BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[ \
NGUYỄN VĂN TOÀN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG
CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN HÓA GIÁO DỤC
Mã số: 5.07.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. HOÀNG TÂM SƠN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2004
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban quản
lý kí túc xá trường Cao đẳng GTVT3 cùng toàn thể anh
127 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho SV nội trú trường CĐ GTVT 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em, bạn bè trong trường đã tạo những điều kiện về vật
chất và tinh thần thuận lợi, giúp tôi hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp và nhiệm vụ học tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học công nghệ –
Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh và các thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền thụ
những kiến thức rất cần thiết, bổ ích cho công việc và cho
cuộc sống của những người học viên lớp Cao học Quản lý
Văn hóa – Giáo dục, khóa 11 chúng tôi.
Đặc biệt là những lời biết ơn sâu sắc về công lao dìu
dắt, sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo, người
hướng dẫn khoa học – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nhà giáo Ưu
Tú Hoàng Tâm Sơn đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn
tốt nghiệp này.
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
CĐ : Cao đẳng
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
ĐH : Đại học
GD : Giáo dục
QL : Quản lý
GTVT : Giao thông Vận tải
HS-SV : Học sinh-sinh viên
KTX : Kí túc xá
QLGD : Quản lý giáo dục
SV : Sinh viên
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Sơ lược về lịch sử của vấn đề nghiên cứu 7
1.2. Quan niệm của Đảng và nhà nước về ngành GTVT 10
1.3. Quan niệm của Đảng và nhà nước về GD-ĐT 11
1.4. Những khái niệm công cụ 13
1.4.1. Khái niệm về quản lý 13
1.4.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 14
1.4.3. Khái niệm về lối sống 15
1.4.4. Khái niệm về nếp sống 19
1.5. Sự hình thành nếp sống cho sinh viên ngành GTVT 25
1.5.1. Vài nét về tâm lý lứa tuổi sinh viên 25
1.5.2. Sự hình thành nếp sống thích hợp cho sinh viên ngành GTVT 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT3
35
2.1. Sơ lược tình hình chung về kí túc xá 35
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất 35
2.1.2. Tình hình sinh viên 36
2.1.3. Bộ máy quản lý kí túc xá 37
2.1.4. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống của sinh viên ở KTX 37
2.2. Thực trạng nếp sống sinh viên trong KTX trường CĐ GTVT3 38
2.2.1. Biểu hiện của nếp sống SV trong hoạt động học tập 41
2.2.2. Biểu hiện của nếp sống SV trong sinh hoạt tập thể, cá nhân và
lao động
45
2.2.3. Biểu hiện của nếp sống SV trong quan hệ và ứng xử 52
2.3. Thực trạng về công tác quản lý giáo dục nếp sống cho SV 54
2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nếp sống của SV 54
2.3.2. Ảnh hưởng của chủ thể giáo dục đối với nếp sống SV 59
2.3.3. Tác dụng của hoạt động Đoàn trong việc GD nếp sống SV 61
2.3.4. Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục nếp sống SV hiện nay 66
2.3.5. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong nếp
sống của SV hiện nay
72
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI
TRÚ TRƯỜNG CĐ GTVT3
78
3.1. Một số căn cứ để đề xuất 78
3.1.1. Quan niệm của Đảng về chiến lược con người trong sự nghiệp
đổi mới đất nước
78
3.1.2. Mục tiêu giáo dục nếp sống mới cho SV trường CĐ GTVT3 79
3.1.3. Định hướng nội dung giáo dục nếp sống cho SV trường CĐ
GTVT3
83
3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm củng cố và nâng cao công tác
quản lý giáo dục nếp sống cho SV nội trú trường CĐ GTVT3
86
3.2.1. Tạo sự phong phú về nội dung giáo dục nếp sống SV trong các
hoạt động ở kí túc xá
86
3.2.2. Tổ chức SV tự quản trong hoạt động 92
3.2.3. Củng cố tổ chức quản lý kí túc xá, có sự phối hợp chặt chẽ giữa
kí túc xá và các bộ phận đoàn thể trong trường và gia đình
93
3.2.4. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện cho các
hoạt động của SV ở kí túc xá
94
3.2.5. Quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt động trong KTX 95
3.2.6. Kế hoạch hoá mọi hoạt động, thực hiện chế độ kiểm tra, thi
đua khen thưởng
96
3.2.7. Bảo đảm trật tự an ninh trong kí túc xá 97
3.3. Đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý giáo dục nếp sống SV nội trú trường CĐ
GTVT3
98
Kiến luận và kiến nghị 102
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 108
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay nếu kỹ thuật năm trước là hiện đại nhất thì năm
sau đã lạc hậu mất rồi. Ý tưởng đào tạo ra những con người có kiến thức cơ
bản vững chắc và biết sử dụng chúng với phương pháp suy luận đúng đắn
để giải quyết những vấn đề những tình huống mới, cần được khuyến khích.
Bên cạnh đó, xu hướng thực tế hơn do nhịp độ phát triển kinh tế của Việt
Nam yêu cầu nhân lực cho công nghệ mới.
Chúng ta đang bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ mới, với vai
trò trí tuệ con người luôn được nhắc đến. Để tiếp tục phấn đấu đến năm
2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì điều kiện
tiên quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra là sự cần thiết phải khai
thác nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người – những lớp
người được giáo dục và đào tạo, có tầm trí tuệ cao, tay nghề thành thạo và
phẩm chất tốt đẹp là vốn quý nhất quyết định sự thành công. Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ
trương là xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi
áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
Các dân tộc phát triển bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có
quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
2
Để xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội theo các tiêu chí trên, vấn đề
nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, Đảng Cộng Sản Việt
Nam luôn coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của nhà nước và của toàn dân” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững” (Tr.108, 109)[6]
Việt Nam đang ở trong quá trình thực hiện CNH-HĐH. GTVT là một
trong những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện CNH
nền kinh tế quốc dân, trước hết phải xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại đáp
ứng nhu cầu phát triển. Nói cách khác, CNH-HĐH ngành GTVT đi trước
một bước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư CNH-HĐH các ngành nghề
khác. Tiền đề của CNH-HĐH GTVT trước hết phải đầu tư cho đào tạo
nhân lực.
Trường Cao đẳng GTVT3 là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực
cho ngành GTVT với nhiệm vụ cụ thể: đào tạo cán bộ kỹ thuật bậc trung
học và cử nhân cao đẳng về GTVT cung cấp cho các sở GTVT các tỉnh và
các công ty xây dựng công trình, đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý GTVT…
thuộc trung ương và địa phương nằm trên địa bàn khu vực Nam Trung bộ và
Nam bộ. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh được tuyển vào
trường ngày càng tăng, phần lớn các em đều ở xa lên thành phố học nên
nhu cầu được ở trong KTX của trường cũng gia tăng. Trước tình hình này,
nhà trường đã đầu tư mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng để tạo nhiều
3
chỗ ở hơn cho các em, song vì diện tích sân bãi còn hạn hẹp nên vẫn không
giải quyết được tất cả các nhu cầu xin ở kí túc tại KTX nhà trường. Với số
lượng lưu học sinh nội trú tăng lên đột biến đã đặt ra cho công tác quản lý
giáo dục nếp sống ăn ở, học tập, sinh hoạt… cho số lượng học sinh trên là
rất lớn. Điều này đòi hỏi Ban quản lý KTX, Phòng quản lý sinh viên và nhà
trường phải xem xét lại thực trạng về công tác quản lý KTX nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên.
Từ những thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng Giao
thông Vận tải 3” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp. Hy vọng
và mong muốn của chúng tôi là đóng góp một phần nhỏ cho việc cải tiến
và nâng cao chất lượng quản lý nếp sống sinh viên nội trú trong nhà trường
mà chúng tôi đang công tác.
2. Đối tượng và khách thể của đề tài nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng một số biện pháp quản lý giáo
dục nếp sống sinh viên nội trú
b. Khách thể nghiên cứu: là sinh viên đang nội trú trong KTX trường
Cao đẳng Giao thông Vận tải 3.
3. Giới hạn của đề tài
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và khả năng của tác giả còn có
những hạn chế nhất định, vì thế luận văn chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu
thực trạng về hoạt động quản lý giáo dục nếp sống sinh viên lưu trú tại
KTX trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 và biểu hiện nếp sống của sinh
4
viên qua những hoạt động chủ yếu diễn ra trong phạm vi KTX. Những hoạt
động ngoài KTX trường, đề tài không có điều kiện nghiên cứu.
4. Mục đích của đề tài nghiên cứu
Làm rõ thực trạng một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho
sinh viên nội trú trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 và trên cơ sở đó đề
xuất một số biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục nếp sống cho sinh viên.
5. Giả thiết nghiên cứu
Nếp sống của sinh viên nội trú trường Cao đẳng Giao thông Vận tải3
phụ thuộc vào các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống sinh viên của
trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng nếp sống sinh viên và thực trạng công tác
quản lý giáo dục nếp sống sinh viên trong kí túc xá thông qua các hoạt
động học tập, sinh hoạt, lao động và giao tiếp ứng xử.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu tài liệu, sách báo, tư liệu lưu trữ, báo cáo, tổng kết liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5
Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các sinh hoạt, hoạt động
của của sinh viên ở kí túc xá cũng như hoạt động quản lý giáo dục của các
cán bộ quản lý nhằm thu thập các tư liệu bổ sung.
Phương pháp phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với các sinh viên
ở kí túc xá, các cán bộ quản lý kí túc xá và cán bộ các phòng ban, các tổ
chức có liên quan đến công tác học sinh sinh viên ở kí túc xá.
Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu câu hỏi với 300 sinh viên
nội trú, 20 cán bộ, giáo viên bao gồm các cán bộ quản lý kí túc xá, cán bộ
phòng quản lý học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên trường và các giáo viên
liên quan đến công tác học sinh, sinh viên ở kí túc xá.
7.3. Phương pháp ứng dụng toán thống kê.
Sử dụng để xử lý các kết quả điều tra trong quá trình nghiên cứu.
8. Địa điểm nghiên cứu
Kí túc xá trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm phong phú lý luận và thực tiễn về nếp sống của sinh
viên trong kí túc xá.
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống sinh viên
nội trú có cơ sở khoa học, phù hợp với đặc điểm của trường Cao đẳng giao
thông vận tải 3 nói riêng, sự nghiệp trồng người nói chung.
- Đề tài còn là một tư liệu tham khảo cho các trường.
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
6
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát đề tài, đối tượng – khách thể, mục đích,
nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu…
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng về các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống
cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường Cao
đẳng Giao thông Vận tải 3
Phần kết luận chung và kiến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu lối sống, nếp sống đã được đề cập đến từ lâu qua
nhiều công trình nghiên cứu công phu như công trình “Việt Nam Phong tục”
của cụ Phan Kế Bính (1875-1921). Ông đã nghiên cứu công phu về các
phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam qua bao thăng trầm của bề dầy
lịch sử 4000 năm. Tất cả những thói quen, nếp sống của con người Việt
Nam từ xưa đến đầu thế kỉ XX được tác giả phản ánh một cách khách quan,
từ đó ca ngợi những phẩm chất, cái đẹp của con người Việt Nam đồng thời
cũng mạnh dạn đánh giá, phê phán các yếu tố lạc hậu, trì trệ trong lối sống,
nếp sống đi ngược lại thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc. Tư
tưởng của cụ rất gần gũi với tư tưởng các thế hệ con cháu ngày nay. Ngoài
ra, tác giả Toan Ánh, trong cuốn “Phong tục Việt Nam” đã phân tích nguồn
gốc, sự biến đổi nhiều thói quen, tập quán. Một số ý kiến phê phán của cụ
Phan Kế Bính và tác giả Toan Ánh như phê phán thói cờ bạc, khóc mướn,
đa thê, hút thuốc, mê tín trong lễ hội, lãng phí trong đám cưới… đã được
nghị quyết Trung Ương V khoá 8 quán triệt, đổi mới nhằm xây dựng nền
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong tài liệu “Sửa đổi lề lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh việc xây dựng lối sống, nếp sống mới, cách làm việc mới.
Đại hội IV và V của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng nếp sống mới.
