LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Doanh nghiệp thương mại thì hoạt động chủ yếu là trên thị trường. Doanh nghiệp công nghiệp phải hoạt động cả trên lĩnh vực sản xuất cả trên thị trường. Muốn duy trì và phát triển sản xuất phải làm tốt khâu tiêu thụ và việc đó chỉ thực hiện được qua việc mở rộng thị trường.
Trước kia trong cơ chế tập trung quan liêu
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao cấp, doanh nghiệp không phải lo về thị trường tiêu thụ. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được Nhà nước phân phối đến các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Ngày nay với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, mọi doanh nghiệp sản xuất ngoài việc phải thực hiện tốt sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất còn phải tìm ra cho mình một thị trường phù hợp để tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra. Trong khi đó, thị trường thì có hạn về khối lượng tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giữ cho mình phần thị trường cũ và tìm kiếm mở rộng thêm những thị trường mới để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực tập tại Công ty May Chiến Thắng em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Hoạt động sản xuất đã đạt được những yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, sản phẩm đã được những khách hàng nước ngoài khó tính như các nước EU chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ gia công cho khách hàng nước ngoài thôi thì hiệu quả doanh thu đem lại sẽ không cao bởi vì Công ty chỉ thu được phí gia công. Mặt khác, việc gia công cho khách hàng nước ngoài làm cho sản xuất của Công ty bị động do phải phụ thuộc vào đơn hàng và nguyên liệu của khách hàng đưa đến.
Khó khăn của Công ty hiện nay là làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp (bán FOB) các sản phảm của Công ty. Hình thức này đem lại hiệu quả rất cao bởi vì giá FOB thường cao hơn giá gia công rất nhiều.
Vậy yêu cầu về mở rộng thị trường tiêu thụ là một tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển Công ty. Mở rộng thị trường sẽ cho phép doanh nghiệp chuyển dần từ hình thức gia công cho nước ngoài sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Trước thực tế đó của Công ty kết hợp với những kiến thức đã được học trong thời gian qua em xin chon đề tài: “Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng”. Không kể mở đầu và kết luận chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ của Công ty May Chiến Thắng từ năm 1997 đến năm 2000.
Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng.
Để có thể nghiên cứu đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, so sánh, biểu đồ nhằm thấy rõ được những khó khăn, tồn tại trong công tác mở rộng thị trường của Công ty để từ đó đề ra giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG.
Khái niệm thị trường.
Các khái niệm về thị trường:
Thị trường là yếu tố không thể thiếu được của sản xuất hàng hoá. Do đó thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường nhưng theo quan điểm chung định nghĩa như sau: " Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định".
Các nhân tố của thị trường:
Để hình thành nên thị trường cần phải có 4 yếu tố sau:
- Các chủ thể tham gia trao đổi: Chủ yếu là bên bán, bên mua. Cả hai bên phải có vật chất có giá trị trao đổi.
- Đối tượng trao đổi: là hàng hoá, dịch vụ.
- Các mối quan hệ giữa các chủ thể: Cả hai bên hoàn toàn độc lập với nhau, giữa họ hình thành các mối quan hệ như: quan hệ cung-cầu; quan hệ giá cả; quan hệ cạnh tranh.
- Địa điểm trao đổi như: chợ, cửa hàng. . . diễn ra trong một không gian nhất định.
Phân loại thị trường.
Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp phải biết thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau:
* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- thị trường địa phương: Bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp.
- Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế – xã hội.
- Thị trường toàn quốc: Hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước.
- Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
* Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng nhất và giá cả là do thị trường quyết định.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước… khác nhau. Giá cả hàng hóa được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.
- Thị trường độc quyền: Trên thị trường chỉ có một nhóm người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra trên thị trường cũng như giá cả của chúng.
* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hóa
- Thị trường tư liệu sản xuất: Đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc thiết bị…
- Thị trường tư liệu tiêu dùng: Đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân cư như quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng…
* Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
- Thị trường đầu vào: Là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào thì sẽ có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính –tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản…).
- Thị trường đầu ra: Là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là tư liệu sản xuất hay thị trường tư liệu tiêu dùng.
Vai trò của thị trường.
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế.
Thị trường là chiếc “cầu nối” của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị trường còn là nơi kiểm nghiệm các chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và thực hiện yêu cầu qui luật tiết kiệm lao động xã hội.
Thị trường là nơi thể hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Thị trường có vai trò kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ từ đó mở rộng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thị trường được coi là " tấm gương " để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu xã hội và đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở kinh doanh.
Tóm lại, trong quản lý kinh tế, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, là môi trường kinh doanh và là nơi Nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh của cơ sở.
Chức năng thị trường và các qui luật kinh tế thị trường.
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Thị trường có 4 chức năng chính: Chức năng thừa nhận, chức năng thực hiện, chức năng điều kiết kích thích và chức năng thông tin.
Sự hoạt động của kinh tế thị trường phải tuân theo 3 qui luật sau:
Qui luật giá trị: đây là qui luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Qui luật cung - cầu: Theo qui luật này giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu về sản phẩm đó trên thị trường.
Qui luật cạnh tranh: Đây là qui luật tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ.
1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc.
Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội may mặc ngoài chức năng che đậy và bảo vệ, sản phẩm còn có chức năng quan trọng làm đẹp, xuất phát từ chức năng như vậy nên sản phẩm may mặc có cơ cấu tính chất thẩm mỹ cũng như tính chất tiêu dùng hết sức phong phú và đa dạng, ngày càng hoàn thiện phù hợp với trình độ người tiêu dùng hết sức phong phú và đa dạng.
Hàng may mặc chủ yếu là hàng may sẵn và một phần may đo, hàng may sẵn có những nét khá riêng biệt khác với hàng may đo, nên thị trường của mặt hàng này có những nét khá đạc biệt, khác với thị trường khác, đó là thị trường mà trong đó khách hàng chưa cụ thể mà chỉ có phân loại một cách sơ lược nhất (mang tính chất chung nhiều hơn).
Từ những đặc điểm của hàng may mặc cho thị trường tiêu dùng mặt hàng này có những cách phân loại riêng, dựa trên các tiêu thức riêng chẳng hạn như:
Ngày nay quan hệ mua bán giữa các quốc gia ngày càng phát triển và mở rộng hình thành nên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Nhu cầu tiêu dùng may mặc ở nông thôn cũng sẽ khác với thành phố dựa vào mặt địa lý có thể phân thành thị trường thành thị và thị trường nông thôn.
Nếu dựa vào mức thu nhập dân cư sẽ hình thành thị trường có mức thu nhập cao, thị trường có mức thu nhập trung bình và thị trường có mức thu nhập thấp.
Nếu phân theo lứa tuổi thì nhóm thị trường dành cho người cao tuối, trung niên hoặc ít tuổi.
Nếu dựa vào tiêu thức nghề nghiệp, mỗi ngành nghề sẽ có một nhu cầu ăn mặt khác nhau, tính chất công việc hình thành nên cách ăn mặc cho mỗi người.
Nếu dựa vào tiêu thức mùa vụ: thị trường mùa đông và thị trường mùa hè như vậy, các tiêu thức phân loại thị trường hàng may mặc rất phong phú và đa dạng. Về mặt lý thuyết có thể lựa chọn bất kỳ một đặc tính nào của công chúng để phân loại thị trường.
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc.
2.1. Quan niệm.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc Công ty tìm cách tăng mức tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa shitaka những sản phẩm hiện có của mình vào những thị trường mới và tìm cách thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Mở rộng thị trường gồm: Mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu:
2.2. Nội dung
a. Mở rộng thị trường theo chiều rộng.
Mỗi một ngành hàng luôn luôn mong muốn tìm được những thị trường mới để cho khối lượng tiêu thụ hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao, để doanh số bán hàng ngày càng cao, mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng quy mô thị trường ở đây ta có thể phát triển thị trường theo vùng địa lý, tính thời vụ, theo đối tượng người tiêu dùng.
* Mở rộng thị trường theo vùng địa lý:
Mở rộng thị trường theo vùng địa lý tức là mở rộng thị trường theo khu vực địa lý hành chính. Việc mở rộng theo vùng đại lý làm cho số lượng người tiêu thụ tăng lên, hàng hóa được bán nhiều hơn, tuỳ theo khả năng phát triển tới đâu mà ngành hàng có chiến lược phát triển của mình, hiện nay ngành hàng có thể đưa sản phẩm sang các thị trường khác trong nước và hướng phát triển thị trường của ngành hàng không những ở trong nước mà còn mở rộng sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên để có thể mở rộng thị trường theo từng vùng thì mặt hàng này cần có sự cải tiến về chất lượng, hình thức về mẫu mà phải phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán người tiêu dùng. Có như vậy khả năng chấp nhận nó của thị trường mới sẽ cao khi đó mới tăng được khối lượng hàng hóa bán ra công tác phát triển thị trường mới thu được kết quả. Song không thể dễ dàng mang hàng hóa của mình đến một nơi khác bán là thành công mà trước khi quyết định mởi rộng thị trường phải nghiên cứu thị trường, xem xét thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện thu nhập sự phân bố dân cư, phong tục tập quán, đối thủ cạnh tranh (những mặt hàng thay thế) và đánh giá đúng khả năng cạnh tranh trên thị trường mới. Do đó để có thể mở rộng thị trường theo vùng địa lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi pr có một khoảng thời gian nhất định để hàng hóa có thể tiếp cận được với người tiêu dùng và thích ứng với từng khu vực thị trường và ngành hàng phải tổ chức được mạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất.
* Mở rộng thị trường tính đến thời vụ của sản phẩm.
Khi một sản phẩm ra ta phải tính đến chu kỳ sống của sản phẩm, trong chu kì sống đó nó phụ thuộc vào tính thời vụ của sản phẩm vì quá trình tồn tại sản phẩm nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mà từng khu vực một có một điều kiện tự nhiên khác nhau tạo ra tính thời vụ nó chia làm bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Cho nên khi mở rộng thị trường phải đặc biệt chú ý đến.
* Mở rộng thị trường theo đối tượng người tiêu dung.
Cùng với việc phát triển thị trường theo vùng địa lý, chúng ta có thể mở rộng thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng mặt hàng của ngành hàng mình. Nếu trước đây mặt hàng này chỉ nhằm vào một đối tượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều đối tượng khác. Một số hàng hoá đứng dưới góc độ người tiêu dùng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau. Do đó có thể nhằm vào những nhóm người tiêu dùng khác nhau hoặc ít quan tâm tới hàng hóa của ngành hàng một cách dễ dàng. Nhóm người này có thể được xếp vào khu vực thị trường còn bỏ trống mà ngành hàng có thể khai thác. Có thể cùng một loại hàng hóa, đối với nhóm khách hàng có khả năng thường xuyên thì nhìn nhận dưới một công dụng khác nhưng khi hướng vào một nhóm khách hàng thì ngành hàng phải hướng người sử dụng vào một công dụng khác, mặc dù đó là hàng hóa duy nhất.
- Tóm lại: Mở rộng thị trường theo chiều rộng nhằm vào nhóm người mới là một trong những cách phát triển thị trường sống, nó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường mới phải chặt chẽ, cẩn thận tỷ mỷ bởi vì thị trường hàng hóa đầy biến động và tiêu dùng ngày càng cao. Vì vậy tăng số lượng người tiêu dùng hàng hóa nhằm vào tăng số bán và doanh thu nhiều lợi nhuận là nội dung quan trọng của công tác mở rộng thị trường theo chiều rộng.
b. Mở rộng thị trường theo chiều sâu.
