Trường đại học ngoại thương
Khoa kinh tế ngoại thương
-----***-----
Khoá luận tốt nghiệp
Đề tài: Một số biện pháp thúc đẩy phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Lý
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thuý Hương
Lớp : Pháp 2 – K37D
hà nội - 2002
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Chương I: Những nội dung cơ bản TMĐT
3
I. Khái niệm chung về TMĐT:
3
1. TMĐT là gì ?
3
2. Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến TMĐT
3
3. Các loại hình TMĐT
10
II. Lợ
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ích của việc ứng dụng TMĐT
11
1/ Tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin thương mại
11
2/ Giảm được chi phí bán hàng và tiếp thị
12
3/ Kinh doanh sử dụng cửa hàng ảo - có thể kinh doanh tại nhà
13
4/ Nâng cao khả năng phục vụ và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng
14
5/ Dễ dàng đa dạng hoá mặt hàng
14
6/ Giảm chi phí sản xuất
16
7/ Hỗ trợ kỹ thuật, sử dụng sản phẩm cho khách hàng
18
8/ Thiết lập củng cố quan hệ đối tác.
18
9/ Tạo điều kiện tiếp cận kinh tế số hoá.
19
III. Các yêu cầu của TMĐT
19
1. Hạ tầng cơ sở công nghệ
19
2. HTCS nhân lực cho TMĐT
21
3. Bảo mật an toàn
21
4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động
23
5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
23
6. Bảo vệ người tiêu dùng
24
7. Tác động văn hoá xã hội của Internet
25
8. Hạ tầng cơ sở và pháp lý
26
9. Vấn đề lệ thuộc công nghệ
29
Chương II Thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam
31
I. Khái quát chung về TMĐT trên thế giới
31
1. Vài nét về TMĐT trên thế giới
31
2. Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT các nước
36
II. Thực trạng về TMĐT ở VN
42
1. Hạ tầng cơ sở cho TMĐT
42
2. Khái quát chung về quá trình phát triển TMĐT ở VN
54
3. Một số kết quả đạt được của TMĐT ở Việt Nam
59
4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đên sự phát triển TMĐT ở VN
69
Chương III. Một số biện pháp để thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam
75
Lời nói đầu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”. TMĐT bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức lớn cho người sử dụng.
TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu, tuy hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Toàn cầu đang hướng tới giao dịch thông qua TMĐT.
TMĐT đưa lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, mở rộng qui mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
TMĐT đã được đánh giá là một phát kiến quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Giờ đây, TMĐT có lẽ không phải là một chiến lược mà các quốc gia có thể lựa chọn hoặc không, bởi nếu quốc gia nào không nắm lấy cơ hội này sẽ có nguy cơ tụt hậu một cách nghiêm trọng. Cuộc cách mạng điện tử với việc kinh doanh điện tử sẽ là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển để tận dụng nhằm phát triển kinh tế của đất nước mình. Nếu không bắt kịp với bước tiến này khoảng cách của các nước đó đối với các nước phát triển sẽ còn gia tăng nhanh chóng. Do đó, phát triển TMĐT trở thành vấn đề có tính chất sống còn đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam.
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, cơ sở hạ tầng cho TMĐT chưa hình thành hoàn thiện, ngay cả việc nhận thức về TMĐT cũng còn sơ sài và chưa phổ biến trong dân chúng. Song Việt Nam đang bắt đầu xây dựng các qui định khung để hình thành ứng dụng TMĐT, tiếp đó xây dựng và thực hiện chương trình tổng thể ứng dụng TMĐT.
Nhận thức được một cách sâu sắc vai trò và lợi ích to lớn do TMĐT mang lại, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, kết hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Em chọn vấn đề “Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận của mình.
Ngoài Lời Nói Đầu và Kết Luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Những nội dung cơ bản về Thương mại điện tử.
Chương II: Thực trạng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương III: Một số biện pháp để thúc đẩy sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế của bản thân về lĩnh vực công nghệ thông tin và pháp luật cũng như những khó khăn trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót cần được điều chỉnh, bổ sung. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khoá luận hoàn thiện hơn.
Nhân đây, cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm kính trọng đối với tất cả các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là cô giáo Th.S Bùi Thị Lý, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2002
Sinh viên
Nguyễn Thuý Hương
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về Thương mại điện tử
I. Khái niệm chung về Thương mại điện tử.
1. Thương mại điện tử là gì .
Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “Cách mạng số hoá” thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin” mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành.
Thương mại điện tử – “Electrolic Commerce”, một số yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông tin qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là “thương mại không có giấy tờ”).
“Thông tin ”trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm các thư từ, các tệp văn bản , các cơ sở dữ liệu, các bản tính, bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ hoạ, quảng cáo…
“Thương mại ”- ( Commerce) được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.
Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thoả thuận phân phối, đại điện hoặc đại lý thương mại, ứng thác hoa hồng, tư vấn, xây dựng công trình…
Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (TMĐT) rất rộng bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa dịch vụ (Trade), nó chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của TMĐT.
2. Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến thương mại điện tử.
2.1 Quy trình thực hiện một hoạt động thương mại điện tử.
Một hoạt động thương mại điện tử diễn ra có thể được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại điện tử như một phương thức để quảng cáo giới thiệu hàng hoá, có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại điện tử như một công cụ để tiến hành các trao đổi giao dịch v v… Tuy nhiên xét một cách tương đối đầy đủ thì hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra theo một trình tự sau:
1- Doanh nghiệp xây dựng cho mình một cơ sở kinh doanh điện tử trên Internet. Đây được coi như là một trụ sở giao dịch, kinh doanh của doanh nghiệp.
2- Khách hàng tới cơ sở kinh doanh điện tử của doanh nghiệp, bằng cách truy cập vào địa chỉ trên Internet của cơ sở kinh doanh đó.
3- Khách hàng và doanh nghiệp tiến hành trao đổi các tài liệu, chứng từ điện tử.
4- Đặt hàng. Việc đặt hàng có thể dễ dàng thực hiện trên Iternet, chỉ đơn thuần bằng việc gửi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay gửi phiếu đặt hàng và chấp nhận cung cấp hàng. Tất cả quy trình này đều thực hiện trên Internet.
5- Giao hàng và thanh toán. Với một số dạng hàng hoá, người ta có thể thực hiện giao hàng ngay trên Internet, chẳng hạn: các sản phẩm phần mềm, tài liệu kỹ thuật hay bất cứ hàng hoá nào dưới dạng thông tin khác.
Cùng với quá trình giao hàng, thì việc thanh toán cũng diễn ra. Đối với những nước có hệ thống ngân hàng hiện đại, thanh toán có thể diễn ra ngay trên Internet, nhờ hệ thống thanh toán điện tử và tiền điện tử.
2.2 Cơ sở kinh doanh điện tử – Website.
Internet, với các tính năng đặc biệt của nó, đã giúp cho xã hội hình
thành nên một hình thức tổ chức mới đó là một hình thức tổ chức ảo. Tức là: các tổ chức có thể thực hiện các hoạt động của mình thông qua mạng toàn cầu Internet. Trong hoạt động kinh doanh thì đó là các “Cơ sở kinh doanh ảo”. “ Cơ sỏ kinh doanh trên Internet” là một điểm trên Internet, từ đó doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm, tìm nhà cung cấp hay giao tiếp với khách hàng thông qua trao đổi điện tử với những người sử dụng Internet khác nhau trên toàn thế giới.
Cơ sở kinh doanh này không giống như cơ sở kinh doanh thông thường. Nó có một địa chỉ nhưng lại ở khắp nơi trên hành tinh, tất cả các khách hàng có thể đến với nó bất cứ lúc nào với thời gian hoạt động liên tục 24/24 giờ khi có nhu cầu. Điều dặc biệt thuận lợi khi áp dụng trong kinh doanh quốc tế khi có sự chênh lệch thời gian, ngày đêm ở các nước khác nhau.
Cơ sở kinh doanh này cũng mở ra một phương tiện quảng cáo mới, một phương thức giao tiếp qua lại trực tiếp với khách hàng mới, công cụ nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin mới, đảm bảo sự thuận tiện, hiệu quả hơn những giải pháp truyền thống vẫn thường được sử dụng trước đây.
2.3 Địa chỉ trên Internet.
Nhờ địa chỉ này mà khách hàng mới đến được với doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử. Cùng với việc thiết lập Web site thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký địa chỉ tại nhà cung cấp dịch vụ Internet hay các tổ chức chuyên cung cấp địa chỉ khác.
Đăng ký địa chỉ là vấn đề được nhiều nhà doanh nghiệp quan tâm và yêu cầu làm sao cho địa chỉ của mình dễ nhớ, ngắn gọn, truy tìm nhanh. Có một số cách đăng ký địa chỉ phổ biến hiện nay như sau.
Đăng ký địa chỉ ở nước ngoài: Doanh nghiệp có thể đăng ký cơ sở kinh doanh của mình với những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài như Yahoo, Altavista,… hoặc truy cập trực tiếp vào Internic – một tổ chức chuyên cung cấp địa chỉ cho người sử dụng. Khách hàng có thể đăng ký bất kỳ tên địa chỉ nào miễn là tên đó không trùng với những tên đăng ký trước với internic. Địa chỉ này thường được cấp là
Đăng ký địa chỉ ở Việt Nam: ở Việt Nam địa chỉ ở trang Web được cấp như sau: doanh nghiệp.com.vn (do Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam cung cấp). Khi đăng ký địa chỉ Website tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ Internet của mình.
2.4./ Chứng từ tài liệu điện tử
Các chứng từ được giao dịch thông qua mạng các máy tính với nhau thì được gọi là chứng từ điện tử. Loại chứng từ này được đề cập ở đây là chứng từ liên quan đến thương mại và được truyền qua mạng toàn cầu Internet.
Điều quan trọng nhất của hoạt động trao đổi chứng từ điện tử là tính bảo mật. Tính bảo mật của thông tin được đảm bảo bằng khoa học, gọi là khoa học mật mã. Khi một bản thông tin đã được mã khoá và truyền qua mạng Internet mà nếu để cho một người thứ ba có thể lấy cắp và đọc được những trang đó tức là giải mã được thì người thứ ba này phải thực hiện một quá trình tính toán lớn đến mức không thể thực hiện được trong thực tế (dù có sự trợ giúp của các máy tính). Nếu chỉ đọc trộm được một bản mật mã (Chứng từ điện tử được mã khoá) chỉ vài dòng thì cũng phải mất hàng triệu năm.
Khi hai người gửi và người nhận muốn truyền các chứng từ tin mật với nhau thì phải chuyển các chứng từ này thành mật mã theo những thuật toán được quy định. Các thông tin này thì chỉ có người nhận mới giải mã được. Chính sự ứng dụng của những công nghệ mã khoá này, khả năng bảo mật cho các chứng từ trao đổi được bảo mật rõ ràng là một vấn đề rất quan trọng trong thương mại điện tử.
2.5./ Tiền điện tử – thanh toán điện tử.
Ngay từ những năm 60 khi máy tính bắt đầu được sử dụng, việc tin học hoá được tiến hành đầu tiên trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, và kinh doanh. Đến những năm 80, các hình thức thanh toán điện tử đã được tiến hành trong nhiều nghiệp vụ ngân hàng và thương mại. Các loại thẻ thông minh, các máy ATM (máy rút tiền tự động – Automatic taller machine) điện tử hoá từng phần một số các chức năng của đồng tiền trong các giao dịch tài chính và thương mại được phát hành và sử dụng rộng rãi. Những điều đó đã dần dần góp phần ra đời khái niệm thanh toán điện tử mà Internet là trung tâm.
