PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, Việt nam đã chính thức gia nhập tổ chúc thương mại thế giới WTO, đồng nghĩa nền kinh tế Việt nam mở cửa chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tr
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Quốc Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều này điều cần thiết trước tiên là phải nắm bắt được những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là thông tin kinh tế để kịp thời có những thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế mới. Công ty TNHH TM Quốc Tấn với những nỗ lực và thông tin nắm bắt được đã dần dần tạo được nguồn vốn, nguồn hàng, tăng tích lũy để mở rộng kinh doanh. Công việc kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là bước khởi đầu để công ty bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà cả nước nói chung và ngành thương mại nói riêng phải phấn đấu và nỗ lực hết mình thì mới có thể đứng vững được.
Trong quá trình tham gia công tác quản lý tại công ty TNHH TM Quốc Tấn, em nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Do đó cần tìm ra những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, đây là một trong những khó khăn mà hiện nay công ty đang quan tâm. Tuy vậy nó không phải lúc nào cũng theo ý thích của con người vì trong kinh doanh luôn tạo ra bất ngờ cho chúng ta. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm cho nên em đã chọn đề tài “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM QUỐC TẤN” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Đưa ra những lợi thế và những khó khăn trong hiện tại cũng như tương lai đối với sự phát triển kinh doanh của công ty.
- Tìm hiểu những vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục tại công ty Quốc Tấn.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây để đánh giá đúng thực trạng hiện tại của công ty.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.
- Thu thập số liệu thứ cấp
- Thống kê số liệu
- Tổng hợp các phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: Hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH TM Quốc Tấn
- Phạm vi không gian: tại công ty TNHH TM Quốc Tấn
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích: 2007 – 2009 và định hướng phát triển trong tương lai.
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
Kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Một số khái niệm
1. Khái niệm về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tài và phát triển đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả . Hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển, đầu tư thêm thiết bị , phương tiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới , nâng cao đời sống người lao động.
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred - Kuhn và quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất kinh doanh
- Kết quả kinh doanh được xem là một đại lượng vật chất được tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó có kết quả chưa chắc đã có hiệu quả.
- Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh đầu vào và đầu ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét toàn diện cả về mặt không gian, thời gian, định tính và định lượng.
- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian.
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
.- Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra một số khái niệm ngắn gọn như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy
rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn
II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị.
Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như
các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả
kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lượng, giá cả mà cò phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện nâng cao....
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả
kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố, các tác động và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính điều đó, việc đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể đạt được hiệu quả nếu chúng ta không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1. Môi trường bên ngoài
1.1. Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ lạm phát, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp,…
1.2. Yếu tố chính trị xã hội và luật pháp.
Việt nam có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường một mặt có những ưu điểm kích thích sản xuất phát triển, năng động, có lượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào nhưng mặt khác lại chứa đựng nguy cơ khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp,… Vì vậy cần phải có sự quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực hạn chế các mặt tiêu cực. Đồng thời doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán của xã hội đó. Mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
1.3. Yếu tố thị trường.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp phải xác định được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lập một kênh phân tích thường xuyên những hoạt động này. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải nghiên cứu xu hướng tăng trưởng
của ngành, xu hướng tiêu dùng nhằm kịp thời lập chiến lược kinh doanh hợp lý để chiếm lĩnh thị phần.
1.4. yếu tố tự nhiên.
Yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,…biến động nào của yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự khan hiếm và cạn kiệt dần của nguồn nguồn tài nguyên là vấn đề lớn về chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm thế nào để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo không cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
2. Môi trường bên trong.
1.1. Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết lại rằng: “ Một trong những nguyên nhân giúp cho các doanh nghiệp của Mỹ và Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là do các doanh nghiệp đó có nền văn hóa rất độc đáo”. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp, nó có tác dụng đến tình cảm, lý trí hành vi của tất cả các thành viên.
1.2. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải đặt lên hàng đầu, phải xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
1.3. Công nghệ.
Doanh nghiệp được trang bị máy móc, công nghệ tương đối hiên đại là lợi thế cạnh tranh lớn. Lợi thế cạnh tranh ở năng suất sản xuất tăng cao, hay phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm nhỏ giúp chi phí sản xuất thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.
1.4. Yếu tố marketing.
Marketing có thể được hiểu như một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ. Nhân tố này ảnh
hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.5. Hệ thống thông tin.
Thông tin liên kết tất cả các chức năng kinh doanh với nhau và cung cấp sơ sở cho các quyết định trong hoạt động quản trị. Doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt sẽ có ưu thế về chi phí sản xuất, đáp ứng cao nhu cầu mong đợi của khách hàng. Các bộ phận chức năng của doanh nghiệp nhờ có thông tin đã liên kết được thành một hệ thống hoạt động hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1. Cơ sở phân tích.
- Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được thành lập. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào đó ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hệ thống chỉ tiêu.
2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
* Sức sản xuất của vốn:
Sức sản xuất của vốn
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
* Năng suất lao động của một công nhân viên:
Năng suất lao động của một nhân viên trong kỳ
=
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Tổng số CNV làm việc trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Hệ số sử dụng lao động
Hệ số sử dụng lao động
=
Tổng số lao động được sử dụng
Tổng số lao động hiện có
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp: số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
* Sức sản xuất của vốn cố định:
Sức sản xuất của vốn cố định
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Sức sinh lời của vốn cố định:
Sức sinh lời của vốn cố định
=
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị:
Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị
=
Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc theo thiết kế
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
* Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn cố định
=
Lợi nhuận trong kỳ
Vồn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế)
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ra một đồng doanh thu.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc vốn lưu động tăng và ngược lại.
