Lời Mở đầu
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định. Trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đã tạo nên động lực, thu hút đầu tư cho xây dựng. Thị trường xây dựng trở nên sôi hơn trước. Nhiều biện pháp kỹ thuật, và công nghệ tiên tiến được áp dụng, điều này tạo một bước khá xa về tốc độ xây lắp, về qui mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng. Như vậy với tốc độ xây
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng này thì tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng càng trở nên mạnh mẽ. Điều đó buộc sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận về giá cả cũng như chất lượng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải thực hiện tích kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành các công trình xây lắp điều này là sự quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường, bởi vì chỉ tiêu chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với một số công ty trong cả nước, Công ty Xây dựng Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã từng bước đổi mới công nghệ tự hoàn thiện để nâng cao trình độ và phương pháp quản lý các công trình xây dựng để bắt nhịp cùng xu thế chung. Đồng thời hạ giá thành xây lắp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với kiến thức đã học và tích luỹ trong nhà trường kết hợp với tài liệu cùng quá trình thực tế tại công ty em chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12. Trong giai đoạn 2002- 2010”.
Đề tài gồm:
Phần I: Lý luận chung về giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý và tính giá thành ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12.
Phần III: Một số ý kiến nhằm góp phân hạ giá thành công trình xây lắp ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12.
Do hạn chế về thời gian và bước đầu làm quen với công tác cụ thể, chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và cán bộ Công ty Sông Đà 12.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Lê Công Hoa cùng cán bộ cơ quan thực tập đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: CN 29
Vũ Xuân Hưng
Phần I
Lý luận chung về giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng
I. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
1. Giá thành sản phẩm trong xây dựng
1.1. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp. Về sử dụng tư liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với hoạt động xây dựng, giá thành sản phẩm chỉ là một bộ phận của sản xuất xã hội để thực hiện công tác xây lắp và chính là bộ phận mà tổ chức xây dựng đã chi dưới hình thức tiền tệ để sản xuất và thực hiện công tác xây lắp, hay giá thành sản phẩm xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng, mở rộng hay trang thiết bị lại kỹ thuật cho công trình.
Giá thành của sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, và nó là một phạm trù kinh tế có liên quan đến hạch toán kinh tế. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng đó là sự phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện đa phương có tính đa dạng cao về công dụng và kết cấu phức tạp, tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến thay đổi năng xuất lao động xã hội, giá cả vật tư.
Như vậy, giữa giá sản phẩm xây dựng và chi phí sản xuất có sự giống và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm. Nhưng không phải tất cả chi phí sản xuất phát sinh đều được tính vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất, còn chi phí sản xuất thể hiện chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất. Giá thành sản phẩm biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm.
1.2. Phân loại các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng
Trong doanh nghiệp xây dựng các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất, tài chính, quản lý chi phí sản xuất không những dựa vào số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình trong thời kỳ nhất định. Vì vậy chi phí sản xuất được phân theo các tiêu thức sau:
1.2.1. Phân loại theo khoản mục giá thành:
Đối với doanh nghiệp xây dựng do đặc thù riêng của nó nên khi phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có:
- Chi phí trực tiếp : gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến kết cấu công trình hoặc trực tiếp phục vụ cho việc hoàn thành công trình ấy. Nó gồm những chi phí về nhân công và chi phí về nguyên vật liệu đã làm ra, một khối lượng công trình nhất định. Chi phí trực tiếp gồm các khoản mục sau: Chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác như nhiên liệu, động lực dùng vào sản xuất...
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không gắn với cấu thành thực thể của công trình nhưng rất cần thiết để phục vụ cho công tác xây lắp và tổ chức công trường. Chi phí gián tiếp gồm chi phí quản lý hành chính, phục vụ công nhân, phục vụ thi công, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, phá đi làm lại...
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời xác định sự ảnh hưởng của sự biến động giá từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành công trình, nhằm phân biệt và khai thác lực lượng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ giá thành.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo chi phí cố định và chi phí biến động:
Theo tiêu thức phân loại này :
- Chi phí cố định gồm khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, tiền thuê đất, chi phí quản lý...
- Chi phí biến đổi gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, tiền lương chính của công nhân sản xuất.
