Lời nói đầu
Trước sự sôi động của nền kinh tế thị trường, thế giới, không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế như một sợi dây liên kết giữa các nước với nhau, đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, trong đó Việt Nam.
Đại hội lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công Xuất khẩu tại Công ty Cổ phần giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần “mở cửa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó sự đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có một số vị trí hết sức quan trọng. Tiếp đến, Đại hội dg toàn quốc lần thứ VII lần nữa lại khẳng định: “Mở rộng đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng cùng có lợi, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực từ bên trong”. Nền kinh tế từ trạng thái khép kín này chuyển sang hoà nhập với nền kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các dn hoạt động kinh tế quốc tế ở các quốc gia khác nhau.
Thời cơ và thách thức đang còn là một ẩn số đối với các doanh nghiệp gia công quốc tế ở Việt Nam. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý, các dn gia công xuất khẩu cần phải có các biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình một cách có hiệu quả theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả gia công xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: năng lực quản lý, tình hình thị trường, kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính của dn… Ngoài ra, các chính sách, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu.
Xuất phát từ những lý luận chung về gia công quốc tế và những hiểu biết của mình về công ty và được sự góp ý của cô giáo: TS. Nguyễn Thị Hường: Thầy giáo: TH.S Tạ Lợi tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội”
Nội dung đề tài này bao gồm:
- Chương I: Lý luận chung về gia công xuất khẩu và hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu.
- Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của công ty cổ phần giầy Hà Nội.
- Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cỏ phần xuất khẩu giầy Hà Nội.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ hiểu biết còn có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp còn nhiều thiết sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và lãnh đạo công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần xuất khẩu giầy Hà Nội. Đặc biệt cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hường, Thầy giáo Th.S. Tạ Lợi đã có những ý kiến đóng góp và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Chương I: Lý luận chung về Gia công xuất khẩu và hiệu quả gia công xuất khẩu.
I. Tổng quan về gia công xuất khẩu.
1. Khái niệm và các hình thức gia công xuất khẩu.
1.1. Khái niệmvà bản chất của gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nk gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo…
1.2. Các hình thức gia công quốc tế.
* Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dưới các hình thức sau đây:
+ Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm do bên nhận gia công à sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
+ Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
+ Ngoài ra người ra còn có th áp dụng một hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.
* Xét về mặt giá cả gia công, người ta có thể chia việc gia công thành hai hình thức:
+ Hợp đồng thực chi thực nhanh (cost plus contract) trong đó bên nhận gia công thành toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
+ Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức (target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định ưức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó.
* Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, ta có hai loại gia công sau đây:
+ Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.
+ Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một.
ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại một cách phổ biến các loại hình gia công xuất khẩu này. Đây là bước quá độ, sự học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi thực sự bước vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Đồng thời gia công quốc tế cũng là bước khởi đầu để tạo cơ sở, nền móng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với phần còn lại của thế giới.
2. Đặc điểm gia công xuất khẩu ở Việt Nam.
ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động về gia công xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động gia công quốc tế đang là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến tại Việt Nam. Bởi dk kinh tế kỹ thuật của Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu nên khó có thể đầu tư vào công ngh kỹ thuật chưa cao nưh dệt may, da dầy, chế biến hàng nông sản, hải sản, chế biến hàng công nghiệp nhẹ… Do nền công nghiệp Việt Nam hoạt động chưa mấy hiệu quả, bên cạnh đó các dây truyền thiết bị, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, phẩm chất kỹ thuật chưa cao rất khó có thể thực hiện các thao tác sản xuất ra các sản phẩm đòi hỏi về kỹ thuật cao, hàng công nghiệp nặng chế tạo máy móc công cụ hiện đại phục vụ sản xuất…
Ngành gia công xuất khẩu da giầy và các dụng cụ đề ra cũng là một ví dụ minh hoạ điển hình cho hoạt động gia công quốc tế tại Việt Nam. Phần lớn các công ty doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu da dưới hình thức nhập nguyên vật liệu chính từ nước ngoài, sau đó tự cung cấp nguyên vật liệu phụ rồi sản xuất ra sản phẩm, sau đó xuất khẩu trở lại nước đặt gia công. Nhìn chung với hình tưức gia công xuất khẩu này, do chất lượng sản phẩm chưa được cao, sản phẩm trên thị trường quốc tế chưa cao cấp mà phần lớn là sản phẩm cấp thấp, do đó phí gia công chưa cao, thị trường tiêu thụ quốc tế còn nhỏ hẹp. Chính vì vậy mà ln hàng năm của các doanh nghiệp gia công xuất khẩu còn thấp và chưa mấy ổn định. Kéo theo đó là thu nhập của người lao động thấp, điều kiện đ phát triển sản xuất cũng hạn chế.
Trong hoạt động gia côn quốc tế do có sự tham gia của các nhân tố nước ngoài, do đó có sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị, kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia. Bên cạnh đó văn hoá dân tộc các quốc gia cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu sản phẩm và mỗi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể ở các nước khác nhau.
Hoạt động gia công quốc tế được thực hiện giữa các chủ thể ở các nước khác thông qua các hợp đồng gia công quốc tế. Yừu tố về trình độ ngoài ngữ cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cũng là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho mỗi doanh nghiệp. ở Việt Nam do trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế còn hạn chế nên rất hay xảy ra sự thua thiệt trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Đồng tiền thành toán trong hoạt động gia công quốc tế là ngoại tệ mạnh, hình thức thành toán cũng được thực hiện theo thể lệ, tập quán quốc tế…
Công ty c phần giầy Hà Nội, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu giầy da và các vật dụng được sản xuất từ da, nên cũng chịu ảnh hưởgn chung bởi các đặc điểm của hoạt động gia công quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh những đặc điểm chung của nền gia công quốc tế, công ty cổ phần giầy Hà Nội còn có một số các đặc điểm chung của nền gia công quốc tế, công ty c phần giầy Hà Nội còn có một s các đặc điểm riêng trong quá trình hoạt động của mình.
Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty, đơn thuần là hoạt động nhận nguyên vật liệu từ nước ngoài sau đó sản xuất ra sản phẩm đem trả cho bên đặt gia công rồi thu cưới phí gia công.
Trình độ kỹ thuật, dây truyền thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý cũng như sản xuất của cán bộ công nhân viên còn yếu kém. Tuy nhiên sản phẩm gia công của công ty cũng có một số những sản phẩm cao cấp được các nước ý, Hàn Quốc, Thái Lan ưu chuộng.
Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty đựơc thực hiện một cách thụ động, thị trường, đối tác đặt gia công còn hạn chế. Hầu hết sản lượng gia công của công ty đều được nhận từ các đơn đặt hàng của 3 đối tác chính: Hàn Quốc, Thái Lan, Italia, do họ chủ động đặt gia công với công ty.
Cước phí cho mỗi sản phẩm gia công của công ty còn thấp do chất lượng, mẫu mã chưa cao, dẫn đến lợi nhuận và thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty còn thấp dẫn đến khó cải thiện và phát triển sản xuất cũng như mở rộng chiến lựơc kinh doanh của công ty.
II: Khái quát chung về hiệu quả gia công xuất khẩu.
1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.
Do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu khác nhau mà có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nếu như trước đây, người ta thường đồng nhất khái niệm hiệu quả và kết quả điều đó có ý nghĩa là hiệu quả kinh doanh đạt được trong một thời kỳ nhất định chính bằng doanh thu được trong suốt thời kỳ ấy. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp theo quan điểm mới, ngưòi ta tính chỉ tiêu hiệu quả phải dựa trên sự so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra.
