Phần I
Những lý luận chung
Về công tác quản lýđịnh mức lao động
I . Định mức lao động
1. Khái niệm và tác dụng ,yêu cầu của định mức lao động:
1.1 Khái niệm:
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế-xã hội nhất định.
Lượng lao động hao phí mà chúng ta nói ở đây phải được lư
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý định mức ở Công ty dụng cụ cơ khí Xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng hoá bằng những thông số nhất định và phải bảo đảm độ tin cậy tối đa, đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực. Phải xác định được chất lượng của sản phẩm hoặc công việc và phải thể hiện bằng các tiêu chuẩn để nghiệm thu chất lượng sản phẩm đó, lượng lao động hao phí và chất lượng sản phẩm phải gắn chặt với nhau.
1.2. Phân loại định mức
1.2.1 Nếu căn cứ vào tính chất đơn vị tính toán : có thể chia thành 3 loại định mức : Định mức thời gian, định mức sản lượng và định mức phục vụ.
- Định mức thời gian: là lượng thời gian hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành việc chế tạo một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng qui định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
- Định mức sản lượng: là lượng sản phẩm ít nhất được quy định phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
- Định mức phục vụ có căn cứ kỹ thuật: là số lượng công nhân nhiều nhất được qui định để thực hiện qui trình công nghệ và phục vụ một thiết bị hoặc số lượng thiết bị ít nhất mà một công nhân hoặc một nhóm công nhân phụ trách trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
1.2.2 Nếu căn cứ vào phương pháp xây dựng : ta có thể chia định mức làm 2 loại : Định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm và định mức có căn cứ kỹ thuật.
- Định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm: là định mức được xây dựng dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ở thời kỳ trước, không tính đến những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất, những yếu tố tâm sinh lý của người lao động. . .
- Định mức có căn cứ kỹ thuật: là định mức được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý, sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
1.2.3 Căn cứ vào cấu thành của định mức : có định mức bộ phận và định mức tổng hợp:
- Định mức bộ phận: là định mức qui định cho từng bộ phận, chi tiết sản phẩm
- Định mức tổng hợp: là định mức qui định cho toàn bộ sản phẩm
1.2.4 Căn cứ vào cấp quản lý : có định mức do doanh nghiệp tự qui định và định mức do cấp trên qui định
- Định mức do doanh nghiệp tự qui định là định mức do doanh nghiệp xây dựng và ban hành, được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp.
- Định mức do cấp trên qui định là định mức của ngành, định mức của địa phương, của nhà nước. Định mức do các cấp quản lý ban hành được sử dụng trong phạm vi tương ứng.
1.3 Tác dụng của định mức:
1.3.1 Định mức lao động là cơ sở để phân công, bố trí lao động và tổ chức sản xuất.
Lao động của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận không thể thiếu được của toàn bộ quá trình, nếu như một bộ phận nào đó ngừng hoạt động thì cả quá trình sản xuất sẽ ngừng trệ. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì phải tổ chức sản xuất và tổ chức lao động theo từng bộ phận cho tốt
Điều kiện đáp ứng yêu cầu trên là phải tính được các mức lao động cho mỗi công việc trong từng bộ phận. Trên cơ sở đó mà giải quyết cho đúng đắn các vấn đề phân công và hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, nghiên cứu lựa chọn các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
Nói cách khác định mức lao động là cơ sở để áp dụng vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý nhất.
1.3.2 Định mức lao động là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm và đánh giá kết quả lao động của mỗi người
Mức lao động là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động ( trong trường hợp công việc có thể định mức được) và là 1 tiêu chuẩn thực hiện công việc mà người lao động có nghĩa vụ phải đạt được. Do đó định mức lao động là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm và đánh giá kết quả lao động của mỗi người.
1.3.3 Định mức lao động là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp phải dựa vào nhu cầu của thị trường để xác định số lượng sản phẩm và giá cả trong năm kế hoạch, sau đó dựa vào mức lao động tính ra số lượng và chất lượng lao động cần thiết ở năm kế hoạch , thậm chí dựa vào mức sản lượng mức phục vụ để tính chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá.
Như vậy, ngoài các yếu tố về sản lượng phải có định mức lao động có căn cứ khoa học mới xác định được đúng đắn số lượng và chất lượng lao động cần thiết tức là kế hoạch số lượng người làm việc.Do đó, định mức lao động là 1 phạm trù phản ánh cả về số và chất lượng lao động, là căn cứ để lập các kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sản xuất-tiêu thụ sản phẩm . .
1.3.4 Định mức lao động là căn cứ để trả lương theo sản phẩm.
Trong chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, định mức lao động có căn cứ khoa học là 1 trong những điều kiện quan trọng để xác định đơn giá tiền lương, là cơ sở để đãi ngộ người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.5 Định mức lao động là cơ sở để quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất : tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá.
Lao động sống ở đây là lao động của con người. Còn lao động vật hoá là lao động đã đầu tư vào máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất, nguyên nhiên vật liệu. Nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất được thực hiện là do có sự phân công bố trí lao động, tổ chức sản xuất hợp lý,khoa học, nhờ đó mà tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu, cường độ lao động, . . .
1.3.6 Định mức lao động là cơ sở cho việc tính toán chi phí và giá thành.
Căn cứ vào các kế hoạch về lao động tiền lương, kế hoạch sản xuất được lập ra, doanh nghiệp sẽ tính toán được các loại chi phí và giá thành của sản phẩm. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch trong việc hạ thấp giá thành, loại bỏ chi phí không hợp lý.
1.3.7 Định mức lao động là 1 cơ sở rất quan trọng để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
- Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Quá trình xây dựng và áp dụng định mức lao động vào sản xuất là quá trình nghiên cứu, tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật , về trang bị, bố trí ,phục vụ nơi làm việc cũng như các yếu tố vật chất khác. Đó là điều kiện thuận lợi để công nhân sử dụng hợp lý máy móc thiết bị, vật tư và thời gian lao động nhằm áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội .
- Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp , phản ánh trình độ tổ chức quản lý và trình độ áp dụng kỹ thuật mới của mỗi doanh nghiệp. Vì định mức lao động nghiên cứu áp dụng mọi biện pháp tổ chức, kinh tế- kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất , tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá, làm cho lượng lao động tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống và do đó giá thành sản phẩm cũng giảm.
1.3.8 Định mức lao động là cơ sở để thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp và hạch toán kinh doanh.
Để phát huy các tác dụng trên, trong quá trình xây dựng và thực hiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mức phải đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực
- Mức xây dựng xong phải nhanh chóng đưa vào thực hiện
- Phải tổ chức theo dõi tình hình thực hiện mức và thường xuyên hoàn thiện sửa đổi mức
2- Những căn cứ xây dựng mức
2.1 Bước công việc và kết cấu bước công việc:
2.1.1.Bước công việc:
Để tiến hành định mức lao động có căn cứ kỹ thuật ta phải nghiên cứu cả quá trình sản xuất, các quá trình sản xuất bộ phận mà quan trọng là các quá trình lao động. Do sự phát triển của phân công lao động, quá trình lao động được chia thành các bước công việc,từ đó bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất
- Khái niệm:
Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất do 1 hay 1 nhóm công nhân thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định tại 1 nơi làm việc nhất định
- Đặc trưng của bước công việc:
Đặc trưng cơ bản của bước công việc là sự ổn định của 3 yếu tố: con người, đối tượng lao động, nơi làm việc. Nếu 1 trong 3 yếu tố trên thay đổi sẽ tạo thành bước công việc mới.
Việc phân chia quá trình lao động thành các bước công việc tỉ mỉ đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, loại hình sản xuất,. . . đang áp dụng ở doanh nghiệp.
Tuỳ theo mức độ tham gia của công nhân vào quá trình hoàn thành bước công việc mà có bước công việc thủ công và nửa cơ khí, bước công việc cơ khí và tự động hoá.
- Bước công việc là đối tượng trực tiếp để định mức lao động.
Nội dung định mức cho bước công việc thường gồm: định mức thời gian, định mức phục vụ. Định mức lao động cho bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm là cơ sở để xác định mức kỹ thuật lao động tổng hợp cho việc chế tạo 1 sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.
2.1.2.Kết cấu bước công việc
Kết câú bước công việc phân chia theo 2 tiêu thức: theo công nghệ và theo lao động. Nhưng ở đây ta chỉ xem xét kết cấu bước công việc theo lao động.
