%; năm 2002 tăng 25.903 trđ tức tốc độ tăng 17% so với năm 2001 và dự kiến kế hoạch giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 đạt 197.000 trđ.
Doanh thu cũng không ngừng tăng lên, năm 1999 là 66.975 trđ đến năm 2000 là 124.423 trđ tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 47.664 trđ tức khoảng tăng khoảng 59% so với năm 2000; năm 2002 tăng 47.047 trđ so với năm 2001 và dự kiến kế hoạch năm 2003 là 181.000 trđ. Đó là kết quả đáng mừng diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ác liệt. Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm từ 1999 đến 2001, năm 1999 là 381 trđ, năm 2000 là 450 trđ, đặc biệt năm 2001 là 1.067 trđ tăng 617 trđ so với năm 2000; tuy nhiên năm 2002 con số đó chỉ còn 598 trđ và kế hoạch năm 2003 lợi nhuận là 1.275 trđ.
Bên cạnh đó, trong khi các doanh nghiệp khác kinh doanh không hiệu quả, trốn thuế thì việc đóng góp của Công ty vào Ngân sách Nhà nước là rất lớn, năm 2000 nộp 1.091 trđ, năm 2001 nộp ngân sách 3.638 trđ và năm 2002 là 1.001 trđ, dự kiến năm 2003 là 1.635 trđ. Hàng năm Công ty nộp thuế giá trị gia tăng đều đặn, năm 1999 là 1.667 trđ, năm 2000 là 620 trđ, năm 2001 là 3.430 trđ tăng so với năm 2000 là 2.810 trđ là do năm trước Công ty còn chậm thuế đến năm sau nộp trả thuế.
Những kết quả đạt được đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và đặc biệt là sự năng động sáng tạo của Ban Lãnh đạo Công ty trong những năm gần đây. Quan sát biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tình hình sản xuất kinh doanh.
Đvt: trđ
Để thấy rõ hơn tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua, chúng ta xem xét đánh giá qua bảng giá trị sản xuất hàng hoá và doanh thu thực hiện của Công ty từ năm 1999-2002:
Bảng 7: Doanh thu và giá trị sản lượng hàng hoá.
Đvt: trđ
Chỉ tiêu
Thực hiện
KH 2003
(5)
So sánh(%)
1999
(1)
2000
(2)
2001
(3)
2002
(4)
2/1
3/2
4/3
5/4
Giá trị SXKD
110.064
124.423
152.427
178.330
197.000
113
123
117
110
1. Công nghiệp
66.975
71.800
72.440
83.004
91.520
107
101
115
110
2. Xây lắp
29.055
29.490
34.735
52.743
60.480
101
118
152
115
3. Hàng hoá khác
14.034
23.133
45.297
42.583
45.000
165
196
94
106
Doanh thu
66.975
81.355
129.019
176.066
181.000
121
159
136
103
1. Công nghiệp
43.049
47.891
72.923
74.580
87.000
111
152
102
117
2. Xây lắp
9.162
12.594
16.068
23.826
38.000
137
128
148
159
3. Hàng hoá khác
14.764
20.870
40.028
77.660
56.000
141
192
194
72
Qua bảng ta thấy giá trị sản xuất và doanh thu liên tục tăng qua các năm. Trong đó giá trị sản xuất và doanh thu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến là tỷ trọng sản phẩm xây lắp và hàng hoá khác. Điều đó thể hiện qua biểu sau:
Biểu 2: Giá trị sản xuất hàng hoá hàng năm.
Đvt: trđ
Bảng 8: Tỷ trọng sản phẩm hàng hoá.
Chỉ tiêu
Tỷ trọng(%)
1999
2000
2001
2002
KH2003
Giá trị sản xuất kinh doanh
100
100
100
100
100
1.Công nghiệp
61
58
48
46
46
2.Xây lắp
26
24
23
39
31
3.Hàng hoá khác
13
18
29
24
23
Từ biểu trên ta thấy, nhìn chung tình hình sản xuất hàng hoá của Công ty rất tốt, tốc độ tăng trưởng hằng năm cao. Mặt khác doanh nghiệp đang mở rộng danh mục hàng hoá và đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động của Công ty do đó hàng hoá khác tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng phát triển trong tương lai. Giá trị công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 45-60% giá trị sản xuất hàng hoá, tiếp theo là xây lắp chiếm 25-30%.
5. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
5.1. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
ở Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội, đơn vị khối lượng sản phẩm của bê tông thương phẩm là m3 còn với sản phẩm bê tông: cột điện, ống nước, cấu kiện… khi tiêu thụ đơn vị tính không phải là m3 mà là cột, ống, tấm, mét… Tuy nhiên để dễ tổng hợp tính toán và so sánh kết quả tiêu thụ sản phẩm cũng như công tác lập kế hoạch, căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, tất cả các sản phẩm bê tông đều qui về đơn vị “m3”. Có điều đáng chú ý ở đây là giá thành cho 1m3 bê tông cấu kiện thường lớn hơn rất nhiều so với bê tông thương phẩm.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta là khá cao, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về chủng loại vật liệu xây dựng nói chung và các sản phẩm bê tông nói riêng trên thị trường.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung cũng như sản xuất bê tông nói riêng, thì vấn đề sống còn hiện nay không chỉ là lo chạy vật tư, nguyên vật liệu như trước đây, mà chính là khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình. Cũng như bao Công ty khác Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã và đang phấn đấu hết sức mình nhằm không ngừng củng cố và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình, chính vì thế mà sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ rất tốt thể hiện ở bảng sau:
Bảng 9: Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm.
Chỉ tiêu
Khối lượng tiêu thụ (m3)
So sánh(%)
1999
(1)
2000
(2)
2001
(3)
2002
(4)
KH 2003
(5)
2/1
3/2
4/3
5/4
Tổng khối lượng tiêu thụ
52.625
63.507
67.026
76.604
94.390
121
105
114
123
1. Cột điện
4.247
5.048
4.841
3.775
5.550
119
96
78
147
2. ống nước
3.798
5.007
2.575
4.724
9.130
130
51
183
193
3. Panel
.540
76
6
0
0
14
8
0
-
4. Cấu kiện
3.687
3.436
8.971
8.122
9.420
93
261
90
116
5. Bê tông thương phẩm
40.353
49.940
50.633
59.983
70.290
123
101
118
117
Bảng kết quả tiêu thụ theo sản phẩm bên trên của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội cho ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty biến động rất rõ trong 3 năm trở lại đây. Các chỉ tiêu biến động liên tục, tình hình cụ thể như sau:
Tổng khối lượng bê tông tiêu thụ các loại năm 2000 so với năm1999 tăng 21% tương ứng với số tuyệt đối là 10.882 m3. Đến năm 2001 chỉ còn là 5% và đến năm 2002 là 14% tương ứng với số tuyệt đối là 9.578 m3.
Sản phẩm cột điện năm 2000 tăng so với năm 1999 là 19% tương ứng với số tuyệt đối là 801 m3, đến năm 2001 và năm 2002 sản lượng tiêu thụ giảm 0,4% và 22% là do nhu cầu cột điện đã bão hoà, xu thế hiện nay là lắp cáp ngầm thay thế cột điện ly tâm bởi lắp cáp ngầm có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ an toàn cao, không bị ảnh hưởng bởi thiên tai… Đối với ống nước, năm 2001 giảm 49% tức giảm khoảng 2.432 m3 so với năm 2000 và đến năm 2002 lại tăng trở lại, tăng 83% tức khoảng 2.149 m3. Cấu kiện có xu hướng tăng rõ rệt cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Sản phẩm bê tông thương phẩm vào năm 2000 tăng 23% so với năm 1999 tương ứng với số tuyệt đối là 9.587 m3. Nếu như năm 2000 nhu cầu tiêu dùng tăng vọt thì đến năm 2001 có xu hướng chững lại mức tăng chỉ có 1%, và đến năm 2002 tốc độ tăng trưởng lại đạt 18% tương ứng 9.350 m3 và kế hoạch năm 2003 tốc độ tiêu thụ tăng 17%.
