Lời nói đầu
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong ra trong từng doanh nghiệp.
Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Hà Nội là đơn vị sản xuất có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, mẫu mã, công nghệ luôn luôn thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Các mặt quản lý trong những năm gần đây đã có
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Sản xuất - XNK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty luôn luôn là vấn đề được quan tâm và cần được nâng cao. Vậy lý do tại sao? Và giải pháp như thế nào hữu hiệu nhất?
Thấy được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thương mại nên trong thời gian thực tập tại công ty SX-XNK HN em thấy: Mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp quản lý và sử dụng lao động nhưng không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, chính vì vậy em đã chọn đề tài :
“ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty
Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng lao động tại công ty SX - XNK Hà Nội
Chương III: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại công ty SX-XNK HN
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong công ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu Hà Nội, các thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo ThS Vũ Trọng Nghĩa, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, luận văn này của em không tránh khỏi có những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp em sửa chữa, bổ sung những thiếu sót đó để nội dung luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương IGiới thiệu chung về công ty sản xuất-xnk Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đơn vị: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội
Tên giao dịch: Hanoi Production Import-Export Company (HaPasco)
Trụ sở văn phòng: 1C Vương Thừa Vũ - Đống đa, Hà Nội
ĐT: (04)8353163
Fax: 8345946
Tài khoản 021000001783 VNĐ
0021370022610 USD
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sản xuất - XNK Hà Nội
Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Hà Nội (viết tắt là công ty SX-XNK HN) được thành lập ngày 02/04/1992 với tên gọi là Xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, là một đơn vị thuộc tổng đội xung phong xây dựng kinh tế thủ đô vừa là một doanh nghiệp nhà nước, vừa là nơi dạy nghề giải quyết việc làm cho thủ đô.
Khi mới thành lập xí nghiệp có hai đơn vị : một xưởng len và hai phòng kinh doanh
Năm 1993, Bên cạnh việc ổn định tổ chức sản xuất kinh doanh và dạy nghề, lãnh đạo xí nghiệp đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu để tìm ra phương hướng phát triển của đơn vị.Sau một thời gian hoạt động đã thành lập thêm hai phòng chức năng, xưởng sản xuất và phòng kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả. Xí nghiệp đã mở rộng kinh doanh theo hướng gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.Ngay từ những năm đầu tiên, sản phẩm do xí nghiệp làm ra đã chiếm được cảm tình của khách hàng về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm.Với phương pháp tổ chức sản xuất một cách khoa học đã thực sự tạo tiền đề phát triển cho những năm sau.
Năm 1998-1999, Bên cạnh việc ổn định tổ chức sản xuất, công ty tiếp tục tìm kiếm thị trường.Doanh số đã tăng lên đáng kể.
Để phù hợp với định hướng phát triển và cũng theo đề nghị của công ty.Ngày 13/4/1999 theo quyết định 1585/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội công ty may mỹ nghệ Hà nội đã được đổi tên thành công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Hà nội, bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh cho công ty như kinh doanh thiết bị vật tư y tế, thành lập xí nghiệp xây dựng công trình chuyên xây dựng nhà để bán và cho thuê.
Đến năm 2009, Ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm: dệt, đan len, thảm len, may mặc, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và chất đốt(than), xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, xây dựng và lắp đặt các công trình.
Cùng với những cố gắng không ngừng, công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, tăng doanh số, mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với thị trường cũ như Đức, Nga, Hàn quốc, Nhật bản..Lãnh đạo công ty các phòng kinh doanh, phòng chức năng đang nỗ lực nghiên cứu để mở rộng hơn nữa về quy mô và ngành nghề kinh doanh nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty SX-XNK HN có đặc thù là một đơn vị xung phong có nhiệm vụ tập trung, giáo dục, giải quyết việc làm cho thanh niên, tiền thân là xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên quy mô không lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất tổng hợp cả ở lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Công ty được thành lập hoạt động với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao trị gía vốn mà ngân sách cấp, đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đặc biệt là môi trường giáo dục, rèn luyện cho thủ đô.
Nhiệm vụ của công ty là
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Dạy nghề, giải quyết việc làm cho thủ đô.
Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo yêu cầu phân công của thành đoàn, trung ương, UBND thành phố HN, phù hợp với pháp luật.
II. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý ở công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng.Đây là kiểu tổ chức phổ biến ở các công ty hiện nay. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty SX-XNK HN
Giám đốc
PGD kinh doanh
PGD sản xuất
XN may thanh niên
XN gia công phong thiếp
Phòng hành chính lđ
Phòng tài chính
Phòng kinh doanh I
Phòng kinh doanh II
Phòng kinh doanh III
XN xây dựng công trình
Phòng Kĩ thuật
Phòng Kế hoạch
*Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc
- Giám đốc :là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý.
-Phó giám đốc : Công ty có 2 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phụ trách sản xuất được phân công phụ trách một số bộ phận và nhiệm vụ theo yêu cầu của giám đốc.
- Các phòng kinh doanh đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời tham mưu cho giám đốc và ký kết các hợp đồng với khách hàng
- Phòng hành chính lao động : phụ trách việc sắp xếp, tuyển dụng công nhân viên của công ty, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, BHXH, văn thư , bảo vệ tài sản, mua sắm đồ dùng văn phòng của công ty.
-Phòng tài chính: có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán mua bán với khách hàng, chỉ đạo công tác hạch toán xí nghiệp với toàn công ty.
- Phòng kế hoạch: Có chức năng lập và theo dõi tiến độ thực hiện kế công tác hoạch trong Công ty. Cân đối các nguồn lực và điều hành kế hoạch sản xuất.
- Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm điều hành và giám sát công tác kĩ thuật công nghệ của Công ty. Đảm bảo hệ thống máy móc thiết bị công nghệ của Công ty vận hành liên tục, phục vụ cho quá trình sản xuất.
-XN may thanh niên: thực hiện tổ chức sản xuất may gia công theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp.
-XN gia công phong thiếp xuất khẩu, xí nghiệp xây dựng công trình thực hiện tổ chức sản xuất theo nhiệm vụ được giao.Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp.
Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng tỏ ra rất phù hợp với công ty, phát huy được các ưu điểm là gọn nhẹ linh hoạt, chi phí quản lý thấp, hạn chế tình trạng quan liêu giấy tờ. Các phòng chức năng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực sở trường của mình đồng thời có điều kiện để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Trong sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất kỹ thuật như máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tiết kiệm chi phí trong việc mua sắm tài sản thuê mượn và sử dụng chúng.
III. Một số Đặc điểm quản lý tại Công ty
1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và thị trường của công ty
a. Mặt hàng kinh doanh
- Sản phẩm may: xưởng may mặc xuất khẩu là nơi sản xuất gia công hàng may mặc đồng thời thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu may mặc( chủ yếu là áo Jacket, sơ mi, đồng phục), hàng thêu ren, hoặc nhận xuất khẩu uỷ thác của đơn vị khác. Hoạt động của xưởng gắn liền với công ty kể từ khi công ty mới thành lập và hoạt động rất có hiệu quả.
- Sản phẩm gia công phong thiếp: xí nghiệp gia công đặt tại thành phố Hải Dương. Công ty tiến hành nhận nguyên vật liệu từ phía đối tác, sau đó tổ chức sản xuất và giao thành sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp được xuất sang thị trường Nhật Bản và EU.
- Xí nghiệp xây dựng công trình: hoạt động kinh doanh là xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê.Đây là một ngành mới nhưng hứa hẹn đầy tiềm năng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, nhân lực và đã thu được hiệu quả tốt, doanh thu tăng dần qua các năm.
Nói chung, ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty rất đa dạng, mặt hàng xuất khẩu có nhiều chủng loại, chủ yếu là hàng gia công may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản. Hiện nay, đa phần các hợp đồng đều được tiến hành theo phương thức tự cân đối. Công ty tiến hành theo hình thức xuất khẩu trực tiếp hay còn gọi là tự doanh và nhận xuất khẩu của đơn vị khác. Các phòng nghiệp vụ chức năng của công ty đã và đang có nhiều cố gắng tìm kiếm khách hàng, thực hiện ngày càng nhiều hợp đồng mua bán có hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng xuất khẩu.
b. Khái quát về thị trường của công ty
Công ty có một số thị trường truyền thống như Nhật, Đức, Nga, Hàn Quốc..Bên cạnh đó công ty cũng đang xúc tiến nhằm mở rộng thị trường EU. Đây là một thị trường lớn, giàu tiềm năng nhưng khó tính đòi hỏi công ty phải cung cấp được những sản phẩm chất lượng cao, ổn định.
