Lời nói đầu
Trong sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là thuận lợi, thời cơ đối với các doanh nghiệp nhưng cũng không ít thách thức và rủi ro.
Để đứng vững trên thương trường các nhà quản lý kinh doanh phải tìm cho mình con đường đi tốt nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển: điều này có thẻ thực hiện được h
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xi măng Bỉm sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và các chiến lược kinh doanh sắc bén hiệu quả. Đó là các nhà quản trị phải xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thích ứng với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đã đề ra.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên lợi nhuận, không những thế tiêu thụ sản phẩm hàng hoá còn được coi là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này hướng các nhà quản lý kinh tế không ngừng hoàn thiện tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nền kinh tế thị trường. Và việc nghiên cứu đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá đang được đặt ra như một yêu cầu bức xúc với bất kỳ một doanh nghiệp nào
Chính vì tầm quan trọng của công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp nên sau 03 tháng thực tập tại Công ty Xi măng Bỉm sơn, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Trịnh Bá Minh và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xi măng Bỉm sơn, em xin chọn nghiên cứu đề tài:
"Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xi măng Bỉm sơn"
Kết cấu đề tài lời nói đầu, kết luận gồm ba phần chính
Phần I : Lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Phần II : Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Bỉm sơn
Phần III : Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xi măng Bỉm sơn
chương I
lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm
trong doanh nghiệp
I/. tiêu thụ sản phẩm
1. Khái niệm
Theo nghĩa hẹp : Tiêu thụ sản phẩm là việc đưa sản phẩn , hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản. Sau khi đã đạt được sự thống nhất giữa người bán và người mua.
Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm quy định chất lượng của sản xuất..., mỗi doanh nghiệp phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản là : sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ?
Để trả lời các câu hỏi này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và bằng nhiều cách đáp ứng nhu cầu đó một cách phù hợp nhất. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị
trường luôn được các doanh nghiệp đặt ra trước khi tiến hành sản xuất và nó có tác động có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt đông cơ bản của doanh nghiệp : tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm, song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả.Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phục vụ khách hàng quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ.
2. Vai trò và ý nghĩa
Trước đây trong thời kỳ bao cấp, nhiệm vụ chính của các đơn vị kinh tế là sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch của nhà nước chính cơ chế đó đã tạo cho các doanh nghiệp tính ỷ lại, thụ động. Việc nhà nước bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp đã làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm bị xem nhẹ, chủ yếu là hoàn thành kế hoạch của nhà nước, nên dẫn đến tình trạng vượt kế hoạch nhưng lãi giả, lỗ thật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngành, các doanh nghiệp trong ngành ngày càng quyết liệt, hoạt động tiêu thụ trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu và mục đích cũng như phương tiện giúp cho các đơn vị kinh tế cạnh tranh với nhau. Vì vậy, công tác tiêu thụ có những vai trò rất quan trọng trên các lĩnh vực đó là :
2.1. Đối với doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tái sản xuất chỉ diễn ra liên tục khi các khâu của quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu..... để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá và đem ra tiêu thụ., từ đó có thu nhập để mua các yếu tố đầu vào. (H - T - H ).
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất kinh doanh bắt đầu từ lúc bỏ tiền ra mua đầu vào để sản xuất hàng hoá và kết thúc khi hàng hoá đợc bán ra. Như vậy, chỉ khi nào quá trình bán hàng kết thúc thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới kết thúc và bắt đầu một chu kỳ mới.
Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường. Phát triển, mở rộng thị trường, tăng thị phần luôn là mục tiêu quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, lợi thế, nhược điểm của nó để từ đó có những chính sách thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp điều kiện sử dụng của từng vùng, nhằm tăng thị phần, tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.
2.2. Đối với xã hội
Sản xuất là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là trung tâm của mọi hoạt động khác trong xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh là một hoạt động chính trong xã hội.