Mỗi một ngành hàng cũng có thể đặt câu hỏi liệu với nhãn hiệu hiện tại của người mình với uy tín sẵn có hàng hóa thì có thể tăng khối lượng hàng hóa bán cho nhóm khách hàng hiện có mà không phải thay đổi gì cho hàng hóa. Hay nói cách khác ngành vẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện tại nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ lên. Trong những trường hợp này ngành hàng có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như hạ thấp giá hàng hóa để thu hút nhiều người mua hơn nữa hoặc quảng cáo mạnh hơn để mục đích cuối cùng là không mất đi khách hàng hiện có của mình và tập trung tự sang sử dụng duy nhất một mặt hàng của ngành hàng. Mỗi ngành hàng ngày nay càng tăng cường công tác Marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để không ngừng thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của ngành hàng trên thị trường.
* Xâm nhập sâu hơn vào thị trường:
Đây là hình thức mở rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu trên cơ sở khai thác tốt hơn những hàng hóa hiện tại trên thị trường hiện tai. Để tăng được doanh số bán trên thị trường này ngành hàng nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng phải thu hút được khách hàng hiện tại. Với thị trường này khách hàng đã quen với hàng hóa của ngành hàng vì vậy để thu hút họn ngành hàng có thể sử dụng chiến lược giảm giá thích hợp, tiến hành quảng cáo, xúc tiến, khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để không mất đi một khách hàng nào và tập trung những khách hàng đồng thời sử dụng nhiều hàng hóa tương tự sang sử dụng duy nhất hàng hóa của ngành hàng. Việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường hàng hóa hiện tại là một cố gắng lớn của ngành hàng. Mặc dù ngành hàng có thuận lợi với sản phẩm của ngành. Do vậy để gây được chú ý tập trung của người tiêu dùng ngành hàng phải chi phí thêm một khoản tài chính nhất định. Tuỳ thuộc vào quy mô thị trường hiện tại mà ngành hàng lựu chọn chiến lược xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Nếu quy mô của thị trường hiện tại qúa nhỏ bé thì việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường có thể thực ngay cả tại những thị trường mới song điều quan trọng là những chi phí bỏ ra để thực hiện có được bồi đắp bởi lợi nhuận thu được khi khai thác các khách hàng mới.
* Đa dạng hóa sản phẩm:
Xã hội ngày nay càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng, chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường ngày càng ngắn, do vậy sản phẩm ngày càng đòi hỏi phải được đổi mới theo chiều hướng phù hợp với người tiêu dùng. Quy luật dụng ích trên cơ chế thị trường chỉ ra rằng mục tiêu cuối cùng của người tiêu dùng đang ở dụng ích tối đa họ phải trả bất cứ giá nào, tránh bán hàng ở dụng ích tối thiểu vì người tiêu dùng sẽ dửng dung với hàng hóa. Do vậy tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm mà ngành hàng nghiên cứu dụng ích tối đa và sử dụng lợi tối thiểu của các hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh từ đó không ngừng cải tiến hàng hóa để thay đổi độ dụng ích của người tiêu dùng.
* Phân đoạn, lựu chọn thị trường mục tiêu:
Các nhóm người tiêu dùng có thể hình thành theo các đặc điểm khác nhau như tâm lý, trình độ, tuổi tác, giới tính, sở thích… quá trình phân chia người tiêu dùng thành các nhóm trên cơ sở các đặc điểm khác biệt gọi là phân đoạn thị trường. Mỗi đoạn thị trường khác nhau quan tâm tới đặc tính khác nhau của sản phẩm. Do vậy mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng đều tập trung mọi nỗ lực của chính mình vào việc thoả mãn tốt nhu cầu đặc thù của mỗi đoạn thị trường nào để tăng doanh số bán và thu nhiều lợi nhuận, công tác phân đoạn thị trường giúp cho ngành hàng tìm được thị phần hấp dẫn nhất, tìm ra thị trường trọng điểm để tiến hành khai thác.
* Phát triển kênh phân phối:
Là việc ngành hàng khống chế kênh tiêu thụ hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách khống chế kênh tiêu thụ có nghĩa là ngành hàng tổ chức mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối hàng hóa đầy đủ hoàn hảo cho đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua hệ thống kênh phân phối và đường dây tiêu thụ sản phẩm được quản lý chặt chẽ, thị trường sản phẩm sẽ có khả năng phát triển và đảm bảo cho người tiêu dùng sẽ nhận được những mặt hàng mới với mức giá tối ưu do ngành hàng đặt ra mà không phải chịu bất cứ một khoản chi phí nào khác. việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối hàng hóa hoàn hảo của ngành hàng, hệ thống tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn bấy nhiêu. việc phát triển và quản lý các kênh phân phối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, cùng với việc tổ chức các dịch vụ tiêu thụ đầy đủ và hoàn hảo sẽ không ngừng góp phần làm cho lợi ích cho chính ngành hàng mà còn bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội.
* Phát triển ngược:
Đó là ngành hàng mở rộng thị trường hàng hóa bằng cách cùng lúc vừa khống chế đường dây tiêu thụ vừa đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, đây là một mô hình phát triển lý tưởng song chỉ dễ dàng thực hiện đối với ngành hàng tự tìm cho mình một cách phát triển thị trường phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Sự cần thiết của mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường mở rộng thị trường rất cần thiết đến một doanh nghiệp nó quyết định đến quá trình tái sản xuất sản phẩm đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng của Công ty bởi sản xuất tăng trưởng. Nếu sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì quá trình tái sản xuất khó có thể thực hiện được thậm chí việc thu hồi vốn cũng không thể tiến hành được. Do vậy chẳng những sản xuất trong chu kỳ sau không tăng mà đến việc tái sản xuất không thể duy trì được vấn đề sống còn của doanh nghiệp là nắm chắc thị trường, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng. Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ rất cần thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận mà lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng của kinh doanh. Lợi nhuận sẽ thu được càng lớn nếu như mục tiêu của sản xuất sản phẩm đi đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng thanh toán dứt điểm, ít có hàng tồn kho và được các bạn hàng, các đại lý trong kênh tiêu thụ ủng hộ, góp sức. Như vậy việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh mục tiêu lợi nhuận.
Mở rộng thị trường tiêu thụ trong cơ chế thị trường còn là sự tự khẳng định về uy tín của doanh nghiệp trên thị trường khi mà trên thị trường đang có sự có sự cạnh tranh gay gắt.
thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng được mở rộng thì khả năng quay vòng vốn, khả năng tích luỹ khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô, gia tăng các chủng loại mặt hàng mới duy trì thị trường càng lớn, đảm bảo tính liên tục của sản xuất kinh doanh điều đó có nghĩa là sự an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm còn có tác động tích cực đến quá trình tổ chức sx áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Dựa vào phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ mà doanh nghiệp đề ra được những phương hướng cách thức tổ chức sản xuất mới, áp dụng khoa học kỹ thuật để đap ứng nhu cầu thường xuyên biến đổi. Trong cơ chế thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không phải đơn thuàn là việc đem bán các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra mà phải bán những gì xã hội cần với giá cả thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, chủng loại phong phú đa dạng, giá cả hợp lý. Từ đó doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Thực hiện tiết kiệm trong các khâu để hạ giá thành sản phẩm.
Thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp thu lợi nhuận là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, tăng khả năng tận dụng các cơ hội hấp dẫn trên thị trường và cũng là nguồn hình thành các quỹ của doanh nghiệp dùng để kích thích lợi ích cán bộ công nhân viên để họ quan tâm gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm.
Nhân tố khách quan:
+ Nhân tố thuộc vào tầm vĩ mô:
Đó là chủ trương chính sách, biện pháp của Nhà nước can thiệp vào thị trường, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia và của từng thời kỳ mà Nhà nước có sự can thiệp khác nhau. Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến được sử dụng là: Thuế, quỹ bình ổn giá, trợ giá, lãi suất tín dụng. . . và những nhân tố tại môi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm: Cơ sở hạ tầng về xã hội. Tất cả đều tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng:
Thị trường: là nơi doanh nghiệp thực hiện việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bất cứ một sự biến động nào của thị trường cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà trực tiếp nhất là tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Quy mô của thị trường cũng ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo tỷ lệ thuận, tức là thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng thu lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, thị trường lớn thì sức ép của thị trường và đối thủ cạnh tranh cũng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.
+ Khách hàng:
Tác động đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua khả năng mua hàng, khả năng thanh toán, cơ cấu chi tiêu của khách hàng.
+ Nhân tố về chính trị xã hội:
Nhân tố về chính trị xã hội thường thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, phát triển dân số, trình độ văn hoá, tập quán sinh hoạt, lối sống. . . các nhân tố này biểu hiện nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Nhân tố về địa lý, thời tiết khí hậu: Các tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và do vậy nó tác động đến chủng loại, cơ cấu hàng hoá trên thị trường.
+ Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ chính là sự đòi hỏi về chất lượng hàng hoá, mẫu mã, hình thức chủng loại sản phẩm giá cả. Tính chất của môi trường công nghệ cũng liên quan đến vật liệu để tạo sản phẩm, đầu tư kỹ thuật. . . và qua đó giá cả được thiết lập. Mỗi chủng loại hàng hoá muốn tiêu thụ được phải phù hợp với môi trường công nghệ nơi được đưa đến tiêu thụ.
Nhân tố chủ quan:
Đó là nhân tố thuộc về bản chất doanh nghiệp bao gồm:
+ Nhân tố về chất lượng sản phẩm:
Khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và mức sống của con người được nâng cao, người tiêu dùng sẽ có nhiều yêu cầu mới về hàng hoá, họ đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng tốt, an toàn cho sức khoẻ. Do đó doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá sản xuất, ra, làm sao cho sản phẩm phải có mức chất lượng đáp ứng được yêu cầu trung bình mà xã hội đặt ra hoặc cao hơn.
+ Nhân tố giá:
Giá cả là một yếu tố cơ bản, nó đóng vai trò quyết định trong việc khách hàng lựa chon sản phẩm nào của doanh nghiệp. Nếu như giá cả của doanh nghiếp không hợp ký phải căn cứ vào giá thành sản xuất và giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để xác định lại giá cho phù hợp.
+ Nhân tố về thời gian:
Thời gian là yếu tố quyết định trong kinh doanh hiện đại ngày nay. Do vậy, nhân tố thời gian vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm, đó là thời cơ để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Những sản phẩm sản xuất ra không đúng với thời điểm tiêu dùng thì sản phẩm sẽ bị triệt tiêu ngay trước khi mang ra thị trường.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng.
Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), Xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và nay là Công ty May Chiến Thắng thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) tính đến nay đã tròn 37 tuổi.
Ngày 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực ( thuộc Công ty gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội ) và xưởng may Cấp I Hà Tây, Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Phố Lê Trực, quận Ba Đình Hà Nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Cơ sở I của Xí nghiệp rộng trên 3000m2 với các dẫy nhà cấp 4 được dọn dẹp, tu bổ đủ chỗ để lắp 250 máy may. Hầu hết nhà xưởng ở đây đều cũ và dột nát. Thiết bị của Xí nghiệp lúc đó, một phần do cơ sở cũ để lại, một phần được bổ sung từ Xí nghiệp May 10 sang, bao gồm các máy may đạp chân cùng một số máy thùa, đính do Liên Xô chế tạo, còn các dụng cụ cắt vẫn ở dạng thủ công. Mặc dù trong điều kiện khó khăn trăm bề nhưng những sản phẩm đầu tiên của Xí nghiệp May Chiến Thắng để phục vụ bộ đội và trẻ em đã được đưa ra xuất xưởng, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.
