Lời nói đầu
Ngày nay, trước sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, việc xây dựng các công trình có quy mô lớn và lắp đặt các hệ thống máy móc khổng lồ đã không còn là điều nan giải. Và đi đôi với quy mô ngày càng lớn của các công trình thì thời gian thi công càng dài kéo theo là lượng vốn đầu tư càng lớn. Đây là điều làm đau đầu không ít các nhà thầu và các chủ đầu tư, họ không thể lường trước các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành công việc. Vì vậy đối với họ, việc đảm bảo an toàn cho công trình
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật của VINARE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như số vốn họ bỏ ra là điều tối quan trọng
Phần I: Lý luận chung về Tái Bảo Hiểm
I-/ Bản chất của tái bảo hiểm.
Khái niệm chung về Tái Bảo Hiểm.
Bản chất của Tái Bảo Hiểm.
II-/Lịch sử ra đời và phát triển của TBH.
1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm
Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước tiên nghiệp vụ tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình bảo hiểm hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo hiểm cháy, bảo hiểm nhân thọ,...
Dịch vụ TBH đầu tiên được ghi nhận ở Italia vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách như nhà tái bảo hiểm, và một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Lúc đầu, dịch vụ TBH được các Công ty BH gốc tiến hành và hình thức TBH duy nhất được sử dụng là TBH tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ.
Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp vào giữa thế kỷ 19, nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất mà nhiều nước TBCN đã có những bước tiến nhảy vọt. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và không ngừng phát triển. Điều này đã dẫn đến nhu cầu về BH và TBH ngày càng nhiều cho mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Những nhu cầu này không chỉ nhiều về số lượng mà giá trị BH cũng tăng lên không ngừng và lúc này dịch vụ TBH cần tới sự chuyên môn hoá _ các công ty TBH chuyên nghiệp ra đời. Năm 1846, tại Kohn (Đức) Công ty TBH chuyên nghiệp đầu tiên đã được thành lập lấy tên là "Công ty TBH Kohn" (Kolnische Rusk AG). Tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt các Công ty như:
ã Công ty TBH Thụy sỹ (SwissRe) năm 1863.
ã Công ty TBH London (London Guarantee Reinsuarance Co.Ltd) năm 1869.
ã Công ty TBH Munich (Munchenes Ruck. AG) năm 1880.
Việc thành lập các công ty TBH chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành BH. Qua đó các công ty BH gốc đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ và nhờ đó các công ty BH gốc không còn phải e ngại hoặc lo sợ khi phải cung cấp thông tin và số liệu cho việc chào các hợp đồng TBH. Từ đó khả năng cạnh tranh của các công ty BH gốc được tăng lên. Như vậy sự chuyên môn hoá dịch vụ TBH đã có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty BH gốc một cách thoả đáng. Khả năng phục vụ của các công ty TBH cũng được cải tiến thêm bằng việc mở rộng TBH ra các loại hình BH khác và lan rộng ra các thị trường BH nước ngoài thúc đẩy ngành BH ngày càng phát triển.
Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành BH nói chung và ngành TBH nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty TBH Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới này, các nhà tư bản độc quyền đã lấy vốn và quỹ dự trữ BH (trong đó có dự trữ phí của BH nhân thọ) của các công ty BH và TBH để chi phí cho chiến tranh. Trong khi đó các công ty TBH của những nước không bị chiến tranh đe doạ đã vươn lên, nắm lấy thị trường TBH quốc tế. Ví dụ như công ty TBH Thuỵ Sĩ đã phát triển lên thành một công ty TBH đồ sộ. Ngoài ra trong thời gian này có rất nhiều công ty TBH đã ra đời, nhất là ở Mỹ, Thuỵ Sĩ.
2. Sự phát triển của TBH sau chiến tranh thế giới lần thứ II
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã kết thúc năm 1945 đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như của nền kinh tế và ngành BH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa đã dần được thắng lợi, chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng tới sự phát triển của TBH. Giai đoạn này được đặc trưng thông qua các biến động lớn sau đây:
_ Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty TBH của Cộng hoà liên bang Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, các công ty TBH Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ năm 1950 thì các công ty TBH ở Cộng hoà liên bang Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vụ truyền thống của mình và thiết lập các quan hệ quốc tế rộng rãi, ví dụ như công ty TBH Munich, công ty TBH Kohn. Hoạt động BH và TBH được phát triển với tốc độ nhanh. Đến những năm 70 tổng doanh thu phí của thị trường CHLB Đức đã chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nhật.
_ Sự thành lập các công ty BH Nhà nước ở các nước XHCN: Sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của TBH quốc tế. Các nước XHCN đã tiến hành biện pháp độc quyền về TBH và hạn chế quan hệ với thị trường TBH TBCN. Đồng thời ở các nước XHCN không tiến hành TBH cho các loại hình BH đối nội.
_ Trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập những tổ chức độc quyền TBH, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ (ví dụ như ở Achentina, Braxin, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam á,...). Sự kiện này có tác động làm thu hẹp khả năng hoạt động của các công ty TBH quốc tế ở những nước đó.
_ Nhiều công ty TBH mới được thành lập và càng ngày càng có nhiều công ty BH tiến hành đồng thời dịch vụ TBH. Do đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau.
_ Trong thời gian này hình thức TBH không theo tỉ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty BH gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho các nhà TBH có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp với phần rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó là khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy đặc điểm của giai đoạn này là chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh dịch vụ TBH thuần tuý, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ BH thông qua lãi suất cao.
III-/ Chức năng của Tái BH.
_ Tăng cường khả năng nhận Tái BH. Có thể nói, nếu không có TBH các công ty BH gốc sẽ phải duy trì một số vốn rất lớn, nếu không Công ty sẽ không có khả năng nhận một số lượng lớn các rủi ro có giá trị cao. Như vậy nhờ có TBH các Công ty có khả năng tăng cường nhận BH mà không phải lo lắng về tiềm năng vốn dự trữ của mình.
_ Loại bỏ những rủi ro nguy cơ cao. Trong thực tế giá trị của một rủi ro mà một Công ty BH có thể nhận là từ vài ngàn đến vài triệu USD. Cụ thể như trong BH kỹ thuật, giá trị một công trình xây lắp có thể lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí nhỏ như một nồi hơi cũng có giá trị khoảng 50 triệu USD. Vì vậy một nhà BH thận trọng thường cố gắng duy trì một cơ cấu rủi ro thuần nhất bằng cách chuyển TBH nhằm giảm bới những rủi ro nguy cơ cao trong phần giữ lại của mình.
_ Cân bằng các loại hình nghiệp vụ. Một Công ty BH không nên để tồn tại một cơ cấu không cân đối giữa các loại hình nghiệp vụ khác nhau. Có những tình huống có thể thuận lợi cho nhóm rủi ro này nhưng lại không thuận lợi cho nhóm rủi ro khác. Ví dụ như rủi ro do hoả hoạn và rủi ro do lũ lụt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hoàn cảnh có thể dẫn đến tình trạng những rủi ro có mức độ an toàn cao cũng có thể vấp phải những tổn thất lớn trong một vài năm. Do vậy để đảm bảo mức độ ổn định tương đối trong kết quả hoạt động hàng năm, một Công ty BH không nên để lệ thuộc quá nhiều vào một loại hình nghiệp vụ. Và như vậy, những trách nhiệm được đánh giá là vượt quá khả năng sẽ được nhượng TBH để cân bằng cơ cấu các nghiệp vụ.
_ Tạo ra công cụ để tiến hành trao đổi lẫn nhau. Trong điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, việc kết quả kinh doanh của các Công ty BH không giống nhau là điều tất yếu. Bên cạnh việc chuyển đi những rủi ro được đánh giá là xấu, các Công ty BH gốc còn mở rộng nguyên tắc phân tán rủi ro bằng cách trao đổi một phần những rủi ro tốt vượt quá mức giữ lại của mình cho các Công ty khác trên cơ sở có đi có lại. Cách làm này sẽ cho phép các Công ty được hưởng mức phí giữ lại cao hơn bao gồm những rủi ro có mức phân tán rộng hơn và có thể bao gồm cả những rủi ro tốt từ các Công ty khác. Hơn thế nữa đây còn là cách để các Công ty BH có được những mối quan hệ tốt không chỉ với các Công ty trong nước mà còn cả với các Công ty BH nước ngoài.
_ Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường. Một tổn thất lớn do thiên tai gây ra có thể làm suy yếu khả năng tài chính của một Công ty BH. Vì vậy, nếu Công ty BH có một kế hoạch Tái BH nhằm hạn chế chi phí bồi thường trong phạm vi có thể chấp nhận được thì Công ty đó đã có thể chủ động trong việc ổn định tỷ lệ bồi thường. Và như vậy, trong trường hợp này, TBH đã giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh doanh của các Công ty BH gốc cụ thể là ổn định tỷ lệ giữa tổng số tiền phải chi bồi thường và tổng doanh thu phí cùng trong một năm.
_ Đem lại sự bảo vệ trước những thảm hoạ lớn. Tái BH cho những thảm hoạ lớn là một nhu cầu tất yếu của Công ty BH nhằm tự bảo vệ mình. Những tổn thất do những thảm hoạ rủi ro thiên nhiên như gió, bão, mưa đá, động đất, núi lửa hay các vụ hoả hoạn lớn và các vụ nổ công nghiệp thường là rất lớn và ảnh hưởng đến nhiều nghiệp vụ cùng một lúc. Như vậy sự bảo vệ của các Công ty TBH là điều không thể thiếu trong những trường hợp như thế này.
_ Giảm bớt sự căng thẳng về tài chính do sự phát triển nhanh của Công ty. Các cơ quan quản lý về BH thường yêu cầu các Công ty BH phải thành lập quỹ dự phòng phí để đề phòng các khiếu nại phát sinh từ những rủi ro chưa hết hạn vào thời điểm kết thúc năm tài chính của Công ty. Do đó, khi Công ty phát triển nhanh thì doanh thu từ phí cũng tăng theo, Công ty sẽ phải để dành ra một phần dự trữ lớn hoặc có thể phải tăng vốn để đáp ứng những nhu cầu trên. Bằng cách chuyển một phần phí sang các Công ty khác thông qua TBH, Công ty có thể điều hoà sự gia tăng của doanh thu phí BH và do đó giảm bớt những sức ép về mặt tài chính.
IV-/ Các hình thức và phương pháp TBH chủ yếu.
Các hình thức tái bảo hiểm.
Hiện nay, hoạt động tái bảo hiểm đang được thực hiện dưới 3 hình thức tái bảo hiểm chính là tái bảo hiểm tạm thời, theo hợp đồng cố định và tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc.
Tái Bảo Hiểm tạm thời.
Tái bảo hiểm tạm thời là cách công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm, về phần mình, không có nghĩa vụ bắt buộc phải nhận tái bảo hiểm cho đơn bảo hiểm hay dịch vụ đó. Công ty bảo hiểm gốc cũng có toàn quyền quyết định tiến hành tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu và cho công ty tái bảo hiểm nào tuỳ lựa chọn cho họ. Mặt khác, công ty tái bảo hiểm cũng có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp.
Để tiến hành tái bảo hiểm tạm thời, công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trong thực tế, nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ, và do đó có thể quyết định nhận tái bảo hiểm mà không cần đầy đủ các chi tiết. Các thông tin này có thể được cung cấp thông qua trao đổi hoặc bằng cách điền vào đơn đề nghị tái bảo hiểm.
* Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm tạm thời:
- Hình thức này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm noài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
- Đồng thời cho phép các công ty bảo hiểm gốc duy trì một cơ cấu dịch vụ cân bằng, có nghĩa là họ có thể tránh được những rủi ro lớn có nguy cơ tổn thất cao có thể gây thua lỗ cho toàn bộ một nghiệp vụ trong năm đó.
- Hình thức này cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải nhận để giữ uy tín cho mình.
- Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có thể trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định.
* Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
- Hình thức này đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi quyết định nhận một dịch vụ. Do đó, việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời. Như vậy, Công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ đó cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm, và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ.
- Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán có thể rất nhiều và tốn kém, và do đó làm giảm lợi nhuận thu được.
- Trước mỗi kỳ tái tục, Công ty bảo hiểm gốc phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi về vấn đề tái tục với khách hàng của mình. Việc huỷ bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết.
- Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể khiến cho công ty tái bảo hiểm nắm được những thông tin nội bộ của công ty gốc. Hiện nay có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh.
Tái Bảo Hiểm cố định.
* Hợp đồng cố định: Hợp đồng cố định là một thoả thuận bằng văn bản giữa một Công ty bảo hiểm gốc và một hoặc nhiều công ty nhận tái bảo hiểm; theo thoả thuận này, Công ty bảo hiểm gốc thoả thuận sẽ nhượng tái bảo hiểm một loại hình dịch vụ nhất định và công ty tái bảo hiểm thoả thuận sẽ nhận phần tái bảo hiểm đó.
Hợp đồng cố định có quy định các điều khoản và điều kiện để điều chỉnh việc nhượng tái của công ty bảo hiểm gốc và việc nhận tái của công ty tái bảo hiểm. Những điều khoản và điều kiện này bao gồm một số mục như giới hạn tiền tệ của hợp đồng cố định, phạm vi địa lý và loại hình dịch vụ được bảo hiểm theo hợp đồng cố định.
* Tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định: là việc các công ty bảo hiểm gốc được bảo hiểm một cách tự động, và các bên phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với bên kia. Mặc dù đã có những điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cố định, điều quan trọng là hai bên phải có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Công ty tái bảo hiểm trông cậy vào công ty gốc chuyển cho mình những dịch vụ tốt. Công ty bảo hiểm gốc trông cậy vào công ty nhận tái thanh toán tiền bồi thường cho những khiếu nại nếu có phát sinh.
* Ưu điểm:
- Một trong những ưu điểm của hình thức này theo quan điểm của công ty bảo hiểm gốc là sự chắc chắn do hợp đồng cố định mang lại. Vì công ty tái bảo hiểm bị ràng buọc phải chấp nhận việc chuyển tái trong phạm vi đã quy định của hợp đồng cố định. Công ty bảo hiểm gốc có thể nhận một dịch vụ và biết chắc họ không phải lo tái bảo hiểm cho dịch vụ đó.
- Với hình thức tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định, một số lượng lớn các dịch vụ có thể được nhượng tái với chi phí thấp hơn nhiều so với việc nhượng tái theo hình thức tạm thời, do đó chi phí quản lý của công ty nhận tái và công ty nhượng tái đều giảm đi.
- Khi công ty tái bảo hiểm đã bị ràng buộc bởi hợp đồng cố định hệ thốngì không cần thiết phải cân nhắc từng rủi ro một, do đó có thể tiết kiệm được thời gian và không gây chậm trễ cho công ty nhượng tái.
- Thông thường các hợp đồng cố định mang tính liên tục và sẽ được tái tục tự động sau mỗi năm trừ khi một trong hai bên có ý muốn chấm dứt hợp đồng. Tính liên tục của hợp đồng cố định cho phép tạo dụng mối quan hệ lâu dài vì lợi ích của cả hai bên.
- Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời riêng lẻ. Với khối lượng dịch vụ lớn như vậy, công ty tái bảo hiểm sẽ có được sự phân tán rủi ro lớn hơn, và điều đó có lợi hơn cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thông thường công ty nhận tái bảo hiểm trả một khoản hoa hồng cho công ty nhượng tái cho phần dịch vụ được chuyển cho họ. Số tiền này cho phép công ty nhượng tái bù đắp một phần chi phí khai thác dịch vụ gốc. Còn về phía công ty nhận tái, họ được nhận dịch vụ với chi phí thấp hơn so với chi phí khi trực tiếp khai thác.
* Nhược điểm của hình thức:
Mặc dù hợp đồng cố định đã giải quyết được một số khó khăn gắn liền với bảo hiểm tạm thời, song hình thức này cũng còn một số hạn chế:
- Công ty nhận tái bảo hiểm bị buộc phải nhận toàn bộ các dịch vụ nằm trong phạm vi của hợp đồng cố định, họ thường muốn hạn chế phạm vi đó. Trong trường hợp như vậy, một số dịch vụ gốc sẽ nằm ngoài phạm vi của hợp đồng, và do đó vẫn cần thiết phải có tái bảo hiểm của bên nhận tái.
- Theo hợp đồng cố định, công ty nhượng tái sẽ phải nhượng nhiều dịch vụ hơn so với khi thu xếp tái bảo hiểm theo hợp đồng tạm thời. Trong thực tế, theo một số dạng hợp đồng cố định, công ty nhượng tái phải chuyển một phần của tất cả các dịch vụ gốc cho công ty tái bảo hiểm. Điều này có nghĩa là họ phải chuyển đi một phần phí gốc lớn hơn so với sự mong muốn của mình.
1.3 Tái Bảo Hiểm tuỳ ý lựa chọn.
Để khắc phục nhược điểm của hai hình thức trên các công ty tái bảo hiểm thường sử dụng hình thức tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc. Ngày nay, hình thức này đang được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Theo hình thức này thì công ty nhượng có quyền lựa chọn chuyển nhượng một số rủi ro nhất định và công ty nhận có nghĩa vụ phải chấp nhận những rủi ro được chuyển nhượng đó.
Hình thức này là sự kết hợp linh hoạt giữa tái bảo hiểm tạm thời và tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. Nhờ đó khi công ty nhượng đã lựa chọn rủi ro tái đi thì chắc chắn nó sẽ được chấp nhận bởi công ty tái bảo hiểm.
* Ưu điểm:
- Công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có thể lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số các nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì phải đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá ấy cho các nhà tái bảo hiểm như hình thức tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định. Tuy nhiên công ty nhượng không được lợi dụng hình thức tái bảo hiểm này để lựa chọn những rủi ro dễ tổn thất đưa vào hợp đồng và giữ lại cho mình những rủi ro có độ an toàn cao hơn.
- Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
* Nhược điểm:
- Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối những rủi ro mà người nhượng tái chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
- Hình thức này không được thuận lợi lắm cho các nhà tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên, không đồng đều và tổn thất xảy ra thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý.
2. Các phương pháp tái bảo hiểm
Tái Bảo Hiểm số thành.
Theo phương pháp tái bảo hiểm này, công ty nhượng buộc phải nhượng và công ty nhận buộc phải nhận một tỷ lệ (thường là đơn vị %) đã được ấn định trước đối với tất cả các dịch vụ mà công ty nhượng khai thác được trong một loại hình đã được thoả thuận. Thông thường, có một mức giới hạn số tiền tối đa đối với tỷ lệ phân chia đã thoả thuận.
Ta có thể hiểu cụ thể hơn qua ví dụ sau:
- Hình thức hợp đồng: Số thành
- Tỷ lệ tái: 70%.
Giả sử trong năm nghiệp vụ có phát sinh các rủi ro:
Rủi ro
Số tiền BH (1000 USD)
Tỷ lệ phí (gốc)
Số tiền bồi thường
1
5.000
1%
2.000
2
15.000
0,5%
4.000
3
10.000
1,2%
5.000
Theo phương pháp này chúng ta phân chia phí BH (Phí), trách nhiệm (Sb) và trách nhiệm bồi thường (Sbt) lần lượt cho người nhượng (1), người nhận (2) như sau:
Rủi ro
Phí (1)
Phí (2)
Sb(1)
Sb(2)
Sb(1)
Sb(2)
1
15
35
1500
3500
600
1400
2
75
125
4500
10500
1200
2800
3
120
280
3000
7000
1500
3500
Như vậy, việc sử dụng phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, cụ thể là:
- Công ty nhượng có điều kiện thuận lợi là tái bảo hiểm một cách tự động và như vậy giảm bớt sự lệ thuộc vào các phương pháp tái bảo hiểm tạm thời.
- Giảm bớt được tối đa khối lượng công việc kế toán và báo cáo.
- Hợp đồng số thành là một dạng cộng tác tuyệt đối, công ty tái bảo hiểm chia sẻ hoàn toàn cùng công ty nhượng những may rủi trong kinh doanh bảo hiểm. Đối với các công ty tái bảo hiểm, đây là một phương pháp tương đối thuận lợi vì công ty nhượng tái bảo hiểm không được lựa chọn rủi ro để tái bảo hiểm.
- Thủ tục phí tái bảo hiểm mà công ty nhượng nhận được theo phương pháp này bao giờ cũng cao nhất.
* Nhược điểm:
- Các công ty nhượng phải chuyển tái bảo hiểm cả những rủi ro nhỏ mà bản thân công ty có khả năng giữ lại. Hình thức tái bảo hiểm này có thể làm giảm phí giữ lại của công ty nhượng.
- Công ty nhượng phải đem tái đi toàn bộ các đơn vị rủi ro trong bảo hiểm gốc vì vậy không phát huy hết khả năng tài chính của công ty. Ví dụ như các rủi ro có giá trị nhỏ, công ty gốc có khả năng giữ lại mà vẫn phải tái đi. Như vậy, công ty nhượng bị giảm đi một lượng đáng kể phí gốc.
- Mọi đơn vị rủi ro phải đem tái đi cho nên việc giữ bí mật thông tin của công ty nhượng là rất khó.
- Công ty nhượng không chủ động được trong việc khống chế tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại của mình bởi vì mức giữ lại và tái đi là số tương đối. Với số tiền bảo hiểm giữ lại không đồng nhất, phương pháp này không làm giảm bớt rủi ro cho phần trách nhiệm giữ lại.
Tái Bảo Hiểm mức dôi.
Nếu một công ty bảo hiểm chỉ tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm số thành, công ty đó sẽ phải thường xuyên vận dụng đến hình thức tái bảo hiểm tạm thời vì có nhiều rủi ro lớn không định trước.
Nhằm tăng ưu thế trong tái bảo hiểm tự động của mình, công ty nhượng cần phải thu xếp một hợp đồng mức dôi bên trên phần hợp đồng tái bảo hiểm số thành cơ bản của mình.
- Phương pháp tái bảo hiểm theo hình thức mức dôi này cho phép công ty nhượng chuyển đi phần trách nihệm phụ trội, vượt quá giới hạn trong hợp đồng bảo hiểm số thành, và được giới hạn ở một mức cao hơn.
Mức độ chuyển tái bảo hiểm trong một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi được thể hiện bởi số các lần. Một lần bằng 100% mức giới hạn của hợp đồng tái bảo hiểm số thành cơ bản. Vì vậy nếu một công ty nhượng có một hợp đồng mức dôi gồm 10 lần, nghĩa là hợp đồng có mức độ chuyển tái bảo hiểm bằng 10 lần giới hạn của hợp đồng số thành cơ bản.
Phí tái cho các công ty tái bảo hiểm trong một hợp đồng mức dôi được tính trên phần trách nhiệm được chuyển nhượng trong hợp đồng đó.
Ngày nay, rất hiếm khi các công ty sử dụng hợp đồng số thành để bảo vệ các nghiệp vụ của chính mình. Các hợp đồng mức dôi được áp dụng phổ biến hơn. Như vậy mức độ chuyển tái bảo hiểm của một hợp đồng mức dôi sẽ được thể hiện như là một bội số của mức giữ lại của công ty nhượng.
Cụ thể hơn, chúng ta sẽ xét ví dụ sau:
- Hình thức hợp đồng: mức dôi.
- Mức giữ lại: 300.000 USD.
- Giới hạn trách nhiệm của người nhận tái:
+ Mức dôi thứ nhất: 10 lần (3.000.000 USD)
+ Mức dôi thứ hai: 5 lần (1.500.000 USD).
Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các rủi ro như sau:
Rủi ro
Số tiền BH (USD)
Tỷ lệ phí
Thiệt hại phải bồi thường
1
250.000
1%
100.000
2
800.000
0,8%
50.000
3
4.500.000
1,2%
1.200.000
Theo phương pháp này ta có thể chia số tiền bảo hiểm (Sb), phí bảo hiểm (Phí), trách nhiệm bồi thường (Sbt) cho người nhượng (1) và người nhận theo mức dôi thứ nhất (2) và mức dôi thứ 2 (3) như sau:
Rủi ro
Sb
(1)
(2)
(3)
1
250.000
250.000
-
-
2
800.000
300.000
500.000
-
3
4.500.000
300.000
3.000.000
1.200.000
+ Phí bảo hiểm
Rủi ro
Sb
(1)
(2)
(3)
1
1% x 250.000 = 2.500
2.500
-
-
2
0,8% x 800.000 = 6.400
6.400 x 3/8 = 2.400
6.400 x 5/8 = 4.000
-
3
1,2% x 4.500.000 = 54.000
54.000 x 3/45 = 3.600
54.000 x 30/45 = 36.000
54.000 x 12/45 = 14.400
+ Số tiền phải bảo hiểm.
Rủi ro
Sbt
(1)
(2)
(3)
1
100.000
100.000
-
-
2
50.000
50.000 x 3/8 = 18.750
50.000 x 5/8 = 31.250
-
3
1.200.000
1.200.000 x 3/45 = 80.000
1.200.000 x 30/45 = 800.000
1.200.000 x 12/45 = 320.000
Từ ví dụ trên, ta có thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp này như sau:
- Người nhượng có được sự ổn định trong phần giữ lại đối với mọi đơn vị rủi ro, hoặc những đơn vị rủi ro cùng loại của nghiệp vụ tái. Như vậy vấn đề còn lại về cơ bản chỉ là việc xác định mức giữ lại thật phù hợp với khả năng tài chính của mình.
- Những hợp đồng có số tiền bảo hiểm nhỏ được giữ lại toàn bộ, người nhận tái không tham gia vào tất cả các đơn vị rủi ro được bảo hiểm, dù chúng đều thuộc nghiệp vụ ấn định của hợp đồng tái bảo hiểm.
- Trách nhiệm của người nhượng vẫn bị đe doạ bởi các trường hợp tập trung, tích tụ rủi ro.
- Tái bảo hiểm mức dôi không thể sử dụng trong loại bảo hiểm không giới hạn cho đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự.
- Sử dụng phương pháp này đòi hỏi một bộ máy quản lý khá cồng kềnh, phức tạp.
Vì vậy trong thực tế, người ta từng sử dụng phương pháp này cho các nghiệp vụ như: bảo hiểm cháy, thân tàu biển, hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, rủi ro công nghiệp... nói chung là những loại nghiệp vụ có sự chênh lệch lớn về số tiền bảo hiểm của các đơn vị rủi ro.
