Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành

Tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành: ... Ebook Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môC LôC Lêi nãi ®Çu 3 Lêi c¶m ¬n 4 PhÇn I. Vèn l­u ®éng vµ hiÖu qu¶ sö dông vèn l­u ®éng trong doanh nghiÖp. 5 I.Vèn l­u ®éng vµ vai trß cña vån l­u ®éng cña nã ®èi víi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp. 5 1.Vèn l­u ®éng vµ vai trß cña VL§ 5 1.1.Kh¸i niÖm vÒ vèn l­u ®éng 5 1.2.Ph©n lo¹i vèn l­u ®éng. 6 1.3.Vai trß cña vèn l­u ®éng trong SXKD 7 1.4.C¸c bé phËn cÊu thµnh VL§. 7 2.Nguån h×nh thµnh VL§. 8 2.1.Vèn tù cã 8 2.2.Vèn bæ sung. 8 2.3.Vèn ®i vay. 8 II. Qu¶n lý VL§ trong doanh nghiÖp. 11 1. ý nghÜa cña VL§. 11 2. Qu¶n lý VL§. 11 2.1.Qu¶n lý vèn dù tr÷. 11 2.2.Qu¶n lý vèn b»ng tiÒn 12 2.3.Qu¶n lý c¸c kho¶n ph¶i thu 14 III.HiÖu qu¶ sö dông VL§ & mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông VL§ 17 1. ý nghÜa cña viÖc n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông VL§. 17 2. HÖ thèng c¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qña sö dông VL§ 17 2.1.C¸c chØ tiªu sö dông. 17 2.2. HÖ thèng chØ tiªu ph©n tÝch tè ®é lu©n chuyÓn VL§ 18 3. Nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn hiÖu qu¶ sö dông VL§. 20 PhÇn II.HiÖu qu¶ sö dông VL§ t¹i c«ng ty An Thµnh. 22 I.Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn vµ kÕt qu¶ ho¹t ®éng cña c«ng ty An Thµnh. 22 1.Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn. 22 1.1.Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn. 22 1.2.C¬ cÊu tæ chøc cña c«ng ty. 23 2.KÕt qña ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty. 25 2.1.C¬ cÊu tµi s¶n vµ nguån vèn tµi trî cña C«ng ty. 25 2.2.KÕt qña ho¹t ®éng cña C«ng ty. 29 2.3.T×nh h×nh kinh doanh mÆt hµng. 31 2.4. Nguån VL§ cña c«ng ty 34 2.5.C¬ cÊu VL§ cña c«ng ty. 36 2.6.T×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n cña C«ng ty. 38 II.Ph©n tÝch hiÖu qu¶ sö dông VL§ t¹i C«ng ty. 40 1.Ph©n tÝch hiÖu qu¶ sö dông VL§. 40 2.Ph©n tÝch nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn hiÖu qu¶ sö dông VL§. 51 PhÇn III.Mét sè ý kiÕn nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông VL§ t¹i C«ng ty cæ phÇn ®Çu t­ quèc tÕ An Thµnh 54 1.CÇn kÕ ho¹ch ho¸ VL§ hµng n¨m. 54 2. ý kiÕn vÒ thanh to¸n øng dông cho kh¸ch hàng vµ viÖc qu¶n lý c¸c kho¶n ph¶i thu. 56 3.N©ng cao chÊt l­îng hµng ho¸ vµ chÊt l­îng phôc vô. 58 4.Më réng thÞ tr­êng b¸n hµng nh»m t¨ng doanh thu. 60 5.Gi¶m l­îng hµng ho¸ dù tr÷ vµ lªn kÕ ho¹ch vÒ l­îng hµng ho¸ dù tr÷ cÇn thiÕt tèi thiÓu. 61 6.VÒ viÖc qu¶n lý kho¶n chi phÝ trong C«ng ty. 62 7.Mét sè ý kiÕn ®èi víi nhµ n­íc. 64 KÕt luËn. 65 Tµi liÖu tham kh¶o 66 Lêi nãi ®Çu Thời gian vừa qua, do kết quả của sự chuyển đổi cơ chế, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhũng thành tích đáng kể.Tuy nhiên,trong thời gian tới chúng ta cần phải tức cực học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, nghiên cứu những chiến lược cụ thể và tiềm năng của đất nước để vận dụng và khai thác những nguồn lực nhằm đưa nền kinh tế phát triển hơn nữa. Hiện nay, trong hệ thống kinh tế nước ta, kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn.Và trong thời gian tới chủ trương của nhà nước là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả kinh doanh,tăng tính tự chủ đồng thời tự chịu trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ công nhân đối với những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Còn số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá nhiều nhưng chiếm một lượng vốn ít.Vì hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ. Đối với cả hai loai doanh nghiệp trên thì viêc sử dung vốn kinh doanh có hiệu quả là yếu tố sống còn.Vì thế các nhà quản lý doanh nghiệp đã đánh giá các nhân tố kinh tế để ra một quyết định đầu tưvà