Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây

Tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây: ... Ebook Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế đang là một xu hướng chung mang tính tất yếu đối với mỗi Quốc gia, nó sẽ mang lại những cơ hội, thách thức cho mỗi quốc gia, trong đó có các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hạt nhân cơ bản của nền kinh tế mỗi nước. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức cạnh tranh, cũng sẽ nhận được nhiều cơ hội mới để phát triển . Vì vậy các doanh nghiệp nên nhìn nhận lại chính mình đánh giá đúng khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới, cần phải nhận thức được đâu là điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức để hội nhập thành công. Bưu chính- Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, do đó phải đi trước làm tiền đề cho các ngành khác đủ điều kiện phát triển. Khi nhu cầu dịch vụ thông tin Bưu điện của công chúng tăng mạnh và yêu cầu quản lý kinh doanh chuyên ngành bưu điện xuất hiện thì bộ máy tổ chức đó càng trở nên cồng kềnh và tỏ ra không còn phù hợp. Sự quản lý Bưu điện của nhiều nước đi vào con đường chia tách chức năng quản lý với doanh nghiệp . Đồng thời thực hiện việc chia tách kinh doanh kinh doanh giữa Bưu chính, Viễn thông và hạch toán độc lập Có thể nói chia tách kinh doanh Bưu chính, Viễn thông là nhu cầu phát triển tự thân của 2 lĩnh vực do Bưu chính và viễn thông có tính chất sản xuất và đặc điểm mạng lưới khác nhau, lại khác nhau về sự phát triển cho nên chia tách kinh doanh Bưu chính Viễn thông là nhu cầu tất yếu .Xác định như vậy nên trong những năm qua, ngành đã thực hiện nhiều chiến lược tăng tốc độ phát triển, làm thay đổi căn bản cả về hiệu quả, công nghệ và cách quản lý... các chỉ số hàng năm tăng vượt so với các chỉ tiêu do Đảng, Nhà nước giao cho ngành. Không những thế các dịch vụ mới ngày càng đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Song hội nhập đòi hỏi sự cạnh tranh cao về mọi mặt. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cho phép mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tham gia cung cấp dịch vụ Bưu chính- Viễn thông khiến thị trường về dịch vụ này ngày càng sôi động. Bước vào hội nhập, ngành đã thay đổi mô hình hoạt động, đó là thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, tách Bưu chính- Viễn thông để từng dịch vụ hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh thắng lợi. Bưu điện tỉnh Hà Tây là một trong những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty bưu chính Việt Nam. Trong những năm qua cùng với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành, Bưu điện tỉnh Hà Tây đã có những bước đi sáng tạo và đạt được những thành tựu đáng kể như mạng lưới BCVT được hiện đại hoá và mở rộng dịch vụ ngày càng đa dạng. Vốn tài sản không ngừng tăng lên, năng suất lao động và chất lượng nâng cao rõ rệt,..Thành tựu Bưu điện tỉnh Hà Tây đạt được rất to lớn và đáng tự hào, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tới, để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển về dịch vụ Bưu chính, đòi hỏi các Bưu điện tỉnh phải tìm ra nhiều biện pháp để kinh doanh có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng đặt ra mục tiêu hàng đầu là không ngừng tăng doanh thu của mình để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Do vậy, ứng dụng các biện pháp nâng cao doanh thu kinh doanh vào thực tế ở Bưu điện Hà Tây có ý nghĩa to lớn. Doanh thu kinh doanh chính là chất xúc tác mạnh vừa góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên vừa góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của xã hội. Nâng cao doanh thu kinh doanh là điều kiện để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Xuất phát từ vấn đề đó, với kiến thức thu nhận được từ Thầy, Cô giáo sau khi học ở Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông và từ thực tiễn của Bưu điện tỉnh Hà Tây, em chọn đề tài “Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp khoá học. Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I: Một số vấn đề chung về doanh thu kinh doanh Bưu chính- Viễn thông. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Hà Tây Chương III: Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu Điện tỉnh Hà Tây CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH THU KINH DOANH BCVT KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BCVT . Khái niệm hoạt động kinh doanh BCVT Khái niệm kinh doanh tuy chưa thống nhất nhưng đều được hiểu là hoạt động có ý thức của con người nhằm tìm kiếm lời nhuận. Có quan điểm cho rằng kinh doanh là hoạt động có ý thức trên cơ sở vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường nhằm thu lợi nhuận sau một thời gian nào đó. Quan điểm khác cho rằng kinh doanh là việc bỏ vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường nhằm thu lại một lượng vốn lớn hơn sau một thời gian nào đó. Do đó có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông (BCVT). Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, kết quả cụ thể nói về hoạt động kinh doanh BCVT thì có thể hiểu: Kinh doanh dịch vụ BCVT là các hoạt động truyền đưa tin tức nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) trên thị trường. . Đặc điểm kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Kinh doanh dịch vụ BCVT được phân biệt với các dịch vụ khác bởi bốn đặc điểm chủ yếu sau: - Kinh doanh dịch vụ BCVT phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là doanh nghiệp Nhà nước (VNPT), doanh nghiệp cổ phần (Công ty cổ phần BCVT Sài Gòn), và các loại hình doanh nghiệp khác. - Kinh doanh dịch vụ BCVT phải gắn liền với thị trường, không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. Thị trường BCVT bao gồm các khách hàng sử dụng, các nhà cung cấp, mối quan hệ cung cầu giữa họ tác động qua lại để xác định số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ BCVT. - Kinh doanh dịch vụ BCVT phải gắn liền với sự tác động của đồng vốn. Các doanh nghiệp BCVT không chỉ có vốn mà cần phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó không ngừng. Trong công thức: T - H -SX - T’, các doanh nghiệp BCVT dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ (T) mua tư liệu sản xuất (H) để sản xuất (SX) ra hàng hoá (truyền đưa tin tức) theo yêu cầu của khách hàng nhằm thu được số tiền tệ lớn hơn (T’). - Mục đích chủ yếu của kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông là sinh lời (lợi nhuận T-T’ >0). DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1 Nội dung doanh thu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp BCVT phải dùng tiền để mua sắm các nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ , dụng cụ, thuê nhân công... để sản xuất tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và thu tiền về tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp BCVT. 1/ Doanh thu của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông *Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và phục vụ: doanh thu về cung cấp dịch vụ BCVT, tiền bán các sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, hoạt động của Công ty tài chính Bưu điện, của các đơn vị sự nghiệp có thu và cung cấp các dịch vụ khác sau khi trừ(-) các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá theo yêu cầu của Nhà nước và phụ thu do Nhà nước quy định. *Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: các khoản thu từ các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. - Doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản thu: + Từ các hoạt động liên doanh, liên kết; góp vốn cổ phần; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán ( trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu)... + Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệnh tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của Bộ Tài chính. + Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán. + Tiền cho thuê tài sản cố định với đơn vị cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá; tài sản dôi thừa nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được. 2/ Doanh thu của các đơn vị thành viên. VNPT là một doanh nghiệp Nhà nước gồm nhiều đơn vị thành viên nên cần phân biệt doanh thu của các đơn vị thành viên đó: a/ Đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Doanh thu của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập bao gồm doanh thu về hoạt động kinh doanh và doanh thu khác (hoạt động tài chính, hoạt động bất thường). b/ Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Doanh thu của đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, được biểu hiện bằng giá trị các dịch vụ cung cấp cho xã hội kể cả dịch vụ trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, các dịch vụ khác và các hoạt động khác. Doanh thu của đơn vị bao gồm: doanh thu kinh doanh và doanh thu các hoạt động khác. *Doanh thu kinh doanh của đơn vị bao gồm: doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT và doanh thu kinh doanh khác. - Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT gồm: +Doanh thu cước BCVT (gồm cả thu từ đại lí Bưu điện và Điểm Bưu điện Văn hoá xã) sau khi trừ các khoản hoàn cước, giảm cước, phân chia cước cho các đối tác trong hợp đồng kinh doanh và các đơn vị hạch toán độc lập. + Thu về Phát hành báo chí đã phát hành sau khi trừ các thiệt hại do báo ế, báo thiếu hụt. + Thu về lắp đặt, dịch chuyển máy thuê bao. + Doanh thu dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. + Thu khác là thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ BCVT có hoạt động kinh doanh khác kèm theo như: thu về bán các sản phẩm, hàng hoá; cung cấp các dịch vụ phần mềm tin học; cung cấp các dịch vụ khác. - Doanh thu kinh doanh khác: là doanh thu các hoạt động khác ngoài dịch vụ BCVT (chỉ bao gồm các đơn vị được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh khác) và được hạch toán riêng như: + Thu về tư vấn thiết kế, xây lắp các công trình cơ bản. + Thu về kinh doanh phát triển phần mềm tin học của các trung tâm tin học chuyên phát triển phần mềm tin học. + Thu về bán sản phẩm, hàng hoá của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi trừ các khoản triết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Ngoài ra doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước để sử dụng cho các đơn vị đối với hàng hoá đã tiêu thụ được Nhà nước cho phép. *Doanh thu các hoạt động khác là doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. - Doanh thu từ các khoản đầu tư tài chính gồm các khoản thu: + Từ các hoạt động liên doanh, liên kết; góp vốn cổ phần; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán ( trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu)... + Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệnh tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của Bộ Tài chính. + Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán. + Tiền cho thuê tài sản cố định với đơn vị cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Doanh thu từ hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá; tài sản dôi thừa; nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được... c/ Đơn vị sự nghiệp: Đơn vị hành chính sự nghiệp có trách nghiệp thực hiện nghiệp vụ theo các chỉ tiêu kế hoạch của VNPT giao trên cơ sở định mức chi sự nghiệp được duyệt. Đơn vị hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi