Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Pin Hà Nội

Lời nói đầu Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy doanh nghiệp phải có kiến thức về thị trường giá cả và đặc biệt là cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào đầu ra nhằm đạt được mức lợi tức tối đa trong kinh doanh. Giá cả của sản phẩm hàng hoá là nhân tố khách quan, được hình thành trên thị trường là kết quả của sự tác động tổng hợp các quy luật kinh doanh khách quan, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá. Tro

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó quy luật giá trị là quy luật phản ánh bên trong của doanh nghiệp, có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi hàng hoá trên thị trường. Quy luật giá trị yêu cầu nhà sản xuất hàng hoá phải không ngừng cải tiến sản xuất, tiết kiệm chi phí để chi phí cá biệt của mình trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá thấp hơn giá trị lao động cần thiết bao gồm giá trị lao động quá khứ. (NVL, thiết bị, máy móc) và lao động sống. Nó được xác định bởi điền kiện sản xuất trung bình, trình độ khéo léo trung bình. Chỉ khi chi phí sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thấp hơn giá trị lao động cần thiết thì doanh nghiệp mới có lợi tức. Chi phí sản phẩm sản xuất càng nhỏ so với giá trị xã hội cần thiết thì doanh nghiệp càng có nhiều lãi. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị lỗ sản xuất càng nhiều thì càng bị lỗ. Trên thực tế ở công nghiêp chi phí không được ký hiệu sẵn về cách ững xử của nó cho nên chúng ta phải nghiên cứu, thông qua quá trình phân tích các biến độg chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định cách ứng xử và ước tính về chúng. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định sản xuất kinh doanh cho tương lai. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Có thể nói giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường kết quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để hiểu biết nguyên nhân, và nhân tố làm cho chi phí biến động ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó người quản lý sẽ có quyết định tối ưu hơn. Là một phần rất quan trọng của kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về số chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm… sẽ giúp các nhà quản trị chỉ ra được con đường, biện pháp sử dụng chi phí sản xuất biết tiết kiệm, hiệu quả nhằm giảm giá thành. Nói cách khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là công cụ giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, thấy được khả năng thực hiện được phương án đó đồng thời là căn cứ xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và tính được lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác hoạch toán chi phí và tính giá thành, qua thời gian thực tập tại công ty Pin Hà Nội em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội ”. và đóng góp những đề xuất của mình vào việc hạ giá thành sản phẩm tại công ty Pin Hà Nội. Chương I Một số cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 1. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, Kế toán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giá trị doanh nghiệp vì Kế toán là một công cụ có hiệu lực nhất để điều hành, quản lý, kiểm tra, tính toán có hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác, đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế của từng hoạt động, từng loạI sản phẩm cũng như kế quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó có các quyết định quản lý thích hợp. Việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Điều đó khẳng định sự cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất là phải tổ chức hạch toán sản xuất kinh doanh một cách chính xác và đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của mình. Xuất phát từ sự cần thiết đã phân tích ở trên mà đòi hỏi công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải thuộc những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp và xác định tiêu thức phân bổ phù hợp phương pháp tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tốt hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và tạo thuận lợi có các phần hành Kế toán khác trong doanh nghiệp. - Phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành thực hiện các địn mức chi phí và dự toán chi phí tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm với các nhà quản trị doanh nghiệp . 2. Chi phí sản xuất. 2.1. Bản chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loàI người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao chính bản thân các yếu tố trên. như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá, những sản phẩm phải bỏ ra chi phí về tiêu hao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành lao động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ. Chi phí sản xuất bao gồm 2 bộ phận: - Chi phí về lao động sống: Là chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí tiền công phải trả đó. Khoản chi phí này chính là yếu tố sức lao động một trong 3 yếu tố có bản của nền sản xuất. - Chi phí về lao động vật hoá: Bao gồm chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí NVL , chi phí về lao động vật hoá là 2 yếu tố tư liệu lao động và đối tượng lao động. Cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu, vhỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động cơ liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư tài sản, tiền vố của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích giá trị. Tổng số chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá .), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (khi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý.) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyên bốc dỡ, quảng cáo). Chi phí và chi tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau vì lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí kỳ sau (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản trích vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí phải trả). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chung.. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh cớ thể được phân loại theo nhiều tiền thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân bổ theo tiêu thức sau. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. Để phụ vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo một nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân loại theo yếu tố sản xuất. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra, phân tích dự toán chi phí. Theo quy định của Việt Nam. chi phí được phân loại theo 7 yếu tố sau. - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ gí trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ.. sử dụng vào sản xuất kinh doanh (Loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực) - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết lại kho và giá trị thu hồi). - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ, trích theo tỷ lệ quy đinh trên tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành tàon bộ, chi phí được phân loại theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành thì giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu phụ Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành. Để thuận lợi cho việc lập khấu hao chi phí và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi sản xuất kinh doanh lại được phân loại theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành, theo cách này chi phí được phân loại theo biến phí và định phí. - Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí NVL, nhân công trực tiếp. Cần lưu ý rằng những chi phí biến đổi nếu tính trên 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành thì lại là chi phí cố định. - Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn như chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh, chi phí này nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nên số lượng sản phẩm thay đổi. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. 2.2.4. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chi thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với những sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được làm ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 2.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩm, doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai gia đoạn là do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất tức đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí Kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán (tập hợp) chi phí thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hach toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm vv... Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là Kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. 3. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp, Kế toán cần quán triệt nguyên tắc sau: 3.1. Phải nắm vững nội dung và bản chất của chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phỉa tiêu dùng trong một kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn chuyển gía trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. 3.2. Phải phân loại chi phí sản xuất thích hợp theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo điền kiện cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm thưo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu tức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. 3.3. Phải phân định chi phí và giá thành sản phẩm và phảI nắm rõ quan hệ giữa chúng. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của sản xuất còn giá thành sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao cụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản xuất là biểu hiện toàn bộ bằng tiền các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở giai đoạn nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Sơ đồ quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. A. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ D B Chi phí sản xuất dở dang phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm C Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: AB + BD – CD = AC hay Tổng giá thành sản phẩm = CFSXDD + CPSX phát sinh - CFSXDD đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (Chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và chi phí cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 3.4. Phải nắm vững các cách phân loạii giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi một cách phân loại có một tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý và hạch toán. Giá thành có thể được phân theo phạm vi, theo nguồn số liệu và thời điểm giá thành. 3.5. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác đinh giới hạn tập hợp chi phí. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loạI các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn đối tượng của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán cho từng đối tượng tính giá thành. 3.6. Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp vào mỗi quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán, mà trình tự hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì không giống nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước cơ bản sau. Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loạI sản xuất có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản phẩm có những điểm khác nhau. 4. Giá thành sản phẩm. 4.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản xuất ra sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành và đem đi tiêu thụ. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành phải phản ánh được giá trị thực sự của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành phải phản ánh được giá thành phải phản ánh được giá trị thực sự của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh các yếu tố giá trị trong giá thành sản phẩm đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 4.2. Phân loại giá thành. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá. Giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm về giá thành xã hội, còn có các khái niệm về giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ vv... 4.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và nguồn số liệu để tính 2 sản phẩm. Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành của kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu xác định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định các nguyên nhân vượt mức (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. 4.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu đánh giá được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Chi phí của sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý biết được Lỗ, lãi của từng mặt hàng, từng loại dích vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý và chi phí bán hàng cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này ít được áp dụng rộng rãi chỉ mang tính học thuật, nghiên cứu. Giá thành toàn bộ cũng là căn cứ để tính lợi nhuận trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 4.3.1. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị. Việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân làm hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định tính giá thành sản phẩm. Về thực chất giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của giai đoạn sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất làm một, cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, vào loại hình sản xuất, vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức kinh doanh. Trong mối quan hệ của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thì: - Về bản chất: Chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ cho việc quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Mặt khác, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất hợp lý và là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất đã bỏ ra để hoàn thành các đối tượng tính giá đó. 4.3.2. Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đồi tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm mà có sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Việc tính giá thành sẽ được tiến hành theo định kỳ, kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ khi kế toán mở sổ chi phí sản xuất đến thời điểm khoá sổ chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng tính giá thành để xác định giá thành sản phẩm. Kỳ tính giá thành sản phẩm có thể được xác định theo kỳ báo cáo hoặc theo kỳ sản xuất. 4.3.2.1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như nhà máy Điện, nhà Máy nươc, các doanh nghiệp khai thác. Giá thành sản phẩm của phương pháp này được tính như sau: Tổng giá = Giá trị sản phẩm + Tổng chi phí - Phát sinh giảm - Giá trị sản phẩm thành sản phẩm dd đầu kỳ phát sinh trong kỳ chi phí dd cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Tổng giá thành = đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành 4.3.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều quá trình công đoạn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. n Giá thành sản phẩm = Szi i=1 Zi: Chi phí sản xuất của bộ phận i. n: Số bộ phận. 4.3.2.3. Phương pháp hệ số. Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho toàn bộ quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết Kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm = tính sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại sản phẩm gốc đổi sản phẩm từng loại n Q0 = SQi.Hi i=1 Q0: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi Qi: Số lượng sản phẩm i (i=1,n) Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm i (i=1,n) Tổng giá thành = Giá trị sản phẩm + Tổng chi phí sản xuất – Giá trị sản sản xuất loại sản phẩm dd đầu kỳ phất sinh trong kỳ phẩm dd Ckỳ 4.3.2.4. Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy cơ khí chế tạo, vv.. .