Như vậy có thể kết luận rằng năm 2002 vừa qua tình hình tiêu thụ của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội là khả quan, có chiều hướng đi lên đặc biệt là sản phẩm cấu kiện và bê tông thương phẩm.
5.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.
Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.
Thị trường
Khối lượng tiêu thụ (m3)
Tỷ trọng (%)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
1. Khu vực Hà Nội và vùng lân cận
38.909
42.588
45.143
52.283
71,23
67,06
67,35
68,25
2. Các tỉnh miền Bắc
14.301
18.112
18.646
20.476
26,18
28,52
27,82
26,73
3. Các tỉnh miền Trung
1.415
2.807
3.237
3.845
2,59
4,42
4,83
5,02
Tổng khối lượng tiêu thụ
54.625
63.507
67.026
76.604
100
100
100
100
Qua bảng trên ta thấy: phần lớn khối lượng sản phẩm được tiêu thụ chính tại địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, thường chiếm tới 70% khối lượng sản phẩm tiêu thụ của cả Công ty. Mặc dù trên địa bàn Hà Nội, gặp phải các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khá mạnh như Công ty Bê tông Xây dung Thịnh Liệt, Công ty Bê tông Xây dựng Xuân Mai, Công ty Bê tông Xây dựng Vĩnh Tuy… Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ hàng năm ở mỗi thị trường đều tăng lên làm cho doanh thu của Công ty tăng lên.
Thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm tỷ trọng thấp khoảng 30% khối lượng tiêu thụ toàn Công ty, song hai thị trường này hứa hẹn nhiều triển vọng đối với Công ty. ở đây có 2 lý do chính dẫn tới thị phần thị trường ở hai khu vực này còn thấp là: đặc tính sản phẩm bê tông không vận chuyển đi xa được do đòi hỏi các điều kiện về kỹ thuật, mặt khác việc thúc đẩy tiêu thụ bằng việc phát triển thị trường về các thị trường xa thì việc vận chuyển sản phẩm là khó khăn, chi phí vận chuyển lớn.
Qua đó ta xác định việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ngay trên thị trường truyền thống, đây là hướng chủ yếu của Công ty.
Phát triển thị trường mới vào các vùng như các tỉnh phía Bắc, miền Trung nơi mà đang dần hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và đang trong quá trình đô thị hoá (đây chính là thị trường tiềm năng).
5.3. Tình hình biến động doanh thu theo khu vực địa lý.
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý.
Thị trường
Doanh thu (trđ)
Tỷ trọng (%)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
1.Khu vực Hà Nội và vùng lân cận
28.843
30.171
51.046
48.477
67
63
70
65
2.Các tỉnh miền Bắc
8.609
10.057
11.667
12.678
20
21
16
17
3.Các tỉnh miền Trung
5.597
7.663
10.210
13.425
13
16
14
18
Tổng doanh thu tiêu thụ công nghiệp
43.049
47.891
72.923
74.580
100
100
100
100
Qua bảng trên ta có nhận xét: doanh thu trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận chiếm từ 60-70% giá trị. Năm 1999 chiếm 67%, năm 2000 chiếm 63% tổng doanh thu bên sản xuất công nghiệp. Đặc biệt tháng 04 năm 2001, Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002 vì vậy công tác tiêu thụ đã được cải thiện rất nhiều. Công ty đã dành được khách hàng và tạo được uy tín lớn hơn tại khu vực địa bàn Hà Nội nên doanh số tiêu thụ đã tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Đây là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển tốt, ở khu vực này các công trình Công ty đã và đang tham gia như: Dự án ADB Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định, Làng Quốc tế Thăng long, Dự án cải tạo Quốc lộ 1A, Khu Công nghiệp Sài Đồng…
Khu vực miền Bắc cùng hoà mình xu thế đô thị hoá nhanh chóng của cả nước, nhu cầu về sản phẩm bê tông do đó tăng lên. Doanh số ở khu vực này tăng lên qua các năm và thường chiếm tỷ trọng khoảng 15-20%.