đối với hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác ngoài nhiệm vụ được VNPT giao. Nguồn thu của đơn vị: - Thu từ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch: Là các khoản thanh toán với VNPT theo định mức và nhiệm vụ được giao; thu từ các khoản kinh phí được ngân sách cấp (nếu có). - Thu từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác ngoài nhiệm vụ được VNPT giao như hợp đồng cung cấp dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển phần mềm tin học, dịch vụ khám chữa bệnh, các hoạt động sự nghiệp có thu và các dịch vụ khác cung cấp cho các đơn vị, cá nhân trong và ngoài VNPT. 1.2.2 Các loại doanh thu đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và cách xác định. Do có sự phân tách giữa Bưu chính và Viễn thông nên doanh thu và cách xác định doanh thu của các đơn vị thành viên khối hạch toán phụ thuộc được chia thành Bưu chính và Viễn thông - Công nghệ thông tin. 1. Đơn vị thành viên khối Bưu chính. Căn cứ vào quyết định số 289/QĐ-KH ngày 19 tháng 01 năm 2005 về việc ban hành “Quy định tạm thời về công tác kế hoạch đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc” thì các đơn vị áp dụng quy định này được chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Các Bưu điện tỉnh, các Bưu điện thành phố, Cục Bưu điện Trung ương, Công ty Phát hành báo Trung ương, Công ty Dịch vụ Phát hành báo Bưu điện, Công ty Viễn thông Cần Thơ- Hậu Giang, Công ty Viễn thông Điện Biên- Lai Châu, Công ty Viễn thông Đắc Lắc- Đắc Nông. Nhóm 2: Các công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế (VPS). Có năm loại doanh thu như sau: (1) Doanh thu phát sinh. Doanh thu phát sinh bao gồm: Doanh thu kinh doanh phát sinh và thu nhập khác. * Doanh thu kinh doanh phát sinh bao gồm: DTBCVT phát sinh, doanh thu kinh doanh khác và doanh thu hoạt động tài chính. - DTBCVT phát sinh là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ BC-VT phát sinh trong kỳ (cả thu ngay và thu ghi nợ). Trong đó: + DTBCVT phát sinh bao gồm toàn bộ doanh thu trên hoá đơn của khách hàng đối với các dịch vụ BC-VT trong kỳ. + DTBCVT phát sinh bao gồm cả doanh thu cước kết nối đối với các nhà khai thác ngoài khối HTPT ( gồm cả VMS và các doanh nghiệp khác ngoài VNPT). + Doanh thu bán hàng hoá và doanh thu bán thẻ các dịch vụ viễn thông sử dụng hình thức thanh toán trước. - Doanh thu kinh doanh khác là doanh thu của các đơn vị được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài dịch vụ BC-VT, được hạch toán riêng; được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và VNPT cho phép như: tư vấn, thiết kế, xây lắp các công trình XDCB; kinh doanh phát triển phần mềm tin học... - Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; Thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp cổ phần; Mua bán chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu,... * Thu nhập khác: là nguồn thu từ các hoạt động: Bán vật tư, hàng hoá dôi thừa; Chuyển nhượng, thanh lí tài sản; Nợ khó đòi nay đòi được... (2) Doanh thu kinh doanh dịch vụ BC-VT phân chia (DTBCVT phân chia) DTBCVT phân chia là kết quả bù trừ giữa phần DTBCVT phải trả và phần DTBCVT được nhận về do thực hiện phân chia cước trên cơ sở hợp tác cùng kinh doanh và doanh thu thanh toán cước kết nối với các đơn vị trong nội bộ khối hạch toán phụ thuộc (HTPT) và phần doanh thu BC-VT phân chia cho các đối tác BCC theo hợp đông hợp tác kinh doanh (đối với các đơn vị có BCC nội hạt). Đối với các đơn vị HTPT, DTBCVT phân chia bao gồm: * DTBCVT phân chia trong nội bộ khối HTPT: - Doanh thu phân chia giữa các đơn vị trong khối HTPT trên cơ sở hợp tác cùng kinh doanh được xác định theo tỷ lệ % do VNPT quy định như phân chia với VDC về các dịch vụ Internet, truyền số liệu; với VTI, VTN về dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế... - Doanh thu cước kết nối đối với các đơn vị trong nội bộ khối HTPT được thực hiện theo phương pháp bù trừ và đều được ghi vào doanh thu phân chia. * DTBCVT phân chia ngoài khối HTPT: là doanh thu phân cia với các đối tác BCC theo hợp đồng ký kết và phân chia khác (nếu có) theo quy định hoặc thoả thuận; hoặc thoả thuận phân chia với các nhà khai thác (nếu có). Doanh thu phân chia với các đơn vị được nhận về ghi dấu dương (+) và trả ra ghi dấu âm (-). (3) Doanh thu thuần. Doanh thu thuần là doanh thu phát sinh sau khi thanh toán các khoản DTBCVT phân chia và trừ các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có). Doanh thu thuần bao gồm: DTBCVT thuần, doanh thu kinh doanh khác thuần và doanh thu các hoạt động khác. DTBCVT DTBCVT DTBCVT Các khoản giảm trừ thuần = phát sinh + phân chia - doanh thu BC-VT Doanh thu Doanh thu Các khoản giảm kinh doanh = kinh doanh - trừ doanh thu Đối với các đơn vị có BCC nội hạt, doanh thu để phân bổ lợi nhuận, chi phí C2 còn lại... bằng doanh thu thuần cộng với phần thanh toán cho các đối tác BCC nội hạt. Doanh thu tính đơn giá tiền lương (DT tính ĐGTL) là doanh thu tính liền với hao phí lao động, được xác định như sau: DT DTBCVT Chi phí tính DTBCVT phân chia Các khoản trả Giá vốn ĐGTL = phát sinh + nội bộ khối - giảm trừ - cước - hàng BCVT HTPT DTBCVT kết nối hoá DT tính ĐGTL Doanh thu kinh Các khoản giảm trừ Kinh doanh khác = doanh khác - doanh thu kinh phát sinh doanh khác (4) Doanh thu riêng. Doanh thu riêng (DTR) của đơn vị có giá trị để hạch toán nội bộ. DTR là chỉ tiêu đặc thù để quản lí nội bộ của VNPT đối với các đơn vị thành viên HTPT. DTR bao gồm: Doanh thu cước dịch vụ BC-VT đơn vị được hưởng (DTCĐH) và doanh thu kinh doanh khác (DTKDK). a/ Cách xác định doanh thu riêng kế hoạch. DTRKH = DTCĐHKH + DTKDKKH Trong đó: DTRKH : Doanh thu riêng kế hoạch. DTCĐHKH: Doanh thu cước dịch vụ BC-VT đơn vị được hưởng kế hoạch. DTKDKKH: Doanh thu kinh doanh khác kế hoạch. * Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1. DTCĐHKH = CKH + mKH Trong đó: CKH : Chi phí kế hoạch mKH : Lợi nhuận kế hoạch Chi phí kinh doanh dịch vụ BC-VT kế hoạch bao gồm các khoản mục chi phí kinh doanh dịch vụ BC-VT được xác định cụ thể như sau: (1) Chi phí khấu hao TSCĐ (KHTSCĐ): KHTSCĐKH = TSCĐBQ x Rbq Trong đó: TSCĐBQ là nguyên giá TSCĐ bình quân năm kế hoạch. Rbq là tỷ lệ trích khấu hao bình quân năm kế hoạch. - Các đơn vị căn cứ nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng và nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm trong năm kế hoạch để xác định nguyên giá TSCĐBQ của năm kế hoạch. - Tỷ lệ trích khấu hao bình quân năm kế hoạch được xác định căn cứ các tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước và của VNPT. (2) Chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm: - Đơn vị cần xây dựng kế hoạch sửa chữa các loại TSCĐ trên nguyên tắc căn cứ vào chu kỳ sửa chữa hoạt động SXKD của đơn vị, trong đó phân ra TSCĐ đặc thù và TSCĐ không phải đặc thù. Việc xây dựng kế hoạch sửa chữa TSCĐ cần ưu tiên đối với những tài sản thuộc các thiết bị công tác trên mạng lưới, TSCĐ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Đối với các TSCĐ là thiết bị trên mạng (kể cả mạng ngoại vi) cần căn cứ vào chu kỳ sửa chữa và các tiêu chuẩn kỹ thuật để lên kế hoạch sửa chữa và bố trí nguồn vốn. Tránh hiện tượng để TSCĐ hư hỏng rồi mới tiến hành sửa chữa, ảnh hưởng đến chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ. - Đơn vị cần xây dựng nội dung sửa chữa TSCĐ, khắc phục những ảnh hưởng do thiên tai gây ra và dự kiến chi phí này trong năm kế hoạch. Thủ tục, trình tự tiến hành sửa chữa TSCĐ cần tuân thủ các quy định của VNPT về phê duyệt dự án và phân cấp trong đầu tư XDCB. (3) Tiền lương và các bản phụ cấp có tính chất lượng. (4) Chi phí giá vốn hàng hoá. (5) Chi phí C2 còn lại. Tổng chi phí C2 còn lại năm kế hoạch của mỗi đơn vị trong nhóm này được xác định như sau: Chi phí C2 DTBCVT thuần còn lại = kế hoạch x HKH Trong đó: DTBCVT thuần DTBCVT phát DT phân chia kế hoạch = sinh kế hoạch + kế hoạch - H là hệ số phản ảnh chi phí C2 còn lại trên một đồng DTBCVT phát sinh sau khi trừ doanh thu bán hàng hoá. Hệ số H của năm kế hoạch (HKH) được xác định căn cứ hệ số H của năm trước liền kề (HKH-1), công thức tính như sau: HKH = HKH-1 x Hệ số tiết kiệm chi phí Hàng năm, căn cứ kết quả phân tích thống kê, căn cứ mục tiêu của VNPT theo định hướng của Nhà nước, VNPT sẽ quy định “Hệ số tiết kiệm chi phí” chung cho tất cả các đơn vị thuộc nhóm này. Công thức tính hệ số H của các năm trước năm kế hoạch: HKH-1 = Chi phí còn lại : DTBCVT phát sinh - DT bán hàng (theo quyết toán) (theo quyết toán) (7) Chi phí trả cước kết nối: Là chi phí đơn vị trả cước kết nối đối với công ty VMS và doanh nghiệp ngoài VNPT. Chi phí này được xác định theo quy định của VNPT. (8) Chi phí trợ cấp mất việc làm: được xác định theo quy định của Nhà nước, được xác định trên tổng quỹ lương nộp bảo hiểm của đơn vị. Lợi nhuận BC-VT phân bổ. VNPT tiến hành phân bổ lợi nhuận cho các đơn vị như sau: (1) Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, lợi nhuận BC-VT được phân bổ theo doanh thu kinh doanh dịch vụ BC-VT thuần và thuê bao điện thoại thực tăng của đơn vị. Tổng lợi nhuận m1 của nhóm 1 được phân bổ dựa trên hai tiêu chí: - Phân bổ theo DTBCVT thuần, bằng 70% của m1. - Phân bổ theo số thuê bao điện thoại tăng, bằng 30% của m1. (2) Lợi nhuận BC-VT phân bổ cho từng đơn vị được xác định như sau: - Phần lợi nhuận phân bổ theo DTBCVT thuần được xác định: 1 Tỷ trọng DTBCVT thuần của đơn vị i mDT-i = 70% x m1 x trong tổng DTBCVT thuần của nhóm 1. - Phần lợi nhuận phân bổ theo số thuê bao điện thoại thực tăng được xác định theo công thức: Tỷ trọng số thuê bao tăng của đơn vị i mTB-i = 30% x m1 x trong tổng số thuê bao điện thoại thực tăng của các đơn vị nhóm1. Số thuê bao thực tăng của mỗi đơnvị bao gồm: + Thuê bao điện thoại cố định thực tăng. + Thuê bao điện thoại di động trả sau thực tăng. + Thuê bao điện thoại Cityphone thực tăng. + Thuê bao điện thoại CDMA thực tăng. Từ các công thức xác định lợi nhuận theo hai tiêu chí trên, ta có công thức xác định lợi nhuận phân bổ cho từng đơn vị i như sau: mi = mDT-i + mTB-i * Đối với các đơn vị thuộc nhóm 2. k DTCĐHKH = ∑ (SLKHi x ĐGi) i=1 Trong đó: k là số lượng loại sản phẩm có đơn giá. SLKHi là sản lượng kế hoạch của loại sản phẩm i. ĐGi là đơn giá của loại sản phẩm i. Đơn giá sản phẩm của các đơn vị được cấu thành bởi chi phí và lợi nhuận kế hoạch tính cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Đơn giá sản phẩm của các đơn vị trong nhóm 2 sẽ được VNPT xem xét và sửa đổi hàng năm hoặc theo từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế. b/ Cách xác định doanh thu riêng thực hiện. DTRTH = DTCĐHTH + DTKDKTH Trong đó: DTRTH : Doanh thu riêng thực hiện. DTCĐHTH : Doanh thu cước dịch vụ BC-VT đơn vị được hưởng thực hiện. DTKDKTH : Doanh thu kinh doanh khác thuần thực hiện. * Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1. DTCĐHTH = DTCĐHKH + ∆DTCĐH ∆DTCĐH = [ (DTBCVT thuầnTH – DTBCVT thuầnKH) ] + ∆C Trong đó: - ∆DTCĐH: Phần DTCĐH tăng hoặc giảm do chênh lệnh DTBCVT thuần thực hiện so với kế hoạch. - DTBCVT thuầnTH: là DTBCVT thuần thực hiện. - DTBCVT thuầnKH: là DTBCVT thuần kế hoạch. - K: Hệ số phản ảnh DTCĐH từ một đồng DTBCVT thuần thực hiện vượt so với kế hoạch. Thông qua hệ số K, đơn vị sẽ được đảm bảo bù đắp (hoặc giảm trừ tương ứng nếu đơn vị không hoàn thành kế hoạch doanh thu thuần) các khoản chi phí không nằm trong ∆C để tạo ra một đồng doanh