Việc phân loại này có ý nghĩa lớn, qua xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất sản phẩm với chi phí bỏ ra, giúp cho nhà quản lý tìm ra các phương pháp quản lý mới thích ứng để hạ giá thành sản phẩm.
1.2.3. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí giống nhau. Xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào ? ở đâu ?
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp xây dựng được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu mua ngoài bao gồm : Tất cả chi phí về các loại đối tượng lao động như nguyên liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản sử dụng cho sản xuất và quản lý sản xuất.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả cho người lao động.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí phải tính khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác : Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, ngoài các yếu tố trên.
Việc phân loại chi phí sản xuất thành các yếu tố chi phí cho doanh nghiệp thấy rõ kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong hoạt động sản xuất phục vụ cho nhu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, xác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất và chi phí chung:
- Chi phí cơ bản: Là những khoản chi phí chủ yếu cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm, kể từ lúc thi công cho đến lúc hoàn thành công trình. Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Bởi vậy, để quản lý tốt những khoản chi phí này phải thực hiện định mức tiêu hao cho từng khoản mục và phải tìm mọi biện pháp giảm bớt định mức đó. Chi phí cơ bản bao gồm:
+ Chi phí vật liệu (không gồm chi phí vật liệu và nhiên liệu, đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công).
+ Chi phí nhân công (không gồm chi phí nhân công sử dụng máy thi công).
+ Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm : Chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, máy móc thiết bị thi công, động lực, tiền lương sử dụng máy thi công và các chi phí khác của máy thi công.
- Chi phí chung: Là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng công trình, xong cần thiết để quản lý và phục vụ thi công như lương cán bộ công nhân viên, quản lý văn phòng...
Việc phân loại này nhằm thấy rõ công dụng của từng loại chi phí để từ đó mà định phương hướng hạ thấp chi phí. Đồng thời qua sự biến động chi phí chung của giá sản phẩm ở các thời kỳ giúp cho công tác quản lý trong doanh nghiệp tốt hơn. Ngày nay, phương pháp phân loại chi phí theo tiêu thức này được dùng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng.
Như vậy, mỗi cách quản lý, phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể, nhưng chúng luôn bổ xung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất tất cả những chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp và trong thời kỳ nhất định.
2. Các loại giá thành sản phẩm trong xây dựng
2.1. Giá trị dự toán công trình hạng mục công trình
Giá trị dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình. Nó chính là giá để mời thầu, chọn thầu và thực hiện đấu thầu, được xác định theo công thức sau :
Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình
=
Giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình
+
Lãi định mức
2.2. Gía thành kế hoạch của sản phẩm
Giá thành kế hoạch công tác xây lắp
=
Giá thành dự toán công tác xây lắp
-
Mức hạ giá thành
Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây dựng được xác định trên những định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn. Nó là cơ sở để hạ giá thành công tác xây lắp. Trong giai đoạn kế hoạch, được xác định theo công thức :
2.3. Giá thành thực tế của sản phẩm
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp, là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế mà doanh nghiệp xây dựng bỏ ra, để hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định.
Giá thành thực tế của sản phẩm bao gồm những chi phí trong định mức và cả những chi phí thực tế phát sinh không nằm trong kế hoạch dự toán như: Thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, hao hụt vật tư... Do nguyên nhân chủ quan của bản thân xí nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu là giá thành của sản phẩm. Xây lắp hoàn chỉnh và giá thành khối lượng, hoàn thành qui ước, tùy theo phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành.
Giá thành của sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình, đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo thiết kế và hợp đồng bàn giao đã được chủ đầu từ nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước là khối lượng hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện:
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng mỹ thuật.
- Phải đạt được đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành qui ước. Khối lượng xây lắp hoàn thành phản ánh kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp, từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra, cho từng đối tượng để có phương pháp quản lý thích hợp, cụ thể.
- Phải đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật.
3. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây dựng
3.1. Đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng
Trong các doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình, vì vậy khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất sản xuất, loại hình sản xuất địa điểm phát sinh quá trình công nghệ của sản phẩm sản xuất, địa điểm tổ chức sản xuất. Đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý...
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định theo từng công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt hàng. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức quản lý giá thành.