2.3. Các yếu tố tác động tới tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến một loạt các hoạt động hỗ trợ việc thực hiện những dịch vụ sau bán hàng. Quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp phải chịu tác động của các yếu tố sau :
II/ . Chính sách giá cả
- Giá cả luôn là công cụ cạnh tranh sắc bén nhưng đồng thời nó cũng là con dao hai lưỡi có thể giúp doanh nghiệp dành thắng lợi trên thương trường đồng thời nó cũng có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.Vì vậy, việc xây dựng chính sách giá cả luôn được coi trọng và có sự cân nhắc chặt chẽ. Chính sách giá cả có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.
- Chính sách định giá cao
- Chính sách định giá theo thị trường
- Chính sách định giá thấp
- Chính sách bình ổn giá bán
- Các chính sách sản phẩm
- Chính sách khác biệt hoá sản phẩm
- Chính sách cá thể hoá sản phẩm
- Dịch vụ trong và sau bán hàng
- Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ
- Quảng cáo
- Hoa hồng
- Xúc tiến bán hàng
1. Hoạt động của người bán hàng và đại lý
Đối với đa số các doanh nghiệp, hoạt động của người bán hàng,
người đại lý chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động tiêu thụ vì họ là người trực tiếp thực hiện việc bán hàng, thu tiền về. Doanh số mà doanh nghiệp đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều hoạt động của họ. Vì người bán có ảnh hưởng quan trọng nhất và trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng. Người bán cùng một lúc thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thuyết phục khách hàng, do đó cần phải có đầu óc tổ chức, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.
2. Môi trường cạnh tranh
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp luôn luôn chịu tác động bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều phía. Bởi vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững các diễn biến của thị trường và luôn đặt doanh nghiệp trong tư thế chủ động.
2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô (nền kinh tế quốc dân) luôn tồn tại những nhân tố ảnh hưởng khách quan, nó vợt ra khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp nên doanh nghiệp “ không khống chế được” mà cần phải luôn chú ý và theo dõi, để có những phản ứng kịp thời.
2.2 Môi trường ngành
Môi trường ngành gồm những yếu tố tác động trong nội bộ ngành có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp :
- Khách hàng
- Các đối thủ canh tranh
- Các nhà cung cấp
III. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm
1/Hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
1.1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường
* Nghiên cứu thị trường :
Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu thăm dò và thâm nhập thị
trường của doanh nghiệp nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập và tiềm năng thị trường, để định hướng quyết định lựa chọn thị trường, tiềm năng và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trường cả về mặt số lượng lẫn chất lượng hay cụ thể là những thông tin sau :
Thị trường sản phẩm đó là gì ?
Số lượng bao nhiêu ?
Chất lượng thế nào ?
Giá cả như thế nào là hợp lý ?
Thời gian thế nào ?
Những đối thủ cạnh tranh ra sao ?
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nghiên cứu những nhân tố khác của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như : môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá ... đó là những thông tin quan trọng để đa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu thị trường
- Dự báo thị trường
- Phương pháp dự báo
1.2. Xác định danh mục sản phẩm
- Dự báo và đưa ra được danh mục sản phẩm là một việc hết sức cần thiết cho viếc xây dựng một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các quyết định trong tiêu thụ sản phẩm đều dựa trên những dự báo về mức bán của doanh nghiệp.
1.3. Xác định giá bán
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện bằng tiền của các quan hệ kinh tế như: cung cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng cạnh tranh. Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Giá cả là quan hệ với lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Các kỹ thuật điều chỉnh giá cả :
Các doanh nghiệp thường điều chỉnh giá căn bản để tính đến khác biệt của nhiều loại khách hàng và yếu tố hoàn cảnh thay đổi.
Đánh giá triết khấu
Chiết giá thương mại :
Chiết giá khuếch trương thương mại :.
Chiết giá khuếch trương người tiêu dùng :
Chiết giá số lượng :
Chiết giá theo mùa :
Phân biệt khách hàng :
Phân biệt hình thức sản phẩm :
Phân biệt theo thời gian :
2. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
2.1. Lựa chọn các kênh tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay các hộ tiêu dùng cuối cùng.
Tiêu thụ trực tiếp .
Tiêu thụ gián tiếp.
2.1.1. Kênh tiêu thụ trực tiếp
Đây là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không thông qua các khâu trung gian.