Sơ đồ kết cấu bước công việc theo lao động
Bước công việc
¯
Các thao tác
¯
Các động tác
¯
Các cử động
Về mặt lao động bước công việc chia thành các thao tác, rồi chia thành các động tác, cuối cùng chia thành các cử động.
- Thao tác: là tổng hợp hoàn chỉnh các mặt hoạt động của công nhân nhằm một mục đích nhất định.
Đối với những thao tác mà thời gian thực hiện quá ngắn,để định mức kỹ thuật lao động được tiện lợi người ta thường kết hợp lại thành nhóm thao tác. Một nhóm thao tác bao gồm những thao tác được thực hiện theo đúng trình tự công nghệ hoặc những thao tác có các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện giống nhau không kể đến tính chất liên tục khi thực hiện.
Để xây dựng phương pháp làm việc có hiệu quả nhất phải phân chia mỗi thao tác ra nhiều động tác.
- Động tác: là 1 bộ phận của thao tác, biểu thị bằng những cử động của người công nhân nhằm lấy hay di chuyển một vật nào đó.
Ngoài ra để nghiên cứu sự hoạt động hợp lý của công nhân trong quá trình lao động người ta còn chia động tác ra thành các cử động.
- Cử động : là 1 phần của động tác, biểu thị bằng sự thay đổi vị trí, tư thế, bộ phận cơ thể công nhân trong quá trình lao động.
Việc phân chia bước công việc như trên là cơ sở để hợp lý hoá bước công việc và thiết kế bước công việc hợp lý nhất bằng cách loại bỏ những yếu tố thừa và nghiên cứu phương pháp làm việc của những công nhân có năng suât lao động cao, từ đó mới định mức thời gian lao động và định mức phục vụ được.
2.2. Phân loại thời gian hao phí và cơ cấu định mức thời gian làm việc trong ngày của công nhân.
Trong cả ngày làm việc của người lao động, thời gian được chia thành 2 loại: thời gian có ích và thời gian lãng phí
2.2.1 Thời gian có ích : được chia thành 4 loại
- Thời gian chuẩn kết ( Tck ): là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên qua đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó. Đặc điểm của thời gian chuẩn kết là chỉ xảy ra khi bắt đầu và kết thúc công việc, chỉ hao phí 1 lần cho cả loạt sản phẩm sản xuất, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của loạt và thời gian của ca làm việc.
Tỷ trọng thời gian chuẩn kết trong toàn bộ thời gian hoàn thành nhiệm vụ sản xuất lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, tổ chức lao động, đặc tính của máy móc thiết bị, qui trình công nghệ của bước công việc cần định mức kỹ thuật lao động. Nếu sản xuất hàng loạt lớn, nơi làm việc chỉ hoàn thành 1 số bước công việc nhất định thì thời gian chuẩn kết chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ thời gian hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hoá lao động cao, mọi công việc chuẩn kết do công nhân phụ làm trùng với thời gian làm việc của công nhân chính hoặc trước hoặc sau khi công nhân chính làm việc thì thời gian chuẩn kết không có ở công nhân đứng máy và không được tính vào mức kỹ thuật.
- Thời gian gia công ( Tgc ): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc và được lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặc 1số sản phẩm nhất định.
Nếu bước công việc được hoàn thành bằng máy thì thời gian gia công được chia ra: thời gian gia công chính ( Tc ) và thời gian gia công phụ ( Tp )
Tc( còn được gọi là thời gian công nghệ ): là thời gian biến đổi đối tượng lao động về chất lượng, hình dáng, kích thước, tính chất cơ lý hoá, . .Thời gian gia công chính có thể là thời gian làm bằng tay, bằng máy hoặc vừa tay vừa máy. Trong các bước công việc được cơ giới hoá, thời gian gia công chính phần lớn là thời gian máy chạy.
Tp: là thời gian công nhân thực hiện những thao tác phụ , tạo điều kiện hoàn thành thao tác chính. Nó được lặp lại khi gia công từng sản phẩm hoặc 1 số sản phẩm nhất định.
Thời gian gia công phụ phần lớn là thời gian làm việc bằng tay. Ngoài ra trong 1 số công việc, thời gian phụ có thể vừa được làm bằng tay vừa làm bằng máy.
Khi định mức kỹ thuật lao động, thời gian gia công đối với mỗi sản phẩm càng ngắn càng tốt , nhưng tỷ trọng thời gian gia công trong ca càng lớn càng tốt.
Thời gian phục vụ ( Tpv ): là thời gian hao phí để trông nom và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong ca.
Thời gian phục vụ bao gồm: thời gian phục vụ có tính chất kỹ thuật ( Tpvkt ) và thời gian phục vụ có tính chất tổ chức ( Tpvtc )
Tpvkt: là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất kỹ thuật nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc thiết bị, dao cụ.
Tpvtc: là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất tổ chức nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hoá nơi làm việc.
- Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người ( Tnc ): là lượng thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của công nhân trong ngày làm việc , bao gồm thời gian nghỉ giải lao và thời gian nghỉ vì nhu cầu tự nhiên.
2.2.2. Thời gian lãng phí : chia làm 4 loại:
- Thời gian công tác không sản xuất ( Tksx ): là thời gian gián đoạn do yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà công nhân bắt buộc phải ngừng việc. Tuy nhiên nếu thời gian này nhiều phải bố trí công nhân làm thêm 1 số công việc khác để tận dụng thời gian hoặc xét trừ thích đáng vào thời gian nghỉ vì nhu cầu con người.
- Thời gian lãng phí do tổ chức ( Tlptc ): thời gian chờ việc, chờ nguyên vật liệu, bản vẽ, . .Muốn khắc phục thời gian này phải tổ chức sản xuất hợp lý,công tác phục vụ chu đáo,. . .
- Thời gian lãng phí do công nhân ( Tlpcn ): là thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ luật lao động ( đến muộn, về sớm,. . .) muốn khắc phục loại thời gian này doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, thường xuyên kiểm tra sự có mặt của người công nhân tại nơi làm việc, . . .
- Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật ( Tlpkt ): thời gian hỏng máy,mất điện, . . .Muốn hạn chế thời gian lãng phí do kỹ thuật cần cải tiến công tác quản lý kỹ thuật, tiến hành sửa chữa dự phòng và bảo dưỡng vật tư kỹ thuật theo đúng kế hoạch.
Tổng hợp kết cấu thời gian làm việc trong ngày:
T=Tck+Tgc+Tpv+Tnc+Tlp
hoặc : T=Tck+Tc+Tp+Tpvtc+Tpvkt+Tnc+Tksx+Tlptc+Tlpkt+Tlpcn
- Kết cấu định mức thời gian:
Trong kết cấu định mức thời gian chỉ bao gồm những thời gian làm việc có ích, loại bỏ toàn bộ thời gian làm việc không có ích (thời gian lãng phí) trong quá trình sản xuất :
Tđm=Tck+Tc+Tp+Tpvtc+Tpvkt+Tnc
2.3.Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp
Có 3 hình thức phân công lao động chủ yếu trong đoanh nghiệp:
2.3.1 Phân công lao động theo nghề ( theo tính chất công nghệ ): tức là sắp xếp những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, cùng 1 nghề vào 1 nhóm. Căn cứ cơ bản là dựa vào quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
Tác dụng của hình thức phân công này:
- Sắp xếp lao động phù hợp với năng lực sở trường
- Tạo điều kịên thuận lợi cho công tác quản lý kỹ thuật: khối lượng công việc sẽ đơn giản, dễ dàng hơn.
- Tạo điều kiện để những người lao động đúc rút kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau trong việc nâng cao năng lực chuyên môn ,đẩy mạnh phong trào thi đua trong doanh nghiệp.
2.3.2 Phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc:
Yêu cầu khi thực hiện hình thức phân công này là cấp bậc công việc phải phù hợp với cấp bậc công nhân, trong trường hợp đặc biệt có thể bố trí người lao động có trình độ thấp đảm nhiệm công việc ở cấp cao hơn nhưng ngược lại là lãng phí.