Trong văn kiện đại hội IV có ghi khái niệm “nếp sống mới có văn hoá”,
8
“vận động một cách kiên trì và sâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hoá
trong xã hội, đưa cái đẹp vào đời sống hàng ngày, vào lao động sản xuất”
(Tr. 25)[4] Trong Đại hội V, văn kiện dùng khái niệm lối sống: “Cuộc đấu
tranh giữa hai con đường, giữa cái mới và cái cũ, tiên tiến và lạc hậu, tiến
bộ với phản động, trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng và lối sống đang diễn ra
hàng ngày rất phức tạp.” (Tr. 10)[5] Trong nghị quyết V ban chấp hành
Trung Ương khoá 8, Đảng ta dành riêng để bàn về lĩnh vực văn hoá. Nội
dung nghị quyết gồm 6 vấn đề quan trọng thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối
sống, nếp sống được đặt lên đầu tiên. Trong toàn văn nghị quyết V có
nhiều lần thuật ngữ lối sống, nếp sống được nhắc đến như “tư tưởng đạo
đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hoá” hay như “lối sống
lành mạnh, nếp sống văn minh” Như vậy, vấn đề nếp sống đã được quan
tâm rất sâu sắc không chỉ các nhà khoa học mà các nhà quản lý xã hội
cũng rất chú trọng tới việc quản lý giáo dục nếp sống.
Trong thời gian gần đây hàng loạt những công trình nghiên cứu về lối
sống, nếp sống đã được thực hiện theo tinh thần đổi mới của ban chấp hành
Trung Ương Đảng do những thay đổi rõ nét về kinh tế, xã hội đang diễn ra
sôi động đưa đến những biến đổi trong lối sống, nếp sống, định hướng giá
trị con người Việt Nam nói chung, giới sinh viên học sinh nói riêng. Có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu lối sống, nếp sống ở đối tượng sinh
viên đã được công bố như sau:
- “Tổ chức tốt cuộc sống sinh viên ở KTX nhằm giáo dục đạo đức,
lối sống cho họ” (Kỷ yếu hội thảo định hướng giá trị giáo dục đạo
đức trong các trường ĐH; Hà Nội 1996) của Nguyễn Thị Kỷ
9
- “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng,
biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên” của PGS. PTS Mạc
Văn Trang làm chủ nhiệm đề tài (Năm 1998, mã số B94-38-32)
- “Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên trường
Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo Trung Ương 3” của Đặng Văn
Thuân (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, năm 1999)
Ngoài ra một số chuyên đề bài báo viết về lối sống, nếp sống sinh
viên như:
- “Nếp sống xã hội của sinh viên” của PTS Vũ Dũng, viện tâm lý
trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Tạp chí Đại học
và Giáo dục chuyên nghiệp, 01/1997)
- “Sinh hoạt trong KTX sinh viên, sân chơi chưa lành mạnh” của
Hồ Thu (Báo Sài Gòn giải phóng, 24/11/2003)
Qua những công trình, tài liệu nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy
các tác giả đã tiếp cận với những góc độ khác nhau trên các đối tượng sinh
viên thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Riêng mảng đề tài về sinh
viên giao thông vận tải thì chưa có tác giả nào đề cập. Từ những bức xúc
về công tác quản lý giáo dục nếp sống trong kí túc xá trường Cao đẳng
Giao thông Vận tải 3, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý
giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải 3”. Hy vọng và mong muốn của chúng tôi là đóng góp một phần nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục nếp sống sinh viên
nội trú trong kí túc xá của trường mà chúng tôi đang công tác.
10
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta nhận định: “Là một khâu
quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng, Giao thông vận tải đáng lẽ phải đi
trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân,
nhưng nhiều năm qua chúng ta chưa chú ý đúng mức, nên việc vận chuyển
hàng hoá có nhiều khó khăn, việc đi lại của nhân dân có nhiều phiền hà
trắc trở.”
Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ta nêu rõ: “Ưu tiên phát triển
Giao thông vận tải đường thuỷ, tăng tỉ trọng vận tải đường sắt, sắp xếp hợp
lý vận tải đường bộ, phát triển giao thông vận tải hàng không. Động viên
các tổ chức kinh tế tập thể và nhân dân góp sức, góp vốn mở mang đường
giao thông nông thôn, miền núi, phát triển các phương tiện vận tải, nhất là
phương tiện thô sơ, nửa cơ giới, khắc phục sự ách tắc trong vận tải hàng hoá,
cải thiện một bước sự đi lại của nhân dân.” Những thành tựu bước đầu sau
đại hội VI và khảo sát thực tiễn các nước phát triển trên thế giới; Đảng ta
khẳng định Giao thông Vận tải phải đi trước một bước, phát triển với tốc độ
cao với trình độ tiên tiến và tiêu chuẩn hiện đại, vì điều đó sẽ tạo động lực
cho nền kinh tế phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách, hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ ngành
Giao thông Vận tải phải “phát triển kết cấu hạ tầng, sớm khắc phục tình
trạng xuống cấp, mở rộng và hiện đại hoá có trọng điểm mạng lưới Giao
thông Vận tải.”
11
Giao thông Vận tải là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế
quốc dân; để thực hiện CNH nền kinh tế quốc dân, trước hết phải xây dựng
kết cấu hạ tầng hiện đại đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Nói cách khác
CNH-HĐH, ngành Giao thông Vận tải đi trước một bước sẽ tạo điều kiện
thuận lợi đầu tư CNH-HĐH các ngành nghề khác. Tiền đề của CNH-HĐH
Giao thông vận tải trước hết phải đầu tư cho đào tạo nhân lực, muốn có
nhân lực cần đầu tư cho các cơ sở đào tạo này có đủ điều kiện để đảm
đương sứ mạng lịch sử trước thiên niên kỷ mới.
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển kinh tế ngành Giao thông Vận tải
như trên, Nhà nước đã rất nổ lực trong việc đào tạo ra đội ngũ cán bộ kỹ
thuật và công nhân lành nghề, có phẩm chất tốt, năng động, sáng tạo, có
nếp sống khoa học, văn minh, kỉ cương và tinh thần kỉ luật cao. Trường Cao
đẳng Giao thông Vận tải 3 cũng như nhiều trường Công nhân kỹ thuật,
Trung học chuyên nghiệp và Đại học chuyên ngành Giao thông Vận tải đã
đáp ứng phần nào yêu cầu trên.
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC-
ĐÀO TẠO
Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và
nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Ngày nay, bước sang
giai đoạn CNH-HĐH đất nước, Đảng ta đã đề ra định hướng lớn về phát
triển giáo dục và khoa học công nghệ: “Phát triển khoa học và công nghệ
cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” (Tr. 112)[6]. Trong đó đặc biệt
chú trọng việc phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 Việt Nam
12
phải đạt được trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trong khu vực ở
phần lớn các ngành trọng điểm.
Việc chuyển giao công nghệ ở nước ta hiện nay có thể nói là rút
ngắn giai đoạn khi so sánh với lịch sử phát triển lâu dài của các nước
phương Tây. Việc chuyển giao công nghệ đã đòi hỏi nhu cầu thực tế về đội
ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ năng để tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật
phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
CNH-HĐH nền kinh tế là con đường duy nhất để có thể đuổi kịp nền
kinh tế các nước trong khu vực và tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển. Muốn sự nghiệp CNH-HĐH thực hiện thắng lợi thì nguồn lực con
người – nhân tố thực hiện CNH-HĐH – đóng vai trò nòng cốt phải được ưu
tiên phát triển: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững” (Tr.108, 109)[6]
Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX -2001 về phát triển giáo dục, đào
tạo đã ghi: “Mở rộng quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về
chất lượng và hiệu quả đào tạo… Từng bước xúc tiến việc nối mạng
Internet ở trường học, tạo điều kiện học tập nghiên cứu trên mạng”
(Tr.110)[6] “Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên
môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo” (Tr.25)[8]
13
Đảng và nhà nước ta đã luôn coi trọng giáo dục và đào tạo trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Giáo dục và đào tạo luôn
cần phải được đầu tư đúng mức để đảm nhận vai trò cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao về mọi mặt, gánh vác trọng trách xây dựng đất nước
giàu đẹp, văn minh.
1.4. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.4.1. Khái niệm về quản lý
Để tồøn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà
cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Quá
trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần… ngày càng được thực hiện trên
quy mô lớn với tính chất và độ phức tạp ngày càng cao, càng đòi hỏi sự
phân công và hợp tác để liên kết mọi người trong tổ chức. Chính từ sự phân
công, chuyên môn hóa lao động đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt –
lao động quản lý. Hoạt động quản lý cần thiết với mọi lĩnh vực hoạt động
trong xã hội, trong mỗi quốc gia và trên toàn cầu.
Có nhiều định nghĩa về các khía cạnh khác nhau của quản lý, nhưng
trong luận văn chỉ nêu một số định nghĩa tiêu biểu, đó là:
“Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ
thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi
trường” [26]
“Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và với con
người” [18]
1.4.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
14
Cho đến nay cũng đã có rất nhiều định nghĩa về “quản lý giáo dục”,
nhưng trên bình diện chung, những định nghĩa này đều thống nhất về mặt
bản chất.
Theo F .G. Panatrin thì “Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo
sự phát triển toàn diện, hài hòa ở thế hệ trẻ.”
Theo P.V. Khudominxki thì “quản lý giáo dục là việc xác định những
đường lối cơ bản, những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục.”
Theo M. Zade thì “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp
nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng cũng như về mặt chất lượng”
GS.TS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục
tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.”Tiến sỹ Nguyễn Gia
Quý khái quát “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định,
15
trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ
thống giáo dục quốc dân” (Bản chất của hoạt động quản lý- Hà nội, 1996)
1.4.3. Khái niệm về lối sống
Max Weber, nhà xã hội học đầu tiên của Đức, khi nghiên cứu về lối
sống đã cho rằng lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội. Khái niệm
lối sống được mô tả như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, là một
cộng đồng người cùng chung một vị trí kinh tế.
Dean Cenell thì cho rằng lối sống không phải chỉ biểu hiện trong lĩnh
vực nghề nghiệp, lao động mà còn cả trong giải trí nữa. Con người trong xã
hội hiện đại không những có nhiều sản phẩm tiêu dùng hơn mà còn có
nhiều thời gian rỗi hơn để giải trí.
Thuật ngữ lối sống có sự biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố
tinh thần gắn liền với phương thức sản xuất xã hội, với chế độ chính trị xã
hội, với hình thái kinh tế xã hội.
Ở Liên Xô cũ, một số công trình nghiên cứu lối sống đã đặt vấn đề
nghiên cứu nội hàm khái niệm lối sống với 3 cách tiếp cận tóm lược như
sau:
- Cách tiếp cận thứ 1: xem xét lối sống như một phạm trù có liên
quan bên trong của chủ thể như nếp nghĩ, nếp hành động, thói
quen mà ít quan tâm đến hoạt động sống và các điều kiện sống.
Mặt hạn chế của cách tiếp can này ở chỗ, theo A. I. Buchenco, nó
đã loại trừ một yếu tố quan trọng của lối sống là hoạt động của
chủ thể và lao động
16
- Cách tiếp cận thứ 2: định nghĩa lối sống bằng cách liệt kê ra các
hoàn cảnh sống của con người, xã hội do đó lối sống được kiến
giải như một phạm trù xã hội học bao gồm các điều kiện sống,
các hình thức hoạt động sống của con người, các quan hệ xã hội,
các sinh hoạt, các hình thức thoả mãn nhu cầu thế giới quan. Cách
định nghĩa này quá mở rộng nội hàm lối sống, vì thế bị phê phán
nhiều
- Cách tiếp cận thứ 3: xem lối sống như là một sự thống nhất các
hình thức hoạt động sống và các điều kiện sống của con người, xã
hội. Như vậy, lối sống là một phạm trù của xã hội học, chỉ sự
thống nhất hữu cơ của các hình thức hoạt động sống và các điều
kiện sống nhất định.
Từ 3 cách tiếp cận trên, M. N. Rukevich, tiến sĩ triết học viện hàn
lâm khoa học Liên Xô cũ đã khái quát như sau:
“Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu,
nói lên hoạt động của các nhóm dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội , các cá
nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định.”
Có nhiều cách phân loại lối sống:
- Từ bình diện sử dụng năng lực, T. Makiguchi nêu lên 3 lối sống
của con người như sau:
• Lối sống đóng góp: trong mối quan hệ với thời gian, con người có
các thái độ mang tính lạc quan hay bi quan khi hoạt động phản
17
ứng với các kích thích của hiện tại, hoạt động hướng về quá khứ
và hoạt động hướng về tương lai.
• Lối sống trao đổi: lối sống văn hoá, lối sống chính trị, lối sống
kinh tế.
• Lối sống phụ thuộc: sống bằng hưởng thụ hay chiếm đoạt.