Hiện nay có rất nhiều mô hình và giải pháp kỹ thuật cho hình thức thanh toán điện tử, tuy nhiên trong khuôn khổ hạn chế của đề án; không có điều kiện trình bày chi tiết. Dưới đây chỉ đề cập về những vấn đề có tính chất nguyên lý chung cho hoạt động thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử chủ yếu dựa trên nền tảng của thẻ tín dụng. Thanh toán điện tử là một vấn đề cốt lõi của việc phát triển thương mại điện tử một cách toàn diện. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến kỹ thuật của hệ thống ngân hàng. Tiền điện tử thực chất chỉ là những ký hiệu do người có tài khoản tại ngân hàng đưa ra nhằm trích ra từ tài khoản lưu ký của mình tại ngân hàng, việc này được thực hiện thông qua mạng công cộng Internet.
Một hoạt động thanh toán điện tử diễn ra thông thường bao gồm bốn quy trình chính.
1 – Lập tài khoản
2 – Rút tiền điện tử
3 – Trả tiền cho người bán
4 – Người bán ký gửi tiền lại cho ngân hàng vào tài khoản của mình.
Để hoạt động thanh toán điện tử diễn ra được thì khách hàng phải rút được tiền điện tử của mình ra khỏi tài khoản của mình được lưu ký tại ngân hàng. Để rút tiền, khách hàng A tạo ngẫu nhiên một con số đóng vai trò như số xê-ri của đồng bạc giấy, là số hiệu của đồng tiền điện tử mà mình muốn rút, ký vào số hiệu đó (bằng chữ ký điện tử) và gửi đến ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra chữ ký điện tử A. Nếu đúng, ngân hàng ký lại chữ ký của mình vào số hiệu đó và gửi lại A, đồng thời trừ bớt khoản tiền đó ở tài khoản của A. khi A muốn dùng đồng tiền đó để mua hàng của nhà cung cấp B, A chuyển cho B số hiệu nói trên có chữ ký của ngân hàng. B kiểm tra chữ ký của ngân hàng (việc này thực hiện dựa trên một kỹ thuật gọi là mã hoá). Nếu đúng thì chấp nhận khoản tiền đó đồng thời chuyển luôn vào tài khoản của mình tại ngân hàng. Toàn bộ quy trình này được thực hiện một cách tự động và hết sức nhanh chóng.
Hiện nay ở những nước phát triển và có hệ thống ngân hàng hiện đại, tiền điện tử đã được đưa vào ứng dụng và đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả người phải chi trả và người được chi trả. Đặc điểm tiêu biểu của hệ thống thanh toán điện tử và tiền điện tử là các bên sử dụng chi trả. Đặc điểm tiêu biểu của hệ thống thanh toán điện tử và tiền điện tử là các bên sử dụng hình thức này có thể giảm được đáng kể các khoản chi phí dành cho việc thanh toán, và thực hiện được một cách tức thời ngay khi các nghiệp vụ chi trả phát sinh.
2.6./ Chữ ký điện tử
Khi thực hiện các giao dịch giấy tờ, để xác minh rằng một chứng từ văn bản có sự nhất trí của chủ thể, gắn trách nhiệm của chủ thể vào văn bản, thông thường người ta phải ký vào văn bản đó. Ngày nay với thương mại điện tử, yêu cầu về việc xác nhận tính pháp lý của văn bản do một người tạo ra, gắn trách nhiệm của anh ta vào đó là một vấn đề quan trọng. Chữ ký điện tử “Electronic Signature” thực chất cũng chỉ là một mã gắn liền với những văn bản được chuyển bằng phương pháp điện tử. Đây chính là sự xác nhận tính duy nhất của người gửi. Cùng với chữ ký tay, chữ ký điện tử đảm bảo rằng người gửi văn bản sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ vào văn bản đó.
Nguyên tắc hoạt động của chữ ký điện tử dựa trên khoa học mật mã. Đây là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý do vậy đề án sẽ không đi sâu mà phần này chỉ trình bày về: Cơ sở thừa nhận chữ ký điện tử; hiệu lực pháp lý; khái niệm về chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là cơ sở để thừa nhận các hợp đồng điện tử.
Chữ ký điện tử thoả mãn 3 mục đích sau:
* Xác nhận tính trung thực của người gửi văn bản, của chứng từ điện tử đảm bảo không có sự giả mạo.
* Đảm bảo sự nguyên vẹn của văn bản, thông tin, dữ kiện không bị thay đổi.
* Đưa ra một bằng chứng xác nhận chủ thể trong các bên giao dịch. Vì thế một người không thể từ chối việc đã ký vào văn bản, kể cả người đã nhận văn bản cũng không thể từ chối mình đã nhận văn bản. Nó có tính bắt buộc như chữ ký tay. Chữ ký điện tử hoạt động trên nguyên lý mã hoá và giải mã.
Về lý thuyết mật mã, một chữ ký điện tử bao gồm một thuật toán và một thủ tục kiểm tra chữ ký. Các văn bản khi gửi sử dụng chữ ký điện tử thì lý thuyết mật mã là tiêu chuẩn để xác nhận chữ ký của người gửi văn bản. Nếu như người gửi cố tình chối bỏ chữ ký của mình, thì lý thuyết mật mã sẽ buộc anh ta phải công nhận trách nhiệm với chữ ký.
Về khía cạnh pháp lý: Hiện nay luật về thương mại điện tử ở nhiều nước, người ta đều đưa ra định nghĩa về chữ ký điện tử. Theo luật về giao dịch điện tử của Singapore (Singapore Electronich Transaction Act), định nghĩa về chữ ký điện tử như sau:
“Chữ ký điện tử là bất kỳ chữ nào, ký tự nào, các con số, hay các biểu tượng khác dưới dạng số hoá, được gắn vào hay liên quan một cách logic vào các tài liệu điện tử được thực hiện với ý định xác nhận, đồng ý về tài liệu điện tử đó”.
“ Electronic Signature : any letters, characters, numbers, or other symbols in digital form attached to or logically associated with an electronic record and executed or adopted with the intention of authenticity or approving the electronic record”
Sự thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, là một vấn đề hết sức quan trọng trong thương mại điện tử. Nó thừa nhận tính hợp pháp của các tài liệu giao dịch của chủ thể thông qua mạng Internet, thừa nhận các hợp đồng điện tử. Phải nói rằng các quan hệ thương mại của các bên trong thương mại điện tử phải được thể hiện trên các nhất trí, các thoả thuận được xác nhận. Vì vậy, nếu không thừa nhận chữ ký điện tử thì cũng có nghĩa rằng chưa thừa nhận tính hợp pháp của thương mại điện tử. Chính vì vậy ở hầu hết các nước có luật về thương mại điện tử thì cũng có luật về chữ ký điện tử riêng biệt, hay được đưa kèm ngay vào luật về thương mại điện tử.
Chắc chắn xu hướng tăng trưởng này sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa trong những giai đoạn tiếp sau do nhận thức về thương mại điện tử ngày càng được nâng cao hơn, và trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin làm cho thương mại điện tử ngày càng được hoàn thiện.
3. Các loại hình Thương mại điện tử.
Căn cứ vào tính chất của thị trường khách hàng, người ta tách TMĐT ra làm hai loại hình:
* B2B (Business – To – Business) : TMĐT B2B là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các doanh nghiệp mua hàng.
* B2C (Business – To – Customer) : TMĐT B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa các doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Vậy điểm khác biệt giữa TMĐT B2B và B2C là gì ?
Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng: Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn.
Điều thứ 2 là khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định qui cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hoá và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.
Điều thứ 3 là khác biệt về vấn đề tích hợp: Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.
II. Lợi ích của việc ứng dụng Thương mại điện tử.
Trong loại hình cơ bản nhất của giao dịch, khách hàng đến cửa hàng lựa chọn những sản phẩm mà họ muốn mua, trả cho người bán một khoản tiền và mang hàng về. Ngày nay trước sự bùng nổ về công nghệ thông tin – mạng máy tính và sự kết nối khắp toàn cầu – Thương mại điện tử đã nổi nên như một phương thức kinh doanh quan trọng của thế kỷ.
Khi con người ta càng nhận thức rõ hơn, hiểu biết nhiều hơn về Internet thì thị trường điện tử càng ngày càng trở nên quen thuộc với họ. Nếu khuynh hướng tăng trưởng số người nối mạng Internet như hiện nay được duy trì thì sẽ chẳng bao lâu nữa trong tương quan giữa hai loại thị trường, thị trường thực sẽ có xu hướng nhường chỗ dần cho thị trường ảo, thế giới của thông tin, hình ảnh. Các Công ty cũng sẽ chuyển dần hoạt động kinh doanh truyền thống của mình, sang kinh doanh điện tử để khai thác những lợi ích được tạo ra từ phương thức kinh doanh này.
Đối với các doanh nghiệp nước ta, có lẽ bước đầu tiên để có thể khuyến khích họ phát triển kế hoạch áp dụng Thương mại điện tử đó là việc làm thế nào để họ có thể nhận thức được những lợi ích mà Thương mại điện tử có thể mang lại. Làm rõ vấn đề này sẽ là động lực và phương hướng chủ đạo cho các nhà doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ mới.
1./ Tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin thương mại.
Internet là một thư viện khổng lồ nhất được cập nhật một cách liên tục. Ngày nay, nhận, gửi, khai thác thông tin trên Internet là nhu cầu của toàn thế giới. Thông tin chính xác đầy đủ, nhanh chóng là một đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh.
Trong TMĐT hiện nay người ta có thể dễ dàng thu thập và tìm kiếm thông tin ở khắp các nơi trên thế giới. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể theo sát sự biến động của thị trường nước ngoài, nắm bắt liên tục và thường xuyên các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do khả năng thu nhập được các thông tin cập nhật và truyền tin nhanh chóng, doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và ra các quyết định kinh doanh của mình ở các thời điểm và địa điểm khác nhau.
Nói về tính kịp thời của thông tin thương mại trên mạng Internet, nhiều người đặt câu hỏi sử dụng điện thoại, fax…. với khả năng truyền tin nhanh thì vẫn đảm bảo tính kịp thời, vậy ưu thể nổi trội của Internet so với các phương tiện này là gì ?
Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Tuy nhiên trên quan điểm kinh doanh công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh. Một cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, hay các tài liệu có thể lưu trữ (hiện nay thương mại điện tử trên thế giới, người ta thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu truyền qua Internet, vì vậy các tài liệu này có thể thay cho giấy tờ truyền thống). Ngoài ra nếu tính yếu tố chi phí thì có lẽ giao dịch điện thoại nhất là giao dịch đường dài, điện thoại cao gấp nhiều lần so với các cuộc giao dịch thông qua mạng Internet.
Với máy Fax, có thể thay được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng Fax lại có hạn chế là: không thể tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp, đồng thời giá máy và chi phí còn rất cao. Hơn nữa qua TMĐT bằng Internet người ta vẫn có thể gửi và nhận Fax nếu cần.
2./ Giảm được chi phí bán hàng và tiếp thị.
Nhờ thương mại điện tử thông qua Internet, Công ty có thể thiết lập trực tiếp mối quan hệ với khách hàng hay rút ngắn được quá trình phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hạ được giá thành nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận.
TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/ Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, ca–ta–lô điện tử (eletronic catalogue) trên trang Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với ca –ta – lô in ấn (có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời). Theo số liệu thống kê của hãng máy bay Boeing của Mỹ, có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng thông qua Internet và còn nhiều hơn nữa đặt hàng về dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa và mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại.
Thông thường đối với một nhà sản xuất rất khó có thể thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn để trực tiếp cung cấp và liên hệ với những người bán lẻ hay các khách hàng. Song hiện nay nhờ TMĐT mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được điều đó. Khi thiết lập một cơ sở kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp đã cùng một lúc thiết lập một đại lý phân phối nhiều câp, điều này là có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
3./ Kinh doanh sử dụng cửa hàng ảo – Có thể kinh doanh tại nhà:
Với một cơ sở kinh doanh ảo, lợi dụng công nghệ truyền tin Internet, nhận và xử lý thông tin ở bất cứ nơi nào, cho phép các nhà quản lý kinh doanh chỉ ngồi tại nhà nhưng có thể kinh doanh ở bất cứ đâu.