Thị trường của công ty cụ thể là các nhà cung ứng và những khách hàng của công ty. Công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt đối với các nhà cung ứng hàng hoá, nguyên vật liệu, tài chính...Do đó khả năng đảm bảo các nguồn hàng đáp ứng kịp thời được các yêu cầu về số lượng và chất lượng...Đây chính là lợi thế của Công ty để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Ngoài ra Công ty còn có các khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, các đại lý, các nhà phân phối và các đối tác nước ngoài.
c. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh của công ty
Các đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều, dẫn đến thực trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu có xu hướng tăng lên.Do đó các công ty kinh doanh đang tìm mọi cách để giữ vững thị trường của mình.
Đối với mặt hàng phong thiếp do thị trường Nhật Bản bao tiêu toàn bộ lượng hàng sản xuất ra chính vì vậy công ty chỉ sản xuất theo mẫu đơn đặt hàng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Đối với mặt hàng may mặc, công ty chịu một sức ép cạnh tranh lớn.Vì là một công ty nhỏ lại chưa tiếp cận được với nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Mỹ la tinh..nên vẫn còn có nhiều hạn chế.
Đối với xí nghiệp xây dựng công trình cũng chỉ tham gia vào những công trình nhỏ do vốn ít chưa thể đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực để tham gia vào các công trình lớn.
Bên cạnh đó việc khai thác thị trường trong nước còn bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
2. Đặc điểm Vốn kinh doanh
Trong năm 2008 vấn đề tài chính của công ty đã có những biến động theo chiều hướng tốt. Cụ thể với biểu phân tích về tài sản và vốn của công ty trong năm 2008 như sau
Biểu: Kết cấu vốn kinh doanh của Công tytừ 2006 đến 2008
Đvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
2007/2006
2008/2007
1. Tổng tài sản
23.091,9
27.339
42.757
18,39
56,40
-TSCĐ
6.188
6.671,6
10.296
7,82
54,33
-TSLĐ
16.903,9
20.667,4
32.461
22,26
57,06
2.Tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu
15.009,74
19.137,3
31.212,61
27,50
38,69
- Vốn vay
8.082,16
8.201,7
11.544,39
1,48
28,96
Nguồn: Phòng kế toán Công ty
Vốn kinh doanh của Công ty tăng qua các năm từ 2006 đến 2008. Năm 2007 vốn kinh doanh của Công ty là 27,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng là 18,39%. Năm 2008 vốn kinh doanh tăng lên 42,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng là 56,40%. Công ty tăng vốn là do hoạt động kinh doanh của Công ty đã bắt đầu khởi sắc với nhiều tiềm năng và triển vọng. Theo tính chất. Vốn cố định của Công ty năm 2008 là 10,2 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng so với năm 2007 là 54,33%. Vốn lưu động của Công ty năm 2008 là 32,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 57,06%. Cơ cấu vốn theo tính chất như hiện nay của Công ty cũng là phù hợp vì đặc thù kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào sản phẩm của Công ty
Đặc điểm Vốn kinh doanh theo nguồn của Công ty cũng có nhiều biến động.
Vốn Chủ sở hữu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65 đến 75% tổng vốn, điều này giúp cho Công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2007 là 19,1 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2006. Năm 2008, vốn chủ sở hữu là 31,2 tỷ đồng, tăng 38,69% so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên là do Công ty tăng cường vốn tích lũy từ lợi nhuận, cơ câu lại tài sản.
Tình hình vốn kinh doanh của Công ty nhìn chung là ổn định, đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới..
IV.Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006-2008
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây có nhiều biến động. Cụ thể như sau:
-So với năm 2006 thì năm 2007 tổng doanh thu tăng lên 2.637.160(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%.
-Doanh thu thuần năm 2007 tăng 2.637.160(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%
-Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 1.019.020(nđ) tương ứng với tỷ lệ 4.98% và tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận gộp năm 2007 tăng lên 1.618.140(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.29%.
