Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khuôn mẫu chính xác & máy CNC

Tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khuôn mẫu chính xác & máy CNC: ... Ebook Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khuôn mẫu chính xác & máy CNC

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khuôn mẫu chính xác & máy CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường như ngày nay, các công ty thường có nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức, phải đối đầu với cạnh tranh ngày càng quyết liệt, do vậy phải biết tận dụng các cơ hội và vượt qua các thử thách để đạt được mục đích tối cao của mình là lợi nhuận, bằng cách thông qua quá trình tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cho xã hội để tìm kiếm sự chênh lệch giữa kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất bỏ ra( chính là lợi nhuận). Muốn đạt được lợi nhuận tối đa, người ta cần quan tâm đến các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để làm được điều đó ta phải đi sâu phân tích nhận định, đánh giá từng chỉ tiêu kinh tế. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Khuôn Mẫu Chính Xác và máy CNC đã giúp em nắm được những kiến thức cơ bản về điều hành quản lý một ngành chuyên môn và tìm hiểu, đối chiếu với những kiến thức đã được học trên giảng đường Đại Học với tình hình thực tế tại công ty. Qua đó đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ nhận thức đó em nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Khuôn Mẫu Chính Xác và máy CNC”. Cơ cấu của luận văn như sau: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chương III: Một số biện pháp kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Doanh Nghiệp cũng như sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng tập thể công nhân viên trong công ty, em đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây là một vấn đề có phạm vi khá rộng lớn, phức tạp và do trình độ, khả năng nắm bắt thực tế còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng cô chú trong công ty để bài luận văn của em đạt kết quả cao nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! NỘI DUNG CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY A: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo cơ khí đối với công cuộc phát triển đất nước và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm máy móc, thiết bị công nghệ cao với độ chính xác tuyệt đối.Vỡ vậy mà Công ty cổ phần Khuôn Mẫu Chính Xác và Máy CNC được ra đời, sản phẩm của công ty được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Kể từ khi ra đời đến nay công ty đã có thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và không ngừng được mở rộng, không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài như Hàn Quốc, LiBăng… Tên công ty: Công ty cổ phần Khuụn Mẫu Chính Xác và Máy CNC. Tên giao dịch:The Precision Tools and CNC Machine JSC Viết tắt: PTMJSC Trụ sở chính: Kim Lũ - Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 8554589 - 8554591 - 5595632 Fax: (84.4) 8554590 Email: PTPJCS @ hn.vn.n.vn. Website: www.PTM.vn-www.PTmjsc.com. Ngày thành lập: 09/03/2001 Mã số đang ký kinh doanh: 0103000269 Mã số thuế: 010111 6000-1 Tài khoản 710B - 12718 Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Vốn điều lệ: 15. 000.000.000 VNĐ. Tồng diện tích:9 460 m2 I- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY. Công ty cổ phần khuôn mẫu chính xác và máy CNC là công ty chuyên sản xuất chế tạo các loại khuôn mẫu, sản phẩm khuôn mẫu chính xác được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiêu dùng, như khuôn ép phun, khuôn thổi, khuôn đúc áp lực cao, khuôn đột giập kim loại. Ngoài thiết kế chế tạo các loại khuôn mẫu công ty còn chuyên về chế tạo máy CNC – máy CNC là một sản phẩm cơ điện tử công nghệ cao, cắt kim lọai bằng hệ thống tự động điều khiển được thiết kế cho các ngành công nghiệp như đóng tàu, gia công kim loại.Bờn cạnh đó ngành nhựa cũng cú uy tớn trờn thị trường ,thường xuyờn cung cấp cho cỏc cụng ty Vital,LG-MECA Elẻctonớc… + Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu. - Thiết kế chế tạo khuôn mẫu chính xác cho ngành nhựa. - Thiết kế chế tạo khuôn mẫu cho ngành gia công kim loại. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng tấm ốp tường nhôm nhựa Compozit. - Sản xuất chế tạo máy cắt kim loại dạng tấm bằng Gas - Oxy điều khiển CNC. - Cung cấp các thiết bị máy móc chuyên dùng, máy công cụ cho các dự án. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. 1. Sơ đồ tổ chức của công ty. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Khuôn Mẫu Chính Xác và Máy CNC đang áp dụng là cơ cấu phổ biến hiện nay (trực tuyến chức năng) theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thể cỏn bộ cụng nhõn viờn cấp dưới, lãnh đạo chuẩn bị các quyết định đối với cấp dưới. Người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền lệnh, ra các quyết định chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (phòng, ban chuyên môn) các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị quyết định cho ban lãnh đạo cấp cao của công ty (Hội đồng quản trị, giám đốc). Dưới đõy là cơ cấu tổ chức điều hành của Cụng ty cổ phần Khuụn Mẫu Chớnh Xỏc và Mỏy CNC. + Hội đồng quản trị công ty. Hội đồng quản trị công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công ty theo quy định nhà nước, pháp luật, đứng đầu là chủ tịch Hội đồng Quản trị.Hội đồng quản trị thường nhúm họp để đưa ra cỏc quyết định liờn quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty ,như đề ra chiến lược và định hướng cho quỏ trỡnh phỏt triển lõu dài của cụng ty. + Ban kiểm soát công ty. Ban kiểm soát có 4 thành viên gồm trưởng ban là uỷ viên hội đồng quản trị và 3 thành viên giúp việc. Thành viên ban kiểm soát do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm,cú nhiệm vụ kiểm tra ,giỏm sỏt, đụn đốc và truyền đạt cỏc quyết định của hội đồng quản trị cụng ty. + Giám đốc.Là người được hội đồng quản trị của công ty giao nhiệm vụ quản lí chung công ty và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị. Giám đốc ra các quyết định về điều hành quản lí công ty, trực tiếp quản lý cỏc phú giỏm đốc. + Phó giám đốc kinh doanh:Chịu trỏch nhiệm về quản trị nguyờn vật liệu và tiờu thụ sản phẩm. Đảm bảo cho quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh của cụng ty được đều đặn trỏnh giỏn đoạn do thiếu nguyờn vật liệu và tồn kho sản phẩm. + Phú giỏm đốc sản xuất:Chịu trỏch nhiệm về kiểm tra bảo đảm hoàn thành kế hoặch sản xuất,thực hiện an toàn sản xuất,an toàn lao động,bảo dưỡng mỏy múc , đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho cụng nhõn. + Phú giỏm đốc tài chớnh:Chịu trỏch nhiệm về tỡnh hỡnh tài chớnh, đảm bảo tài chớnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty và quản lý nguồn nhõn lực,bảo đảm đủ số cụng nhõn viờn cho sản xuất kinh doanh. + Phòng kinh doanh:Là đơn vị giúp giám đốc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các chiến lược tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở kế hoạch sản xuất. + Phũng marketing:Tổ chức thực hiện điều tra thị trường,tiếp thị sản phẩm tham mưu giúp Ban giám đốc công ty đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, điều chỉnh giá bán phù hợp thị trường và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất. Tham gia đề xuất các giải pháp và phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị sản xuất nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng tài chính kế toán: Là nơi thực hiện công tác hạch toán kinh tế toàn công ty theo chế độ hạch toán của nhà nước. Có nhiệm vụ quản lý phân phối và sinh viên mọi nguồn vốn theo nguyên tắc đảm bảo vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện các chính sách, chế độ và kỷ luật tài chính. Chế độ thu nộp ngân sách nhà nước. + Phòng nghiên cứu phát triển và thiết kế