Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty xây dựng số 4- Tổng Công ty xây dựng Hà Nội

Lời nói đầu Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trước sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, trước sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài thì vấn đề đặt ra cho công tác quản lý trong các doanh nghiệp là làm sao tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm được chất lượng cao . Để đạt được điều đó việc đầu tiên doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất để với chi phí bỏ ra ít nh

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty xây dựng số 4- Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhưng lợi nhuận thu về là cao nhất. Một trong những công cụ hữu hiệu, đắc lực mà các doanh nghiệp cần có đó là các thông tin phục vụ cho quản lý, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Lượng thông tin này sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện giá thành như thế nào…Từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra những quyết định phù hợp cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu. Từ ý nghĩa khoa học trên, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương” cho chuyên đề kế toán trưởng của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 2 phần: Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương. Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương. Trong quá trình thực hiện đề tài của mình em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Thuận. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó. Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 1.1 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Mỹ thuật Trung Ương ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm công tác tổ chức quản lý. Do đó trước khi đi vào nghiên cứu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương ta cần phải xem xét một số đặc điểm chung của Công ty có chi phối đến việc tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Mỹ thuật Trung Ương Công ty Mỹ thuật Trung Ương là doanh nghiệp Nhà nước loại được thành lập theo Quyết định số 343/QĐ ngày 20/02/1993 của Bộ Văn hoá Thông tin và số đăng ký kinh doanh 105712 ngày 10/03/1993 của Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội. Công ty Mỹ thuật Trung Ương có tiền thân là Xưởng Mỹ thuật Quốc Gia, được thành lập ngày 12/05/1978, Xưởng này được tách từ Xưởng Điêu khắc hội họa của Cục Mỹ thuật. Năm 1985 do Nhà nước ta có chủ trương tinh giảm bớt những cơ quan hành chính sự nghiệp, nên tháng 6/1986 Bộ quyết định sát nhập Xưởng tranh cổ động Trung ương thuộc Cục Cổ động vào Xưởng Mỹ thuật Quốc Gia và đổi tên thành Công ty Mỹ thuật Trung Ương. Nhờ kế thừa những mặt tốt của hai đơn vị sáp nhập nên những năm đầu mặc dù thị trường rất khó khăn, cơ chế quản lý cũ không phù hợp nhưng công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, đoàn kết nhất trí và đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Mỹ thuật Trung Ương Điều hành công ty Mỹ thuật Trung Ương là bộ máy tương đối gọn nhẹ. Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc gồm có 3 phó giám đốc trong đó có 2 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh và một phó giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh phía Nam của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong công ty còn có một số phòng ban chức năng như phòng tài chính kế toán, phòng hành chính tổng hợp, phòng kế hoạch vật tư, phòng xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn có các bộ phận chuyên môn khác. Xưởng nội ngoại thất Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế hoạch Phòng xuất nhập khẩu Chi nhánh phía Nam Xưởng điêu khắc Xưởng hội họa Xưởng tranh cổ động Xưởng đồ họa Xưởng In Xưởng tư vấn thiết kế TT XK lao động và XD CT Có thể mô tả tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Mỹ thuật Trung Ương qua sơ đồ sau : Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty Mỹ thuật Trung Ương (Nguồn : Phòng Hành chính-Tổng hợp Công ty Mỹ thuật Trung Ương) 1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mỹ thuật Trung Ương Công ty Mỹ thuật Trung Ương là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất như sản xuất các loại tranh, tượng, trang trí nội ngoại thất, các công trình văn hóa, nhà bảo tàng, các sản phẩm in ấn. Trong mỗi loại hình sản xuất lại có nhiều loại sản phẩm như : - Về tranh có : tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu… - Về tượng có : tượng bằng thạch cao, tượng bằng đồng, tượng bằng đá… - Trang trí nội thất các nhà văn hóa, nhà bảo tàng các loại. - Sản phẩm in ấn : in banroll, carvisit, các tờ rơi, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền cổ động… Các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ ở trong nước. Ngoài ra công ty cũng chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài : công trình triển lãm quốc tế ở Hanover, tượng Bác Hồ ở Madagasca. Trong thời gian tới công ty đang xúc tiến, nghiên cứu thị trường của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là Đức, Canađa, Mỹ và đang nghiên cứu thêm thị trường một số nước ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi. Công ty đã có văn phòng đại diện ở Đức, đã có các trung tâm trưng bày mỹ thuật văn hóa ở Đức, Canađa và đang xúc tiến ở Mỹ. ở các trung tâm và liên doanh này công ty cử lao động sang làm việc và bán hàng lâu dài ở nước ngoài. Họ sẽ liên kết chặt chẽ với bộ phận xuất khẩu của công ty để thông tin chọn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mỹ thuật và các hàng khác xuất khẩu sang đó một cách chính xác và hiệu quả. 1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, cách thức tổ chức bộ máy kế toán được sắp xếp tương đối khoa học, việc xác định các phần hành kế toán và phân công lao động kế toán được tiến hành hợp lý, các cán bộ kế toán được phân công nhiệm vụ theo đúng chức năng và chuyên môn nghiệp vụ. Cách thức tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong công tác kế toán, kiểm tra xử lý thông tin, giúp lãnh đạo quản lý và chỉ đạo các hoạt động tài chính của đơn vị trong từng tháng, quí, năm. Có thể mô tả tổ chức bộ máy kế toán của công ty qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán chi phí và giá thành Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại công ty Mỹ thuật Trung Ương (Nguồn : Phòng Tài chính-Kế toán Công ty Mỹ thuật Trung Ương) 1.1.4.2 Tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương Công ty Mỹ thuật Trung Ương áp dụng hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Tại phòng kế toán hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ trên cơ sở số liệu đã ghi ở sổ Nhật ký chung tiến hành vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Song song với việc ghi sổ Nhật ký chung kế toán vào các sổ chi tiết và lên bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Kế toán sau khi kiểm tra số liệu trên Sổ cái đã trùng khớp với Bảng tổng hợp chi tiết tiến hành lập Báo cáo tài chính. Quy trình ghi sổ phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ chi tiết chi phí sản xuất Bảng tổng hợp chi tiết CPSX Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ Cái 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 1.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương Nói đến Công ty Mỹ thuật Trung Ương, thực chất công việc là nói đến sự sáng tạo. Sản phẩm của Công ty đó là các công trình mỹ thuật đơn chiếc. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình mỹ thuật hay từng đơn đặt hàng riêng biệt. Công ty Mỹ thuật Trung ương áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất phát sinh ở công trình nào thì sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào thì hạch toán vào công trình đó, còn đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn Công ty thì cuối tháng kế toán sẽ tập hợp và phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp. Mỗi công trình từ khi thi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh. Các sổ chi tiết chi phí sản xuất được mở theo dõi chi tiết theo từng khoản mục chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu gồm vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ cho việc thi công công trình. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động trực tiếp thi công công trình. - Chi phí sản xuất chung: gồm lương, khoản trích theo lương của các xưởng trưởng, xưởng phó và các chi phí có tính chất chung hỗ trợ cho công tác thi công công trình. Sau đó căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết cho từng khoản mục chi phí, kế toán sẽ lên Sổ chi tiết cho từng công trình, Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất. Từ đó tính ra được tổng chi phí thực tế phát sinh từ khi công trình được thi công cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình và đó là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc đã hoàn thành tức là công trình đã hoàn thành bàn giao. Khi công trình hoàn thành thì Công ty mới tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, đó là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến công trình từ khi khởi công tới khi bàn giao. Như vậy kỳ tính giá thành của Công ty là toàn bộ thời gian cần thiết để thi công, hoàn thành và bàn giao công trình. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp. Về vấn đề quản lý chi phí, các công trình mỹ thuật trước khi thi công đều phải lập dự toán theo từng khoản mục chi phí và đây là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành và hiệu quả hoạt động của Công ty. Kế toán sẽ căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình với chi phí đã dự toán cho công trình đó, tính ra khoản chênh lệch chi phí để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của Công ty, phù hợp với cơ chế thị trường. 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương Hiện nay, các công trình sau khi đã được đấu thầu, trúng thầu Giám đốc công ty sẽ là người trực tiếp giao khoán cho các phân xưởng dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng phân xưởng thông qua Phiếu giao việc. Xưởng trưởng sẽ là người đại diện cho phân xưởng để nhận phiếu giao việc. ở tại các phân xưởng sẽ có bộ phận kế toán nhưng chỉ làm nhiệm vụ thu thập các chứng từ gốc, xử lý và phân loại các chứng từ gốc để lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc mà không làm nhiệm vụ hạch toán kế toán và xác định kết quả. Trong phạm vi bài viết này em xin trình bày thực tế việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công trình Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn đã được hoàn thành vào tháng12/2002 làm ví dụ minh họa. 1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo nên giá trị của sản phẩm. Đối với Công ty Mỹ thuật Trung Ương, nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất. Do đó việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó Công ty luôn tăng cường công tác quản lý vật tư, công tác kế toán vật tư để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vật tư nhằm hạ thấp chi phí sản xuất. Do áp dụng hình thức khoán gọn nên Công ty sẽ chịu trách nhiệm tạm ứng tiền cho các phân xưởng tự trang trải chi phí. Để tiến hành mua ngoài vật liệu, trên cơ sở định mức đơn giá đã có, Xưởng trưởng sẽ tiến hành viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Giám đốc Công ty. Sau khi đã được Giám đốc Công ty phê duyệt tạm ứng mua nguyên vật liệu, giấy đề nghị tạm ứng sẽ được chuyển qua phòng Kế toán. Kế toán tiền mặt sau khi đã hoàn tất các thủ tục xem xét, xác nhận tiến hành viết Phiếu chi cho tạm ứng tiền. Sau khi nhận được tiền tạm ứng, Xưởng trưởng trực tiếp chỉ đạo việc tiến hành mua ngoài vật liệu và chuyển tới công trình. Do các công trình thi công phân bố ở nhiều nơi, xa Công ty nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công công trình và đáp ứng kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu, tránh chi phí vận chuyển, Công ty tổ chức kho vật liệu ở ngay chân công trình, việc nhập xuất vật tư được diễn ra ngay tại đó. Vật liệu mua về được chuyển tới công trình sẽ được thủ kho kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại.. và làm thủ tục nhập kho. Nhân viên kế toán phân xưởng căn cứ vào phiếu nhập kho để lên tờ kê chi tiết nhập vật tư. Tờ kê chi tiết nhập vật tư được lập theo từng tháng, cuối mỗi tháng để gửi lên công ty duyệt, quyết toán. Tờ kê chi tiết nhập vật tư - tháng 09/2002. Công trình: Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn Phân xưởng: Xưởng điêu khắc Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Người nhập kho Nội dung Giá chưa thuế GTGT Số Ngày 45231 07/09 Cao Xuân Hoàng Đất sét đặc chủng 110.000.000 51195 12/09 Phan Văn Hải Gạch đặc 11.000.000 17737 18/09 Nguyễn Quang Hưng Thạch cao + Đay 143.080.000 36153 19/09 Nguyễn Hữu Tuấn Mẫu thép 18.904.964 … … … … … Cộng 942.121.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín trăm bốn hai triệu một trăm hai mốt nghìn đồng. Biểu số 1: Tờ kê chi tiết nhập vật tư Sau đó căn cứ vào kế hoạch thi công, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu tổ trưởng tổ sản xuất lập phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu và chuyển cho Xưởng trưởng xem xét ký duyệt và được chuyển cho thủ kho để xuất vật tư phục vụ thi công công trình, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Cuối mỗi tháng, các phiếu xuất kho được kế toán phân xưởng tập hợp và lên tờ kê chi tiết xuất vật tư. Tờ kê chi tiết xuất vật tư-tháng 09 /2002. Công trình: Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn Phân xưởng: Xưởng điêu khắc Đơn vị tính: Đồng Ngày Diễn giải Số tiền Ghi Có TK 152 153 05/09 Phiếu xuất kho số 01 3.010.000 3.010.000 12/09 Phiếu xuất kho số 02 5.530.000 5.530.000 13/09 Phiếu xuất kho số 03 67.500.000 67.500.000 … … … … … 18/09 Phiếu xuất kho số 08 5.950.000 5.950.000 ... ... ... ... ... Cộng 739.272.191 738.463.000 809.191 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bảy trăm ba chín triệu hai trăm bảy hai nghìn một trăm chín mốt đồng. Biểu số 2: Tờ kê chi tiết xuất vật tư Các chứng từ phát sinh trong quá trình thu mua vật liệu như Hóa đơn GTGT, Hóa đơn mua lẻ, Hóa đơn vận chuyển… sẽ được tập hợp lại để Xưởng trưởng lên Bảng kê chứng từ của Công trình làm bằng chứng thanh toán với Công ty. Định kỳ, Xưởng trưởng tiến hành bàn giao lại chứng từ gốc tại Phòng Kế toán Công ty và làm thủ tục thanh toán giảm nợ. Trường hợp số tiền Công ty tạm ứng không đủ chi nhưng do tính liên tục của quá trình thi công Xưởng trưởng vẫn tiến hành mua nguyên vật liệu (có thể trực tiếp bỏ tiền mua, ghi nhận nợ từ phía người bán…) sau đó gửi hóa đơn GTGT và giấy xin thanh toán lên kế toán Công ty. Kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các hóa đơn kèm theo để tiến hành thanh toán. Tại phòng Kế toán sau khi đã tập hợp được các chứng từ gốc, phân loại chứng từ theo từng công trình, mở các sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình và tiến hành phản ánh các nghiệp vụ kế toán vào các sổ sách có liên quan. Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ có nhiệm vụ định khoản kế toán và ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ Cái TK621 và Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất. Sổ Nhật ký chung dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Nhật ký chung (trích) Năm 2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải Đã vào Sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số trang trước chuyển sang 111.197.358.101 111.197.358.101 … … -1096 05/09 Bảo-tạm ứng CT LS Trường Sơn 141 111 150.000.000 150.000.000 XK01TS 05/09 Xuất vật liệu phục vụ thi công 621 152 3.010.000 3.010.000 BT/48 07/09 Bảo TT thi công CT Trường Sơn 152 1331 141 100.000.000 10.000.000 110.000.000 … … Cộng mang sang trang sau 165.248.385.440 165.248.385.440 