thu thuần vượt kế hoạch (hoặc không đạt kế hoạch). Hệ số K được xác định bằng khoản chi phí còn lại ngoài các khoản mục trong ∆C chia doanh thu thuần BC-VT của đơn vị. Hệ số K của năm kế hoạch sẽ được xác định bằng số liệu quyết toán của năm trước liền kề năm kế hoạch. - ∆C: Tổng các phần tăng hoặc giảm các khoản chi phí thực hiện: khấu hao TSCĐ, sửa chữa TSCĐ và tiền lương. * Đối với các đơn vị thuộc nhóm 2. DTCĐHTH = DTCĐHKH + ∆DTCĐH ∆DTCĐH là phần DTCĐH do chênh lệnh sản lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch. Vì đơn vị có nhiều loại sản phẩm, dịch vụ nên ∆DTCĐH được xác định theo công thức: k ∆DTCĐH = ∑ ∆DTCĐHi i=1 Trong đó: - k là số lượng các loại sản phẩm (có đơn giá) của đơn vị. - ∆DTCĐHi: phần chênh lệnh DTCĐH tính riêng cho loại sản phẩm i. ∆DTCĐHi = (SLTHi – SLKHi) x ĐGi x Tỷ lệ luỹ thoái - SLTHi, SLKHi là sản lượng thực hiện và sản lượng kế hoạch của loại sản phẩm i. - ĐGi là đơn giá của loại sản phẩm i. - Tỷ lệ luỹ thoái được phân định theo các mức sản lượng vượt kế hoạch khác nhau. Mức vượt cụ thể được quy định trong quyết định giao đơn giá sản phẩm. VNPT sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu DTCĐH của đơn vị trên cơ sở thực hiện các khoản chi phí khấu hao TSCĐ, sửa chữa TSCĐ và tiền lương khi quyết toán để đảm bảo hợp lý trong mặt bằng chung của VNPT. (5) Doanh thu được điều tiết hoặc doanh thu phải nộp. Doanh thu được điều tiết là phần doanh thu được VNPT điều tiết đối với các đơn vị có DTCĐH lớn hơn DTBCVT thuần và được xác định như sau: Doanh thu được điều tiết = DTCĐH - DTBCVT thuần Doanh thu phải nộp là phần doanh đơn vị phải nộp về VNPT đối với các đơn vị có DTBCVT thuần lớn hơn DTCĐH. Công thức xác định như sau: Doanh thu phải nộp = DTBCVT thuần - DTCĐH 2. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc khối Viễn thông và Công nghệ thông tin. Do sự tách giữa Bưu chính và Viễn thông nên VNPT đã ban hành quyết định số 246/QĐ-KH ngày 19 tháng 01 năm 2005 về việc quy định tạm thời về công tác kế hoạch đối với các công ty chuyên ngành Viễn thông- Công nghệ thông tin thuộc khối hạch toán phụ thuộc. (1) Doanh thu phát sinh. Doanh thu phát sinh là doanh thu do đơn vị trực tiếp thu từ khách hàng bao gồm toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. * Doanh thu kinh doanh: gồm doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ VT-CNTT phát sinh và doanh thu hoạt động tài chính. - Doanh thu kinh doanh dịch vụ VT-CNTT phát sinh: là toàn bộ doanh thu bán hàng hoá, bán thẻ viễn thông các loại, doanh thu cước kết nối tại đơn vị trong kỳ (gồm cả thu ngay và thu ghi nợ). - Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; từ các hoạt động liên danh, liên kết, góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi mua bán chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu... * Thu nhập khác: là các khoản thu từ hoạt động bất thường như thu do thanh lý tài sản, thu nợ khó đòi đã xoá nay đòi được... (2) Doanh thu kinh doanh dịch vụ VT-CNTT phân chia. VNPT hướng dẫn thực hiện doanh thu dịch vụ VT-CNTT phân chia gồm: phân chia ngoài khối HTPT và trong nội bộ khối HTPT. * Doanh thu phân chia ngoài khối HTPT: doanh thu phân chia thu được theo các thoả thuận hợp tác kinh doanh với các đơn vị bên ngoài khối HTPT. * Doanh thu phân chia trong nội bộ khối HTPT: là kết quả doanh thu của đơn vị với các đơn vị khác trong khối HTPT cùng tham gia cung cấp dịch vụ. Được xác định bằng việc bù trừ giữa phần doanh thu VT-CNTT phải trả và phần doanh thu VT-CNTT được nhận về (do thực hiện phân chia cước doanh thu và thanh toán cước kết nối giữa các đơn vị trong khối HTPT). Doanh thu phân chia được nhận về ghi dấu cộng (+) và doanh thu phân chia trả ra ghi dấu trừ (-). Doanh thu đem phân chia là doanh thu không bao gồm thuế GTGT và xác định theo quy định của VNPT. Việc phân chia doanh thu giữa các công ty chuyên ngành viễn thông với các Bưu điện tỉnh, thành phố, các Công ty Viễn thông tại các tỉnh chia tách gồm hai phần: - Phần doanh thu phân chia theo cước kết nối: được xác định theo quan hệ lưu lượng đi và đến giữa các đơn vị trong khối HTPT. Phần này được xác định theo mức cước của Bộ BCVT, lưu lượng và các văn bản hướng dẫn của VNPT. - Phần doanh thu phân chia theo mức, tỷ lệ quy định của VNPT: thể hiện mối quan hệ hợp tác cùng kinh doanh giữa các đơn vị trong khối HTPT. Tỷ lệ, mức phân chia doanh thu này do VNPT quy định và điều chỉnh để đảm bảo khuyến khích các đơn vị trong khối HTPT cùng tham gia hợp tác kinh doanh. (3) Doanh thu thuần. Doanh thu thuần được xác định bằng việc cộng doanh thu phát sinh với doanh thu phân chia dịch vụ VT-CNTT và trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu theo như công thức: Doanh thu = Doanh thu + Doanh thu dịch vụ - Các khoản giảm thuần phát sinh VT-CNVT phân chia trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu có thể là chiết khấu doanh thu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại... Doanh thu thuần bao gồm: doanh thu kinh doanh thuần và thu nhập khác thuần. *Doanh thu kinh doanh thuần gồm doanh thu kinh doanh dịch vụ VT-CNTT thuần và doanh thu hoạt động tài chính thuần. - Doanh thu kinh doanh dịch vụ VT-CNTT (DT VT-CNTT) thuần được xác định như sau: DT VT DT VT DT VT Các khoản giảm CNTT thuần = CNTT phát + CNTT phân - trừ doanh thu sinh chia - Doanh thu hoạt động tài chính thuần được xác định như sau: Doanh thu hoạt Doanh thu hoạt Các khoản động tài chính = động tài chính - giảm trừ * Thu nhập khác thuần: được xác định như sau Thu nhập khác Thu nhập Các khoản thuần = khác - giảm trừ (4) Doanh thu cước dịch vụ VT-CNVT đơn vị được hưởng. Là doanh thu được sử dụng để tạo nguồn chi phí và xác định lợi nhuận của đơn vị; được xác định bằng doanh thu dịch vụ VT- CNTT thuần trừ đi phần doanh thu nộp VNPT. Doanh thu nộp Doanh thu kinh Tỷ lệ (%) VNPT = doanh dịch vụ x doanh thu VT-CNTT nộp VNPT VNPT quy định tỷ lệ (%) doanh thu nộp VNPT. Doanh thu nộp VNPT được tính trên doanh thu thuần dịch vụ VT-CNTT và đã được xác định trên tinh thần khuyến khích các đơn vị cùng hợp tác kinh doanh. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh Quá trình sản xuất kinh doanh đã cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh thu của doanh nghiệp BCVT nói riêng. Một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, còn một số lại ảnh hưởng gián tiếp và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới doanh thu kinh doanh BCVT là khác nhau. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thành hai nhóm để hiểu rõ sự tác động của chúng: 1. Nhóm các nhân tố khách quan. a/ Các xu hướng chung của thời đại. Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế của mình, thực hiện chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện về mặt công nghệ, đi tắt đón đầu các công nghệ hiện đại trên thế giới tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, giúp nâng cao doanh thu của ngành cũng như thu nhập kinh tế quốc dân của quốc gia. Xu hướng hội nhập giữa Tin học- Viễn thông- Truyền thông: xu hướng này tạo ra nhiều dịch vụ mới với nhiều tiện ích, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao. Các dịch vụ mới này đã thay thế các dịch vụ truyền thống đem lại doanh thu cho ngành như dịch vụ Datapost, dịch vụ gọi liên tỉnh và quốc tế giá rẻ... Xu hướng hội tụ này đã làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ, mạng lưới BCVT đồng thời làm thay đổi sâu sắc cách thức kinh doanh trong lĩnh vực BCVT và tin học. Xu hướng thương mại điện tử phát triển. Đây là một phương tiện quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao sự cạnh tranh nhờ vươn ra thị trường thế giới với mức chi phí thấp nhất. Đồng thời thương mại điện tử cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho BCVT, n._.hiều loại hình dịch vụ BCVT mới cho xã hội tạo điều kiện nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. b/ Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh. * Môi trường chính trị- pháp luật: Môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng trong việc xác định hướng kinh doanh của doanh nghiệp BCVT. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo một môi trường thuận lợi, là động lực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Có sự ổn định về chính trị, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BCVT sẽ được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loại tài sản khác. Pháp luật đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp BCVT như : luật doanh nghiệp, luật chống độc quyền, nghị định quản lí Internet, pháp lệnh BCVT...đã tạo ra một môi trường pháp lí công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp BCVT phát triển và hội nhập. * Môi trường kinh tế. Kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu mua bán của xã hội tăng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, có vốn để tái đầu tư và mở rộng sản xuất để thoả mãn hơn nữa nhu cầu xã hội. Sự ưu đãi hay hạn chế đối với một số ngành hay lĩnh vực nào đó được thể hiện trong chính sách kinh tế quốc gia sẽ tạo điều kiện cho các ngành đó mở rộng, phát triển hay thu hẹp về quy mô. BCVT là một ngành đang ở thời kì phát triển, các chính sách kinh tế cũng hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy để BCVT trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đứng vững trên thị trường Việt Nam trong thời kỳ ra nhập WTO. * Môi trường Văn hoá- Xã hội. Mật độ dân số, độ tuổi, thu nhập của khu vực thị trường, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán... có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng đến quyết định có nên đầu tư hay không của các doanh nghiệp BCVT. Điều này ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Môi trường văn hoá có ảnh hưởng đến doanh thu và nhiều mặt khác của doanh nghiệp BCVT như thuê mướn lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quan niệm đạo đức kinh doanh... * Môi trường công nghiệp. Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố của môi trường kinh doanh. Sự thay đổi của công nghệ còn được gọi là “sự phá huỷ” sáng tạo, luôn mang lại những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực của con người, thay đổi phương pháp làm việc của họ... Công nghệ tác động trực tiếp lên sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa tự động hoá và mạng thông tin toàn cầu cho phép các doanh nghiệp BCVT thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế, luân chuyển vốn đầu tư một cách nhanh chóng, nhờ đó mà nâng cao khả năng hoạt động, năng suất và hiệu quả. * Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lí... có ảnh hưởng đến các yếu tố nguồn lực đầu vào các doanh nghiệp BCVT làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, đường sá, cầu cống, phương chuyển vận chuyển, mạng lưới thông tin Bưu chính Viễn thông, nguồn nhân lực... Những yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. * Đối thủ cạnh tranh: Thị trường Bưu chính có sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức chuyển phát nhanh tài liệu, hàng hóa, chuyển tiền, các hãng tư nhân trong và ngoài nước. Các hãng chuyển phát nhanh quốc tế là đối thủ có nhiều kinh nghiệm, lực lượng trang thiết bị hùng hậu, hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ đa dạng, có chất lượng cao và phong cách phục vụ văn minh, lịch sự khả năng tiếp thị tốt hơn mặc dù giá cước cao hơn nhưng vẫn hấp dẫn khách hàng hơn các dịch vụ cùng loại do Bưu chính Việt Nam cung cấp. * Khách hàng: Thói quen sử dụng dịch vụ bưu chính của người dân Việt Nam nói chung ở mức thấp. Sự phát triển của kỹ thuật tin học, viễn thông và mạng Internet cũng là nguy cơ làm giảm đáng kể thị phần của Bưu chính do khách hàng là các tổ chức kinh tế, các cơ quan thương mại đã chuyển sang dùng các dịch vụ Fax, thư điện tử… thay cho các dịch vụ thư tín thương mại truyền thống trước đây. * Sản phẩm thay thế: Các sản phẩm bưu chính truyền thống đang bị suy giảm mạnh mẽ. Đây là xu hướng chung không thể tránh khỏi. Do vậy cần phải triển khai nhiều dịch vụ mới để đảm bảo nguồn thu, trong đó chú trọng đến các dịch vụ lai ghép, các dịch vụ đại lý, bán lẻ, dịch vụ tài chính, kho vận, quảng cáo trực tiếp… 2/ Nhóm nhân tố chủ quan. Đứng mỗi góc độ khác nhau để tìm các nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến doanh thu thì sẽ thu được những nhân tố khác nhau. Ví dụ nếu đứng trên góc độ tài chính thì có các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh BCVT như: giá cả sản phẩm dịch vụ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, kết cấu sản phẩm và hình thức thanh toán... Đứng trên góc độ quản trị kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là: a/ Nguồn nhân lực. Con người là một trong những nguồn lực của sản xuất kinh doanh. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Trong mỗi một doanh nghiệp, yếu tố con người là vô cùng quan trọng vì nó chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ của nhà quản trị Cán bộ quản trị kinh doanh dịch vụ BCVT là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp BCVT. Vai trò cơ bản của họ thể hiện ở mối quan hệ của họ với con người (cả trong và ngoài doanh nghiệp), ở đầu mối thông tin mà họ nắm giữ và ở vai trò quyết định của họ với các vấn đề của tổ chức. Cán bộ quản trị kinh doanh dịch vụ BCVT, xét về mặt tổ chức lao động nói chung, là cầu nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp BCVT thành một khối thống nhất trong phạm vi chức trách của mình. Sự kết hợp thống nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, tốt đẹp đem lại doanh thu tăng cho doanh nghiệp. Xét về mặt lợi ích, cán bộ quản trị kinh doanh dịch vụ BCVT là nhân tố đóng vai trò giải quyết các mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động, khách hàng và xã hội. Kết hợp hài hoà lợi ích của ba mối quan hệ trên sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và được xã hội cũng như người tiêu dùng đánh giá cao. Sản phẩm dịch vụ được xã hội tin dùng, nâng cao doanh thu cho đơn vị. Xét về mặt nhận thức và vận dụng quy luật, các cán bộ quản trị kinh doanh BCVT là những người trực tiếp trong khâu nhận thức các quy luật để đề ra các quyết định buộc hệ thống hoặc bản thân trong từng phạm vi, chức trách của mình phải có trình độ để nắm bắt được yêu cầu của các quy luật khách quan và tự giác tuân thủ nó. Nhờ đó mà mọi hoạt động của doanh nghiệp trở nên nhịp nhàng, thống nhất; quá trình sản xuất sẽ diễn ra thuận lợi, phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu cho đơn vị. Lực lượng lao động: Lao động là hoạt động của con người nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Lao động sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Lao động trong sản xuất kinh doanh BCVT là một bộ phận cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ BCVT. Lao động trong doanh nghiệp BCVT đóng góp một phần quan trọng vào doanh thu của đơn vị: - Bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu mới... có chất lượng và hiệu quả hơn trước hoặc cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu suất so với trước. Nhờ vậy mà thời gian phục vụ một khách hàng sẽ giảm xuống, doanh nghiệp sẽ phục vụ được lượng khách hàng lớn hơn và lấy được cảm tình của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín của mình. - Có những sáng kiến cải thiện chất lượng phục vụ cũng như tạo các điều kiện để thoã mãn khách hàng tối đa mà vẫn trong phạm vi được cho phép. Phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình với tư duy hướng về khách hàng sẽ làm họ hài lòng. Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng theo sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ. - Góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nhờ giảm chi phí sửa chữa máy móc, tăng độ bền của máy móc thiết bị... thông qua việc lao động có kỉ luật, chấp hành mọi quy trình công nghệ, bảo dưỡng thiết bị. b. Trình độ phát triển mạng lưới BCVT và ứng dụng công nghệ hiện đại. Trong điều kiện công nghệ mới ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi cùng với cạnh tranh mạnh từ các đối thủ trên thị trường thì một doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu cần phải dựa vào chất lượng sản phẩm. Ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giải quyết được nhu cầu cấp bách này cho doanh nghiệp. Ngày nay công nghệ kĩ thuật BCVT phát triển nhanh chóng, công nghệ ra đời sau thể hiện sự hoàn thiện hơn về các yếu tố kĩ thuật, chất lượng... và nó làm cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Công nghệ là động lực, là nhân tố của sự phát triển trong các doanh nghiệp. Mở rộng mạng lưới phục vụ, cung cấp các dịch vụ BCVT là một trong những cách đơn giản và hữu hiệu để tăng doanh thu thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ bán ra. Nhưng để chọn được đúng thị trường, khu vực phù hợp để mở rộng mạng lưới thì phụ thuộc vào trình độ của nhà quản trị cấp cao. Nhân lực luôn là nhân tố quyết định thắng lợi trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Muốn kinh doanh đạt hiệu quả và tăng doanh thu thì ngoài việc mở rộng mạng lưới phục vụ của mình, doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, phải nắm được chu kỳ của sản phẩm, phải biết thay đổi mẫu mã của sản phẩm hợp với xu hướng tiêu dùng hiện tại. Áp dụng công nghệ mới hiện đại tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cũng như tăng hiệu quả sản xuất. c/ Công tác Marketing và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh sản xuất sản phẩm đều muốn bán và tiêu thụ hết sản phẩm làm ra. Với đặc thù của các san phẩm Bưu chính mang tính vô hình khách hàng khó có thể nhận biết được nếu không có sự giới thiệu để khách hàng biết đến thì khả năng tiêu thụ của sản phẩm bị giảm đi đáng kể. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về sản phẩm để thoả mãn một nhu cầu của mình. Chiến lược Marketing mix sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá được những đặc tính ưu việt vượt trội của sản phẩm mà các sản phẩm của doanh nghiệp khác không có được tới đông đảo người tiêu dùng, đưa đúng sản phẩm tới nơi đúng khách hàng ở đúng nơi họ cần đúng thời điểm và đúng giá cả. Một chiến lược Marketing phù hợp sẽ làm tăng đáng kể doanh thu của doanh nghiệp nhờ tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chăm sóc khách hàng hiểu theo cách đơn giản nhất là làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Là một trong những hoạt động của Marketing nên chăm sóc khách hàng chỉ xuất hiện ở một số khâu của quá trình đó. Cùng với sự đáng tin cậy của sản phẩm thì chăm sóc khách hàng sẽ mang lại sự hài lòng và thoả mãn ngang bằng thậm chí là cao hơn mức độ mà khách hàng mong đợi. Chăm sóc khách hàng giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Doanh nghiệp muốn nâng cao doanh thu và thu hút thêm khách hàng trung thành thì không thể không chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng. 1.2.4 Sự cần thiết phải tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT. 1. Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Sản phẩm BCVT là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức, là sản phẩm mang tính chất vô hình. Để sản phẩm tiêu thụ được thì doanh nghiệp cần bỏ chi phí nghiên cứu nhu cầu thị trường nhằm mục đích đưa ra thị trường những loại hình dịch vụ mà khách hàng cần hay gợi mở những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng nhờ loại hình dịch vụ mới của doanh nghiệp. Để triển khai dịch vụ mới, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại... Để vận hành dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp cần bỏ tiền để thuê lao động. Để doanh nghiệp hoạt động sản xuất nhịp nhàng, hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự điều hành của các nhà quản trị cấp cao. Khi sản phẩm đã được kiểm nghiệm và đưa vào áp dụng trên mạng lưới, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lượng Marketing để quảng bá tính năng mà dịch vụ mới tới đông đảo người tiêu dùng. Tất cả các khoản chi kể trên đều tính vào chi phí của doanh nghiệp. Nếu không có doanh thu thì chi phí sẽ không được bù đắp, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt xã hội. Doanh thu là một chỉ tiêu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp nên rất cần thiết nâng cao doanh thu. 2. Doanh thu giúp doanh nghiệp giải quyết các mối quan hệ về lợi ích. Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh trong đó có trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp trả lương đầy đủ đúng hạn và cho lao động được hưởng những chế độ theo quy định sẽ tâm lý yên tâm làm việc cho họ, giúp tiến độ sản xuất được đảm bảo. Nâng cao doanh thu mà chi phí ở mức cũ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điêù này không những đảm bảo đủ trả lương cho người lao động mà còn có thể tăng lương cho họ. Tăng lương giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình của họ; tạo động lực làm việc cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển nhờ nâng cao năng suất lao động. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, đóng góp vào các quỹ tại địa phương và tham gia các cuộc vận động do Nhà nước và các tổ chức của chính phủ kêu gọi. Doanh nghiệp đóng góp một phần làm tăng thu nhập quốc gia và GDP. Lợi ích xã hội và lợi ích người lao động được đảm bảo sẽ góp phần đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp như doanh nghiệp đã được công bố; sẽ được hưởng lợi từ các quy định bảo vệ người tiêu dùng của Nhà nước ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia. 3. Doanh thu giúp doanh nghiệp BCVT khẳng định vị thế của mình. Doanh thu tăng chứng tỏ doanh nghiệp có một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, các sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Doanh thu tăng, các đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội tăng, lợi ích cho người tiêu dùng ngày càng được đảm bảo, doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trong lòng khách hàng, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, thương hiệu được khẳng định. Có được sự tín nhiệm, tin dùng của khách hàng đối với sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới tới người tiêu dùng mà không phải tăng thêm chi phí. Thị phần sẽ tăng theo, tăng sức cạnh tranh, khống chế các đối thủ trên thị trường, tăng doanh thu dẫn tới tăng lợi nhuận tạo điều kiện tái đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới vào phục vụ sản xuất, khẳng định vị trí và thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. 4. Tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Tăng doanh thu về dịch vụ BC-VT có nghĩa là sản lượng về các dịch vụ tăng với chất lượng ngày càng tốt hơn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên. Khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn. Những kết quả đó nếu được duy trì và cải thiện thường xuyên sẽ tạo cho doanh nghiệp một nền móng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh thu dịch vụ BC-VT không ngừng tăng theo thời gian cũng sẽ giúp doanh nghiệp tích luỹ đủ tiềm lực để sẵn sàng đối phó với những khó khăn, thách thức và cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nói chung và thị trường dịch vụ BC-VT nói riêng. Như vậy việc không ngừng tăng doanh thu các dịch vụ BCVT thực chất là cơ sở, tiềm lực, là điều kiện cần cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động theo cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triển đều phải tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó yếu tố tổng doanh thu là hết sức quan trọng, nhưng không thể tăng doanh thu bằng mọi giá mà phải chấp hành đúng luật kinh doanh, tôn trọng khách hàng, bạn hàng và các đối thủ kinh doanh. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY 2.1- TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY 2.1.1- Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Tây Từ ngày 01/10/2001 Bưu điện tỉnh Hà Tây là một trong 10 đơn vị trực thuộc Tổng công ty BCVT thực hiện triển khai thí điểm đổi mới mô hình tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh BCVT theo quyết định số 3727/TCCB ngày 25/9/2001 của Tổng công ty BCVT, thực hiện chia tách viễn thông ra khỏi Bưu điện huyện thị , thành lập 14 đài Viễn thông các huyện trực thuộc công ty viễn thông ( công ty điện báo, điện thoại trước đây ). Thực hiện phương án đổi mới tổ chức quản lý của VNPT ngày 6/12/2007 Tập đoàn BCVT Việt Nam ra quyết đinh số 548/QĐ/TCCB/HĐQT về việc thành lập Bưu điện tỉnh Hà Tây trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, từ 01/01/2008 Bưu điện tỉnh Hà Tây chính thức hoạt động theo mô hình mới. Ngay sau khi chia tách, bưu điện tỉnh đã tập trung vào việc trển kiện toàn mô hình, tổ chức sắp xếp lao động để triển khai hoạt động SXKD. Tổ chức bộ máy của Bưu điện tỉnh : * Khối quản lý gồm: Ban giám đốc Bưu điện tỉnh : 1giám đốc và 1 phó giám đốc Các đơn vị quản lý: bộ phận tổng hợp và 4 phòng ( phòng nghiệp vụ bưu điện,phòng kế hoạch bưu điện, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toánTKTC). * Khối sản xuất gồm: 14 bưu điện huyện, TP nằm trên địa bàn tỉnh gồm: 2 Bưu điện TP Hà Đông và Sơn Tây và 12 Bưu điện huyện gồm: + Chương Mỹ + Thanh Oai + Thạch Thất + Ba Vì + Phúc Thọ + Đan Phượng + Hoài Đức + Thường Tín + Phú Xuyên + ứng Hoà + Mỹ Đức + Quốc Oai 14 đơn vị này đều hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh .Kinh doanh và phục vụ trên địa trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ BC, VT,PHBC , Trực thuộc các Bưu điện huyện, TP là các bưu cục và điểm bưu điện văn hoá xã BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán TK-TC Phòng Kế hoạch Phòng Nghiệp vụ Phòng Tổ chức hành chính Đơn v ị trực thuộc khác Bưu điện huyện, TP Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Bưu điện tỉnh Hà Tây 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hà Tây. 1- Chức năng của Bưu điện tỉnh Tổ chức, xây dựng, vận hành và quản lý khai thác mạng lưới Bưu chính Viễn thông để kinh doanh phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch đã được Tập đoàn BCVT trực tiếp giao, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác an ninh xã hội cho các cơ quan Đảng, chính quyền và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc trong đời sống xã hội của các ngành và nhân dân trong địa bàn tỉnh Hà Tây. 2. Nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh: + Sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đã được Tập đoàn BCVT giao cho nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ các dịch vụ BCVT. + Đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. + Chấp hành tốt các quy định của Luật pháp, quy chế của Tập đoàn BCVT và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình trước Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền. + Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ chính trị cho các cơ quan chính quyền của Đảng và Nhà nước phục vụ An ninh quốc phòng.. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trên cơ sở định hướng của Tập đoàn BCVT như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển mạng lưới.. + Thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp cuả doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. 2.1.3- Các dịch vụ mà Bưu điện Tỉnh Hà tây cung cấp Các dịch vụ BCVT do Bưu điện tỉnh Hà tây cung cấp được chia thành các nhóm dịch vụ chính, đó là: * Nhóm dịch vụ về Bưu chính: - Bán tem thư bưu chính - Bưu phẩm, bưu kiện - Bưu chính uỷ thác - Thư, điện chuyển tiền - Chuyển tiền nhanh - Điện hoa - Chuyển phát nhanh (EMS) - Tiết kiệm Bưu điện. * Nhóm dịch vụ Viễn thông: - Điện thoại - Điện báo - Dịch vụ Fax - Internet - Phát triển thuê bao điện thoại cố định, di động, Internet * Nhóm dịch vụ về PHBC: - Phát hành báo dài hạn - Bán báo lẻ * Nhóm dịch vụ về kinh doanh khác: - Kinh doanh sản phẩm hàng hoá khác 2.1.4.Đặc điểm về thị trường, khách hàng 1- Tình hình cạnh tranh Mặc dù Bưu điện tỉnh có mạng lưới bưu cục rộng khắp cung cấp các dịch vụ BCVT, là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn về dịch vụ, nhưng Bưu điện tỉnh Hà Tây đã nhiều gặp khó khăn trong SXKD do có sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó Bưu điện tỉnh Hà Tây đang ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát triển thị trường dịch vụ BCVT của mình. Trên địa bàn tỉnh hiện nay cạnh tranh lớn nhất trong dịch vụ là các đối thủ Vietel (tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội), SPT (công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn), EVM (công ty viễn thông điện lực)... Các dịch vụ Bưu chính cạnh tranh lớn nhất là các dịch vụ chuyển phát nhanh với các hãng DHL, TNT, Fedex, các hãng vận tải ...dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện cạnh tranh với hệ thống ngân hàng,vận tải , các dịch vụ phát hành báo chí cũng cạnh tranh mạnh mẽ bởi Vietel, đội ngũ đi bán dạo... Nhận thức tình hình cạnh tranh trên địa bàn, Bưu điện tỉnh Hà Tây đã xây dựng chính sách cạnh tranh cho đơn vị như: - Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và nhấn mạnh đến chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng. - Cạnh tranh về giá chủ yếu dưới các hình thức như khuyến khích các khách hàng sử dụng các dịch vụ tiết kiệm như dịch vụ: 171, 1719...., sử dụng các hình thức phân biệt giá theo thời gian gọi. - Sử dụng các hình thức quảng cáo thương hiệu sản phẩm tại các bưu cục, trên bao bì của dịch vụ, nơi tập trung đông dân cư, trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Xây dựng mạng lưới phục vụ rộng khắp trên địa bàn nhằm cung cấp tất cả các dịch vụ BCVT trên mọi địa bàn và thu hút mọi đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ BCVT mà Bưu điện cung cấp. 2. Đặc điểm khách hàng của Bưu điện Hà Tây Hiện nay, ở Bưu điện tỉnh Hà Tây công tác điều tra nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm, nên tình hình về khách hàng chủ yếu được đánh giá dựa trên các báo cáo của đơn vị. Hà Tây là một tỉnh có tiềm năng để phát triển và cung cấp các dịch vụ BCVT, phát hành báo chí. Đặc biệt với lợi thế trên địa bàn có nhiều cơ quan, tổ chức, các trường đào tạo đại học, cao đẳng nên nhu cầu dịch vụ BCVT là sinh viên, là tổ chức doanh nghiệp nhiều, Bưu điện Hà Tây phải chú trọng tới cách thức đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Địa bàn Hà Tây khá rộng và đa dạng, miền núi cũng có trung du cũng có, đồng bằng cũng có, do đó khách hàng của Bưu điện cũng rất đa dạng, đòi hỏi đơn vị phải có cách thức phục vụ và đáp ứng nhu cầu phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hà Tây là nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh nên lượng khách du lịch nhiều về khu công nghiệp các doanh nghiệp sẽ phát triển, nên để phục vụ được tốt đối tượng khách hàng vãng lai này, Bưu điện tỉnh phải nắm bắt được và phối hợp với các địa phương có lễ hội, thắng cảnh và các doanh nghiệp để có cách thức phục vụ phù hợp. Cùng với sự phát triền chung của nền kinh tế và lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ thủ đô ,thuận tiện về giao thông, Hà Tây ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhiều khu chung cư, dân cư mới mọc lên. Theo đó, nhu cầu về các dịch vụ BCVT sẽ ngày càng gia tăng về số lượng. Đây là cơ hội đặt ra cho Bưu điện tỉnh nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết buộc đơn vị phải có những kế hoạch để cạnh tranh được với những nhà cung cấp dịch vụ khác. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh Hà Tây rất phong phú, đa dạng đòi hỏi Bưu điện tỉnh phải nghiên cứu, xem xét, tổ chức quản lý và phục vụ cho phù hợp với từng đối tượng, có như thế mới có thể cạnh tranh và phát triển trong điều kiện kinh doanh mới hiện nay. Hiện nay, ở Bưu điện tỉnh Hà Tây công tác điều tra nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm, nên tình hình về khách hàng chủ yếu được đánh giá dựa trên các báo cáo của đơn vị. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH 2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tình hình kinh doanh của Bưu điện Tỉnh được thể hiện quan bảng sau Bảng 2.1- Tình hình kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây năm 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) 2007/2006 1.Doanh thu phát sinh 350.193 384.915 395.600 102.77% 2.Doanh thu thuần 296.193 314.325 317.200 101% 3.Nộp chênh lệch về TĐ 89.059 49.292 88.000 178.52% 4. Chi phí kinh doanh 175.823 190.238 198.653 175.98% 5.Lợi nhuận sau thuế 24.493 25.939 26.979 104% 6. Năng suất lao động (triệu đồng/người/năm) nghiệp 386,209 359.482 369.718 102.85% 7.Phát triển máy ĐT (Đơn vị tính: thuê bao) 40.016 47.345 49.227 103.97% (Nguồn: Bảng CĐK T và KQKD các năm 2005-2007) Số liệu ở bảng cho thấy, qua các năm doanh thu và chi phí đều tăng, doanh nghiệp làm ăn có lãi thể hiện ở lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2007 do chuẩn bị chia tách hoạt động sản xuất kinh doanh giữa hai dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở cấp tỉnh nên đã đầu tư để khang trang các điểm giao dịch cho Bưu chính, vì vậy nộp chênh lệch về Tập đoàn thấp hơn năm trước. Chi phí doanh nghiệp tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng giảm dần. Trong các năm cả doanh thu phát sinh và chi phí đều tăng song nhìn chung tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Điều này chứng tỏ Bưu điện tỉnh Hà Tây đã thực hiện được mục tiêu đề ra thực hành tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, đây là dấu hiệu tích cực đối với Bưu điện tỉnh. Kết quả hoạt động kinh doanh là đầu ra của mọi doanh nghiệp. Nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu, về số lượng và chất lượng. Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, cần xem xét, đánh giá kết quả mà đơn vị đó đã đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Sản Lượng Bảng 2.2: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản lượng một số dịch vụ BCVT năm 2006-2007 Chỉ tiêu thực hiện Đơn vị tính Sản lượng thực hiện 2006 2007 A- Bưu chính Tem thư Cái 1500000 1572000 CN01 Cái 12 15 BP ghi số trong nước Cái 2611312 277073 BP ghi số quốc tế Cái 2700 3170 BP khai giá Cái 120 183 EMS trong nước Cái 138993 167003 EMS quốc tế Cái 846 891 BP phát trong ngày Cái BPA Cái 5 0 Điện hoa Cái 926 1010 TCT và ĐCT trong nước Cái, bức 45500 51200 1000 đồng 143800000 151100000 CTN Cái 52310 6527 1000 đồng 138695290 138714200 BK liên tỉnh Cái 19300 19501 BK nội tỉnh Cái 389 377 BK quốc tế Cái 140 128 Bưu chính uỷ thác Cái 2750 2310 BP không địa chỉ Cái TKBĐ số lần (gửi, rút) Lần 22700 22665 Số tiền khách hàng gửi, rút đồng 376275313 386479800 TKBĐ tài khoản TKCN Lần 3525 3781 Số tiền khách hàng gửi, rút đồng 12226700 12345000 B- Viễn thông ĐT đường dài liên tỉnh Cuộc 22803000 22802380 Phút 55321600 55321550 ĐT đường dài nội tỉnh Cuộc 22703410 22703450 Phút 46701200 46700300 VoIP 171 trong nước Cuộc 7362500 6527250 Phút 22658618 14627810 VoIP 171 ngoài nước Cuộc 43100 42110 Phút 143200 142450 ĐT nội hạt Cuộc 125650100 126110000 Phút 199100250 200875512 Colletcall Cuộc Phút ĐT di động trong nước Cuộc 54886000 50881200 Phút 799700000 771700000 ĐT di động quốc tế Cuộc 110255 109050 Phút 96610 86210 ĐT công cộng nội hạt Phút 1217640 1208940 Dịch vụ 1080 Cuộc 244300 243351 Phút 302901 310820 Điện báo liên tỉnh Bức 9350 7250 Tiếng 188600 186200 Điện báo nội tỉnh Bức 1271 650 Tiếng 16815 8120 Điện báo quốc tế Bức 30 12 Tiếng 551 226 Bureau fax trong nước Bức 25702 26715 Trang 43450 45250 Bureau fax quốc tế Bức 1029 1078 Trang 2150 2180 Bán thẻ ĐT di động trả trước Cái 390480 272100 Thu khác Viễn thông C- Phát hành báo chí Báo trung ương Tờ, cuốn 9250890 10120800 Báo địa phương Tờ, cuốn 8750274 8872047 Báo chí khác Tờ, cuốn 213732 294700 (Nguồn phòng Kế toán Thống kê tài chính-BĐT Hà tây) Từ bảng trên cho thấy: nhìn chung sản lượng các dịch vụ năm 2007 cao hơn so với năm 2006. Trong lĩnh vực Bưu chính, sản lượng các dịch vụ đều có sự tăng trưởng, một số dịch vụ có giảm nhưng không có sự thay đổi lớn. Trong lĩnh vực Viễn thông, các chỉ tiêu sản lượng tăng không đáng kể, bên cạnh đó một số chỉ tiêu giảm mạnh như: VoIP 171, bán thẻ điện thoại di động trả trước là do tình hình cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, điện báo giảm mạnh do việc bùng nổ của mạng điện thoại dịch vụ này chỉ còn thích hợp với địa bàn vùng sâu ,vùng xa. Chỉ tiêu sản lượng phát hành báo chí công ích tăng là do Bưu điện tỉnh đã phối hợp tốt với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các đơn vị quân đội , phòng giáo dục.., nhưng sản lượng báo chí kinh doanh chưa cao so với tiềm năng của tỉnh nhà. Do địa bàn giáp danh với Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc tư nhân kinh doanh dịch vụ này vì họ chiếm ưu thế hơn về thời gian. Như vậy, để nâng cao sản lượng các dịch vụ BCVT, đơn vị cần phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm sản lượng, rồi từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao sản lượng các dịch vụ chiếm ưu thế chủ đạo của đơn vị. 2. Về doanh thu Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 2.3: Doanh thu của BĐT Hà Tây 2006-2007 Chỉ tiêu thực hiện Doanh thu thực hiện So sánh 2006 2007 Tuyệt đối % A- Bưu chính Tiền bán tem thư 2668124 2671500 3376 100 EMS trong nước 1120100 1164176 44076 103,9 EMS quốc tế 316114 306914 -9200 97 Điện hoa 37470 37510 40 100 TCT và ĐCT trong nước 873900 983172 109272 112.5 CTN 1032698 1335111 302413 129.6 BK liên tỉnh 298200 323255 25055 108.4 BK nội tỉnh 3._.phối quỹ tiền lương có hiệu quả cần làm tốt công việc sau: - Phổ biến đến từng người lao động hiểu rõ nội dung của bản quy chế phân phối tiền lương. - Thực hiện bình xét công bằng, công khai hệ số phân phối của từng người, kiên quyết bác bỏ tư tưởng bình quân trong phân phối thu nhập. - Để thực hiện phân phối thu nhập có tính khả thi hơn thì phải khuyến khích được sự hài hoà giữa tập thể và cá nhân, chú ý xem xét đến các yếu tố lịch sử của người lao động sao cho có lý, có tình. Do vậy, đòi hỏi việc tổ chức lao động phải hợp lý, có hệ thống chức danh, chức năng, nội dung công việc rõ ràng thì việc phân phối mới đạt yêu cầu. - Hoàn thiện quy chế chấm điểm năng suất chất lượng cho tập thể và cá nhân trong đơn vị. - Tổ chức sản xuất, phân công lao động theo đúng chuyên môn đào tạo, tiến hành giao khoán khối lượng và công việc, nhiệm vụ cho từng tổ, cá nhân. - Phải đánh giá công khai mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị, từng cá nhân để xác định hệ số công việc đã đạt được tương ứng với hệ số thưởng quy định. - Ban thi đua khen thưởng phải xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với từng công việc cụ thể. Việc thưởng, phạt phải được Ban thi đua khen thưởng thông qua và trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt. - Tạo sự cạnh tranh và hợp tác giữa các cá nhân và bộ phận. Cạnh tranh làm tăng sự khuấy động, sự thức tỉnh và sự động viên- điều này làm tăng năng suất lao động. Những người lao động cạnh tranh trong việc kết thúc công việc của họ trước tiên, hoặc để đạt được doanh số cao nhất và như thế họ sẽ đạt tới năng suất cao nhất. Sự nhiệt tình gắn liền với những cuộc thi luôn làm tăng mức độ thực hiện nhiệm vụ. Như là một nguyên tắc, cạnh tranh làm tăng năng suất. Năng suất lao động sẽ tăng khi cạnh tranh giữa các cá nhân thực hiện nhiệm vụ độc lập với nhau. Nếu các cá nhân thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc lẫn nhau thì muốn tăng năng suất đòi hỏi phải có sự hợp tác. 3.2.5 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: Thị trường Bưu chính Việt Nam hiện nay đang phát triển theo xu thế hạn chế độc quyền, khuyến khích cạnh tranh. Bưu điện tỉnh Hà Tây đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty như Công ty Bưu chính Viễn thông quân đội (Vietel), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel)... áp lực cạnh tranh đối với Bưu điện tỉnh Hà Tây sẽ ngày càng tăng trong tương lai gần. Với việc Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương như hiệp định AFTA, hiệp định thương mại Việt-Mỹ, đặc biệt là gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện một số quy định trong việc mở cửa tự do thị trường Bưu chính Viễn thông, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào thị trường, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Với ưu thế vượt trội về nhiều khía cạnh: công nghệ, nhân sự, vốn, kinh nghiệm... họ sẽ trở thành đối thủ canh tranh ghê gớm, đe doạ sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. Để phát triển theo định hướng đã đề ra trong thời kỳ hội nhập hiện nay, Bưu điện tỉnh Hà Tây nói riêng và các thành viên trong VNPT nói chung ngay từ bây giờ phải tích cực hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phải có sự thay đổi trong cách quản lý và đầu tư công nghệ hiện đại... cho phù hợp với môi trường cạnh tranh sắp tới. Một trong các hoạt động mà đơn vị cần phải tích cực chú trọng là hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng. Bên cạnh yếu tố về sản phẩm và giá cả, chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố tạo nên sức mạnh cho đơn vị, tạo sự khác biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị với các sản phẩm, dịch vụ của các đối tác cạnh tranh trên thị trường. Công tác chăm sóc khách hàng cần được đặc biệt quan tâm. Trước mắt và lâu dài cần xác định rõ ràng trách nhiệm của mọi người trong ngành đối với khách hàng, đồng thời cũng là đạo đức trong kinh doanh sản xuất, nhất là trong cạnh tranh phải giữ vững được khách hàng, phải phát triển được khách hàng mới, phải đưa khách hàng cũ trở lại với mình. Để thực hiện mục tiêu lớn lao của toàn ngành, Bưu điện tỉnh Hà Tây đã thường xuyên nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ của mình. Song vẫn còn chưa đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các cá nhân, vẫn còn có trường hợp thiếu ý thức trách nhiệm trước khách hàng của mình như: Còn cáu gắt, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu thông cảm với khách hàng. Do vậy, đôi lúc vẫn có khách hàng phàn nàn về thái độ. Kết hợp giữa cả hai yếu tố khách quan và chủ quan, tình hình thị trường và thực trạng tại đơn vị, có thể nói rằng tại thời điểm này hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng đối với Bưu điện tỉnh Hà Tây là vô cùng cần thiết. 1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của CBCNV về vai trò của công tác chăm sóc khách hàng: Sau nhiều năm thực hiện “Chương trình hành động vì khách hàng” trong toàn VNPT, nhận thức của CBCNV về vai trò của khách hàng và công tác chăm sóc khách hàng đã tăng lên đáng kể, thể hiện rõ nhất là thái độ của các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng (giao dịch viên, bưu tá, nhân viên tiếp thị, bộ phận giải đáp khiếu nại...) đã cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên khách hàng vẫn phàn nàn rằng một số ít nhân viên còn thiếu nhiệt tình. Ngoài ra phong cách phục vụ của nhân viên dường như chỉ mang tính chất phản ứng thụ động, ít chủ động sáng tạo trong việc đáp ứng khách hàng, ảnh hưởng của những di chứng để lại thời kỳ bao cấp (tư tưởng làm công ăn lương, độc quyền) dường như vẫn chưa thể xoá bỏ trong một sớm một chiều. Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng, một vấn đề đặt ra với Bưu điện tỉnh Hà Tây là tiếp tục nâng cao nhận thức của CBCNV về chăm sóc khách hàng. Một ý thức đầy đủ về giá trị của khách hàng đối với sự tồn tại và thành công trong kinh doanh của cả đơn vị cần phải trở thành ý thức chung, ăn sâu vào tư tưởng của từng người lao động. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, CBCNV mới có thể chuyển nhận thức thành hành động, tự nguyện và tích cực trong quá trình phục vụ khách hàng. Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCNV đòi hỏi sự tích cực và đúng đắn trong chỉ đạo của Ban Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây. Với Bưu điện tỉnh Hà Tây cũng như các thành viên khác thuộc VNPT hiện nay, điểm mấu chốt tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ, toàn diện của công tác chăm sóc khách hàng chính là sự kiên quyết của đội ngũ lãnh đạo. Nếu cả Ban lãnh đạo của Bưu điện tỉnh Hà Tây đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng và kiên quyết tiến hành đổi mới công tác này thì không bao lâu Bưu điện tỉnh Hà Tây sẽ đạt được những mục tiêu mong muốn. Biện pháp điển hình nhất mà Ban Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây có thể áp dụng để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCNV là tiếp tục không ngừng công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của khách hàng và chăm sóc khách hàng. Có nhiều cách thức thực hiện cụ thể, chẳng hạn là qua việc ban hành các quy định, chỉ thị về nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng trong nội bộ Bưu điện tỉnh Hà tây; tổ chức những chương trình thi đua giữa những người lao động về việc phục vụ khách hàng; áp dụng những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những trường hợp CBCNV làm mất lòng khách hàng, gây ra khiếu kiện ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Bưu điện tỉnh... Ngoài ra, Bưu điện tỉnh Hà Tây cũng có thể học tập một cách thức mà nhiều công ty lớn trên thế giới hiện nay hay áp dụng là treo các khẩu hiệu thể hiện vai trò của khách hàng với công việc, cuộc sống và quyền lợi của mỗi CBCNV, như: Không có khách hàng, không có kinh doanh; Khách hàng là những người trả lương cho chúng ta; Khách hàng mang lại cho chúng ta công việc và sự nghiệp; Tương lai của chúng ta nằm trong tay khách hàng. Các công ty lớn đã tiến hành treo các khẩu hiệu này ở khắp mọi nơi: trong văn phòng, nơi sản xuất, nơi giao dịch với khách hàng, hành lang, nhà