Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005 (63tr)

lời nói đầu Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ: giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và năng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc. Con người là vốn quí, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản p

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005 (63tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá...”Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước. Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước(NSNN) được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc Thu- Chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn thủ đô đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn thủ đô. Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”... “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ", một lần nữa Dự thảo Đại hội IX vừa qua Đảng ta đã khẳng địmh: " từng bước phát triển nền kinh tế tri thức...”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trước yêu cầu và tính bức xúc đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005”. Trong phạm vi bài viết tôi chỉ xin phép nội dung việc quản lí chi NSNN trong ngành giáo dục phổ thông trên địa bàn thủ đô Hà nội. Nội dung đề tài gồm ba phần ngoài lời mở đầu và phần kết luận. Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò cuẩ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội những năm qua. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thủ đô những năm tơí. Vì điều kiện hiểu biết có hạn, thời gian tiếp cận thực tế tại Sở Tài chính-Vật giá Hà nội không được dài vì vậy trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài không tránh khoỉ những thiếu sót, tôi rất mong nhận dược sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong khoa, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn, thầy giáo:GVC Trần Đạị, các cô, chú trong Sở Tài chính-Vật giá Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phần thứ nhất hoạt động giáo dục và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục I. Tính tất yếu khách quan của hoạt động giáo dục để phát triển kinh tế xã hội. 1. Giáo dục nền tảng văn hoá và nhân cách con người việt nam. Trải qua bốn ngìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc việt nam với truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất đã không chịu lùi bước trước bất kì một thế lực thù địch nào. Chúng ta đứng lên bảo vệ tổ quốc, bảovệ độc lập tự chủ bảo vệ cái quyền mà “thượng đế đã trao cho mỗi người chúng ta”. Bao nhiêu năm đã trôi qua song tinh thần ấy vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam, cha ông ta đã đứng lên xây dựng tổ quốc thì mỗi thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ lấy nó và phát triển nó lên một tầm cao mới và đó cũng là mong muốn ngàn đời mà Bác Hồ đã căn dặn đồng bào. Hết thế này sang thế hẹ khác cái mong muốn được " sánh vai cùng các cường quốc năm châu " cứ thao thức như dòng sông quê hương, như mảnh đất mẹ không bao giờ dừng lại trong mỗi thế hệ người Việt Nam. Ham học hỏi, khám phá và gìn giữ những gì mà cha ông ta đã để lại đó là vốn quí, là "tài sản vô giá" của dân tộc Việt Nam. Tiếp thu và gìn giữ những “cổ vật văn hoá” ấy có sự đóng góp không nhỏ của ngành giáo dục quốc gia. Giáo dục đã giúp lưu giữ cái hay cái đẹp của những thế hệ trước, giúp thế hệ sau rút ra những bài học kinh nghiệm cho những bước tiến sau này, và dần sự nối tiếp ấy đã phát triển và trở thành không thể thiếu trong tâm thức mỗi thế hệ con ngươì Việt Nam. Và phải chăng vì điều ấy chúng ta nói rằng: ”Giáo duc là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc ...” Quan niệm về giáo dục của một quốc gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau: có ý kiến cho rằng: ”giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người” và đây cũng là dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người....tuy nhiên theo một khía cạnh nào đó thì giáo dục được hiểu là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: ” Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”, phải chăng trong đó người đã nhắc nhở toàn xã hội phải luôn luôn gìn giữ và phát triển sự nghiệp trồng người. Và một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là phát triển nhân ttố con người luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. 2. Giáo dục tri thức cần thiết tiến tới nền “kinh tế tri thức..." Lần lại những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt nam ta mới thấy được những biến cố quan trọng tạo nên bước ngoặt lịch sử cho quốc gia nhỏ bé này. Bao khổ đau mất mát dân ta phải chịu đã tạo nên nhân cách con người Việt nam. Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta đã từng cho rằng, cái đói cái rét không sợ bằng cái dốt. Và cũng không phải ngẫu nhiên Bác tố cáo hành động vô liêm sỉ của thực dân Pháp - chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn nha phiến - với mục đích “dốt để trị”. Người từng nói : ”nạn giặc dốt là một trong những phương thức độc ác nhất mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để chúng ta học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ “. Đồng thời Người cũng khẳng định: ”một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Không chỉ dừng lại ở Người, các vị lãnh đạo của chúng ta sau người cũng băn khoăn lo lắng cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi lẽ giáo dục trực tiếp cung cấp cho xã hội những con người có đủ tri thức, sự hiểu biết để đưa đất nước cập nhật những thành tựu tri thức mới. Hiến pháp 1992 nêu rõ: ”Nhà nước phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Một quốc gia có “dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh” khi quốc gia ấy mọi người được giáo dục một cách toàn diện. Đúng vậy, để đạt được mục tiêu tốt đẹp ấy, thiết nghĩ chúng ta phải tìm cho ra được động lực của sự phát triển? Đó không phải là cái gì khác mà chính là tri thức, mà giáo dục đem chi thức đến cho mọi người. Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng, giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự còn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao múc sống nhân dân. Như chúng ta đã biết tri thức nhân loại là vô tận và khả năng con người chi phối sự nảy mầm cuả ”Trồi non tri thức “ấy. đưa khoa học kĩ thuật vào thực tế cuộc sống đó là những gì mà loài người chúng ta mong muốn. Lấy tri thức làm quan điểm đồng thời làm nhân sinh quan cho các quyết định mang tính toàn cục cuả quốc gia ... nhà nước ta không ngừng nâng cao công tác quản lí, đưa giáo viên lên một vị trí mới nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược con người mà nghị quyết trung ương 4 đề ra là : cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu đó là động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước. Đó là một chiến lược có tầm quan trọng bậc nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một đất nước có nền công nghiệp phát triển tất yếu phải có những con người có đầy đủ tri thức, trình độ để phát minh sáng chế áp dụng khoa học kĩ thuật vào cuộc sống và sản xuất. Các nước chậm phát triển muốn phát triển phải hết sức quan tâm đến giáo dục. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giơí thứ 3 thoát khỏi sự nô lệ về kinh tế và công nghệ... Khai giảng năm học 1995-1996 tổng bí thư Đỗ Mười nói: “Con người là nguồn lực quí báu đồng thời là mục tiêu cao cả nhất , tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Giáo dục tự nó cung cấp cho xã hội những nhà kinh tế, những kĩ sư, bác sĩ và những nhà khoa học có đủ năng lực trình độ hiểu biết từ đó nó hợp thành lực lượng sản xuất to lớn đủ diều kiện để đưa đât nước tiến vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của tri thức, khoa học và công nghệ tiên tiến....Giáo dục mãi là nhiệm vụ không thể thiếu trong xã hội loài người tương lai - giáo dục là cơ sở của tri thức con người. II. Sự cần thiết và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục. 1. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giaó dục. 1.1: Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước. * Ngân sách nhà nước. Khi nhắc đến ngân sách nhà nước,có rất nhiều khái niệm ngân sách nhà nước được đưa ra: Từ điển bách khoa toàn thư của Liên xô (cũ ) cho rằng: "ngân sách nhà nước là bản liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn của nhà nước". Theo từ điển Pháp thì: Ngân sách nhà nước là bản kế hoạch thu nhập , chi tiêu quốc gia trong tương lai. Nó được ông quốc khố đại thần trình ra trước nghị viện xem xét và có những đề xuất thay đổi thuế khoá, những đề xuất đó sau này được đổi thành luật trong năm tài chính. Sự phát triển của xã hội loài người đồng nghĩa với sự thay đổi và phát triển của các quan hệ xản xuất, nền kinh tế tập trung cũng dần được thay đổi bằng nền kinh tế thị trường, khái niệm ngân sách nhà nước cũng được hiểu theo nghĩa khác: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. * Chi ngân sách nhà nước: Là quá trình phân phối lại quĩ tiền tệ theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của nhà nước. 1.2: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Ngân sách không tách rời nhà nước, cùng với việc xuất hiện nhu cầu về tài chính là sự xuất hiện nhà nước nhằm chi tiêu cho mục đích bảo vệ sự tồn tại của nhà nước, đó là các khoản chi cho bộ máy của nhà nước, cho cảnh sát, quân đội, tiếp đến là nhu cầu chi khác nhằm thực hiện chức năng của nhà nước như: chi cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống kết cấu hạ tầng ... Hoạt động của sự nghiệp giáo dục có ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng lao động của con người. Chúng ta biết rằng lao động của con người luôn mang tính hai mặt: một mặt là phần lợi ích mà con người được hưởng từ lao động, đó là tiền lương, phúc lợi xã hội. Mặt khác nó còn là tiềm lực của sản xuất vì nó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lực lượng sản xuất. Và vấn đề đặt ra đối với chúng ta là phải quan tâm đến tính hai mặt đó của lao động để lao động sáng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư trên cơ sở năng cao chất lượng lao động, vì vậy nhà nước phải quan tâm nhiều đến giáo dục nhằm đào tạo con người toàn diện, đó chính là yếu tố đảm bảo sự vững chắc của thể chế chính trị của mỗi quốc gia hiện nay. Như vậy chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là cần thiết. Đứng trên góc độ nào đó mà xét ta thấy rằng: chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội nhằm góp phần đảm bảo,duy trì phát triển kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng quĩ tiền tệ tập chung của nhà nước mà không hoàn trả trực tiếp. 1.3: Ngân sách nhà nước với các lĩnh vực phải chi. Với vai trò to lớn của mình Ngân sách nhà nớc phải đảm đương một công việc vô cùng to lớn và đa dạng, cụ thể như: * Chi phát triển kinh tế : gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn lưu động, chi sự nghiệp phát triển kinh tế, chi dự trữ, chi tạo nguồn vay với các dự án ...( chi dự án 120 : quĩ hỗ trợ giải quyết việc làm, chi chương trình 327: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chi trương trình chống xuống cấp của ngành giáo dục ... * Chi sự nghiệp văn xã: gồm các khoản chi nhằm phát triển sự nghiệp văn xã như chi cho giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi văn hoá thông tin, chi sự nghiệp thể dục thể thao, chi để thực hiện các chính sách xã hội: như chính sách ưu tiên đối với ngời miền núi, hải đảo và các khoản chi cho sự nghiệp văn hoá xã hội khác... * Chi quản lí hành chính: Gồm các khoản chi nhằm duy trì sự phát triển của cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội... * Chi quốc phòng- an ninh: Đó là các khoản chi duy trì sự hoạt động của Bộ quốc phòng, Bộ công an... Ngoài các khoản chi trên còn có các khoản chi khác: chi trả nợ, chi viện trợ, đóng góp cho các tổ chức quốc tế tham gia ... Để nâng cao chất lượng ngành giáo dục cần phải có sự đầu tư mà trước hết là đầu tư bằng tiền. Vốn đầu tư cho phát triển giáo dục có thể được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau song hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước đài thọ, từ đó hình thành nên khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Xét về mặt hình thức,chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là sự thực hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì và phát triển một nền giáo dục quốc gia đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới cũng như yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nhưng nếu xét về lâu dài thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi mang tính tích luỹ, là nhân tố quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai,đặc biệt là trong thời đại mới khi mà khoa học kĩ thuật trực tiếp là yếu tố sản xuất, khi tỉ lệ chất xám trong giá trị của cải vật chất làm ra ngày càng lớn. Đó là kết quả của quá trình đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục. 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Trong mỗi giai đọan khác nhau, mức độ, nội dung cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục cũng có sự khác nhau, sự khác nhau đó bắt nguồn từ các nhân tố ảnh hưởng sau: - Chế độ chính trị mà mỗi quốc gia theo đuổi: Tuỳ theo chế độ chính trị của mỗi quốc gia mà nhà nước quyết định những nhiệm vụ kinh tế - chính trị xã hội, do đó nó quyết định đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. - Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất: Đây là nhân tố vừa tạo ra tiền đề, khả năng cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Bởi lẽ nhân lực con người là yếu tố quyết định sản xuất, mà đầu tư cho giáo dục là đầu tư để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Tù đó xây dựng và tạo lập nên những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ kinh doanh ....tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Phạm vi và mức độ bao cấp của nhà nước cho lĩnh vực giáo dục: Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đó chính là bao cấp bảo đảm phúc lợi xã hội cho mọi người dân, nó không chỉ phụ thuộc vào chế độ chính trị, từng giai đoạn lịch sử mà còn phụ thuộc vao mục tiêu xã hội trong những thời kì nhất định, mà mức độ và khả năng chi của ngân sách cho từng cấp học là khác nhau, với mức độ bao nhiêu. - Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy học tập: Đây chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến cơ sở vật chất trong nhà trường của nhà nước và xã hôị, phúc lợi xã hội có được nâng cao và nhìn nhận khi nó được biểu hiện qua số mét vuông nhà ở /người dân; số km đường/người dân... - Tốc độ tăng trưởng dân số : Việc qui mô dân số mở rộng trong điều kiện trang thiết bị hạn chế từ đó làm giảm phúc lợi xã hội/người dân. Để đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân không ngừng tăng lên khi dân số tăng đồng nghĩa với việc đầu tư thêm về phúc lợi cho toàn xã hội về mọi mặt nói chung và trang thiết bị cho ngành giáo dục nói riêng. Và cũng có nghĩa chi cho giáo dục tăng lên. Việc xác định đúng các nhân tố và nhận biết chúng ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu nội dung chi ngân sách là cần thiết để đảm bảo chi tiết kiệm và hiệu quả và đạt phúc lợi xã hội một cách tối đa. 1.5: Nguyên tắc đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm - hiệu quả. Khả năng là có giới hạn và nhu cầu là vô hạn đó là lí do tại sao chúng ta đa ra yêu cầu chi tiết kiệm và hiệu quả. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nhắc đến hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra, bỏ vào đâu và thực hiện như thế nào? Đó là câu hỏi mà chúng ta luôn phải bận tâm. Vì vậy các nhà kinh tế để đảm bảo yêu cầu này đã đề ra ba nguyên tắc chi: ã Nguyên tắc quản lí theo dự toán. Đề ra nguyên tắc này, các nhà kinh tế nhằm mục đích thống nhất và tập chung một mối trong việc thực hiện chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên nói riêng mà chi cho giáo dục là một trong những nội dung trong đó nhất thiết phải đảm bảo, xuất phát từ một số cơ sở và thực tiễn sau: - Thứ nhất: Hoạt động của chi ngân sách nhà nước đặc biệt là cơ cấu thu - chi ngân sách nhà nước, đồng thời phải luôn chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước. - Thứ hai: phạm vi và mức độ chi cho từng lĩnh vực là rất khác nhau vì vậy nhất thiết phải tạo ra những định mức chi riêng hợp lí cho mỗi đối tượng. Tôn trọng nguyên tắc quản lí theo dự toán đối với các khoản chi thường xuyên được nhìn nhận dưới góc độ sau: - Mọi nhu cầu chi thường xuyên nói chung và chi giáo dục nói riêng nhất thiết phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua việc xét duyệt của các cơ quan quyền lực nhà nước từ thấp đến cao và quyết định cuối cùng do quốc hội xem xét đề ra. - Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán cho mỗi cấp, phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng. Dự toán chi cho mỗi khoản mục chỉ được phép sử dụng trong khoản mục đó và hạch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước. - Phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh khi quyết toán kinh phí và phân tích đánh giá thực hiện của từng kì báo cáo. Vì vậy nhất thiết phải đồng nhất trong việc xác lập các chỉ tiêu và khoản mục trong quyết toán và dự toán chi. ã Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lí tài chính nhà nước: nguồn lực là có hạn và nhu cầu là vô hạn vì vậy chúng ta phải chi làm sao mà với mức phí bỏ ra thấp nhất song hiệu quả đạt được lại cao nhất? Hơn thế nữa do hoạt động của ngân sách nhà nước diễn ra rộng và đa dạng phức tạp, nhu cầu chi luôn gia tăng với mức độ không ngừng trong giới hạn huy động các nguồn thu. Chính vì vậy để tiết kiệm và hiệu quả được tôn trọng chúng ta phải làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau: - Xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời bảo đảm tính thực tiễn cao. - Thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, từ đó tạo tiền đề cho việc lựa chọn các tiêu thức phù hợp cho mỗi đối tượng quản lí. - Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc nhóm mục chi phù hợp với ngân sách mà hiệu quả cao. Nói tóm lại tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt đối lập của nguyên tắc này song nó lại có mỗi quan hệ tương hỗ với nhau nếu chúng ta sử dụng hợp lí các đồng vốn, do vậy khi xem xét phải đặt chúng trong quan hệ tương hỗ, xem xét lợi hại khi chọn vì chúng luôn chi phối lẫn nhau. ã Nguyên tắc “ Chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước ”. Đề ra nguyên tắc này cũng là lí do để nhà nước khai thác tối đa hiệu quả của các công cụ hành chính. Kho bạc nhà nước có chức năng quan trọng là quản lí quĩ ngân sách nhà nước, vì vậy nhất thiết các kho bạc phải quản lí chặt chẽ các khoản chi của nhà nước, đặc biệt là chi cho giáo dục. Để tằng cường vai trò của kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi cho sự nghiệp giáo dục của ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai việc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước như là một nguyên tắc trong quản lí khoản chi này. Để thực hiện tốt nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: - Mọi khoản chi phải được kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán và thuộc dự toán ngân sách được duyệt theo chế độ tiêu chuẩn và định mức do cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nớc phải mở tài khiỏan tại ngân hàng kho bạc nhà nước, chịu sự kiểm tra kiểm soát của các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước trong việc lập dự toán thanh toán, hạch toán và quyết toán ngân sách nhà nước. - Các cơ quan tài chính có trách nhiệm phải thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí gửi cho đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách, kiểm tra sử dụng kinh phí đồng thời xét duyệt quyết toán chi của đơn vị và tổng quyết toán chi ngân sách nhà nước. - Kho bạc nhà nước phải kiểm soát hồ sơ, chứng từ và điều kiện cấp phát, thanh toán kịp thời khoản chi ngân sách nhà nước theo quy định. Tham gia với các cơ quan tài chính cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và xác nhận số thực chi ngân sách qua kho bạc. - Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi cho sự nghiệp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện tại: phương thức cấp phát thanh toán đối với từng khoản lương, các khoản có tính chất lương...sẽ khác với phương thức cấp phát, thanh toán cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư thiết bị ... Đó là ba nguyên tắc cần thiết để chi ngân sách nhà nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Để làm rõ thêm điều này ta nghiên cứu nội dung chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. 2. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Nhằm mục đích nâng cao phúc lợi xã hội về mặt giáo dục và phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là điều kiện không thể thiếu cho sự nghiệp của toàn đảng toàn dân nhằm nâng cao chất lượng dạy và học “Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy và học”, và chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục kết hợp với các nguồn kinh phí khác. Xét trên góc độ quản lí các khoản chi cho từng nhóm mục chi thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục bao gồm một số nhóm chi chủ yếu sau: ã Nhóm một: Chi cho con người. Bao gồm chi lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường…khoản chi này chủ yếu nhằm mục đích tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường. Công thức xác định: Trong đó: -: mức chi bình quân một công nhân viên dự kiến kì kế hoạch. - :số công nhân viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch ngành i. -CCNi : số kinh phí chi cho công nhân viên dự kiến kì kế hoạch. Mcn: thường được xác định dựa vào mức chi thực tế kì báo cáo đồng thời tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lơng, phụ cấp và một số khoản khác mà nhà nớc dự kiến thay đổi. SCN = Số CNV có mặt cuối năm báo cáo + Số CNV dự kiến tăng b/quân năm kế hoạch - Số CNV dự kiến giảm b/quân năm kế hoạch Số CNV dự kiến tăng b/quân năm kế hoạch = Số CNV dự kiến tuyển dụng x Số tháng làm việc 12 Số CNV dự kiến giảm b/quân năm kế hoạch = Số CNV dự kiến nghỉ theo chế độ x Số tháng làm việc 12 ã Nhóm hai: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn.(NV-CM). Bao gồn các khoản chi về giảng dạy, học tập trang thiết bị trong trường (dụng cụ thí nghiệm, sách giáo khoa...) khoản chi này phụ thuộc vào trang thiết bị trong trường, qui mô, cấp học và bản thân nó quyết định hiệu quả của giáo dục. Số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi cấp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của nó, vì vậy khi xác định số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi cấp phải căn cứ vào từng nội dung cụ thể gắn với nhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo các nguồn kinh phí của ngaan sách nhà nước. Công thức xác định: Trong đó: - CNV : số chi nv- cm kì kế hoạch toàn nền kinh tế. - CNVi : số chi nv- cm ngành i. CNVi = Số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho NVCM + Số dự kiến chi về n/cứu khoa học hay thuê nghiên cứu + Số dự kiến chi đồng phục - trang phục... + Số dự kiến chi về các khoản khác ã Nhóm ba: Chi quản lí hành chính Đây là khoản chi nhằm duy trì hoạt động bình thường của bộ máy quản lí của mỗi cơ quan đơn vị, hay toàn ngành. Các đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của ngân sách nhà nước về công tác quản lí hành chính bao gồm: chi tiền chè nước tại cơ quan, chi trả tiền điện, tiền nước đã dùng tại văn phòng, các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi hội nghi, tiếp khách, hội nghị sơ kết, tổng kết lễ tân...các khoản chi này liên quan nhiều đến qui mô hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị: Công thức xác định: Trong đó: CQL: Chi quản lí hành chính của nhà nước dự kiến kì kế hoạch. : Mức chi quản lí hành chính bình quân một cnv dự kiến kì kế hoạch ngành i. : Số công nhân viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch thuộc ngành i. Căn cứ để xác định mức chi quản lí hành chính dự kiến cho năm kế hoạch là dựa vào mức chi quản lí hành chính thực tế bình quân một công nhân viên kì báo cáo, khả năng nguồn vốn của ngân sách kì kế hoạch và yêu cầu chi tiết kiệm trong quản lí hành chính. ã Nhóm bốn: Chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp nên thường phát sinh kinh phí cần có để mua sắm thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã bị xuống cấp ở những đơn vị được ngân sách nhà nước bao cấp. Vì vậy phải xác định nhu cầu kinh phí để đáp ứng cho mua sắm để sửa chữa lớn hoặc xây dựng nhỏ trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị để lập dự toán cho ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi cho ngân sách nhà nước cho nhóm mục này cơ quan tài chính chủ yếu dựa trên những căn cứ sau: ã Một là: Trạng thái của tài sản đã sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dự tính mức chi cho mỗi ngành, đơn vị. ã Hai là: Khả năng của nguồn vốn ngân sách đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị trong kì kế hoạch. Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ bằng một tỉ lệ phần trăm trên nguyên giá của tài sản cố định hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị. Công thức xác định: Trong đó: CmS : Số chi cho mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ của ngân sách nhà nước dự kiến kì kế hoạch. NGi: Nguyên giá tài sản cố định hiện có tại ngành i. Ti : Tỉ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi cho mua sắm,sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ ngành i. Căn cứ bốn nhóm chi trên ta có: CGĐ=CNV + CCN + CQL + CmS Trong đó: - CGD: Số chi thờng xuyên cho giáo dục dự kiến kì kế hoạch của ngân sách nhà nớc. - CCN: Số chi CNVdự kiến kì kế hoạch. - CNV: Số chi NV-CM dự kiến kì kế hoạch. - CQL: Số chi quản lí hành chínhdự kiến kì kế hoạch. - CmS: Số chi mua sắm sửa chữa dự kiến kì kế hoạch. 3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục. Vững bước tiến vào thế kỉ XXI đó là nguyện vọng của toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta mà tiền đề thúc đẩy nhiệm vụ và hoài bão lớn lao đó là tri thức- giáo dục đem tri thức đến cho mọi người. Một nền giáo dục có phát triển khi nó được sự quan tâm ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cả về vật chất và tinh thần. Nếu như trước năm 1987, nền kinh tế Việt nam hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà đặc trưng là cơ cấu kinh tế đóng, nông nghiệp lạc hậu, tốc độ tăng dân số luôn ở mức cao ( bình quân 3%/năm) thì từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt nam đường lối đổi mới kinh tế đã được hình thành và đặc biệt đến năm 1989 một số nội dung trong việc đổi mới kinh tế bắt dầu phát huy tác dụng, Đảng và nhà nước tiếp tục đổi mới một cách toàn diện hơn. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp được chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đổi mới kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền giáo dục, tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục có sự kết hợp hợp lí nguồn vốn ngân sách nhà nước với các nguồn vốn khác trong phát triển giáo dục: Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: Đựợc hình thành từ các khoản: - Thu học phí từ học sinh phổ thông đóng góp theo định mức từng cấp học có sự ưu tiên cho các đối tựơng chính sách, học sinh nghèo. Tiền do nhân dân đóng góp để xây dựng, sửa chữa trang thiết bị ngoài những khoản mà ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn trang thiết bị trong trường. Nguồn viện trợ. Bao gồm : - Viện trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước. - ủng hộ nhân đạo của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. - Các khoản được biếu tặng cho trường bằng hiện vật của các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội. Nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nhà nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung khuyến khích các hình thức xã hội hoá lĩnh vực giáo dục nhưng ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò và giữ vị trí hết sức quan trọng. Như vậy đầu tư cho giáo dục là điều không thể thiếu. Như trên đã nói ngân sách nhà nước là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối của Đảng “ giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các thành phần kinh tế phát triển không đồng đều song lại phải cạnh tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường vì vậy sự đóng góp của thành phần kinh tế này là không đáng kể, mọi gánh nặng đều đặt lên vai của nhà nước- ngân sách nhà nước. Hàng năm ngân sách nhà nước đóng góp 80% các khoản chi cho giáo dục quốc dân vì vậy ngân sách nhà nước có vai trò hết sức to lớn trong việc duy trì và phát triển nền giáo dục quốc gia. Hơn thế nữa đầu tư của ngân sách nhà nước tạo diều kiện ban đầu, đồng thời là cơ sở tiền đề cho sự ủng hộ giáo dục của các tầng lớp nhân dân thông qua việc giáo dục cho các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò và tác dụng to lớn của giáo dục đối với con em họ từ đó thu hút sự đóng góp của nhân dân cho giáo dục.Không chỉ có vậy, NSNN luôn quan tâm đến v._.iệc nâng cao đời sống vật chất của anh chị em giáo viên, giúp mọi người yên tâm công tác nâng cao chất lượng giáo dục, thông qua việc tăng lương, giảm niên hạn tăng lương …đó là những gì nhà nước đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Không dừng lại ở đó, ngân sách nhà nước còn giúp điều phối cơ cấu giáo dục của toàn ngành, thống nhất thời gian dạy, chương trình học của từng lớp và từng cấp học. Với sự nỗ lực không ngừng đó ngành giáo dục nói chung và giáo dục Hà nội nói riêng đã gặt hái nhuững thành công to lớn trong các cuộc thi học sinh giỏi và quốc tế. Theo thể chế thiết lập giáo dục hiện hành, nền giáo dục được chia thành: giáo dục chính qui, phi chính qui và giáo dục thường xuyên. Nền giáo dục chính qui lại được chia thành các hệ nhỏ trong một thể thống nhất của hệ thống giáo dục quốc gia- một hệ thống xuyên suốt từ từ giáo dục mầm non đến hệ đại học cung cấp toàn diện nền tri thức nhân loại..(sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia). Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia. 4. 18 tuổi 2. Giáo dục phổ thông 3. Giáo dục chuyên nghiệp 15 tuổi 11 tuổi 6 tuổi 3 tuổi 1. Giáo dục mầm non (Nghị định 90/CP ngày 24/11/1994) Giáo dục đại học Sau đại học Đào tạo tiến sĩ Cao học Giai đoạn II Đại học (4 - 6 năm) Giai đoạn I Cao Đẳng (3 năm) Trung học phổ thông (3 năm) Trung học Nghề (3 năm) Trung học Chuyên nghiệp (3-4 năm) Đào tạo nghề (2 năm) Trung học Cơ sở (4 năm) Đào tạo nghề (1 năm) Tiểu học (5 năm) Mẫu giáo (3 năm) Nhà trẻ (3 năm) 4. Sự cần thiết của chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Như phần trên chúng tã đã xem xét phạm vi, cơ cấu, nội dung của chi ngân sách Nhà nước nói chung và chi sự nghiệp giáo dục nói riền rất phong phú và đa dạng, hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển giáo dục nói riêng diễn ra rất phức tạp. Các khoản chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo dục thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực trồng người nói quyết định trực tiếp đến chất lượng, cơ cấu và điều kiện giảng dạy và học tập của hoạt động giáo dục. Giáo dục có phát triển khi con người hoạt động trong đó có được quan tâm đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên, học sinh phát huy lòng yêu nghề, yêu trường, yêu lớp… công hiến những thành quả lớn lao cho xã hội. Điều đó chỉ xảy ra khi khoản chi cho con người của ngành giáo dục được thoả đáng. Không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn đó là vấn đề mà ngành giáo dục thủ đô luôn quan tâm trên con đường phát triển. Hàng năm ngành giáo dục liên tục mở các lớp tuyển chọn giáo viên giỏi yêu nghề, say nghề tạo điều kiện cho anh chị em giáo viên học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy mới, những phương pháp lên lớp, giảng bài hay giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt bài giảng ngay trên lớp… và khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn là không thể không có trong lĩnh vực giáo dục. Không chỉ có vậy, công tác quản lý hành chính đi sâu, đi sát trong việc nắm bắt quản lý chuyên môn giáo viên cũng được quan tâm thích đáng, cán bộ quản lý tài chính tại các trường, xã, phường, các phòng và sở giáo dục liên tục được đào tạo chuyên môn quản lý trong những phạm vi thích hợp. Tăng cường hiệu quả các nguồn kinh phí từ ngân sách cho giáo dục có được thực hiện khi các khoản chi cho từng lĩnh vực giáo dục được bố trí hợp lý, khoa học và đúng mục đích. Trong nhiều năm liên tiếp khoản chi cho hoạt động giáo dục liên tục tăng lên: năm 1998 chi cho quản lý hành chính giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là 25.021 triệu đồng, 9% trong tổng chi cho giáo dục phổ thông toàn thành phố năm 1999 là 27.255 triệu đồng chiếm 9,13% và năm 2000 vừa qua ước đạt 29.861 triệu chiếm 9% tổng chi cho hoạt động giáo dục phổ thông. Đó là một sự cố gắng lớn của Hội đồng nhân dân UBND cùng toàn thể nhân dân thủ đô đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Yếu tố khác quyết định gián tiếp đến chất lượng giáo dục đó là khoản chi cho mua sắm và sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ tại các sở giáo dục thủ đô… Không phải ngẫu nhiên việc đầu tư cho khoản này từ ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo dục năm 1997 là 50.304 triệu đồng chiếm 22% tổng số chi cho hoạt động giáo dục. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, giá trị tài sản trang thiết bị, đồ dùng học tập… phục vụ cho hoạt động giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong những thành công của ngành giáo dục. Như chúng ta đã biết khoản chi này nhằm mục đích mua sắm thêm hoặc dùng để sửa chữa những giá trị tài sản phục vụ nhu cầu giảng dạy học tập. Nếu chúng ta xét về hình thái bên ngoài của hệ thống giáo dục thì phúc lợi xã hội của ngành được nhìn nhận thấy ngay trên giá trị tài sản, trang thiết bị trên một học sinh trong trường chất lượng giáo dục có được nâng cao khi điều kiện học tập đầy đủ đáp ứng nhu cầu trong từng tiết học. Con người (giáo viên, học sinh) chất lượng chuyên môn, tinh thần học tập và cơ sở vật chất tất cả những điều đó tạo nên nền giáo dục quốc gia. Một nền giáo dục quốc dân có phát triển toàn diện không bị khuyết tật khi mỗi một con người được đào tạo một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, chăm sóc cho nguồn gốc (nền tảng giáo dục) là vô cùng cần thiết. Và đây cũng là lý do khiến Nhà nước phải đầu tư kinh phí cho sự nghiệp giáo dục để mong muốn có một nền giáo dục vững chắc trở thành hiện thực. Phần thứ hai thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố hà nội I. Hoạt động của ngành giáo dục thủ đô thời gian qua. 1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thủ đô thời gian qua. Nằm hai bên bờ sông Hồng thuộc đồng bằng bắc bộ trù phú và màu mỡ, nổi tiếng là đất văn vật từ xa xa là thủ đô Hà nội. Được chọn làm thủ đô từ năm 1010 dưới triều nhà Lí khi Lí Công Uẩn rời đô từ Hoa lư về Hà nội với tên THĂNG LONG lúc bấy giờ. Sau đến triều Lê mang tên ĐÔNG ĐÔ và triều Nguyễn là Hà Nội (1831)…trải qua bao nhiêu biến cố cùng lịch sử dân tộc, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công Hà Nội chính thức được chọn làm thủ đô của nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Xác định vị trí chiến lược của thủ đô Hà nội Nghị quyết 08/ BCT của bộ chính trị (ngày 21/3/1983) đã nêu “ Hà nội là trung tâm đầu não về chính trị - văn hoá, khoa học kĩ thuật đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, về giao dịch quốc tế của cả nước”. Là tụ điểm của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến quốc lộ và đồng thời là đầu mối thông tin liên lạc quan trọng và lớn nhất trong cả nước. Nằm trung tâm đồng bằng bắc bộ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp Thái nguyên, phía đông là Bắc ninh, Hưng yên, phía nam giáp Vĩnh phúc và phía tây giáp Hà tây, cách cảng nước sâu Cái lân và cảng lớn Hải phòng khoảng 100-150km theo hướng quốc lộ 18 và quốc lộ 5, cách cửa ngõ biên giới Lạng sơn 200 km...Hà nội rất thuận tiện trong việc thông thương kinh tế với cả nước. Là thành phố lớn thứ hai trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về cả dân số và mật độ dân cư, với 2.7364 triệu người chiếm gần 3.6% dân số cả nước. Từ năm 1995 đến nay mức tăng dân số bình quân 2.1%/ năm, với 58% dân số sống trong bảy quận nội thành. Diện tích Hà Nội 937.39 km2 với mật độ dân số lớn trong nội thành: 17320 ngời/ km2 và 1164 người /km2 ở ngoại thành, đã xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương nội và ngoại thành. Và chính sự khác biệt này đã gây ra sự chênh lệch về điều kiện sống, thu nhập, điều kiện dân trí, đầu tư cho kết cấu hạ tầng và phát triển giáo dục đào tạo giữa các địa phươngtrên địa bàn.