-Doanh thu tăng do mức bán tăng, bên cạnh đó chi phí quản lý, bán hàng, sản xuất kinh doanh của năm 2007 tăng 404.100(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.48%.Tốc độ tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên công ty vẫn có lãi.Mặc dù vậy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu cũng là một dấu hiệu chưa tốt.
-Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 1.214.040(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 19.84%.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm2007 đạt 198.344(nđ) tăng 25.689(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.88%.Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2007 tăng 45.555(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 129.15% do chi phí bất thường giảm12.283(nđ) so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ giảm là5.75%
Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế của năm 2007 đạt 7.542.984(nđ) tăng 1.285.284(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.54%
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng 873.933(nđ) với tốc độ tăng là 20.54%
Nhận xét: Năm 2007 so với năm 2006, các chỉ tiêu hầu như đều tăng nhưng chi phí quản lý và chi phí bán hàng, sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu. Nói chung là chưa thật sự tốt, một đồng chi phí bỏ ra chưa tạo ra số đồng doanh thu tương ứng.Công ty cần phải xem xét cắt giảm bớt các khoản chi phí bất thường để thu được lợi nhuận lớn hơn.
*Dựa vào số liệu trên biểu, ta có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007-2008 như sau:
-Tổng doanh thu và doanh thu thuần năm 2008 đạt 34.467.840(nđ) tăng 1.998.720(nđ) so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.16%
-Giá vốn hàng bán năm 2008 đạt 22.016.496 (nđ) tăng 524.333(nđ) so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.44%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và doanh thu thuần.Do đó lợi nhuận gộp của năm 2008 tăng lên 1.474.387(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.43%
-Chi phí quản lý và chi phí sản xuất kinh doanh năm 2008 tăng lên 216.600(nđ) ứng với tỷ lệ tăng 5.95%
Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang diễn ra tốt.
-Lợi nhuận của công ty năm 2008 đạt 8.592.144(nđ) tăng 1.257.787(nđ) so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 17.51%.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2008 tăng 19.123(nđ) ứng với tỷ lệ tăng là 9.64%.Hoạt động tài chính của công ty đem lại lợi nhuận không nhiều năm 2008 là 217.467(nđ). Lợi nhuận bất thường năm 2008 tăng 15.946(nđ) tương ứng với tỷ lệ 155.07%. Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 8.835.840(nđ) tăng 1.292.856(nđ) ứng với tỷ lệ tăng là 17.14%
-Khoản đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm 2008 tăng lên 413.714(nđ) ứng với tỷ lệ 17.14%.Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăng lên 879.142(nđ)
NX: Nói chung tốc độ tăng trưởng của công ty tăng đều qua các năm. Mặc dù năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận, các khoản khác không nhanh bằng tốc độ tăng của năm 2007 nhưng về số tiền thì tăng nhiều hơn.Các khoản thu từ hoạt động tài chính không đáng kể, các khoản chi phí bất thường tăng nhanh đã ảnh hưởng tới lợi nhuận chung. Công ty cần có các biện pháp cụ thể để xem xét khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Biểu 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 - 2008
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2007/2006
2008/2007
ST
TL%
ST
TL%
Doanh thu thuần
29.831.960
32.469.120
34.467.840
2.637.160
8.84
1.998.720
6.16
Giá vốn hàng bán
20.473.143
21.492.163
22.016.496
1.019.020
4.98
524.333
2.44
Lợi nhuận gộp
9.358.817
10.976.957
12.451.344
1.618.140
17.29
1.474.387
13.43
CFQL và CFSXKD
3.238.500
3.642.600
3.859.200
404.100
12.48
216.600
5.95
Lợi nhuận từ hoạt động KD
6.120.317
7.334.357
8.592.144
1.214.040
19.84
1.257.787
17.51
Thu nhập từ HĐTC
324.312
365.497
398.835
41.185
12.7
33.338
9.12
Chi phí HĐTC
151.657
167.153
181.368
15.496
10.22
14.215
8.5
Lợi nhuận từ HĐTC
172.655
198.344
217.467
25.689
14.88
19.123
9.64
TN bất thường
178.375
211.647
258.373
33.272
18.65
46.726
22.08
Chi phí bất thường
213.647
201.364
232.144
-12.283
-5.75
30.780
15.29
LN bất thường
-35.272
10.283
26.229
45.555
129.15
15.946
155.07
LN trước thuế
6.257.700
7.542.984
8.835.840
1.285.284
20.54
1.292.856
17.14
Thuế TN phải nộp
2.002.464
2.413.755
2.827.469
411.291
20.54
413.714
17.14
LN sau thuế
4.255.236
5.129.229
6.008.371
873.993
20.54
879.142
17.14
Chương IIThực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở công ty SX-XNK HN
I. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
1.Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động trong công ty qua 3 năm (2006- 2008)
Do đặc thù là công ty sản xuất với 3 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, xây dựng công trình nên đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng khá đông.
