Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An

Tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An: ... Ebook Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An

doc115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vùng miền núi tỉnh Nghệ An có diện tích rộng gần 1,4 triệu ha, chiếm 83% diện tích toàn tỉnh. Là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh và cả nước; có tiềm năng lớn về tài nguyên đất trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển rừng, thuỷ điện, khoáng sản, phát triển thương mại, du lịch. Bên cạnh đó, vùng miền núi còn có nhiều khó khăn như địa hình hiểm trở, chia cắt, kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng còn thấp. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao, năm 2004 là 46,1%, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả tỉnh (27,5%). Đặc biệt tỷ lệ đói nghèo ở các huyện vùng núi cao còn lớn (Kỳ Sơn 60,3%, Tương Dương 58,1%, Quế Phong 54,5%). Nguyên nhân chính của tình trạng nghèo ở vùng miền núi là do sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, mà điều kiện sản xuất lại bất lợi đối với người nghèo, thiên tai và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, chia cắt, bị cô lập do thiếu hoặc không có đường giao thông. Nguyên nhân nghèo mang tính chủ quan là do sự ỷ lại, trông chờ của các hộ nghèo, không muốn tự nguyện vươn lên, thiếu vốn sản xuất... Những năm gần đây, Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, đặc biệt đã dành nhiều nguồn lực cho việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, ban hành nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, xã nghèo, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Nghị quyết chuyên đề về xoá đói giảm nghèo của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV đã xác định: "Gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xoá đói giảm nghèo một cách bền vững và khuyến khích làm giàu chính đáng. Trong kế hoạch hàng năm phải được cụ thể hoá nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo ở mỗi cấp". Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi Nghệ An đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp từ 45,6% (năm 2005) xuống còn 35% (năm 2010), tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 28,2% lên 37%, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 26,2% lên 28%. Song, để hiện thực được các chỉ tiêu này, cũng như lựa chọn được đường đi và các giải pháp thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo một cách bền vững trong những năm tới, đòi hỏi phải đánh giá một cách khách quan thực tế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Do vậy, luận giải cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An hiện đang là vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Xung quanh vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả. Chẳng hạn như các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước khu vực đã giúp cho các nước chuyển nhanh cơ cấu kinh tế từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu, tạo ra bước phát triển nhanh chóng như các nước NICs, các nước ASEAN và Trung Quốc. Những nghiên cứu này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cho các tỉnh ở nước ta. Ở trong nước, các tác giả như: Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân (1994). Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam (1996). Lê Du Phong - Nguyễn Thành Độ chủ biên: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới (1999)... Một số tỉnh, thành phố cũng đã có đề tài riêng nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Các nghiên cứu này có tính chất chung giúp cho việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song về tính chất phổ quát áp dụng cho tỉnh Nghệ An còn hạn chế, nhất là trong điều kiện Nghệ An có vùng miền núi rộng lớn, có những nét riêng biệt về nguồn lực tự nhiên và con người. 3. Mục đích nghiên cứu. - Hệ thống hoá và làm rõ định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Đánh giá thực trạng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi Nghệ An từ 2001 đến nay. Rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi Nghệ An hiện nay. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để xoá đói giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi, đề tài đi sâu phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi Nghệ An - là vùng có tỷ lệ hộ đói nghèo cao của tỉnh. Luận văn nghiên cứu tập trung vào thời gian 5 năm lại nay (từ 2001-2005) và đề xuất những giải pháp đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp lý thuyết. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, tổng hợp, tính toán số liệu, lấy ý kiến chuyên gia. Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu: các giáo trình, các văn kiện Đại hội Đảng, các báo cáo đánh giá tổng kết hàng năm của tỉnh Nghệ An. 6. Đóng góp của luận văn. - Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay. Rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng miền núi Nghệ An. - Đề xuất những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi Nghệ An năm 2006- 2010. 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu. Góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định và ban hành các quyết sách; Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi Nghệ An năm 2006- 2010. 8. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: những vấn đề chung. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế miền núi tỉnh Nghệ An. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế miền núi tỉnh Nghệ An những năm tới. CHƯƠNG 1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.1. Một số khái niệm. * Cơ cấu: về nghĩa triết học, cơ cấu là một phạm trù được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, những tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. * Cơ cấu kinh tế: là mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nói tới cơ cấu kinh tế, thực chất là nói tới những vấn đề sau: Một là, các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế với các loại hình doanh nghiệp được bố trí tại những địa điểm nhất định. Vì vậy, các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân bao gồm: - Các ngành kinh tế. - Các loại hình doanh nghiệp với các quy mô lớn nhỏ, trình độ công nghiệp khác nhau dựa trên những quan hệ cơ hữu nhất định. - Các vùng, lãnh thổ định vị cho các doanh nghiệp hoạt động. Hai là, tỷ trọng của các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân. Điều này nói lên tỷ trọng ngành này, ngành kia như thế nào? Tỷ trọng doanh nghiệp lớn, vừa nhỏ là bao nhiêu? Tỷ trọng giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bằng, ven biển, miền núi như thế nào trong nền kinh tế. Ba là, sự biến đổi tỷ trọng các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế không phải là cơ cấu tĩnh, nó là cơ cấu động, trong quá trình phát triển, dưới tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan mà các bộ phận cấu thành và tỷ trọng của nó được biến đổi. * Cơ cấu ngành kinh tế: Colin Clark, nhà kinh tế học người Anh, đã đưa ra phương pháp phân loại nền kinh tế thành ba ngành, ngành thứ nhất sản xuất những sản phẩm dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên, bao gồm nông nghiệp và công nghiệp khai thác. Ngành thứ hai có chức năng gia công và chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ ngành thứ nhất, đó là ngành công nghiệp chế biến. Hai ngành này đều là những ngành sản xuất của cải vật chất hữu hình. Còn ngành thứ ba là ngành sản xuất các sản phẩm vô hình. Cách phân loại của Clark có ảnh hưởng tương đối rộng rãi và đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Để thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành ''Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế '', theo tiêu chuẩn này có thể gộp các ngành phân loại thành ba khu vực. Khác với cách phân loại của Clark, theo tính chất công việc Liên Hợp Quốc xếp công nghiệp khai thác vào khu vực II - là khu vực công nghiệp. Như vậy, khu vực I là nông nghiệp và khu vực III là dịch vụ. Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành sản xuất vật chất, thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất. Để những sản phẩm của hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho đời sống phải qua phân phối và trao đổi. Những chức năng này do hoạt động dịch vụ đảm nhận. Các hoạt động dịch vụ như thương mại, vận tải, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm... đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục. Không có sản phẩm hàng hoá thì không có cơ sở cho các hoạt động dịch vụ tồn tại. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng lớn. Như vậy, sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỉ lệ giữa các ngành, được gọi là cơ cấu ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng, chúng thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế. Tóm lại, cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định. Ngày nay, trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba nhóm ngành chính: - Nhóm ngành nông nghiệp (gồm nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản). - Nhóm ngành công nghiệp (gồm ngành công nghiệp và xây dựng). - Nhóm dịch vụ (gồm thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng). Cơ cấu kinh tế ngành thường được xem là trục cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Việc phân tích cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở những biểu hiện về mặt lượng mà quan trọng hơn là phân tích được mặt chất của cơ cấu. Điều cần chú ý là phải xác định được vị trí, vai trò của từng ngành trong mối tương quan tỷ lệ trong cơ cấu. Những tiêu thức để phân tích ở đây là quan hệ tương tác giữa các ngành trong quá trình phát triển, khả năng hướng ngoại, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Đối với một quốc gia, tỉnh, hay một vùng, khi thiết kế cơ cấu kinh tế ngành cần căn cứ vào trình độ phát triển và điều kiện về nguồn lực đầu để bố trí tỷ trọng các ngành một cách thích hợp. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là sự thay đổi về số lượng và tỷ lệ các ngành, về các loại hình doanh nghiệp, về các thành phần và bố trí lãnh thổ của nền kinh tế. Đó là quá trình vận động của các bộ phận cấu thành lên cơ cấu kinh tế từ một cơ cấu kinh tế truyền thống sang cơ cấu kinh tế có hiệu quả cao, từ một cơ cấu kinh tế đơn giản sang một cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ và xã hội hoá ngày càng rộng rãi. Tốc độ và thời gian chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại cơ cấu kinh tế và sự phát triển, hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến nó. 1.1.2. Một số lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 1.1.2.1. Lý luận của Mác - Lênin: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được Mác - Lênin trình bày trong hai học thuyết đó là học thuyết về phân công lao động xã hội và học thuyết về tái sản xuất. Hai học thuyết này đã chỉ rõ những điều kiện tiền đề cần thiết, khuôn khổ thể chế quyết định sự thay đổi về chất của cuộc cách mạng công nghiệp; và phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển. Theo Mác - Lênin, việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng không thể có kết quả nếu không có những điều kiện tiền đề. Trong điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế, độ chín muồi của từng loại tiền đề này không giống nhau và con đường để hoàn thiện hay thay thế những tiền đề nói trên là không giống nhau. 1.1.2.2. Lý luận kinh tế phương Tây: Đây là một trong các trường phái lớn nghiên cứu các con đường hay các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển. Do đặc điểm của các nước khác nhau nên tuỳ theo từng quan điểm và góc độ nghiên cứu khác nhau, có các lý thuyết khác nhau. Lý luận phân kỳ phát triển của Walt Rostow: Theo Rostow sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng trải qua năm giai đoạn tuần tự: Giai đoạn xã hội truyền thống - giai đoạn chuẩn bị cất cánh - giai đoạn cất cánh - giai đoạn trưởng thành - giai đoạn xã hội tiêu dùng cao (hay tiêu dùng đại chúng). Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hoá hiện nay vẫn còn nằm ở giai đoạn 2 và 3 tuỳ theo mức độ phát triển của từng nước. Trong chính sách cơ cấu cần xét đến trật tự ưu tiên phát triển những lĩnh vực có thể đảm trách vai trò là kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng qua mỗi giai đoạn phát triển. Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần phải xác định những ngành mũi nhọn và vạch ra con đường phát triển trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với điều kiện của đất nước. Lý thuyết “cực tăng trưởng”: Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Vì thứ nhất, trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành trong nền kinh tế không giống nhau vì thế cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong một thời điểm nhất định. Thứ hai, trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, các nước đang phát triển thiếu vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ các ngành hiện đại. Thứ ba, việc phát triển cơ cấu không cân đối gây lên áp lực tạo ra sự kích thích đầu tư theo kiểu lý thuyết số nhân dựa trên quan hệ cung - cầu. Nhìn chung, lý thuyết này có vẻ không hợp lý khi nó phát triển nền kinh tế dựa trên cơ cấu không cân đối. Nhưng chính những lý do trên lại ngày càng trở nên thuyết phục bởi thành công của những nước đi tiên phong, điển hình là nhóm NIC Châu Á. Vì thế lý thuyết kinh tế này ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Lý thuyết nhị nguyên của Lewis: Theo Lewis nền kinh tế có hai khu vực song song cùng tồn tại: khu vực kinh tế truyền thống và khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại. Khu vực kinh tế truyền thống chủ yếu sản xuất nông nghiệp và có đặc điểm là trì trệ, năng suất lao động thấp và dư lao động. Vì thế có thể chuyển một phần lao động từ khu vực này sang khu vực công nghiệp hiện đại mà không làm ảnh hưởng gì tới sản lượng nông nghiệp. Từ nhận định đó ông đã rút ra kết luận: để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển cần phải bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại càng nhanh càng tốt mà không cần quan tâm tới khu vực truyền thống. Sự gia tăng của khu vực công nghiệp hiện đại tự nó sẽ rút dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển . 1.1.2.3. Lý luận mô hình hai khu vực của Oshima: Do đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp ở Châu Á là một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ. Vì vậy theo ông một nền kinh tế hướng tới sự phát triển có thể chia ra thành các giai đoạn: Giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế: Oshima cho rằng hãy bắt đầu tạo việc làm lao động nông nghiệp ở thời kỳ nông nhàn theo hướng đầu tư phát triển nông nghiệp bằng biện pháp: đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen vụ… Đây là hướng phát triển phù hợp trong giai đoạn đầu với đặc điểm của nông nghiệp như điều kiện về đất đai, khả năng cải tiến kỹ thuật của sản xuất. Sang giai đoạn tiếp theo, khi việc làm trong nông nghiệp tăng, thu nhập của người nông dân sẽ tăng, họ có thể đầu tư cho giống mới, mua công cụ sản xuất, phân bón… qua việc đầu tư trực tiếp của người dân hay qua các tác động hỗ trợ của Chính phủ. Với mục tiêu đặt ra là: thứ nhất, tăng trưởng trong nông nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm để giảm nhập khẩu lương thực hoặc để tăng khả năng xuất khẩu lương thực trong điều kiện đó có thể tăng ngoại tệ để nhập tư liệu sản xuất cho khu vực công nghiệp; thứ hai, tăng trưởng trong nông nghiệp phải dựa trên những lợi thế sẵn có như các tiềm năng về đất đai, lao động… Giai đoạn hai là giai đoạn có đầy đủ việc làm. Trong giai đoạn này cần phải giải quyết đầy đủ việc làm cho người lao động trong cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng. Với biện pháp: Tiếp tục đa dạng hoá cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn và tăng tỷ suất hàng hoá. Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp: chế biến lương thực – thực phẩm, chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất đồ uống; phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nông cụ, công cụ, công nghiệp hoá chất để cung cấp cho nông nghiệp. Phát triển các ngành dịch vụ để hỗ trợ cho nông nghiệp và công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu hộ gia đình, nông trại, tổ hợp sản xuất nông - công nghiệp hoặc tổ hợp công nghiệp – nông nghiệp – thương mại. Mục tiêu phát triển của giai đoạn này là: tăng trưởng nông nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường cho công nghiệp do đó sẽ tạo ra các yêu cầu sẽ tăng quy mô cho sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiếp đó sự tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi lao động và dân cư từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại. Giai đoạn ba là giai đoạn sau khi có đầy đủ việc làm: Sự phát triển của cả hai khu vực theo chiều rộng sẽ dẫn tới sự gia tăng cầu về lao động, do vậy lao động sẽ trở thành yếu tố khan hiếm và giá cả của sức lao động sẽ trở nên đắt hơn. Trong điều kiện đó phải chuyển hướng đầu tư từ đầu tư theo chiều rộng sang chiều sâu để giảm cầu lao động. Với các biện pháp: trong nông nghiệp: thay đổi một cách căn bản phương hướng sản xuất trong nông nghiệp theo hướng đầu tư áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học, đầu tư để tăng cường sử dụng máy móc thay thế lao động từ đó giải phóng được sức lao động trong nông nghiệp để chuyển sang ngành khác. Trong công nghiệp: đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu và tìm kiếm thị trường để phát triển các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao. Đây là mô hình chuyển đổi lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp tiếp đó sẽ chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác. 1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tạo điều kiện giải quyết sự bất bình đẳng giữa các vùng trong nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng các ngành, các loại hình doanh nghiệp theo hướng tăng cường các ngành, các loại hình doanh nghiệp có trình độ khoa học công nghệ cao hơn, tiên tiến hơn, từ đó tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cho các thành phần kinh tế thực hiện đúng vai trò chức năng của mình. Việc các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước được chuyển dịch theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, các doanh nghiệp khác thực hiện sinh lời cho nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế thực hiện được hiệu quả kinh tế nói chung. Quá trình bố trí lại lãnh thổ, đô thị hoá nông thôn, miền núi, sẽ tạo ra sự phát triển bình đẳng giữa các vùng, giảm dần khoảng cách với miền xuôi, đồng thời qua đó đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu còn có tác động tích cực đối với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp, từng thành phần kinh tế và từng vùng lãnh thổ trên phạm vi một nước cũng như một tỉnh. Bởi lẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình để các ngành, các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các lãnh thổ bố trí, sắp xếp lại và tự hoàn thiện mình theo hướng ngày càng hiện đại và có hiệu quả hơn. 1.1.4. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là trạng thái vận động, cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu, kém hiệu quả hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cho cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại, phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Các mối quan hệ tỷ lệ, quan hệ cân đối được phát triển một cách hài hoà giữa các yếu tố trong mối quan hệ tổng thể của cơ cấu kinh tế ngành trong cả nước hoặc một vùng, địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ đơn thuần là sự thay đổi cấu trúc các mối liên hệ giữa các ngành của nền kinh tế mà còn là sự thay đổi cơ cấu ngành và trong nội bộ từng ngành, không chỉ đi tuần tự qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá mà còn kết hợp đồng thời các thành tựu trên nhiều lĩnh vực, lựa chọn những mũi nhọn cần đi tắt, đón đầu, không chỉ áp dụng những công nghệ tiên tiến mà còn phải biết kết hợp tận dụng và hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải đảm bảo phù hợp với các quy luật vận động khách quan (quy luật tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội...), vì nó là những quy luật khách quan chi phối nền kinh tế, chi phối sự nhận thức và hoạt động của con người trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cả nước và từng địa phương. Từ các quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế, lý luận về nội dung của cơ cấu kinh tế ngành và khảo sát sự vận động của lịch sử phát triển nền kinh tế, trong đó cốt lõi sự vận động và phát triển của cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có thể tìm ra xu hướng vận động cơ bản của cơ cấu kinh tế ngành để từ đó xác định phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có hiệu quả nhất. Lịch sử xu hướng vận động cơ bản của cơ cấu kinh tế ngành được phân kỳ như sau: - Từ xã hội Cộng đồng nguyên thuỷ đến xã hội Chiếm hữu nô lệ và xã hội Phong kiến, nền kinh tế chủ yếu nằm trong khuôn khổ của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và gắn với nền văn minh nông nghiệp, đó là cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, mặc dù đã có sự phân công giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, song việc chăn nuôi, trồng bông dệt vải, rèn đúc, sản xuất công cụ lao động và tư liệu tiêu dùng của tiểu thủ công nghiệp còn ở trình độ thấp kém và do người nông dân tự đảm nhiệm coi như một nghề phụ trong nông nghiệp. Do đó, nền kinh tế lúc này chỉ có thể là kinh tế nông nghiệp. - Từ Thế kỷ XVII về sau, lần lượt trải qua các giai đoạn hiệp tác, công trường thủ công và máy móc, xuất hiện gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất - cách mạng công nghiệp - lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội có bước phát triển về chất. Dưới tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật, trong các nước tư bản đã xuất hiện ngành kinh tế mới độc lập - ngành công nghiệp, kể cả ngành xây dựng. Lúc này nền văn minh nông nghiệp chuyển thành nền văn minh công nghiệp. Song vì sự dịch chuyển nền văn minh từ nông nghiệp sang công nghiệp không diễn ra một cách đứt đoạn mà tồn tại và phát triển như là làn sóng giữa chúng, nên cơ cấu kinh tế ngành lúc này không còn thuần nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà đã chuyển sang cơ cấu kinh tế tồn tại cả hai ngành nông nghiệp và công nghiệp, cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, tỷ trọng của nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn. Với sự phát triển nhanh của công nghiệp máy móc hơn hẳn sức mạnh cơ bắp đơn thuần nên tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên nhanh chóng và ngày càng chiếm ưu thế, cơ cấu kinh tế ngành được chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. Thời kỳ này hoạt động dịch vụ cũng đã hình thành nhưng chủ yếu do người sản xuất làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. - Sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và tác động của kinh tế thị trường, xu hướng quốc tế hoá đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và phân công lao động xã hội nhanh chóng, làm cho quy mô hoạt động dịch vụ ngày càng cao và đỏi hỏi chất lượng cao, vượt quá khả năng của người sản xuất, đòi hỏi các hoạt động dịch vụ tách rời khỏi các ngành sản xuất trực tiếp, do một bộ phận lao động xã hội đảm nhiệm, theo đó ngành dịch vụ xuất hiện với tư cách là ngành độc lập. Từ đó cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ. - Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, dưới tác động của cách mạng công nghệ và nền kinh tế tri thức mà cốt lõi là công nghệ cao và lao động trí tuệ đã thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với các ngành công nghiệp, nông nghiệp trong GDP. Với việc xem xét cơ cấu ngành kinh tế trên góc độ xem xét các yếu tố đầu vào là cơ cấu lao động, cơ cấu kỹ thuật. Thông thường cơ cấu đầu ra tính theo giá trị sản xuất được sử dụng để phản ánh cơ cấu ngành. Sự chuyển dịch cơ cấu này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỉ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỉ trọng của công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đã được hai nhà kinh tế học là E.Engel và A.Fisher nghiên cứu khi đề cập đến sự thay đổi về nhu cầu chi tiêu và sự thay đổi cơ cấu lao động. Ngay từ cuối thế kỷ 19, E.Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỉ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm giảm đi nên tất yếu dẫn đến tỉ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật E.Engel được nghiên cứu cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu tiêu dùng cho các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển của các nước đã chỉ ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỉ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng tiêu dùng cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn. Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm E.Engel, quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher cũng làm rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua việc phân bố lao động. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa là tỉ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, tỉ lệ lao động được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ. Tóm lại, xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính quy luật, nhưng trong thực tế không có một mô hình chuyển dịch chung cho tất cả các nước. Trong công tác kế hoạch những vấn đề thường phải đặt ra như cầu ưu tiên cho nông nghiệp đến mức độ nào so với công nghiệp trong thời kỳ đầu phát triển, các mối liên kết kinh tế được phát huy thế nào qua từng thời kỳ. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là: - Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó bao hàm các vấn đề về kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các nguồn lực của đất nước. - Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hoá bằng các quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung và phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể. - Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấu vốn đầu ra theo hướng đã xác định. - Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội cần thiết để hướng dẫn hoạt động nền kinh tế sao cho đáp ứng được các yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 1.1.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 1.1.5.1. Về các nhân tố khách quan. Một là, điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản; nhân tố này quyết định phân bố và phát triển các ngành kinh tế thích ứng. Nước ta nằm ở vùng Đông Nam Á, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có miền núi, đồng bằng và ven biển, có nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng, biển, khoáng sản) phong phú, đa dạng, ở ngã ba của nhiều tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế... Đó là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Hai là, trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội càng cao, xuất hiện càng nhiều ngành nghề mới, sẽ làm biến đổi cơ ._.cấu ngành, đồng thời nó càng làm thay đổi phương thức hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp và nhờ đó thay đổi cơ cấu loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Ba là, điều kiện vật chất về vốn, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực. Tích luỹ được nhiều về vốn, kỹ thuật công nghệ và trình độ phát triển nguồn nhân lực càng cao sẽ có điều kiện tập trung nâng cao quy mô của doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cho phép và đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa phương hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, hiệu quả. Thông qua chuyển giao công nghệ có thể khai thác tốt lợi thế so sánh, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền kinh tế, tạo điều kiện hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất. Sự hình thành cơ cấu ngành thực chất là kết quả của việc phân phối các yếu tố đầu vào và cách thức tổ chức sản xuất. Nói chung, trong mỗi ngành càng có nhiều vốn, nhiều lao động, kỹ thuật càng tiên tiến, tổ chức sản xuất càng khoa học thì năng lực sản xuất càng tăng. Do vậy, cơ cấu ngành cũng là mô hình phân bố các yếu tố sản xuất các ngành. Nó vừa là sự phân phối tài nguyên, lao động, vừa là sự phân phối máy móc, thiết bị, các yếu tố trung gian và kỹ thuật. Trong mô hình Vào - Ra (mô hình nghiên cứu những mối quan hệ tỉ lệ cân đối đặc trưng cho việc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệ giữa khối sản phâm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này), hệ số chi phí trực tiếp aij phản ánh hao phí sản phẩm cần thiết của ngành i để trực tiếp sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ngành j. Trong thời kỳ kế hoạch, hệ số này phụ thuộc trình độ công nghệ của sản xuất, cho nên cũng được gọi là hệ số kỹ thuật. Để xem xét tác động của hệ số kỹ thuật đối với cơ cấu ngành chúng ta giả định rằng cơ cấu các yếu tố trung gian đầu vào không thay đổi. Trong điều kiện đó, nếu tình hình kỹ thuật của các ngành công nghiệp không thay đổi, hoặc thay đổi theo cùng một hướng, với cùng một tỷ lệ tốc độ thì hệ số hiệu suất đầu ra của các yếu tố đầu vào giữa các ngành cũng không thay đổi, do đó, cơ cấu năng lực san xuất đầu ra cũng không thay đổi. Nếu kỹ thuật của một số ngành thay đổi, còn ở những ngành khác vẫn như cũ, hoặc tốc độ thay đổi kỹ thuật của các ngành không giống nhau thì hệ số hiệu suất đầu ra của ngành sẽ thay đổi làm cho năng lực sản xuất của các ngành thay đổi. Xét trong thời kỳ ngắn hạn, có thể có trường hợp thứ nhất, nhưng trong dài hạn thì chỉ có thể xẩy ra trường hợp sau. Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố thúc đẩy hệ số kỹ thuật thay đổi và sự thay đổi này lại là yếu tố quyết định thay đổi cơ cấu ngành. Thực tế cho thấy sự tác động của tiến bộ kỹ thuật đến cơ cấu ngành được thể hiện ở chỗ: Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy ngành mới ra đời. Tiến bộ kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động, tác động đến cơ cấu lao động và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, thúc đẩy việc hợp lý cơ cấu ngành. Trong trường hợp hệ số kỹ thuật của các ngành không thay đổi, nếu thay đổi cơ cấu tài sản cố định và tỉ lệ các yếu tố trung gian vào thì năng lực sản xuất của ngành cũng thay đổi. Vì trong trường hợp trình độ kỹ thuật không thay đổi, nếu năng lực sản xuất của tài sản cố định gia tăng và theo đó gia tăng các sản phẩm trung gian thì các ngành này cũng sẽ tăng sản phẩm đầu ra. Sự thay đổi cơ cấu tài sản cố định và các yếu tố trung gian đầu vào chính là kết quả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư. Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ phân phối vốn đầu tư vào các ngành khác nhau. Do đó, có thể nói cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối với cơ cấu ngành. Bốn là, trình độ phát triển của thị trường: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự phát triển của thị trường. Sự xuất hiện các loại thị trường đầu vào và đầu ra của nền kinh tế là căn cứ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cũng như loại hình doanh nghiệp của một đất nước. Nhìn chung, quan hệ thị trường ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, các loại thị trường phát triển chưa đồng bộ, thị trường chứng khoán - thị trường bậc cao của kinh tế thị trường mới bắt đầu hình thành, thị trường đất đai bất động sản còn tự phát, chưa được tổ chức quản lý... Nhà nước cần phải tạo lập, xây dựng hệ thống thị trường đầy đủ và có hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, đồng bộ để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng và phát triển quan hệ lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm là, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một nước kể cả cơ cấu ngành, loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế là đòi hỏi khách quan quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một vài loại sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia. Dựa trên cơ sở lợi thế của quốc gia về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế. Phân công lao động quốc tế làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu hàng hoá và cơ cấu lao động ở mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia cần có chính sách, môi trường để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm chuyển dịch và phát triển kinh tế. 1.1.5.2. Về nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hệ thống quan điểm, môi trường thể chế của một nước và năng lực của bộ máy quản lý điều hành nền kinh tế. Theo hệ quan điểm phát triển, nước này có thể bố trí cơ cấu loại hình doanh nghiệp Nhà nước nhiều hơn, song ở nước khác lại bố trí doanh nghiệp Nhà nước ở một tỷ trọng nhất định nào đó. Cũng theo hệ quan điểm mà một nước có thể đầu tư phát triển cả ở thị trường nông thôn và miền núi, nhưng nước khác lại có chính sách thiên về thành thị. Như vậy hệ quan điểm sẽ quyết định cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng nào. Cùng với hệ quan điểm, môi trường thể chế như chiến lược, chính sách, luật pháp cũng ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào quá trình tổ chức thực hiện, vào năng lực của bộ máy quản lý điều hành của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Môi trường thể chế và năng lực bộ máy quản lý có tác động như một lực lượng đại diện cho ý chí của một cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thể hiện thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế, xã hội, luật pháp, chính sách, công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện. Một thể chế chính trị - kinh tế - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế nhanh, đúng mục tiêu định hướng. Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định thậm chí phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng... Những nhân tố trên đây không chỉ ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu trên phạm vi cả nước mà còn trong phạm vi từng tỉnh. Tuy nhiên, về mức độ tác động của mỗi nhân tố có thể có sự khác nhau, nhưng có thể khẳng định, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải là sự tác động tổng hợp của các nhân tố nói trên. 1.2. Một số kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số nước. Qua nghiên cứu quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan..., bước đầu rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo để áp dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng, như sau: Một là, trong thời kỳ đầu của chiến lược phát triển phải chú trọng phát triển ngành nông nghiệp. Đài Loan, Hàn Quốc đều xác định lấy nông nghiệp để nuôi công nghiệp trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp, tạo ra một nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả ngày càng cao. Tổng sản lượng nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh theo giá trị tuyệt đối với tốc độ tăng chậm hơn so với công nghiệp. Vì vậy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm tương đối. Chính nhờ tăng nhanh năng suất lao động nông nghiệp nên đã cho phép chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Hai là, ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, trong đó vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt các nước này rất chú trọng đầu tư gián tiếp cho nông nghiệp như xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư nghiên cứu giống có năng suất cao, hỗ trợ đầu tư ngành cơ khí nông nghiệp và công tác khuyến nông. Nhờ đó mà tạo ra một nền nông nghiệp bền vững có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường Quốc tế. Ba là, tăng cường sự hỗ trợ của công nghiệp và dịch vụ đối với nông nghiệp nông thôn dưới nhiều hình thức. Bốn là, thực hiện chiến lược sản xuất để thay thế nhập khẩu trong một thời gian ngắn sau đó chuyển sang chiến lược sản xuất để xuất khẩu. Thời kỳ đầu, các quốc gia này đều phát triển ngành công nghiệp nhẹ (chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu), cần ít vốn đầu tư nhưng thu hút được nhiều lao động để tạo vốn tích luỹ để phát triển công nghiệp nặng. Hàn Quốc và Đài Loan đều coi xuất khẩu là một động lực để tăng trưởng kinh tế. Sau đó chuyển dần sang các ngành công nghiệp có kỹ thuật công nghệ cao. Năm là, coi trọng việc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Nhân tố quyết định những thành tựu về kinh tế của các nước nói trên đều gắn liền với vai trò kinh tế hết sức to lớn của Nhà nước. Các nước nói trên rất coi trọng chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, đưa ra các chính sách phát triển thích hợp nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ qua từng thời kỳ phát triển. Những chính sách này không chỉ nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mà còn đảm bảo sự tăng trưởng nhanh của nông nghiệp với mục tiêu an toàn lương thực. Sáu là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với phát triển thị trường trong nước. Việc nghiên cứu, vận dụng những bài học kinh nghiệm nêu trên tuỳ thuộc vào quan điểm, nhận thức và cách thức giải quyết ở trong phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương để vận dụng vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách có hiệu quả nhất. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý. Miền núi tỉnh Nghệ An gồm 10 huyện (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn). Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp 3 tỉnh của nước CHDCND Lào, có đường biên giới dài 419 km; phía Đông giáp 4 huyện đồng bằng: Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Toàn vùng có diện tích 13.745 km2, chiếm 83,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số (năm 2004) hơn 1,1 triệu người, chiếm 37% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân cư vùng miền núi 81 người/km2, trong đó miền núi cao chỉ có 33 người/km2 (toàn tỉnh là 183 người/km2). Có trên 41 vạn người (chiếm 36,7% dân số miền núi) thuộc 5 dân tộc thiểu số (Thái, Thổ, Khơ Mú, H'Mông, Ơ Đu). Có 212 xã, thị trấn trong đó có 27 xã có chung đường biên giới với 3 tỉnh (Pôly Khăm Xay, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn) của nước bạn Lào. Có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn), cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (Thanh Chương). 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình. Miền núi tỉnh Nghệ An nằm về phía Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ cao và độ dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chủ yếu là cao, dốc. Độ cao trung bình trên 1000 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân 250. Đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối lớn nhỏ. Đây là trở ngại lớn cho việc phát triển giao thông trên địa bàn. Hệ thống sông suối phần lớn ở thượng nguồn hẹp và dốc, chẳng những không thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ mà còn hạn chế đến khả năng điều hoà nguồn nước trong các mùa phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy với đặc điểm về địa hình và hệ thống sông suối trên đã tạo cho vùng có nhiều thác nước lớn, nhỏ, là nguồn thuỷ năng rất lớn để phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà dòng chảy, chống lũ lụt, sụt lở đất... 2.1.1.3. Sông ngòi. Với mạng lưới sông suối dày đặc (mật độ 0,6 km/km2), nguồn nước mặt dồi dào (trên 20 tỷ m3 nước) là điều kiện cho phép xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ phục vụ sản xuất, đồng thời giảm lũ lụt, tăng dòng chảy phát triển thuỷ điện, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn vùng nói riêng và cả tỉnh nói chung. Sông Cả: Có lưu vực 27.200 km2, với 44 nhánh sông cấp 1 có lưu vực từ 90 km2 trở lên và có màng lưới suối nhỏ chằng chịt, mật độ lưới sông đạt 0,6 km/km2 phân chia địa hình thành nhiều khu vực độc lập. Trong đó có 3 sông nhánh lớn có vị trí quan trọng là: i) Sông Nậm Mộ: Lưu vực 3.970 km2 dài 160 km, bắt nguồn từ Lào, qua huyện Kỳ Sơn, Tương Dương nhập vào sông Cả, chiều rộng lòng sông từ 30m-35m, có độ dốc lớn. ii) Sông Hiếu bắt nguồn từ dãy núi Pù Hoạt (huyện Quế Phong) có lưu vực 5.340 km2, chiều dài 267 km, chiều rộng bình quân 30-35m. iii) Sông Giăng: xuất phát từ dãy Trường Sơn, có lưu vực rộng 1.050 km2, dài 75 km; chiều rộng lòng sông bình quân 15-20 m. 2.1.1.4. Khí hậu thuỷ văn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Số giờ nắng trong năm từ 1.500-1700 giờ; Bức xạ mặt trời 74,6Kalo/cm2. Nhiệt độ trung bình: 23-240C (cao nhất: 400-440C vào tháng 7, thấp nhất: 30-40C vào tháng 12). Độ ẩm trung bình: 80% - 85% (cao nhất: 95%-97%, thấp nhất: 70% vào tháng 7). Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 mm-2.000 mm, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Tại Kỳ Sơn (lưu vực sông Nậm Mộ) có lượng mưa nhỏ nhất (bình quân 1.142 mm), trong khi đó ở thượng nguồn sông Hiếu vùng Quế Phong, lượng mưa bình quân 2.000 mm. Lưu vực sông Giăng (Thanh Chương) lượng mưa 2.000 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa lớn tập trung tháng 8, 9, 10. Mưa thường gây ra lũ, lụt, vùng miền núi gây lũ quét và sạt lở đất. Gió bão: Nghệ An nói chung, 10 huyện miền núi nói riêng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường gây không khí khô hanh, lạnh, có mưa phùn kèm theo. Gió mùa Đông Nam: thổi từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu mát mẻ, có mưa rào, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi. Song từ tháng 5 đến tháng 8 thường có gió Tây Nam (gió Lào) thổi thành từng đợt, gió nóng và bức, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất. Bão: Nghệ An hàng năm thường có 1-2 cơn bão đổ bộ vào. Tốc độ gió bão từ 40 m/s trở lên. Bão thường kèm theo mưa lớn ở diện rộng. Tuy vậy vùng miền núi ở xa biển, có đồi núi, cây cối che chắn nên ảnh hưởng do bão gây ra không lớn như các huyện đồng bằng ven biển. 2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên 10 huyện miền núi là 1.374.502 ha, chiếm 83,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp có 102.096 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích tự nhiên, đây là một tỷ lệ thấp so với cả tỉnh. Trong đó, các huyện vùng núi cao chiếm tỷ lệ rất thấp (huyện Tương Dương chiếm 0,32%; Kỳ Sơn 1,79%; Con Cuông 2,29%; Quế Phong 2,54%; Quỳ Châu 4,84%). - Vùng núi thấp tỷ lệ đất nông nghiệp khá hơn: huyện Anh Sơn 16,68%; Thanh Chương chiếm 17,30%; Tân Kỳ 19,46%; Nghĩa Đàn 35,9%. - Đất lâm nghiệp có rừng: 656.391 ha, chiếm 47,7%, là nguồn tài nguyên quan trọng của cả tỉnh, ngoài chức năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản còn có chức năng lớn về phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh. - Diện tích đất chuyên dùng: 25.468 ha chiếm 1,85% tổng diện tích, đây là tỷ lệ thấp so với cả tỉnh (cả tỉnh 3,6%). Diện tích đất chuyên dùng ở miền núi biểu hiện việc mở rộng, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế còn rất hạn chế. - Diện tích đất ở: 6.790 ha chiếm 0,49%. Do đặc điểm miền núi đất rộng người thưa nên tỷ lệ diện tích đất ở miền núi cao hơn nhiều so với các huyện đồng bằng trong tỉnh. - Diện tích đất đồi núi và sông suối chưa sử dụng: 583.756 ha, chiếm 42,47% trong đó diện tích đồi núi 584.382 ha, chiếm 42,5% tổng diện tích tự nhiên. Đây là quỹ đất rất lớn có khả năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trong thời kỳ tới. Trong đó, diện tích đất đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp là 457.860 ha, diện tích đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp là 35.560 ha. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng: 656.391 ha, chiếm 93,1% so với tổng diện tích rừng toàn tỉnh (toàn tỉnh 704.894 ha). Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên: 629.142 ha, chiếm 95,8%; diện tích rừng trồng: 27.249 ha, chiếm 4,2%. Trong đó: Diện tích rừng phòng hộ: 285.779 ha, bằng 43,5%; diện tích rừng đặc dung: 157.908 ha, bằng 24,0%; diện tích rừng kinh tế: 212.704 ha, bằng 32,5%. Tài nguyên rừng miền núi tỉnh Nghệ An còn có giá trị đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, có tổng diện tích 209.109 ha, trong đó: Vườn Quốc gia Pù Mát trên địa bàn 3 huyện: Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương với tổng diện tích 91.100 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghĩa Đàn), có diện tích 50.075 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong) có diện tích tự nhiên 67.934 ha. Cả 3 khu rừng đặc dụng trên ngoài giá trị to lớn về mặt khoa học (bảo vệ và phát triển nguồn gen động, thực vật quý hiếm) còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, có tính đa dạng sinh học cao; có nhiều kỳ thú, cảnh quan thiên nhiên như: Thác Khe Kèm cao gần 100 m; thác Làng Yên, thác Sao Va và có nhiều hang động và nhiều cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, vừa giàu tính đa dạng sinh học vừa giàu tiềm năng du lịch sinh thái. 2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản. Miền núi tỉnh Nghệ An có một số loại khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt và địa điểm phân bố thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ như đá trắng, đá vôi, đá granít, đá ốp lát (Quỳ Hợp, Con Cuông, Tân Kỳ), than đá (Tương Dương), quặng sắt, thiếc (Quỳ Hợp, Quế Phong), chì, kẽm (Nghĩa Đàn, Con Cuông), vàng sa khoáng (Tương Dương)... 2.1.1.7. Lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2003: 680.102 người, trong đó lao động nữ chiếm 49,5%; lao động nam chiếm 50,5%. Lao động có việc làm thường xuyên: 562.740 người, chiếm 82,7% so với tổng lao động trong độ tuổi. Lao động phân theo ngành kinh tế như sau: Tổng lao động có việc làm thường xuyên 562.740 người, trong đó: Lao động nông lâm nghiệp: 452.470 người, bằng 80,4%; lao động Công nghiệp -TTCN: 26.750 người, bằng 4,8%; lao động dịch vụ: 83.520 người, bằng 14,8%. 2.1.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Trong 5 năm (2001-2005) miền núi tỉnh Nghệ An được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành và bằng sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và đồng bào các dân tộc miền núi, tình hình kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể, phúc lợi văn hoá xã hội được nâng cao. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng: giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đánh giá tổng quát về nguồn lực và các lợi thế so sánh của vùng miền núi: a) Thuận lợi: - Vùng miền núi có tiềm năng lớn về quỹ đất, tài nguyên rừng, khoáng sản để mở rộng quy mô phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khoáng sản với quy mô lớn trên địa bàn. Là vùng trọng điểm nguyên liệu nông, lâm sản, khoáng sản và có tiềm năng về quỹ đất, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản để phát triển và mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng gắn với công nghiệp chế biến: chè, cà phê, đường kính, tinh bột sắn, bột giấy, các loại lâm đặc sản quý hiếm khác (hiện có trên 500 ngàn ha quỹ đất đồi núi chưa sử dụng, nhiều loại khoáng sản có quy mô lớn về trữ lượng, sản lượng khai thác và có trên 100 thác nước lớn nhỏ để phát triển thuỷ điện gắn với thuỷ lợi. Trong đó được nhà nước đầu tư triển khai xây dựng Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ công suất 300MW - công trình thuỷ điện lớn nhất Bắc miền Trung với tổng vốn đầu tư trên 6.000 tỷ đồng (khởi công năm 2005, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008). - Là vùng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá gắn với du lịch cả tỉnh (có vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt hiện còn lưu giữ nhiều loại động thực vật quý hiếm, có nhiều danh thắng và di tích văn hoá lịch sử như: Di tích Lê Lợi, Nguyễn Trãi ở Quỳ Hợp, cột mốc số “0” đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ); di chỉ văn hoá làng Vạc (Nghĩa Đàn); Đền Bạch Mã, Đinh Võ Liệt (Thanh Chương); Nghĩa trang Việt Lào, Lèn Kim Nhan (Anh Sơn); bia Thành Nam, Môn Sơn Lục Dạ (Con Cuông)... và nhiều hang động, thác nước lớn nhỏ như: Hang Bua (Quỳ Châu); thác Kèm (Con Cuông); Thác Sao Va (Quế Phong)... Có rừng phòng hộ đầu nguồn hệ thống sông Cả, tạo nguồn sinh thuỷ phục vụ sản xuất và đời sống, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh (đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển, vùng thâm canh lúa nước và sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày). Có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện (hiện có trên 100 thác nước để phát triển thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi). - Có 3 cửa khẩu qua nước bạn Lào, là điều kiện để phát triển kinh tế cửa khẩu trong tương lai với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, biên giới của tỉnh và của cả nước. - Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó. b) Khó khăn: - Là vùng miền núi rộng lớn, điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, hiểm trở, đặc trưng cơ bản là địa hình dốc, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối, rừng bị tàn phá nặng nề, thiên tại khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xẩy ra, hệ sinh thái mặc dù đa dạng, song rất mỏng manh và dễ bị phá vỡ. - Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nền kinh tế chưa có tích luỹ. Ngành nghề dịch vụ nông thôn kém phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành chưa có thay đổi đáng kể về chất, làm cho cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và chưa tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển vốn đã hạn hẹp, song có đến 50% trong tổng số đó lại là các nguồn vốn từ bên ngoài nên có nhiều hạn chế trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, bị co kéo bởi các nhu cầu bức bách. - Mức sống nhân dân thấp và chậm được cải thiện hơn so với các vùng khác. Tỷ lệ nghèo đói cao và giảm chậm đang là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của vùng. Đời sống nhân dân còn khặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình trạng đói và tái nghèo rất dễ dàng tăng lên khi có thiên tai hoặc thời tiết không thuận cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp... - Hạ tầng giao thông nông thôn còn thiếu, yếu kém và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều điểm dân cư nông thôn kể cả các thị tứ và thị trấn huyện lỵ khó tiếp cận với các trung tâm kinh tế phát triển. Trên 60% số đường cấp xã, 40 % số đường cấp huyện ô tô không đi lại được trong mùa mưa (hiện còn 11 xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm). Hệ thống điện lưới quốc gia tuy đã đến được trung tâm 10/10 huyện miền núi song chỉ mới cung cấp được các xã dọc tuyến đường 7, tuyến đường 48. Hiện có trên 46 xã trên tổng số 212 xã miền núi chưa được dùng điện. - Là nơi tập trung nhiều vấn đề xã hội bức xúc, trình độ dân trí thấp, các hủ tục mê tín dị đoan chưa được xoá bỏ triệt để. Lao động chưa có việc làm còn nhiều. Lao động nhàn rỗi, thiếu việc làm trong nông thôn còn lớn, ngành nghề chưa phát triển, lao động dư thừa và chất lượng lao động thấp, phần lớn chưa qua đào tạo là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập. - Cơ chế chính sách vẫn còn những mặt chưa thông thoáng, chưa tạo được môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư, nên các dự án đầu tư còn ít. Đầu tư của nhà nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc. Một số chương trình dự án chưa lồng ghép có hiệu quả, quản lý điều hành các dự án còn yếu. 2.2. Thực trạng về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 2.2.1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế. Trong 5 năm 2001- 2005, cơ cấu kinh tế của vùng miền núi có sự biến đổi rõ rệt. Tỷ trọng sản phẩm ngành nông nghiệp giảm từ 51,8% xuống 45,6%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,4% lên 28,2% và dịch vụ tăng từ 24,8% lên 26,2% (xem Biểu 2.1). Biểu 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của vùng miền núi và toàn tỉnh Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 I. Vùng miền núi (%) 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 51,8 49,5 45,6 Công nghiệp, xây dựng 23,4 24,6 28,2 Dịch vụ 24,8 25,9 26,2 II. Toàn tỉnh (%) 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 40,1 38,4 34,2 Công nghiệp, xây dựng 23,3 25,2 30,4 Dịch vụ 36,6 36,4 35,4 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Từ Biểu 2.1, có thể nêu lên một số nhận xét khái quát về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng miền núi Nghệ An như sau: Một là, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hai là, so với toàn tỉnh, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng miền núi vẫn còn chậm và cơ cấu kinh tế của vùng miền núi vẫn còn lạc hậu. 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 2.1.