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 3: Nhật ký chung Đồng thời với việc nhập số liệu vào sổ Nhật ký chung, kế toán sẽ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất, sổ này được mở cho từng công trình và mở cho từng quý. Sổ chi tiết chi phí sản xuất Từ ngày 01/09/2002 đến 31/12/2002 Tên công trình:Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Tổng cộng CP NVL CPNC CPSXC Số Ngày …… …… XK01TS 05/09 Xuất VL phục vụ thi công 152 3010000 3010000 …… ……. BT/50 15/09 Bảo-TT tạm ứng cho CNV 141 50000000 50000000 30 17/09 TL công nhân thuê ngoài 331 950000 …… ……. -1269 20/09 K.Oanh phí giao dịch 1111 100000 100000 -1309 25/09 Ninh pho to tài liệu 1111 362000 362000 …… …… Cộng 1695421416 1275430512 385453000 34537904 Biểu số 4: Sổ chi tiết chi phí sản xuất Sau khi nhập số liệu vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết của từng công trình, kế toán nhập số liệu vào sổ Cái TK 621. Sổ Cái phản ánh các nghiệp vụ vật tư phát sinh của tất cả các công trình. Sổ Cái (trích) Từ ngày 01/01/2002 đến 31/12/2002 Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có …… XK01TS 05/09 Xuất thi công CT Trường Sơn 152 3.010.000 XK39ND 05/09 Xuất thi công CT Nguyễn Du 152 7.500.000 BT52 07/09 Mua Vtư chuyển thẳng đến CT BT Cần Thơ 141 38.500.000 …… TH VL12 31/12 Kết chuyển CP NVLTT CT Trường Sơn 154 1.275.430.512 …… Cộng 8.726.436.956 8.726.436.956 Biểu số 5: Sổ Cái TK621 Vào cuối mỗi quý, trên cơ sở các sổ chi tiết của từng công trình kế toán tổng hợp sẽ lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng này có mẫu như sau: Công ty Mỹ thuật Trung Ương Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 01/ 09/ 2002 đến ngày 31/ 12/ 2002 Đơn vị tính: Đồng STT Tên đối tượng Số tiền 1 Công trình Bảo tàng Cần Thơ 254.685.760 2 Công trình Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn 1.275.430.512 3 Công trình di tích Nguyễn Du 13.603.000 … … … Cộng 2.452.634.488 Biểu số 6: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các bút toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau: TK111,112 TK141 TK 152 TK621 TK152 TK 621 TK 152 Tạm ứng NVL mua thanh Vật liệu thừa toán qua tạm ứng TK133 TK 154 VATđầu vào TK331,3388 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Số tạm ứng mua NVL còn thiếu Sơ đồ 4 : Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Nhìn chung, công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty khá hợp lý. Hệ thống chứng từ hợp lệ, hợp pháp, tạo điều kiện cho kế toán ghi sổ. Việc Công ty khoán cho các phân xưởng tự mua ngoài nguyên vật liệu giảm được chi phí thu mua khi công trình ở xa Công ty, chủ động trong việc cung cấp nguyên vật liệu do đó tránh lãng phí vốn lưu động và mất mát trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro do sự biến động giá cả trên thị trường dẫn đến nhiều khi Công ty phải chịu những khoản chi phí cao hơn so với dự toán. Mặt khác được khoán trực tiếp cho người thực hiện nên việc xác định giá trị vật tư mua vào ghi trên hóa đơn là khó chính xác. 1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí trực tiếp ở Công ty và gắn liền với lợi ích của người lao động. Vì vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc tính lương, trả lương chính xác và kịp thời cho người lao động. Từ đó có tác dụng tích cực góp phần khích lệ người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… Hiện nay tại Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương. Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm đối với bộ phận trực tiếp thi công công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Hình thức trả lương thời gian đối với bộ máy quản lý chỉ đạo thi công. Cụ thể là khi nhận được công trình trên cơ sở đơn giá được duyệt cho từng phân xưởng, Giám đốc là người quyết định giao việc và khoán tiền lương cho các phân xưởng thông qua hợp đồng giao khoán. Căn cứ vào khối lượng công việc được giao khoán trên Hợp đồng, Xưởng trưởng sẽ phân công cho các tổ trong phân xưởng thực hiện thi công phần công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. Tổ trưởng tổ sản xuất đó sẽ tiến hành theo dõi tình hình lao động của từng người thông qua Bảng chấm công có mẫu sẵn. Bảng này ghi chép thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc, vắng mặt của từng người và sẽ phục vụ cho việc tính lương sau này. Ngoài ra, căn cứ vào công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn thi công cụ thể mà Xưởng trưởng có thể thuê ngoài một số lực lượng lao động gần công trình phục vụ cho việc thi công. Bộ phận này sẽ thực hiện những công việc giản đơn, yêu cầu kỹ thuật không cao như san lấp mặt bằng, vận chuyển đá…Xưởng trưởng thỏa thuận về đơn giá, khối lượng công việc, thời gian thực hiện…qua hợp đồng thuê ngoài. Khi công việc hoàn thành Xưởng trưởng sẽ đứng ra nghiệm thu và thanh toán theo khối lượng, đơn giá mà hai bên đã thỏa thuận trên hợp đồng. Tổng số tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài được hạch toán vào TK331“Phải trả người bán”. Cuối tháng Bảng chấm công được gửi đến phòng Tổ chức duyệt sau đó chuyển sang phòng Kế toán để tính lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng chấm công, Hợp đồng giao khoán để tiến hành tính số lương mà từng người được hưởng trong tháng, cách tính lương cụ thể như sau: Tại các xưởng bước đầu công nhân sẽ được hưởng phần tiền lương theo hệ số cấp bậc sau đó phần lương còn lại của xưởng (lấy mức lương được giao khoán trừ đi mức lương cấp bậc của toàn công nhân trong phân xưởng) sẽ được chia cho số ngày làm việc thực tế toàn phân xưởng để tính ra lương một ngày lao động. Để tính lương sản phẩm theo ngày công của từng lao động lấy phần tiền lương một ngày lao động nhân với số ngày làm việc thực tế của một lao động. Lương cấp bậc công nhân = 290.000 x hệ số cấp bậc X Số ngày làm việc thực tế trong tháng 22 Tổng tiền lương cấp bậc phân xưởng = Tổng lương cấp bậc công nhân Tiền lương sản phẩm = Tổng lương khoán - Tổng lương cấp bậc Tiền lương một ngày = Tổng lương sản phẩm Tổng số ngày làm thực tế Tổng tiền lương được nhận = Tiền lương cấp bậc + Tiền lương sản phẩm Tiền lương sản phẩm của từng người = Số ngày lao động thực tế của người đó X Tiền lương một ngày Sau đó kế toán tiền lương sẽ lập Bảng phân phối tiền lương cho công nhân trực tiếp thi công của từng phân xưởng. Đồng thời với việc lập Bảng phân phối tiền lương, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương. Các bảng này sẽ là căn cứ để kế toán phân bổ chi phí nhân công cho từng công trình. Công ty Mỹ thuật Trung Ương Bảng phân phối tiền lương Bộ phận: Xưởng điêu khắc Tháng 09 năm 2002 Tổ Đục Đá TT Họ và tên Bậc lương Ngày công thực tế Lương theo cấp bậc Lương theo sản phẩm Tổng lương 1 Trần Viết Trung 1,46 27 519 . 627 397.170 916. 797 2 Nguyễn Tâm 2,3 27 818 . 590 397.170 1. 215. 760 3 Cao Thị Hiền 1,79 25 589 . 886 367.750 957. 636 4 Bùi Xuân Thanh 2,02 27 718 . 936 397.170 1. 116. 106 … … Cộng 279 8. 060. 200 5. 035. 890 13. 096. 090 Biểu số 7: Bảng phân phối tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng 09 năm 2002 ĐVT: Đồng STT Đối tượng sử dụng Ghi Nợ TK Chi tiết các công trình Tổng … CT Trường Sơn … A TK622 1 Tiền lương công nhân trong biên chế 112.500.000 2 Tiền lương công nhân thuê ngoài 950.000 3 Các khoản trích theo lương 18.034.273 4 Lương phép trả CNTTSX 350.000 Cộng 131.834.273 395.580.470 B TK627 1 Tiền lương của nhân viên quản lý 9.345.215 2 Các khoản trích theo lương 823.518 Cộng 10.168.733 29.448.965 Biểu số 8: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty tiến hành trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định như sau và được tính vào giá thành sản phẩm, cụ thể là: - Trích BHXH 20% tổng lương cấp bậc, trong đó 15% do Công ty chịu và tính vào cho phí còn 5% do người lao động chịu và khấu trừ vào lương. - Trích BHYT 3% tổng lương cấp bậc, trong đó 2% do Công ty chịu và tính vào cho phí