Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex (54tr)

Lời nói đầu Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các Doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình một hệ thống cơ sở vật chất tương ứng với ngành nghề kinh doanh mà mình đã lựa chọn. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một số tiền ứng trước để mua sắm. Lượng tiền ứng trước đó gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủ yếu là vốn cố định. Nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn có h

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex (54tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả. Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý Doanh nghiệp phải tìm ra các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là một đơn vị có quy mô và lượng vốn cố định tương tối lớn. Hiện nay tài sản cố định của Công ty đã và đang được đổi mới, do vậy việc quản lý sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả vốn cố định của Công ty là một trong những yêu cầu lớn nhằm tăng năng suất lao động, thu được lợi nhuận cao, đảm bảo trang trải cho mọi chi phí và có lãi. Xuất phát từ lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Th s Mai Xuân Được cùng toàn thể CBCNV Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex” cho đề tài tốt nghiệp của mình. Kết cấu của đề tài gồm những phần chính sau: Chương I: Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Là công trình nghiên cứu đầu tay, do điều kiện hạn chế về thời gian và tài liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để nội dung nghiên cứu vấn đề này được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Th s Mai Xuân Được, Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương I đặc đIểm và quá trình phát triển của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex i- Giới thiệu chung về Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex . 1. Quá trình hình thành và phát triển: công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng vina conex Xuân Mai nằm ở km số 2 ven trục đường 21A nối liền Xuân Mai - Chúc Sơn (trước đây goi là nhà máy bê tông xuân mai ). Công ty do Công ty xây dựng số 11 - Bộ xây dựng khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1985 thì hoàn thành. Dây chuyền công nghệ do Liên Xô cũ giúp đỡ, với công suất theo thiết kế là 100.000m2 nhà ở/năm. Tháng 9/1998 thực hiện quyết định số 892/BXD-TCCB của Bộ xây dựng, nhà máy đã tiếp nhận 154 cán bộ công nhân viên từ xí nghiệp khai thác và sản xuất đá thuộc liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 và thành lập xưởng khai thác đá thuộc công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng vina conex Xuân Mai Tháng 2 năm 1998 công ty lại tiếp nhận 103 cán bộ công nhân viên thuộc xí nghiệp xây dựng số 1 đang làm nhiệm vụ xây dựng về để làm việc tại Công ty, số người cơ bản đẫ có gia đình. Đưa tổng số CBCNV công ty trong thời điểm này tăng lên 1007 người. Năm 1990 thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VI về việc chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường có sự quản lý của nhà nước. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xí nghiệp LHXD số 1, công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, đây là thời kỳ khó khăn nhất của công ty. Với sự đoàn kết nhất trí của Ban giám đốc và đoàn thể quần chúng, nhà máy đã đứng vững và dần ổn định sản xuất. Thông qua các biện pháp như đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm… Qua các phong trào thi đua lao động sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhà máy đã dần chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và được bạn hàng tin tưởng yêu mến. Tháng 8 năm 1996. Công ty được Bộ xây dựng điều chuyển từ Công ty xây dựng số 1 về trực thuộc Công ty VINACONEX và được đổi tên thành công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng vina conex Xuân Mai. Từ đó đến nay nhà máy vẫn duy trì và phát triển tốt, vẫn nhận các công trình gia công kết cấu thép như: Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Xuân… Năm 1996 Công ty nhập một dây chuyền công nghệ hiện đại của hãng SARET (Cộng hoà Pháp), chuyên sản xuất dầm bê tông dự ứng lực PPB phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở và công trình xây dựng dân dụng… Năm 1997 nhà máy đã cung cấp cho thị trường xây dựng loại sản phẩm mới này "Hệ dầm sàn ứng suất trước", hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường Hà Hội- Hà Tây và một số địa phương lân cận. 2. Cơ sở vật chất và dây chuyền công nghệ: a) Cơ sở vật chất kỹ thuật: Diện tích tổng toàn bộ đất đai của nhà máy là 21 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất kinh doanh là 104.200m2, đất cho thuê là 420m2, đất dùng vào việc khác là 49.250m2. Tài sản cố định: Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn Công ty cổ phần bên tông và xây dựng vinaconex năm 2002 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Tỷ lệ % Số cuối năm Tỷ lệ % Tài sản I.TSLĐ và ĐTNH 194.375.795.586 75,13 357.094.263.170 79,35 1.Tiền 1.271.740.260 0,65 26.074.029.105 7,30 2.Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - - 3.Các khoản phải thu 90.834.388.130 46,73 158.518.744.227 44,39 4.Hàng tồn kho 81.680.037.993 42,02 140.368.885.522 39,31 5.TSLĐ khác 20.589.629.203 10,59 32.132.604.316 9,00 6.Chi phí sự nghiệp - - - - II.TSCĐ và ĐTDH 64.359.891.311 24,87 92.924.186.434 20,45 1.TSCĐ 52.023.876.900 80,83 53.925.187.997 58,03 2.Các khoản ĐTTC DH 155.213.000 0,24 155.213.000 0,17 3.Chi phí XDDD 12.180.801.411 18,93 38.843.785.437 41,80 4.Các khoản ký quỹ, ký cược DH - - - - Cộng tài sản 258.735.686.897 100 450.018.449.604 100 Nguồn vốn I.Nợ phải trả 222.082.369.877 85,83 412.675.683.944 91,70 1.Nợ ngắn hạn 194.724.179.328 93,22 384.713.784.503 93,22 2.Nợ dài hạn 26.667.798.520 6,27 25.878.182.470 6,27 3.Nợ khác 690.392.029 0,50 2.083.716.971 0,56 II.Nguồn vốn chủ sở hữu 36.653.317.020 14,17 37.342.765.660 8,30 1.Nguồn vốn quỹ 36.653.317.020 100 37.342.765.660 100 1.Nguồn vốn kinh phí - - - - Cộng nguồn vốn 258.735.686.897 100 450.018.449.604 100 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex - xuân mai - hà tây) Theo dõi bảng số liệu trên ta thấy vào cuối năm 2002 TSCĐ và ĐTDH chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 92.924.186.434 đồng, còn lại là TSLĐ và ĐTNH chiếm 357.094.263.170 đồng. Điều này cho ta thấy Công ty chưa thật sự quan tâm đầu tư cho Vốn cố định hay Vốn cố định chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, ta sẽ đi sâu phân tích tiếp. Tổng số vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty là 450.018.449.604 đ. Trong đó nguồn vốn quỹ là 37.342.765.660 đ và còn lại vốn vay nợ là 412.675.683.944 đ. Ta nhận thấy Công ty không có nguồn kinh phí, quỹ khác, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất bằng cách tự cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu, sử dụng linh hoạt nguồn vốn bên ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. b) Dây chuyền công nghệ: Đá Xi măng Nước PX trộn Phương tiện VC PX sản xuất chính Cọc, dầm PPB Đan ga, đan rãnh Gạch blook SP công các loại ……………….. - Xưởng sản xuất chính: Nhiệm vụ sản xuất ra