Do vậy, một doanh nghiệp khi điều kiện nhập khẩu, để đạt được hiệu quả cao, thu được lợi nhuận lớn, tất yếu phải chú ý đến việc “tối thiểu hoá chi phí ”. Gia công xuất khẩu ở Việt Nam ngoài việc đẩy mạnh khai thác nguồn hàng nhập khẩu, để phục vụ cho nc sản xuất, gia công, mặt khác tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh gia công xuất khẩu là việc chú trọng tìm kiếm đối tác nước ngoài đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Như vậy các đơn vị gia công xuất khẩu đặc biệt chú ý đến hiệu quả của việc gia công hiệu quả kinh tế. Yếu tố đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững.
Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh việc sử dụngcc nguồn lực xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được với chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất
Công thức khái quát như sau:
Hiệu quả =
Kết quả
Chi phí
Trong đó:
- Kết quả kinh doanh được xác định bằng chỉ tiêu thể hiện mục tiêu kinh doanh cần đạt được như doanh số bán ra, lợi nhuận, thu nhập.
- Chi phí được xác định bằng chỉ tiêu khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu đối tượng phân tích. Cụ thể là khi phân tích hiệu quả gia công như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí mua bảo hiểm, chi phí trả lãi tiền vay, lưu kho, chi phí sản xuất, gia công các sản phẩm.
- Hiệu quả là chỉ tiêu đã được đề cập ở trên, có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả. Đơn vị tính %.
Ngoài ra còn nhiều những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty trong một giai đoạn, thòi kỳ nhất định trên cơ sở hiệu quả kinh tế.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gia công xuất khẩu.
Trên thực tế, về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Tuy nhiên về hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và tình hình hoạt động gia công xuất khẩu ở công ty cổ phần giầy Hà Nội nói riêng, tôi chỉ đưa ra một số các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty như:
2.1. Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng doanh thu trong 1 năm của công ty:
Nếu gọi:
Ri: Là doanh thu của công ty ở năm i
pi: Là lợi nhuận tại năm i
P’i: Là tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu tại năm i (đơn vị tính %)
Ta có:
Chỉ tiêu này nói lên tỷ suất lợi nhuận sẽ đạt bao nhiêu phần trăm khi doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 1 năm là: R và p. Nói cách khác, đây là sự so sánh về phần trăm lợi nhuận trên tổng doanh thu của công ty tại một năm nhất định. Chỉ tiêu này đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty, lợi nhuận thu được sẽ đạt là bao nhiêu phần trăm so với doanh thu. Tức là đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của công ty có đạt được mức tiêu chuẩn tối thiểu so với tổng giá trị hàng đã bán hay không.
2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp:
Chỉ tiêu này nói lên phần trăm lợi nhuận của công ty so với tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một năm.
Công thức:
Trong đó:
pi: Là lợi nhuận tại năm i
GTSXCN: Là tổng giá trị hàng được sản xuất ra tại năm i.
p’i: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp ở năm i.
Phân tích chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty trong một năm có đạt hay không. Nghĩa là lợi nhuận thu được so với chi phí sản xuất ra sẽ đạt bao nhiêu phần trăm, từ đó đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty trong năm đó.
2.3. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn trên một năm.
Chỉ tiêu này muốn nói lên thời gian hoạt động hay tốc độ quay vòng vốn lưu động của công ty trong một năm đạt bao nhiêu lần.
Công thức:
Trong đó; VLdi: là tổng số vốn lưu động tại năm i
GTSXCNi: Là giá trị sản xuất công nghiệp tại năm i.
Li: Số vòng chu chuyển vốn cố định trong năm i.
Do tổng doanh thu của công ty còn bao gồm cả hàng tồn kho của những năm trước, do đó để chính xác hơn trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty tại một năm, người ta lấy tổng giá trị sản xuất công nghiệp ra làm tiêu thức tính.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty cũng là một chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quay vòng vốn cũng như hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại một thời kỳ nhất định. Nói cách khác là sự đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động đầu tư của công ty. Việc phân tích so sánh tỷ lệ tổng giá trị hàng được sản xuất ra với vốn lưu động của công ty trong năm cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty diễn ra nhanh hay chậm thời gian thực hiện quá trình gia công cho một lô hàng dài hay ngắn. Nếu tốc đọ quay vòng vốn càng lớn, tức là việc tưực hện gia công diễn ra nhanh, thu hồi vốn sớm thì thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả gia công xuất khẩu theo từng thời kỳ sản xuất kinh doanh được tính toán chủ yếu dựa vào hệ thống các chỉ tiêu trên. Song khi kết thúc công việc tính toán đó, ta cần so sánh giữa số thực hiện với kế hoạch, giữa các thời kỳ với nhau, xác định số chênh lệch, từ đó đưa ra kết luận công ty hoạt động có hiệu quả hay không riêng với chỉ tiêu lợi nhuận còn xác định được mức độ tăng giảm trong kỳ, nhờ đó doanh nghiệp gia công xuất khẩu có thể tìm ra biện pháp hữu hiệu để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty không chỉ dựa trên một chỉ tiêu, mà cần phải đánh giá trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu để có thể đưa ra được kết quả chính xác và đầy đủ.
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu:
Gia công xuất khẩu không còn là hoạt động mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như công tác hoạt động kinh tế đối ngoại với Việt Nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu là nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế, tạo nền móng cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động gia công quốc tế cũng là nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia công xuất khẩu phát triển lớn mạnh, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân nhiều hơn, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Hiệu quả gia công xuất khẩu chính là hiệu quả của hoạt động kinh doanh quốc tế, song nó bó hẹp trong gia công quốc tế. Do đó ta có thể khẳng định, hiệu quả gia công quốc tế là một con số tương đối, một phần phản ánh kim ngạch xuất nhập khẩu, một phần phản ánh kết quả hoạt động gia công quốc tế phản ánh quy mô thì hiệu quả phản ánh về chất lượng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì cần thiết phải hoạt động có hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu là điều cấp bách của các doanh nghiệp gia công quốc tế, đ đảm bảo cho sự phát triển trong quan hệ hợp tác, gôia lưu kinh tế với thế giới. Để có thể mở rộng quy mô cũng như thị phần của mình, đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý cũng như kinh nghiệm hoạt động kinh doanh quốc tế, công ty cần thiết phải nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Nâng cao hiệu quả là con đường có lợi nhất để thu lợi nhuận từ hoạt động gia công xuất khẩu, mà cần đến rất ít vốn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của mình, công ty còn tạo dựng, khẳng định uy tín, sức mạnh cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu do thực trạng nền sản xuất công nghiệp trong nước còn non kém, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, tay nghề sản xuất của người lao động chưa thực sự cao, vốn đầu tư ít và hiệu quả đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Do vậy, để có thể tốn tại và phát triển quy mô, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, gia công quốc tế nói riêng, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân cả về quy mô lẫn cơ cấu thì các doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần giầy nói riêng phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lên cao hơn nữa…
Chương II
Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu ở Công ty cổ phần giày hà nội
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày hà nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần giày Hà Nội.
Công ty cổ phần giầy Hà Nội tiền thân là một phân xưởng của nhà máy quốc phòng X40 trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, chuyên sx hàng may mặc, găng tay, giây và các dụng cụ quân nhu, quân khí như dây lưng, bao súng. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phân xưởng này là một đơn vị hàng đầu của nhà máy X40. Do nhu cầu tiêu dùng cho an ninh quốc phòng ngày càng tăng, do chuẩn bị gấp rút kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn cuối, đòi hỏi phải cung cấp nhiều hơn nữa các dụng cụ quân trang , quân khí do đó, sự cấp thiết cần phải tách riêng phân xưởng này thành một xí nghiệp riêng biệt để có thể phát huy, tận dụng tối đa khả năng sản xuất của phân xưởng. Năm 1968, được sự nhất trí của sở công nghiệp Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội đã quyết định tách phân xưởng này thành xí nghiệp giầy da Hà Nội.