sử dụng đồng vốn kinh doanh có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thàn,một doanh nghiệp Dịch Vụ_Thương Mại, em nhận thấy vốn lưu động là thành phần chủ yếu trong vốn kinh doanh, vì vậy em muốn nghiên cứu một số biện pháp nhằm sử dụng vốn lưu động tốt hơn tại công ty, đó là lý do hình thành đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành”. Nội dung đề tài gồm ba phần chính: Phần I :Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ)trong doanh nghiệp. Phần II :Hiệu quả sử dụng VLĐ tại Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành”. Phần III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành”. LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, tôi sẽ vận dụng tất cả những kiến thức bổ ích và quý báu mà tôi đã được học trong bốn năm qua để góp phần nhỏ bé của mình giúp doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện hơn. Với tinh thần đó tôi được ban giám hiệu nhà trường VĐHM_Hà Nội, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh và Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Do thời gian ngắn gủi và với sự hiểu biết còn hạn chế nên khi làm chuyên đề thực tập này vẫn còn nhiều thiếu sót.Em mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cô và ban lãnh đạo công ty Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành. Cuối cùng,em xin trân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thầy giáo-PGS.TS. Đinh §¨ng Quang cùng anh chị phụ trách Cty Cổ Phần Đầu Tư QuốcTế An Thành đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Phần I VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I_VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động. 1.1.Khái niệm về vốn lưu động: Trong mọi nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần các yếu tố: sức lao động, tư liệu sản xuất và vốn.Muốn bắt đầu một quá trình kinh doanh, tức là phải có những yếu tố trên thì doanh nghiệp cần có những khoản vốn ứng trước.Vốn này có thể là tiền, nhà xưởng, đất đai,máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động… Toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được gọi là vốn sản xuất kinh doanh(SXKD) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn được đầu tư để mua sắm tài sản cố định(TSCĐ) và tài sản lưu động(TSLĐ).Từ đó hình thành vốn cố định(VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ). Nếu như VCĐ là khoản vốn đầu tư để mua sắm TSCĐ mà đặc điểm là chuyển dần dần giá trị của nó vào sản phẩm trong các chu kỳ SXKD.Thì ngược lại vốn lưu động được đầu tư để mua sắm các TSLĐ và giá trị của nó chuyển một lần vào sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh.TSLĐ có mặt trong tất cả các giai đoạn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh: dự trữ - sản xuất - tiêu thụ. Ở giai đoạn dự trữ: VLĐ được thể hiện ở nguyên vất liêu.Nhiên liệu chuẩn bị được đưa vào sản xuất sản phẩm. Ở giai đoạn sản xuất: những sản phẩm đang được sản xuất dở dang đang ở các khâu chế biến và thành phẩm chính là một hình thái luân chuyển của VLĐ. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trinh lưu thông.Trong quá trình lưu thông còn phải tiến hành một số công việc :chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm và thanh toán.Do đó,trong khâu tiêu thụ, VLĐ chính là hàng hoá, tiền tệ và những phải thu từ khách hang.v.v.. Vốn lưu động trong quá trình sản xuất (dự trữ và sản xuất) và VLĐ trong quá trình tiêu thụ thay chỗ cho nhau vận động không ngừng nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.VLĐ được chuyển hoá nhiều hình thái khác nhau, từ hình thái tiến tệ chuyển sang hình thái vật tư hàng hoá rồi chuyển về hình thái tiền tệ.Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục không ngừng tạo thành dòng chu chuyển của VLĐ. Trong các doanh nghiệp thương mại(DNTM), VLĐ chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy nó giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.Phân loại vốn lưu động: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân chia VLĐ thành những loại vốn khác nhau cụ thể: *Căn cứ nguồn hình thành VLĐ,có thể chia thành: -Vốn lưu động tự có và coi nhu tự có : Đây chính là một bộ phận vốn của chủ, được đầu tư vào TSLĐ.Nếu là DNNN thì đây có thể là vốn ngân sách(NS)cấp, vốn NS cấp bổ sung, lợi nhuận để lại…Nếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì có thể là do vốn cổ phần, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết…. -Vốn lưu động đi vay: Là khoản vốn đầu tư vào TSLĐ bằng tiền vay bên ngoài củ doanh nghiệp, có thể là vay ngân hàng, vay các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu hay thuê mua tài chính. *Căn cứ vào phương pháp xác định vốn, có thể chia thành: -Vốn lưu động định mức. -Vốn lưu động không định mức. *Căn cứ vào quá trình tuần hoàn vốn, có thể chia thành: -Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động…..trong khâu dự trữ. -Vốn lưu động trong quá trình sản xuất: là những sản phẩm sản xuất dở dang, bán thành phẩm và những chi phí nhờ phân bổ. -Vốn lưu động trong quá trình lưu thông: gồm vốn thành phẩm, vốn tiền tệ(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu - tín phiếu kho bạc…)vốn thanh toán(các khoản phải thu và tạm ứng). 1.3.Vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phần khái niệm chung về VLĐ nói trên ta cũng có thể thấy được vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết,VLĐ là bộ phận không thể thiếu được trong vốn sản xuất kinh doanh, nhờ có VLĐ mà qúa trình sản xuất được diễn ra liên tục từ khâu mua sắm vật tư cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm.VLĐ chuyển một lần vào giá trị sản phẩm,do vậy nó là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Hơn nữa vòng tuần hoàn và chu chuyển VLĐ diễn ra trong toàn bộ các giai đoạn của qua trình sản xuất kinh doanh.Vì vậy, theo dõi sự vận động và biến đổi của VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp gần như quản lý được toàn bộ các hoạt động của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày trở nên ngày càng lớn mạnh và sức cạnh tranh lớn hơn. Để có thể thắng trong cạnh tranh, tồn tại trên thương trường thì doanh nghiệp cần có một lượng vốn đủ lớn mà tập chung vào VLĐ.Các doanh nghiệp phải xác định được các yêu cầu về VLĐ của doanh nghiệp và lên kế hoạch về huy động vốn để phuc vụ nhu cầu đó của doanh nghiệp. 1.4.Các bộ phận cấu thành vốn lưu động: 1.4.1.Tiền và các khoản đầu tư khắn hạn: có thể chia là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng(tiền gửi giao dịch);Trái phiếu-tín phiếu kho bạc, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể thu về hay chuyển thành tiền mặt khi có nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4.2.Các khoản phải thu: Trong quá trình tiêu thụ không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thu được ngay tiền bán hàng. Đôi khi doanh nghiệp phải bán chịu (khách hàng quen), tiền sẽ nhận về sau một thời gian nhất định nào đó so với thời gian giao hàng (theo sự đàm phán giữa hai bên) vì thế hình thành lên những khoản phải thu từ khách hàng hay nhưng khoản tạm ứng trước cho người bán. 1.4.3.Hàng tồn kho: Là toàn bộ lượng vật tư nhiên liệu thành phẩm có trong kho hay gửi bán. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần dự trữ hàng hoá để cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.Trong quá trình sản xuất thì cần dự trữ cho sản xuất (nguyên-nhiên-vật liệu, các công cụ dụng cụ nhỏ, tư liệu lao động được dự trữ trong kho).Trong quá trình tiêu thụ, dự trữ gồm thành phẩm hàng hoá… 2.Nguồn hình thành vốn lưu động. 2.1.Vốn tự có: Đối với các doanh nghiệp quốc doanh,vốn tự có thể hiện số vốn lưu động do NSNN cấp hay có nguồn gốc từ NS như khoản chênh lệch giá và các khoản phải nộp NS nhưng được để lại. Đối với công ty cổ phần thì nguồn vốn tự có hình thành lên VLĐ chính là một phần của nguồn vốn có được do bán cổ phần cho các cổ đông. Đối với các công ty liên doanh thi nguồn vốn này do doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp khác.Các doanh nghiệp có thể góp vốn bằng tiền mặt hay bằng hiện vật là vật tư hàng hóa . Nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân thì vốn tự có đàu tư vào TSLĐ sẽ do chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Còn đối với HTX thì vốn tự có hình thành lên TSLĐ do các xã viên đóng góp. 2.2.Vốn tự có bổ sung: Nguồn này được hình thành từ lợi nhuận đẻ lại hoăc từ các quỹ của doanh nghiệp để bổ sung cho VLĐ. 2.3.Nguồn vốn đi vay: Doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều hình thức vay vốn bên ngoài để hình thành lên TSLĐ của doanh nghiệp .Phương thức huy động có thể là: -Vay Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. -Phát hành trái phiếu -Thuê mua tài chính. Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn dài hạn được gọi là một cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đối với vốn tự có,doanh nghiệp muốn sử dụng thì cần quan tâm đến khoản chia lãi cổ phần, hoặc trả tiền thu sử dụng NS.Còn đối với vốn vay dài hạn, doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay hay còn gọi là chi phí vốn. Như vậy, doanh nghiệp có nhiều cách thức trả nợ cho VLĐ nhưng vấn đề đặt ra là lựa chọn nguồn tài trợ nào để đem lại hiệu quả nhất.Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lí để mang lại hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ tài chính trong doanh nghiệp.Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ lựa chọn nguồn vốn có chi phí vốn thấp nhất để tài chợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này doanh nghiệp cần so sánh hai chỉ tiêu: Doanh lợi vốn và chi phí vốn. Lợi thuận trước thuế và lãi Doanh lợi vốn = Tổng tài sản Chi phí vay nợ Chi phí vốn = Vốn vay Trong trường hợp doanh lợi vốn lớn hơn chi phí vốn có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà phát triển hay tình hình kinh tế khả quan thì doanh nghiệp nên huy động vốn từ hình thức vay dài hạn càng nhiều càng có lợi. Đây được gọi là “Hiệu ứng đòn bẩy dương”.Trong trường hợp ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ hơn chi phí vốn có nghĩa là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dang gặp khó khăn hay đó là tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Lúc đó, vốn tự có của doanh nghiệp như “lá chắn” giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trong lúc khó khăn.Tức là doanh nghiệp nên kinh doanh bằng vốn tự có của mình. Đây được gọi là hiệu ứng đòn bảy âm.Ta có thể xét các phương án đầu tư sau để thấy rõ vấn đề. Bảng 1 -LỰA CHỌN NGUỒN VỐN TÀI TRỢ. Dự án Khoản mục A B C D Vốn tự có Vốn đi vay 500 500 500 500 250 750 250 750 Tổng tài sản 1.000 1.000 1.000 1.000 Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi tiền vay(12%) Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN(30%) Lợi nhuận sau thuế 150 60 90 27 63 100 60 40 12 28 150 90 60 18 42 100 90 10 3 7 Doanh lợi vốn 15% 10% 15% 10% Doanh lợi vốn tự có 12.6% 5.6% 16.8% 2.8% Có thể thấy rằng phương án đầu tư A và C có doanh lợi vốn bằng nhau(15%)và lớn hơn chi phí vốn (12%).Trong khi đó,phương án C có doanh lợi vốn tự có lớn hơn. Điều này gợi ý cho ta lựa chọn phương án C, có nghĩa là huy động nhiều vốn vay hơn. Còn với dự án B và D mức doanh lợi bằng nhau (10%) và nhỏ hơn chi phí vốn.Ta cũng có thể thấy phương án B ưu việt hơn. Như vậy, trong trường hợp doanh lợi vốn nhỏ hơn chi phí vốn thì ta nên sử dụng vốn tự có là chủ yếu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DN. Ngoài vốn dài hạn,vốn lưu động còn được tài trợ một cách gián tiếp thông qua vốn ngắn hạn. Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn ngắn hạn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nó đáp ứng cho nhu cầu về tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó nợ ngắn hạn gồm: Các khoản phải trả: phải trả nhà cung cấp,khách hang ứng trước hoặc còn nợ ngân sách được gọi là nguồn vốn ứng dụng của doanh nghiệp Tín dụng ngắn hạn : khoản vay ngắn từ ngân hàng,các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,nhu cầu về vốn của doanh nghiệp ngày một tăng, trong khi nguồn vốn dài hạn lại có hạn nên doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để chiếm dụng vốn lẫn nhau làm cho bộ phận chiếm dụng cũng tăng lên. Nguồn vốn chiếm dụng không thể được coi là chiến lược lâu dài để huy động VLĐ, nó chỉ đáp ứng cho nhu cầu bổ sung VLĐ tại một thời điểm nào đó mà thôi. II_QUẢN LÝ VÔN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động: Vì vốn lưu động là một bộ phận quan trọng tạo thành vốn kinh doanh của DN cho nên việc quản lý VLĐ là một phần trọng yếu trong công tác quản lý hoạt động tài chính của DN. Vốn lưu động được phân bổ cùng một lúc trên khắp các giai đoạn luân chuyển trong quá trình kinh doanh và tồn tại dưới các hình thái khác nhau: Tiền -- sản phẩm -- hàng hóa --tiền).Quản lý VLĐ là làm sao đầu tư đủ,kịp thời vào các giai đoạn đó để qúa trình sản xuất kinh doanh được liên tục đồng thời các hình thái của VLĐ phải tồn tại một cách hựp lý tối ưu và đồng bộ với nhau.. Quản lý VLĐ giúp cho đảm bảo sử dụng vốn lưu động tiết kiệm, hạ thấp được chi phí sản xuất tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Do đặc điểm hoạt động của VLĐ là luân chuyển nhanh, sử dụng linh hoạt nên nó góp phần trong đảm bảo sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn. 2.Biện pháp quản lý vốn . 2.1.Quản lý vốn dự trữ hàng hóa: Quản lý vốn dự trữ hàng hoá để bán trong các doanh nghiệp thương mại về cơ bản cũng giống như quản lý vốn dự trữ nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Để quản lý tốt loại vốn này cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển dự trữ ở kho.Trong đó, cần chú ý một số biện pháp quản lý sau: -Lên kế hoạnh lượng nguyên vật liệu hoặc hoá cần mua trong kỳ và lượng dự trữ tồn kho thường xuyên. -Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp. -Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư.Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm nguyên vật liệu hoăc hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Đây là một số biện pháp rất quan trọng để đảm bảo vốn của doanh nghiệp . -Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển, xếp dỡ. -Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hoá.Thường xuyên kiểm tra,nắm vững tình hình dự trữ.Với một số loại ngyên vật liệu cần thiết có thể mua bảo hiểm để bảo toàn VLĐ trong trường hợp rủi do xảy ra. 2.2.Quản lý vốn bằng tiền: Quản lý vốn bằng tiền và các loại chứng khoán có khả năng chuyển nhượng tương đương tiền mặt (có tính thanh toán cao) là việc xác định một lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ và khả năng vay mượn khi có nhu cầu tăng nhanh tiền mặt để đáp ứng chu cầu đầu tư. Vốn bằng tiền là yếu tố quyết định khả năng thanh toán nhanh (tức thời)của doanh nghiệp.Nó thể hiện: Tû suÊt thanh to¸n tøc thêi = Tỉ suất này lớn hơn 0,5 thì tình thanh toán tương đối khả quan,còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì việc thanh toán củan doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí trong một số trường hợp doanh nghiệp phải thanh toán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ.Nhưng tỉ suất này nếu cao quá lại phản ảnh vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Muốn quản lý vốn bằng tiền thì doanh nghiệp cần lập kế hoạch về ngân quyc cho từng tháng trong năm hoăc từng tuần trong tháng.Tức là việc hoà nhập các nhu cầu chi tiền mặt trên cơ sở