Mặt khác, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, do đó, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, trong thực tế, người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2 Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
* Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
=
Doanh thu (trừ thuế)
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
=
Lợi nhuận ròng X 100%
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
=
Tổng lợi nhuận X 100%
Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
=
Lơi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để tiện theo dõi và dễ so sánh, ta có thể đưa ra bảng tổng hợp về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như sau:
STT
Tên chỉ tiêu
Đ.vị
Cách tính
1
Sức sản xuất của vốn
%
Doanh thu (trừ thuế)
Tổng vốn kinh doanh
2
Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
%
Doanh thu (trừ thuế)
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
3
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
Lợi nhuận
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
4
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
%
Lợi nhuận
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
5
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
%
Lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
6
Năng suất lao động bình quân một công nhân trong kỳ
đ/1đ
Tổng giá trị sản xuất trong kỳ
Tổng số CNV bình quân trong kỳ
7
Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương
đ/d
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Tổng chi phí tiền lương
8
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
đ/1đ
Lợi nhuận
Tổng số lao động bình quân
9
Hệ số sử dụng lao động
Tổng số lao động sử dụng trong kỳ
Tổng số lao động hiện có
10
Sức sản xuất của vốn cố định
đ/đ
Doanh thu
Vốn cố định bình quân
11
Sức sinh lời của tài sản cố định
đ/đ
Lợi nhuận
Vốn cố định bình quân
12
Hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm việc thiết kế
13
Sức sản xuất của vốn lưu động
đ/đ
Doanh thu (trừ thuế)
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
14
Sức sinh lời của vốn lưu động
đ/đ
Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
15
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
đ/đ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế)
16
Số ngày một vòng quay
Ngày
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động
- Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
* Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu
này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
* Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
* Nâng cao đời sống người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...
* Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Kết thúc chương một, bao gồm những lý luận cơ bản của quá trình phân tích hiêu quả hoạt động kinh doanh. Chương hai của bài luận văn tốt nghiệp sẽ giới thiệu về công ty TNHH TM QUỐC TẤN.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẤN
I. Giới thiệu tổng quát về công ty
1.Lịch sử hình thành Công ty TNHH TM Quốc Tấn.
Công ty TNHH Quốc Tấn được thành lập ngày 17/05/2004 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4102022133 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp. Đây là loại hình công ty hai thành viên trở lên, với:
Tên chính thức: Công ty TNHH TM Quốc Tấn
Tên viết tắt: quốc tấn co.ltd,
Địa chỉ trụ sở chính: 15874 bis Hoàng Hoa Thám, P.12,Q. Tân Bình, Tp.HCM
Số điện thoại : (08). 293 6410 – 849 6848
Số fax: (08). 293 6411
Email: quoctanco@yahoo.com
Công ty khởi đầu bằng vốn điều lệ là : 1.500.000.000 đồng, trong đó hiện kim: 1.500.000.000, do 3 thành viên góp vốn.
Công ty TNHH TM Quốc Tấn là công ty mới thành lập, đi vào hoạt động kinh doanh chưa được bao lâu, còn gặp nhiều khó khăn vì đây là công ty vốn dân doanh, ít được sự quan tâm và giúp đỡ từ phía nhà nước, vốn kinh doanh do cá nhân tự góp vào, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình theo tỷ lệ vốn góp, do đó cũng gặp khá nhiều rủi ro. tuy nhiên, trong 5 năm chính thức đi vào hoạt động, để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta và đáp ứng nhu cầu của thị trường, các thành viên trong công ty đã cùng nhau nỗ lực, đưa công ty vượt qua những khó khăn của bước đầu chập chững để tiến những bước dài, rộng và hiệu quả hơn trên con đường hội nhập. thị trường được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ cũng được phát triển rộng khắp cả nước, cho đến nay, công ty đang dần đi vào ổn định, bước đầu thu được lợi nhuận khá và chắc chắn thu được kết quả cao hơn trong thời gian tới.
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.1. Chức năng.
Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, với ngành nghề chính là : mua bán vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, mua bán quạt điện các loại và linh kiện phụ tùng. sau này được bổ sung thêm: mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, đồ điện gia dụng. hiện tại, công ty đang tập trung chủ yếu vào mặt hàng thiết bị vệ sinh cao cấp dùng trong trang trí nội thất như: máy nước nóng trực tiếp topmax, vòi xịt, vòi sen, lavabo, bồn cầu, phụ kiện phòng tắm….
2.2. Nhiệm vụ.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty bằng tài sản của các thành viên.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa mà công ty cung cấp.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và pháp luật.
- Thực hiện đúng các chế độ báo cáo, thống kê, kế toán định kỳ theo quy định.
- Có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn vốn, chịu trách nhiệm về tính chính xác trong các hoạt động tài chính của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
3.1.Sơ đồ bộ máy của doanh nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức
Phòng kế toán
Bộ phận bán hàng và tiếp thị
3.2. Chức năng của từng bộ phận
* Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu trong Công ty, có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phó giám đốc: Là người điều hành các hoạt động kinh doanh thương mại của công ty và quản lý các phòng ban
* Phòng kinh doanh: Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương hướng sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cũng như mua được nguồn hàng có giá rẻ, tìm được nhiều đối tác, khách hàng mới cho công ty, mở rộng và phát triển thị trường,cập nhật số lượng hàng hóa mua vào, bán ra và công nợ của khách hàng.