các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường. - Xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt hay chế tạo máy móc thiết bị. - Xưởng trộn: Nhằm trộn bê tông phục vụ cho sản xuất chính. - Xưởng năng lượng: Cung ứng cho sản xuất, lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện cung ứng cho sản xuất. Ban đầu nguyên liệu bao gồm xi măng, đá, nước, được trộn đều ở phân xưởng trộn, sau đó sản phẩm này sẽ được đưa đến phân xưởng sản xuất chính bằng phương tiện vận chuyển của nhà máy như: Ô tô, xe đẩy, xe goòng… Tuỳ từng mục đích khác nhau cho ra các sản phẩm khác nhau. Khi sản phẩm đã được phơi khô sẽ được đưa vào kho chứa sản phẩm và sẽ đưa đi tiêu thụ. 2.Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex . 2.1.Đặc điểm về phạm vi hoạt động và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9002 hoạt động trên toàn quốc trong các lĩnh vực sau: + Xây dựng dân dụng và công nghiệp + Trang trí nội thất và ngoại thất + Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng + Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông + Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị + Chỉnh trang mặt bằng, kinh doanh các công trình kĩ thuật hạ tầng cho các khu được giao quản lý + Xây dựng đầu tư kinh doanh nhà + Cố vấn kinh tế, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng + Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi 2.2.Cơ cấu vốn và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex (thuộc Tổng Công ty xây dựng vinaconex - Bộ xây dựng), là đơn vị chịu sự quản lý của Nhà nước. Cơ cấu của Công ty chủ yếu gồm: 01Giám đốc, 04 Phó giám đốc, 04 Phòng chức năng nghiệp vụ. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là một công ty trực thuộc tông công ty vinaconex .Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc điều hành. Ngoài ra còn có trưởng phòng kế toán phụ trách chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính thống kê. Để đẩy mạnh công tác kết hợp hài hoà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa ban Giám đốc và các phòng ban, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là cấp dưới chỉ chịu sự lãnh đạo của cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình. Bộ phận chức năng có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bê tồng và xây dựng vinaconex Giám đốc bí thư đảng uỷ PGĐ Xây dựng PGĐ Đầo Tạo PGĐ Sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Đôị xây dựng 1 Phân xưởng năng lượng Phân xưởng trộn Đội xe Máy Phân xưởng cơ khí Phân xưởng sản xuất chính Đội bảo vệ Trạm y tế PGĐ SX Vật Liệu Phòng KDTH Phân xưởng SX Vật liệu Đôị xây dựng 2 Nhà trẻ mẫu giáo PGĐ sản xuất VL PhòngKDTH Phân xưởng sản xuất VL Đội xây dựng 2 Nhà trẻ mẫu giaó Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Công ty Qua sơ đồ trên cho ta thấy: Nhà máy hiện đang áp dụng sơ đồ quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận như sau: - Giám đốc: Lãnh đạo chung, chỉ đạo toàn bộ sản xuất kinh doanh của nhà máy qua các phó giám đốc và trực tiếp lãnh đạo Phòng tổ chức hành chính, Phòng Tài vụ. Để giúp cho giám đốc có các phó giám đốc,và giám đốc chịu trách nhiệm phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, quản lý theo dõi hoạt động của Đảng viên cũng như công tác phát triển Đảng trong toàn nhà máy, trực tiếp quản lý trạm y tế, đội bảo vệ, nhà mẫu giáo. Phó giám đốc đào tạo: chịu trách nhiệm về viêc quản lý chung về tình hình nhân sự của nhà máy như thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên thông qua các hoạt đông thi tay nghề,và chịu trách nhiệm về đầu vào về nhân lực. Phó giám đốc xây dựng chịu trách nhiệm quản lý và tổ trức thi công các công