Riêng khu vực miền Trung sẽ là một khu vực đầy tiềm năng nếu Công ty tìm được các biện pháp giảm tối đa chi phí vận chuyển. Thực tế doanh thu chiếm 10-20% tổng doanh thu công nghiệp và về số tuyệt đối liên tục tăng từ 5.597 trđ năm 1999 và tới năm 2002 là 13.425 trđ. Hơn nữa, khu vực miền Trung đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đồng đều trên phạm vi cả nước. Đây chính là cơ hội cho các Công ty sản xuất bê tông nói chung, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội- một Công ty sản xuất bê tông lớn nhất miền Bắc nói riêng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Các dự mà Công ty đang tham gia cung cấp sản phẩm, tham gia thi công như: nâng cấp hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vinh và thị xã Hà tĩnh, Khu Công nghiệp Dung quất… ngoài ra Công ty đang tham gia cung cấp sản phẩm cho các dự án sửa chữa và nâng cấp hệ thống thoát nước 6 tỉnh miền Bắc, cung cấp cột điện cho Công ty điện lực 1, Điện lực Hà Nội.
Qua đó có thể đánh giá như sau:
Thị trường miền Bắc là thị trường thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, là thị trường mà Công ty đặt nền móng rất vững chắc, được sự tín nhiệm cao. Mặt khác đây là thị phần gần, chi phí vận chuyển, tiếp cận, thanh toán thuận lợi, nên Công ty cần có chính sách quan tâm đặc biệt nhằm không ngừng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này.
Bên cạnh đó thị trường miền Trung và các tỉnh phía Bắc cũng đang hứa hẹn một tiềm năng lớn cho Công ty trong thời gian tới điều này đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình.
Để thấy hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội ta quan sát bảng sau:
Bảng 12: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
Đvt: trđ
Chỉ tiêu
Doanh thu tiêu thụ
Tỷ trọng (%)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
Doanh thu tiêu thụ công nghiệp
43.049
47.891
72.923
74.580
100
100
100
100
1. Cột điện
13.887
15.071
19.841
15.920
32
31
27
21
2. ống nước
4.801
5.329
4.254
6.371
11
11
6
9
3. Panel
332
63
5
0
0,8
0,1
-
-
4. Cấu kiện
3..284
3.621
12.766
11.624
8
8
18
16
5.Bê tông thương phẩm
20.745
23.861
36.057
40.665
48
50
49
54
Qua bảng trên ta có nhận xét doanh thu bê tông thương phẩm chiếm 50-60%, doanh thu cột điện chiếm 20-30% tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, đây là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn đến doanh thu công nghiệp, là hai mặt hàng chủ lực của Công ty nó có tính quyết định đến tình hình biến động doanh thu tiêu thụ của Công ty.
5.4. Theo phương thức tiêu thụ.
Bảng 13: Kết quả tiêu thụ theo phương thức.
Phương thức tiêu thụ
Doanh thu (trđ)
Tỷ trọng (%)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
Tổng doanh thu công nghiệp
43.049
47.891
72.923
74.580
100
100
100
100
1. Hợp đồng
34.439
37.355
65.630
69.359
80
78
90
93
2. Bán thẳng
8.610
10.536
7.293
5.221
20
22
10
07
Qua bảng phân tích trên ta thấy phương thức tiêu thụ chủ yếu là hợp đồng bởi khi lên kế hoạch sản xuất chủ yếu Công ty căn cứ vào hợp đồng và lượng sản xuất dự phòng để sản xuất, hình thức chủ yếu Công ty áp dụng là hình thức đấu thầu và hình thức hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng, Công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất sản phẩm cùng với các gói thầu đã ký. Năm 2001 và năm 2002 doanh thu từ hình thức bán thẳng giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng điều đó chứng tỏ Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng, đó là hình thức ký kết hợp đồng có điều kiện ràng buộc pháp lý giữa hai bên. Mặt khác, các đơn hàng ký kết thường với khối lượng lớn do vậy phải ký kết hợp đồng, cho dù đó là khách hàng mới hay khách hàng truyền thống. Nếu như tỷ trọng bán thẳng năm 2000 là 22% thì đến năm 2002 con số đó là 7% là do nhu cầu tiêu dùng trực tiếp ở các hộ gia đình, uỷ ban… giảm và trong tương lai 100% sản phẩm bê tông được tiêu thụ theo hình thức hợp đồng. Để thấy rõ hơn mối tương quan giữa hai hình thức này ta quan sát biểu sau:
Biểu đồ 3: Kết quả tiêu thụ theo phương thức.