Để giảm bớt khối lượng hạch toán, Kế toán thường tập hựop chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, Kế toán sẽ tính ra giá thánh đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch (định mức) x Tỷ lệ chi phí đơn vị sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm từng loại Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành KH (hoặc định mức) của các loại sản phẩm 4.3.2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những loại sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính Kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản phẩm sản xuất. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương páp như giá có thể sử dụng được giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu. Tổng giá thành = Giá trị sản phẩm + Tổng chi phí - Giá trị sản phẩm - Giá trị sản - Giá trị sản sản phẩm chính chính dd đầu kỳ sản xuất phát sinh trong kỳ Thu hồi phẩm chính dd cuối kỳ 4.3.2.6. Phương pháp liên hợp. Là phương pháp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chát quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim đóng giầy Trên thực tế, Kế toán có thể áp dụng tổng hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ. 5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại doanh nghiệp chủ yếu. Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, Kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí. Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 5.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số._. ít mặt hàng nhưng số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngăn, sản phẩm dở dang là không có hoặc có không đáng kể như doanh nghiệp khai thác Than, Quạng, Hải sản... các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện nước, hơi nước, khí nâu....). Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm mỗi mặt hàng sản xuất được mở rộng theo sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp. 5.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, đơn vị hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp. Đặc điểm hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ đơn giản hay phức tạp. Đối với chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứg từ gốc. Còn chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp (giờ công, nhân công trực tiếp). Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã được tập hợp theo đơn đó đểu coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn hàng chỉ hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc mức độ hoàn thành của đơn. 5.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ. sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mỗi quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. * Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể. Chi phí sản xuất sẽ đựơc tập hợp riêng theo từng bộ phận, lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp. * Trường hợp có sự phục vụ đáng kể lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau đây. - Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm lao vụ sản xuất kinh doanh phụ phục vụ cho các đối tượng. - Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu: Theo phương pháp này, trước hế tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phụ vụ lẫn nhau giữa chúng sau đó xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành mới. - Phương pháp phân bổ nhau theo giá thành kế hoạch: Trìch tự tính toán như phương pháp trên, chỉ khác là thay giá thành đơn vị ban đầu thành giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới. 5.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự về chi phí sản xuất chung, Kế toán sẽ xác định giá thành định mức của các loại sản phẩm. Đồng thưòi hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ vi thực tế phát sinh trong kỳ ra làm ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó xác định giá thành thực tế của các sản phẩm bằng các Giá thành thực = Giá thành định + chênh lệch do thay + chênh lệch so tế sản phẩm mức sản phẩm đổi định mức với định mức. Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngay đầu kỳ. Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm hỏng rồi tập hợp lại…) Việc thay đổi định mức cũng như kiểm ta việc thi hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi giá thành định mức vào giữa tháng thì vào ngày đầu tháng sau mới điểu chỉnh giá thành định mức. Chênh lệch so với định mức là những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức. 5.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liên tục doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau. Trong những doanh nghiệp này, phương pháp hạnh toán phù hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp riêng theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí. * Tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm: Phương án hạch toán này thường áp dụng ở doanh nghiệp có yêu càu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế à được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành sản phẩm phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2... cho bước cuối cùng tính ra giá thành sản phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự,... Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá Thành phẩm theo phương án phân bước có bán thành phẩm Chi phí nguyên + Chi phí chế - Giá trị sản = Giá thành bán thành vật liệu chính biến bước 1 phẩm dd bước1 phẩm bước 1 Giá thành bán + Chi phí chế biến - Giá trị sản phẩm = Giá thành bán thành thành phẩm bước1 bước 2 dd bước 2 phẩm bước 2 * Tính giá thành sản phẩm phân bước theo phương án không có thành phẩm. Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính vào giá trị thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, Kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến trong các giai đoanh công nghệ. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm Tổng Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Giá Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Thành Chi phí bước . tính cho thành phẩm Sản Chi phí bước n tính cho giá thành phẩm Phẩm 6. Phương hướng chung nhằm hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điền kiện cho doanh nghiệp thực hiệntốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng và có cạnh tranh để tiêu thụ được sản phẩm thì lúc đó bắt buộc doanh nghiệp phải hạ giá thành sản phẩm,giảm chi phí đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế về cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh. Hạ thấp giá thành sản phẩm là một yếu tố để doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường mà giá cả của hàng hoá được hình thành trên thị trường. Nếu giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường càng giảm so với giá bán thì doanh nghiệp thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác khi giá thành thấp, doanh nghiệp có thể giảm giá bán tăng khối lượng tiêu thụ lên và sẽ thu được lợi nhuận tốt hơn . Hạ thấp giá thành sản phẩm còn tạo điền kiện cho doanh nghiệp có thể giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thên sản xuất sản phẩm khi hạ giá thành sản phẩm do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các chi phí về nguyên, nhiên vật liệu và chi phí quản lý thì với khối lượng sản xuất như cũ thì nhu cầu vốn lưu động cho cho sản xuất sẽ giảm bớt. Trong điền kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động dùng vho sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất để tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Với những ý nghĩa nêu trên thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quan tâm tìm biện pháp giảm gi sản xuất để hạ giá thành. Để thực hiện được điều đó trước hết các nhà quản lý của doanh nghiệp phải thấy được các nhân tố tác động đén việc giảm giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp. Từ đó xác định phương hướng và tìm ra các biện pháp thích ứng hữu hiệu đối với doanh nghiệp mình. Có nhiều nhân tố tác động tới việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể quy lại một số nhân tố chủ yếu sau * Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ: Việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất là nhân tố quan trong cho phép các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh. Nhất là trong điền kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc, thiết bị được sử dụng vào sản xuất hết sức hiện đại thay thế cho nhiều hoạt động nặng nhọc và độc hại của con người và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ mối với đặc trưng cơ bản là sự ra đời của công nghệ mới hầu như thay đổi cơ bản nhiều điền kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà đó bắt thời cơ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. * Tổ chức lao động và sử dụng con người. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhất là đối với nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vào sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại từ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Những điều quan trọng hơn và có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức quản lý lao động để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm là ở chỗ doanh nghiệp biết sử dụng yếu tố con người, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp. Điều đó tạo ra khả năng to lớn để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó phải đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho công nhân viên quan tâm tới đời sống, điền kiện làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thoả đáng và tôn trọng con người. * Tổ chức quản lý và tài chính Quản lý sản xuất và tài chính tốt là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành cho doanh nghiệp biết được mức sản xuất tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống. Nhờ vào việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý có thể làm giảm được sự lãng phí về nguyên vật liệu giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất... Vai trò của tài chính ngày càng tăng trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và tác động của nó tới việc hạ giá thành, tăng lợ nhuận ngày càng mạnh mẽ. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho việc mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất do ngừng sản xuất vì thiếu vật tư đồng thời qua việc sử dụng vốn sẽ kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm. Việc đẩy mạnh vòng chu chuyển của vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho giảm bớt chi phí về lãi vay tất cả sự tác động trên đều làm giảm bớt chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm. * Tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ Trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề then chốt. Việc sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lưọng của sản phẩm và giá cả của nó. Muốn có một sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sản xuất, quản lý sản xuất và điều quan trọng là công nghệ sản xuất. Khi khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên cũng góp phần làm hạ giá thành sản phẩm xuống. Bởi vì lúc đó chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống tiêu thụ sản phẩm là một thứ dầu