lời nói đầu
Ngày nay xu thế tự do hội nhập, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ đã đem đến cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn. Các doanh nghiệp ngày càng có quyền tự chủ trong kinh doanh, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý hữu hiệu sao cho đồng vốn bỏ ra đạt hiệu quả cao nhất, đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Xăng dầu là một mặt hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Nó mang tính chiến lược đối với sự phát triển kinh t
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực 3 - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế của mỗi quốc gia trên thế giới… Có thể nói hầu hết các hoạt động xã hội và các sản phẩm khác đều cần đến xăng dầu. Xăng dầu chiếm một phần đáng kể trong các chi phí hoạt động và giá thành của các sản phẩm khác . Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chất đốt, xăng dầu trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam hoạt động trên đại bàn Thành phố Hải Phòng. Từ ngày mở cửa nền kinh tế, bên cạnh những thuận lợi, công ty còn vấp phải muôn vàn khó khăn ở cả tầm vĩ mô và vi mô như: giá cả, thuế, quyền tự chủ, phương thức và nghệ thuật kinh doanh… Để đạt được lợi nhuận cao, đòi hỏi công ty phải phát huy tối đa khả năng kinh doanh và tinh thần tự chủ của mình, đòi hỏi sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Xuất phát từ nhận thức trên và nhận rõ được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về tình hình lợi nhuận của Công ty xăng dầu khu vực III trong thời gian qua
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III trong thời gian tới.
Bài viết của em dựa trên cơ sở những kiến thức đã học kết hợp với một số thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III thu được qua thời gian thực tập tại công ty và được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Đinh Văn Sơn. Do khả năng và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nhận thức của mình.
Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.
1- Khái niệm về lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính của các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cả về mặt số lượng và chất lượng toàn bộ kết quả và hiệu qủa của quá trình sản xuất kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được trong kỳ với tổng chi phí và các khoản thuế phải gánh chịu trong kỳ.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại.
2- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi các quy luật kinh tế vốn có của nó, còn lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận điều tiết hành vi của các doanh nghiệp các nhà sản xuất trong quá trình hoạt động của họ. Lợi nhuận còn đóng vai trò là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Nguồn hình thành nên ngân sách nhà nước chính là lợi nhuận thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp tạo lập nên các quỹ, làm cho quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Để có được lợi nhuận cao buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách để tối thiểu hoá chi phí cung cấp ra thị trường nhiều hàng hoá với mức giá thấp hơn. Từ đó sẽ kích thích người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hơn và doanh nghiệp sẽ nâng cao được doanh thu và lợi nhuận của mình. Lợi nhuận còn là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Ngoài ra lợi nhuận còn là nhân tố kích thích đầu tư chuyển giao công nghệ. Căn cứ vào các mức tỷ xuất lợi nhuận khác nhau mà các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ xuất lợi nhuận cao để đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
II- kết cấu lợi nhuận trong các doanh nghiệp.
Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Lợi nhuận của doanh nghiệp cơ bản được hình thành từ những nguồn chủ yếu sau :
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ các hoạt động khác.
a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh (bao gồm giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và tiền thuế phải nộp theo quy định trừ thuế thu nhập).
Nếu các hệ số này thấp hơn hệ số chung của toàn ngành chứng tỏ doanh thu không đảm bảo, bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn các ngành khác. Đây là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu quan niệm doanh thu tuỳ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giá bán đơn vị của từng loại sản phẩm (Gi), giá vốn hàng xuất bán hay giá thành đơn vị (Zi), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPi), thuế doanh thu của sản phẩm thứ i thì công thức tổng quát tính lợi nhuận được xác định như sau:
LN = S Qi (Gi – Zi – CPi – Ti).
Trong đó LN là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Đây là nguồn lợi nhuận đựa xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động.
- Lợi nhuận về cho thuê tài sản: Đó là nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thực quyền quản lý và sử dụng của mình như kho bãi, nhà xưởng, đất đai, văn phòng, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị …Mục đích của việc cho thuê đó là để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng doanh lợi, tăng thu nhập… Nhưng việc cho thuê đó phải đưa ký kết hợp đồng một cách chặt chẽ, phải theo dõi sát sao, thường xuyên để kịp thời thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê. Đối với tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải tính khấu hao theo chế độ quy định.