Ưu điểm : Giảm được chi phí và các sản phẩm mới được đưa nhanh vào tiêu dùng. Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, biết rõ nhu cầu thị trường và tình hình giá cả và từ đó tạo điều kiện thuận lợi để gây vị thế và uy tín cho công ty.
Nhược điểm : Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ với rất nhiều khách hàng.
Để khắc phục được nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp thì mạng lới phân phối gián tiếp bổ sung các đặc điểm tích cực của nó.
2.1.2. Kênh tiêu thụ gián tiếp
Đây là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian, bao gồm : bán buôn, bán lẻ, đại lý.
Ưu điểm : Nhờ có sự chuyên môn hoá được công việc do đó hiệu quả của tiêu thụ sẽ cao, doanh nghiệp có thể tiêu thụ được hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, với khối lượng hàng lớn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt, nhà sản xuất sẽ tập trung
được nguồn lực cho sản xuất . Bởi vậy sẽ có nhiều cơ hội cho sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Nhược điểm : Do có sử dụng nhà trung gian nên lượng thông tin phản hồi mà nhà sản xuất nhận được sẽ hạn chế, chậm và kém chính xác hơn. Thời gian lưu thông hàng hoá dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian. Đây cũng là nguyên nhân tăng chi phí và dẫn đến việc san sẻ lợi nhuận.
Các kênh tiêu thụ sản phẩm:
Người sản xuất
Người sản xuất
Người sản xuất
Người sản xuất
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
TMại bán lẻ
TMại bán lẻ
TMại bán buôn
Đại diện TM
TMại bán lẻ
Đại lý
2.2. Xác định các phương thức bán hàng
Việc xác định các phương thức bán hàng có liên quan trực tiếp đến các kênh tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể bán cho các tổ chức trung gian và các đơn vị sản xuất theo phương thức bán buôn hoặc bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng phối hợp cả hai phương thức nhằm bổ xung cho nhau, hạn chế những nhược điểm của nhau, tạo nên một mạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất.
Phương thức bán buôn :
Mua đứt đoạn.
Mua theo hình thức đại lý ký gửi.
Mua theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
chương II
Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Bỉm sơn
I/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty :
Nhà máy xi măng Bỉm sơn – Thanh hoá trước đây, nay là Công ty xi măng Bỉm sơn được Chính phủ ra quyết định thành lập theo quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/03/1980. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được xây dựng cách quốc lộ 1A và ga xe lửa Bỉm Sơn 3 km về phía đông bắc. Nhà máy có diện tích khoảng 50 ha nằm trong thung lũng đá vôi và đá sét thuộc thị xã Bỉm Sơn – Thanh hoá . Dây chuyền số I của nhà máy chính thức đi vào hoạt động năm 1982. Dây chuyền số II đi vào sản xuất từ năm 1985.
Nhà máy xi măng Bỉm sơn do Liên xô thiết kế và xây dựng, trang bị máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại ( so với thời điểm lúc bấy giờ) với hai dây chuyền sản xuất có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng một năm . Để đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế, tháng 8 năm 1993 nhà nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty cung ứng vật tư số 4 – Bộ xây dựng thành Công ty xi măng Bỉm Sơn, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty xi măng Việt Nam với tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV) hiện nay là 2.833 người.
Trải qua quá trình phát triển hơn 20 năm, Công ty xi măng Bỉm sơn đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế đổi mới về quản lý kinh tế, Công ty xi măng Bỉm Sơn luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó đã được chứng minh bằng những tấm bằng khen của Tổng Công ty xi măng Việt nam, Bộ xây dựng, Thủ tưởng chính phủ. Đặc biệt là Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động.
Để đáp ứng nhu cầu xi măng trong cả nước, ngày CAPut!’/2/2002, được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng- cải tạo hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng/năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn xi măng/năm.
II/ Bộ máy tổ chức của Công ty:
Bộ máy quản lý của Công ty xi măng Bỉm sơn gồm 17 phòng ban và 11 phân xưởng được chia thành 3 khối (gồm: khối phòng ban, khối sản xuất chính, khối sản xuất phụ trợ) và khối tiêu thụ gồm Trung tâm Giao dịch tiêu thụ và các chi nhánh được đặt ở 8 tỉnh (như sơ đồ kèm theo).