Tái Bảo Hiểm vượt mức bồi thường.
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là phương pháp tái bảo hiểm phi tỷ lệ, theo đó công ty nhượng giữ lại cho mình số tiền bồi thường nhất định, phần vượt quá đem tái đi cho công ty khác. Phương pháp này có đặc điểm là trách nhiệm đảm đương của các bên là số tiền bồi thường chứ không phải là số tiền bảo hiểm, vì vậy loại hợp đồng này được ký kết hết sức chặt chẽ và cẩn thận.
Vì các bên đảm đương số tiền bảo iểm nên các nhà tái bảo hiểm phải được sắp xếp theo một trật tự các lớp rất nghiêm ngặt. Trật tự này phải được công bố công khai và phải được ghi một cách cụ thể trong hợp đồng. Khi tổn thất xảy ra, công ty nhượng bồi thường trước cho tới mức giữ lại, tiếp đó là các nhà tái bảo hiểm lớp 1, lớp 2... Việc phân chia trách nhiệm này là bất di bất dịch. Tất cả các nhà tái bảo hiểm phải đảm đương theo mức trách nhiệm mình đảm nhận, số vượt quá là công ty nhượng chịu hoàn toàn.
VD: Giả sử có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sau đây:
MGL: 400.000$
Tái đi: Nhà TBH lớp 1: 500.000$
Nhà TBH lớp 2: 1.000.000$
Nhà TBH lớp 3: 5.000.000$
Giả sử trong năm nghiệp vụ bảo hiểm có 3 đơn vị rủi ro sau:
Đơn vị rủi ro 1: Sb: 10.000.000$; Tổn thất: 200.000 $.
Đơn vị rủi ro 2: Sb: 6.000.000$; Tổn thất: toàn bộ.
Đơn vị rủi ro 3: Sb: 20.000.000$; Tổn thất: 2.000.000$.
Với tổn thất như trên, các bên phân chia trách nhiệm như sau:
Sbt
Cty nhượng
Nhà TBH lớp 1
Nhà TBH lớp 2
Nhà TBH lớp 3
200.000
200.000
-
-
-
6.000.000
400.000
500.000
1.000.000
4.100.000
2.000.000
400.000
500.000
1.000.000
100.000
Theo phương pháp này cứ đầu năm nghiệp vụ công ty nhượng phải đặt cọc cho các nhà tái bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí đặt cọc. Nếu năm đó tổn thất không xảy ra, công ty nhượng cũng không đòi được phần phí đặt cọc này, đó chính là lãi của các nhà tái bảo hiểm.
Nếu năm đó tổn thất lớn xảy ra mà mức giữ lại của các nhà tái bảo hiểm lớn, các bên có thể đàm phán lại dựa vào tỷ lệ phí điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên, từ đó mới tạo lập được mối quan hệ lâu dài.
*Ưu, nhược điểm của phương pháp.
- Với hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, người nhượng về cơ bản giữ lại được phần trách nhiệm tương ứng với khả năng tài chính của mình, tuy nhiên với điều kiện cơ bản và mức tự bồi thường phải được xác định hợp lý.
- Hợp đồng vượt mức bồi thường cũng có tác dụng ít nhiều trong việc sửa chữa những sai sót trong việc tính toán giá trị thiệt hại tối đa có thể. Nói riêng về hợp đồng vượt mức bồi thường theo sự cố có tác dụng đặc biệt trong việc chống lại sự tích tụ, tập trung rủi ro.
* Nhược điểm:
- Phương pháp này chưa thể bảo vệ được trường hợp trách nhiệm của người nhượng gia tăng bởi tổng số nhiều tổn thất nhỏ, từ nhiều đơn vị rủi ro và từ nhiều sự cố mà chi phí thiệt hại riêng sẽ thấp hơn hoặc chỉ bằng mức tự bồi thường, phát sinh trong một năm nghiệp vụ.
- Thêm vào đó, trong trường hợp tổn thất xảy ra quá lớn, khi các nhà nhận tái đã bồi thường hết trách nhiệm của mình thì phần còn lại công ty nhượng sẽ phải chịu toàn bộ. Như vậy trong một số trường hợp phải tiến hành đàm phán lại với mục đích tạo dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài dẫn đến chi phí quản lý khá lớn.
Tái Bảo Hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường.
Theo phương pháp này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường một tỷ lệ nhất định cho bản thân công ty, phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác. Trên cơ sở tỷ lệ bồi thường, trách nhiệm bồi thường của các bên được phân định về nguyên tắc như sau:
- Trước hết người nhượng khống chế trách nhiệm của mình trong một phạm vi tỷ lệ bồi thường nhất định.
- Nếu trong năm nghiệp vụ những thiệt hại liên quan tới nghiệp vụ tái phát sinh quá nhiều và nặng nề, tỷ lệ bồi thường vượt quá tỷ lệ người nhượng ấn định giữ lại thì người nhận tái sẽ chịu trách nhiệm.
- Có thể có nhiều người nhận tái và trách nhiệm của họ sẽ được xác định theo những khoản tỷ lệ nhất định.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp:
* Ưu điểm:
- Với phương pháp này người bảo hiểm có thể giữ cho kết quả tài chính của năm nghiệp vụ ổn định ở mức độ cần thiết. Ví dụ như trong một nghiệp vụ nhất định người bảo hiểm có tỷ lệ chi phí quản lý chung là 30% thì việc cân bằng nghiệp vụ chỉ có được khi tỷ lệ bồi thường không vượt quá 70%. Như vậy người bảo hiểm sẽ thực sự cần đến phương pháp tái bảo hiểm này.
- Kỹ thuật của phương pháp này đơn giản trên khía cạnh: Trách nhiệm của người nhận tái được tính từ kết quả toàn bộ của năm nghiệp vụ mà không theo từng tổn thất.
* Nhược điểm:
Phương pháp này khá nguy hiểm cho người nhận tái. Thực tế người nhận tái có thể phải gánh chịu toàn bộ những sai sót của người nhượng về chấp nhận rủi ro, định phí bảo hiểm... Vì vậy để người nhượng quan tâm đến kết quả nghiệp vụ, hợp đồng tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường có thể thêm điều khoản: giành lại cho người nhượng một phần trách nhiệm mà đáng lẽ người nhận phải trả (thường từ 5% đến 10%).
Vì những điểm trên mà trong thực tế, phương pháp này không được sử dụng nhiều và chỉ thích hợp với loại rủi ro thường xuất hiện theo mùa và c._.ó sự dao động lớn giữa các năm.
2.5 Tái Bảo Hiểm kết hợp.
Trong thực tế, mỗi khi sử dụng một phương pháp tái bảo hiểm nào những người bảo hiểm cũng rất khó khăn vì những điểm còn hạn chế của chúng. Vì vậy người ta đã nghĩ ra cách cần phải tiến hành đồng thời các phương pháp sẽ có thể giảm được những vấn đề khó giải quyết.
a, Kết hợp tái bảo hiểm số thành và mức dôi.
Theo phương pháp này, trước hết tiến hành phân bổ cho hợp đồng số thành trước sau đó mới phân bổ tiếp cho hợp đồng mức dôi. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm nếu có cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận.
Và như vậy khi thực hiện theo phương pháp này thì phân tán rủi ro nhanh hơn, việc ký hợp đồng cũng dễ dàng hơn, vì nó thoả mãn được nhu cầu đa dạng của các nhà tái bảo hiểm. Đồng thời phương pháp này rất phù hợp với những đơn vị rủi ro và những đối tượng có giá trị bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm khá lớn.
Tuy nhiên khi tiến hành phân bổ trách nhiệm giữa các bên trong loại hợp đồng kết hợp này phải chú ý đến hạn mức trách nhiệm của mỗi loại hopự đồng vì là phương pháp kết hợp nên hạn mức này được quy định hết sức chặt chẽ.
b, Kết hợp giữa tái bảo hiểm số thành và vượt mức bồi thường.
Theo phương pháp này nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm số thành. Bảo vệ cho công ty nào thì đầu năm nghiệp vụ công ty đó phải trả phí đặt cọc. Nếu năm đó tổn thất không xảy ra thì công ty được bảo vệ cũng không có quyền đòi lại phí đặt cọc này.
Đối với loại hợp đồng kết hợp này đầu tiên phải phân bổ trách nhiệm cho hợp đồng số thành trước sau đó căn cứ vào hạn mức bảo vệ, các bên phân chia số tiền bồi thường cho thoả đáng. Phương pháp này cũng có đặc điểm phân tán rủi ro nhanh, dễ ký kết và phù hợp với những đơn vị rủi ro có tổn thất lớn.
Song, việc ký kết loại hợp đồng này còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu của các bên đặc biệt là mối quan hệ với nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thì bên nào cần bảo vệ thì bên đó phải chịu trách nhiệm đóng phí.
c, Kết hợp giữa tái bảo hiểm mức dôi và vượt mức bồi thường.
Theo phương pháp này, việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho hợp đồng mức dôi trước. Khi tổn thất xảy ra, nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tuỳ theo yêu cầu. Và công ty nào được bảo vệ thì công ty đó phải nộp phí đặt cọc. Nếu năm đó tổn thất không xảy ra, công ty được bảo vệ không được đòi lại khoản phí này.
Phương pháp này làm giảm nhẹ gánh nặng cho hợp đồng mức dôi bởi vì hợp đồng này đôi khi có giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm rất lớn. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng đối với những công ty bảo hiểm mới thành lập mà bạn hàng ít, kinh nghiệm chưa có. Hơn nữa, phương pháp này còn rất phù hợp với một số nghiệp vụ bảo hiểm mang tính chất tích luỹ rủi ro giúp công ty nhượng tái bảo hiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm nghiệp vụ.
Tuy nhiên việc bảo vệ cho công ty nhượng ở đây phải được thoả thuận rất cụ thể và chặt chẽ bởi vì số tiền bảo hiểm còn thừa thường dồn về công ty nhượng, trong khi đó mức giữ lại đã được thoả thuận từ trước.
Phần 2: Bảo hiểm kỹ thuật với hoạt động
Tái bảo hiểm
I. Lịch sử phát triển bảo hiểm kỹ thuật.
Nguồn gốc của bảo hiểm kỹ thuật xuất phát từ việc kiểm tra các nồi hơi. Vào thế kỷ 19, trong thời gian Cách mạng Công nghiệp Anh, việc thường xuyên xảy ra các vụ nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người đã phát sinh các nhu cầu cần bảo vệ trước các rủi ro đó. Năm 1854, một số nhân vật quan trọng quan tâm đến việc sử dụng hơi nước đã quyết định thành lập Hiệp hội những người sử dụng hơi nước Man.( Manchester Steam Users' Asociation). Hội viên được quyền sử dụng các dịch vụ giám định nồi hơi mà Hiệp hội thuê. Tổ chức này không chỉ tư vấn phương pháp phòng ngừa những vụ nổ mà còn có trách nhiệm hướng dẫn hội viên những phương pháp sử dụng máy móc thiết bị một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ngày nay, những quy định này vẫn còn được duy trì. Chủ các nhà máy có thể yêu cầu các kỹ sư giám sát tư vấn và gợi ý về việc vận hành và bảo dưỡng máy móc.
Mặc dù Hiệp hội những người sử dụng hơi nước Manchester đã đưa ra nhiều dịch vụ có giá trị nhưng đó không phải là một công ty bảo hiểm.Tuy nhiên, để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao, năm 1858, một số hội viên đã thành lập công ty bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên có tên Công ty bảo hiểm Nồi hơi. Công ty này bắt đầu hoạt động trong việc bảo hiểm cho nồi hơi và đã nhanh chóng kéo theo sự ra đời của các Công ty bảo hiểm tương tự khác. Ban đầu người ta chỉ bảo hiểm nồi hơi, nhưng sau đó phạm vi bảo hiểm đã được mở rộng cho các loại ống dẫn áp suất khác nhau. Bảo hiểm động cơ (ngày nay được biết đến như là bảo hiểm Đổ vỡ máy) xuất hiện năm 1872, và cả hai loại bảo hiểm nổ nồi hơi và bảo hiểm máy móc đều nhanh chóng phát triển ở các nước công nghiệp hoá khác.
Vào đầu thế kỷ 20, đơn bảo hiểm đầu tiên cho việc mất thu nhập do đổ vỡ máy đã được cấp. Cùng thời điểm này, đơn bảo hiểm lắp đặt (bảo hiểm cho việc lắp đặt máy móc trên công trường) đã xuất hiện. Đơn này thuộc loại đơn có xác định rủi ro và không bảo hiểm cháy nhưng nó đã đưa ra sự bảo vệ hợp lý cho các dự án lắp đặt nhỏ và vừa.
Từ năm 1920 đến năm 1930, một số Công ty bảo hiểm của Đức và Anh đã giới thiệu một loại đơn đảm bảo cho các toà nhà và các công trình dân dụng trong suốt thời gian xây dựng. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro Xây dựng và lắp đặt đã được triển khai dựa trên loại đơn này. Tuy nhiên, cả hai loại đơn này đều chưa đạt được vị trí quan trọng của nó cho đến sau Thế chiến thứ II, khi mà công cuộc tái thiết và phát triển sau chiến tranh đã đem lại cho loại đơn BH này các chuẩn mực như hiện nay.