* Phòng kỹ thuật: Trực tiếp lắp các sản phẩm, hàng hóa và hướng dẫn khách hàng sử dụng, bảo hành, bảo trì, chịu trách nhiệm sửa chữa các sản phẩm cho khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm cả về các thiết bị, máy móc sử dụng trong công ty.
* Phòng tổ chức: Quản lý nhân sự, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh về lao động, tiền lương cho cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
* Phòng kế toán:
- Lập các chứng từ gốc để ghi nhận các ._.nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng minh sự hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh.
* Bộ phận bán hàng và tiếp thị: Thực hiện giao dịch bán sản phẩm của công ty cho khách hàng và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng hiểu rõ công dụng của sản phẩm
- Phân loại chứng từ, tổ chức luân chuyển chứng từ, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, hiệu quả kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị.
- Mở các loại sổ kế toán cần thiết để phản ánh, theo dõi, tổng hợp tình hình huy động và sử dụng các loại tài sản phù hợp với đặc điểm vận động của tài sản trong hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức, bảo quản, lưu trữ chứng từ sổ sách và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán, tài chính, thống kê của công ty.
- Sau mỗi kỳ kinh doanh hay định kỳ ngắn, kế toán có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, phân tích hoạt động kinh tế, nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình kinh doanh.
- Phát hiện những lãng phí, những việc làm kém hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ để đề xuất với giám đốc các giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua.( 2007-2008-2009)
Là một trong những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố, Công ty TNHH thương mại Quốc Tấn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, với ngành nghề chính là : mua bán vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, mua bán quạt điện các loại và linh kiện phụ tùng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ điện gia dụng, thiết bị vệ sinh cao cấp dùng trong trang trí nội thất như: máy nước nóng trực tiếp topmax, vòi xịt, vòi sen, lavabo, bồn cầu, phụ kiện phòng tắm…. Xác định rõ loại hình doanh nghiệp và các sản phẩm có thể cung ứng nên trong những năm qua, công ty đã gặt hái được một số kết quả nhất định.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008, 2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
2007
2008
2009
số tiền
%
Số tiền
%
1.Tổng Doanh thu
15.119.955.419
17.841.547.394
22.075.031.232
2.721.591.975
18,00
4.233.483.838
23,73
2. Tổng chi phí
1.338.527.890
1.224.927.733
751.143.786
113.600.157
-8,49
473.783.947
-38,68
chi phí bán hàng
1.132.527.833
1.089.839.580
640.246.499
42.688.253
-3,77
449.593.081
-41,25
Chi phí quản lý
60.354.384
47.876.415
45.350.062
12.477.969
-20,67
2.526.353
-5,28
Chi phí HĐ tài chính
145.013.120
87.109.949
65.347.225
57.903.171
-39,93
21.762.724
-24,98
chi phí bất thường
632.554
101.789
200.000
530.765
-83,91
98.211
96,48
3.Giá vốn hàng bán
12.387.643.268
14.810.643.289
19.161.721.505
2.423.000.021
19,56
4.151.078.216
28,03
4. HĐ thu nhập tài chính
3.132.385
3.443.174
8.289.725
310.789
9,92
4.846.551
140,76
5. Thu nhập bất thường
7.031.642
7.621.622
14.803.926
589.980
8,39
7.182.304
94,24
6. Lợi nhuận trước thuế
1.403.948.288
1.817.041.168
2.185.259.592
413.092.881
29,42
368.218.424
20,26
Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Quốc Tấn năm 2007-2008-2009.
4.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Căn cứ số liệu bảng số 1, chúng ta có thể thấy được rằng từ năm 2007 đến năm 2008 và năm 2009 công ty TNHH TM Quốc Tấn đã liên tục làm tăng được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể lơi nhuận tăng từ 1.403.948.288VND năm 2007 lên 1.817.041.168VND năm 2008 và 2.185.259.592VND năm 2009. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với năm 2007 là 29,40%; năm 2009 so với năm 2008 là 20.00%. Việc phân tích
các yếu tố làm tăng lợi nhuận đồng thời xét đến tính hiệu quả trong hoạt động của công ty sẽ được đề cập ở phần sau.
Từ đầu năm 2010 mặc dù còn dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng với đà phát triển và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 tốc độ tăng trưởng của công ty so với năm 2009 đã tăng 17,6%.
5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.
5.1. Thuận lợi.
- Thị trường nội địa có tiềm năng rất lớn, có tốc độ đô thị hóa cao, với các chương trình xây dựng các đại lộ mới, văn phòng hiện đại, các khu chung cư cao tầng, các khu đô thị mới, các khu dân cư mới ở các quận ngoại thành, bê tông hóa, nhựa hóa đường xã nông thôn. Đây thực sự là môi trường tiềm năng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và phát triển.
- mặt hàng xi măng: nhiều nhà sản xuất, sử dụng công nghệ hiện đại, mặt hàng đa dạng Xi măng Công Thanh PCB40, xi măng Tây Đô PCB40, PC30-40, Bỉm Sơn PCB40 đáp ứng đủ theo yêu cầu chất lượng các loại công trình.
- Mặt hàng thép xây dựng: Đủ các chủng loại, sản xuất.
