Lời nói đầu
Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới ,Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước .Từ năm 1961theo nghị định 218/CP hệ thống BHXH Việt Nam chính thức ra đời ,đặc biệt sau nghị định 12/CP (ngày 26/1/1995) hệ thống BHXH Việt Nam đã có nhiều thay đổi .Sau hơn 7 năm đổi mới BHXH Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần ổn định kinh tế xã hội .
Hầu hết các
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác toàn ngành BHXH là rất quan trọng ,giữa các công tác có sự gối đầu nhau,tạo điều kiện phát triển BHXH , trong đó công tác thu và quản lý thu là một trong những công tác đầu vào quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các công tác khác của ngành .
Tước năm 1995 do thực hiện cơ chế quản lý cũ do đó nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của người lao động là rất nhỏ ,mà chủ yếu là do sự đóng góp của ngân sách nhà nước nên công tác thu và quản lý thu chưa được đề cao.
Sau năm 1995 nguồn quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người lao động và sự đóng góp của người chủ sử lao động ,thực hiện hạch toàn tự cân đối thu chi giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước do đó công tác thu và quản lý thu đang được quan tâmvà đã có sự cải cách đáng kể .Tuy nhiên để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao phó BHXH Việt Nam hoạt động đúng vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước ,đồng thời hoà nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới thì hệ thống BHXH Việt Nam nói chung công tác
quỹ BHXH nói riêng trong đó công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH cần được nhìn nhận ,đánh giá và đưa ra định hướng cụ thể .
Sau một thời gian nghiên cứu ,tham khảo ý kiến của thầy cô ,bạn bè em xin được trình bày một số ý kiến của mình để hoàn thiện công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam .Tuy không tránh những sai sót ,vướng mắc trong bài viết của mình ,do vậy em rất mong thầy cô giáo bổ sung cho đề tài,để luận văn của em sắp tới được hoàn thiện hơn
Phần I :
Khái quát về quỹ BHXH việt Nam
1. Nguồn quỹ BHXH và phương thức quản lý quỹ theo ILO
xuất phát từ nhu cầu của người lao động là bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập ,BHXH đã ra đời từ rất sớm .Năm 1883 nước Phổ (cộng hoà liên bang đức ngày nay )đã ban hành luật bảo hiểm đầu tiên trên thế giới ,đánh dấu sự ra đời của BHXH.Theo quá trình phát triển của xã hội ,cho đến ngày nay BHXH đã trở thành một trong những quyền cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận .Trong tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 của liên hợp quốc đã khi “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên trong xã hội có quyền hưởng BHXH,quyền đó được đặt trên cơ sở sự thoả mản các quyền về kinh tế xã hội và văn hoá,nhu cầu cho nhân cách và sự phát triển tự do của con người ’’.Và hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chế độ BHXH.
Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor Organization)- một tổ chức quốc tế được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên thế giới đã định nghĩa về BHXH như sau:”BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối nhằm góp phần ổn định đời sống gia đình và bản thân “.Như vậy theo quy định của tổ chức ILO thì mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH không phân biệt giới tính ,độ tuổi ,dân tộc tôn giáo hay tính chất của lao động .Những người tham gia BHXH có nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền để hình thành một quỹ gọi là quỹ BHXH.Bên cạnh đó người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH để bảo vệ cho người lao động mà họ đang thuê mướn .Nhà nước cũng đóng góp vào quỹ BHXH .tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà Nhà nước có thể đóng theo một tỷ lệ nhất định đóng góp định kỳ hay nhà nước bù thiếu cho quỹ .ngoài chế độ BHXH bắt buộc ILO còn khuyến khích thực hiện chế độ BHXH tự nguyện .Tuy nhiên hiẹn nay ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam ,chế độ BHXH vẫn chưa được áp dụng cho tất cả mọi người lao động .
Mức đóng góp của người lao động là một tỷ lệ nhất định so với tiền lương hay thu nhập của họ.Tại các nước phát triển , do có chế độ tiền lương và thu nhập chặt chẽ nên tiền lương của người lao động cũng xấp xỉ thu nhập thực tế của họ .Điều này sẽ giúp cho việc chi trả BHXH phù hợp với mức sống của người lao động .
đóng góp của người lao động ,người sử dụng lao động ,Nhà nước tạo thành một quỹ BHXH.Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập .Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi nhằm mục đích chia sẻ rủi ro giửa những người lao động.Hầu hết ở các nước chế độ BHXH bảo đảm cho người lao động về mặt thu và bảo hiểm y tế .Tuy nhiên BHXH Việt Nam vẫn chưa có đủ khả năng thực hiện cả hai chức năng này,mặc dù gần đây ngày 24/1/2002 Thủ Tướng ban hành quyết định số 20/2002/QĐ-TTGvà ngày 8/2/2002 Bộ tài chính,Bộ Lao Động –thương binh và Xã hội ,Bộ y tế ,ban tổ chức chính phủ đã ban hành thông tư số 09/2002/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBvàXH-BTC-BHYT về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXHnhưng đến nay vẫn chưa có sự quản lý thống nhất .
quỹ BHXH sẽ do một cơ quan độc lập do chính phủ quy định quản lý .Tuỳ theo cách thức tổ chức quản lý của từng nước mà quỹ BHXH sẽ được tổ chức theo những cách thức khác nhau.
Hiện nay Việt Nam chưa ký kết công ước quốc tế về BHXH của ILO do vậy những quy định chung về thu và quản lý thu quỹ BHXH không phải là bắt buộc đối với BHXH việt Nam .Tuy nhiên những quy định này vẫn là phần cơ sở đồng thời là mục tiêu để BHXH Việt Nam hoàn thiện để đáp ứng với nhu cầu của người lao động .
2.Quỹ BHXH Việt Nam –phương thức thu và quản lý thu
BHXH Việt Nam chính thức ra đời theo nghị định 218/CP năm 1961.Sau đó để phù với bộ luật lao động đã dược thông qua tại kỳ họp khoá 5 quốc hội khoá 9 ngày 23/6/1994,Chính Phủ đã ban hành nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995.Nghị định này đã đánh dấu những bước tiến cơ bản của ngành BHXH Việt Nam .Đây cũng là điểm mốc về tình hình thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam .
Quỹ BHXH Việt Nam trước năm 1995
Vào khoảng thời gian trước năm 1995 do đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn là cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước và lực lượng vũ trang .Phần đóng góp của người lao động là rất nhỏ nên nguồn quỹ chủ yếu là do ngân sách nhà nước bao cấp .Quỹ BHXH thực sự là một gánh nặng đối với ngân sách nhà nước .Vấn đề cấp bách đặt ra là cải cách phương thức thu và quản lý thu quỹ BHXH cũng như các vấn đề khác liên quan như các chế độ chi trả ,quy định mức hưởng trợ cấp của từng chế độ .
2.2Quỹ BHXH Việt Nam sau 1995
Sau nghị định 12/CP chính sách BHXH mới đã có nhiều cải tiến mang lại tác dụng nhiều mặt trong việc bảo đảm an toàn xã hội .Đối tượng tham gia BHXH được mở rộng hơn thể hiện ở chổ được áp dụng đối với mọi người lao động trong cơ quan doanh nghiệp tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế .Quỹ BHXHchủ yếu được hình thành trên cơ sở đóng góp chủ yếu của người lao động và người sử dụng lao động Nhà nước chỉ hỗ trợ thêm .Chính Phủ thành lập cơ quan BHXH Việt Nam có nhiệm vụ chức năng quản lý quỹ BHXH,thực hiện thu ,chi trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH .Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập tự cân đối thu và đang giảm dần sự bao cấp của ngân sách của Nhà nước.
Thực hiện cơ chế mới quỹ BHXH đã dần bảo đảm ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ ,góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
3.Nội dung thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam
3.1các nguồn thu quỹ BHXH Việt Nam
Quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau :do người lao động đóng góp ,người sử dụng lao động đóng góp ,Nhà nước bù thiếu và một số nguồn thu khác như tiền nộp phạt của các doanh nghiệp chậm nộp tiền BHXH,lãi đầu tư từ nguồn vốn nhàn rổi ,giúp đở của các tổ chức từ thiện quốc tế .
a.do người lao động đóng góp
Người lao động với tư cách là người tham gia BHXH có trách nhiệm đóng góp 5%so với tổng tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí ,tử tuất .tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm lương theo ngạch bậc ,chưc vụ ,hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực ,đắt đỏ ,chức vụ ,thâm niên,hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có .