Tác dụng của hình thức phân công lao động này:
- Tác dụng ở góc độ người quản lý: đánh giá đúng đắn hơn năng lực của người lao động
- Kích thích người lao động không ngừng tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn
2.3.3 Phân công lao động theo công việc chính và công việc phụ:
- Công việc chính: là những công việc trực tiếp tạo ra sản phẩm chính và thường do công nhân chính đảm nhận.
Công nhân chính là những người trực tiếp tham gia vào việc sử dụng, điều khiển máy móc thiết bị làm thay đổi hình dáng kích thước, tính chất cơ lý hoá của việc gia công trong các phân xưởng sản xuất chính.
- Công việc phụ: là những công việc không có tác dụng trực tiếp đến sản xuất chính mà chỉ có tác dụng gián tiếp đến sản xuất chính và người ta bố trí công nhân phụ đảm trách.
Công nhân phụ là những người không trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm chính nhưng tham gia vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân chính hoàn thành nhiệm vụ.
Tác dụng của hình thức phân công này:
+ Tạo điều kịên để chuyên môn hoá công nhân.
+ Tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo điều kiện cho công nhân chính tập trung vào công việc, sử dụng triệt để thời gian lao động.
Việc lựa chọn các hình thức phân công lao động là điều kiện để xây dựng hợp lý chất lượng lao động, là căn cứ để đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực của định mức lao động.
II. Các phương pháp xây dựng định mức lao động
1. Các phương pháp xây dựng định mức lao động
1.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Thực chất của phương pháp này là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xây đựng mức để xác định mức
Phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm đơn thuần: chỉ căn cứ vào tài liệu thống kê, số liệu thống kê được để định ra mức.
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm có phân tích: không chỉ căn cứ vào số liệu thống kê mà còn phân tích loại trừ các nhân tố bất hợp lý, xem xét điều kiện tổ chức, kỹ thuật, . . .
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thống kê kinh nghiệm là: đơn giản, tốn ít công sức, dễ hiểu, dễ làm, trong cùng 1 thời gian ngắn xây dựng được hàng loạt định mức.
Nhược điểm của phương pháp này: mang nhiều nhân tố lạc hậu,chủ quan , không phản ánh được sự phát triển của tổ chức và kỹ thuật khi xây dựng nên mức không đảm bảo được tính tiên tiến và hiện thực.
1.2. Phương pháp có căn cứ kỹ thuật
Thực chất của phương pháp này là dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý, sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
Ưu điểm : có tác dụng thúc đẩy công nhân sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian làm việc, thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng kỹ thuật mới để không ngừng nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều của cải cho xã hội.
Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật khai thác được khả năng tiềm tàng trong sản xuất và khắc phục được các nhược điểm của định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm, thúc đẩy tăng năng suất lao động và cải tiến quản lý. Tuy nhiên nó đòi hỏi cán bộ định mức phải biết nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật, điều kiện sản xuất phải tương đối ổn định.
Phương pháp có căn cứ kỹ thuật bao gồm 2 phương pháp chính: là điều tra phân tích và tính toán phân tích.
1.2.1. Phương pháp điều tra phân tích:
Thực chất của phương pháp này là quan sát tính toán ngay tại hiện trường và đựơc tiến hành bằng 2 hình thức: Chụp ảnh và bấm giờ
1.2.1.1 Chụp ảnh ngày công tác ( ghi giờ thực tế )
Thực chất là tiến hành quan sát và ghi chép lại toàn bộ thời gian hao phí lao động của 1 công nhân trong 1 ca nào đó. Mục đích của phương pháp này là xây dựng định mức hợp lý trong ca làm việc cho các loại thời gian: chuẩn bị, kết thúc, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con người.
Phương pháp ghi giờ thực tế được tiến hành qua 4 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị quan sát ghi chép.
Nội dung bao gồm: chọn đối tượng quan sát ghi chép, làm cho đối tượng rõ mục tiêu để ổn định tinh thần và làm việc bình thường, chuẩn bị máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đồng hồ và dụng cụ ghi chép, . . .
- Bước 2: Tiến hành quan sát, ghi chép
ở bước này cần chú ý việc ghi chép tất cả các loại công việc ở từng thời gian, không được bỏ sót 1 loại công việc nào.Việc ghi chép được tiến hành liên tục từ đầu ca đến hết ca làm việc. Không nên ảnh hưởng đến đối tượng quan sát để đảm bảo tính khách quan của số liệu.
- Bước 3: Lên biểu tổng hợp thời gian công tác hao phí trong ca dựa vào số liệu thu thập được ở bước 2
- Bước 4: Lập bảng định mức, bảng cân đối thời gian trong ca.
Khi lập biểu định mức trên cần lưu ý:
+ Tất cả các loại thời gian lãng phí không được đưa vào định mức.
+ Thời gian nghỉ phải theo chế độ.
+ Các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ vì nhu cầu con người nếu vượt quá định mức cũng coi như là lãng phí.
+ Thời gian gia công nhất thiết phải tăng lên bằng cách lấy tổng thời gian tiết kiệm được phân bổ theo tỷ lệ thực của thời gian gia công chính và phụ.
1.2.1.2 Bấm giờ
Là quan sát và nghiên cứu tỉ mỉ tình hình hao phí thời gian gia công bằng cách đo thời gian và phân tích những điều kiện hoàn thành của bước công việc.
Mục đích của bấm giờ là xây dựng và sửa đổi định mức cho hợp lý với từng bước công việc.
Phương pháp bấm giờ được tiến hành qua 4 bước:
- Bước 1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị bấm giờ.
- Bước 2: Tiến hành bấm giờ đo thời gian hoàn thành bước công việc một số lần để tính mức hao phí thời gian cho chính xác.
- Bước 3: Chỉnh lý và phân tích tài liệu bấm giờ ghi chép được.
- Bước 4: Tính định mức hợp lý cho bước công việc cần bấm giờ.
Trong thực tế, để xây dựng định mức kỹ thuật lao động ta thường kết hợp cả 2 phương pháp chụp ảnh và bấm giờ.
1.2.2. Phương pháp tính toán phân tích
Phương pháp này căn cứ vào công thức kỹ thuật tính thời gian gia công chính và dựa vào bảng tra cứu kỹ thuật để tra các loại thời gian còn lại
L h
Tc = –– * ––
n * s t
Trong đó Tc : là thời gian gia công chính
L : chiều dài vật gia công ( mm )
n : số vòng quay của trục chính trong 1 phút
s : lượng chạy dao
h : lượng dư gia công (mm)
t : chiều sâu cắt (mm)
Từ công thức trên ta tính được thời gian gia công chính, căn cứ vào đó để tra ở "Bảng tra cứu kỹ thuật" sẽ tìm được Tp. Còn các loại thời gian khác như Tck, Tpvtc, Tnc sẽ được xác định theo tỉ lệ so với thời gian gia công, riêng Tpvkt xác định theo tỉ lệ với thời gian gia công chính.
Ưu điểm: định mức thời gian đựơc xây dựng và tính toán khá chính xác, tốn ít thời gian
Ngoài 2 phương pháp cơ bản trên, trong thực tế còn áp dụng phương pháp so sánh điển hình. Thực chất của phương pháp này là tiến hành phân loại các chi tiết , các bước công việc thành từng nhóm , xác định định mức lao động cho 1 chi tiết hoặc 1 bước công việc điển hình. Các chi tiết còn lại dùng phương pháp ngoại suy để tính toán.