- Từ bình diện xã hội học, lối sống được chia theo các tiêu chí sau:
• Theo lãnh thổ vùng miền: có lối sống thành thị, lối sống nông
thôn…
• Theo phân tầng giai cấp: có lối sống tư sản, lối sống tiểu tư sản,
lối sống công nhân, lối sống sinh viên, lối sống trí thức, lối sống
thương gia, lối sống nông dân…
• Theo hình thái kinh tế xã hội: có lối sống phong kiến, lối sống tư
bản chủ nghĩa, lối sống xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Đỗ Trung Lai cho rằng: “Lối sống suy cho cùng là cách dùng
đạo đức mà hành đạo ở đời. Lối sống thể hiện bên ngoài của đạo và đức.
Nó đã là và luôn là văn hoá” [21]
Tác giả Phạm Ngọc Định cho rằng lối sống còn là một phạm trù của
duy vật lịch sử. Tác giả dựa vào luận điểm của Marx và Ăngen khi cho
rằng “Phương thức sản xuất phải xét không đơn thuần theo khía cạnh nó là
sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của cá nhân và hơn thế nữa nó là một
hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất
định của sự biểu hiện đời sống của họ: những cá nhân biểu hiện đời sống
18
của họ như thế nào thì họ là người như thế ấy. Nó ăn khớp với sản xuất của
họ, với cái mà họ đã sản xuất ra cũng như cách họ sản xuất ra.”
Phạm Ngọc Định đã đưa ra định nghĩa lối sống dưới dạng luận đề
“Lối sống là tổ hợp các phương thức hoạt động sống điển hình của con
người đối với xã hội nhất định mà nó được xét thống nhất với các điều kiện
hoạt động. Lối sống bao gồm nhiều hệ thống hành vi ứng xử của con người
trong cuộc sống” [14]
Tác giả Thanh Lê cho rằng “Lối sống là quan niệm sống của con
người, tức là nói đến nhân sinh quan. Nói đến lối sống là nói đến tất cả các
lĩnh vực hoạt động của con người trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống
xã hội và cá nhân – hoạt động lao động; hoạt động sinh hoạt, gia đình; hoạt
động xã hội, chế độ; hoạt động văn hoá tinh thần. Trong đó, hoạt động lao
động là cơ bản nhất.” [22]
Các định nghĩa, các cách phân loại lối sống trình bày ở trên giúp cho
nhà quản lý, nhà nghiên cứu có cơ sở đi sâu phân tích đặc điểm của từng
khách thể, từng nhóm xã hội để từ đó xác định phương hướng cụ thể xây
dựng lối sống phù hợp.
1.4.4. Khái niệm về nếp sống
Thuật ngữ nếp sống được dùng rất phổ biến. Theo thói quen trong
ngôn ngữ tiếng Việt, trên sách báo hiện nay người ta sử dụng hầu như cả
hai thuật ngữ lối sống và nếp sống với một nội hàm giống nhau. Thật ra, hai
thuật ngữ này không hoàn toàn như một nhưng cũng không nói lên hai
19
phạm trù khác nhau. Đó là do sự tạo từ trong tiếng Việt khi cả hai từ được
chuyển dịch từ một từ nước ngoài:
- Tiếng Anh: way of life
- Tiếng Pháp: mode de vie
- Tiếng Đức: obrazjiznhi
Các từ điển không có giải thích rõ ràng hai thuật ngữ lối sống và nếp
sống. Trước đây, sách báo hay dùng các từ như tập quán, phong tục, gia
phong… , sau Cách mạng Tháng Tám, xuất hiện cùng một lúc nhiều từ mới
như phương thức, lối sống, nếp sống, lẽ sống…
Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ (Hà Nội, 1992)
do Hoàng Phê chủ biên, tập thể các tác giả đã giải thích như sau:
- Lối: có 2 ngh._.ĩa:
+ Khoảng đất hẹp, dùng để ra vào một nơi nào đó, để đi lại từ nơi
này đến nơi khác.
+ Sự thể hiện của hoạt động đã ổn định thành thói quen, đặc điểm
riêng như lối sống giản dị, lối sống xa hoa.
- Nếp có 2 nghĩa:
+ Vết hằn trên bề mặt nơi bị gấp lại của da, vải, lụa… như các từ vết
nhăn trên trán, quần áo còn nguyên nếp.
+ Chỉ nếp sống, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen như các
từ nếp sống văn minh, thay đổi nếp nghĩ.
20
Nguyễn Khắc Viện – trong Từ điển Xã Hội học, Hà Nội 1994 đã đưa
ra định nghĩa sau: “Thói quen in sâu vào cách làm và suy nghĩ gọi là nếp”
(Tr. 21)[28]
Tác giả Thanh Lê cho rằng: “Nếp sống là một phương thức xử sự
được quy định với các giá trị đạo đức. Nói ngắn gọn, nếp sống là những quy
ước được lặp đi lặp lại trở thành một thói quen trong sinh hoạt, phong tục,
tập quán, hành vi đạo đức.” (Báo Sài Gòn Giải phóng 10-5-1998)
* Phân biệt lối sống với nếp sống: có 3 ý kiến khác nhau
- Ý kiến thứ 1 cho rằng nếp sống đồng nghĩa với lối sống.
- Ý kiến thứ 2 cho rằng nếp sống có nghĩa hẹp hơn lối sống.
- Ý kiến thứ 3 cho rằng nếp sống và lối sống có những mặt khác nhau.
A. P. Buchenco cho rằng: “nếp sống không phải là một phần mà là
một trong những hình thức biểu hiện của sự sống.”
L. V. Cokan cho rằng: “nếp sống của con người được xem như là sự
phản ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được xem như
là sự phản ánh của xã hội vào cá nhân.”
Tác giả Thanh Lê cho rằng: “nói đến nếp sống là nói đến một mặt
nào đó trong lối sống và ai nấy đều biết nếp sống có thể thay đổi, trong khi
lối sống vẫn còn tồn tại. Ở đây muốn nói đến cách xử sự của con người,
những giá trị được rút ra từ trong đời sống hiện thực. Những giá trị ấy là sự
điều tiết các xu hướng, quan niệm và hành vi của con người làm cơ sở cho
21
việc đánh giá có ích cho xã hội, quyết định các nguyên tắc của trật tự xã
hội và hoạch định các cơ sở của nếp sống cộng đồng.”
Nhìn chung, lối sống gồm nhiều hệ thống hành vi ứng xử của con
người. Lối sống của xã hội phải được thông qua nếp sống. Nếp sống là
những hành vi ứng xử của con người đã được lặp đi lặp lại nhiều lần thành
nếp, thành thói quen, thành phong tục được xã hội công nhận.
Những hành vi trong lối sống chưa được lập đi lập lại, chưa có tính ổn
định và chưa trở thành bản tính tự nhiên của con người trong các hoạt động,
trong các ứng xử với nhau và với tự nhiên thì không nằm trong phạm vi nếp
sống. Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là mặt bản năng của lối sống
nên khi nói đến nếp sống nghĩa là nói đến một lối sống ổn định.
Thật là khó khăn khi tách rời nếp sống ra khỏi lối sống. Lối sống có
tính định tính, định hướng còn nếp sống có tính định hình, định lượng cuộc
sống của con người.
Nếp sống với tư cách là biểu hiện của của lối sống lại thể hiện ở tính
cụ thể, ở những chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử của xã hội mà mỗi cá nhân
đã tự ý thức, tự biến đổi bản tính của mình thành những hành động ổn định
thường xuyên mang tính chung của xã hội. So với lối sống, nếp sống có tính
ổn định, bền vững hơn nhưng không có nghĩa là không biến đổi. Cùng với
sự biến đổi của lối sống, nếp sống cũng biến đổi nhưng chậm chạp và khó
khăn hơn.
Xung quanh khái niệm lối sống, nếp sống chúng ta còn gặp một số
khái niệm liên quan như nếp sống văn minh, nếp sống văn hoá, mức sống,
22
lẽ sống, phong cách sống, nếp sống mới, phong tục, tập quán… Nội hàm
các khái niệm trên đều nằm trong phạm vi nếp sống.
* Nếp sống văn minh có sự phân biệt với nếp sống văn hoá. Nếp
sống văn minh là nếp sống được thừa hưởng các thành tựu của nền khoa
học kĩ thuật cơ khí, điện tử, mang sắc thái nếp sống công nghiệp. Nếp sống
văn hoá là nếp sống thể hiện trình độ văn hoá cao, ở đó con người sống
bằng văn minh hiện đại và bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc hoà
quyện với nhau.
* Cách sống, kiểu sống có nghĩa hẹp cụ thể. Đó là lối sống theo cá
tính, thị hiếu của cá nhân trong một điều kiện môi trường sống nhất định.
Ví dụ cách sống của một gia đình, một độ tuổi, một tầng lớp, một nhóm hội
như cách sống của giới văn nghệ sĩ, người độc thân... Tất nhiên cách sống,
kiểu sống dù mang tính độc đáo, đa dạng vẫn phải tuân thủ lối sống nhất
định trong một cộng đồng, xã hội.
* Mức sống là mức thu nhập cá nhân và mức hưởng thụ phúc lợi xã
hội của cá nhân, là thước đo trình độ sản xuất phát triển ở mức nào đó.
Trong sự hưởng thụ có sự hưởng thụ vật chất và tinh thần. Mức sống cao,
con người có điều kiện sống văn minh có văn hoá. Mức sống thấp, con
người không có cơ may thoả mãn nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần và sẽ
nảy sinh 2 xu hướng:
+ Con người cam chịu sống khổ cực, tăm tối.
+ Con người bị xô đẩy vào các hành vi tội lỗi như làm ăn phi pháp,
cờ bạc, mại dâm…
23
* Lẽ sống là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học. Lẽ
sống là phần nhận thức của lối sống, nếp sống. Lẽ sống là sự thống nhất
biện chứng giữa nghĩa vụ và hạnh phúc. Lẽ sống cao nhất thể hiện ở lối
sống, nếp sống mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chúng ta có thể tìm
thấy lẽ sống cao quý ở các anh hùng, các bậc vĩ nhân, các nhà khoa học và
ngay cả ở những con người bình thường biết hy sinh vì cộng đồng hoặc giữ
gìn phẩm chất trong sáng trong mọi hoàn cảnh thực sự khó khăn.
Khái quát toàn bộ các vấn đề lý luận đã trình bày ở trên có thể nêu
lên một định nghĩa tổng quát về nếp sống như sau:
Nếp sống là những cách thức hành động và suy nghĩ, những quy ước
được lặp đi lặp lại hàng ngày và trở thành thói quen tập quán trong sản xuất,
sinh hoạt, phong tục, lễ nghi, trong hành vi đạo đức pháp luật.
Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy thực chất nếp sống chính là cách
thức ứng xử, làm việc, thực hiện các quy ước của cộng đồng đã trở thành
thói quen.
Nếp sống được thể hiện trong tất cả mọi hoạt động của con người từ
học tập, sinh hoạt, giải trí, vui chơi đến lao động, giao tiếp ứng xử.
Có thể chia nếp sống theo nhiều cách nhưng thường người ta dựa vào
bình diện xã hội học. Trong cách phân loại này, người ta dựa vào các tiêu
chí sau:
- Theo đặc điểm nghề nghiệp có nếp sống nhà khoa học, nếp sống
nông dân, nếp sống nghệ sĩ…
24
- Theo đặc điểm vùng miền có nếp sống đô thị, nếp sống nông
thôn…
- Theo đặc điểm độ tuổi có nếp sống trẻ thơ, nếp sống thanh niên,
nếp sống người cao tuổi…
- Theo tiêu chí phân tầng xã hội có nếp sống tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, nông dân, trí thức…
- Theo hình thái kinh tế xã hội có nếp sống phong kiến, tư bản chủ
nghĩa, xã hội chủ nghĩa.
Nếp sống có một số đặc điểm, tính chất như sau:
- Nếp sống là những phẩm chất, thuộc tính có tính ổn định cao.
- Nếp sống là mặt biểu hiện của đạo đức lối sống nên có tính xã
hội rất cao.
- Nếp nếp là những hành vi đã trở thành thói quen nên có tính tự
động hoá cao.
- Nếp sống không tách rời khỏi các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
nhất định trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Nếp sống được biểu hiện ở các mặt sau:
- Nếp sống biểu hiện ở hoạt động lao động, học tập.
- Nếp sống biểu hiện ở hoạt động quan hệ, ứng xử.
- Nếp sống biểu hiện ở hoạt động cá nhân.
25
- Nếp sống biểu hiện ở hoạt động đoàn thể xã hội.
Đối với học sinh, sinh viên; nếp sống biểu hiện trong các hoạt động
học tập, sinh hoạt, lao động, trong giao tiếp ứng xử, vì đây là những hoạt
động dễ quan sát trong nhà trường, trong KTX và cũng là những hoạt động
cơ bản hàng ngày của sinh viên.
