Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng Công ty VINACONEX

Lời mở đầu Trước những biến đổi to lớn của nền kinh tế thế giới theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, đã đưa nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn lao cũng như mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển. Nếu biết nắm bắt lấy những cơ hội ấy thì có thể coi đây là động lực để thúc đẩy nội lực của đất nước phát triển. Đồng thời nó cũng có thể trở thành tác động ngược lại nếu như nắm bắt các cơ hội ấy không kịp thời hoặc không đúng cách. Vì vậy, trong nền kinh tế mở hoạt động ki

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng Công ty VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh doanh xuất nhập khẩu có thể hội tụ cả hai tác động trên. Nếu như xuất khẩu góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước thì nhập khẩu giúp cho quá trình tái sản xuất được mở rộng và hiệu quả, đồng thời nhập khẩu cho phép bổ xung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu về hàng nhập khâủ vẫn còn cao. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX đã sớm khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế cả nước. Để khai thác triệt để lợi thế của việc nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh vực xây dựng nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng trong nước, việc đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vât liệu xây dựng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực. Do đó em xin chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX”. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của Tổng công ty VINACONEX trong nền kinh tế mở cửa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các mặt ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu của Tổng công ty trong những năm vừa qua để đề xuất các quan điểm, những giải pháp mới nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty theo yêu cầu của nền kinh tế mở hiện nay. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX. Chương I Cơ sở lý luận của nhập khẩu I - Thương mại quốc tế 1-Thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế là quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài hoặc giữa các nước với nhau thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Quan hệ tiền tệ dưới hình thức buôn bán nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng nhằm mục đích kinh tế và thu lợi nhuận. 2-Một số lý thyết về thương mại quốc tế: a- Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối: Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối do A.Smith phát hiện, một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nó. Đây là cách giải thích đơn giản nhất về nguyên nhân của thương mại quốc tế. Rõ ràng, việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào thương mại quốc tế. Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai hàng hoá giống nhau A và B. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A, còn quốc gia thứ hai có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng B. Nếu mỗi quốc gia đều tiến hành chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối, sau đó tiến hành trao đổi thì cả hai quốc gia đều có lợi. Trong quá trình này, các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất, do đó tổng sản phẩm của hai quốc gia sẽ tăng lên. Sự tăng thêm số sản phẩm này là nhờ vào chuyên môn hoá và sẽ được phân bổ giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi ngoại thương. Tuy vậy, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại quốc tế là thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hiện nay, phần lớn thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc gia phát triển với nhau, không thể giải thích được bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đốí b- Lý thuyết lợi thế so sánh: *- Lợi thế so sánh - quy luật cơ bản của thương mại quốc tế: Theo quy luật lợi thế so sánh do D.Ricardo phát hiện, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất (đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối). Mô hình đơn giản của D.Ricardo dựa trên 5 giả thiết sau đây: +Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai loại mặt hàng, mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng. +Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi nước, nhưng không di chuyển giữa các nước. +Công nghệ sản xuất ở hai nước là cố định. +Chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải. +Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước. *- Lợi thế tương đối xét dưới góc độ chi phí cơ hội: Có thể giải thích lợi thế so sánh theo quan điểm về chi phí cơ hội. Theo cách tiếp cận này, chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm để nhường lại đủ các nguồn tài nguyên sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. như vậy quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất một loại hàng hoá thì họ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá thứ hai. Lý thuyết của Heckscher-Ohlin về lợi thế tương đối: *Các giả thiết của Heckscher-Olin: + Thế giới chỉ có hai quốc gia chỉ có hai loại hàng hoá(X và Y) và chỉ có hai yếu tố là lao động và tư bản. + Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau. + Hàng hoá X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hoá Y chứa đựng nhiều tư bản. + Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hoá trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả 2 quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn toàn. + Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2 quốc gia. + Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế. + Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa 2 nước. * Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hoá và đường giới hạn khả năng sản xuất: Chúng ta nói rằng hàng hoá Y là hàng hoá chứa đựng nhiều tư bản nếu tỷ số tư bản/lao động (K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y lớn hơn hàng hoá X trong cả 2 quốc gia. Chúng ta cũng nói rằng quốc gia thứ hai là quốc gia có sẵn tư bản so với quốc gia thứ nhất nếu tỷ giá giữa tiền thuê tư bản trên tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc gia thứ nhất. Như vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia thứ hai sẽ nghiêng về OY và của quốc gia thứ nhất nghiêng về phía OX. 3-Vai trò của thương mại quốc tế : Có thể nói, sự phát triển của lực lượng sản xuất gắn liền với sự phát triển của thương mại nói chung và của thương mại quốc tế nói riêng. Từ khi xuất hiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá, loài người đã thấy được lợi ích của trao đổi hàng hoá giữa các nước. Thương mại quốc tế góp phần mở rộng thị trường của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, có thể sử dụng công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn, có thể phát huy tính kinh tế quy mô để giảm giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm, tức là thúc đẩy khả năng phát triển sản xuất trong nước. Thương mại quốc tế phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của mọi người, tổ chức, mọi đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Khả năng phát hiện chính xác mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng vì qua đó các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụng tích cực. Thương mại quốc tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay tất yếu dẫn đến cạnh tranh theo dõi kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh thương mại quốc tế. Chính nhờ sự cạnh tranh này làm cho nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới được thường xuyên và có ý thức, đồng thời đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải được đào tạo nghiêm túc. Thương mại quốc tế đưa đến việc xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh hàng hoá lạc hậu, góp phần làm hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước và các địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia kinh doanh thương mại quốc tế trong quá trình thực hiện. II- Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta: 1-Nhập khẩu: Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế.Nó không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài một quốc gia. Vậy thực chất ở đây, nhập khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩuvới mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất và tiêu dùng cùng với nhau. Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ tiết kiệm để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và đời sống nhân dân trong nước, đồng thời bảo đảm cho việc phát triển nhịp nhàng và nâng cao năng suất lao động, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước,giải quyết sự khan hiếm của thị trường nội địa. Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau, từ khâu nghiên cứu điều tra, tiếp cận thị trường nước ngoài, lựa chọn bạn hàng, hàng hoá nhập khẩu, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành thủ tục thanh toán. Mỗi khâu nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ càng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế... 2-Vai trò của nhập khẩu: *- Đối với nền kinh tế quốc gia: Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương nên nó tác động trực tiếp tới sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải có 4 điều kiện là: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện trên. Bởi vậy, nhập khẩu là con đường ngắn nhất giúp các nước có được các điều kiện còn thiếu của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế. Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ xung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu hoặc thay thế những hàng hoá mà trong nước có thể sản xuất được nhưng không hiệu quả, làm cho thị trường hàng hoá trong nước phong phú về chủng loại, quy cách và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhập khẩu cũng tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Đối với Việt Nam, một nước mà trình độphát triển còn thấp thì vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: +Nhập khẩu vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn được nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. +Nhập khẩu vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa đáp ứng cho các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao khả năng tiêu dùng, mức sống của nhân dân. +Nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Nhập khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, cũng như góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước và của mỗi địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia nhập khẩu trong quá trình thực hiện. *-Đối với doanh nghiệp: Vai trò của nhập khẩu được khẳng định cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp đó là: + Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có được công nghệ sản xuất hiện đại để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. + Thông qua nhập khẩu, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài, dẫn đến việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước, từ đó giúp doanh nghiệp có kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. + Nhập khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội từ đó tăng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, việc xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích cũng như những bất lợi cho mỗi quốc gia do nó phải đôí đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia không dễ dàng khống chế được. Vì vậy, để phát huy được vai trò của mình, hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, tức là các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các nguyên tắc trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích cuả toàn xã hội: + Thứ nhất: nhập khẩu phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng vốn. Là một nước đang phát triển, vốn là một trong những nhân tố mà Việt Nam đang còn thiếu, bởi vậy yêu cầu tiết kiệm là một vấn đề cơ bản của quốc gia cũng như của doanh nghiệp. + Thứ hai: chỉ nhập khẩu những thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tránh nhập khẩu những công nghệ lạc hậu mà các nước đang tìm cách thải ra hay không phù hợi với điều kiện nước ta. + Thứ ba: nhập khẩu nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng xuất khẩu. Nhập khẩu cần đi đôi với tranh thủ lợi thế của đất nước trong từng thời kỳ để thoả mãn nhu cầu trong nước, vừa bảo hộ và mở rộng sản xuất trong nước đồng thời tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước và thúc đẩy xuất khẩu phát triển. 3-Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu Trong hoạt động nhập khẩu,có nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Mỗi hình thức nhập khẩu có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bởi vậy doanh nghiệp cần phải tuỳ từng trường hợp mà áp dụng hình thức nào cho có hiệu quả nhất. Sau đây là một số hình thức nhập khẩu cơ bản và phổ biến nhất: Nhập khẩu tự doanh: Nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu mà trong đó doanh nghiệp thực hiện toàn bộ quá trình nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường để mua hàng hoá đến bán được hàng hoá và có doanh thu từ vốn của mình. Hình thức nhập khẩu này có ưu điểm là nó đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động trong việc nhập hàng và tiêu thụ hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, hình thức này cũng còn bộc lộ một số nhược điểm như: dễ xảy ra rủi ro, sai lầm trong kinh doanh do một số công việc trong quá trình nhập khẩu không được chuẩn bị tốt như: nghiên cứu thị trường hàng hoá trong nước, về thị trường nước ngoài, về bạn hàng, về mặt hàng kinh doanh.... b- Nhập khẩu uỷ thác: Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà trong đó công ty đóng vai trò là người trung gian và tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của người trong nước uỷ thác. Trong hoạt động nhập khẩu này công ty không phải sử dụng vốn của mình và sau khi hoàn thành công việc theo thoả thuận thì được hưởng phí uỷ thác. Hình thức nhập khẩu này trước đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của đa số công ty xuất nhập khẩu do nhu cầu nhập khẩu của các đơn vị trong nước rất lớn, trong khi đó không phải đơn vị nào cũng có thể thực hiện nhập khẩu do họ không có chức năng hay do sự hạn chế về trình độ cán bộ, tổ chức...bởi vậy một số công ty xuất nhập khẩu đã thực hiện nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác, góp phần vào việc giải quyết những vướng mắc đó cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhâpj khẩu. Tuy nhiên hiện nay tình trạng chung ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là kim ngạch nhập khẩu uỷ thác đang giảm xuống do một số nguyên nhân sau đây: sau khi nghị định 57/CP ra đời năm 1998 và có hiệu lực thì nhiều doanh nghiệp đã có quyền nhập khẩu trực tiếp đa số các loại mặt hàng, trong khi đó nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp ở các công ty ngày càng được hoàn thiện. Mặt khác, do phí uỷ thác cao cũng như một số nguyên nhân khác cũng làm cho hình thức nhập khẩu này khônh còn là hình thức nhập khẩu quan trọng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. c-Nhập khẩu đổi hàng: Nhập khẩu đổi hàng là hình thức nhập khẩu mà trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương, ở đây mục đích không chỉ là nhập khẩu được hàng hoá cần thiết mà còn là để tiêu thụ hàng xuất khẩu và đỡ phải vay vốn ngoại tệ. Khi dùng hình thức nhập khẩu này, doanh nghiệp được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, để đảm bảo hợp đồng được thực hiện, người ta đề ra một số biện pháp sau để đảm bảo thực hiện hợp đồng như sau: + Dùng thư tín dụng thương mại đối ứng. + Dùng người thứ ba để khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá. + Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng để theo dõi việc giao hàng của hai bên và được kiểm tra, đánh giá lại ở cuối một kỳ nhất định. + Phạt về việc giao hàng thiếu hoặc giao hàng chậm. Nhập khẩu tái xuất: Nhập khẩu tái xuất là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Hình thức nhập khẩu này bao gồm cả hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu, với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Hình thức nhập khẩu này có ưu điểm là nước nhập khẩu sẽ được phần lời do chênh lệch giữa giá bán với nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, đồng thời nhận được lãi suất tiền gửi trong thời gian hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước xuất khâủ và nhập khẩu. Nhưng hình thức này cũng có hạn chế, đây là hình thức nhập khẩu rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong hợp đồng mua bán, ngoài ra có những quy định rất chặt chẽ của Nhà nước về hoạt động này. Ngoài các hình thức nhập khẩu trên đây, hoạt động nhập khẩu còn có một số hình thức khác như gia công quốc tế, nhập khẩu liên doanh.... III- Nội dung của hoạt động nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng: 1-Nội dung của hoạt động nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các khâu nghiệp vụ trong quá trình kinh doanh. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường. Đối với doanh nghiệp thương mại nhập khẩu để bán lại kiếm lời thì thị trường nghiên cứu bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. * Nghiên cứu thị trường trong nước xác định mặt hàng nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường, so sánh và phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu cụ thể về: + Mặt hàng mà thị trường trong nước cần. + Quy cách, chủng loại. + Số lượng. + Thời hạn tiêu dùng. + Giá cả. + Đường biểu diễn chu kỳ sống của mặt hàng. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trường trong nước có ý nghĩa rất quan trọng cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của doanh nghiệp. * Nghiên cứu thị trường quốc tế; Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế có rất nhiều ý nghĩa trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác nhập khẩu hàng hoá của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của công việc này là lựa chọn được nguồn hàng nhập khẩu và đối tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị trường trong nước. Doanh nghiệp cần phải biết các thông tin về: - Môi trường kinh doanh của nước mà doanh nghiệp định nhập khẩu bao gồm : + Điều kiện về chính trị và pháp luật. + Điều kiện về kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của ngoại thương. + Điều kiện về vị trí địa lý: yếu tố này cho phép doanh nghiệp giảm các chi phí vận tải, bảo hiểm. + Điều kiện về con người và tâm lý, tập quán thương mại. + Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ. Các điều kiện trên là những nhân tố “không thể kiểm soát được” đối với doanh nghiệp nhưng nó có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải điều khiển và đáp ứng các nhân tố đó. - Đối tác kinh doanh: trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật liên quan đến cung cấp hàng hoá. Việc lựa chọn đối tác để giao dịch dựa trên cơ sở nghiên cứu: + Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên, khả năng đặt hàng và liên doanh liên kết. + Sức mạnh về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác cho phép thấy được những ưu thế trong thoả thuận giá cả, điều kiện thanh toán. + Thái độ và quan điểm kinh doanh, uy tín trong quan hệ kinh doanh của đối tác. Ngoài ra việc lựa chọn đối tác còn dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và truyền thống mua bán của doanh nghiệp. - Xác định và dự báo các biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới: Đây thực chất là việc nghiên cứu dung lượng thị trường hàng hoá. Nghiên cứu dung lượng thị trường hàng hoá cần xác định nhu cầu và nguồn hàng một cách thực tế, xác định toàn bộ lượng hàng hoá bán ra trên thị trường đôi với sản phẩm kể cả dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng và từng lĩnh vực sản xuất tiêu dùng. Cùng với việc nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường (bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng của sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán) và tính chất thời vụ của sản xuất, tiêu dùng hàng hoá đó trên thị trường thế giới để có biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo cho việc nhập khẩu có hiệu quả. Dung lượng thị trường không ổn định, nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong những giai đoạn nhất định đó là: các nhân tố làm dung lượng thị trường biến động có tính chất chu kỳ như sự vận động của nền kinh tế, tính thời vụ của sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài như tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp, chính sách của Nhà nước, thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, khả năng sản xuất hàng thay thế.Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ, các yếu tố tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,..., các yếu tố về chính trị-xã hội. - Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu: xu hướng biến động giá cả của hàng hoá trên thị trường thế giới rất phức tạp. Trong cùng một thời gian, giá cả hàng hoá có thể biến động theo những hướng trái ngược nhau với những mức độ nhiều ít khác nhau. Thêm vào đó là việc nắm bắt tình hình và xu hướng biến động của giá cả thị trường thế giới là hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giá cả tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn theo dõi sự biến động của giá cả, đồng thời phải có biện pháp để tính toán, xác định một cách chính xác, khoa học mức giá để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động giá cả của mỗi loại hàng hoá trên thị trường thế giới cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường hàng hoá cũng như các nhân tố tác động đến giá. Ngoài việc xác định tính toán giá nhập khẩu hợp lý, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu là có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới trong thương mại quốc tế nói chung và nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đó là bước chuẩn bị, bước tiền đề để xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện có hiệu quả do nó giúp doanh nghiệp lựa chọn được thị trường, mặt hàng kinh doanh, đối tác, giá cả, phương phức thanh toán và tín dụng, luật áp dụng. Để nghiên cứu thị trường , doanh nghiệp có thể thu thập thông tin trong và ngoài nước và có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau để nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tại văn phòng: Thực chất đây là việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu, cả xuất bản và không xuất bản. Đây là phương pháp nghiên cứu phổ thông, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải sử dụng phương pháp này vì nó ít tốn kém về thời gian, chi phí và cho phép doanh nghiệp có thể nhìn được khái quát thị trường mặt hàng cần nghiên cứu. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm đó là thông tin không cập nhật, mức độ tin cậy có hạn và phương pháp mang tính lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc quan sát tiếp xúc với mọi người trên thương trường. Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trên nhưng đây là phương pháp nghiên cứu phức tạp và rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được do nó phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như trình độ cán bộ nghiên cứu của doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, cần phải kết hợp cả hai phương pháp trên để hạn chế thiếu sót và phát huy được điểm mạnh của mỗi phương pháp, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường. Lập phương án kinh doanh: Căn cứ vào những thông tin thu được trong việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác và các quyết định, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra để lập phương án kinh doanh. Nội dung của nó bao gồm nhiều công việc bao gồm: + Xác định mặt hàng nhập khẩu + Xác định số lượng hàng nhập khẩu. + Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch,... + Đề ra các phương pháp để đạt được mục tiêu kinh doanh. + Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu. Giao dịch và ký kết hợp đồng. * Giao dịch, đàm phán trước khi ký kết: Để có thể soạn thảo và đi đến ký kết hợp đồng, trước hết hai bên phải đạt được những thoả thuận chung trong buôn bán. Trong quá trình đàm phán, hai bên sẽ đưa ra những yêu cầu, ý muốn của mình để cùng xem xét, thảo luận để cùng thống nhất làm căn cứ để soạn thảo một hợp đồng. Thông thường có ba hình thức đàm phán là: - Đàm phán qua thư tín: hai bên tiến hành giao dịch trao đổi thông qua thư từ, điện tín. - Đàm phán qua điện thoại. - Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp: hai bên tiến hành trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, thống nhất và ký kết hợp đồng. Hình thức đàm phán qua thư tín, điện thoại chỉ được sử dụng trong trường hợp đối tác là bạn hàng lâu năm, quan hệ tốt. Gặp gỡ trực tiếp để đàm phán thường áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị lớn, nội dung phức tạp, có nhiều khoản phải giải thích cặn kẽ. Mỗi hình thức giao dịch đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, tuỳ theo từng trường hợp mà doanh nghiệp sử dụng các hình thức trên sao cho có được hiệu quả cao nhất. Trong buôn bán quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra như sau: - Hỏi giá: đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình giá cả và các điều kiện để mua hàng. Nội dung của hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Giá cả mà người mua có thể trả cho mặt hàng đó thường được giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại, người mua nên nêu rõ điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc định giá như: loại tiền thanh toán, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng.... Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá song không nên hỏi quá nhiều nơi vì như vậy sẽ tạo ra cơn sốt ảo về mặt hàng đó mà diều này không có lợi cho người mua. - Phát giá hay còn gọi là chào hàng: là việc người bán thể hiện rõ ý định bán hàng của mình. Trong chào hàng người bán nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, thể thức giao nhận hàng, điều kiện thanh toán... Có hai loại chào hàng là + Chào hàng cố định: là việc chào bán một loại hàng nhất định cho một người mua nhất định. Nếu người mua chấp nhận chào hàng đó thì hợp đồng coi như được giao kết. Người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. + Chào hàng tự do: là việc chào bán một lô hàng cho nhiều khách hàng. Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn điều kiện của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng được ký kết. Người mua cũng không thể trách người bán nếu sau đó người bán không ký kết hợp đồng với mình vì chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm của người phát ra nó. - Đặt hàng: lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết liên quan đến việc ký kết hợp đồng. Trên thực tế, người ta chỉ đặt hàng với những khách hàng có quan hệ thường xuyên. - Hoàn giá: là mặc cả về giá cả hoặc các điều kiện giao hàng. Khi người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó sẽ đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này gọi là trả giá. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều ._.lần trả giá mới đi đến kết thúc. Như vậy hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá. - Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra. Khi đó hợp đồng được xác lập. - Xác nhận: sau khi hai bên đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có ghi lại mọi điều đã thoả thuận rồi gửi cho bên kia thì đó là văn bản xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản. Sau khi giao dịch đàm phán, nếu hai bên có thiện chí và có được tiếng nói chung thì sẽ đi đến ký kết hợp đồng mua bán. * Ký kết hợp đồng: Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận của những đương sự có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một khối lượng hàng hoá nhất định cho bên mua và bên mua có mghĩa vụ trả tiền và nhận hàng. Trong thương mại quốc tế, hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là chứng từ cụ thể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi hai bên đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì vậy, hợp đồng chính là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp, vi phạm hợp đồng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thống kê, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của các bên. Có thể ký kết hợp đồng theo các cách sau: + Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua bán. + Bên mua xác nhận thư chào hàng của bên bán. + Bên bán xác nhận đơn đặt hàng của bên mua. Thông thường một hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các điều khoản chính sau: - Tên hàng: là một điều khoản quan trọng của hợp đồng. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. - Phẩm chất và cách xác định phẩm chất: là điều khoản quy định mặt chất của hàng hoá mua bán. - Số lượng, trọng lượng và cách xác định. - Điều kiện giao hàng: quy định thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và điều kiện cơ sở giao hàng. - Giá cả và cách xác định: quy định đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp xác định giá cả, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. - Điều kiện thanh toán: quy định đồng tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. - Bao bì và ký mã hàng hoá: điều khoản này thường quy định chất lượng của bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá cả của bao bì và những yêu cầu ký mã hiệu trên bao bì. - Kiểm tra và giám định hàng hoá: quy định cơ quan giám định hàng hoá và bên thực hiện việc giám định hàng hoá. - Quy định về giải quyết tranh chấp, phạt và bồi thường thiệt hại. - Ngoài ra còn có một số các điều khoản khác như lắp ráp, bảo hành.... Đi kèm với hợp đồng có thể có các bản phụ lục, tài liệu kỹ thuật. các bản kê chi tiết,... tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và yêu cầu của các bên. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩu – với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc sau: Chuẩn bị thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu Mở L/C Đôn đốc bên bán hàng Thuê tầu (Nếu có quyền) Mua bảo hiểm (Nếu có quyền ) Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại nếu có Làm thủ tục hải quan Kiểm tra hàng Nhận hàng Mở L/C * Chuẩn bị thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu: Theo nghị định 57/CP ra ngày 31/7/98 của Chính phủ quy định, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu không cần phải xin giấy phép (trừ các hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc kinh doanh có điều kiện) mà thực hiện đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu với haỉ quan tỉnh, thành phố. Trong đó đăng ký mã số hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu trong phạm vi đăng ký kinh doanh. Nghị định này cũng quy định chi tiết danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc kinh doanh có điều kiện. Như vậy, đối với những hàng hoá thông thường khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép. Đối với những hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch, để nhập khẩu doanh nghiệp phải có được giấy phân bổ hạn ngạch và thường phải đăng ký trước khi ký hợp đồng. Để có được hạn ngạch nhập khẩu, doanh nghiệp phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật xin cấp hạn ngạch được bộ chủ quản phê duyệt và trình Chính phủ thông qua bộ Thương mại. * Mở thư tín dụng (L/C): Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì bên nhập khẩu phải mở L/C theo yêu cầu của bên xuất khẩu. L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng của mình cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong L/C. Cơ sở pháp lý và nội dung để làm đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập ra một bức thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình để thông báo và chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu. * Đôn đốc phía bán giao hàng: Để quá trình nhập khẩu đúng tiến độ như đã quy định trong hợp đồng thì phải đôn đốc phía bán giao hàng theo đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì và đúng thời hạn. Việc giao hàng như vậy mới đáp ứng được phương án kinh doanh đã đề ra, không bỏ lỡ cơ hội. * Thuê tàu vận chuyển: Hiện nay, do điều kiện nước ta còn hạn chế như đội tàu chưa phát triển, kinh nghiệm thuê tàu ít,... nên chúng ta thường nhập khẩu theo điều kiện CIF, tức là quyền thuê tàu thuộc về người xuất khẩu Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì chúng ta phải thuê tàu dựa vào các căn cứ sau: + Những điều khoản của hợp đồng. + Đặc điểm của hàng hoá mua bán. + Điều kiện vận tải. Tuỳ thuộc vào khối lượng và đặc điểm của hàng hoá chuyên chở mà lựa chọn thuê tàu cho phù hợp đảm bảo an toàn, thuận lợi, nhanh chóng. Nếu hàng hoá có khối lượng lớn, hành trình không trùng với hành trình của tàu chợ thì có thể thuê tàu chuyến. * Mua bảo hiểm: Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF thì bên nhập khẩu cũng không phải mua bảo hiểm vì phí bảo hiểm đã có trong giá CIF (do bên xuất khẩu mua). Thông thường trong mua bán quốc tế, hàng hoá chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển, hành trình dài lênh đênh trên biển rất dễ xảy ra rủi ro, hư hỏng, mất mát. Vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hoá là rất cần thiết. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của hàng hoá, điều kiện vận chuyển mà mua bảo hiểm chuyến hay mua bảo hiểm bao. Để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Có ba điều kiện bảo hiểm chính là: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có tổn thất riêng (điều kiện B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều kiện C). Cũng có một số điều kiện bảo hiểm phụ như: vỡ, rò rỉ, không giao hàng, hư hại do móc cẩu,.... Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công, bạo động.... Việc lựa chọn bảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau: + Điều khoản hợp đồng. + Tính chất hàng hoá. + Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng. + Loại tàu chuyên chở. * Làm thủ tục hải quan: Hàng hoá nhập khẩu phải qua biên giới quốc gia nên phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm các bước chủ yếu sau: - Khai báo hải quan: người khai báo hải quan có trách nhiệm tự khai và tự tính thuế các đối tượng làm thủ tục hải quan theo mẫu tờ khai do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quy định. Yêu cầu của việc khai này là phải trung thực và chính xác. Đối với hàng hoá nhập khẩu bộ hồ sơ gồm: + Tờ khai hải quan. + Hợp đồng thương mại. + Bản kê chi tiết (đối với hàng hoá không đồng nhất). + Hoá đơn thương mại. + Vận đơn. + Các giấy tờ khác (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc có quy định riêng) - Xuất trình hàng hoá: người làm thủ tục hải quan phải + Xuất trình đầy đủ hàng hoá để cơ quan hải quan kiểm tra theo thời gian và tại địa điểm quy định. + Bố trí phương tiện và nhân công phục vụ việc kiểm tra hàng hoá của cơ quan hải quan. +Có mặt trong thời điểm kiểm tra hàng hoá. - Thực hiện các quy định của hải quan: sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép thông quan, không cho thông quan hoặc thông quan có điều kiện (phải sửa chữa lại bao bì,...). Nghĩa vụ của chủ hàng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định đó. * Giao nhận hàng hoá nhập khẩu: Theo quy định của Chính phủ, các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho lưu bãi và giao hàng cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của doanh nghiệp đã nhận hàng đó. * Kiểm tra hàng hoá: Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu sẽ làm thủ tục kiểm tra hàng hoá. Hàng hoá nhập khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Hàng hoá nhập khẩu sẽ được các cơ quan sau kiểm tra: + Cơ quan giao thông (ga, cảng): các cơ quan này phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng hoá ra khỏi phương tiện vận tải. + Đơn vị kinh doanh nhập khẩu: với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải lập thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự thâý hàng hoá có tổn thất, phải yêu cầu lập biên bản giám định nếu hàng hoá thực sự có tổn thất, thiếu hụt, không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng. + Cơ quan đặt hàng trong nước (nếu cần thiết). Ngoài ra các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ của mình khi hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải được kiểm dịch. * Làm thủ tục thanh toán: Thanh toán là nghiệp vụ quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng trong việc thanh toán hợp đồng như phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng L/C thì khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng mở L/C, nhà nhập khẩu phải kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì trả tiền và lấy bộ chứng từ đi nhận hàng. * Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có): Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, mất mát, không đúng với yêu cầu trong hợp đồng về thời gian giao hàng, chất lượng... người nhập khẩu cần lập ngay hồ sơ khiếu nại để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Tuỳ từng trường hợp mà đối tượng bị khiếu nại có thể là người bán, người vận tải hoăc công ty bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại bao gồm có đơn khiếu nại và các bằng chứng về việc tổn thất. Việc khiếu nại nếu không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhau ở hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trong hợp đồng) hoặc ở toà án. Ngoài các bước nói trên, việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá là thiết bị toàn bộ cần có thêm các bước cung cấp thiết bị, xây lắp công trình và chạy thử đưa vào sản xuất. Thực hiện hợp đồng là khâu cuối cùng của hoạt động ngoại thương do nó phản ánh tổng hợp toàn bộ quá trình kinh doanh. Nếu nhà nhập khẩu thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng thì sẽ đề cao uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ với khách hàng, thể hiện được tính doanh lợi, tính hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu: Sau khi kết thúc một hợp đồng nhập khẩu, để biết kết quả cụ thể của thương vụ, người nhập khẩu phải tiến hành đánh giá, nghiệm thu kết quả hợp đồng. Ngoài việc hạch toán lỗ lãi còn phải đánh giá về bạn hàng, về thị trường, về mối quan hệ tiếp theo giữa doanh nghiệp với bạn hàng. Qua việc đánh giá này để rút ra kinh nghiệm, mặt mạnh phát huy, mặt yếu khắc phục nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong các thương vụ sắp tới. 2-Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu: Nhập khẩu là một hoạt động liên quan đến nhiều yếu tố trong nước và quốc tế. Nó luôn luôn thay đổi do tác động tổng hợp của các nhân tố này trong những giai đoạn nhất định. Bản thân hoạt động nhập khẩu này không thể tiến hành tự động được mà phải do một chủ thể nhất định tiến hành, nên nó cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của chủ thể. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: * Chế độ chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế: Chế độ chính sách, luật pháp là yếu tố mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nắm chắc và tuân theo một cách vô điều kiện. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, bởi vậy nó chịu tác động của chính sách, chế độ luật pháp của các quốc gia đó. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu cũng phải tuân theo những quy định của luật pháp quốc tế. * Môi trường chính trị trong nước và quốc tế: Môi trường chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Nền chính trị ổn định cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu nhanh chóng và hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. * Tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu: Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu. Mọi việc tính giá và thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng tới ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái quyết định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh cũng như quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây nên sự biến động lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu giữa các mặt hàng thay đổi sẽ gây nên sự biến đổi trong cơ cấu hàng nhập khẩu, từ đó dẫn đến sự thay đổi phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu. * Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể coi như chiếc cầu nối thông suốt thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra sự phù hợp, gắn bó, cũng như phản ánh tác động qua lại giữa các thị trường. Khi có sự thay đổi về giá cả, nhu cầu ở thị trường này thì đồng thời tác động tới sự ứng xử của thị trường kia. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn nhu cầu trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hoá dịch vụ tác động rất lớn đến thị trường nội địa. * Nền sản xuất và thương mại trong nước: Sự phát triển của sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế và làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu. Ngược lại, nếu sản xuất trong nước kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao thì cầu về hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tránh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh cho thị trường trong nước, hoạt động nhập khẩu được khuyến khích phát triển. Trái lại, để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ những ngành sản xuất non trẻ, hoạt động nhập khẩu có thể bị thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ. Sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng quyết định tới sự chu chuyển và lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu phát triển. * Giao thông vận tải - thông tin liên lạc: Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời công việc vận chuyển và thông tin liên lạc. Sự phát triển trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển. Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc đã dơn giản hoá các khâu công việc của hoạt động nhập khẩu, giảm hàng loạt các chi phí nhờ sự nhanh gọn, kịp thời, chính xác. Việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản... cũng góp phần làm cho quá trình nhập khẩu được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. * Hệ thống tài chính ngân hàng: Ngày nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, có vai trò quan trọng trong quản lý, cung cấp vốn và thanh toán quốc tế. Nó can thiệp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, vừa giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Khoa học công nghệ: Đối với những hàng hoá tiêu dùng cho sản xuất, máy móc thiết bị, hoạt động nhập khẩu bị chi phối mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các nước phát triển thường xuất khẩu máy móc sang các nước đang phát triển, nơi mà trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đang có nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc rất lớn để phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nưóc. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: Nếu như các nhân tố trên đều là các nhân tố mà doanh nghiệp phải thích ứng thì các nhân tố bên trong doanh nghiệp là nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là tiềm lực của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm tiềm lực về tài chính, về con người, về uy tín của công ty và của ban giám đốc, trình độ tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, mục tiêu kinh doanh, khả năng theo đuổi mục tiêu cũng như mối quan hệ của ban giám đốc của công ty. * Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính: Trong kinh doanh nếu không có vốn, doanh nghiệp sẽ không thể làm được gì ngay cả khi có cơ hội kinh doanh. Có vốn và trường vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn, có điều kiện tận dụng các cơ hội để thu lợi lớn. Sự trường vốn tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác do có điều kiện sử dụng các phương tiện thu thập thông tin hiện đại. Ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các công việc Marketing trên thị trường về giá cả, cách thức nhập khẩu và bán hàng trên thị trường nội địa, tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. * Nhân tố con người: Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất. Nếu có những cán bộ nhanh nhạy, khéo léo, trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn tất cả các khâu của hoạt động nhập khẩu sẽ được thực hiện nhanh chóng, suôn sẻ, tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Trong kinh doanh rủi ro xảy ra là chuyện khó thể tránh khỏi chỉ có điều là xảy ra ít hay nhiều mà thôi. Do đặc điểm riêng của kinh doanh nhập khẩu là thường xuyên phải giao dịch với đối tác nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh còn phải giỏi ngoại ngữ. Ngoại ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giao dịch, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. * Lợi thế bên trong doanh nghiệp: Một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có uy tín trên thị trường là một điều kiện rất thuận lợi. Có uy tín với người xuất khẩu về việc thanh toán đủ, đúng hạn sẽ thuận lợi cho những lần mua sau. Nếu có chức năng nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp có uy tín sẽ có nhiều doanh nghiệp trong nước uỷ thác việc nhập khẩu cho doanh nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp sẽ dễ tiêu thụ hơn các doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn, mất uy tín với khách hàng. Ngoài ra, một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhập khẩu một sản phẩm nào đó sẽ lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước do am hiểu về thị trường, có những mối quan hệ rộng, lâu năm. Chính những điều đó làm cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-VINACONEX. I- Giới thiệu chung về tổng công ty: 1- Quá trình hình thành và phát triển: Từ năm 1982, Bộ xây dựng đã có chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức đầu tiên được thành lập ở askhabat thuộc nước cộng hoà Tuốcmênia, Liên Xô cũ, sau đó đã mở rộng ra ở Algeria, Liên Xô, Bulgari, Tiệp khắc, Iraq và một số nước khác ở Đông Âu. Tại Algeria năm 1985 có hơn 1200 cán bộ công nhân viên, tại Bulgaria có trên 3500 cán bộ công nhân thuộc 6 công ty.... Cùng với sự hình thành và phát triển của các công ty xây dựng ở nước ngoài, tháng 3 năm 1987 Bộ xây dựng đã quyết định thành lập Ban quản lý hợp tác lao động và xây dựng nưóc ngoài và sau đó hơn một năm, để phù hợp với các chức năng nhiệm vụ được giao, chuyển đổi hẳn sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế, Bộ xây dựng có quyết định số 1118/ BXD – TCLD ngày 27/9/1988 chuyển ban quản lý hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài thành Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài, tên giao dịch quốc tế là VINACONEX. Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân ở nước ngoài đã lên tới 13 nghìn người, làm việc trong 15 công ty xí nghiệp xây dựng. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mở rộng, phát triển hợp tác xây dựng với nước ngoài, ngày 10/8/1991 Bộ xây dựng có quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX. Phát huy những thuận lợi của Tổng công ty: có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, tiếp thu được công nghệ tiên tiến quốc tế cùng với sự năng động, nhạy bén tiếp xúc với các thị trường mới, từ năm 1990 Tổng công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn công nhân và kỹ sư ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư -xe máy-thiết bị góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích luỹ của đơn vị. Đến năm 1995, Tổng công ty đã đạt doanh thu trên 1000 tỷ đồng, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước trên 49 tỷ đồng và trở thành một trong số những doanh nghiệp thành đạt của Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước quy mô cấp Tổng công ty, Bộ xây dựng được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 992/BXD-TCLD ngày 20/11/1995 về việc thành lập Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-VINACONEX. Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là : Vietnam import-export construction corporation Tên viết tắt là: Vinaconex Trụ sở chính : 34 Láng Hạ - Hà Nội Nước sở tại : Việt Nam Ngày thành lập: 27/9/1988 Vốn pháp định: 192.991.000.000 đồng Tổng số cán bộ và công nhân: 18.720 người Trong đó: Làm việc trong nước 13.297 người Làm việc ở nước ngoài 5.423 người Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam bao gồm các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước , được tổ chức các hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty. Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo pháp luật. Tổng công ty có các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính sau: + Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, cấp thoát nước, xử lý môi trường, bưu chính viễn thông, cầu đường, sân bay, bến cảng, đê, đập, hồ chứa, đường dây điện, trạm biến thế... trong và ngoài nước. + Cung cấp nhân lực đồng bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, đốc công, công nhân kỹ thuật... cho các hãng nhà thầu xây dựng nước ngoài. Cung cấp lao động với các ngành nghề khác nhau cho thị trường lao động trên thế giới. + Xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và các hàng hoá khác. + Sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm đá các loại... và các sản phẩm công nghiệp khác cho xây dựng. + Tư vấn khảo sát, thiết kế, đầu tư, xây dựng và quản lý dự án. + Kinh doanh bất động sản, đầu tư các dự án với phương thức BOT. + Dịch vụ khách sạn và du lịch. + Hợp tác với các hãng nước ngoài thành lập các liên doanh hoặc hợp doanh để xây lắp các công trình trong và ngoài nước, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cho thuê và bán các xe máy thiết bị xây dựng, thiết bị tự động hoá. Đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, cấp nước, thuỷ điện. Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong cả nước đồng thời đẩy nhanh mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động kinh doanh khác có hiệu quả. Tổng công ty đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao cho công tác xử lý nền móng, công tác bê tông, vận chuyển... như khoan cọc nhồi, máy ép cọc bản nhựa, các trạm trộn bê tông thương phẩm đồng bộ với máy bơm, xe vận chuyển bê tông, các loại cần trục tháp, cần trục bánh xích, bánh lốp, các loại máy đào, xúc ủi, ván khuôn, giàn giáo kim loại... nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất. Năm 1997, Tổng công ty đã đạt được doanh thu là 1245 tỷ đồng, đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước trên 67 tỷ đồng. Năm 1998 doanh số của Tổng công ty là 1766 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 70,7 tỷ đồng. Năm 1999 doanh số của Tổng công ty là 1780 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 70,1 tỷ đồng. Năm 2000 doanh số của Tổng công ty là 1948 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 70 tỷ đồng. Năm 2001 doanh số của Tổng công ty là gần 2000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 71 tỷ đồng. Tổng công ty cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu. Đến nay, Tổng công ty đã có những cán bộ, công nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình xây dựng chuyên ngành nước, các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình cầu cảng, đường giao thông... đặc biệt là các nhà máy xi măng, hoá chất cơ khí... thi công trượt các silo, ống khói cao, thi công xử lý nền móng, thi công các công trình nhà máy nước, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng có yêu cầu mỹ thuật cao... Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã mở rộng quan hệ liên doanh, hợp doanh với các nhà thầu xây dựng lớn, với các hãng kinh doanh nước ngoài, với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất phát triển ở trong nước. Đến nay đã và đang triển khai hoạt động của các liên doanh về xây dựng như: Công ty liên doanh VINATA- liên doanh giữa VINACONEX và tập đoàn TAISEI- Nhật Bản. Công ty liên doanh VINALEIGHTON liên doanh giữa VINACONEX và công ty LEIGHTON asia Co.Ltd ( úc- hongkong). Hợp doanh TV 16 J/o giữa VINACONEX, tập đoàn TAISEI và Tổng công ty Bạch Đằng. Hợp doanh VIKOWA giữa VINACONEX và KOLON Hàn Quốc xây dựng dự án nước 1A Hà Nội. Ngoài ra Tổng công ty cũng đã thiết lập các liên doanh về sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu như: liên doanh VINACONEX-KOWA by MORWEAR, sản xuất và sử dụng các chất chống thấm, liên doanh VINAROSE sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực, làm tổng đại lý của nhiều hãng và công ty nước ngoài như Eluctrolux (Thuỵ Điển), SCT (Thái Lan).... Thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết Tổng công ty dần dần hoà nhập vào các thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu quốc tế, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến. Về lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty đã và đang triển khai các dự án bằng nội lực của chính Tổng công ty. Ba năm liền 1997, 1998, 1999 Tổng công ty đã được Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc. Đến nay, Tổng công ty VINACONEX đã trở thành nhà thầu xây dựng mạnh, có đủ năng lực nhận thầu và hoàn thành mọi công trình xây dựng quy mô lớn và phức tạp, đồng thời là một Tổng công ty mạnh nhất của Bộ xây dựng về xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Hiện nay, Tổng công ty là một đơn vị lớn mạnh, có nhiều các đơn vị thành viên, cụ thể là: * Các đơn vị hạch toán độc lập: Công ty xây dựng số 1 ( tên giao dịch VINACONCO 1) Công ty xây dựng số 2 ( tên