Đvt: trđ
5.5. Cơ cấu các yếu tố trong giá bán sản phẩm.
Là một Công ty kinh doanh sản phẩm bê tông và xây dựng, khâu nghiên cứu giá cả là một khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội, nó ảnh hưởng đến cả hoạt động tiêu thụ cũng như lợi nhuận của Công ty. Nếu định giá bán cao thì sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, ngược lại nếu định giá bán quá thấp thì Công ty sẽ bị thua lỗ, có thể đi đến phá sản. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra với Công ty trong việc định giá làm sao vừa thu hút được nhiều khách hàng vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
Hiện nay giá cả của sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội được xác định như sau:
Giá bán = Giá thành toàn bộ +Thuế doanh nghiệp + Lợi nhuận mong muốn
Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí gián tiếp
Trong giá thành công xưởng gồm giá trị nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, cát, đá sỏi, phụ gia, giá điện nước cho sinh hoạt của công nhân, ngoài ra còn có lương cho công nhân, khấu hao máy móc...
Trong chi phí gián tiếp gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển...
Trong điều kiện cạnh trnh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh để Công ty duy trì và phát triển thị phần của mình. Ta quan sát cơ cấu giá sau:
Bảng 14: Cơ cấu giá bán Cột điện, ống nước năm 2002.
Đvt: 1000đ/m3.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Tỷ trọng (%)
Cột điện
ống nước
Cột điện
ống nước
1. Giá bán
4.080
1.264
100
100
2. Giá thành công xưởng
3.721
1.158
91,2
91,9
3. Chi phí gián tiếp
306
95
7,5
7,5
4. Lợi nhuận
53
11
1,3
0,9
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng lợi nhuận/ doanh thu thấp, cột điện 1,3%, ống nước 0,9%, trong khi đó giá thành công xưởng chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% giá bán làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán sản phẩm.
Theo ý kiến của khách hàng, chất lượng sản phẩm của Công ty tốt hơn so với đối thủ trong ngành, tuy nhiên giá bán khá cao làm giảm tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý nguyên vật liệu, sử dụng hợp lý nhân công... phấn đấu hạ giá thành công xưởng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ phẩm.
Để quan sát rõ hơn cơ cấu tỷ trọng trong giá bán, xem bảng sau:
91,6%
0,9%
7,5%
91,2%
1,3%
7,5%
Biểu đồ 4: Cơ cấu tỷ trọng trong giá bán sản phẩm Cột điện, ống nước năm 2002.
Cột điện
ống nước
Như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty áp dụng hình thức giảm giá đối với khách hàng tiêu thụ khối lượng lớn, khách hàng truyền thống giúp Công ty đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra tuỳ vào thị trường tiêu thụ Công ty tăng giá bán khi nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên.
Qua đó, việc tăng (giảm) giá bán sản phẩm của Công ty là hợp lý, thể hiện sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác tiêu thụ của Công ty, góp phần nâng cao doanh thu và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là bảng giá một số chủng loại sản phẩm của Công ty:
Bảng 15: Giá bán một số chủng loại sản phẩm Cột điện, ống nước của Công ty năm 2002.