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm. Cụ thể
-Tổng số lao động năm 2007 so với năm 2006 tăng thêm 42 người ứng với tỷ lệ tăng 9.88%. Sang đến năm 2008, số lao động của công ty tăng thêm 13 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.78%
Nguyên nhân số lao động tăng thêm là do năm 2007 công ty mở rộng dây chuyền sản xuất may và xí nghiệp xây dựng công trình cần tuyển thêm công nhân có tay nghề. Sang đến năm 2008 công ty mở rộng sản xuất ở xí nghiệp gia công phong thiếp nên lại cần tuyển dụng thêm lao động.
* Xét theo tính chất lao động ta thấy
Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2007 số lao động trực tiếp là 420 người tăng 40 người so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.53%. Năm 2006 tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm 89.41% sang đến năm 2007 chiếm 89.94% tỷ trọng. Sang năm 2008 số lao động trực tiếp là 433 người chiếm 90.21% tỷ trọng tăng lên 13 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.1%
Lao động gián tiếp của công ty năm 2007 là 47 người tăng 2 người so với năm 2006, ứng với tỷ lệ tăng là 4.44%. Năm 2008 lao động gián tiếp vẫn là 47 người không tăng so với năm 2007. Tốc độ tăng của lao động gián tiếp chậm hơn tốc độ tăng của lao động trực tiếp.
*Xét theo giới tính ta thấy: Cơ cấu lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao động của công ty thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nữ vẫn chiếm số đông so với lao động nam.
-Năm 2007 tổng số lao động tăng thêm là 42 người trong đó lao động nữ tăng thêm 15 người, lao động nam tăng thêm 27 người. Do tốc độ tăng của lao động nữ chậm hơn lao động nam nên đến năm 2007 tỷ trọng lao động nữ chiếm 51.39% trong khi năm 2006 chiếm 62.94%. Lao động nam có tỷ trọng tăng lên năm 2007 đạt 48.61%.
-Năm 2008 tổng số lao động tăng lên là 13 người trong đó lao động nữ tăng thêm 10 người còn lao động nam tăng thêm 3 người chính vì vậy tốc độ tăng của lao động nam chậm hơn tốc độ tăng của lao động nữ dẫn tới tỷ trọng lao động nữ lại tăng lên năm 2008 chiếm 52.08%, tỷ trọng lao động nam giảm chiếm 47.92%
Số lao động tăng lên và theo tỷ trọng tăng giảm đối với lao động nam nữ là do đặc thù công việc quyết định. Số lao động nữ của công ty vẫn chiếm phần đông do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc và gia công phong thiếp xuất khẩu đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn, khéo tay. Xí nghiệp xây dựng công trình thì cần sự khoẻ mạnh, dẻo dai nên ở đây lao động nam chiếm phần lớn.
Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực lao động. Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt được hiệu quả tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động.
Biểu 3 Số lượng và cơ cấu lao động
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
2007/2006
2008/2007
Số người
TT%
Số người
TT%
Số người
TT%
CL
TL%
CL
TL%
Tổng số lao động
Trong đó:
425
100
467
100
480
100
42
9.88
13
2.78
1.Theo tính chất
-Lao động trực tiếp
380
89.41
420
89.94
433
90.21
40
10.53
13
3.1
-Lao động gián tiếp
45
10.59
47
10.06
47
9.79
2
4.44
0
0
2.Theo giới tính
-Lao động nữ
225
52.94
240
51.39
250
52.08
15
6.67
10
4.17
-Lao động nam
200
47.06
227
48.61
230
47.92
27
13.5
3
1.32
2. Phân tích về chất lượng lao động của công ty qua 3 năm (2006-2008)
Để thấy được sự thay đổi về chất lượng của đội ngũ lao động trong công ty, ta xem xét bảng so sánh chất lượng lao động qua các năm.