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
+ Chức năng nhiệm vụ của ban Giám đốc
- Giám đốc Công ty : Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng toàn Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách cơ điện: Giúp Giám đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ về hệ thống quản lý chất lượng của Công ty ; quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác cơ điện phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện bốc xúc, khai thác, vận chuyển, công tác cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sửa chữa, gia công chế tạo.
- Phó giám đốc phụ trách nội chính: Giúp Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác bảo vệ quân sự-phòng cháy chữa cháy, đời sống văn hoá xã hội, y tế trong Công ty.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành, chỉ đạo công tác tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm yêu cầu sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Phó giám đốc kiêm trưởng ban quản lý dự án: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý dự án. Thay mặt chủ đầu tư ký kết các hợp đồng với các tổ chức tư vấn phục vụ công tác đầu tư, cải tạo.
- Các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ sau :
- Phòng kế toán thống kê tài chính: Có trách nhiệm quản lý tài chính, thu chi tiền tệ, thu chi các nguồn vốn, chứng từ hoá đơn thanh toán theo đúng qui định của nhà nước, pháp lệnh thống kê, kế toán, điều lệ thống kê kế toán.
- Tổng kho vật tư thiết bị : Có nhiệm vụ tiếp nhận, bốc xếp, bảo quản tất cả các mặt hàng do Công ty mua về theo kế hoạch đảm bảo đúng số
lượng, chủng loại, chất lượng như hợp đồng ký kết.
- Phòng cung ứng vật tư thiết bị: Xây dựng kế hoạch hàng năm về mua sắm vật tư thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng . . . để phòng kinh tế kế hoạch tổng hợp trình Giám đốc Công ty duyệt.
- Phòng điều hành sản xuất: Giúp Giám đốc công tác điều hành sản xuất-tiêu thụ hàng ngày bảo đảm việc sản xuất, kinh doanh ổn định đạt hiệu quả cao.
- Phòng quản lý xe máy: Làm tốt công tác quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa, mua sắm xe cơ giới, thiết bị bốc xúc khai thác mỏ.
- Phòng cơ khí: Quản lý kỹ thuật công tác bảo dưỡng, chế tạo, sửa chữa ,thay thế các thiết bị trong dây truyền sản xuất của Công ty.
- Phòng năng lượng: Quản lý kỹ thuật các lĩnh vực điện, các thiệt bị lọc bụi, nước , khí nén phục vụ sản xuất.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng nhằm đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo qui định.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ kinh tế tổng hợp , tham mưu giúp Giám đốc định hướng dự báo kế hoạch lâu dài.Tham mưu giúp Giám đốc phân định kế hoạch SXKD tháng,quí,năm giao cho các đơn vị thực hiện.
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động và các chế độ chính sách khác.
- Phòng thí nghiệm-KCS: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc kiểm tra chất lượng nguyên , nhiên , vật liệu, phụ gia, bán thành phẩm từng công đoạn, sản phẩm xuất xưởng theo qui định nhà nước.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm theo dõi chỉ đạo giám sát mọi kỹ thuật liên quan đến qui cách tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm hàng hoá.
- Khối sản xuất chính bao gồm: Xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy. Qua các công đoạn sản xuất của từng xưởng như : Xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền, cuối cùng cho bán thành phẩm Clinker. Clinker được trộn với một số phụ gia khác và nghiền ra xi măng bột sau đó đóng thành bao xi măng.
- Khối sản xuất phụ trợ bao gồm : Xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửa chữa công trình, xưởng điện tự động, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ, phục vụ cho sản xuất chính .
- Khối tiêu thụ gồm có:
-Trung tâm giao dịch tiêu thụ : Có nhiệm vụ tiếp thị và quản lý tiêu thụ sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh của Công ty, nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Các chi nhánh Công ty xi măng Bỉm sơn tại các tỉnh, thành phố: Có nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của Công ty, là đơn vị hoạch toán báo sổ, được mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng, có con dấu theo qui định.