giao dịch VINACONCO 2) Công ty xây dựng số 3 ( tên giao dịch VINACONCO 3) Công ty xây dựng số 4 ( tên giao dịch VINACONCO 4) Công ty xây dựng số 5 ( tên giao dịch VINACONCO 5) Công ty xây dựng số 6 ( tên giao dịch VINACONCO 6) Công ty xây dựng số 7 ( tên giao dịch VINACONCO 7) Công ty xây dựng số 9 ( tên giao dịch VINACONCO 9) Công ty xây dựng số 15 ( tên giao dịch VINACONCO 15) Công ty đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Huế- VINACONCO 10 Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng – VINACONCO 11 Công ty cơ khí và xây lắp- VINACONCO 12 Công ty xây dựng cấp thoát nước- WASENCO Công ty cơ giới và lắp máy- VIMECO Công ty tư vấn xây dựng, cấp thoát nước và môi trường-VINACONSULT Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng VINACONEX Công ty thương mại Tràng Tiền * Các đơn vị phụ thuộc hạch toán nội bộ: Các chi nhánh Tổng công ty trong nước: + Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Hồ Chí Minh + Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Đà Nẵng + Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.Tam Kỳ + Chi nhánh Tổng công ty VINACONEX ở TP.nha Trang Trung tâm kinh doanh VINACONEX- VINATRA Trung tâm xuất nhập khẩu lao động Trung tâm ứng dụng công nghệ tự động hoá Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai Trung tâm du lịch VINACONEX Khách sạn Xây Dựng Nhà máy nước Dung Quất * Các đơn vị sự nghiệp: Trường nghiệp vụ và kỹ thuật Xuân Hoà Trường kỹ thuật xây dựng Bỉm Sơn Trường đào tạo nhân lực xuất khẩu Phú Minh * Các văn phòng đại diện VINACONEX ở nước ngoài: Tổng đội xây dựng VINACONEX tại Libia Đại diện VINACONEX tại Hàn Quốc Đại diện VINACONEX tại Nga Đại diện VINACONEX t._. Doanh thu thực hiện: 60.000 triệu đồng bằng 150% so với 2001 Lợi nhuận thu được: 750 triệu đồng bằng 150% so với 2001 Phấn đấu từng bước thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển 5 năm 2001- 2005 đã đề ra: + Doanh thu tăng trung bình 17% năm. Riêng bộ phận kinh doanh thiết bị và kinh doanh vật tư nguyên vật liệu doanh thu tăng trung bình 25% năm. + Lợi nhuận tăng trung bình 18% năm. Để thực hiện được các mục tiêu đó, Tổng công ty hướng hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vào những mặt hàng sau: + Thực hiện xuất nhập khẩu các nhóm mặt hàng, đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá góp phần tăng kim ngạch cho quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thúc đẩy tìm kiếm thị trường để xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, nhập khẩu góp phần hoàn thiện cơ cấu quy mô hàng hoá trong điều kiện sản xuất trong nước chưa vươn lên đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hơn nữa đây là nguồn hàng đem lại nhiều lợi nhuận trong kinh doanh cho Tổng công ty. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần tập trung lợi thế do khách hàng đem lại để mở rộng quan hệ bạn hàng, ổn định nguồn hàng nhập khẩu, đảm bảo uy tín trong quan hệ với khách hàng. + Chú trọng đến những mặt hàng có ưu thế, có khả năng liên doanh liên kết với các hãng sản xuất trực tiếp ở thị trường nước ngoài, hướng nhập khẩu vào các măt hàng phục vụ sản xuất như các loại nguyên liệu để có thể tiến tới liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu. Trong quan hệ với các bạn hàng, tiến tới các giao dịch trực tiếp với các nhà cung cấp lớn và có uy tín, nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất nhập khẩu, làm sao cho sự gắn bó giữa các hãng sản xuất và Tổng công ty là người tiêu thụ trở nên mật thiết hơn để điều kiện mua bán được thuận lợi. + Sắp xếp các kênh phân phối tiêu thụ phù hợp với quy mô của từng khu vực. Đặc biệt đối với thị trường máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu cần tập trung kinh doanh những mặt hàng có nhãn hiệu uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý. Còn đối với mặt hàng xuất khẩu phải hướng xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao để dần tạo được tên tuổi cho sản phẩm và có chỗ đứng trên thị trường và kèm theo các dịch vụ trước, sau và trong khi bán tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 3- Định hướng nhập khẩu nguyên vật liệu : Trong một vài năm tới, Tổng công ty dự định sẽ tìm hiểu để phát triển các mặt hàng phong phú hơn đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường trong nước. Trong đó việc duy trì cơ cấu tỷ lệ nhập khẩu như trên là mục tiêu của Tổng công ty nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất hướng về xuất khẩu để phát huy lợi thế của Tổng công ty trong quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại thương. Mặt khác, Tổng công ty thường thực hiện nhập khẩu từ các nước có uy tín trên thị trường quốc tế, khai thác trên thị trường rộng lớn. Đó là cơ sở để Tổng công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động nhập khẩu cũng như mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu. II- Biện pháp hoàn thiện nhập khẩu nguyên vật liệu tại VINACONEX: 1- Chú trọng nghiên cứu thị trường nhập khẩu và nắm bắt xu hướng và nhu cầu của thị trường trong nước Thị trường là vấn đề sống còn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nó càng trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Tổng công ty luôn phải nghiên cứu tìm tòi các chính sách tiếp cận thị trường một cách đúng đắn nhất. Việc quan tâm xây dựng thị trường hoạt động rộng lớn là điều không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để làm được điều này, Tổng công ty phải mạnh dạn tiến hành nghiên cứu thị trường hàng hoá, cơ cấu chất lượng, số lượng từng mặt hàng, dung lượng của thị trường, tình hình cạnh tranh trong nước.... Nhưng đặc biệt, Tổng công ty cần phải phân tích, phân loại được các thị trường nhập khẩu chính để có chiến lược đầu tư thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu hiện nay của Tổng công ty là Trung Quốc, Đài Loan, Đan Mạch, Hàn Quốc.... Đối với những thị trường trọng điểm, để nắm sát yếu tố quan trọng nhất mà Tổng công ty phải chú trọng đến là thông tin thị trường, Tổng công ty cần phải thiết lập một sự trao đổi thông tin qua lại giữa Tổng công ty và các công ty khác hoặc với đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hoặc với các công ty nước ngoài mà công ty có mối quan hệ làm ăn. Trong vấn đề thông tin cần phải giải quyết các mặt: thông tin cần nắm bắt kịp thời, đáng tin cậy, có hiệu quả, thông tin nắm bắt được phải phân tích kỹ lưỡng, kết quả phân tích thông tin phải được cần phải được giải thích rõ ràng giúp cho việc ra quyết định được chính xác. Cố gắng có biện pháp thu thập nguồn thông tin và những thông tin ấy phải gắn liền với việc ra quyết định. Có nghĩa là thông tin sau khi phân tích và giải thích cần được phổ biến cho các cấp có quyền quyết định về các vấn đề có liên quan đến kinh doanh. Hiện nay, Tổng công ty có quan hệ với rất nhiều hãng trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Do đó, tạo được một mạng lưới khách hàng rộng khắp đem lại thuận lợi cho việc ổn định thị trường đầu vaò cũng như tiếp cận được công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Ngoài một số thị trường truyền thống, việc mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Tổng công ty. Tổng công ty phải đi sâu hơn vào các thị trường mà trước hết là các thị trường truyền thống và sau đó là các thị trường mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu, Tổng công ty còn cần phải chú trọng nghiên cứu thị trường trong nước-đây chính là thị trường đầu ra của hoạt động nhập khẩu. Trong những năm qua Tổng công ty vẫn chưa chú trọng đến thị trường trong nước. Tổng công ty Vinaconex có các văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc nằm rải rác ở nhiều nơi nên việc thu thập thông tin về nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng là rất dễ dàng. Nếu làm tốt công việc này Tổng công ty sẽ có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu từ đó góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu. 2- Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và hình thức nhập khẩu: Tổng công ty cần đa dạng hoá mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu trên cơ sở mặt hàng chuyên doanh. Đây là hình thức kinh doanh chắc chắn và phổ biến nhất ở các doanh nghiệp, sự chuyên môn và đa dạng sẽ khắc phục những nhược điểm cho nhau, thoả mãn được nhu cầu đa dạng của thị trường. Trong Tổng công ty hiện nay vẫn giữ vững các mặt hàng truyền thống như: clinke, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị nước.... Đối với những mặt hàng này, phải có sự cải tiến việc nắm tình hình và phán đoán nhu cầu thị trường để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Trên cơ sở những mặt hàng truyền thống trên, Tổng công ty cần triển khai mở rộng nhập khẩu những mặt hàng mới cùng chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng, mục đích sử dụng nhưng giá thấp để tạo ra nhu cầu, cải thiện thị hiếu và gây ra xu hướng cạnh tranh giảm giá. Tuy nhiên, việc nhập thêm mặt hàng mới là công việc không dễ chút nào, nó vừa đòi hỏi tính thời cơ nhanh chóng vừa đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt- vấn đề mà các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể bỏ qua khi nhập khẩu mặt hàng mới. Phương thức nhập khẩu trong Tổng công ty chưa đa dạng, chủ yếu là nhập khẩu tự doanh và uỷ thác. Để tăng kim ngạch nhập khẩu Tổng công ty nên kết hợp nhiều phương thức khác nhau đặc biệt là phương thức nhập khẩu liên doanh để không bỏ lỡ cơ hội nhất là các hợp đồng lớn trong điều kiện Tổng công ty đang thiếu vốn lưu động. Hoặc sử dụng phương thức nhập khẩu đổi hàng để vừa xuất được hàng sản xuất trong nước ra nước ngoài vừa nhập được hàng mình cần để thu lãi kép. Kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lên. Việc đẩy mạnh các phương thức nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho Tổng công ty khai thác tốt nguồn hàng đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với Tổng công ty ngày càng được củng cố và phát triển vững mạnh. 3- Hoàn thiện công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng: Hiện nay việc thực hiện các nghiệp vụ cho công tác xây dựng một hợp đồng nhập khẩu như đàm phán, thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng của Tổng công ty vẫn còn nhiều điều bất cập. Bởi vậy, nhiệm vụ cần thiết đặt ra ở đây là phải hoàn thiện công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Mục đích của cuộc đàm phán thương mại là nhằm đạt được thoả thuận giữa người mua và người bán về tất cả các điều khoản của hợp đồng. Để cuộc đàm phán được diễn ra tốt đẹp trước khi đàm phán phải tìm được hình thức và phương pháp phù hợp cho cuộc đàm phán. Phải nghiên cứu thường xuyên tình hình thị trường nhập khẩu cũng như nhu cầu của thị trường trong nước. Phải xác định hướng đích rõ ràng cho cuộc đàm phán nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Trong cuộc đàm phán, mỗi bên phải đưa ra những lý lẽ xác đáng để giải thích các điều khoản mình nêu ra trong hợp đồng. 4- Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu: Đối với một doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thì đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ kinh doanh, ký kết thực hiện hợp đồng ngoại thương. Đối với Tổng công ty VINACONEX thì điều kiện trên là rất bình thường bởi vì 100% cán bộ công nhân viên trong trung tâm kinh doanh – nơi thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu chính của Tổng công ty đều có trình độ đại học. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là ở chỗ vận dụng những kiến thức và nghiệp vụ ngoại thương vào thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở Việt Nam và nước ngoài. Về trình tự thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế thì đây là những quy định chung của Chính phủ, chúng ta không thể thay đổi được. Do đó, cần phải quen với công việc này, điều đó sẽ cho phép tiết kiệm về công sức, thời gian và chi phí. Qua trình tự thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có thể đưa ra một số ý kiến như sau: + Thứ nhất, việc làm thủ tục nhập khẩu là một trong những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại. Chính vì thế nên phân công cho một bộ phận chuyên lo thủ tục giấy tờ, như thế họ có điều kiện làm quen với công việc, hoạt động của các phòng ban sẽ có hiệu quả hơn. + Thứ hai, bộ phận chuyên lo về thủ tục giấy tờ cần thường xuyên trau dồi nghiệp vụ ngoại thương, kịp thời nắm bắt những văn bản, chính sách mới của Chính phủ có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương những khâu thường gây ách tắc cản trở đó là xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan và giải quyết khiếu nại. Để khắc phục các hạn chế nêu trên thì việc đầu tiên là phải hoàn thiện và cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận theo quy định. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về những mặt hàng được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Và cuối cùng là việc ký hợp đồng với các nhà cung cấp nước ngoài cần được thực hiện một cách đầy đủ chặt chẽ các thông số về kỹ thuật, chất lượng, giá cả vì đây là những kẽ hở dẫn đến khiếu nại. Ngoài ra việc tạo lập mối quan hệ thân thiết gắn bó với những người phê duyệt thủ tục, các ngân hàng ngoại thương và nhà cung cấp nước ngoài cũng như những người trung gian sẽ tạo điêù kiện thuận lợi hơn rất nhiều trong hoạt động nhập khẩu. 5- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: * Thành lập và xúc tiến hoạt động của phòng Marketing: Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động phổ biến trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại. Đối với Việt Nam, hoạt động này chỉ thực sự khởi sắc từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Họ là những người trung gian, cầu nối giữa người mua và người bán ở nước ngoài. Để làm tốt nhiệm vụ này cần có sự hoàn thiện và phối hợp giữa các chính sách khác nhau. Xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng, Tổng công ty cần nhanh chóng thành lập cơ quan chức năng Marketing của Tổng công ty. Sự vận động của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải có sự nhanh nhạy trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Tổng công ty VINACONEX thiếu hẳn một bộ phận chức năng chuyên trách về Marketing, những vấn đề về thị trường đều do trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách. Trước những diễn biến thị trường ngày càng phức tạp như hiện nay đòi hỏi Tổng công ty phải có một bộ phận chuyên trách về thị trường để tổ chức và quản lý hoạt động Marketing. Chức năng chính của phòng Marketing sẽ là tổng hợp và xử lý các nguồn thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu của Tổng công ty. Đây là cơ sở để đề ra chính sách Marketing cho hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Tổng công ty. Để hoạt động của phòng Marketing có hiệu quả cần có sự phối hợp thu thập thông tin từ các văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài. Tổng công ty có thể cử các nhân viên phòng Marketing xuống làm việc tại các chi nhánh đại diện, điều này cho phép giảm tối thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả trong hoạt động này. Để nâng cao hiệu quả của phòng Marketing còn phải cần chú trọng tới vấn đề thu thập và xử lý thông tin. Bộ phận này phải quan tâm khai thác các nguồn sau: + Thông tin nội bộ: Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phần lớn nảy sinh từ các công ty trực thuộc Bộ xây dựng. Mặt khác, các chủ trương kế hoạch hàng năm của Bộ xây dựng là những thông tin hết sức quan trọng giúp cho định hướng kinh doanh của Tổng công ty. Vì vậy, phải có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin nội bộ ngành. Thêm vào đó các thông tin từ chính Tổng công ty như các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, báo cáo về doanh thu, chi phí, lượng nhập khẩu, tồn kho sẽ là các thông tin cần thiết để điều chỉnh các chính sách Marketing. Nhìn chung các thông tin nội bộ cho phép chúng ta đánh giá các nguồn lực cũng như nắm bắt các biến động trong ngắn hạn. + Thông tin từ các công ty tư vấn: Công ty tư vấn trực thuộc Tổng công ty (Vinaconsult) là một đơn vị cung cấp thông tin văn bản về nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, thi công, xây lắp, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng. Vì vậy, trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ đối với các công ty tư vấn trong nước. + Các nguồn thông tin khác: đặc biệt từ các phương tiện thông tin đại chúng Các nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, các tạp chí... là những thông tin thứ cấp giúp Tổng công ty có thể đánh giá khái quát tình hình thị trường. + Thông tin từ khách hàng: Các thông tin thu thập từ những nhận xét hay yêu cầu của khách hàng là những thông tin chi tiết, khách quan, có độ tin cậy cao. Các công ty danh tiếng trên thế giới thành công trong sản xuất kinh doanh nói chung và các quyết định Marketing nói riêng đều do họ thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, có nhiều cách đơn giản để thu thập được thông tin của khách hàng đánh giá về hàng hoá của Tổng công ty. Có thể thực hiện qua đường bưu điện gửi phiếu góp ý để có thể biết được đánh giá của khách hàng, đặc biệt là thông tin phản hồi liên quan đến giá cả, chất lượng hàng hoá. Các nguồn thông tin thu thập được phải được xử lý để có kết luận thì mới có thể có hiệu quả bởi công việc dự đoán thị trường là cực kỳ khó khăn. * Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Quản lý là chiếc chìa khoá thắng lợi trong kinh doanh, xuất phát từ vị trí, vai trò của cơ chế quản lý trong kinh doanh. Đứng trước nhiệm vụ đặt ra trong các năm tới, Tổng công ty VINACONEX tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh phù hợp với tình hình mới. Trước mắt, để hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức thì Tổng công ty phải luôn chăm lo bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cả về việc nhận thức tư tưởng đến quán triệt nhiệm vụ, nắm vững tình hình cơ chế chính sách. Quan tâm đào tạo cán bộ trẻ có đủ phẩm chất và năng lực quản lý cho trước mắt và lâu dài. Trong cơ chế chuyển đổi, các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên có những thay đổi trong chính sách, luật pháp, nghị định, nghị quyết để quản lý và hướng dẫn các hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tư hướng dẫn nhiều khi cũng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với tình hình nền kinh tế. Tình trạng này không những làm cho Tổng công ty VINACONEX mà còn làm cho các doanh nghiệp khác gặp khó khăn vì không theo kịp sự thay đổi đó. Vì vậy, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng, các cán bộ trong Tổng công ty phải tự nghiên cứu trong quá trình công tác để am hiểu và phân tích đúng đắn các vấn đề về luật pháp trong kinh doanh nhập khẩu. Tổng công ty nên cho các cán bộ trong trung tâm kinh doanh tham gia các lớp học ngắn hạn về các vấn đề mới như: thương mại điện tử, thị trường chứng khoán... và các vấn đề luật pháp trong nước cũng như quốc tế do các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế lớn hay các trường đại học giảng dạy. Việc tổ chức cán bộ đi học có thể tốn kém chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả lâu dài, không chỉ tăng khả năng hiểu biết về kinh tế xã hội nói chung và hiểu biết về nghiệp vụ nói riêng mà còn tạo ra tâm lý tốt trong công tác của cán bộ. Ngoài ra, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và hoàn thiện hoạt động nhập khẩu, tiến tới Tổng công ty sẽ phải nhập theo giá FOB để giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Chính vì vậy, cán bộ của trung tâm kinh doanh cần được đào tạo để hiểu biết thêm về tàu, về bảo hiểm và nghiệp vụ thuê tàu, nghiệp vụ mua bảo hiểm. Tổng công ty cần thực hiện rà soát lại tổ chức, các phòng nghiệp vụ trong quá trình hoạt động sao cho thích hợp. Để thực hiện điều này đòi hỏi Tổng công ty phải luôn quan tâm, bám sát thực tế. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và giữ gìn đoàn kết trên dưới, trong và ngoài cho toàn Tổng công ty. 6- Tạo động cơ làm việc cho cán bộ: Trong cơ chế thị trường, khách hàng là “thượng đế” vì vậy khi có yêu cầu của họ, các cán bộ ở trung tâm kinh doanh phải làm việc hết mình. Hầu như không ngày nào họ làm việc 8h mà thường là 9-10h, nhưng tất cả đều hăng say công việc vì mục tiêu xây dựng Tổng công ty lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, một biện pháp quản lý nhân sự tốt phải là biện pháp kết hợp được giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, khuyến khích được cả lợi ích về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, để đạt được kết quả cao hơn nữa trong công việc, Tổng công ty cần phải có chính sách thưởng phạt rõ ràng, cần cho cán bộ thấy rằng ngoài lương ra, các thành viên sẽ có thêm thu nhập nếu doanh thu của Tổng công ty cao và có lợi nhuận sau khi đã hạch toán đầy đủ và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nếu một cán bộ thực hiện được hợp đồng lớn có hiệu quả thì cũng nên trích một phần lợi nhuận để thưởng cho người đó. Sau những ngày làm việc căng thẳng, vất vả, mỗi năm nên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, đi chơi tập thể để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động, hơn nữa tạo ra môi trường với sự quan hệ mật thiết, gần gũi giữa các thành viên và giữa cấp trên với cấp dưới. 7- Một số biện pháp khác: * Hoàn thiện chính sách Marketing: Các chính sách Marketing là công cụ kinh doanh cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành baị của một doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến ba vấn đề cơ bản đó là: sản xuất kinh doanh các hàng hoá dịch vụ nào, sản xuất hàng hoá dịch vụ đó như thế nào và sản xuất hàng hoá dịch vụ đó cho ai. Chỉ khi nào thực sự xác định được các vấn đề đó một cách chính xác thì thì doanh nghiệp mới biết được mình cần phải hoạt động như thế nào. Những quyết định Marketing đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề trên. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các chính sách Marketing là một công việc cần thiết cho mọi doanh nghiệp. * Đối với bạn hàng khách hàng của Tổng công ty: Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay thì có được bạn hàng nhất là khách hàng mua đã khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng, khách hàng cũ đã hiểu và có uy tín với nhau còn khó hơn. Cái cốt yếu để giành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh. Muốn được như vậy thì phong cách làm ăn, cách cư xử cuả Tổng công ty đối với bạn hàng cũng phaỉ thể hiện chữ tín, giúp đỡ và đảm bảo lợi ích cho bạn hàng. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá tương lai triển vọng của các bạn hàng, khách hàng cũ, từ đó tập trung coi trọng mối quan hệ nào là hơn hết, đem lại hiệu quả cao hơn trong hợp tác kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài. Việc xác định bạn hàng, khách hàng quen có uy tín là công việc khó thực hiện, chỉ có thời gian và thực tế làm ăn với nhau mới chứng minh được. III- Một số kiến nghị 1- Kiến nghị đối với Bộ xây dựng Tổng công ty VINACONEX chịu sự quản lý của Bộ xây dựng và được giao cho nhiệm vụ “sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước giao”. Đây là một nhiệm vụ cho bất kỳ một doanh nghiệp Nhà nước nào, nhưng để thực hiện tốt điều đó thì không phải là dễ dàng trong cơ chế thị trường như hiện nay. Để tìm ra một giải pháp có hiệu quả, có thể đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ xây dựng như sau: + Bộ xây dựng nên mở rộng quyền hạn cho Tổng công ty về các lĩnh vực kinh doanh cũng như về quản lý. Cho phép Tổng công ty giải thể hay sát nhập các đơn vị làm ăn không có hiệu quả, cho phép Tổng công ty tự sắp xếp điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh ngày càng khó khăn. + Bộ xây dựng nên có chủ trương cổ phần hoá một số đơn vị thành viên trong Tổng công ty bởi đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. + Ngoài ra, Bộ xây dựng nên có các hoạt động trợ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xây dựng nguồn thông tin một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. 2- Kiến nghị đối với Nhà nước Để có thể thực hiện công tác nhập khẩu nói chung và công tác nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của Tổng công ty, Nhà nước cũng cần phải có cơ chế và một số biện pháp thích hợp để hỗ trợ cần thiết. Dựa trên quan điểm chung hiện nay là kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, để tạo điều kiện cho Tổng công ty phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng, Nhà nước nên đưa ra một số biện pháp cơ bản sau: + Đầu tư để phát triển ngành vận tải (đặc biệt là vận tải biển): hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bằng giá CIF, nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho bên bán. Việc mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu không còn khó khăn vì bây giờ ngoài các công ty bảo hiểm trong nước còn có các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam như PRUDENTIAL, CHIFON..., doanh nghiệp sẽ tiến dần đến nhập khẩu theo giá CFR, rồi đến FOB để được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần đầu tư cho đội tàu phát triển, sản xuất ra các con tàu có trọng tải lớn đủ sức đi đường dài và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Làm như vậy không chỉ có Tổng công ty VINACONEX mà các doanh nghiệp khác cũng sẽ thu được hiệu quả kinh doanh cao hơn rất nhiều đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước. + Đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên gia công nghệ: Nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu của Tổng công ty là mặt hàng quan trọng phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước. Do vậy nên có chính sách ưu tiên hơn nữa trong việc nhập khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó Nhà nước nên có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cho các chuyên gia, tạo môi trường thuận lợi cho họ để thông qua đó tạo nên đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Đó là đội ngũ cán bộ đắc lực giúp ta đánh giá được chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu từ đó tăng cường hiệu quả nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lập văn phòng đại diện ở nước ngoài: Nhà nước nên có chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, chủ động trong việc tìm kiếm đối tác và bạn hàng. Thực tế nhiều năm cho thấy, những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường nước ngoài đã gây trở ngại lớn đến việc kinh doanh nhập khẩu, gây ra thực trạng mua đắt, qua nhiều trung gian. Cho đến nay, Tổng công ty VINACONEX đã có 7 văn phòng đại diện ở nước ngoài (Libia, Hàn Quốc, Nga, Lào, Séc, Slovakia, UAE) nhưng vẫn là chưa đủ trong khi Tổng công ty có quan hệ bạn hàng với gần 20 nước khác nhau và trong tương lai còn có thể hơn nữa. + Hỗ trợ về thông tin: Nhà nước nên công bố những điều kiện trong ngắn hạn cũng như dài hạn về một số lĩnh vực như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các định hướng trong hoạt động nhập khẩu nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư... như thế các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc thay đổi các chiến lược kinh doanh cho phù hợp với các chủ trương chính sách của Nhà nước. + Chính sách tỷ giá hối đoái: loại giá cả quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường mở cửa là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tác động đến giá cả của từng mặt hàng nhập khẩu cũng như giá cả của mặt hàng nội địa cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hay sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhà nước nên điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với nhu cầu của thị trường bởi như vậy sẽ khuyến khích được xuất khẩu và dùng ngoại tệ chi cho những hoạt động nhập khẩu cần thiết. + Đổi mới hệ thống thuế: Nếu mức thuế quá cao thù lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm, ảnh hưởng tới việc tích luỹ vốn cũng như tái đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Khi mức thuế quá cao thì doanh nghiệp có xu hướng trốn thuế. Còn nếu mức thuế quá thấp thì sẽ làm giảm thu ngân sách của Nhà nước dẫn đến chi tiêu của Chính phủ giảm ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.Nếu như biểu thuế xuất nhập khẩu không ổn định cũng gây ra khó khăn cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc áp thuế làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, Chính phủ cần có sự quản lý vĩ mô tác động tích cực vào sự ổn định mức thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết luận Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là phương thức tồn tại của các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, có nhiều công ty cùng kinh doanh ngành hàng nguyên vật liệu xây dựng làm cho sự cạnh tranh trong nội bộ ngành ngày càng trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế phải thực sự năng động và tỏ ra thích ứng thì mới có khả năng tồn tại và phát triển. Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX là một trong các doanh nghiệp đã bước đầu chứng tỏ được khả năng thích ứng và vươn lên trong cạnh tranh, cả trên thị trường quốc tế cũng như trên thị trường trong nước. Nhập khẩu nguyên vật liệu là một trong những hoạt động nhập khẩu chính của Tổng công ty. Tổng công ty đã biết hướng vào kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu mà mình có ưu thế đó là các mặt hàng phục vụ cho xây dựng. Tiềm năng phát triển cho mặt hàng này là rất lớn do nước ta mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng ngày càng cao. Trong khi đó nền công nghiệp nước ta chưa đủ sức để đáp ứng nhu cầu trong nước vì vậy chúng ta phải nhập khẩu để bổ xung. Đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này. Bởi vậy để đạt kết quả cao trong hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu, Tổng công ty cần củng cố, hoàn thiện hoạt động đó và Tổng công ty đang phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực này. Đề tài “ Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty VINACONEX” đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu nói riêng. Đồng thời nghiên cứu, đánh gía những thành tựu, hạn chế trong hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Tổng công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nhập khẩu nguyên vật liệu tại Tổng công ty. Tuy nhiên, những ý kiến và giải pháp trên đây chỉ là những ý kiến mang tính cá nhân và mới là những nghiên cứu ban đầu nên không còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô. mục lục Trang Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Vinaconex Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc Giám đốc tài chính Các chi nhánh nước ngoài -Tổng đội xây dựng tại LIBYA -Văn phòng đại diện Hàn Quốc -Văn phòng đại diện tại Nga -Văn phòng đại diện tại Lào -Văn phòng đại diện tại Séc -Văn phòng đại diện tại Slovakia -Văn phòng đại diện tại UAE Các công ty liên doanh -Liên doanh Vina -leighton -Liên doanh Vinata -Liên doanh Vikowa -Liên doanh khách sạn Suối Mơ -Liên doanh Vinaconex-Roneaux-Seralex(Vinarose) Các công ty trực thuộc - Công ty XD1 Vinaconco1 - Công ty XD2 Vinaconco2 - Công ty XD3 Vinaconco3 - Công ty XD4 Vinaconco4 - Công ty XD5 Vinaconco5 - Công ty XD6 Vinaconco6 - Công ty XD7 Vinaconco7 - Công ty XD9 Vinaconco9 - Công tyđầu tư &PT Đô Thị Huế Vinaconco 10 - Công ty xây lắp & SX VLXD - Công ty cơ khí và Xây lắp 12 - Công ty cơ giới và lắp máy - Công ty tư vấn XD cấp thoát nước và môi trường - Công ty XD cấp thoát nước - Công ty XD số 15 - Công ty TNHH TM Tràng tiền Các đơn vi trực thuộc - Trung tâm xuất khẩu lao động - Nhà máy bê tông Xuân Mai - Trung tâm du lịch - Trung tâm ứng dụng công nghệ tự động hoá - Khách sạn Xây Dựng - Trung tâm KD Vinaconex - Nhà máy nước Dung Quất Các trung tâm đào tạo - Trường nghiệp vụ và kỹ thuật xây dựng Xuân Hoà - Trường kỹ thuật Xây dựng Bỉm Sơn - Trường đào tạo lao động xuất khẩu Phú Minh Các văn phòng đại diện trong nước - Đại diện Vinaconex tại TP HCM - Đại diện Vinaconex tại TP Đà Nẵng - Đại diện Vinaconex tại Tam kỳ - Đại diện Vinaconex tại TP Nha trang Văn phòng và các phòng ban chức năng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28438.doc
Tài liệu liên quan