Sản phẩm
Mã hiệu sản phẩm
Đvt
Giá bán (đ)
Thuế GTGT (đ)
Tổng thanh toán (1000đ)
Cột
điện
1. LT 7A/140
Cột
476.190
23.810
500
2. LT 7,5B/140
Cột
54.000
27.000
567
3. LT 8B/140
Cột
595.238
29.762
625
4. LT 8,5B/140
Cột
649.524
32.476
682
5. LT 7,5/160
Cột
583.810
29.190
613
6. LT 8B/160
Cột
649.524
32.476
682
7. LT 8,5B/160
Cột
692.381
34.619
727
8. BG 8,5 ULT
Cột
836.190
41.810
878
9. T 10A
Cột
889.524
44.476
934
10. T 12A
Cột
1.357.143
67.857
1.425
11. T 14A
Cột
2.458.095
122.905
2.581
12. LT 14C (G6+N8)
Cột
4.319.048
215.952
4.535
13. LT 16C (G6+N10)
Cột
4.566.667
228.333
4.795
14. LT 18C (G8+N10)
Cột
5.122.875
256.143
5.379
15. LT 20C (G10+N10)
Cột
5.922.857
296.143
6.219
ống nước
1. D300´1(2,3,4)
m
62.857
3.143
66
2. D400´1(2,3,4)
m
77.143
3.857
81
3. D600´1(2,3,4)
m
140.952
7.048
148
4. D758´1(2,3,4)
m
220.000
11.000
231
5. Đ 1000A
m
420.952
21.048
442
6. F1250´1-A/120
m
620.952
31.048
652
7. F1500´1-A/120
m
743.810
37.190
781
8. F2000´1-A/150
m
1.240.000
62.000
1.302
Điều này được thể hiện rõ Công ty luôn cố gắng đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, khấu hao máy móc thiết bị... để hạ giá thành sản xuất.
5.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng.
5.6.1. Theo phạm vi lãnh thổ.
Như đã phân tích ở trên, do đặc điểm sản phẩm mà khách hàng chủ yếu là khu vực thị trường miền Bắc và miền Trung, trong đó thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty đặc biệt là khu vực Hà Nội và các vùng lân cận.
+ Thị trường miền Bắc: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh…
Khu vực này chiếm khoảng 60-70% tổng doanh thu của Công ty trong đó bê tông thương phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội và thường chiếm 70-75% doanh thu công nghiệp.
Khách hàng gồm: Điện lực Hưng Yên, Điện lực Vĩnh Phúc, Công ty Xây lắp điện I, Công ty Điện lực I, Công ty Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp, Công ty Xây lắp điện Hải Dương, Điện lực Hải Phòng, Điện lực Thái Bình, Điện lực Nam Định, Công ty khai thác và XD thuỷ lợi Việt Trì, Điện lực Lạng Sơn…
+ Thị trường miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình… khách hàng chủ yếu là các công trình điện, sửa chữa công trình giao thông ở các tỉnh như công trình trạm bơm Nghệ An, kè sông Hàn Đà Nẵng, Khu Công nghiệp Dung Quất… ngoài ra Công ty còn cung cấp sản phẩm cột điện, ống nước cho các Công ty, Tổng Công ty thi công xây dựng ở khu vực này.
5.6.2. Khách hàng truyền thống.
- Khách hàng chính của Công ty:
+ Các Công ty Xây lắp Điện miền Bắc Việt Nam từ Quảng Bình trở ra, các tỉnh biên giới Trung Quốc và Lào...
+ Các Công ty, tổ hợp xây dựng cấp thoát nước.
+ Các Công ty Xây dựng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
+ Các tập đoàn, Công ty ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Khách hàng truyền thống cũng là khách hàng chính của Công ty đó là các Công ty Xây lắp điện, Điện lực, các Công ty Xây dựng mà chủ yếu là ở khu vực miền Bắc, các sản phẩm công nghiệp cung cấp cho thị trường này khoảng 60% doanh thu công nghiệp, một số Công ty điển hình sau: Công ty Xây lắp điện I, Công ty Xây lắp điện Hải Dương, Điện lực I, Điện lực Hà Nội, Điện lực Hải Dương, Điện lực Thái Bình, Điện lực Hải Phòng, Công ty Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp, Công ty Công trình Giao thông 810, Công ty Xây lắp Năng lượng Sông Đà 11… Sau đây là một số công trình VIBEX đã cung cấp sản phẩm:
Bảng 16: Một số công trình lớn gần đây VIBEX đã cung cấp sản phẩm.