- Mặt hàng trang trí nội thất: nhiều nhà máy gạch men gốm sứ được đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, sản xuất các mặt hàng đa dạng có chất lượng không thua kém hàng ngoại đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các công trình từ bình thường tới cao ốc văn phòng đại diện. Các nhà sản xuất có chính sách khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn.
- Những thay đổi thuận lợi về tăng trưởng thu nhập của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai và hành vi tiêu dùng khi thu nhập gia tăng của người tiêu dùng.
- Sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng, thiết kế mẫu mã, luôn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Giá cả phù hợp được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.
- Có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và có quan hệ rộng rãi trên thị trường. Đây sẽ là một cách quảng cáo hữu hiệu cho sự phát triển của
5.2. Khó khăn
- Các chế độ, chính sách, các luật và văn bản dưới luật, các qui định của ta còn chưa theo kịp nền kinh tế thị trường hiện đại.
- Chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài chưa nghiêm làm cho ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh còn thấp, hiện tượng luồng lách khá phổ biến, tạo nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây lãng phí lớn, làm tổn hại tới cục diện của nền kinh tế.
- phương thức kinh doanh của công ty ngày càng đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng, nhưng rủi ro sẽ nhiều hơn, tỷ lệ thu hồi nợ thấp, nợ khó đòi phát sinh nhiều hơn.
- Các doanh nghiệp sử dụng chính sách giá thấp để cạnh tranh trong ngắn hạn làm cho lợi nhuận thấp dần.
- Sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh, hàng loạt các đối thủ ra đời làm thị phần của công ty bị chia nhỏ.
- Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phân khúc thị trường còn dựa trên những kinh nghiệm và thăm dò hơn là căn cứ vào những số liệu, thông tin phân tích.
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Kênh phân phối.
1.1. Hệ thống trung gian phân phối.
Đây là hệ thống bán hàng chủ yếu của công ty, với hình thức hoạt động là liên kết hợp tác cùng những người có ý định và đủ điều kiện kinh doanh sản phẩm của công ty. Công ty sẽ cung cấp hàng hóa đồng thời hỗ trợ, tư vấn cho các đối tượng này kinh doanh đạt hiệu quả nhất thông qua đội ngủ nhân viên kinh doanh hết sức chuyên nghiệp.
1.2. Hệ thống cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty
Với nhiệm vụ chính là vừa bán hàng cho người tiêu dùng vừa quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty cũng như cung cấp hàng sỉ cho những địa điểm kinh doanh nhỏ
lẻ. Hiện công ty có 2 cửa hàng bán lẻ đặt tại những vị trí tương đối thuận tiện trên địa bàn hoạt động.
1.3. Hệ thống siêu thị, Metro, coop.
Đây là mạng lưới kinh doanh thu hút được nhiều người dân , đánh vào nhu cầu thích mua sắm của người tiêu dùng
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
1. Môi trường bên ngoài
1.1. Các yếu tố kinh tế.
- Lãi suất tín dụng: lãi suất trên thị trường tài chính có thể có những tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng người ta sẽ có xu hướng hạn chế tiêu dùng để gửi tiết kiệm và khi lãi suất giảm người ta có xu hướng gia tăng tiêu dùng và tăng mức đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, mặc dù đã nhiều lần hạ lãi suất nhưng lãi suất cho vay và huy động vốn trên thị trường tài chính nước ta vẫn còn cao so với các nước khu vực và thế giới ( r>=12%). Đây là những bất lợi trong cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tỷ giá hối đoái: Hiện nay tỷ giá hối đoái của Việt Nam tương đối thấp, chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần xuất nhập khẩu, hàng xuất khẩu tăng sức cạnh tranh
- Lạm phát: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế nước ta tương đối ổn định nhờ ít lạm phát đã tạo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
1.2. Yếu tố chính trị, luật pháp
Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế chính trị ổn định nhất nhì trên thế giới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển về lâu về dài cũng như thu hút được sự mạnh dạn đầu tư hợp tác làm ăn của cá nhà đầu tư nước ngoài.
Về mặt pháp luật dù còn hơi “rối rắm” nhưng ngày nay với xu hướng hội nhập về kinh tế thì nhà nước ta ngày càng nới lỏng sự quản lý, bỏ bớt một số thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đổi lại chúng ta sẽ phải chấp nhận đối đầu cạnh tranh trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Muốn hội nhập tốt, vượt qua những thử thách đòi hỏi doanh nghiệp chúng ta phải có năng lực cạnh tranh tốt nhất, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành
từ nhiều nhân tố trong đó cốt lõi là năng lực cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
1.3. Yếu tố thị trường
Trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng xây dựng và trang trí nội thất trên thị trường nội địa, thương hiệu của công ty có thị phần nhỏ và sức cạnh tranh còn yếu do đó việc hiểu
các đối thủ cạnh tranh ở hiện tại là hết sức cần thiết. Đồng thời khách hàng quyết định sẹ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do vậy phải làm thế nào có được khách hàng và giữ được khách hàng là vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Chìa khóa để giữ được khách hàng của công ty chính là làm cho họ luôn luôn được hài lòng. Mục tiêu này của công ty Quốc Tấn đạt được thông qua việc thực hiện công tác nghiên cứu khách hàng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ.