- Lợi nhuận do mua bán trái phiếu chứng khoán, mua bán ngoại tệ. Ngoài việc kinh doanh hàng hoá đơn thuần, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào thị trường mua bán trái phiếu hoặc chứng khoán ngoại tệ. Đây cũng là một hình thức kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu,…, để bán cho các cổ đông việc kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động được nhiều nguồn vốn, thông thạo về tỷ giá hối đoái và có ít nhiều am hiểu về thị trường chứng khoán, ngoại thương…
- Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tăng thu nhập, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh chính, việc đầu tư phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh. Đây cũng là một hính thức kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu doanh nghiệp tính toán, thẩm định chính xác, cụ thể. Doanh nghiệp được quyền sử dụng một phần vốn hoặc toàn bộ vốn của mình để tahm ga hoạt động kinh doanh cùng với các tổ chức hay các doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân. Việc liên doanh liên kết này phải tuân theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến nhiêm vụ kinh doanh chính của doanh nghiệp được Nhà nước giao.
- Lợi nhuận từ lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ lãi cổ phần...Doanh nghiệp được hưởng nguồn lợi này nhờ việc gửi tiền thuộc vốn kinh doanh vào ngân hàng. Nếu kinh doanh được nhiều thì lãi từ nguồn tiền gửi càng cao lợi nhuận tất yếu cũng tăng. Nhưng mặt trái của vấn đề này là đồng tiền sẽ bị quay vòng chậm, hiệu suất sử dụng vốn thấp, hoạt động sử dụng kinh doanh sẽ không diễn ra thường xuyên, liên tục…
- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. Trong hoạt động tài chính Doanh nghiệp thường phải trích ra một khoản dự trữ đề phòng thị trường chứng khoán mà Doanh nghiệp đầu tư bị giảm gá. Đó cũng là một nguồn lợi nhuận năm sau nếu đến kỳ quyết toán không có vấn đề gì xảy ra.
c) Lợi nhuận từ các hoạt động khác
Đây là các khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Là các khoản thu không mang tính chất thường xuyên, lợi nhuận khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ. Đây là vấn đề trong việc quản lý công nợ. Các doanh nghiệp khi ứng tiền trước hoặc bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa các bên. Doanh nghiệp phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ đến hạn phải thu. Các khoản nợ đã quá hạn hoặc khó đòi cần phải được xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý. Chính vì tổn thất do không thu hồi được nợ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp.
- Thu về các khoản vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại. Đây là các khoản thu không thường xuyên xảy ra từ các hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể là thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sản dôi thừa, công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng…
- Thu về thanh lý nhượng bán tài sản. Doanh nghiệp được phép thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất kỹ thuật lạc hậu không thể sử dụng được, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi. Đồng thời doanh nghiệp cũng được chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn, Khoản tiền chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh lý và chi phí các khoản đó được coi như là lợi nhuận của Doanh nghiệp.
- Thu do được phạt vì vi phạm hợp đồng. Đó là trị giá tính theo giá trị thanh toán của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…
- Thu các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay. Doanh nghiệp Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán…Lợi nhuận phát sinh sẽ bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ của hai năm trước (nếu có) đã được xác định trong quyết toán.
- Số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thu hồi khó đòi. Thông thường khi hoạt động kinh doanh mỗi Doanh nghiệp đều được hạch toán vào chi phí kinh doanh các khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho: Là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiếm sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Dự phòng giảm giá các khoản phải thu, khó đòi: Là phần giá trị bị tổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả năng thanh toán. Đến kỳ quyết toán doanh nghiệp sẽ được hoàn nhập các khoản dự phòng đó đã trích từ năm trước nhưng không sử dụng hết. Số dự hoàn nhập đó là một trong những nguồn lợi của Doanh nghiệp.
- Thu các khoản tiền trích bảo hành sản phẩm. Trong cơ chế thị trường ngày nay hầu hết các Doanh nghiệp đều muốn bảo vệ uy tín, chất lượng cho hàng hoá của mình bằng biện pháp bảo hành sản phẩm trong thời hạn nhất định. Số tiền trích bảo hành còn lại không dùng hết năm sau sẽ được bổ xung vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
III- Các nhân tố tác động đến lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kể cả khách quan lẫn chủ quan. Các nhân tố rác động đều có thể có lợi hoặc gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ công thức tổng quát xác định lợi nhuận. ở trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước hết tuỳ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng sau:
* Các nhân tố chủ quan.
a) Nhân tố sản lượng tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ít phản ánh tình hình kinh doanh có hiệu quả hay không hiệu quả của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường ngày nay bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bằng mọi biện pháp cạnh tranh với nhau để tiêu thụ thật nhiều số lượng hàng hoá của mình. Có như thế lợi nhuận của doanh nghiệp mới được tăng nhanh. Muốn vậy Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng phương thức bán hàng và mở rộng đối tượng tiêu dùng.
