BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Đinh Phú Cường
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC LÀM ĐIỂM Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 6 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ
Huỳnh Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6 – TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giúp đỡ
tơi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể quí Thầy giáo,
Cơ giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với
Sở GD&ĐT TP.HCM, Phịng Giáo Dục Q.6, Ban giám
hiệu và giáo viên các trường THCS Q.6 cùng các bạn bè,
đồng nghiệp đã luơn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HL : Học lực
HK : Hạnh kiểm
ND : Nội dung
QL : Quản lý
SL : Số lượng
TL : Tỉ lệ
TB : Trung bình
TN : Thực nghiệm
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI đang ngày càng phát triển. Chương trình, sách
giáo khoa của giáo dục Việt Nam đang được đổi mới và tiến hành thực hiện đại trà, giáo
dục đã và đang mang lại nhiều thành tựu nổi bật cho sự phát triển của đất nước, vì thế Đảng
và nhà nước ta vẫn luôn xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Song song đó, kể từ
năm 1991, ngành giáo dục đã trải qua 3 lần thay đổi cách đánh giá xếp loại học lực của học
sinh theo các quyết định 1778 / năm 1991, quyết định 04/ năm 2001 và quyết định 40/ năm
2006 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh lý quyết định 40 /2006 đang áp
dụng hiện nay. Chính vì có quá nhiều thay đổi cách xếp loại như vậy nên nhìn chung giáo
viên cũng phải vất vả tiếp cận để làm theo, điều này cũng làm cho tâm lí giáo viên không
thật sự thoải mái.
Lâu nay, lao động của Giáo viên cho việc làm điểm, thống kê, báo điểm, xếp loại
học lực – hạnh kiểm cho học sinh mỗi khi tới đợt giữa kì hoặc kết thúc một học kì, kết thúc
năm học là hết sức nặng nhọc, tốn nhiều thời gian nhưng lại hay sai sót do công việc này
vẫn chủ yếu được thực hiện thủ công, bằng kinh nghiệm của giáo viên. Trong nhiều năm
qua, việc quản lý việc làm điểm của giáo viên cũng làm cho cán bộ quản lý nhà trường tốn
nhiều công sức nhưng hiệu quả lại không cao, cán bộ quản lý các trường cũng đã thực hiện
nhiều hình thức và nhiều biện pháp quản lý khác nhau để có thể hạn chế các hiện tượng
tiêu cực như “cấy” – sửa điểm, nâng điểm, tính toán sai, xếp loại sai… trong khi nhà trường
có cả ngàn học sinh, mà để kiểm tra hết cả ngàn trường hợp này là hết sức khó khăn và
không thể thực hiện được trong khoảng thời gian rất ngắn (3 – 5 ngày sau khi kết thúc kì thi
).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung ở nước ta hiện nay còn ở
trình độ khá sơ đẳng, phát triển manh mún, tự phát và chủ yếu chỉ ứng dụng và phát triển ở
các lĩnh vực khối kinh tế như tài chính, ngân hàng … và hiện nay cũng đang dần được quan
tâm phát triển thêm trong lĩnh vực quản lý nhà nước như thuế quan, hộ tịch, hành chánh….
Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường vẫn còn đang bị bỏ ngỏ
và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp. Hơn nữa, do thiếu sự đồng
bộ cũng như sự đầu tư cần thiết mà hiện nay công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự là yếu tố
tạo động lực phát triển cho ngành giáo dục nước nhà.
Hiệu quả công việc làm điểm của giáo viên cũng như công việc quản lý việc làm
điểm của nhà quản lý trường học vẫn còn là đề tài mới và chưa có bất kì một công trình hay
đề nào nghiên cứu chuyên sâu về nó. Hiện nay trên thị trường kinh doanh phần mềm tại
Việt Nam đã có một số công ty thực hiện sản xuất và kinh doanh một số phần mềm tin học
quản lý nhà trường, trong đó có chương trình quản lý điểm, tuy nhiên các chương trình này
có một số hạn chế như phí bản quyền còn khá cao so với khả năng tài chính của các trường;
tính tương tác và chia sẻ không có, chỉ có thể thực hiện trên một máy tính cho một đĩa CD -
ROOM, vì vậy chỉ có thể thực hiện được ở địa điểm trường mà không thể để giáo viên thực
hiện tại nhà; khó tiếp cận với giáo viên vì các phần mềm này đa số được thực hiện trên nền
Foxpro, Access, Visual basic… trong khi đó, trình độ công nghệ thông tin của giáo viên hiện
nay chỉ có thể thực hiện trên các phần mềm thông dụng như Microsoft Word hay Excel.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC LÀM
ĐIỂM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 – TPHCM”
được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ thực trạng việc làm điểm của giáo viên và biện pháp quản lý
việc làm điểm của cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 –
TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý tốt công việc này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Việc làm điểm và biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên
địa bàn quận 6 – TPHCM.
- Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở tại Quận 6 – TPHCM.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý việc làm điểm của cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn
quận 6 – TPHCM cũng còn nhiều hạn chế. Nếu áp dụng một số biện pháp như ứng dụng
công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình làm điểm của giáo viên; tăng cường kiểm tra đột
xuất qua hệ thống sổ điểm chính, bài kiểm tra học sinh và tiến hành kiểm tra tập trung toàn
trường và chấm chéo một số bài kiểm tra một tiết sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý
việc làm điểm trên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan nhằm hình thành hệ thống khái niệm, hệ thống lí
luận để nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc làm điểm
của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6 – TPHCM và bước
đầu tìm ra một số nguyên nhân.
- Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý việc làm điểm của giáo viên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, kinh phí thực hiện nên đề tài chỉ nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng tại năm trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM.
- Tiến hành thực nghiệm tại trường trung học cơ sở Hậu Giang (nhóm thực nghiệm) và so
sánh đối chiếu với năm trường thuộc nhóm đối chứng cũng là các trường được chọn để
điều tra thực trạng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các
trang web chuyên ngành, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành, các tài liệu về đường
lối chính sách của Đảng, của nhà nước, các tài liệu của những người nghiên cứu trước để từ
đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi với khách thể điều tra là giáo viên
và cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM nhằm tìm ra
thực trạng của việc làm điểm hiện nay của giáo viên cũng như công tác quản lý của Cán bộ
quản lý nhà trường đối với việc làm điểm.
Dạng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý: gồm 26 phiếu điều tra được phát ra cho hiệu
trưởng và các phó hiệu trưởng của các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 –
TPHCM. Bảng hỏi này gồm 7 câu hỏi, chia làm 2 phần chính: nhóm câu hỏi điều tra về
mức độ đồng ý với các nhận định (gồm 5 câu) nhằm tìm ra quan điểm của cán bộ quản lý
các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM về thực trạng cũng như biện pháp
cải thiện các thực trạng liên quan đến việc làm điểm của giáo viên cũng như biện pháp
quản lý việc làm điểm của cán bộ quản lý; nhóm câu hỏi điều tra về quan điểm (2 câu) của
cán bộ quản lý các trường đối với việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc
làm điểm của cán bộ quản lý.
Dạng bảng hỏi dành cho giáo viên, phát ra 210 phiếu trong đó 150 phiếu điều tra giáo
viên tại 5 trường trung học cơ sở có điều tra thực trạng, mỗi trường 30 giáo viên. Phiếu điều
tra thực trạng gồm 9 câu, gồm 4 nhóm câu hỏi, nhóm câu hỏi về loại việc (các câu 1 và 2),
nhóm câu hỏi về thực trạng tiêu tốn thời gian (các câu 3 và 5), nhóm câu hỏi về thực trạng
tiêu tốn sức lao động (các câu 7 và 9), cuối cùng là nhóm câu hỏi về khó khăn sai sót (các
câu 4, 6 và 8). Phiếu điều tra thực nghiệm gồm 60 phiếu được phát ra cho các giáo viên tiến
hành thực nghiệm tại trường trung học cơ sở Hậu Giang, Quận 6 – TPHCM. Phiếu điều tra
thực nghiệm gồm 6 câu hỏi, được chia làm 3 nhóm, nhóm câu hỏi về kết quả thực nghiệm
(các câu 1, 2, 3 và 5), nhóm câu hỏi về nhận định sau khi tiến hành thực nghiệm (câu hỏi 4)
và câu hỏi nêu lên nhận định của bản thân sau khi tiến hành thực nghiệm (câu số 6). Các
phiếu điều tra thực nghiệm sẽ giúp tác giả thu nhận kết quả phản hồi sau khi tiến hành thực
nghiệm để qua đó rút ra kết luận chung về thành công và hạn chế của quá trình thực
nghiệm, đồng thời qua đó khẳng định giả thuyết khoa học đã được đề cập trong luận văn
nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát có kết hợp ghi biên bản nhằm tìm hiểu thực tế biện pháp ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc làm điểm của
cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM. [Phụ lục 4]
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trao đổi với một số cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo, cán bộ quản lý
là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các trường trung học cơ sở thuộc địa
bàn quận 6 – TPHCM. Bộ câu hỏi đàm thoại gồm các câu hỏi như sau: Thầy cô nhận định
như thế nào về việc làm điểm của giáo viên hiện nay; Thầy cô nhận định như thế nào về
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm điểm của giáo viên; Sau khi ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc làm điểm, thầy cô nhận thấy nó có giúp ích gì cho công tác
quản lý của thầy cô trong nhà trường; Khó khăn của việc quản lý điểm hiện nay là gì; Việc
kiểm tra chéo trong nhà trường đã đem lại hiệu quả gì; Việc kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ ghi
điểm của giáo viên đem lại lợi ích gì cho công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp chủ yếu nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của các biện
pháp. Việc thực nghiệm được tiến hành bằng cách tác động các biện pháp đề xuất lên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng không thực hiện các biện pháp tác động. Trước khi thực
nghiệm, kiểm tra tính tương đồng giữa hai nhóm và kiểm tra sự khác biệt giữa hai nhóm
nghiên cứu sau khi tác động thực nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi điều tra và thực nghiệm, dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số
liệu cũng như các thông số có liên quan để đưa ra được những kết luận chính xác và có giá
trị khoa học cho đề tài nghiên cứu. Sau đó, dùng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để xử lí số
liệu thực trạng và số liệu thực nghiệm theo các số liệu thống kê.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Để có cơ sở lí luận vững chắc cho công tác nghiên cứu, có thể sơ lược một vài công
trình nghiên cứu về công tác đánh giá trong nhà trường cũng như công tác đánh giá học sinh
như sau:
Trong nghiên cứu về vai trò và vị trí của công tác đánh giá trong trường học với nhan
đề “Evaluation of schools providing Compulsory Education in Europe” nhóm tác giả của
viện nghiên cứu giáo dục châu Âu đã khẳng định công tác đánh giá là chìa khóa để khẳng
định tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong nghiên cứu này, nhóm
tác giả của viện nghiên cứu giáo dục châu Âu cũng khẳng định việc đánh giá trong giáo dục
rất có ý nghĩa đối với giáo viên và học sinh, cho cả hệ thống giáo dục nói chung, cho công
tác quản lý nội bộ lẫn công tác đối ngoại bên ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ rõ
ai sẽ là người tham gia vào công tác đánh giá, các hình thức đánh giá trong trường học, mục
tiêu, tiêu chuẩn và các thủ tục để thực hiện công tác đánh giá. [36]
Nhóm tác giả cũng đã chỉ rõ vị trí và vai trò của công tác đánh giá trong nhà trường
bằng sơ đồ 1.1 như sau:
Sơ đồ 1.1. Vai trò của công tác đánh giá trong nhà trường
Hiệu trưởng
Giáo viên
Học sinh
Nhà trường
ĐÁNH GIÁ
Ta thấy rằng công tác đánh giá có vị trí rất quan trọng trong nhà trường, nó giúp đánh
giá công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh và
đánh giá tổng thể về nhà trường. Qua đó, những thông tin đánh giá được phản hồi ngược về
cho các đối tượng cụ thể để qua đó nhằm kiểm chứng thông tin đã thu thập được với mong
muốn tìm ra cách thức quản lý, cách thức giảng dạy hoặc cách thức học tập sao cho hiệu
quả hơn.