còn 1% do người lao động chịu và khấu trừ vào lương. - Trích KPCĐ 2% tổng lương thực tế, trong đó một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên và một phần để lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty. Hiện nay tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân. Khi công nhân nghỉ phép, việc thanh toán tiền lương nghỉ phép được tiến hành như sau: Công nhân viết đơn về Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Tổ chức Hành chính sẽ theo dõi thời gian nghỉ phép cùng với chế độ nghỉ phép, chấm bảng theo dõi công phép chuyển sang Phòng Kế toán để tính lương phép cho từng công nhân. Căn cứ vào phiếu chi thanh toán tiền lương nghỉ phép kế toán hạch toán vào chi phí nhân công trong tháng. Sổ Cái (trích) Từ ngày 01/01/2002 đến 31/12/2002 Tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có …… BT50 15/09 Bảo-Tạm ứng lương kỳ 1 CT Trường Sơn 141 50.000.000 30 17/09 TL công nhân thuê ngoài CT Trường Sơn 331 950.000 … ……. -1562 30/09 Chi lương phép 111 350.000 … …….. THNC12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp CT Trường Sơn 154 385.435.000 … ……. Cộng 7.329.932.152 7.329.932.152 Biểu số 9: Sổ Cái TK622 Công ty Mỹ thuật Trung Ương Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/ 09/ 2002 đến ngày 31/ 12/ 2002 ĐVT: Đồng STT Tên đối tượng Số tiền 1 Công trình Bảo tàng Cần Thơ 254.224.466 2 Công trình Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn 385.453.000 3 Công trình di tích Nguyễn Du 365.000 … … … Cộng 1.954.300.100 Biểu số 10: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Các bút toán về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trên sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau: TK334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CN TTSX thực tế PS TK111 TK141 TK 331 Tạm ứng Thanh toán TL CN thuê ngoài Tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài Sơ đồ 5 : Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và hiệu quả thì ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất…thực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như: chi phí nghiệm thu công trình, chi phí tiếp khách giao dịch…Những khoản chi phí này tuy không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng, đều đặn. Đó là chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (6271) Chi phí vật liệu (6272) Chi phí công cụ dụng cụ (6273) Chi phí khấu hao TSCĐ (6274) Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277) Chi phí khác bằng tiền (6278) Các yếu tố trên được hạch toán như sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên quản lý công trình như: Xưởng trưởng, Xưởng phó, Kế toán phân xưởng…Hàng tháng Xưởng trưởng là người trực tiếp theo dõi thời gian lao động và xếp loại lao động cho từng nhân viên quản lý trên Bảng chấm công. Đối với nhân viên quản lý, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán Công ty tính lương cho từng người. Công thức tính lương theo thời gian áp dụng trong Công ty như sau : Lương thời gian = Lương theo hệ số kinh doanh x hệ số cấp bậc x Số ngày làm việc thực tế trong tháng 22 Trong đó : Mức lương theo hệ số kinh doanh đối với nhân viên quản lý phân xưởng được quy định là 400.000đ/người/tháng. Ngoài ra Công ty khấu trừ vào lương 5% BHXH, 1%BHYT và tính vào chi phí sản xuất 19% (15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ). Cụ thể ta sẽ xem ví dụ minh hoạ cho việc tính tiền lương của ông Lê Đình Bảo-Xưởng trưởng Xưởng Điêu Khắc như sau: Trong tháng 9/2002 ông Bảo có 25 ngày công, lương của ông Bảo sẽ được tính: 400.000 x 3,28 x 25 = 1.490.909 đ 22 Ngoài ra ông Bảo còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 84.000 đ. Do vậy tổng lương của ông Bảo sẽ là: 1.490.909 + 84.000 = 1.574.909 đ Cuối tháng, khoản mục tiền lương này sẽ được tập hợp riêng theo từng phân xưởng và do phân xưởng nhận trách nhiệm thi côn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3526.doc
Tài liệu liên quan