Đvt: trđ
Sản phẩm
Công trình
Năm
Giá trị thực hiện
Địa chỉ
Bê
tông
trộn
sẵn
1. Khách sạn International.
1997-1998
25.000
Hà Nội
2. Hà Nội Central Tower.
1997-1998
16.000
Hà Nội
3. Khách sạn Westlake.
1997-1998
12.000
Hà Nội
4. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II.
2000-2001
43.000
Hải Dương
Cọc móng
1. Nhà máy Xi măng Nghi Sơn.
1998
20.000
Thanh Hoá
ống
Nước
1. Công trình đường 5 từ km 0 đến km 47.
1997-1998
17.000
Hà Nội-Hải Phòng
2. Công trình đường Láng – Hoà Lạc.
1997-1998
10.000
Hà Nội
3. Dự án cải tạo nâng cấp QL1A.
2000-2001
12.000
Cột
điện
1. Công trình cải tạo lưới điện Quảng Ninh.
1996-2001
15.000
Quảng Ninh
2. Công trình cải tạo lưới điện 03 TP: Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định.
2000-2001
14.000
3. Công trình cải tạo lưới điện: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Nam Hà, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định...
2000-2002
15.000
6. Vị thế và thị phần thị trường sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của nước ta là khá cao, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về chủng loại nguyên vật liệu.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung cũng như sản xuất kinh doanh bê tông nói riêng, thì vấn đề sống còn hiện nay không chỉ là lo chạy vật tư, nguyên vật liệu như trước đây, mà là lo khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình. Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần có những phương hướng và biện pháp để giành lấy thị trường, mở rộng thị phần thị trường sản phẩm của Công ty, bên cạnh đó cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi cho Công ty vươn lên không ngừng tự khẳng định mình, sản xuất liên tục phát triển, thị trường ngày một mở rộng và thực tế điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 17: Thị phần thị trường sản phẩm của Công ty.
Đvt: %
Thị trường
sản phẩm
Thị phần thị trường sản phẩm của Công ty
Khu vực Hà Nội và vùng lân cận
Các tỉnh miền Bắc
Các tỉnh miền Trung
Cột điện
45
32
28
ống nước
43
25
15
Cọc móng
46
16
14
Cấu kiện khác
45
32
12
Bê tông thương phẩm
42
0
0
Nhìn chung, sản phẩm của Công ty chiếm thị phần lớn ở khu vực Hà Nội, cột điện chiếm 45%, ống nước 43%, bê tông thương phẩm 42% thị phần khu vực, thị phần khu vực miền Bắc và miền Trung chưa cao, đặc biệt bê tông thương phẩm chưa được tiêu thụ tại hai khu vực này, chắc chắn thị phần này sẽ được cải thiện khi trạm trộn bê tông Tam Điệp đi vào hoạt động.
Căn cứ vào bảng trên ta có nhận xét như sau: việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được tiến hành trên hai hướng:
+ Khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ ngay trên thị trường truyền thống, đây là hướng chủ yếu của Công ty.
+ Phát triển thị trường mới vào các vùng như các tỉnh phía Bắc, miền Trung nơi mà đang dần hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và đang trong quá trình đô thị hoá.
Trên 80% sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường miền Bắc, trung tâm là thành phố Hà Nội và vùng lân cận.
Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm Công ty phải có công tác chuẩn bị sản xuất:
+ Sản xuất dự phòng: đối với những sản phẩm điển hình như: cột điện ly tâm, ống thoát nước, và sản xuất dự phòng 30% so với kế hoạch.