Trong bài nghiên cứu của mình với tựa đề công tác đánh giá và tự đánh giá trong nhà
trường, giáo sư Peter Rudd và giáo sư Deborah trường đại học Cardiff đã khẳng định về vai
trò của công tác đánh giá như sau: “công tác đánh giá trong trường học là cần thiết để giúp
phát triển cơ chế giám sát và cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập; công tác đánh giá
đòi hỏi phải có một số chuẩn bị thật chu đáo và cẩn thận; mục đích của công tác đánh giá là
tự nâng cao tiêu chuẩn để hỗ trợ giáo viên và học sinh phát triển”.[37]
Do đề tài có liên quan đến việc thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin, vì vậy
xin được lược khảo thêm một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý giáo dục hiện nay trên thế giới
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các ngành nói chung và đặc biệt là
trong quản lý giáo dục đã được quan tâm và ứng dụng từ rất lâu, tác dụng và tầm ảnh hưởng
của công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nhà trường cũng được nhiều tác giả ở nhiều
nước đề cập đến. Trong bài viết nghiên cứu của mình, Peter Van Gils, chuyên gia của Bỉ
làm việc cho dự án ICT in schools đã nêu lên những nhận định của mình về tầm quan trọng
của công nghệ thông tin trong giáo dục như sau: công nghệ thông tin giúp đơn giản hóa và
giảm bớt khối lượng công việc, những phép toán phức tạp và tốn thời gian sẽ chỉ cần thực
hiện bằng một nút nhấn trên máy vi tính, mà trước đây công việc này phải mất vài ngày mới
hoàn tất; công nghệ thông tin là một công cụ không thể thiếu trong công tác hành chánh. Nó
mang lại sự trợ giúp to lớn; công nghệ thông tin giúp lưu giữ hồ sơ cán bộ giáo viên và học
sinh; công nghệ thông tin giúp vận hành nhà trường như lên kế hoạch, sắp xếp nhân sự, tổ
chức nội bộ, công tác quản lý, quản lý tài chánh, giám sát học sinh, quản lý lớp học… [19,
tr.6-8]
Dưới góc độ hình thức ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong giáo dục, Van Gils
cũng chỉ ra như sau: công nghệ thông tin là đối tượng học tập: nó bao gồm bài giảng trên
máy tính và những ứng dụng khác; công nghệ thông tin là công cụ học tập: đây là hình thức
phổ biến nhất, các em học sinh có cơ hội thực hành các kĩ năng trực tiếp trên máy vi tính;
công nghệ thông tin là một người hướng dẫn: một số chương trình vi tính đã được xây dựng
để thay thế cho những hướng dẫn của người thầy giáo; công nghệ thông tin là một phương
tiện mở: nó giúp bổ sung những kĩ năng và kiến thức nâng cao cho người học thông qua tài
liệu mở trên internet, CD-ROM; công nghệ thông tin là phương tiện truyền thông giúp tạo ra
mối liên lạc giữa nhà trường và gia đình. [19, tr.13-15]
Peter Van Gils đã khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý trường học như là chìa khóa thành công cho nhà quản lý. Ông cũng đã chỉ rõ
những tính năng ưu việt mà công nghệ thông tin đem lại cho công tác quản lý nhà trường để
từ đó hướng tới sự thành công. Trước những luận điểm trên của Peter Van Gils, bản thân tôi
đã nhận thức được tầm quan trọng và tính đúng đắn khi xây dựng đề tài này, công nghệ
thông tin không chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của thầy và việc học tập của trò mà nó còn
giúp các nhà quản lý trường học nâng cao năng lực quản lý nhà trường, giúp lãnh đạo nhà
trường kiểm soát được các thông số, nhân lực…về đơn vị mình đang phụ trách.
Đối với công tác đánh giá, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những bài viết,
bài nghiên cứu về vấn đề này như Peterson, Tucker, Ross…. Trong nghiên cứu của mình với
tựa đề “Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn hảo” (Tên tiếng Anh là Assessment for
excellence), Alexander W. Astin đã nghiên cứu về công tác đánh giá, ông đã chỉ ra tầm
quan trọng và lợi ích mà công tác đánh giá đem lại, ông nhận định như sau “các giảng viên,
các nhà quản lý và những người thực hiện hoạt động đánh giá cần phải hiểu tại sao họ đánh
giá và kết quả sẽ được sử dụng như thế nào để thúc đẩy chính sách và hoạt động giáo dục.”
hay khi viết về ích lợi của việc đánh giá đối với sinh viên, Astin viết “việc đánh giá thúc
đẩy sự phát triển năng lực gián tiếp hơn khi nó làm rõ hoặc thông báo cho người dạy biết về
tính hiệu quả của những chính sách và hoạt động giáo dục.” [1, tr.29 - 30]
Đánh giá chất lượng giáo dục nói chung từ trước tới nay luôn là vấn đề mang tính thời
sự không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các quốc gia trên thế giới. Việc Astin nhận định tầm
quan trọng của công tác đánh giá cho thấy rằng tất cả các quốc gia, các trường học dù lớn
hay nhỏ, phát triển, đang phát triển hay chưa phát triển đều có ý thức về tầm quan trọng
của nó.
Tóm lại, nhận định của hai tác giả trên cho ta thấy công tác đánh giá có ý nghĩa rất to
lớn trong trường học và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin là không thể đo đếm
được khi được áp dụng triệt để trong nhà trường nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giảng
dạy và học tập.
1.1.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Trong công tác kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, Giáo sư Trần Bá Hoành đã
khẳng định kiểm tra đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục. Ông cũng nhận định rằng đánh giá không đơn thuần chỉ là ghi nhận
thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng.[32]. Nếu nhận định
của GS Trần Bá Hoành đề cập đến vai trò của công tác đánh giá thì PGS.TS. Trần Khánh
Đức, Đại học quốc gia Hà Nội lại đề cập đến khía cạnh thực trạng công tác đánh giá trong
hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay, ông cho rằng các hình thức kiểm tra đánh giá
thiên về ghi nhớ, nhắc lại những nội dung giảng dạy hiện nay tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều
hạn chế như không phát huy khả năng sáng tạo của người học, không tận dụng được khả
năng linh hoạt, sáng tạo của người học [29]. Hay như TS. Nguyễn Kim Dung, Viện nghiên
cứu giáo dục trường Đại học sư phạm TPHCM lại có cách nhìn khác về công tác đánh giá
hiện nay ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, bà cho rằng đánh giá giáo dục hiện nay
ở Việt Nam chỉ thiên về đo lường mà không thiên về khuyến khích phát triển người học,
việc quản lý và cho đánh giá hiện nay tại Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện theo chương trình
sao cho đúng và đủ chứ chưa quan tâm đến lợi ích thiết thực của người học. Như vậy, công
tác đánh giá trong nhà trường là rất quan trọng và rất có ý nghĩa cho sự phát triển của nhà
trường nhưng tại Việt Nam hiện nay, công tác đánh giá vẫn chưa thực sự được quan tâm và
đầu tư đúng mức, chưa tạo ra động lực để phát triển nhà trường, chưa trở thành thức đo để
đo lường nhằm mục tiêu thúc đẩy nhà trường phát triển. [21, tr.3]
Trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng trong thời
đại phát triển nhanh của công nghệ thông tin, việc ứng dụng những thành tựu mà công nghệ
thông tin đem lại như là một trong những phương thế tất yếu không chỉ cho doanh nghiệp
hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế mà còn đối với cả những cơ quan hành chánh sự nghiệp.
Ông Trần Thọ Đạt, viện trưởng viện đào tạo sau đại học trường đại học kinh tế quốc dân,
trong đề án quản lý đào tạo bằng phần mềm đã chỉ ra rằng: “phương thức làm việc truyền
thống đã bộc lộ rất nhiều bất cập như cơ sở dữ liệu thông tin về sinh viên nằm rải rác ở các
phòng, các khoa khác nhau không tập trung, nhiều công đoạn quản lý trùng lặp, không hỗ trợ
tra cứu…. Ví dụ, với yêu cầu đơn giản là xin xác nhận bảng điểm, cán bộ quản lý phải mất rất
nhiều thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin…” [2]
Hà An, tác giả bài viết số ra ngày 8 tháng 9 năm 2008 trên trang báo điện tử
www.giaovien.net đã nhận định như sau: “việc sử dụng các hệ thống quản lý học tập (LMS)
hiện là một xu thế trên con đường ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục, nhất là sự
khuyến khích của Bộ GD-ĐT trong năm học 2008 – 2009 về việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong nhà trường. Nhiều nhà giáo dục tin rằng, sẽ rất hữu ích cho công tác
quản lý cũng như học tập nếu áp dụng LMS vào nhà trường.” [10]
Các ý kiến trên đã cho chúng ta một nhận định chung rằng việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường là đòi hỏi bắt buộc và không thể thiếu trong tình hình hiện nay.
