Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu hạt tiêu ở Công ty XNK Tổng hợp 1

Lời mở đầu Ngày nay, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có thể khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển, hoạt động xuất khẩu trở nên có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đ

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu hạt tiêu ở Công ty XNK Tổng hợp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hoá đất nước. Do đó, trong chính sách phát triển kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng đặc biệt của xuất khẩu. Đảng ta đã xem xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao đời sống của người dân Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là một nước nông nghiệp với đa số người dân sống bằng nghề này. Hàng nông nghiệp là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo nguồn thu cần thiết đối với đất nước cũng như cải thiện đời sống người nông dân. Nhà nước hiện nay có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông nghiệp. Trong các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, hạt tiêu là một mặt hàng xuất khẩu đang lên của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, và đặc biệt là nguồn nhân lực, nước ta có lợi thế rất lớn để phát triển mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu. Xuất khẩu hạt tiêu có khả năng đem lại lợi nhuận lớn cho nước ta. Hạt tiêu là một mặt hàng có tiềm năng phát triển và hiện đang được công ty XNK Tổng hợp I được công ty quan tâm. Hạt tiêu xuất khẩu là một trong những mặt hàng nằm trong chiến lược phát triển của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, nhận thấy công ty đang tìm cho mình những hướng đi để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt tiêu, em đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, trước hết em phân tích, đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu để công ty có thể khai thác được tối đa các tiềm năng mà mặt hàng hạt tiêu có thể đem lại để gia tăng lợi nhuận cho mình. Đề tài của em gồm ba phần Chương I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và khái quát về công ty XNK Tổng hợp I Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I Chương III : Những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I. ChươngI: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và khái quát về công ty XNK Tổng hợp I I. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp 1. Khái niệm Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ sang một quốc gia khác, sử dụng tiền tệ làm đơn vị thanh toán trên cơ sở ngang giá. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dựa trên việc khai thác lợi thế tương đối của mỗi quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trên phạm vi rất rộng. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm. Xuất khẩu đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và nó đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi nước có một thế mạnh riêng, một điểm yếu riêng. Để khai thác được những lợi thế, giảm bớt các bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong sản xuất cũng như tiêu dùng, các quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế và bán chúng cho các nước sản xuất mặt hàng đó kém lợi thế hơn. Như vậy các nước sẽ tập trung sản xuất mặt hàng mình có lợi thế nhất (hay ít bất lợi nhất). Nhờ có chuyên môn hoá, các quốc gia sử dụng được một cách tốt nhất những ưu thế của mình, tiết kiệm được các yếu tố sản xuất, năng suất lao động tăng lên, và do đó, xét trên qui mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng tăng lên. Xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép các nước tham gia vào có thể tiêu dùng với số lượng nhiều hơn so với khả năng sản xuất. 2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia. - Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Xuất khẩu góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó tạo điều kiện cho các ngành liên quan đến quá trình sản xuất hàng xuất khẩu phát triển thuận lợi hơn. Xuất khẩu tạo điều kiện để mở rộng cả thị trường đầu vào cho sản xuất lẫn thị trường đầu ra cho sản phẩm. - Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống của người dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 2.3 Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động của doanh nghiệp - Trước hết, xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất khẩu thực chất là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là khâu quan trọng trong chu trình chuyển hoá hàng-tiền - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường, hoàn thiện việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu đã thu về ngoại tệ, phục vụ cho việc nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng như hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh nội địa của doanh nghiệp. - Khi tiến hành hoạt động ngoại thương với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước đã tạo lập được nhiều mối quan hệ buôn bán, kinh doanh trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp có thể tạo dựng được tên tuổi và nâng cao vai trò cũng như uy tín của mình trên thị trường thế giới. 3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh, buôn bán với nước ngoài, do đó nó có các đặc trưng riêng, phức tạp hơn nhiều so với buôn bán trong nước. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bao gồm các nội dung sau: 3.1 Nghiên cứu thị trường: Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường thế giới, công việc cần thiết đầu tiên là tiến hành nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm kiếm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. Đây là quá trình thu thập các thông tin, số liệu về thị trường, so sánh các thông tin, số liệu đó và rút ra kết luận. Dựa trên các kết luận đó, người quản lý sẽ đưa ra các quyết định và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty; Số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được ở thị trường đó; Thị trường đó đòi hỏi sản phẩm phải có những thích ứng gì. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh cao hơn trong kinh doanh xuất khẩu. Về mặt phương pháp luận, người ta phân biệt hai phương pháp nghiên cứu thị trường: - Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu tại bàn là việc thu thập một cách gián tiếp các thông tin từ các nguồn tư liệu xuất bản hay không xuất bản. Các thông tin này có thể thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ Internet, từ báo cáo của các tổ chức thương mại, từ số liệu của các trường đại học, các viện nghiên cứu. Các số liệu thu thập được ở đây là các số liệu thứ cấp, hầu hết đã được qua xử lý, đôi khi không đáng tin cậy. Tuy nhiên phương pháp này lại rẻ, phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mới tham gia vào thị trường quốc tế. - Nghiên cứu tại hiện trường: Nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập trực tiếp các thông tin tại thị trường. Theo phương pháp này, chúng ta có thể thu thập được thông tin sơ cấp bằng các cách như phỏng vấn, điều tra, quan sát hay tổ chức các cuộc thảo luận với khách hàng. Các thông tin thu thập được thường chính xác, phù hợp với các đòi hỏi của doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí để tiến hành phương pháp nghiên cứu này rất cao 3.2 Xây dựng kế hoạch, chiến lược xuất khẩu. Kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu. Đây là bước chuẩn bị nhằm dự kiến trước về tình hình hoạt động xuất khẩu và các mục tiêu đạt được. Những người lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đánh giá một cách tổng quát về thị trường và đối tác kinh doanh, đưa ra dự định về mặt hàng, thời gian, và phương thức kinh doanh phù hợp nhất. Cũng trong quá trình này, doanh nghiệp phải đề ra các mục tiêu cần đạt được trong kinh doanh và đưa ra các phương án cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Xây dựng kế hoạch, chiến lược xuất khẩu là một khâu quan trọng, nó có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. 3.3 Giao dịch đàm phán Đàm phán là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thoả hiệp hoặc cùng nhau đưa ra những tiêu chuẩn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại. Trong giao dịch ngoại thương, các bên có những sự khác biệt nhất định về quan điểm, chính kiến, lợi ích... Sự khác nhau này dẫn đến những mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh, chính vì vậy, giữa các bên đối tác cần có sự trao đổi, thảo luận để có thể tiến tới thống nhất ý kiến. Quá trình giao dịch đàm phán có ý nghĩa quyết định đến tất cả các hoạt động kinh doanh của chúng ta với đối tác đó sau này. Có ba hình thức giao dịch đàm phán: - Giao dịch đàm phán qua thư tín - Giao dịch đàm phán qua điện thoại - Giao dịch đàm phán trực tiếp 3.4 Kí kết hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng xuất khẩu là một nội dung quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Đây là cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh. Nó là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng xuất khẩu được kí kết phải dựa vào một số điều kiện như: các chính sách kinh tế của nhà nước, nhu cầu và khả năng cung ứng hàng hoá của thị trường, khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, và quan trọng nhất là tính pháp lý của hợp đồng kinh tế. Hợp đồng phải được hai bên xem xét cẩn thận trước khi kí kết. Một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá phải phản ánh được những nội dung cơ bản sau: - Số hiệu hợp đồng - Ngày tháng kí kết - Tên và địa chỉ các bên kí kết - Chữ kí của các bên - Các điều khoản chủ yếu (cơ bản, bắt buộc) đó là: Điều khoản về hàng hoá; số lượng hàng hóa; chất lượng hàng hoá; thời gian, địa điểm giao hàng; giá cả hàng hoá; phương thức thanh toán. - Các điều khoản cần thiết (là những điều khoản mà nếu thiếu một trong những điều này, hợp đồng vẫn có thể thực hiện được) bao gồm: điều khoản bao bì, giám định hàng hoá; các chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu; điều khoản về thưởng phạt; điều khoản trọng tài; điều khoản giải quyết tranh chấp... Hợp đồng được kí kết càng chặt chẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và hạn chế các tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra. 3.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng Sau khi hợp đồng được kí kết, doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng. Đây là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình xuất khẩu. Nó bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi cả hai bên thực hiện đều phải tuân thủ đúng theo các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng, tránh xảy ra sai sót gây nên các thiệt hại về mặt kinh tế, gây tổn hại đến mối quan hệ và uy tín của cả hai bên. Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu được tiến hành theo trình tự các bước được biểu diễn như sơ đồ dưới đây: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần) Kiểm tra L/C (nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ) Chuẩn bị hàng hoá Thông quan xuất khẩu Mua bảo hiểm Thuê phương tiện vận tải Giao hàng Làm thủ tục thanh toán Xin giấy phép xuất khẩu Hiện nay ở nước ta, chỉ có một số mặt hàng thuộc danh mục nhà nước quản lí bằng giấy phép hoặc hạn ngạch. Khi xuất khẩu các mặt hàng này, doanh nghiệp phải xin giấy phép hoặc xin hạn ngạch. Còn hầu hết các mặt hàng khác đều không phải xin giấy phép. Kiểm tra L/C: Nếu điều khoản thanh toán trong hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ thì trước khi giao hàng, người xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra L/C. ở khâu này, người xuất khẩu phải kiểm tra tính hợp lệ của L/C cả về nội dung lẫn hình thức. L/C phải được kiểm tra hết sức cẩn thận, nếu phát hiện ra sai sót phải yêu cầu sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với hợp đồng để tránh những khó khăn trong khâu thanh toán có thể xảy ra sau này. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Chuẩn bị hàng xuất khẩu là một hệ thống các nghiệp vụ bao gồm tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì, và kẻ kí mã hiệu hàng hoá. Đây là quá trình doanh nghiệp tạo ra nguồn hàng phù hợp với các yêu cầu trong hợp đồng. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. Theo hợp đồng đã kí kết giữa hai bên, nếu được quyền thì doanh nghiệp phải thực hiện thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. Phải nhìn nhận rằng, cả việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hoá đều góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp. Thông quan xuất khẩu Hiện nay, nhiệm vụ thông quan hàng hoá hầu hết thuộc trách nhiệm của người xuất khẩu. Để thông quan, chủ hàng phải kê khai hải quan và chuẩn bị hồ sơ hải quan, nộp phí hải quan và nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hoá đó thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu. Giao hàng xuất khẩu. Đến thời hạn giao hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải làm thủ tục và giao hàng xuất khẩu. Tuỳ vào việc hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường thuỷ hay bằng container để doanh nghiệp có các hình thức giao hàng cho phù hợp. Sau khi giao hàng xong, doanh nghiệp phải lập một bộ chứng từ hoàn chỉnh để phục vụ cho việc thanh toán sau này. Làm thủ tục thanh toán Thanh toán là khâu trung tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch thương mại. Do khoảng cách về địa lý , và do giá trị hàng hoá xuất khẩu lớn nên thanh toán quốc tế thường được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Các nghĩa vụ này được thực hiện trên cơ sở các thoả thuận của hợp đồng. Trình tự trên chỉ mang tính chất tương đối. Có những công việc bắt buộc phải thực hiện trước rồi mới có thể thực hiện các công việc khác, song cũng có những công việc có thể thực hiện trước, sau hoặc song song với các công việc khác. 3.5 Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu. Sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của mình, xem xét những gì đã làm được, những gì còn tồn tại. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trước hết là để hạch toán lỗ lãi, sau là để rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau đó của mình. Ngoài ra, nó cũng giúp doanh nghiệp có những thưởng, phạt hợp lý nhằm động viên và khuyến khích tinh thần người lao động. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu bao gồm: - Chỉ tiêu lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanhh, được tính bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ‍- Chỉ hiệu quả kinh tế của xuất khẩu: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số thu bằng ngoại tệ so với đơn vị chi phí trong nước. Chỉ tiêu này được xác định bằng so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh - Doanh lợi xuất khẩu: Là tỉ lệ phần trăm giữa thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam với tổng chi phí cho việc xuất khẩu. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Các nhân tố của bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng ở doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gặp thuận lợi hay khó khăn, việc lựa chọn các mặt hàng hay thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố nội lực của doanh nghiệp. Các yếu tố nội lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: - Yếu tố con người: Nhân tố con người trong doanh nghiệp bao gồm cả nhân tố người lao động và khả năng của người lãnh đạo - Tiềm lực tài chính - Hệ thống cơ sở vật chất - Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài các yếu tố cơ bản trên, các nhân tố khác như uy tín, tên tuổi của công ty, chiến lược phát triển, cách thức kinh doanh, các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu của công ty. 4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Ngoài các yếu tố của bản thân doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu hàng hoá cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này không có tính chất quyết định nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng gián tiếp nhưng lại có tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài này, công ty không thể thay đổi được, hoặc nếu có thì rất khó khăn. Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gồm có: - Yếu tố kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. - Hệ thống chính sách pháp luật - Các yếu tố văn hoá, xã hội - Điều kiện cơ sở hạ tầng - Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác - Điều kiện tự nhiên Như vậy, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan, có các yếu tố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, song cũng có các yếu tố lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. II. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I 1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển của công ty Vào đầu những năm 80, khi nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhằm khuyến khích các ngành, các địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Ngoại Thương, nay là Bộ Thương Mại quyết định thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I theo quyết định số 1365/TCCB. Công ty XNK Tổng hợp I ra đời ngày 15/12/1981, tuy nhiên đến tháng 3/1982, công ty mới chính thức đi vào hoạt động theo chế độ tự hạch toán kinh doanh có tư cách pháp nhân, có vốn và tài khoản riêng. Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Thương Mại, có tên giao dịch là: Việt Nam National General Export-Import Coporation Tên viết tắt là : Generalexim Trụ sở tại : Số 46 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : ( 84-4 ) 8264009 Fax : 84- 4-8259894 Email : gexim@generalexim.com.vn Công ty có 3 chi nhánh: Chi nhánh Hải Phòng: Số 57 Điện Biên Phủ - Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng: 113 Hoàng Diệu - Đà Nẵng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 26B Lê Quốc Hưng - TP Hồ Chí Minh Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia ra làm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1992 (11 năm) Đây là thời kì công ty xác định định hướng xây dựng và phát triển về mọi mặt trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Lúc này, thị trường trong nước đang ở trong tình trạng suy kiệt, thiếu hàng, thiếu vốn nghiêm trọng. Trong khi đó, Công ty được thành lập với tổng biên chế 50 cán bộ công nhân viên, đa số là cán bộ từ công ty XNK và chuyển khẩu bị giải thể chuyển sang, trình độ kĩ thuật nghiệp vụ rất hạn chế, kinh nghiệm về XNK còn yếu. Cơ sở vật chất của công ty trong những ngày đầu rất nghèo nàn, vốn liếng ban đầu chỉ vẻn vẹn 913,179 nghìn đồng. Nhà nước không cấp vốn do quan niệm công ty kinh doanh XNK uỷ thác không cần vốn. Với phương thức hoạt động hoàn toàn mới, công ty hầu như không có thị trường. ở trong nước, cơ chế bao cấp vẫn thống trị, trong khi đó, bạn hàng nước ngoài của công ty lại hầu như không có. Công ty XNK Tổng hợp I được xem là một trong những đơn vị đầu tiên thí điểm cách quản lí mới với quyền hạch toán “lấy thu bù chi”. Mới ra đời với rất nhiều thách thức, tuy nhiên, công ty đã xác định được đúng đắn định hướng chiến lược phát triển dài hạn của mình. Công ty đã xác định nguyên tắc hoạt động của mình, đó là: Hạch toán lấy thu bù chi và có lãi; Thực hiện kinh doanh tổng hợp, từng bước mở rộng phạm vi kinh doanh với các phương thức đa dạng, phong phú. Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh các nhiệm vụ được Bộ giao, công ty luôn chủ động xin nhận thêm các công việc khi thị trường yêu cầu. Trong thời kì đầu đầy khó khăn này, công ty đã tự khẳng định mình, tạo thế và lực cho các giai đoạn phát triển sau này của công ty. Công ty đã xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000 m2 kho và 1500 m2 nhà xưởng sản xuất và gia công hàng may mặc tại Đoạn Xá-Hải Phòng, cải tạo kho Tương Mai thành khu kho an toàn, đảm bảo các điều kiện để bảo quản các mặt hàng có giá trị cao. Công ty đã tiến hành mua khu vực 53 Quang Trung và số 7 Triệu Việt Vương nhằm kinh doanh bất động sản. Công ty cũng đã vận động thành lập và đầu tư mua cổ phần tại EXIMBANK, và là một trong những cổ đông sáng lập EXIMBANK. Để đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên, công ty đã xây dựng khu nhà tập thể tại Lạc Trung-Hà Nội và Đoạn Xá-Hải Phòng. Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến năm 1997 Đây là thời kì công ty tiếp tục xây dựng và phát triển, là thời kì Công ty phát triển về mọi mặt. Tháng 7/1993, theo quyết định của Bộ Thương Mại, công ty XNK Tổng hợp I sát nhập với Promexim, mở rộng qui mô hoạt động của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty lấy hoạt động XNK làm trọng tâm, tiếp tục triển khai trên thực tế một số dự án đầu tư trực tiếp vào sản xuất, đồng thời phát triển kinh doanh dịch vụ. Trên cơ sở đó hình thành một cách rõ nét 3 lĩnh vực hoạt động của công ty: thương mại, sản xuất và dịch vụ. Trong giai đoạn này, do cơ chế chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi khiến cho phạm vi kinh doanh của công ty bị thu hẹp, cả về thị trường và mặt hàng. Công ty đã mất thị trường Liên Xô và Đông Âu là hai thị trường lớn mà công ty đã mất nhiều năm xây dựng. Về mặt hàng, do cơ chế, công ty cũng đã mất một số mặt hàng lớn, truyền thống như cà phê, gạo, phân bón... Không những vậy, cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt khiến có tình trạng công ty mất đi một số cán bộ có năng lực. Trong giai đoạn này, công ty phát triển mặt hàng gia công may mặc là mặt hàng chủ lực, và chủ trương làm tất cả các mặt hàng không kể giá trị lớn hay nhỏ, miễn là an toàn và có hiệu quả, ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng có giá trị khá như thiếc, gỗ, quế, hồi..., áp dụng linh hoạt tất cả các hình thức như tự doanh, uỷ thác, ứng vốn, thanh toán nhiều lần trước và sau giao hàng... Trong thời gian này, công ty cũng đã tiến hành liên doanh với công ty PBP (Mỹ) để xây dựng xí nghiệp Chế biến Quế và Nông sản xuất khẩu ở Đình Bảng - Gia Lâm. Với các chính sách đúng đắn của mình, trong suốt 5 năm, công ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu mà Bộ đề ra, nộp ngân sách tăng qua các năm. Trong thời kì này, công ty đã được bộ kinh tế đối ngoại cũng như bộ nội vụ tặng 5 bằng khen , 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình . Giai đoạn 3: Từ năm 1998 đến nay: Trong điều kiện nhà nước mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, tự do hoá quyền XNK trực tiếp cho mọi doanh nghiệp, xoá bỏ quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu, điều kiện kinh tế và chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến động, công ty đã và đang cố gắng giữ vững và ổn định sản xuất, kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Thương Mại. Để thích ứng với điều kiện mới, công ty đã chuyển hướng một phần hoạt động kinh doanh của mình. Trong giai đoạn này, công ty đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu và đã có nhiều biện pháp khuyến khích vật chất để tăng cường xuất khẩu. Cùng với các chính sách mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu, công ty đã chú trọng tới công tác thị trường và xúc tiến thương mại, vận dụng một cách linh hoạt các hình thức kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của thị trường. Thời kì này, hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty giảm đáng kể, công ty buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh, lấy hoạt động tự doanh làm chính. Công ty cũng đã mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng. Đối với quan hệ với khách hàng, công ty luôn đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bạn hàng. Trong giai đoạn này, công ty cũng mở rộng thêm qui mô của xuởng may ở Đoạn Xá-Hải Phòng. Công ty cũng đã đầu tư để chuyển hướng lắp rắp xe máy từ dạng CKD lên IKD cho phù hợp với yêu cầu của Nhà nước. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường phát triển hoạt động dịch vụ, tập trung khai thác triệt để cơ sở sản xuất sẵn có như cho thuê kho, bãi, xe , cửa hàng bán lẻ, dịch vụ giao nhận hàng XNK... Với các nỗ lực của mình, công ty đã vượt qua những khó khăn, phát huy sức mạnh truyền thống, ổn định sản xuất, kinh doanh, tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hoạt động ở các lĩnh vực mới, bảo toàn và phát triển vốn, tăng doanh thu, nộp ngân sách đầy đủ, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên. Trong hơn 20 năm qua, với định hướng chiến lược đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh, công ty đã đứng vững và phát triển, tạo dựng được uy tín trên thị trường cả trong lẫn ngoài nước, khẳng định vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Thương Mại, đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng Nhì, Huân chương Lao Động hạng Nhất, Huân chương Độc Lập hạng Ba. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, quyền hạn của công ty XNK Tổng hợp I 2.1. Chức năng của công ty Công ty XNK Tổng hợp I được thành lập theo quyết định của Bộ Thương Mại, khi mới thành lập công ty được giao nhiệm vụ: Trực tiếp XNK hoặc nhận XNK uỷ thác mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các ngành, địa phương, xí nghiệp từ Bình Trị Thiên trở ra; Tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ của CHDC Đức; Trao đổi hàng ngoài nghị định thư với các nước Đông Âu và Bắc Triều Tiên; Thực hiện XNK một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh; và kinh doanh cung ứng hàng XNK tại chỗ cho các cửa hàng miễn thuế. Sau này, tuỳ theo từng thời kì và hoàn cảnh cụ thể, công ty lại được Bộ giao thêm các nhiệm vụ mới. Hiện nay, chức năng cơ bản của công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I: - Xuất khẩu trực tiếp và nhận xuất khẩu uỷ thác tất cả các mặt hàng như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, gia công chế biến... của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế. - Nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch cũng như yêu cầu của các địa phương, các ngành, xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - Cung ứng vật tư và hàng hoá nhập khẩu, hoặc hàng hoá sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp ... và thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng do các bên thoả thuận theo hợp đồng kinh tế. 2.2. Quyền hạn của công ty XNK Tổng hợp I - Công ty XNK Tổng hợp I được quyền đề xuất với Bộ Thương Mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. - Công ty được quyền ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Công ty được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình, và đảm bảo tự do trang trải nợ đã vay, thực hiện các quy định về ngoại hối của Nhà nước. - Công ty được mở các cửa hàng buôn bán sản phẩm theo quy định của Nhà nước. - Công ty được đặt các chi nhánh của mình ở trong và ngoài nước theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam và nước sở tại qui định. - Công ty cũng được quyền tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong Công ty theo sự phân cấp quản lý của Bộ Thương Mại. 2.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty XNK Tổng hợp I. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, là đơn vị hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Giám Đốc Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 3 Các liên doanh Phòng nghiệp vụ 6, 7 Các Phòng nghiệp vụ 1,2,3,4,5,9 Các chi nhánh Phòng kho vận Phòng hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng Tổ chức Phòng Tổng hợp Phòng Nghiệp vụ 8 * Ban giám đốc: Ban Giám đốc của công ty XNK Tổng hợp I gồm một giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty, tất cả các phòng ban đều trực thuộc sự quản lý của giám đốc, và giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Các phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. * Khối quản lý: + Phòng tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ nắm vững toàn bộ nhân lực trong Công ty, tham mưu cho giám đốc để sắp xếp tổ chức bộ máy, lực lượng lao động của mỗi phòng ban cho phù hợp, bổ sung theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức cán bộ là nơi thực hiện các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương của người lao động trong công ty. + Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh dài hạn. Phòng tổng hợp định kì lập báo cáo tháng, quý, năm trình giám đốc. Ngoài ra, phòng cũng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, lựa chọn khách hàng cho công ty. + Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ tiếp khách, phục vụ nhu cầu về văn phòng phẩm và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. + Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty; định kì lập các bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, trình giám đốc; hằng năm quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng. + Phòng kho vận: Có nhiệm vụ quản lý hệ thống kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở đảm bảo kho hàng và xuất, nhập kho chính xác. * Khối kinh doanh: Các phòng nghiệp vụ: + Phòng nghiệp vụ 1: Xuất khẩu nhập khẩu nông sản, khoáng sản, thủ công mĩ nghệ. + Phòng nghiệp vụ 2: Nhập khẩu ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị , hoá chất. + Phòng nghiệp vụ 3: Gia công, xuất khẩu hàng may mặc. + Phòng nghiệp vụ 4: Nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe máy. + Phòng nghiệp vụ 5: Xuất hàng sợi và nông sản + Phòng nghiệp vụ 6: Xuất nhập khẩu gỗ, lâm sản + Phòng nghiệp vụ 7: Chuyên kinh doanh sắt, t._.hép + Phòng nghiệp vụ 8: Kinh doanh giao nhận, kho bãi + Phòng nghiệp vụ 9: Xuất nhập hàng nông sản và công nghệ phẩm * Các liên doanh: + Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Đệ nhất tại 53 Quang Trung - Hà Nội. + Ngân hàng cổ phần Eximbank + Trung tâm thương mại số 7 Triệu Việt Vương- Hà Nội + Liên doanh chế biến gỗ tại Đà Nẵng. * Hệ thống các cơ sở sản xuất: + Xí nghiệp may ở Đoạn Xá - Hải Phòng. + Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương Mai - Hà Nội. + Xưởng sản xuất và chế biến gỗ tại Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. * Hệ thống kho: + Kho Tương Mai-Hà Nội + Kho Đình Xuyên-Gia Lâm + Kho Đoạn Xá-Hải Phòng + Kho Hoà Khánh- Đà Nẵng + Kho Tân Bình-TP Hồ Chí Minh 2.4. Nguồn lực của công ty Nguồn nhân lực Hiện nay, tổng số công nhân viên của công ty có 720 người, trong đó trên 87% có trình độ Đại học và trên đại học. Số cán bộ lớn tuổi, đã làm việc lâu năm với công ty có trình độ dưới Đại học cũng thường xuyên được công ty tạo điều kiện đi học thêm để nâng cao trình độ, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện tại của công ty. Công ty cũng đã thường xuyên tổ chức các lớp học Tiếng Anh, vi tính cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc của người lao động. Hiện nay, những người làm công tác quản lý chiếm trên 10% số cán bộ công nhân viên của công ty, khiến bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh. Công ty cũng đang cố gắng nhằm trẻ hoá đội ngũ lao động. Tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi tăng và tỉ lệ lao động trên 50 giảm qua các năm. Tuy vậy người lao động có độ tuổi từ 36- 50 vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong Công ty. Họ là những người mặc dù đã có cố gắng nhiều song vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, đây chính là một hạn chế lớn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đây là một trong những khó khăn không nhỏ mà hiện nay công ty phải đối mặt. Tiềm lực về nguồn vốn Sau hơn 20 năm kinh doanh, từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu, cho đến nay, công ty đã có một tiềm lực kinh tế lớn mạnh với tổng nguồn vốn kinh doanh là 51.310.608.306 VND. Tình hình các quỹ của công ty hiện nay: Quỹ đầu tư phát triển: 5.987.345.290 VND Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 1.568.346.420 VND Quỹ trợ cấp thất nghiệp: 427.863.972 VND. 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XNK Tổng hợp I 3.1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tình hình môi trường kinh doanh trong những năm gần đây không thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Tình hình an ninh chính trị thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, chính vì vậy công ty đã phải tạm dừng làm ăn với một số bạn hàng quen thuộc do mục đích bảo toàn và phát triển vốn. Trong nước, tình hình kinh tế xã hội cũng gặp nhiều khó khăn. Nạn khô hạn kéo dài, mất mùa xảy ra ở nhiều nơi khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu. Cùng với đó, sự tăng giá các mặt hàng có nguồn gốc nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào của công ty tăng lên. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn chung, công ty đã có những biện pháp phù hợp để khắc phục, duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cả ba lĩnh vực XNK, sản xuất và dịch vụ. Doanh thu của công ty rất lớn và nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm, tổng nộp ngân sách lớn. Lợi nhuận hàng năm của công ty cũng tương đối cao. Mặc dù trong một vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng chỉ năm 2003 lợi nhuận giảm, các năm khác, lợi nhuận đều khá ổn định. Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn kinh doanh hàng năm rất cao, xấp xỉ 10%. Nộp ngân sách của công ty nhìn chung tăng qua các năm. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch đều thường xuyên vượt kế hoạch Bộ giao. (Bảng 1) Theo các số liệu báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty, ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu nhìn chung không ổn định. Đó là do tình hình kinh tế và chính trị thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, gây ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2001 là năm có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất trong những năm gần đây do trong năm này, công ty đã chủ động mở rộng một số mặt hàng và thị trường mới, các mặt hàng như cà phê, lạc nhân, quế, mức khô đạt giá trị xuất khẩu cao. Công ty hiện nay có định hướng tăng cường xuất khẩu, giảm dần tỉ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch, do đó, kim ngạch nhập khẩu có giảm. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 75% so với năm trước, năm 2004, nhập khẩu chỉ còn 83% so với năm 2003. Tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty của công ty nhìn chung tăng, tuy nhiên mức tăng không lớn. Năm 2003, tổng doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận vẫn đạt tương đương năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu đem lại thu nhập và lợi nhuận chủ yếu cho công ty, các hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ cũng chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng thường xuyên được nâng cao. Quĩ tiền lương thường xuyên chiếm một phần quan trọng trong tổng lợi nhuận của công ty. Công ty thường có các chính sách khuyến khích về mặt vật chất đối với cán bộ công nhân viên của công ty. Tiền thưởng thường chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng thu nhập của người lao động trong công ty. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2000-2004 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Thực hiện % so năm trước Thực hiện % so năm trước Thực hiện % so năm trước Thực hiện % so năm trước Thực hiện % so năm trước Kim ngạch XK (triệu USD) 25,03 130% 37,3 149% 31,43 84% 29,81 95% 30,91 104% Kim ngạch NK (triệu USD) 28,13 76% 21,2 75% 22,56 106% 18,62 83% 18,19 98% Tổng kim ngạch (triệu USD) 53,16 94% 58,5 110% 53,99 92% 48,43 90% 49,11 101% Tổng doanh thu (Tỉ VND) 320,84 294% 337,51 105% 334,64 99% 365,5 109% 448,5 123% Tổng nộp ngân sách (Tỉ VND) 65,51 112% 72,301 110% 28,99 40% 48,5 167% 30,898 64% Lợi nhuận (Tỉ VND) 5,02 46% 5,5 110% 5,5 100% 3,8 69% 5,58 147% Thu nhập BQ của CBCNV (VND) 820,636 104% 833,758 102% 850,914 102% 875,804 103% 901,739 103% Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I 3.2. Các mặt hàng kinh doanh của công ty Công ty XNK Tổng hợp I là công ty kinh doanh tổng hợp trên 3 lĩnh vực chủ yếu là XNK, sản xuất và dịch vụ ở phạm vi cả trong và ngoài nước. Công ty kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và các sản phẩm dệt may. Về nhập khẩu, công ty thường nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất và hàng tiêu dùng. Trong lĩnh vực sản xuất, công ty sản xuất gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, hàng nông lâm hải sản và dược liệu. Công ty kinh doanh các dịch vụ thương mại bao gồm: Nhập khẩu tái xuất chuyển khẩu, quá cảnh và môi giới thương mại, đưa đón khách vận tải, vận tải hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh nhập khẩu, cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho hàng nhà xưởng và các phương tiện nâng dỡ. Trong hoạt động kinh doanh của mình công ty vẫn luôn lấy hoạt động XNK làm hoạt động kinh doanh chủ yếu. Trong những năm gần đây, công ty XNK Tổng hợp I đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đã liên tục cao hơn kim ngạch nhập khẩu trong nhiều năm. Công ty xuất chủ yếu là các mặt hàng nông lâm hải sản như gạo, lạc nhân, quế, hồi, hạt tiêu, chè, cà phê, mực khô, cá ướp đông; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; hàng gia công may mặc và các hàng hoá khác như sợi, đá điêu khắc, hoa quả tươi, khô, ... Tình hình XK theo mặt hàng của công ty trong những năm gần đây như sau: Bảng 2 : Các mặt hàng xuất khẩu của công ty Đơn vị : USD Năm Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 Hàng nông lâm hải sản 19.090.359 15.542.068,2 14.347.007,5 16.978.818,5 Hàng công nghệ phẩm 10.147.579 5.711.387 4.438.040,2 7.370.833 Xuất gia công 7.645.992 9.932.365,8 8.217.409 6.269.255 Hàng khác 119.167 246.567,1 95.506 297.911,7 Tổng kim ngạch XK 37.003.097 31.432.388,1 27.097.962,7 30.916.818,2 Nguồn: Công ty XNK Tổng hợp I Hàng nông lâm hải sản luôn là mặt hàng chiến lược trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Cà phê, gạo, lạc nhân, quế, hồi, hạt tiêu... là những mặt hàng truyền thống và luôn giữ vai trò chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang cố gắng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, trong đó, công ty muốn đưa hạt tiêu trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng (hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau). Hàng gia công may mặc cũng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của công ty. Về nhập khẩu, công ty thường nhập các mặt hàng ôtô, xe máy các loại; nguyên vật liệu hoá chất như sơn, mực in; vật liệu xây dựng như gỗ, thép; các loại máy móc thiết bị như thiết bị văn phòng, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện... Nguyên vật liệu phục vụ gia công, sản xuất chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Bảng 3 : Các mặt hàng nhập khẩu của công ty Đơn vị : USD Năm Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 Vật liệu xây dựng 2.682.912 1.815.566,8 1.599.710,8 1.565.639 Ôtô xe máy các loại 5.594.091 4.841.613,4 2.299.797,9 3.330.732,8 Hàng công nghệ phẩm 1.462.548,3 4.841.957 9.351.982,5 7.721.898,4 Nguyên liệu gia công 8.126.518 6.348.457,8 6.630.497 5.424.436 Hàng hoá khác 3.633.938,7 4.717.939,8 162.541,7 155.781,9 Tổng kim ngạch NK 21.500.008 22.565.534,8 20.044.529,9 18.198.488,1 Nguồn: Công ty XNK Tổng hợp I Công ty nhập khẩu chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động gia công hàng may mặc và lắp ráp xe máy và các hoạt động sản xuất của công ty. Trong một vài năm trở lại đây, lượng hàng nhập khẩu của công ty có giảm xuống do giảm lượng nguyên vật liệu phục vụ gia công. Công ty đã tăng cường nhập các loại hàng hoá công nghệ phẩm như rượu, thiết bị điện, vật liệu văn phòng... phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước của công ty. 3.3. Thị trường Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I kinh doanh ở cả trong và ngoài nước. Công ty có quan hệ làm ăn với hơn 40 nước trên toàn thế giới. Thị trường châu á là thị trường hoạt động chủ yếu của công ty, với các bạn hàng chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore. Trong thời gian gần đây, công ty đã thâm nhập được vào thị trường Châu Mỹ với các bạn hàng Hoa kì và Canada. Thị trường EU cũng là thị trường quan trọng của công ty. Bảng 4 : Thị trường xuất khẩu của công ty Đơn vị : USD Thị trường XK 2001 2002 2003 2004 Mỹ 1.801.450 1.699.060,7 2.974.776 2.196.790 Sing 4.662.011 5.072.638 6.643.130 2.329.414,2 EU 8.433.361 9.958.847 8.466.200,5 13.607.603 Irac 950.000 4.129.000 1.000.000 7.143.418 Philipin 1.529.101 1.784.357 2.747.773 1.057.892 Indonexia 320.083 1.507.393 1.516.056 990.182 Thái Lan 211.886 1.335.406 208.120,2 121.450 Trung Quốc 12.382.190 75.503 282.800 127.649,6 TT khác 6.713.015 5.870.183,4 3.259.107 3.342.419,4 Tổng kim ngạch XK 37.003.097 31.432.388,1 27.097.962,7 30.916.818,2 Nguồn: Công ty XNK Tổng hợp I Thị trường xuất khẩu của công ty rất phong phú. Trước đây, công ty xuất nhiều sang Trung Quốc và các nước Đông Nam á. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này có giảm. Sau khi khai thác được thị trường Mỹ và EU, công ty đã xâm nhập ngày càng sâu vào các thị trường này. Bảng 5 : Thị trường nhập khẩu của công ty Đơn vị : USD Thị trường NK 2001 2002 2003 2004 Trung quốc 2.416.444 3.602.898 3.483.731 1.672.786 Malaixia 1.666.221 219.600 - 150.212,40 Đài Loan 1.525.633 3.524.385 2.362.968 1.588.403,30 Hồng Kông 7.274.356 4.339.349 4.095.836 2.839.030,70 Nam Triều Tiên 1.946.794 987.735 669.243 1.732.549 Thái Lan 1.989.475 1.858.163 1.511.775 877.607 Nga 1.234.443 341.355 1.000.713 881.000 Eu 712.041 537.380 2.011.971 2.513.176,60 Irac 800.000 3.280.611 1.700.000 3.708.207 Nhật 558.150 2.610.877 1.875.352 145.900 TT khác 1.376.451 1.263.181,8 4.816.671,9 2089616,1 Tổng kim ngạch NK 21.500.008 22.565.534,8 20.044.529,9 18.198.488,1 Nguồn: Công ty XNK Tổng hợp I Công ty thường nhập khẩu hàng hoá với kim ngạch lớn chủ yếu từ các nước Châu á như Hồng Kông, Singapo, Đài Loan, Irac. Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của công ty. Trong một vài năm trở lại đây, công ty đã nhập khẩu từ các nước EU và Nhật với kim ngạch nhập khẩu tương đối lớn. Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế và chính trị trong nước và quốc tế không ổn định. Việc công ty quyết định XNK hàng hoá sang thị trường nào không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận. Để quyết định phương án kinh doanh, công ty thường chú trọng đến mức độ an toàn và bảo toàn vốn trong kinh doanh. Chính vì vậy, các mặt hàng cũng như các thị trường kinh doanh của công ty trong những năm gần đây thường không ổn định. Công ty sẵn sàng làm ăn với bất kì một thị trường nào, với bất kì một mặt hàng nào, miễn là an toàn và có lợi nhuận. Đối với các bạn hàng trong nước, Công ty chủ trương bám vào địa phương và người sản xuất. Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty. Công ty có quan hệ hợp tác với hơn 40 đơn vị trên 17 tỉnh ở miền Bắc. Nhiều đơn vị sản xuất tại Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây ... đã được công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. Riêng đối với mặt hàng nông sản, Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong cả nước. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp 1 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.1 Điều kiện cơ sở vật chất: Công ty XNK Tổng hợp I có một hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ, từ hệ thống kho bảo quản, các phương tiện xếp dỡ, có cơ sở chế biến nông lâm sản xuất khẩu và các phương tiện vận tải. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty. Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và tương đối hiện đại này giúp công ty chủ động hơn trong quá trình cất giữ, bảo quản hạt tiêu trong khi chờ tiêu thụ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển nội địa. Với hệ thống cơ sở vật chất như vậy, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty có những điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. 1.2 Tiềm lực về tài chính Công ty hiện nay có tiềm lực về tài chính tương đối vững chắc. Với tổng nguồn vốn kinh doanh hiện nay lên tới trên 50 tỉ VND, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu có được nhiều thuận lợi, đặc biệt là trong quá trình tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu. Giá trị hạt tiêu cao hơn nhiều so với các hàng nông sản xuất khẩu khác của công ty như gạo, cà phê hay lạc nhân. Hơn nữa, giá cả của mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu lại có sự biến động rất lớn, khi khan hàng, giá hạt tiêu lên rất cao. Trong những lúc như vậy, với khả năng tài chính lớn mạnh của mình, công ty vẫn có thể mua hàng để xuất, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Ngoài ra với nguồn lực về tài chính như vậy, công ty hoàn toàn có khả năng mở rộng qui mô của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu, đưa hạt tiêu trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. 1.3 Yếu tố con người Hiện nay, công ty XNK Tổng hợp I có trên 700 cán bộ công nhân viên, nhân viên xuất nhập khẩu có khoảng 100 người, trong đó có hơn 20 nhân viên trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, trong đó có mặt hàng hạt tiêu. Những cán bộ này phần lớn là những người đã lớn tuổi, kinh nghiệm có nhiều nhưng mức độ nhanh nhậy với thị trường lại không cao, không theo sát được sự biến động và nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ của một bộ phận không nhỏ cán bộ xuất nhập khẩu không đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, do đó hoạt động xuất khẩu hạt tiêu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thêm bạn hàng mới để mở rộng thị trường khi gặp những rào cản về ngôn ngữ. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty chưa có được những kết quả như mong muốn. Cùng với yếu tố người lao động, trình độ quản lý cũng cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty XNK Tổng hợp I. Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hạt tiêu nói riêng bao gồm nhiều nội dung có liên quan đến nhau và liên quan đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Để hoạt động xuất khẩu đạt kết quả tốt, giảm tối thiểu chi phí bỏ ra cần phải phối hợp giữa các khâu với nhau và đặt nó trong một mối quan hệ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Hiện nay, đội ngũ các cán bộ chủ chốt của công ty đang được trẻ hoá, có trình độ quản lí tương đối tốt, là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty. 1.4. Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố cơ bản đã kể trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I. Trong định hướng phát triển của mình, công ty muốn đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu, đưa hạt tiêu trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của công ty. Đó là điều kiện rất có lợi và là cũng là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho xuất khẩu hạt tiêu. Tuy nhiên, đối với hoạt động xuất khẩu hạt tiêu hiện nay, phương thức xuất khẩu uỷ thác chiếm một tỉ trọng tương đối lớn khiến cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty còn thiếu tính chủ động. Ngoài ra, công ty XNK Tổng hợp I là một công ty rất có uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Thương mại. Với uy tín của mình, công ty không gặp nhiều trở ngại trong quan hệ với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài, trong quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đó là những điều kiện rất tốt cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I. 2. Các nhân tố bên ngoài 2.1 Yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế. Các yếu tố kinh tế trong nước như sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, các chính sách tiền tệ, tín dụng, sự gia tăng đầu tư và đặc biệt là các chính sách khuyến khích của Nhà nước ... có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty. Hiện nay hạt tiêu đang là một trong những mặt hàng được nhà nước khuyến khích trồng trọt và xuất khẩu, là yếu tố có lợi cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty. Tình hình kinh tế quốc tế tác động đến nhu cầu và khả năng nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp quốc tế, phản ánh nhu cầu thị trường. Đó là một trong những cơ sở để công ty quyết định cách thức kinh doanh, lựa chọn thị trường cũng như mặt hàng xuất khẩu của mình. Nền kinh tế thế giới hiện nay đang có rất nhiều bất ổn, trong khi đó hoạt động kinh doanh của công ty lại phải đảm bảo yếu tố bảo toàn vốn. Các thị trường có nhiều bất ổn về chính trị cũng như kinh tế công ty thường hạn chế cho xuất hàng sang để giảm rủi ro. Đó là một yếu tố không tốt đối với hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty. 2.2 Hệ thống chính sách pháp luật Hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Những ưu đãi hay những rào cản về thuế, về tín dụng và các chính sách khác có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu. Các điều kiện này tác động đến quyết định duy trì và phát triển kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định sao cho tận dụng được tối đa các ưu đãi của Chính phủ và hạn chế đến mức tối thiểu các trở ngại mà các quy định trên đem lại. Hạt tiêu hiện đang là mặt hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu, do đó, thuế xuất khẩu với mặt hàng hạt tiêu bằng 0. Đối với công ty XNK Tổng hợp I, hạt tiêu xuất khẩu không phải kiểm hoá khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I. 2.3. Các yếu tố văn hoá, xã hội Các yếu tố văn hoá, xã hội tác động đến thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, do đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sự yêu thích được tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó, do đó nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Hạt tiêu là một trong những gia vị chính được sử dụng trong sinh hoạt, được ưa dùng ở hầu hết các nước, lại không bị cản trở tiêu dùng bởi các yếu tố văn hoá như tôn giáo. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty sẽ thuận lợi hơn do không vướng phải các rào cản do yếu tố văn hoá, xã hội đem lại. 2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng Điều kiện cơ sở hạ tầng ở nước ta cũng có những tác động không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty XNK Tổng hợp I. Nó ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hoá nội địa của công ty. Do việc trồng trọt và chế biến hạt tiêu thường được thực hiện ở các hộ gia đình với qui mô không lớn, công ty thường phải thu gom hàng ở nhiều nơi. Song, vì hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta quá kém nên việc thu mua hạt tiêu và qua trình vận chuyển trong nước gặp nhiều khó khăn, tăng chi phí và giảm hiệu quả xuất khẩu ở công ty. 2.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác Một yếu tố cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty, đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu khác. Hạt tiêu hiện đang là một mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn, lại được nhà nước ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta tham gia xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp của ta hoạt động đơn lẻ, mạnh ai người ấy làm, làm cho cạnh tranh trong nước giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cùng mặt hàng có sự cạnh tranh với nhau khá gay gắt cả ở thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Việc tranh mua ở thị trường trong nước khiến cho giá mua vào tăng lên và tranh bán ở thị trường nước ngoài là cơ hội để các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá. Ngoài ra, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu hạt tiêu khác như ấn Độ, Indonexia, Malaixia… 2.6. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu. Việc được mùa hay mất mùa, tương đương với việc có hàng để xuất khẩu hay không chịu ảnh hưởng trực tiếp điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, hạt tiêu được thu hoạch theo mùa, do đó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu. Độ ẩm không khí ở nước ta cao do đó công ty phải đầu tư nhiều cho việc bảo quản hàng hoá. Cùng với đó, việc vận chuyển hàng hoá trong nước nhiều khi bị tắc nghẽn lại do mưa lũ gây lụt lội, giảm hiệu quả của việc xuất khẩu hạt tiêu. Tất cả các yếu tố trên, cả các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I. Chính các yếu tố đó đã quyết định đặc điểm, thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty và là cơ sở để công ty xác định kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I I. Mặt hàng hạt tiêu và vài nét về hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 1 Khái quát về mặt hàng hạt tiêu Hạt tiêu, còn gọi là hồ tiêu, hay tiêu; có tên La tinh là Piper Nigrum L, thuộc họ Piperaceae. Cây tiêu có nguồn gốc từ Tây Nam ấn Độ, ở vùng Ghats và Assam, đã được biết đến từ hơn 2000 năm nay. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ 13, hạt tiêu mới được trồng rộng rãi và được sử dụng một cách phổ biến. Trước đây, hạt tiêu rất quí giá và thường làm lễ vật triều cống hoặc dùng để bồi thường chiến tranh. Từ ấn Độ, cây tiêu đã được trồng lan rộng ra các nước vùng Nam á và Đông Nam á. Mãi đến thế kỉ 19, hạt tiêu mới được mang sang trồng ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ. Hiện nay, hạt tiêu được trồng nhiều ở Indonexi, Malaixia, Thái Lan, Brazin, Philipin, Mađagatca, Nigieria, Việt Nam. Hạt tiêu là một sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cao. Hạt tiêu được sử dụng rất nhiều trong đời sống cũng như trong công nghiệp. Hạt tiêu đã được sử dụng làm gia vị từ rất lâu đời và được coi là vua của các loại gia vị. Hạt tiêu được ưa thích bởi mùi vị thơm cay, thích hợp với nhiều thức ăn như thịt, cá, súp… Trong y học, hạt tiêu được sử dụng như một chất cay nóng, kích thích dịch vị tiêu hoá, dùng để chữa các bệnh đau dạ dày, chống lạnh, nôn mửa, và đặc biệt được sử dụng cho các bệnh thổ tả, đau bụng. Bột hồ tiêu được sử dụng để phòng trừ sâu mọt. Hạt tiêu có chứa các chất tinh dầu và chất hồ tiêu Piperin (C17H19O3N). Chất này sau khi bị thuỷ phân tạo thành axit piperic. Oxi hoá axit piperic bởi KMnO4 sẽ thu được piperonal. Đây là một chất thơm đặc biệt, được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa. Cây hạt tiêu thuộc loại thân bò, thường phải sống dựa vào một thân cây khác, gọi là nọc hay choái tiêu. Thân tiêu lúc đầu màu đỏ nhạt, dần dần chuyển sang màu nâu xám, nâu xanh, rồi xanh lá cây đậm. Khi già hoá mộc, cây chuyển sang màu nâu sẫm. Tiêu thuộc loại thân bò nên dễ dàng hút nước và lớn rất nhanh. Cây tiêu phản ứng mạnh với nước và phân bón, do đó khả năng lớn, hồi phục rất nhanh nhưng chết cũng rất nhanh. Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình tim, mọc cách. Trên phiến lá có 5 gân hình lông chim, mặt trên của phiến lá xanh bóng và đậm hơn mặt dưới. Cuống lá dài 2-3 cm, phiến lá dài từ 10-25 cm, rộng từ 5-10 cm, tuỳ thuộc vào giống. Lá cây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt các giống tiêu. Hoa tiêu mọc thành từng gié, treo lủng lẳng trên cành. Mỗi gié dài khoảng 7-12 cm, có khoảng 20-60 hoa xếp theo hình xoắn ốc. Hoa tiêu có thể là lưỡng tính, đơn tính, đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa. Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ mất khoảng 20-30 ngày. Quả tiêu chỉ mang một hạt, có dạng hình cầu, đường kính từ 4-8 mm. Thời gian từ khi hoa nở, thụ phấn đến khi trái chín mất từ 7-10 tháng. Lúc còn non quả tiêu có màu xanh, đến khi chín có màu vàng đỏ. Hạt tiêu gồm có vỏ hạt, nội phôi nhũ, ngoại phôi nhũ, và phôi. Hạt tiêu có đường kính từ 2,5-4,5 mm, tuỳ thuộc vào giống. Đây chính là bộ phận tiêu dùng được của cây tiêu. Cây tiêu có nguồn gốc hoang dại ở các vùng nhiệt đới có mưa, do đó, nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của cây tiêu vào khoảng từ 20-270C, độ ẩm trong không khí 75-90%, độ ẩm đất từ 70-85%. Cây tiêu ưa bóng râm, và kị gió lớn. Tiêu có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng lí tưởng nhất là đất có nguồn gốc phún xuất (đất đỏ), đất phù sa mới bồi, loại đất có khả năng thoát nước tốt. Mùa vụ trồng tiêu khác nhau, phụ thuộc vào khí hậu từng vùng. Thông thường tiêu được trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt một phần công tưới nước cho tiêu. Cây tiêu có thể trồng được bằng nhiều cách như trồng bằng hạt tiêu, chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô. ở Việt Nam cây tiêu được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Cây tiêu trồng sau 3-4 năm thì có quả, cây có thể cho thu hoạch 20-30 năm. Các vùng khác nhau của Việt Nam có thời vụ gieo trồng tiêu khác nhau, do đó thời kì thu hoạch hạt tiêu cũng kéo dài, thông thường từ tháng 1đến tháng 6. Hạt tiêu khi chín được hái về, tách quả rồi đem phơi trong 3-4 ngày, làm sạch ta thu được hạt tiêu đen. Để có hạt tiêu trắng, người ta lấy hạt tiêu đen, phơi thật khô, chọn những hạt to, mẩy, cho vào bao, ngâm nước trong vòng 12 ngày, sau đó chà sạch vỏ, đãi sạch lớp vỏ, phần còn lại ta có hạt tiêu trắng (tiêu sọ). Hạt tiêu trắng này lại tiếp tục được phơi ra nắng giống như với hạt tiêu đen. Hạt tiêu xuất khẩu thông thường là hạt tiêu đen và tiêu trắng, ít khi xuất khẩu hạt tiêu xanh (hạt tiêu chưa qua chế biến). ở nước ta, tiêu được trồng nhiều, chủ yếu gồm hai loại: - Tiêu Lampong lá to, chùm dài, quả nhỏ, cho hạt tiêu thành phẩm nhỏ, có đường kính trung bình 2,5-3 mm - Tiêu Muntok lá nhỏ, chùm ngắn, hạt to, cho tiêu thành phẩm to, thường đường kính 3,5-4,5 mm 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở Việt Nam Nghề trồng tiêu đã có ở Việt Nam từ lâu đời. ở Việt Nam, hạt tiêu được trồng chủ yếu từ vĩ tuyến 17 trở về trong do vùng này có khí hậu quanh năm nóng ẩm, rất thích hợp với sự phát triển của cây tiêu. Hạt tiêu đang là loại cây công nghiệp được trồng với qui mô ngày càng mở rộng, hình thành các khu vực trồng tiêu với qui mô lớn. Các vùng trồng tiêu với qui mô lớn ở nước ta hiện nay bao gồm: - Bắc Trung Bộ : Nghệ An, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế - Duyên Hải miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định - Tây Nguyên: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng - Đông Nam Bộ: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Vũng Tàu - Đồng Bằng sông Cửu Long: Long An, An Giang, Bến Tre, Cà Mau Hạt tiêu là loại hàng hoá xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Việc trồng trọt và chế biến hạt tiêu đem lại lợi ích kinh tế lớn, đảm bảo đời sống cho người nông dân. Trong những năm gần đây, tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam. Diện tích cũng như sản lượng hạt tiêu trong cả nước tăng lên nhanh chóng Bảng 6 : Diện tích trồng trọt và sản lượng hạt tiêu ở Việt Nam Chỉ tiêu Năm Diện tích trồng trọt Sản lượng Diện tích (Nghìn ha) % so năm trước Sản lượng (nghìn tấn) % so năm trước 1998 12,8 130,6 15,9 122,3 1999 17,6 137,5 31,0 195,0 2000 27,9 158,5 39,2 126,5 2001 36,1 129,5 44,4 113,3 2002 47,9 132,7 46,8 105,4 2003 49,7 103,8 85,4 180,3 2004 52,1 104,8 109,7 129,9 Nguồn :Niên giám thống kê Biểu đồ 1: Nhìn bảng trên ta thấy, diện tích trồng hạt tiêu ở nước ta liên tục tăng qua các năm. Chỉ sau 6 năm (từ 1998 đến 2004), diện tích hạt tiêu được trồng ở Việt Nam đã tăng lên gấp hơn 4 lần. Do đó, sản lượng hạt tiêu thu hoạch được cũng tăng một cách đáng kể. Cũng trong 6 năm, sản lượng hạt tiêu ở Việt Nam đã tăng gấp gần 7 lần. Hiện nay, Việt nam là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Theo báo Nông thôn ngày nay phát hành ngày 23/2/2005, “thế giới đã đánh giá hạt tiêu của Việt Nam đã đạt được 6 cái nhất: Trong khi đầu tư của nhà nước cho cây hồ tiêu không nhiều, so với một số cây công nghiệp trọng điểm khác đất dành cho trồng trọt hồ tiêu ít nhất, hồ tiêu lại cho sản lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng nhanh nhất, chất lượng cũng được nâng cao, năng suất bình quân cả nước (2,4-2,5 tấn/ha) được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trồng tiêu trên thế giới, giá thành ở mức thấp nhất, lại có giá trị xuất khẩu bình quân cao nhất trên 1 ha canh tác”. Do mùa vụ thu hoach hạt tiêu ở nước ta sớm hơn các nước khác từ 4-5 tháng,._.loại mặt hàng phụ thuộc vào dung trọng của hạt tiêu. Như đã đề cập ở trên, hạt tiêu có dung trọng càng lớn, giá càng cao. Chênh lệch giá giữa các loại hạt tiêu lại lớn. Trong khi đó, các chi phí phục vụ cho việc xuất khẩu (ngoại trừ chi phí mua hàng) như phí hải quan, phí vận chuyển, bảo hiểm… cho 1 tấn hạt tiêu các loại là như nhau. Chính vì vậy, khi xuất khẩu hạt tiêu loại có giá trị lớn, công ty có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Việc cải tiến cơ cấu mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu ở công ty hiện nay là rất cần thiết. Nếu tỉ trọng các mặt hàng hạt tiêu có chất lượng cao chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sẽ đem lại cho công ty thu nhập cũng như lợi nhuận lớn hơn. Hiện nay công ty xuất khẩu chủ yêú hạt tiêu có chất lượng trung bình - loại 500 và 550 grs/L. Một phần công ty vẫn chỉ giữ mối quan hệ với một số lượng khách hàng nhỏ bé, và cũng thường chỉ có nhu cầu về loại hạt tiêu này. Công ty không chú trọng việc mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng có các nhu cầu khác nhau về mặt hàng hạt tiêu. Mặt khác, công ty cũng ít quan tâm đến mặt hàng hạt tiêu có chất lượng cao, và chưa có sự giới thiệu đến với khách hàng sản phẩm hạt tiêu chất lượng cao này. Để cải tiến cơ cấu mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu, tăng dần tỉ lệ hạt tiêu có giá trị cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, trước hết công ty cần tìm kiếm nơi cung cấp loại hạt tiêu có giá trị cao và tiến hành chào hàng hạt tiêu có chất lượng cao với khách ngoại. Công ty cũng cần phải tiến hành chế biến hoặc yêu cầu người cung cấp tiến hành chế biến hạt tiêu sao cho đạt được các tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo chất lượng của hạt tiêu sau khi chế biến và đem vào bảo quản. Công ty đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm hạt tiêu của mình. Công ty có thể tập trung xây dựng thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu có chất lượng cao, gắn tên tuổi của công ty với sản phẩm hạt tiêu có chất lượng cao để chinh phục thị trường thế giới. 5. Tăng cường các hoạt động Marketing Trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, việc xúc tiến thương mại là thực sự cần thiết. Để các doanh nghiệp khác biết đến mình, công ty cần phải quảng bá rộng rãi sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Hiện nay, công ty hầu như không có các hoạt động Maketing cho sản phẩm của công ty mình. Công ty chỉ chào hàng đến với những bạn hàng đã có quan hệ từ trước. Công ty chưa chủ động tìm thêm những bạn hàng mới. Đã vậy, mối quan hệ của công ty với các bạn hàng cũ cũng không thường xuyên ổn định mà chỉ giao dịch với nhau theo từng thương vụ. Để giải quyết tình trạng trên, trước hết, công ty cần có kế hoạch Marketing sản phẩm hạt tiêu của mình đến với thị trường nước ngoài một cách rộng rãi thông qua việc tăng cường giới thiệu hàng hoá tại các quầy hàng, hội chợ kinh doanh, triển lãm. Công ty cũng có thể quảng cáo cho sản phẩm hạt tiêu của công ty mình qua các báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc các trang quảng cáo trên mạng Internet. Công ty cùng cần lập ra cho mình một trang Web riêng giới thiệu về công ty cũng như về mặt hàng hạt tiêu để tăng sự thuận lợi trong việc tìm kiếm và giao dịch với các bạn hàng nước ngoài. Lúc đầu, hoạt động Marketing có thể tương đối tốn kém, song nếu được thực hiện có hiệu quả, nó sẽ đem lại hiệu quả lâu dài cho công ty. Công ty hiện nay chưa có phòng Marketing riêng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, nếu có, thì được tiến hành bởi các phòng nghiệp vụ. Do công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành công tác Marketing nên để tiết kiệm chi phí và có hiệu quả cao, công ty nên thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, phối hợp cùng với các nhân viên có hiểu biết và kinh nghiệm về mặt hàng hạt tiêu ở các phòng nghiệp vụ của công ty để tiến hành các hoạt động Marketing. Công ty cũng cần có quĩ riêng để có thể tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing này. 6. Tạo lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng truyền thống Cùng với việc mở rộng mối quan hệ làm ăn, tìm kiếm khách hàng mới, công ty vẫn phải tạo lập và duy trì được mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, quen thuộc. Những khách hàng truyền thống này có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác này rất quan trọng. Đó là bởi vì trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tìm kiếm được một đối tác mới là vô cùng khó khăn và tốn kém. Hơn nữa, với các khách hàng quen thuộc, việc giao dịch, đàm phán đơn giản với tiến độ nhanh và chi phí giảm đi được rất nhiều. Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty thường chỉ yêu cầu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, vừa đơn giản, lại vừa tiết kiệm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ công ty thường đòi hỏi khi quan hệ với khách hàng mới. Hơn thế nữa, việc giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài, tốt đẹp với khách hàng cũng là công ty giữ được uy tín của mình trong hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới. Có mối quan hệ lâu dài và truyền thống với một nhóm khách hàng sẽ giúp cho hoạt động XNK ở công ty ổn định hơn. Để có được các khách hàng truyền thống, trước hết công ty phải tìm kiếm các khách hàng tương đối lớn, có nhu cầu thực sự hoặc đang và sẽ kinh doanh lâu dài mặt hàng hạt tiêu. Khi thực hiện hợp đồng với các khách hàng như vậy, công ty trước hết phải giữ được chữ tín trong kinh doanh. Công ty cũng phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ khách hàng của mình khi thực hiện hợp đồng. Để giữ được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng, công ty trước hết phải luôn thực hiện tốt các thoả thuận trong hợp đồng. Hàng giao cho khách phải luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giao hàng đúng thời hạn. Công ty cũng cần có các biện pháp bảo quản thích hợp để hàng hoá không bị giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, công ty cũng cần có những ưu đãi đối với những khách hàng quen thuộc như giảm giá, hoặc chấp nhận thanh toán chậm. Công ty cũng cần có các hành động, thái độ thể hiện sự thiện chí, mong muốn có mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng này bằng các cử chỉ như thăm hỏi, chúc mừng nhân các dịp lễ tết hay trong những ngày vui của khách hàng. 7. Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt tiêu Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của công ty hiện nay không nhiều và không ổn định. Công tác thị trường đòi hỏi công ty liên tục tìm kiếm và mở rộng thị trường, xác định các thị trường trọng điểm để tập trung khai thác. Khi nghiên cứu thị trường, công ty cần nắm được các đặc điểm của thị trường, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ và khả năng tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng hạt tiêu để từ đó có chiến lược cụ thể nhằm tiếp cận các thị trường mới này. Hiện nay, công ty chủ yếu xuất hạt tiêu sang các thị trường Châu á như Singapore, Hồng Kông, Kazastan, Pakistan. Và các nước này hầu hết mua hạt tiêu với mục đích tạm nhập tái xuất nên họ chỉ muốn mua hạt tiêu mới qua sơ chế với giá rẻ. Điều này khiến cho kết quả của việc xuất khẩu hạt tiêu có kết quả chưa xứng với tiềm năng của nó. Nhận thức được điều này, công ty cần có kế hoạch xâm nhập vào các thị trường có nhu cầu thực sự với sản phẩm hạt tiêu đã qua chế biến đạt chất lượng cao. Thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ là hai thị trường rộng lớn và có nhu cầu thực sự đối với mặt hàng hạt tiêu công ty vẫn chưa thực sự xâm nhập được vào các thị trường này. Tuy nhiên, để xâm nhập vào thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ không phải là việc đơn giản vì đây là hai thị trường rất khó tính. Thị trường Mỹ là một thị trường khó xâm nhập nhất thế giới với những rào cản thương mại rất khó có thể vượt qua. Còn thị trường Châu Âu lại rất khắt khe trong vấn đề về sinh an toàn thực phẩm. Để có thể xâm nhập được những thị trường khó tính này, ngài việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, công ty phải nâng cao chất lượng hạt tiêu, đảm bảo vệ sinh cho hàng hoá trong quá trình chế biến cũng như bao gói và vận chuyển. 