xe của nhân viên... để hàng ngày, trong bất cứ công việc gì, để làm sao những khẩu hiệu đó ngày càng ăn sâu và trong tiềm thức của tất cả CBCNV trong đơn vị mình, từ đó định hướng cho các hành động của họ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Bưu điện tỉnh Hà Tây cần phải từng bước nâng cao dần dần tiến tới hoàn thiện nhận thức của CBCNV về công tác chăm sóc khách hàng. Mục đích cao nhất là biến ý thức phục vụ khách hàng trở thành một nét văn hoá riêng của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Đó chính là một thứ vũ khí cạnh tranh vô hình mà bền vững cho đơn vị trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 2. Hoàn thiện nội dung công tác chăm sóc khách hàng + Hoàn thiện khả năng giao tiếp của nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Tồn tại lớn nhất về yếu tố con người đối với Bưu điện tỉnh Hà Tây cũng như các thành viên khác trong VNPT hiện nay là những hạn chế trong kỹ năng giao tiếp của các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, đặc biệt là với các nhân viên giao dịch. Không thể chỉ dừng lại ở mức độ lịch sự, nhã nhặn mà quan trọng hơn là giao dịch viên cần nắm được một số “kỹ năng” cơ bản để lấy lòng khách hàng. Cần phải làm cho khách hàng không những không khó chịu, bực bội mà rất thoải mái, vui vẻ sau khi ra khỏi quầy giao dịch. Muốn vậy, giao dịch viên cần lưu ý 4 quy tắc trong khi tiếp xúc với khách hàng như sau: - Chứng tỏ cho khách hàng thấy rằng họ là quan trọng - Thể hiện sự sẵn sàng phục vụ - Thể hiện sự thông cảm với khách hàng - Chứng tỏ bạn đánh giá cao sự hợp tác của khách hàng + Đơn giản hoá thủ tục trong khâu nhận gửi và phát trả Một trong những bất lợi của Bưu điện tỉnh Hà Tây hay của tất cả các thành viên khác trong VNPT so với đối tác cạnh tranh là các thủ tục trong khâu nhận quá rườm rà, làm mất nhiều thời gian của khách hàng, đồng thời gây không ít phiền toái. Nguyên nhân một phần là do sự ràng buộc bởi những quy định trong cung cấp dịch vụ Liên minh Bưu chính thế giới., chưa nhận thức được rõ ràng vai trò quan trọng của việc mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ nên vẫn duy trì hệ thống ấn phẩm và quy trình thủ tục phức tạp như trước kia. Những phức tạp này không chỉ gây khó khăn cho nhân viên trong khai thác mà quan trọng hơn là làm cho khách hàng của Bưu điện tỉnh Hà Tây cảm thấy bất tiện khi sử dụng dịch vụ. Biện pháp đơn giản hoá thủ tục trong khâu nhận gửi và phát trả không thể thực hiện trong phạm vi của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Trước hết bởi Bưu điện tỉnh Hà Tây nằm trong dây chuyền khai thác Bưu chính thống nhất, đồng bộ trong cả nước, mọi hoạt động đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định chung của VNPT, để đảm bảo cho dây chuyền đó có thể vận hành nhịp nhàng, liên tục. Hơn nữa, ngay ở cấp VNPT cũng bị ràng buộc bởi các quy định của Nhà nước và Liên minh Bưu chính của thế giới. Vì vậy, biện pháp chỉ có thể do VNPT chủ trì thực hiện, Bưu điện tỉnh Hà Tây căn cứ vào những rắc rối nảy sinh trong tình hình thực tiễn, nghiên cứu cách thức giải quyết và đề xuất lên VNPT xem xét. Ở cấp VNPT, nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo đúng quy định, VNPT nên tiến hành rà soát hệ thống toàn bộ các quy định về nghiệp vụ để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới theo hướng đơn giản các thủ tục khai thác, ấn phẩm, giảm bớt các giấy tờ và đầu mối không cần thiết. 3. Đa dạng hoá phương thức chăm sóc khách hàng Đối với các phương thức chăm sóc khách hàng thường được sử dụng hiện nay, thì Bưu điện tỉnh Hà Tây đều chưa đầu tư đúng mức: không có trung tâm chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hoạt động chăm sóc trực tiếp tại địa chỉ khách hàng còn hạn chế do thiếu nhân lực, chưa xây dựng được trang Web riêng, công tác chăm sóc khách hàng tại các bưu cục giao dịch còn hạn chế bởi đội ngũ nhân viên còn thiếu kỹ năng...Trong khi đó đối thủ cạnh tranh lại luôn đưa ra các phương thức chăm sóc khách hàng phong phú và đa dạng nhằm lôi kéo khách hàng. Chính vì vậy trong thời gian tới Bưu điện Tỉnh Hà Tây cần chú trọng hơn nữa trong công tác chăm sóc khách hàng từ đó áp dụng rộng rãi các phương thức chăm sóc khách hàng ngoài phương thức chăm sóc khách hàng tại điểm giao dịch như chăm sóc trực tiếp tại địa chỉ khách hàng, xây dựng trang Web với hình thức hấp dẫn, nội dung phong phú nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giải quyết khiếu nại, nhận đơn đặt hàng... trực tuyến nhằm tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng. 3.2.6. Nâng cao văn hoá doanh nghiệp tại Bưu điện tỉnh Hà Tây Vấn đề văn hoá doanh nghiệp, hiện nay đang được các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Tuỳ theo góc nhìn và cách tiếp cận mà có cách hiểu, cách giải thích khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Theo quan niệm chung văn hoá doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống bao gồm những giá trị, truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc với tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp, mà nó là một trong những biện pháp quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Nó định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra sự nhất thể hoá trong lối sống và hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có tính di truyền nhiều thế hệ thành viên, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Văn hoá doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong việc sáng tạo cái mới, bởi văn hoá là sáng tạo. Quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp luôn cung cấp cho xã hội những nhu cầu mới, khác trước. Điều đó có nghĩa là, một doanh nghiệp không thể giới hạn ở chỗ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, mà còn phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mới hơn, tốt hơn cho xã hội. Cạnh tranh đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và đó là xu thế chủ đạo ngày nay. Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt được chỉ có trên cơ sở những lợi thế cạnh tranh, khả năng đổi mới, sáng tạo và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh. Để đạt được sự kỳ diệu ấy, không có cái gì khác giúp doanh nghiệp là văn hoá doanh nghiệp. Với Bưu điện tỉnh Hà Tây, nguồn lực không chỉ được hiểu theo nghĩa rộng là con người, máy móc và vốn... mà con cả nguồn lực vô hình nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn như thương hiệu, cách thức quản lý, tinh thần lao động và khả năng sáng tạo của từng nhân viên trong đơn vị. Nguồn lực vô hình đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là sức mạnh để Bưu điện tỉnh Hà Tây có thể biến tất cả các tài nguyên khác dù ít ỏi trở thành nguồn lực to lớn, hướng vào cạnh tranh thắng lợi trong hoạt động cạnh tranh của đơn vị, là nền tảng của sự phát triển lâu dài và ổn định, là sự cống hiến thực sự của nó cho người lao động và xã hội. Một mặt nó quyết định sự thành công của đơn vị, kích thích quá trình đổi mới, sáng tạo của đơn vị lên một tầm cao mới. Mặt khác nó là nguyên nhân sâu xa của sự thất bại hay suy yếu của đơn vị. Nhà quản trị phải nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của văn hoá doanh nghiệp mình để từ đó điều chỉnh và quản lý chúng như một nguồn lực quan trọng tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho đơn vị. Đó là cốt lõi của nền kinh tế tri thức và nhân văn. Trải qua trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, VNPT đã có bề dày truyền thống thể hiện qua mười chữ vàng “Trung thành- Dũng cảm- Tận tuỵ- Sáng tạo- Nghĩa tình”. Đó cũng là nét văn hoá doanh nghiệp. Song trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay có sự ra đời và cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Sự cạnh tranh diễn ra trong cả lĩnh vực các dịch vụ truyền thống, trong lĩnh vực Bưu chính và phát hành báo chí. VNPT cần phát huy những truyền thống có được đồng thời tạo ra một phong cách riêng của VNPT khác với các doanh nghiệp khác. Đó là nét văn hoá mới của một doanh nghiệp. Xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, thực hiện tốt năm chỉ tiêu của ngành “Nhanh chóng- Chính xác- An toàn- Tiện lợi- Văn minh”, điều đó khiến khách hàng tìm đến với Bưu điện tỉnh Hà Tây, từ đó đơn vị đứng vững và phát triển mạnh trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp. Do đó, quan điểm đúng đắn của lãnh đạo phải được đặt lên hàng đầu. Trên thương trường, thành công bất cứ của một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc con người ở đó tổ chức như thế nào, được dẫn dắt bởi giá trị nào. Điểm xuất phát của các doanh nghiệp khác nhau hầu hết ở sự khác nhau của nền tảng văn hoá. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình lâu dài nên rất cần phải có nhận thức, quan điểm đúng đắn, một niềm tin mãnh liệt, tính kiên trì, bền bỉ. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là để phục vụ lợi ích chung của toàn doanh nghiệp trong quá trình tồn tại, phát triển từ nâng cao năng lực cạnh tranh cua doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, khái niệm văn hoá còn là một khái niệm mới mẻ. Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá kinh doanh, văn hoá dân tộc nên nó là một hệ thống bao gồm các yếu tố hợp thành như hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực có tính truyền thống bền vững và có khả năng lưu truyền qua nhiều thế hệ. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ hình thành một cách tự phát mà cần có sự định hướng và quản lý. Chính vì vậy để xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho Bưu điện tỉnh Hà Tây cần phải: - Xác định cho được những giá trị phù hợp để mọi thành viên trong Bưu điện tỉnh Hà Tây cùng chia sẻ, quan tâm. Trong quá trình tồn tại và phát triển đơn vị, những giá trị ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các giá trị mà Bưu điện tỉnh Hà Tây theo đuổi luôn bao hàm nội dung sứ mạng và mục tiêu, đó là những yêu cầu về phẩm chất, năng lực có tính chuẩn mực mà mỗi thành viên cũng như toàn đơn vị cần phấn đấu vươn tới, bảo về giữ gìn và phát triển. Đồng thời nhanh nhạy với những giá trị mới xuất hiện trong quá trình phát triển và hội nhập. Trong thời đại thông tin ngày nay thì sức hấp dẫn là một giá trị mới. - Xây dựng cho được một hệ thống định chế của Bưu điện tỉnh Hà Tây, bao gồm những vẫn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc; sự rõ ràng về công việc trên cơ sở hài hoà giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ; các tiêu chuẩn kiến thức và kỹ năng; tinh thần và thái độ; quy trình kiểm soát, phân tích các công việc sao cho những người lãnh đạo có được những quyết định sáng suốt, sát với yêu cầu của thị trường, còn nhân viên có lòng tin và tôn trọng lãnh đạo và biết chính xác việc mình làm hiệu quả như thế nào. - Xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin. Việc làm này rất quan trọng, bởi thông tin là chìa khoá của thành công. Cơ chế nếu được vận hành hoàn hảo sẽ giúp cho Bưu điện tỉnh Hà Tây lựa chọn nguồn thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu, có biện pháp thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, đồng thời đảm bảo bí mật kinh doanh. Khi có thông tin cùng với sức sáng tạo của con người qua phân tích, tính toán, nhận định, suy luận sẽ trở thành giá trị giúp cho đơn vị có những quyết định đúng đắn, sát hợp. - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Bưu điện tỉnh Hà Tây, tạo điều kiện để mọi thành viên có cơ hội để thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là một trong những cách tốt nhất để quyết định của người quản lý trở thành chính quyết định của người bị quản lý. Những vấn đề thường làm đau đầu người quản lý doanh nghiệp như tiết kiệm, thời gian, kỷ luật lao động... sẽ được mọi thành viên giải quyết một cách tự giác. Một khi con người được tôn trọng sẽ làm khơi dậy và phát huy trong họ tình yêu doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc, biết rõ và tận tâm với công việc, phát huy mọi năng lực cống hiến cho đơn vị. Trong đơn vị sẽ đầy ắp không khí cởi mở, sáng tạo và thân thiện là điều kiện thuận lợi cho văn hoá doanh nghiệp phát triển. - Xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để cá nhân và Bưu điện tỉnh Hà Tây cùng phát triển. Đây là vấn đề rất khó, bởi vì, lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau, nên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và sự quyết đoán của lãnh đạo. lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thôi thúc con người luôn vươn tới. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả doanh nghiệp, đồng thời, lợi ích của doanh nghiệp tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân được thực hiện. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi thành viên hăng hái thực hiện lợi ích của mình lại đồng thời thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp, từ đó tạo ra xu hướng vận động chung của toàn đơn vị. Trong thực tiễn thực tế quản lý, phương pháp khuyến khích người lao động bằng cách tác động lên lợi ích vật chất của họ là phương pháp được sử dụng chủ yếu. Việc sử dụng phương pháp này bao giờ cũng có giới hạn của nó. Con người khi ở trong một mức độ thoả mãn về vật chất thấp, thì phương pháp khuyến khích lợi ích vật chất có tác dụng mạnh mẽ đến hành vi của họ. Họ sẵn sàng làm thêm giờ với điều kiện nếu được trả thù lao cao hơn. Khi những nhu cầu về vật chất của người lao động đã được thoả mãn ở mức độ mà họ mong muốn, thì tác động của khuyến khích lợi ích vật chất sẽ giảm đi. Họ sẽ không dễ dàng chấp nhận làm thêm giờ, mặc dù thù lao được nâng lên đáng kể. Có thể nói rằng mức sống vật chất của người lao động và khả năng tác động lên lợi ích vật chất để điều khiển hành vi của họ có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Mức sống vật chất càng cao thì khả năng tác động lên lợi ích vật chất càng thấp. Trong điều kiện như vậy, các nhà quản lý của đơn vị cần tìm cách thức tác động lên lợi ích tinh thần để điều khiển hành vi của người lao động. Việc xây dựng nền văn hoá của Bưu điện tỉnh Hà Tây sẽ giúp cho nhà quản lý có thể thực hiện được tác động này. Nếu đơn vị có nền văn hoá vững chắc, thì tập thể người lao động sẽ dễ dàng thống nhất trong hành động. Sự coi trọng các giá trị chuẩn mực chung sẽ thúc đẩy mọi thành viên trong đơn vị cùng làm việc tốt và tạo dựng được phong cách kinh doanh riêng và uy tín đối với khách hàng. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ cho phép sử dụng và phát triển tiềm năng đa dạng và vô tận của con người- nguồn vốn quan trọng nhất của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Các giá trị chung của đơn vị như triết lý kinh doanh, phong tục, thói quen... sẽ tạo ra những ảnh hưởng quyết định đến doanh thu kinh doanh của đơn vị, đưa đơn vị tới những đỉnh cao của sự thành công. Để có được một nền văn hoá doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong đơn vị, là nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong công việc kinh doanh. Chẳng hạn như tổ chức hội hiếu, hỉ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, cùng nhau quan tâm đến lợi ích chung của toàn Bưu điện tỉnh Hà Tây đồng thời phải xây dựng mối giao lưu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài đơn vị. Ví như: quan hệ giữa đơn vị với nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật và làm nghĩa vu nộp ngân sách; giữa đơn vị với bạn hàng (các nhà cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động kih doanh); giữa đơn vị với khách hàng; đơn vị với các đối thủ cạnh tranh. Ngay từ khâu tuyển dụng, cần đặt ra yêu cầu đối với nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia đơn vị phải phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo trong việc tạo ra hiệu quả của công việc, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu của toàn đơn vị. Trong kinh doanh hiện đại, để xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, đơn vị nên tổ chức các kỳ đi tham quan, nghỉ mát, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao... để tạo ra bầu không khí lành mạnh thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo một bầu không khí riêng, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho Bưu điện tỉnh Hà Tây so với các doanh nghiệp khác. Quá trình xây dựng và hình thành văn hoá doanh nghiệp của Bưu điện tỉnh Hà Tây tạo dựng nên cái “hồn” của đơn vị, những nét đặc trưng để nhận diện và “bản sắc” cũng như xứ mệnh và giá trị cốt lõi của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Quá trình ấy phụ thuộc phần lớn vào người đứng đầu của đơn vị, in đậm nhân cách cá nhân của người đứng đầu. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Cạnh tranh và hội nhập đang trở thành xu hướng chung của nền kinh tế. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi riêng. Với ngành Bưu chính làm thế nào để thực hiện tốt được nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh. Trước những thách thức cạnh tranh đang diến ra và sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, trước việc tách hẳn Bưu chính và Viễn thông để hoạt động kinh doanh, hạch toán riêng rẽ, đối với mỗi lĩnh vực đều là thách thức không nhỏ, trước mắt việc tìm ra những biện pháp khả thi để không ngừng nâng cao doanh thu là công việc cấp thiết của ngành. Đối với Bưu chính càng thách thức gấp bội, doanh thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6%) trong tổng doanh thu toàn ngành, trong khi đó lao động chiếm 50%. Nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, ổn định đời sống, ổn định tư tưởng cho CBCNV là một thách thức rất lớn cho toàn ngành. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá doanh thu kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh trong thời gian qua của Bưu điện tỉnh Hà Tây, với mục tiêu nghiên cứu về mặt lý luận trên cơ sở về những kiến thức thực tế về doanh thu kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Hà Tây II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Với Tổng công ty - Tăng cường các chiến dịch quảng cáo để khách hàng nhận diện và hiểu biết về thương hiệu của ngành trên tất cả các sản phẩm dịch vụ , trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web của Bưu chính việt nam. Thiết kế và trang bị đồng phục cho nhân viên thống nhất trên toàn mạng theo hướng đẹp để quảng bá cho hình ảnh và thương hiệu của Bưu chính Việt Nam trong tâm trí khách . - Tổng công ty nên tiến hành rà soát hệ thống toàn bộ các quy định về nghiệp vụ để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới theo phương hướng đơn giản các thủ tục khai thác, giảm bớt các giấy tờ, ấn phẩm và đầu mối không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý. - Xây dựng và hoàn thiện các bưu cục kiểu mẫu thống nhất trên phạm vi cả nước. Theo đó, các bưu cục này cần được đầu tư nâng cấp để trở thành các điểm cung cấp đa dịch vụ. 2. Với Bưu điện tỉnh Hà Tây: - Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đơn vị có kế hoạch trong việc xây dựng mục tiêu doanh thu kinh doanh cụ thể dựa trên các chỉ tiêu tương ứng của Tổng công ty Bưu điện tỉnh Hà Tây có tính đến đặc điểm, tình hình cụ thể của đơn vị. Các mục tiêu này cần thể hiện xu hướng phát triển của đơn vị trong tương lai và đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp. - Hiện nay các máy tính trong đơn vị đều được nối mạng với nhau. Vì vậy, CBCNV trong đơn vị cần có những sáng kiến đóng góp, đề xuất các biện pháp tăng doanh thu kịp thời thông qua mạng máy tính của đơn vị, bổ sung chiến lược kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Đồng thời Bưu điện tỉnh cần đầu tư thêm phần mềm phục vụ cho việc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả về thực hiện các chỉ tiêu doanh thu kinh doanh. - Cần chú trọng, tăng cường công tác Marketing, chăm sóc khách hàng để từ đó có kế hoạch phát triển thị trường tiềm năng, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Tại bưu điện tỉnh có cơ sở dữ liệu về khách hàng, có kế hoạch chăm sóc khách hàng bao gồm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, thực hiện tốt công tác sau bán hàng, mở thêm nhiều hình thức khuyến mại tặng quà, tổ chức thường xuyên hội nghị khách hàng... Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khoá luận này, em đã cố gắng vận dụng tối đa những kiến thức tiếp thu được và tích luỹ từ các năm học tại Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, những kiến thức thu được từ thực tiễn thông qua các đợt thực tập. Tuy nhiên thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp trong thời điểm Bưu điện tỉnh chia tách, lượng thời gian có hạn, nhận thức, tiếp cận thực tế giữa cái cũ và mới còn nhiều hạn chế , chắc chắn Khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự đánh giá, góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các cô chú lãnh đạo, CBCNV Bưu điện tỉnh Hà Tây. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh , đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo ThS Lê Thị Bích Ngọc, xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo, CBCNV Bưu điện tỉnh Hà Tây đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình hoàn thành Khoá luận này. Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Tường Loan TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong. Phân tích hoạt động kinh doanh Nhà xuất bản thống kê 2004 2. GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong. Quản trị khi doanh BCVT Nhà xuất bản Bưu điện 2003 3. GS.TS Bùi Xuân Phong; TS. Trần Đức Thung. Chiến lược kinh doanh BCVT Nhà xuất bản thống kê 2002 4. Th.S Nguyễn Thị Minh An. Kinh tế Bưu chính Viễn thông Học viện công nghệ BCVT, 2000 5. Báo cáo sản lượng, doanh thu BCVT và thuế giá trị gia tăng năm 2005 – 2006 của Bưu điện huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình. 6. Các bài viết trên tạp chí BCVT, Thông tin kinh tế BĐ, báo BĐ. 7. Một số tài liệu khác. MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Trang Danh mục hình vẽ Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Bưu điện tỉnh Hà Tây 27 Hình 3.1 : Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin Marketing dịch vụ BCVT 60 Danh mục biểu BIỂU ĐỒ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 39 Danh mục bảng Bảng 2.1 : Tình hình kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây 31 năm 2005-2007 31 Bảng 2.2 : Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản lượng một số dịch vụ BCVT năm 2006-2007 32 Bảng 2.3 : Doanh thu của BĐT Hà Tây 2006-2007 35 Bảng 2.4 : Doanh thu của các nhóm dịch vụ ngành năm 2006-2007 43 Bảng 2.5 : Doanh thu của các đơn vị trực thuộc năm 2006-2007 44 Bảng 2.6 : Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu 45 của các đơn vị trực thuộc năm 2007 45 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33444.doc
Tài liệu liên quan