Nó cũng cho ta thấy sự bất cập và yếu kém trong công tác tổ chức và quản lý trường học ở
Việt Nam hiện nay một phần là do không đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động quản lý của mình. Trong thời đại kinh tế khoa học hiện nay, công nghệ thông tin
được xem như là“mạch máu” truyền dẫn trong cơ thể người, nó hấp thu và chuyển hóa mọi
dữ kiện, dữ liệu thành sản phẩm nuôi dưỡng cơ thể mà ở đây chính là hoạt động của các cơ
sở giáo dục.
Thực tại vốn đang yếu và thiếu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường
học hiện nay đã được Bộ giáo dục và đào tạo nhận ra và đã quyết định chọn năm học 2008
– 2009 là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy và đây
cũng được xem như là năm bản lề cho nhiều sự thay đổi của ngành trong tương lai.
Trong hội thảo về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục do Bộ
giáo dục và đào tạo chủ trì được đăng trên Tuổi trẻ online ngày 30 tháng 8 năm 2008, ông
Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục Công nghệ thông tin – Bộ giáo dục và đào tạo nhận
định: “không chỉ được áp dụng rộng rãi ở những nơi có điều kiện như TPHCM hoặc Hà Nội…
công nghệ thông tin đang ngày càng được ngành giáo dục các địa phương, kể cả các tỉnh
miền núi, vùng khó khăn chú trọng vào công tác quản lý và giảng dạy.” [26]. Cũng trong
buổi hội thảo trên, ông Đỗ Văn Xê – Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ cũng nhận
định: “để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, lãnh đạo các đơn vị phải là người đi tiên
phong. Các trường phải mạnh dạn đưa công nghệ mới vào ứng dụng và kết hợp nhiều nguồn
lực, trong đó có nguồn lực hợp tác quốc tế.” [26]
Tiếp sau hội nghị của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và giảng dạy, nhiều Sở giáo dục và đào tạo các Tỉnh, Thành cũng
đã tổ chức những hội thảo chuyên đề, những hội nghị quán triệt nhằm cụ thể hóa nội dung
chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tại hội
nghị chuyên đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: cần có sự đầu tư đồng bộ
được Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2008, hội nghị đã
nêu một số nhận định như sau: “Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đổi
mới phương pháp giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Nhiều trường đã triển khai ứng dụng
thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên, học sinh, sinh viên như đăng kí
môn học, quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, đồ dùng dạy học, thư viện và còn thiết lập
website để giao tiếp với phụ huynh học sinh…”[27]
Nhận xét về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với giáo dục, ông Nguyễn
Minh Hùng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai nhận định tại hội nghị:
“việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của
công nghệ thông tin, nhà trường đã ứng dụng phần mềm tin học do vụ tổ chức cán bộ – Bộ
giáo dục đào tạo cung cấp để thống nhất quản lý cán bộ, giáo viên, công nhân viên, ứng
dụng các phần mềm trong quản lý đào tạo, quản lý sinh viên, quản lý tài chánh, quản lý thư
viện…”[27]
Trong công văn gửi lãnh đạo các Sở giáo dục đào tạo về việc yêu cầu thực hiện tốt
nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008 – 2012, góp phần
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục đào tạo chỉ đạo: “Tin học hóa công
tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Phòng) và ở các cơ sở giáo dục. Xây dựng hệ
thống thông tin quản lý giáo dục và thống kê giáo dục thông qua việc tích hợp cơ sở dữ liệu
từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghiên
cứu khai thác và sử dụng kết quả phân tích dữ liệu thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ giáo dục đào tạo cung cấp hằng năm trong công tác quản
lý giáo dục của địa phương. Đánh giá tốt công tác của từng hội đồng coi thi, chấm thi.”
Báo giáo dục – thời đại, số ra ngày 7 tháng 3 năm 2006, trích đăng nhận định của ông
Lê Tiến Thành, phó vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học – Bộ giáo dục đào tạo về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong trường học như sau : “nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong nhà trường, nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội
nhận thức được một cách đầy đủù ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo” [3]
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ở nhà trường không
chỉ mới được nói đến hay thực hiện gần đây theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo ngành giáo
dục mà thực chất, việc nhận thức được ảnh hưởng cũng như lợi ích kinh tế mà nó mang lại
là rất lớn nên trong khoảng 10 năm trước, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
giảng dạy đã được nhiều công ty tin học trong và ngoài nước quan tâm, chú ý và họ đã tạo
ra nhiều sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng trong nhà trường như các sản phẩm
E.school quản lý nhà trường, các phần mềm học Anh ngữ, thí nghiệm ảo, xếp thời khóa
biểu…. Hiện nay, trên thị trường công nghệ thông tin cũng xuất hiện nhiều công ty thiết kế
phần mềm phục vụ cho việc quản lý và giảng dạy, quản lý điểm, quản lý trường học, có
thể liệt kê một số phần mềm như sau: School Viewer 5.5 phục vụ việc quản lý điểm, xếp
loại theo quyết định 40 năm 2006 /BGD.ĐT và quyết định 55 năm 2008 /BGD.ĐT; hoặc như
phần mềm School Manager của công ty thiết bị trường học chuyên dùng để quản lý nhân
sự, quản lý học sinh…
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm Quản lý
Khái niệm quản lý là một khái niệm tổng quát, nó được dùng trên rất nhiều lĩnh vực
xã hội, khoa học, sản xuất. Tùy theo cách tiếp cận mà có những khái niệm phù hợp với từng
lĩnh vực cụ thể. Khái niệm quản lý được một số tác giả nước ngoài định nghĩa như sau:
Mary Parker Follet, chuyên gia nghiên cứu quản lý và xã hội của Mĩ, bà nhận định về
quản lý như sau: “quản lý là hoạt động của một nhóm người cùng hướng về một mục
đích”[16, tr. 35]. Follet cũng chỉ ra nhiều dạng quản lý khác nhau như quản lý trong kinh
doanh (in business), quản lý trong y học (in medicine), quản lý trong thể thao (in sports),
quản lý trong nghệ thuật (in art), quản lý trong máy tính (in computing )….[16, tr.35]
Tác giả Marina Pinto, một nhà nghiên cứu xã hội học thì cho rằng: “Quản lý là một
hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có một nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung.”
[16,tr.35]
Gần giống với quan điểm của tác giả Marina Pinto, Harold Koontz, một chuyên gia
thương mại Mĩ lại nhận định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.”[11, tr.36]
Trong khi đó, một số tác giả Việt Nam lại có những nhận định như sau:
Trong quyển “Lý thuyết quản lý”, Đỗ Hoàng Toàn định nghĩa: “Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường.”[9, tr.50]
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Quản lý là một quá trình tác động có
định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình
trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và
làm cho nó phát triển tới mục đích nhất định.” [7, tr.3]
Nguyễn Minh Đạo lại định nghĩa như sau: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh
tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.” [18,
tr.9]
Mục tiêu
Đối tượng quản lí
Chủ thể quản lí
Khách thể
quản lí
Sơ đồ 1.2. Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý, tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả mà có nhiều cách định
nghĩa khác nhau, tuy nhiên ta có thể rút ra một số vấn đề cốt lõi của quản lý như sau: chủ
thể quản lý là con người hoặc tổ chức do con người lập nên; khách thể quản lý là con người,
sự vật hoặc sự việc.
Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ
nhau, chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể quản lý thì làm nảy
sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con
người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý. Trong quản lý, chủ thể quản lý phải có tác
động phù hợp và sắp xếp hợp lí các tác động đó nhằm đạt mục tiêu quản lý. Do đó, quản lý
phải kết hợp chặt chẽ giữa tri thức và lao động. Xét dưới góc độ điều khiển học hành động
thì quản lý chính là quá trình điều khiển sắp xếp tác động làm cho đối tượng quản lý thay
đổi trạng thái.
Muốn phát huy tiềm năng của đối tượng quản lý thì phải có cơ chế quản lý đúng. Cơ
chế quản lý là phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý được diễn ra, quan hệ tương tác
giữa chủ thể và khách thể quản lý đượ._.c vận hành và phát triển. Để thực hiện các quá trình
quản lý phải có các điều kiện, phương tiện quản lý. Điều kiện, phương tiện quản lý không
chỉ là máy móc kĩ thuật mà còn là nhân cách của nhà quản lý. Hiệu quả quản lý là sản
phẩm kép, nghĩa là trong quá trình quản lý, đối tượng quản lý phát triển và phẩm chất năng
lực của nhà quản lý cũng phát triển.
Xét dưới góc độ hoạt động, quản lý có 4 chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng lập kế hoạch: việc dự kiến các bước đi hợp lý và các điều kiện cụ thể cùng
việc giải quyết các tình huống, các vấn đề xảy ra.
- Chức năng tổ chức: sự liên kết các bộ phận để tạo ra sức mạnh tổng hợp của bộ máy,
trong đó đặc biệt là liên kết con người.
- Chức năng điều hành, thúc đẩy: sự chỉ huy, dẫn dắt, tác động làm cho bộ máy hoạt
động, trong quá trình hoạt động có điều chỉnh và thúc đẩy.
- Chức năng kiểm tra: nắm tình hình hoạt động của bộ máy để từ đó điều chỉnh hoạt
động của bộ máy để đạt đến mục tiêu.
Nhìn chung, quản lý là hoạt động có chủ đích của con người, quản lý không nằm
ngoài mục tiêu là giúp vận hành hệ thống được tốt hơn. Để phục vụ cho công tác quản lý thì
có các chức năng quản lý, các chức năng này giúp cho nhà quản lý thực hiện đầy đủ chức
năng quản lý của mình. Theo bản thân người viết, quản lý là hoạt động mà trong đó nhà
quản lý vận dụng các chức năng quản lý nhằm giúp đối tượng quản lý thực hiện đầy đủ và
đúng đắn mục tiêu quản lý đã đề ra.
1.2.2. Khái niệm Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng được định nghĩa dưới
nhiều cách thức khác nhau tùy theo cách tiếp cận của người đưa ra khái niệm, có thể liệt kê
một số khái niệm như sau:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý
nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn
lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội.” [28, tr.36]
Nguyễn Ngọc Quang trong Những khái niệm cơ bản về lí luận giáo dục có đinh nghĩa
như sau: “quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui
luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo
dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.” [19, tr.25]
Theo TS. Hồ Văn Liên: “cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt
động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục đích của mình.” [14, tr.9]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo thì quản lý giáo dục được hiểu theo hai ý là nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động,
điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu hiện nay”. Theo nghĩa hẹp thì “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một
chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống ) mang tính tổ chức sư
phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi
hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho qui trình này vận hành tới việc hoàn thành những
mục đích dự kiến.” [18, tr.16,17]
Như vậy, có thể khẳng định rằng bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động
có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình
hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Một số tác giả khác lại cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có ý thức, có mục
đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống, nhằm mục
đích bảo đảm giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển hài hòa và
toàn diện của họ, trên cơ sở nhận thức đúng và sử dụng các qui luật chung vốn có của chủ
nghĩa xã hội, cũng như các qui luật khách quan của quá trình dạy học – giáo dục, của sự
phát triển thể chất và tâm lý trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên.” [24, tr.9]
Như vậy, quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý, nó cũng có các chức năng
riêng của mình, có thể kể ra một số chức năng của quản lý giáo dục như sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: soạn thảo, thông qua và xây dựng được hệ thống những chủ
trương, những quyết định quản lý giáo dục.