Với ưu thế của Công nghệ, các loại đơn bảo hiểm kỹ thuật khác như BH mọi rủi ro cho máy tính, BH cho rủi ro điện áp thấp và mọi rủi ro cho các thiết bị điện tử, BH hỏng hàng hoá trong kho do đổ vỡ máy móc đã được phát triển song song với nhu cầu bảo vệ doanh thu như đơn mất thu nhập dự kiến được đưa ra cùng đơn CAR, EAR.
Ngày nay, người ta đang tìm kiếm những sản phẩm BHKT mới. Các nhu cầu mới về bảo hiểm đang tăng lên như BH máy móc công nghệ mới, trách nhiệm và đảm bảo theo hợp đồng, rủi ro chính trị ( thay đổi trong luật pháp, chính phủ sung công, tịch thu...), là những rủi ro mà cho đến nay được coi là không thể bảo hiểm. Những nhu cầu trên đang ngày càng phát triển vì có những phương pháp tài chính dự án mới, và việc chuyển giao các yếu tố này của rủi ro thường do các nhà tài trợ công trình bắt buộc. Để đáp ứng nhu cầu này, những giải pháp mới đã và đang được triển khai như trong các lĩnh vực: thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện hợp đồng. Một điều hiển nhiên là bảo hiểm kỹ thuật sẽ có những thay đổi linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu bảo hiểm mới trong giai đoạn ưu thế công nghệ phát triển vượt bậc như ngày nay.
II. Các loại hình Đơn Bảo Hiểm kỹ thuật.
1.Đơn BH không tái tục.
Đơn BH không tái tục thường bảo hiểm cho các dự án XD, LĐ. Số tiền BH cho những dự án này có thể lên đến hàng triệu USD, dẫn đến một nhu cầu thực tế là phải tham gia BH đối với các chủ công trình cũng như các chủ thầu xây dựng. Tại một số nước, việc BH cho các dự án XD/LĐ được coi là bắt buộc. Hầu hết các tổ chức tài chính sẽ không cung cấp kinh phí trừ phi dự án đó đã được bảo vệ bằng một đơn BH thích hợp. Thời hạn của những đơn BH không tái tục cho những dự án XD/LĐ thường bắt đầu ngay sau khi thiết bị được BH được vận chuyển đến chân công trình hoặc vào thời điểm bắt đầu của hợp đồng xây dựng. Thời hạn này kết thúc cho bất kỳ phần nào của hợp đồng khi đã được bàn giao cho chủ đầu tư hay đã đưa vào sử dụng, hoặc thậm chí trước một ngày nào đó đã xác định trong đơn BH tuỳ vào thời điểm nào xảy ra trước. Vì vậy, thời hạn thực tế của hợp đồng BH được xác định theo biểu đồ tiến độ của dự án.
Tất cả các đơn BH không thể tái tục đều có các điều khoản và các điểm loại trừ chung nhất định. Dưới đây là một vài điểm chính:
Các điều khoản chung:
* Người được BH sẽ phải tiến hành các biện pháp hợp lý nhằm phòng ngừa thiệt hại, tổn thất hoặc trách nhiệm, và tuân theo sự chỉ dẫn, yêu cầu và lời khuyến cáo của nhà chế tạo để bảo đảm an toàn cho máy móc và thiết bị đang làm việc. Hơn thế nữa, người được BH cũng phải đảm bảo bảo duy trì tốt những máy móc, thiết bị được BH theo đơn.
* Người được BH có trách nhiệm thông báo ngay lập tức cho người BH bất cứ thay đổi vật chất nào( thay đổi về số tiền BH , về biểu đồ tiến độ thời gian xây dựng, lắp đặt, về thiết kế vv...) Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng vì những thay đổi vật chất này tự nó có thể làm ảnh hưởng đến rủi ro của người BH và vì thế có thể ảnh hưởng đến những điều khoản đã được thoả thuận từ trước.
* Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố nào có thể phát sinh khiếu nại theo đơn BH, người được BH phải thông báo cho người BH và phải cung cấp tất cả thông tin những bằng chứng của khiếu nại nếu được yêu cầu.
Những điểm loại trừ chung:
* Những thiệt hại do bị thanh lý,các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng hoặc chậm trễ, hoặc có liên quan đến việc đảm bảo thực hiện và hiệu quả công việc, tổn thất của thị trường.
* Những hành động cố ý, manh tâm hoặc chủ ý của giám đốc, quản đốc và những người có trách nhiệm trên công trường.
* Rủi ro hạt nhân: tổn thất do phóng xạ hoặc ô nhiễm phóng xạ từ bất kỳ nhiên liệu hạt nhân nào hoặc từ chất thải hạt nhân từ các lò cũng như các tổn thất do nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây ra
* Rủi ro chính trị như chiến tranh, nội chiến, đảo chính...
Đặc điểm chung của những dự án được BH theo các đơn BH không tái tục là đặc điểm tương tự trong XD/LĐ và hoặc loại rủi ro. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để xác định tỷ lệ phí. Những yếu tố về địa hình, địa chấn, thuỷ văn học và các rủi ro thiên tai của từng rủi ro cụ thể, các biện pháp phòng cháy và một vài các yếu tố kỹ thuật khác, có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro trong suốt quá trình XD/ LĐ và tất yếu là đến tỷ lệ phí. Vì vậy, ngoại trừ các rủi ro đơn giản, thuần nhất như xây các khu nhà ở một hoặc hai tầng, các công trình khác không thể tính được phí theo mức cố định. Những rủi ro phức tạp hơn phải được đánh giá một cách độc lập. Việc xác định tỷ lệ phí dựa trên kinh nghiệm và những phân tích thống kê giúp người khai thác BH đánh giá được rủi ro, nhưng tỷ lệ phí cuối cùng phải được xác định một cách độc lập dựa vào những thông tin do người được BH cung cấp.
Để bảo đảm rằng những thông tin được cung cấp là hoàn chỉnh và hữu ích, người BH phải đưa ra bản câu hỏi chi tiết và có thể yêu cầu cả bản vẽ và sơ đồ.
Ngày nay, đơn BH không tái tục thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
_ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng(CAR).Đơn BH mọi rủi ro XD BH cho tất cả các loại toà nhà và công trình xây dựng dân dụng đồng thời đưa ra sự bảo vệ trước những rủi ro đe dọa công việc XD. Hầu hết các dự án XD đều bao gồm các công việc lắp đặt một số máy móc nhất định (vd việc lắp đặt điều hoà và thang máy của toà nhà). Nếu việc lắp đặt này chỉ là phần phụ trợ (không lớn hơn từ 10 - 20 % tổng giá trị dự án) thì có thể được BH theo đơn CAR, mà không cần sử dụng thêm đơn bổ trợ EAR hay CWAR.
_ Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt(EAR). Đơn BH mọi rủi ro lắp đặt BH cho việc lắp đặt từng máy hoặc cho cả nhà máy hoàn chỉnh - từ lắp đặt hoàn chỉnh cả nhà máy điện tới việc lắp đặt cầu thang máy và thiết bị điều hoà không khí. Điều khoản của đơn EAR tương tự như đơn BH CAR . Rất nhiều dự án lắp đặt cần một số lượng nhất định các công việc xây dựng phụ trợ .( VD như xây bệ lắp máy, hoặc xây xưởng máy...) Nếu giá trị của những công việc xây dựng này không vượt quá 10 - 20 % tổng giá trị dự án, nó có thể được BH cùng với máy móc theo đơn EAR.
_ Bảo hiểm mọi rủi ro trong hợp đồng xây dựng(CWAR). Trong một vài dự án, số tiền bảo hiểm cho phần xây dựng và phần lắp đặt xấp xỉ nhau, ví dụ việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện phải bao gồm việc xây đập ngăn sông và trạm máy, lắp đặt tua bin máy phát điện với bộ phận làm lạnh, bộ phận khởi động và tất cả các thiết bị phụ trợ khác. Như bình thường thì dự án này sẽ phải cần tới 2 đơn bảo hiểm riêng biệt - một cho phần xây dựng và một cho phần lắp máy. Nhưng trong nhiều trường hợp, các Công ty BH có thể đưa ra đơn BH kết hợp
_ Bảo hiểm mất thu nhập(ALOP). Loại đơn BH này cũng có thể được gọi là: BH mất lợi nhuận của đơn XD/LĐ, BH trì hoãn thu nhập , BH chậm bắt đầu kinh doanh, BH chậm bắt đầu mất lợi nhuận cho thuê và mất lợi tức. Đây là hình thức bảo vệ doanh thu kinh doanh với mục đích BH cho những tổn thất về lãi gộp của chủ đầu tư do việc chậm trễ trong quá trình hoàn thiện công việc xây dựng, lắp đặt. Điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận đơn ALOP là sự tồn tại có hiệu lực của các đơn CAR,EAR và CWAR. Những chậm trễ công việc bình thường không được BH theo đơn ALOP.
2. Đơn BH có thể tái tục
Đơn BH có thể tái tục BH cho việc lắp đặt, các máy móc và thiết bị đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, tức là sau khi quá trình xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành và việc chạy thử đã thành công. Những đơn này thường được tái tục hàng năm. Như vậy ngược với đơn BH không tái tục, cứ sau 12 tháng các điều khoản và điều kiện lại được xem xét lại.
Những đơn BH này có đặc trưng riêng của nó đối với phạm vi BH thực tế mà nó đảm bảo. Trong những chương sau, chúng tôi sẽ miêu tả đầy đủ hơn từng loại hình BH cụ thể. Tuy nhiên, tương tự như đơn BH không tái tục, tất cả đơn BH tái tục đều phải tuân theo những điều kiện và điểm loại trừ chung. Dưới đây là một vài ví dụ:
Những điều khoản chung
*Người được BH phải có trách nhiệm tiến hành các bước hợp lý nhằm duy trì tài sản được BH trong điều kiện làm việc tốt và bảo đảm rằng không có thiết bị nào phải thường xuyên hoặc cố ý bắt hoạt động quá tải. Người được BH phải tuân thủ đầy đủ những hướng dẫn trong việc vận hành, kiểm tra, đại tu của nhà chế tạo, cũng như của chính phủ và tất cả các quy định khác có hiệu lực liên quan đến việc vận hành và bảo hành của các máy móc và thiết bị được BH.
*Trong trường hợp có bất cứ sự thay đổi về mặt vật của rủi ro BH ban đầu thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung hạng mục được BH; loại bỏ các điều kiện vận hành đã được quy định từ trước mà có thể làm tăng rủi ro gây tổn thất và thiệt hại; và thay đổi trong lợi ích của người được BH (như sự gián đoạn hoặc thanh lý của công việc kinh doanh, thay đổi nhiệm kỳ của người quản lý tài sản), đơn BH sẽ không còn hiệu lực trừ khi sự tiếp tục của đơn được thoả thuận bằng điều khoản SĐBS có chữ ký của công ty BH.
*Khi xảy ra sự cố có thể phát sinh khiếu nại trong phạm vi đơn BH, người được BH phải thông báo ngay cho người BH và phải cung cấp tất cả các giấy tờ và chứng cứ về khiếu nại nếu được yêu cầu.
Những điểm loại trừ chung:
*Thiệt hại phát sinh do hành động chủ tâm, cố ý của người được BH hoặc bộ máy quản lý của người được BH.
*Sai sót hay lỗi đã có sẵn vào thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực mà người được BH hoặc người quản lý của họ đã biết.
*Tổn thất hoặc thiệt hại do trách nhiệm theo luật pháp hoặc theo nghĩa vụ hợp đồng của người chế tạo hay người cung cấp tài sản.
*Rủi ro hạt nhân: tổn thất do phóng xạ hoặc ô nhiễm phóng xạ từ bất kỳ nguồn nhiên liệu hạt nhân nào hoặc từ chất thải hạt nhân từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hạt nhân cũng như các tổn thất do nguyên liệu của vũ khí hạt nhân gây ra.
*Rủi ro chính trị như chiến tranh, nội chiến, đảo chính...
Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng tỷ lệ phí BH cho đơn BH tái tục hàng năm đơn giản hơn cho những đơn không tái tục bởi vì các loại máy đã từng được BH có rất nhiều điểm chung và thường cùng chịu các loại rủi ro tương tự. Vì vậy những phân tích thống kê giúp cho phương pháp xác định phí BH thủ công của rất nhiều loại máy móc hoặc các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên do trình độ phát triển nhanh của kỹ thuật, ngày nay nhiều người khai thác BH phải đối mặt với những vấn đề lớn trong việc xác định phí của những loại máy mới xuất hiện mà đối với chúng rất ít hoặc hầu như không có số liệu thống kê. Chính vì vậy trong những trường hợp này sự có mặt của những kỹ sư giỏi kiến thức sâu về công nghệ mới là vô cùng cần thiết.