Chẳng hạn khi doanh nghiệp thiết lập một Website – khác với cơ sở kinh doanh thực, nó hiện hữu trên các máy tính nối mạng Internet khi đó các khách hàng thông qua việc truy cập địa chỉ Internet của Công ty, sẽ thực hiện mọi giao dịch cần thiết. Cả khách hàng và doanh nghiệp đều có thể tiến hành các giao dịch thương mại tại nhà hay bất cứ nơi đâu. Nhờ đặc tính này mà ngay cả các hộ gia đình cũng dễ dàng tham gia kinh doanh trên mạng Internet và cạnh tranh một cách bình đẳng với những doanh nghiệp lớn. Hiện nay đặc điểm này còn được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhờ những thiết bị mới như: điện thoại di động nối mạng Internet.
4./ Nâng cao khả năng phục vụ và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.
Nhờ bộ máy tính và phần mềm được lập trình sẵn, TMĐT có khả năng tự động phân tích, tổng hợp dữ liệu trên cơ sở kinh doanh ảo của người bán. Khi người mua có nhu cầu mua hàng và gửi những thông tin về mình cho doanh nghiệp thì toàn bộ thông tin này sẽ được lưu vào máy tính và tấtc cả các giao dịch giữa người bán và người mua sẽ được giữ lại như một cơ sở dữ liệu. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho người bán khi nhận biết các khách hàng quen thuộc.
Với cơ sở dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể nắm được đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng. Từ đó, phân đoạn thị trường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từng khách hàng. Kể từ lần mua hàng thứ hai trở đi doanh nghiệp không cần khách hàng phải cung cấp chi tiết các thông tin về mình nữa mà có thể xác định một cách nhanh chóng và cực kỳ chính xác khách hàng đó là ai. Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đúng với đòi hỏi của từng khách hàng sẽ là một ưu thế hơn trong việc duy trì các khách hàng quen thuộc.
Tuy nhiên, để có thể tận dùng được ưu thế này thì cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh thích hợp. Phải đặc biệt chú trọng mới liên hệ giữa bộ phận lưu trữ, xử lý dữ liệu với các bộ phận khác, nhằm mục đích thoả mãn ngay cả một nhóm nhu cầu hay thậm chí là nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Đâu là lợi ích lớn cho doanh nghiệp áp dụng TMĐT. Tuy nhiên sẽ là nguy cơ cho các doanh nghiệp chậm trễ trong việc triển khai một chiến lược trong TMĐT, vì nếu chậm chân sẽ có nguy cơ bị mất thị trường bởi những đối thủ đi trước, do khách hàng không muốn thay đổi nhà cung cấp của mình.
5./ Dễ dàng đa dạng hoá mặt hàng.
Với Internet doanh nghiệp có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau. Với kiểu bán hàng truyền thống, rất khó để có thể trang bị được một cửa hàng hỗn hợp tất cả các loại mặt hàng vì điều này đòi hỏi phải trang bị đầu tư rất lớn cho các khu để hàng trưng bày, lưu kho hàng hoá khác nhau. Nhưng khi mở cửa hàng trên Internet không quan trọng là hàng hoá thực tế được đặt như thế nào, để ở đâu. Bởi hàng hoá trưng bày chỉ là hình ảnh thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường .
Bảng 1: So sánh chi phí giao dịch qua các phương tiện.
Đường truyền
Thời gian
Chi phí (USD)
NewYork tới Tokyo
Qua bưu điện
5 ngày
7.40
Chuyển phát nhanh
24 giờ
26.25
Qua máy Fax
31 phút
28.83
Qua Internet
2 phút
0.10
NewYork tới Los Angeles
Qua bưu điện
2-3 ngày
3.00
Chuyển phát nhanh
24 giờ
15.55
Qua máy Fax
31 phút
9.36
Qua máy Internet
2 phút
0.10
(Nguồn: Thương mại điện tử – NXB Thống Kê - Hà Nội 1999)
Với lợi ích về mặt thời gian, đây là một yếu tố cạnh tranh rất hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh về thời gian làm cho thông tin hàng hoá nhanh chóng đến với khách hàng mà không cần qua khâu trung gian, và có độ chính xác cao. Sớm nắm bắt được nhu cầu của thị trường, có kế hoạch sản xuất và lưu kho tồn kho hợp lý, kịp thời thích ứng, thay đổi phương án sản xuất sản phẩm, bán sát nhu cầu thị trường. Đây là một lợi thế mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và chế biến nông sản, rau quả, các mặt hàng thuỷ – hải sản, các loại hàng hoá sản phẩm yêu cầu về tính thời gian hay mùa vụ, các sản phẩm có thời gian lưu trữ bảo quản ngắn. Tổng hợp các lợi ích trên, tổng lượng thời gian sản xuất được rút ngắn, nhờ đó mà sản phẩm hàng hoá được ra đời nhanh chóng hơn và hoàn thiện hơn được sao chụp hoặc mô tả trên cửa hàng Internet. Điều quan tâm của nhà kinh doanh là làm thế nào chuyển hàng đó tới khách hàng theo phương thức phù hợp hoặc theo phương thức mà khách hàng yêu cầu. Do đó, kể cả khi hàng hoá được để hỗn hợp trong kho thì vẫn có thể được bán bất cứ lúc nào.
6./ Giảm chi phí sản xuất.
Tiết kiệm chi phí là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong TMĐT. Liên quan đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có thể có rất nhiều loại chi phí khác nhau. Tính tiết kiệm chi phí đưa ra ở hầu hết các khâu TMĐT. Khía cạnh này có thể dễ nhận thấy ở những hoạt động như:
6.1./ Kinh doanh trên Internet giảm được chi phí cửa hàng.
Cửa hàng trên Internet của doanh nghiệp được mở ngay tại nhà của khách trước màn hình máy tính. Chỉ cần đầu tư một lần bằng khoản tiền không lớn doanh nghiệp đã có rất nhiều cửa hàng ở khắp mọi nơi, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6.2./ Giảm chi phí trong các hoạt động giao dịch: Trong doanh nghiệp, việc phát sinh các chi phí cho hoạt động giao dịch là rất lớn. Từ quảng cáo, tiếp thị, đặt hàng, giao dịch hàng, giao dịch thanh toán, doanh nghiệp - đối tác, và trong nội bộ._. doanh nghiệp luôn luôn diễn ra. Dòng chảy thông tin thông suốt và liên tục có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. TMĐT qua Internet có thể giúp cho doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh chóng các hoạt động giao dịch với dung lượng không hạn chế và chi phí thấp nhất.
6.3./ Giảm chi phí trong trưng bày sản phẩm
Doanh nghiệp kinh doanh điện tử có thể thông qua Website của mình để trưng bày sản phẩm bằng các hình ảnh được chụp theo các hướng khác nhau. Vừa dễ cập nhật lại vừa dễ trưng bày. Doanh nghiệp có thể kinh doanh hàng hoá qua hình ảnh mà không cần phải thuê địa điểm, mua trang thiết bị bán hàng hoá như trên thực tế.
6.4./ Giảm chi phí trong quản lý.
Nhờ hoạt động kinh doanh thông qua mạng các máy tính mà trong doanh nghiệp có thể hạn chế được khoản chi phí đầu tư cho việc thuê quản lý. Sự trao đổi thông tin không hạn chế qua Internet có thể giúp cho một nhà quản lý có khả năng quản lý được nhiều chi nhánh, cơ sở cùng một lúc mà không phải thuê người quản lý mới.
6.5./ Giảm chi phí thực hiện các dịch vụ kỹ thuật hướng dẫn khách hàng.
Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể gửi trực tiếp cho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyển vừa tốn kém cho khách hàng lại vừa tốn kém cho Công ty.
6.6./ Giảm đi chi phí trong việc hoạt động quảng cáo chào hàng.
Quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo kinh tế nhất. Doanh nghiệp có thể tự giới thiệu về mình trên qui mô toàn cầu mà không cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả chi phí dịch vụ rất cao.
Nhờ Internet mà một số bộ phận trong doanh nghiệp có thể làm việc tại nhà mà không cần tới trụ sở làm việc. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản phụ cấp dành cho đi lại, giảm chi phí dành cho việc thuê văn phòng hay sinh hoạt cho nhân viên tại cơ quan.
6.7./ Giảm chi phí trong việc tuyển mộ nhân viên:
Nhờ Internet, doanh nghiệp không phải tìm lao động qua các tổ chức trung gian. Doanh nghiệp có thể đưa những thông tin về tuyển dụng lao động trên mạng Internet, hoặc cũng có thể gửi email trực tiếp đến các trường đại học. ở Việt Nam cũng có những địa chỉ trên đó có thể tìm được việc làm, tuy nhiên số Công ty trực tiếp mở trang Web để tuyển mộ nhân viên chưa nhiều.
7./ Hỗ trợ kỹ thuật, sử dụng sản phẩm cho khách hàng.
Những yêu cầu thắc mắc của khách hàng trên Web site sẽ được tự động chuyển về doanh nghiệp. Các chuyên gia về sản phẩm của doanh nghiệp có thể ngồi ở văn phòng đưa ra được phương hướng giải quyết cho khách hàng. Vì vậy Công ty luôn luôn sẵn sàng cung cấp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng mà không gặp một trở ngại nào. Cả khách hàng và doanh nghiệp luôn hài lòng với dịch vụ sau bán hàng như hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu giải đáp thắc mắc…. đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Khi kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp có thể hình thành các chuyên mục như giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản… những chuyên mục này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp, để giải quyết một cách tự động những vấn đề này trên web site mà không phải tốn chi phí và đầu tư nhân lực.
8./ Thiết lập củng cố quan hệ đối tác.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng (nhất là dùng Internet/web) các thành tố tham gia (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tiếp) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
9./ Tạo điều kiện cho tiếp cận kinh tế số hoá.
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, nhìn rộng hơn TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế hàng hoá (digital economy) mà xu thế và tầm quan trọng đã được đề cập tới ở trên. Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các nước đang phát triển; nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hay nền kinh tế số hoá hay còn gọi là nền “kinh tế ảo” (Virtual economy) thì sau một thập kỷ nữa nước đang phát triển có thể bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển của các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý, vì có luận điểm cho rằng: sớm chuyển sang nền kinh tế số hoá thì một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt (leaofrog), có thể tiến kịp các nước đã đi trước trong một thời gian ngắn hơn.
III. Các yêu cầu của thương mại điện tử
Song song với những lợi ích rõ rệt có thể mang lại, thương mại điện tử đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề can giải quyết, trên tất cả các bình diện: doanh nghiệp, quốc gia, và quốc tế. Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen nhau trong một mối quan hệ hữu cơ, và bao gồm:
1. Hạ tầng cơ sở công nghệ.
Thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vì thế, chỉ có thể thực sự có và thực sự tiến hành thương mại điện tử có nội dung và hiệu quả đích thực khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chắc (bao gồm hai nhánh: tính toán điện tử và truyền thông điện tử).
Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của cả nước, và sự liên kết các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng; và không chỉ của riêng từng doanh nghiệp, mà phải là hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và toàn cầu (trên nền tảng của Internet hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cả các phân mạng, và hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu), và hệ thống ấy phải tới được từng cá nhân trong hệ thống thương mại (cho tới từng cá nhân tiêu thụ).
Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có nghĩa là tính hiện hữu (availability; nay cũng thường dùng chữ “tính thường hữu” để diễn đạt cả sắc thái ổn định), mà còn hàm nghĩa có tính kinh tế sử dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v...) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng) phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. Điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với các nước đang phát triển, mức sống nói chung còn thấp.