Trong suốt thời giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xí nghiệp giầy da Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cung cấp đầy đủ những dụng cụ quân trang, quân dụng cho lực lượng quốc phòng và an ninh góp phần thúc đầy nhanh hơn công cuộc giải phóng đất nước. Sau khi miền nam hoàn toàn giải phógn. Trong thời kỳ miền bắc xây dựng xh chủ nghĩa, với cơ chế tập trung bao cấp, để phù hợp với cơ chế kinh tế hiện hành, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đổi xí nghiệp thành Công ty giầ da Hà Nội theo quyết định số 1538/QĐ UBND ngày 2/8/1978 của UBND thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ này nhiệm vụ của Công ty trực tiếp là sản xuất găng tay bảo hộ lao động, giầy và các đồ quân nhu quân dụng phục vụ cho quốc phòng an ninh cũng như phục vụ đời sống lao động, sản xuất giai đoạn này, do quan hệ giữa Việt Nam với Liên xô và các nước XHCN đông âu phát triển mạnh mẽ, có sự giao lưu bền vững về mặt kinh tế nhờ đó mà Công ty có các bạn hàng ngoài nước thường xuyên có đơn đặt hàng sản xuất các sản phẩm găng tay, vật dụng bảo hộ lao động, giầy dép da.. Đây chính là tiền đề trong quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Những bạn hàng quen thuộc của Công ty thời gian này là: Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức, Mông Cổ, Ba Lan...
Sự hợp tác kinh tế với nước ngoài đã góp phần củng cố về mặt sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt là về công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như và chủng loại và chất lượng sản phẩm. Về mặt chất lượng, để có thể xuất khẩu được đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải đạt phẩm chất tốt, phù hợp về mẫu mã, chủng loại. Nếu như trước đây Công ty chỉ sản xuất để phục vụ lực lượng quốc phòng và an ninh thì nay sản phẩm sản xuất ra đã được đa dạng hoá và phục vụ nhiều đối tượng như: Hàng quốc phòng, Hàng nội địa, Hàng xuất khẩu. Tuy vậy hàng quốc phòng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm sản xuất ra của Công ty do nhu cầu bảo vệ, gìn giữ tổ quốc rất cao và nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế thời điểm đó.
Từ năm 1982 do sự phồn thịnh của hệ thống các nước XHCN Công ty càng có nhiều đơn đặt hàng và việc sản xuất đẻe xuất khẩu thời gian này Công ty chủ yếu là nhận các hợp đồng đặt gia công và thực hiện công việc gia công xuất khẩu với quy mô ngày càng lớn, đảm bảo nhiệm vụ sản xuất ổn định trong thời gian dài. Đây là khởi điểm cho thời kỳ sôi động của hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty và là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Công ty. Trong suốt giai đoạn này cơ cấu về sản phẩm của Công ty đã có sự thay đổi rõ rệt, chuyển từ sản xuất hàng quốc phòng sang hàng xuất khẩu là chủ yếu. Với 90% sản phẩm ra là để xuất khẩu, đảm bảo cho Công ty có việc làm lâu dài và cải thiện cũng như phát huy nang lực sản xuất của mình. Cơ sở để đảm bảo sự ổn định sự phát triển của Công ty và ngày càng có nhiều các đơn đặt hàng đến từ các nước balan, Liên Xô, Đức... đặc biệt là các nước như áo, Tiệp với số lượng hợp đồng lớn và quy mô hợp đồng cao, có khi đến hàng triệu đơn vị sản phẩm.
Đến đầu thập kỷ 90 cũng là lúc hệ thống các nước XHCN tan rã, kết thúc cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Công ty mất đi sự nâng đở của Nhà nước và mất mát lớn nhất đó là mất đi những khách hàng quan trọng chiếm vị trí chiến lược trong quá trình phát triển của Công ty. Thời kỳ này Công ty đã trải qua bao thăng trầm và rơi vào tình trạng hết sức khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Được sự hỗ trợ của cấp trên, cộng với những nổ lực của chính bản thân, Công ty đã vượt qua được những khó khăn, được tình trạng suy thoái khủng hoảng trong ngành giầy da nói chung và dần phục hồi năng lực sản xuất của mình. Đến năm 1997 Công ty đã cải thiện được hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như về kỹ thuật công nghệ sản xuất. Cụ thể là Công ty đã có 583 máy sản xuất đồ da với 11 chủng loại máy khác nhau, một dây truyền sản xuất giầy nữ hoàn chỉnh, một dây truyền sản xuất cặp túi cao cấp, 682 lao động, 17.500 m2 đất, nhà xưởng kho tàng.... vốn lưu động đã đạt đến 1286 tỷ đồng.
Ngày 30/12/1998 UBND thành phố quyết định đổi Công ty giầy Hà Nội thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội theo quyết định sóo 5652/UBND thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ là 1,868 tỷ đồng. Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nền kinh tế thị trường vừa có thể là động lực thúc đầy sự phát triển mạnh trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty. Đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ đơn thuần là gia công với số lượng lớn nhất là ý, Thái Lan, Hàn Quốc. Ngay từ khi chuyển thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội, số lượng sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu tăng vọt và cũng có nhiều cải thienẹ về hệ thống công nghệ kỹ thuật sản xuất. Là một Công ty vững mạnh trong ngành sản xuất đồ da, hiện Công ty đứng thứ 3 tại Hà Nội Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển nên fkt đất nước, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Trải qua hơn 30 năm kể từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần giày Hà Nội đã gặp phải biết bao thăng trầm cùng sự hưng thịnh và suy thoái nói chung của ngành da giầy nói chung. Sau nhiều lần chuyển đối về cơ cấu hình thức Công ty, Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã dần khắc phục được những khó khăn và phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Là một thành viên hoạt động tích cực trong hiệp hội da giầy Hà Nội, Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các Công ty sản xuất dày và đồ da trong nước cũng như quốc tế và đặc biệt là có được các bạn hàng nước ngoài nhờ đó mà Công ty tháo gỡ được khó khăn đồng thời tăng cường đựơc năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là chuyên về gia công xuất khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển về quy mô cũng như cơ cấu sản xuất của Công ty nói riêng và sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung.
Để có được thành quả như ngày nay ngoài sự cố gắng của bản thân Công ty còn có sự giúp đỡ của Chính phủ Nhà nước ta. Tuy nhiên Công ty vẫn cần phải cố gắng hơn, cải thiện và phát huy năng lực sản xuất, khả năng quản lý kinh tế đã có thể phát triển vững chắc, ổn định về lâu dài.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần giày Hà Nội.
Ngay khi chuyển sang Công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của Công ty cũng có sự chuyển biến rõ rệt để phù hợp với hình thức và nội dung cũng như tính chất của Công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần giầy Hà Nội bao gồm:
HĐQT – Ban Giám đốc và các phòng ban, xét theo tình chất sản xuất, cơ cấu tổ chức của Công ty còn bao gồm các xưởng, phân xưởng sản xuất được chuyên môn hoá theo từng giai đoạn cũng như từng loại sản phẩm.