3.2. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây dựng
Trong các doanh nghiệp xây dựng đối tượng tính giá thành là các sản phẩm công việc lao vụ... do doanh nghiệp xây lắp tự sản xuất ra và
phải tính toán được giá thành đơn vị.
Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng là các hạng mục công trình bàn giao các giai đoạn công việc hoàn thành hoặc các sản phẩm lao vụ khác đã hoàn thành (nếu có).
3.3. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là căn cứ để mở các tài khoản, tập hợp số liệu chi tiết cho từng hạng mục công trình. Các đối tượng tính giá thành sản phẩm và tổ chức công tác giá thành sản phẩm theo đối tượng tính giá thành. Đó là đặc điểm khác nhau giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Xong giữa hai đối tượng này lại có quan hệ mật thiết với nhau. Về bản chất chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí. Số liệu đã tập hợp được trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Trong doanh nghiệp xây dựng, hai đối tượng này thường phù hợp với nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các hạng mục công trình, các công trình theo đơn đặt hàng. Còn đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình hoàn thành.
II. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình
1. Khái niệm và căn cứ lập giá thành công trình
1.1. Khái niệm:
Trong xây dựng người ta không thể đánh giá trước cho một công trình toàn vẹn, nhưng người ta có thể định giá trước cho từng loại công việc xây dựng, từng bộ phận hợp thành công trình thông qua đơn giá xây dựng.
Giá công trình xây dựng thuộc dự án đầu từ là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải tạo mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình.
1.2. Căn cứ lập giá thành công trình
1.2.1. Khối lượng công tác khi lập tổng dự toán công trình thì khối lượng công tác (cho xây lắp, đào đắp đối với thi công đường) và các chi phí khác được xác định theo thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công (với công trình thiết kế một bước).
Khi lập dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác riêng biệt. Thì khối lượng công tác được xác định theo bản vẽ thi công.
1.2.2. Các loại đơn giá:
ở đây bao gồm các loại đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp, đơn giá công trình, giá chuẩn tính cho một đơn vị diện tích xây dựng khối lượng đào đắp hay một đơn vị công suất mà cách sử dụng chúng được qui định chặt chẽ theo thông tư của Bộ Xây dựng.
1.2.3. Giá mua:
Sử dụng giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ bảo quản và bảo hiểm theo hướng của các cơ quan có thẩm quyền như Bộ tài chính, Ban Vật giá Chính phủ...
1.2.4. Định mức các loại chi phí theo tỷ lệ hay bảng giá
Khi tính giá công trình xây dựng căn cứ vào các định mức sau.
- Định mức chi phí chung để xác định giá trị dự toán công trinh định mức khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác.
- Chi phí đền bù hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng.
- Tiền thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất
- Lệ phí cấp đất xây dựng. Và giấy phép xây dựng
- Các loại thuế, lãi và bảo hiểm công trình.
2. Phương pháp xác dịnh giá thành công trình xây dựng
2.1. Xác định tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng công tác chủ yếu và xuất đầu tư, giá chuẩn, đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tổng mức đầu tư : Là vốn đầu tư được dự kến để chi phí cho toàn bộ công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu đưa công trình vào khai thác sử dụng.
2.2. Xác định tổng mức dự toán công trình
Tổng dự toán công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án. Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí đối với những hạng mục, công trình được xây dựng theo kết cấu điểm hình đã có trong bảng giá chuẩn thì giá xây lắp được xác định theo giá chuẩn. Trong những trường hợp khác thì chi phí này được xác định trên cơ sở đơn giá tổng hợp.
Cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
Tổng dự toán công trình
=
Chi phí xây lắp
+
Chi phí mua sắm thiết bị
+
Chi phí dự phòng
Tổng mức dự toán công trình được xác định theo công thức sau:
2.2.1 Xác định giá trị dự toán xây lắp:
Khoản mục này bao gồm các chi phí sau :
- Chi phí giải phóng mặt bằng thi công.
- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.
- Chi phí để thực hiện các hạng mục công trình
- Chi phí gia công lắp đặt các thiết bị tiêu chuẩn (nếucó).
- Chi phí di chuyển lớn các thiết bị thi công và lực lượng xây dựng.
Công thức tính xác định như sau :
Gxl = Zdt + Pđm.
Trong đó : Gxl : Giá trị dự toán công trình
Zdt : Giá thành dự toán công trình
Pđm. : Lợi nhuận và thuế.