Cũng cần lưu ý thêm rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể có và hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, và với mức giá hợp lý.
Thiết lập và củng cố được một hạ tầng công nghệ trên nền tảng công nghiệp điện năng như vậy đòi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tư rất lớn, là điều đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển.
Theo đà phát triển của thương mại điện tử, nay đang có xu hướng mạnh mẽ ghép cả công nghệ bảo mật và an toàn vào hạ tầng cơ sở công nghệ của thương mại điện tử. Bảo mật và an toàn không chỉ có ý nghĩa đối với các thực thể kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh quốc gia.
2. Hạ tầng cơ sở nhân lực.
Thương mại trong khái niiệm “thương mại điện tử” động chạm tới mọi con người, từ người tiêu thụ người sản xuất phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển.
áp dụng thương mại điện tử tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: một là mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng, hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học nhanh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng (nay đã ở mức đổi mới hàng tuần), cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác.
Ngoài ra, nếu sử dụng Internet/web, thì một yêu cầu tự nhiên của nền kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải giỏi Anh ngữ, vì tới nay (và có lẽ còn tời một thời điểm xa nữa), ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong thương mại nói chung, và thương mại điện tử qua mạng Internet nói riêng, vẫn là tiếng Anh (đương niên, đây chủ yếu chỉ là “vấn đề” đối với các nước ít phát triển). Đòi hỏi này của thương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.
3. Bảo mật, an toàn.
Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đòi hỏi rất cao về bảo mật an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/web.
Trong lĩnh vực mua bán thuần tuý, người mua thì lo các chi tiết của thẻ tín dụng của mình bị lộ, và kẻ xấu sẽ lợi dụng mà rút tiền, người bán thì lo người mua không thanh toán cho các hợp đồng đã được “ký kết theo kiểu điện tu” qua Web.
Trong các lĩnh vực khác, điều đáng ngại nhất là an toàn và bảo mật dữ liệu. Điều lo sợ ấy là có căn cứ, vì số vụ tấn công vào Internet ngày càng tăng, kẻ cả vào những mạng được bảo vệ nghiêm ngặt (cuối năm 1996, trang Web của Bộ Tư pháp Mỹ và của CIA bị truy nhập và thay đổi một số nội dung, đầu năm 1997 một loại địa chỉ Internet của Mỹ phải ngừng dịch vụ Web và E-mail trong một tuần vì bị “giặc máy tính” tấn công). Tháng 11/1998 các quan chức cấp cao của Mỹ nhận được một báo cáo mật cảu Bộ Năng lượng (cơ quan điều hành các phòng thí nghiệm hạt nhân của Mỹ) cho biết: trong thời gian từ 10/1997 tới 6/1998, Bộ này ghi nhận được 324 vụ đột kích từ bên ngoài nước Mỹ vào hệ thống máy tính bí mật của Bộ, kể cả trường hợp kẻ đột nhập có mã hoàn chỉnh tiếp cận với toàn bộ các thông tin hệ thống. “Giặc máy tính” (hacker) dùng nhiều thủ đoạn khác nhau: mạo quan hệ, bẻ mật khẩu (nhất là mật khẩu yếu), virus và các chương trình “phá từ bên trong” gọi lóng là “con ngựa thành Tơ-roa”: Trojan Horse), giả mạo địa chỉ Internet (IP Spoofing), phong toả dịch vụ (DOS – denila of service).
Kỹ thuật mã hoá (cryptography) hiện đại (trong đó kỹ thuật “mã hoá khoá công khai bí mật” đã nói ở trên), với khoá dài tối thiểu tới 1024, tham chí 2048 bit, cộng với các công nghệ SSL (Secure Sockesst Layer), SET ((Secure Electronic Transaction) đang giúp giải quyết vấn đề này, trong đó có vấn đề “chữ ký điện tử” (electronic signature), và “chữ ký số hoá” (digital signature) ( là chữ ký biểu diễn bằng các bit điện tử, và được xác thực thông tin qua giải mã).
Tuy nhiên, bản thân các mật mã cũng có thể bị khám phá bởi các kỹ thuật giải mã tinh vi, nhất là kỹ thuật của bên có đẳng cấp công nghệ cao hơn hẳn. Cho nên một chiến lược quốc gia về mã hóa, kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn. Trên quan điểm giao hữu quốc tế, vấn đề bảo mật và an toàn còn có thêm một khía cạnh nữa: ngày càng có nhiều nước áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền gửi tới các nước không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rò rỉ nhất là các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt, quan hệ quốc tế); vì vậy, nếu không có các luật và các phương tiền thích đáng để bảo vệ thông tin, thì một nước rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thương mại quốc tế.
4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động.
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính (financial payment) phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động (trong đó, thẻ khôn minh có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh bán lẻ); khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống, khi ấy hiệu quả của thương mại điện tử bị giảm thấp và có thể không đủ để bù lại các chi phí trang thiết bị công nghệ đã bỏ ra.
Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mã hoá toàn bộ hàng hoá, hay “đánh số sản phẩm” (product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia, mà có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN international (European Article Numbering International) và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạng các vạch, gọi là mã vạch (bar – code) theo đó tất cả các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đều được mã hoá bằng một số 13 con số, và tất cả các Công ty đều có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100 đến 100.000 con số (mã vạch là hệ thống mã dùng các vạch đen, trắng, màu, có độ rộng khác nhau để biểu diễn con số, một máy quét dùng tế bào quang điện sẽ nhận dạng các vạch này, biến đổi thành con số, rồi tự động đưa vào máy tính để tính toán tự động; trước đây mã vạch được đọc theo một chiều, nay đã xuất hiện mã vạch mới cho phép đọc theo nhiều chiều và chứa đựng nhiều thông tin hơn. Việc hội nhập vào và thiết lập toàn bộ hệ thống mã sản phẩm và mã Công ty (gọi chung là mã hoá thương mại: commercila coding) cho một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế của nước đang phát triển) nói chung cũng không đơn giản.
5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Càng ngày, giá trị sản phẩm càng cao ở khía cạnh “chất xám” của nó, mà không phải là bản thân nó, tài sản cơ bản của từng đất nước, từng tổ chức, và từng con người đã và đang chuyển thành “tài sản chất xám” là chủ yếu; thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ có nghĩa là bảo vệ thông tin. Vì lẽ đó, nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên web (các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng v.v..).
Riêng đối với dung liệu; vấn đề được đặt ra là bản thân việc số hoá nhị phân các dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh để thành dung liệu truyền gửi đã là một hành động “sao chép”, “phiên dịch” và phải được tác tả đồng ý (giống như khi dịch một tác phẩm ra một ngôn ngữ khác), nhưng vì đưa lên mạng, nên “số bản in” không thể biết được là bao nhiêu (thực tế có thể coi là vô hạn), nên việc thoả thuận và xử lý trở nên hết sức khó khăn.
ở tầm xa hơn, người ta đã tính tới khía cạnh phức tạp hơn nữa của vấn đề là việc “phân chia tài sản trí tuệ” mua bán qua mạng. Ví dụ, một chương trình ti vi được đặt mua qua mạng; thực ra người xem không quan tâm tất cả các chi tiêts của chương trình, mà chỉ quan tâm một số trong đó vậy tiền bán chương trình sẽ được phân phối như thế nào cho các thành phần tham gia chương trình đó. Từ đây bắt đầu nảy sinh các định nghĩa mới, cụ thể hơn, chi tiết hơn, và mang tính phát lý hơn về “thế nào là tác giả”, đưa tới khái niệm “thanh toán vi phần” (micro-payment) mà sẽ phải xử lý bằng các công cụ kỹ thuật cao cấp.
Điều đó có nghĩa là, hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về sở hữy trí tuệ sẽ phải được thay đổi phù hợp.
6. Bảo vệ người tiêu dùng
Nhìn nhận trên cơ sở lý luận thương mại và lý thuyết thông tin, thì từ xưa tới nay, một thị trường bị sụp đổ bao giờ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là “ thông tin không đối sứng” (asymmetric information) nghĩa là cái người bán biết khác với cái người mua biết; dẫn tới cái gọi là “thị trường chanh quả “(the market for lemons), tại thị trường ấy, người bán không có cách nào để thuyết phục người mua được các quả chất lượng của mọi quả chanh; người mua, do đó chỉ chấp nhận trả một giá trung bình cho tất cả các quả kết quả là họ chỉ mua được các quả chất lượng thấp (vì quả nào chất lượng thấp thì người bán lại biét rõ); trong thương mại, sản phẩm chất lượngthấp vì thế, còn có tên gọi lóng là “chanh quả” (lemons).
Trong thương mại điện tử thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nói giản dị là người mua không có điều kiện “nếm thử” hay “dùng thử” hàng trước khi mua; khả năng rơi vào “thị trường chanh quả” sẽ càng gia tăng, chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế, đang xuất hiện nhu cầu phải có một trung gian bảo đảm chất lượng (quality guarantor) mà hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém; đây chính là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của thương mại điện tử mà đang được chú ý ngày càng nhiều trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng, đả kích vào quyền lợi của người tiêu thụ. Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển, nơi mà dân chúng cho tới nay vẫn có tập quán tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để kiểm tra (nhìn, sờ, nếm, ngửi v.v..), để thử (mặc thử, đội thử, đi thử…) trước khi mua.
7. Tác động văn hoá xã hội của Internet
Tác động của văn hoá xã hội của Internet đang là một mối quan tâm quốc tế, vì hàng loạt các tác động tiêu cực của nó đã xuất hiện: Internet trở thành một “hòm thư” giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn bán lậu, các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo (pornography), các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thơ, làm chất nổ phá hoại, và các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo v.v… ở một số nơi (đặc biệt là Trung Quốc, Trung Đông…) Internet đã trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng làm diễn đàn ngôn ngữ, hoạt động tuyên truyền, kích động lật đổ chính phủ hoặc gây rối loạn trật tự xã hội.
Ngoài ra, phải tính tới tác động cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc, là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm ở các nước Châu á.
Mặc dù công nghệ đánh giá dung liệu (content rating), lọc dung liệu (content filtering) đã và đang phát triển, nhưng về cơ bản, tới nay vẫn chưa có biện pháp đủ hữu hiệu để chống trả các mặt trái nói trên của Internet/web.
8. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý.
Như đã nói ở phần trên, Internet ngày nay giống như “con đường tơ lụa” một nghìn năm trước. “Con đường tơ lụa” tồn tại và vận hành được an toàn chính là nhờ giới cầm quyền ở tất cả các nước và các địa phương mà con đường vạn dặm ấy xuyên qua đều đồng ý hoặc bị thuyết phục đồng ý cho phép, tạo điều kiện, và bảo vệ cho luồng vận chuyển xuyên lục địa đó nói cách khác, cách đây một nghìn năm, người ta đã từng thành công rực rỡ trong việc đạt được thoả thuận mang tính đa biên, tính quốc tế, về buôn bán. Đó là hình ảnh sống động về khía cạnh pháp lý của vấn đề thương mại điện tử ngày nay mà ở Ô-xtrê-li-a được gọi bằng tên nóng là “con đường tơ lụa mới” (the New Silk Road).
a. Môi trường quốc ga.