Có thể ký hiệu cơ cấu tổ chức của Công ty theo sơ đồ sau:
HĐQT
Ban Giám đốc
Phòng tổ chức
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng cung tiêu
Ban bảo vệ
Nhìn trên sơ đồ cho thấy cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với nội dung, yêu cầu của một Công ty cổ phần đồng thời có sự phân chia về chức năng nhiệm vụ rõ rệt tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực quản lý cũng như nưng lực sản xuất kinh doanh trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty.
II. Những nguồn lực tiềm năng Của công ty cổ phần giày hà nội.
1. Những nguồn lực tiềm năng của Công ty Cổ phần giày Hà Nội.
a. Về vốn:
Ngay khi chuyển sang Công ty cổ phần, giầy n Công ty đã có sẵn trong tay một lượng vốn cố định khá lớn, được hình thành từ những năm trước khi còn là Công ty giầy Hà Nội. Bên cạnh đó còn có sẵn máy móc thiết bị kỹ thuật, đất, kho tàng nàh xưởng... nên ít phải đầu tư vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng 1: Tổng hợp các loại vốn thực hiện thời kỳ 1999-2000
Đơn vị tính: Trđ
TT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Vốn cố định
3.663,94
3945,27
4098,52
2
Vốn lưu động
1.482,18
1892,36
1964,43
3
Vốn đầu tư XDCB
8,15
6,57
7,12
4
Vốn khác
4.882,12
5423,68
5674,24
Tổng
10.396,38
11267,88
11744,31
5
Vòng quay vốn
7
7
7
Nguồn: Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu
Qua bảng cho thấy vốn cố định còn rất nhỏ, đây là một khó khăn, trở ngại tương đối lớn với Công ty vì đây là vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Tỷ lệ vốn cố định thấp dẫn đến giảm thiểu đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sản xuất. Điều này giải thích vì sao các dây chuyền sản xuất, công nghệ kỹ thuật sản xuất của Công ty rất lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cảu hoạt động gia công xuất khẩu cũng như các hoạt động kinh doanh khác trên diện rộng. Vốn cố định có tăng hàng năm nhưng chưa thể đáp ứng được mức độ tăng trưởng về sản lượng sản xuất cũng như giá cả thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đơn thuần là gia công thuế cho các nước đặt gia công. Chính lẽ đó cần phải có thiết bị sản xuất hiện đại, dây chuyền sản xuất đồng bộ để đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, đúng thời hạn giao hàng, nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty, để có thể tìm kiếm thêm bạn hàng trên thế giới thúc đẩy sự phát triển của Công ty cả về quy mô lẫn tính chất.
Khi chuyển sang Công ty cổ phần, đã có sự tham gia đóng góp cổ phần từ phía nước ngoài, hơn nữa đã huy động được nhiều nguồn vốn từ những hình thức huy động vốn được thể hiện ở chỉ tiêu vốn khác. Tỷ lệ nguồn vốn này cũng không phải là nhỏ, nó lớn hơn vốn lưu động rất nhiều lần. Đây chính là thuận lợi cho Công ty để giải quyết các khó khăn về vốn cũng như các hoạt động đầu tư. Trên bảng có thể cho thấy vốn đầu tư voà xây dựng cơ bản là rất ít và giảm dần. Nguyên nhân do Công ty đã có cơ sở vật chất như nhà xưởng kho, bãi từ trước nên có thể dễ hiểu tại sao lại ít đầu tư vào xây dựng cơ bản. Tuy nhiên cơ sở vật chất của Công ty cũng đã dần lạc hậu, cần được nâng cấp hơn nhưng vì vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng như vốn cố định là thấp, vì lẽ đó kho có thẻ nâng cấp về hạ tầng cơ sở cũng như đầu tư vào các trang thiết bị sản xuất cơ sở hiện đại.
Tỷ lệ vốn lưu động quá thấp so với tổng vốn và so với cố định, có thể thaýa số lượng đơn đặt hàng ít, quy mô nhỏ chưa đáp ứng được khả năng sản xuất tối đa của Công ty. Tuy vậy vòng quay vốn rất nhiều lần trogn một năm, với 7 lần/ năm đã thể hiện một sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Cơ cấu vốn của Công ty tuy chưa mấy hoàn chỉnh và có nhiều vấn đề bất hợp lý, một con số rất lớn trong tổng số vốn thực hiện của Công ty nhưng phần lớn nó nằm trong những tải sản cố định như máy móc thiết bị sản xuất đã rất lạc hậu. Bên cạnh đó lại ít được đầu tư vào các trang thiết bị mới hiện đại. Ngoài ra công tác huy động các nguồn vốn bên ngoài để được cải thiện nhưng lại không được sử dụng một cách hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua bảng cũng có thể tháy chỉ tiêu vốn khác thể hiện một sự không cũng có thể thấy chỉ tiêu vốn khác thể hiện một sự không rõ ràng và phi hiệu quả trong khi vốn lưu động của Công ty lại thấp hơn rất nhiều. Đành rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của ._.Công ty còn phụ thuộc vào đơn đặt gia công của các bạn hàng nhưng Công ty vẫn có thể khắc phục được tình trạng đó thông qua việc mở rộng cơ cấu cũng như hình thức sản xuất để phát huy hết năng lực sản xuất cũng như sử dụng đồng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
Công ty cổ phần giầy Hà Nội ngay từ khi được thành lập thông qua sự chuyển cơ cấu từ Công ty giầy Hà Nội sang đã được thừa kế một số lượng vốn không nhỏ đây là một lợi thế rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đóng góp vào công việc phát triển chung của Công ty.
b. Lao động và nhân sự.
Những năm gần đây số lượng nhân sự trong Công ty có dấu hiệu giảm dần. Tổng sóo lao động trong Công ty thường xuyên biến động và liên tục có sự thay đổi về mặt cơ cấu. Được thừa kế từ Công ty tiền thân, Công ty cổ phần giầy Hà Nội nắm giữ một đội ngũ lao động tương đối hoàn chỉnh về mặt cơ cấu cũng như về tay nghề năng lực sản xuất. Tuy nhiên số lượng công nhân viên chức có trình độ quản lý, trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ đáng kể so với tổng số lao động của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hoạt động gia công xuất khẩu nên cần nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất. Tình hình lao động, nhân sự trong Công ty được phân làm 2 chỉ tiêu là lao động gián tiếp – là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên giấy tờ sổ sách mà không tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp, hầu hết trong số này đều có trình độ học vấn cao, từ trung cấp đến đại học. Chỉ tiêu thứ hai là lao động trực tiếp – tức những công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất trong các phân xưởng của Công ty, những công nhân này cũng được phân theo nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo trình độ, tay nghề sản xuất. Phần lớn là những công nhân có tay nghề, trình độ sản xuất chuyên môn còn thấp, chỉ có một số ít các công nhân lành nghề, họ là những tổ trưởng, quản đốc trong các phân xưởng của Công ty. Thực trạng lao động trong Công ty được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2: Tổng hợp tình hình lao động của Công ty 1999-2000
tt
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Lao động gián tiếp
85
90
90
Trong đó: Trình độ ĐH
25
30
30
Trung cấp
30
30
30
Cấp III
30
30
30
2
Lao động trực tiếp
775
727
674
Trong đó: CN bậc 1
250
210
190
Bậc 2
229
226
213
Bậc 3
190
183
168
Bậc 4
78
76
70
Bậc 5
20
23
24
Bậc 6
8
9
9
Tổng số
860
813
764
Nguồn: Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu
Xét về cơ cấu nhân sự trong Công ty, qua bảng ta có thể thấy tỷ lệ lao động gián tiếp, không tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Điều này gây ra sự lãng phí trong công tác sử dụng nguồn nhân lực đồng thời làm bộ máy tổ chức của Công ty thêm kồng kềnh, làm việc kém hiệu quả. Cơ cấu quản lý của một Công ty là rất cần thiết, tuy nhiên có thể giảm thiểu bộ máy quản lý, đồng thời tuyển dụng nhân sự một cách có chọn lọc kỹ lưỡng để có được những người có trình độ cao, được đào tạo cơ bản, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Chất lượng lao động là vấn để rất cần thiết, để có thẻ phát huy hơn nữa năng lực sản xuất cũng như năng lực quản lý, đòi hỏi phải có kế hoạch sử dụng nhân sự một cách hợp lý, hiệu quả. Trên bảng thể hiện số công nhân sự lành nghề, có trình đọ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lao động trực tiếp sản xuất. Với tỷ trọng 10% thợ bậc cao trong tổng số công nhân đây là một con số khiêm tốn, vấn đề này cần được tháo gỡ để có thể phát huy tiềm lực sản xuất của Công ty và tận dụng tối đa nguồn lực hiện có của mình.