Đầu năm 1969, May Chiến Thắng được bổ sung cơ sở II ở Đức Giang Gia Lâm. Tháng 5 năm 1971 Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Ngày 16 tháng 4 năm 1972 Mỹ ném bom vào khu vực Đức Giang Gia Lâm. Cơ sở II của Xí nghiệp phải sơ tán về xã Đông Trù huyện Đông Anh nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp May Chiến Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau 10 năm giá trị tổng sản lượng tăng gấp 11 lần, tổng số công nhân viên chức tăng 3 lần. Cơ cấu sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Năm 1986, đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Xí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan vì cơ chế thị trường ở nước ta mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường.
Năm 1990, hệ thống XHCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ảnh hưởng to lớn đến xuất khẩu. Từ đây, một thị trường ổn định và rộng lớn không còn nữa. Xí nghiệp May Chiến Thắng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, để tồn tại và phát triển xí nghiệp đã phải đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, mở rộng thị trường sang một số nước khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc. . .
Năm 1992 tại cơ sở số 10 Thành Công Ba Đình Hà Nội mới xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng kịp thời. Ngày 25 tháng 8 năm 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNn – TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Từ đây cùng với việc sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường.
Ngày 25 tháng 3 năm 1994 Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam được sát nhập vào Công ty May Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Từ năm 1991 đến năm 1995 Công ty đã đầu tư 12,96 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 13, 998 tỷ đồng cho mua sắm thiết bị. Sau gần 10 năm xây dựng ( 1986 đến 1997), Công ty May Chiến Thắng đã có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng rộng 24836m2 trong đó 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí đảm bảo môi trường tốt cho người lao động và hệ thống máy móc hiện đại.
Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới, Công ty May Chiến Thắng được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê duyệt kèm the._.o Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hoạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của Pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty.
Với tên giao dịch Việt Nam là: Công ty May Chiến Thắng
Tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY viết tắt là CHIGAMEX.
Trụ sở chính: số 10 Phố Thành Công Ba Đình Hà Nội.
Chức năng nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty May Chiến Thắng.
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể, Công ty chuyên sản xuất 3 mặt hàng chính là: Sản phẩm may, găng tay da và thảm len.
Sản phẩm may Công ty thường sản xuất bao gồm:
- Áo jăckét các loại như áo jắckét 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
- Áo váy các loại
- Quần các loại
- Áo sơ mi các loại
- Khăn tay trẻ em
- Các sản phẩm may khác.
Các sản phẩm găng tay của Công ty bao gồm:
- Găng gôn
- Găng đông nam nữ.
Thảm len gồm có:
- Sản xuất công nghiệp
- Sản xuất gia công.
Công ty May Chiến Thắng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức:
- Nhận gia công toàn bộ: Theo hình thức này Công ty nhận nguyên vật liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho khách hàng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: ở hình thức này phải căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng ( mua nguyên liệu bán thành phẩm ).
- Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Phương hướng trong những năm tới của Công ty phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất, kinh doanh thương mại tổng hợp với các chiến lược sau:
+ Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm đồng thời tăng tỷ trọng trong mặt hàng FOB và mặt hàng nội địa.
+ Duy trì và phát triển những thị trường đã có, tùng bước khai thác mở rộng thị trường mới ở cả trong và ngoài nước.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Kho tàng, nhà xưởng:
Công ty May Chiến Thắng có diện tích nhà xưởng sản xuất là 9260m2 Diện tích nhà kho là 3810m2.
Đặc điểm chính của kiến trúc nhà xưởng là: nhà xây 5 tầng có thang máy để vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng. Xung quanh nhà xưởng được lắp kính tạo ra một không gian rộng rãi thoải mái cho công nhân. Có 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí. Đường xã, sân bãi trong Công ty được đổ bê tông.
Nơi đặt phân xưởng sản xuất: Số 10 Thành Công Ba Đình Hà Nội
178 Nguyễn Lương Bằng
8B –Lê Trực –Ba Đình –Hà nội.
Nhận xét: Công ty May Chiến Thắng đã tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân qua việc đầu tư vào nhà xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường làm việc, vệ sinh cho các sản phẩm làm ra. Chính điều kiện sản xuất cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm làm ra. Do đó để khách hàng nước ngoài chấp nhận sản phẩm thì tất yếu Công ty phải ngày càng hoàn thiện điều kiện làm việc trong xưởng. Điều kiện làm việc tốt cũng góp phần nâng cao năng suất làm việc của công nhân.
Nhà kho của Công ty được đặt ở tầng I tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển thành phẩm từ tầng xuống. Điều kiện bảo quản của các kho rất tốt giúp cho sản phẩm không bị hỏng do bị ẩm hay mất vệ sinh. Với hệ thống nhà kho rộng rãi 3810m2 đã tạo điều kiện cho dự trữ thành phẩm với số lượng lớn để cung cấp kịp thời cho các thị trường khi có nhu cầu, sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường của Công ty. Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng hạn hẹp, Công ty không thể xây dựng thêm kho tàng, nhà xưởng. Đồng thời việc vận chuyển hàng hoá cũng gặp nhiều khó khăn do hàng đóng vào container nên phải vận chuyển vào ban đêm.
Máy móc thiết bị:
Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàng xuất khẩu nên Công ty phải bảo đảm chất lượng sản phẩm làm ra. Chính vì vậy mà Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty do Nhật chế tạo và năm sản xuất từ năm 1991 đến 1997. Như vậy, máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất là thuộc loại mới, tiên tiến và hiện đại, đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.
Công ty có 36 loại máy chuyên dùng khác nhau. Chính điều này tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài, từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng, nâng cao chữ tín cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường.
Với số lượng máy móc thiết bị hiện có, hàng năm Công ty có thể sản xuất 5.000.000 sản phẩm may mặc (qui đổi theo sơ mi) 2.000.000 sản phẩm may da.
Sau đây là các loại máy móc thiết bị chuyên dùng để sản xuất của Công ty tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2005:
Bảng số 1: Các loại máy móc thiết bị để sx của Công ty đến hết quý I/2005.
Stt
Tên máy
Nhà sx
Xuất xứ
Năm chế tạo
Số lượng
1
Máy may bằng 1 kim
Juki
Japan
1991-1997
1173
2
Máy may bằng 2 kim
Brother
Japan
1991-1997
211
3
Máy trần diềm
Tuki
Japan
1991-1997
46
4
Máy vắt sổ
Tuki
Japan
1991-1997
100
5
Máy thùa bằng
Tuki
Japan
1991-1997
24
6
Máy thùa tròn
Tuki
Japan
1991-1997
21
7
Máy đính cúc
Tuki
Japan
1991-1997
27
8
Máy chặn bọ
Tuki
Japan
1991-1997
23
9
Máy vắt gáu
Tuki
Japan
1991-1997
21
10
Máy ép mex
Hashima
Hongkong
1991-1997
5
11
Máy lộn cổ
Fiblon
Hongkong
1993
02
12
Máy dò kim
Hashima
Japan
1995
4
13
Máy thêu
Jajima
Japan
1995
4
14
Máy thiết kế mẫu thêu
Jajima
USA
1995
1
15
Máy làm mềm nước
Japan
1992
2
16
Máy cắt
KM
Japan
1991-1997
26
17
Nồi hơi
Naomoto
Japan
1991-1997
23
18
Bàn hút chân không
Naomoto
Japan
1991-1997
75
19
Máy díc dắc
Juki
Japan
1991-1997
40
20
Máy cuốn ống
Brother
Japan
1993
1
21
Máy chun
Juki
USA
1995
3
22
Máy hút ẩm
USA
1992
8
23
Máy cắt thuỷ lực
Japan
1995
22
24
Máy là găng đông
Juki
Japan
1995
7
25
Máy là da
Juki
Japan
1995
2
26
Máy cắt lót
Juki
Japan
1997
2
27
Máy dán nilon
Juki
Japan
1992
1
28
Máy dán cao tần
Jajima
Japan
1994
1
29
Máy ép chữ
Tuki
Japan
1993
1
30
Máy dán màng
Tuki
Japan
1994
2
31
Máy may mác
Tuki
Japan
1991
1
32
Máy ép mác
Tuki
Japan
1991
1
33
Cân điện tử
Japan
1994
3
34
Máy giác
Naomoto
Japan
1995
2
35
Máy san chỉ
Hashima
Japan
1991-1997
8
36
Máy khoan dấu tay
Japan
1997
1
Đặc điểm về lao động.
Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ tổ chức thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành may đòi hỏi phải có nhiều lao động vì mỗi máy may phải có 1 người điều khiển. Tính đến ngày 31/12/2004 Công ty có 2.476 người lao động. Trong tổng số đó có 2.375 người là lao động ngành công nghiệp chiếm 96,27%, lao động nữ là 2.048 người chiếm 84,5%, lao động làm công tác quản lý là 142 người chiếm 5,7%, lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 80 người chiếm 3,2%.
Số lao động bình quân của Công ty trong năm 2004 là 2.276 người trong đó ngành may thêu có 1.662 ngươì chiếm 73,02%, ngành da có 527 người chiếm 23,15% và ngành thảm có 87 người chiếm 3,83%.
Thu nhập bình quân chung cả Công ty trong năm 2004 là 913.000 đồng/người/tháng, tăng hơn so với mức thu nhập bình quân cả Công ty trong năm 2003 (864.000 đồng/người/tháng) là 49.000đồng và tương đương với tỉ lệ tăng là 105,7%. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty được tăng lên từ 728.000 đồng/người/tháng năm 2001 đến 782.000 đồng/người/tháng năm 2002 là 864.000 đồng/người/tháng năm 2003 và 913.000 đồng/người/tháng vào năm 2004. Qua đây ta có thể thấy đời sống của người lao động trong Công ty ngày càng được ổn định và nâng cao.
Biểu số 1: Thu nhập bình quân của công ty từ 2001 – 2004.
Ngoài ra công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động luôn được Công ty quan tâm với nhận thức nguồn lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, do đó trong một thời gian dài từ năm 1992 đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ cho người lao động, thu hút lực lượng lao động giỏi từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó Công ty còn có chế độ ưu đãi đối với những lao động giỏi tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ, triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý đi thăm quan, khảo sát các thị trường nước ngoài nhằm nắm bắt được những công nghệ mới và xu hướng phát triển của thị trường.
Nhận xét: Đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ 5, 7% nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật công nghệ. . . Do đó họ sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, thực hiện hoạt động thu mua, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Chính vì vậy để phát triển thị trường đòi hỏi lực lượng này phải không ngừng tìm tòi thị trường, sử dụng các biện pháp Marketing, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Đội ngũ lao động trực tiếp quyết định tới số lượng và chất lượng sảm phẩm làm ra. Để mở rộng thị trường, Công ty phải nâng cao uy tín của mình thông qua chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chính vì vậy Công ty phải đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm giảm đến mức tối thiểu sản phẩm hỏng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Hiện nay nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất là vải các loại, da thuộc và phụ liệu các loại. Hầu hết các nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại nguyên liệu của Công ty phần lớn là do khách hàng đặt gia vông mang đến mà Công ty phải nhập vật liệu theo giá của người gia công. Như vậy hiện nay Công ty chưa chủ động được nguyên liệu cho người sản xuất. Mặt khác, Công ty chưa nắm chắc được thị hiếu của từng thị trường do đó không dám chủ động mua nguyên liệu để sản xuất vì có thể khách hàng gia công khâng chấp nhận và khó bán trực tiếp được. Từ đó ta có thể thấy rằng nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. Muốn tiêu thụ được sản phảm sản xuất ra Công ty phải tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu của từng thị trường khác nhau.