2. Các công thức tính mức kỹ thuật lao động
2.1. Công thức tính mức thời gian :
Thông thường Mtg=Tck+Tgc+Tpv+Tnc
Kết cấu mức thời gian gồm: Tck, Tgc,Tpv,Tnc
- Trong sản xuất hàng loạt, thời gian chuẩn kết qui định chung cho cả loạt sản phẩm, mức kỹ thuật thời gian cho 1 sản phẩm được tính như sau:
T nck
Mtg = –– + Mtgk
n
Trong đó T n ck : là thời gian chuẩn kết cho cả loạt n sản phẩm
n : số lượng sản phẩm của loạt
Mtgk: là mức kỹ thuật thời gian không đầy đủ cho 1 sản phẩm ( không có Tck ) tức là:
Mtgk=Tgc+Tpv+Tnc
dựa vào đặc điểm của mỗi loại hao phí thời gian và tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động qui định mà có công thức tính mức kỹ thuật thời gian cho mỗi sản phẩm trong từng loại hình sản xuất như sau:
Trong loại hình sản xuất khối lượng lớn:
Mtgk=Tgc*(1+a%pvtc+a%nc)+Tc*a%pvkt
Trong loại hình sản xuất hàng loạt:
Mtgk=Tgc*(1+a%pv+a%nc)
Trong loại hình sản xuất đơn chiếc:
Mtg=Tck+Tgc*(1+a%pv+a%nc)
Trong đó: a%pvtc , a%nc , a%pv là tỷlệ thời gian phục vụ tổ chức ,tỷ lệ thời gian nghỉ do nhu cầu ,tỷ lệ thời gian phục vụ so với Tgc.
a%pvkt là tỷ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian gia công chính
2.2. Công thức tính mức sản lượng
- Công thức tính mức sản lượng khi biết mức thời gian :
T
Msl = ––
Mtg
Trong đó: T là 1 đơn vị thời gian tính trong mức sản lượng (thường là giờ, 1 ca=8 giờ)
- Trong sản xuất hàng khối:
Tca - Tck
Msl = ––––– (sản phẩm / ca)
Mtgk
3. Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hoá
3.1. Khái niệm, mục đích, điều kiện áp dụng:
-Khái niệm:
Mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp là lượng lao động cần và đủ mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá ( hoặc hoàn thành 1 khối lượng công việc ) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định hiệ
Kí hiệu: Tth. Đơn vị tính là giờ người/ sản phẩm ,có nghĩa là số giờ qui đổi được qui định cho một người.
-Mục đích, điều kiện áp dụng:
Mục đích: là nhằm qui định và hạch toán chi phí lao động sống cho 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch lao động tiền lương trong doanh nghiệp.
Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp phải có đầy đủ các điều kiện như sản xuất phải ổn định, có hệ thống các mức lao động và hệ thống các mức kinh tế kỹ thuật khác đầy đủ, đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý sản xuất phải ổn định, doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
3.2. Phương pháp xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hoá
Tth = Tsx+ Tql
Tsx = Tcn+Tpt
Do đó: Tth = Tcn+Tpt+Tql
Trong đó:
Tth: tổng chi phí lao động cho mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hoá.
Tsx: tổng chi phí lao động sản xuất.
Tql: tổng chi phí lao động quản lý
Tcn: tổng chi phí lao động công nghệ ( lao động chính )
Tpt: tổng chi phí lao động phụ trợ
- Chi phí lao động công nghệ:
Tcn = S T ngci ( giờ người / sản phẩm )
Trong đó : Tngci là chi phí lao động định mức cho nguyên công công nghệ thứ i trong công nghệ chế tạo sản phẩm theo qui định
- Tính chi phí lao động phụ trợ :
Tpt = S Tdvi * Qdvi
Trong đó :
Tdvi : là lượng thời gian định mức cho 1 đơn vị dịch vụ i.
Qdvi : số lượng dịch vụ định mức thứ i cho đơn vị sản phẩm hàng hoá
hoặc: Tpt =Tcn * P
Trong đó : P là tỷ trọng biên chế công nhân phụ so với công nhân công nghệ trong doanh nghiệp
- Tính chi phí lao động quản lý cho 1 đơn vị sản phẩm :
Tql = Tsx * Kql
K Â
Kql = –––
100 - K Â
Trong đó K' là tỉ trọng số người làm quản lý trong tổng số công nhân viên.
4. Những điều kiện đảm bảo xây dựng và thực hiện mức
- Muốn làm tốt công tác định mức lao động trước hết phải làm cho mọi người trong doanh nghiệp thấy rõ đây là 1 yêu cầu khách quan của công tác quản lý lao động. Quản lý sản xuất có thực hiện tốt công tác định mức lao động thì công nhân mới có những mục tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện nhằm nâng cao năng suất lao động , tăng thu nhập cho mình.
- Chuẩn bị điều kiện vận chuyển, trang bị, phục vụ nguyên vật liệu đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, phải cung ứng đúng tiến độ,đủ số lượng, chủng loại và đúng qui cách. Muốn làm được như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống định mức tiêu đùng nguyên vật liệu vì nó là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu, điều hoà cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng, là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật lịêu kịp thời, hợp lý ,đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, . . Việc cấp phát nguyên vật liệu có thể được tiến hành tại nơi làm việc hoặc tại kho nguyên vật lịêu vào đầu giờ làm việc.
- Phân công hợp lý lao động căn cứ vào 3 hình thức phân công lao động chủ yếu là phân công lao động theo nghề, phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc, phân công theo công việc chính và công việc phụ.
- Phương tiện, dụng cụ xây dựng mức:
Theo phương pháp chụp ảnh: đồng hồ , phiếu quan sát, bút chì, tẩy, thước.
Theo phương pháp bấm giờ: đồng hồ bấm giờ 2 kim ( nếu bấm giờ liên tục), đồng hồ bấm giờ 1 kim ( nếu bấm giờ không liên tục ), phiếu bấm giờ.
- Tổ chức công tác ghi chép ,thống kê đầy đủ chính xác:
Tuy nhiên muốn thực hiện tốt được công tác xây dựng mức thì trước tiên phải xác định được chính xác đối tượng quan sát. Nếu bấm giờ, chụp ảnh để thu thập tài liệu xây dựng mức thì đối tượng bấm giờ , chụp ảnh phải là công nhân có năng suất lao động trung bình tiên tiến và ít nhất là phải khảo sát từ 3 ca trở lên ( hoặc từ 3-5 công nhân có năng suất trung bình tiên tiến ).
III.Tổ chức quản lý mức,triển khai,đánh giá,sửa đổi mức.
1. Tổ chức triển khai thực hiện mức.
1.1 Mục đích của việc đưa mức vào sản xuất.
- Kiểm tra lại chất lượng của mức vừa xây dựng để có kế hoạch, biện pháp sửa đổi cho hợp lý.
- Phát huy đầy đủ tác dụng của công tác định mức là ‘’ công tác quan trọng hàng đầu , là biện pháp then chốt để quản lý sản xuất”, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, các chế độ tiền thưởng, một đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh cúa doanh nghiệp.
1.2 Yêu cầu của mức khi đưa vào sản xuất
Mức lao động khi đưa vào sản xuất phải là những mức trung bình tiên tiến. Là những mức mà trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường công nhân nào nắm vững kỹ thuật, cố gắng lao động, tận dụng thời gian làm việc thì đều đạt và vượt mức. Mức trung bình tiên tiến được phản ánh qua kết quả tiết kiệm lao động, tiết kiệm quĩ lương và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
1.3 Điều kiện đưa mức vào sản xuất
Để đưa mức vào sản xuất cần phải thực hiện những việc sau:
Hội đồng định mức của doanh nghiệp thông qua, sau đó Giám ._.đốc ký quyết định ban hành. Tuỳ theo chế độ phân cấp quản lý, các mức trước khi đưa vào áp dụng ở doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền ký duyệt cho thi hành.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như qui định khi tiến hành xây dựng mức để đảm bảo tạo điều kiện cho công nhân đạt và vượt mức.
- Hướng dẫn sản xuất cho công nhân , giới thiệu và chỉ rõ cho công nhân phương pháp làm việc để đạt và vượt mức với chất lượng cao. Cán bộ kỹ thuật, đốc công, tổ trưởng sản xuất trực tiếp phụ trách việc này.
- Cho công nhân sản xuất thử trong thời gian 2 tuần để làm quen với mức rồi mới cho áp dụng chính thức.
2.Thống kê tình hình thực hiện mức
2.1 Mục đích của thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
Là giúp cho cán bộ định mức và cán bộ quản lý thấy được:
- Tình hình thực hiện mức lao động hàng tháng, quý, năm của phân xưởng, doanh nghiệp
- Nguyên nhân của những công nhân không đạt mức và tìm biện pháp khắc phục để họ có khả năng hoàn thành mức đặt ra.
- Những mức lạc hậu để có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi
- Những bất hợp lý trong thu nhập tiền lương sản phẩm của công nhân do mức lao động không hợp lý gây ra, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
2.2. Thống kê tình hình thực hiện mức
Cần thống kê tình hình thực hiện mức lao động theo từng công nhân, từng phân xưởng và toàn bộ doanh nghiệp vào sổ thống kê hàng ngày. Muốn vậy căn cứ vào phiếu giao việc cho công nhân, phiếu xác định tăng giảm mức lao động, ngoài ra ta có thể tham khảo các tài liệu như phiếu thanh toán giờ làm thêm, thống kê tiền lương, thống kê năng suất lao động, bảng chấm công, . . .
