Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty may Đức Giang

Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường cùng với quá trình mở của hội nhập cùng Thế Giới tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề “ nâng cao hiệu quả sản xuất ”.Hiệu quả sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ích của con người trong quá trì

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề mà hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm bởi vì “ nâng cao hiệu quả sản xuất” trong các doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, 1 nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra đáp án của 3 vấn đề lớn trong kinh tế, đó là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình. Đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và cũng là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình phương án kinh doanh tối ưu. Để đạt đước những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty May Đức Giang nói riêng. Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ tại Công ty May Đức Giang em xin chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang”. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang. Chương III: Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty May Đức Giang. Chương I Lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh I. Khái niệm, bản chất các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường, khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào đó ngoài việc phải trả lời câu hỏi “ sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai?” doanh nghiệp còn phải biết mình sẽ thu được bao nhiêu từ hoạt động đầu tư. Lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ ra thấp luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh khắc nghiệt. Các khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh được đưa ra đều chỉ là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí. Song có thể khái quát về nó như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ảnh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện Mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ. 2. Bản chất: Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội, nó được xác định thông qua mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được và lượng hao phí trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, nó cũng là phạm trù Kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng hoá có phát triểnhay không là nhờ hiệu quả đạt được cao hay thấp. Tuỳ theo phạm vi kết quả đạt được và chi phí hay giá trị khác bỏ ra mà có các phạm trù hiệu quả khác nhau: Hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế – xã hội, hiệu quả sử dụng từng yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể coi là đạt được một cách toàn bộ nếu hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không làm ảnh hưởngđến tính chất tương đối, bởi ngay trong một chỉ tiêu cũng phản ảnhcả hai mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế tăng lên kéo theo mức tăng của hiệu quả xã hội và ngược lại. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp: 3.1.1. Nhân tố con người: Trong mọi hoạt động, con người đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Sẽ không có quá trình hoạt động nào lại thiếu vắng sự tham gia của con người cho dù trực tiếp hay giáng tiếp. Máy móc dù hiện đại đến đâu cũng do con người tạo ra. Nhân tố con người tác động trực tiếp đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, năng suất lao động cao hay thấp đều dựa vào trình độ kỹ thuật của người lao động. Nếu lao động có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu … Còn nếu lao động không đủ trình độ tay nghề sẽ làm tăng hao phí nguyên vật liệu, phế liệu nhiều, sản phẩm tạo ra ít… Do đó, sử dụng và quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Nhân tố về quản lý: Một doanh nghiệp biết quản lý tốt, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức ở mỗi doanh nghiệp không nhất thiết phải giống nhau mà phụ thuộc vào từng đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp, Khả năng quản lý tốt sẽ tạo điều nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp cho các cấp trong doanh nghiệp có những quyết định kịp thời, chính xác. Đây là nhân tố góp phần đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.3. Nhân tố vốn và cơ sở vật chất. Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn quyết định cơ bản đến quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc được nhà nước cấp vốn, doanh nghiệp cần phải năng động hởntong việc kiếm tìmcác nguồn vốn khác như liên doanh, vay ngân hàng… Một yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng đó là khả năng quay vòng vốn càng nhiều thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cơ sở vật chất tốt giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giảm cường lực làm việc và tạo môi trường trong sạch cho người lao động; từ đó hiệu quả lao động tăng dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với nhu cầu thị trường hiênk nay khách hàng không chỉ đòi hỏi sản phẩm chất lượng tốt mà còn hình thức cũng phải hoàn mỹ. Do vậy muốn cạnh tranh và tồn tại, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật để có những đầu tư thích hợp. 3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Là toàn bộ những yếu tố khách quan có tác động trực tiếp hay giáng tiếp đến các quyết định hay hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường được phân chia thành hai nhóm bao gồm nhóm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô, hay còn gọi là môi trường kinh doanh tổng quát và nhóm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vi mô, hay còn gọi là môi trường tác nghiệp ( hình 1 ). Môi trường văn hoá - xã hội Môi trường vật chất Các đối thủ cạnh tranh Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường công nghệ Các nhóm có quyền lợi trong doanh nghiệp Khách hàng Doanh nghiệp Nhà cung cấp Tổ chức công đoàn Các cơ quan của chính quyền Môi trường kinh tế *Các yếu tố môi trường vĩ mô: -- Môi trường xã hội – văn hoá. -- Môi trường chính trị – pháp luận -- Môi trường kinh tế. -- Môi trường công nghệ. -- Môi trường vật chất. *Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: -- Cơ quan chính quyền. -- Khách hàng. -- Nhà cung cấp. -- Các nhóm quyền lợi trong doanh nghiệp. -- Các đối thủ cạnh tranh. -- Các chủ sở hữu. II. Các quan điểm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 1 . Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả sản suất kinh doanh là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra. Giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do đó, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có. Thêm vào đó, hiệu quả còn được phân tích thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. + Hiệu quả kinh tế: Là sự so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu được ( Tổng doanh thu) * Hiệu quả kinh tế = ------------------------------------------------ Chi phí toàn bộ + Hiệu quả xã hội: Là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như: Mức tăng thu nhập, tăng nộp ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường sống, tăng thu ngoại lệ … 2. Sự cần thiết kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ; + Chỉ khi hiệu quả kinh tế đảm bảo thì mới tạo ra hiệu quả xã hội. + Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả sản xuất. Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp giảm đến mức không có khả năng tồn tại thì đương nhiên trở thành ganhs nặng cho Nhà nước, cho xã hội. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế đât nước và nâng cao hiệu quả xã hội . 3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1. Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: + Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí chung gian, doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh… + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quảan xuất kinh doanh của doanh nghiệp; + Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu; + Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp: 3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Kết quả đầu ra ( Tổng doang thu ) * Hiệu quả sản xuất kinh doanh =------------------------------------------- Chi phí đầu vào Chỉ tiêu này phản ảnh sức sản xuất, sức sinh lời bình quân đầu vào trong thời kỳ sản xuất kinh doanh. Cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra lợi nhuận kết quả ở đầu ra; 3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận tính theo doanh thu. Lợi nhuận sau thuế * 100% * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = --------------------------------------- Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận ròng của toàn bộ vốn kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế * 100% * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = ----------------------------- Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh : Cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ sản xuất làm ra lợi nhuận đồng lãi: 3.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh Tổng doanh thu * Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh =------------------------- Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh: Bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được mấy vòng. Số vòng quay vốn tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Lợi nhuận * Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =--------------------------- Tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra đồng lợi nhuận. Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm: Tổng doanh thu * Số vòng luân chuyểnvốn lưu động trong năm =-------------------- Tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho chúng ta biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Sức sinh lời của vốn lưu động; Lợi nhuận * Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ---------------------------- Tổng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra thu được đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Lợi nhuận * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = --------------------------------- Tổng giá trị tài sản cố đinh BQ Tổng giá trị tài sản cố định bình quân được tính theo nguyên giá tài sản cố định sau khi trừ đi phần nào hao mòn tích luỹ đến thời điểm báo cáo. Ngoài ra, trong điều kiện nhất định còn có thể cộng thêmnhững chi phí dở dang. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy một đồng tài sản cố địnhtrong kỳ tạo ra được đồng lợi nhuận, qua đó chúng ta biết được trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động: Lợi nhuận sau thuế * Mức sinh lời bình quân của lao động =---------------------------- Tổng số lao động tham gia Chỉ tiêu phản ánh: Cứ một lao động tham gia thì tạo ra lợi nhuận đồng. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tăng năng suất lao động bình quân, doanh thu bình quân, hiệu suất tiền lương…. để đánh giá trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trên đây là một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả song vì điều kiện có hạn nên em chỉ đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản, các chỉ tiêu khác sẽ được bổ sung trong quá trìng phân tích. III. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trước đây cơ chế bao cấp của nhà nước phải đi quả sâu vào hoạt động doanh nghiệp trong khi đó hiệu quả rất hạn chế. Cơ chế này đã tạo ra tâm lý ỷ lại, thói quen trông chờ cấp trên của doanh nghiệp cơ sở. Các doanh nghiệp làm việc máy móc, không phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động. Họ chỉ có nhiệm vụ sản xuất theo các chỉ tiêu cấp trên giao xuống. Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, không cần tính đến hiệu quả hoạt động sản xuất vì lỗ đã có nhà nước chịu. Trong cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, đời sống người lao động được cải thiện và nâng cao, góp phần vào sự phất triển của xã hội và đất nước. Tóm lại, cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh trở thanhf điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Do đó nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. Chương II Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sxkd ở công ty may đức giang i giới thiệu chung về công ty may đức giang 1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp Công ty may Đức Giang là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam- Bộ công nghiệp. Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc chủ yếu để xuất khẩu. Trụ sở chính của công ty đặt tại thị trấn Đức Giang huyện Gia Lâm- Thành phố- Hà Nội Năm 1989 việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường làm cho nhiều doanh nghiệp bị giải thể do không thích ứng được. Để vực dậy ngành maymặc và tạo việc làm cho lao động, ngày 2/5/1989, một phân xưởng may được thành lập trên diện tích đất của kho vật tư một- Liên hiệp may tại thị trấn Đức Giang tiếp nhận rất nghèo nàn, lạc hậu. Lúc đó phân xưởng may chỉ có 50 người tài sản chỉ là vài nhà kho đã hết khấu hao, 132máy may cũ của Liên xô và đội xe vận tải có 7 đầu xe. Tuy nhiên vượt lên trên khó khăn. Công ty may Đức Giang đã khắc phục những tồn tại bước đầu sản xuất có hiệu quả. Ngày 23/2/1990 Bộ công nghiệp nhẹ đã chính thức ra quyết định số 102CNn- TCLD thành lập xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang. Công ty đã mạnh dạn mua sắm các dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm chiếm lĩnh thị trường, vì vậy sản phẩm của công ty được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng Tháng 2 năm1992 Bộ công nghiệp và Bộ thương mại – Du lịch đã cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp theo công văn số 2067/TM- DL-XNK ngày 3/2/1992 của bộ thương mại và du lịch. Do tốc độ phát triển toàn diện về quy mô phát triển tổ chức sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong cơ chế thị trường Bộ công nghiệp đã có Quyết định số 1274/CNn-TCLD ngày 12/12/1992về việc đổi tên Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang thành công ty may đức Giang. Tên giao dịch quốc tế DUGARCO( DUCGIANG IMPORT- EXPORT GARMENT COMPANY) Tháng3/1993Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 