Các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:
Người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanhcó sử dụng từ 10 lao động trở lên
Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ,khu chế xuất ,khu công nghiệp ,trong các cơ quan tổ chứcnước ngoài hoăc tổ chức quốc tế tại Việt Nam
Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp cơ quan đảng ,đoàn thể
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ,các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang
Người giữa chức vụ dân cử , bầu cử , làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước , Đảng đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện (Hiện nay đã mở rộng đến cấp xã phường)
Công chức viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp ,người làm việc trong các cơ quan Đảng , đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện .
Các đối tượng trên đi học , thực tập , công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Như vậy những đối tượng được tham gia BHXH theo Nghị định 12/CP năm 1995 bao gồm người lao động trong mọi thành phần kinh tế và người lao động trong hầu hết các ngành.Tuy nhiên cũng theo nghị định này đời sống của một lực lượng lao động đông đảo là nông dân ở nông thôn vẫn chưa đựoc đảm bảo bởi hệ thống BHXH .Ngoài ra còn có thợ thủ công , tiểu thương , người lao động trong các doanh nghiệp sử dụng ít hơn 10 lao động vẫn chưa đuợc tham gia BHXH .Vì vậy vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH là cấp thiết đối với hệ thống BHXH Việt Nam .Giải quyết được vấn đề này không những nhằm đảm bảo ổn định đời sống của toàn bộ xã hội mà còn là biện pháp để tăng nguồn thu quỹ BHXH
b.Do người sử dụng lao động đóng góp
Khi thuê mướn lao động , người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động .cụ thể là người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của người tham gia BHXH, trong đơn vị .Trong đó 10% để chi trả cho các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau thai sản , bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động .Người sử dụng lao động có thể là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế .Nhà nước cũng tham gia đóng góp vào quỹ BHXH với tư cách là người sử dụng lao độngtại các cơ quan hành chính sự nghiệp , cơ quan Đảng , đoàn thể , cac tổ chức thuộc lực lượng vũ trang .Như vậy tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động gấp 3 lần tỷ lệ đóng góp của người lao động .Thông thường ở các nước thì tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động xấp xĩ 2 lần so với tỷ lệ đóng góp của người lao động .
c.Nhà nước bù thiếu
Ngoài việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH với tư cách là người sử dụng lao động , Ngân sách nhà nước còn bù thiếu cho quỹ BHXH để giúp cho việc chi trả các chế độ hưu trí, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mất sức lao động, BHYT , tử tuất đối với người đang hưởng BHXH trước Nghị định 43/CP năm 1993 và hỗ trợ để chi trợ cho công nhân , viên chức nghỉ hưu sau Nghị định 43/CP .Như vậy quỹ BHXH hạch toán độc lập nhưng vẫn chịu sự bao cấp của ngân sách nhà nước ,được sự bảo hộ của nhà nước .Quy định này góp phân ổn định thu chi quỹ BHXH cũng như ổn định tình hình kinh tế xã hội .Tuy nhiên xu hướng của quỹ BHXH Việt Nam là giảm đần bao cấp của ngân sách nhà nước và tiến tới cân đối thu chi .
Bên cạnh các nguồn thu cơ bản từ người lao động ,người sử dụng lao động và Nhà nước quỹ BHXH còn được bổ sung bằng các nguồn khác tuy không ổn định nhưng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu quỹ BHXH .
d.Các nguồn thu khác
Do tham gia BHXH là bắt buộc nên cúng như nộp tiền BHYT ,các loại thuế … tiền BHXH của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế do Nhà nước quy định tài khoản nộp , thời hạn nộp .Vì vậy nhà nước cũng có chế tài phạt doanh nghiệp nào chậm nộp tiền BHXH .Những doanh nghiệp chậm nộp tiền BHXH ngoài tiền BHXH truy thu còn phải nộp thêm tiền lãi và tiền nộp phạt theo quy định của Nhà nước .Nguồn thu này ngoài tác dụng tăng thu cho quỹ BHXH còn là thúc đẩy các doanh nghiệp nộp tiền BHXH đúng hạn để đảm bảo thu chi quỹ BHXH .