Để thấy được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty hiện nay. Chúng ta hãy xem xét bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong những năm gần (từ năm 2001 đến năm 2004):
Thị trường
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Trị giá
( USD )
Tỉ lệ %
Trị giá
( USD )
Tỉ lệ %
Trị giá
( USD )
Tỉ lệ %
Trị giá
( USD )
Tỉ lệ %
Hàn Quốc
10.164.389
71,03
10.064.574
59,31
8.306.752
59,94
5.509.797
50,95
Đài Loan
1.747.084
12,21
1.030.404
6,07
932.663
6,73
225.998
2,09
Nhật
955.921
6,68
1.932.594
11,39
1.774.174
12,8
1.889.348
17,47
Hồng Kông
844.915
5,9
1.199.540
7,06
1.103.788
7,96
507.355
4,7
Trung Quốc
74.670
0,005
250.745
2,32
ASEAN
149.763
1,05
636.494
4,6
424.189
3,9
Mỹ
92.971
0,008
Đức
61.022
0,006
Anh
1.870.801
11,02
1.029.802
7,97
1.685.295
17,01
EC
448.363
3,13
1.987
0,0001
Thái Lan
66.552
0,0039
Inđônêxia
66.851
0,004
CH Séc
18.893
0,001
Malaixia
717.300
5,141
Việt Nam ( XNK tại chỗ)
167.276
1,55
Tổng cộng
14.310.435
100
16.969.496
100
13.858.343
100
10.813.996
100
Bảng số 2: Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty May Chiến Thắng
Nhìn vào bảng ta có thể thấy nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc. Năm 2001 chiếm 71, 03% tổng giá trị nguyên liệu nhập, năm 2002 chiếm 59, 31%, năm 2003 chiếm 59, 94% và năm 2004 chiếm 50, 95% tổng giá trị nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu của Công ty đã mở rộng sang thị trường Châu Âu ( chủ yếu là Anh ) chiếm 11, 02% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập năm 2002, 7, 97% vào năm 2003 và 17, 01% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập năm 2004. Lượng nguyên liệu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giảm xuống, nhập từ Trung Quốc, Nhật tăng lên. Đặc biệt trong năm 2004 Công ty còn phát triển thêm được 3 thị trường mới cung cấp nguồn nguyên liệu cho mình đó là Mỹ, Đức và xuất nhập khẩu tại chỗ ở Việt Nam.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
1. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Trước kia trong cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thường do nhà nước giao xuống. Do vậy việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu là so sánh với các chỉ tiêu pháp lệnh mà nhà nước giao cho.
Hiện nay trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ sản xuất kinh doanh nên việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch là nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch là hết sức quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu biết, nắm bắt được thực trạng của quá trình sản xuất, đồng thời kết hợp với những thông tin rút ra từ kết quả sản xuất sẽ giúp cho họ lập kế hoạch chính xác, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó.
Hàng năm Công ty lập kế hoạch sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở sau:
Chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công ty giao.
Tình hình thực hiện kế hoạch năm trước.
Khả năng huy động năng lực thiết bị, lao động.
Tình hình khách hàng: khả năng ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty với các khách hàng.
Nguồn vật tư nguyên liệu của Công ty có khả năng khai thác.
Sau đây là tình hình thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002 đến năm 2004 (bảng số 5).
Bảng 5: một số chỉ tiêu đã thực hiện trong giai đoạn 2002 – 2004 của Công ty may Chiến Thắng.
Đơn vị: 1.000.000đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
TH
%so KH2002
%so TH2001
TH
%so KH2003
%so TH2002
TH
%so KH2004
%so TH2003
1. Giá trị sản xuất
37400
113,4
115,1
42600
100
113,9
40100
98,7
94,13
2. Doanh thu
55910
126
132,2
63154
123
112,9
57067
96,3
90,3
3. Nộp ngân sách
1430
89,4
83,8
1480
118,6
103,4
123,5
94,2
83,4
4. Xuất khẩu
53066
174,6
135,3
61051
119,2
115
54081
92,5
88,58
5. Lợi nhuận
2015
113,5
112,3
2632
110,2
130,6
2286
83,12
86,85
Phân tích sản xuất kinh doanh năm 2002:
Năm 2002 là một năm rất thành công của Công ty may Chiến Thắng. Trong giai đoạn này sản xuất và kinh doanh của Công ty rất ổn định. Mặc dù mặt bằng sản xuất của Công ty còn chật hẹp song donah thu đạt tương đói cao 55,91 tỉ đồng, đạt 132,2% so với thực hiện 2001 về giá trị sản xuất tăng 115,1% so với năm 2001 đem lại lợi nhuận cho Công ty là 2,015 tỉ đồng .
Phân tích sản xuất kinh doanh năm 2003:
Năm 2003 là năm có nhiều tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hầu hết các chỉ tiêu Công ty đều hoàn thành vượt mức so với kế haọch đề ra. Trong năm 2003 do có nhiều cố gằng trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nên Công ty đã nâng cao kim ngạch xuất khẩu bằng việc xuất khẩu sang các thị trường mới và củng cố phát triển các thị trường truyền thống. Đặc biệt Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp (dạng FOB) là hình thức mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với gia công, vì thế doanh thu xuất khẩu của Công ty đã tăng lên đáng kế, doanh thu tăng 112,9% so với năm 2002 trong đó xuất khẩu đã tăng 115% so với năm 2002. Qua đó đem lại lợi nhuận cho Công ty đạt mức 2,632 tỉ đồng.
Như vậy năm 2003, kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng vững chắc và hiệu quả. sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó nhiều thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm Công ty cũng đã gia tăng số lượng tiêu thụ nhiều hơn so với các nă mtrước. Điều này chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã được thị trường chấp nhận. Vị trí và hình ảnh của Công ty đã được tạo dựng và người tiêu dùng quốc tế. Đạt được những thành tựu này, nguyên nhân quan trọng nhất là Công ty đã tạo được thế cạnh tranh thuận lợi với ưu thế trên thị trường bằng cách đa dạng dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời theo nhu cầu của khách hàng, uy tín của cty tiếp tục tăng lên và thị trường của Công ty được mở rộng, cả chiều rộng và chiều sâu gây dựng được sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng.
Phân tích sản xuất kinh doanh năm 2004:
Năm 2004 do gặp phải nhiều biến động lớn về thị trường do đó các chỉ tiêu mà Công ty đặt ra đều không hoàn thành được một cách trọn vẹn cụ thể là doanh thu của Công ty chỉ đạt 57,067 tỉ động đạt 96,3% so với kế hoạch và đạt 90,3% so với thực hiện của năm 2003. Đây là giai đoạn mà Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ có tiềm lực mạnh và lợi thế cạnh tranh nên số khách hàng tìm đến Công ty đã giảm sút, xuất khẩu của Công ty chỉ bằng 88,58% so với năm 2003. Các chỉ tiêu còn lại như giá trị sản xuất cũng chỉ đạt 98,7% so với kế hoạch và giảm so với năm trước (94,13% so với năm 2003). Tuy nhiên, lợi nhuận của Công ty vẫn đạt 2,286 tỉ đồng.
Sơ đồ 1: một số chỉ tiêu chính đã thực hiện trong giai đoạn 2002 – 2004 của Công ty.
7000
6500
6000
5500
5000
4500
4000
3500
Ghi chú:
GTSL
DT
2002 2003 2004
2 .Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng.
Các khách hàng chính của Công ty:
Khách hàng của Công ty là các hãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc. Công ty có 8 khách hàng thường xuyên từ năm 2001 đến nay đó là: YOUNG SHIN, ITOCHU, JEANNES, HADONG, LEISURE, FLEXCON, UNICORE và MATAICHI. Trong đó khách hàng chủ yếu tiêu thụ nhiều nhất là hãng ITOCHU và HADONG với số lượng tiêu thụ trên một triệu sản phẩm một năm.
Ngoài những khách hàng thường xuyên của Công ty còn có những khách hàng không thường xuyên tiêu thụ với số lượng không lớn. Năm 2002 Công ty mất đi 3 khách hàng, nhưng tìm được thêm 8 khách hàng mới, trong số đó có 2 khách hàng hiện nay đã chở thành khách hàng thường xuyên của Công ty đó là P. PACIFIC và SK. GLOBAL. Năm 2003 Công ty mất đi 6 khách hàng và tìm được 7 khách hàng mới, trong đó có 3 khách hàng vẫn tiếp tục đặt hàng của Công ty trong năm 2004. Năm 2004 Công ty mất đi 5 khách hàng, trong đó có một khách hàng thường xuyên của Công ty từ năm 2001 đến năm 2003. Cũng trong năm 2004 Công ty đã tìm thêm được 7 khách hàng mới. Các số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 6: Các khách hàng chủ yếu của Công ty
STT
Các khách hàng chính
Số lượng têu thụ sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Young Shin
129.916
110.659
138.199
124.490
2
Itochu
1.451.900
1590.940
2.284.085
2.674.465
3
Jean
199.523
99.327
139.435
88.678
4
Hadong
1.933.760
2.447.148
1.796.869
1.978.591
5
Flexcom
86.579
68.198
34.631
35.863
6
Leisure
289.520
209.572
246.207
173.300
7
Unicore
35.728
25.565
59.937
18.068
8
Mataichi
8.808
12.890
52.488
20.316
9
Amatexa
17.479
254.677
186.635
10
Gun Yong
59.843
11
Sunkyong
7.707
12
Scavi
4135
13
Par nia
988,27
14
Fu han
38.845
15
Ber han
15.550
16
Ha no mex
10.500
17
Pan paccific
123.299
58.308
62.435
18
Utimex
13.587
19
SK.Global
16.146
9500
32.453
20
Indochina
13.373
21
WooBo
10.697
21.705
22
DaLiMex
12.300
48.727
23
Mit sui
6.029
73.560
24
ASia-HS
8.929
25
Vpacific
30.262
26
Boong
40.319
27
EU Rasia
4062
4000
28
Ba lan
3010
29
Garnet
16.626
30
Phú hán
268
31
Tocontap
13.456
32
X40
1.465
33
Băc Hà
50.265
Các thị trường chủ yếu của Công ty:
Công ty May Chiến Thắng may gia công cho các khách hàng nước ngoài. Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty cũng đang đẩy mạnh hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm ( bán FOB ) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và thu về nhiều lợi nhuận hơn. Vì hình thức bán FOB sẽ đem lại cho Công ty doanh thu cao hơn rất nhiều so với hình thức gia công. Các thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm từ 2001 đến năm 2004 sẽ được thể hiện trong bảng số 7:
Bảng số 7: Các thị trường chủ yếu của Công ty.