- Chức năng tổ chức, chỉ đạo giáo dục: thực hiện các quyết định quản lý bằng cách xây
dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo nên mạng lưới quan hệ tổ chức, tuyển
lựa, sắp xếp, bồi dưỡng cán bộ làm cho mục tiêu trở nên có ý nghĩa, tăng tính hiệu
quả về mặt tổ chức. Chỉ dẫn, động viên, điều hành và phối hợp các lực lượng giáo dục
(cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh…) theo sự phân công và kế hoạch đã định
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mong muốn.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: chức năng này có liên quan đến mọi cấp quản lý để
đánh giá các hoạt động của hệ thống giáo dục. Chức năng kiểm tra, đánh giá, thực
hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc, đối chiếu với yêu cầu đã đề ra để có
sự đánh giá đúng đắn những nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.
Nếu như quản lý theo nghĩa chung nhất được hiểu rộng cho các chuyên ngành khác
nhau thì quản lý giáo dục, với chức năng của mình lại mang bản chất sư phạm. Nhà quản lý
giáo dục không thực hiện các chức năng quản lý vào mục tiêu tạo ra sản phẩm vật chất hay
tinh thần mà quản lý giáo dục vận dụng các chức năng quản lý đặc thù của chuyên ngành
để thực hiện các đường lối, chính sách của chế độ, cao hơn nữa là thực hiện thành công mục
tiêu giáo dục con người hướng tới các điều chân – thiện – mĩ.
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường
1.2.3.1. Khái niệm trường học
Trường học là hệ thống con của hệ thống giáo dục, đồng thời cũng là hệ thống con
của hệ thống xã hội. Trường học là một thể chế chuyên biệt của xã hội, của nhà nước, có
chức năng giáo dục và đào tạo, có mục tiêu rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung cấp các
điều kiện cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình.
Giáo dục là quá trình xã hội hóa nhân cách đang phát triển của trẻ em – bộ phận
quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất của quá trình này – được thực hiện một cách có kế
hoạch, có hệ thống trong trường học.
Trường học có đặc điểm thể chế là sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa đặc điểm nhà
nước và xã hội. Trường học trong bất kì chế độ chính trị nào, hình thái kinh tế xã hội nào
cũng là một hệ thống mở, nghĩa là trường học cũng có mối quan hệ mật thiết với môi trường
kinh tế – chính trị – xã hội – văn hóa, nó chịu sự tác động mạnh mẽ với môi trường kinh tế
– chính trị – xã hội – văn hóa.
Với tư cách là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường ở nước
ta có các nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đó là nơi tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
theo mục tiêu chương trình giáo dục. Nhà trường quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên, quản
lý người học, quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chánh theo qui định
của pháp luật. Nhà trường cần phải có sự hợp tác với gia đình người học, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động giáo dục. Ngoài ra, nhà trường cũng phải tổ chức cho nhà giáo, cán bộ nhân
viên và người học tham gia các hoạt động xã hội. Nhà trường còn thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
1.2.3.2. Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quá trình nắm vững các văn bản pháp qui, nắm vững thực trạng
nhà trường về cán bộ giáo viên và các điều kiện vật chất; nắm được các thông tin về môi
trường, từ đó lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn thực hiện các quyết định quản lý theo một
phương án tối ưu, nhằm làm cho các đối tượng quản lý vận động hướng tới việc thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường.
Trong “Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục”, Phạm Minh Hạc viết: “Quản
lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,
tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với các ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.”[23, tr. 22].
Việc quản lý nhà trường bao gồm các quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Quản lý
nhà trường bao gồm các nhiệm vụ như: quản lý quá trình sư phạm là quản lý các quá trình
giáo dục; quản lý cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực trong nhà trường.
Nhà trường là một hệ thống xã hội có 3 thành tố chính là con người, vật chất và tinh
thần. Sự liên kết giữa 3 thành tố này diễn ra trong không gian và thời gian tạo thành các
quá trình xã hội. Trong nhà trường, quá trình đó là quá trình giáo dục.
Phương tiện
giáo dục
Nội dung
giáo dục
Giáo viên
Phương pháp
giáo dục
Học sinh
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ của các thành tố trong quá trình giáo dục
Mục đích
giáo dục
Trường trung học cơ sở trước đây gọi là trường cấp II, sau được ghép với cấp I gọi là
trường phổ thông cơ sở, từ những năm 90, trường tiểu học được tách ra khỏi trường trung
học cơ sở để hình thành một cấp học riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sơ đồ 1.4 sẽ
cho ta thấy rõ vị trí và vai trò của trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
tại Việt Nam:
Giáo dục
Mầm non
Giáo dục phổ thơng
GDTH GD
THCS
GD
THPT
Dạy nghề Trung cấp chuyên nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp
Đại học
Giáo dục
Sơ đồ 1.4. Vị trí trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
Từ sơ đồ 1.4 ta thấy giáo dục trung học cơ sở là bộ phận của giáo dục phổ thông tiếp
nối ngay sau giáo dục tiểu học và là bước chuyển tiếp đi lên giáo dục trung học hoặc giáo
dục nghề nghiệp. Như vậy, giáo dục trung học cơ sở được xem như là “nấc thang” chuyển
tiếp người học tiến lên những bậc học cao hơn hoặc hướng nghiệp cho học sinh và là bước
chuyển tiếp không thể thiếu nếu người học muốn tiếp tục theo học cao hơn để lĩnh hội tri
thức cũng như kĩ năng nghề nghiệp.
Luật giáo dục 1998 qui định:
Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở
Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học
vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động sinh hoạt sau này.
Nội dung của giáo dục trung học cơ sở
Củng cố phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có
được những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác
về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết tối
thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của giáo dục trung học cơ sở
Thực hiện các hoạt động giáo dục do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Tổ chức
hướng nghiệp và lao động hướng nghiệp chuẩn bị nghề cho học sinh. Tổ chức cho thầy cô
giáo và học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phổ biến khoa học, bảo vệ môi
trường, vận động nhân dân, các tổ chức cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục. Quan tâm giáo dục toàn diện nhằm hình thành
và phát triển ở học sinh nhân cách xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị đội ngũ lao động và chiến sĩ
trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát triển, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp
phần chuan bị đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cho trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
Điều 16 điều lệ trường trung học ban hành năm 2000 như sau: “Cán bộ quản lý giữ vai
trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy, Cán bộ
quản lý phải không ngừng học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng
lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.”[5]
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng được xem như người “nhạc trưởng”. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu
trưởng là tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
năm học; quản lý giáo viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người tổ chức
giáo dục học sinh; quản lý hành chánh, tài chánh, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế
độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện qui chế dân
chủ trong hoạt động của nhà trường.
Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Giúp việc cho hiệu trưởng là các phó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện và
chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; cùng với hiệu
trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; thay mặt hiệu trưởng điều
hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.
Trong quản lý nhà trường, các phó hiệu trưởng sẽ cùng hiệu trưởng chịu trách
nhiệm cao nhất về công tác điều hành và quản lý nhà trường. Các phó hiệu trưởng, tùy theo
năng lực và nghiệp vụ đã được đào tạo, tùy theo sự phân công phân nhiệm mà có những
nhiệm vụ và chức trách khác nhau như có thể phụ trách công tác quản lý chuyên môn hoặc
chịu trách nhiệm về quản trị hành chánh, quản lý cơ sở vật chất nhưng đều chịu sự quản lý
chung của hiệu trưởng nhà trường.
1.2.4. Khái niệm đánh giá trong giáo dục
1.2.4.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, tùy thuộc vào ngành, nghề đặc trưng
mà có khái niệm đánh giá khác nhau. Theo thuật ngữ tiếng Anh, đánh giá (evaluation) được
hiểu là hệ thống xác định những ưu điểm, giá trị và tầm quan trọng của một ai đó bằng cách
sử dụng các tiêu chí với một bộ các tiêu chuẩn [1]. Theo từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà
Nẵng 1997, đánh giá được hiểu là nhận định một giá trị.
Theo Trần Bá Hoành thì đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được. Đối chiếu với
những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện
thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.[32]
Các nhận định trên đã cho ta hình dung được khái niệm về đánh giá và tầm quan
trọng của công tác đánh giá. Đánh giá không đơn giản chỉ là xác định những thông tin của
đối tượng mà dựa trên những thông tin thu thập đó, thông qua đối chiếu với các bộ tiêu
chuẩn, tiêu chí đã được xác lập nhằm đề xuất những quyết định, những quyết sách nhằm cải
thiện thực trạng của đối tượng.
1.2.4.2. Đánh giá trong giáo dục
Khái niệm đánh giá trong giáo dục
Cũng như các ngành nghề khác, đánh giá trong giáo dục cũng có vị trí và vai trò riêng
của nó. Theo Ths. Vũ Trọng Nghị: “trong quá trình dạy học nói riêng hay giáo dục và đào
tạo nói chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một
chỉnh thể thống nhất trong qui trình đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá không đơn thuần chỉ chú
trọng vào kết quả học tập của học sinh, mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ,
thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm định chất lượng, hiệu quả
dạy học và trình độ nghề nghiệp của người ấy.”[34]
Theo hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả học tập học sinh trung học
cơ sở thì: “đánh giá là tập hợp các chiến lược đánh giá nhằm thu thập và phân tích thông tin
để nhận xét, phán đoán kết quả học tập của học sinh dựa theo mục tiêu chương trình môn
học.” [4]
Theo Đỗ Công Tuất, giảng viên trường Đại học An Giang, trong giáo trình Đánh giá
trong giáo dục có đưa ra khái niệm về công tác đánh giá trong giáo dục như sau: “đánh giá
được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào
sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn nhằm đề xuất ra
những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác giáo dục”.[8]
Tuy nhiên, trong giáo dục, việc đánh giá lại được tiến hành trên nhiều cấp độ khác
nhau, nhiều đối tượng khác nhau với những mục đích khác nhau như: đánh giá nền giáo dục
của một quốc gia để xem xét chỉ số giáo dục của quốc gia đó trên bình diện với các quốc
gia khác trong khu vực (như khu vực ASIA, khu vực ASEAN…), trong khối (như khối APEC,
cộng động Pháp ngữ…), đánh giá công tác giáo dục của một đơn vị (cấp Sở giáo dục, cấp
Phòng giáo dục hoặc cấp trường, cấp điểm trường), hay đánh giá công tác quản lý của lãnh
đạo cơ sở giáo dục, đánh giá giáo viên hay đánh giá học sinh.