Xác định mức độ ảnh hưởng của này bằng công thức:
DSL = LNk - Lnk
Trong đó SL: là số lượng hàng hoá bán ra.
gki : là giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm
LN : lợi nhuận
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi khi sản lượng tiêu thụ tăng lên giảm đi bao nhiêu lần thì lợi nhuận cũng tăng hoặc giảm đi bấy nhiêu lần. Việc tăng hay giảm khối lượng phản ánh kết quả của sản xuất chất lượng, chủng loại và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp. Như vậy tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Nhân tố kết cấu tiêu thụ
Kết cấu tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý nghiên cứu dến nhân tố này. Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu bán hàng như tăng tỷ trọng mặt hàng có tốc độ tiêu thụ nhanh và giảm tỷ trọng mặt hàng có tốc độ tiêu thụ chậm thì sẽ làm cho lợi nhuận bình quân tăng lên và ngược lại. Việc tăng hay gảm tỷ trọng điều kiện này là do đòi hỏi của thị trường tức là do tác động của nhân tố bên ngoài. Đương nhiên để thích ứng được với yêu cầu của thị trường doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các hoạt động doanh nghiệp của mình như điều chỉnh mạng lưới kinh doanh, khai thác nguồn hàng, cung cấp vật tư máy móc phù hợp, bố trí xắp xếp lại lực lượng lao động …Việc nghiên cứu mức độ, tính chất ảnh hưởng của nhân tố này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc lựa chọn, quyết định phương án sản xuất kinh doanh mặt hàng sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa tăng lợi ích cho bản thân Doanh nghiệp.
Công thức xác định mức độ ảnh hưởng như sau:
DK = - Lnk - Lnk
Kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hay giảm tổng số lợi nhuận. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng... bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng bán ra mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì mặc dù mức lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi nhưng tổng số lợi nhuận sẽ tăng lên hoặc ngược lại. Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tác động của nhân tố khách quan. Mặc khác để đáp ứng cho nhu cầu thị trường thường xuyên biến động bản thân doanh nghiệp phải tự vận động và điều chỉnh từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng và khi đó tác động này lại là tác động mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý doanh nghiệp. Thông qua sự tác động của nhân tố này người ta có thể rút ra kết luận rằng người quản lý cần nắm bắt được nhu cầu của thị trường để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp vừa đáp ứng cho nhu cầu thị trường vừa tăng được lợi ích cho bản thân doanh nghiệp.
c) Nhân tố giá bán
- Giá bán sản phẩm: Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tăng khối lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nếu giá bán sản phẩm cao so với mặt bằng chung của thị trường sức mua của người tiêu dùng sẽ bị giảm, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế muốn hạ giá bán sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại từ khâu giá thành đến khâu chi phí..
Công thức xác định ảnh hưởng nhân tố này như sau :
Dg = LNk
Giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận. Trường hợp giá cả hàng hoá của một số mặt hàng còn do nhà nước quy định và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt giá cả tăng hay giảm là do tác động của nhân tố khách quan. Còn do phẩm cấp hàng hóa thay đổi làm giá bán bình quân thay đổi lại là tác động của nhân tố chủ quan.
d) Nhân tố giá vốn của xuất bán
Giá thành sản phẩm (hoặc giá vốn hàng xuất bán). Giá vốn hàng bán cao hay thấp đồng nghĩa với việc hoang phí hay tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sử dụng kinh doanh. Có thể nói rằng việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tiền vốn, lao động …việc đảm bảo nâng chất lượng sản phẩm, tìm kiếm những nguồn hàng có giá thành thấp,.. là con đường cơ bản để giảm được giá mua của đơn vị. Sản phẩm từ đó tăng thêm mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công thức xác định :
Dgv = - (gvli- gvki)
Trong đó :
Gv: giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ.
Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của gia thành sản phẩm tiêu thu và nó tác động nghịch chiều đến lợi nhuận. Như ta biết giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó nó là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
e) Nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc giảm tải các khoản chi phí này cùng góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp nào trong lĩnh vực kinh doanh cũng chứa đựng nhiều khoản chi phí tương đối lớn. Vậy làm thế nào để hạ được chi phí đến mức thấp nhất trên con đường tìm kiếm lợi nhuận. Đó là cây hỏi mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cuãng luôn trăn trở để tìm ra lời giải đáp.
Công thức xác định như sau:
DCb = - (Cbli- Cbki)
Trong đó :
Cb : chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng của nhân tố giá vốn của hãng bán ra, xét cả về mức độ cũng như về tính chất ảnh hưởng của nó.
Khi tổng hợp cả 5 nhân tố ảnh hưởng nói trên ta có:
DSL + Dk + D`g + D`gv + D`cb = DLn =Lnl – Lnk
Trên đây là 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác lợi nhuận của doanh nghiệp còn bị tác động bởi hai nhóm nguyên nhân: Đó là người mua và Nhà nước
* Các nhân tố khách quan
a) Yếu tố về người mua.
Trong điều kiện này khi không còn áp dụng phương thức phân phối hàng hoá thì yếu tố người mua có tác động rất quan trọng đến công tác bán hàng của doanh nghiệp. Ngay từ khi xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp đã phải xác định thị trường, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mọi cách khác trong điều kiện hiện nay người ta bán sản phẩm thị trường cần, khôn phải bán sản phẩm doanh nghiệp có. Ví dụ, nếu là thị trường chung ở nơi mà kinh tế phát triển, mức thu nhập của dân cư cao thì đối với người mua, cái nọ cần là chất lượng, là chức năng của sản phẩm chứ không phải là giá bán của sản phẩm đó. Người lại ở những vùng kinh tế chưa phát triển, mức thu nhập của dân cư thấp thì người mua lại cần đến số lượng hàng hoá và giá cả của nó. Như vậy, sức mua của dân là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Mặt khác, mỗi vùng dân cư và tầng lớp dân cư lại có thói quen, thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu các thói quen, thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đáp ứng yêu cầu của họ, trên cơ sở đó mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán hàng, thu được lợi ích cho Doanh nghiệp.
b) Yếu tố thực về Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, tuy vai trò của Nhà nước có vị trí giảm dần nhưng tự can thiệp của Nhà nước trong điều kiện hiện nay vẫn, có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò chỉ đạo của Nhà nước thông qua việc diều tiết các hoạt động kinh tế ở tầm vi mô. Sự can thiệp của Nhà nước đến hoạt động của Doanh nghiệp thông qua, chính sách tiêu dùng, chính sách thuế. Chính sách giá cả.. Vì thế nó tác động rất lớn đến mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được các tác động nói trên là rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra lợi nhuận còn chịu tác động của tỷ suất thuế, khả năng về vốn của doanh nghiệp và sự biến động của cung cầu trên thị trường.
Chương ii
Thực trạng về tình hình lợi nhuận của công ty xăng dầu khu vực iii trong thời gian qua
Khái quát về Công ty xăng dầu khu vực III
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Công ty được thành lập ngày 29 tháng 07 năm 1955 theo lệnh trưng dụng số 1566 của Uỷ ban quân chính Hải Phòng trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật tại Sở Dầu - Thượng Lý của 3 hãng Shell, Caltex, Chocony. Trụ sở Công ty đóng tại Số 1 phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, là một vị trí lý tưởng choviệc giao dịch, kinh doanh buôn bán nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng. Quá trình hoạt động của Công ty xăng dầu khu vực III có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1955 - 1975: Giai đoạn này công ty hoạt động với nhiệm vụ chính là khôi phục cơ sở vật chất kĩ thuật sau khi tiếp quản, tiếp nhận bảo quản cung ứng xăng dầu theo kế hoạch của Nhà nước, phục vụ cho toàn miền Bắc xây dựng XHCN. Chống chiến tranh phá hoại, đảm bảo xăng dầu cho chiến trường miền Nam,Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Giai đoạn 1975 - 1990: Đây là giai đoạn công ty có nhiều biến động về mặt tổ chức, về quy mô và địa bàn hoạt động. Công ty đã từng bước thiết lập mô hình tổ chức kinh doanh thích hợp, sắp xếp lại bộ máy quản lý, đổi mới cơ cấu lao động, bổ sung lao động có trình độ, có năng lực, đảm bảo xăng dầu cho an ninh quốc phòng, cho các ngành kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong đại bàn và trung chuyển xăng dầu cho các ơn vị trong ngành ở tuyến sau.