Biểu 4 Chất lượng lao động của công ty
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
SN
TT%
SN
TT%
SN
TT%
2007/2006
2008/2007
CL
TL%
CL
TL%
Tổng số lao động
425
100
467
100
480
100
47
9.88
13
2.78
1.Trình độ
-Đại học
32
7.53
40
8.57
45
9.38
8
25
5
12.5
-Trung cấp
107
25.18
131
28.05
149
31.04
24
22.43
18
13.74
-Sơ cấp
286
67.29
296
63.38
286
59.58
10
35
-10
-3.38
2.Độ tuổi
25-40
329
77.41
366
78.37
376
78.33
37
11.25
10
2.73
40-55
96
22.59
101
21.63
104
21.67
5
5.21
3
2.97
Nguồn: Phòng hành chính
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể như sau:
-Năm 2006 tổng số lao động của công ty là 425 người trong đó những người có trình độ Đại học và trên Đại học là 32 người chiếm tỷ trọng 7.53%. Đến năm 2007, công ty có số lao động là 467 người tăng lên 42 người so với năm 2006, số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 40 người chiếm tỷ trọng 8.57% tăng lên 8 người so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%. Đây là tỷ lệ tăng rất cao, điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình độ cao sẽ tạo ra những lợi thế cho công ty.
Năm 2008, tổng số lao động của công ty là 480 người, tăng lên 13 người so với năm 2007 trong đó số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 45 người tăng lên 5 người so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.5%. Đội ngũ lao động của công ty ngày càng có chất lượng cao. Lao động là yếu tố nguồn lực rất quan trọng của các công ty nên đội ngũ lao động có chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong kinh doanh.
-Xét về trình độ trung cấp: năm 2007 số lao động có trình độ trung cấp là 131 người chiếm tỷ trọng 28.05% tăng lên 24 người so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22.43%. Sang năm 2008 số lao động có trình độ trung cấp là 149 người chiếm tỷ trọng 31.04% tăng 18 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.74%.
-Xét về trình độ sơ cấp: Trình độ lao động sơ cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động do đặc thù là công ty sản xuất nên những lao động khi được tuyển dụng đều đã qua những lớp học nghề cơ bản. Năm 2006 số lao động có trình độ sơ cấp là 286 người chiếm tỷ trọng 67.29% đến năm 2007 số lao động có trình độ sơ cấp là 296 người chiếm tỷ trọng 63.38% tức tăng thêm 10 người so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.5%.
Năm 2008 số lao động trình độ sơ cấp là 286 người chiếm tỷ trọng 59.58% giảm đi 10 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 3.38%. Do trong năm 2008 có những người trình độ sơ cấp được công ty cho đi học nâng cao lên trình độ trung cấp.
-Xét về tuổi tác ta thấy lao động ở độ tuổi 25-40 chiếm đa số trong tổng số lao động và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2006 số lao động ở độ tuổi 25-40 là 329 người, chiếm tỷ trọng 77.41% đến năm 2007 là 366 người chiếm tỷ trọng là 78.37% tăng lên 37 người so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.25%. Sang năm 2008 số lao động ở độ tuổi 25-40 là 376 người chiếm tỷ trọng 78.33% tăng lên 10 người so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 2.73%.
Lao động ở độ tuổi 40-55 số lao động ở độ tuổi này chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng không nhiều. Năm 2006 số lao động ở độ tuổi này là 96 người chiếm tỷ trọng 22.59% đến năm 2007 là 101 người chiếm tỷ trọng 21.63% tăng lên 5 người so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.21%. Sang năm 2008 số lao động ở độ tuổi này là 104 người chiếm tỷ trọng 21.67% tăng 3 người so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 2.97%.
Công ty đang dần trẻ hoá đội hình lao động nhằm phát huy thế mạnh của mình.