Một nguồn thu khong thường xuyên khác của quỹ BHXH là viện trợ không hoàn lại , viện trợ nhân đạo của các tổ chức trong nước và quốc tế .Tuy là nguồn thu không thường xuyên nhưng nguồn thu này cũng góp phần bổ sung đáng kể cho quỹ BHXH .Giúp quỹ thực hiện chức năng đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ .
Ngoài ra thu lãi thu được từ hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH .Do quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc thu trước chi sau nên quỹ cần phải được bảo toàn và phát triển .Theo quy định của nhà nước thì một lượng vốn nhàn rỗi nhất định của quỹ BHXH có thể đem đầu tư để thu lãi nhưng phải bảo đảm nguyên tắc an toàn ,có lãi và đảm bảo lọi ích kinh tế xã hội.Hiện nay quỹ BHXH được phép cho vay để thu lợi nhuận theo chỉ định của nhà nước cụ thể là do bộ tài chính quy định.Như vậy việc quản lý đầu tư quỹ BHXH chưa được tập trung, thống nhất .Tổ chức BHXH Việt Nam quản lý hoạt động sự nghiệp của hoạt động BHXH , chịu trách nhiệm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ nhưng lại không được phép quyết định hoạt động đầu tư của quỹ .Hơn nữa lĩnh vực đầu tư của quỹ BHXH lại rất nghèo nàn ,hạn chế và đều là các lĩnh vực có lãi suất thấp.Các lĩnh vực quỹ BHXH được phép đầu tư theo quy định của nhà nước là :
ãĐầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội
ãĐầu tư mua trái phiếu công trái
ãGửi vào ngân hàng nhà nước
ãKinh doanh bất động sản
3.2 Tổ chức thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam
Theo Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ ,sự quản lý nhà nước bộ lao động-thương binh và xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan ,sự giám sát của các tổ chức công đoàn .Theo Nghị định này ,cơ quan BHXH Việt Nam là đơn vị tổ chức thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam Về mặt tổ chức BHXH Việt Nam hình thành một hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương và được chia thành ba cấp : Cấp Trung ương ;cấp Tỉnh ,thành phố;cấp huyện, quận .Vì vậy thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam cũng được phân cấp cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của quỹ BHXH Việt Nam .Nhiện vụ của từng cấp quản lý như sau :
*BHXH cấp huyện có nhiệm vụ
ãTổ chức thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện gồm:
-Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý
-Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng 10lao động trở lên
-Các xã ,phường thị trấn
-Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu
ãLập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn huyện cho năm sau và gửi cho BHXH Tỉnh
ãChuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh
ãLập báo cáo tình hình thu BHXH trên địa bàn huyện hàng tháng,quý ,năm và gửi cho BHXH tỉnh
ãKiểm tra thẩm định số liệu thu của các đợn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện
*BHXH Tỉnh :
ã Thu BHXH của các đợn vị sư dụng lao động đóng trên địa bàn tỉnh gồm
-Các đơn vị do Trung ương quản lý
-Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý
-Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
-Các đợn vị,tổ chức quốc tế
-Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn
-Các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
-Các đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu
ãLập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địabàn tỉnh cho năm sau
ãChuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam
ãLập báo cáo tổng hộp tình hình thu BHXH trên địa bàn tỉnh hàng tháng ,quý ,năm và gửi cho BHXH Việt Nam
ãKiểm tra thấm định số liệu thu quả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh ,BHXH huyện cấp dưới
*BHXH Việt Nam
ãThu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng ,Bộ Công An,ban cơ yếu chính phủ
ã lập kế hoạch thu BHXH trong toàn bộ hệ thống BHXH ,giao kết kế hoạch thu BHXH cấp dưới
ã Kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH cấp dưới
ãBáo cáo tình hình hoạt động cảu hệ thống BHXH lên Chính Phủ ,Bộ Lao động –Thương binh và xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan
Các đơn vị ,doanh nghiệp có người lao động tham gia BHXH phải có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan BHXH cấp tương ứng về số lao động tham gia BHXH và quỹ tiền lương của doanh nghiệp .trích và nộp tiền thu BHXH vào tài khoản thu BHXH tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc tại kho bạc Nhà nước theo đúng quy định .
Theo cơ cấu thu trên các cấp quản lý thu BHXH được phân công ,phân nhiệm rõ ràng ,không có sự trùng lặp ở các cấp .Ngoài ra hệ thống quản lý thu theo chiều dọc giúp cho việc kiểm tra ,thẩm định hoạt động của các cấp được dễ dàng .
