Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không

Mục lục Lời nói đầu Kinh doanh trong cơ chế thị trường đặt ra cho các doanh nghiệp một yêu cầu và đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm thế nào để tồnn tại và phát triển. Với đầy rẫy những rủi to, cạm bẫy và khác nghiệt của cơ chế thị trường, hàng loạt các doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Song bên cạnh đó cũng có hàng loạt các doanh nghiệp đứng vững và phát triển, khẳng định vị trí đứng vững của mình trên thị trường. Sở dĩ là như vậy là vì các doanh nghiệp này đã tổ

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức một cách thành công hoạt động tiêu thụ của mình. Chính bởi vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Khi người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp vì thấy nó được tiêu thụ khi sản phẩm lamf ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của nó mới được xác định … nghĩa là khi đó giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người của người sản xuất kinh doanh nói riêng, của toàn bộ doang nghiệp nói chung mới được xã hội thừa nhận. Mặt khác, một sản phẩm được tiêu thụ cũng có nghĩa là người tiêu dùng đã chấp nhận nó về mặt chất lượng, giá cả cũng như các dịch vụ kèm theo và ngược lại doanh nghiệp thu được tiền về và có lợi nhuận. Như ta đã biết, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có nguồn để hình thành các quỹ và thực hiện nghĩa vụ với các Nhà nước, khi đó doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, cải thiện đời sống vật chất của người lao động. Từ những vấn đề trên ta thấy: Để cạnh tranh được trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải coi trọng vấn đề tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên cho nó một vị trí quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh và coi vấn đề tiêu thụ sản phẩm là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp cùng với sự thuận lợi được thực tập ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không, một Công ty rất coi trọng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường em đã nhận thấy rằng việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Được sự đồng ý và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo và các cô chú cán bộ công nhân viên Công ty Nhựa cao cấp Hàng không em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không” Cấu trúc của đề tài gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở trên. Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Phần III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Nhưa cao cấp Hàng không. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Em mong muốn rằng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy mạnh hơn hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Phần I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp I.Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1. Sự cần thiết và quan niệm về tiêu thụ sản phẩm 1.1. Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp, các ngành hàng mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân. Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm xuất phát từ: 1.1.1. Bản chất của sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá có mục tiêu sản xuất ra để bán, để trao đổi cho người khác, cho thị trường. Nền sản xuất hàng hoá có một đặc trưng là mỗi người sản xuất chỉ chuyên sâu ở một hoặc vài mặt hàng nhất định. Họ không thể tự mình sản xuất tất cả những thứ họ cần cho bản thân cũng như không thể sản xuất ra mọi thứ để phục vụ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, để thoả mãn các nhu cầu đa dạng của con người, những người sản xuất cần phải trao đổi sản phẩm với nhau. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của chuyên môn hoá sản xuất, sản phẩm- hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra phẩm mà còn phải bán được chúng. Chỉ khi sản phẩm được bán, được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu được tiền để trang trải chi phí sản xuất và đầu tư tái sản xuất mở rộng. Trong cơ chế thị trường, bán khó hơn mua. Cơ chế thị trường ra đời chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…trong đó quy luật cạnh tranh được xem là quan trọng nhất. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn những người cung ứng sản phẩm sản xuất, người mua ngày càng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn trong số vô vàn sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, những người bán hàng phải tìm mọi cách để trinh phục khách hàng, thu hút họ về với mình. Hoạt động tiêu thụ đạt được điều đó mới được coi là thành công. 1.1.2. Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là tối đa hoa lợi nhuận. Một đặc trưng của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Song thực tế, để có lợi nhuận, để có thể trang trải mọi chi phí như trả lương cho người lao động, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước thì điều kiện trước tiên phải bán được nhiều hàng hoá. Tuy nhiên, không phải cứ sản xuất hàng hoá ra là bán được mà cần có sự chấp nhận của thị trường. Từ đó một yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là để sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế cao là phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận thu được từ mọi đồng vốn… Như vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về tiêu thụ sản phẩm. Đứng ở các khía cạnh nghiên cứu khác nhau, trên các góc độ và phạm vi khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm. 1.2.1. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm được coi là một quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo khía cạnh này, tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng. 1.2.2. Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu liên quan đến hai loại nghiệp vụ quan trọng trong doanh nghiệp đó là các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ về tổ chức quản lý. Theo khía cạnh này tiêu thụ là một quá trình bao gồm nhiều khâu mà bất cứ doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện. 2. Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 2.1. Vị trí của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 2.1.1 Tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm ba giai đoạn: mua nguyên vật liệu sản xuất, chế biến thành sản phẩm hàng hoá và tiêu thụ chúng trên thị trường. Quá trình này được biểu hiện thông qua quá trình tuần hoàn vốn và sự chuyển hoá hình thái biểu diễn của vốn qua các giai đoạn khác nhau. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. 2.1.2 Tiêu thụ sản phẩm nằm ở khâu lưu thông, là trung gian nối một bên là sản xuất- phân phối với một bên là tiêu dùng. Theo Cac-Mac, quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, trong đó tiêu thụ sản phẩm bao gồm phân phối và trau dồi. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là tiêu dùng. 2.