Qua số liệu ở biểu 4 cho thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình độ lao động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường. Chất lượng đội ngũ lao động rất quan trọng, phải luôn nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thì công ty mới mong có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Và bằng cách đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng lao động, công ty đã nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến phát triển chất lượng của đội ngũ lao động mà không phân bổ lao động một cách hợp lý thì việc sử dụng lao động vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó ta phải phân tích cả tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty.
3. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty từ 2006-2008
Qua số liệu trên biểu cho ta thấy số lao động ở các phòng ban, các xí nghiệp của công ty có những biến động cụ thể qua các năm như sau:
-Ban giám đốc có số người không thay đổi vẫn bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
-Phòng hành chính lao động năm 2006 có số lao động là 6 người chiếm tỷ trọng 1.41% trong tổng số lao động, năm 2007 là 7 người chiếm tỷ trọng 1.50% trong tổng số lao động, tăng lên 1 người so với năm 2006. Năm 2008 số lao động là 7 người không tăng so với năm 2007.
-Phòng tài chính kế hoạch có số lao động là 6 người không thay đổi qua các năm.
-Phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II có số lao động là 5 người không thay đổi.
-Phòng kinh doanh III năm 2006 số lao động là 5 người chiếm tỷ trọng là 1.18%, năm 2007 là 6 người chiếm tỷ trọng 1.28%, tăng 1 người so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Sang năm 2008 số lao động là 6 người không thay đổi.
-Xí nghiệp may năm 2006 số lao động là 125 người chiếm tỷ trọng 29.41% đến năm 2007 số lao động là 148 người chiếm tỷ trọng 31.69% tăng lên 23 người so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 18.4%. Sang năm 2008 số lao động là 160 người chiếm tỷ trọng 33.33% tăng lên 12 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.11%.
- Xí nghiệp gia công phong thiếp năm 2006 số lao động là 110 người chiếm tỷ trọng 25.88% đến năm 2007 là 117 người chiếm tỷ trọng 25.05% tăng 7 người so với năm 2006, ứng với tỷ lệ tăng là 6.36%. Sang năm 2008 số lao động là 112 người chiếm tỷ trọng giảm 5 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4.27%.
-Xí nghiệp xây dựng công trình năm 2006 số lao động là 160 người chiếm tỷ trọng 37.65% đến năm 2007 là 170 người chiếm tỷ trọng 36.40% tăng 10 người so với năm 2006 ứng với tỷ lệ tăng là 6.25%. Sang năm 2008 số lao động là 176 người chiếm tỷ trọng là 36.67% tăng 7 người so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 3.53%.
Biểu 5 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
2007/2006
2008/2007
SN
TT%
SN
TT%
SN
TT%
CL
TL%
CL
TL%
Tổng số lao động
Trong đó
425
100
467
100
480
100
42
9.88
13
2.78
1.Ban giám đốc
3
0.71
3
0.64
3
0.36
0
0
0
0
2.Phòng hành chính lao động
6
1.41
7
1.5
7
1.46
1
16.67
0
0
3.Phòng tài chính kế hoạch
6
1.41
6
1.28
6
1.25
0
0
0
0
4.Phòng kinh doanh I
5
1.18
5
1.07
5
1.04
0
0
0
0
5.Phòng kinh doanh II
5
1.18
5
1.07
5
1.04
0
0
0
0
6.Phòng kinh doanh III
5
1.18
6
1.28
6
1.25
1
20
0
0
7.XN may thanh niên
125
29.41
148
31.69
160
33.33
23
18.4
12
8.11
8.XN gia công phong thiếp
110
25.88
117
25.05
112
23.33
7
6.36
-5
-4.27
9.XN xây dựng công trình
160
37.65
170
36.40
176
36.67
10
6.25
6
3.53
Qua phân tích sự thay đổi số lượng lao động ở các phòng ban xí nghiệp ta thấy công ty luôn có sự thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Sự phân bổ lao động cũng hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động cao. Sự phân bổ lao động này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty vì nếu số lượng lao động tại các xí nghiệp trực thuộc cũng như các phòng ban mà dư thừa hay thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng không đồng đều trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động.
Công ty cần mở rộng quy mô kinh doanh, cải tạo nâng cấp trang thiết bị sản xuất,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21393.doc