Trong xây dựng dù doanh nghiệp thi công công trình gì, thì cách tính giá thành dự toán được tính như sau:
Từ các hạng mục đã phân chia, tiến hành chia các hạng mục thành các công việc cần thực hiện. Từ đó căn cứ vào định mức đơn giá sử dụng vật liệu, máy, nhân công và khối lượng công việc thực hiện mà tính được tổng chi phí về vật liệu, máy, nhân công. Tổng cộng các chi phí này ta tính được giá thành dự toán các hạng mục, từ đó tình được giá thành dự toán công trình.
Cách tính cụ thể được xem xét qua ví dụ sau:
Hạng mục thi công đường bê tông
TT
Mã
Tên công việc
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Vật liệu
Vật liệu
Nhân công
Máy
Vật liệu
Nhân công
Máy
1
BA.1623
Đào nền đường làm mới, đất cấp III
1*80*4*0.1=32.000
Tổng cộng=32.000
m3
32
10.526
335.832
2
HE.112
Bê tông gạch vỡ, lót móng vữa TH25
1*80*4*0.1=32.000
Tổng cộng = 32.000
m3
32
93.061
14.523
2.977.952
464.736
3
HA.1313
Bê tông nền đường mác 200 đá 1x2= bê tông gạch vỡ
m3
32
358.092
19.612
12.041
11.458.994
627.584
385.312
Tổng giá thành
14.436.896
1.429.152
385.312
2.2.2. Xác định giá trị dự toán mua sắm thiết bị công nghệ
Trong loại này bao gồm có chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường và bảo hiểm thiết bị công trình.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo số lượng thiết bị từng loại và giá trị tính cho một tấn, hoặc thiết bị tương ứng. Trong giá trị tính cho một tấn hay một thiết bị bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển đến chân công trình, chi phí bảo quản bảo dưỡng tại hiện trường, chi phí bảo hiểm công trình.
Công thức tính chi phí dự toán mua sắm thiết bị công nghệ được xác định như sau:
Trong đó:
Qi : Khối lượng thiết bị cần mua loại i
n: Số thiết bị cần mua
Gi : Giá một đơn vị tính
2.2.3. Xác định dự toán các chi phí khác.
ở các giai đoạn thi công đều phát sinh các chi phí khác và nó được xác định như sau.
- Nhóm các chi phí được tính theo định mức tỷ lệ hay bảng giá bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí cho quản lý dự án.
- Nhóm chi phí còn lại không thể áp dụng cách tính theo tỷ lệ hay bảng giá thì phải được xác định bằng cách lập dự toán chi phí cụ thể.
Chúng được tính theo bước sau:
Trong đó :
k : Số loại chi phí khác thuộc nhóm tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá.
Ni : Chi phí khác. Thứ i thuộc nhóm tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá.
h: Số loại chi phí khác thuộc nhóm tính bằng cách lập dự toán chi tiết.
Mj : Chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán chi tiết.
2.2.4. Xác định dự toán chi phí dự phòng
Mức chi phí dự phòng có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn lập dự trù kinh phí và theo loại dự án đầu tư.
Theo qui định hiện hành của Việt Nam dự toán chi phí dự phòng được tính theo công thức sau.
GDP = 5% (GXL + GTB + GK)
Đối với những dự án lớn có độ phức tạp cao về kỹ thuật công nghệ, theo kinh nghiệm nước ngoài thì tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có thể sai lệch so với tổng dự toán đến 10%.
2.3. Xác định dự toán chi tiết hạng mục
2.3.1. Khái niệm:
Giá trị dự toán xây lắp chi tiết được xác định ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Đó là tổng chi phí cần thiết cho phần xây dựng các kết cấu nâng đỡ bao che công trình và cho phần lắp đặt các máy móc thiết bị vào công trình, do các tổ chức xây dựng thực hiện.
Giá dự dự toán xây lắp là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm được dùng làm giá mời thầu và chọn thầu để thực hiện đấu thầu và là căn cứ cơ bản để xác định giá hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Đó là tất cả các chi phí lao động xã hội để thực hiện hạng mục công trình hoặc các loại công tác xây lắp riêng biệt.