Hiện nay mô hình quản lý thu như trên đang được áp dụng trong hệ thống BHXH Việt Nam .Do nhiều nguyên nhân mà tình hình thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết .Sau đây chúng ta hãy xem xét tình thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam
Phần II :
Tình hình thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam
(1995-2002)
1.Tình hình số người tham gia BHXH Việt Nam (1995-2002)
Theo nghị định 12/CP năm 1995 .Ngoài những người lao động tham gia BHXH đã nêu ở trên đây,còn có một lượng lớn lao động trong lực lượng lao động ở nước ta chưa tham gia BHXH như lao động nông nghiệp ở nông thôn,những người lao động làm việc tự do không ổn định (thợ thủ công tiểu thương ,lao động làm việc theo mùa vụ ngắn hạn …)số lao động chưa tham gia BHXH này không phải là nhỏ ,chiếm khoảng 40%lưc lượng lao động ở nước ta tuy nhiên số lao động thuộc diện tham gia BHXH thuộc các thành phần kinh tế cũng chưa tham gia BHXH một cách đầy đủ .Tình hình thực tế như sau:
Bảng 1:
Năm
Tổng số
(Người)
Tốc độ tăng liên
hoàn
Khu vực tư nhân-Ngoài quốc doanh
Tốc độ tăng liên hoàn
Doanh
Nghiệp
vốn nước ngoài
Tốc độ tăng liên hoàn
19995
2275998
--
30063
-
78791
-
1996
2961444
30,1
56280
87,2
125889
59,8
1997
3162352
6,78
84058
49,4
124596
70,0
1998
3355589
6,1
122685
46
242108
12,8
1999
3579427
6,7
125279
37
361522
49,3
Nguồn Tạp chí Bảo Hiểm số 3/2000
Xét về số lượng lao động tham gia BHXH tại Việt Nam theo bảng trên ta thấy sau khi đổi mối hệ thống BHXH Việt Nam số lao động tham gia BHXH liên tục tăng lên với tốc độ cao .Năm 1995 số người lao động tham gia bảo BHXH là 2,2 triệu đến năm 2001 con số này là 4,4 triệu như vậy tăng lên là 935 chưa kể hàng năm có khoảng 15 vạn lao động về hưu chưa được liệt kê vào bảng này
Năm 1995 là năm gốc của đổi mới số lao động tham gia BHXH mới chỉ đạt 2275998người sang năm 1996 sau khi có đầy đủ số liệu về lao động thuộc diện tham gia BHXH ,quỹ lương…một số lượng lao động lớn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ,doanh nghiẹp ngoài quốc doanh sử dụng 10 lao động trở lên đã tham gia BHXH .Số người tham gia BHXH năm 1996 tăng lên 685.446 nghĩa là tăng lên 30,1%so với năm 1995 các năm sau 1997, 1998 ,1999 số người tham gia BHXH tiếp tục tăng lên vời tốc độ cao hơn 6% một năm đến năm 2001 số người tham gia BHXH đã tăng lên 161.140 lao động so với năm 2000 tức là tăng 3,85% trong đó khối doanh ngiệp Nhà nước tăng 54218 người khối doanh nghiệp nước ngoài tăng 49.873người các đơn vị ngoài công lập tăng 12917 người so vời năm 2000.Khi so sánh lượng tăng tuyệt đối trung bình của giai đoạn (1995-2002)là khoảng300.000 người .Với 1.200.000 lực lượng lao động tăng tự nhiên hàng năm của việt Nam thì số người tham gia BHXH tăng thêm chiếm 1/4 số lao động tăng thêm ,tất nhiên trong 1,2triệu người lao động tăng thêm hàng năm còn bao gồm cả thất nghiệp ,lao động ở khu vực tư nhân,tiểu thương ,thợ thủ công …mặt khác Việt Năm hiện nay có khoảng38 triệu lao động nhưng chỉ 14%trong số đó tham gia BHXH .vậy trong nững năm tới Việt Nam cũng như ngành BHXH cần có những giải pháp tích cực để tăng số người tham gia BHXH
Từ phân tích trên ta thấy số người lao động tham gia BHXH tăng liên tục qua các năm với tốc độ cao tuy nhiên tỷ lệ số người tham gia BHXH so với tổng số lao động là còn thấp đặc biệt là khi so sánh với các nước trên thế giới tỷ lệ này xấp xỉ 95% ở các nước kinh tế phát triển