Những trường hợp thường sử dụng loại đơn này bao gồm:
_ Bảo hiểm máy móc và thiết bị của chủ thầu(CPE). Công việc XD/LĐ thường đòi hỏi việc sử dụng các máy móc nặng và chuyên dụng như máy đào đường hầm, thiết bị xúc đất, cần cẩu, bơm nước, máy nén khí....Việc BH cho những máy móc và thiết bị này có thể dùng các điều khoản bổ sung thích hợp kèm theo các đơn CAR,EAR và CWAR. Tuy nhiên những máy móc chuyên dụng thường chỉ được sử dụng ở một công trường cho đến khi các công việc đặc biệt cần dùng đến thiết bị đó được hoàn thành. Đương nhiên những công việc đó không kéo dài trong suốt quá trình XD/LĐ và máy móc sẽ được chuyển đi ngay khi công việc cần đến nó kết thúc. Chính vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, các điều khoản SĐBS kèm theo đơn CAR, EAR và CWAR thường không phù hợp bởi vì các đơn này chỉ giới hạn cho những tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra trên một công trường nhất định. Vì vậy việc cấp đơn BH CPM tái tục hàng năm tỏ ra thích hợp hơn cả bởi lẽ nó BH cho máy móc và thiết bị được sử dụng ở các địa điểm khác nhau.
_ Nổ nồi hơi và thiết bị áp suất(BPVE). Loại đơn này BH cho những thiệt hại do nổ và đổ vỡ nồi hơi và thiết bị áp suất. Đơn này thường được sử dụng rộng rãi ở những thị trường chịu ảnh hưởng của Vương quốc Anh. Đơn này ít được biết đến ở những thị trường thường sử dụng đơn BH hoả hoạn và đổ vỡ máy móc.
_ Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MB). Bảo hiểm đổ vỡ máy BH cho những tổn thất hoặc thiệt hại bất ngờ và không lường trước được cho máy móc đã được lắp ráp, đang hoạt động hoặc đang dừng hoạt động. Đây cơ bản là một đơn BH tai nạn và không thể được coi là "BH tuổi thọ" cho máy móc. Bởi lẽ máy móc chỉ có một tuổi thọ nhất định do sự hao mòn, hỏng hócbình thường khi sử dụng, vì vậy, hàng năm các chủ sở hữu đều phải khấu hao máy của họ và lập dự trữ để thay thế.
_ Bảo hiểm mất thu nhập sau khi đổ vỡ máy(MLOP). Tương tự như đơn BH mất lợi nhuận do hoả hoạn, đơn MLOP BH cho những hậu quả về mặt tài chính do đổ vỡ máy gây ra.
_ Bảo hiểm kho lạnh(DOS). Bảo hiểm kho lạnh là đơn BH cho hàng hoá có thể bị hỏng được bảo quản trong các kho hoặc phòng lạnh. Đơn này không nhận BH cho hàng hoá trong kho/ cửa hàng bán lẻ.
_ Bảo hiểm mọi rủi ro cho máy tính (COMP). Đơn BH mọi rủi ro máy tính thường đưa ra sự bảo vệ cho toàn bộ cấu hình của máy tính. Do bao gồm cả những thiệt hại được gọi là "thiệt hại bên trong" (như vận hành sai, những hành động vô tình hoặc cố ý), nên đơn BH chuẩn không phù hợp với máy tính cá nhân, hoặc máy tính cầm tay những thiết bị này chỉ được BH chống những thiệt hại bên ngoài (cháy, rủi ro do thiên tai...)
_ Bảo hiểm mọi rủi ro cho thiết bị điện và thiết bị có điện áp thấp(LVEE). Về cơ bản, đơn BH này giống với phần BH thiệt hại vật chất của đơn BH mọi rủi ro máy tính, và đơn này BH cho tất cả các loại thiết bị điện tử như tổng đài điện thoại, thiết bị đo dòng điện và thiết bị của bệnh viện.
IV-/tái bảo hiểm kỹ thuật.
Sự cần thiết phải Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật.
2. Nội dung của Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật.
Mặc dù một vài năm trở lại đây, đang tồn tại một khuynh hướng khá rõ ràng thiên về tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhưng các rủi ro kỹ thuật vẫn được tái đi chủ yếu trên cơ sở tái bảo hiểm phi tỷ lệ. Lý do nằm ngay trong bản chất của nghiệp vụ_ nghiệp vụ này thường không cân đối (trộn lẫn giữa đơn không tái tục với đơn tái tục hàng năm, thường kéo dài trong nhiều năm đối với các rủi ro xây dựng lắp đặt; mối quan hệ giữa phí BH và rủi ro; nhu cầu tái bảo hiểm cho những rủi ro có số tiền BH cực lớn). Một số công ty BH có quy mô lớn đã thu xếp chương trình tái bảo hiểm phi tỷ lệ, nhưng phải trong điều kiện danh mục rủi ro của họ lớn và đa dạng đem lại sự cân bằng cần thiết giúp họ hoàn thành được chương trình TBH này.
Trong tái bảo hiểm kỹ thuật theo tỷ lệ, mặc dù hình thức tái bảo hiểm số thành được dùng khá rộng rãi nhưng phổ biến nhất vẫn là tái bảo hiểm mức dôi. Thường thì hai hình thức này được kết hợp trong cùng một chương trình tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn theo tỷ lệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu xếp số tiền vượt quá khả năng hợp đồng của công ty BH gốc.
2.1. Hợp đồng tái bảo hiểm số thành.
Trong hợp đồng tái bảo hiểm số thành, người nhận tái chấp nhận một tỷ lệ phần trăm cố định của tất cả các đơn BH gốc theo như những điều kiện và điều khoản đã ký trong hợp đồng tái bảo hiểm. Phần trăm cố định này có tính chất quyết định cho việc phân bổ trách nhiệm, phí BH và trách nhiệm bồi thường giữa công ty gốc và người nhận tái.
Hình thức HĐ tái bảo hiểm này dễ thực hiện và có chi phí quản lý thấp. Nhược điểm của hình thức này là không đáp ứng được những nhu cầu tái bảo hiểm khác nhau của công ty gốc vì mọi đơn đều phải tuân theo phần trăm cố định. Cụ thể là tái bảo hiểm số thành không giúp cho việc cân bằng danh mục rủi ro BH vì nó không giới hạn rủi ro của những đơn vị BH lớn (ví dụ những đơn BH với số tiền BH lớn). Một nhược điểm nữa là hình thức Tái BH số thành sẽ phải thực hiện ở cả những rủi ro không thật sự cần tới TBH. Trong một vài trường hợp nhất định, tái bảo hiểm số thành có thể làm giảm lợi nhuận của công ty BH gốc. Mặc dù có những nhược điểm trên nhưng tái bảo hiểm số thành vẫn thường được sử dụng cho các rủi ro của ngiệp vụ kỹ thuật _ đặc biệt là khi một nghiệp vụ BH mới được đưa ra thị trường hay khi danh mục các rủi ro của nghiệp vụ kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển. Trong những trường hợp đó mà kinh nghiệm giải quyết không có, việc tính đúng phí không được đảm bảo. Do vậykhi thu xếp HĐ theo hình thức số thành, công ty nhận TBH đã chấp nhận phần không chắc chắn đó. Thêm vào đó, đơn tái bảo hiểm số thành chỉ phù hợp cho những rủi ro hiếm khi có dao động lớn và những rủi ro có thay đổi trong phạm vi giới hạn có thể chấp nhận được.
2.2. Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi.
Trái ngược với các hợp đồng tái bảo hiểm số thành, với hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi, người nhận tái không tham gia vào tất cả các rủi ro. Công ty nhượng tái giữ lại những rủi ro tới một giới hạn tối đa (gọi là lớp) phù hợp với khả năng của công ty. Mức giữ lại có thể thay đổi tuỳ theo loại rủi ro. Trách nhiệm đối với số tiền vượt quá mức giữ lại của công ty nhượng tái (vượt quá một lớp) sẽ do người nhận tái BH đảm nhận. Trách nhiệm tối đa của người nhận tái được tính bằng cách hình thành "các mức dôi" được định nghĩa là số lớp được thoả thuận, mỗi lớp tương đương với mức giữ lại của công ty nhượng đối với từng rủi ro cụ thể. Tỷ lệ giữa mức giữ lại của công ty nhượng tái và phần tái đi cho công ty nhận tái được dùng để phân bổ trách nhiệm, phí và bồi thường giữa hai bên.
Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi là một phương tiện hữu hiệu giúp các công ty BH gốc thiết lập sự cân bằng trong khả năng tài chính. Bởi vì mức giữ lại có thể được xác định theo loại rủi ro và các khiếu nại dự tính sẽ phát sinh, loại hợp đồng TBH này cho phép công ty BH chấp nhận các rủi ro phù hợp với khả năng tài chính. Nhược điểm của hình thức này là khó quản lý, vì vậy chi phí là rất cao trừ khi có sự trợ giúp của máy tính.
2.3. Hợp đồng TBH kỹ thuật _ các điều khoản và điều kiện.
Về cơ bản, HĐ TBH kỹ thuật cũng giống như các nghiệp vụ BH khác. Tuy nhiên việc khai thác BH & TBH đối với những rủi ro kỹ thuật về một số phương diện khác với các nghiệp vụ truyền thống khác. Các điểm khác biệt đó được tóm tắt dưới đây:
Thiếu sự phân tán rủi ro vì số lượng các rủi ro liên quan tương đối ít;
có nhiều rủi ro do thay đổi công nghệ như vật liệu mới, phương pháp xây dựng mới, những mẫu thiết kế mới, kích cỡ mới, chịu nhiệt độ cao hơn vv...
Thường phải chịu rủi ro trên mức trung bình do các hiểm hoạ tự nhiên, bản chất kéo dài của BH CAR & EAR
Những điểm khác biệt trên rất có ích cho việc xem xét những điều khoản dưới đây.
Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm: Đối với những nghiệp vụ khác như hoả hoạn hay trách nhiệm, nhiều thị trường đã có các hiệp hội và tổ chức soạn thảo các mẫu đơn và biểu phí để các công ty BH nước mình tuân thủ và thực hiện. Chỉ ở một vài nước, điều này không được áp dụng cho BH kỹ thuật. Hơn thế nữa, ở rất nhiều các công ty BH, nghiệp vụ BH kỹ thuật chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu phí. Kết quả là, vì những lý do về chi phí nên việc khai thác BH kỹ thuật thường được đặt ở phòng BH các rủi ro đặc biệt. Hiển nhiên, điều này đã hạn chế việc tích luỹ kinh nghiệm của các nhân viên khai thác.
Trong hợp đồng TBH, điều khoản này được viết như sau: " Nhà nhận TBH sẽ cung cấp cho công ty BH gốc những điều kiện hợp đồng và những nguyên tắc tính phí BH cho dịch vụ được nhượng tái theo HĐ TBH này; và công ty BH gốc buộc phải tuân theo những nguyên tắc và tỷ lệ phí của họ.
Tư vấn giải quyết khiếu nại:
Để công ty BH gốc có thể biết cách khiếu nại đòi bồi thường của những nhà TBH trên thế giới, điều khoản hướng dẫn khiếu nại thường được viết như sau:
Năng lực nhận bảo hiểm của HĐ TBH:
So với tái bảo hiểm cháy, đơn tái bảo hiểm kỹ thuật thường mất cân đối. Một hợp đồng TBH cháy thường có tỷ lệ giữa tổng phí BH và năng lực nhận BH là 1-1 hoặc 1-2; trong khi đó tỷ lệ này ở hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật là khoảng 1-10 và có thể lên đến 1-30 hoặc cao hơn. Lý do chính là việc nhượng tái bảo hiểm những rủi ro CAR và EAR thường không ổn định bởi tính chất không tái tục số tiền BH của chúng có thể dao động từ thấp đến rất cao.
Những rủi ro tái tục hàng năm như BH đổ vỡ máy & BH mọi rủi ro cho máy tính có dao động về số tiền BH khá cân đối và năng lực nhận bảo hiểm của HĐ TBH thường dựa trên tổng khối lượng dịch vụ của công ty trong những loại nghiệp vụ BH này.
Rõ ràng, khả năng nhận BH có thể tăng thêm bằng cách bao gồm các HĐ TBH mức dôi thứ hai vượt quá khả năng nhận BH của HĐ mức dôi thứ nhất, nhưng trừ khi số lượng rủi ro nhượng là đủ lớn và quan hệ giữa khả năng tăng thêm này với tần số rủi ro trung bình phải tương đối cân bằng, việc sử dụng hình thức TBH tạm thời cho số tiền BH vượt quá giới hạn của mức dôi thứ nhất là hợp lý hơn, bởi vì những chương trình BH kỹ thuật thường chịu nhiều rủi ro lớnvà chỉ cần một tổn thất lớn có thể tiêu huỷ kết quả hoạt động trong nhiều năm.
Rút vốn trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồng:
Trong hầu hết các HĐ BH tài sản, danh mục các nghiệp vụ BH thường hoạt động dựa trên cơ sở "clean- cut". Hệ thống này không thật sự phù hợp với BH kỹ thuật, đặc biệt với các đơn CAR,EAR, đơn gốc thường có thể kéo dài trong nhiều năm. Doanh thu phí BH tăng lên tương ứng với việc hoàn thành từng bước công việc được BH cùng với thị phần không tỷ lệ phân bố cho các giai đoạn cuối của công trình XD/LĐ - là khi tích tụ những rủi ro chủ yếu( do giá trị công trình ngày càng lớn hơn). Phần phí BH có thể tính chưa được đúng nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian tính toán khi phải tính cho từng đơn vị rủi ro. Vì vậy, chừng nào mà các đơn CAR, EAR còn hiệu lực thì các rủi ro BH còn được tiếp tục cho đến khi hoàn thành dự án. Đối với những đơn BH tái tục hàng năm như BH đổ vỡ máy móc, HĐ TBH sẽ tiếp tục có hiệu lực theo đơn gốc đã được tái tục.