2.3.2. Phương pháp tính giá xây lắp (phương pháp tính giá trực tiếp)
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Theo phương pháp này tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau. Dự toán khác nhau, nhưng cùng thi công trên cùng một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm nhưng không có điều kiện quản lý, theo dõi việc sử dụng các chi phí khác nhau, cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hơn trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó được phân bổ theo công thức sau:
Z thực tế của từng hạng mục công trình = Gđi * H.
Trong đó : H : tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế
Gđi : Giá trị dự toán của công trình thứ i.
Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế (H) được xác định
ồC : Tổng chi phí thực tế của cả công trình
ồGđt : Tổng dự toán tất cả các hạng mục công trình.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phươg pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
* Phương pháp tính giá theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Phải vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong giá thành thực hiện thi công các công trình.
- Phải xác định được số chênh lệch giữa thực tế với định mức theo từng khoản mục.
* Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này thương áp dụng đối với các công trình hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công, kiến trúc, giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị. Khi đó giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình được tính như sau.
Z=C1 + C2 + ...+ C4
Trong đó :
Z : Giá thành thực tế của toàn bộ công trình
C1...C4 : Chi phí xây lắp các giai đoạn.
III. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Sông đà 12
1. Thực chất và ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm
1.1. Thực chất của hạ giá thành sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm có thể hiểu là việc giảm chi phí trong các yếu tố đầu vào cấu thành nên giá thành sản phẩm. Điều này chỉ có thể làm được khi doanh nghiệp bố trí lao động một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, để làm cho cùng một lượng chi phí bỏ ra. Phải sản xuất được lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Như vậy, thực chất của hạ giá thành sản phẩm là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá cho một đơn vị sản phẩm đầu ra.
1.2. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cơ chế thị trường điều đó buộc các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc giảm giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp việc hạ giá thành có ý nghĩa rất lớn.
a. Trong doanh nghiệp nói chung.
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng mà có cạnh tranh, để tiêu thụ được sản phẩm. Các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác phải tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành. Việc hạ giá thành sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm.
Hạ giá thành là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận. Nếu giá sản phẩm của doanh nghiệp càng thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm càng cao. Bên cạnh đó nó còn tạo cho doanh nghiệp có thể giảm bớt vốn lưu động, sử dụng vào sản xuất hoặc mở rộng thêm sản xuất sản phẩm khi hạ giá thành do doanh nghiệp đã tiết kiệm, được các chi phí về nguyên vật liệu quản lý.
Như vậy, việc hạ giá thành sản phẩm chính là việc doanh nghiệp đã trang bị cho mình thứ vũ khí lợi hại để giành thắng lợi trên thương trường. Nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Tóm lại trong sản xuất nói chung, việc hạ giá thành sản phẩm có một tầm quan trọng đặc biệt bởi nó là cơ sở để đem lại lợi nhuận cao và tăng tích luỹ, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với ngành xây dựng việc hạ giá thành có ý nghĩa quan trọng.
Thứ nhất: Trong thời kỳ hiện nay với yêu cầu phát triển nhu cầu về xây dựng ngày càng nhiều, riêng đầu tư cho xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là vào khoảng 40% một năm. Vì vậy, việc hạ giá thành các công trình xây dựng một tỷ lệ nhỏ cũng tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khoản đáng kể, và cũng tiết kiệm nguồn lực cho toàn xã hội.
Thứ hai: Việc hạ giá thành xây lắp khiến cho bên đầu tư hạ được giá thành tài sản cố định, qua đó việc khấu hao tài sản cố định sẽ giảm, và như thế sẽ kéo theo việc hạ giá thành sản phẩm khác. Đồng thời cũng giảm được lượng tiền lớn cho người sử dụng sản phẩm xây dựng.
b. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12.
Khi nền kinh tế nước ta, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty Xây dựng Sông đà 12 và một số Công ty trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông đà. Cũng như những Công ty xây dựng khác trong cả nước đều tuân theo quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, để cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng trong cả nước, Công ty đã không ngừng đổi mới, đầu ta công nghệ thi công cũng như đổi mới cơ cấu quản lý. Bên cạnh sự đổi mới đó, vấn đề hạ giá thành sản phẩm đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12 mang tính chất sống còn. Vì hạ giá thành sản phẩm là vũ khí để cạnh tranh khi tham gia dự thầu các công trình vì giá thành là tiêu thức quan trọng của các nhà đầu tư khi đánh giá các Công ty dự thầu. Như vậy, việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12. Khi tham gia dự thầu các công trình trên thị trường, xây dựng nơi mà có rất nhiều Công ty có khả năng cạnh tranh lớn như Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn...