Như vậy để tìm ra nguyên nhân thực trạng và giải pháp thích hợp để tăng số người tham gia BHXH chúng ta cần xêm xét tình hình người tham gia BHXH ở từng khối – loại hình kinh tế.đối với khối hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang do lương của lao động được cấp từ ngân sách nhà nước nên số tham gia hoạt động trong khu vực này đảm bảo tham gia BHXH một cách đầy đủ .Cũng tương tự lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước do nhà nước cấp vốn thành lập quản lý –do hệ thống quản lý tiền lương chặt chẽ nên người lao động tại các doanh ngiệp này tham gia BHXH đầy đủ , cụ thể là năm 1999 số người lao động tham gia BHXH ở khối hành chính sự nghiệp là 1.521.256 người khối doanh nghiệp nhà nước tăng là 54.428 người trong những năm tới ở hai khối ngành này ,do hầu hết lao động đều tham gia BHXH một cách đầy đủ nên số người tham gia BHXH sẽ không tăng mạnh ngược với xu hướng của hai khối, ngành trên ,số người tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số người tham gia BHXH của cả nước cũng như so với số người tham gia lao động trong khu vực này.Năm 2001 số người tham gia BHXH là 4.403.870 người tăng 161.140người so với năm 2000 trong đó khối doanh nghiệp nước ngoài tăng 49873 người ,khối doanh nghiệp Nhà nước tăng 54.428 người ,khối đơn vị công lập tăng 12.917người so với năm 2000
Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,bảng 1 cho cúng ta thấy số người tham gia BHXH tăng mạnh liên tục trong các năm từ 1995 đến 1999.Số người tham gia BHXH năm 1999 so với năm 1995 tăng từ 30.063 đến 125.297 người nghĩa là tăng gấp 4 lần đây là khu vực có số lao động tham gia BHXH tăng mạnh nhất so với các loại hình kinh tế khác .Với tốc độ tăng bình quân 60% một năm.Tuy nhiên khi so sánh số lao động tham gia BHXH với số lao động tham gia lao động ttrong khu vực thì chỉ chiếm 10%.Hơn thế nửa số lao động tham gia BHXH này chỉ tập trung ở một số tỉnh ,thành phố lớn như Hà Nội,Hải Phòng ,thành phố Hồ Chí Minh .ngoài lý do là số lao động tham gia BHXH chỉ giới hạn là lao động ở các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên ,thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều phía :Người lao động , người sử dụng lao động ,nhà nước :
ãVề phía người lao động :
Người lao động ít hiểu biết về pháp luật ,chưa hiểu được bản chất của BHXH hoặc ít quan tâm đền BXH nên cũng yêu cầu của lao động thực hiện BHXH cho mình hay nói cách khác là người lao động không có khả năng ép buộc người sử dụng lao động thực hịên nghĩa vụ đối với mình
Phía người sử dụng lao động :
Do đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ hay hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng các yếu tố sản xuất như lao động ,địa bàn hoạt động…không ổn định thường xuyên thay đổi dẫn đến quan hệ lao động lỏng lẻo .Đây chính là yếu tố gây tâm lý né tránh nộp nghĩa vụ BHXH của người chủ sử dụng lao động ở các khu vực này ,một số doanh ngiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả lãi ít thu nhập của người lao động thấp nên việc đóng BHXH cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Về phía nhà nước:
Nhà nước chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến khu vực này,chưa có chế độ kiểm tra quản lý , xử lý cũng như chế tài thoả đáng đẻ đảm bảo nghỉa vụ cũng như quyền lợi của người lao động .Ngoài ra còn do sức ép về việc làm ở khu vực này mà các cơ quan chức năng nhiều khi còn lúng túng trong việc thực hiện các biện chế tài của pháp luật
Hiện nay các khu vực ngoài quốc doanh còn 80% lao động chưa tham gia BHXH.Thực trạng này đòi hỏi Nhà nước và cơ quan BHXH Việt Nam có các biện pháp giải quyết để hoàn thiện hệ thống BHXH và đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động .