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 2.2.1 Đối với doanh nghiệp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm luôn được quan tâm chú ý của các nhà kinh tế bởi những vai trò quan trọng của nó trong sản xuất kinh doanh. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Như vậy, xét trên toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là công việc quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận, vị thế và an toàn. Trong một chu kỳ kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng đảm bảo việc thu hồi vốn bỏ ra ban đầu của doanh nghiệp. Làm tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, ngược lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm không tốt sẽ làm tăng lượng tồn kho, cũng như công nợ phải thu và qua đó làm tăng chi phí về vốn hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cơ sở của sản xuất, nó gắn người sản xuất với người tiêu dùng, giúp cho các nhà sản xuất hiểu biết thêm về kết quả sản xuất của mình và hiểu thêm nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm còn giúp cho việc chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, hoạt động tiêu thụ sản phẩm còn đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng chiếm lĩnh thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Với tất cả những vai trò đó, tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao của doanh nghiệp. 2.2.2. Đối với xã hội: Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sản phẩm – hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ, doanh nghiệp đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng tạo cơ hội về việc làm và thu nhập cho người lao động. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào sự ổn định chung của xã hội. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác định được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 3. Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một quá trình sảnh xuất kinh doanh – khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và một bên là tiêu dùng làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà 3 vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu? Và sản xuất cho ai? đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và theo giá cả được ấn định từ trước. Cơ chế thị trường hiện nay cho phép các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là thuận lợi đối với các doanh nghiệp nhưng đồng nghĩa với nó là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và làm thế nào để tổ chức có hiệu quả các hoạt động đó. Nhờ vậy trong cơ chế thị trường 3 vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu? Và sản xuất cho ai? đều do doanh nghiệp tự quyết định, tự tìm cách giải quyết. Chính bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm không thể hiểu một cách đơn giản là bán hàng mà không cần phải hiểu tiêu thụ theo nghĩa rộng hơn. II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 1. Điều tra, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. 1.1. Hoạt động điều tra, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Hoạt động này nhằm đạt được mục đích là nghiên cứu khách hàng cuối cùng là cần hàng hoá để làm gì, khách hàng trung gian có nhu cầu và khả năng đặt hàng như thế nào. Vì vậy, hoạt động điều tra, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường được tiến hành qua 3 giai đoạn: * Giai đoạn thu nhập thông tin: Trong giai đoạn này cần: Thứ nhất, thực chất của nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu vĩ mô. Chính bởi vậy cần nghiên cứu về tổng cầu hàng hoá và tổng cung hàng hoá. Thứ hai, nghiên cứu chi tiết thị trường: Thực chất của nghiên cứu chi tiết thị trường là nghiên cứu đối tượng mua loại hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp với khối lượng lớn. * Giai đoạn xử lý thông tin Xử lý thông tin là tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích, kiểm tra để sác định đúng đắn và chính xác các thông tin riêng lẻ, thông tin bộ phận, loại trừ những thông tin nhiễu, thông tin giả tạo để tìm ra những lời giải đáp cho các câu hỏi thị trường mục tiêu, tình hình cạnh tranh, giá cả và phương pháp tiêu thụ. Việc xử lý thông tin cần phải được tiến hành sau khi đã thu nhập thông tin hoặc ngay cả lúc đang thu nhập thông tin. Đồng thời nên áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực tin học để nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất. * Giai đoạn ra quyết định: Đây là giai đoạn cuối cùng, được thực hiện trên cơ sở, hai giai đoạn trên để đưa ra những quyết định phù hợp nhất. Các quyết phải được quán triệt đến các bộ phận thực hiện. Khi đưa ra quyết định cần phải cân nhắc mặt mạnh, mặt yếu thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quyết định, đồng thời cần phải có những biện pháp để khắc phục những điểm yếu, những khó khăn để thực hiện quyết định một cách có hiệu quả nhất. 1.2. Phương pháp nghiên cứu thị trường. Được tiến hành qua hai phương pháp * Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp nghiên cứu tại bàn hay còn gọi là các phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách thu nhập thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí quảng cáo và các tài liệu có liên quan đến mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sẽ kinh doanh. Đây là phương pháp tương đối dễ làm, tiết kiệm thời gian, ít tốn chi phí nhưng đòi hỏi nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu thập tài liệu, đánh giá và sử dụng các tài liệu được thu thập một cách đầy đủ và đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là dựa vào tài liệu đã được xuất bản nên có thể có độ trễ so với thực tế. * Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường Đây là phương pháp cử trực tiếp các bộ đến tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra toàn bộ hay tham quan… Nghiên cứu tại hiện trường có thể thu nhập được các thông tin sinh động, thực tế, hiện tại. Tuy nhiên, cũng tốn kém chi phí và cần phải có cán bộ vững vàng về chuyên môn có đầu óc thực tế. Trong thực tế các doanh nghiệp thường kết hợp cả hai phương pháp nhằm bổ sung những thiếu xót cho nhau và phát huy điểm mạnh của mỗi phương pháp. 2. Định giá sản phẩm tiêu thụ và chính sách giá. 2.1. Định giá sản phẩm tiêu thụ Quyết định giá cả trong kinh doanh là vấn đề phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỷ mỷ để có thể quyết định giá cả thích hợp cho mỗi sản phẩm của mình vào một thời gian nhất định nào đó. Những yếu tố đó bao gồm 3 mặt sau: Một là: Phải ước lượng tương đối chính xác về lượng cầu của sản phẩm tức là phải xác định được độ co giãn cầu của sản phẩm. Độ co giãn cầu là khái niệm để đo số hành hoá được yêu cầu biến động như thế nào khi giá cả thay đổi. Hai là: Doanh nghiệp phải tính được chí phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Khi tiến hành sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ phải xác định trên cơ sở bù đắp được chi phí có lãi. Ba là: Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó có những chính sách phù hợp cho từng loại thị trường. 