1.4. Yếu tố tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nguyên liệu dồi dào sẽ làm giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
2. Môi trường bên trong
2.1. Văn hóa doanh nghiệp
- Mục tiêu của văn hóa là nhằm xây dựng một phong cách quản trị có hiệu quả, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, xây dựng mối quan hệ hợp tác một cách thân thiện giữa các thành viên, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy gắn bó nhau và có tinh thần cầu tiến. Trên cơ sở đó hình thành chung một lòng tin vào thành công của tập thể. Tuy nhiên văn hóa không thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp, mà nó chỉ phát huy vai trò trong quan hệ tương tác với các phương tiện và nguồn lực khác như các chiến lược, các kế hoạch kinh doanh,… Do đó muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải biết cách kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa với các yếu tố khác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Phương châm hoạt động cũng là nét văn hóa riêng của công ty TNHH TM Quốc Tấn chính là:
“Uy tín đi đầu,
Chất lượng đảm bảo,
Đổi mới không ngừng,
Chung sức tạo lợi nhuận,
Thúc đẩy công ty phát triển,
Góp phần xây dựng xã hội giàu mạnh.”
2.2. Nguồn nhân lực.
Như chúng ta đã biết điều kiện cần cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là phải có đủ vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc,… Nhưng sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố “phần hồn” của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố cấu thành phần hồn làm cho các hoạt động của doanh nghiệp có sức sống hơn đó là bản lĩnh, tài năng của nhà quản trị. Tại công ty Quốc Tấn một trong những ưu điểm nổi bật đó chính là đội ngủ lãnh đạo trẻ, trình độ chuyên môn cao, am hiểu công việc và bản lĩnh công tác.
Tình hình nhân sự của công ty đến tháng 12/2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình nhân sự của công ty tính đến tháng 12/2009.
ĐVT: Người
PHÒNG BAN
Tổng cộng
TRÌNH ĐỘ
Đại học
%
Cao đẳng
%
Trung cấp
%
PT
TH
%
Ban Giám Đốc
02
02
100
-
-
-
-
-
-
Phòng Nhân sự
04
02
50
01
25
01
25
-
-
Phòng kinh doanh
10
07
70
03
30
-
-
-
-
Phòng kế toán
03
02
66.7
-
-
01
33.3
-
-
Đội giao hàng
10
-
-
-
-
02
20
08
80
Kho
02
02
100
-
-
Tổng cộng
31
13
41.93
04
12.9
06
19.35
08
25.81
Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH TM Quốc Tấn
Toàn nhân sự của công ty tính đến cuối năm 2009 là 31 người, trong đó có 13 người đạt trình độ đại học (chiếm 42%); cao đẳng 4 người (chiếm 13%), trung cấp và THPT 14 người (chiếm 44%). Cơ cấu nhân sự khối phòng ban của công ty tương đối mỏng, tập trung chủ yếu là nhân sự cho phòng kinh doanh. So với những năm trước, nhân sự của công ty không thay đổi nhiều, chỉ tăng thêm nhân sự cho phòng kinh doanh và đội giao hàng. Trong những năm tới, công ty dự kiến sẽ tuyển thêm nhân sự cho phòng kinh
doanh và đội giao hàng, đây chắc chắn sẽ là những hạt nhân làm gia tăng doanh số và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty.
2.3. Công nghệ
- Nhờ vào máy móc thiết bị hiện đại đã làm giảm hao phí nguyên vật liệu, các chi phí ẩn khác trong quá trình sản xuất từ đó giá thành được giảm đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các sản phẩm của công ty bán ra là những sản phẩm mang tính công nghệ và chất lượng cao sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng
2.4. Yếu tố marketing
- Hiện tại công ty chưa thành lập phòng ban marketing mà chỉ do cấp lãnh đạo của công ty chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện. Đây là điểm yếu nhất mà công ty cần chú trọng để xây dựng phong ban này nhằm giúp sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phù hợp với thị trường góp phần làm tăng lợi nhuận kinh doanh.
2.5. Hệ thống thông tin
Công ty cần phải thiết lập hệ thống thông tin, các công cụ xử lý thông tin hữu hiệu để từ đó có thể phát hiện sớm nhất những cơ hội cũng như những rủi ro nảy sinh, kịp thời có những quyết định quản trị và kinh doanh phù hợp. Trong đó hết sức coi trọng công tác đánh giá và dự báo các tình huống có thể xuất hiện, cần phải nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý và phân tích kinh doanh. Thật vậy thông tin là lĩnh vực rất quan trọng, thông tin nối liền giữa tiêu dùng và sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Một chiến lược kinh doanh muốn thích ứng với môi trường bên trong và bên ngoài của công ty thì cần phải có thông tin. Vì vậy việc thu thập thông tin nhanh và chính xác sẽ giúp cho công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
IV. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
1. Phân tích biến động của cơ cấu tài sản.
Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều có những thể mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên để có thể đi đến thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đồng vốn bỏ ra một cách hiệu quả. Việc sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả thể hiện ở chỗ phân bổ vốn có phù hợp với tình hình và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích tình hình biến động tài sản của công ty trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
6.352.375.676
85.95
6.630.805960
94.94
7.677.845.178
83.08
278.430.284
4.30
1.047.039.218
15.80
1.tiền mặt
248.615.776
3.91
213.681.274
3.22
117.461.209
1.52
(34.934.503)
-14.00
(96.220.065)
-45.02
2. Các khoản phải trả
2.040.345.276
32.11
3.520.345.289
38.00
3.950.950.404
51.45
480.000.013
23.50
1.430.605.115
56.76
3.Hàng tồn kho
3.968.341.589
62.47
3.741.703.104
56.02
3.412.111.819
44.43
(226.638.485)
-5.70
(329.591.286)
-8.14
4.Tài sản lưu động
95.073.034
1.51
182.076.294
2.76
198.221.749
2.60
87.003.259
31.50
16.145.456
8.86
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
1.038.394.158
14.05
1.364.138.434
17.06
1.562.472.136
16.91
325.744.276
3.10
198.333.702
14.53
1.Tài sản cố định
1.038.394.158
14.05
1.364.138.434
17.06
1.562.472.136
16.91
325.744.276
3.10
198.333.702
14.53
2. Các khoản đều tư tài chính
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
TỔNG TÀI SẢN
7.390.769.838
100.00
7.994.944.394
100.00
9.241.217.316
100.00
604.174.556
8.10
1.246.272.922
15.58
Bảng số 3: Tình hình tài sản của công ty trong thời gian qua.