Trước hết, chính phủ từng nước phải quyết định xem xã hội thông tin nói chung và Internet nói riêng là một hiểm hoạ hay là một cơ hội. Quyết định đó không dễ dàng, ngay một nước hiện đại như Pháp cũng phải tới năm 1997 – 1998 mới quyết định được và tuyên bố rằng “đây là cơ hội” (sau một thời gian dài chống lại Internet vì nó chiếm mất vị trí của mạng Minitel vốn rất phổ biến trong nội bộ nước Pháp). Từ khẳng định mang tính nhận thức chiến lược ấy mới quyết định thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý, và xã hội (kể cả văn hoá, giáo dục) cho nền kinh tế số hoá nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng (ví dụ quyết định đưa vào mạng các dịch vụ hành chính, các dịch vụ thu trả thuế, và các dịch vụ khác như thư tín, dự báo thời tiết, thông báo giờ tàu xe v.v…) và đưa các nội dung của kinh tế số hoá vào văn hoá và giáo dục các cấp.
Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch thương mại điện tử.
Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử (electronic singnature) tức chữ ký dưới dạng số đặt vào một thông điệp dữ liệu (datamessage), và chữ ký số hoá (digital signature) tức biện pháp biến đổi nội dung thông điệp dữ liệu khi dùng mã khoá để giải mới thu được nội dung thật của thông điệp dữ liệu; và có các giả thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chứng nhận (authentication/certification) chữ ký điện tử và chữ ký số hoá.
Bảo vệ pháp lý các hợp đồng thương mại điện tử.
Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán).
Quy định pháp lý đối với dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước (các cơ quan chính phủ và trung ương), chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong đó có các vấn đề phải giải quyết như: Nhà nước có phải là chủ nhân của các thông tin có quyền được công khai hoá và các thông tin phải giữ bí mật hay không ? Người dân có quyền đòi hỏi công khai hóa các số liệu của chính quyền hay không ? Khi công khai hoá thì việc phổ biến các số liệu đó có được xem là một nguồn thu cho ngân sách hay không ? v.v…).
• Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thcs giao dịch điện tử. Bảo vệ bí mật riêng tư một cách “thích đáng” (để ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khoẻ, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính, tình dục v.v…
Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu nhập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại v.v… tới nay từng nước rất có thể đã có các luật ban hành về các tội này, vấn đề là sẽ phải đưa vào khuôn khổ của bộ luật hình sự, một khi kinh tế số hoá được thừa nhận trên tầm quốc gia.
Tất cả những việc trên đây chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở mỗi quốc gia trước hét phải thiết lập một hệ thống “mã nguồn” cho tất cả các thông tin số hoá, bắt đầu từ chữ cái của ngôn ngữ nước đó trở đi ; tiếp đó Nhà nước sẽ phải định hình một chiến lược chung vè hình thành và phát triển một nền kinh tế số hoá ? tiếp đó đến các chính sách, các đạo luật, và các quy định cụ thể tương ứng, được phản ánh trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống nội bộ.
b. Môi trường quốc tế.
Các vấn đề môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội quốc gia cũng sẽ in hình mẫu cảu nó vào vấn đề môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội quốc tế, cộng thêm với các phức tạp khác của kinh tế thương mại qua biên giới, trong đó khía cạnh quan trọng nhất là thương mại điện tử mang tính không có biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán và đặc biệt là về thu thuế.
Ví dụ: Một số dữ liệu với tư cách là một dịch vụ được chuyển từ nước A đến một địa chỉ Internet ở nước B, tiếp đó lại được chuyển tới người nhận thực sự ở nước C (rất có thể cơ sở kinh doanh của người chủ địa chỉ Internet ở nước B được đặt ở nước C); vậy việc thu thuế sẽ thực hiện bằng cách nào, và dùng luật của nước nào để điều chỉnh thương vụ này. Một ví dụ khác: một người Đức đang đi du lịch bên Mỹ đặt mua qua mạng một lô rượu vang của ô-xtrê-li-a giao tới một nơi nghỉ mát tại Pháp mà anh ta sắp du hành tới; thuế của thương vụ này sẽ do nước nào thu và thu bằng cách nào.
Vấn đề còn khó khăn hơn nữa là đánh thuế các dung liệu tức là các hàng hoá “phi vật thể” (như âm nhạc, chương trình truyền hình, chương trình phần mềm v.v… giao trực tiếp giữa các đối tác thông qua mạng).
Ngoài ra, cũng nảy sinh các khó khăn như: thu thuế trong trường hợp thanh toán vô danh (anonimous payment) bằng thẻ không minh; vấn đề cách kiểm toán các Công ty buôn bán bằng phương thức thương mại điện tử vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ chính trị, và bảo vệ bí mật riêng tư trong thông tin xuyên quốc trên mạng Internet giữa các nước có hệ thống luật pháp và hệ thống chính trị khác nhau; vấn đề luật quốc tế về sử dụng không gian liên quan đến việc phóng và khai thác các vệ tinh viễn thông v.v…
Tất cả những vấn đề ấy đòi hỏi có các nỗ lực tập thể đa biên nhằm đạt tới các thoả thuận quốc tế làm căn bản cho “con đường tơ lụa” mới, và trước hết là nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển, còn ở tầng thấp về công nghệ thông tin, về cơ chế thuế khoá, và về bảo mật và an toàn.
9. Vấn đề lệ thuộc công nghệ.
Không thể không thừa nhận rằng nước Mỹ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, cả phần cứng cũng như phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet cũng là chuẩn của Mỹ, các phần mềm tầm cứu và “võng thị” (Web) chủ yếu cũng là của Mỹ, nước Mỹ cũng đi đầu trong kinh tế số hoá và thương mại điện tử (Mỹ hiện chiếm trên một nửa tổng doanh số thương mại điện tử toàn cầu, chủ yếu là buôn bán trong nước).
ở một tầm cao hơn, có thể nhận xét rằng, từ nhiều chục năm nay, trong khi đa số các nước còn đang vật lộn trong nền “kinh tế vật thể”, thì Mỹ đã vượt lên và tiến nhanh trong nền “kinh tế ảo”, lấy “kinh tế tri thức” , “sở hữu trí tuệ” , “giá trị chất xám” làm nền móng; đó là sự khác biệt căn bản giữa Mỹ và các nước khác; sự khác biệt ấy bộc lộ ngày càng rõ theo tiến trình nền kinh tế toàn cầu chuyển sang “kỷ nguyên số hoá” như đi theo một xu hướng tất yếu khách quan. Điều này giải thích vì sao trong đàm phán thương mại của Mỹ với bất cứ nước nào, vấn đề “sở hữu trí tuệ” luôn luôn nổi lên hàng đầu: đó chính là giá trị thực của Mỹ. Điều này cũng giải thích vì sao Mỹ là nước biện hộ, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho thương mại điện tử: một khi thương mại được số hoá thì toàn thế giới trên thực tế sẽ nằm trong tầm khống chế công nghệ của Mỹ, Mỹ sẽ giữ vai trò người bán công nghệ thông tin cho toàn thế giới, với công nghệ được đổi mới hàng ngày, và thuần tuý ở “nền kinh tế ảo” , “kinh tế tri thức”, các nước khác tiếp tục sản xuất các “của cải vật thể” phục vụ cho nước Mỹ. Bức tranh ấy nay đã khá rõ nét, và để thay đổi nó chắc chắn phải cần đến quãng thời gian lịch sử, mà trong những quãng thời gian ấy bản thân nước Mỹ cũng không lùi lại hay đứng yên. Những nước ít phát triển hơn, đã chậm chân, rất có thể mãi mãi phải ở một tầm thấp dưới, và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vì điều kiện thực tế vĩnh viễn không cho phép họ đuổi kịp nữa. Sự phụ thuộc ấy không chỉ thể hiện ở những thiệt thòi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Mỹ và các nước tiên tiến gần với Mỹ về công nghệ thông tin có thể “biết hết” thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Nhiều cơ quan nghiên cứu đánh giá rằng rất có thể đây sẽ là một trong những nét đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ 21, và đã lên tiếng cảnh báo các nước xem xét một cách chiến lược: sự du nhập vào nó là không thể tránh được, hơn thế còn là cơ hội; nhưng nếu chỉ vì bị bức bách mà tham gia, hay chỉ tham gia vì các lợi ích kinh tế vật chất cụ thể thì không đủ, mà
phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cập về công nghệ.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nên đây là cơ hội không thể bỏ qua được. Dấu hiệu đáng mừng là do nhận thức được các lợi ích tiềm tàng của TMĐT, Nhà nước và chính phủ Việt Nam đã có chiến lược và chính sách, để đón đầu và tiếp nhận cơ hội quí báu này. Bằng các chính sách , chiến lược đầu tư và phát triển trong ngành công nghệ thông tin, đào tạo, giáo dục, đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện được nhận thức và tầm chiến lược, phù hợp với các nỗ lực và chính sách trong giai đoạn CNH – HĐH của đất nước.
Chương II
Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
I. Khái quát chung về TMĐT trên thế giới
1. Vài nét về TMĐT trên thế giới.
Cùng với đà phát triển nhanh chóng của kỹ thuật truyền thông hiện đại, hoạt động thương mại trên Internet hiện nay đang được sự quan tâm của một bộ phận ngày càng đông người tiêu dùng trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của Công ty Dữ liệu Quốc tế IDC (International Data Corporation) thì giá trị giao dịch toàn cầu trên Web đã tăng từ 0,3 tỷ USD năm 1995 lên hơn 12 tỷ USD năm 1997 ( tương ứng 0,5 % tổng giá trị giao dịch thương mại toàn cầu); 33,1 tỷ USD năm 1999 (chiếm 1,4 tổng doanh thu bán lẻ trên thế giới), đạt 282 tỷ USD năm 2000.
Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer dự đoán, TMĐT B2B toàn cầu sẽ đạt tổng giá trị 823,4 tỷ USD vào cuối năm 2002 và mức tăng trưởng mạnh sẽ tiếp tục được duy trì đến hết năm 2004, vào khoảng gần 2,4 nghìn tỷ USD.
EMarketer ước tính, TMĐT trực tuyến chiếm dưới 2% tổng giá trị trao đổi TMĐT B2B của Mỹ vào năm 2001. Vào đầu năm 2001, có hơn 2.200 thị trường dựa trên Internet trên toàn thế giới, và có dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ thị trường này có nhiều khả năng để tăng trưởng.
Những số liệu dự đoán về TMĐT B2B của Công ty Dữ liệu Quốc tế còn tỏ ra “ tham vọng” hơn những số liệu do eMarketer đưa ra. IDC dự đoán, tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ toàn cầu được mua bán qua các công ty bằng giải pháp TMĐT sẽ tăng từ 282 tỷ USD năm 2000 lên đến 4,3 nghìn tỷ năm 2005.
Theo IDC, Mỹ sẽ vẫn là khu vực lớn nhất đối với TMĐT B2B, với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm của giá trị mua hàng là 68% từ năm 2001 đến năm 2005, đi theo sát là Tây Âu, nơi việc mua hàng B2B sẽ tăng với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm là 91% từ năm 2001 đến năm 2005. Châu á - Thái Bình Dương sẽ là nơi dẫn đầu về mức tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm là 109% trong giai đoạn này.
Liên Hợp Quốc ( UNCTAD) cũng dự đoán, hoạt động thương mại và du lịch qua Internet sẽ đạt 2,3 tỷ USD trong năm 2002, một bước nhảy vọt 50% so với năm 2001. Đến năm 2003, con số này có thể lên đến 3,9 tỷ USD ( theo BBC).
Theo tính toán của Viện nghiên cứu thị trường Forrester Research (Mỹ) các thương vụ giữa các doanh nghiệp qua Internet chiếm 2/3 tổng số thương vụ TMĐT và sẽ đạt 79% trong vòng 6 – 7 năm tới. Khi đó nền thương mại điện tử sẽ tăng trưởng gấp 40 lần hiện nay và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển sôi động trong nhịp sống kinh tế xã hội toàn cầu.
Nền tảng của TMĐT quốc tế là Internet (hiểu là cả các phân mạng và do đó bao quát toàn bộ các máy tính điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới) và các phương tiện truyền thông hiện đại ( vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử). Internet đang phát triển rất nhanh, cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng và chất lượng vận hành.