Nhìn chung, nếp sống là phương thức xử sự trong một tình thế nhất
định trong cuộc sống, nó còn là một phương thức xử sự được quy định bởi
các giá trị đạo đức. Vì vậy nếp sống là những quy ước có tính chu kỳ tạo
thành thói quen cho mỗi người và toàn xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày,
chúng ta luôn phải chứng kiến cuộc xung đột gay gắt giữa lối sống mới và
đủ loại nếp sống trong các mối quan hệ xã hội, buộc mỗi cá nhân phải tính
toán lựa chọn cho mình một cách sống lành mạnh, có văn hoá.
1.5. SỰ HÌNH THÀNH NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI
1.5.1. Vài nét về tâm lý lứa tuổi sinh viên
Đại bộ phận sinh viên ở vào khoảng từ 18 đến 24 tuổi, giai đoạn 2
của tuổi thanh niên (18-25 tuổi) có những đặc điểm về tâm lý khác biệt so
với lứa tuổi phổ thông trung học.
Tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa
tuổi sinh viên. Ở tuổi này họ đã tự đánh giá được mình một cách toàn diện
về tư tưởng, tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú, động cơ và kết quả
hoạt động của mình. Nghĩa là họ có khả năng đáng giá một cách toàn diện
về nhân cách của mình và vị trí của mình trong cuộc sống, những đòi hỏi
26
của xã hội đối với mình…. Đây là cơ sở để họ có thể tự vạch ra phương
hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, tích cực điều khiển, điều chỉnh
hành vi của mình trong học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Như vậy khả năng tự giáo dục của sinh viên đã tương đối phát triển cả về
mặt phương hướng, biện pháp rèn luyện cũng như khả năng tự điều khiển,
điều chỉnh hành vi của mình.
Thời kỳ này cũng là thời kỳ sinh viên hình thành mạnh mẽ các mặt
khác về nhân cách như: thế giới quan, niềm tin, nắm vững các chuẩn giá trị
và các yêu cầu của nghề nghiệp…
Sự xuất hiện tình yêu nam nữ cũng là một nét đặc trưng của lứa tuổi
này. Tình yêu ở lứa tuổi sinh viên đa số là những mối tình rất đẹp. Nhưng
hiện nay do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường nên trong sinh
viên đã xuất hiện những kiểu tình yêu phóng túng, hay những kiểu tình yêu
thực dụng.
Sinh viên là nhân vật trung tâm trong các nhà trường. Nhìn chung, về
mặt tư tưởng của sinh viên trong ngững năm gần đây có nhiều chuyển biến
tiến bộ. Niềm tin đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng
và lãnh đạo ngày càng được củng cố vững chắc. Sinh viên quan tâm nhiều
hơn đến những vấn đề thời cuộc, những thành quả của công việc đổi mới và
cả những mặt tiêu cực trong xã hội
Trong điều kiện mở cửa tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá nghệ thuật
bên ngoài, nhưng đa số sinh viên vẫn giữ được phong cách truyền thống
dân tộc và nếp sống lành mạnh, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây
27
mất ổn định chính trị xã hội. Họ năng động sáng tạo trong học tập, trong
cuộc sống và có nguyện vọng muốn góp phần đưa đất nước vượt qua nghèo
nàn, lạc hậu, phát triển đi lên. Có thể thấy rõ thanh niên sinh viên hiện nay
có hai xu hướng:
- Số ít thanh niên sinh viên còn xa rời lý tưởng và niềm tin cách
mạng, có tư tưởng chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ cá
nhân.
- Phần lớn thanh niên sinh viên đã tỏ rõ xu hướng, tiếp cận trở lại
với vấn đề lý tưởng, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh. Họ quan tâm hơn đến các vấn đề quốc gia,
dân tộc, truyền thống, hướng về cội nguồn với nhiều hoạt động tự
giác bổ ích
Hiện nay đang có sự chuyển đổi giá trị, niềm tin, lý tưởng, hoài bão
của đa số thanh niên sinh viên. Họ sống học tập trong điều kiện thế giới có
nhiều biến đổi về chính trị xã hội cực kỳ phức tạp, chủ nghĩa xã hội đang ở
trong giai đoạn thử thách. Ở trong nước công, cuộc đổi mới theo định hướng
xã hội chủ nghĩa với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đã làm thay
đổi lớn bộ mặt kinh tế xã hội nước ta. Chính những điều đó là nguyên nhân
cơ bản tác động rất lớn tới mỗi con người, tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội
và làm biến đổi những chuẩn mực giá trị xã hội trong đó có sinh viên.
Sự chuyển đổi định hướng giá trị xã hội đang là một thực tế và là
những mâu thuẫn vướng mắc trong sinh viên hiện nay. Nhưng đây không
phải là mâu thuẫn đối kháng. Mâu thuẫn có thể giải quyết tốt khi xã hội
28
phát triển ngày một hình thành rõ những chuẩn mực giá trị chung được mọi
người chấp nhận và thực hiện tự giác.
Đạo đức của sinh viên ở các trường ĐH, CĐ nói chung là tốt. Họ
được giáo dục từ nhỏ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được tiếp thu
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Nhưng trong sự biến động chính trị sâu sắc của thế giới và nền kinh
tế thị trường tác động, một số nơi trong nhân dân đã và đang xuất hiện
nhiều biểu hiện không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng về đạo đức lối
sống, nếp sống. Tại hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VII, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “Điều đáng quan tâm là
các quan hệ đạo đức giữa người với người, một trong những phương diện
quan trọng nhất của văn hoá, có nhiều mặt bị sa sút nghiêm trọng” Xét
nguyên nhân của sự sa sút đạo đức đó là do những nguyên nhân khách
quan từ đời sống kinh tế thị trường, sự giao lưu quốc tế, sự phá hoại của các
thế lực thù địch về ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa chính trị… tác động xấu đến
quan hệ đạo đức của một bộ phận nhân dân trong đó có sinh viên. Biểu
hiện sự sa sút đạo đức của một số học sinh, sinh viên là thiếu tôn trọng thầy
cô giáo, gây gỗ đánh nhau với bạn bè, thiếu quan tâm, chăm sóc cha mẹ,
không tôn trọng kỷ luật kỷ cương của trường lớp… nhiều hiện tượng xảy ra
nghiêm trọng khiến cho xã hội và gia đình lo lắng như trộm cắp, lừa đảo…
Để nâng cao chất lượng giáo dục nếp sống cho thanh niên sinh viên,
các tổ chức Đoàn, hội, nhà trường… cần có kế hoạch quản lý giáo dục tốt
sinh viên bằng nhiều biện pháp thực hiện, quan tâm lợi ích nguyện vọng
29
của sinh viên. Sinh viên phần đông đã và đang phát huy được những mặt ưu
điểm tích cực trong nếp sống, cần cù, chịu khó học tập, nhanh nhẹn hoạt bát
năng động trong ứng xử, phù hợp với nếp sống của xã hội hiện nay.
Song cũng có một bộ phận nhỏ sinh viên chưa chăm học, sống buông
thả, nói năng thiếu văn hoá, cư xử thiếu lễ độ, còn vi phạm pháp luật như
nghiện hút, trộm cắp… Việc giáo dục đạo đức, nếp sống tiến bộ, lành
mạnh, có văn hoá, khoa học cho sinh viên luôn là vấn đề bức thiết và có ý
nghĩa chiến lược lâu dài, bởi lẽ nó là nền tảng, sức mạnh nội tại chủ đạo
quá trình khơi dậy tính tích cực của sinh viên.
Hoạt động chủ đạo chủ yếu của sinh viên vẫn là hoạt động học tập.
Nhưng so với hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của
sinh viên có nhiều điểm khác. Trước hết hoạt động học tập của sinh viên
không phải có một nền học vấn phổ thông chung mà để chuẩn bị cho một
nghề chuyên môn nhất định, đối với sinh viên GTVT, việc học tập và rèn
luyện của họ là để trở thành những kĩ sư, những người thợ lành nghề, có
chuyên môn năng lực cao, nếp sống tốt. Vì vậy hoạt động học tập của sinh
viên còn được gọi là hoạt động học tập nghề nghiệp. Vốn học vấn thu được
trong thời kỳ này hết sức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham
gia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này và nó cũng là nền tảng cho hoạt động
tự học, tự nghiên cứu sau này của họ. Một điều khác với hoạt động học tập
của học sinh phổ thông nữa là hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự
giác, tích cực chủ động hơn. Sinh viên ngoài giờ lên lớp theo chương trình
để tiếp thu những kiến thức trong bài giảng, họ còn phải tự giác tích cực
đọc thêm các tài liệu tham khảo để tự tìm kiến thức cho mình. Tranh thủ sự
30
giúp đỡ của giáo viên để đào sâu thêm những kiến thức chuyên môn. Có
như vậy sau khi ra trường họ mới có thể vững vàng trong công việc của
mình.
Bên cạnh hoạt động học tập nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo, với
sinh viên hoạt động giao tiếp, ứng xử cũng là hoạt động không kém phần
quan trọng. So với học sinh phổ thông, giao tiếp của sinh viên phong phú
hơn nhiều. Sinh viên không chỉ giao tiếp với bạn cùng lớp, cùng trường mà
còn mở rộng mối quan hệ giao tiếp với nhiều thành phần khác trong xã hội.
Những mối quan hệ phong phú với những đối tượng ngoài xã hội này một
mặt giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn ra xã hội, nhưng mặt khác nó cũng
kéo theo những sự phức tạp của nó. Nếu sinh viên không biết chọn bạn mà
giao tiếp với các đối tượng xấu ngoài xã hội thì họ sẽ bị lôi kéo vào các tệ
nạn xã hội như rượu chè, trộm cắp, bài bạc...
Thực tiễn cho thấy rằng những sinh viên có kết quả học tập cao
thường chủ động tích cực trong việc tự giáo dục. Họ tích cực sử dụng thời
gian rỗi của mình để tìm tòi nghiên cứu, học thêm những tri thức cần thiết
chuẩn bị cho tương lai hoặc họ tham gia vào những hoạt động tích cực với
việc rèn luyện nhân cách của bản thân. Còn những sinh viên có kết quả học
tập thấp, họ thường bị động trong việc tự giáo dục. Nhu cầu giao tiếp của
những sinh viên này lớn hơn nhu cầu nhận thức. Họ dùng phần lớn thời gian
rỗi của mình để tiếp xúc giao du với bạn bè, tụ tập quán xá hoặc tham gia
các trò chơi vui chơi giải trí… Họ coi vui chơi là chính, học hành là phụ.
31
Tóm lại, sự quan tâm tới vấn đề tổ chức giáo dục nếp sống hình
thành những thói quen tốt cho sinh viên trong nhà trường nói chung, KTX
nói riêng, chính là tạo ra những tác động tích cực mạnh mẽ tới sự hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên. Muốn vậy thì các hoạt động của
các sinh viên trong KTX phải có nội dung phong phú, hướng vào những
mục tiêu cụ thể từ đó xác định cách thức quản lý giáo dục thích hợp với
tiêu chuẩn nếp sống con người mới trong thời kỳ CNH-HĐH.
Việc tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi sinh viên về một số hoạt động cơ
bản (học tập, sinh hoạt, giao tiếp) cũng sẽ là cơ sở để tìm ra các biện pháp
quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên một cách có hiệu quả.
1.5.2. Sự hình thành nếp sống thích hợp cho sinh viên ngành GTVT
Giáo dục nếp sống giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các
phẩm chất nhân cách của con người nói chung, sinh viên nói riêng. Nó giúp
cho sinh viên có đủ khả năng thực hiện các quan hệ với mọi người và xã
hội phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực chung.
Sự hình thành nếp sống cho sinh viên thực chất là sự giáo dục tính tự
giác, giúp hình thành các hành động tự động hoá. Hành động tự động hoá
lúc ban đầu là hành động có ý thức, nhưng do được lặp đi lặp lại do luyện
tập mà dần dần trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát của
ý thức mà vẫn thực hiện được có kết quả.