Đơn vị tính: USD
Các thị trường
Trị giá gia công
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Gia công
FOB
Gia công
FOB
Gia công
FOB
Gia công
FOB
1-CHLB Đức
1.356.183
1.171.127
18.998
1.358.617
1.227.493
14.700
2-Nhật
233.853
127.348
423.293
449.335
3-Đài Loan
376.857
196.446
172.804
145.130
4-Canada
58.468
167.863
89.404
70.081
5-Hà Lan
382.924
232.465
115.391
132.278
6-Anh
225.720
572.096
354.118
155.897
7-Pháp
40.261
24.810
107.878
106.478
276.797
163.038
8-Hàn Quốc
166.846
231.310
162.204
74.856
9-Tây Ban Nha
105.626
114.697
548.802
420.000
329.506
187.440
10-EU
140.034
83.499
-
11-Singapore
18.730
6886
-
12-Lào
7560
-
-
13-Đông Âu
-
140.184
75.172
867.445
851.716
71.137
70.632
14-Iran
--
32.528
45.157
45.157
-
16.819
16.819
15-CH Séc
-
240.502
24.052
-
183.900
183.500
16-ý
-
362.309
-
-
17-Thuỵ Điển
-
62.908
45.382
38.009
18-úc
-
-
6.656
38.716
19-Đan Mạch
-
-
5.310
29.643
20-Bỉ
-
-
5278
22.422
21-Nam Mỹ
-
-
5167
-
22-Thuỵ Sĩ
-
-
59.665
33.297
-
23-Braxin
-
-
10.488
24-CHLB Nga
-
-
306.215
306.215
25-Mexico
-
-
14.483
12.960
26-Các thị trường khác
373.094
96.087
231.525
232.568
139.283
Tổng cộng
3.495.156
153.425
4.094.200
439.494
4.532.304
3.822.923
955.704
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường truyền thống của Công ty trong những năm qua là: CHLB Đức, Đài Loan, Nhật, CaNaĐa, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đông Âu. Đức là thị trường chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị gia công. Tuy nhiên từ năm 2002 trở lại đây xu hướng tiêu thụ của thị trường này cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ giảm đi trong những năm 2002, 2003 và năm 2004 ở các thị trường Đài Loan, Canada, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc và EU. Ngược lại ở một số thị trường như Tây Ban Nha, Đông Âu lại có xu hướng tiêu thụ tăng lên từ năm 2002 trở lại đây. Năm 2001 Công ty có 9 thị trường. Năm 2002 Công ty mở rộng thêm được nhiều thị trường khác như: Tây Ban Nha, Đông Âu, Singapore, EC. . . Các thị trường mới này có lượng tiêu thụ chiếm 28, 7% tổng giá trị gia công của Công ty năm 2002. Năm 2003 và năm 2004 Công ty tiếp tục mở rộng được thêm một số thị trường khác, đưa tổng số thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ 9 thị trường năm 2001 lên đến hơn 25 thị trường vào năm 2004. Các thị trường mới này có số lượng tiêu thụ bằng 26, 55% tổng giá trị gia công của Công ty năm 2003 và bằng 25, 2% năm 2004.
Để thấy được những thị trường lớn của Công ty ta xem xét biểu đồ về tỉ trọng doanh thu trên các thị trường xuất khẩu của Công ty trong năm 2001 đến năm 2004: ( biểu đồ 2; 3; 4;5):
1-CHLB Đức
2 – Nhật
3 - Đài Loan
4 – Canada
5 – Hà Lan
6 – Anh
7 – Pháp
8 – Hàn Quốc
9 – Tây Ban Nha
10 – EU
11 – Singapo
12 – Lào
13 - Đông Âu
14 – Iran
15 – Cộng hoà Séc
16 – ý
17 – Thuỵ Điển
18 – úc
19 - Đan Mạch
20 – Bỉ
21 – Nam Mỹ
22 – Thuỵ Sỹ
23 – Braxin
24 – Cộng HLB Nga
25 – Mexico
26 – Các TT khác
1.358.617
423.293
172.804
89.404
115.391
354.118
106.478
162.204
968.802
232.568
Đơn vị tính: USD
Các thị trường
33.297
1.719.161
45.382
6.656
5.310
5.278
5.167
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400
1-CHLB Đức
2 – Nhật
3 - Đài Loan
4 – Canada
5 – Hà Lan
6 – Anh
7 – Pháp
8 – Hàn Quốc
9 – Tây Ban Nha
10 – EU
11 – Singapo
12 – Lào
13 - Đông Âu
14 – Iran
15 – Cộng hoà Séc
16 – ý
17 – Thuỵ Điển
18 – úc
19 - Đan Mạch
20 – Bỉ
21 – Nam Mỹ
22 – Thuỵ Sỹ
23 – Braxin
24 – Cộng HLB Nga
25 – Mexico
26 – Các TT khác
1.242.193
449.335
145.130
132.278
439.835
107.878
516.946
139.283
Đơn vị tính: USD
Các thị trường
70.081
155.897
74.856
141.769
33.638
367.400
38.009
38.716
29.643
22.422
10.488
306.215
14.483
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400
Biểu 2 : Các thị trương tiêu thụ của công ty năm 2001
Biểu 3 : Các thị trương tiêu thụ của công ty năm 2002
1-CHLB Đức
2 – Nhật
3 - Đài Loan
4 – Canada
5 – Hà Lan
6 – Anh
7 – Pháp
8 – Hàn Quốc
9 – Tây Ban Nha
10 – EU
11 – Singapo
12 – Lào
13 - Đông Âu
14 – Iran
15 – Cộng hoà Séc
16 – ý
17 – Thuỵ Điển
18 – úc
19 - Đan Mạch
20 – Bỉ
21 – Nam Mỹ
22 – Thuỵ Sỹ
23 – Braxin
24 – Cộng HLB Nga
25 – Mexico
26 – Các TT khác
1.358.617
423.293
172.804
89.404
115.391
354.118
106.478
162.204
968.802
232.568
Đơn vị tính: USD
Các thị trường
33.297
1.719.161
45.382
6.656
5.310
5.278
5.167
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400
1-CHLB Đức
2 – Nhật
3 - Đài Loan
4 – Canada
5 – Hà Lan
6 – Anh
7 – Pháp
8 – Hàn Quốc
9 – Tây Ban Nha
10 – EU
11 – Singapo
12 – Lào
13 - Đông Âu
14 – Iran
15 – Cộng hoà Séc
16 – ý
17 – Thuỵ Điển
18 – úc
19 - Đan Mạch
20 – Bỉ
21 – Nam Mỹ
22 – Thuỵ Sỹ
23 – Braxin
24 – Cộng HLB Nga
25 – Mexico
26 – Các TT khác
1.242.193
449.335
145.130
132.278
439.835
107.878
516.946
139.283
Đơn vị tính: USD
Các thị trường
70.081
155.897
74.856
141.769
33.638
367.400
38.009
38.716
29.643
22.422
10.488
306.215
14.483
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400
Biểu 4 : Các thị trương tiêu thụ của công ty năm 2003
Biểu 5 : Các thị trương tiêu thụ của công ty năm 2004
Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy CHLB Đức là thị trương đem lại doanh thu lớn nhất từ năm 2001 đến năm 2004. Tuy nhiên doanh thu từ thị trường này có xu hướng giảm theo từng năm. Năm 2001, Hà Lan là thị trường có tỉ trọng doanh thu đứng thứ 2 sau Đức, tiếp đó là Đài Loan. Năm 2002, thị trường Anh là thị trường có tỉ trọng doanh thu lớn thứ 2 sau Đức. Năm 2003, Tây Ban Nha là thị trường có tỉ trọng doanh thu đứng thứ 2 tiếp đến là Nhật. Năm 2004, xu hướng tiêu thụ ở thị trường Nhật tăng do đó tỉ trọng doanh thu của Công ty ở Nhật đứng thứ 2 sau Đức.
Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài, Công ty còn bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ( bán FOB) nhưng hình thức này mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty.
Bảng số 8: Doanh thu qua các năm của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị (tỉ đồng)
Tỉ trọng %
Giá trị (tỉ đồng)
Tỉ trọng %
Giá trị (tỉ đồng)
Tỉ trọng %
Giá trị (tỉ đồng)
Tỉ trọng %
1- Doanh thu
42, 274
100
55, 910
100
63, 154
100
57, 067
100
2- Doanh thu xuất khẩu trong đó:
39, 211
92, 75
53, 066
94, 9
61, 051
96, 67
54, 081
94, 7
+ Doanh thu bán FOB
2, 901
6, 89
5, 906
10, 56
15, 632
24, 75
13, 743
24, 08
+ Doanh thu gia công
36, 310
85, 89
47, 16
84, 3
45, 419
71, 9
40, 338
70, 68
3- Doanh thu nội địa
1, 391
3, 3
2, 844
5, 09
2, 103
3, 32
2, 986
5, 23
Nhìn vào bảng doanh thu của Công ty ta thấy: Doanh thu bán FOB tuy không lớn nhưng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2001 là 2. 901 triệu đồng, năm 2002 là 5. 906 triệu đồng, năm 2003 là 15. 632 triệu đồng và năm 2004 là 13. 743 triệu đồng. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm bán FOB của Công ty chưa được xác định rõ ràng. Năm 2002 Công ty bán FOB cho 2 thị trường là Pháp và Iran, năm 2002 bán FOB cho 5 thị trường là: Đức, Đông Âu, Iran, CH Séc, Thuỵ Sĩ. Năm 2003 Công ty bán FOB cho 8 thị trường là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Đông Âu, Iran, CH Séc, CHLB Nga và Mexico. Sở dĩ việc bán FOB thu được kết quả thấp là do Công ty không có kênh tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài mà chỉ tìm kiếm khách hàng nước ngoài, sau đó thoả thuận và ký hợp đồng bán hàng cho họ tại cảng xếp.
Đối với thị trường nội địa thì đây không phải là thị trường chính của Công ty vì hàng may mặc của Công ty được sản xuất bằng trang thiết bị hiện đại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài. Nếu bán trong nước thì không thu được lợi nhuận cao và lợi nhuận đem lại không khấu hao kịp máy móc thiết bị. Bởi vậy doanh thu bán nội địa của Công ty chỉ chiếm trên dưới 5% tổng giá trị tiêu thụ. Năm 2001 là 3, 3%, năm 2002 là 5, 09%, năm 2003 là 3, 32% và năm 2004 là 5, 23% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên thị trường nội địa không phải là không có tầm quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài của Công ty. Trong khi đó thị trường nội địa là một thị trường khá rộng lớn với trên 70 triệu dân, nó sẽ tránh được rủi ro khi mất một số thị trường nước ngoài.
Trên đây là một số thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty và một số thị trường mới khai thác của Công ty. Tiếp theo là tình hình tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của Công ty trên các thị trường.
Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm trên thị trường:
Để mở rộng thị trường tiêu thụ cần phải xem xét thị trường nào cần loại sản phẩm gì để từ đó tìm mọi cách đưa sản phẩm đó vào thị trường cần loại sản phẩm đó. Việc nghiên cứu này giúp cho việc gắn sản phẩm với thị trường để đưa ra các biện pháp Marketing phù hợp.
- Tình hình tiêu thụ áo jăcket.
Bảng số 9: Tình hình tiêu thụ áo jăcket trên các thị trường
STT
Thị trường
Số lượng (sản phẩm)
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Nội địa
2.175
27.303
69.405
81.125
2
CHLB Đức
353.150
279.661
343.958
304.175
3
Nhật
59.843
17.890
54.972
63.920
4
Hà Lan
107.435
64.418
27.361
30.975
5
Pháp
6.646
22.301
23.916
36.437
6
Tây Ban Nha
30.476
31.346
37.457
42.291
7
Hàn Quốc
38.800
23.960
17.735
6.360
8
EC
27.811
7.209
20.649
9
Bỉ
2.030
9.216
10
Đông Âu
4.88._.ện thoại, fax, email của công ty đó.Từ đó Công ty có thể chào hàng trực tiếp với các công ty kinh doanh đó qua fax hoặc email.