( Nguồn:Niên giám thống kê 2000). Với tiềm năng phát triển kinh tế lớn, cơ cấu kinh tế đa dạng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, do vậy phát triển toàn diện ngành giáo dục thủ đô thời gian tới là vô cùng cấp bách, bởi một lẽ đơn giản là Hà nội nổi tiếng là đất văn vật từ ngàn xưa vì vậy nhu cầu học tập ở thủ đô là rất lớn. Liên tiếp trong nhiều năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Hà nội đạt mức cao ( từ năm 1995 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế thủ đô luôn đạt mức 14 - 15%) vì vậy đời sống nhân dân liên tục được cải thiện, nhu cầu ăn, mặc, ở cũng gia tăng. Song bên cạnh những mặt tích cực Hà nội cũng tồn tại những mặt tiêu cực, những mặt trái của một thành phố trên bước đường phát triển; mật độ dân số không đều giữa các vùng dẫn đến điều kiện sống chênh lệch, số học sinh theo học ở các quận nội thành lớn ( một phần do dân từ các tỉnh di cư về thành thị dẫn đến nhu cầu học lớn) và ngoại thành chẳng lấy gì làm khả quan, trang thiết bị cha đồng bộ và còn thiếu ở nhiều nơi khi so sánh giữa nội và ngoại thành... song với sự nỗ lực của Đảng bộ chính quyền cùng các cấp - các ngành trên địa bàn thủ đô, sự quan tâm của Đảng và Trung Ương, sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ giáo dục và đào tạo, sự nghiệp giáo dục thủ đô từng bước trong những năm gần đây đạt được những bước tiến đáng kể, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao dân trí đào tạo nhân tài cho thủ đô và cả nước. 2. Hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Hà nội thời gian qua. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đó là tất cả những gì mà Đảng bộ các cấp chính quyền quan tâm và dành cho ngành giáo dục thủ đô. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, trong nhiều năm liên tiếp ngành giáo dục thủ đô luôn đi đầu trong cả nước về công tác giảng dạy. Hơn 95% giáo viên cấp Tiểu học đạt trình độ chuẩn hoá, giáo viên cấp trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn 97% và giáo viên trung học phổ thông đạt 98%. Điều đó chứng tỏ ngành giáo dục thủ đô ngày càng quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Tuy đội ngũ giáo viên mầm non mới đạt ở mức 45% trình độ trung học sư phạm mẫu giáo song trong nhiều năm liên tiếp giáo dục mầm non đã thu hút số lượng lớn các cháu theo học: Năm học 1999 - 2000 vừa qua giáo dục mầm non thu hút 78.679 cháu...Trong nhiều năm số lợng đội ngũ giáo viên tăng lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Biểu 1: Số liệu đội ngũ giáo viên ngành giáo dục Hà Nội. Đơn vị: người Nội dung/năm học 1998 - 1999 1999- 2000 I. Mần non 2985 3214 II. Phổ thông 1. Tiểu học 6878 6985 2. Trung học cơ sở 7963 8176 3. Trung học phổ thông 2989 32274 III. Toàn ngành giáo dục 20815 21649 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tương ứng với số lượng giáo viên ngành giáo dục thủ đô, trên toàn thành phố xuất hiện 799 trường học ( Số trường toàn ngành giáo dục bao gồm: mầm non, phổ thông), phục vụ giảng dạy 16811 lớp vào năm học 1999 - 2000. Trong số các trường - các lớp đó xuất hiện ngày càng nhiều các lớp hệ B và bán công dân lập nhằm phục vụ nhu câu học tập của các em học sinh không đợc theo học các lớp hệ A. theo số liệu thống kê của sở giáo dục và đào tạo thì ngành học giáo dục Hà nội phát triển qua hai năm 1998 - 1999 và 1999 - 2000 như sau: Biểu 2: Số liệu phát triển các ngành học sự nghiệp giáo dục Hà nội Ngành học. Số trường Số lớp Số học sinh 98-99 99-00 98-99 99-00 98-99 99 -00 I. Mần non 246 256 1230 1922 43.050 78.679 II. Phổ thông 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Phổ thông trung học - Hệ A - Hệ B - Bán công dân lập 253 210 33 27 260 214 32 38 6325 5250 1281 493 486 6535 5778 1359 533 684 253.000 210.000 61.500 22.185 18.468 254.865 219.564 67.956 23.983 19.328 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội. Do nhu cầu học tập ngày càng cao, trong điều kiện hệ thống trường công lập còn hạn chế, ngành giáo dục phổ thông hà nội đang từng bớc thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp bên cạnh số trường công lập được giữ vững, các loại hình hệ B, bán công dân lập ngày càng tăng. ở cấp tiểu học số lượng các em lang thang cơ nhỡ cũng được chăm sóc chu đáo hơn nhằm đa các em hoà nhập vào cộng đồng. (Hiện có 44 lớp học tình thương, 30 lớp ABE...) chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện trên 100% số xã phường. Bên cạch việc phát triển các ngành học sự nghiệp giáo dục, thành phố còn phát triển các ngành giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân . Bằng việc tổ chức những chương trình và hình thức học tập liên kết nhiều tổ chức, cơ quan nhằm thu hút học viên đến lớp, đặc biệt là hình thức học tập từ xa trên truyền hình được nhiều người tham gia. Biểu 3: Số liệu phát triển ngành học giáo dục thờng xuyên. Đơn vị: người. Nội dung học Năm học:1998 - 1999 Năm học: 1999 - 2000 1. Xoá mù và sau xoá mù 2913 3175 2. Chuyên đề 40387 41587 3. Bổ túc văn hoá 6671 7162 4. Học nghề 8994 9784 5. Ngoại ngữ 12637 17537 6. Tổ chức và giáo dục từ xa 3805 4305 7. Bổ túc văn hoá trung học 19870 20119 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Với vai trò và vị trí là thủ đô của đất nước, Hà nội ngoài việc tập trung phát triển kinh tế và thực hiện vai trò trung tâm đầu não của quốc gia còn không ngừng nâng cao trình độ dân trí, hàng năm Hà nội đào tạo ra hàng ngàn cử nhân, kĩ sư, bác sĩ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thành phố cũng không quên đi những con người thiệt thòi về cái chữ, công tác xoá mù chữ cũng không ngừng được quan tâm, nhiều học viên chưa hoàn thành công tác xoá mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia đã được vận động đến lớp, năm học 1998 - 1999 là 2.913 học viên, đến năm 1999 - 2000 là 3.175 học viên. Các trung tâm giáo dục thường xuyên và bổ túc văn hoá liên tục mở các lớp học nghề, học ngoại ngữ, các lớp chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ cơ sở và nhân dân ( năm học 1998 - 1999 số học viên theo học bổ túc văn hoá 6.671 người, ngoại ngữ 12.637 người, lớp chuyên đề 40.387 người và đến năm 1999 –2000 những con số đó lần lượt là: 7.162 người; 17.537 người và 41.587 người. Bên cạnh đó trong năm 2000 vừa qua, ngành giáo dục đào tạo Hà nội đã tiến hành xã hội hoá các trường phổ thông và dạy nghề trên toàn thành phố và bước đầu đã gặt hái được một số thành tích đáng khích lệ. Chủ trương của ngành giáo dục đào tạo Hà nội trong năm 2001 này, sẽ tiếp tục chương trình xã hội hoá lĩnh vực giáo dục nhằm hạn chế kinh phí của nhà nước đầu tư cho giáo dục. Biểu 4: Tình hình xã hội hoá lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề năm 2000 trên địa bàn thủ đô Hà nội Ngành học/ Mục Số trường Số học sinh. (người) Kinh phí thu được. (triệu đồng) 1. Bán công 4 5279 4276 2. Dân lập 97 40721 42442 3. Tư nhân. 42 20546 15774 4. Hệ B trong công lập 25252 28500 Tổng kinh phí thu được 90992 Nguồn: Bài tham luận của đ/c Thụ trình UBND thành phố Hà nội năm 2000 Trong năm 2001 ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tiến hành tinh thần chuyển 5 trờng mầm non trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo sang bán công (Đó là: - mầm non Việt triều, - mầm non Việt bun, - mầm non A, - mầm non B và mầm non 20-10), và dự kiến sẽ giao chỉ tiêu cho mỗi quận huyện chuyển một trường công lập sang cơ sở ngoài công lập. Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình tư thục đối với hệ mầm non tư thục Minh Hà - Khánh Linh - Cầu Vồng. Đối với hệ tiểu học và trung học cơ sở thành phố kiên quyết hạn chế các nhóm học sinh gửi cô giaó, kiểm tra rà soát các điểm lẻ trong các trường công lập chưa đủ tiêu chuẩn. Còn đối với hệ trung học rút bớt học sinh hệ B trong các trường công lập, thu gom các tưrờng phổ thông các trường phổ thông dân lập chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, số học sinh, thành trường phổ thông dân lập có qui mô đủ mạnh. Vì là năm thứ hai thực hiện các chính sách về xã hội hoá giáo dục nên trong năm này thành phố cần tiếp tục phát huy nhũng thành tích đạt được trong năm qua, rút ra những bài học và những thiếu xót cần bổ xung. Tiếp tục khai thác các tiềm năng về nhân tài, vật lực trong xã hội phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục có chất lượng cao hơn từng bước nâng cao mức h]ởng thụ về thể chất và tinh thần của nhân dân thành phố, thì thành phố cần tiếp tục thực hiện và ban hành những chính sách mới liên quan đến vấn đề xã hôị hoá giáo dục, những hướng dẫn và biện pháp cụ thể mà một số trong đó là: Bảo lãnh đối với những người chuyển từ công lập sang bán công; hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với các cơ sở ngoài công lập theo qui định của nhà nước: tiền sử dụng đất, thuê đất, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trước bạ, thuế xuất nhập khẩu; ban hành các quyết định, qui định về thủ tục thuê đất, giao đất trên địa bàn thành phố, tiếp nhận hồ sơ của các cơ sở ngoài công lập xin giao đất... có thể nêu ra một số mô hình tiêu biểu trong hoạt động giáo dục trong những năm qua thực hiện xã hội hoá tương đối hiệu quả: + Trường phổ thông dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm: đơn vị làm thí điểm đầu tiên ngay từ năm học 1993 - 1994 do cơ sở vật chất thuê mượn là chủ yếu, không có sự ổn định, địa điểm thường xuyên thay đổi vì vậy sĩ số của học sinh nhà trường giảm. từ đó nhà trường quyết tâm huy động vốn xây dựng trường. Từ năm 1996 đến 1999 trường đã huy động gần 3 tỉ đồng xây dựng trường cấp hai với 17 phòng học, 7 phòng làm việc nhà 4 tầng và xây dựng khu trường cấp 3 với 17 phòng học với diện tích gần 2000 m2. Cùng với việc xây dựng trường từ năm 1996 nhà trường đã tăng cường đầu tư phòng vi tính, mua sắm trang thiết bị dạy học, mua ô tô đưa đón học sinh. Chính nhờ có việc xây dựng trường lớp khang trang ổn định nên chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, uy tín càng lớn, sĩ số học sinh năm 2000 - 2001 là 1.450 học sinh ( năm học 1993 - 1994là 75 học sinh), tỉ lệ học sinh khá, giỏi: cấp 2 là 80 % cấp 3 là 45%, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp xấp xỉ 100 % , việc quản lí tài chính trong trường đã thực hiện theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Đi đôi với việc mở rộng qui mô, ngành giáo dục Hà nội còn có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới chương trình nội dung giảng dạy ở các bậc học cấp học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề để học sinh không thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Ngành giáo dục đã áp dụng những biện pháp cụ thể sau: - Đổi mới việc giảng dạy và học tập các môn lí luận, chính trị, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, xây dựng nề nếp kỉ cương dạy và học, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh nhiều hơn. - Đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp học đi đôi với hành, lí luận đi đôi với thực tiễn, mời các giáo viên giỏi, giáo sư trực tiếp về giảng bài. - Sắp sếp lại mạng lưới trường phổ thông trung học theo hướng tập trung thành một trung tâm đào tạo các trình độ giáo viên nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên. đẩy mạnh việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và cán bộ quản lí giáo dục chưa đủ tiêu chuẩn. - Tăng cường trang thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập. Với sự nỗ lực của thầy - trò và cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục Hà nội, trong mấy năm vừa qua, chất lượng giảng dạy của các cơ sở giáo dục được nâng lên đáng kể cả về đạo đức và chuyên môn - số lượng học sinh bỏ học giảm đáng kể. Biểu 5: Tỉ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trên địa bàn thủ đô. Đơn vị:% Cấp học. Năm học1998 - 1999 Năm học 1999 - 2000 1. Tiểu học 1.76 1.85 2. Trung học cơ sở. 0.35 0.3 3. Trung học phổ thông 0.07 0.04 Nguồn: Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội. Chất lượng học sinh phổ thông cũng khá tiến bộ. Biểu 6: Chất lượng giáo dục phổ thông năm học 1999 - 2000 Đơn vị:%. Ngành học Văn hoá Đạo đức Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1. Tiểu học 16.6 46.4 34.8 2.2 72.2 27.3 0.5 0 2.Trung học cơ sở 15.5 41.7 37.2 5.6 58.5 36.7 4.2 0.6 3. Phổ thông trung học 5.4 51.7 51.7 7.1 62.3 31.2 5.3 1.2 Nguồn: Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội. Chất lượng học sinh phổ thông cũng khá tiến bộ. Chất lượng giáo dục quyết định đến chất lượng của các kì thi, trong hai năm liên tiếp, kết quả các đợt thi tốt nghiệp của học sinh phổ thông đều đạt được những kết quả cao: Biểu 7: Chất lượng các kì thi tốt nghiệp hai năm 1998 - 1999 và 1999 - 2000 Ngành học. Số học sinh đạt yêu cầu Năm học 1998 - 1999 Năm học 1999 - 2000. 1. Tiểu học 99 99.4 2.Trung học cơ sở 97 98.7 3.Trung học phổ thông 95 95.0 Nguồn: Báo cáo cuối năm của Sở Giá dục và Đào tạo Hà nội. Tuy đạt được những kết quả đáng mừng nhưng thực trạng giáo dục Hà nội vẫn còn một số vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết: qui mô giáo dục chưa đồng đều giữa các quận huyện nội và ngoại thành, chất lượng giáo dục ở mức trung bình vẫn còn ở mức cao ( hơn 34 %), tình trạng văn hoá yếu kém vẫn còn tồn tại trong các trường học. Tuy là năm đầu tiên ( năm 2000 vừa qua) thực hiện các chính sách về xã hội hoá lĩnh vực giáo dục chúng ta đã gặt hái được những thành công đáng mừng song chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để xã hội hoá được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Vấn đề quản lí tài chính còn nhiều bất cập, chúng ta nhất thiết phải công khai hoá các khoản thu - chi để tạo lòng tin cho các bậc phụ huynh có con em đi học. Có chính sách ưu đãi trong thuê đất, giao đất, vay vốn và về vấn đề thuế cho các đơn vị ngoài công lập, ban hành khung thu, mức thu mang tính chất định hướng, hướng dẫn cho các cơ sở ngoài công lập thống nhất thực hiện trên toàn thành phố… đồng thời ban hành hướng dẫn các thông tư liên tịch của các bộ ngành trung ương đối với các cơ sở ngoài công lập. Trên đây là khái quát về tình hình hoạt động của ngành giáo dục thủ đô thời gian qua, những thành tựu đạt được,những tồn tại cần giải quyết. Để hiểu rõ hơn về tình hình giáo dục thủ đô, chúng ta nghiên cứu quá trình sử dụng các nguồn kinh phí của ngành giáo dục Hà Nội. II. Tình hình đầu tư và sử dụng kinh phí nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hà nội thời gian qua. 1. Khối lượng và mức độ chi từ ngân sách thành phố cho hoạt động giáo dục. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến việc phát triển phát triển giáo dục và đào tạo. nhiều chính sách, chỉ thị về việc đổi mới và phát triển giáo dục ra đời. Tại đại hội trung ương khoá 8 đã khẳng định: “ Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân”. Mọi người chăm lo cho giáo dục, học thường xuyên, học suốt đời và vì giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới từng bước các chính sách, các giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực phát huy tác dụng và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu đòi hỏi chi ngân sách cho giáo dục không ngừng tăng lên. Để định hướng cho sự phát triển của toàn nền kinh tế, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các chính sách, giải pháp cụ thể, và nó càng đa dạng trong nền kinh tế thị trường, như: công cụ hành chính ( mệnh lệnh), công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, công cụ giáo dục, công cụ chuyên chính ( vũ lực). Mỗi công cụ trên có những điểm mạnh, diểm yếu riêng và mức độ sử dụng chúng cũng khác nhau trong mỗi giai doạn lịch sử. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung, công cụ hành chính được sử dụng nhiều nhất và là công cụ quan trọng nhất của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế, thì trong nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa thì công cụ pháp luật, kinh tế, tài chính là các công cụ giữ vai trò quyết định nhất và cộng cụ tài chính có vai trò hết sức quan trọng. Là thành phố đi đầu trong thực hiện công cuộc đổi mới và đã có những chuyển biến tích cực đang thích ứng dần với nền kinh tế thị trường, sự phát triển da dạng của các loại hình kinh tế trong nhiều lĩnh vực, Hà Nội đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện và phát triển ổn định nền kinh tế. Công tác quản lí tài chính Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng khích lệ với kế hoạch thu - chi ngân sách nhiều năm được hoàn thành đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, mức sống của nhân dân dần được nâng cao, tạo điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Biểu 8: Tình hình thực hiện thu - chi ngân sách thành phố Hà nội những năm qua Đơn vị:Triệu đồng. Chỉ tiêu. Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Tổng thu NS thành phố. 2.229.600 2.809.379 2.564.346 2. Tổng chi NS thành phố 2.189.250 2.271.531 2.506.660 Nguồn: Báo cáo quyết toán Thu- Chi NSTP hà nội năm 1998-1999và 2000 Qua ba năm con số thu - chi đã có chiều hướng gia tăng, thu ngân sách trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu chỉ trên địa phương theo kế hoạch, đóng góp cao hơn cho ngân sách trung ương, tạo thêm điều kiện chi cho phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, tăng giá trị kết dư ngân sách năm sau cao hơn năm trước( năm 1998 giá trị kết dư là 40.300 triệu đồng - năm 1999 giá trị kết dư là 40.350triệu đồng). Cùng với các ngành khác, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đã quan tâm rất lớn đến sự nghiệp giáo dục, liên tiếp cụ thể hoá các nghị quyết, quyết định của Đảng và nhà nớc. Trên địa bàn thành phố đề ra những kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch hàng năm và đề ra chiến lược cụ thể để đưa sự nghiệp giáo dục thủ đô tiến những bước tiên mới. Biểu 9: Thực hiện chi ngân sách thành phố thời gian qua. Nội dung chi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số chi (tỉ đồng) %TT Số chi (tỉ đồng) %TT Số chi (tỉ đồng) %TT Tổng chi NSTP 2189,250 100 2.271,531 100 2.506,660 100 I. Chi thờng xuyên 58,36 66,9 57,13 1.Chi bù giá trợ giá 12,145 0,55 13,404 0,6 15,3 0,6 2. Chi SN ki 315,217 14,40 318,718 14,0 387,490 15,5 3.Chi SNGDĐT . 347,350 15,87 367,031 16,2 396,319 15,8 4.Chi y tế-DS KHH 101,902 4,65 99,637 4,4 113,856 4,5 5. Chi SN VH-TT. 29,514 1,35 32,773 1,4 33,604 1,3 6.Chi PT-TH 13,46 0,61 16,632 0,7 17,245 0,7 7.Chi SN TDTT 31,849 1,45 32,586 1,5 36,800 1,5 8.Chi SN KHCNvà môi trường. - - 22,212 1,0 25,889 1,03 9.Chi dảm bảo XH 51,023 2,33 50,098 2,2 65,592 2,6 10.Chi quản lý hành chính 210,354 9,61 323,814 14,3 186,162 7,4 11.Chi an ninh quốc phòng. 61,131 2,79 63,121 2,8 64,330 2,6 12.Trợ cấp cđ xã. 85,465 3,90 - - 81,469 3,2 13.Chi khác NS 18,547 0,85 178,175 7,8 11,000 0,4 II.Chi xdcb tập chung. 674,694 30,82 237,359 - 228,000 9,1 III. Chi hỗ trợ vốn cho NN - - 10,945 0,5 12,00 0,5 IV. Chi dự phòng ns. 4,517 0,21 - - - - V. Chi lập quĩ dự trữ tài chính - - - - 116,000 4,6 VI. Chi thiết bị NN - - 227,630 10 423,040 16,9 VII. Nguồn vốn khác - - 22,635 1 - - VIII. Chi xdcb từ các n.thu.đ lại. 231,109 10,56 224,491 9,9 165 6,6 1.chi đầu t xdcb - - - - 145,000 - 2.thoái trả nhà+đất - - - - 20,000 - IX. Chi b/xung phát triển nhà - - 30,000 1,3 55,000 2,2 X. Chi tăng lương - - - - 72,564 2,9 Nguồn: Báo cáo quyết toán Thu- Chi NSTP hà nội năm 1998-1999và 2000 Rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, còn tồn tại những bất cập, mất cân đối trên các lĩnh vực nhưng tỉ trọng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng không ngừng được tăng lên trong những năm qua (biểu 9) cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, điều đó chứng tỏ sự cố gắng lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân đân thành phố. Giáo dục tạo tiền đề cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo vì vậy các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục là vô cùng cần thiết và đóng góp lớn vào những thành công trong sự nghiệp trồng ngời. Phạm vi hoạt động của ngành giáo dục nói chung và giáo dục thủ đô nói riêng rất rộng, bao gồm: Khối mầm non phổ thông, các trường đặc biệt và giáo dục thường xuyên, chính vì vậy chúng ta rất khó xác định ranh giới và điều kiện cho sự hoạt động này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, thực hiện chủ trương “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” , Hà nội đã giành phần kinh phí đáng kể trong ngân sách để mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước hiện đại cơ sở vật chất tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. Biểu 10: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục những năm qua. Chỉ tiêu. Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Chi NS cho SN GD.(tỉ đồng) 270,557 295,746 324,345 1.So sánh chi NS cho GD/tổng chi GDĐT (%) 77,89 80,58 81,84 2.Chi NS cho GD/Tổng chi TP.(%). 12,35 12,03 12,94 Chi cho SN - ĐT (Tỉ đồng) 76,793 71,285 71,974 Nguồn: Báo cáo cuối năm 1998-1999 và 2000 của Sở TC-VG Hà Nội Qua bảng số liệu ta thấy NSNN đầu tư cho sự nghiệp giáo dục hàng năm tăng lên đáng kểcả về số tương đối và số tuyệt đối. - Năm 1998chi ngân sách của thành phố cho sự nghiệp giáo dục là 270,557 tỉ đồng chiếm 77,89% tổng chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, và 12,35% tổng chi của toàn thành phố. - Năm 1999 chi ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục tăng 9,31% so với năm 1998(Tăng 25,189 tỉ đồng) và chiếm tỉ trọng 80,58% so với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, 12,03% so với tổng chi ngân sách thành phố. Rõ ràng trong năm này số chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục thủ đô tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối khi so sánh với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và tổng chi ngân sách thành phố. - Năm 2000, số chi từ ngân sách thành phố cho sự nghiệp giáo dục là 324,345 tỉ đồng (Tăng 28,559 tỉ đồng so với năm 1999), chiếm tỉ trọng 81,84% so với tổng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và 12,94% so với tổng chi ngân sách thành phố. Sự tăng lên đột biến trong chi cho giáo dục trong tổng chi cho giáo dục và đào tạo, điều đó đã thể hiện sự quan tâm của đảng uỷ,UBND, cùng các cấp chính quyền thành phố cho sự nghiệp trồng người của toàn xã hội… Có vẻ như khó hiểu khi thấy chi cho giáo dục chỉ chiếm 12,94% ( so với 13,02%) trong tổng chi ngân sách thành phố là vì nhu cầu chi trên địa bàn thành phố cũng tăng lên tương ứng. Trong năm 2000 này, chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên một phần cũng do tăng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức từ 144000đồng / người / tháng lên 180000 đồng / người / tháng ( Tăng 25% mức lương cơ bản). Như vậy, trong mấy năm vừa qua Hà NộI đã rất trú trọng tới công tác phát triển giáo dục. Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo liên tục tăng lên năm sau cao hơn năm trước và lớn thứ hai trong các khoản chi từ ngân sách thành phố, sau chi đầu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT191.DOC
Tài liệu liên quan