Trong một hành động, ý chí bao giờ cũng thắng. Khi có một số thành
phần đã được tự động hoá thì ý thức và nghị lực được tập trung vào các
thành phần chủ yếu quan trọng hơn của hành động. Chẳng hạn, trong việc
32
học ở trên lớp thì việc ghi chép đã trở thành tự động nhờ đó mà hoạt động
học chỉ tập trung vào nghe giảng và thảo luận. Như vậy, việc rèn luyện nếp
sống cho sinh viên là việc luyện tập các hoạt động tự động hoá nhằm xây
dựng thói quen trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử…
Thói quen là loại hoạt động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của
con người mà người sinh viên phải rèn luyện vất vả mới có được. Ví dụ thói
quen không xả rác nơi công cộng, nơi làm việc. Thói quen này thường trực
đến mức hễ thấy ai đó xả rác thì cảm thấy khó chịu và lập tức có thái độ
phản ứng, nhắc nhở họ không nên làm như thế. Thói quen tự động nộp bài
kiểm tra khi đã hết giờ làm bài. Thói quen khi thấy đèn đỏ giao thông thì tự
động dừng lại cho dù có hay không có công an giao thông. Thói quen đi
đúng làn đường trên đường cho dù giao thông đông hay vắng, v.v…
Có nhiều cách thức để hình thành thói quen cho sinh viên:
- Con đường quan trọng nhất để hình thành nếp sống cho sinh viên
GTVT là sự giáo dục và tự giáo dục các thói quen một cách có hệ
thống và mục đích. Nó giúp sinh viên hình thành thói quen nếp
sống tốt trong học tập, sinh hoạt, quan hệ của họ trong lớp, nhóm,
KTX, trong trường cũng như thói quen ở mức tự động hoá trong ý
thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Con đường tự phát: tự sinh viên bắt chước các hành vi, các chuẩn
mực, tấm gương của bạn bè, thầy cô.
Muốn cho sinh viên tự giáo dục thói quen tốt cần tạo các điều kiện
sau:
33
- Tổ chức các điều kiện, phương tiện, cơ hội thúc đẩy sự hình thành
thói quen của sinh viên.
- Động viên, khích lệ những thói quen tốt đang hình thành của sinh
viên, làm cho sinh viên có nếp cảm và thái độ phấn khởi.
- Tác động vào nếp nghĩ của sinh viên, làm cho họ tin tưởng vào sự
cần thiết không thể thiếu các thói quen ấy.
- Chính sinh viên phải tự kiểm soát việc làm của mình để hình
thành thói quen cần thiết cho bản thân.
Tóm lại, việc xây dựng nếp sống tích cực cho sinh viên GTVT sẽ có
ảnh hưởng sâu sắc toàn diện đến ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông
của sinh viên, hiểu biết đầy đủ các quy định giao thông đồng thời còn có
khả năng cảm hoá, tuyên truyền về ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho
mọi người.
Nếu sinh viên GTVT có thói quen chấp hành luật lệ giao thông, luôn
gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông thì vinh dự
đó trước hết thuộc về trường GTVT.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3
2.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KÍ TÚC XÁ
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 được thành lập theo quyết định
3093/QĐ/BGD&ĐT–TCCB ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tiền
thân của trường Cao đẳng GTVT3 là trường Trung học GTVT6 (thành lập
theo quyết định 4942/QĐTC ngày 28/12/1976 của Bộ GTVT) và đến ngày
13/2/1990 trường được đổi tên thành trường Trung học GTVT khu vực III.
Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ
cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực GTVT, nghiên cứu khoa
học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm học qua,
mặc dù cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được tu sửa, nâng cấp
và xây dựng mới như năm 1999 trường đã cho cải tạo tầng 5 dãy nhà A với
diện tích 400m2, cải tạo KTX tăng thêm 100 chỗ trọ cho SV nội trú… tuy
nhiên do nhu cầu cấp bách của xã hội về nguồn nhân lực phục vụ cho kết
cấu hạ tầng về GTVT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước nên qui mô
đào tạo của trường không ngừng được mở rộng. Năm học 1999-2000, toàn
trường có 853 học sinh, sinh viên đến năm học 2002-2003, con số này là
3203 tăng hơn 350%.
35
Với số lượng SV tăng lên nhiều, trong khi số phòng ở nội trú không
tăng tỷ lệ thuận nên việc bố trí chỗ ở cho sinh viên trong KTX rất khó khăn.
Số phòng ở trong KTX chỉ đáp ứng được chỗ trọ cho khoảng 30% nhu cầu
xin kí túc, còn lại sinh viên phải tự kiếm chỗ trọ trong nhà dân gần khu vực
trường.
KTX của trường có diện tích 1845m2 gồm 60 phòng (có thể cung cấp
chổ ở cho 600 SV nội trú) 2 phòng ở của giáo viên nội trú, 2 phòng làm
việc của ban quản lý KTX, 1 nhà ăn tập thể, 1 phòng tự học lớn. KTX
trường toạ lạc tại 449/44AB Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, cách trường
500m.
Mỗi phòng được bố trí 10 SV (5 giường tầng) nhà tắm, nhà vệ sinh
riêng trong mỗi phòng. Các phòng đều được trang bị 3 bóng đèn neon nên
ánh sáng trong phòng là rất tốt, ngoài ra mỗi phòng đều có 2 quạt trần.
Nhà trường có giếng khoan công nghiệp và tháp nước cung cấp đủ
nhu cầu về nước sinh hoạt cho toàn KTX. Các phương tiện sinh hoạt (chổi,
chậu, xô…) SV phải tự mua sắm.
2.1.2. Tình hình sinh viên
Như đã nêu trên, với qui mô đào tạo của nhà trường tăng nên số
lượng SV có nhu cầu được nội trú trong KTX rất đông, nhưng do diện tích
KTX còn chật hẹp nên trong những năm qua nhà trường mới chỉ sắp xếp
chỗ ở nội trú cho 600 SV. Những SV được nhận ở KTX là những sinh viên
thuộc diện chế độ chính sách (con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với
cách mạng, con em dân tộc, vùng sâu, vùng xa, hải đảo) số còn lại là những
SV có nhà ở tỉnh thành xa. Họ thuộc cả 3 khối sinh viên năm thứ nhất, năm
36
thứ hai và năm thứ ba và thuộc tất cả các khoa của trường. Tình hình trên
dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xếp phòng ở riêng cho từng
lớp.
2.1.3. Bộ máy quản lý KTX
KTX là một bộ phận trực thuộc Phòng Công tác học sinh, sinh viên.
Ban quản lý KTX gồm 10 cán bộ, trong đó gồm 4 cán bộ quản lý KTX, 3
bảo vệ, 2 nhân viên vệ sinh và 1 nhân viên y tế.
2.1.4. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống SV ở KTX
Nội dung quản lý giáo dục ở KTX bao gồm: Bố trí SV ở trọ, giải
quyết vấn đề ăn uống, vệ sinh, tổ chức tự học, vệ sinh chăm sóc sức khoẻ,
tổ chức và quản lý các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh môi
trường, bảo vệ trật tự an ninh…
Các hoạt động trên diễn ra trong không gian KTX, thời gian kéo dài
và khép kín trong ngày đòi hỏi công tác quản lý giáo dục ở KTX phải đáp
ứng linh hoạt. Trong thực tế, cũng như tình hình chung của các trường
chuyên nghiệp hiện nay, công tác KTX mới chủ yếu là bố trí sinh viên vào
ở là chính, còn các mặt khác chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức.
Ngày nay, trước yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi
phải nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với yêu cầu của người học về nếp
sống văn hoá, khoa học. Việc nghiên cứu công tác quản lý giáo dục nếp
sống cho sinh viên ở KTX là rất cần thiết, từ đó nâng cao hiệu quả công tác
này sẽ có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến việc xây dựng một nếp sống tốt
của người lao động trong thế kỉ XXI.
37
Để có được những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý giáo dục nếp sống của sinh viên ở KTX, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện trong nhà trường; cần phân tích thực
trạng nếp sống sinh viên nội trú cũng như thực trạng công tác quản lý giáo
dục nếp sống cho sinh viên hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG NẾP SỐNG SINH VIÊN TRONG KTX TRƯỜNG
CAO ĐẲNG GTVT 3
Con người phải không ngừng tham gia vào các hoạt động để thoả
mãn nhu cầu bản thân và cũng là để tồn tại và phát triển. Ngoài thời gian
học tập trên trường theo yêu cầu của chương trình chính khoá bắt buộc
(5giờ/ ngày), sinh viên nội trú trải qua 19 giờ còn lại chủ yếu là trong môi
trường KTX. Trong khoảng thời gian này sinh viên thực hiện các hoạt động
cơ bản sau: hoạt động cho nhu cầu tự nhiên của con người (ăn uống; vệ sinh
cá nhân; ngủ, nghỉ ngơi); hoạt động tự học được quy định cụ thể về thời
gian trong nội quy KTX. Như vậy, thời gian rỗi mỗi ngày của sinh viên ở
KTX là khoảng thời gian còn lại trong một ngày sau khi đã trừ đi khoảng
thời gian học tập bắt buộc theo chương trình chính khoá, thời gian dành cho
các nhu cầu tự nhiên của con người và thời gian tự học theo qui định.
Trong khoảng thời gian rỗi này, sinh viên thường tham gia vào các
hoạt động như văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, giao tiếp, đi
làm thêm... Các hoạt động của sinh viên gồm nhiều mặt và đa dạng. Trong
phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu nếp sống sinh viên
biểu hiện qua những hoạt động chủ yếu gồm:
- Hoạt động học tập
38
- Hoạt động sinh hoạt tập thể, cá nhân và lao động
- Hoạt động giao tiếp và ứng xử.
Chúng tôi đã tiến hành thăm dò để tìm hiểu sinh viên thường thực
hiện các hoạt động cơ bản trong ngày có kế hoạch hay không qua phiếu
câu hỏi và sau đây là kết quả thu được:
Bảng 2.1: Cách thực hiện các hoạt động của sinh viên
Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III Chung Cách thực hiện các
hoạt động S.L % S.L % S.L % S.L %
Theo thời gian biểu, có
kế hoạch
3 3.2 4 4.2 6 6.7 13 4.7
Học tập theo kế hoạch,
còn lại thực hiện tự do
5 5.4 9 9.5 8 8.9 22 7.9
Tự do, tuỳ tiện 85 91.4 82 86.3 76 84.4 243 87.4
(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)
Qua thăm dò chúng tôi nhận thấy trong cả ba khối sinh viên, số sinh
viên thực các hoạt động tự do tuỳ tiện chiếm tỷ lệ cao 87.4% so với số sinh
viên thực hiện hoạt động theo kế hoạch, có thời gian biểu chỉ chiếm 4.7%.
Điều này cho thấy phần lớn sinh viên không có kế hoạch cụ thể cho các
hoạt động của mình, chưa có định hướng rõ ràng cho các việc thực hiện
trong ngày và chưa có sự phân chia thời gian cụ thể để thực hiện các việc
đó. Các em chưa có thói quen sử dụng thời gian có kế hoạch, khoa học mà
phụ thuộc vào những điều kiện, tình huống cụ thể để thực hiện công việc
một cách bị động.
39
Nhà trường cấm sinh viên không được nấu ăn trong phòng KTX, do
đó các em thường ăn cơm tại nhà ăn trong KTX với giá cơm tháng 180.000
đồng/ 1 tháng/ 2 bữa 1 ngày (nhà trường đã hỗ trợ hàng tháng cho mỗi em 5
ký gạo) hoặc các em có thể ăn tại các quán ăn gần KTX tuỳ theo điều kiện
kinh tế của mỗi em. Do không tốn thời gian cho việc đi chợ, nấu nướng nên
việc ăn uống của các em không mất nhiều thời gian.
Các phòng ở trong KTX được xây dựng gần như các căn hộ khép kín,
mỗi phòng đều có công trình phụ riêng biệt. Điện, nước sinh hoạt khá đầy
đủ (chỉ thiếu thốn khi bị cúp điện do không bơm được nước lên lầu) nên các
em tốn ít thời gian cho việc vệ sinh cá nhân hơn so với một số khu kí túc
tập thể khác do phải chờ có nước.
Một hoạt động cơ bản khác trong nhu cầu tự nhiên của con người là
nhu cầu ngủ, nghỉ ngơi. Vào thời gian thi cử, các em thường ngủ và nghỉ
ngơi ít hơn do dành nhiều thời gian cho việc học bài thi hơn.
Ngoài các hoạt động cơ bản đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người,
sinh viên còn tham gia vào các hoạt động chủ yếu sau: tự học, sinh hoạt
văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động và giao tiếp ứng xử. Chúng
tôi tiến hành tìm hiểu biểu hiện về nếp sống sinh viên qua các hoạt động
này.