Căn cứ vào sổ thống kê, cán bộ định mức làm báo cáo tình hình thực hiện mức hàng tháng, hàng quý và cả năm cũng như tình hình áp dụng các phương pháp định mức để doanh nghiệp và cấp trên thấy được chất lượng của mức, số lượng công nhân hoàn thành mức và biện pháp nâng cao tỷ lệ hoàn thành biểu lớn hơn hoặc bằng 100%, tình hình thực hiện mức của từng bộ phận, phân xưởng trong đoanh nghiệp.
2.3. Phân tích tình hình thực hiện mức:
Phân tích theo các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức:
+ Tỷ lệ công việc có mức so với tổng số công việc có thể định mức
+ Tỷ lệ mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số mức.
- Chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trong sản xuất
+ Tỷ lệ công nhân làm việc có mức so với tổng số công nhân.
+ Tỷ lệ công nhân làm việc theo mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số công nhân làm việc có mức.
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoàn thành mức lao động
+ Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Nếu trong thời gian báo cáo công nhân chỉ hoàn thành 1 loại sản phẩm thì sử dụng tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt
W Mtg
Icb = ––– = –––
Msl Ttt
Trong đó : Ttt là thời gian hao phí thực tế
+ Tỷ lệ hoàn thành mức lao động tổng hợp: Nếu trong thời gian báo cáo công nhân hoặc tổ sản xuất, phân xưởng, doanh nghiệp hoàn thành nhiều loại sản phẩm khác nhau thì sử dụng tỷ lệ hoàn thành mức lao động tổng hợp
S Mtg * Qtt
Ith = ––––––
S Ttt
Trong đó : Mtg : mức thời gian 1 sản phẩm
Qtt : sản lượng thực tế
Ttt : thời gian hao phí thực tế
Giữa Ith và Icb có mối quan hệ:
Ith = Icb * d
Trong đó d là tỷ trọng thời gian sản xuất loại sản phẩm
- Tỷ lệ hoàn thành mức lao động theo ca ( theo lịch ): phản ánh tình hình hoàn thành mức lao động trong điều kiện sản xuất thực tế của kỳ báo cáo:
Mtgchủ yếu * Số lượng sản phẩm đúng quy cách
Itc = –––––––––––––––––––
Thời gian làm việc thực tế + Thời gian ngừng việc nội bộ ca
3. Sửa đổi mức lao động
3.1. Mục đích của sửa đổi mức lao động
Mức lao động để giao cho công nhân là mức lao động đảm bảo yêu cầu tiên tiến hiện thực vì vậy khi điều kiện tổ chức kỹ thuật thay đổi thì mức lao động cũng phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp. Ngoài ra trong các doanh nghiệp của ta hiện nay, tỷ trọng mức thống kê kinh nghiệm còn tương đối lớn nhưng mức này thường thấp nên tác dụng còn bị hạn chế. Bởi vậy, sửa đổi mức sẽ tăng dần tỷ trọng mức có căn cứ kỹ thuật, giảm dần các mức thống kê kinh nghiệm, bảo đảm mức lao động luôn luôn mang tính chất tiên tiến, bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động luôn luôn lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Các mức cần sửa đổi
- Mức sai: là những mức quá cao, đại bộ phận công nhân đã cố gắng nhiều, nắm vững kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý mà vẫn không đạt hoặc vượt mức hoặc mức quá thấp đại bộ phận công nhân làm việc bình thường chưa tận đụng hết thời gian mà cũng đạt vượt mức.
Mức sai vì cán bộ định mức xây dựng không chính xác, thu thập số liệu ban đầu không đúng, . . Mức sai cần phát hiện kịp thời và sửa đổi ngay.
- Mức lạc hậu: là mức không còn phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc đó nữa. Tức là điều kiện tổ chức kỹ thuật đã có những thay đổi như qui cách, chất lượng sản phẩm thay đổi, tổ chức lao động thay đổi, . ..
- Mức tạm thời đã hết hạn:
Mức tạm thời là mức được xây dựng và áp dụng cho những công việc mới, sản phẩm mới mà từ trước đến nay doanh nghiệp chưa có mức.
Mức tạm thời phải được theo dõi chặt chẽ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời để sau 3 tháng phải công bố thành mức chính thức.
3.3. Sửa đổi mức lao động
Thông thường khi có mức lao động cần sửa đổi người ta tiến hành xây dựng lại mức lao động bằng các phương pháp thích hợp nhằm có được mức lao động sát hợp với yêu cầu và điều kịên cụ thể ở doanh nghiệp.
Trường hợp đặc biệt với mức lao động nào đó đã xác định được tỉ lệ hoàn thành mức ở kỳ báo cáo là quá cao, kỳ kế hoạch lại có những trang bị kỹ thuật mới có thể xác định được tỷ lệ tăng năng suất lao động so với kỹ thuật cũ ta sẽ tiến hành sửa đổi mức lao động cũ để có mức lao động mới theo trình tự:
- Xác định chỉ số của mức lao động mới so với mức lao động cũ
Mslmới Mtgcũ
I = –––– = ––––
Mslcũ Mtgmới
căn cứ vào
+ Tỷ lệ hoàn thành mức lao động thời kỳ báo cáo ( I1 )
+ Các biện pháp được áp dụng trong thời kỳ kế hoạch để hoàn thành chỉ tiêu năng suất lao động (I2).
+ Tỷ lệ hoàn thành mới cho phép (I3) được tính toán dựa vào khả năng của nhà nước và yêu cầu quan tâm đến lợi ích của công nhân. Thông thường 1<I3<1,2
Sau khi áp dụng định mức mới, nếu công nhân có cố gắng thì có thể hoàn thành mức với tỷ lệ I3
I1 * I2
I = ––––
I3
- Xác định mức lao động mới:
Dựa vào chỉ số mức lao động sau khi sửa đổi ở trên ta có:
Mslmới = Mslcũ * I
Mtgcũ
Mtgmới = –––
I
- Tính hiệu quả của việc sửa đổi mức
Năng suất lao động tăng do việc sửa đổi mức:
Q2 - Q1
H = –––––––––––––
Q1
Trong đó:
H: là khả năng tăng năng suất lao động
Q1: mức sản lượng cũ
Q2: mức sản lượng mới
Hoặc b% =Icb-1
- Hiệu quả tiết kiệm lao động:
Qkh Qkh
H = ––– * 8h - ––– * 8h
Msl ca 1 Msl ca 2
Trong đó:
H: khả năng tiết kiệm giờ công lao động.
Qkh : là sản lượng trong kế hoach.
Msl ca 1: là mức sản lượng ca cũ.
Msl ca 2: là mức sản lượng ca mới.
8h : là số giờ công mỗi ca.
- Ban hành mức sửa đổi:
Trước khi ban hành mức sửa đổi phải thẩm tra chất lượng công tác tính toán sửa đổi, phải áp dụng kịp thời các biện pháp tổ chức kỹ thuật Giám đốc duyệt ký. Đặc biệt phải báo cho công nhân biết trước 15 ngày để họ làm thử và để cán bộ định mức kiểm tra thêm chất lượng của mức sửa đổi trong thực tế sản xuất .
Phần II :
Phân tích thực trạng công tác quản lý định mức lao động ở Công ty
dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà nội .
I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
Sau khi hoà bình lập lại trên Miền Bắc, nhu cầu về thuốc chữa bệnh và dụng cụ y tế để phục vụ cho nhân dân ngày một tăng .Thuốc chữa bệnh thì đã có các xí nghiệp dược phẩm cung cấp ,dụng cụ ytế thì chưa có cơ sở nào sản xuất mà chủ yếu là xin viện trợ từ nước ngoài, xong cũng không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Do vậy ngày 18/11/1960 Bộ y tế ra quyết định thành lập xưởng y cụ trực thuộc Bộ y tế với nhiệm vụ là sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu cải tiến các dụng cụ máy móc, thiết bị y tế phù hợp với người Việt Nam.
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới ,tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý, ngày 27/12/1962 Bộ y tế quyết định hợp nhất xưởng y cụ và xưởng chân giả thành xí nghiệp y cụ và chân tay giả.