công nghệ Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động, nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, công nghệ tự động hoá, nghiên cứu áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sửa chữa chế tạo máy hay thiết kế lại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. + Phòng giám sát chất lượng: Nắm vững yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, đề xuất tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. + Phòng nhân sự: Là nơi diễn ra các bản dự thảo về tổ chức nhân sự như việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động tuyển dụng nội quy, quy chế về lao động tiền lương, lập cỏc kế hoạch về nhõn sự cho việc tỏc nghiệp sản xuất kinh doanh,chịu trỏch nhiệm về cụng tỏc tuyển dụng, đào tạo cỏn bộ cụng nhõn viờn trong toàn cụng ty. + Phòng tổng hợp sản xuất: Có nhiệm vụ phân công, lập kế hoạch tác nghiệp, phương án quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Lập sổ theo dõi vật tư, kỹ thuật, xử lý hay có kế hoạch bổ nợ hay thay thế kịp thời. + Xưởng khuôn mẫu: Chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt quản lý, tổ chức điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động, thiết bị nguồn lực khác bảo đảm chất lượng, số lượng, có nhiệm vụ giao đúng kế hoạch xưởng lắp ráp máy CNC, chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ lắp ráp, yêu cầu đúng tiến độ, kỹ thuật. B. CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY. I. CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải có một lượng vốn nhất định để mua sắm, hoặc thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, kho hàng mua sắm các thiết bị vật tư... khả năng tài chính của doanh nghiệp là chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Nếu doanh nghiệp có tài chính vững mạnh thì họ sẽ chủ động trong việc phân bố và sử dụng vốn trong các khâu và giữa các khâu để từ đó có thể đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình. Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của cụng ty cổ phần Khuụn Mẫu Chớnh Xỏc và Mỏy CNC ta thấy trong vũng 3 năm từ 2004 -2006 cơ cấu nguồn vốn đó tăng từ 35797.68 tỷ đồng đến 42780.70 ty ,tăng bỡnh quõn 9.35% hàng năm ,nhỡn vào sự gia tăng này cũng dễ dàng nhận ra tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của cụng ty , đang từng bước được mở rộng và thõm nhập sõu vào thị trường ,cơ cấu tổng vốn tăng cũng kộo theo nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 26757.20 tỷ đến 32552.40 tỷ , tăng bỡnh quõn 10.35% mỗi năm, bờn cạnh đú nguồn vốn đi vay của cụng ty cũng tăng từ 9010.48 tỷ, đến 10228.3 tỷ, tăng bỡnh quõn 6.37% mỗi năm, tỷ lệ gia tăng này là khỏ thấp đối với một cụng ty chế tạo cơ khớ cho thấy ban lónh đạo cụng ty đó khụng vay vốn để đầu tư mở rộng quy mụ về sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị đã lạc hậu. Khụng dựa vào nguồn vốn vay mà cụng ty chỉ đầu tư bằng lợi nhuận và vốn tự cú của mình, như vậy thỡ tỷ lệ vốn vay trờn vốn chủ sở hữu là khỏ thấp chớnh vỡ vậy mà ban lónh đạo cụng ty cú thể vay thờm vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, tiờu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ. Qua 3 năm từ 2004 -2006 ta thấy nguồn vốn cố định của cụng ty cũng được tăng lờn bỡnh quõn 4.23% mỗi năm, đối với một cụng ty chế tạo cơ khớ thỡ điều này không hợp lí, nó cho thấy công ty đã không chú trọng vào đầu tư nhiều về mỏy múc thiết bị, dõy chuyền sản xuất hiện đại để nõng cao chất lương sản phẩm. Nhưng ngược lại thỡ vốn lưu động của cụng ty tăng khỏ nhanh bỡnh quõn 29.2% mỗi năm, điều này là rất tốt thuận lợi cho việc triển khai nhiều kế hoặch sản xất kinh doanh lõu dài của cụng ty ,và cụng ty cũng tự chủ hơn về tài chớnh của mỡnh. II. NGUỒN NHÂN LỰC. Trong 3 yếu tốc cuả quá trình sản xuất, con người, vốn và tài sản thì con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một công ty nào, sử dụng tốt nguồn lao động được biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua công ty đã chủ động phát triển sức mạnh của con người thông qua chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực. Nhìn vào bảng (3) ta thấy. Số lượng lao động tăng dần qua các năm, nhưng vẫn ở mức tăng nhẹ, điều này cho thấy công ty đang trên đà dần ổn định phát triển và mở rộng kinh doanh nên cần tuyển thêm cán bộ và công nhân đảm nhiệm những công việc mới cũng như yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật và quản lí. Theo cơ cấu giới tính tỷ lệ nam 83,2% nhiều hơn so với nữ 16,8% - trong công ty Nam chiếm đa số điều này thuận lợi cho việc phát triển và tính linh động của công ty. Theo cơ cấu tính chất lao động tỷ lệ lao động trực tiếp 85,6% cao hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp 14,4%. Chứng tỏ công ty tạo công việc ổn định và sử dụng lao động vào sản xuất kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. Theo cơ cấu trình độ trong 2 năm (2004 -2006). Công ty đã tuyển được 16 người, trong đó 10 người là công nhân kỹ thuật đã tốt nghiệp đại học cao đẳng trở lên và sa thải 10 người vì không đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật và không có tinh thần trách nhiệm đối với công việc.Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ những người tốt nghiệp Đại học cao đẳng và trung cấp tương đối cao, nhờ đó mà trình độ quản lý, kỹ thuật ngày càng tăng đảm bảo kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty nhưng thực tế vẫn không phát huy được hiệu qủa kinh doanh. Trong tổng số lao động trực tiếp thì đa số là nhân viên kỹ thuật và được tăng dần qua các năm. Sự tăng lên của nhân viên kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt hơn quá trình sản xuất trên dây chuyền mới nhập. Do đặc thù của công ty chế tạo khuôn mẫu chính xác. Thì số lượng công nhân nam chiếm tỷ lệ tương đối cao trong đó 56% là công nhân kỹ thuật cũn 30% là cụng nhõn lắp ráp, vận chuyển, cũn lại là cỏn bộ quản lý, do đó đáp ứng đầy đủ về công nghệ kỹ thuật làm cho năng suất lao động được đảm bảo chính vì vậy mà dẫn đến kết quả kinh doanh được ổn định. III. MÁY MÓC THIẾT BỊ. Máy móc thiết bị sản xuất là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định không thể thiếu được đối với công ty sản xuất số lượng và chất lượng máy móc thiết bị phản ánh tiềm năng về tài sản hữu hình, trình độ khoa học kỹ thuật, mức độ hiện đại hoá, năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của mỗi một công ty, nói cách khác máy móc thiết bị là yếu tố cơ bản và cần thiết để nâng cao năng suất lao động. Sau đây là tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty. Số máy móc thiết bị của công ty là 49 chiếc, đó là những máy móc thiết sản xuất được tính vào bảng cân đối và ghi vào danh mục tài sản của công ty. Số máy móc thiết bị đã lắp đặt là 40, đó là những máy móc thiết bị đã lắp đặt trong dây chuyền sản xuất, đã chạy thử và có khả năng đưa vào sản xuất. Số máy móc làm việc thực tế là 32, đó là những máy móc thiết bị đã lắp và được sử dụng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng máy móc là khá lớn (49) giá trị còn lại vào khoảng 60-75% mặc dù công ty mới được thành lập nhưng hầu hết các máy móc thiết bị được nhập về đều đã qua sử dụng hoặc ít hoặc nhiều. Chính vì vậy mà độ chính xác kém đồng bộ. Đây là nguyên nhân khiến sản phẩm của công ty khó cạnh tranh trên thị trường về mặt chất lượng và giá cả. Do đặc điểm tính chất của máy móc như vậy dẫn đến không tận dụng được hết khả năng của các nguồn nhân lực khác biệt là nguồn nhân lực không khuyến khích được tinh thần lao động và sáng tạo của toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bậc thợ không có điều kiện được nâng cao, phải sử dụng nhiều lao động sửa chữa, để phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất của công ty, cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau đây: Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có bằng: Hệ số này cho thấy số lượng máy móc thiết bị được lắp đặt để sẵn sàng đưa vào sản xuất chưa đạt mức tối đa, chỉ chiếm 81% trong tổng số máy móc hiện có vẫn còn một số lượng tương đối nhiều 19% máy móc chưa được đưa vào lắp đặt phục vụ sản xuất, nguyên nhân là do các dây chuyền này đã quá cũ, không đồng bộ và bị hỏng hóc chưa được sửa chữa. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất Hệ số này cho ta thấy số máy móc thiết bị làm việc thực tế chiếm 80% trong tổng số máy móc đã lắp đặt còn 20% thì chưa phục vụ cho sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này chính là một số dây chuyền sản xuất tấm lợp nhựa và khuôn mẫu bị hỏng hóc do thiếu thiết bị thay thế nên chưa đưa vào sản xuất được. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có Nhìn vào hệ số này có thể nhận thấy ngay tỷ lệ sử dụng thiết bị của công ty đưa vào sản xuất trực tiếp là rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của công ty. Tóm lại: Trước tình hình này ban lãnh đạo công ty cần phải tìm các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình hình lắp đặt và sửa chữa, thay thế kịp thời những máy móc thiết bị đã quá cũ làm sao để nâng cao các hệ số lắp đặt qua đó khai thác hết khả năng về năng lực sản xuất của máy móc. V. ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG . Sản phẩm : Với đặc điểm là ngành công nghiệp chế tạo cơ khí nên sản phẩm của công ty được sản xuất với dây chuyền công nghệ cao , được thiết kế bằng phần mềm 3D , gia công trên máy phay , tiện , máy cắt dây , máy xung tia lửa điện định hình CNC để tạo khuân mẫu đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối . Sản phẩm khuôn mẫu chính xác được sử dụng hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiêu dùng như : khuôn ép phun, khuôn thổi, khuôn đúc áp lực cao, khuôn ép cao su , khuôn đột dập kim loại . Ngoài ra máy CNC là sản phẩm cơ điện tử công nghệ cao , công ty đã chế tạo máy cắt kim loại tấm CNC máy được thiết kế phục vụ cho các ngành công nghiệp như : đóng tàu , gia công kim loại. Bên cạnh đó sản phẩm tấm lợp nhôm, nhựa AL-GLORY cũng có những ưu điểm nổi trội hơn các sản phẩm khác như : cách âm ,cách nhiệt, màu sắc đa dạng, chịu được môi trường khắc nhiệt, khả năng chống cháy cao . Sản phẩm thường được dùng cho các công trình xây dựng mới , tân trang các toà nhà và công trình cũ . Thi trường : Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng , nhờ vào sự đa dạng và chất lượng nên sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các khu công nghiệp lớn nhỏ ở cả ba miền đất nước , không những vậy sản phẩm của công ty cũng đã được xuât khẩu sang các nước như LiBăng và Hàn Quốc . IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm tương đối ổn định, xấp xỉ bằng nhau, năm 2005 do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp một số khó khăn nhỏ, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhiều loại khuôn nắp đèn, khuôn đột dập, không được khách hàng quan tâm chính vì vậy mà tổng doanh thu đã giảm 3,53% tức 1254.9 triệu so với năm 2004. Đến năm 2006 do mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nên doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng đầu đến cuối năm 2006 tăng 7,23% tức 2.476.9 triệu, tương tự như vậy tình hình lợi nhuận năm 2005 giảm 7,06% tức 1520 triệu ,nguyên nhân do nguyên liệu đầu vào, chi phí lắp đặt, sửa chữa tăng cao hơn so với 2004 mà giá bán vẫn không thay đổi. Đến năm 2006 lãnh đạo công ty đã thực hiện một số chiến lược như cắt giảm chi phí không cần thiết và lúc này tình hình nguyên vật liệu, một số yếu tố đầu vào cũng ổn định chính vì vậy nên lợi nhuận đã tăng rất nhanh 40,7% tức 813,5 triệu. Tổng số vốn của công ty tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 9,35% đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi và ngày càng đầu tư vào nguồn vốn kinh doanh. Nhờ vào mức doanh thu ổn định nên việc đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng khá cao, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của doanh thu. Rõ ràng đây là một hiệu quả lớn cho lợi ích kinh tế và xã hội. . CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CễNG TY CỔ PHẦN KHUễN MẪU CHÍNH XÁC VÀ MÁY CNC QUA CÁC CHỈ TIấU KINH TẾ 1.Hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hậu quả xã hội. Để hiểu rõ vấn đề này cần đi sâu tìm hiểu , phân tích, đánh giá, nhận định từng chỉ tiêu kinh tế và ý nghĩa các chỉ tiêu. - Doanh thu thuần: Nhìn vào bảng ta thấy năm 2005 doanh thu thuần của công ty đã giảm 1254,9 triệu đồng tức 3,53% so với năm 2004 doanh thu đã giảm nhẹ. Điều này cho ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đã gặp một số vấn đề khó khăn, nhất là về thị trường tiêu thụ sản phẩm: hàng hóa bán chậm, còn tồn kho nhiều.Công ty đã gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty trong ngành, sản phẩm khuôn mẫu và máy CNC bán chậm thậm chí còn bị khách hàng trả lại. Nếu không được cải thiện về mẫu mã, chất lượng, giá cả thì từ năm tới doanh thu rõ ràng giảm mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do giá sản phẩm đã tăng cao hơn trước do nguyên liệu đầu vào tăng bởi tác động của nền kinh tế, một số máy móc thiết bị đã quá cũ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cụ thể là có tới 20 sản phẩm khuôn mẫu đã bị trả lại do không đủ tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm khuôn mẫu như khuôn đột dập,.khuụn búng đèn...đồng thời công ty đã không tạo được nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới lạ, đẹp mắt nên hàng bán rất chậm. Nhưng năm 2006 doanh thu của công ty đã tăng lên đạt mức36727,26 triệu đồng, tăng 7,23% so với năm 2005.Nhờ sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên mà sản phẩm khuôn mẫu, máy CNC đã được tiêu thụ tốt, công ty đã kí hợp đồng với công ty đóng tàu Phà Rừng ,Bạch Đằng và công ty Gang thép Thái Nguyên về cung cấp các loại khuôn mẫu và máy CNC. Mặc dù còn nhiều tồn tại ở năm trước nhưng ban lãnh đạo công ty đã khắc phục được một số nhược điểm để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân chính của việc gia tăng này chính là giá nguyên liệu đầu vào giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Bên cạnh đó còn hạn chế được sai sót do máy móc hư hỏng đã được sửa chữa kịp thời và mẫu mã, kiểu dáng đã được cải thiện đa dạng hơn trước. Nếu duy trì được điều này và khắc phục các tồn tại thì doanh thu sẽ còn tăng trong những năm tới. - Lợi nhuận: là kết quả của một quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh, nó cho biết kết quả lỗ lãi của một doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận chính là nguồn bổ sung vốn để phát triển và kinh doanh. Qua bảng ta thấy năm 2005 lợi nhuận của công ty đã giảm 7,06% so với năm 2004, do tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu giảm mà trong khi đó chi phí vẫn tăng nhẹ dẫn đến lợi nhuận giảm theo. Điều này đã khiến ban lãnh đạo công ty lo lắng nếu trong năm tới vẫn cứ trong tình trạng như vậy thì công ty sẽ không có lãi, thậm chí phá sản nếu không tìm ra con đường để khắc phục những khó khăn ấy. Nguyên nhân chính là do hàng hóa không tiêu thụ được, còn tồn kho nhiều trong khi đó chi phí bảo quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, sửa chữa sản phẩm, chi phí cho nguyên vật liệu vẫn không giảm thậm chí còn tăng nhẹ. Nhưng đến năm 2006 lợi nhuận của công ty tăng cao đạt mức 2812,2 triệu đồng tăng 40,7% so với năm 2005. Với sự gia tăng này cho thấy công ty đang đi đúng hướng, biết tận dụng những điểm mạnh của mình về uy tín, chất lượng, mẫu mã để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó hạn chế những tồn tại về máy móc, chi phí như các chi phí nguyên vật liệu, chi phí tồn kho, chi phí marketing Do nắm bắt được vấn đề này mà sản phẩm của công ty tiêu thụ rất tốt khiến doanh thu tăng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng. - Chi