Bên cạnh vệc tìm hiểu qua các công ty tư vấn thì chúng ta có thể tìm hiểu qua các cá nhân là những việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài.Hiện nay số lượng việt kiều ở nước ngoài rất đông, họ là những người có lòng yêu nước, muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
Nghiên cứu trực tiếp tại thị trường:
Phương pháp này cho phép chúng ta biết được người tiêu dùng ở thị trường đó thích loại vải gì, màu vải gì, kiểu cách ra làm sao...Để có thể nghiên cứu thị trường nước ngoài chúng ta có thể tham gia Hội chợ triển lãm hoặc các đoàn khảo sát thị trường do Bộ thương mại tổ chức.Phương pháp này tốn kém chi phí mà nhiều khi không đem lại hiệu quả.Cách tốt nhất trong nghiên cứu trực tiếp là chúng ta nghiên cứu những thị trường truyền thống đã quen tiêu dùng sản phẩm của Công ty như CHLB Đức, Nhật, Hàn Quốc....để chúng ta xem xét sản phẩm của chúng ta đã đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng chưa, sản phẩm đó có thua kém các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh không, nếu thua kém ở những điểm nào để chúng ta có thể khắc phục nhằm duy trì và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đó trên thị trường truyền thống.
Những nội dung cần nghiên cứu.
Tính dân tộc và thị hiếu:
Mỗi dân tộc có một sở thích riêng về kiểu cách và chất liệu vải.Chẳng hạn như phái nữ của người Nga thì dùng hàng pha poleste để may váy.Phái nữ của người Đức thích vải 100% cotton.Không những thế là tuỳ theo mục đích của loại quần áo, váy....cho người lớn hay trẻ em mà tính chất của vải cũng khác nhau.Màu sắc của quần áo tuỳ thuộc vào từng dân tộc, lứa tuổi, giới tính.Với quần áo may đo thì dễ hơn và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thợ may có thể chiều theo ý họ.Với quần áo may sẵn thì phải nghiên cứu trước về thị hiếu màu của từng dân tộc cũng nhưu lứa tuổi.Chẳng hạn:
+ Quần áo trẻ em có màu sắc sặc sỡ và nhiều màu hơn loại quần áo người lớn.
+ Nữ giới thích màu sáng hơn nam giới.Tuỳ vào điều kiện thời tiết khí hậu mà mỗi vùng thích một màu đặc trưng.Màu sắc còn thay đổi theo phong tục tập quán, sở thích của từng dân tộc.
+ Người Châu Âu thích màu nổi tôn da như: Màu đen, màu vàng da cam, màu đỏ....
+ Người da đen thích màu trằng.
+ Người Đức thích quần áo nhiều màu.
Ngoài việc nghiên cứu thị hiếu về màu sắc chất vải của từng dân tộc, từng lứa tuổi thì chúng ta cũng cần nghiên cứu về đặc điểm một số quần áo truyền thống của các dân tộc để có thể sản xuất quần áo truyền thống cho một số nước:
Áo dài của dân tộc Việt Nam
Áo xa rông của dân tộc Lào
Áo Kimônô của Nhật
Áo dài màu trằng của các dân tộc Trung Đông.
Nhà kinh doanh không những nắm được nét chung mà còn phải dự đoán được những thay đổi về thị hiếu từng ngày của người tiêu dùng.Màu chủ đạo trong thế giới vẫn là mầu đen và trắng.Xu hướng khách hàng thích trang phục thường được thiết kế trên chất liệu vải như: Lanh, siu, cotton tạo dáng trẻ, khoẻ phù hợp với đời sống công nghệ.Quần áo có biến điệu đơn giản về kiểu cỡ, trang trí bằng pha ghép màu, thêu, tạo nét độc đáo của người mặc.
Nghiên cứu về số lượng:
Việc nghiên cứu số lượng cũng góp một vai trò quan trọng giúp cho Công ty xác định được quy mô thị trường và xác định được khả năng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng thị trường đó về một loại sản phẩm nhất định.Thông thường khi nghiên cứu về số lượng thì Công ty cần xác định:
+ Dân số của mỗi quốc gia, cơ cấu dân số.,mức thu nhập bình quân của người dân là bao nhiêu.
+ Chi tiêu hàng năm cho may mặc là bao nhiêu
+ Hàng năm nước đó phải nhập khẩu một lượng quần áo là bao nhiêu
+ Giá cả trung bình của các loại quần áo bán trên thị trường nước đó
Trên cơ sở những số liệu thu được doanh nghiệp mới tiến hành so sánh giữa các thị trường xem thị trường nào là có triển vọng nhất.Từ đó doanh nghiệp mới sử dụng các biện pháp quảng cáo chào hàng tại thị trường đó.
Hiệu quả đạt được.
Làm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đặc biệt là tăng khối lượng hàng bán FOB do tìm kiếm được nhiều thị trường mới, nhiều khách hàng mới đồng thời tìm hiểu được những nguyên nhân làm suy giảm thị trường cũ và tìm biện pháp khắc phục nhằm duy trì thị trường cũ.
Tăng thêm lợi nhuận cho Công ty do chúng ta chủ động tìm kiếm khách hàng để ký các hợp đồng bán FOB, bởi vì khi chúng ta chủ động tìm khách hàng thì chúng ta sẽ dễ đặt điều kiện với họ hơn.
IV.PHÁT TRIỂN VIỆC THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT ÁO, QUẦN MẪU.
Sự cần thiết.
Như chúng ta đã biết sản phẩm may rất phong phú và đa dạng, cùng một loại sản phẩm nhưng có rất nhiều mẫu mã, sử dụng các loại vải khác nhau.Mà thị hiếu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, họ muốn nhiều kiểu quần áo có tính chất đặc trưng.Nếu như sản phẩm của Công ty mà nghèo nàn về mẫu mã thì rất khó bán trên thị trường.
Trên thực tế thì mẫu mã của Công ty hết sức nghèo nàn, Công ty chưa chủ động thiết kế các loại mẫu mã để chào hàng trên thị trường mà chủ yếu là thiết kế theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc là mẫu của khách hàng, Công ty chỉ việc thực hiện sản xuất theo mẫu.
Để tăng khả năng bán trực tiếp, mở rộng thị trường thì Công ty phải chủ động thiết kế mẫu mốt để sử dụng mẫu mốt đó chào hàng.Muốn như vậy phòng kỹ thuất - công nghệ phải có một bộ phận riêng chuyên làm nhiệm vụ thiết kế và sản xuất chào hàng.
Chức năng nhiệm vụ.
- Nghiên cứu tính dân tộc trong trang phục của mỗi nước, thị hiếu của mỗi dân tộc về chất vải mầu sắc, thông qua việc nghiên cứu các sách báo viết về thời trang cuộc sống của các nước.
- Sưu tầm các mẫu vải khác nhau để phục vụ công tác thiết kế.
- Liên hệ với bộ phận marketing để nắm thêm những thông tin về thị hiếu của khách hàng và chiến lược sản phẩm của Công ty.
- Trên cơ sở những thông tin thu được về thị hiếu, các quyển catalog về mẫu mốt và bảng tiêu chuẩn hoá kích thước của các nước thuộc thị trường mục tiêu, sẽ tiến hành thiết kế và sản xuất các quần áo mẫu với các yêu cầu:
+ Hình thức đẹp, phong phú hợp thị hiếu người tiêu dùng, sẵn sàng được người tiêu dùng chấp nhận.
+ Kích thước phải phù hợp với kích thước đã được tiêu chuẩn hoá của từng thị trường.
+ Luôn luôn thay đổi mẫu mã, phù hợp với những nhu cầu dự báo của thị trường
+ Sản xuất mẫu để các phân xưởng làm theo mẫu đó nếu mẫu đó được khách hàng chấp nhận.
+ Thu thập những thông tin phản ánh của thị trường về những loại sản phẩm của mình, xử lý thông tin để hoàn thiện sản phẩm mẫu.
Một số yêu cầu để phát triển thiết kế và sản xuất mẫu.
Yêu cầu về lao động:
- Đối với nhân viên thiết kế mẫu:
+ Phải được đào tạo cơ bản qua các lớp sáng tạo mẫu mốt thời trang.
+ Có tính sáng tạo, có kinh nghiệm trong thiết kế, sáng tạo mẫu mã.
+ Có khả năng thu thập thông tin về nhu cầu của thị trường hàng may mặc ở một số nước là thị trường chính của Công ty như: CHLB Đức, Nhật, Nam Triều Tiên.
+ Biết xử lý các thông tin về nhu cầu thị trường để sáng tạo, thiết kế mẫu cho phù hợp, đảm bảo khi tung sản phẩm ra thị trường sẽ được thị trường chấp nhận.
+ Phải được đào tạo về sử dụng máy vi tính để tiến hành thiết kế trên máy tính.
- Yêu cầu đối với nhân viên máy mẫu:
+ Nhân viên may phải lựa chon những thợ bậc cao trong Công ty.
+ Có nhiều những ý tưởng về phát triển sản phẩm để tham gia ý kiến đối với nhân viên thiết kế.
Hình thức thiết kế:
Hiện nay Công ty vẫn đang sử dụng hình thức thiết kế trên giấy sau đó mới sản xuất mẫu và gưỉ cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì mới sản xuất hàng loạt, nếu không htì phải sửa đổi lại theo đúng yêu cầu của khách hàng, hình thức này tốn rất nhiều thời gian đặc biệt là thời gian gửi mẫu hàng đi.Công ty nên chuyển dần hình thức thiết kế trên giấy sang hình thức thiết kế trên máy tính sẽ giảm được thời gian gửi hàng mẫu đi.
- Yêu cầu về trang thiết bị:
Ngoài những máy móc cho việc may sản phẩm mẫu thì bộ phận thiết kế và sản xuất mẫu cần được trang bị máy tính phục vụ cho việc thiết kế và phải có một máy tính được nối mạng để gửi các bản mẫu thiết kế cho khách hàng ở nước ngoài .Bên cạnh đó cũng cần trang bị một máy quét ảnh để khi sản xuất ra sản phẩm mẫu chúng ta chụp lại những sản phẩm mẫu đó và đưa vào lưu trữ trong máy tính tạo thành một “catalo”để làm mẫu cho khách hàng khác lựa chọn .
Những hiệu quả đạt được.
- Khi phát triển bộ phận thiết kế sản phẩm sẽ cho phép công ty sản xuất ra nhiều mẫu mốt hơn ,có thể đáp ứng được nhu cầu ,thị hiếu của mọi lứa tuổi .Đồng thời làm cho sản phẩm của công ty có tính độc đáo ,làm cho uy tín của công ty được nâng cao ,thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được mở rộng và mở rộng được sản xuất kinh doanh .
- Tạo tính chủ động trong khâu thiết kế và tạo ra được Catalog gửi cho khách hàng để khách hàng lựa chọn .Nhờ đó ta có thể bán FOB cho khách hàng nước ngoài .
- Việc chủ động trong thiết kế đem lại nhiều lợi nhuạn hơn ,đồng thời do yêu cầu của thiết kế mà công ty sẽ đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm .Đặc biệt nếu áp dụng hình thức thiết kế mẫu trên máy tính và gửi mẫu bằng thư diện tử sẽ tiết kệm được thời gian và chi phí gửi hàng.
V. HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH TƯƠNG THÍCH VỚI CẶP SẢN PHẨM-THỊ TRƯỜNG.
Sự cần thiết.
- Việc tìm hiểu tiếp cận thị trường nước ngoài là rất khó khăn và chi phí lớn do hạn chế nguồn thông tin ,bất đồng ngôn ngữ và khoảng cách địa lý là quá xa Do vậy khi đã tìm được một thị trường hay một khách hàng của mình thì công ty phải đưa ra những chính sách ,biện pháp phù hơpự để duy trì những thị trường ,khách hàng hiện có .,đồng thời lôi kéo khách hàng mới ,mở rộng những thị trường mới.
- Khi gắn từng loại sản phẩm với từng thị trường thì công ty có thể nhận biết đựoc chu kỳ sống của sản phẩm ở từng thị trường để xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ và đưa ra biện pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
Nội dung của biện pháp.
- Sản phẩm cũ thị trường cũ:
+ Căn cứ vào số liệu tiêu thụ sản phẩm trong bốn năm(từ 2001-2004) ta thấy những cặp sản phẩm thị trường sau đây:
Áo Jăckét/CHLB Đức
Áo Jắckét/Hàn Quốc
Áo Jắckét/Hà Lan
Áo váy /Đài Loan
+ Từ số liệu về tiêu thụ ta có thể vẽ được biểu đồ lượng tiêu thụ từng năm của từng sản phẩm trên từng thị trường để nhận thấy xu hướng tiêu thụ của các sản phẩm đó trên các thị trường.
Biểu số 9: Chu kỳ sống của sản phẩm.
Nhìn vào Biểu đồ ta thấy áo Jắckét bán trên thị trường Hàn Quốc đã giảm mạnh ,trên thị trường Hà Lan cũng giảm dần .Do vậy có thể nói rằng sản phẩm áo Jăckét trên thị trường Hàn Quốc và Hà lan đang vào giai đoạn suy thoái .Sản phảm áo Jắckét ở thị trường Đức năm 2004 giảm so với năm 2003 và giảm so với năm 2001 nhưng không lớn lắm nên ta có thể đánh giá sản phẩm áo Jắckét ở thị trường Đức bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái .Sản phẩm áo váy ở thị trường Đài loan năm 2004 giảm so với năm 2003,do đó sản phẩm áo váy của công ty trên thị trường Đài Loan cũng bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái .
Đối với sản phẩm áo Jắckét ở thị trường CHLB Đức và áo váy ở thị trường Đài Loan mới ở vào giai đoạn bắt đầu suy thoái .Công ty cần phải củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện có ,giữ uy tín bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,tìm thêm những khách hàng mới để mở rộng tiêu thụ ,kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
Đối với sản phẩm ở vào giai đoạn bắt đầu suy thoái đó là: Áo jắckét/Hàn Quốc, Áo jắckét/Hà lan thì phải tìm nguyên nhân của sự suy giảm đó.
Có thể do quá ít khách hàng, các hãng kinh doanh ở thi trường đó tiêu thụ sản phẩm của công ty do dó vì một lý do nào đó của khách hàng mà họ nhập ít sản phẩm của công ty vào thị trường đó bị giảm .Để giải quyết vấn đề đó công ty phải tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới ở thị trường đó để khôi phục lại thị trường.
Nếu cùng một thị trường có nhiều khách hàng đến tiêu dùng một loại sản phẩm mà đã vào giai đoạn suy thoái .Công ty nên đua ra một số biện pháp để duy trì thị trường đó bằng cách:
- Cải tiến sản phẩm cũ về mẫu mã ,chất vải ,màu sắc cho phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường đó.
- Công ty chào hàng với những khách hàng hiện tại ,những loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường đó nhằm thay thế sản phẩm cũ.
Sản phẩm mới thâm nhập thị trường:
Những loại sản phẩm mới thâm nhập thị trường bao gồm :
- Sản phẩm cũ bán trên thị trường mới
+ Áo Jắckét bán trên thị trường là:Hà lan,pháp, hàn quốc ,Tây ban nha...
+ Áo váy bán trên thị trường Đông âu và anh
- Sản phẩm mới bán trên thị trường cũ:
+ Mác Logo/Hàn Quốc.
+ Khăn tay trẻ em /Nhật
+ Vàng Mã /Đài Loan .
- Sản phẩm mới bán trên thị trường mới:
+ Áo sơ mi/Anh
Do những sản phẩm này mới thâm nhập vào các thị trường nên chúng ta không thể dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường .Bởi vậy để duy trì và phát triển được những thị trường này chúng ta tạo lập uy tín ngay từ đầu .Vấn đề cạnh tranh trên thi trường nước ngoài không chỉ là giá cả mà là vấn đề chất lượng .Doanh nghiệp cần phải bảo đảm chât lượng của các lô hàng xuất đi không có sai sót ,thực hiện giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
Ngoài ra khi chúng ta muốn phát triển thị trường cho sản phẩm mới thâm nhập thì chúng ta phải nghiên cứu đặc tính các sản phẩm cùng loại tại thị trường đó .Công ty sẽ nghiên cứu ra một vài đặc tính riêng của sản phẩm làm cho sản phẩm có tính độc đáo ,dễ hấp dẫn khách hàng
Tăng cường công tác quảng cáo để tạo hình ảnh của Công ty và sản phẩm của Công ty trong tiềm thức của khách hàng.
Bao gói sản phẩm cần được thiết kế đẹp và gắn lời quảng cáo về Công ty bằng thứ tiếng của nước nhập khẩu sản phẩm đó hoặc bằng tiếng Anh để khách hàng có thể đọc được.
Biện pháp này tạo cho chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về số lượng tiêu thụ từng loaị sản phẩm trên từng loại thị trường từ đó nhanh chóng đưa ra những quyết định hợp lý về marketing để duy trì và phát triển các thị trường đó.Ngoài ra biên pháp này giúp Công ty tránh được những biến động lớn về tiêu thụ do Công ty luôn phải theo sát những thông tin về tình hình tiêu thụ từng sản phẩm trên từng thị trường khác nhau.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC.
Với gần 80 triệu dân Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng dệt - may.Tuy nhiên, hiện nay thị trường trong nước của Công ty mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, thêm vào đó Công ty mới chỉ có một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trực tiếp của Công ty.Để mở rộng thị trường trong nước, Công ty cần mở thêm các đại lý và cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trong cả nước.
Hiện nay Công ty mới chỉ có một số cửa hàng ở:
Thành Công – Ba Đình – Hà Nội.
Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội.
Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội.
Bà Triệu.
Như vậy là khả năng tiếp xúc với khách hàng trong nước hiện nay bị hạn chế vì có quá ít cửa hàng trong khi đó các cửa hàng này đều ở những phố nhỏ ( trừ cửa hàng ở phố Bà Triệu ) cho nên khách hàng không chú ý đến.Bởi vậy số lượng tiêu thụ trong nước không lớn.
Trước mắt Công ty lập một số đại lý chuyên bán các sản phẩm của Công ty ở khắp khu vực Hà Nội và một số thành phố, thị xã lớn.Mỗi đại lý của Công ty đều phải có biển hiệu là đại lý của Công ty May Chiến Thắng để người tiêu dùng biết đến.
Để phát triển các đại lý, Công ty cần thường xuyên kiểm tra xem các đại lý có chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Công ty không, xử lý nghiêm những trường hợp dùng tên của Công ty để bán sản phẩm không phải của Công ty.Đồng thời cần có chính sách khen thưởng đối với các đại lý hoạt động có hiệu quả và thiết thực.
Công ty phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mốt, mầu sắc để thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng, làm cho khi đến với các đại lý của Công ty là người tiêu dùng bị cuốn hút ngay vào sản phẩm bởi sự phong phú đa dạng của chúng.
Mỗi đại lý của Công ty nên có một hoặc một vài sản phẩm được coi là “độc quyền” tại một khu vực hay một vùng nào đó nhằm làm cho mỗi đại lý có một nét đặc trưng riêng.
Đại lý đặt ở khu đông dân, nhiều người đi lại để thu hút sự chú ý của nhiều người.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống đại lý sẽ là cơ sở để tạo uy tín và tên tuổi của Công ty đối với thị trường trong nước, đồng thời tăng doanh thu bán nội địa.Ngoài ra việc phát triển hệ thống đại lý sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro nếu thị trường nước ngoài bị biến động, khủng hoảng.
Thực hiện biện pháp naỳ có ưu điểm là không tốn nhiều thời gian chi phí cho việc nghiên cứu thị trường trong nước bởi vì thị trường trong nước đã quá quen thuộc với Công ty, mặt khác Công ty không phải tốn kém nhiều chi phí cho việc nghiên cứu trực tiếp thị trường nội địa, các báo chí, tài liệu trong nước về hàng dệt may lại rẻ, nhiều loại giúp Công ty có đủ thông tin về thị trường nội địa.
VII.TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO.
Hoạt động quảng cáo hiện nay của Công ty rất ít, Công ty mới chỉ quảng cáo thông qua hội chợ thương mại.Tuy nhiên nếu vận dụng các kỹ thuật quảng cáo khác có thể làm tối đa hoá các hiệu quả của chúng.
Những nộidung công ty cần quảng cáo:
- Tên gọi và hình ảnh (nếu có )của sản phẩm
- Chất lượng cao đã được xuất khẩu sang các thị trường như EU, Đông âu
- Sản phẩm làm bằng chất liệu :cotton,políete...
- Điều kiện mua bán và giá cả ở trong nước: khách hàng có thể mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng hoặc các đại lý của công ty
- Địa điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm ,trưng bày triển lãm .
- Địa chỉ giao dịch.
Phương tiện quảng cáo:
Dựa trên các nội dung cần quảng cáo trên công ty có thể sử dụng các hình thức sau:
+ Báo chí tập san: Khi quảng cáo trên báo chí hay tập san thì công ty có thể truyền tảiđược cả hình ảnh của sản phẩm và những nội dung thông tin .Báo chí trong nước được phát hành rộng rãi nên có thể thu hút đựợc nhiều người. Mặt khác những thông tin trên tờ báo không mất ngay mà nó còn tồn tại cùng với tờ báo. Vì vậy thông tin quảng cáo đó có thể được chuyển từ người này sang người khác, do đó hiệu quả quảng cáo khá cao.
+ Catalog: Là một công cụ bán hàng phổ biến có ý nghĩa lớn đối với khách hàng ở xa. Bằng việc cung cấp những thông tin cần thiết từ kích cỡ, màu sắc, số lượng, bao gói, thời hạn cung cấp, giá cả, hình thức thanhtoán. Nó có thể thu hút sự chú ý của khách, gợi sự quan tâm, thuyết phục hành động mua hàng. Mục đích của Catalog:
- Tạo sự quan tâm thu hút mua hàng.
- Phản ánh khả năng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
+ Sử dụng thư điện tử :Chúng ta có thể gưỉ trực tiếp cho những khách hàng nước ngoài những thông tin càn thiết về sản phẩm cũng như hình ảnh của sản phẩm nếu như chúng ta biết được địa chỉ thư của các khách hàng đó. Sử dụng hình thức này đảm bảo đưa thông tin nhanh nhất đến với kháh hàng và gửi đúng người cần nhạan thông tin qủng cáo. Khi sử dụng máy tính vào quảng cáo thì công ty có thể tiến hành đàm phán, thoả thuận trực tiếp với khách hàng trên máy tính.