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở miền núi Nghệ An những năm qua: Biểu 2.2. GDP ngành công nghiệp ở miền núi Nghệ An (giá so sánh) TT Ngành 2001 2003 2005 I Tổng số (tỉ đồng) 1.184,0 2.551,0 2.926,1 1 Khai thác 35,0 80,3 93,4 2 Chế biến 722,7 1666,4 1904,1 3 Điện nước 39,1 65,0 75,7 4 Xây dựng 387,2 739,3 851,9 II Tỉ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 1 Khai thác 2,95 3,16 3,20 2 Chế biến 61,03 65,32 65,08 3 Điện nước 3,31 2,54 2,59 4 Xây dựng 32,71 28,98 29,13 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An (2005) Từ Biểu 2.2, có thể rút ra những nhận xét như sau: - Tỷ trọng của công nghiệp khai thác thay đổi trong khoảng 2,95%- 3,20%, xu hướng thay đổi tỷ trọng ổn định. - So sánh cơ cấu công nghiệp theo ngành sản xuất lớn ở miền núi với toàn tỉnh thì thế mạnh của công nghiệp miền núi là công nghiệp chế biến. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến thay đổi khoảng 61-65%; xu hướng thay đổi tỷ trọng không ổn định. - Tỷ trọng của công nghiệp điện nước chiếm khoảng 2,5-3,3%; xu hướng thay đổi tỷ trọng không ổn định. Mặc dù vùng miền núi rộng lớn, có diện tích 83,4% cả tỉnh, song giá trị sản xuất công nghiệp điện, nước của vùng chỉ chiếm từ 0,049 - 0,067% so với cả tỉnh. Hơn nữa, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm dần. - Tỷ trọng ngành xây dựng chiếm khoảng 30%, xu hướng chuyển dịch cũng không ổn định. 2.1.2.2. Nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp. a) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung. Điểm nổi bật trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở miền núi Nghệ An là đã tiến hành quy hoạch phát triển khu công nghiệp Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn), phát triển các ngành nghề chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 10 huyện niền núi để khai thác tiềm năng nguyên vật liệu sẵn có và khôi phục phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống trên địa bàn. b) Tăng cường xây dựng đội ngũ lao động công nghiệp. Có thể thấy, lao động trong công nghiệp vùng miền núi còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động, mặt khác, sự chuyển dịch lao động trong công nghiệp vùng miền núi nhìn chung rất chậm, từ 4,6% năm 2001 lên 4,8% năm 2003 và tỷ lệ này năm 2005 là 6,3%. Trong số đó, tỷ lệ lao động không có chuyên môn chiếm 88-90%. Điều đó chứng tỏ lao động vẫn chủ yếu là lao động trình độ thấp, ít được đào tạo, mặt khác, sự phân bố lao động giữa các loại hình doanh nghiệp không đồng đều. Đây thực sự là một thách thức đối với vùng miền núi Nghệ An trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp theo. Mặt khác, Nghệ An có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2%, do đó lực lượng lao động khá dồi dào. Toàn tỉnh có khoảng gần 30 ngàn lao động không có việc làm hoàn toàn và khoảng 80 ngàn lao động không có việc làm ổn định. Giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng của Nghệ An. Biểu 2.3. Cơ cấu lao động 2001 2003 2005 Lao động (người) Cơ cấu (%) Lao động (người) Cơ cấu (%) Lao động (người) Cơ cấu (%) Tổng số 491985 100 562740 100 568240 100 Nông nghiệp 425145 86.4 452470 80.4 440920 77.6 Công nghiệp 22705 4.6 26750 4.8 35800 6.3 Dịch vụ 44135 9.0 83520 14.8 91520 16.1 Nguồn: Niên giám Thống kê 2005. c) Chính sách đầu tư sản xuất công nghiệp. Thời kỳ 2001- 2005, vốn đầu tư sản xuất công nghiệp của Nghệ An đã tăng từ 41,95% năm 2001 lên 72,66% năm 2005 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Mặt khác, nhìn chung trong thời kỳ, tốc độ tăng của đầu tư cho công nghiệp hầu như cao hơn tốc độ tăng của đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Nghệ An đã rất chú ý ưu tiên cho đầu tư phát triển công nghiệp (xem Biểu 2.4). Biểu 2.4. Đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn (theo giá hiện hành) TT Ngành công nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005 I Số vốn (tr.đ) 1 Khai thác - 39.738 7.751 9.000 240 2 Chế biến 245.401 692.301 784.519 1.609.615 1.690.459 3 Điện nước 14.820 6.749._.ông qua cơ chế chính sách; mặt khác cần có sự kết hợp của các dự án chế biến với các dự án trồng nguyên liệu để giải quyết vấn đề về vốn. Đặc biệt, cần thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp kèm với việc tạo lập các môi trường kinh tế cho các hộ nông dân về kỹ thuật, tiền của thực hiện chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Bốn là, giải pháp về thị trường: Lâm nghiệp Nghệ An trong những năm qua đã xuất hiện những khó khăn về thị trường, mặc dù rừng sản xuất mới trồng ở phạm vi hạn chế. Trong những năm tới, với việc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, trong đó có 126.547 ha rừng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp sẽ là một trong các vấn đề cần giải quyết, mặc dù đã có các dự án chế biến gỗ và bột giấy. Theo chúng tôi, giải quyết vấn đề thị trường lâm sản cần đi từ khâu quy hoạch và bố trí trồng rừng, đặc biệt là cơ cấu cây trồng theo từng khu vực. Bởi vì, sản phẩm lâm nghiệp giá trị kinh tế thấp, chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế không cao nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp sẽ khó khuyến khích người dân tiếp tục trồng rừng bằng chính nguồn vốn và công sức của họ. Như vậy, thị trường của lâm nghiệp phần lớn sẽ là thị trường theo quy hoạch và có địa chỉ cụ thể. Nói cách khác giải quyết vấn đề thị trường lâm nghiệp chính là việc xác định vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và có sự can thiệp, giúp đỡ của công nghiệp chế biến đối với lâm nghiệp về vốn và công nghệ. Trong lập dự án xây dựng các nhà máy chế biến cần đưa phần hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu thành nội dung hoạt động của doanh nghiệp và bố trí nguồn vốn và nguồn nhân lực cho hoạt động này. 3.4.1.3. Đối với ngư nghiệp. Khai thác tối đa diện tích mặt nước, các ao, hồ, đập, ruộng trũng, sông suối để nuôi cá nước ngọt có hiệu quả. Phát triển nhanh các hình thức nuôi cá trong ruộng lúa, trong các ao hồ nhỏ, nuôi cá lồng bè trên sông theo hướng nuôi thâm canh. Chú trọng du nhập và phát triển các loại giống cá nuôi có giá trị kinh tế cao. - Tiếp tục hình thành và khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, nuôi cá trong các ao hồ, đập theo hướng thâm canh tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có giá trị kinh tế cao. - Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá rô phi đơn tính và phát triển hình thức nuôi cá lúa luân canh trên cơ sở diện tích trồng lúa chủ động nước để nâng cao giá trị về hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác. - Phát triển hệ thống sản xuất cá giống tại chỗ ở các huyện. Từng bước đưa quy trình sản xuất các loại cá giống có giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính và một số giống cá khác nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống và giảm thiểu chi phí sản xuất. 3.4.2. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và khả năng khai thác gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng là những ngành có điều kiện tạo ra sức tăng trưởng nhanh trong công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong nước và xuất khẩu. 3.4.2.1. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, với các sản phẩm chủ lực là đường kính, dầu thực vật, giấy, đồ gỗ gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khai thác có hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: Các nhà máy đường, xi măng, chế biến chè, dầu thực vật khai khoáng... đồng thời đầu tư xây dựng mới và mở rộng một số cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản với thiết bị tiên tiến hiện đại. Tiếp tục củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sữa chữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ..., khôi phục các nghề truyền thống (Dệt thổ cẩm, sản xuất công cụ cầm tay...). a) Công nghiệp mía đường: Giữ nguyên công suất 2 nhà máy đường Sông Con (Tân Kỳ) công suất 1.250 tấn/ngày, nhà máy đường Sông Lam (Anh Sơn) công suất 500 tấn/ngày. Nhà máy đường liên doanh NAT&L theo phương án liên doanh sau khi đạt công suất thiết kế 6.000 tấn mía/ngày lên 12.000 tấn mía/ngày. Như vậy diện tích trồng mía sẽ tăng từ 22.500 ha hiện nay lên 25.000 năm 2010 và đầu tư thâm canh, giống mới để đạt năng suất 70-80 tấn/ha. Sản lượng đường dự kiến tăng từ 155 ngàn tấn năm 2005 lên 180-200 ngàn tấn năm 2010. b) Chế biến chè: Hiện tại trên địa bàn vùng có 5 cơ sở chế biến chè với tổng công suất 73 tấn chè tươi/ngày. Trong đó ở huyện Thanh Chương có 3 cơ sở (nhà máy chè Ngọc Lâm công suất 18 tấn búp tươi/ngày; nhà máy chè Thanh Mai công suất 6 tấn búp tươi/ngày; nhà máy chè Hạnh Lâm công suất 12 tấn búp tươi/ngày), huyện Anh Sơn có 2 cơ sở (Xí nghiệp chè Anh Sơn công suất 25 tấn búp tươi/ngày; Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 12 tấn búp tươi/ngày). Vùng chè công nghiệp tập trung chủ yếu ở 3 huỵên: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông. Diện tích năm 2003 có trên 6.740 ha, sản phẩm chè búp khô xuất khẩu đạt 4.060 tấn. Dự kiến từ nay đến năm 2010 sẽ đầu tư thêm một số dây chuyền thiết bị sản xuất và nâng cấp các cơ sở sản xuất hiện có để đạt công suất chế biến chè búp khô đến năm 2005 là 5.340 tấn và 12.000 tấn vào năm 2010. c) Chế biến cà phê: Mục tiêu là xây dựng vùng nguyên liệu cà phê chè tập trung ở Phủ Quỳ. Đến năm 2010 có quy mô diện tích 7.000 ha. Xây dựng xí nghiệp chế biến cà phê công suất 2.000 tấn/năm với thiết bị đồng bộ hoàn chỉnh bao gồm: sơ chế, phân loại, đánh bóng sản phẩm tại huyện Nghĩa Đàn. Sản phẩm chế biến tăng từ 1.900 tấn (năm 2005) lên 6.000 tấn (năm 2010). d) Chế biến cao su: Chủ yếu là bằng phương pháp xông khói, hấp sấy. Dự kiến nâng cấp các cơ sở cũ đã có ở Phủ Quỳ đảm bảo sản lượng chế biến mủ khô đạt 5.000 tấn vào năm 2010. e) Chế biến hoa quả: Dự kiến xây dựng mới nhà máy chế biến nước dứa cô đặc công suất 5.000 tấn/năm tại huyện Tân Kỳ vào năm 2007 để khai thác tiềm năng vùng đất trồng dứa ở Tân Kỳ và Anh Sơn trên tuyến đường Hồ Chí Minh. f) Chế biến lâm sản: Hiện tại xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất ván nhân tạo (MDF) có công suất 15.000 m3 /năm tại huyện Nghĩa Đàn. Sẽ xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy công suất 130.000 tấn/năm tại xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Chương (hiện đang chọn đối tác đầu tư). 3.4.2.2. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản: Duy trì và mở rộng cơ sở khai thác các loại khoáng sản hiện có. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng đổi mới công nghệ, trang thiết bị và thu hút được nhiều lao động trên địa bàn, gắn việc khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường sinh thái. Dự kiến sản lượng khai thác đến năm 2010: Thiếc tinh luyện 800 tấn; Đá trắng xuất khẩu 350.000 tấn; Khai thác đá Bazan 150.000 tấn; Khai thác đá xây dựng 300.000 m3; Khai thác đá Granít 30.000 m3; Khai thác than 25.000 tấn; Nước khoáng 5 triệu lít. 3.4.2.3. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung vào xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng... - Mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ sản xuất xi măng lò đứng của 2 nhà máy sản xuất xi măng Anh Sơn từ 140.000 tấn năm 2005 lên 400.000 tấn năm 2010 bằng công nghệ sản xuất lò quay. - Xây dựng mới nhà máy xi măng Anh Sơn công suất 1,4 triệu tấn sau năm 2010. - Xây dựng mới 1 nhà máy chế biến đá Granit công suất 1triệu m2/năm. - Xây dựng một số cơ sở sản xuất tấm lợp với tổng công suất 1triệu m2/năm. - Sản xuất gạch ngói: Gạch nung phát triển tăng từ 65 triệu viên (năm 2005) lên 100 triệu viên năm 2010. Ngói tăng từ 18 triệu viên (năm 2005) lên 35 triệu viên (năm 2010). Xây dựng mới cơ sở sản xuất gạch không nung ở huyện Anh Sơn công suất 90-100 triệu viên vào năm 2010. 3.4.2.4. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Củng cố phát triển và thành lập một số làng nghề truyền thống tại các huyện có điều kiện. Cụ thể, đến năm 2010 bố trí 19 làng nghề tại 5 huyện (Kỳ Sơn 3 làng nghề dệt thổ cẩm và mây tre đan; Thanh Chương 4 làng nghề: mây tre đan, mộc mỹ nghệ và ươm tơ dệt lụa; Quỳ Hợp 4 làng nghề: dệt thổ cẩm và ươm tơ; Tân Kỳ 4 làng nghề: mây tre đan, dệt thổ cẩm; Nghĩa Đàn 4 làng nghề: mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng). 3.4.2.5. Xây dựng và phát triển vùng công nghiệp Phủ Quỳ, vì đây là vùng có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và các loại ngành nghề khác. Trung tâm là nhà máy đường liên doanh, kết hợp phát triển xây dựng một số cơ sở sản xuất các chế phẩm sau đường như: Bia, cồn, phân vi sinh, các cơ sở chế biến nông lâm sản khác. 3.4.3. Biện pháp phát triển một số ngành thương mại, dịch vụ. 3.4.3.1. Khai thác tối đa thế mạnh về các nguồn tài nguyên về thiên nhiên, danh thắng, di tích văn hoá truyền thống, dân tộc, để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử và văn hoá trên địa bàn miền núi. Đi đôi với việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. Phấn đấu đưa miền núi Nghệ An trở thành điểm du lịch sinh thái, danh thắng, văn hoá, dân tộc hấp dẫn gắn với hệ thống du lịch chung của cả tỉnh. Các tài nguyên và địa điểm đã được xác định phát triển du lịch: - Hệ thống sinh thái rừng nguyên sinh và danh lam thắng cảnh bao gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, các thác nước: Khe Kèm (Con Cuông), Sao Va (Quế Phong), các hang động: Hang Bua, (Qùy Châu), Thẩm Công, Tam Bông (Tương Dương), các điểm nước khoáng nóng: Bản Khạng, Bản Lăng, Bản Khong (Quỳ Hợp); Hồ Sông Sào... - Hệ thống di tích lịch sử văn hoá bao gồm: Đền Bạch Mã, Đình Võ Liệt (Thanh Chương), Bảo tàng văn hoá dân tộc (Quỳ Châu), Di chỉ đồ đồng Làng Vạc (Nghĩa Đàn), làng văn hoá dân tộc Thái cổ, các làng nghề dệt thổ cẩm... - Phát triển các tuyến du lịch gắn với các điểm du lịch chung của cả tỉnh đã được xác định như: Tuyến Vinh - Nam Đàn - Cửa khẩu Thanh Thuỷ; Tuyến Cửa Lò - Vinh - Nam Đàn - Đô Lương - Vườn Quốc gia Pù Mát; Tuyến du lịch đường thuỷ Vinh - Đô Lương - Anh Sơn - Phà Lài Sông Giăng. 3.4.3.2. Xây dựng các trung tâm thương mại ở các khu vực cửa khẩu. Phát triển kinh tế cửa khẩu là điều kiện thuận lợi của miền núi nói riêng và cả tỉnh nói chung nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế với nước bạn Lào và các nước theo hành lang Đông Tây. Qua đó phát triển thương mại - du lịch và dịch vụ để thúc đẩy kinh tế 2 phía cùng phát triển trên cơ sở: - Hoàn thành nâng cấp, xây dựng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), phát triển khu kinh tế mở tương xứng với cửa khẩu quốc tế. - Tiếp tục xây dựng cửa khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chương) thành cửa khẩu quốc gia Việt Nam - Lào nối với tuyến đường Hồ Chí Minh để giao lưu với nước bạn Lào và các nước trong khu vực. - Xây dựng trung tâm thương mại cửa khẩu tạo nguồn hàng hoá, đẩy mạnh hợp tác giao lưu với nước Lào, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan và chuẩn bị điểu kiện mở rộng quan hệ với các nước ASEAN. - Thành lập Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu. Có chính sách phát triển kinh tế vùng xung quanh cửa khẩu để tạo nguồn hàng xuất khẩu trong tương lai. 3.4.3.3. Phát triển hệ thống thương mại theo hướng ưu tiên mở rộng thị trường hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo chi phối thị trường với một số mặt hàng quan trọng như: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, hoá chất... phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các mặt hàng, ngành hàng phù hợp cho sản và đời sống của đồng bào các dân tộc. Tăng nhanh mức luân chuyển hàng hoá dịch vụ lên miền núi. - Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại huyện. Trong đó mở rộng quy mô các trung tâm thương mại lớn tại các vùng trọng điểm ở các huyện Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Con Cuông làm đầu mối phát triển thương mại và trung tâm dịch vụ giao dịch. - Phát triển nhanh hệ thống chợ miền núi trên địa bàn vùng, xã, hệ thống chợ đường biên. Trước hết tập trung ưu tiên phát triển những nơi có thuận lợi về địa lý, điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, vùng đông dân cư đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá trên địa bàn miền núi dân tộc. - Tổ chức tốt việc thu mua, tiêu thụ, lưu thông hàng hoá nông, lâm sản của nhân dân sản xuất ra và cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vật tư phục vụ sản xuất các mặt hàng thuộc diện chính sách ưu tiên miền núi, dân tộc. Phấn đấu đưa hoạt động thương mại miền núi thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc. - Phát triển có hiệu quả hoạt động thương mại qua cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ trên cơ sở tăng cường sự hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào để có thị trường trao đổi hàng hoá qua Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. - Hệ thống chợ: Đầu tư nâng cấp mở rộng các chợ hiện có. Xây dựng mới 61 chợ để đến năm 2010 trên địa bàn miền núi có 178 chợ, đưa mức bình quân 1,2 xã có 1 chợ. - Xây dựng các trung tâm thương mại: Dự kiến đến năm 2010 xây dựng các Trung tâm thương mại ở Nghĩa Đàn, Cửa Khẩu Quốc tế Nậm Cắn và cửa khẩu Thanh Thuỷ. Các cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua 4 huyện miền núi (Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương). 3.4.4. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm bảo công bằng so với vùng khác, nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu tư cải thiện và từng bước hiện đại hoá cơ sở giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc để tăng cơ hội và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thụ hưởng dịch vụ giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường dân tộc nội trú. Chú trọng hỗ trợ về đào tạo và chính sách đối với giáo viên để mở rộng mạng lưới nhà trẻ mẫu giáo. Có chính sách hỗ trợ về vật chất để thu hút trẻ em các dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Phấn đấu đến năm 2010 không còn phòng học tạm. Đưa tỷ lệ phòng học cao tầng ngày càng tăng. Bên cạnh kiên cố hoá các phòng học, cần chú ý đến việc đảm bảo các thiết bị dạy học, đồ dùng học tập và sách giáo khoa, chấm dứt tình trạng học chay, dạy chay. Đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp học về số lượng và cơ cấu, đồng thời nâng cao chất lượng giáo viên đến 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn. Có chính sách hợp lý khuyến khích giáo viên (về tiền lương, nhà ở, chế độ luân chuyển rõ ràng, đào tạo và phân công theo hình thức cử tuyển, sử dụng hình thức tình nguyện viên...) để đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ trẻ em các hộ nghèo và trẻ em đồng bào các dân tộc thiểu số (miễn giảm học phí, cấp miến phí sách giáo khoa và vở viết, thành lập các trường lớp bán trú dân nuôi và có sự hỗ trợ của Nhà nước về ở và ăn tại trường). 3.4.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Tập trung cải tạo và nâng cấp các cơ sở y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện tuyến huyện để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ngay tại tuyến cơ sở và cung cấp dịch vụ y tế với chất lượng ngày càng cao cho mọi người dân. Đến năm 2010 đạt mục tiêu 100% trạm y tế xã có bác sỹ và có trạm y tế được xây dựng kiên cố. Đảm bảo đủ nguồn nhân lực y tế cho tuyến cơ sở cả về số lượng và cơ cấu chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế để cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân, rút ngắn chênh lệch, thực hiện công bằng về thụ hưởng dịch vụ y tế. Đầu tư xây dựng mới bệnh viện vùng ở thị xã Con Cuông (200 giường) và thị xã Thái Hoà (300 giường) với chức năng là bệnh viện đa khoa trung tâm của mỗi vùng. 3.4.6. Giải quyết việc làm và đẩy nhanh sự nghiệp xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. Đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững bằng những cơ chế, giải pháp hỗ trợ khuyến khích các huyện và người nghèo chủ động tự vươn lên. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu việc làm và tăng thu nhập ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn tín dụng ở nông thôn và hướng tập trung cho người nghèo để tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. Cải cách đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị trường tín dụng bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và cho vay, trong đó chú trọng đến nhu cầu của người nghèo. 3.4.7. Bảo vệ môi trường, gắn với các giải pháp xoá đói giảm nghèo vì những vùng có nhu cầu bảo vệ môi trường lớn thường có tỷ lệ nghèo cao hoặc người dân dễ bị tác động bởi rủi ro lâm vào tình trạng nghèo. Đó là những vùng có vị trí xung yếu như rừng đầu nguồn, vùng khai thác tài nguyên. Thực hiện giải pháp giao đất, giao rừng và hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, qua đó bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái và hạn chế lũ lụt. KẾT LUẬN 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở Nghệ An nói chung và vùng miền núi nói riêng. Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi Nghệ An vẫn còn chậm, những biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của vùng miền núi. 2. Đề tài "Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An" đã góp phần làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở miền núi, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở miền núi Nghệ An hiện nay. Từ đó, đã chỉ ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng miền núi Nghệ An trong những năm tới. 3. Những giải pháp chung cũng như những giải pháp cụ thể cho một số ngành, lĩnh vực có thể coi như những gợi ý có thể lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế ở vùng miền núi. Dù là các giải pháp chung hay các giải pháp cụ thể, tư tưởng chung của những đề xuất này là việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở miền núi phải quán triệt một cách đầy đủ những nguyên tắc của kinh tế thị trường, phải chấp nhận cạnh tranh kinh tế, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, bố trí đầu tư, lựa chọn tốc độ phát triển phải căn cứ vào thực tế phát triển là chính, đồng thời cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tác động từ bên ngoài để có những bước đột phá cho quá trình chuyển dịch. 4. Đề tài cho rằng, để cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi Nghệ An chuyển dịch bắt nhịp với tình hình chung của tỉnh và cả nước, cần có sự quan tâm đặc biệt Trung ương và tỉnh. Đối với tỉnh, việc chủ động tạo ra môi trường hoạt động kinh tế sôi động, làm sao phát huy truyền thống cách mạng của người Nghệ An và chuyển truyền thống đó thành hào khí phát triển kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh là vấn đề có ý nghĩa lớn trong điều kiện của Nghệ An. Tuy nhiên, là một tỉnh có vùng miền núi rộng lớn, có nhiều tiềm năng lại có diện tích và dân số miền núi quá lớn. Trung ương cần coi Nghệ An là một tỉnh miền núi có đồng bằng để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế của Nghệ An, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng cho miền núi, xây dựng hệ thống đường giao thông ở các huyện miền núi và hỗ trợ phát triển hệ thống dịch vụ phúc lợi, giúp cho vùng núi Nghệ An khôi phục, bảo vệ phát triển vốn rừng. Việc hỗ trợ tài chính cho các tỉnh nói chung, cho Nghệ An nói riêng cần tính toán bình quân theo đầu người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh chứ không nên bình quân như những năm qua. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm và vị trí quan trọng của Nghệ An trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trung ương cần nghiên cứu phân cấp quản lý theo hướng tăng thêm quyền tự chủ cho chính quyền cấp tỉnh, tạo điều kiện cho chính quyền tỉnh chủ động trong việc khai thác, sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mạnh mẽ hơn, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Thống kê Nghệ An (2005), Niên giám thống kê 2001-2005. Mai Ngọc Cường (2003), Cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010, Đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm năm 2001- 2002, Đại học KTQD Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Báo cáo kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khoá IX. Nxb Chính trị Quốc gia. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá kinh tế quốc dân. Nxb Chính trị Quốc gia. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội. Nxb Thống kê. 2002. Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Thống kê. 2000. Giáo trình Kinh tế Quốc tế. NXB Lao động - Xã hội. 2004. Vũ Khoan (1994), "Kinh nghiệm thế giới và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, 3-1994. Trịnh Xuân Kiện (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đặng Mộng Lân (1994), Công nghiệp hoá một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm các nước. Nxb Trung tâm thông tin khoa học, kỹ thuật hoá chất. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Phạm Quang Phan, Trần Mai Phương (2000), "Tác động của công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay", Tạp chí kinh tế phát triển, 41. Lê Du Phong - Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Nxb Chính trị Quốc gia. Sở Công nghiệp Nghệ An (2005), Chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản Nghệ An đến năm 2010. Sở Công nghiệp Nghệ An (2002), Đề án phát triển ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Nghệ An giai đoạn 2002- 2005 và 2010. Bùi Tất Thắng (1995), "Bối cảnh quóc tế và chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại của Hàn Quốc". Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 9. Tỉnh uỷ Nghệ An (2002), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010. Văn kiện Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XV, Tập I, tr. 40. Tỉnh uỷ Nghệ An (2003), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2002-2005. Văn kiện Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XV, Tập II, tr. 8. Tỉnh uỷ Nghệ An (2003), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Văn kiện Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XV, Tập II, tr. 351. Tỉnh uỷ Nghệ An (2004), Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 20/KL-TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị về Nghệ An. Văn kiện Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XV, Tập III, tr. 453. Tỉnh uỷ Nghệ An (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (1995), Kinh nghiệm kế hoạch hoá và quản lý ở Hàn Quốc. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2001-2005, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quốc phòng an ninh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001-2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2002), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001- 2010 và dự báo năm 2020. Viện chiến lược phát triển (2005), Định hướng giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Bắc Trung bộ. Viện kinh tế học (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** CAO TIẾN TRUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** CAO TIẾN TRUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: KINH TẾ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2006 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, luận văn với đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An” đã được hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý và Khoa Quản lý đào tạo - SĐH và các thầy giáo, cô giáo - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tậpGiáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn về sự tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, các cơ quan, đơn vị liên quan và bạn bè, đồng nghiệp cũng như những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự thông cảm và chỉ dẫn, góp ý. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2006 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: những vấn đề chung. 5 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 5 1.1.1. Một số khái niệm. 5 1.1.2. Một số lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 8 1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 12 1.1.4. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 13 1.1.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 17 1.2. Một số kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số nước. 21 Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 23 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Nghệ An. 23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 23 2.1.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 23 2.2. Thực trạng về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 30 2.2.1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế. 30 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 31 2.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 40 2.2.4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ. 49 2.3. Một số nhận định khái quát về những kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế miền núi tỉnh Nghệ An. 56 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 56 2.3.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 56 Chương 3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2010. 60 3.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2010. 60 3.1.1. Những nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế miền núi tỉnh Nghệ An. 60 3.1.2. Những quan điểm chủ yếu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 64 3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 65 3.2.1. Phương hướng chung đến 2010. 65 3.2.2. Trong ngành công nghiệp. 65 3.2.3. Trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. 65 3.2.4. Trong ngành dịch vụ. 66 3.3. Một số giải pháp chung để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An. 67 3.3.1. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. 67 3.3.2. Tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 67 3.3.3. Phát triển vùng để tạo động lực lan toả cho sự phát triển vùng miền núi. 69 3.3.4. Đầu tư ứng dụng khoa học tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm. 69 3.3.5. Mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 69 3.3.6. Tăng cường đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn nhân lực. 71 3.3.7. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách Nhà nước ưu đãi, trợ giúp công nghiệp vừa và nhỏ, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. 73 3.4. Những biện pháp cụ thể đối với một số ngành, lĩnh vực. 75 3.4.1. Những biện pháp chủ yếu để chuyển dịch ngành nông nghiệp. 75 3.4.2. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp. 91 3.4.3. Biện pháp phát triển một số ngành thương mại, dịch vụ. 94 3.4.4. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm bảo công bằng so với các vùng khác và nâng cao chất lượng giáo dục. 97 3.4.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. 98 3.4.6. Giải quyết việc làm và đẩy nhanh sự nghiệp xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. 98 3.4.7. Bảo vệ môi trường. 98 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Biểu 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của vùng miền núi và toàn tỉnh 30 Biểu 2.2. GDP ngành công nghiệp ở miền núi Nghệ An 31 Biểu 2.3. Cơ cấu lao động 33 Biểu 2.4. Đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn 33 Biểu 2.5. Vốn sản xuất kinh doanh trong công nghiệp 34 Biểu 2.6. Nghề nghiệp truyền thống trên địa bàn Nghệ An 37 Biểu 2.7. GDP ngành nông, lâm ngư nghiệp của miền núi 40 Biểu 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2001- 2005 41 Biểu 2.9. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng 42 Biểu 2.10. Kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi 44 Biểu 2.11. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 46 Biểu 2.12. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 47 Biểu 2.13. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ 49 Biểu 2.14. Kim ngạch xuất khẩu của vùng miền núi 51 Biểu 2.15. Tỷ trọng (%) các ngành trong GDP 56 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH-0498.doc
Tài liệu liên quan