2.2.1. Biểu hiện của nếp sống sinh viên trong hoạt động học tập
Qua khảo sát thời gian tự học của sinh viên bằng phiếu xin ý kiến,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
40
Bảng 2.2: Thời gian dành cho tự học của sinh viên
Sinh viên Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung
Thời gian tự học
vào ngày thường
2 giờ 55 3 giờ 10 3 giờ 22 3 giờ 9
Thời gian tự học
vào thời điểm ôn
tập thi cử
8 giờ 28
8 giờ 42
9 giờ
8 giờ 43
Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát
triển năng lực và các phẩm chất nhân cách của bản thân người học bằng
hành động của chính mình. Ở bậc cao đẳng, đại học, việc học tập đòi hỏi
sinh viên không chỉ tiếp thu tri thức ở trên lớp qua bài giảng của thầy mà
còn phải tự tìm kiếm tri thức thông qua các tài liệu tham khảo trên cơ sở
những kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Để chiếm lĩnh vốn tri thức sâu và
rộng, hoàn thành t._.hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen thưởng
12
60%
8
40%
0
0%
7/ Đảm bảo trật tự an ninh trong KTX 12 60% 8 40% 0 0%
Kết quả trên cho thấy các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý giáo dục nếp sống SV hiện nay được sự ủng hộ và nhất trí của các
cán bộ quản lý.
Tất cả các biện pháp đều được đánh giá mức độ cần thiết cao (trên
50% ý kiến đánh giá là rất cần thiết) một số đánh giá ở mức độ cần thiết và
không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp này là không cần thiết.
97
Đối với thực tiễn công tác giáo dục nếp sống hiện nay, biện pháp cần
xây dựng nội dung giáo dục phong phú, đa dạng đã được đánh giá ở mức độ
cần thiết rất cao (90%)
Các biện pháp trên cũng được 278 SV nội trú tham gia khảo sát đánh
giá cao ở mức độ cần và rất cần. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục nếp sống sinh viên
nội trú
Mức độ cần thiết (%)
Các biện pháp Rất cần
SL %
Cần
SL %
Không cần
SL %
1/ Tạo sự phong phú về nội dung giáo
dục nếp sống SV trong các hoạt động ở
KTX
248
89.2%
30
10.8%
0
0%
2/ Tổ chức SV tự quản trong hoạt động 176 63.3% 93 33.5% 9 3.2%
3/ Củng cố tổ chức quản lý KTX, có sự
phối hợp giữa KTX với các bộ phận
đoàn thể trong trường và gia đình
159
57.2%
109
39.2%
10
3.6%
4/ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện thực hiện cho các hoạt
động của SV ở KTX
267
96%
11
4%
0
0%
5/ Quy định cụ thể về việc thực hiện
các hoạt động trong KTX
172
61.9% 99 35.6% 7 2.5%
6/ Kế hoạch hoá mọi hoạt động, thực
hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen
193
69.4%
73
26.3%
12
4.3%
98
thưởng
7/ Đảm bảo trật tự an ninh trong KTX 217 78.1% 61 21.9% 0 0%
Từ các kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp nêu
trên trong việc củng cố và nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục nếp
sống sinh viên nội trú, chúng tôi nhận thấy 100% cán bộ quản lý tham gia
khảo sát đánh giá các biện pháp ở mức cần và rất cần thiết. Tỷ lệ này theo
đánh giá của sinh viên là trên 95%.
Xuất phát từ chiến lược phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, việc xây dựng KTX thành một môi trường giáo dục lành mạnh
nhất thiết phải được chú trọng và quan tâm của toàn thể nhà trường.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trước yêu cầu của sự phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay, vấn
đề con người đang trở thành trung tâm của sự phát triển kinh tế-xã hội. Để
tạo điều kiện cho các trường làm tốt công tác học sinh-sinh viên; Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã xác định công tác học sinh-sinh viên phải hướng vào
thực hiện mục tiêu đào tạo chung của các trường là hình thành nhân cách,
phẩm chất và năng lực công dân, đào tạo người lao động tự chủ sáng tạo và
có kỹ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có nếp sống
lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học công nghệ, kỹ năng nghề
nghiệp, có sức khoẻ có khả năng, góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu,
nước mạnh, đưa đất nước tiến kịp thời đại.
Đối tượng sinh viên cũng là trung tâm của hệ thống giáo dục và kí
túc xá là một môi trường giáo dục quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành
nhân cách và nếp sống của sinh viên. Chính vì vậy, việc điều tra khảo sát
để nắm được thực trạng nếp sống sinh viên và công tác quản lý giáo dục
nếp sống sinh viên để trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo
dục nếp sống tích cực cho sinh viên. Đây là một việc làm cần thiết góp
phần xây dựng môi trường giáo dục tốt và nâng cao hiệu quả giáo dục đào
tạo con người.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và
giả thiết nghiên cứu cho thấy rằng:
• Đã làm rõ được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu (đã được
trình bày trong luận văn)
100
• Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
+ Ngoài những mặt tích cực trong nếp sống được nhiều sinh viên thực
hiện tốt, còn tồn tại những hạn chế ở một bộ phận sinh viên thể hiện ở các
hoạt động sau
* Trong học tập: việc tự học còn thiếu tính tự giác tích cực, chưa chấp
hành giờ giấc tự học. Việc học mang tính đối phó với thi cử là hiện
tượng phổ biến. Sinh viên còn chưa chăm chỉ trong học tập, thiếu
phương pháp học tập.
* Trong sinh hoạt tập thể, cá nhân và lao động: ít luyện tập thể dục,
một bộ phận sinh viên còn lãng phí thời gian vào các hoạt động
không có ích. Chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
* Trong quan hệ ứng xử: một số sinh viên còn chưa quan tâm đến
công việc chung của tập thể, kết bạn tràn lan.
+ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nếp sống của sinh viên, nổi bật là
các hoạt động có tác dụng giáo dục trong KTX do nhà trường và các tổ
chức đoàn thể tổ chức quản lý.
+ Trong các chủ thể có ảnh hưởng đến nếp sống sinh viên thì các cán
bộ trực tiếp quản lý đời sống sinh viên và gia đình có vị trí hàng đầu.
+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện chưa tốt trong nếp
sống sinh viên xuất phát từ cả hai phía nhà trường và bản thân sinh viên.
Về phía sinh viên: do bản thân sinh viên thiếu tích cực tự giác, thiếu
cố gắng nổ lực vươn lên khắc phục khó khăn.
Về phía nhà trường: các biện pháp giáo dục còn chưa đa dạng, thiếu
hấp dẫn, công tác quản lý chưa tốt dẫn tới hiệu quả chưa cao.
101
Trên cơ sở phân tích những thực trạng và dựa trên chiến lược phát
triển con người trong giai đoạn mới, luận văn đã đi đến kết luận: để nâng
cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú
trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, cần phải thực hiện đồng bộ các biện
pháp cơ bản sau:
- Tạo sự phong phú về nội dung giáo dục nếp sống SV trong các
hoạt động ở KTX.
- Cần tổ chức SV tự quản trong hoạt động của mình.
- Củng cố tổ chức quản lý KTX, phối hợp với các bộ phận đoàn thể
trong trường và gia đình
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện cho các
hoạt động của SV ở KTX.
- Có quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt động trong KTX.
- Kế hoạch hoá mọi hoạt động, thực hiện chế độ kiểm tra, thi đua
khen thưởng.
- Đảm bảo trật tự an ninh trong KTX.
Các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ, kiên trì và lâu dài
thông qua các nội dung giáo dục phong phú, đa dạng. Các phương pháp
giáo dục uyển chuyển, linh hoạt, các hình thức tổ chức sinh động và các
điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất tương xứng, phù hợp.
• Những kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu, còn hạn chế,
mới có tính phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm thực tế và
đề xuất biện pháp. Tiếp theo cần có đầu tư thời gian nghiên cứu
102
thực tế rộng rãi hơn, có thực nghiệm để tìm ra hình thức, biện
pháp, điều kiện đảm bảo tính toàn diện hơn.
• Kết quả của đề tài nghiên cứu phù hợp với giả thiết nghiên cứu và
đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý giáo dục
nếp sống sinh viên nội trú ở các trường bạn.
KIẾN NGHỊ
Từ những suy nghĩ trên chúng tôi kiến nghị:
- Công tác giáo dục chính trị đạo đức là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu do đó cần cải cách phương pháp giảng dạy bộ môn Marx-
Lenin cho sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống. Các bộ môn
khác cũng phải coi trọng việc giáo dục chính trị đạo đức lồng
ghép trong bộ môn của mình.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá
cho sinh viên, KTX văn minh sạch đẹp.
- Củng cố và nâng cao chất lượng công tác Đoàn, hội sinh viên để
thu hút sinh viên vào những hoạt động văn hoá lành mạnh, đặc
biệt Đoàn cần tổ chức tập thể SV học giỏi, phổ biến kinh nghiệm,
phương pháp học tập tốt cho sinh viên toàn trường.
- Nhà trường cần có sự đầu tư hơn nữa hỗ trợ đời sống vật chất cho
sinh viên. Tăng học bổng để khuyến khích sinh viên rèn luyện,
học tập tốt và cũng là giúp đỡ một phần cho cuộc sống của sinh
viên.
----------------------
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996) – Quy chế công tác học sinh, sinh viên
trong các trường đào tạo
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996) – Quy chế công tác học sinh, sinh viên
nội trú trong các trường Đại học; Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp
[3] Bộ Giao thông Vận tải (2000) – 55 năm Giao thông Vận tải
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1976) – Văn kiện Đại hội IV, Nxb. Sự thật
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1981) – Văn kiện Đại hội V, Nxb. Sự thật
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) – Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[7] Hồ Chí Minh (1995) – Về xây dựng con người mới, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
[8] Luật Giáo dục, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[9] Nghị quyết ban chấp hành Trung Ương V khoá VIII
[10] Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 (2003) – Quy định cơ cấu tổ
chức và hoạt động của trường Cao đẳng GTVT 3
[11] Toan Ánh (1998) – Phong tục Việt Nam, Nxb. Đồng Tháp
[12] Phan Kế Bính (1998) – Việt Nam Phong Tục, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh
[13] Vũ Dũng (01/1997) – Nếp sống xã hội của sinh viên, Tạp chí Đại học
và Giáo dục chuyên nghiệp
[14] Phạm Ngọc Định (09/1994) – Giáo dục lối sống mới cho học sinh tiểu
học ở trường Thực nghiệm Giảng Võ Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
[15] Trần Văn Giàu (1993) – Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
[16] Phạm Minh Hạc (1998) – Tâm Lý Học, Nxb. Giáo dục
[17] Bùi Thanh Huyền (1998) – Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của sinh viên trong Kí túc xá cao đẳng Sư phạm Long An
[18] Mai Hữu Khuê (chủ biên)(2000) – Nghệ thuật lãnh đạo tâm lý học,
Nxb. Tổng hợp Đồng Nai
104
[19] Nguyễn Thị Kỷ (1996) – Tổ chức tốt cuộc sống sinh viên ở Kí túc xá
nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho họ, Kỷ yếu hội thảo định hướng giáo
dục giá trị đạo đức trong các trường đại học, Hà Nội
[20] Kỷ yếu trường trung học Giao thông Vận tải khu vực III (2001)
[21] Đỗ Trung Lai (20/09/1998) – Bàn về lối sống, Báo Quân đội Nhân dân
[22] Thanh Lê (10/05/1998) – Lối sống, nếp sống, mức sống, Báo Sài Gòn
giải phóng
[23] Hoàng Phê (chủ biên) (1992) – Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển
ngôn ngữ, Hà Nội
[24] Hồ Thu (24/11/2003) – Sinh hoạt trong Kí túc xá sinh viên, sân chơi
chưa lành mạnh, Báo Sài Gòn giải phóng
[25] Đặng Văn Thuân (1999) – Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống
cho sinh viên trường cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung Ương 3, Luận văn
thạc sĩ
[26] Đỗ Hoàng Toàn (2000) – Lý thuyết quản lý, Hà Nội
[27] Mạc Văn Trang (1998) – Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và
những phương hướng biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội
[28] Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994) – Từ điển Xã hội học, Nxb. Thế
giới, Hà Nội
[29] Phạm Quốc Vượng (1997) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội
[30] Raja Roy Singn (1994) – Nền giáo dục cho thế kỉ XXI: Những triển
vọng của Châu Á – Thái Bình Dương, Viện khoa học giáo dục Việt Nam,
Hà Nội
[31] Tsunesabuko Makiguchin (1994) – Giáo dục và Cuộc sống, Nxb Trẻ
105
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
PHIẾU XIN Ý KIẾN
(Dùng cho đối tượng sinh viên)
Họ và
tên : ……………….………..…………………………………………………
……………….. Nam (nữ).
Sinh viên năm
thứ : ……………………………………………………………………………
………………….…..
1) Xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về các biểu hiện sau trong nếp sống
sinh viên của trường (Xin đánh dấu X vào 1 trong 5 ô số bên phải theo các mức độ: 1
(rất ít); 2 (ít); 3 (TB); 4 (nhiều); 5(rất nhiều)
MỨC ĐỘ STT CÁC BIỂU HIỆN
1 2 3 4 5
Trong học tập
1 Chăm học
2 Tự giác học tập
3 Không hài lòng khi kết quả học tập chưa được cao
4 Có hành vi gian lận trong thi cử
5 Học thêm những tri thức cần thiết chuẩn bị cho tương lai
6 Chỉ học ở vở ghi chép
7 Đọc thêm tài liệu tham khảo
8 Giúp đỡ nhau trong học tập
9 Trao đổi, học hỏi ở bạn bè, thầy cô
10 Có cải tiến phương pháp học tập
11 Có suy nghĩ chủ nghĩa trung bình (đạt điểm TB là được rồi)
12 Yêu thích ngành nghề đang theo học
Trong sinh hoạt tập thể, cá nhân và lao động
1 Tập thể dục buổi sáng
2 Tham gia thể thao
3 Tham gia văn nghệ
4 Tham gia các công tác xã hội
5 Đi làm thêm
6 Đọc sách báo, xem tivi, nghe đài
7 Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở
106
8 Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, trong khuôn viên KTX
9 Sắp xếp đồ đạc cá nhân trong phòng ngăn nắp, gọn gàng
10 Mở đài, nhạc lớn ồn ào mất trật tự
11 Ăn mặc chưa lịch sự ở ngoài phòng, khi ra đường
12 Tiếp khách không đúng giờ quy định
13 Tụ tập đánh bài
14 Uống rượu, bia
15 Gây gổ đánh nhau
16 Ngồi quán
17 Đi chơi khuya quá giờ đóng cửa KTX
18 Đi học đúng giờ
19 Giữ gìn, bảo vệ của công (tài sản trong KTX…)
20 Đưa khách vào KTX không đăng kí tạm trú
Trong giao tiếp và ứng xử
1 Có quan hệ giao tiếp rộng rãi với mọi người
2 Có quan hệ nam nữ trong sáng, lành mạnh
3 Kết bạn tràn lan
4 Có lối sống thực dụng
5 Bất bình trước hành vi thiếu văn hoá
6 Quan tâm đến công việc chung của tập thể
7 Chào hỏi khi gặp thầy cô
8 Chỉ quan tâm đến giáo viên trực tiếp giảng dạy
9 Vô lễ với thầy cô và cô chú cán bộ công nhân viên
10 Có hành vi gây gổ, đe doạ cán bộ, bảo vệ KTX đang làm
nhiệm vụ
2) Thường ngày anh/chị thường dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học (ngoài giờ lên
lớp chính khoá) : ______ giờ ______ phút
Vào thời gian ôn thi anh/chị dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học: ______ giờ
______ phút
3) Anh/chị thực hiện các hoạt động (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
- Theo thời gian biểu, có kế hoạch
- Học tập theo kế hoạch, còn lại thực hiện tự do
- Tự do, tuỳ tiện
107
Phụ lục 2.
PHIẾU XIN Ý KIẾN
(Dùng cho đối tượng sinh viên và cán bộ quản lý)
4) Xin anh/chị cho biết những yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc rèn luyện nếp sống cho
sinh viên (Xin đánh dấu X vào những yếu tố đó)
STT CÁC YẾU TỐ LỰA
CHỌN
1 Các hoạt động xã hội, từ thiện
2 Các hoạt động thể dục, thể thao
3 Các hoạt động văn hoá, văn nghệ
4 Các buổi sinh hoạt Đoàn, hội sinh viên, lớp
5 Các hoạt động đi thực tập ở cơ sở
6 Phim ảnh, sách báo, quảng cáo… trên các phương tiện truyền
thông đại chúng
7 Những thực tế nhìn thấy hàng ngày
8 Lời khuyên của bạn bè
9 Lời khuyên của gia đình
10 Nội quy KTX
11 Các bài giảng lí luận Marx, Lenin
12 Các bài giảng chuyên môn
13 Các hoạt động giao lưu với SV các trường bạn, với địa phương ở
KTX
5) Xin anh/chị cho biết những chủ thể nào có tác động giáo dục đến việc rèn luyện nếp
sống cho sinh viên (Xin đánh dấu X vào những chủ thể đó)
STT CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC LỰA CHỌN
1 Ban giám hiệu
2 Cán bộ quản lý KTX
3 Cán bộ phòng ban, Khoa
4 Đoàn thanh niên, hội sinh viên
5 Giáo viên bộ môn
6 Giáo viên các môn chính trị Marx Lenin
7 Bạn bè
8 Gia đình
9 Chính quyền địa phương tại nơi KTX
10 Các chủ thể khác (nếu có)
108
6) Xin anh/chị cho biết ý kiến của mình về các hoạt động của Đoàn, hội có tác dụng như
thế nào đối với việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên trường CĐ GTVT3 hiện nay theo
các mức độ: 1 (rất kém); 2 (kém); 3 (TB); 4 (tốt); 5 (rất tốt) (Xin đánh dấu X vào một
trong 5 mức độ ở ô bên phải)
MỨC ĐỘ HIỆU
QUẢ CỦA HĐ
STT CÁC HOẠT ĐỘNG
1 2 3 4 5
1 Tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông
2 Vận động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội
3 Vận động tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường (Ngày chủ
nhật xanh…)
4 Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện (Hiến máu nhân đạo,
mùa hè xanh, xây dựng nhà tình thương…)
5 Vận động, tuyên truyền về giáo dục dân số giới tính
6 Tổ chức các hội thi thể dục-thể thao (Bóng đá, cầu lông, cờ
tướng…)
7 Tổ chức các hội thi văn nghệ (hội thi Tiếng hát sinh viên…)
8 Tổ chức các hoạt động dã ngoại, giao lưu (với địa phương,
quân đội và với các trường bạn)
9 Tuyên truyền giáo dục truyền thống bản sắc dân tộc
7) Xin anh/chị cho biết ý kiến về hiệu quả của công tác quản lý giáo dục nếp sống cho
sinh viên nội trú hiện nay.
(Xin đánh dấu vào 1 trong 5 ô số bên phải theo các mức độ: 1 (rất kém); 2 (kém);
3 (TB); 4 (tốt); 5 (rất tốt)
MỨC ĐỘ STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO
SV 1 2 3 4 5
1 Phổ biến đầy đủ những điều cần biết về quy định, qui chế của
trường (Qui chế công tác HS-SV, qui chế kiểm tra, đánh giá,
khen thưởng…)
2 Tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện cho SV tham gia các
hoạt động sinh hoạt, giao lưu
3 Hỗ trợ đời sống vật chất cho SV (hỗ trợ nhà ăn…)
4 Có chính sách khen thưởng và hình thức kỷ luật kịp thời
5 Tạo điều kiện về thông tin văn hoá
6 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện cho SV học tập
và lưu trú
7 Tạo phong trào thi đua giữa các phòng về nếp sống văn hoá
8 Theo dõi, tìm hiểu và thăm hỏi để nắm vững hoàn cảnh SV
109
9 Phổ biến nội qui KTX đầu năm học cho SV mới vào
10 Đặt hòm thư góp ý, bố trí lịch tiếp SV để tiếp nhận dân chủ
những ý kiến đóng góp, nguyện vọng của SV
11 Kiểm tra các đối tượng ra vào KTX
12 Kết hợp với gia đình để giáo dục thêm
13 Tổ chức họp định kỳ các trưởng phòng
14 KTX phối hợp với các bộ phận trong trường trong việc giáo
dục SV
15 Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường
16 Quản lý giờ tự học trong KTX
17 Tổ chức sinh hoạt về văn thể mỹ cho SV
8) Vấn đề nếp sống của sinh viên nội trú hiện nay (biểu hiện trong học tập; sinh hoạt,
lao động; giao tiếp ứng xử) còn nhiều mặt tồn tại. Xin anh/chị cho ý kiến về những
nguyên nhân của những mặt còn hạn chế đó (Đánh dấu X vào những nguyên nhân đó)
STT CÁC NGUYÊN NHÂN LỰA CHỌN
1 SV thiếu tích cực tự giác
2 SV chưa nhận thức đúng ý nghĩa việc tự học
3 Công tác quản lý KTX chưa tốt
4 Do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện cho
sinh viên sinh hoạt
5 Đời sống của SV còn khó khăn
6 Thiếu tổ chức tự quản tích cực của sinh viên
7 Việc tổ chức giáo dục còn chưa đa dạng, thiếu hấp dẫn
8 Do ảnh hưởng của môi trường xã hội bên ngoài vào
9 Do thiếu sự quan tâm của gia đình hay gia đình quá nuông chiều
10 Một số giáo viên, cán bộ CNV chưa gương mẫu
11 Chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt động trong
KTX
110
9) Ý kiến đánh giá của anh/chị về sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên trong Kí túc xá (Đối với
mỗi biện pháp, đánh dấu X vào một trong 3 mức độ ở ô trống bên phải)
Mức độ cần thiết (%) Các biện pháp
Rất cần
Cần
Không cần
1/ Tạo sự phong phú về nội dung giáo
dục nếp sống SV trong các hoạt động ở
KTX
2/ Tổ chức SV tự quản trong hoạt động
3/ Củng cố tổ chức quản lý KTX, có sự
phối hợp giữa KTX với các bộ phận
đoàn thể trong trường và gia đình
4/ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện thực hiện cho các hoạt
động của SV ở KTX
5/ Quy định cụ thể về việc thực hiện
các hoạt động trong KTX
6/ Kế hoạch hoá mọi hoạt động, thực
hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen
thưởng
7/ Đảm bảo trật tự an ninh trong KTX
111
Phụ lục 3.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Cách thực hiện các hoạt động của sinh viên
Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III Chung Cách thực hiện các
hoạt động S.L % S.L % S.L % S.L %
Theo thời gian biểu, có
kế hoạch
3
3.2
4
4.2
6
6.7
13
4.7
Học tập theo kế hoạch,
còn lại thực hiện tự do
5
5.4
9
9.5
8
8.9
22
7.9
Tự do, tuỳ tiện 85 91.4 82 86.3 76 84.4 243 87.4
(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)
2. Thời gian tự học của sinh viên vào ngày thường và vào thời
điểm ôn tập thi cử
Sinh viên Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung
Thời gian tự học
vào ngày thường
2 giờ 55 3 giờ 10 3 giờ 22 3 giờ 9
Thời gian tự học
vào thời điểm ôn
tập thi cử
8 giờ 28
8 giờ 42
9 giờ
8 giờ 43
112
3. Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong học tập (điểm
trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT Các biểu hiện nếp sống của SV
trong học tập
Năm
thứ I
Năm
thứ II
Năm
thứ III
TB
chung
1 Chăm học 2.51 2.43 2.71 2.55
2 Tự giác học tập 2.58 2.74 2.86 2.73
3 Không hài lòng khi kết quả học
chưa cao
3.38 3.25 4.03 3.55
4 Có hành vi gian lận trong thi cử 2.30 2.38 1.98 2.22
5 Học thêm những tri thức cần thiết
chuẩn bị cho tương lai
1.94 3.07 4.28 3.10
6 Chỉ học ở vở ghi chép 3.83 4.12 3.72 3.89
7 Đọc thêm tài liệu tham khảo 2.25 2.83 3.34 2.81
8 Giúp đỡ nhau trong học tập 2.94 3.17 3.78 3.30
9 Trao đổi học hỏi ở bạn bè, thầy
cô
2.31 2.86 2.67 2.61
10 Có cải tiến phương pháp học tập 2.31 2.35 3.34 2.67
11 Có suy nghĩ chủ nghĩa trung bình 3.10 2.53 2.14 2.59
12 Yêu thích ngành nghề đang theo
học
4.03 3.87 4.18 4.03
113
4. Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong sinh hoạt tập thể,
cá nhân và lao động (điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT Các biểu hiện nếp sống SV