Mục đích của việc đánh giá trong giáo dục
Đánh giá nền giáo dục của một quốc gia là công việc của các tổ chức quốc tế như
UNESCO, hoặc đó là công việc của nhà nước, của chính phủ. Đánh giá các đơn vị giáo dục
là trách nhiệm của cơ quan chủ quản giáo dục cấp trên của đơn vị được kiểm tra đánh giá.
Đánh giá giáo viên là trách nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục. Đánh giá học sinh là
trách nhiệm của giáo viên giảng dạy. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu
nghiên cứu về công tác đánh giá học sinh. Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt và chưa đạt về các mục tiêu dạy học, kiến thức, kĩ năng, thái
độ của học sinh về chương trình nhằm phát hiện những sai sót, điều chỉnh hoạt động
học.
- Đưa ra các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh và của tập thể lớp,
tạo cơ hội cho học sinh phát triển các kĩ năng tự đánh giá.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh yếu của mình để từ đó tự
điều chỉnh, tự hoàn thiện chất lượng giảng dạy và hiệu quả dạy học.
GIẢNG DẠY KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Sơ đồ 1.5. Ảnh hưởng của công tác đánh giá đối với kết quả giảng dạy
Qua sơ đồ 1.5, có thể nhận ra được mối quan hệ giữa công tác đánh giá và công tác
giảng dạy của giáo viên, giữa chất lượng giảng dạy và hiệu quả giảng dạy. Công tác đánh
giá sẽ chi phối ngược trở lại kết quả giảng dạy và công tác giảng dạy, công tác giảng dạy
của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy và công tác đánh giá.
Ý nghĩa của việc đánh giá trong giáo dục
Đối với học sinh: việc đánh giá cung cấp kịp thời những thông tin phản hồi ngược
giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học, giúp học sinh nhận ra được lượng kiến thức mà
mình đã được học tới mức độ nào, ngoài ra nó còn giúp học sinh phát huy trí thông minh
sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế.
Đối với giáo viên: việc kiểm tra đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những
thông tin phản hồi nhằm giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, nó còn giúp giáo viên
nắm chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện
pháp giúp đỡ riêng từng cá thể. Người giáo viên nên thường xuyên xem kiểm tra đánh giá
là công cụ để giúp học sinh tự đánh giá và hoàn thiện bản thân.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Kiểm tra đánh giá giúp cho cán bộ quản lý các cấp
những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục nhằm kịp thời
uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết có thể có trong quá trình quản lý cơ sở.
1.2.5. Khái niệm Quản lý điểm
1.2.5.1. Khái niệm điểm số
Theo từ điển bách khoa toàn thư định nghĩa: “Điểm số là một thang bậc dùng để định
lượng chất lượng cho một đối tượng.”[7].
Ths Nguyễn Thị Kim Dung và TS Phạm Xuân Thanh đã đưa ra nhận định về khái
niệm điểm số như sau: “điểm số là điểm mốc, điểm chuẩn hay điểm so sánh. Điểm số trở
thành cái mốc để so sánh một vật thể trong ba trạng thái: hơn, bằng, kém.” [20, tr. 5-6]
Điểm số chính là công cụ thể hiện sự đánh giá của cơ sở giáo dục mà cụ thể là người
giảng dạy đối với người học. Tùy vào loại hình trường, loại hình giáo dục mà có nhiều công
cụ đánh giá khác nhau, tuy nhiên, trong luận văn này, xin được tạm thời chia thành hai loại:
Loại điểm số chính qui:
Là loại điểm số do cơ quan giáo dục cao nhất của quốc gia ban hành, mà cụ thể ở
đây là Bộ giáo dục và đào tạo. Tùy vào cấp học, môn học mà có các loại điểm số được qui
định khác nhau như đối với cấp trung học cơ sở, các môn học Văn – Toán – Anh – Lí – Hóa
– Sinh – Sử – Địa – Giáo dục công dân – Công nghệ thì cho điểm số là thang điểm từ 0 tới
10; riêng các môn nghệ thuật như Thể dục – Mĩ thuật – Âm nhạc thì tùy vào quyết định của
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh thành mà cho điểm số theo định lượng hay định tính (Giỏi –
Khá – Trung bình – Chưa đạt ).
Loại điểm số không chính qui:
Là loại điểm số do các cơ sở giáo dục hoặc người giảng dạy tự qui định và thường
ít được áp dụng tại Việt Nam. Những qui định về loại điểm số này thường do các cơ sở giáo
dục hoặc trực tiếp người dạy và người học tự thống nhất với nhau nhưng không có giá trị về
mặt pháp lí.
1.2.5.2. Khái niệm quản lý điểm
Khái niệm quản lý điểm
Quản lý là một quá trình nhằm mục đích xây dựng và phát triển đối tượng quản lý,
nhằm giúp cho đối tượng quản lý ngày càng hoàn thiện hơn. Quá trình đó thay đổi theo
nhiều dạng khác nhau cả về lượng lẫn về chất. Quá trình quản lý cũng nhằm mục đích làm
cho đối tượng quản lý biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng và từ đơn
giản đến phức tạp.
Quản lý điểm là một bộ phận của công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường,
quản lý điểm là nhiệm vụ và chức năng của hiệu trưởng và tùy thuộc vào sự ủy quyền mà
có thể giao cho các phó hiệu trưởng phụ trách công việc này. Quản lý điểm trong nhà
trường không chỉ đơn thuần là công tác kiểm tra việc vào đúng, vào đủ các cột điểm của
giáo viên mà song song đó, người quản lý còn phải đảm bảo quá trình làm điểm của giáo
viên không xảy ra hiện tượng tiêu cực, không làm sai qui chế chuyên môn. Muốn làm được
như thế, đòi hỏi nhà quản lý cần phải đưa ra được những biện pháp thật cụ thể, rõ ràng và
phù hợp với đặc trưng đơn vị mình phụ trách .
Điểm số có vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng người học, đồng thời
cũng chỉ ra được chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường để từ đó giúp cho nhà
quản lý có thể hoạch định những chính sách cụ thể về chuyên môn, nhân sự, tài chánh trong
nhà trường. Chính vì thế, công tác quản lý điểm có vai trò rất quan trọng giúp nhà quản lý
đề ra những chính sách hợp lí để phát triển nhà trường.
Trong phạm vi hạn chế của mình, qua tổng hợp và đúc kết từ những khái niệm khác,
xin được đưa ra khái niệm về thuật ngữ quản lý điểm như sau: “Quản lý điểm là hoạt động
tác động của nhà quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trên đối tượng quản lý bằng các
biện pháp và cách thức do nhà quản lý đề ra nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch và hiệu quả
tối ưu nhất, hạn chế những tiêu cực, sai sót trong việc làm điểm.”
Chức năng của công tác quản lý điểm
Quản lý điểm là một hoạt động của công tác quản lý chuyên môn mang tính đặc thù
chỉ có trong nhà trường, công tác quản lý điểm trong nhà trường có ba chức năng chính là
chức năng kiểm tra, chức năng tư vấn và chức năng đánh giá. Ba chức năng này tuy mang
tính riêng biệt và độc lập với nhau về tính chất nhưng lại cộng hưởng và hỗ trợ với nhau.
Nếu không có kiểm tra thì nhà quản lý không thể tư vấn và đánh giá được việc làm điểm
của giáo viên. Chức năng tư vấn sẽ giúp nhà quản lý thực hiện tốt năng lực quản lý của
mình trong việc giúp cho đối tượng quản lý sửa chữa, khắc phục những thiếu sót nếu có
trong quá trình kiểm tra. Ngược lại, chức năng đánh giá sẽ giúp cho công tác kiểm tra của
nhà quản lý thêm hiệu lực nhằm giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt hơn và đầy đủ hơn
quyền của nhà quản lý.
Vai trò của công tác quản lý điểm
Quản lý điểm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Kết quả cuối
cùng của công tác quản lý điểm là tính đúng đắn, sự chính xác, và không có hiện tượng tiêu
cực. Kết quả của công tác quản lý điểm sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên toàn bộ
quá trình quản lý trong trường học, vì vậy nhà quản lý phải luôn quan tâm, xem xét và thực
hiện thật tốt công tác này nếu muốn phát triển nhà trường đi lên. Việc chọn lựa và cách
thức quản lý việc làm điểm như thế nào cho hiệu quả và chất lượng phụ thuộc nhiều vào
khả năng, trình độ và nghiệp vụ quản lý của nhà quản lý. Nếu muốn công tác quản lý này
phát huy hết vai trò tích cực của nó thì đòi hỏi nhà quản lý phải lựa chọn được đường lối,
chiến lược và kế hoạch thực hiện thật cụ thể và khoa học.
Để việc quản lý điểm được thực hiện thành công, mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi nhà
quản lý phải có phẩm chất và chức năng sau: nhà quản lý giáo dục phải có lập trường tư
tưởng vững vàng, luôn tuân thủ và chấp hành tuyệt đối chủ trương, chính sách, pháp luật
của nhà nước và qui chế chuyên môn của ngành, phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu
trách nhiệm trước cấp trên cũng như cấp dưới về các quyết sách cũng như mọi nhận xét của
mình, phải luôn có tư duy đổi mới, không cục bộ gây chia rẽ mất đoàn kết, tôn trọng ý kiến
đồng nghiệp và cấp dưới, không bao che, không vụ lợi trước những hành vi sai trái của
thuộc cấp, luôn biết động viên, thuyết phục và tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường về các quyết sách để cùng tham gia vào công tác quản lý. Nhà
quản lý giáo dục phải có trình độ chuyên môn và nghiệm vụ quản lý vững vàng, có uy tín
trong giảng dạy và giáo dục. Ngoài ra, cần phải có năng lực trong việc hoạch định kế hoạch
và cụ thể hóa các chương trình công tác. Nhà quản lý cũng cần phải có năng lực sắp xếp và
tổ chức bộ máy quản lý nhà trường sao cho tinh gọn, hợp lí và luôn hoạt động hiệu quả, chất
lượng, phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và ngoại ngữ để có thể tiệm cận được với những thay đổi, những
phát kiến, phát minh mới trong lĩnh vực giáo dục vốn đang và luôn thay đổi từng ngày.