phí hoạt động kinh doanh: Nhìn vào bảng ta thấy chi phí này vẫn tăng đều qua 3 năm. Năm 2005 đạt ở mức 28851,2 triệu đồng tăng 4,45% so với năm 2004. Tỉ lệ tăng chi phí này không tỷ lệ thuận so với doanh thu, điều này cho thấy chi phí trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề lớn mà ban lãnh đạo công ty cần quan tâm. Nếu không có những biện pháp tích cực để cải thiện chi phí thì nó sẽ gây nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Năm 2006 tăng 3,12% so với năm 2005, do một số máy móc thiết bị, dây chuyền không đồng bộ nên thường xuyên xảy ra những sai sót trong sản phẩm dẫn đến chi phí cho sửa chữa sản phẩm cũng như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tăng cao hơn, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, nguyên vật liệu đầu vào không giảm mà còn có xu hướng tăng. - Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước( NSNN): năm 2005 nộp NSNN giảm 205,7 triệu tức là giảm 6,39% so với năm 2004 do tình hình kinh doanh không tốt dẫn đến doanh thu giảm. Trong khi đó chi phí lại tăng. Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không tốt, đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Để nhanh chóng giải quyết vấn đề này ban lãnh đạo công ty phải tìm ra những nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nó. Nguyên nhân của việc này một phần là do sản phẩm kém chất lượng, giá cả cao nên tiêu thụ không được tốt, một phần do công ty đầu tư thêm một số trang thiết bị sản xuất, chi phí thêm vào sửa chữa nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến năm 2006 nộp NSNN đã tăng đạt mức 3402,2 triệu đồng, đã khắc phục được một số yếu kém cũng như tiết kiệm được những chi phí không cần thiết làm cho kết quả kinh doanh tốt hơn, lợi nhuận cao hơn. Chỉ tiêu này càng cao bao nhiêu thì kết quả kinh doanh tốt bấy nhiêu. Duy trì được kết quả này là điều mà công ty luôn hướng tới. - Chỉ tiêu tổng vốn: Qua bảng số liệu cho thấy trong 2 năm 2004- 2006 tổng vốn tăng rất nhanh từ 35797,68 đến 42780 triệu đồng. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy được việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng và được mở rộng. Cơ cấu tổng vốn tăng cũng kéo theo nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 26757,20 triệu đồng đến 32552,40 triệu đồng, nhận thấy tình hình kinh doanh không ổn định và bộc lộ nhiều nhược điểm. Ban lãnh đạo công ty đã quyết định huy động thêm vốn để nâng cấp máy móc quá cũ, đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư thêm cho chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Mặc dù nguồn vốn đã tăng nhưng vẫn không giải quyết được những tồn tại tiờu thụ sản phẩm vẫn chậm ,vì vậy kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả Tỷ suất doanh thu/ chi phí năm 2005, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1187 đồng doanh thu,thấp hơn năm 2004(1285 đồng). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí thấp hơn không có hiệu quả bằng năm trước. Trong khi doanh thu giảm do không tiêu thụ được hàng hóa thì chi phí sản xuất lại tăng lên nhất là các chi phí về nguyên liệu đầu vào, chi phí khấu hao, sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí lưu kho.Tình hình này đã được hạn chế đôi chút như hạn chế số sản phẩm hư hỏng, giảm chi phí bán hàng, chi phí lưu kho. Công nhân làm việc có trách nhiệm, tích cực hơn nên tỉ lệ doanh thu/ chi phí đạt mức 1234 đồng. Qua đây cho ta thấy công ty cần phải tìm biện pháp giảm chi phí hơn nữa. Tương tự như vậy thì chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí và nộp NSNN/ chi phí cùng dao động ở mức đều nhau,mặc dù 2006 lợi nhuận có tăng nhưng chỉ đạt ở mức 6,09450 đồng tức là một đồng chi phí thì thu được 0,09450 đồng lợi nhuận. Tương tự một đồng chi phí thì phải nộp ngân sách nhà nước 0,11935 đồng. Hai chỉ tiêu này muốn tăng lên có hiệu quả hơn thì chi phí sản xuất phải giảm xuống đến mức thấp