III/ Kết quả hoạt động Sản Xuất Kinh Doanh của Công ty
Trên cơ sở số liệu 2 năm, năm 2002 và năm 2003. Cụ thể kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
Bảng1: Những chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động Sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu
Đ.V
tính
Năm 2002
Năm 2003
% S.Sánh
2002-2003
KH
TH
% so KH
KH
TH
% so KH
Số TĐối
Tỷ Lệ
1/ Sản xuất
Tấn
- XM rời
“
1.150.000
1.251248
109
1.150.000
1.228.564
107
-22.684
98
- XM Bao
“
1.150.000
1.242.968
108
1.150.000
1.217.400
106
-25.568
98
- Clinker
“
1.000.000
1.006.502
101
1.000.000
1.057.104
106
50.602
105
2/ Sản phẩm tiêu thụ
“
1.200.000
1.391.000
116
1.200.000
1.285.000
108
-106.000
92
- XM Bao+Rời
“
1.150.000
1.260.600
110
1.150.000
1.221.000
106
-39.600
97
- Clinker
“
50.000
130.500
261
50.000
64.000
128
-66.500
49
3/ Tổng d thu
Ng.Đ
800.000.000
922.738.900
115
800.000.000
875.889.841
119
-46.849.059
95
4/ Tổng chi phí
“
720.000.000
837.820.947
116
720.000.000
788.728.657
109
-49.092.290
94
Chi phí sản xuất
“
555.000.000
639.189.488
115
555.000.000
591.024.904
106
- 48.164.584
92
- Ch.phí tiêu thụ+ Chi phí #
“
165.000.000
198.631.549
120
165.000.000
197.703.753
99
- 927.796
99,5
5/ LN trớc thuế
“
80.000.000
84.917.953
106
80.000.000
87.161.384
109
2.243.431
103
6/ Nộp thuế + Ng.sách
“
75.000.000
81.858.170
109
70.000.000
71.770.710
102
- 10.087.460
87
7/ Lợi nhuận sau thuế
“
55.000.000
57.744.809
105
55.000.000
60.842.460.
111
3.097.651
105
Nhận xét : Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2002 và năm 2003, ta nhận thấy các chỉ tiêu đặt ra hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, Công ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh.Cụ thể:
1/ Sản xuất: Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch, trong đó :
Sản xuất Clinker năm 2002 tăng hơn so với kế hoạch ( KH ) là 6.502 tấn với tỷ lệ tăng1%, năm 2003 tăng so với kế hoạch 57.104 tấn với tỷ lệ tăng 6% và là năm có sản lượng sản xuất Clinker cao nhất từ trước tới nay, so với năm 2002 tăng 50.602 tấn với tỷ lệ tăng 5%. Lý do tăng sản lượng Clinker năm 2003 là do triển khai giai đoạn I cải tạo công nghệ dây truyền sản xuất , cần có lượng Clinker gối đầu khi phải cắt lò nung Clinker để cải tạo.
Sản xuất xi măng năm 2002 tăng hơn so với kế hoạch 101.248 tấn với tỷ lệ tăng 9 %, năm 2003 tăng 78.564 tấn với tỷ lệ tăng 7%, so sánh sản lượng năm 2003 với năm 2002 giảm 22.684 tấn với tỷ lệ giảm 2%. Nguyên nhân giảm là do sản lượng tiêu thụ thấp .
2/ Sản phẩm tiêu thụ:
Tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2003 tăng so với kế hoạch là 191.000 tấn với tỷ lệ tăng chung là 16%, trong đó xi măng tăng 116.000 tấn tăng so với KH là 10% là do nhu cầu thị trường tăng, ít cạnh tranh. Clinker tăng so với KH là 80.500 tấn với tỷ lệ là 161% là do sự điều chuyển Clinker từ các thành viên trong Tổng Công ty.
Tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2003 tăng so với kế hoạch là 85.000 tấn với tỷ lệ tăng là 8%, nhưng lại giảm so với năm 2002 là 106.000 tấn , với tỷ lệ giảm 8%. Trong đó xi măng tiêu thụ so với kế hoạch tăng 71.000 tấn bằng 6%. So với năm 2002 giảm 39.600 tấn, với tỷ lệ giảm 3% là do trong năm trên địa bàn có thêm các đối thủ cạnh tranh mới , một số thị trường truyền thống bị đối thủ cạnh tranh xâm chiếm thị phần.