Khu vực có số người tham gia BHXH tăng nhanh kế tiếp là các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm : Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài .Số lao động tham gia BHXH ở khu vực này tăng rất nhanh từ 78.791 người năm 1995 lên đến 361.522 người năm 1999 tốc độ tăng bình quân cao khoảng 40% một năm.Duy chỉ có năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á.Mức độ vốn đầu tư vào việt Nam giảm hẳn ,ngoài ra còn do khò khăn về tài chính ,nhiều doanh có vốn đầu tư nước ngoài phải giảm bớt số lượng công nhân,nên mức độ tăng tuyệt đối của số người tham gia BHXH đột ngột giảm,mức độ tăng tuyệt đối là 27.512 người so với mức độ tăng tuyệt đốicác năm là 100000 người .Sang năm 2000 nền kinh tế Châu á đã hồi phục ,lượng vốn đâu tư nước ngoài vào việt Nam tiếp tục tăng vì vậy số nhân công được thuê mướn tiếp tục tăng thêm .Tromg mhững năm tới ,số lao động tham gia trong lĩnh vực này sẽ tiệp tục tăng cao.Đây sẽ là nguồn thu lớn cho quỹ BHXH do số lao động tham gia hoạt dộng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá đông và tiền lương ,thu nhập của lao động trong khu vực này khá cao hơn hẳn các khu vực khác
Như vậy nhìn chung số người lao động tham gia BHXH có xu hướng tăng mạnh ,liên tục qua các năm ,trog cả nước cũng như trong tất cả các thành phần kinh tế .Tuy nhiên khi so sánh số người tham gia BHXHvới số người thuộc diện tham gia BHXH thì tỷ lệ này còn rất nhỏ ,đặc biệt là tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .Đóng góp của những người tham gia BHXH và chủ của họ sẽ là nguồn hình thành chủ yếu của quỹ BHXH.
2.Tình hình thu của quỹ BHXH như sau :
Đơn vị triệu đồng
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Thu
778486
2569733
3445611
3875956
4188382
5198231
6334650
Tạp chí BHXH số 5/2002
Số liệu ta thấy số thu BHXH tăng lên liên tục qua các năm .Tổng thu BHXH qua 7 năm đạt gần 20.000 tỷ đồng .Như đã nêu ở phần trước năm 1996 số người tham gia BHXH so với năm 1995 .Chính vì thế số thu BHXH năm 1996 là 2.569.733 triệu đồng, tăng gấp 3số thu năm 1995 (778,486 triệu đồng ).
Các năm 1997 ,1998 1999 ,số thu BHXH tăng liên tục với tốc độ cao .Số thu BHXH năm 2001 là 6334,65 tỷ đạt 103 ,3% tăng 21,9%so với năm 2000.Chúng ta sẽ thấy những thành tựu vượt bậc của BHXH Việt Nam nếu so sánh số thu BHXH giai đoạn 1995-2001 với số thu BHXH nhữnh năm trước khi đổi mới hệ thống BHXH Việt Nam .Lấy năm 1994 làm mốc ,số thu BHXH năm 1994 là 420 tỷ đồng .Như vậy số thu BHXH năm 1995 là 778 tỷ đồng ,tăng đôi so với năm 1994 .Năm 2001 số thu BHXH là 6334,65 tỷ đồng ,tăng gấp 15 lần năm 1994.Như vậy chỉ qua 7 năm đổi mới hệ thống thu và quản lý thu hệ thống quỹ BHXH Việt Nam đã tăng gấp 15 lần
Số thu BHXH tăng nhanh liên tục qua các năm chứng tỏ cơ chế thu và quản lý thu quỹ BHXH Việt Nam đã đi đúng hướng,đảm bảo hiệu quả .Tuy nhiên số thu BHXH việt Nam vẫn thấp chưa xứng đáng với tiềm năng lao động lớn ở nước ta .Nguyên nhân của tình trạng này như sau :
Thứ nhất:
Số thu BHXH thấp do tỷ lệ đóng góp của người lao động và của người sử dụng lao động thấp chỉ bằng 20% so với tổng quỹ lương .Tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới . Tại các nước kinh tế phát triển như Bỉ ,tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là 30%
đến 40%so với tổng quỹ lương.Mặt khác không những tỷ lệ đóng góp thấp mà tiền lương để trích nộp BHXH cũng thấp và không đồng đều giữa các thành phần kinh tế .Người tham gia BHXH có mức trích nộp thấp nhất là người lao động tại các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng .mà số doanh nghiệp này hiện nay không phải là nhỏ .Người tham gia BHXH có mức trích lập cao thường là người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Người tham gia BHXH trong khối hành chính sự nghiệp có mức lương trích nộp bằng mức lương tối thiểu nhân hệ số cấp bậc ,chức vụ và các khoản phụ cấp từ ngày 1/1/2001 mức lương tối thiểu bằng 210.000 đồng .Trước đó mức lương tối thiểu bằng 144.000đồng .So với Indonesia- một nước nằm trong khu vực Đông Nam á,mức đóng góp tối thiểu bằng 1000Rp một ngày .