Bảng phân chia mức giữ lại:
Hợp đồng TBH kỹ thuật thường có một bảng phân chia MGL. Mục đích chính của nó là nhằm tạo ra một sự cân bằng trực quan trong phần trách nhiệm giữ lại của công ty BH và giới hạn năng lực nhận BH của hợp đồng tái BH cho những rủi ro lớn có khả năng tổn thất cao. Nó cũng quy định rằng trách nhiệm đối với bên thứ ba (khi được đi kèm theo và là một phần của các đơn CAR,EAR và BPVE) được giữ lại hay tái đi cùng một tỷ lệ (%) với phần thiệt hại vật chất của đơn đó.
Việc sử dụng bảng phân chia mức giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời nó còn quan trọng đối với công ty nhượng và Công ty nhận tái BH trong việc cùng thảo luận với nhau về chức năng và ứng dụng của bảng. Việc áp dụng sai có thể dẫn đến phí TBH thấp và làm cho năng lực nhận BH của HĐ mất hiệu lực. Hai VD sau đây minh họa cho việc sử dụng bảng phân chia MGL:
Với mục đích minh hoạ của các VD, giả sử rằng hợp đồng TBH mức dôi có hiệu lực với các mức trách nhiệm như sau sau:
Mức giữ lại tối đa: 100.000 cho rủi ro tốt nhất.
Mức dôi thứ nhất: 10 lớp ( tương đương 1.000.000)
a. BH đổ vỡ máy; VD về nhượng HĐ TBH:
Rủi ro: Nhà máy bia ____________________________________________
Tổng số tiền BH: 5.000.000 bao gồm 25 máy kèm theo các thiết bị phụ trợ như ống dẫn, bảng treo dụng cụ...
Giá trị cao nhất của một máy: 1.000.000
Tỷ lệ phí BH: 5% * 5.000.000 = 25.000_________________________________
Giả sử rằng nhà máy bia được phân loại là rủi ro mà công ty nhượng có thể giữ lại đến mức tối đa.
Một phương pháp TBH có thể sử dụng là nhượng tái BH từng máy theo số tiền BH của chúng. Do có nhiều hạng mục có số tiền BH ít hơn hoặc bằng mức giữ lại, HĐ TBH chỉ có thể sử dụng cho những máy có số tiền BH lớn hơn 100.000. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc của hợp đồng tỷ lệ.
Một phương pháp khác có thể tính toán thẳng trách nhiệm chuyển nhượng trên tổng số tiền BH. Phương pháp này có thể đưa ra những kết quả như sau:
Số tiền BH
Phí
%
Mức giữ lại
100.000
500
2
Mức dôi 1(10 lớp)
1.000.000
5.000
20
TBH tạm thời
3.900.000
19.500
78
Tổng
5.000.000
25.000
100
Phương pháp này dẫn đến việc số phí giữ lại cho công ty gốc là quá ít, và phải sử dụng đến một đơn TBH tạm thời là điều thực sự không cần thiết.
Phương pháp tốt nhất là khởi đầu tính toán với máy có số tiền BH lớn nhất (trong VD này là 1.000.000 và áp dụng % tính được cho tổng số tiền BH:
Mức giữ lại : 100.000 = 10% * 1.000.000_______________
Mức dôi thứ nhất (tối đa 10 lớp): 900.000 = 90% * 1.000.000_______________
Giữ lại/ tái đi:
Số tiền BH
Phí
%
Giữ lại 10% của 5.000.000
500.000
2.500
10
Mức dôi thứ nhất 90% của 5.000.000
4.500.000
22.500
90
Tổng
5.000.000
25.000
100
Trong trường hợp có khiếu nại, sự phân bổ trách nhiệm sẽ áp dụng chính xác cùng một tỷ lệ: tức là 10% cho người nhượng tái và 90% cho người nhận tái HĐ mức dôi thứ nhất.
Khi so sánh những phương pháp TBH đã được miêu tả trên đây, một điều nhận thấy rằng phương pháp cuối cùng đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quan trọng: năng lực nhận BH được sử dụng một cách triệt để, phí BH đã được phân bố hợp lý._.à công cụ quan trọng để điều tiết thị trường nhằm nâng cao mức giữ lại của dịch vụ của thị trường trong nước.
Quy trình nhượng tái bảo hiểm về cơ bản giống như nhận tái bảo hiểm. Nếu như trong quy trình nhận tái bảo hiểm, VINARE đứng ở vị trí người nhận tái thì trong quy trình nhượng tái VINARE ở vị trí người nhượng. Mặt khác nếu như nhận tái bảo hiểm chỉ đơn thuần diễn ra trong nước thì nhượng tái bảo hiểm lại mang nhiều tính chất quốc tế với sự tham gia của các công ty nhận tái thế giới.
Trong quy trình nhượng tái bảo hiểm vấn đề đầu tiên phải chú trọng khi xây dựng kế hoạch nhượng tái bảo hiểm là xác định mức giữ lại.
* Mức giữ lại của nghiệp vụ.
Khi xác định mức giữ lại cho nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật các cán bộ nghiệp vụ đã dựa trên các cơ sở sau:
- Khả năng tài chính của VINARE, mức phân bổ cho nghiệp vụ.
- Các kết quả thống kê về phí, tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường và các nghiệp vụ tái của công ty.
- Các chi phí dự tính và thu nhập dự tính.
Việc xác định mức giữ lại được tiến hành như sau:
- Xác định mức giữ lại tối đa cho một rủi ro cho một loại hình.
- Mức giữ lại của các loại rủi ro trong một loại hình dựa theo bảng mức giữ lại theo mẫu của Munich Re.
Mức giữ lại như trên là mức giữ lại gộp (gross retention) dùng trong hợp đồng mức dôi. Trong các hợp đồng cố định mức giữ lại cao nhất của VINARE (cho loại hình CAR, EAR) là 1.000.000 USD.
Mức giữ lại thuần (net retention) là mức giữ lại thực của công ty sau khi trừ đi phần nhượng theo hợp đồng số thành. Mức giữ lại thuần của VINARE tăng dần qua các năm.
Theo đánh giá của lãnh đạo công ty thì nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật luôn là nghiệp vụ xác định được mức giữ lại rất hiệu quả.
Vấn đề thứ hai cần phải quan tâm là việc lựa chọn người nhận tái.
* Lựa chọn người nhận tái.
Mục tiêu hàng đầu của nhượng tái bảo hiểm là sự an toàn do vậy tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét lựa chọn người nhận tái là khả năng tài chính, khả năng thanh toán và uy tín của người nhận tái. Người nhận tái phải có khả năng tài chính vững chắc để có thể giải quyết bồi thường nhanh chóng, không khó khăn gì.
Tiêu chuẩn quan trọng thứ hai VINARE đặt ra khi chọn người nhận tái là khả năng hỗ trợ của người nhận tái. Người nhận tái phải là một công ty có đội ngũ chuyên gia có trình độ kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm. Đây là một yêu cầu quan trọng bởi vì VINARE mới đi vào hoạt động, trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ còn hạn chế trong khi đó tái bảo hiểm kỹ thuật là một loại nghiệp vụ đòi hỏi phải có trình độ sâu về cả kỹ thuật cũng như nghiệp vụ.
Bên cạnh đó thì việc ưu tiên tái cho các công ty bảo hiểm trong nước là một khía cạnh phải tính đến khi thu xếp nhượng tái bảo hiểm.
Đó là những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn người nhận tái.
* Đàm phán ký kết hợp đồng.
Công việc khó khăn nhất của việc thu xếp nhượng tái bảo hiểm là việc đàm phán về các điều kiện điều khoản sao cho hiệu quả của việc nhượng tái là cao nhất.
Đối với việc chuyển nhượng theo hình thức cố định cho các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài thì các cán bộ nghiệp vụ cần phải có sự tư vấn từ các môi giới - những người am hiểu thị trường tái bảo hiểm thế giới. Các môi giới cùng với các cán bộ nghiệp vụ cùng soạn thảo bản chào tái. Sau đó môi giới sẽ đảm nhiệm việc đàm phán, thương lượng với các nhà nhận tái nước ngoài. Các môi giới có quan hệ chặt chẽ, hay thu xếp các hợp đồng cho nghiệp vụ là Williss Cooron (Anh), Swire (Hồng Kông).
Các năm tiếp theo các cán bộ của VINARE trực tiếp đàm phán với đại diện của các công ty nhận tái để có những sửa đổi bổ sung trước khi tái tục hợp đồng.
Việc thu xếp nhượng cho các công ty trong nước thì đơn giản hơn, các cán bộ nghiệp vụ trực tiếp tiếp xúc với các công ty này để đàm phán. Việc đàm phán chủ yếu xoay quanh tỷ lệ nhượng và hoa hồng.
Trong nhượng tái theo hình thức tạm thời, môi giới chỉ cần trong các dịch vụ rất lớn và các công ty trong nước không thể đảm nhận. Còn lại việc nhượng được thực hiện trực tiếp thông qua việc VINARE lập bản chào tái và gửi đến cho các công ty.
Trên đây là một số nét về quy trình và các vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ của nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật của VINARE. Quy trình và các vấn đề này sẽ được làm rõ hơn qua phần sau đây khi đánh giá về công tác nhượng tái trong những năm qua.
Tình hình nhượng tái theo năm nghiệp vụ và hình thức nhượng tái được thể hiện trong bảng 5.
Bảng Tình hình nhượng tái bảo hiểm theo hình thức.
Năm nghiệp vụ
Công ty
Nhượng tái bảo hiểm cố định
Nhượng tái bảo hiểm tạm thời
Phí nhượng
Hoa hồng nhượng TBH
Phí nhượng
Hoa hồng nhượng TBH
1995
Munich Re
518.100
160.700
120.800
Bảo Việt
206.000
32.700
Bảo Minh
4.500
4.600
Swiss Re
62.500
1.200
Allianz
217.600
17.800
Scor Re
48.800
62.700
Tổng
********************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************drl1996
Munich Re
1.211.600
383.800
189.700
133.300
Bảo Việt
22.300
5.700
50.200
55.100
Bảo Minh
14.100
3.500
22.400
12.500
Swiss Re
77.300
5.700
Allianz
207.300
22.400
VIA
27.000
61.600
Tổng
1.248.000
393.000
573.900
7.700
1997
Munich Re
863.300
273.200
46.400
165.000
Bảo Việt
42.600
11.650
20.700
12.900
Bảo Minh
30.900
8.900
9.100
5.200
Allianz
88.700
2.400
Swiss Re
281.000
85.700
79.900
26.800
Gan
82.200
23.000
UIC
92.150
23.700
AON
68.300
26.700
Tokio
48.100
15.100
19.800
Marine
487.450
Tổng
1.265.900
394.550
83.000
140.500
1998
Munich Re
173.200
54.500
3.700
24.100
Bảo Việt
59.000
15.850
3.200
900
Bảo Minh
40.600
11.500
41.600
800
Swiss Re
52.250
16.000
11.450
UIC
20.700
5.900
42.900
11.800
Allianz
34.800
10.500
VIA
68.600
19.700
Tổng
345.750
103.750
277.800
79.250
(Lưu ý: trong bảng chỉ liệt kê các công ty nhận tái lớn của Việt Nam và nước ngoài, không cần thiết liệt kê tất cả các công ty vì có khá nhiều công ty nhận tái. Các phí nhượng cho các công ty được liệt kê chiếm 80% toàn bộ phí nhận. Và như vậy là đủ để đánh giá tình hình nhượng tái của công ty).
Nhìn toàn bộ bảng ta có thể thấy.
Các công ty nhận tái nước gnoài đều là những công ty có uy tín lớn trên thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm thế giới: Munich Re là công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới, các công ty Swiss Re, Scor Re là những công ty tái bảo hiểm lớn nhất của Thuỵ Sĩ, Pháp và luôn xuất hiện ở top 10 các công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới theo xếp hạng của S & P. Allianz là công ty bảo hiểm lớn nhất Châu Âu và thế giới. Như vậy VINARE rất chú trọng đến người nhận tái.
Nếu như trong nhượng tái bảo hiểm dưới hình thức cố định Munich Re luôn là người nhận tái lớn nhất thì trong nhượng tái theo hình thức tạm thời Allianz là nhà nhận tái lớn nhất. Allianz là công ty bảo hiểm của Đứng có truyền thống trong bảo hiểm kỹ thuật rất lâu đời. Thêm vào đó Allianz đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đó là lý do VINARE nhượng tái phần lớn dịch vụ tạm thời cho Allianz.
Trong các công ty trong nước UIC mặc dù là công ty chiếm thị phần bảo hiểm nhỏ nhưng luôn là một trong những công ty trong nước nhận tái tạm thời lớn nhất từ VINARE.