Sở dĩ số lượng thợ bậc cao chiếm tỷ trọng thấp bởi trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty, các thao tác làm trên các đây truyền, máy móc hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao còn hạn chế mà hầu hết tập trung vào công đoạn máy ghép bán thành phẩm do đó có thể dễ hiểu tại sao lao động trong Công ty chủ yếu là thợ bậc thấp và hầu hết là nữ. Số còn lại là thợ bậc cao, phần lớn là công nhân kỹ thuật như công nhân cơ khí, điện. Họ thực hiện các công việc vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các dây truyền, thiết bị kỹ thuật, máy móc.. phục vụ sản xuất.
Chính vì công nhân bậc thấp chiếm số đông nên tổng thu nhập theo đầu người của Công ty cũng thấp, kéo theo đó là thu nhập bình quân theo đầu ngưoiừ cũng thấp. Tính đến năm 2000-2001 thu nhập bình quân đầu người của công ty vào khoảng 600.000 đồng, đây là con số rất khiêm tốn, khó có thể đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày của người công nhân. Yêu cầu đặt ra với Công ty là phải nâng cao dần mức sống cũng như thu nhập cho người công nhân, theo đó cũng cải thiện tay nghề trình độ sản xuất của họ để có thể tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng, tạo uy tín trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty ngày một lớn mạnh.
c. Công nghệ – trang thiết bị kỹ thuật sản xuất.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, Công ty hầu như không nhập thêm một dây truyền, trang thiết bị sản xuất nào mà chủ yếu chỉ thay thế các bộ phận động cơ vận hành trong các dây truyền sản xuất. Tuy nhiên tính đến năm 2001 tổng số máy móc dây chuyền sản xuất đã lên tới 590 chiếc được nhập vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90. Riêng năm 1998 đã nhập 6 máy xén da + 1 dây truyền bồi vải cắt viền. Do yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển nên việc trang bị máy móc, thiết bị, đặc biệt là các dây chuyền, công nghệ sản xuất ngày càng được Công ty chú trọng đầu tư đối mới. Tình hình máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3: Tổng hợp các loại máy móc thiết bị sản xuất hiện
có tính đến 31/12/2001.
Đơn vị tính: (chiếc)
TT
Chủng loại – tính năng máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Năm nhập
Số lượng
Giá trị còn lại (%)
1
Máy may bàn 1 kim
Tiệp – Nhật
1989
304
40
2
Máy may bàn 2 kim
Tiệp – Nhật
1989
85
40
3
Máy trụ 1 kim
Tiệp – Nhật
1990
72
60
4
Máy trụ 2 kim
Tiệp – Nhật
1991
11
60
5
Máy viên ống
Tiệp – Nhật
1992
35
60
6
Máy zich zắc
Tiệp – Nhật
1994
22
60
7
Máy chặt
LX-Đài Loan
1994
17
70
8
Máy dẫy
LX-Nhật
1994
21
60
9
Máy gấp mép
Đài Loan
1995
9
70
10
Máy xén
Đài Loan
1998
6
70
11
Máy vắt sổ
Tiệp
1995
5
50
12
Dây chuyền sản xuất giày nữ
Thái - Đài Loan
1996
1
70
13
Dây chuyền sản xuất túi, cặp cao cấp
ý
1996
1
80
14
Dây chuyền bồi vải, cắt viền
Đài Loan
1998
1
90
Nguồn: Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu.
Qua bảng có thể nhận thấy các máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty phần lớn đã lạc hậu, giá trị còn lại thấp, khó có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong điều kiện phát triển về quy mô sản xuất và với số lượng đơn đặt hàng tăng thì không thẻe đáp nhu cầu sản xuất để có thể trả hàng đúng thời điểm và đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ các dây chuyền sản xuất hiện còn quá nhỏ chưa thể đảm bảo mức độ sản xuất các sản phẩm cao cấp, có chất lượng kỹ thuật cao.
Nhìn chung về công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị của Công ty còn thiếu thốn rất nhiều, đòi hỏi phải được nâng cấp thêm. Tuy nhiên với 590 máy móc, thiết bị sản xuất mà Công ty được thừa hưởng từ Công ty giầy Hà Nội, thì đây cũng là một lợi thế đáng kể, góp phần làm giảm chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị hơn rất nhiều lần nếu Công ty mới thành lập mà chưa có máy móc thiết bị nào. Để đảm bảo về tốc độ phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu về thị trường hàng hoá ngày một cao, vấn đề đặt ra với Công ty là cần phải thay thế, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, cơ cấu kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao, đồng thời nhập thêm các dây truyền sản xuất sản phẩm mới để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Bảng tổng hợp các loại thiết bị cũng thể hiện phần lớn các máy móc thiết bị nhập vào đã cũ và qua sử dụng rồi, năng suất thấp không phù hợp với công nghệ sản xuất của một Công ty. Bên cạnh đó các máy móc, thiết bị đã ít, chất lượng chưa cao thì lại rất lởn khởm về cơ cấu, không đồng bộ dẫn đến hiệu quả sử dụng rất thấp.Có thể đánh giá về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế, công nghệ kỹ thuật sản xuất của Công ty là chưa phù hợp với trình độ phát triển chung của nền sản xuất cũng như nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên do vốn cố định được cấp từ ngân sách Nhà nước với số lượng nhỏ vì vậy dễ hiểu tại sao công nghệ sản xuất của Công ty lại lạc hậu, không đồng bộ và ít được chú trọng đầu tư đối với đến như vậy. Mặc dù còn nhiều thiếu sót về vấn đề công nghệ sản xuất nhưng nếu xét về tiền thân của Công ty thì đây cũng là một nguồn lực tiềm năng đáng kể khi Công ty chuyển đổi cơ cấu sang hình thức Công ty cổ phần.
Trong những năm tới, Công ty dự định sẽ đầu tư mạnh hơn vào trang thiết bị phục vụ sản xuất cao cấp mới như giấy dép da, túi cặp cao cấp, các sản phẩm gia công cho nước ngoài như: ý, Hàn Quốc, Thái Lan.
2. Những thành tựu đã đạt được.
Sau gần 30 năm thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua biết bao thăng trầm chung của ngành giày da Việt Nam. Tuy nhiên trong suốt thời gian hoạt động của mình, Công ty cũng đạt được những thành quả đáng kể. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1982 – 1990 đây là thời kỳ phồn thịnh của Công ty, Công ty đã có hàng xuất khẩu sang các nước Châu Âu, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Công ty. Kể từ năm 1999 đến nay khi Công ty chuyển sang Công ty cổ phần giầy Hà Nội, cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ về cả cơ cấu hoạt động lẫn mức độ tăng trưởng.