nhất có thể. Chỉ tiêu lợi nhuận/ tổng vốn: trong 3 năm chỉ tiêu này xấp xỉ bằng nhau. Năm 2004 đạt 0,06007 đồng, năm 2005 đạt 0,05247 đồng, năm 2006 đạt 0.06573 đồng. Mặc dù công nghệ đã có nhiều biến đổi năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 nhưng tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh cũng tăng theo dẫn đến chỉ tiêu này cũng không tăng, điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn không tốt, không làm tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính của việc nguồn vốn tăng chính là do thị trường tiêu thụ chậm lại chưa được mở rộng thị trường, sản phẩm chất lượng kém đã buộc công ty phải đầu tư thêm vốn để nâng cao máy móc, đa dạng hóa sản phẩm, chi phí thêm cho việc xúc tiến bán hàng, đào tạo công nhân viên kỹ thuật. Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu: Năm 2006 đạt 0,07657 đồng tức là 1 đồng doanh thì thì thu được 0,07657 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2005 (0,05835 đồng). Nhìn vào sự gia tăng này là rất tốt cho thấy doanh thu có tác động đáng kể đến lợi nhuận, sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao doanh thu tăng mà chi phí để sản xuất, bán hàng, sửa chữa duy trì ở mức thấp. Đó là điều mà ban lãnh đạo quan tâm. Tóm lại các chỉ số kinh tế của công ty đều tăng trong năm 2006 chứng tỏ hiệu quả hoạt động đã tốt hơn những năm về trước. Nhưng xét về tổng thể vẫn còn quá nhiều tồn tại kìm hãm hiệu quả của công ty, do dó cần có một đánh giá tổng quát nhất về thực trạng hiện tại để khắc phục những yếu kém kịp thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng phân tích hiệu qủa kinh doanh tổng hợp STT CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 1 Doanh thu Tr.đ 35505.2 34250.3 36727.26 2 Lợi nhuận Tr.đ 2150.7 1998.7 2812.2 3 Chi phí Tr.đ 27622 28851.2 29752.5 4 Nộp ngân sách Tr.đ 3215.6 3010 3402.2 5 Tổng vốn Tr.đ 35797.68  38090,52  42780.70 6 Doanh thu/Chi phí Tr.đ 1.285 1.187 1.234 7 Lợi nhuận/Chi phí Tr.đ 0.07786 0.06927 0.09452 8 Nộp ngân sách/Chi phí Tr.đ 0.08982 0.10432 0.11435 9 Lợi nhuận/Tổng vốn Tr.đ 0.06007 0.05247 0.06573 10 Lợi nhuận/Doanh thu Tr.đ 0.06057 0.05835 0.07657 2 .Hiệu quả sử dụng vốn a. Hiệu quả sử dụng tổng vốn : Vốn kinh doanh của công ty rất được coi trọng và đầu tư đúng mức , nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty . Qua 3 năm từ 2004- 2006 công ty đã không ngừng bổ sung thêm tổng vốn, để cải thiện, mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cấp sửa chữa máy móc thiết bị. Năm 2005 nguồn vốn đã tăng 6,4% so với năm 2004. Đến 2006 đã tăng 12,3% so với năm 2005. Nguồn vốn tăng như vậy thì doanh thu và lợi nhuận thì sao, cần phải phân tích những chỉ tiêu về tổng vốn để thấy được điều đó. Chỉ tiêu doanh thu /vốn sản xuất qua các năm 2004 , 2005, 2006 , lần lượt là 0.99182 , 0.89918, 0.85850, các chỉ tiêu này cho ta thấy năm 2004 là cao nhất đạt 0.99182 đồng , điều này cho biết cứ một đồng vốn đưa vào sản xuất sẽ tạo ra được 0.99182 đồng doanh thu , chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần vào các năm 2005 và 2006 chứng tỏ công ty đã sử dụng tổng vốn vào sản xuất không có hiệu quả, cho dù đã đầu tư thêm vốn vào nâng cấp thiết bị, cải tiến chất lượng, mẫu mã mở rộng thị trường nhưng doanh thu vẫn không tăng, nguyên nhân của việc này chính là nguồn vốn đưa vào sản xuất chưa khắc phục được những tồn tại cơ bản như đổi mới công nghệ đào tạo công nhân kỹ thuật, tiếp thị sản phẩm. Vậy nên công ty cần các biện pháp tích cực để tăng doanh thu thuần song song với việc tăng vốn sản xuất. Chỉ tiêu lợi nhuận/ vốn sản xuất, nhìn vào bảng qua 3 năm ta thấy tương đối đồng đều, năm 2006 đạt ở mức cao nhất là 0.06573 triệu đồng, điều này giải thích cứ 1 đồng vốn sản xuất thì tạo ra được 0.06573 đồng lợi nhuận. Qua 3 năm vốn sản xuất vẫn tăng nhưng do đầu tư không h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0307.doc
Tài liệu liên quan