trình. - Phó giám đốc sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất chính của nhà máy, phó giám đốc sản xuất nắm được thông tin từ các hoạt động sản xuất qua các quản đốc, mặt khác có trách nhiệm xuống tận các phân xưởng để kiểm tra. - Phó giám đốc sản xuất vật liệu: Trực tiếp lãnh đạo đội xe máy và phân xưởng sản xuất vật liệu Tuy mỗi người có một nhiệm vụ riêng, nhiệm vụ cụ thể, nhưng toàn bộ ban giám đốc, các Phòng ban luôn đoàn kết thống nhất quan điểm và luôn đưa nhà máy phát triển theo hướng chung và phấn đấu với mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi. Nhà máy có 461 cán bộ công nhân viên chức, trong đó: Nam Nữ Hành chính - Quản lý Trực tiếp sản xuất 293 người 168 người 68 người 393 người chiếm 63,5% chiếm 36,5% chiếm 14,7% chiếm 85,3% 2.3. Đặc điểm về lao động của Công ty. Có thể nói rằng lao động thuộc ngành xây dựng, tư vấn thiết kế có vai trò góp phần tạo ra các công trình xây dựng, có sự tham gia của tư vấn thiết mới đảm bảo cho các công trình có chất lượng, đúng về tiêu chuẩn quy định và có thẩm mỹ cao. Trong những năm qua, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex đã đảm nhận khảo sát thiết kế và thi công nhiều công trình, dự án và đã được chủ đầu tư đánh giá cao. Đạt được điều đó phải kể đến đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cao sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, Công ty đã không ngừng khuyến khích CBCNV học tập trao dồi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Đối với các cán bộ quản lý, Công ty tạo điều kiện cho đi học thêm bằng đại học thứ 2 hoặc cao học. Công ty còn liên hệ với các trường đại học lớn trong nước tổ chức nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về kỹ thuật cho CBCNV của mình. Do công việc chính, sản phẩm chính của đơn vị là tư vấn thiết kế và xây dựng nên đòi hỏi lực lượng lao động phải bao gồm chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học trở lên. Nhờ có hệ thống đào tạo tuyển chọn từ trước nên hiện nay Công ty có một đội ngũ lao động tương đối đồng đều về chất lượng, năng động sáng tạo và có khả năng hoàn thành công việc được giao. Cụ thể hiện nay công ty có tổng số lao động là 1007 người. Trong đó lực lượng trong danh sách của Công ty là 461 người, lực lượng thuê ngoài và hợp đồng lâu dài là 546 người. Lực lượng lao động trong Công ty gồm hai khối: Cán bộ khoa học kỹ thuật và khối quản lý kinh tế. 2.4. Đặc điểm về tài chính của Công ty. Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định và vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực của mình. Nguồn lực tài chính trong Công ty ảnh hưởng tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tài sản cố định vì vậy Công ty đã không ngừng tăng trưởng công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Đây là sự đỏi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình kinh doanh hiện nay. Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở Công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2002 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Tỷ lệ % Số cuối năm Tỷ lệ % Tài sản I.TSLĐ và ĐTNH 194.375.795.586 75,13 357.094.263.170 79,35 1.Tiền 1.271.740.260 0,65 26.074.029.105 7,30 2.Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - - 3.Các khoản phải thu 90.834.388.130 46,73 158.518.744.227 44,39 4.Hàng tồn kho 81.680.037.993 42,02 140.368.885.522 39,31 5.TSLĐ khác 20.589.629.203 10,59 32.132.604.316 9,00 6.Chi phí sự nghiệp - - - - II.TSCĐ và ĐTDH 64.359.891.311 24,87 92.924.186.434 20,45 1.TSCĐ 52.023.876.900 80,83 53.925.187.997 58,03 2.Các khoản ĐTTC DH 155.213.000 0,24 155.213.000 0,17 3.Chi phí XDDD 12.180.801.411 18,93 38.843.785.437 41,80 4.Các khoản ký quỹ, ký cược DH - - - - Cộng tài sản 258.735.686.897 100 450.018.449.604 100 Nguồn vốn I.Nợ phải trả 222.082.369.877 85,83 412.675.683.944 91,70 1.Nợ ngắn hạn 194.724.179.328 93,22 384.713.784.503 93,22 2.Nợ dài hạn 26.667.798.520 6,27 25.878.182.470 6,27 3.Nợ khác 690.392.029 0,50 2.083.716.971 0,56 II.Nguồn vốn chủ sở hữu 36.653.317.020 14,17 37.342.765.660 8,30 1.Nguồn vốn quỹ 36.653.317.020 100 37.342.765.660 100 1.Nguồn vốn kinh phí - - - - Cộng nguồn vốn 258.735.686.897 100 450.018.449.604 100 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex - xuân mai - hà tây) Theo dõi bảng số liệu trên ta thấy vào cuối năm 2002 TSCĐ và ĐTDH chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 92.924.186.434 đồng, còn lại là TSLĐ và ĐTNH chiếm 357.094.263.170 đồng. Điều này cho ta thấy Công ty chưa thật sự quan tâm đầu tư cho Vốn cố định hay Vốn cố định chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, ta sẽ đi sâu phân tích tiếp. Tổng số vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty là 450.018.449.604 đ. Trong đó nguồn vốn quỹ là 37.342.765.660 đ và còn lại vốn vay nợ là 412.675.683.944 đ. Ta nhận thấy Công ty không có nguồn kinh phí, quỹ khác, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất bằng cách tự cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu, sử dụng linh hoạt nguồn vốn bên ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Đơn vị: Trđ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % Tổng doanh thu 203.871,954 315.959,832 112.087,878 54,98 1. Doanh thu thuần 202.758,119 315.225,676 112.467,557 55,47 2. Giá vốn hàng bán 186.999,986 294.404,960 107.404,974 57,44 3. Lợi tức gộp 15.758,114 20.820,715 5.062,601 32,13 4. Chi phí bán hàng - - - - 5. Chi phí QLDN 11.707,371 16.322,897 4.615,526 39,42 6. Lợi tức thuần từ HĐSXKD. 4.050,763 4.497,819 447,056 11,04 Thu nhập từ HĐTC - - - - Chi phí HĐTC 997,577 3.514,465 2.516,888 25,30 7. Lợi tức hoạt động TC (997,577) (3.514,465) -2.516,888 252,30 Thu nhập bất thường 271,059 476,886 205,827 75,93 Chi phí bất thường 245,386 399,349 153,963 62,74 8.Lợi tức bất thường 25,673 77,357 51,684 201,317 9. Tổng lợi tức trước thuế 3.078,858 1.060,891 -2.017,967 -65,54 10. Thuế lợi tức phảI nộp 769,715 339,485 -430,230 -55,90 11. Lợi tức sau thuế 2.309,144 721,406 -1.587,738 -68,76 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex) Qua biểu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2003 đã tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2002 với giá trị tổng sản lượng 203.871,954 Trđ tăng lên 315.959,832 Trđ vào năm 2003. Doanh thu thuần của Công ty cũng tăng lên với lượng năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự cố gắng của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các số liệu về doanh thu thuần của Công ty như sau: năm 2002 là 202.758,119 Trđ và tăng lên 315.225,676 Trđ vào năm 2003. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của Công ty giảm mạnh qua 2 năm, cụ thể là 2.309,144 Trđ năm 2002 và 721,406 Trđ năm 2003 . Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2003 Công ty đầu tư cho hoạt động tài chính tăng nhiều lần so với năm 2002. Cụ thể là 997,577 Trđ năm 2002 và 3.514,465 Trđ năm 2003. Điều này làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Như vậy với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy Công tycổ phần bê tông và xây dựng vinaconex đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây. Với những kết quả đạt được trong kinh doanh, Công ty đã thực hiện nộp thuế lợi tức cho Nhà nước trong các năm là: 769,715 năm 2003 và 339,485 Trđ vào năm 2003. Như vậy có thể nói mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có không ít khó khăn nhưng để ổn định và nâng cao mức sống của CBCNV trong Công ty, đồng thời làm tăng nhanh mức đóng góp cho ngân sách nhà nước trong thời gian qua Công ty đã phấn đấu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương ii thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần vàxây dựng vinaconex. 