ĐVT: đồng
Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán công ty TNHH TM Quốc Tấn 2008 - 2009
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Tổng tài sản ở năm 2007 của công ty là 7.390.769.838 VND trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 6.352.375.676 VND (chiếm tỷ trọng là 85.95% trong cơ cấu tổng tài sản), còn lại tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 14.05% trong cơ cầu tổng tài sản (tương đượng 1.038.394.158 VND)
Đến năm 2008 tổng tài sản của công ty là 7.994.944.394 VND tức tăng 604.174.556 VND so với năm 2007 tương đương 8.1%. trong đó lượng tăng chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với năm 2007 thì năm 2006 tài sản cố định và đầu tư dài hạn đã tăng 325.744.276 VND tương đương 3.1%, đây hoàn toàn là do tăng việc đầu tư mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 278.430.280 VND tương đương 4.3% chủ yếu là do các khoản thu khách hàng tăng.
Đến năm 2009 tổng tài sản của công ty là 9.241.217.316 VND tức tăng 1.2246.272.922 VND so với năm 2008, tương đương 15.58%. trong đó lượng tăng chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với năm 2008 thì năm 2009 tài sản lưu động và đầu tư đã tăng 1.047.039.218 VND, tương đương 15.08%. tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 198.333.702 VND, tương đương tăng 14.53% đây hoàn toàn là do tăng việc đầu tư tài sản cố định.
Trong tài sản lưu động từ năm 2007 đến 2009 chúng ta đặc biệt chú ý đến việc các khoản phải thu khác tăng lên rất nhiều từ 2.040.345.276 VND năm 2007 đến năm 2008 là 2.520.345.289 VND và đến năm 2009 đã là 3.950.950.404 VND tức trong vòng 3 năm đã tăng lên 1.910.605.128 VND với tỷ lệ 98.40 so với năm 2007. điều đó nói lên rằng trong những năm gần đây, mức độ doanh nghiệp bị chiếm vốn tăng lên nhiều. đây là một dấu hiệu không tốt, công ty cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân đã làm tăng khoản mục này, qua đó có hướng giải quyết kịp thời và hiệu quả.
Tài sản lưu khác năm 2008 tăng 87.003.259 VND tương đương 31.50% đến năm 2009 tăng thêm 16.145.455 VND tương đương 8.87% đây là mức tăng bình thường bởi so với năm 2007 thì năm 2008 và năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rất nhiều.
So với năm 2007 thì năm 2008 lượng hàng tồn kho đã giảm 226.638.485 VND tương đương giảm 5.71% đến năm 2009 lại tiếp tục giảm được 329.591.286 VND
Tương đương giảm 8.14%. đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm đã đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với năm trước và vòng quay hàng hóa cũng nhanh hơn.
So với năm 2007 thì trong năm 2008 vốn tiền mặt giảm 34.934.503 VND tỷ lệ giảm 14%, năm 2009 vốn tiền mặt đã bị giảm 96.220.065 VND tỷ lệ giảm 45.02%, điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
Tóm lại: Qua số liệu bảng cơ cấu tài sản của công ty TNHH TM Quốc Tấn trong 3 năm 2007.2008.20009 ta thấy cơ cầu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn (thường trên 80%). Điều này cũng dễ hiệu vì công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. trong 3 năm tài sản của công ty đều có chiều hướng gia tăng đáng kể, tuy nhiên trong cơ cấu khoản mục tài sản có những chiều hướng biến đổi không tốt như tiền mặt và khoản phải thu. Công ty cần chú ý theo dõi các khoản mục này để có hướng khắc phục hiệu quả