3/ Tổng doanh thu:
Nhìn chung doanh thu các năm đều tăng so với kế hoạch. Giá trị doanh thu tăng trên cơ sở lượng hàng bán ra tăng chứ không phải do giá cả hàng hoá tăng.
Tổng doanh thu năm 2003 tăng so với kế hoạch là 75.889.841 đồng, tỷ lệ tăng là CAPut!’%. So với năm 2002 giảm 46.849.059 đồng, tỷ lệ giảm 5% là do doanh thu bán hàng năm 2003 giảm so với năm 2002.
4/ Tổng chi phí:
Tổng chi phí năm 2003 so với năm 2002 giảm 49.092.290.000 đồng với tỷ lệ giảm 6% trong đó chi phí sản xuất giảm 48.164.584.000 đồng so với tỷ lệ giảm 8%, chi phí tiêu thụ và chi phí khác giảm 927.796.000 đồng , với tỷ lệ giảm 0,5%. Nguyên nhân của tỷ lệ giảm là do doanh nghiệp đã có nhiều cải cách trong tổ chức bộ máy ở hệ thống phân phối, lưu thông hàng hoá và một số bộ phận ở dây truyền sản xuất.
Một số chỉ tiêu chi phí tăng so với kế hoạch là những chi phí phát sinh chủ yếu phục vụ cho việc triển khai kế hoạch cải tạo dây truyền công nghệ , mua sắm trang thiết bị, vật tư , máy móc... .
5/ Lợi nhuận trước thuế:
Các chỉ tiêu lợi nhuận các năm đều đạt kết quả cao so với kế hoạch. So sánh năm 2003 với năm 2002 tăng 3% bằng 2.243.431.000 đồng. Mặc dù,năm 2003 doanh thu bán hàng giảm so với năm 2002 nhưng lợi nhuận đạt cao hơn nguyên nhân vì tốc độ giảm doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm chi phí, đồng thời các hoạt động kinh doanh tài chính và hoạt động kinh doanh bất thường đều có mức tăng hơn năm 2002.
IV/ Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty.
Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động
Danh mục
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
S sánh
2003/2002
1/ TS lao động
Người
2.852
2.833
-CAPut!’
2/ Cơ cấu lao động
“
A/ Trình độ
+ Đại học và trên đại học
“
270
296
26
+ Trình độ CĐ và trung cấp
“
273
279
6
+ Công nhân kỹ thuật
“
1.593
1.576
-17
+ L. động phổ thông
“
716
682
-34
B/ Lao động nữ
“
617
618
1
C/ Cơ cấu lao động
“
+ LĐ gián tiếp
“
266
244
-22
+ Lao động trực tiếp
“
2.271
2.279
+8
+ Nhân viên bán hàng
“
315
310
-5
3/ Năng suất lao động
Đồng/ N
323.540.988
309.173.964
-14.367.024
+ NS LĐ trực tiếp
Tấn/N
551
541
-10
+ Bộ phận bán hàng
“
4.416
4.145
-271
Nhận xét:
1/ Tình lao động:
Là doanh nghiệp được thành lập từ những năm 80, khi công nghệ sản xuất và môi trường kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp. Vì vậy cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn thấp, lực lượng lao động đông đã có tác động trực tiếp tới năng suất và hiệu quả kinh doanh.
2/Về cơ cấu lao động:
+ Lao động gián tiếp: Năm 2002 có 266 người, chiếm 9,3% trong tổng số lao động. Năm 2003 chỉ còn 244 người ,chiếm 8,6% trong tổng số lao động, giảm 0,7% bằng 22 người. Nhìn chung cơ cấu lao động gián tiếp của Công ty vẫn ở mức cao .
+ Lao động trực tiếp năm 2002 có 2271 người, chiếm 79,6% trong tổng số lao động. Năm 2003 tăng lên 8 người có 2.279 người, chiếm 80,4% trong tổng số lao động. So sánh cơ cấu lao động trong hai năm 2002 và 2003 sự tăng giảm là không đáng kể , điều đó nói lên sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động, Công ty cần có sự bố trí xắp xếp lại cả lượng và chất lượng lao động mới đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ và lâu dài.