Năm 1991 mới có 31 nước nối mạng vào Internet, tới giữa năm 1997 đã có 171 nước; số trang Web vào giữa năm 1993 là 130, tới cuối năm 1998 đã lên tới 3,69 triệu. Số lĩnh vực sử dụng Internet / Web vào giữa năm 1991 là 1600, tới giữa năm 1997 dã lên 13 triệu.
Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet, chủ yếu ở Mỹ (mỗi địa chỉ có thể có nhiều trang Web do sử dụng các lĩnh vực k._.ào quá trình kinh doanh:
2.1./ Những định hướng chung
ở nước ta việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế không còn là một điều mới mẻ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật máy tính và môi trường truyền thông cũng như thị trường tin học trong nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động doanh nghiệp ngày càng sôi động. Nhưng tồn tại một tình trạng khá phổ biến là các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý đầu tư thích đáng cho phần mềm nhất là các phần mềm ứng dụng, dẫn đến việc mặc dù đã trang bị hệ thống máy tính thậm chí cả hệ thống mạng nhưng cũng không cải thiện được hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ tập trung vào lĩnh vực kế toán và văn phòng.
Một thực tế khác là mặc dù hầu hết các nhà doanh nghiệp đều hiểu lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin nhưng không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong triển khai. Có lẽ một phần là do nhà nước chưa có đủ các chính sách, qui định để hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Một lý do cũng rất quan trọng là các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu áp dụng tin học, chưa có thói quen quản lý điều hành bằng thông tin, chưa có kế hoạch đầu tư vốn và đào tạo cán bộ, nhân viên tương xứng.
Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đổi mới phong cách hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành phù hợp với xu thế của thời đại công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra chiến lược, kế hoạch phát triển thích hợp, vận dụng hài hoà chiến lược về công nghệ thông tin trong chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư thích đáng vào trang bị hợp lý hệ thống tin học (phần cứng, phần mềm, truyền thông...) cần chú trọng vấn đề đào tạo để có được đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác hiệu quả hệ thống tin học của doanh nghiệp.
Trước tình hình phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nếu chỉ ngồi đợi cho mọi thứ ổn định thì đó là một sai lầm. Nhà quản lý doanh nghiệp phải phân tích để hiểu được công nghệ mới có thể làm được những gì rồi chọn công nghệ nào có ảnh hưởng lớn nhất đồng thời phải đảm bảo là các đối thủ cạnh tranh không vượt lên trong cuộc đua. Vấn đề đặt ra ở đây là việc chọn thời điểm cũng quan trọng như tốc độ. Để thành công, Công ty phải có những chuyên gia về mạng (để giải quyết được mọi yêu cầu phát sinh từ khách hàng và đối tác) và chọn các ứng dụng Internet cho hiệu quả cao nhất và đúng thời điểm. Nếu nhảy vào Thương mại điện tử quá chậm doanh nghiệp cũng có thể mất cơ hội thành công.
2.2./ Một số điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc khi quyết định tham gia thương mại điện tử.
Trong tương lai sẽ tồn tại các Công ty ảo, thực hiện kinh doanh điện tử Internet sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cách giao dịch giữa các nhà kinh doanh và giữa nhà kinh doanh với khách hàng. Trong tình hình hiện nay, các nhà sản xuất có khả năng biến từ triển vọng công nghệ hiện thực trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vì vậy sự chuyển biến sang thương mại điện tử toàn cầu là một tất yếu. Hơn nữa Internet sẽ còn tạo ra những điều kỳ diệu không thể tiên đoán trước được vì nó bị chi phối bởi hai nhu cầu rất lớn: Nó cho phép các Công ty nhỏ hoạt động như những Công ty lớn và ngược lại.
Các lĩnh vực sử dụng thương mại điện tử nhiều nhất bao gồm kinh doanh và dịch vụ tài chính, giao thông vận tải, du lịch và các lĩnh vực hướng về xuất khẩu. Thương mại điện tử là một phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường.
Sau đây là một số trở ngại chủ yếu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta khi tham gia thương mại điện tử là:
- Thiếu hiểu biết về thương mại điện tử và các ứng dụng của Web trên Internet
- Không chắc chắn về lợi ích của thương mại điện tử đối với việc kinh doanh của mình.
- Các giao dịch và thanh toán trực tuyến vẫn còn đang ở giai đoạn phôi thai và bị hạn chế bởi những mối lo ngại về an ninh - an toàn.
- Mức độ phức tạp và chi phí của thương mại điện tử còn cao (do phương thức kinh doanh này mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển).
- Thiếu các sản phẩm phù hợp (các thiết bị và các phần mềm hỗ trợ thương mại) để thực hiện thương mại điện tử.
- Thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh.
Việc sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào khả năng họ nắm bắt được các cơ hội mà thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp cũng như tác dụng của cơ hội này đối với doanh nghiệp.Vì vậy khi lập chiến lược phát triển thương mại Internet của doanh nghiệp, việc sống còn là đừng quan tâm tới các kết quả công nghệ mà hãy quan tâm triển khai các ứng dụng trên mạng như thế nào để thúc đẩy được công việc kinh doanh. Khi lập chiến lược thương mại điện tử, cần phải chắc chắn rằng tất cả các quản trị viên cao cấp (tất cả cho tới Tổng giám đốc nếu có thể) là có liên quan. Các quản trị viên giao dự án phát triển thương mại điện tử một cách dễ dàng và đơn giản cho các bộ phận công nghệ thông tin hay bộ phận thị trường của doanh nghiệp là phạm phải sai lầm. Suy nghĩ về việc hiện diện trên Internet cũng giống như thiết lập sự có mặt tại một quốc gia mới. Khi định hướng khách hàng trên Internet, một Công ty cần phải lập tài liệu sao cho người quản trị có thể định lược chính xác các thuận lợi và bất lợi khi vào thị trường mới này. Việc đầu tiên mà tổ chức cần cân nhắc là: “cái gì là ích lợi chủ yếu không phải là về lĩnh vực kinh doanh trên mạng mà cho hoạt động kinh doanh chung của Công ty ?”. Một Công ty có thể nhằm đến các mục đích như: Theo đuổi sự gia tăng khối lượng bán của một sản phẩm nào đó, sự khuếch trương tên hãng, đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác đầu tư, các quan hệ với cộng đồng và với khách hàng, tăng cường dịch vụ khách hàng, giảm chi phí kinh doanh và hạ giá bán, mở rộng kênh bán hàng sang địa bàn mới hoặc có thể là sự tìm kiếm sự tiết giảm chi phí phân phối sản phẩm phi vật lý (như phần mềm máy tính, các tác phẩm âm nhạc, phim ảnh, các bản thiết kế kiến trúc.... Các sản phẩm này đều có thể chuyển giao một cách hoàn toàn điện tử). Và rất quan trọng trong khi soát lại xem liệu Internet có phải đúng là phương tiện cần thiết cho các mục tiêu của doanh nghiệp hay chưa ?.
Thương mại điện tử không phải là một mỏ vàng tiềm năng để có thể đặt nên đó những mục tiêu không thực tế. Hiện nay có nhiều Web Site thương mại điện tử trực tuyến từ doanh nghiệp tới khách hàng của các nước trong khu vực cho đến nay chưa sinh lời. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là bán được nhiều hàng hơn nữa thì hãy xem Internet là kênh bán hàng thứ hai hỗ trợ cho các kênh và cách thức bán hàng truyền thống. Đương nhiên là việc dựa vào Internet để có thể bán được thêm bao nhiêu hàng tuỳ thuộc rất nhiều vào bản thân loại hình sản phẩm (sản phẩm có kết cấu vật lý đòi hỏi giao hàng tận nơi trong khi sản phẩm số hoá có thể chuyển giao ngay trên mạng), vào thị trường mà công ty hướng tới và vào ngân quĩ tiếp thị của doanh nghiệp.
Một khi các mục tiêu của Công ty đã được lập, các thông số nhân khẩu của Internet sẽ phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Thay vì hướng tới Internet như một thị thường lớn duy nhất của 150 triệu khách hàng, hãy phân loại Internet để tìm ra phần thị trường thích hợp nhất cho các dịch vụ và sản phẩm của Công ty. Nếu như Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bán hàng quốc tế thì trước tiên hãy hướng tới những thị trường có độ tập trung cao những người tham gia sử dụng mạng trực tuyến chẳng hạn như Nhật Bản (7triệu ), Đức (4 triệu), Phần Lan (3 triệu). Nhiệm vụ này chắc chắn là công việc chính cho đội ngũ Marketting của Công ty. ở phần lớn các thị trường Châu á, (Hồng Kông, ASEN và Australia) số liệu nhân khẩu học của các khách hàng Internet là rất hấp dẫn : khoảng 90% khách hàng có ít nhất thẻ tín dụng, trên 70% các khách hàng không phải là sinh viên, có thu nhập gấp đôi thu nhập cá nhân trung bình và 55-70% là đàn ông đều có học thức, đồng thời theo họ thì những thông tin liên quan đến mua bán qua Internet đạt hiệu quả hơn tiếp thị trực tiếp bằng thư. Đặc biệt, việc mua qua Internet rất hấp dẫn với những người này vì họ coi trọng sự thuận lợi hơn giá cả).
Với điều kiện này, nếu một công ty thấy số liệu nhân khẩu học Internet không phù hợp với đối tượng khách hàng đang hướng tới thì việc tiến hành chiến lược thương mại điện tử với sự hiện diện của Internet là cực kỳ rủi ro.
Tiếp theo là việc doanh nghiệp cần phải để hết tâm trí cho Web site sẽ được dựng lên. Sự thành công của thương mại điện tử vào thời điểm hiện nay không còn nằm mơ ở trong yếu tố công nghệ mà ở khả năng ứng dụng công nghệ để vượt qua các trở ngại trong việc mua sắm trên mạng. Đó chính là cách thức để đem lại tỷ lệ cao cho những người đến thăm trang Web trở thành những người mua sắm, và giữ vững sự trung thành của khách hàng đó. Thiết kế trang Web thế nào để thu hút được nhiều người viếng thăm nhất ngoài các vấn đề kỹ thuật thông thường cần quan tâm tới một số “chiêu” độc đáo, bắt mắt..... ví dụ như Công ty hãy xoá bỏ sự nhàm chán bởi sự đơn điệu của trang Web thông thường bằng cách tạo cho trang Web của Công ty có cái gì đó lạ lùng, thậm chí có thể kỳ cục (nhưng không được quá đơn giản hay ngây ngô bởi mọi người sẽ đánh giá thấp Công ty). Hãy cố gắng làm nổi bật địa chỉ của Công ty hơn một chút so với các trang khác (thông qua chế độ màu sắc, phông chữ hiển thị, hay một số kỹ thuật tạo hiệu ứng chữ ẩn hiện chẳng hạn). Ta biết rằng bên cạnh các cơ cấu tìm kiếm thông tin thông dụng như Yahho, Altavista, Amazone... hiện còn một số phần mềm hoạt động như các thám tử trên mạng (ví dụ Web Ferret) giúp cho người sử dụng tìm ra các địa chỉ Web chứa thông tin cần tìm kiếm nhanh chóng hơn đồng thời có các địa chỉ số thông tin hết sức cơ bản về trang Web đó mà không cần phải thực sự truy cập vào. Vậy thì tại sao Công ty lại không đưa ra một số lời tóm tắt, giới thiệu ấn tượng nhất về mình. Nhiều Công ty Việt Nam đã sai ở điểm này khi đơn giản chỉ lập các trang Web theo kiểu tờ giới thiệu sản phẩm, mà không thích hợp các khả năng bán hàng với thư điện tử tự động hoá, các loại công nghệ gây ấn tượng (wow - technology).