2. Phân tích tình hình sử dụng vốn.
Muốn kinh doanh phải có vốn, điều đó là đương nhiên tuy nhiên muốn kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách huy động vốn và sử dụng chúng có hiệu quả. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn đang sử dụng trong kinh doanh tại công ty TNHH TM Quốc Tấn trong 3 năm qua:
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
VND
TT(%)
A. NỢ PHẢI TRẢ
3.791.464.927
51.30
4.199.070.574
52.52
5.247.009.794
56.78
407.605.647
10.70
1.047.939.220
24.95
1.Nợ ngắn hạn
3.791.464.927
51.30
4.199.070.574
52.52
5.247.009.794
56.79
407.605.647
10.70
1.047.939.220
24.95
2. Nợ dài hạn
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
3.Nợ khác
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
3.599.304.911
48.70
3.795.873.820
47.48
3.994.207.522
43.22
196.568.909
5.40
198.333.702
5.22
1.Nguồn vốn quỹ
3.599.304.911
48.70
3.795.873.820
47.48
3.994.207.522
43.22
196.568.909
5.40
198.333.702
5.22
2. Nguồn kinh phí quỷ khác
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
Tổng nguồn vốn
7.390.769.838
100.00
7.994.944.394
100.00
9.241.217.316
100.00
604.174.556
8.10
1.246.272.922
15.58
Bảng số 4: Tình hình sử dụng vốn trong thời gian qua( ĐVT: đồng)
Nhận xét:
- Trong 3 năm từ 2007-2009 nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH TM Quốc Tấn liên tục được tăng lên cụ thể như năm 2008 tổng nguồn vốn là 7994.944.394 VND tăng thêm 604.174.556 VND so với năm 2007 tương đương tỷ lệ tăng 8.17%. năm 2009 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 9.241.217.316 VND tăng 1.246.272.922 VND tỷ lệ tăng là 15.58% so với năm 2008 , so với năm 2007 đã tăng lên 1.850.447.478 VND tỷ lệ tăng 25%. Nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn tăng là do các khoản nợ phải trả trong năm 2009 tăng cao so với năm 2008. còn nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không cao, năm 2009 so với năm 2008 tăng 198.333.702. VND tỷ lệ tăng 5.22% .
- Ta thấy tốc độ tăng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu không đồng đều nhau, do đó mặc dù tổng nguồn vốn trong năm 2008 và năm 2009 đều tăng nhưng tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu lại liên tục giảm so với năm 2007 từ 48.70% xuống 48% và đến năm 2009 chỉ còn 43.22 %
- Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy số tiền phải thu trong năm 2007, 2008,2009 lần lượt là 2.040.345.276 VND; 2.520.345.289 VND và 3.950.950.404 VND nếu đem so sánh với các khoản mục nợ phải trả lần lượt là 3.791465 VND; 4.199.070.574 VND và 5.247.009.794 VND, chúng ta có thể kết luận được công ty đã chiếm dụng được tiền vốn của các doanh nghiệp, điều đó là tốt bởi chúng ta phải hiểu rằng chiếm dụng vốn ở đây là theo đúng pháp luật, đúng hợp đồng đã được kí kết .
- Một điều có thể dễ dàng nhận thấy trong 3 năm 2007.2008.2009 tại công ty nguồn vốn chủ sở hữu luôn luôn nhỏ hơn nợ phải trả. Cần tìm cách điều chỉnh tỷ lệ này ít nhất thì nguồn vốn CSH cũng phải bằng nợ phải trả. Có như thế công ty mới không bị động khi thị trường xảy ra biến động không thể kinh doanh hoặc kinh doanh không hiệu quả.
3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu.
Căn cứ vào số liệu bảng 1 trang:
3.1.Tổng doanh thu.
Doanh thu năm 2007 = 15.119.955.419 VND
Doanh thu năm 2008 = 17.841.547.394 VND
Doanh thu năm 2009 = 22.075.031.232 VND
Ta nhận thấy trong 03 năm liên tục tổng doanh thu tăng lên một cách đáng kể, mức tăng cụ thể là:
Năm 2008 so với năm 2007: 2.721.591.975 VND. Tỷ lệ tăng là 18.00%
Năm 2009 so với năm 2008: 4.233.483.840 VND. Tỷ lệ tăng là 23.70%
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào doanh thu tăng thì chúng ta chưa thể kết luận được rằng trong những năm gần đây công ty hoạt động hiệu quả hơn những năm trước.Nó chỉ có thể kết luận được rằng trong năm 2009 một là lượng hàng bán tăng; hai là giá cả hàng hóa dịch vụ tăng.
Biểu đồ mô tả sự tăng trưởng Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2007-2009.
Sơ đồ 1 ĐVT: Triệu đồng
3.2. Doanh thu thuần
Tại công ty hầu như không phát sinh các khoản giảm trừ (chiết khấu, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK,…) do đó doanh thu thuần cũng chính là tổng doanh thu ( Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ ).
4. Phân tích chi phí.
Tổng chi phí =
Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí hoạt động tài chính + Chi phí bất thường
Năm 2007 tổng chi phí = 1.338.527.890 VND
Năm 2008 tổng chi phí = 1.224.927.732 VND
Năm 2009 tổng chi phí = 751.143.379 VND
Sơ đồ 2 ĐVT: đồng
Nhận xét: Ta thấy rằng trong năm 2008 tổng chi phí đã có bước cải thiện và giảm đi được phần nào so với năm 2007 (113.600.157VND tương đương 8.48%).Đến năm 2009 thật sự là một bước ngoặc quan trọng khi tổng chi phí đã giảm đi một cách đáng kể (473.783.947 VND tỷ lệ giảm 38.60%). Đặc biệt là chi phí bán hàng giảm so với năm 2008 là 449.593.082 VND, tỷ lệ giảm 41.20%, với chi phí bán hàng bỏ ra trên 01 đồng doanh thu năm 2008 là 1.089.839.580/17.814.547.394 = 0.061 VND;
Tương tự năm 2009 là 0.029 VND. Điều đó nói lên rằng trong năm 2008 để có 01 đồng doanh thu chúng ta phải bỏ ra 0.061 đồng chi phí bán hàng, đến năm 2009 cũng 01 đồng doanh thu chúng ta chỉ cần bỏ ra 0.029 đồng chi phí, đây thật sự là một tín hiệu đáng mừng. Riêng chi phí hoạt động tài chính trong năm 2009 đã giảm 21.762.724 VND, tỷ lệ giảm 25%. Kết quả đạt được trên thật sự là một nỗ lực rất đáng khích lệ của toàn thể cán bộ nhân viên công ty Quốc Tấn, chính điều đó đã góp phần tăng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại công ty.