lập trừ thu chi, xác định chênh lệch giữa thu và chi tại từng thời điểm, từ đó lập kế hoàch ngân quỹ trong ngắn hạn trên nguyên tắc mức tồn quỹ. Trong một số trường hợp, nhu cầu về tiền quá lớn, vượt mức dự toán ban đầu mà quỹ tiền mặt hiện tại của doanh nghiệp không thể đáp ứng được thì doanh nghiệp có thể tiến hành vay mươn để đáp ứng nhu cầu đó. Có hai hình thức vay mượn đó là: -Tín dụng thương mại: là sự mua chịu hàng hóa,nguyên vật liệu của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khác. Mặc dù đã xác định lượng vốn bằng tiền cần thiết trong một thời kỳ nhất định nhưng doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu về tiền mặt trong sản xuất kinh doanh.Vì thế doanh nghiệp phải sử dụng công cụ này. Và công cụ này nếu biết sử dụng sẽ mang laị hiệu quả cho doanh nghiệp.Tuy nhiên không được phép lạm dụng, nếu không doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng nợ lần chồng chất và mất khả năng thanh toán. -Tín dụng ngân hàng: là việc đi vay ngắn hạn Ngân hàng dưới hình thức vay để hỗ trợ ngân quỹ, vay có bảo đảm hoặc sử dụng những công cụ nợ (chiết khấu thương phiếu…). Trong việc quản lý vốn bằng tiề cấn lưu ý những nguyên tắc sau: Quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi bằng tiền: -Các khoản thu chi bằng tiền phải thông qua quỹ. -Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt -Cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tiền tồn quỹ và đối chiếu số liệu trong sổ quỹ kế toán.Nếu có sự chênh lệch cần kiểm tra lại ngay và tìm ra nguyên nhân, đồng thời giải quyết sự việc một cách kịp thời. -Số tiền thu trong ngày vượt quá mức dự trữ Ngân quỹ tối thiểu cần thiết thì phải gửi vào Ngân hàng để sinh lời và bảo đảm an toàn . -Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt xác định ro đối tượng, thời hạn hoàn tạm ứng. Bảo đảm khả năng thanh toán,duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết: Trong việc quản lý Ngân quỹ thì đảm bảo có một khối lượng tiền đủ lớn để có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn vá khác khoản chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp.Trong đó cần xác định mức dự trữ tiền tệ cần thiết bao gồm cả tiền mặt tại quỹ và tiền gửi.Khi xác định định mưc dự trữ tiền tệ cần dựa trên cơ sở các yếu tố sau : -Về giao dịch kinh doanh: doanh nghiệp cần có lượng tiền mặt nhất địnhđể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hàng ngày như thanh toán các khoản mua nguyên vật liệu khoặc hàng hoá với người cung cấp và các khoản chi tiêu hàng ngày. -Về dự phòng các khoản thanh toán: doanh nghiệp phải xác định một lượng tiền dự trữ nhất định để đề phòng trường hợp có sự biến động không lường trước được (năm ngoài dự kiến) như: khách hàng không trả đúng hạn, máy móc hỏng hóc bất ngờ cấn phải sữa chữa ngay để tiếp tục sản xuất …Nếu doanh nghiệp có uy tín với bạn hàng hay có thể thực hiện các khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng thì số tiền dự phòng có thể giảm xuống. 2.3.Quản lý các khoản phải thu: Trong hoạt động kinh doanh nảy sinh việc doanh nghiệp xuất giao thành phẩm hàng hoá cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền.Hình thức này gọi là “bán chịu”.Thực ra trong kinh doanh các doanh nghiệp cần có sự tin tưởng lẫn nhau, tạo điều kiện bằng cách cung cấp “tín dụng thương mại” để hai bên cùng có lợi.Tuy nhiên, việc quản lý các khoản phải thu là rất khó khăn và phức tạp, đồng thời nó cũng có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp vì : -Việc quản lý các khoản phải thu liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ sản phẩm và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp.Trong trường hợp doanh nghiệp bán chịu cho nhiều khách hàng và với số lượng lớn thì dễ bị chiếm dụng vốn lâu dài, thậm chí không đòi được dẫn đến mất nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng một cách cứng nhắc, bắt khách hàng thanh toán ngay sau khi giao hàng thì thực chất đã không tạo điều kiện cho khách hàng, sẽ đẩy khách hàng đi tìm bạn hàng mới. -Việc quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của doanh nghiệp . -Việc tăng thêm khoản phải thu khách hàng kéo theo một số vấn đề sau : Phải tăng thêm một số khoản chi phai như: chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ (chi phí cho nhân viên quản lý, điện thoại,fax, đi lại ). Doanh nghiệp phải tìm thêm nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình king doanh tiếp theo do vậy phải tốn thêm chi phí nợ vay. Rủi ro đối với doanh nghiệp tăng lên do khả năng dẫn đến nợ khó đòi hoặc không thu hồi được tăng lên Do vậy trong việc quản lý khoản phải thu doanh nghiệp phải xác định số lượng bán chịu, đánh giá tác động của việc đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận và việc tăng thêm chi phí,tăng độ rủi ro đối với doanh nghiệp. *Những biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu: 2.3.1.Xác định chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu : Nợ phải thu từ khách hàng có nguồn gốc từ việc bán chịu hàng cho khách.Vì thế việc quản lý nợ phải thu cần phải xem xét, đánh giá chính sách bán chịu cho khách hàng. -Việc xác định chính sách bán chịu cho khách hàng phụ thuộc vào những yếu tố: *Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ. *Tình trạng cạch tranh :tình hình bán chịu của các đối thủ ra sao. *Tình trạnh tài chính của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có phải thu ở mức cao hoặc có sự thiếu hụt lơn vốn bằng tiền trong việc cân đối thu chi bằng tiền thì phải hạn chế ngay việc bán chịu và tập chung vào việc đòi nợ. *Tính thờì vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. -Phân tích khách hàng để đưa ra quyết định có bán chịu cho khách hàng đó không thì cần phải trả lời một số câu hỏi sau : *Khách hàng có khả năng về tài chính mạnh hay yếu. *Truyền thống thanh toán nợ của khách hàng như thế nào (sòng phẳng hay chậm trả thường xuyên). *Khách hàng là bán hàng lâu dài hay chỉ mua sản phẩm một lần duy nhất. *Những cơ sở điều kiện có thể dựa vào để đòi nợ sau này, Ví dụ : địa chỉ,ai chịu trách nhiệm thanh toán, thời hạn bao lâu, nếu chậm trả thì bị phạt với tỷ lệ bằng bao nhiêu. -Xác định điều kiện thanh toán : -Khoản phải thu từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thanh toán (hay điều kiện tín dụng thương mại) mà doanh nghiệp đưa ra, trong đó bao gồm hai điều kiện quan trọng là : -Thời hạn thanh toán: là độ dài thời gian từ ngày người bán hàng giao hàng cho người mua đến ngày người mua phải trả tiền (còn gọi là thời hạn tín dụng).Thường thì việc tăng thời hạn bán chịu sẽ tăng thêm số khách mua hàng. -Chiết khấu bán hàng hay chiết khấu thanh toán: là phần giảm trừ một số tiền nhất định cho người mua hàng do việc người mua đã thanh toán trước thời hạn thỏa thuận.Chẳng hạn DN sẽ chiết khấu 2% nếu khách hàng A thanh toán trong vòng 10 ngày, nhưng thời hạn tối đa phải thanh toán là 30 ngày. 2.3.3. Kiểm soát nợ phải thu và biện pháp chủ yếu thu hồi nợ : -Mở sổ theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng. -Thường xuyên nắm vững, kiểm soát nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ -Cần theo dõi sát tình hình bàn chịu, trách tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giới hạn hệ số nợ phải thu (bao nhiêu %). Trong đó : Nợ phải thu từ khách hàng Hệ số nợ phải thu = Doanh số bán ra -Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian,chuẩn bị và thự hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn. Đồng thời phân công cho các nhân viên trong phòng kinh doanh việc đòi nợ khách hàng. -Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kì thanh toán.Thực hiện kịp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. -Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn. -Khi phát sinh khoản nợ khó đòi thì cần phân tích đánh giá tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp để hạn chế sự tổn thất III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. 