Ưu điểm của các hình thức quảng cáo trên là nội dung quảng cáo tỷ mỉ, chi tiết có thể gửi đúng đối tượng quảng cáo và liên hệ trực tiếp với họ
+ Tham gia hội chợ triển lãm.
Ưu điểm của hình thức này là người ta có thể vận dụng một cách tổng hợp các ưu điểm của các phương tiện quảng cáo khác :vừa dùng các loại quảng cáo in sẵn lại vừa thuyết minh trực tiếp, có thể vừa xem phim lại vừa xem thao diễn trực tiếp. Có thể tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng đặt quan hệ buôn bán với họ.
Những hiệu quả đạt được:
- Thông qua quảng cáo mà nhiều người, nhiều khách hàng biết đến công ty. Từ đó khách hàng đến đặt quan hệ làm ăn với công ty nhiều hơn.
- Công ty sẽ thực hiện được việc mở rộng thị trường, mở rộng việc sản xuất kinh doanh của công ty.
- Mang lại lợi nhuận nhiều hơn nếu công ty xác định hợp lý kinh phí quảng cáo.
VIII.TÌM NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT.
Sự cần thiết.
Nguyên liệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với nghành may. Chất lượng của nguyên liệu quyết định tới chất lượng sản phẩm may. Đồng thời sản phẩm có đa dạng phong phú hay không là phụ thuộc một phần vào các loại vải có đáp ứng được yêu cầu thiết kế hay không
Hiện nay công ty đang phải nhập hầu hết các loại vải và phụ liệu để phục vụ sản xuất, lý do là chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Như vậy công ty vẫn chưa chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Muốn mở rộng thị trường công ty phải có đủ nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất đồng thời cũng phải dự trữ thành phẩm để bán trực tiếp trên các thị trường.
- Nội dung thực hiện :tăng cường tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế dần nguyên liệu phải nhập từ bên ngoài vào. Từ năm 1996 công ty đã sử dụng vải dệt trong nước của nhà máy dệt Nam định, dệt 8/3, . . . để thực hiện gia công. Chất lượng vải nước ta còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy công ty chỉ sử dụng vải lanh, sợi popolin để làm lớp lót trong của áo Jăckét. Hoạt động này không những nâng cao hiệu quả gia công của công ty mà còn giúp cho khâu tiêu thụ quốc tế của các xí nghiệp dệt trong nước được mở rộng.
Sử dụng các loại vải truyền thống của dân tộc như lụa tơ tằm, vải thổ cẩm vào việc sáng tác những mẫu mốt mang tính dân tộc Việt Nam. Việc sử dụng những loại vải này sẽ mang lại tính độc đáo cho sản phẩm của công ty
Liên kết với một số khách hàng nước ngoài là các hãng cung cấp vải nhằm tìm kiếm các loại vải phù hợp. Đồng thời công ty có thể sử dụng được vốn của họ trong thời gian ngắn.
Tìm địa chỉ của các nhà sản xuất, nhà cung cấp vải ở nước ngoài, những nhà nhập khẩu vải trong nước, tìm hiểu các loại vải mà họ có, lấy mẫu những loại vải đó. Sau đó tiến hành thiết kế thử các mẫu vải đó, Nếu như loại vải nào phù hợp chúng ta có thể đặt hàng với họ. Phải tính toán số lượng vật tư nguyên vật liệu cần nhập mỗi lần, thời điểm nhập nhằm bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời tránh tình trạng lượng vật tư dự trữ cũng không quá lớn gây ra tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm vòng quay vốn.
Những hiệu quả đạt được.
Khi công ty chủ động tìm nguồn nguyên liệu sẽ cho phép công ty mở rộng thị trường bán FOB, thu lại nhiều lợi nhuận hơn, làm cho sản xuất kinh doanh của công ty ổn định hơn và doanh thu cao hơn do không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của khách hàng nước ngoài đặt gia công mang đến.
IX.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÔNG TY MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
Nhà nước cần sửa đổi, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp sản xuất và có hoạt động xuất khẩu hiện nay đa số có nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ và phải có lượng vốn lớn thì mới có khả nắng sản xuất ra các mặt hàng đủ sức canhj tranh trên thị trường thế giới được. Thông tư 150/1997/TT-Ban tổ chức ban hành ngày 21/12/1999 hướng dẫn thi hành QĐ từ 19/5/1999/QĐ-ngày 27/9/1999 của thủ tướng chính phủ về việc lập và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu bước đầu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. . . Ngoài ra các tổ chức tài chính cũng cần phải căn cứ vào các hoạt động của doanh nghiệp với mức tín nhiệm cho phép để cho vay, không nên quá câu nệ vào vốn pháp định của doanh nghiệp khi cho vay.
Cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu.
- Thủ tục hành chính, cách thức quả lý hoạt động xuất khẩu, nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến tiến trình xuất khẩu,vì hàng may mặc có tính thời vụ cao đòi hỏi thời gian giao hàng phải rất chính xác với hợp đồng. Nhưng các thủ tục kiểm tra hải quan của ta còn rất rườm rà và gây chậm trễ trong việc xuất khẩu cho khách hàng.
- Chúng ta phải thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy theo hướng gọn nhẹ có hiệu lực, thực hiện nguyên tắc quản lý”một cửa”cho các hoạt đọng xuất nhập khẩu, khắc phục sự chồng chéo, phiền hà, đùn đẩy trong thủ tục hành chính. Trước hết nhà nước cân hiện đại hoá ngành hải quan, hàng năm nên tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như: luật vận tải quốc tế, luật thuế, ngoại ngữ. . .
- Bên cạnh đó cần phải hiên đại hoá các phương tiện dùng kiểm tra hàng hoá, làm như vậy sẽ tránh được phiền phức và gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân.
Áp dụng một chê độ tỷ giá hối đoái tương đối ổn định phù hợp và khuyến khích xuất khẩu.
Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế như hiện nay. Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, ký hiệp định chung về hiệp tác thương mại với EU (1993) và với chính phủ các nứoc khác. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 105 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó ký hiệp tác thương mại với 58 nước. Đặc biệt là việc gia nhập ASEAN, tham gia AFTA. . . do đó khối lượng hàng xuất nhập khẩu của đất nước ngày càng tăng, hoạt dộng xuất khẩu ngày càng đươc đẩy mạnh. Vì vậy, chính sách tỷ giá với tư cách là một công cụ điều chỉnh vĩ mô, có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nươc trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Nước ta đang tiến hành đổi mới thực hiện mở cửanền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề tỷ giá hối đoái.
Hiện tại thì chế độ tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, lạm phat. . . tuy đã được cải thiên một bước cơ bản song vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ản mang tính chất bất ổn định, xu hướng tiép tục mất giá của đồng tiền Việt nam so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là đô la Mĩ tương đối rõ nét
Do đó mục tiêu của chính sách tỉ giá hói đoái trong giai đoạn tới là phải thường xuyên xác lập và duy trì tỉ giá hối đoái ổn định và phù hợp, dựa trên sức mua thực té của đồng Việt nam với các ngoại tệ, phù hợp với cung cầu trên thị trường đảm bảo sự ổn định trong kinh tế đối nội và tăng trưởng kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết. Bất cứ giải pháp nào về tỉ giá hối đoái với nền kinh tế nước ta hiện nay không được phép phá vỡ sự ổn định tương đối của đồng V iệt nam đã đạt được trong quá trình đẩy lùi và kiềm chế lạm phát trong thời gian qua. Thêm vào đó, cần phải giảm tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán, quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, đồng thời hỗ trợ cho cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước hơn nữa, bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vi mô và kiềm chế lạm phát thì chính sách tỉ giá hối đoái cần tạo sự hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất hàng may mặc nói riêng, muốn tồn tại và phát triển được phải có thị trường tiêu thụ. Muốn ổn định và phát triển thì phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình thức, phương thức trao đổi, phương thức thanh toán. . . .
Thực tế hoạt động mở rộng thị trường của Công ty May Chiến Thắng cho thấy Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là : Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, phương thức bán hàng thì tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, Công ty có thể nhận gia công hoặc bán FOB. Những cố gắng của Công ty đã giúp cho thị trường của Công ty ngày càng mở rông, doanh thu ngày càng tăng.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được công ty cũng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục bằng một số biện pháp như:
-Thành lập bộ phận Marketing.
-Điều tra nhu cầu thị trường.
-Phát triển bộ phận thiết kế mẫu
-Có chiến lược sản phẩm-thị trường thích hợp
-Tăng cường quảng cáo
-Tìm nguồn nguyên liệu
Nếu những giải pháp trên được thực hiện tốt thì công ty có thể củng cố và mở rộng hơn nữa thị trưoừng của mình
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, qua tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế của công ty em dã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Những ý kiến đó mới chỉ là bước đầu, do thời gian có hạn, trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót vấp váp. Em hy vọng rằng những ý kiến trên sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty và mong muốn nhận được sự ủng hộ cũng như sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em xin dành sự biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo trưởng khoa,TS Thân Danh Phúc, người đã tận tình hướng dẫn trực tiếp thực hiện đề tài và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú phòng xuất nhập khẩu công ty may Chiến Thắng đã không ngần ngại cung cấp những thông tin quý báu sử dụng trong đề tài. Xin cảm ơn tất cả và mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế DNTM - TS. Phạm Công Đoàn & TS. Nguyễn Cảnh Lịch
2. Quản trị DNTM - TS. Phạm Ngũ Luận
3. Marketing Philip Kotler - Northerwestern University.
4. Marketing TM-PTS. Nguyễn Bách Khoa.
5. Marketing - GS.PTS Trần Minh Đạo
6. Chiến lược chất lượng và giá cả sản phẩm xuất khẩu - PGS.PTS Lê Văn Tâm
7. Chiến lược kinh doanh của các nhà doanh nghiệp - Trần Hoàng Quế.
8. Giáo trình Quản trị DNTM - PGS.TS Hoàng Minh Đường
PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
9. Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - Trung Tâm Pháp - Việt.
10. Tài liệu nội bộ của công ty may Chiến Thắng
MỤC LỤC
Bảng 2: Tổng kết kết quả hoạt động khinh doanh qua những năm gần đây của công ty KSDLKL.
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 1998
năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Tổng doanh thu
Tốc độ tăng (%)
Tỷ trọng ( %)
27.354.000
100
31.771.000
116,5
100
40.366.000
127
100
47.500.000
117
100
2
DT buồng
Tốc độ tăng (%)
Tỷ trọng (%)
13.200.000
48,2
14.251.400
108
44.8
16.978.700
119
42,06
18.000.000
106
37,8
3
DT ăn uống
Tốc độ tăng (%)
Tỷ trọng (%)
11.354.000
41,5
12.828.800
113
40,3
16.956.800
132
42
19.500.000
115
41,05
4
DT khác
Tốc độ tăng (%)
Tỷ trọng (%)
2.800.000
10,3
4.690.800
167
14,9
6.430.500
137
15,94
10.000.000
155
21,15
5
Tổng chi phí
21.526.029
24.310.359
31.838.500
37.643.963
6
Nộp ngân sách
Tốc độ tăng (%)
3.931.289
5.181.890
131,79
5.927.500
114,39
6.889.500
116,22
7
LãI thực hiện
1.860.682
2.278.751
2.600.000
2.966.537
8
CSSDBTB (%)
70
78
80
85
Nguồn CTKSDLKL
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23152.doc