5. Phân tích lợi nhuận
5.1.lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp =
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Năm 2007 = 15.119.955.419 – 12.387.643.268 = 2.732.323.251 VND
Năm 2008 = 17.841.547.394 – 14.810.643.289 = 3.030.904.105 VND
Năm 2009 = 22.075.031.232 – 19.161.721.505 = 2.913.309.727 VND
Sơ đồ 3 ĐVT: đồng
Ta thấy trong năm do tổng doanh thu tăng thêm 2.721.159.975 VND trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng thêm 2.432.000.021 VND (tỷ lệ tăng 10%). Đến năm 2009 mặc dù doanh thu tăng thêm 4.233.484 VND nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 4.351.078.216 VND, chính điều đó đã làm cho lợi nhuận gộp trong năm 2009 giảm 117.594.378 VND so với năm 2008. Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận la do giá vốn hàng bán trong năm 2009 tăng nhiều nhưng giá bán hàng lại không tăng hoặc có tăng nhưng không đáng kể. Điều đó nói lên rằng sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.
Tỷ lệ giảm lợi nhuận năm 2009 =
-117.594.378
* 100%
= -5,7%
3.030.904.105
5.2. Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần =
Lợi nhuận gộp – Tổng chi phí
Năm 2007= 2.732.323.315 – 1.338.527.789 = 1.393.795.261 VND
Năm 2008 = 3.030.904.105 – 1.224.927.733 = 1.805.976.372 VND
Năm 2009 = 2.913.309.727 – 751.143.786 = 2.162.165.941 VND
Sơ đồ 4 ĐVT: đồng
Ta nhận thấy rằng lợi nhuận gộp năm 2008 tăng so với năm 2007 cộng thêm tổng chi phí lại giảm đã làm cho lợi nhuận thuần năm 2008 tăng lên một cách đáng kể (412.181.111 VND, tương đương tăng 29.50%) đến năm 2009 mặc dù lợi nhuận gộp đã giảm đi nhiều so với năm 2006, tuy nhiên nhờ các khoản chi phí trong năm 2009 đều giảm (473.783.947 VND) dẫn đến lợi nhuận thuần năm 2009 tăng lên so với năm 2008.
Lợi nhuận thuần tăng = 2.162.165.941 – 1.805.976.372 = 356.189.569 VND
Tỷ lệ tăng năm 2009 =
356.189.569
* 100%
= 19,70%
1.805.976.372
5.3. Lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế =
Lợi nhuận thuần + Thu nhập tài chính + Thu nhập bất thường
Năm 2007 = 1.393.795.261 + 3.132.384 + 7.031.642 = 1.403.948.288 VND
Năm 2008= 1.805.976.372 + 3.443.174 + 7.621.622 = 1.817.041.168 VND
Năm 2009 = 2.162.165.941 + 8.289.725 + 14.803.926 = 2.185.259.592 VND
Sơ đồ 5 ĐVT: đồng
Trong cả ba năm tình hình kinh doanh tại công ty đều đạt hiệu quả cao và không ngừng phát triển, năm 2008 lợi nhuận trước thuế tăng 413.092.881 VND, tỷ
lệ tăng 29.40%; năm 2009 lợi nhuận trước thuế tăng 368.218.423 VND, tỷ lệ tăng 20%
5.4. Lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2007 = 1.403.948.288 – 1.403.948.288 * 28% = 1.010.842.767 VND
Năm 2008 = 1.817.041.168 – 1.817.041.168 * 28% = 1.308.229.641 VND
Năm 2009 = 2.185.259.592 – 2.185.259.592 * 28% = 1.573.386.906 VND
Sơ đồ 6 ĐVT: đồng
Trong năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế tại công ty là 1.010.842.767 VND, năm 2008 là 1.308.229.641 VND tức tăng thêm 297.386.774 VND (tỷ lệ tăng 29.4%) đến năm 2009 là 1.573.386.906 VND tức so với năm 2008 đã tăng thêm 265.157.265 VND (tỷ lệ tăng 20.2%).
6. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời
6.1. Tỷ suất lơi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =
Lợi tức sau thuế
* 100%
Doanh thu thuần
năm 2007 =
1.010.842.767
* 100%
= 6,6%
15.119.955.419
Trong năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu bán ra chúng ta sẽ thu được 6.6 đồng lợi nhuận sau thuế.
năm 2008=
1.308.229.641
* 100%
= 7,3%
17.841.547.394
Trong năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu bán ra chúng ta sẽ thu được 7.3 đồng lợi nhuận sau thuế.
năm 2009=
1.573.386.906
* 100%
= 7,1%
22.075.031.232
Trong năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu bán ra chúng ta sẽ thu được 7.1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tương đối cao so với năm 2007 thì trong năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng lên (từ 6.6% lên 7.3%). Điều đó đã nói lên rằng công ty đang trên đường hoạt động có hiệu quả hơn. Đến năm 2009 mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty cao hơn so với năm 2008 là 256.157.265 VND nhưng hiệu quả
trong hoạt động lại không bằng năm 2008. Vậy có thể kết luận được rằng lợi nhuận tăng trong năm 2009 là nhờ số vòng quay của hàng tồn kho nhanh hơn, số lượng hàng hóa giao dịch tăng so với năm trước đồng thời số lượ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN.doc
- TRANG BIA + ....doc