8. Từng bước cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hạt tiêu đã rất lớn. Do mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn nên rất nhiều người tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này đã khiến xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu hạt tiêu ở trong nước với nhau. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty. Để có thể duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty XNK Tổng hợp I, công ty cần phải có các biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hạt tiêu. Ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá, công ty có thể cạnh tranh bằng giá cả. Để cạnh tranh bằng giá, trước hết công ty cần cắt giảm chi phí trong quá trình xuất khẩu. Việc cắt giảm chi phí không chỉ giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn nâng cao lợi nhuận thu được cho công ty. Để giảm chi phí, công ty cần cắt giảm các chi phí không cần thiết hoặc bằng các biện pháp khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí. Các chi phí có thể cắt giảm trong quá trình xuất khẩu hạt tiêu ở công ty bao gồm: + Chi phí tìm kiếm bạn hàng và giao dịch kinh doanh: Đây là các khoản chi phí rất khó xác định một cách rõ ràng nhưng chi phí cho hoạt động tìm kiếm bạn hàng cũng như chi phí dành cho hoạt động kinh doanh không hề nhỏ. Tuy nhiên, với các khách hàng thường xuyên, bạn hàng truyền thống thì các chi phí này có thể giảm được tương đối nhiều. Đối với các bạn hàng truyền thống, chi phí giao dịch hầu như không đáng kể. Do đó, để tiết kiệm chi phí cho hoạt động tìm kiếm bạn hàng và giao dịch kinh doanh, công ty cần tìm kiếm và giữ mối quan hệ kinh doanh lâu dài, tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống. + Chi phí thu mua, tạo nguồn hàng: Đề có thể giảm được chi phí thu mua, tạo nguồn hàng, công ty cần giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình mua hàng xuất khẩu. Công ty mua được hàng từ những nguồn càng gần với người trực tiếp trồng trọt và chế biến, chi phí phải trả cho các khâu trung gian càng được giảm. Ngoài ra, đối với những người cung ứng hàng hoá xuất khẩu, nếu công ty tạo lập được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau, công ty có thể được thanh toán chậm tiền hàng, như vậy, coi như công ty đã được cung cấp cho một khoản tín dụng. + Chi phí sơ chế, chế biến: Hiện nay công ty đang có một xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên xí nghiệp này đã không hoạt động nữa và công ty đang dùng để cho thuê. Nếu có thể đưa xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu trở lại hoạt động, công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn dành cho việc chế biến hạt tiêu. Với xưởng chế biến của mình, công ty có thể tự tiến hành các công đoạn chế biến, đóng gói , kẻ kí mã hiệu mà không phải đi thuê ngoài nữa. Không chỉ tiệt kiệm được chi phí, nếu tự chế biến, sản phẩm của công ty sẽ ổn định, đảm bảo chất lượng hơn, đem lại lợi nhuận trong hoạt động sản xuất ở công ty cũng như giải quyết được công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ công nhân. + Chi phí vận chuyển nội địa: Từ trước đến nay, công ty vẫn thường khoán việc giao hàng đến tận cảng cho người cung ứng hạt tiêu xuất khẩu. Trong khi công ty có phương tiện vận tải cũng như phương tiện bốc xếp cuả riêng mình, công ty lại vẫn tiến hành đi thuê ngoài các dịch vụ này với chi phí đắt đỏ. Nếu có thể tự cung cấp dịch vụ cho mình, công ty có thể giảm được đáng kể chi phí xuất khẩu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu về lợi nhuận cao hơn. + Chi phí thanh toán quốc tế: Thông thường, khi xuất khẩu hạt tiêu, công ty thường yêu cầu khách hàng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chi phí cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu phải trả cho ngân hàng khi thực hiện phương thức thanh toán này đều khá cao. Chi phí ngân hàng dành cho việc thanh toán quốc tế có thể giảm đi nếu hai bên thoả thuận thanh toán bằng phương thức khác như nhờ thu kèm chứng từ hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công ty chỉ có thể áp dụng khi làm ăn với các đối tác tin cậy được. 9. Hoàn thiện khâu thanh toán Có thể nói khâu thanh toán thu tiền là khâu cuối cùng trong hoạt động xuất khẩu. Nó thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu của công ty là tốt hay xấu. Đây là thước đo trình độ cán bộ xuất nhập khẩu cũng như trình độ quản lý và khả năng phối hợp các bộ phận của công ty. Thu được tiền về sau khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác là một hoạt động rất có ý nghĩa. Nó giúp công ty trang trải các khoản như trả tiền hàng xuất khẩu, trả lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, trả lãi ngân hàng, và có vốn để tiếp tục kinh doanh. Để hoạt động thanh toán được tiến hành thuận lợi, công ty cần vận dụng một cách linh hoạt các hình thức thanh toán. Khâu thanh toán thường được thực hiện bởi phòng kế toán. Do đó, để hoạt động thanh toán được diễn ra trôi chảy, cần có sự phối hợp hoạt động giữa phòng kế toán với phòng kinh doanh. Trong quá trình thanh toán, nếu được phía nước ngoài ứng trước tiền hàng, công ty nên tận dụng một cách tối đa nguồn tín dụng này. Để hoạt động thanh toán được diễn ra tốt đẹp, không xảy ra mâu thuẫn, kiện cáo, cả công ty lẫn người nhập khẩu cần thận trọng khi kí kết hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng cần hết sức chặt chẽ nhằm hạn chế các hiểu nhầm cũng như hạn chế việc bên kia thoái thác trách nhiệm. Nếu trong quá trình thanh toán có xảy ra tranh cãi, hai bên nên tự tìm cách giải quyết với nhau, tránh dẫn đến kiện tụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của cả hai bên. 10. Nâng cao trình độ nhân viên xuất nhập khẩu Như đã nói ở trên, giá của mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu liên tục biến động, và biến động lên xuống rất bất thường. Giá cả hạt tiêu được xác định theo từng ngày. Đối với đặc điểm đó của mặt hàng hạt tiêu đòi hỏi người kinh doanh phải hết sức nhạy bén với từng biến động, dù là nhỏ của thị trường. Thị trường hạt tiêu cả trong và ngoài nước hiện nay đang có nhiều bất ổn. Trước tình hình trên, để hoạt động xuất khẩu hạt tiêu đạt kết quả cao, cán bộ xuất nhập khẩu cần là những người nắm chắc được tình hình thị trường, có phản ứng nhanh chóng và có các quyết định chính xác. Tuy nhiên, trình độ của nhân viên trong công ty XNK Tổng hợp I hiện nay không đồng đều, và hầu hết nhân viên đều không năng động trong hoạt động kinh doanh, chỉ chờ cấp trên giao việc gì làm việc nấy. Kèm theo đó, nhân viên xuất nhập khẩu lại chưa năng động nên các hoạt động như nghiên cứu thị trường của công ty hầu như không có. Trình độ tiếng Anh cũng như vi tính của nhân viên không cao nên mặc dù công ty đã trang bị hệ thống mạng Internet để nhanh chóng nắm bắt giá cả hạt tiêu trên thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy hiệu quả trong giao dịch kinh doanh nhưng các nhân viên rất ít sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hiện đại này. Để nâng cao trình độ của nhân viên, công ty cần tổ chức đào tạo lại về chuyên môn cũng như tổ chức các khoá học ngoại ngữ và vi tính bắt buộc đối với nhân viên xuất nhập khẩu. Nâng cao trách nhiệm và ý thức lao động của nhân viên, có chế độ thưởng phạt xứng đáng. Công ty cần tạo một môi trường lao động hoà đồng, nhưng cũng phải là một môi trường cạnh tranh để nhân viên không ngừng tự cố gắng vươn lên. Công ty cần có những đãi ngộ hợp lí về cả vật chất lẫn tinh thần để khuyến khích nhân viên tích cực hơn trong công việc. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên xuất nhập khẩu, công ty cần có các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lí hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Hiện nay có các phòng nghiệp vụ 1,5,6,9 đều tham gia xuất khẩu hàng nông sản. Ngoài hạt tiêu các phòng này cũng tham gia xuất khẩu các mặt hàng khác nữa như cà phê, gạo, lạc nhân… Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo trong kinh doanh, thiếu tính chuyên sâu trong nội bộ công ty. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu hạt tiêu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty nói riêng. Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới, công ty cần sắp xếp và xây dựng lại cơ chế xuất khẩu hàng nông sản ở công ty. Công ty cần chia ra, mỗi phòng chuyên môn hoá xuất khẩu một hoặc một vài mặt hàng nhất định, dựa theo thế mạnh và năng lực riêng của từng phòng. Có như vậy, công ty mới có thể khai thác và phát huy được tối đa năng lực của từng đơn vị III. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị đối với nhà nước 1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động xuất khẩu hạt tiêu nói riêng và xuất khẩu hàng hoá nói chung ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải rất nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào phi thuế quan như vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, đóng gói, yêu cầu về kĩ thuật… khiến cho hàng hoá của Việt Nam khó có thể xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu vẫn phải xuất khẩu qua trung gian, giảm lợi nhuận do xuất khẩu đem lại. Chi phí cho sản phẩm của nước ta rẻ, tạo ra cho chúng ta một lợi thế tương đối so với các sản phẩm cùng loại từ các nước khác. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào nhiều thị trường, hàng hoá của chúng ta phải chịu khoản thuế nhập khẩu khá cao. Điều đó khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cũng giảm đi đáng kể. Đó là một trong những lí do khiến cho hàng hoá của chúng ta khó có thể xâm nhập vào một số thị trường như Mỹ hay thị trường EU. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ đàm phán để có thể sớm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trước khi vòng đàm phán Đôha kết thúc. Khi được hưởng các ưu đãi tối huệ quốc và qui tắc đối xử quốc gia, hàng hoá của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường quốc tế. 1.2 Đầu tư vào các cơ sở chế biến hạt tiêu xuất khẩu Hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tương đối tốt trên thế giới, tuy nhiên, khâu chế biến chưa đạt chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế về độ đồng đều, tạp chất, độ ẩm… Chính vì vậy, hạt tiêu Việt Nam luôn xuất khẩu với giá thấp hơn giá trung bình của thế giới. Các thương gia nước ngoài luôn muốn mua hạt tiêu mới chỉ qua sơ chế ở Việt Nam với giá thấp, đưa về nước chế biến lại và tiếp tục xuất khẩu với giá cao, thu được nhiều lợi nhuận. Để tránh việc một phần lợi nhuận không nhỏ từ việc xuất khẩu hạt tiêu rơi vào tay người khác, nhà nước nên đầu tư thêm vào các nhà máy chế biến hạt tiêu xuất khẩu. Hiện nay ở nước ta có khoảng hơn một chục nhà máy chế biến hạt tiêu ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai… với công suất chế biến đạt khoảng 50-60 nghìn tấn hạt tiêu một năm. Với công suất chế biến như vậy, mới chỉ hơn một nửa lượng hạt tiêu xuất khẩu ở nước ta được qua chế biến. Có nghĩa là gần một nửa khối lượng hạt tiêu của nước ta phải xuất khẩu với giá rẻ. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với ngành sản xuất hạt tiêu ở nước ta. Trước tình hình đó, nhà nước ta nên đầu tư, xây dựng thêm các nhà máy chế biến hạt tiêu, tăng tỉ trọng hạt tiêu xuất khẩu đã qua chế biến, tăng thêm lợi nhuận từ xuất khẩu hạt tiêu đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. 