1.Tổng quan chung về Vốn cố định của công ty. Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Năm 2003, tỷ lệ Vốn cố định trên tổng vốn kinh doanh là: 92.924,186 = 0,21 450.018,450 Điều này cho thấy Vốn cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng chưa lớn trong tổng số tài sản. Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định) cũng khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Sau đây ta sẽ tìm hiểu tài sản cố định của Công ty theo đặc điểm và cơ cấu của chúng. 1.1.Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó. Cơ cấu Vốn cố định của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex được hình thành từ các nguồn chính như: Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn huy động khác. Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó được phản ánh ở biểu sau. Quy mô kết cấu và tình hình tăng giảm TScđ Của công ty cổ phần và xây dựng vinaconex trong năm 2003 Đơn vị: Trđ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Vốn ngân sách cấp 3.238,957 6,22 3.129,840 5,80 -109,117 -3,37 - Nhà cửa 367,425 11,34 326,480 10,43 - Phương tiện vận tảI - - - - - Máy móc thiết bị SX 75,143 2,32 6,971 0,22 - Máy móc thiết bị QL - - - - - TSCĐ phúc lợi 2.796,389 86,34 2.796,389 89,35 2.Vốn tự bổ sung 4.945,198 9,50 4.721,262 8,76 -223,936 -4,53 - Nhà cửa 2.381,721 48,16 2.324,197 49,23 - Phương tiện vận tảI 1.641,408 33,19 1.646,050 34,86 - Máy móc thiết bị SX 310,138 6,27 171,600 3,63 - Máy móc thiết bị QL 435,521 8,81 412,005 8,73 - TSCĐ phúc lợi 176,410 3,57 167,410 3,55 3.Vốn tín dụng 28.663,385 55,09 31.072,661 57,62 2.409,276 8,41 - Nhà cửa - - - - - Phương tiện vận tảI - - - - - Máy móc thiết bị SX 28.663,385 100 31.072,661 100 - Máy móc thiết bị QL - - - - - TSCĐ phúc lợi - - - - 4.Nguồn vốn khác 15.185,339 29,19 15.001,425 27,82 -183,914 -1,21 - Nhà cửa 111,298 0,73 52,011 0,35 - Phương tiện vận tảI 2.442,897 16,09 3.067,475 20,45 - Máy móc thiết bị SX 12.155,328 80,05 11.481,947 76,54 - Máy móc thiết bị QL 475,816 3,13 399,992 2,66 - TSCĐ phúc lợi - - - - Tổng cộng 52.032,879 100 53.925,188 100 1.892,309 3,64 (Nguồn: Phòng KTTC- Công ty cổ phầnvà xây dựng vinaconex) Qua bảng số liệu trên, ta thấy Công ty đã sử dụng một lượng Vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tương đối lớn. Năm 2003, đầu năm lượng vốn Công ty sử dụng là 52.032,879 Trđ và cuối năm là 53.925,188 Trđ. Như vậy, so sánh giữa thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm ta thấy vốn tăng thêm là 1.892,309 Trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,64%. Trong tổng số Vốn cố định năm 2003 mà Công ty sử dụng, nguồn vốn tăng mạnh nhất là nguồn vốn tín dụng, với mức tăng là 8,41%. Tại thời điểm đầu năm nguồn vốn này là 28.663,385 Trđ, chiếm 55,09% trong tổng Vốn cố định, cuối năm là 31.072,661 Trđ, chiếm 57,62%. Trong phần nguồn vốn ngân sách cấp, số đầu năm là 3.238,975 Trđ chiếm 6,22% trong tổng số Vốn cố định, cuối năm là 3.129,840 Trđ chiếm 5,8%. Điều này cho ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp đã giảm 109,117 Trđ so với đầu năm và tỷ trọng cũng giảm tương ứng. Tuy tỷ lệ này không đáng kể nhưng nguồn