221/CNn-TCLDv/v “ thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định số 388/ HĐBT ngày 20/11/1991của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ Tướng Chính Phủ”. Theo quyết định này, Công ty may Đức Giang đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước . Ngày 17/4/1993 công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108085 của trọng tài kinh tế Hà Nội và được cấp giấy phép kinh doanh 1021046/GP của Bộ Thương Mại. Ngày 28/11/1994Bộ công nghiệp ra quyết định số 1579/CNn- TCLD về việc “Chuyển đổi bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của công ty may Đức Giang” từ sự chuyển đổi này, sản xuất của công ty được chú trọng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Với sự điều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Ngày 14/12/1996 Bộ Thương Mại đã có văn bản số 12901/TM-XNK về việc bổ sung ngành hàng kinh doanh XNK và chuyển đổi lại giấy phép kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của công ty, lúc này cônh ty không chỉ XNK hàng may mặc mà kinh doanh XNK tổng hợp , bao gồm : Lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị, lâm sản, may mặc vv….. Tháng 3/1998 Công ty may Đức Giang được Tổng Công ty dệt may Việt Nam tiếp nhận thêm hai xưởng may với gần 750 công nhân của công ty may Hồ Gươm. Tháng 5/2000 Tổng Giám Đốc Tổng Công ty dệt may Việt Nam quyết định giao công ty may Việt Thành cho công ty may Đức Giang quản lý điều hành. Sau 11 năm hoạt động, tài sản của công ty may Đức Giang tăng gấp 60 lần đạt 66 tỷ, giá trị sản xuất từ 800 triệu đồng /năm tăng lên 78 tỷ đồng/ năm, trong đó 85% là xuất khẩu, với tổng số cán bộ công nhân viên là 2706 người. Từ chỗ chỉ có thị trường Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu nay sản phẩm may Đức Giang đã có mặt taị 23 nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông, Khối EC, Trung Cận Đông và Bắc Mỹ. Công ty đã dự định được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí do đảng và nhà nước trao tặng và đã trở thành một trong những Công ty May hàng đầu của ngành May mặc Việt nam. Năm 2002 mặc dù gặp nhiều khó khăn: Thị trường Châu Âu sức mua giảm, ngay từ đầu năm Bộ Thương mại cấp hạn ngạch tự động nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành ngày càng gay gắt về chất lượng và giá cả. Thị trường Mỹ mở ra những yêu cầu đánh giá doanh nghiệp khắt khe phải đảm bảo đủ các điều kiện như hệ thống quản lý chất lượng phải tốt, quyền lợi người lao động phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn SA 8000, môi trường sản xuất phải được đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản. Đón trước tình hình thị trường, lãnh đạo công ty luôn chủ động giữ vững khách hàng truyền thống HABITEX, SEIDENSTICKER và đồng thời tìm mọi biệm pháp chiếm lĩnh thị trường Mỹ ngay từ đầu. Đáp ứng đủ các điều kiện để khi khách hàng đánh giá có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ như xây dựng và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9002, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000, tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Năm2002, may Đức Giang đã mạnh dạn đột phá khai thác thị trường XK đặc biệt là thị trường Mỹ. Từ chỗ tập chung khách hàng Châu âu với số lượng trên 1 triệu sản phẩm đi EU và 2,8 triệu đi Mỹ với kim ngạch xuất khẩu quy đổi FOB đạt 19.480.000USD với nhiều chủng loại như: Jacket, sơmi, quần. Trong đó lượng Jacket& quần đảm bảo sản xuất 12 liên tục cho Đức Giang và các công ty vệ tinh Việt Thành , Hưng Nhân… Khách hàng Mỹ đã cam kết bố trí đủ hàng cho tất cả các đơn vị này(kể cả xí nghiệp mới đầu mở ở Thái Bình, Bắc ninh). Liên tục có quá nhiều khách hàng đến với may Đức Giang do biết được Đức Giang luôn giữ được chữ tín về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và khả năng đáp ứng cao những yêu cầu đòi hỏi khắt khe của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà công nghệ cao số 2 để công nhân được làm việc trong môi trường thoáng mát, an toàn hơn. Đổi mới máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại hơn như hệ thống căng trải vải cắt tự động, hệ thống máy thùa đính tự động, đầu tư thiết bị máy may điện tử Cắt chỉ tự động. Tập trung khai thác có hiệu quả các thiết bị công nghệ tiên tiến, tăng cường hoàn thiện quy trình, sử dụng nhiều loại cữ giá, cữ may xếp ly, cữ may vai…tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư chiều sâu và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng về giúp đỡ các địa phương từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 3.000 lao động tại các công ty liên doanh như may Việt Thanh, may Hưng Nhân…… Do có sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, cùng với tinh thần đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty may Đức Giang nên trong năm qua công ty đã sản xuất với mức sản lượng cao 2.051.000sản phẩm áo Jacket; 2.486.689 sản phẩm áo sơ mi và 710.694 sản phẩm quần âu…nâng sản lượng lên gấp 1,5 lần năm 2001, năng suất trong các tổ sản xuất tăng lên rõ rệt, năng suất áo sơ mi tăng 40%, năng xuất jacket tăng 30-35%. Chất lượng sản phẩm của công ty có nhiều khách hàng đến đặt hàng sản xuất của công ty. Năm 2002 may Đức Giang luôn ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu, luôn tạo đủ việc làm cho trên 7000 lao động và đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng 43,91% so với năm 2001. Ngoài ra công ty rất chú trọng và quan tâm đến thị trường trong nước, một thị trường rộng lớn và ổn định, so với xuất khẩu giảm chi phí rất nhiều về vận chuyển đường thuỷ, đường hàng không, giảm chi phí xuất nhập khẩu…Vì vậy trong năm qua công ty đã lập phòng kinh doanh nội địa để khai thác thị trường trong nước, đến nay công ty đã có 79 cửa hàng đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại Hà Nội, Hải Phòng….kết quả doanh thu bán hàng nội địa tăng 36%so với năm 2001. Từ đầu năm 2002 do tình hình sản xuất sa sút, quản lý yếu kém: Công nhân lao động mất niềm tin ở công ty liên doanh may XK Việt Thanh(Thanh hoá).Uỷ ban nhân dân tỉnh thanh hoá đã có quyết định chuyển giao công ty này vềTổng công ty Dệt – May Việt Nam đã có quyết định số 507/QĐ-TCHC ngày 23/7/2002: Giao nhiệm vụ cho công ty may Đức Giang quản lý và điều hành Toàn diện công ty kể từ ngày 01/8/2002. Lãnh đạo công ty may ĐG đã xác định rõ trách nhiệm, tập trung nhiều biệm pháp tích cực, cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật củng cố tổ chức sản xuất, tập trung ưu tiên nhiều nguồn hàng đảm bảo sản xuất . Sau hơn 1 tháng May Việt Thanh đã đần ổn định, thu hút trên 300 lao động bổ sung vào dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm XK. 2. Các hoạt động của công ty Sau khi thành lập của công ty đã phát triển nhanh chóng, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng trong phạm vi cả nước và trên thế giới. 2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty may Đức Giang -- Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may theo đúng ngành nghề của QĐ số 12901/TM- XNK, đúng mục đích thành lập công ty. -- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công tyvà nhiệm vụ do Tổng Công ty giao. -- Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính dài hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch. -- Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc xuất nhập khẩu theo hợp đồng đã ký (FOB), xuất khẩu uỷ thác qua đơn vị được phép xuất nhập khẩu . -- Bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao. -- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ được nhà nước giao -- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động -- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng 2.2 Các sản phẩm chủ yếu của công ty may Đức Giang Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng may mặc xuất khẩu (chiếm hơn 60%). Số lượng thể loại mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong mấy nămqua công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu như. + áo Jacket các loại: -- áo jacket 1 lớp + áo váy các lọai : Trong đó xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chính. -- áo jacket các loại -- áo váy các loại Sản phẩm bán FOB : -- áo jacket -- áo sơ mi -- Quần âu, quần jean Sản phẩm bán nội địa -- áo choàng -- áo veton -- áo dài măng tô -- áo váy -- áo jacket -- áo khoác các loại -- quần áo trẻ em -- áo khoác các loại (Khi hoạch toán tất cả các sản phẩm thường được quy đổi ra áo jacket) 2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ quan tổng giám đốc Gồm có Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám Đốc: Là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty do Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May Việt Nam bổ nhiệm chịu trách nhiệm Trước tổng công ty Dệt may, nhà nước và toàn thể hoạt động trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. + Tổng giám đốc có những quyền hạn sau: Nhận vốn (kể cả công nợ) đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao cho để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn . Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn hàng năm. Dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, dự án liên doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình cho tổng công ty phê duyệt. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, nhãn hiệu hàng hoá phù hợp quy định của tổng công ty. Ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy khen thưởng, kỷ luậtphù hợp với luật lao động. Đề nghị miễn nhiệm, bộ nhiệm, khen thưởng,kỷ luật Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng công ty vv Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất : Do Tổng Giám Đốc của công ty Dệt May bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng. Phó Tổng Giám đốc xuất nhập khẩu: Giúp Tổng Giám đốc về việc thiết lập các mối quan hệ, giao dịch với bạn hàng, các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu. Tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như ký kết hợp đồng… Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm giúp Tổng Giám Đốcvề việc chỉ đạo điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh b. Các phòng ban chức năng : Quyền hạn về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể trong văn bản (chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn công ty). - Văn phòng tổng hợp : Soạn thảo các văn bản hợp đồng, quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm của công ty, công tác vệ sinh… - Phòng kế hoạch đầu tư : Lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh. Báo cáo Tổng Giám đốc, tình hình sản xuất kinh doanh, nắm vững các yếu tố về nguyên vật liệu, phụ kiện, năng suất lao động…để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. - Phòng xuất nhập khẩu : Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch chiến lược xuất nhập, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho cơ quan Tổng Giám đốc về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, kích cỡ sản phẩm, kiểm tra, chất lượng sản phẩm, vận hành máy móc… - Phòng tài chính kế toán : Quản lý mọi mặt hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính, có nhiệm vụ thanh quyết toán hợp đồng trả lương cho CBCNV. - Phòng thời trang và kinh doanh nội địa : Có nhiệm vụ khai thác hàng bán FOB, nghiên cứu mẫu mã chào hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm tăng doanh thu cho công ty. - Phòng giác sơ đồ vi tính : Có nhiệm vụ làm giảm tối thiểu nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. - Các xí nghiệp thành viên ở cấp xí nghiệp thành viên có 6 xí nghiệp cắt may liên hoàn, mỗi xí nghiệp có 8 dây chuyền may. Ngoài ra công ty còn có 4 liên doanh tại các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Việt Thành, Thái Bình, số lao động hơn 3.000CBCNV. - Các văn phòng đại diện và chi nhánh + Văn phòng đại diện tại CHLB Nga + Chi nhánh tại 30 Trần Khánh Dư Hải Phòng + 39 Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trong cả nước. Các cửa hàng, văn phòng đại diện và chi nhánh có trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, Cửa hàng trưởng và một số chuyên viên, kỹ sư kinh tế, kỹ sư và một số nhân viên. II Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sxkd ở công ty may đức giang 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD ở Công ty. 1.1. Môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay công ty đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng thuộc 21 Quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khối EC. Và khu vực Trung Cận Đông…Trong đó có nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường, may mặc quốc tế như hãng HABTTEX(Bỉ)SEIDENSTICKER. (Đức),..với những hợp đồng sản xuất gia công với số lượng lớn, tạo nhiều công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên của công ty và liên doanh của công ty tại các địa phương như May Việt Thành ( Bắc Ninh), May Việt Thái (Thành phố Thái Nguyên), May Việt Thanh (Thanh Hoá) và May Hưng Nhân ( Thái Bình). 1.2. Máy móc thiết bị và quy trình cônh nghệ Máy móc thiết bị sản xuất Do điều kiện không cho phép, em xin nêu ra đây hệ thống máy móc thiết bị của xí nghiệp May 2 làm ví dụ đặc trưng của công ty. Máy móc thiết bị nghành này có đặc điểm; thời gian sử dụng ngắn, giá không đắt, số lượng máy móc lớn… -- Hiện nay Xí nghiệp May 2 tổng số có 322 máy với 38 loại khác nhau có dây chuyền sản xuất áo sơ mi khép kín, thiết bị hiện đại gồm: 8 tổ sản xuất, 1 nhà cắt, áp dụng giác sơ đồ trên máy tính, dây chuyền gấp gói với thiết bị tiên tiến của Cộng hoà Liên bang Đức. -- Thời hạn sử dụng trung bìnhcủa máy móc thiết bị là3,05 năm, trong đó phần lớn máy móc thiết bị được đưa vào sử dụng từ năm 1989, 294 máy được sử dụng từ năm 1997 chiếm 91,36% tổng số máy móc thiết bị. Số máy móc của các nước phát triển( Nhật, Đức, Mỹ, Thuỵ sỹ) là 268 chiếc, chiếm 16,77%. Với số liệu nêu trên, có thể thấy máy móc thiết bị của Xí nghiệp May 2 là khá hện đại so với các doanh nghiệp cùng ngành. -- Máy móc thiết bị của Xí nghiệp May 2 được chi tiết hoá trong phụ lục 1 kèm theo một số hình ảnh về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất của Côn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37108.doc
Tài liệu liên quan