máy làm chảy trơn cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn có chất lượng tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chương II Phân tích thực trạng giá thành sản phẩm tại công ty pin Hà Nội Phần I. Giới thiệu một số đặc điểm chủ yếu của Công ty Pin Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Pin Văn Điển được xây dựng từ 1958 đến tháng 10/1959, đến 1/1/1960 mẻ Pin đầu tiên ra đời, khai sinh nhà máy Pin Văn Điển, đứa con đầu lòng của ngành Pin Việt Nam. Nhà máy Pin được xây dựng trên diện tích đất rộng 3 ha tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 8611565 - FAX: 04 8612549. Ban đầu nhà máy được xây dựng do Trung quốc thiết kế và viện trợ toàn bộ máy móc, trang thiết bị. Sản lượng thiết kế ban đầu là 5 triệu chiếc pin/1năm. Sản phẩm các loại pin thuộc hệ MnO2/NH4CL/Zn, môi trường điện ly là công nghệ chưng hồ loại công nghệ cổ điển lạc hậu, máy móc thiết bị hầu hết thủ công, nguyên liệu, vật liệu ban đầu 100% do nước bạn cung cấp, từ tháng 1 năm 1960, nhà máy chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch, toàn bộ đầu vào, đầu ra do nhà nước cung cấp và tiêu thụ. Để chủ động sản xuất, phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, nhà máy đã tích cực nghiên cứu thay thế nhiều nguyên liệu nhập ngoại. Năm 1962 được nhà nước cho phép, nhà máy Pin đã mở mỏ khai thác quặng măng gan thiên nhiên tại Cao Bằng, thay thế loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất pin. Đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, nhà máy pin lại mở thêm một mỏ khai thác măng gan nữa tại Hà Tuyên - năm 1983, Tổng cục hoá chất quyết định sát nhập nhà máy pin Xuân Hoà với nhà máy pin Văn Điển, mang tên nhà máy pin Hà Nội, đến năm 1989 thì đổi tên thành xí nghiệp liên hợp pin Hà Nội, đến năm 1989 thì đổi tên thành xí nghiệp liên hợp pin Hà Nội. Để phù hợp với cơ chế thị trường, tháng 7/1996 lại được đổi tên thành công ty pin Hà Nội cho đến nay (nay là công ty pin Hà Nội). Với bề dầy truyền thống 41 năm tồn tại và phát triển, đã trải qua bao bước thăng trầm cùng đất nước dù trong thời bình hay trong thời chiến tranh phá hoại, Công ty pin Hà Nội vừa sản xuất, vừa sơ tán để bảo toàn lực lượng, vừa tham gia trực tiếp chiến đấu với máy bay Mỹ, nhưng năm nào Công ty cũng hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho và cho đến nay công ty đã có những thành tích sau: + Huân chương lao động hạng III năm 1965. + Huân chương lao động hạng II năm 1981. + Huân chương kháng chiến hạng II năm 1973. + Huân chương chiến công hạng III năm 1996. + Các sản phẩm Pin R20 và R6p liên tục được tặng huy chương vàng tại hội trợ triễn lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1993 đến năm 1998, Top 100 hàng Việt Nam được ưu thích do báo Đại đoàn kết bình chọn năm 1997, 1998 và năm 1999 đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do báo Sài Gòn tiếp thị và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức; năm 2000 vừa qua sản phẩm của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. 2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty pin Hà Nội. 2.1. Chức năng: - Sản xuất các loại pin phục vụ tiêu dùng cho xã hội và an ninh quốc phòng. - Trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng của công ty. - Khai thác, tuyển quặng MnO2 phục vụ sản xuất và các ngành sản xuất khác. 2.2. Nhiệm vụ: Công ty pin Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sau: + Có trách nhiệm nộp đủ ngân sách nhà nước quy định. + Tuân thủ pháp luật về chế độ kế toán, tài chính do nhà nước ban hành. + Bảo đảm an toàn lao động, cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, bảo vệ môi trường. + Tự bù đắp chi phí, chịu trách nhiệm phát triển và bảo toàn đồng vốn của nhà nước giao cho sử dụng. + Chủ động học tập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động thay đổi công nghệ mới để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. 2.3. Các mặt hàng sản xuất của công ty Pin Hà Nội. Công ty pin Hà Nội sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các loại pin thông dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội và an ninh quốc phòng như: - Pin R20 nhãn hiệu con thỏ. - Pin R6 nhãn hiệu con thỏ. - Pin R14 nhãn hiệu con thỏ. - Pin R40 nhãn hiệu con thỏ. - BTO nhãn hiệu con thỏ. - PO2 nhãn hiệu con thỏ. 3. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty. 3.1. Công nghệ sản xuất. Từ trước tới nay ngành pin Việt Nam nói chung và công ty pin Hà Nội nói riền đều sử dụng công nghệ pin chưng hồ điện để sản xuất pin. Từ trước tới nay ngành pin Việt Nam nói chung và công ty pin Hà Nội nói riêng đều sử dụng công nghệ pin chưng hồ điện để sản xuất pin. Công nghệ này có ưu, nhược điểm sau: - Ưu điểm: + Đơn giản, dễ chế tạo. + Tính năng điện của pin tương đối ổn định. + Giá thành thấp. - Nhược điểm: + Dây truyền sản xuất có nhiều công đoạn khiến cho năng suất lao động thấp. + Chi phí cho một đơn vị điện lượng cao. + Khả năng cơ giới hoá, tự động hoá thấp, mặt bằng sản xuất lớn. + Môi trường sản xuất luôn ẩm ướt. Tuy nhiên do công nghệ này có ưu điểm trên nên nó vẫn còn tồn tại và chiếm ưu thế ở Việt Nam và ở các nước đang phát triển. Từ năm 1986 - năm khởi đầu của thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường, hàng ngoại ồ ạt đổ vào với giá rẻ, sản xuất trong nước bị điêu đứng, trong đó có mặt hàng pin. Song bằng sự năng động và sáng tạo, nhà máy đã nhanh chóng lấy lại được thế cân bằng, củng