vốn này khá quan trọng, vì vậy Công ty cần có chính sách bảo toàn và phát triển nguồn vốn này. Điều đáng chú ý là nguồn vốn ngân sách cấp chủ yếu là dành đầu tư cho mục đích phúc lợi xã hội, chiếm tỷ trọng 89,35% trong tổng nguồn vốn ngân sách cấp. Nguồn vốn tự bổ sung đầu năm là 4.945,198 Trđ chiếm 9,5%, số cuối năm là 4.721,622 Trđ chiếm 8,7%. Như vậy nguồn vốn tự bổ sung cũng giảm so với đầu năm là 223.936 Trđ và tỷ trọng cũng giảm tương ứng. Tỷ lệ giảm này rất nhỏ nhưng nó phản ánh sự đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung còn chưa đúng với tầm quan trọng của nó, đối tượng phân bổ nguồn vốn tự bổ sung chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lần lượt là 49,23% và 34,86% trong tổng nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn cố định của Công ty, số đầu năm là 28.663,385 Trđ chiếm 55,09% và số cuối năm là 31.072,661 Trđ chiếm 57,62%. Nguồn vốn tín dụng của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 2.409,276 Trđ. Đây là một nguồn vốn quan trọng của Công ty, chính vì vậy nó chỉ để đầu tư cho máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, trực tiếp phục vụ công tác thiết kế, máy móc, xe máy trực tiếp thi công, kiểm tra chất lượng công trình... Như vậy mục đích đầu tư của nguồn vốn tín dụng là đúng nhưng cần phải bổ sung nguồn vốn này từ quỹ khấu hao TSCĐ để bảo toàn và phát triển và nguồn vốn này. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động khác, Công ty đầu tư xây dựng nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị dùng cho quản lý không đáng kể mà dành phần lớn cho việc mua sắm máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ cho sản xuất và thi công chiếm 76,54%, còn lại đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm 20,45%. Số đầu năm là 15.185,339 Trđ chiếm 29,19% và số cuối năm là 15.001,425 Trđ chiếm 27,82%. Như vậy trong cơ cấu vốn cố định, nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn vốn tín dụng chiếm 57,62% và tiếp theo là nguồn vốn huy động khác chiếm 27,82%. So sánh số đầu năm với số cuối năm, tổng Vốn cố định tăng 1.892,309 Trđ tương ứng 3,637% so với đầu năm. Nguyên nhân duy nhất là do nguồn vốn tăng 2.409,276 Trđ tương ứng 8,405% so với đầu năm, những nguồn hình thành vốn cố định còn lại giảm so với đầu năm nhưng không đáng kể. Vốn cố định của Công ty tăng trong năm được tóm tắt như sau: Nguồn vốn ngân sách cấp giảm 109,117 Trđ với tỷ lệ là 3,37%. Nguồn vốn tự bổ sung giảm 223,936 Trđ với tỷ lệ là 4,53%. Nguồn vốn tín dụng tăng 2.409,276 Trđ với tỷ lệ 8,41%. Nguồn vốn huy động khác giảm 183,914 Trđ với tỷ lệ 1,21%. Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với các tư liệu sản xuất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của Công ty bê tông và xây dựng vinaconex là do các nguyên nhân chủ yếu sau: a. Công ty đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số máy móc thiết bị đã cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc, thiết bị rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty chưa có như: máy thuỷ chuẩn tự động, máy định vị cốt thép, máy khoan tự hành... nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt lao động thủ công của công nhân, đặc biệt là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định và nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế tư vấn công trình. b. Mua sắm thiết bị văn phòng như máy đồ hoạ, máy in Laser chuyên dụng khổ lớn, máy tính các loại và thiết bị văn phòng khác như điều hoà nhiệt độ, máy photocopy... nhằm cải thịên môi trường làm việc cho CBCNV làm việc tại văn phòng công ty. c. Nâng cấp sửa chữa một số phương tiện vận tải, mua sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của cán bộ trong Công ty. Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách kịp thời nhanh chóng của cán bộ quản lý Công ty tới đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như đối với các chi nhánh của Công ty. d. Công ty đã thực hiện trích khấu hao 13.154,634 Trđ trong năm 2003. e. Trong năm 2002, Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định nhưng số lượng tài sản thanh lý ít hơn số lượng tài sản cố định mua sắm, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tổ cho ở biểu sau: ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động VCĐ Đơn vị tính: Trđ T T Nguyên nhân ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1 Tăng do mua sắm MMTB mới 15.082,094 - Dùng cho sản xuất 13.831,543 - Dùng cho quản lý 1.250,551 2 Giảm do khấu hao cơ bản, thanh lý -13.180,783 - Do khấu hao cơ bản -13.154,634 - Thanh lý -26,149 Cộng 1.901,311 (*) Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của Vốn cố định của Công ty năm 2003, ta đi xem xét cơ cấu tài sản cố định về mặt hiện vật và theo tình hình sử dụng. 1.2. Cơ cấu vốn cố định về mặt hiện vật. Về mặt hiện vật cơ cấu vốn cố định của Công ty theo tài sản cố định gồm 5 loại chính là: Nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy thiết bị sản xuất, máy móc thiết bị quản lý và dùng cho phúc lợi. Như đã trình bày các loại tài sản cố định này được hình thành từ 4 nguồn khác nhau: Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn khác do Công ty tự huy động. Tài sản cố định hữu hình Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa Phương tiện Vận tải MMTB sản xuất MMTB quản lý Cộng I.Nguyên giá TSCĐ 1.Số đầu kì 8.007.592.096 8.442.750.949 60.283.930.864 2.167.128.431 78.901.402.313 2.Tăng trong kì - 1.865.508.802 12.774.005.380 442.579.630 15.082.093.812 Trong đó:- Mua mới - 1.865.508.802 12.774.005.380 442.579.630 15.082.093.812 - Xd mới - - - - - 3.Giảm trong kì - - 387.559.180 6.957.720 394.516.900 Trong đó:- Thanh lý - - 381.184.000 6.957.720 388.141.720 - Chuyển 142 - - 6.375.180 - 6.375.180 4.Số cuối kì 8.007.592.096 10.308.259.751 72.670.377.064 2.602.750.341 93.588.979.225 Trong đó:- Chưa sd - - - - - Đã KH hết 30.719.301 1.643.793.000 9.324.283.572 561.483.135 11.560.279.017 - Chờ thanh lý 809.272.000 682.769.000 992.501.666 400.963.975 2.885.506.641 II.Giá trị hao mòn 1.Đầu kì 2.188.327.126 4.358.446.423 19.687.260.015 1.243.491.849 26.877.525.413 2.Tăng trong kì 157.756.184 1.270.612.163 11.228.362.759 497.920.400 13.154.633.506 3.Giảm trong kì - - 361.409.971 6.957.720 368.367.691 4.Cuối kì 2.346.083.310 5.629.058.586 29.954.212.803 1.734.436.529 39.663.791.228 III.Giá trị còn lại 1.Đầu kì 5.819.264.943 4.084.304.526 41.196.670.849 923.636.582 52.023.876.900 2.Cuối kì 5.661.580.759 4.679.201.165 42.716.164.261 868.313.812 53.925.187.997 - TSCĐ dùng để thế chấp, cầm cố khoản vay - 1.238.669.425 43.079.169.829 - 44.317.839.254 - TSCĐ tạm thời không sd - - - - - - TSCĐ chờ thanh lý 809.272.000 682.769.000 992.501.666 400.936.975 2.885.506.641 Tính đến 0h Ngày 01/01/2003 Đơn vị: đồng tình trạng kĩ thuật TSCĐ của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2003 Đơn vị tính: đồng. Loại TSCĐ Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Chênh lệch A (1) (2) (3) (4) (5)= (3)/(1) (6)= (4)/(2) (7)= (6)- (5) I.TSCĐ hữu hình 78.901.402.313 93.588.979.225 26.877.525.413 39.663.791.228 0,341 0,424 0,083 1.Nhà cửa 8.007.592.096 8.007.592.096 2.188.327.126 2.346.083._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH407.doc
Tài liệu liên quan