+ Nhân viên bán hàng: Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng với sản lượng lớn, nhưng do hệ thống mạng lưới tiêu thụ được thiết lập từ thời kỳ bao cấp, và với các kênh phân phối cũ vẫn là chính trong mô hình lưu thông tiêu thụ hiện nay. Lực lượng bán hàng còn mỏng so với yêu cầu cần thiết lập mạng lưới tiêu thụ với qui mô lớn. Với mô hình như hiện nay, trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh, đan xen phức tạp cho cùng một loại sản phẩm xi măng để tồn tại và phát triển Công ty cần có sự đổi mới triệt để về mọi mặt, nhất là cơ cấu mạng lưới tiêu thụ và lực lượng nhân viên bán hàng.
Như vậy năm 2002 mỗi lao động trong Công ty làm ra được 323.540.998 đồng doanh thu, cao hơn so với năm 2003 là 14.367.024 đồng là do sản lượng tiêu thụ năm 2002 cao hơn 2003.
V/ tình hình tiêu thụ sản phẩm.
I - Một số đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tình hình tiêu thụ ở công ty xi măng bỉm sơn
1) Đặc điểm sản phẩm.
Công ty xi măng Bỉm sơn được thành lập với ngành nghề: Sản xuất và kinh doanh xi măng, Clinker.
Sản phẩm chủ yếu của xi măng Bỉm sơn hiện nay là: Xi măng POOCLANG PC 30 , PC 40 theo TCVN : 2682-1992 , Xi măng POOCLANG hỗn hợp PCB 30, PCB 40 theo TCVN: 6260-1997, Clinker để sản xuất ra xi măng theo tiêu chuẩn ISO – 9002.
Công ty xi măng Bỉm sơn là một trong những nhà máy xi măng hiện đại nhất Việt nam trong những năm 80. Vì thế, xi măng Bỉm sơn có nhiều khách hàng truyền thống như các Tổng Công ty xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng và phục vụ nhu cầu dân dụng. Sự ra đời của Công ty xi măng Bỉm sơn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu xi măng cho cả nước trong bối cảnh đất nước ta có những định hướng to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cả nước.
Trước nhu cầu xi măng ngày một tăng nhanh , Tổng Công ty xi măng Việt nam đã phát triển thêm nhiều nhà máy mới cùng các nhà máy xi măng liên doanh cũng như các nhà máy xi măng địa phương đã ra đời . Để điều hoà lượng xi măng trên thị trường nhằm cân đối giữa cung và cầu xi măng trên cả nước chống khan hiếm xi măng cục bộ tạo nên những đợt sốt xi măng giả tạo Tổng Công ty xi măng Việt nam đã thực hiện việc phân chia thị trường cho các Công ty xi măng trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt nam .Công ty xi măng Bỉm sơn được tiêu thụ trên các thị trường gồm các Tỉnh : Sơn la, Lai châu, Hoà bình, Hà tây, Nam định, Ninh bình, Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh và khu vực Bình –Trị- Thiên, và một số thị trường đan xen khác như Hà nội, Thái bình và các Tỉnh từ Đà nẵng đến Nha trang. Công ty đã có hệ thống phân phối tại thị trường nước Cộng hoà DCND Lào. Phương thức phân phối của xi măng Bỉm sơn hiện nay chủ yếu là thông qua hệ thống các chi nhánh trực thuộc Công ty và Tổng đại lý của Công ty tại một số địa bàn làm nhiệm vụ lưu thông và cung ứng xi măng cho các đơn vị tiêu dùng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
2/ Phương hướng và những chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong tương lai.
Để thực hiện được các mục tiêu như chiến lược thị trường đã đặt ra ở trên, Công ty xi măng Bỉm sơn cần thực hiện các chính sách như sau:
2.1/ Chính sách sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
Khi nhà máy hoàn thành cải tạo hiện đại hoá, chất lượng sản phẩm được nâng cao, clinker sản xuất ra sẽ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33892.doc