cố và đi lên bằng chính nội lực và trí tuệ của mình là đầu tư chiều sâu. Nhiều dây chuyền pin mới với công nghệ tiên tiến đã được lắp đặt đưa vào sản xuất, đó là công nghệ sản xuất pin bằng giấy tẩm hồ và công nghệ sản xuất pin kiềm. Đây là hai công nghệ mà các nước phát triển đang sử dụng hiện nay: - Ưu điểm của công nghệ này là: + Pin có dung lượng lớn hơn dung lượng pin hồ điện. + Dây chuyền sản xuất ngắn gọn. + Khả năng cơ giới hoá, tự động hoá cao, mặt bằng sản xuất nhỏ gọn. + Môi trường sản xuất khô ráo sạch sẽ. + Thời gian bảo quan pin dài, an toàn cho các thiết bị phụ tải. Ta có thể thấy rõ tính ưu việt của công nghệ pin tẩm hồ điện qua các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Công nghệ Hiệu điện thế Danh nghĩa (V) Thời gian phóng điện (tháng) Thời gian bảo quản (tháng) Độ suy giảm dung lượng (%) 1. Pin hồ điện 1,5 530 6 30 2. Pin tẩm hồ 1,5 700 12 20 * Quy trình công nghệ sản xuất pin hồ điện như sau: MnO2, NH4Cl, Graphít Chưng hồ Đánh bóng đá Đánh bóng đá Lắp giá chính tâm Rót hồ Dập bao than (cực dương) Kiểm nghiệm U I Tháo giá chính tâm Tháo giá chính tâm Tháo giá chính tâm Tháo giá chính tâm Làm nguội Đậy nắp Rót si Lắp mũ Tháo giá chính tâm mũ Lồng tóp nhãn Viền mép Đánh bóng đá n mép Kiểm nghiệm U,I Kiểm nghiệm U I Kiểm nghiệm U I Kiểm nghiệm U I Đánh bóng đáy Đánh bóng đá Đánh bóng đá Đánh bóng đá Lồng tóp đôi Đóng hộp Kho thành phẩm Trộn bột Sàng bột nghiệm U I Kiểm nghiệm U I ột ủ bột Dập bao than Bao gói quấn chỉ ống kẽm cực âm Muội C2H2, Điện dịch Cọc than Giấy gió lụa, nước, t0 800C 3.2 Kết cấu sản xuất của Công ty Pin Hà Nội: * Mối liên hệ giữa các phân xưởng sản xuất chính - phụ trợ a. Các phân xưởng sản xuất chính của Công ty đều thuộc loại CMH theo công nghệ - Phân xưởng kẽm: + Nhiệm vụ của phân xưởng kẽm là sản xuất ống kẽm (cực âm) chocác loại pin để cung cấp cho các phân xưởng pin hồ điện và phân xưởng pin tẩm hồ. + Phân xưởng kẽm thuộc vào loại chuyên môn hoá theo công nghệ. * Quá trình sản xuất bắt đầu từ Kẽm thỏi Kẽm tấm Kẽm đồng xu ống kẽm Nấu Dập Dập ống Cắt via - Phân xưởng pin tẩm hồ: + Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất bột cực dương và dập ép cực dương cho các loại pin để tự mình sản xuất pin R6 và cung cấp cho phân xưởng pin hồ điện. + Phân xưởng pin tẩm hồ thuộc vào loại chuyên môn hoá thao công nghệ, quá trình sản xuất bắt đầu từ: Phối liệu MnO2, NH4Cl, điện dịch, muội C2H2... ráp Dập ép Bột cực dương Cực dương SXpin đơn R6 Thànhphẩm pin R6 Nhập kho Trộn bộ ống kẽm lắp ráp - Phân xưởng pin hồ điện: + Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất pin các loại: R20, R14, R40, BTO, PO2. + Phân xưởng pin hồ điện thuộc vào loại chuyên môn hoá theo công nghệ. Quá tình sản xuất bắt đầu tư: SX pin đơn Thành phẩm Nhập kho nhận ống kẽm lắp ráp thành phẩm ráp nhận cực dương b. Phân xưởng phụ trợ: - Phân xưởng cơ khí: Làm nhiệm vụ sửa chữa thiết bị và chế tạo phụ tùng thay thế cho toàn bộ hệ thống máy của Công ty, chế tạo khuôn mẫu v.v.. cho các phân xưởng, đơn vị. - Ngành điện: Làm nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt các hệ thống điện trong sản xuất và sinh hoạt của Công ty. - Ngành hơi, nước: Làm nhiệm vụ sản xuất hơi, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng (trang tiếp). Bảng ngang - Giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách công tác tài chính kế toán, tổ chức, hành chính, bảo vệ, kế hoạch, lao động, đời sống. Là người quyết định phương án sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc làm việc dưới sự trợ giúp của các phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng. - Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật, sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý kỹ thuật trong các khâu của quá trình công nghệ sản xuất, xây dựng cơ bản, công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách công tác chuẩn bị vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giám đốc giải quyết các vấn đề về chiến lược Marketing... - Phòng thị trường và tiêu thụ: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tổ chức hệ thống kênh phân phối. - Phòng vật tư: Tổ chức thu mua, dự trữ, bảo quản, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất. - Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về quản lý và sử dụng hiệu quả đồng vốn, quản lý các hoạt động tài chính của Công ty, phụ trách các khoản thanh toán trong và ngoài công ty. - Phòng tổ chức - hành chính - bảo vệ: Quản lý toàn bộ nhân sự, bố trí sản xuất, đề bạt cán bộ, tăng lương theo cán bộ công nhân viên, quản lý các hoạt động hành chính trong công ty như: Văn thư, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm... đảm bảo an ninh, tài sản của công ty. - Phòng kế hoạch và lao động: Xây dựng các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Thực hiện công tác điều độ sản xuất, quản lý việc bố trí, sử dụng lao động theo kế hoạch. Xây dựng định mức lao động, định mức về tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất. Xây dựng đơn giá tiền lương cho từng bước công việc. Tính lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng kỹ thuật công nghệ - môi trường: Quản lý về mặt công nghệ đối với quá trình sản xuất sản phẩm và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ ứng dụng các thành tự đã nghiên cứu vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. - Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến hợp lý các thiết bị sản xuất, tham mưu các vấn đề về kỹ thuạt cơ điện. Xây dựng kiểm tra, giám sát lịch sửa chữa, đại tu máy móc thiết bị. - Phòng KCS: Phụ trách công tác theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng bước công việc của quá trình sản xuất. Tìm các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, phối hợp với các phòng chức năng và phân xưởng sản xuất để xây dựng các biện pháp khắc phục. - Phòng đời sống: Tổ chức chăm lo bữa cơm và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. 