Kế hoạch về nguồn lực là bước tiếp theo. Hãy nhớ sự hiện diện trên Internet không chỉ ở bộ phận Công nghệ thông tin. Nhân viên ở các bộ phận bán hàng và marketting cần phải có trong dự án, cần đào tạo và sử dụng các hoạ sĩ và người thiết kế trang Web. Một sai lầm lớn của các Công ty tham gia Web là việc lập kế hoạch không chính xác dẫn đến phí tổn của các trang Web vượt qua ngân quĩ mà doanh nghiệp dự kiến. Doanh nghiệp lưu tâm đầy đủ tới thời gian quản lý, đội ngũ tiếp thị hỗ trợ dự án, đội ngũ bán hàng, việc phát triển, cập nhật và nuôi Web site. Việc giao hàng quốc tế có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất vì đòi hỏi cả một mức giá cả phù hợp lẫn thời gian giao hàng nhanh chóng. Trong điều kiện đó, việc thuê các hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như Federla Express, UPS hay DHL có thể là quá đắt đỏ. Thay vào đó doanh nghiệp có thể nghiên cứu các thị trường mục tiêu để có thể tìm ra một biện pháp tối ưu, chẳng hạn ký hợp đồng với các nhà vận chuyển ở từng địa bàn. Lợi ích của việc lập kế hoạch tốt cho mỗi giải pháp thương mại điện tử sẽ làm giảm phí tổn và bán được nhiều hàng.
Trước khi tham gia thương mại điện tử doanh nghiệp rất nên xây dựng mạng nội bộ của doanh nghiệp mình (mạng Internet). Đây chính là mô hình mạng máy tính kiểu Internet thu nhỏ vào trong một cơ quan, xí nghiệp có nhiều mạng nhỏ nằm ở những vị trí khác nhau, và sử dụng những cách thức, phương tiện kỹ thuật như trong Internet để trao đổi thông tin. Thay vì cung cấp thông tin cho hết thảy mọi người, Internet chỉ mang thông tin đến với mọi người trong phạm vi Công ty bạn, bất kể nó nằm trong cùng một toà nhà hay rải rác trên một vài thành phố khác nhau. Mạng Internet có chi phí không cao nó cung cấp nhiều ứng dụng tiết kiệm có thể ảnh hưởng tích cực tới kết quả kinh doanh cuối cùng. Đặc biệt hơn nó giúp cho doanh nghiệp làm quen với cách thức điều hành hoạt động kinh doanh qua mạng. Nó giúp các nhân viên làm quen với các ứng dụng cơ bản của Web và thư điện tử. Nếu vận hành mạng Internet có hiệu quả, Công ty sẽ nhận thấy thư điện tử (E-mail) không chỉ cung cấp giải pháp truyền thông tin rẻ tiền giữa các nhân viên, điều hành viên, khách hàng và người mua mà nó còn cung cấp hệ thống sắp xếp hồ sơ tự động và giảm ghê gớm việc phải đánh máy lại và tăng khả năng tái sử dụng các tài liệu của Công ty. E-mail có thể tiết kiệm tiền đáng kể cho Công ty so với Fax dùng giấy và có người điều khiển.
Một điểm cũng đáng lưu ý là World Wide Web là một biển thông tin mênh mông của rất nhiều lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực giải trí. Nó có thể đánh bẫy thời gian quí báu của các nhân viên. Để tránh cho các nhân viên suốt ngày thả hồn trên các tạp chí thời trang, khi lập chiến lược triển khai thương mại điện tử doanh nghiệp xác định cho được những người nào thuộc từng bộ phận thực sự cần phải vào mạng và việc vào mạng được thực hiện như thế nào.
Internet có thể làm lợi cho Công ty theo nhiều cách. Nó có thể là công cụ hữu hiệu để tăng cường dịch vụ khách hàng, có thể đóng vai trò như một kênh bán hàng và tiếp thị mới hoặc thậm chí cung cấp hạ tầng cơ sở để tăng cường truyền thống kinh doanh. Dù sao trước khi tham gia vào thương mại điện tử, doanh nghiệp hãy tự đặt cho mình câu hỏi lớn: Tại sao ? tuỳ thuộc các nhà quản lý doanh nghiệp có thể trả lời gãy gọn tại sao - và như thế nào mà xác định sự quan trọng của Internet đối với doanh nghiệp. Bởi khi đã có sự thống nhất từ cấp cao nhất xuống dưới thì hiệu quả khai thác Internet của doanh nghiệp không còn chỉ là việc sử dụng hiệu quả của từng cá nhân mà trở thành hiệu quả sử dụng đồng bộ của cả tập thể. Nếu các quản trị cao cấp của doanh nghiệp không thể trả lời câu hỏi lớn trên thì cũng không có nghĩa là doanh nghiệp không thể kiếm lời từ Internet, nó chỉ đơn giản là doanh nghiệp chưa sẵn sàng dấn thân vào một dự án có thể tốn phí tiền bạc và thời gian.
Lúc này điều nên làm là doanh nghiệp hãy dành thời gian để làm quen với Internet và World Wide Web. Hãy chú ý thăm càng nhiều Web site thương mại điện tử càng tốt. Khi có điều kiện hãy tham gia vào các diễn đàn thảo luận về thương mại điện tử và đăng ký các tạp chí E-mail về lĩnh vực thương mại điện tử. Khi mọi người trong công ty đã trở nên thật thoải mái với Internet và học hỏi được kinh nghiệm sử dụng Internet của các doanh nghiệp khác, thì các quản trị gia sẽ có thể bắt đầu suy ngẫm nhiều lý do hơn nữa tại sao công ty của mình cần phải tham gia mạng. Một khi các quản trị gia có thể xác định được điều này và chuẩn bị kế hoạch chiến lược có cấu trúc tốt, công ty hãy bắt đầu lên đường.
II. Hoàn thiện môi trường hoạt động tạo điều kiện cho TMĐT phát triển
1. Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý cho TMĐT:
TMĐT ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển , số lượng trang Web phục vụ cho việc cung cấp thông tin kinh doanh và cơ hội giao thương còn rất ít, lại chưa được cập nhật thường xuyên. Thu nhập của ngừơi dân nước ta còn rất thấp nhưng cước truy cập Internet lại khá cao so với các nước trong khu vực ( gấp trên 3 lần ).
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải trả một mức phí khá cao so với lợi ích thu được để xây dựng trang web hoạc biến các trang web của họ thành website TMĐT. Mức chi phí cao này cũng là yếu tố hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp – nhân tố chính của TMĐT.
Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực TMĐT chủ yếu được ban hành vào năm 1997, nay đã trở nên sơ sài, không đủ để cung cấp một khuôn khổ pháp lý cần thiết để có thể theo kịp yêu cầu phát triển của lĩnh vực này.
Để khắc phục tình trạng này cần phải xây dựng một hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý cho TMĐT.
Thứ nhất: Về kinh tế.
Hình thành hệ thống tiêu chuẩn , hệ thống thông tin quốc gia tương ứng với quốc tế và nhất là khu vực ASEAN. Tạm thời Nhà nước nên bù lỗ trong kinh doanh TMĐT như giảm phí hoà mạng Internet. Cần có chương trình Marketing cho TMĐT tại các trường đại học, các thành phố lớn nhằm khuyến khích dân chúng tiếp cận với nền “kinh tế số hoá”.
Hình thành hệ thống thanh toán tài chính tự động, thẻ thông minh, thẻ tín dụng…, tăng cường quảng cáo trên truyền hình và nêu rõ tiện ích của nó.
* Mã hóa và tiêu chuẩn hoá cho các doanh nghiệp, hàng hóa dịch vụ cần thiết. Có chiến lược mã hoá quốc gia, làm cơ sở phát triển công nghệ mã hoá.
Thứ hai: Về pháp lý.
* Cần xây dựng các luật như luật về giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử , về bảo vệ quyền sở hữu, về chống xâm nhập trái phép vào các dữ liệu.
* Hải quan và thuế:
ở Mỹ và các nước phát triển , họ không quan tâm đến vấn đề thuế. Song với điều kiện Việt Nam, tình hình kinh tế không mạnh, kẻ thù còn dòm ngó, sự xâm nhập của văn hoá độc hại luôn tác động không tốt tới thuần phong mỹ tục Việt Nam. Do đó, hệ thống thuế quan nước ta cần phải đơn giản , dễ thực hiện hơn và phù hợp với hệ thống quốc gia và của các nước láng giềng.
* Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Thương mại trên Internet thường liên quan đến bán hay chuyển nhượng, nhưng một phần ( tức là licen se) quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy TMĐT, người bán hàng phải tin tưởng rằng quyền sở hữu trí tuệ của họ sẽ không bị đánh cắp và người mua cũng biết rằng họ nhận được bản gốc. Vừa qua ở Việt Nam chúng ta , việc đánh cắp bản quyền xảy ra thường xuyên, không khuyến khích được người sáng tạo phần mềm. Vì vậy Chính phủ phải có luật bản quyền và các luật xử lý nghiêm minh các sai phạm. Nhà nước cũng cần thiết lập tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cho việc xác định hiệu lực của quyền sử dụng bằng sáng chế.
* Bảo mật:
Tính riêng tư cá nhân và độ an toàn là yêu cầu đầu tiên của bảo mật. ở Việt Nam, tuy mới truy cập Internet, các hiện tượng xấu xảy ra chưa nhiều song nó lại đang phát triển và chưa có biện pháp ngăn chặn. Nhiều doanh nghiệp chưa tin tưởng vào hệ thống bảo mật nên e dè gia nhập Internet.
Yêu cầu bảo mật trong thời gian tới:
- Các mạng viễn thông phải đảm bảo an toàn tin cậy.
- Phải có chương trình tiện hữu ích để bảo vệ các hệ thống thông tin lát nối mạng.
Cần có những biện pháp hiệu quả để xác nhận và bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu điện tử, tránh truy cập trái phép.
- Đào tạo nâng cao trình độ người sử dụng.
Tóm lại, pháp lý luôn là vấn đề nổi cộm trong điều luật Việt Nam hiện nay vì thực tế kinh nghiệm về TMĐT của ta còn quá ít. Do đó Nhà nước cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xung quanh với điều kiện tương tự ta để rút ra những bài học cần thiết.
2. Phát triển nâng cấp công nghệ thông tin.
Hiện nay, ở Việt Nam dịch vụ viễn thông quá đắt, là rào cản qúa trình tham gia TMĐT . Bên cạnh đó, nước ta vẫn còn duy trì hàng rào thuế quan ngay cả nhập những thiết bị điện tử cả phần cứng và phần mềm.
Thứ nhất: Công nghệ tính toán.
Như phần thực trạng đã nêu, công nghệ tính toán của ta quá nhỏ bé và đặc biệt lĩnh vực phần mềm chiếm tỷ trọng nhỏ
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần:
* Khuyến khích quản lý dữ liệu có cấu trúc được quản lý bằng các cơ sở dữ liệu khác nhau (Base, Fox, Pascan, Access, Oracle…) tại các doanh nghiệp.
* Triển khai mạng máy tính tại các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp quốc doanh và tư nhân.
- Mạng VINANET ( hiện phát triển thành Vietranet ) Bộ thương mại là mạng thông tin thương mại. Đây là mạng chuyên hiện lại các thông tin thương mại từ các nguồn tin của phóng viên trên khắp các nước của các hàng thông tấn lớn như AP, UPI, Router.
- Mạng VCCINET thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mạng này cung cấp một cơ sở dữ liệu thông tin phong phú cho các doanh nghiệp hội viên trong cả nước bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư, thông tin pháp luật, tư vấn, thị trường kinh tế thế giới, các dịch vụ có liên quan.
- Mạng ECONET của thông tấn xã Việt Nam, đây là bản tin kinh tế Việt Nam của thế giới bằng hai ngôn ngữ Việt, Anh.