Ngày 14/7/1964 Bộ y tế quyết định đổi tên xí nghiệp thành nhà máy y cụ với nhiệm vụ sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và nghiên cứu khoa học.
Nhà máy có bước phát triển nhanh, ban đầu tuyển dụng công nhân khoá 1, 2 đến nay đã tuyển thêm các khoá 3, 4, 5 hơn 700 người, đất đai được mở rộng về phía sau, nhà xưởng được xây thêm, bổ sung một số thiết bị mới. Ngày 06/01/1971,Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 061/TTP chuyển giao cơ sở sản xuất xưởng nhà máy y cụ sang Bộ cơ khí và luyện kim quản lý và trở thành nhà máy y cụ I. Nhà máy vẫn sản xuất một số thiết bị y tế,ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu sản xuất các thiết bị bệnh viện có kỹ thuật phức tạp hơn như bàn mổ, ghế nha khoa, bàn thuỷ lực... đồng thời tận dụng năng lực nghiên cứu sản xuất các dụng cụ khoa học khác và các sản phẩm tiêu dùng như kìm điện, mỏ lết, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh,... Năm 1977 xuất khẩu lô hàng đầu tiên. Đến ngày 01 / 01/ 1985 Bộ cơ khí và luyện kim quyết định đổi tên nhà máy y cụ I thành nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Sản phẩm của nhà máy có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang nhiều nước Đông Âu.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường nhà máy đã thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm vừa sản xuất những mặt hàng truyền thống vừa sản xuất những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu như đồ gia dụng, phụ tùng thay thế cho xe máy,... Với sự mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm của mình nhà máyđổi tên thành Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu từ ngày 01/ 01 / 1996. Từ chỗ mất thị trường truyền thống Đông Âu khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Công ty chuyển sang hợp tác xuất khẩu sang các nước tư bản.Với sự mở rộng sản xuất của mình Công ty đã sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, chất lượng được nâng cao do việc đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị, doanh thu của nhà máy không ngừng tăng lên,đời sống công nhân, cán bộ được cải thiện rõ rệt . Tình hình này đựơc thể hiện qua bảng sau :
Biểu số 1 : Tình hình phát triển của công ty DCCKXK
Năm
Doanh thu
(tỷ đồng)
Nộp ngân sách nhà nước (triệu đồng )
Thu nhập bình quân người lao động (đồng)
1992
10,8
608
175000
1993
11,5
681
255000
1994
13,0
763
476000
1995
13,5
1024
505000
1996
15,0
22
545000
1997
18,8
61
685693
1998
26,7
411
889548
II . Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác quản lý định mức lao động ở Công ty.
1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ :
Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm từ các dụng cụ y tế như: dao, kéo ,giường khám phụ khoa, panh, tủ thuốc,...Các thiết bị y tế: máy hút ẩm, tủ sấy máy bao viên, đập viên, máy lạp thuốc mỡ,... Hàng cơ khí: kìm, cờ lê, phụ tùng xe máy,... Đồ gia dụng xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Nhật... Do vậy các sản phẩm này chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nước khác như:Trung Quốc, TháI Lan ,Nhật Bản ,... Ngay tại thị trường trong nước sản phẩm của Công ty cũng phải cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã phong phú. Vì vậy để đứng vững trên thị trựờng Công ty phải đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng, giảm chi phí để từ đó có thể hạ giá thành. Muốn vậy phải có hệ thống mức lao động khoa học vừa hạ được giá thành, đồng thời khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm :
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các sản phẩm đều trải qua một số giai đoạn công nghệ chủ yếu sau :
Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ở Công ty
Nguyên vật liệu
ban đầu
Nhập kho bán thành phẩm
Chế tạo phôi ,cắt
đoạn ,rèn dập
Nhập kho thành phẩm
Nhiệt luyện
Gia công nguội để hoàn thiện sản
phẩm
Lắp ráp hoàn chỉnh
Mạ sản phẩm
Gia công cơ khí :
Tiện ,phay ,bào khoan
Các sản phẩm trải qua quy trình công nghệ liên tục bao gồm nhiều công đoạn khác nhau cho nên định mức lao động phải được xây dựng cho tới từng chi tiết, từng bước công việc cụ thể. Định mức cho một sản phẩm là tổng hợp định mức cho từng bước công việc từng chi tiết sản phẩm.
3- Đặc điểm về máy móc thiết bị
Qua số liệu ở biểu sôs 2 ta thấy rằng phần lớn máy móc thiết bị ở Công ty đã khá lạc hậu, số thiết bị mới tiên tiến hiện đại chỉ chiếm số ít (khoảng 25%). Bên cạnh đó việc phục hồi nâng cấp máy móc thiết bị cũ gặp nhiều khó khăn do thiếu phụ tùng thay thế. Mặt khác, do nguyên nhân chủ quan từ khâu mua sắm ban đầu đến việc lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng và đôn đốc kiểm tra định kỳ ở các đơn vị quản lý máy móc thiết bị chưa chặt chẽ, khoa học. Với hiện trạng máy móc thiết bị như vậy, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựngvà thực hiện định mức lao động ở Công ty.
Yêu cầu đặt ra với Công ty hiện nay là tiếp tục huy động vốn để nhanh chóng đổi mới triệt để và toàn diện hệ thống máy móc thiết bị, từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu :
Sản phẩm của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau, do vậy phải sử dụng đến nhiều loại nguyên vật liệu với khối lượng lớn bao gồm: nguyên vật liệu chính (sắt, thép, inox), nguyên vật liệu phụ (nhựa, dầu, mỡ, sơn), nhiên liệu (xăng, dầu)và các loại phế liệu thu hồi, phụ tùng thay thế.
Nguyên vật liệu của Công ty được cung cấp chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc và 1 phần từ thị trường trong nước (các công ty cơ khí) do đó phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài và việc vận chuyển nguyên vật liệu về công ty. Việc giao nhận vật liệu ở địa điểm thu mua được giao cho bộ phận tiếp liệu theo dõi. Trước khi nhập, vật liệu được cân đo, kiểm tra chủng loại và chất lượng thông qua ban kiểm nghiệm vật tư (gồm đại diện phòng kỹ thuật, kế hoạch vật tư, phòng KCS và thủ kho)
Thông thường Công ty nhập nguyên vật liệu trước một tháng sau khi đã có kế hoạch sản xuất và nhập thêm 5% tổng số nguyên vật liệu cần dùng để dự trữ. Chính vì vậy nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất luôn đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, quá trình sản xuất được diễn ra liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng và thực hiện mức (mức sản lượng, mức thời gian, mức phục vụ).
5.Đặc điểm về vốn:
Biểu số 3: Cơ cấu vốn của công ty
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tổng số vốn kinh doanh
6899113
100,0
7434353
100,0
8100000
100,0
I,Theo nguồn hình thành
1.Nguồn vốn chủ sở hữu
5404353
78,3
5504353
74,04
5974299
73,76
2.Vốn vay
1494760
21,67
1930000
25,96
2125701
26,24
-Vay ngắn hạn
1044760
15,14
1480000
19,91
975701
12,05
-Vay dài hạn
450000
6,53
450000
6,05
1150000
14,19
II.Theo tính chất đặc điểm tham gia quá trình kinh doanh
1.Vốn cố định
4434853
64,28
4725642
63,56
5000000
61,73
2.Vốn lưu động
2208711
32,01
2000000
26,90
200000
27,16
3.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
55567
3,71
708711
9,53
900000
11,11
Qua biểu trên cho ta thấy vốn kinh doanh của công ty tăng do vốn vay tăng chứng tỏ đơn vị đã tăng cường đi chiếm dụng vốn .Thực tế lượng vay đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm đổi mới thiết bị tăng và nợ vay ngắn hạn giảm .Đây là một điều kiện thuận lợi để công ty trang bị máy móc ,các điều kiện vật chất nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nâng cao năng suất lao động ,phục vụ cho xây dựng và thực hiện mức.
6. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất
Sơ đồ 2 : Cơ cấu sản xuất
Công ty
PXMạ
PX Cơ điện
PX Rèn dập
PX Cơ khí
PX
Cơ khí 1
PX Cơ khí 2
PX Cơ khí 3
PX
Dụng
cụ
Nhiệm vụ sản xuất của từng phân xưởng:
Công ty có 8 phân xưởng sản xuất chính trong đó có 4 phân xưởng cơ khí 1, cơ khí 2,cơ khí 3, cơ khí 4,được tổ chức sản xuất theo hình thức đối tượng sản phẩm .ở từng phân xưởng nhận phôi bán thành phẩm ở kho bán thành phẩm của công ty ,rồi tiến hành gia công sản phẩm .4 phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng.