Sản phẩm của Công ty cũng dần chuyển đổi về tính chất lẫn cơ cấu, từ những sản phẩm cấp thấp, đáp ứng tiêu dùng nội địa, kém chất lượng chuyển sang hàng cao cấp, hầu hết là xuất khẩu và đạt chất lượng cao cũng như hoàn thiện hơn về chủng loại, mẫu mã. Công ty đã có thêm được những dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm mới phù hợp ò nhu cầu thị trường ngoài ưnớc. Nhìn chung sau khi loại bỏ một số chủng loại sản phẩm cấp thấp và thay vào đó là các sản phẩm cao cấp, cơ cấu sản phẩm của Công ty vẫn rất phong phú và đa dạng. Được kế thừa và phát triển trên nền tảng của Công ty cũ, Công ty cổ phần giầy Hà Nội nắm giữ trong tay một đội ngũ lao động rồi rào và ngày càng được chọn lọc kỹ lưỡng hơn.
Trong suốt thời gian hoạt động, cho đến nay, Công ty đã sở hữu trong tay 590 máy móc, thiết bị sản xuất, đặc biệt có một số dây truyền sản xuất tương đối hiện đại và đồng bộ như: Dây chuyền sản xuất giầy nữ mới nhập năm 1996, hiện còn 70% giá trị còn lại, dây truyền sản xuất túi cặp cao cấp của ý nhập năm 1996, giá trị còn lại đạt 80% dây truyền bồi vải cắt viền nhập năm 1998, giá trị còn lại đạt 905. Về máy móc công nghệ sản xuất nói chung hiện có của Công ty tuy chưa nhiều nhưng ngay từ khi chuyển đổi sang Công ty cổ phần giầy Hà Nội, được 3 năm đến nay có thể coi là một nguồn tải sản tự có và ngày càng được nâng cấp dần. Một trong những thành tựu quan trọng mà Công ty đạt được trong những năm gần đây là Công ty đã tự mình đặt quan hệ trực tiếp với khách hàng, hầu hết c đơn đặt gia công của nước ngoài được ký kết trực tiếp với Công ty mà không trải qua một bươchính sách trung gian nào. Có được thành tựu này là do Công ty đã thực sự lớn mạnh trên thị trường đồng thời do nổ lực bản thân Công ty trong công tác thâm nhập thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, tạo dựng uy tín cho mình và phát huy sức mạnh cạnh tranh trong ngành giầy da Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Những khách hàng thường xuyên đặt gia công của Công ty có thể kể đến như ý, Nhật, Hàn Quốc, ALGIERIA. Tính đến năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã đạt đến 4229,230 ngàn USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, bán thành phẩm đạt 2663,267 ngàn USD. Thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể thấy lợi nhuận của Công ty đạt tương đoío cao, cụ thể vào khoảng 265 triệu đồng. Đây là thành tựu đáng kể góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
Bên cạnh những thành tựu đó còn phải kể đến tổng sản phẩm được sản xuất hàng năm hay tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2001, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 42644,664 triệu đồng, một con số khổng lồ từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ nền sản xuất của Công ty ngày càng hiệu quả và càng có nhiều hợp đồng đặt gia công hơn. Cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện trong bảng 4.
Do tổng giá trị sản xuất công nghiệp cao dẫn đến doanh thu lớn theo đó lợi nhuận của Công ty tăng làm thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng dẫn được cải thiện.
Với mức thu nhập bình quân đầu người là khoảng 600.000/người/tháng, đây là con số tuy còn thấp nhưng với tình hình thực tế của Công ty thì không phải Công ty nào cũng đạt được.
Tuy chưa có được sự lớn mạnh thực sự nhưng với những thành tựu đã đạt được là cả một sự nổ lực vươn lên của Công ty trong bối cảnh nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ ở nước ta. Kết quả này chính là động lực để Công ty phát huy hết nguồn lực tiềm năng của mình góp phần vào công cuộc tăng trưởng phát triển nền kinh tế và gây dựng những thành tựu to lớn hơn nữa.
III. Thực trạng Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần giầy Hà Nội.
1. Tình hình gia công xuất khẩu của Công ty xuất khẩu giầy Hà Nội.
1.1. Về cơ cấu sản phẩm và hoạt động sản xuất.
Trong 3 năm vừa qua ngay khi chuyển sang Công ty cổ phần giày Hà Nội, kể từ năm 1999, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động gia công xuất khẩu. Đặc biệt là sự chuyển đổi về cơ cấu sản phẩm, thay thế những sản phẩm chất lượng thấp bằng những sản phẩm cao cấp, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời chuyển dịch từ sản phẩm phục vụ quốc phòng và sản phẩm nội địa sang hầu hêtải sản là sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể, cơ cấu sản phẩm của Công ty có sự chuyển biến rõ rệt như những năm trước năm 1999, Công ty thường sản xuất những sản phẩm cấp thấp, chủ yếu tiêu thụ trong nước như giầy thể thao, bóng đá bóng chuyền giầy dép nội địa. Tính đến hết năm 2001 Công ty đã loại bỏ những sản phẩm này và thay vào đó là các sản phẩm cấp cao, có giá trị xuất khẩu như: giầy nam, cặp túi Hàn Quốc, dây lưng da.. với số lượng ngày càng được cải thiện và lượng đơn đặt gia công cũng ngày càng được cải thiện và lượng đơn đặt gia công cũng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2000 Công ty bắt đầu đi vào sản xuất thêm sản phẩm giầy nam với số lượng 8500 đôi, dây lưng da 88.613 chiếc đến năm 2001 Công ty đã sản xuất hai loại sản phẩm này với số lượng tăng tương ứng là 19000 đôi và 200.000 chiếc. Đây là kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy Công ty chuyển dịch dần sang sản xuất những sản phẩm cao cấp với quy mô ngày càng lớn, chất lượng này càng cao. Ngoài ra Công ty vẫn còn giữ lại những sản phẩm cao cấp đã chuyển đổi từ trước năm 1999 vẫn đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về mặt phù hựop với nhu cầu thị trường như: giầy nữ, cặp túi cao cấp, găng tay da.. với số lượng tăng dần qua các năm, cơ cấu sản phẩm được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 4: Tổng hợp cơ cấu sản phẩm năm 1999 – 2001
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Túi Hàn Quốc
Chiếc
622935
298019
2
Giầy thể thao, dép
Đôi
14.680
3
Găng tay
Đôi
85.554
104960
4
Giầy nam
Đôi
8500
19000
5
Cặp túi
Chiếc
174.627
13536
6
Dây lưng da
Chiếc
88613
2000
7
Giày nữ
Đôi
357.910
537687
391035
8
Cặp túi cao cấp
Chiếc
37.623
87691
116376
9
Mũ, đế lắp ráp giầy
Đôi
27610
88613
149625
Nguồn: Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu
Qua bảng cho thấy chủng loại sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như các nước đặt gia công. Đặc biệt các sản phẩm mang phong cách ý, Hàn Quốc ngày càng được ưu chuộng cả ở thị trường trong và ngoài nước. Hiểu rõ về điều này, Công ty cũng chú trọng đến lợi thế điểm mạnh của mình và ngày càng đẩy mạnh những thế mạnh tiềm năng thông qua việc lập riêng ra những xưởng chuyên sản xuất sản phẩm của ý, xưởng Hàn Quốc. Để có được thành tựu này, Công ty đã phải bỏ ra không ít công sức để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và thâm nhập cũng như tìm kiếm bạn hàng, thị trường trực tiếp. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ trong sự nghiệppt của Công ty.
b. Hoạt động sản xuất:
Hoạt động sản xuất của Công ty được phân công lao động rõ rệt theo từng khâu từng phân xưởng sản xuất được chuyên môn hoá. Do tài chính về chủng loại sản phẩm nên đã hình thành các xưởng riêng chỉ chuyên môn làm về sản phẩm thuộc chủng loại nhất định. Có thể kể đến các phân xưởng ứng với từng loại sản phẩm như phân xưởng ý, chuyên sản xuất các sản phẩm giá ý và các sản phẩm gia công thuê theo đơn đặt hàng của ý. Phân xưởng Hàn Quốc, chuyên môn sản xuất các sản phẩm của Hàn Quốc.