2.2. Chính sách giá Chính sách về sự linh hoạt của giá: Chính sách này được phản ánh cách thức áp dụng mức giá như thế nào đối với các đối tượng khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp phải lựa chọn giữa chính sách một giá hay chính sách linh hoạt. Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm: Chính sách này thường được đưa ra để lựa chọn mức giá cho các sản phẩm mới tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể đưa ra mức giá cụ thể theo các chính sách khác nhau như chính sách giá “hớt vàng”, chỉnh giá “xâm nhập”, chính sách giá “giới thiệu” hay chính sách giá “theo thị trường”. 3. Chính sách phân phối tiêu thụ sản phẩm Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh an toàn, giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh chóng. Nói đến chính sách phân phối là nói đến kênh phân phối. Một kênh phân phân phối được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các kênh phân phối sau: * Kênh phân phối trực tiếp (kênh ngắn) Đây là kênh phân phối trong đó lực lượng bán hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người sử dụng hàng hóa. Dạng kênh này có ưu điểm là không làm tăng cho phí trung gian trong bán hàng, doanh nghiệp có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ và đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Đại lý Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Khách hàng Doanh nghiệp * Kênh phân phối gián tiếp (kênh dài) Là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian.. Tuỳ theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là nhà buôn hoặc bán lẻ. Dạng kênh này khắc phục nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp do có sự tham gia của nhiều người mua trung gian nhằm sử dụng nhu cầu vốn có của họ. Đại lý Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Khách hàng Doanh nghiệp Các người mua trung gian * Kênh phân phối hỗn hợp Đây là một lựa chọn kênh phân phối trên cơ sở sử dụng đồng thời cả 2 dạng kênh trên. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp sử dụng dạng kênh này để vửa tổ chức bán hàng hoá đến tận tay người sử dunng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối của người mua trung gian. Tuy nhiên, khi sử dụng kênh này cần chú ý đến khả năng xuất hiện sự cạnh tranh về giá do việc định giá bán khác nhau giữa các phần tử thuộc các kênh phân phối khác nhau. Điều này có thể làm hỏng mục tiêu đề ra khi lựa chọn kênh phân phối của doanh nghiệp. Đại lý Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Khách hàng Doanh nghiệp Các người mua trung gian 4. Chính sách xúc tiến khuyếch trương Chính sách xúc tiến khuyếch trương là chính sách sử dụng các kỹ thuật yểm trợ bán hàng nhằm mục đích cung – cầu về sản phẩm dịch vụ nào đó. Chính sách xúc tiến khuyếch trương làm cho hoạt động tiêu thụ dễ dàng hơn đưa hàng vào kênh phân phối hợp lý hơn. Trong nhiều trường hợp, nhờ xúc tiến khuyếch trương mà doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh và tăng cường thế lực của mình trên thị trường cạnh tranh. Chính sách xúc tiến khuyếch trương bao gồm các bộ phận: 4.1. Quảng cáo Quảng cáo là phương pháp dùng ngôn ngữ và hình ảnh tác động vào khách hàng, tạo ra cảm giác mới, thu hút và thuyết phục khách hàng mua hàng. Thông qua quảng cáo, người sản xuất hiều nhu cầu và sự phản ứng của thị trường nhanh hơn, nó là phương tiện hỗ trợ đắc lựccho cạnh tranh trên thị trường. Để quảng cáo sản phẩm hàng hoá, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều loại phương tiện quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo và tạp chí, … Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng những biện pháp khác nhau cho phù hợp. 4.2. Hội chợ, triển lãm Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán. Qua hội chợ, triển lãm doanh nghiệp thu thập được những thông tin cần thiết về thị trường, về đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp hoàn thiện chính sách xúc tiến khuyếch trương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. 4.3. Các hoạt động yểm trợ khác như Tổ chức hội nghị khách hàng Tổ chức hội thảo Tặng quà cho khách hàng và gửi sản phẩm mẫu đến cho khách hàng 5. Tổ chức hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm. Sau khi nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, định giá sản phẩm và chính sách giá thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm cẩn phải được thực hiện và thực hiện có hiệu quả. Có như vậy, các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp mới hoàn thành một cách thắng lợi. Tổ chức hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tiêu thu sản phẩm bao gồm: 5.1. Chuẩn bị sản phẩm: Sản phẩm đưa ra tiêu thu phải là sản phẩm tốt, thích ứng với thị trường. Đồng thời, cũng phải là những sản phẩm hoàn chỉnh tức là đã đạt được kiểm tra chất lượng, đóng gói, có nhãn hiệu … 5.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các cơ sở tiêu thụ, liên kết phối hợp với nhau nhằm thực hiện tốt việc phục vụ khách hàng. Yêu cầu của tổ chức mang lưới tiêu thụ sản phẩm là phải hợp lý về quy mô từng của hàng, số lượng cửa hàng và vị trí của các điểm bán trên thị trường. Tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo hiệu quả cho toàn bộ hệ thống, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Bởi vậy, khi tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc như: thuận tiện cho khách hàng, ưu tiên, đổi mới và phát triển có hiệu quả. 5.3. Đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục trong đó có mối liên hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác… được thiết lập bằng những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Trước khi ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, để thành công, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ cho quá trình đàm phán. Hợp đồng tiêu thụ được ký kết theo nguyên tắc và bằng văn bản quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia 5.4. Thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng Dịch vụ trước khi bán hàng bao gồm các dịch vụ về thông tin, giới thiệu hàng hoá, các dịch vụ về chuẩn bị hàng hoá và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng… Dịch vụ trong quá trình bán hàng là các dịch vụ giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm trợ giúp khách hàng mua hàng hoá có thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bảo quản, thể hiện sự quan tâm và tạo dựng niềm tin của khách hàng đói với doanh nghiệp. Dịch vụ sau khi bán như lắp đặt, bảo hành, sửa chữa… nhằm tái tạo nhu cầu, lôi kéo khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp. 6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh cần thết phải đánh giá, phân tích kết quả thực hiện để thấy được những mặt đã đạt được cũng như những điểm yếu còn tồn tại nhằm phát huy mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 6.1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ được xác định theo công thức Q= Qsx + Qđk - Qck Trong đó: Q: khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Qsx: khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Qđk: lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ Qck: lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hiện vật, biểu hiện cụ thể số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu nay là căn cứ để xác định mức độ thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong xã hội; tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ áp dụng với những sản phẩm có đơn vị cụ thể như: kg, chiếc, cái … 6.2. Doanh thu tiêu thụ Công thức tính doanh thu tiêu thụ DT= ồQi ´ Gi Trong đó: DT: Doanh thu tiêu thụ Qi : Khối lượng sản phẩm – hàng hoá i tiêu thụ trong kỳ Gi : Giá bán đơn vị sản phẩm – hàng hóa i i = 1, 2, 3, ....., n số mặt hàng sản phẩm – hàng hoá doanh nghiệp tiêu thụ. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ là chỉ tiêu giá trị, phản ánh lượng hàng hoá tiêu thụ biểu hiện bằng công việc đã hoàn thành và được khách hàng chấp nhận. 6.3. So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch Về mặt hiện vật: = % thực hiện kế hoạch tiêu thụ ´ 100 Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế về mặt giá trị Số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch = % thực hiện kế hoạch tiêu thụ ´ 100 Q1 ´ P0 về mặt lượng Q0 ´ P0 Trong đó: Q1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế Q0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch P0: Giá bán đơn vị sản phẩm 6.4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tiến độ tiêu thụ sản phẩm so với sản xuất được thông qua hệ số tiêu thụ sản phẩm, được xác định bằng công thức: = H= Hệ số tiêu thụ Qtt sản phẩm sản xuất Qsx Trong đó: Qtt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Qsx: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất dần đến 1 chứng tỏ hàng hoá sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó. III. Các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.Môi trường kinh tế và công nghệ. ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường và công nghệ đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là rất lớn. Môi trường kinh tế và công nghệ bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế.... Quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, các yếu tố này tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp dến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2. Môi trường chính trị, pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước lên môi trường hoạt động của doanh nghiệp; bao gồm các yếu tố như: mức độ ổn định chính trị- xã hội, thao độ và các phản ứng của các tổ chức xã hội, thái độ và phản ứng của dân chúng( người tiêu thụ )... Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3. Môi trường văn hoá- xã hội Mọi yếu tố văn hoá, xã hội đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Thuộc về môi trường này gồm các yếu tố: dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng học... Các yếu tố này và xu hướng vận động của chúng có ảnh hưởng đến cách thứ mua sắm cũng như cách thức sử dụng của khách hàng, từ đó có tác dụng đến quá trình dự báo và dự đoán khi xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.4. Môi trường cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc “ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển”. Từ đó các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lựoc cạnh tranh hoàn hảo và chiến lược cạnh tranh cần phản ánh các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp như: số lượng đối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm của các đối thủ... 1.5. Khách hàng Người mua có ảnh hưởng không ít đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, trong đó có nhiều nhân tố như nhu cầu mong muốn, mức thu nhập, sở thích, thị hiếu... và nhân tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu khách hàng với túi tiền của họ để xác định một chiến lược tiêu thụ đúng đắn; đồng thời thông qua việc nghiên cứu yếu tố này doanh nghiệp cũng thấy trước sự biến động sản lượng trong thời gian tới mà có kế hoạch sản xuất phù hợp. 2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1. Tiềm lực tài chính Đây là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được vào kinh doanh, khả năng đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu( vốn tự có ) và vốn huy động( vốn vay).. 2.2. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp Tiềm lưc vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có, nó cần tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lực xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp. Liên quan đến tiềm lực vô hình của doanh nghiệp bao gồm một số yếu tố như: hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá và uy tín, mối quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp. 2.3. Trình độ tiến triển của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hiện đại cho phép doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, tăng năng suất lao động, do đó tạo điều kiện cung cấp những sản phẩm- hàng hoá thích ứng với thị trường. 2.4. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội. Hiện nay, chất lượng sản phẩm là vấn đè sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đa các khả năng sản xuất thì vấn đề chất lượng sản phẩm phải được cọi trọng thì mới tạo được uy thế trong tiêu thụ. 2.5. Giá cả bán sản phẩm Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng...Giá cả là quan hệ về lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Vì vậy các doanh nghiệp cần quyết ._.định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán như thế nào cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Phần II: thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không I. khái quát chung về Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không 1.1.Lịch sử hình thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp trực thuộc sự quản lý về mặt Nhà nước của cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tổ chức tiền thân của Công ty là xí nghiệp hoá Nhựa cao su Hàng không được thành lập theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng tổng cục Hàng không dân dụng việt nam. Trụ sở của Công ty được đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Đến tháng 4 năm 1993, xí nghiệp hoá Nhựa cao su Hàng không được đổi tên thành xí nghiệp Nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số747 QĐ/ TCCB-LĐ ngày 20/4/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam; do yêu cầu về tính độc lập trong hạch toán ngày càng cao và yêu cầu về tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nhằm để phát huy tính tự lực sáng tạo trong kinh doanh, căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo nghị định số 338/ HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là chính phủ) Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1125 QĐ/TC-LĐ ngày 21/7/1994 về việc