3.4. Đặc điểm về lao động tiền lương: Trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hoá, cơ chế quản lý, bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này không chỉ có ở khối lượng hành chính sự nghiệp mà còn tồn tại ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty Pin Hà Nội cũng không nằm ngoài hiện trạng chung của đất nước. ở giai đoạn đó công ty có một đội ngũ lao động có trình độ tương đối thấp, năng xuất lao động thấp, lao động gián tiếp nhiều. Nhưng đến nay công ty đã tinh giảm biên chế, làm gọn bộ máy quản lý, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công nhân viên phải tự vận động và phát huy hơn nữa vai trò và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó công ty còn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Đến nay đội ngũ công nhân viên sản xuất trực tiếp đã đủ trình độ, khả năng làm chủ những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Khối lượng gián tiếp đã được học tập và có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phân tích, nghiên cứu khoa học và quản lý. Và sau đây ta có cơ cấu lao động của công ty năm 2000. Tổng số lao động 650 người. Trong đó nữ chiếm 45%, nam chiếm 55%. Về trình độ: + Trên đại học 1 người chiếm 0,15%. + Trình độ đại học 4 người chiếm 6,68%. + Trình độ trung cấp 49 người chiếm 7,5%. + Công nhân kỹ thuật 556 người chiếm 85,6%. + Công nhân bậc 5 đến bậc 7 là 260 người chiếm 76,9%. + Công nhân bậc 1 đến bậc 3 là 98 người chiếm 15%. + Công nhân bậc 4 chiếm 45%. Về lao động gián tiếp 150 người chiếm 23%. Lao động trực tiếp 500 chiếm 77%. (Các số liệu trên thu thập từ phòng tổ chức lao động và tiền lương). * Về mặt tiền lương công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công nhân viên, từ đó tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình làm tăng năng suất lao động. Hiện nay mức lương bình quân của công ty là khá cao 1307888 VND/1 người/1 tháng. 3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nhiệm vụ, chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh các loại pin việc sản xuất pin đòi hỏi rất nhềiu chủng loại vật tư để cấu thành ra sản phẩm. Gồm có hơn 1000 loại vật tư trong đó có 97 loại vật tư chính, vật liệu phụ, có mức 42 loại, nhiên liệu có mức 12 loại. Nguồn gốc chủ yếu nhập khẩu còn trong nước chưa sản xuất được. - Trong vật liệu chính chú trọng là kiềm thổ chiếm 60% gía thành (theo giá thị trường thế giới) nguồn cung cấp chủ yếu là nhập ngoại. MnO2 điện giải chiếm 15% - 20% giá thành (phải nhập ngoại). * Vật liệu phụ gồm các loại như: nhãn, tóp PVC, các loại giấy lót, hộp giấy, dầu tẩm, vòng gưng, giấy đệm nhãn v.v... * Nhu cầu vật tư hàng năm: Với sự gia tăng ngày càng cao về sản lượng sản xuất hàng năm nên nhu cầu vật tư hàng năm của công ty cũng đã tăng theo tỷ lệ tương ứng nhu cầu sản xuất cũng như để đảm bảo an toàn dự trữ bảo hiểm. Cụ thể qua bảng sau: Đơn vị: tấn. Năm Tên vật tư 1998 1999 Kẽm thôi 1266 1500 MnO2 510 540 NH4CL 552 480 C2H2 174 190 Zncl2 96 98 Gruphát 228 240 Cộc than R20 270 300 Cộc than R6 30 40 Giấy tẩm hồ R6P 5 7 .... - Các nguyên vật liệu trên đa số phải nhập ngoại bởi vì mặt hàng trong nước sản xuất ra thường giá cao hơn rất nhiều. + Định mức tiêu hao vật tư: Đây là yếu tố rất quan trọng có ảnh huởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác định mức tiêu hao vật tư được công ty rất quan tâm và hàng năm đều có tính toán phân tích xem xét tình hình thực hiện tăng, giảm và các vấn đề khác. + Phương pháp xây dựng định mức vật tư của công ty thường dùng theo phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát và được kiểm chứng qua việc giao hạch toán cho các đơn vị phân xưởng. 3.6. Máy móc thiết bị: Công ty pin Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1960 trải qua 40 năm xây dựng và phát triển sản xuất cho đến nay ở công ty đang tồn tại nhiều máy móc thiết bị và nhà xưởng thuộc các thế hệ khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty số lượng dây chuyền sản xuất. Với công suất thiết kế ban đầu khi thành lập công ty năm 1960 là 5 triệu chiếc pin quy chuẩn /1 năm. Đến nay (2000) công ty đã sản xuất được 100 triệu chiếc pin quy chuẩn/ 1 năm. Với số lượng này cho thấy sự phát triển rất lớn về mặt sản lượng sản xuất và đồng nghĩa với việc gia tăng nhiều về số lượng máy móc thiết bị... ngoài ra công ty còn quan tâm rất nhiều đến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và xây dựng mới, cải tạo lại nhà sản xuất, nhà làm việc và điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động... Và sau đây có thể kể tên một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. + Lò nấu kẽm : 2 cái + Máy cán kẽm : 2 cái + Máy dập 16T (đập đồng xu) : 10 cái + Máy dập 250T (dập ống kẽm) : 3 cái + Máy dập 200T (dập ống kẽm) : 3 cái + Máy cắt via : 10 cái + Máy dập 16T (dập nắp giấy) : 10 cái v.v.... Ngoài ra công ty còn có các dây chuyề._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0138.doc
Tài liệu liên quan