Bên cạnh việc tăng khả năng cạnh tranh và hạ giá thành công trình xây dựng, còn làm tăng uy tín với khách hàng cũng như với Tổng Công ty để nhận được các công trình do Tổng Công ty giao xuống. Khi sự cạnh tranh giữa các Công ty trong Tổng Công ty cũng rất gay gắt.
Sau khi xây dựng xong thuỷ điện Hoà Bình. Tổng Công ty cũng như Công ty chịu ảnh hưởng nặng nền của thời kỳ” hậu Sông Đà”. Vấn đề giải quyết việc làm cho công nhân là đòi hỏi cấp bách. Do vậy hạ giá thành công trình giúp cho Công ty tăng khả năng thắng thầu. Từ đó giải quyết việc làm cho công nhân và tăng thu nhập.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành công trình
1. Biện pháp tổ chức thi công
Trong xây dựng tổ chức thi công là công tác quan trọng nó quyết định đến chất lượng công trình, thời gian thi công, giá thành công trình khi lập biện pháp thi công thì căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Bản vẽ thiết kế.
+ Yêu cầu công nghệ, kỹ thuật của công trình.
+ Năng lực cán bộ công nhân viên.
+ Việc tổ chức thi công ảnh hưởng đến giá thành công trình qua việc tổ chức công nghệ và bố trí lao động hợp lý, kế hoạch khai thác nguyên vật liệu.
Do đặc điểm về xây dựng có những công việc nặng nhọc phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của máy móc nên viêc bố trí máy móc hợp lý sẽ đảm bảo đúng tiến độ công trình đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó vấn đề tổ chức máy móc hợp lý sẽ tăng được năng suất lao động do việc tổ chức máy móc hợp lý sẽ thực thi được nhiều công đoạn trong thi công mà không phải di chuyển, tháo lắp qua đó tạo điều kiện cho công việc thi công được liên tục và giảm chi phí vận chuyển. Như vậy, tổ chức máy móc công nghệ ảnh hưởng đến giá thành qua thời gian thi công, chi phí vận chuyển, năng suất lao động.
Bố trí lao động phù hợp vừa đảm bảo được chất lượng, vừa tăng được năng suất lao động. Việc tổ chức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động qua đó ảnh hưởng đến giá thành công trình qua chi phí nhân công và quản lý.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị thi công công trình:
Trang thiết bị, máy móc thi công có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành công trình, việc phối hợp với các đơn vị thi công sẽ gặp khó khăn đồng thời việc tính chi phí máy đối với từng công trình được xác định theo ca, máy được bố trí xuống công trường, không biết được sử dụng như nào vẫn tính chi phí và khấu hao. Do vậy làm tăng chi phí máy dẫn đến đội giá công trình lên. Hơn nữa, nhiều công trình máy móc được bố trí không hợp lý gây nên tình trạng máy hoạt động không hiệu quả, ca chờ trực tràn lan làm tăng chi phí máy.
3. Trình độ công nhân viên
Trình độ công nhân viên ảnh hưởng đến năng suất lao động qua việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, khả năng sử dụng về kết hợp vật liệu, sử dụng máy móc, đảm bảo kết cấu công trình và việc cắt giảm các công đoạn không cần thiết trong thi công.
Bên cạnh đó trình độ cán bộ quản lý cũng rất quan trọng về người quản lý là người điều hành, tổ chức thi công quyết định mọi vấn đề liên quan đến công trình. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào thi công nhưng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ảnh hưởng đến khả năng kết hợp, cung ứng, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả lao động. Như vậy trình độ cán bộ công nhân viên ảnh hưởng đến giá thành thông qua năng suất lao động khả năng sử dụng, kết hợp các yếu tố sản xuất có hiệu quả và tiết kiệm.
4. Yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật công trình
Sản phẩm trong xây dựng thường có kết cấu phức tạp không gian lớn, do vậy với mỗi công trình có những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật khác nhau. Cũng có những nhu cầu về máy móc thiết bị, công nhân,... khác ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0308.doc