thứ hai :
Số thu BHXH thấp nhưng tỷ lệ nợ đóng tiền BHXH còn cao.Nhìn chung tiền BHXH nợ bình quân 500 tỷ đồng ,chiếm 11%-12% diện thu đã quản lý được .Nếu gọi tổng mức phải nộp BHXH là 100% trong một năm (12 tháng ) thì mức nợ một tháng chiếm 8,33% tương ứng 30 ngày ).Số nợ tiền BHXH qua các năm như sau
Bảng 2: S ố nợ tiền BHXH các năm1995-2001
Tính đến ngày
Số nợ /số phải nộp (%)
Số ngày nợ tương ứng (ngày)
31/12/1995
31/121996
31/121997
31/121998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
11,3
8,3
11,2
10
9,0
9,0
6,7
40
31
40
36
32
32
26
Nguồn Tạp chí Bảo Hiểm 6/2002
Qua số liệu trên ta thấy hệ thống thu BHXH đã có nhiếu phấn đấu ,điều chỉnh thích hợp để rút ngắn số ngày chiếm dụng tiền BHXH từ 40 ngày xuống 26 ngày như vậy giảm được gần 20 ngày .Mục tiêu của các năm tới là tiếp tục giảm số ngày chiếm dụng xuống mức phù hộp có thể chấp nhận đựơc
Tình hình nợ đọng ở từng khối loại hình như sau :
-Khối hành chính sự nghiệp :
Do có nguồn tiền lương và thu nhập ổn định ,được ngân sách nhà nước cấp nên mức chiếm dụng chỉ trong 7 ngày (ứng với chu kỳ phát lương )
Khối doanh nghiệp nhà nước:
Là khối có mức độ chiếm dụng cao nhất trong các khối với mức độ trên 2 tháng do khó khăn về việc làm ,thu nhập phương tính và trả lương
Các khối nói chung duy trì mức chiếm dụng trong vòng một tháng .
Như vậy là trong các công tác quản lý thu nợ đọng phải tập trung sự chú ý vào khối doanh nghiệp nhà nước hơn các khối khác .
Số nợ đọng ở các tỉnh thành phố cũng có mức độ nợ đọng khác nhau .Tình hình nợ đọng ở một số tỉnh thành phố năm 1999 như sau:
Bảng 3: Số tiền chiếm dụng BHXH ở một số tỉnh như sau
Tên tỉnh
Số nợ/Số phải nộp
Số ngày chiếm dụng tương ứng(ngày)
Số thực tế(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Phú Thọ
18/73
24
90
Hoà Bình
13/120
20
73
Thai Bình
7,7/38
15
54
Thanh Hoá
6,6/44
16
58
Gia Lai
16,6/102
16
58
Nguồn tạp chí BHXH,số 5/2000
Các tỉnh khác có mức nợ khoảng hơn một tháng
Trong mổi tỉnh ,số nợ của các đơn vị sử dụng lao động cũng có mức chiếm dụng khác nhau .nguyên nhân của tình trạng tiền BHXH nợ đọng như đã nêu ở trên xuất phát từ hai phía :nhà nước và các doanh nghiệp đóng BHXH
*Phía nhà nước :
-Hành lang pháp lý và những chế tài pháp luật nhà nước cho việc thu nộp BHXH chưa cụ thể và chưa đủ mạnh để buộc các chủ sử dụng lao động nộp BHXH đúng thời hạn đủ số lượng .Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ BHXH một cách trái pháp luật mà vẫn không bị xử lý .Theo nghị định 38 /CP của Chính phủ quy định : Xử phạt hành vi trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH hoặc nộp chậm BHXH. Song thẩm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35298.doc