thành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng không trực thuộc cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây cũng chính là tên giao dịch chính thức của Công ty cho đến nay. Còn tên giao dịch quốc tế là APLACO ( Aviation high grade Plastic Company) Năm 1996, theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của tổng Công ty Hàng không Việt Nam( ban hành kèm theo quyết định số04/CP ngày 27/1/1996), Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã chính thức trở thành đơn vị hạch toán độc lập của tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại quyết định số328/QĐ-TCTHK ngày 27/5/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trên đây là sự khái quát về lịch sử hình thành của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 1.2. Quá trình phát triển Quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: 1.2.1. Giai đoạn I (1989-1991) Đây là giai đoạn đầu mới thành lập và là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty. Với tổng số vố được giao là 500.000.000 (theo thời giá năm 1989), Công ty hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm Nhựa phục vụ hành khách đi máy bay. Nhưng do điều kiện xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ công nhân còn thấp nên hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty chưa định hình rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, do đó kết quả kinh doanh của Công ty hầu như không có lãi. Lực lượng lao động sống chủ yếu bằng lương bao cấp của tổng Công ty. Vì vậy doanh số giảm từ 954.240.000 đồng năm 1990 xuống còn 301.893.000 đồng năm 1991. 1.2.2. Giai đoạn II(1992-1995) Từ năm 1992 do quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nên ngành Hàng không dân dụng Việt Nam ngày một lớn mạnh và phát triển. Cùng với sự thay đổi đó, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào máy móc công nghệ để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm Nhựa cao cấp phục vụ cho hành khách đi máy bay. Tính đến quý II năm 1993 máy móc thiết bị của Công ty gồm: 02 máy phun ép Nhựa 02 máy hút chân không 01 máy cắt liên hoàn túi xốp Hệ thống thiết bị phụ trợ khác Bên cạnh đó, tránh tình trạng phụ thuộc vào một mảng thị trường duy nhất Công ty chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm Nhựa gia dụng và các sản phẩm Nhựa phục vụ cho công nghiệp. Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994, doanh thu của Công ty tăng 199%, lợi nhuận tăng 300% và thu nhập bình quân đầu người tăng 81%(so với năm 1993) 1.2.3 Giai đoạnIII (từ năm 1996-nay) Có thể khẳng định đây là giai đoạn phát triển so với các giai đoạn trước. Từ năm1996 đến nay sau khi chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập của tổng Công ty Hàng không Việt Nam thì quy mô, cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối ổn định. Hiện nay, Công ty có diện tích mặt bằng hoạt động là 11000m2, có 08 phòng chức năng, 04 phân xưởng sản xuất chính và 01 phân xưởng sản xuất phụ, 01 chi nhánh ở thành phố HCM. Năm 2001 tổng số công nhân viên của toàn Công ty là 200 người. Công ty đang trong quá trình kiểm tra và đánh giá để nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Ra đời năm 1989, Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Cung cấp các loại sản phẩm Nhựa cao cấp phục vụ cho các chuyến bay của ngành Hàng không, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Nhựa cao cấp và thông thường đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài ngành. Đây là chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty. Thực hiện liên doanh liên kết trực tiếp với các cơ sở sản xuất kinh doanh các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh. Ngày càng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ lao động. Mở rộng thị trường ngoài ngành song song với thị trường trong nghành, khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng cao. 2.1.2 Quyền hạn của Công ty Công ty là một tổ chức kinh doanh, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được quyền liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Công ty được quyền nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng hoặc chưa dùng hết công suất. Việc bán tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty 2.1.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Giám Đốc Phó giám đốc (Đại diện lãnh đạo về chất lượng Phòng kế toán tài chính Phòng TCCB – LĐTL Phòng hành chính Phòng kế hoạch Phòng Marketing – tiêu thụ Phòng kỹ thuật Phòng công nghệ và thiết kế Phòng chất lượng Phân xưởng phun ép nhựa Phân xưởng in màng mỏng Phân xưởng bao bì PVC (hút chân không) Phân xưởng sản xuất màng cứng Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Phân xưởng mộc Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trong hệ thống chất lượng 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ từng phòng ban trong Công ty - Giám đốc (GĐ) Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng đồng thời Giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng ... và các báo cáo tài chính. Giám đốc là người đại diện cho Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc thay mặt cho Công ty nhận nguồn vốn đất đai, nhà xưởng do Nhà nước cấp và chịu trách nhiệm trước tổng Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc đồng thời cũng là người quyết định cuối cùng phê duyệt các chiến lược và kế hoạch về tiêu thụ, phân phối sản phẩm. - Phó giám đốc Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của Công ty,thay mặt giám đốc ký các phiếu xuất, nhập ... Đồng thời Phó giám đốc còn là người thay mặt Giám đốc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng phòng ban, từng phân xưởng nắm bắt thông tin về thị trường giá cả và tổng hợp toàn bộ tình hình Công ty báo cho Giám đốc. - Phòng kế toán - tài chính Phòng kế toán - tài chính gồm 6 nhân viên có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài chính của Công ty nhằm sử dụng tiền và vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng kế toán - tài chính còn tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán – tài chính cho Giám đốc kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ những hoạt động của Công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. - Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ là quản lý chung về công tác nhân lực. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tuyển dụng lao động và cho thôi việc phù hợp với quy định pháp luật Nhà nước. Phòng còn kết hợp với phòng Kế toán - tài chính trong việc xác định mức lương phải chi trả cho cán bộ công nhân viên. Phòng còn thực hiện các chế độ chính sách xã hội đối với người lao động và công tác nội chính, kiểm tra việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước của cán bộ công nhân viên để kịp thời khen thưởng hay kỷ luật. - Phòng hành chính. Phòng hành chính bao gồm 15 nhân viên, phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính quản trị, xây dựng các dự án đầu tư và quy hoạch phát triển. Phòng phải đảm bảo các điều kiện làm việc cho Công ty như nhà xưởng, điện, nước, văn thư ... đồng thời đây cũng hình thành các chứng từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp ... và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động và các chứng từ đó. - Phòng kế hoạch sản xuất. Phòng bao gồm 6 nhân viên, là bộ phận tham mưu của Giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu xây dựng các chiến lược dài hạn và ngắn hạn đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra phòng còn đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty. - Phòng Marketing và tiêu thụ. Phòng bao gồm 6 người và phòng được tách ra từ phòng kế hoạch. Nhiệm vụ của phòng là giới thiệu sản phẩm, triển khai việc tiêu thụ hàng hoá vào thị trường tự do. Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức năng kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, đồng thời phòng phải nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ khách hàng và đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Phòng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doang của Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phòng Kỹ thuật Phòng có 4 nhân viên, phòng chịu trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới. Phòng tham mưu cho Công ty trong việc nghiên cứu, đâu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ nhằm đáp ứng sự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng công nghệ và thiết kế (Mới được thành lập năm 2002) Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về toàn bộ nội dung thiết kế các loại khuôn mẫu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn của Công ty. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ lên phương án tổng thể về mảng công nghệ của Công ty đã có và sẽ có để triển khai và kế hoạch đào tạo, học tập nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành ở các bộ phận. Nắm bắt nhu cầu thị trường để lập kế hoạch thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp. Phòng còn hợp tác với phòng Marketing – tiêu thụ, phòng kế hoạch để nắm bắt nhu cầu sản xuất qua đó lập phương án thiết kế khuôn mẫu để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất. - Phòng chất lượng Phòng mới được tổ chức từ năm 2000 gồm 2 nhân viên có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất. Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan tổng Giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. - Các phân xưởng sản xuất chính gồm 4 phân xưởng (Phân xưởng phun ép Nhựa, Phân xưởng in màng mỏng, phân xưởng bao bì hút chân không, phân xưởng màng cứng). Là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm Nhựa (Polyme) từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến nhập kho thành phẩm theo yêu cầu của lệnh sản xuất. - Có một phân xưởng sản xuất phụ đó là phân xưởng Mộc. Là đơn vị hoạt động theo phương pháp nhận khoán cung cấp cho Công ty các loại bao bì gỗ và đồ dùng nội thất. Phân xưởng còn sản xuất và cung ứng hàng hoá cho thị trường trên cơ sở tự đảm bảo các nguồn lực và chủ động khâu tiêu thụ theo quy định của Nhà nước. - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực: Khai thác thị trường phía nam, sản xuất kinh doanh các sản phẩm Nhựa và giới thiệu sản phẩm Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại phố Phùng Hưng – Hà Nội với chức năng giới thiệu, trưng bày, bán buôn bán lẻ cho khách hàng của thị trường tự do. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm Nhựa cho ngành Hàng không. Bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm Nhựa thông thường cho thị trường dân dụng và công nghiệp, nên sản phẩm Nhựa của Công ty rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại. Hiện nay Công ty phục vụ trong ngành chiếm 50% tổng doanh số bao gồm các loại sản phẩm chủ yếu như cốc, ly, bộ dao thìa dĩa, các koại khay đứng thức ăn chuyên dùng trên máy bay. Còn lại là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do như ghế Nhựa, mâm Nhựa, các linh kiện cho công nghiệp và xây dựng như thiết bị vệ sinh 706, 707... 3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ Do mỗi loại chi tiết sản phảm đều có đặc thù kỹ thuật khác nhau và đều được sản xuất từ một quy trình công nghệ riêng nên những đặc điểm của quy trình sản xuất này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý Công ty. Nhìn chung các quy trình chế tạo sản phẩm của Công ty đều mang tính chất quy trình công nghệ hiện đại nhưng việc thao tác lại đơn giản, chế biến kiểu liên tục khép kín không phân bước. Sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trình sản xuất liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi nhận được sản phẩm hoàn thành nhập kho. - Sơ đồ quy trình chế tạo các loại sản phẩm của Công ty. Do đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất sản phẩm là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm riêng biệt, độc lập nhau về mặt công nghệ nên cho phép Công ty sản xuất theo phân xưởng. Mỗi phân xưởng sản xuất của Công ty đảm nhiệm toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm riêng biệt cụ thể: Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính: * Phân xưởng Nhựa: có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất các vặt hàng Nhựa cao cấp như: cốc cà phê, cốc ly, xô Nhựa, bàn ghế ... Ngoài ra, phân xưởng còn sản xuất các loại hộp Nhựa đựng bánh kẹo... * Phân xưởng màng mỏng và in trên màng mỏng: Chuyên sản xuất các loại túi, bao bì với các kiểu, các kích cỡ khác nhau, sản phẩm được sản xuất từ hạt Nhựa PEHD, PELD * Phân xưởng bao bì chân không PVC, PS, PP Các giai đoạn sản xuất sản phẩm của phân xưởng này rất đơn giản, nguyên vật liệu đầu vào là các tấm màng và qua máy hút chân không sản phẩm được cắt bỏ phế liệu và kiểm tra đóng gói bởi một số thao tác rồi nhập kho phân xưởng. * Phân xưởng màng cứng Phân xưởng này mới được thành lập năm 2002. Phân xưởng này sản xuất ra các sản phẩm màng cứng như: cốc, hộp bánh, hộp kẹo... với quy trình công nghệ mới và hiện đại. 3.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu đang sử dụng. Hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào là các hạt Nhựa (hạt Nhựa trắng, hạt Nhựa màu, màng Nhựa) đều nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan ... ngoài ra còn có một số chất phụ gia khác. Mặc dù hiện nay hạt Nhựa của Trung Quốc rất nhiều với giá rẻ nhưng Công ty vẫn không nhập của Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ Công ty không chỉ vì lợi nhuận mà luôn lấy chữ tín lên hàng đầu để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Những năm gần đây để giảm chi phí , hạ giá thành thì Công ty còn nhập nguyên vật liệu đầu vào từ một số Công ty liên doanh ở trong nước. Điều đó cho thấy cán bộ công nhân viên Công ty luôn luôn tìm cách để giảm chi phí, hạ giá thành mà không giảm về chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một bài toán hóc búa đối với Giám đốc Công ty mà không phải bất cứ người lãnh đạo nào cũng giải được nó. 4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không từ 1999-2001 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm % so sánh 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2002 1. Số lao động Người 164 178 180 1,08 1,01 2. Tổng doanh thu Triệu đồng 12812 13499 14250 116,94 111,90 3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 214 240 265 112,15 110,40 4. Thu nhập bình quân tháng Đồng 941976 947000 1,158 100,53 122,28 5. Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 1,295 1,393 1,424 107,57 102,23 6. Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 5818 6817 6820 117,17 100,65 II. Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 1. Thực trạng về ngành Nhựa ở Việt Nam. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đất nước, ngành công nghiệp Nhựa Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng tốt. Từ năm 1990 đến năm 1996 mức tăng trưởng của ngành Nhựa đạt ở mức 30%. Sang năm 1997, do có sự khủng hoảng kinh tế của một số nước trong khu vực nên tốc độ tăng trưởng của ngành Nhựa đã giảm xuống chỉ còn 25%. Mức tăng trưởng này phần lớn là nhờ vào nền công nghiệp bao bì, các ngành sản xuất xi măng, phân bón… Cùng thời gian này, các sản phẩm Nhựa phục vụ ngành xây dựng như ống nước cũng tăng tưởng ở mức 20%. Bên cạnh đó, các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp như các bộ phận Nhựa của quạt, linh kiện điện tử và thiết bị làm lạnh tăng ở mức 20%. Để đáp ứng nhu cầu của ngành Nhựa, năm 1997 một số nhà máy đi vào hoạt động với sản lượng màng PVC là 15000 tấn/năm và 25000 tấn/năm với DOP. Tính đến giữa năm 1998, các nhà máy Nhựa PVC với sản lượng 80000tấn/nắm bắt đầu tham gia thị trường. Thời kỳ đồ Nhựa đã bước sang tuổi thứ 3. Ngành Nhựa Việt Nam đã đi từng bước vững chắc vào tiến trình AFTA, hội nhập và sẵn sàng đương đầu vào những thử thách mới. Năm 1999 đánh dấu bước trưởng thành của ngành công nghiệp non trẻ nhưng có sức bật như bản chất hóa lý của nó, Nhựa Việt Nam đã và đang hội nhập từ niềm tin của những người tiêu dùng từ nước ngoài, thị trường nước ngoài đã bắt đầu tìm hiểu sản phẩm Nhựa Việt Nam. Từ năm 1999, ngành Nhựa vẫn giữ tốc độ phát triển về sản lượng lẫn chất lượng trong đó trung tâm vẫn là thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, tốc độ phát triển ngành Nhựa trong 10 năm qua đạt trên125%/năm và tiến bộ thu hút vốn nước ngoài vẫn đạt từ 25%-30%/năm. Từ năm 1993-1998 ngành Nhựa cả nước đã đầu tư 1693925609 USD, mức tăng trưởng đạt 131,18%. Có khoảng 29,69% tổng đầu tư ngành Nhựa tập trung vào nguyên liệu Nhựa như PVC resin, PVC compound. Do vậy, tổng sản lượng Nhựa cả nước năm 1999 là 750000 tấn tăng 1500 tấn so với dự kiến, năm 2000 đạt 1000000 tấn chiếm 12,34kg/người). Chiến lược phát triển ngành Nhựa đến năm 2010 với tổng sản lượng ngành Nhựa là 1,8 tấn đảm bảo chỉ số bình quân đầu người Việt Nam là 20kg/người. Căn cứ vào quyết định của Bộ công nghiệp về việc xây dựng quy hoạch các ngành Nhựa thuộc Bộ trong thời kỳ 2001-2010 và căn cứ vào công văn của Bộ gửi Tổng Công ty về việc giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty thành lập quy hoạch phát triển ngành Nhựa tới năm 2010 trên phạm vi toàn quốc bao gồm mọi thành phần kinh tế 2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không . 2.1. Cơ cấu thị trường của Công ty. Từ khi thành lập và phát triển đén nay Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã có trên 200 chủng loại sản phẩm khác nhau, mỗi năm Công ty cho ra đời từ 4-6 sản phẩm mới. Do đặc điểm sản phẩm, Công ty đã chia sản phẩm thành 2 nhóm sau : Nhóm 1 : Sản phẩm phục vụ cho Viet Nam Airlines được gọi là sản phẩm trong ngành. Nhóm 2 : Sản phẩm dân dụng phục vụ cho việc tiêu dùng và các sản phẩm phục vụ cho các đơn vị công nghiệp khác; gọi là sản phẩm ngoài ngành. Với cách phân chia như vậy, thị trường của Công ty cũng được chia thành 2 mảng rõ rệt với đối tượng phục vụ khác nhau. 2.1.1 Thị trường trong ngành Đây là thị trường chủ lực của Công ty từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm cung cấp trên thị trường này chiếm 705 thị phần ngoài ngành và 30% thị phần trong ngành tổng doanh số bán của Công ty. Sản phẩm bao gồm các loại chủ yếu như cốc, ly, bộ dao-thìa-dĩa, các khay đựng thức ăn chuyên dùng cho hành khách trên các chuyến bay của Viet Nam Airlines và Pacific Airlines. Do vậy, yêu cầu của những sản phẩm cung cấp cho thị trường này là sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, dễ vận chuyển, thuận tiện sử dụng đặc biệt đối với khách quốc tế. Hiện nay, Công ty đã độc chiếm được thị trường ngành Hàng không trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.Thị trường này được chia làm 2 mảng là mảng thị trường miền Bắc và mảng thị trường miền Nam. Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chiếm 90% trong mảng thị trường miền Bắc còn trong mảng thị trường miền Nam thị phần của Công ty có ít hơn chiếm khoảng 50%. Mặc dù chiếm giữ một phần lớn thị trường trong ngành Hàng không nhưng Công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh của một số đối thủ lớn như các Công ty Nhựa cao cấp của nứơc ngoài và các nhà cung cấp truyền thống của ngành Hàng không những năm trước. Tuy nhiên, Công ty vẫn xác định đây là thị trường chính và tập trung Marketing để mở rộng thị trường này. 2.1.2. Thị trường ngoài ngành. Công ty mới chỉ tham gia thị trường này trong một thời gian ngắn, bước đầu chỉ là tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nhưng với một thời gian như vậy mà các sản phẩm của Công ty đã lấy được uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm. Thị trường mà Công ty phục vụ chủ yếu là thị trường miền Bắc và miền Trung. Khách hàng công nghiệp của Công ty chủ yếu tập trung ở khu vực Hà nội và những vùng lân cận. Sản phẩm phục vụ trên thị trường tiêu dùng rất đa dạng, với nhiều chủng loại hàng hoá. Mỗi loại sản phẩm-hàng hoá chiếm vị trí tuy không lớn trên thị trường nhưng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại cốc, sản phẩm gia dụng như phích đá, bình đựng đường, thiết bị vệ sinh 707, 706… các loại bao bì, các loại túi đựng thực phẩm. Các loại này chiếm 25% thị trường miền Bắc. Còn sản phẩm đem lại uy tín cho Công ty trên thị trường miền Trung là các loại túi xốp với 2 loại 30cm x 50cm và 35cm x 60cm. 2.2. Đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Công ty Nhựa cao cấp Hàng không mới ra đời và phát triển trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, nhưng Công ty đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Đạt được điều đó là kết quả của mọi cố gắng của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh bại nhiều đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm mang tính đặc thù riêng. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường là : 2.2.1. Các doanh nghiệp và Công ty Nhựa trong nước. Sau khi trúng đấu thầu cung cấp sản phẩm cho hãng Hàng không quốc gia, Công ty đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, đương đầu với những Công ty lớn mạnh trong nước như Công ty Nhựa Hà nội, Công ty bao bì 27-7, Công ty Nhựa Tiền phong… Đây là những đối thủ mạnh, có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực về mọi mặt, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã vươn lên giành vị trí trên thị trường. Ngoài ra Công ty còn phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường hàng tiêu dùng như : Công ty Nhựa Song Long, Công ty Nhựa Bạch đằng, Công ty Nhựa Hàm Rồng…bởi sản phẩm của họ có mặt khắp Việt Nam. Cạnh tranh với các Công ty này hết sức khó khăn cho Công ty nhất là về chất lượng và giá cả. 2.2.2. Các cơ sở sản xuất tư nhân trong nước. Cạnh tranh với các cơ sở tư nhân trong nước là điều kiện bất lợi của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không cũng như các Công ty khác trong nước bởi họ có rất nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Trước hết là sự dễ dàng vay tiền và huy động vốn từ bên ngoài và các cơ sở sản xuất tư nhân đó đã nhanh chóng huy động đầu tư vào sản xuất và vtung sản phẩm mới ra thị trường trước khi các Công ty khác giải quyết được vốn. Như vậy, sản phẩm của Công ty dù có mới cũng dễ dàng trở thành sản phẩm nhái lại nên khó thâm nhập vào thị trường. 3. Thực trạng về công tác thực hiện chính sách phân phối tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Như đã trình bầy ở phần trước, chúng ta đã thấy sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không rất đa dạng, phong phú . Tuy nhiên Công ty vẫn không dừng lại ở đó mà vẫn cố gắng mở rộng thị trường đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng về chủng loại , số lượng chất lượng hàng hoá do mình sản xuất ra. Công ty luôn coi trọng khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế ”. Do đặc điểm của sẩn phẩm như vậy nên Công ty đã phân chia sản phẩm theo từng nhóm và chia thị trường thành thị trường trong ngành Hàng không và thị trường ngoài ngành . Ngoài khu vực thị trường trong ngành Hàng không , còn lại là khách hàng ngoài ngành của Công ty rất đa dạng và phức tạp bao gồm . Các công ty lớn như : Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà… Đây là những đơn vị sản xuất ký hợp đồng với Công ty để sản xuất ra các sản phẩm như vỏ phích nước , bao bì bánh kẹo … Các nhà bán buôn, bán lẻ ở chợ Đồng Xuân , phố Phùng Hưng để họ bán lại sản phẩm đó trên thị trường người tiêu dùng và thị trường người sản xuất Ngoài ra, Công ty còn phân phối cho khách hàng là người dân và khách hàng là cơ quan Nhà nước. Hiện nay, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không sử dụng duy nhất một hình thức tiêu thụ là phân phối trực tiếp, theo hình thức này, các doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua khâu trung gian. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức phân phối này đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư và tổ chức quản lý hệ thống kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất ra là rất lớn. Mặt khác, áp dụng hình thức phân phối tiêu thụ này làm cho công tác quyết toán ở Công ty rất phức tạp, khi gặp rủi ro Công ty phải hoàn toàn chiụ trách nhiệm. Đây chính là một trong những khó khăn của Công ty mà ban lãnh đạo đang tìm cách khắc phục. 4. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo và mở rộng hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải lựa chọn một hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phảm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty Nhựa cao cấp Hàng không mặc dù không phải là một doanh nghiệp sản xuất lớn nhưng cũng xây dựng cho mình một hệ thống chính sách phục vụ đắc lực cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 4.1. Chính sách sản phẩm. Sản phẩm của Công ty bao gồm: Các sản phẩm từ hạt Nhựa cao cấp: Các loại cốc, ly, khay đựng thức ăn, bộ dao- thìa- dĩa phục vụ cho Viet Nam Airlines. Ngoài ra còn có các loại sản phẩm khác như: phích đá, rổ, chậu… Sản phẩm từ màng PVC: các loại bao bì bánh kẹo, khay đựng thực phẩm … Sản phẩm túi màng mỏng, các loại túi đựng thực phẩm sản xuất bằng công nghệ thổi, cắt, dán… Hiện nay Công ty phục vụ thị trường trong ngành các sản phẩm chủ yếu như cốc, ly, bộ dao- thìa- dĩa… chiếm trên 50% tổng doanh số. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất theo hợp đồng với các doanh nghiệp khác như: Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty bánh kẹo Hải Hà… còn lại là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường tiêu dùng như mâm Nhựa, thiết bị vệ sinh 707, 706… 4.2. Chính sách giá. Hiện nay, sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không cung cấp chủ yếu cho hai mảng là thị trường trong ngành hàng không và thị trường ngoài ngành. Với thị trường ngoài ngành, Công ty xác định giá theo hai cách: Xác định giá theo khuôn khổ chủng loại ( chiếc, cái ) Bảng giá bán lẻ một số sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không năm 2002 ( đơn vị VND ) Stt Tên hàng Đơn giá Stt Tên hàng Đơn giá 1 Khay nhỏ 3000 21 Thìa nhỏ 100 2 Khay trung 5000 22 Dĩa Nhựa 150 3 Khay to 7000 23 Mắc áo 3/01 1200 4 Đáy xanh 2000 24 Hộp mứt 2000 5 Nắp khay xanh 2000 25 Gáo múc nước 3000 6 Cốc cà phê giả sứ 1500 26 Mắc áo thường 600 7 Cốc bia trong 2500 27 âu cơm 7000 8 Cốc bia đục 2500 28 Thùng rác nhỏ 6000 9 Khay M1 giả sứ 2000 29 Thùng rác 1299 22000 10 Khay M2 giả sứ 2000 30 Thùng rác to 33000 11 Đĩa giả sứ 500 31 Bình đường to 11000 12 Khay M1 Nhựa 800 32 Bình đường nhỏ 10000 13 Khay M2 Nhựa 500 33 Xẻng hót rác 3000 14 Ly Nhựa các loại 500 34 Bình đựng trà 2500 15 Bát Nhựa 500 35 Bát hoa trong 700 16 Bình đá 7 lít 20000 36 Bộ rổ đôi K5 6000 17 Rổ nhỏ – RLD1 1500 37 Lõi rổ 2500 18 Rổ nhỡ – RLD2 2500 38 Đáy rổ 3500 19 Rổ to – RLD3 3000 39 Bình nước nhiệt 6000 20 Thìa to 150 40 Túi xách tay 1000 Ta thấy chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng, không đi sâu vào sản xuất một loại riêng biệt. Vì vậy, cách tình giá này tương đối hợp lý Xác định giá có chiết khấu theo số lượng hàng mua. Stt Trị giá lô hàng mua ( VND ) Tỷ lệ chiết khấu ( % ) 1 Từ 1.000.000 đến cận 10.000.000 0,2 2 10.000.000 đến cận 50.000.000 0,7 3 Trên 50.000.000 0,8 Còn đối với thị trường trong ngành, Công ty có được hợp đồng chủ yếu thông qua đấu thầu, do vậy, sản phẩm trên thị trường này được xác định giá theo hình thức đấu thầu. 4.3 Chính sách xúc tiến và khuyếch trương. Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến khuyếch trương nên Công ty Nhựa cao cấp Hàng không rất coi trọng và ngày càng đầu tư kinh phi cho hoạt động này. Công ty sử dụng hình thức quảng cáo với mục đích tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua sản phẩm của Công ty. Hiện nay, Công ty đã sử dụng các hình thức quảng cáo: 4.3.1 Quảng cáo trên báo và tạp chí: Báo và tạp chí là loại phương tiện thông tin khá phổ biến và được công chúng quan tâm tin tưởng.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0327.doc