Trong nhượng tái bảo hiểm theo hình thức cố định VINARE chủ yếu thu xếp các hợp đồng số thành, mức dôi và kết hợp số thành mức dôi. Hợp đồng kết hợp số thành và mức dôi được sử dụng liên tục trong 3 năm với Munich Re. Việc thu xếp hợp đồng như vậy là hợp lý khi công ty mới bắt đầu hoạt động và triển khai nghiệp vụ.
Nhưng như đã thấy trong phần lý luận hợp đồng này có những bất lợi nhất định và kèm theo đó tiềm lực về tài chính, nhân lực của VINARE tăng dần nên việc duy trì hợp đồng như vậy không còn thực sự hiệu quả. Từ năm 98 VINARE chỉ thu xếp các hợp đồng mức dôi cho nhượng tái bảo hiểm. Hợp đồng mức dôi cho phép VINARE có một tổng lượng rủi ro đồng nhất hơn và lượng phí giữ lại lớn nhất.
Để đánh giá một cách toàn diện hoạt động nhượng tái cần xem xét hoạt động nhượng tái trên khía cạnh VINARE là công ty TBH quốc gia - người điều tiết thị trường. Như trên đã nói ở trên, mục tiêu của hoạt động nhượng tái của VINARE còn là nâng cao mức giữ lại cho thị trường trong nước.
Bảng 6 - Tình hình nhượng tái theo cơ cấu trong nước - ngoài nước theo năm tài chính
Năm
Phí giữ lại
Phí nhượng
Hoa hồng nhượng TBH
Thu bồi thường nhượng TBH
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Trong nước
Ngoài nước
Tổng phí nhượng
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
1995
95.000
11.24
40.000
5.33
710.000
94.67
750.000
210.000
350
1996
316.600
21.00
92.000
7.71
1.099.500
92.29
1.193.200
365.300
126.600
1997
523.200
22.05
151.600
8.19
1.798.500
91.81
1.850.100
468.600
190.900
1998
537.300
26.56
331.300
22.30
1.154.400
77.70
1.485.700
409.400
113.300
1999
576.183
31.70
500.218
40.29
741.366
59.71
1.241.584
350.773
270.574
Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng phí nhượng trong nước ngày càng tăng lên và tỷ trọng phí nhượng ra ngoài nước ngày càng giảm. Đặc biệt kể từ năm 98 chuyển nhượng cho các công ty trong nước tăng rất nhanh, gấp hơn hai lần so với năm 97. Sở dĩ như vậy là vì từ năm 98 các cán bộ nghiệp vụ đã có một thay đổi lớn trong cấu trúc hợp đồng nhượng tái cố định. Nếu như trong các năm trước các công ty trong nước nhận một phần hợp đồng số thành của VINARE (5% trong đó một nửa các công ty nhận phần tái qua VINARE của nửa kia và ngược lại, mức giữ lại của VINARE là 85%, 10% cho Munich Re) và một phần nhỏ của hợp đồng mức dôi đầu tiên (10% - 15%) thì trong năm 98 hợp đồng với các công ty trong nước được thu xếp dưới hình thức mức dôi với mức giữ lại là mức giữ lại thuần của VINARE (800.000$) với mức trách nhiệm tối đa là 1.700.000 $ (2,125 lines). Đây là mức dôi thứ nhất. Mức dôi thứ hai thì cơ bản là duy trì với các công ty nước ngoài (Munich Re, Swiss Re, Tokio Marine...), mức dôi thứ ba với Swiss Re. Cấu trúc hợp đồng nhượng tái như vậy được lãnh đạo công ty đánh giá rất cao. Thực tế cấu trúc như vậy là hết sức hợp lý. Một mặt VINARE không cần tăng mức giữ lại thuần của VINARE, mặt khác mức dôi thứ nhất với các công ty trong nước như vậy vừa phù hợp với khả năng tài chính của các công ty trong nước như vậy vừa phù hợp với khả năng tài chính của các công ty trong nước vừa nhận được nhiều dịch vụ bởi vì đa số các dịch vụ trong nước rơi vào mức đó. Cấu trúc hợp đồng như vậy vẫn đảm bảo VINARE tăng được số phí giữ lại cho mình bởi vì mức giữ lại thuần của VINARE không iến động lớn. Cấu trúc hợp đồng như vậy đặc biệt được các công ty trong nước đánh giá cao bởi vì các công ty này được tham gia vào phần lớn dịch vụ với tỷ lệ cao.
Có thể nói hoạt động nhượng tái của VINARE nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật trong những năm qua là rất thành công, vừa đảm bảo an toàn lại vừa nâng cao được mức giữ lại của thị trường trong nước - một chức năng quan trọng của VINARE.
5-/ Kết quả nghiệp vụ.
Đánh giá một hoạt động kinh doanh tất yếu phải đánh giá kết quả đạt được. Ngoài việc đánh giá việc thực hiện chức năng - nhiệm vụ của VINARE trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật thì cũng cần thiết phải đánh giá kết quả kinh doanh của nghiệp vụ trong các năm triển khai. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình thực hiện tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ từ nhận tái bảo hiểm đến giám định bồi thường, nhượng tái bảo hiểm. Để có thể đánh giá được kết quả nghiệp vụ hãy xem xét tổng hợp thu chi các năm và kết quả sẽ là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Tất nhiên kết quả này chỉ có tính quy ước.
Tổng số thu của nghiệp vụ bao gồm:
+ Phí nhận tái bảo hiểm.
+ Thu từ hoạt động nhượng tái: hoa hồng nhượng tái và bồi thường của công ty nhận tái.
+ Thu khác bao gồm: thu bồi hoàn, các khoản có thể thu hồi sau khi bồi thường.
Tổng chi bao gồm:
+ Phí nhượng tái bảo hiểm.
+ Chi hoa hồng nhận tái.
+ Chi bồi thường nhận tái.
+ Chi khác: bao gồm các khoản chi như chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất (đây là phần chủ yếu, chiếm 80 - 90%), một phần chi phí quản lý tính vào hoa hồng theo lãi.
Bảng Tổng thu kinh doanh
Năm
Phí nhận tái
Thu hoa hồng nhượng TBH
Thu bồi thường nhượng TBH
Thu khác
Tổng thu
1995
845.000
210.000
350
1.200
1.056.550
1996
1.507.800
365.300
126.600
4.300
2.004.000
1997
2.373.300
600.700
103.600
5.400
3.083.000
1998
2.023.100
409.400
113.000
32.600
2.578.100
1999
1.817.767
350.773
178.044
88.042
2.450.402
Bảng Tổng chi kinh doanh
Năm
Phí nhượng TBH
Thu hoa hồng
Thu bồi thường
Chi khác
Tổng chi
1995
750.000
155.000
350
6.700
912.050
1996
1.193.200
340.400
138.600
12.200
1.684.400
1997
1.850.100
552.200
316.900
18.300
2.737.500
1998
1.485.700
481.000
228.500
17.900
2.213.100
1999
1.241.584
550.079
262.791
16.994
2.071.448
Bảng Kết quả kinh doanh
Năm
Tổng thu
Tổng chi
Kết quả
1995
1.056.550
912.050
144.500
1996
2.004.000
1.684.400
319.600
1997
3.083.000
2.737.500
345.500
1998
2.578.100
2.213.100
365.000
1999
2.450.402
2.071.448
378.954
Kết quả nghiệp vụ phụ thuộc vào tổng thu và tổng chi. Trong đó tổng thu phụ thuộc chủ yếu vào phí nhận tái bảo hiểm, các khoản thu khác dù có ảnh hưởng đến tổng thu nhưng phụ thuộc phần lớn vào phí nhận tái.
Có thể thấy trong các năm kết quả kinh doanh đều rất tốt. Năm nào cũng có lãi. Kết quả kinh doanh, xét về mặt tuyệt đối đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật là một trong những nghiệp vụ luôn đạt hiệu quả kinh doanh cao trong các nghiệp vụ của VINARE, được lãnh đạo công ty đánh giá cao. Đây là kết quả của việc thực hiện một cách có hiệu quả tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ, phản ánh những nỗ lực của các cán bộ nghiệp vụ.
Qua bốn năm triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật năm nào VINARE cũng đạt kết quả rất tốt. Tuy nhiên để thích ứng với những biến đổi của thị trường và các điều kiện kinh tế xã hội thì trong các năm tới VINARE cần thiết phải có những chiến lược biện pháp thích ứng.
IV-/ Một số biện pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật của VINARE.
1-/ Tăng tỷ lệ hoa hồng.
Như đã trình bày ở phần thứ nhất, phương pháp tái bảo hiểm được sử dụng trong tái bảo hiểm kỹ thuật là phương pháp tỷ lệ. Trong tái bảo hiểm tỷ lệ, các giá mà người nhận tái phải trả để nhận được dịch vụ chính là hoa hồng phí. Tỷ lệ hoa hồng trong nước do VINARE trả và tỷ lệ hoa hồng do các công ty nước ngoài trả chênh nhau ít nhất là 5%. Đó là lý do chính để các công ty bảo hiểm gốc không muốn nhượng cho VINARE phần ngoài bắt buộc mà thường nhượng ra nước ngoài. Trong thời gian tới, để có được nhiều hợp đồng tự nguyện hơn VINARE phải đưa ra tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh. Cụ thể:
- Tăng tỷ lệ hoa hồng, thậm chí có thể ngang bằng với tỷ lệ các công ty nước ngoài trả.
Cho đến nay, thì nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật vẫn là nghiệp vụ có kết quả rất tốt hoàn toàn cho phép VINARE tăng tỷ lệ hoa hồng. Mặc dù tăng tỷ lệ hoa hồng có thể làm giảm kết quả kinh doanh của từng dịch vụ nhưng xét tổng thể VINARE sẽ thu được tổng lợi nhuận lớn hơn do số lượng dịch vụ tăng lên. Hiệu ứng này giống như chính sách giảm giá bán sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất nhằm tăng lượng sản phẩm bán ra.
Tăng tỷ lệ hoa hồng là việc làm tất yếu nếu muốn giành được thêm nhiều dịch vụ tự nguyện. Thực tế kinh doanh năm 1998 cũng chứng minh điều ấy. Trong năm 1998, hơn 50% tổng phí nhận tái của VINARE nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật là phí thu được từ các hoạt động tạm thời bằng cách tham gia đấu thầu với tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh. Công ty cần áp dụng phương pháp này vào khai thác các hợp đồng cố định. Tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh cộng với những lợi thế của công ty chắc chắn sẽ giúp nhận được nhiều dịch vụ tự nguyện hơn từ các công ty trong nước.
- Bổ sung điều khoản hoa hồng theo lãi vào các hợp đồng các hợp đồng tái bảo hiểm.
Tóm lại, việc tăng hoa hồng phí hiện nay là cần thiết. Nó không những cho phép công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn mà còn đảm bảo cho công ty thực hiện tốt chức năng của mình: giảm lượng phí chuyển ra nước ngoài, tăng mức giữ lại cho thị trường bởi vì mức chuyển nhượng lại cho các công ty trong nước tỷ lệ thuận với lượng phí mà công ty nhận được.
2-/ Chú trọng chính sách giữ khách hàng.
Muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật nói riêng trong điều kiện thị trường bảo hiểm cạnh tranh trước hết công ty phải bảo vệ được phần thị trường hiện có của mình. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi VINARE mất một phần đáng kể phần tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm gốc do khách hàng cũng không duy trì các hợp đồng tái bảo hiểm như những năm đầu các công ty này hoạt động. VINARE phải hết sức chú trọng tới việc giữ khách hàng, đảm bảo các hợp đồng ký kết được tái tục ngầm, không để xảy ra tình trạng các công ty bảo hiểm gốc không tái tục phần tái bảo hiểm tự nguyện.
Có thể dễ dàng thấy được lợi ích của việc giữ một khách hàng cũ so với có một khách hàng mới ở các điểm sau:
- Tiết kiệm được chi phí: để có một khách hàng mới công ty phải bỏ ra các chi phí nhất là những chi phí ban đầu như chi phí thông tin để lôi kéo khách hàng, chi phí cho hoạt động thương mại, thậm chí cả chi phí “chiêu đãi khách hàng” và cuối cùng là chi phí quản lý gắn với việc lập một khách hàng mới v.v... Tất nhiên công ty sẽ tiết kiệm được những chi phí này nếu như khách hàng cũ tái tục hợp đồng.
- Xác định được kết quả kỹ thuật: đối với các công ty bảo hiểm - các khách hàng cũ VINARE sẽ xác định được các kết quả kỹ thuật như phí gốc thu được, tỷ lệ tổn thất v.v... từ đó có chiến lược thích hợp cho việc kinh doanh.
Việc giữ khách hàng cũng góp phần ổn định các đảm bảo đã ký kết, ổn định số phí nhận tái và điều quan trọng là quan hệ tin cậy - một nguyên tắc hàng đầu cần coi trọng trong tái bảo hiểm.
- Tăng mức nhượng tái của khách hàng: tuỳ thuộc vào tiến triển về kinh tế, những thay đổi liên quan; chính sách; thái độ của công ty, công ty bảo hiểm gốc sẽ có nhu cầu ký kết các đảm bảo mới, tăng phần nhượng tái bảo hiểm tự nguyện cho công ty.