1.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó hoạt động hiệu quả về mặt kinh tế. Đó là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận.Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất ,từ cách khai thác nguồn vốn để mua sắm vật tư cho đến khi tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn để đầu tư cho quá trình sản xuất.Các doanh nghiệp phải tìm cách để cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, đồng thời tiết kiệm được vốn và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp . Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và là một tất yếu khách quan mà doanh nghiệp phải đạt được, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.Mặt khác, do đặc điểm riêng của vốn lưu động và vận động không ngừng trong mọi giai đoạn sản xuất, hình thái biểu hiện vô cùng phức tạp và khó quản lý nên sử tốt vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.Nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới. 2.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.1.Các chỉ tiêu chung: Sức sản xuất của VLĐ: Cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.Chỉ tiêu này được xác định như sau : Tổng doanh thu thuần Sức sản của VLĐ = VLĐ bình quân Sức sinh lợi của VLĐ: phản ánh số lîi thuận thuần (hay lãi gộp) sinh ra một đồng vốn lưu động. Lợi thuận thuần (lãi gộp) Sức sinh lợi của VLĐ = VLĐ bình quân Hai chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả chung về sử dụng VLĐ.Ta có thể tính và so sánh các chỉ tiêu này giữa các kỳ báo cáo với kỳ gốc (năm nay và năm trước), kỳ báo cáo với kỳ kế hoạch (thực tế năm nay và kế hoạch năm nay).Tuy nhiên, để đi sâu vào phân tích cao hơn hiệu quả sử dụng VLĐ thì ta phải có hệ thốngchỉ tiêu sau: 2.2.Hệ thống chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển của VLĐ 2.2.1. Hệ số luân chuyển VLĐ(số vòng quay của VLĐ): Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng công tá sử dụng VLĐ cao hay thấp.Nó phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ.Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển hay số vòng quay của VLĐ thực hiện trong một chu kỳ (thường là một năm) M L = _ VLĐ Trong đó: L : Số vòng quay của VLĐ M : Tổng doanh thu. _ VLĐ : Vốn lưu động bình quân. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ VLĐ được luân chuyển với tốc độ càng cao và có lợi cho kết quả sản xuất kinh doanh. VLĐ bình quân có thể tính bằng cách lấy trung bình cộng của VLĐ đầu kỳ và VLĐ cuối kỳ.Hoặc cách khác là: VLĐ bình quân quý = Trung bình cộng VLĐ của 3 tháng trong quý VLĐ bình quân năm = Trung bình cộng VLĐ của 4 quý trong năm 2.2.2.Thời gian của một vòng luân chuyển(t): T t = L Trong đó : T : Thời gian củ một vòng luân chuyển T : Thời gian kỳ phân tích L : Số vòng quay của vốn VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển(độ dài thời gian một vòng quay) của VLĐ trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ tốc độ quay vòng VLĐ càng nhỏ.Vì vậy,doanh nghiệp cần phải tìm biện pháp để giảm chỉ tiêu này nhằm sử dụng có hiệu quả. 2.2.3.Hệ số đảm nhiệm VLĐ : VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Tổng số doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.Hệ số này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu thuần thì cần mấy đồng VLĐ 2.2.4.Mức tiết kiệm VLĐ do thay đổi tốc độ luân chuyển vốn: M Mức tiết kiệm(-) = x (t1 - to) Hay lãng phí (+) T Nếu t1 < to :Thời gian 1 vòng quay kỳ phân tích nhỏ hơn kỳ gốc ® mức tiết kiệm < 0® tiết kiệm. - Nếu t1 > to : Thời gian một._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH397.doc
Tài liệu liên quan