- Phân xưởng cơ khí 1: sản xuất kìm điện KB30, kìm điều chỉnh 135,210, cần khởi động, đùi đĩa xe đạp .
- Phân xưởng cơ khí 2 : sản xuất cần sang số 01, M36 ,tô vít ,móc áo inox ,..
- Phân xưởng cơ khí 3 : sản xuất các loại sản phẩm inox,kìm điện 160,180
- Phân xưởng cơ khí 4 :sản xuất thìa dĩa ,dao ăn.
Ba phân xưởng còn lại tổ chức sản xuất theo hình thức công nghệ
- Phân xưởng rèn dập :rèn dập toàn bộ các loại phôi cho sản phẩm ở các phân xưởng cơ khí 1, cơ khí 2 ,cơ khí 3
- Phân xưởng mạ : mạ ,nhuộm đen ,đánh bóng các sản phẩm thuộc các phân xưởng cơ khí
- Phân xưởng dụng cụ: chế tạo các loại khuôn dập hình ,dao phay ,dao tiện đồ gá phục vụ nhu cầu trang bị và đổi mới các dụng cụ cơ khí sản xuất sản phẩm
Ngoài ra còn có 1 đội xây dựng thuộc Công ty có nhiệm vụ sửa lớn nhà xưởng ,xây dựng mới nhà xưởng. .
Như vậy nhiệm vụ của từng phân xưởng có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng và thực hiện định mức lao động .Định mức cho 1 sản phẩm được xây dựng trên cơ sở tổng hợp đinh mức của các bước công việc được làm qua các phân xưởng theo quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm đó.
7.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có 1 giám đốc ,2 phó giám đốc ,và 8 phòng ban .Trong đó giám đốc toàn quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp .Các phó giám đốc kĩ thuật và kinh doanh sẽ giúp cho giám đốc tìm nguồn cung cấp vật liệu ,mở rộng thị trường ,.. Tuy nhiên giám đốc vẫn trực tiếp xuống chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên mỗi ngày tại các phân xưởng ,điều này giúp giám đốc lắm được các thông tin phản hồi từ công nhân một cách nhanh nhất .Đây cũng là điểm thuận lợi cho công tác định mức lao động ở công ty .8 phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng .Đó là các phòng tổ chức lao động bảo vệ ,phòng tài vụ kế toán ,phòng kế toán vật tư,phòng KCS, phòng kĩ thuật công nghệ ,cơ điện và phòng kinh doanh
Trong đó phòng tổ chức lao động bảo vệ và phòng công nghệ là 2 phòng có liên quan đến công tác xây dựng ,thực hiện sửa đổi mức.
Phòng tổ chức lao động bảo vệ ngoài trách nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty ,quản lý lao động từ khi tiếp nhận ,giải quyết việc làm ,thực hiện các chế độ chính sách ,tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế sử dụng lao động, ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng định mức ,quản lý định mức, xây dựng kế hoạch .
Phòng công nghệ :phụ trách vấn đề sản phẩm , nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới ,chuẩn bị các bản vẽ, quy trình gia công các sản phẩm,..
Qua biểu số cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.Để có được những kết quả như vậy là do công ty đã chọn cho mình hướng đi đúng ,nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng .
2. Phân tích thực trạng công tác định mức lao đông ở công ty DCCKXK
Biểu số 5 :Hệ thống định mức lao động cho một số côngviệc
STT
Công việc
Định mức
thời gian
Định mức sản lượng
1
Tiện vít M12,kìm KB30
3’06’’
120
2
Phay răng mỏ tĩnh kìm KB30
1’55’’
250
3
Phay răng mỏ động kìm KB30
3’26’’
125
4
Tiện bước 1 thanh giảm xóc
6’34’’
254
5
Tiện cần khởi động
26’30’’
19
6
Tiện mép gờ tuýp puzi FD110
1’22’’
1176
7
Phay đuôi kìm 180 mạ
1’04’’
139
8
Vát mép 2 đầu tuýp puzi VMEP
2’00’’
606
9
Tiện bước 1 thanh hãm phanh
5’57’’
205
10
Sửa via 2 đầu thanh giảm xóc
55’’
1340
Để thấy được thực trạng công tác quản lý định lao động ở công ty chúng ta phải làm rõ phương pháp xây dựng mức ,công tác tổ chức triển khai thực hiện mức và công tác điều chỉnh mức diễn ra như thế nào ,chịu tác động bởi nhân tố gì
2.1 Phương pháp xây dựng mức .
2.1.1 Những căn cứ để xây dựng mức :
- Bước công việc :
Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật từ phòng công nghệ ,quy trình chế tạo sản phẩm chia thành các bước công việc theo mức độ tham gia của công nhân vào quá trình hoàn thành bước công việc . Bước công việc phân thành bước công việc nửa thủ công nửa cơ khí ,bước công việc cơ khí và tự động hoá .Việc phân chia này là phù hợpvới tính chất công nghệ sản xuất ,loại hình sản xuất đang áp dụng ở công ty .Bước côngviệc được xác định là đối tượng trực tiếp để định mức kỹ thuật lao động .Trong xây dựng mức cán bộ định mức không phân tích đến tính hợp lý của các thao tác của người công nhân trong sản xuất mà coi như phương pháp là hợp lý và không phải định mức kỹ thuật lao động cho từng thao tác.Tuy cách làm này giúp cho số lượng mức giao cho công nhân trong công ty có phần hạn chế ,quản lý mức có phần thuận lợi nhưng không thể hiện được các tác dụng của mức lao động .Do đó không xác định được những bất hợp lý trong quá trình thực hiện bước công việc ,nguyên nhân gây ra lãng phí thời gian lao động .
- Kết cáu thời gian làm việc của công nhân ở công ty hiện nay :
Thực tế các loại thời gian hao phí ở công ty chưa được nhận định rõ ràng .
Thứ nhất : đó là thời gian chuẩn kết
Theo đặc điểm của loại thời gian này là hao phí 1 lần cho cả nhóm sản phẩm ,chỉ xảy ra khi bắt đầu và kết thúc công việc ,không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của loạt và thời gian của ca làm việc .Để xác định 1 cách chính xác thời gian chuẩn kết đòi hỏi cán bộ định mức phải hiểu rõ về nó từ đó xác định thời gian dùng vào việc gì là thời gian chuẩn kết ,nhưng ở đây không có sự nhận định rõ ràng về điều này .
Thứ hai : là thời gian phục vụ .
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc ở công ty chưa được tốt ,máy móc hao mòn lớn .Điều này làm cán bộ định mức không đánh giá được thực trạng công tác phục vụ diễn ra như thế nào.
Thứ ba : là thời gian gia công :
Thời gian gia công chủ yếu là thời gian tiện ,phay ,mài ,mạ .Thời gian gia công chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian ngày làm việc .Tuy nhiên để có thể tính chính xác được thời gian gia công cần phải xác định được thời gian gia công chính ,thời gian gia công phụ.
Thứ tư : là thời gian nghỉ vì nhu cầu
Loại thời gian này được xác định bao gồm ;thời gian nghỉ uống nước , đi vệ sinh, nghỉ trưa giữa ca làm việc.
Việc nhận định như vậy là đúng, nhưng tỷ trọng của nó trong thời gian làm việc thì không đựợc xác định (chỉ trừ thời gian nghỉ trưa một giờ ), còn thời gian nghỉ uống nước, đi vệ sinh không được xác định rõ.
Về thời gian lãng phí do công nhân, do nguyên nhân kĩ thuật, tổ chức thì không được tính đến.
Như vậy, trong kết cấu thời gian làm việc trong ngày của người công nhân, thời gian có ích được nhìn nhận, còn thời gian lãng phí được coi như không có. Cách nhìn nhận này là không hợp lí vì trong thực tế luôn luôn tồn tại hai loại thời gian này, chỉ có một điều là phải tìm mọi biện pháp để khắc phục thời gian lãng phí.