Ngoài ra còn có các xưởng cắt, xưởng may thực hiện chức năng cắt, ghép các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, tạo dáng tạo hình sản phẩm. Quá trình sản xuất trong Công ty từ khi chuyển sang Công ty cổ phần đến nay, diễn ra thường xuyên mà luôn đảm bảo đúng tiến độ giao hàng, đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động cũng dần được nâng cao do Công ty chú trọng hơn về tay nghề cũng như trình độ sản xuất của công nhân.
1.2. Về doanh thu và lợi nhuận.
Trong 3 năm vừa qua, tổng giá trị sản xuất công nghiệp có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Đặc biệt là năm 2000 so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng đạt tới tỷ lệ 120% vượt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra của Công ty. Cụ thể năm 2000 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12098 nghìn đồng trong khi năm 1999 chỉ giữ ở ứmc 36074,939 nghìn đồng. Tuy nhiên năm 2001 lại có dấu hiệu chững lại, tổng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 42644,664 ngàn đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2000 là 101,30%, một con số khiêm tón trong quá trình hoạt động của Công ty, thể hiện sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng và thâm hụt so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân của sự giảm sút ngày là do kim ngạch xuất khẩu của năm 2001 thấp hơn so với năm 2000. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 4617,07 ngàn USD thì năm 2001 chỉ đạt 4229,230 ngàn USD. Sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu này thể hiện rằng năm 2000 Công ty có nhiều hợp đồng đặt gia công hơn so với năm 2001. Chính vì vậy có ít đơn đặt hàng hơn dẫn đến quá trình sản xuất ngừng trệ, dư thừa nguồn lực làm tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo đó cũng giảm.
Trên thực tế doanh thu sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làm 2 loại, đó là doanh thu sản xuất kinh doanh không có nguyên liệu gia công và doanh thu sản xuất kinh doanh có nguyên liệu gia công. nhìn chung về tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm vừa qua cũng có sự biến động không ngừng. Điều này cũng được thể hiện thông qua tổng giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Có thể biểu diễn doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty trong 3 năm vừa qua trên biểu đồ.
Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu
thời kỳ 1999 - 2001
Tỷ đồng
80
64,177172
76,16546
42,098
74,8991
42,644664
40
36,074.939
0
1999
2000
2001
Năm
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
Tổng doanh thu
Sự tăng trưởng đáng kể của năm 2000 so với năm 1999 và sự giảm sút của năm 2001 so với năm 2000 chứng tỏ một thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thường xuyên biến động gia công thuê, chính vì vậy mà quá trình sản xuất gia công phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường, tức là phụ thuộc vào số lượng đơn đặt gia công và quy mô của nó. Để tháo gỡ tình trạng này, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp tích cực trong khâu thu hút thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng.
Doanh thu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó sự biến dodọng về doanh thu cũng là nguyên nhân dẫn đến sự biến động của lợi nhuận. Cùng với sự tăng nhảy vọt về doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 lợi nhuận đạt 167,23 triệu đồng thì năm 2000 đạt 261,58 triệu đồng, tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên năm 2001 lại thể hiện sự giảm sút lợi nhuận chỉ đạt 233,47 triệu đồng. Nhìn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lợi nhuận chưa cao dẫn đến khó khăn cho quá trình mở rộng quy mô cũng nhưg nâng cấp và phát triển hoạt động gia công xuất khẩu.
1.3. Về thị trường và kim ngạch xuất khẩu.
a. Thị trường xuất nhập khẩu.
Trong thời gian qua, thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Âu, Hàn Quốc, ý, Liên Xô... đây là những khách hàng quen thuộc, thường xuyên có đơn đặt hàng đến Công ty và doanh thu, cũng như lợi nhuận mà Công ty thu được cũng chủ yếu từ thị trường các nước này. Vì tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là gia công thuê do đó Công ty không tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm trực tiếp mà chỉ nhận nguồn nguyên vật liệu từ những nước đặt gia công, sau đó sản xuất ra sản phẩm và trả lại cho nước đặt gia công đó. Việc phân phối sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng do bên thuê gia công đảm nhiệm. Chính vì vậy mà dễ hiểu vì sao Công ty không có được những thị trường rộng lớn và công tác tìm kiếm thâm nhập thị trường cũng rất hạn chế. Về vấn đề thị trường, đối vớii Công ty chỉ quan tâm đến những đối tác đặt gia công, vì vậy công tác thị trường của Công ty là tìm kiếm các đối tác thuế gia công là chủ yếu. Cho đến nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing, cũng chưa đưa ra một hình thức quảng cáo, khuếch trương nào để có thể thu hút các nhà đầu tư cũng như các đối tác có khả năng hợp tác và trở thành bạn hàng của Công ty. Đây là một sự thiếu sót đáng kể, bởi để có thể phát triển thị trường, tìm kiếm thêm bạn hàng thì Công ty cần thiết phải có phòng Marketing để chủ động thu hút nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường.
Việc tìm hiểu thị trường cũng rất cần thiết bởi mỗi thị trường ở mỗi nước cũng có quy mô, tính chất khác nhau và theo đó sản phẩm cũng có sự khác biệt rõ rệt. Hiện nay đối với thị trường ý, và Hàn Quốc, Công ty chủ yếu gia công về các sản phẩm túi, cặp da cao cấp, trong khi đó đối với thị trường châu Âu và Nhật thì Công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm giầy da và găng tay.
Những nước đặt gia công thường xuyên của Công ty theo hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phâMarketing, boa gồm cóThái Lan, Hàn Quốc, Italia. Đây cũng chính là nguồn nhập nguyên vật liệu chủ yéu của Công ty. Mảng thị trường này nhìn chung vẫn nhỏ, chưa đáp ứng hết năng lực sản xuất cũng như trình độ phát triển của Công ty.