2. Kiến nghị với hiệp hội hạt tiêu Việt Nam 2.1 Nhanh chóng ra nhập hiệp hội hạt tiêu quốc tế Có một điều đặc biệt là mặc dù hạt tiêu của Việt Nam đã và đang cung cấp đến 50% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa ra nhập hiệp hội hồ tiêu thế giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc Việt Nam “đơn thương độc mã” xuất khẩu hạt tiêu, chưa ra nhập hiệp hội hồ tiêu thế giới khiến cho hạt tiêu Việt Nam khi xuất khẩu không được thuận lợi. Trong những năm tới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần có các chính sách nhằm tăng cường mối quan hệ, nhanh chóng tiến hành các xúc tiến thương mại để có thể sớm ra nhập hiệp hội hồ tiêu quốc tế. Khi vào được hiệp hội này, hạt tiêu của Việt Nam sẽ được bình đẳng trong cộng đồng hồ tiêu thế giới. Hạt tiêu Việt Nam sẽ được hỗ trợ trong lĩnh vực kinh doanh, thông tin khoa học kĩ thuật, được hỗ trợ về mặt bạn hàng và đặc biệt sẽ được hỗ trợ khi gặp rủi ro trong kinh doanh. 2.2 Xây dựng thương hiệu hạt tiêu Việt Nam Hạt tiêu Việt Nam hiện đang thống lĩnh thị trường thế giới, tuy nhiên hạt tiêu Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu riêng cho mình. Nguyên nhân chính là do hạt tiêu Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Các thương nhân nước ngoài mua hạt tiêu Việt Nam về chế biến lại và xuất khẩu đi dưới thương hiệu của họ. Hạt tiêu Việt Nam chưa có thương hiệu nên giá bán trên thị trường thế giới luôn thấp hơn hạt tiêu cùng loại từ 200-300 USD/tấn. Để xây dựng được thương hiệu riêng của mình, trước hết, phải nâng cao chất lượng của hạt tiêu Việt Nam thông qua khâu chế biến. Đồng thời, cần giảm xuất khẩu hạt tiêu qua các khâu trung gian, tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Để hạt tiêu Việt Nam sớm có được thương hiệu riêng của mình, ngành hạt tiêu cũng phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa thương hiệu hạt tiêu Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới hơn nữa. 3. Kiến nghị đối với các bộ, các ngành khác có liên quan 3.1 Hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm thị trường Việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới là một hoạt động quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải tiến hành. ở các nước phát triển, hoạt động nghiên cứu thị trường thường được các doanh nghiệp tự bỏ vốn và nhân lực để tiến hành hoặc thuê các chuyên gia thực hiện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi số tiền đầu tư khá lớn mà không phải một doanh nghiệp Việt Nam đơn lẻ nào cũng có thể thực hiện được. Mặt hàng hạt tiêu hiện đang là mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu cao, đem lại nhiều lợi nhuận, lại góp phần phát triển kinh tế cho một bộ phận không nhỏ bà con nông dân. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở nước ta chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp vào thị trường có nhu cầu thực sự chưa nhiều. Chính vì vậy, ngành hàng hạt tiêu đang thực sự cần các nghiên cứu về thị trường xuất khẩu một cách cụ thể, chính xác để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu. Để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu, Nhà nước, đại diện là Bộ Thương Mại cần tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, sở thích cũng như đặc điểm của các thị trường, làm cơ sở để các doanh nghiệp có hướng tiếp cận các thị trường mới này. Cùng với đó, Bộ Thương Mại cũng như bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu trong hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động nhằm tác động vào việc chào hàng, thu hút khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Với hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được các thị trường mới. Việc tổ chức các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể quảng bá được sản phẩm của mình. 3.2 Hỗ trợ về vốn và kĩ thuật cho người nông dân Hiện nay ở nước ta trồng chủ yêú là hai loại hạt tiêu: Hạt tiêu Lampong và Montok, trong đó hạt tiêu Montok là loại cho hạt tiêu thành phẩm to, mẫu mã đẹp, bán được giá cao, thu về nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên loai hạt tiêu Montok lại đòi hỏi sự đầu tư về vốn ban đầu lớn. Hiện nay, những người nông dân thiếu vốn chỉ trồng được loại hạt tiêu Lampong cho hạt tiêu thành phẩm nhỏ nhưng không yêu cầu nguồn vốn ban đầu lớn. Với định hướng là nâng cao chất lượng hạt tiêu xuất khẩu, người nông dân cần có sự hỗ trợ về vốn để có thể dần dần thay đổi giống hạt tiêu, từng bước nâng cao chất lượng hạt tiêu xuất khẩu. Cùng với việc đầu tư vốn, các bộ ngành có liên quan, đặc biệt là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tổ chức các khoá học phổ biến cho người nông dân cách thức trồng trọt, chăm bón cũng như thu hoạch để tiết kiệm nhất và có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, việc hướng dẫn cho người nông dân cách thức sơ chế và chế biến hạt tiêu đúng cách, không làm dập nát, giảm chất lượng hạt tiêu trong quá trình chế biến cũng là điều rất cần thiết. Kết luận Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, rất phù hợp đối với sự phát triển của cây hạt tiêu. Hạt tiêu của Việt Nam hiện đang cung cấp một lượng lớn cho thị trường thế giới. Hạt tiêu đang trở thành một mựt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Với nhu cầu về hạt tiêu ngày một tăng của thế giới, công ty XNK Tổng hợp I đã hết sức tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt tiêu. Công ty đang hết sức cố gắng để xây dựng thương hiệu hạt tiêu cho riêng mình, đưa hạt tiêu trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Qua khuôn khổ chuyên đề, em chỉ mong muốn tổng kết một cách tổng quát hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty, xem xét xem quá trình xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I đã đạt được những kết quả gì va còn vướng mắc ở những điểm gì để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Và em gửi lời cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Danh sách tài liệu tham khảo - Báo cáo tổng kết công tác các năm 2000,2001,2002,2003 và báo cáo 20 năm xây dựng và phát triển công ty - Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Niên giám thống kê năm 1998, 1999 ,2000, 2001, 2002, 2003 - GS -Ts Đặng Đình Đào, GS-TS Hoàng Đức Thân: Giáo trình Kinh tế thương mại - Nhà xuất bản Thống kê – 2001 - PGS-TS Trần Chí Thành: Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế-Nhà xuất bản Giáo dục-1996 - PGS Vũ Hữu Tửu: Giáo trình Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Nhà xuất bản Giáo dục-2002 - www.VnExpress.net - www.Agroviet.gov.vn - www.Mot.org.vn - www.thuonghieuviet.com.vn Mục lục Lời mở đầu 1 ChươngI: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và khái quát về công ty XNK Tổng hợp I 3 I. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp 3 1. Khái niệm 3 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3 2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới 3 2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia. 4 2.3 Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động của doanh nghiệp 4 3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 5 3.1 Nghiên cứu thị trường: 5 3.2 Xây dựng kế hoạch, chiến lược xuất khẩu. 6 3.3 Giao dịch đàm phán 6 3.4 Kí kết hợp đồng xuất khẩu 6 3.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng 7 3.5 Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu. 10 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 10 4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10 4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 11 II. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I 12 1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển của công ty 12 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, quyền hạn của công ty XNK Tổng hợp I 16 2.1. Chức năng của công ty 16 2.2. Quyền hạn của công ty XNK Tổng hợp I 16 2.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty XNK Tổng hợp I. 17 2.4. Nguồn lực của công ty 20 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XNK Tổng hợp I 21 3.1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21 3.2. Các mặt hàng kinh doanh của công ty 24 2.3. Thị trường 26 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp 1 29 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 29 1.1 Điều kiện cơ sở vật chất: 29 1.2 Tiềm lực về tài chính 29 1.3 Yếu tố con người 30 1.4. Các yếu tố khác: 31 2. Các nhân tố bên ngoài 31 2.1 Yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế. 31 2.2 Hệ thống chính sách pháp luật 32 2.3. Các yếu tố văn hoá, xã hội 32 2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng 32 2.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác 33 2.6. Điều kiện tự nhiên 33 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I 34 I. Mặt hàng hạt tiêu và vài nét về hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 34 1 Khái quát về mặt hàng hạt tiêu 34 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở Việt Nam 36 II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNKTổng hợp I 40 1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I 40 1.1 Đặc điểm của mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu 40 1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I 42 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty XNK Tổng hợp I 43 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của công ty 43 2.2. Mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của công ty 46 2.3. Phương thức xuất khẩu hạt tiêu của công ty 49 2.4. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của công ty 53 2.5. Qui trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I. 57 III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I 62 1. Những kết quả đạt được: 62 2. Những tồn tại 63 Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I 65 I. Phương hướng phát triển của công ty XNK Tổng hợp I trong thời gian tới 65 1. Định hướng phát triển mặt hàng hạt tiêu của nước ta 65 2. Định hướng phát triển của công ty xnk Tổng hợp I 66 2.1 Định hướng chung 66 2.2 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hạt tiêu 67 II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ở công ty XNK Tổng hợp I. 68 1. Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường 68 2 . Tạo nguồn hạt tiêu xuất khẩu ổn định 70 3. Thay đổi phương thức kinh doanh. 71 4. Cải tiến cơ cấu mặt hàng 72 5. Tăng cường các hoạt động Marketing 73 6. Tạo lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng truyền thống 74 7. Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt tiêu 75 8. Từng bước cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. 76 9. Hoàn thiện khâu thanh toán 78 10. Nâng cao trình độ nhân viên xuất nhập khẩu 78 III. Một số kiến nghị 80 1. Kiến nghị đối với nhà nước 80 1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 80 1.2 Đầu tư vào các cơ sở chế biến hạt tiêu xuất khẩu 80 2. Kiến nghị với hiệp hội hạt tiêu Việt Nam 81 2.1 Nhanh chóng ra nhập hiệp hội hạt tiêu quốc tế 81 2.2 Xây dựng thương hiệu hạt tiêu Việt Nam 82 3. Kiến nghị đối với các bộ, các ngành khác có liên quan 82 3.1 Hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm thị trường 82 3.2 Hỗ trợ về vốn và kĩ thuật cho người nông dân 83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0469.doc