- Trình độ lao động, hình thức phân công lao động ở công ty
Năm 98 : công nhân kỹ thuật bậc 3 - 4 là 387 người, cấp thợ bình quân 3,7. Số lao động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 55% tổng số lao động. Đây là những thuận lợi lớn cho công ty trong việc hoàn thành định mức vì ở độ tuổi này người lao động đang rất sung sức, làm việc tận tình với quyết tâm cao. Hơn nữa với cấp thợ bình quân 3,7 chứng tỏ trình độ nghiệp vụ chuyên môn của công nhân đã tạo điều kiện cho việc xây dựng và thực hiện mức lao động.
Để sử dụng tốt chất lượng lao động công ty đã áp dụng hình thức phân công lao động theo nghề ( theo tính chất công nghệ ) là chủ yếu. Tức là sắp xếp những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, cùng một nghề vào một nhóm ( một tổ ). Căn cứ cơ bản là dựa vào tính chất quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Đặc điểm quy trình chế tạo sản phẩm ở công ty phải trải qua nhiều bước công việc. Mỗi bước công việc được thực hiện ở một phân xưởng. Do đó trình độ chuyên môn hoá của người lao động ở mức cao, điều này giúp cho người công nhân nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp ,đẩy mạnh phong trào thi đua trong công ty. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo mức xây dựng tiên tiến, người công nhân có khả năng đạt và vượt được mức đặt ra.
Tuy nhiên sự hợp tác giữa các bộ phận quản lý với các xưởng, giữa các phân xưởng với nhau và trong cùng một phân xưởng chưa chặt chẽ. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng và thực hiện mức.
2.1.2 Những điều kiện đảm bảo xây dựng và thực hiện mức:
- Công tác giáo dục công nhân:
Đây là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo xây dựng và thực hiện mức. Công tác định mức lao động có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nhất là công nhân sản xuất. Nếu như người công nhân không nhận thấy vai trò quan trọng của định mức lao động trong sản xuất thì họ sẽ không quan tâm đến định mức lao động, từ đó sẽ không phấn đấu thực hiện nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập của mình.
Trong công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu, vai trò của công tác giáo dục công nhân không được quan tâm một cách đúng mức.Người cán bộ định mức cho rằng chỉ cần xây dựng mức, khi áp dụng vào sản xuất người công nhân bắt buộc phải chấp hành - quan điểm này hoàn toàn sai.
Thực tế cho thấy vì không đánh giá đúng vai trò của công tác giáo dục công nhân nên trong quá trình xây dựng và thực hiện mức dã gặp phải nhiều cản trở rất lớn.
Thứ nhất: khi tiến hành xây dựng mức, người công nhân tỏ thái độ không hợp tác thể hiện ở chỗ: họ không làm việc đúng khả năng của mình, các thao tác làm việc nhiều khi không đúng với yêu cầu kĩ thuật và trình tự thực hiện công việc.Đại bộ phận cho rằng: “mức xây dựng càng thấp thì tiền lương của người công nhân càng cao”.
Thứ hai: khi mức xây dựng được áp dụng vào sản xuất, người công nhân tỏ ra nghi ngờ độ chính xác của nó và không hưởng ứng thực hiện,... Do đó nhiều mức khi áp dụng vào thực tế không phát huy được tác dụng của nó “...là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm và đánh giá kết quả lao động của mỗi người, để tăng năng suất lao động,...”.
Tóm lại : do công ty không làm tốt công tác giáo dục công nhân, đó là không phổ biến cho họ phương pháp làm việc hiệu quả, trang bị những hiểu biết về vai trò của định mức lao động trong sản xuất dẫn đến kết quả là mức xây dựng thiếu chính xác, hợp lí, khi đưa vào áp dụng trong sản xuất không phát huy được tác dụng.
- Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
+ Tổ chức nơi làm việc là tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo cho nơi làm việc có tất cả các điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết để tiến hành quá trình sản xuất đạt hiệu quả lao động cao nhất và phù hợp với tâm sinh lí người lao động.
Giữa nơi làm việc của cán bộ và các phân xưởng được bố trí cách biệt làm cho nơi làm việc của cán bộ quản lí được yên tĩnh, sạch sẽ.
Khoảng cách giữa các phân xưởng được bố trí gần nhau tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm giữa các phân xưởng được nhanh chóng và thuận tiện.
Trong từng phân xưởng, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, bố trí gọn gàng theo ba hàng dọc. Các lối đi trong phân xưởng rộng rãi, các giá để vật liệu được xếp gọn gàng phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một nơi làm việc có trật tự, khoa học. Tuy nhiên, có một khó khăn đối với người công nhân khi vận hành máy móc là do máy móc thiết bị ở công ty chủ yếu là do Liên Xô, Hungari sản xuất so với tầm vóc nhỏ bé của người Việt Nam đã gây ra một số trở ngại ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân.
Muốn khai thác tốt các điều kiện vật chất kĩ thuật ở nơi làm việc và những điều kiện tổ chức nơi làm việc đã tạo ra thì phải tổ chức công tác phục vụ nơi làm việc.
+ Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Chức năng phục vụ ở công ty rất đa dạng, hệ thống phục vụ bao gồm các chức năng sau:
Thứ nhất: chức năng phục vụ nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
Qua qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm ở công ty, chúng ta nhận thấy rằng tất cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều qua phân xưởng rèn dập để tạo phôi, sau đó mới chuyển xuống các phân xưởng cơ khí. Việc cung cấp nguyên vật liệu cho phân xưởng rèn dập tạo phôi luôn đầy đủ, nhưng quá trình sản xuất ở đây không được tổ chức hợp lý dẫn đến cung cấp phôi liệu cho các phân xưởng cơ khí không đồng bộ. Tình trạng chờ phôi liệu diễn ra thường xuyên, một phần là do phân xưởng rèn dập chưa chuyển xuống và một phần do khâu tổ chức cấp phát phôi liệu ngay tại các phân xưởng cơ khí không hợp lý.
Trong các phân xưởng tình trạng công nhân chính phải đi nhận vật liệu tại kho là phổ biến ( chỉ có một vài bộ phận được cung cấp vật liệu tại nơi làm việc ) mà kho vật liệu thường ở cách xa nơi làm việc từ 60m – 100m do đó mất rất nhiều thời gian vào việc đi nhận phôi liệu.
Như vậy trong giai đoạn tới công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc ở các phân xưởng cần phải được tổ chức chặt chẽ hơn, có như vậy năng xuất lao động mới được tăng lên.
Thứ hai : Chức năng bảo dưỡng sửa chữa
Chế độ bảo dưỡng sửa chữa ở công ty được thực hiện chưa được tốt. Ngoài công việc tra dầu mỡ, lau máy được giao cho công nhân chính làm trong ca làm việc, còn chỉ khi máy móc hỏng mới có cán bộ đến xem xét sửa chữa. Nếu việc sửa chữa đơn giản do nhân viên sửa chữa ở phân xưởng đảm nhiệm, còn nếu phức tạp thì giao cho nhân viên kỹ thuật ở phân xưởng cơ điện. Tuy nhiên hiệu quả của những công việc sửa chữa này không cao.
Mặt khác do máy móc thiết bị ở công ty đã hao mòn khá lớn lên chế độ vận hành không được đảm bảo, thời gian máy hỏng, trục trặc nhiều.
Nhìn chung việc chuẩn bị các điều kiện vật chất như: Máy móc thiết bị nguyên vật liệu chưa tốt do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc xây dựng và thực hiện mức ở công ty.
- Tổ chức công tác ghi chép thống kê:
Việc ghi chép, thống kê trong xây dựng và thực hiện mức do cán bộ định mức đảm nhận. Người cán bộ này sẽ theo rõi tình hình thực hiện mức thông qua bảng tiền lương cuối tháng của công nhân. Từ đó sẽ xem xét đánh giá mức có hợp lý không. Việc thống kê tình hình thực hiện mức được tiến hành hàng tháng, quý. Kết quả thu được nhiều khi không phản ánh được thực trạng tình hình thực hiện mức như thế nào.
- Phương tiện dụng cụ xây dựng mức: ở công ty hiện nay các phương tiện dụng cụ xây dựng mức không được đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc phục vụ cho quá trình xây dựng và thực hiện mức.
2.1.3Phương pháp xây dựng mức:
Hiện nay công ty đã có hệ thống mức cho 100% sản phẩm của mình. Hệ thống mức này được điều ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0048.doc