+ Sản xuất theo hợp đồng: căn cứ vào bản hợp đồng để sản xuất đúng, đủ, đạt tiêu chuẩn.
Sau khi ký kết xong hợp đồng, đối tác có thể thanh toán theo tiến độ hợp đồng hoặc thanh toán trọn gói theo hợp đồng, hoặc có thể thanh toán trước 20-30% giá trị hợp đồng đã ký.
Phát huy tiềm năng về thị trường, doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm, năm 1999 là 66.975 trđ, năm 2000 là 81.355 trđ, năm 2001 là 129.019 trđ, năm 2002 là 176.066 trđ. Mục tiêu phấn đấu của Công ty năm 2003 đạt doanh thu là 181.000 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt doanh thu là 220 tỷ đồng và năm 2010 đạt 250 tỷ đồng.
6.1. Vị thế sản phẩm của Công ty so với đối thủ cùng nghành.
Với đặc tính của sản phẩm bê tông là nặng, cồng kềnh. Do vậy, như đã phân tích ở trên, thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, với một bán kính hẹp như vậy mà tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội và khu vực lân cận.
Sản xuất kinh doanh trong một thị trường hẹp và cạnh tranh gay gắt như vậy, VIBEX phải chịu sức ép rất lớn do sự cạnh tranh của các Công ty trong và ngoài nước. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 18: Các đối thủ cạnh tranh chính của VIBEX.
Tên Công ty
Nhóm sản phẩm chính
Bê tông tươi
Cột điện
ống nước
Cấu kiện khác
Cọc móng
Panel
Công ty Bê tông trộn sẵn Việt-úc
+
Công ty Kinh doanh Vật tư và Xây dựng
+
+
Công ty Bê tông Xây dựng Thịnh Liệt
+
+
+
+
+
+
Công ty Bê tông Xây dựng Vĩnh Tuy
+
+
+
Công ty Bê tông Xây dựng Xuân Mai
+
+
+
+
+
+
Công ty Bê tông Cầu Thăng Long
+
+
+
Công ty cầu 13
+
Công ty Vật liệu Xây dựng Sông Thương
+
+
+
+
+
Công ty Bê tông và Xây lắp Bưu điện
+
Công ty Bê tông-Thép Ninh Bình
+
+
Ngoài ra Công ty còn có các đối thủ cạnh tranh khác như: Công ty Bê tông Xây dựng Pháp Vân, Công ty Liên doanh Sản xuất Vật liệu Xây dựng SungeiWay Hà Tây, Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC, Công ty 19 LICOGI, Công ty Bê tông Xây dựng Hải Phòng…
Qua trên chúng ta có thể đánh giá rằng với một phạm vi thị trường hẹp, nhiều đối thủ cạnh tranh cùng chi phối, đòi hỏi Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội cần phải nỗ lực hơn nữa và xây dựng chiến lược phát triển riêng cho mình để tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với thị phần lớn, phạm vi thị trường rộng. Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, sự giúp đỡ của Nhà nước, Tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng…
7. Một số chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Tốc độ tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh ở bất cứ doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Nó chính là sự thể hiện mức độ tăng lên của khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua mỗi năm qua sự so sánh giữa khả năng tiêu thụ giữa năm này so với năm trước, thể hiện mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm có thể đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, công thức chung là:
Trong đó: Ct : Chỉ tiêu năm t
Ct + 1 : Chỉ tiêu năm (t + 1)
Công thức cho thấy tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu được đưa ra đánh giá, tuy nhiên có nhận xét chung như sau:
Nếu K < 1: Chỉ tiêu thực hiện năm nay kém hơn năm trước - Tốc độ tiêu thụ giảm.
Nếu K = 1: Chỉ tiêu không đổi giữa năm trước và năm nay - Công ty chưa tăng trưởng.
Nếu K > 1: Chỉ tiêu thực hiện năm nay cao hơn năm trước - Công ty thực hiện tốt công tác tiêu thụ.
1. Xét về mặt hiện vật.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0167.doc