trong sinh hoạt
Năm
thứ I
Năm
thứ II
Năm
thứ III
TB
chung
1 Tập thể dục buổi sáng 1.88 1.97 2.34 2.06
2 Tham gia thể thao 3.66 3.93 3.82 3.80
3 Tham gia văn nghệ 4.05 3.60 3.47 3.71
4 Tham gia các công tác xã hội 3.65 3.53 2.92 3.37
5 Đi làm thêm 3.40 4.22 4.57 4.06
6 Đọc sách báo, xem tivi, nghe
đài
2.35 2.78 1.63 2.25
7 Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở 3.58 3.87 3.64 3.70
8 Giữ gìn vệ sinh công cộng,
trong khuôn viên KTX
2.26 3.20 2.14 2.53
9 Sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn
nắp, gọn gàng
3.35 3.83 3.91 3.70
10 Mở đài, nhạc lớn gây mất trật
tự
3.56 2.17 1.83 2.52
11 Ăn mặc chưa lịch sự ở ngoài
phòng, khi ra đường
2.25 2.33 1.32 1.97
12 Tiếp khách không đúng giờ qui
định
3.94 2.93 3.74 3.54
13 Tụ tập đánh bài 3.71 3.32 2.42 3.15
114
14 Uống rượu, bia 2.40 2.49 2.12 2.34
15 Gây gổ, đánh nhau 2.23 2.41 2.04 2.23
16 Ngồi quán 3.13 3.00 2.76 2.96
17 Đi chơi khuya quá giờ đóng cửa
KTX
2.13 2.33 3.28 2.58
18 Đi học đúng giờ 4.13 3.69 4.24 4.02
19 Giữ gìn, bảo vệ của công (tài
sản trong KTX…)
2.63 3.83 3.92 3.46
20 Đưa khách vào KTX không
đăng kí tạm trú
2.12 1.15 1.63 1.63
5. Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong quan hệ và ứng xử
(điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT Các biểu hiện nếp sống SV trong
quan hệ và ứng xử
Năm
thứ I
Năm
thứ II
Năm
thứ III
TB
chung
1 Có quan hệ giao tiếp rộng rãi với
mọi người
3.06 3.91 4.12 3.70
2 Có quan hệ nam nữ trong sáng, lành
mạnh
3.53 4.02 4.33 3.96
3 Kết bạn tràn lan 2.60 2.07 2.63 2.43
4 Có lối sống thực dụng 3.53 2.54 4.17 3.41
5 Bất bình trước hành vi thiếu văn hoá 3.70 3.83 4.32 3.95
115
6 Quan tâm đến công việc chung của
tập thể
2.81 3.75 2.84 3.13
7 Chào hỏi khi gặp thầy cô 2.88 3.74 2.54 3.05
8 Chỉ quan tâm đến giáo viên trực tiếp
giảng dạy
2.88 2.63 4.34 3.28
9 Vô lễ với thầy cô và cô chú cán bộ
công nhân viên
1.37 1.14 1.08 1.20
10 Có hành vi gây gổ, đe doạ cán bộ,
bảo vệ KTX đang làm nhiệm vụ
1.17 1.26 1.02 1.15
116
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện nếp sống sinh viên
Năm thứ I Năm thứ II Năm
thứIII
TB chung
SV
Khối QL STT
Các Yếu Tố
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Các hoạt động xã hội, từ thiện 73 78.5% 68 71.6% 48 53.3% 189 68% 13 65%
2 Các hoạt động thể dục, thể thao 62 66.7% 74 77.9% 66 73.3% 202 72.7% 14 70%
3 Các hoạt động văn hoá, văn nghệ 86 92.5% 71 74.7% 52 57.8% 209 75.2% 14 70%
4 Các buổi sinh hoạt Đoàn, hội sinh viên 47 50.5% 66 69.5% 56 62.2% 169 60.8% 15 75%
5 Các hoạt động đi thực tập ở cơ sở 32 34.4% 40 42.1% 50 55.6% 122 43.9% 8 40%
6 Phim ảnh, sách báo, quảng cáo… trên các phương tiện
truyền thông đại chúng
70 75.3% 42 44.2% 38 42.2% 150 54% 11 55%
7 Những thực tế nhìn thấy hàng ngày 86 92.5% 71 74.7% 60 66.7% 217 78.1% 12 60%
8 Lời khuyên của bạn bè 67 72% 54 56.8% 43 47.8% 164 60% 13 65%
9 Lời khuyên của gia đình 70 75.3% 61 64.2% 64 71.7% 195 70.1% 16 80%
10 Nội quy KTX 65 69.9% 72 75.8% 88 97.8% 225 80.9% 19 95%
11 Các bài giảng lý luận Marx-Lenin 39 41.9% 50 52.6% 44 48.9% 133 47.8% 16 80%
12 Các bài giảng chuyên môn 40 43% 40 42.1% 60 66.7% 140 50.4% 12 60%
13 Các hoạt động giao lưu với sinh viên các trường bạn,
với địa phương ở KTX
45 48.4% 31 32.6% 29 32.2% 105 37.8% 8 40%
117
7. Các chủ thể giáo dục có tác động đến việc rèn luyện nếp sống sinh viên
Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung SV Khối QL STT Các chủ thể GD
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Ban giám hiệu 24 25.8% 21 22.1% 18 20% 63 22.7% 3 15%
2 Cán bộ quản lý KTX 69 74.2% 67 70.5% 75 83.3% 211 75.9% 18 90%
3 Cán bộ phòng ban, Khoa 14 15.1% 19 20% 17 18.9% 50 18% 4 20%
4 Đoàn thanh niên, hội sinh viên 43 46.2% 58 61.1% 52 57.8% 153 55% 15 75%
5 Giáo viên bộ môn 52 55.9% 47 49.5% 60 66.7% 159 57.2% 14 70%
6 Giáo viên các môn chính trị Marx-Lenin 34 36.6% 46 48.4% 45 50% 125 45% 16 80%
7 Bạn bè 66 71% 59 62.1% 51 56.7% 176 63.3% 14 70%
8 Gia đình 73 78.5% 65 68.4% 64 71.1% 202 72.7% 18 90%
9 Chính quyền địa phương tại nơi KTX 21 22.6% 14 14.7% 17 18.9% 52 18.7% 2 10%
10 Các chủ thể khác (nếu có) 5 5.4% 15 15.8% 13 14.4% 33 11.9% 3 15%
118
8. Tác dụng của hoạt động Đoàn đói với việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên hiện nay (đánh giá theo mức độ hiệu
quả của hoạt động: 1 (rất kém); 2 (kém); 3 (TB); 4 (tốt); 5 (rất tốt))
STT
Các hoạt động
Năm thứ I
Năm thứ II
Năm thứ III
TB chung SV
Khối QL
1 Tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông 4.02 3.51 3.36 3.63 3.45
2 Vận động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội 3.66 4.09 4.31 4.02 3.35
3 Vận động tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường 3.13 3.61 3.08 3.27 3.15
4 Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện 3.67 3.95 4.30 3.97 4.25
5 Vận động tuyên truyền về giáo dục dân số, giới tính 4.12 3.83 4.40 4.12 4.25
6 Tổ chức các hội thi thể dục-thể thao 3.91 3.69 3.52 3.71 4.55
7 Tổ chức các hội thi văn nghệ 3.65 4.05 3.86 3.85 4.05
8 Tổ chức các hoạt động dã ngoại, giao lưu 4.05 3.64 3.96 3.88 4.15
9 Tuyên truyền giáo dục truyền thống bản sắc dân tộc 3.85 4.31 4.24 4.13 4.05
119
9. Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú hiện nay
STT Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống Năm
thứ I
Năm
thứ II
Năm
thứ III
TBchung
SV
Khối
QL
1 Phổ biến đầy đủ những điều cần biết về quy định, quy chế của trường 4.23 3.85 4.27 4.12 4.50
2 Tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện cho SV
tham gia các hoạt động sinh hoạt, giao lưu
3.17 3.49 3.10 3.25 3.50
3 Hỗ trợ đời sống vật chất cho SV 3.05 3.22 3.09 3.12 3.65
4 Có chính sách khen thưởng và hình thức kỷ luật kịp thời 3.41 3.38 3.13 3.31 3.80
5 Tạo điều kiện về thông tin văn hoá 3.25 2.92 3.26 3.14 3.50
6 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện cho SV học tập và lưu trú 3.10 2.96 3.27 3.11 3.50
7 Tạo phong trào thi đua giữa các phòng về nếp sống văn hoá 2.70 3.34 3.26 3.10 3.45
8 Theo dõi, tìm hiểu và tham hỏi để nắm vững hoàn cảnh SV 3.10 3.28 2.77 3.05 3.85
9 Phổ biến nội quy KTX đầu năm cho SV mới vào 4.23 3.91 4.30 4.15 4.85
10 Đặt hòm thư góp ý, bố trí lịch tiếp SV để tiếp nhận dân chủ những ý kiến
đóng góp, nguyện vọng của SV
3.37 4.03 3.82 3.74 4.05
11 Kiểm tra các đối tượng ra vào KTX, giữ gìn trật tự an ninh 2.80 3.20 3.34 3.11 3.55
12 Kết hợp với gia đình để giáo dục thêm 3.51 3.17 3.29 3.32 3.95
13 Tổ chức họp định kỳ các trưởng phòng 4.03 3.74 3.65 3.81 4.25
14 KTX phối hợp với các bộ phận trong trường trong việc giáo dục SV 3.04 4.11 3.12 3.42 3.70
15 Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường 3.29 2.84 2.75 2.96 3.35
16 Quản lý giờ tự học trong KTX 2.76 3.14 3.10 3.00 3.45
17 Tổ chức sinh hoạt văn thể mỹ cho SV 2.85 3.33 3.48 3.22 3.70
120
10. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong nếp sống sinh viên
Năm thứ I Năm thứ II Năm
thứIII
TB chung
SV
Khối QL STT Các nguyên nhân
SL % SL % SL % SL % SL %
1 SV thiếu tích cực tự giác 51 54.8% 62 65.3% 60 66.7% 173 62.2% 19 95%
2 SV chưa nhận thức đúng ý nghĩa việc tự học 59 63.4% 47 49.5% 42 46.7% 148 53.2% 16 80%
3 Công tác quản lý KTX chưa tốt 62 66.7% 51 53.7% 68 75.6% 181 65.1% 11 55%
4 Do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện và
phương tiện cho SV sinh hoạt
60 64.5% 73 76.8% 53 58.9% 186 66.9% 12 60%
5 Đời sống của sinh viên còn khó khăn 60 64.5% 68 71.6% 78 86.7% 206 74.1% 11 55%
6 Thiếu tổ chức tự quản tích cực của sinh viên 46 49.5% 58 61.1% 67 74.4% 171 61.5% 13 65%
7 Việc tổ chức giáo dục còn chưa đa dạng,
thiếu hấp dẫn
52 55.9% 67 70.5% 63 70% 182 65.5% 13 65%
8 Do ảnh hưởng của môi trường xã hội bên ngoài vào 55 59.1% 45 47.4% 60 66.7% 160 57.6% 14 70%
9 Do thiếu sự quan tâm của gia đình hay gia đình quá
nuông chiều
23 24.7% 36 37.9% 25 27.8% 84 30.2% 8 40%
10 Một số giáo viên, cán bộ CNV chưa gương mẫu 19 20.4% 26 27.4% 30 33.3% 75 27% 3 15%
11 Chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt
động trong KTX
68 73.1% 55 57.9% 56 62.2% 179 64.4% 11 55%
121
11. Đánh giá của sinh viên và cán bộ quản lý về sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý giáo dục nếp sống sinh viên nội trú
Khối SV Khối QL Các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục nếp sống SV nội trú Sự cần
thiết SL Tỷlệ% SL Tỷlệ%
Rất cần 248 89.2% 18 90%
Cần 30 10.8% 2 10%
1. Tạo sự phong phú về nội dung giáo dục nếp sống sinh viên trong các hoạt động ở
kí túc xá
Không cần 0 0% 0 0%
Rất cần 176 63.3% 17 85%
Cần 93 33.5% 3 15%
2. Tổ chức sinh viên tự quản trong các hoạt động
Không cần 9 3.2% 0 0%
Rất cần 159 57.2% 14 70%
Cần 109 39.2% 6 30%
3. Củng cố tổ chức quản lý kí túc xá, có sự phối hợp giữa kí túc xá với các bộ phận
đoàn thể trong trường và gia đình
Không cần 10 3.6% 0 0%
Rất cần 267 96% 15 75%
Cần 11 4% 5 25%
4. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện cho các hoạt động của sinh
viên ở kí túc xá
Không cần 0 0% 0 0%
122
Rất cần 172 61.9% 13 65%
Cần 99 35.6% 7 35%
5. Quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt động trong kí túc xá
Không cần 7 2.5% 0 0%
Rất cần 193 69.4% 12 60%
Cần 73 26.3% 8 40%
6. Kế hoạch hoá mọi hoạt động, thực hiện chế độ kiểm tra, thi đua khen thưởng
Không cần 12 4.3% 0 0%
Rất cần 217 78.1% 12 60%
Cần 61 21.9% 8 40%
7. Đảm bảo trật tự an ninh trong kí túc xá
Không cần 0 0% 0 0%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7017.pdf