- Lôi kéo khách hàng mới: việc giữ khách hàng không những làm ổn định và tăng doanh số phí nhận tái của công ty mà còn có tác dụng mang lại cho công ty những khách hàng mới, nhất là những công ty bảo hiểm gốc mới ra đời mà khách hàng cũ là một cổ đông hoặc có phần vốn góp lớn. Mối liên hệ này sẽ như một dây chuyền nếu được mở rộng hoặc khuyến khích bằng các công cụ hay đòn bảy kinh tế liên quan đến lợi ích của khách hàng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ tái bảo hiểm cung cấp cho khách hàng trong bảo hiểm kỹ thuật, trên cơ sở phân tích, đánh giá dịch vụ tái bảo hiểm đã cung cấp các cán bộ nghiệp vụ cần:
- Luôn chủ động tiếp xúc với các công ty bảo hiểm gốc khi các hợp đồng tái bảo hiểm sắp sửa kết thúc để thảo luận, trao đổi với các công ty về việc thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường và các yếu tố có liên quan nhằm đảm bảo lợi ích giữa hai bên.
- Thu xếp các hợp đồng nhanh chóng, đặc biệt là các hợp đồng nhận tạm thời để khách hàng chủ động trong khai thác dịch vụ. Khi nhận được bản chào tái phải lập tức xem xét kỹ và nhanh để ra quyết định.
- Giải quyết bồi thường nhanh gọn, cố gắng tối đa trong việc phối hợp, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc giải quyết khiếu nại lớn, phức tạp.
+ Tăng cường công tác tư vấn, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc trong khai thác dịch vụ:
Sự trung thành của khách hàng dựa trên việc xây dựng mối quan hệ tích cực và thường xuyên giữa công ty và khách hàng. Mối quan hệ giữa VINARE và các công ty bảo hiểm gốc không chỉ hạn chế ở mối quan hệ gọi phí và thanh toán bồi thường mà bên cạnh đó VINARE cần tăng cường vai trò của công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp: giúp đỡ tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc về các vấn đề có liên quan, đặc biệt là việc khai thác dịch vụ.
3-/ Mở rộng phạm vi nhận tái ra ngoài nước.
Bản chất của tái bảo hiểm đã mang tính quốc tế. Vì vậy để tăng doanh số phí nhận tái cũng như phân tán rủi ro trong nước ra ngoài khu vực và thế giới thì VINARE cần phải đẩy mạnh hoạt động nhận tái từ ngoài nước. Tất nhiên công việc này không phải là đơn giản bởi vì thị trường tái bảo hiểm thế giới và khu vực hiện nay có tính cạnh tranh rất cao do năng lực tái bảo hiểm dư thừa. Các công ty tái bảo hiểm lớn trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật như Munich Re, Swiss Re có chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và đặc biệt đang rất quan tâm đến các thị trường đang phát triển ở Châu á nói chung, Đông Nam á nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì các nước ở Châu á mà đặc biệt là Đông Nam á phần lớn là các nước đang phát triển. Các nước này đều ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển kinh tế vì vậy tiềm năng của bảo hiểm kỹ thuật, đặc biệt là bảo hiểm CAR và EAR là rất lớn.
Tuy nhiên VINARE có thể tăng cường nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài bằng cách:
-Tăng cường trao đổi dịch vụ với các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài, nhất là các nước Châu á và ASEAN.
-Mở văn phòng đại diện ở khu vực.
4-/ Xây dựng hệ thống môi giới riêng.
Trong hoạt động tái bảo hiểm, các môi giới đóng vai trò rất quan trọng. Nghiệp vụ tái bảo hiểm chủ yếu được giải quyết thông qua môi giới tái bảo hiểm, đó là cách làm thông thường và thành công trên thế giới.
Trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật, VINARE vẫn nhận tái trực tiếp từ các công ty bảo hiểm gốc mà không thông qua môi giới. Nhưng các công ty bảo hiểm trong nước chỉ chiếm 30 - 40% thị trường bảo hiểm kỹ thuật trong khi đó phần còn lại (60 - 70%) là của các công ty bảo hiểm nước ngoài dù các công ty này chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Phần 60 - 70% này về mặt danh nghĩa là do các công ty bảo hiểm trong nước tái theo chỉ định nhưng thực ta chính các công ty bảo hiểm nước ngoài mới là người bảo hiểm chính bởi vì các công ty này thực hiện khai thác bất hợp pháp rồi giới thiệu cho một công ty bảo hiểm trong nước cấp đơn với điều kiện, điều khoản, biểu phí do họ áp đặt và phải ưu tiên tái bảo hiểm cho họ. Như vậy VINARE đã mất đi một phần lớn các dịch vụ trên thị trường.
Nhận tái bảo hiểm qua môi giới “đắt” hơn việc nhận trực tiếp vì phải trả hoa hồng môi giới. Tuy nhiên môi giới là người am hiểu thị trường và thường được các khách hàng uỷ thác. Đây là ưu thế mà các công ty nhận tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm không có được. Chính các môi giới đem lại nhiều dịch vụ cho các công ty nhận tái hoặc công ty bảo hiểm. Như vậy các môi giới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các công ty nhận tái cũng như các công ty bảo hiểm.
Khi thị trường bảo hiểm phát triển, quan hệ tái bảo hiểm chủ yếu thực hiện qua các môi giới tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Vì thế để tăng được nguồn dịch vụ VINARE cần thiết phải có kế hoạch xây dựng cho mình hệ thống môi giới. Các môi giới có vai trò như những người khai thác dịch vụ cho công ty nhưng tất niên vẫn phải theo đúng nguyên tắc hoạt động môi giới: đạt được điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Các môi giới riêng các công ty tất nhiên luôn ưu tiên mang lại dịch vụ cho công ty đến mức tối đa có thể.
Việc xây dựng được một hệ thống môi giới riêng như vậy không đơn giản. Công ty phải nghiên cứu kỹ những môi giới có uy tín và xác lập mối quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Môi giới sẽ ưu tiên mang dịch vụ cho VINARE, đổi lại VINARE cũng phải có những ưu tiên cho môi giới.
5-/ Triển khai phương pháp tái bảo hiểm mới.
Nghiệp vụ kỹ thuật là một nghiệp vụ có kết quả tốt, tỷ lệ tổn thất thường rất thấp vì thế hầu hết các công ty bảo hiểm gốc triển khai nghiệp vụ này đều ấn định mức giữ lại khá cao. Việc ấn định mức giữ lại cao như vậy sẽ rất nguy hiểm cho công ty bảo hiểm nếu xảy ra tổn thất lớn do sự tích tụ tập trung rủi ro hoặc do rủi ro thiên tai. Để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các công ty bảo hiểm trong nước chắc chắn sẽ mốn có những đảm bảo cho mức giữ lại bằng cách tìm đến hợp đồng phi tỷ lệ, mà thông thường là hợp đồng vượt mức (XL). Nhưng mặt khác công ty bảo hiểm gốc (trừ Bảo Việt) có doanh số phí thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật không lớn lắm trong cơ cấu phí. Và như vậy sẽ không kinh tế nếu thu xếp một hợp đồng vượt mức chỉ để bảo vệ cho một số ít dịch vụ. Các công ty bảo hiểm gốc sẽ phải tìm tới giải pháp thu xếp hợp đồng vượt mức bảo vệ cho nghiệp vụ kỹ thuật và một nghiệp vụ khác có tính chất tương đối gần với bảo hiểm kỹ thuật. Trong các nghiệp vụ thì chỉ có nghiệp vụ bảo hiểm cháy là có bản chất gần giống bảo hiểm kỹ thuật: các rủi ro khác nhau đáng kể về quy mô, tỷ lệ tổn thất thấp. Và trong thực tế thì nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm cháy thường do một phòng nghiệp vụ của công ty bảo hiểm gốc phụ trách.
Từ những phân tích trên có thể thấy, VINARE có thể triển khai tái bảo hiểm phi tỷ lệ cung cấp sự bảo vệ mức giữ lại nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm cháy cho các công ty bảo hiểm gốc. Phòng nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật cần phải phối hợp với phòng tái bảo hiểm phi hàng hải để soạn ra các điều kiện, điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy vừa cạnh tranh được sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh lại tăng thêm phần nhận tái cho nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật và phi hàng hải.
6-/ Tiếp tục hoàn thiện hoạt động nhượng tái.
Hoạt động nhượng tái về bản chất là việc tái bảo hiểm một lần nữa của người nhận tái bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro. Nhượng tái cũng là một chức năng quan trọng của VINARE. Phương châm của hoạt động nhượng tái là ưu tiên chuyển nhượng tối đa dịch vụ cho các công ty bảo hiểm trong nước và phải đạt hiệu quả cao nhất. Trong năm 1998, các cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật đã nghiên cứu kỹ và thu xếp hợp đồng chuyển nhượng mới cho các công ty bảo hiểm trong nước với các điều kiện điều khoản tốt nhất có thể, nhờ vậy các công ty trong nước nhận được lượng dịch vụ đáng kể. Trong các năm tới cần tiếp tục phát huy hơn nữa và có chú ý đến sự an toàn, hiệu quả. Cụ thể cần:
a, Tiếp tục tăng tỷ lệ nhượng cho các công ty trong nước, giảm tỷ lệ nhượng cho các công ty nước ngoài.
Thực tế cho thấy khả năng tài chính của các công ty trong nước càng ngày càng tăng lên, có đủ khả năng để nhận thêm dịch vụ. Các cán bộ nghiệp vụ tiếp tục thay đổi cấu trúc hợp đồng nhượng tái theo hướng giảm phần của các công ty nước ngoài, tăng phần nhượng cho các công ty trong nước. Nhượng cho các công ty trong nước không những là biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ của công ty mà còn có tác dụng thắt chặt mối quan hệ với các công ty trong nước, tăng cường trao đổi dịch vụ.
b, Thu xếp hợp đồng bảo vệ cho mức giữ lại của nghiệp vụ.
Mức giữ lại thuần nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tăng dần và với mức như hiện nay là khá cao. Sự gia tăng mức giữ lại kéo theo sự gia tăng rủi ro. Nếu như có một sự cố thiên tai xảy ra thì trách nhiệm bồi thường của VINARE sẽ rất lớn.
Vì vậy trước khi tính tới việc phát triển nghiệp vụ, mở rộng thị trường cần phải chú trọng đến sự ổn định, bảo toàn vốn. Sự bất ổn định về thời tiết và sự xuất hiện của các cơn bão với sự tàn phá lớn là những nguy cơ đe doạ tới hoạt động kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật. Công ty cần phải thu xếp một hợp đồng vượt mức cho sự cố thiên tai để bảo vệ phần giữ lại của công ty tránh để ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nghiệp vụ.
7-/ Nâng cấp hệ thống thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, vai trò của công nghệ thông tin hết sức quan trọng. Trong kinh doanh bảo hiểm ngày nay không thể không nói đến vai trò quan trọng của hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin với sự xuất hiện của máy tính đã góp phần rất lớn vào việc giảm nhẹ sức lao động trong ngành bảo hiểm. Hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đều sử dụng các chương trình tính phí trên máy tính, dùng máy tính để quản lý các hợp đồng và xử lý thông tin.
VINARE đưa máy tính vào giải quyết công việc xử lý nghiệp vụ, quản lý hợp đồng ngay từ khi thành lập, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật là nghiệp vụ áp dụng tin học nhiều nhất và có hiệu quả nhất vì trong lực lượng cán bộ nghiệp vụ có một chuyên gia tin học phụ trách thiết lập mạng máy tính của VINARE và viết các chương trình xử lý nghiệp vụ. Nhờ vậy khối lượng công việc được giảm đáng kể mà chất lượng xử lý nghiệp vụ rất cao, nhanh chóng. Tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp công ty không có điều kiện đổi mới hệ thống máy tính đa phần là cũ và chưa có chính sách khuyến khích hợp lý nên hệ thống thông tin chậm được cải tiến, hoạt động thiếu ổn định gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ. Vì vậy công ty cần:
- Đầu tư đổi mới hệ thống máy tính: thay thế các máy tính đã cũ bằng các máy mới của các hãng danh tiếng, đặc biệt là máy chủ. Sự ổn định của máy chủ quyết định tới toàn bộ hoạt động của hệ thống xử lý thông tin.
- Có biện pháp khuyến khích hoàn thiện, cải tiến các chương trình máy tính, tận dụng tiềm năng chất xám của những cán bộ có trình độ tin học cao.
8-/ Nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ.
Trong mọi hoạt động thì vai trò của nhân tố con người giữ vị trí quyết định. Vì vậy để phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật không thể không nói đến nhân tố con người. Như đã nhiều lần nói đến trong các phần trên bảo hiểm kỹ thuật, và tái bảo hiểm kỹ thuật đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao đáp ứng được chuyển mực quốc tế. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của VINARE phần lớn còn rất trẻ kinh nghiệm chưa có nhiều trong khi đó trình độ còn hạn chế. Trong những năm tới công ty cần phải chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trẻnày. Công ty cần tạo điều kiện cho các cán bộ này có cơ hội đào tạo ở các nước có trình đọ bảo hiểm phát triển để tiếp tục những kiến thức nghiệp vụ hiện đại, học hỏi được những kinh nghiệm của các chuyên gia có trình độ. Đi đôi với đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cần phải tạo điều kiện cho các cán bộ nâng cao trình độ ngoạ ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành bảo hiểm.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0053.doc