1.3. Cách thức làm điểm của giáo viên
Cách làm điểm là phương thức mà người giáo viên sử dụng những công cụ cụ thể, ở
đây là qui chế đánh giá xếp loại theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo; trang thiết bị; sổ
liên lạc giữa nhà trường và gia đình, để thực hiện và hoàn thành việc đánh giá chất lượng
người học.
Theo khoản 1a, điều 31, điều lệ trường trung học cơ sở ban hành năm 2007, giáo viên
bộ môn: “là người phải hoàn thành các nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo chương trình, kế
hoạch giáo dục, soạn bài, dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo qui định; vào sổ
điểm, ghi học bạ đầy đủ…” [5, tr.14]
Ngoài chức năng của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được qui định
chức năng và nhiệm vụ cụ thể tại khoản 2c, điều 31, điều lệ trường trung học cơ sở như sau:
“nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ
luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn
luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và
học bạ học sinh.”[5]
Như vậy, việc làm điểm của giáo viên gồm các công việc sau:
1.3.1. Đối với giáo viên bộ môn
Ghi điểm: là công việc mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên mỗi khi lên lớp.
Sau mỗi lần tiến hành kiểm tra học sinh (kiểm tra miệng – kiểm tra viết dưới 1 tiết và kiểm
tra 1 tiết), giáo viên tiến hành chấm điểm và ghi điểm cho học sinh để học sinh biết chính
xác mình được đánh giá ra sao, kết quả như thế nào.
Lưu trữ điểm: sau khi ghi điểm và thông báo kết quả cho học sinh, giáo viên phải lưu
điểm vào hệ thống sổ sách của nhà trường là sổ ghi điểm cá nhân và sổ gọi tên ghi điểm.
Báo điểm cho giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ phận văn phòng: vào mỗi đợt báo điểm
của nhà trường về cho phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn phải có nhiệm vụ đưa kết quả
điểm số bộ môn mình phụ trách cho giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc bộ phận văn phòng nhà
trường để những người này có trách nhiệm tính toán và báo kết quả về cho phụ huynh học
sinh.
1.3.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm
Việc làm điểm của giáo viên chủ nhiệm bao gồm các loại công việc sau:
Tổng hợp điểm: là khâu thu thập các bảng điểm của giáo viên bộ môn giảng dạy tại
lớp. Công việc này tuy đơn giản nhưng lại là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng và
thời gian công tác báo điểm về phụ huynh học sinh. Nếu bước tổng hợp này chậm hoặc bị
gián đoạn thì có khả năng ảnh hưởng nhiều đến các bước tiếp sau.
Tính toán điểm trung bình: là quá trình tính điểm trung bình các môn cho học sinh.
Đây là quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức vì giáo viên chủ nhiệm phải tính điểm
trung bình cho từng học sinh cụ thể trong lớp. Nếu thực hiện không xong hoặc có sai sót
trong quá trình này thì sẽ dẫn đến việc sai sót trong các bước tiếp theo. Công thức để tính
trung bình các môn học cho một học sinh được tính toán như sau:
- Trung bình môn học kì: tongheso xthixhesoheso 3)(2)2(1
- Trung bình môn năm học: tongheso xHKHK 221
- Trung bình xếp loại học kì: tongheso SuSinhToanxVanx ...22
- Trung bình xếp loại cả năm: tongheso xTbhkTbHK 221
Xếp loại học lực – hạnh kiểm: là khâu quan trọng nhất nhưng hay sai sót nhất trong
toàn bộ quá trình làm điểm. Để đánh giá và xếp loại học lực học sinh, giáo viên chủ nhiệm
phải dựa trên điểm trung bình các môn của học sinh và điểm trung bình Văn – Toán cũng
như điểm trung bình thấp nhất để từ đó đánh giá học sinh thuộc loại nào trong các loại học
lực Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém.
Thống kê: quá trình này làm tiêu tốn khá nhiều thời gian vì giáo viên phải phân loại
từng loại thống kê theo yêu cầu, sau đó tiến hành đếm số lượng và tính phần trăm đạt được.
Các loại thống kê giáo viên thường phải làm là thống kê điểm thi, thống kê học lực, thống
kê hạnh kiểm, thống kê tỉ lệ lên lớp, ở lại lớp, thi lại.
Ghi phiếu điểm (phiếu liên lạc): quá trình này là quá trình phải tiến hành ghi lại tất cả
các điểm số, kết quả của học sinh vào phiếu liên lạc để học sinh gửi về cho phụ huynh.
Chọn lọc danh sách: tùy loại hình._. pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên
địa bàn Quận 6 TPHCM” là một đề tài mới, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu
nào đề cập trước đây, vì vậy, việc chọn lựa và nghiên cứu luận văn đề tài này là bước đi
đầu tiên cho việc chọn lựa và triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, việc áp
dụng tiến hành thực nghiệm cũng là một bước đi nhằm khẳng định tính đúng đắn và giá trị
khoa học của đề tài. Quản lý việc làm điểm là một yêu cầu rất cần thiết để nhà quản lý
thực hiện có hiệu quả công việc của mình cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
quản lý giáo dục.
2. Thực trạng của việc làm điểm tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 -
TPHCM là làm thủ công, cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
chưa được đầu tư đồng bộ, điều này việc làm điểm gặp phải nhiều khó khăn như dễ sai sót
trong quá trình làm điểm, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Thực trạng
này cũng làm cho công tác quản lý điểm của cán bộ quản lý nhà trường gặp nhiều khó khăn
như khó quản lý mức độ sai sót trong việc làm điểm của giáo viên, dễ xảy ra tiêu cực giữa
giáo viên và học sinh, các cán bộ quản lý giáo dục chỉ kiểm tra các thao tác làm điểm ở
mức độ “đôi khi” là chủ yếu, trong đó chỉ chú trọng dừng lại ở các công việc kiểm tra sổ gọi
tên ghi điểm, sổ học bạ, công tác thống kê. Một số thao tác kiểm tra khác rất quan trọng
như kiểm tra kết quả tính toán, kết quả xếp loại… chưa được thực hiện một cách tích cực và
hiệu quả.
3. Việc áp dụng thực nghiệm các biện pháp gồm: áp dụng công nghệ thông tin vào
quá trình làm điểm; tiến hành kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên hồ sơ ghi điểm của giáo viên;
tiến hành kiểm tra tập trung và chấm chéo một số bài kiểm tra 1 tiết toàn trường đã đem lại
những kết quả khả thi. Việc thực nghiệm được tiến hành, công tác thực nghiệm đã được
chuẩn bị thận trọng với từng bước đi cụ thể như xác định đối tượng thực nghiệm, thời gian
thực nghiệm, nội dung thực nghiệm và chuẩn bị từng dụng cụ thực nghiệm để giúp đo lường
chính xác kết quả thực nghiệm.
4. Việc làm điểm của giáo viên trở nên hiệu quả hơn, tránh được những sai sót, những
tiêu cực trong quá trình làm điểm, giúp giảm tải sức lao động cho giáo viên. Việc quản lý
việc làm điểm của cán bộ quản lý dễ dàng hơn và đảm bảo những yêu cầu của công tác
quản lý giáo dục. Kết quả thực nghiệm này đã được kiểm nghiệm về mặt thống kê và sự
khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa, điều này cho thấy hiệu
quả của các biện pháp thực nghiệm lên nhóm thực nghiệm là đáng tin cậy.
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở lí luận và kết quả của đề tài, xin được đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Đối với Bộ Giáo dục đào tạo
Cần triển khai và có qui định cụ thể đối với việc áp dụng công nghệ thông tin vào
quá trình quản lý nhà trường mà cụ thể là đối với chương trình làm điểm. Cần xây dựng một
chương trình mở phần mềm nhập điểm mà các trường trong cả nước có thể dễ dàng tiếp cận
và áp dụng triển khai.
2. Đối với Sở giáo dục đào tạo TPHCM
Cần xây dựng ngân hàng đề kiểm tra chung toàn thành phố để trên cơ sở đó các
trường có thể tận dụng và lấy xuống làm đề kiểm tra chung cho từng đơn vị của mình.
Nên tiến hành các thao tác kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên hồ sơ ghi điểm của giáo
viên cũng như tiến hành kiểm tra tập trung toàn trường các bài kiểm tra một tiết.
3. Đối với Phòng giáo dục đào tạo Quận 6 TPHCM
Nên tiếp tục duy trì công tác chỉ đạo các trường làm đề kiểm tra chung toàn trường và
nghiên cứu đề xuất để có chế độ kinh phí cụ thể để các trường yên tâm cũng như tạo hành
lang pháp lí để các trường trang trải cho những yêu cầu về mặt tài chánh phục vụ cho việc
làm điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Alexander W.Astin (2004), Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn
hảo, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bách Thảo (2007), Quản lý đào tạo bằng phần mềm, tạp chí PC World.
3. Báo giáo dục thời đại (2006), Những điều kiện để đưa tin học vào nhà
trường.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung
học phổ thông có nhiều cấp học.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2006),Điều lệ trường trung học,Nhà xuất bản
giáo dục Hà Nội.
7. Dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.
8. Đỗ Công Tuất (2006), Đánh giá trong giáo dục, Khoa Sư phạm trường
Đại học An Giang.
9. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lí, Đại học quốc dân Hà Nội.
10. Hà An (2008), Sử dụng hệ thống quản lí học tập (LMS) trong giáo dục,
www.giaovien.net.
11. Harold Koontz, Cyril Odennell, Heinz Weirich ( 1993 ), Những vấn đề
cốt lõi của quản lí, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật Hà Nội.
12. Hà Sĩ Hồ (1985 ), Những bài giảng về quản lí trường học tập II, Nhà
xuất bản giáo dục.
13. Hoàng Sĩ Phương (2008), Lao động của giáo viên phổ thông cần được
đánh giá khoa học, báo điện tử Bắc Ninh số ra ngày 12 tháng 12
năm 2008.
14. Hồ Văn Liên , Bài giảng tổ chức quản lí giáo dục, trường đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Lê Vũ Hùng (1999), Cán bộ quản lí giáo dục đào tạo trước yêu cầu của
sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tập san
Nghiên cứu giáo dục.
16. Nhiều tác giả (2005), Bài giảng Cán bộ quản lí trường Trung học cơ sơ
tập 1-2-3, trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh.
17. Nhiều tác giả, Tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả học tập học sinh
Trung học cơ sở, www.edu.hochiminhcity.gov.vn.
18. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lí, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Quang ( 1989 ), Những khái niệm cơ bản về lí luận giáo
dục, trường Cán bộ quản lí giáo dục TW 1.
20. Nguyễn Kim Dung – Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm
thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí
giáo dục trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
6 / 2003.
21. Nguyễn Kim Dung (2007), Đánh giá và kiểm tra, thi cử trong giáo dục
Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục – trường đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Phạm Đình Ly (2006), Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo
viên và Cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2006 – 2010, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học.
23. Phạm Minh Hạc (1984), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
24. Phan Thị Phượng (2006), Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục trường trung học cơ sở Quận 6 – Thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục – Đại học Sư
phạm Hà Nội.
25. Phan Thị Phượng (2008), Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008, Phòng
giáo dục đào tạo quận 6 .
26. Thanh Hà (2008), Hội thảo ứng dụng đẩy mạnh Công nghệ thông tin
trong giáo dục, Tuổi trẻ online.
27. Thanh Tâm, Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: cần có sự
đầu tư đồng bộ, www.dongnai.gov.vn.
28. Trần Kiểm ( 2004 ), Khoa học quản lí giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục.
29. Trần Khánh Đức (2009), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học
quốc gia Hà Nội.
30. Trần Thị Ngọc Chúc (2006), Biện pháp tổ chức việc rèn luyện kĩ năng
nghề cho giáo sinh hệ Trung học sư phạm mầm non hệ 12+2,
Luận văn Tiến sĩ giáo dục học.
31. Trần Thanh Minh (2008),Hãy cùng xem lại công nghệ thông
tin,Vnexpress, số ra ngày 20 tháng 05 năm 2008.
32. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục ,Hà Nội 1995.
33. Từ điển mở Wiktionary.
34. Vũ Trọng Nghị (2005), Đánh giá kết quả học tập bằng việc xây dựng
bài trắc nghiệm khách quan, chuyên san Tiếp thị.
Tiếng Anh
35. Amherst (2004), Evaluation of student learning, Center for school
Counseling Outcome Research.
36. Directorate – General for Education and Culture (2001), Evaluation of
schools providing Compulsory Education in Europe, European
Commision.
37. Peter Rudd and Debolah (2000), Evaluating school self – evaluation,
National association for Education Research – Cardiff
University.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÀM ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC CƠ SỞ
Kính thưa quí Thầy/Cô :
Các thông tin quí Thầy / Cô cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn, quí
Thầy / Cô có thể có hoặc không cung cấp thông tin về cá nhân .
Phiếu điều tra này được thiết lập và thu thập chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu khoa học, không dùng vào bất kì mục đích nào khác.
Quí Thầy/Cô vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời mà quí Thầy/Cô tâm
đắc nhất.
A. THÔNG TIN CHUNG.
Họ tên quí Thầy/Cô :
( có thể không trả lời ).
Đơn vị quí Thầy/Cô đang công tác :
( có thể không trả lời ).
Quí Thầy/Cô đã vào nghề bao lâu :
1 – 5 năm. 6 – 10 năm Trên 10 năm.
Quí Thầy/Cô đã làm công tác chủ nhiệm bao lâu
1 – 5 năm. 6 – 10 năm Trên 10 năm.
Hai năm học gần đây (2007 – 2008, 2008 – 2009), quí Thầy/Cô có làm công
tác chủ nhiệm :
2007 – 2008 2008 - 2009 .
1. Công tác làm điểm, theo cách suy nghĩ của Thầy/Cô, bao gồm những
phần việc nào?
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN BỘ MÔN
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM
Đánh giá điểm số. Tổng hợp điểm các bộ môn.
Xử lí điểm trung bình. Tính điểm trung bình chung các
môn.
Báo điểm bộ môn cho GVCN. Xếp loại HL – HK cho từng
học sinh.
Thống kê. Xếp hạng.
… Viết phiếu liên lạc.
Thống kê.
Chọn lọc danh sách.
…
2. Thầy / Cô thường sử dụng biện pháp nào để làm điểm ?
Thực hiện thủ công.
Thực hiện bằng phần mềm Excel.
Thực hiện bằng Access.
Khác.
3. Thầy/Cô đầu tư thời gian như thế nào cho một lần làm điểm?
1 – 3 ngày.
4 ngày – 1 tuần.
1 – 2 tuần.
Trên 2 tuần.
4. Thầy/Cô đánh gia ùnhư thế nào về mức độ khó khăn của công việc làm
điểm hiện nay mà Thầy/Cô đang áp dụng?
Rất khó khăn.
Khó khăn.
Bình thường.
Dễ dàng.
Rất dễ dàng.
5. Một năm học, cơ quan Thầy/Cô công tác thực hiện bao nhiêu lần báo
điểm cho phụ huynh học sinh?
2 lần.
3 – 4 lần.
Trên 4 lần.
6. Thầy / Cô đánh giá mức độ hoàn thành việc làm điểm như thế nào?
Rất tốt.
Tốt.
Trung bình.
Kém.
Rất kém.
7. Đâu là những hạn chế trong công tác làm điểm của quí Thầy / Cô?
MỨC ĐỘ NỘI DUNG
Nhiều Trung bình Ít
Sai sót trong khâu
tính toán.
Có tiêu cực trong
quá trình làm
điểm.
Khó khăn trong
lưu trữ hồ sơ.
Mất thời gian.
Tiêu tốn sức lao
động của giáo
viên.
8. Lãnh đạo nhà trường kiểm tra công việc làm điểm của giáo viên ở mức
độ nào?
Rất thường xuyên.
Thường xuyên.
Đôi khi.
Ít khi.
Không bao giờ.
9. Theo Thầy/Cô, đâu là biện pháp hợp lí để cải tiến hiệu quả việc làm
điểm?
MỨC ĐỘ NỘI DUNG
RẤT
ĐỒNG
Ý
ĐỒNG
Ý
PHÂN
VÂN
KHÔNG
ĐỒNG
Ý
HOÀN
TOÀN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
Sử dụng công nghệ
thông tin vào công
tác làm điểm để
giảm thời gian và
sức lao động cũng
như hạn chế sai xót
của giáo viên.
Thường xuyên kiểm
tra chéo hồ sơ để
hạn chế tiêu cực và
sửa chữa sai xót.
Tiến hành kiểm tra
tập trung toàn
trường để hạn chế
tiêu cực.
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC NGHIỆM CÔNG TÁC LÀM ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC CƠ SỞ
Kính thưa quí Thầy/Cô :
Các thông tin quí Thầy / Cô cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn, quí
Thầy / Cô có thể có hoặc không cung cấp thông tin về cá nhân .
Phiếu điều tra này được thiết lập và thu thập chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu khoa học, không dùng vào bất kì mục đích nào khác.
Quí Thầy/Cô vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời mà quí Thầy/Cô tâm
đắc nhất.
A. THÔNG TIN CHUNG.
Họ tên quí Thầy/Cô :
( có thể không trả lời ).
Đơn vị quí Thầy/Cô đang công tác : THCS Hậu Giang – Q6.
1. Thầy/Cô đã áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm điểm ở
mức độ nào?
o Rất thường xuyên.
o Thường xuyên.
o Đôi khi.
o Không thường xuyên.
o Hoàn toàn không.
2. Thầy/Cô đã đầu tư bao nhiêu thời gian cho một lần làm điểm bằng
công nghệ thông tin?
o Dưới 1 ngày.
o 1 – 2 ngày.
o Trên 2 ngày.
o Khác.
3. Thầy/Cô tiêu tốn thời gian như thế nào cho các phần việc khi áp dụng
làm điểm bằng công nghệ thông tin?
MỨC ĐỘ ĐẦU VIỆC
NHIỀU ÍT KHÔNG TIÊU
TỐN
Nhập liệu điểm số.
Tính toán .
Xếp loại.
Thống kê.
In phiếu điểm.
Chọn lọc danh sách.
4. Sau khi áp dụng công nghệ thông tin vào làm điểm, Thầy/Cô nhận xét như thế nào
với các nhận định sau :
MỨC ĐỘ
NHẬN ĐỊNH HOÀN
TOÀN
ĐỒNG Ý
ĐỒNG
Ý
PHÂN
VÂN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
HOÀN
TOÀN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
Việc làm điểm bằng công
nghệ thông tin giúp tiết kiệm
công sức lao động của giáo
viên.
Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế
nhiều sai xót có thể có trong
quá trình thực hiện.
Việc làm điểm bằng Công
nghệ thông tin giúp tiết kiệm
thời gian của giáo viên.
Giúp hạn chế các tiêu cực phát
sinh giữa giáo viên và học
sinh.
Ngoài ra, việc áp dụng công
nghệ thông tin vào làm điểm
còn giúp nhà trường dễ dàng
thực hiện được công tác quản lí
của mình.
Việc áp dụng Công nghệ thông
tin vào quản lí điểm chẳng
mang lại lợi ích thiết thực nào.
Việc áp dụng Công nghệ thông
tin chỉ làm cho giáo viên thêm
việc, nặng nề.
Áp dụng việc làm điểm bằng
công nghệ thông tin chẳng
nhanh hơn so với làm điểm
bằng thủ công.
Với việc áp dụng công nghệ
thông tin vào quản lí điểm và
làm điểm sẽ làm cho giáo viên
trở nên “lười” hơn.
Việc phải áp dụng công nghệ
thông tin vào làm điểm chỉ là
xu hướng chạy theo phong
trào, sớm muộn cũng sẽ phá
sản.
5. Sau khi áp dụng Công nghệ thông tin vào công tác làm điểm, Thầy/Cô nhận thấy
mức độ sai sót của các phần việc như thế nào ?
MỨC ĐỘ SAI SÓT
NHẬN ĐỊNH RẤT
NHIỀU
NHIỀU KHÔNG
SAI
ÍT RẤT ÍT
Nhập liệu điểm số.
Tính toán .
Xếp loại.
Thống kê.
In phiếu điểm.
Chọn lọc danh sách.
6. Thầy / Cô cho biết ý kiến của mình sau khi đã áp dụng công nghệ thông tin vào
công tác làm điểm ?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ!
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG
Kính thưa quí Thầy/Cô :
Các thông tin quí Thầy / Cô cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn, quí
Thầy / Cô có thể có hoặc không cung cấp thông tin về cá nhân .
Phiếu điều tra này được thiết lập và thu thập chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu khoa học, không dùng vào bất kì mục đích nào khác.
Quí Thầy/Cô vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời mà quí Thầy/Cô tâm
đắc nhất.
A. THÔNG TIN CHUNG.
Họ tên quí Thầy/Cô :
( có thể không trả lời ).