* Thay đổi mô hình phân bố máy có thể là 60% ở cơ quan xí nghiệp, Nhà nước, 15% ở các cơ quan nghiên cứu và quốc phòng ( hiện này là 10% ) , 5% ở các hộ gia đình.
* Có chính sách hợp lý khi nhận máy vi tính .
* Tiêu chuẩn hoá đội ngũ lập trình viên:
Để thực hiện mục tiêu đạt doanh số về xuất khẩu phần mềm 500 triệu USD vào năm 2005, các chuyên gia tin học ước tính Việt Nam cần phải có 25.000 lập trình viên. Trong khi đó , số lượng các lập trình viên hiện nay mới chỉ tính được ở con số vài nghìn. Số lượng các lập trình viên đã ít nhưng trình độ lại chưa cao.
Đặc biệt đối với chuyên viên TMĐT, ngoài kiến thức về kỹ thuật còn đòi hỏi phải có thêm kiến thức về kinh doanh, thương mại. Để có thể xâm nhập vào thị trường phần mềm quốc tế, Nhà nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lập trình viên, cả trước mắt và lâu dài.
Thứ hai: Ngành truyền thông.
Hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông là không bị chèn ép trong cạnh tranh. Xây dựng các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh , đứng vững trên thị trường doanh số đến năm 2010 đạt 1,25 tỷ USD và phấn đấu là 12-15 máy /100 dân.
Để ngành truyền thông phát triển , cần phải:
* Tăng tính tin cậy trong ngành bằng các bộ luật và bảo mật.
* Giảm chi phí dịch vụ truyền thông.
* Khuyến khích các doanh nghiệp nối mạng khi đã đủ điều kiện. Hiện nay VDC phát triển dịch vụ France Reaplay – dịch vụ nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch gói, hoạt động ở mức liên kết giúp doanh nghiệp giảm chi phí cước và tăng cường khả năng chuyển đổi linh hoạt kết nối mạng máy với nhau. Muốn vậy phải khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển ngành truyền thông là yêu cầu bức thiết cho sự phát triển TMĐT ở nước ta.
3. Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT.
CNTT hiện là ngành được đào tạo ở nhiều trường nhất. Về số lượng , có gần 250 cơ sở đào tạo nhân lực CNTT từ trung cấp hoặc tương đương trở lên, số trường đại học có đào tạo cử nhân CNTT tăng từ 52 trường ( tháng 7/2001) lên 55 trường ( tháng 7/2002) tăng 5,7% so với con số tăng 24% trong năm 2001. Số các trung tâm đào tạo CNTT phi chính quy tăng từ 9 (năm 2000) lên 18 ( 2001) và 35 ( 2002), trong số đó các trung tâm Aptech chiếm 25% với số lượng 9 trung tâm.
Sinh viên có thể có tấm bằng cử nhân CNTT với nhiều tên gọi khác nhau: Cử nhân tin học, cử nhân tin học quản lý, cử nhân tin học xây dựng… Về thựu tế, việc đào tạo chuyên ngành này sẽ giúp có được đội ngũ cán bộ tin học ứng dụng hiệu quả . Tuy nhiên, về chất lượng thì còn phải bàn lại vì không ít các trường lập khoa CNTT như một căn bệnh “phong trào”.
Các cơ sở đào tạo đã vượt nhu cầu nhân lực về số lượng khả năng vài năm tới các trường ồ ạt tung ra hàng loạt chuyên viên CNTT chất lượng thấp là điều có thể nhìn thấy trước, nhưng trong bối cảnh đó , các cơ sở đào tạo chất lượng cao sẽ càng khẳng định được vai trò của mình đối với học sinh/sinh viên và nhà tuyển dụng qua sự khác biệt về chất lượng đầu ra.
Quản lý nhà nước về đào tạo CNTT còn những bất cập như chưa thống nhất tên gọi ngành học , chương trình và nội dung đào tạo cho từng trình độ, chưa có tiêu chí chung về các điều kiện đảm bảo chất lượng về nội dung chương trình và trình độ của các chứng chỉ đào tạo tại các trung tâm đào tạo , bồi dưỡng tin học ở ngoài nhà trường.
Từ thực tế trên cho thấy Nhà nước cần phải có chính sách hữu hiệu ngay từ bây giờ.
Thứ nhất: Đào tạo chuyên gia CNTT.
* Các khoa CNTT trọng điểm đã được sự đầu tư của Nhà nước cần mở rộng lớp đào tạo chuyên gia phần cứng và phần mềm để có thể tránh sự thiếu hụt .
* Dần dần từng bước xây dựng hạ tầng CNTT vững chắc, tạo thuận lợi cho chuyên gia phần mềm có điều kiện phát huy.
* Có chính sách tập hợp các chuyên gia tin học toàn quốc nhằm lập ra các đề án phát triển lớn , qui mô; phải có chính sách kinh tế thu hút họ lại.
*Song song với việc đào tạo trong nước, cần mở rộng cho nghiên cứa tại nước ngoài. Nhưng nhất thiết phải có chính sách và cam kết đòi hỏi những người đi du học trở lại Việt Nam làm việc để tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay.
Thứ hai: Liên kết với các tổ chức nước ngoài về đào tạo tin học cho TMĐT.
- Tham gia các hội thảo của khu vực ASEAN cùng học hỏi kinh nghiệm .
- Tranh thủ vốn đầu tư, liên doanh từ bên ngoài cùng với khoa học công nghệ từ phía nước ngoài.
- Tìm kiếm nguồn tư liệu mới từ nước ngoài biên dịch phổ biến ngay.
- Tập hợp các chuyên gia trong và ngoài nước xây dựng và cập nhật giáo trình đào tạo phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thứ ba: Với dân chúng.
- Có chương trình đào tạo tin học về tận các trường phổ thông. Cần có vốn để đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện dạy và học tin học để phát triển đồng bộ .
- Đào tạo tin học cho mọi ngừơi không chỉ dừng lại ở bước đào tạo văn bản mà cần phải dạy cả ngôn ngữ lập trình.
- Liên tục có các hội thảo và các cuộc thi nhằm nâng cao tầm hiểu biết và phát huy sáng tạo cho tin học nước nhà.
- Nguồn nhân lực cho TMĐT là điều kiện sống còn lâu dài cho phát triển TMĐT, nó khẳng định được định hướng phát triển TMĐT có đúng đắn hay không.
4. Xây dựng tổ chức chuyên trách tư vấn.
Quan điểm chỉ đạo và thực thi TMĐT liên quan đến rất nhiều ngành công nghệ sản xuất và quản lý kinh tế xã hội và an ninh quốc gia.
Với nước ta cần có mô hình vừa có “Hội đồng quốc gia về TMĐT” như cơ quan tư vấn và vừa có “Uỷ ban quốc gia về TMĐT” như cơ quan pháp lý và điều hành. Đây là đầu mối quốc gia về kinh tế số hoá và TMĐT.
* Hội đồng quốc gia về TMĐT:
Gồm đại diện của các bộ ngành ( Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và thông tin…..) và các doanh nghiệp, tin học, thương mại….là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. Hội đồng đóng vai trò tư vấn là chủ yếu.
* uỷ ban quốc gia về TMĐT.
uỷ ban này có chức năng và quyền hạn ra quyết định chỉ đạo và xử lý giải quyết.
Hội đồng và Uỷ ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trình hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lựơc, tránh được xu hướng thiếu toàn diện hoặc cho là chưa thể làm gì với TMĐT hoặc tiến hành qúa nóng vội không thu được kết quả lại để lại hậu quả về chính trị và an ninh sau này.
Trong khi vạch chiến lược, Hội đồng quốc gia và Uỷ ban quốc gia về TMĐT sẽ tham khảo chiến lược chương trình đã có của các nước kết hợp với đặc thù Việt Nam
Kết luận
Sự phát triển TMĐT một mặt là kết quả tất yếu khách quan của quá trình “số hoá”toàn bộ hoạt động con người, một mặt là kết quả của sự nỗ lực chủ quan của từng điều kiện mỗi nước trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách đồng bộ cho kinh tế số hoá nói chung và TMĐT nói riêng.
TMĐT mở ra cơ hội lớn, cùng với thách thức mới, tham gia TMĐT để tận dụng cơ hội từ đây, và hạn chế rủi ro khả dĩ, mỗi nước phải có chiến lược chung về TMĐT, có chương trình tổng thể phương án hành động từng bước, có tổ chức chuyên trách tư vấn. Song cách nhìn nhận đánh giá, cách chuẩn bị triển khai và bước đi của mỗi nứơc khác nhau tuỳ theo đặc điểm và ý đồ của từng nước.
Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Một số biện pháp để thúc đẩy phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam ” đã đề cập đến một số vấn đề sau:
1. Đề cập tới những nội dung cơ bản về thương mại điện tử: như khái niệm chung, lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử và những yêu cầu của Thương mại điện tử.
2. Khoá luận đã nghiên cứu tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới, mức độ sẵn sàng tham gia điện tử của các nước. Đặc biệt, khoá luận đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực
trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam và dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn ảnh hướng đến sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Như ở phần Lời nói đầu tác giả đã trình bày, do trình độ bản thân còn hạn chế, hơn nữa Thương mại điện tử lại là lĩnh vực mới nên trong khoá luận chưa đề cập tới hết các lĩnh vực ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam. Em mong rằng sẽ được tiếp tục nghiên cúu ở các đề tài rộng hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT trong việc phát triển kinh tế và hội nhập với xu hướng chung của khu vực và thế giới , chúng ta hy vọng rằng Việt Nam đang từng bước khắc phục khó khăn, tận dụng triệt để những lợi thế của mình để tham gia vào hoạt động TMĐT, thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt Nam, đòi hỏi các cấp các ngành từ trung ương tới địa phương phải có sự kết hợp thống nhất thể hiện trên chiến lược chung và chiến lược tổng thể, chiến lược hành động thống nhất và đồng bộ , góp phần tạo bước nhảy vọt cho nước nhà.
Tài liệu tham khảo
1. Chuyên đề: “Bàn về cơ sở pháp lý của Thương mại điện tử ở Việt Nam”. Viện Nghiên cúu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, năm 2000.
2.“Hội tụ viễn thông và công nghệ thông tin trong kỷ nguyên mới” – Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Trung tâm thông tin Bưu điện Nhà xuất bản bưu điện, 8 – 2002.
3. “Kinh tế Việt Nam 2001” – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2002.
4.“Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay” – TS. Lê Đăng Doanh, TS. Nguyễn Minh Tú -Nhà xuất bản lao động 2001.
5. “Tạp chí bưu chính viễn thông”, tháng 11 – 2002.
6. “Tạp chí bưu chính viễn thông”, 9/2001.
7. “Thời báo kinh tế Sài Gòn”, 23/7/2002.
8. “Thời báo kinh tế Việt Nam” số 115, 27/12/2000.
9. “Thời báo kinh tế Việt Nam” ngày 7/2/2001.
10. “Thời báo kinh tế Việt Nam” ngày 23/12/2001.
11. “Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp – Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội 2001.
12. “Thương mại điện tử”. PGS.TS. Vũ Ngọc Cừ, ThS. Trịnh Thanh Lâm – Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2001.
13. “Thương mại điện tử cho doanh nghiệp”. Trịnh Lê Nam, Nguyễn Phúc Trường Sinh – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2001.
14. “Thương mại điện tử”. ThS. Bùi Đỗ Bích, ThS. Lại Huy Hùng, ThS. Bùi Thiên Hà - Nhà xuất bản bưu điện 2002.
15. Địa chỉ các Website có các vấn đề về TMĐT:
Nam/i-today/tip/e-commerce/muc_luc.htm
www.thuongmaidientu.com
Nam/i-today
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 98.DOC