b. Kim ngạch xuất nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu theo hình thức gia công thuê là hoạt động chủ yếu của Công ty. Kể từ năm 1982 trở đi là thời kỳ khởi sắc trong quá trình kinh doanh ngoại thương của Công ty. Đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 5: Tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu thời kỳ 1999 - 2001
Chỉ tiêu
Luỹ kế đến hết tháng báo cáo 1999
Luỹ kế đến hết tháng báo cáo 2000
Luỹ kế đến hết tháng nghiên cứu 2001
Số lượng
Thành giá
Cước phí
Số lượng
Thành giá
Cước phí
Số lượng
Thành giá
Cước phí
a- Tổng kim ngạch xuất khẩu
4229,230
534,611
Italy
1001,1
130,973
1253,909
151,030
1712,593
181,817
Châu Âu
150,27
383,187
2067,677
220,929
1733,178
237,522
Liên Xô (trả nợ)
Nhật
Hàn Quốc
1691,589
265,139
1254,335
231,996
Algerla (trả nợ)
783,459
135,242
(Mặt hàng/nước)
Túi/ Italy
57799
856,967
101,156
87691
1189,353
129,216
140703
1687,378
171,232
Găng/ Italy
137185
115,233
29,318
104900
69,922
21,989
508000
25,215
10,615
Giầy nữ/ Châu Âu
418681
1796,275
353,184
535187
2067,877
290,929
435229
1733,178
237,522
Găng/Châu Âu
Túi/ Hàn Quốc
196190
1681,589
265,139
622935
1054,325
231,996
308134
703,959
135,242
Mũ giầy/ Nhật
Giầy TT /Algerla
b. Tổng kim ngạch NK
2455,686
1962,814
266,267
(Mặt hàng/nước)
Nhập NL gia công túi. Hàn Quốc
749,516
959,849
Nhập nhiên liệu gia công túi/ Italy
930,63
251,922
1516,500
Nhập NL gia công giầy/T.Lan
164,855
949,220
654,873
Nhập kinh doanh
13,695
652,172
32,045
Qua bảng tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu của Công ty ta có thể thấy. Tổng kim ngạch xuất khẩu cảu năm 1999 đạt 4479,564 ngàn USD, một số kỷ lục từ trước đến nay, trong khi đó năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42098 ngàn USD, tăng hơn so với năm 99 là 110%. Điều này thể hiện dấu hiệu đi lên của kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên năm 2001 với tổng kim ngạch xuất khẩu là 4229,23 ngàn USD giảm so với năm 2000 và vẫn còn thấp hơn năm 1999 có thể thaýa được sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 2000-2001, nguyên nhân do số lượng đơn đặt hàng giảm điều này thông qua tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2000 tổng kim ngạch nhập khẩu là nhỏ nhất so với năm 1999 và năm 2001 chứng tỏ số lượng đơn đặt gia công của năm 2000 là nhỏ nhất, tuy vậy sản phẩm sản xuất ra lại xuất khẩu đi với số lượng lớn nhất. Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố hàng tồn kho. Chính vì sản phẩm tồn kho nhiều dẫn đến tình trạng nhập nguyên vật liệu nhiều nhưng xuất sản phẩm đi ít.
Trên bảng tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu cũng thể hiện rõ về cơ cấu xuất nhập khẩu của Công ty đối với từng sản phẩm, từng nước, khu vực khác nhau, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu thể hiện những nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất ra. ở đây bao gồm cả việc tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp thông qua các khâu trung gian nước ngoài.
Chỉ tiêu tổng kim ngạch nhập khẩu cho biết những nước cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty, tức những nước đặt gia công, bao gồm Itlia, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhìn chung về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu không có sự biến động mà thường giữ nguyên chủng loại sản phẩm đối với từng thị trường nhất định.
Bên cạnh đó lại thường xuyên có sự biến động về số lượng các sản phẩm xuất nhập khẩu ở mỗi nước, mỗi thị trường trong từng năm. Chính sự biến động này dẫn đến sự thay đổi, tăng giảm về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
2. Thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu ở công ty Cổ phần giày Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1999 đến nay, Công ty đã đạt được nhiều kq quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tiến triển mạnh mẽ trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình, đồng thời mở rộng về quy mô sản xuất cũng như quy mô thị trường và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về vốn, hiện tại Công ty nắm giữ trong tay một lượng vốn đáng kể được đưa vào thực hiện trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng. Tổng số vốn thực hiện của Công ty, tính đến năm 2001 đã đạt tới 11,744 tỷ đồng, một con số tuy chưa phải là lớn nhưng nếu so với quy mô va tính chất hoạt động cũng như tình hình thực tế thì đây là con số đáng kể. Bên cạnh đó tốc độ chu chuyển hàng hoá, hay vòng quay vốn đạt tới 7 lần/năm, cho thấy hoạt động chu chuyển hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khá lớn. Với tốc độ này, Công ty có khẳ năng thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tránh tình trạng ứ đọng vốn, theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh hơn. Kết quả này không phải nghiễm nhiên và có được, đó là nỗ lực đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời là những bước đột phá nâng cao về uy tín cũng như hoạt động của mình trên trường quốc tế. Cũng có thể kể đến vố cố định của Công ty, năm 2001 vốn cố định là 4098,52 triệu đồng, một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vốn thực hiện của Công ty. Con số này đảm bảo cho Công ty có khả năng hoạt động về lâu dài, có thể nâng cấp về công nghệ sản xuất, cũng là điều kiện dẫn tới sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện tại Công ty đang nắm giữ 590 máy móc thiết bị sản xuất, cùng tổng đội ngũ cán bộ nhân viên là 764 người, đã được chọn lọc và nâng cao chất lượng về cả trình độ lẫn tay nghề sản xuất. Xét về tính chất công việc cũng không đòi hỏi công nhân trong Công ty phải có trình độ cao, tuy vậy về tay nghề, bậc thợ cũng càn đến một mức độ nhất định nào đó, lao động của Công ty phần lớn là nữ đã phù hợp thích nghi với công việc sản xuất và đã được học hỏi, đào tạo cơ bản về chuyên môn. Bộ máy quản lý của Công ty cũng dần được tinh giảm và nâng cấp cho phù hợp với cơ cấu cũng như tổ chức của Công ty. Để đạt được kết quả này là cả một quá trình học tập kinh nghiệm cũng như sự cố gắng không ngừng của bản thân Công ty trong nền kinh tế thị trường vốn dĩ còn đang rất mới mẻ tại Việt Nam.
Trong cơ chế mở cửa nền kinh tế thị trường, có sự tham gia của nhiều nhân tố nước ngoài, Công ty cũng nắm bắt được ưu điểm này và tiến hành hợp tác, kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, Công ty đã có mối quan hệ hợp tác kinh doanh chặt chẽ với Italia, Thái Lan, Hàn Quốc, đây là những thị trường tương đối ổn định và là bạn hàng rất triển vọng đối với Công ty. Sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ tại rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Châu Âu và các nước Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan... và còn tới cả Châu Phi như Algieria. Tổng kim ngạhc xuất khẩu nhập khẩu của Công ty năm 2001 với 6892,497 ngàn USD trong đó xuất khẩu 4229,230 ngàn USD, nhập khẩu 2663,267 ngàn USD. Tuy nhiên nếu xét về cán cân xuất nhập khẩu thì phải kể đến năm 2000, trong năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 4617,07 ngàn USD, nhập khẩu chỉ đạt 1952,81 ngàn USD. Qua đó có thể thấy năm 2000 Công ty đã xuất siêu với chỉ tiêu thực hiện là 2664,26 ngàn USD. Sự xuất siêu này cũng ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Có thể thể hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trên bảng sau:
Bảng 6: Tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty thời kỳ 1999-2001
STT
ĐVT
1999
2000
2001
1
Giá trị sản xuất công nghiệp
Triệu đồng
36074,939
42098,00
42644,664
2
Doanh thu sản xuất kinh doanh
Triệu đồng
64177,172
76165,46
74899,100
3
Lợi nhuận
Triệu đồng
167,23
261,58
233,470
4
Kim ngạch xuất khẩu
1000USD
4.479,564
4617,07
4229,230
5
Kim ngạch nhập khẩu
1000USD
2458,686
1952,81
2663,267
6
Tổng CBCNV
Người
868
813
764
7
Thu nhập bình quân
1000đ
520
600
600
Nguồn: Phòng kế hoạch xuất khẩu – Công ty Cổ phần giày Hà Nội.
Thực tế cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện của năm 2000 là lớn nhất so với năm 99 và năm 2001, đây cũng là kết quả có được từ việc xuất siêu của năm 2000 là lớn nhất. Mặc dù tổng sản lượng hay giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của năm 2001 là lớn nhất nhưng về lợi nhuận lại giảm so với năm 2000. ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0442.doc