Đơn vị quí Thầy/Cô đang công tác : ( có thể
không trả lời )
1. Thầy/Cô đánh giá như thế nào về mức độ quan trọng của công tác
làm điểm?
o Rất quan trọng.
o Quan trọng.
o Có cũng được, không cũng được.
o Không quan trọng.
o Hoàn toàn không quan trọng.
2. Thầy/Cô cho ý kiến như thế nào về các nhận định sau?
MỨC ĐỘ
NHẬN ĐỊNH RẤT
ĐỒNG
Ý
ĐỒNG
Ý
PHÂN
VÂN
KHÔNG
ĐỒNG
Ý
HOÀN
TOÀN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
Công tác làm điểm
hiện nay rất khó quản
lí.
Quản lí việc làm điểm
của giáo viên hiện nay
là việc không cần thiết.
Cán bộ quản lí nhà
trường phải thường
xuyên kiểm tra việc
làm điểm của giáo
viên.
Giáo viên hiện nay có
quá ít thời gian để trau
dồi kiến thức, đọc
thêm, sách báo.
Kiểm tra đột xuất việc
làm điểm sẽ giúp hạn
chế những sai xót.
Trong công tác làm
điểm của giáo viên thế
nào cũng sẽ có tiêu
cực.
Kiểm tra tập trung toàn
trường chẳng có ích lợi
gì cho công tác quản lí.
Thực hiện tốt công tác
quản lí việc làm điểm
là góp phần đáng kể
vào việc thực hiện tốt
công tác quản lí nhà
trường.
Cán bộ quản lí nhà
trường nên tạo điều
kiện tối đa cho giáo
viên thực hiện việc áp
dụng công nghệ thông
tin vào công tác làm
điểm.
Trong xu thế thời đại
ngày nay, việc giáo
viên vẫn phải cặm cúi
tính toán, viết lách
bằng thủ công là có
phần lỗi của nhà quản
lí.
3. Thầy/Cô đánh giá như thế nào về mức độ sai sót của giáo viên trong
công tác làm điểm hiện tại theo thực tế?
o Rất nhiều.
o Nhiều.
o Trung bình.
o Ít.
o Rất ít.
4. Thầy/Cô vui lòng cho biết những thao tác kiểm tra Thầy/Cô thường
dùng trong việc quản lí công tác làm điểm?
MỨC ĐỘ THAO TÁC
RẤT THƯỜNG
XUYÊN
ĐÔI KHI KHÔNG
THƯỜNG
XUYÊN
Kiểm tra sổ gọi tên ghi
điểm
Kiểm tra túi lưu bài kiểm
tra.
Kiểm tra kết quả tính toán.
Kiểm tra kết quả xếp loại.
Kiểm tra việc ghi sổ học
bạ.
Kiểm tra việc ghi sổ liên
lạc
Kiểm tra công tác thống kê.
5. Theo Thầy/Cô thì đâu là những khó khăn trong công tác quản lí việc
làm điểm của giáo viên?
MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN
RẤT KHÓ TRUNG
BÌNH
KHÔNG KHÓ
Tâm lí e ngại, sợ sệt, không
muốn hợp tác của người bị
kiểm tra.
Phân công người kiểm tra.
Thời gian và công sức.
Xử lí kết quả kiểm tra.
Chuẩn bị công cụ cho kiểm
tra.
6. Thầy/Cô cho ý kiến về việc áp dụng các biện pháp sau để nâng cao
hiệu quả quản lí công tác làm điểm của giáo viên ?
MỨC ĐỘ BIỆN PHÁP
ĐỒNG Ý PHÂN
VÂN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
Aùp dụng công nghệ thông
tin vào quá trình làm điểm
và xử lí kết quả.
Thường xuyên tiến hành
kiểm tra tập trung toàn
trường.
Tiến hành kiểm tra đột xuất
ngẫu nhiên việc làm điểm.
7. Thầy/Cô có thể cho ý kiến về những nhận định sau trong việc áp dụng
biện pháp quản lí điểm bằng công nghệ thông tin ?
MỨC ĐỘ NHẬN ĐỊNH
ĐỒNG Ý PHÂN
VÂN
KHÔNG
ĐỒNG Ý
Giúp tiết kiệm thời gian của
giáo viên và của CBQL nhà
trường.
Giúp tiết kiệm công sức của
giáo viên và CBQL nhà
trường.
Hạn chế được nhiều sai xót
trong tính toán, xếp loại.
Giúp CBQL nâng cao hiệu
quả công tác quản lí.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ !
PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN QUAN SÁT
1. Thái độ trả lời phiếu điều tra của cán bộ quản lí các trường trung
học cơ sở
Tích cực Qua loa Không tích cực
Nhận định thêm:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Thái độ trả lời phiếu điều tra của giáo viên được điều tra thực
trạng
Tích cực Qua loa Không tích cực
Lam Sơn
Nguyễn Văn Luông
Phạm Đình Hổ
Văn Thân
Phú Định
Nhận định thêm:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Thái độ làm việc của giáo viên được tiến hành thực nghiệm
Tích cực Qua loa Không tích cực
Nhận định thêm:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
4. Thái độ trả lời phiếu điều tra của giáo viên được điều tra thực
nghiệm.
Tích cực Qua loa Không tích cực
Nhận định thêm:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
PHỤ LỤC 5
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ CÁC TRƯỜNG ĐIỀU
TRA THỰC TRẠNG
1. Thầy cô nhận định như thế nào về công tác làm điểm của giáo viên
hiện nay?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
2. Khó khăn của việc quản lí điểm hiện nay là gì
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HẬU GIANG (TRƯỜNG THỰC NGHIỆM)
1. Thầy cô nhận định như thế nào về việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác làm điểm của giáo viên?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
2. Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác làm điểm, thầy cô
nhận thấy nó có giúp ích gì cho công tác quản lý của thầy cô trong nhà
trường?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
3. Việc kiểm tra chéo trong nhà trường đã đem lại hiệu quả gì?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
4. Việc kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ ghi điểm của giáo viên đem lại lợi ích gì
cho công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN THỰC NGHIỆM
1. Thầy cô cảm nhận ra sao sau khi áp dụng công nghệ thông tin vào công
tác làm điểm?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
2. Thầy cô có mong muốn sẽ tiếp tục thực hiện đại trà và lâu dài việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác làm điểm?
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------
PHỤ LỤC 6
MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ
So sánh sự khác biệt giữa nhĩm thực nghiệm và nhĩm đối chứng
về một số vấn đề
So sánh về thời gian làm điểm.
NHOM * TGLD Crosstabulation
Count
TGLD
duoi 1 ngay 1 den 2 tren 2 ngay Total
Thuc
nghiem 55 5 0 60
NHOM
Doi chung 0 56 94 150
Total 55 61 94 210
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 187.508(a) 2 .000
Likelihood Ratio 216.680 2 .000
Linear-by-Linear
Association 150.503 1 .000
N of Valid Cases
210
NHOM * TGTT Crosstabulation
Count
TGTT
tgtk tgtt Total
Thuc
nghiem 50 10 60
NHOM
Doi chung 0 150 150
Total 50 160 210
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(1-sided)
Pearson Chi-Square 164.063(b) 1 .000
Continuity
Correction(a) 159.501 1 .000
Likelihood Ratio 176.460 1 .000
Fisher's Exact Test .000 .000
Linear-by-Linear
Association 163.281 1 .000
N of Valid Cases 210
So sánh về mức độ sai sĩt trong cơng tác làm điểm
NHOM * MDSS Crosstabulation
Count
MDSS
nhieu trung binh it 4.00 Total
Thuc
nghiem 0 0 10 50 60
NHOM
Doi chung 25 39 86 0 150
Total 25 39 96 50 210
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 166.104(a) 3 .000
Likelihood Ratio 187.118 3 .000
Linear-by-Linear
Association 100.305 1 .000
N of Valid Cases
210
Điều tra về mức độ đồng ý đối với biện pháp kiểm tra tập
trung
Crosstab
Count
KTTT
dong y khong dong y Total
Giao vien 48 12 60NHOM
CBQL 20 0 20
Total 68 12 80
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(1-sided)
Pearson Chi-Square 4.706(b) 1 .030
Continuity
Correction(a) 3.268 1 .071
Likelihood Ratio 7.585 1 .006
Fisher's Exact Test .031 .023
Linear-by-Linear
Association 4.647 1 .031
N of Valid Cases 80
So sánh về trình độ chuyên mơn
NHOM * TDCM Crosstabulation
Count
TDCM
tren chuan chuan Total
Thuc
nghiem 59 1 60
NHOM
Doi chung 144 6 150
Total 203 7 210
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(1-sided)
Pearson Chi-Square .724(b) 1 .395
Continuity
Correction(a) .181 1 .670
Likelihood Ratio .826 1 .364
Fisher's Exact Test .676 .357
Linear-by-Linear
Association .721 1 .396
N of Valid Cases 210
So sánh về trình độ cơng nghệ thơng tin
NHOM * CNTT Crosstabulation
Count
CNTT
dat chuan chua dat Total
Thuc
nghiem 60 0 60
NHOM
Doi chung 144 6 150
Total 204 6 210
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(2-sided)
Exact Sig.
(1-sided)
Pearson Chi-Square 2.471(b) 1 .116
Continuity
Correction(a) 1.240 1 .266
Likelihood Ratio 4.108 1 .043
Fisher's Exact Test .186 .129
Linear-by-Linear
Association 2.459 1 .117
N of Valid Cases 210
PHỤ LỤC 7
CHƯƠNG TRÌNH LÀM ĐIỂM BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH
Mỗi giáo viên có 1 file nhập điểm, phân theo lớp dạy, được phát qua mail
hoặc USB.
Sau khi nhập điểm xong, nộp điểm qua mail hoặc qua USB về bộ phận văn
phòng để tiến hành ráp điểm vào chương trình.
Sau khi đã có đầy đủ các loại điểm theo yêu cầu, máy tính sẽ xử lí điểm trung
bình, xếp loại, thống kê, chọn lọc danh sách.
Xử lí điểm TB
Xếp loại HL - HK
Chọn lọc danh sách
Thống kê
Sau đó, chương trình in phiếu liên lạc phát về phụ huynh học sinh.
ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình nhỏ gọn (2.7Mb), dễ cài đặt do được thiết kế bằng phần mềm
thông dụng Excel.
- Có thể chỉnh sửa công thức dễ dàng theo các thay đổi của qui chế về xếp
loại HL – HK của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Dễ hướng dẫn giáo viên thực hiện vì Excel là phần mềm thông dụng, giáo
viên đã được học.
- Được tự động hóa gần 90% các công đoạn, chỉ làm thủ công một công
đoạn là nhập liệu.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7416.pdf