Giai đoạn 1990 trở lại đây: Cơ chế bao cấp dần bị xóa bỏ, cung ứng theo nhu cầu khách hàng thay thế cho cung ứng theo chỉ tiêu hạn mức đã hình thành nên cơ chế thị trường có cạnh tranh. Đây vừa là thách tức vừa là cơ hội đối với Công ty xăng dầu khu vực III. Nhận thức rõ vấn đề này côngty đã tổ chức lại hoạt động kinh doanh, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty để thích nghi và đáp ứng tốt nhấtyêu cầu của một nền kinh tế thị trường năng động.
Ngày nay Công ty xăng dầu khu vực III đã trở thành một doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hải Phòng, có kinh nghiệm và uy tín kinh doanh xăng dầu trên một địa bàn hoạt động khá rộng và nhiều tiềm năng. Đó là thành quả của việc phấn dấu không mệt mỏi của sự cống hiến công sức và trí tuệ của những thế hệ cán bộ công nhân viên Công ty xăng dầu khu vực III cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước.
2- Cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình quản lý hiện nay của Công ty xăng dầu khu vực III được xây dựng phù hợp với mô hình quản lý, hạch toán, kinh doanh của ngành xăng dầu nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có. Bọ máy quản lý của công ty được xây dựng theo nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ giám đốc công ty đến các phòng ban, các cửa hàng. Các phòng ban nghiệp vụvà các cửa hàng có chức năng tham mưu cho giám đốc hặc phó giám đổctực tiếp phụ trách những vấn đề thuộc chuyên môn nhiệm vụ được giao. Bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu khu vực III được xây dựng theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CễNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III
GIÁM ĐỐC
Phú giỏm đốc phụ trỏch kinh doanh
Phú giỏm đốc phụ trỏch kĩ thuật
Phú giỏm đốc phụ trỏch nội chớnh
CÁC CỬA HÀNG
CH Hải Phũng
CH Thượng Lý
CH Quỏn Toan
CH Đổng Quốc Bỡnh
CH Tam Bạc
CH Đồ Sơn
CH Kiến An
CH Quỏn Trữ
CH Minh Đức
CH An Tràng
CH Tiờn Lóng
CH Thủy Linh
CH Vĩnh Bảo
CH An Hồng
CH Lạc Viờn
CH Cụng Thành
CH Đại Bản
CH Trỳc Sơn
CH Thủy Sơn
CH Đỏ Tràng Kờnh
CH An Lạc
CH Cỏt Bà
CH Tam Cường
CÁC PHềNG BAN
Phũng kinh doanh xăng dầu
Phũng tổ chức cỏn bộ lao động tiền lương
Phũng kế toỏn tài vụ
Phũng quản lý kĩ thuật
Phũng tin học
Phũng hành chớnh quản trị
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CễNG TY
Tổng kho xăng dầu Hải Phũng
Xưởng cơ khớ
Đội xe
Đội bảo vệ cứu hỏa
Kho vật tư nội bộ
+ Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, là người đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt đọng kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty có quyền tổ chức, xây dựng các phương án kinh doanh và triển khai thực hiện các phương án đó. Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng công ty.
+ Các phó giám đốc:
Phó giám đốc kinh doanh: là người trực tiếp giúp giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình.
Phó giám đốc ký thuật: là người trực tiếp giúp giám đốc về tất cả các vấn đề kĩ thuật của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình.
Phó giám đốc nội chính: là người trực tiếp giúp giám đốc về nội chính và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình.
+ Các phòng nghiệp vụ:
Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốcvà phó giám đốc về từng mặt công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo và điều hành của giám đốc với các đơn vị. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về phần nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty về kĩ thuật, nghiệp vụ theo chực năng nhiệm vụ của phòng. Mối quan hệ giữa các phòng là bình đẳng, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ giám đốc giao.
+ Các đơn vị trực thuộc:
Là những bộ phận trực tiếp quản lý điều hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổ chức hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên nguyên tắc phục vụ kinh doanh là chính và có lãi. Tham mưu đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịc vụ của bộ phận. Chịu sự chỉ đạo quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc công ty. Chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về kĩ thuật, nghiệp vụ của các phòng ban. Các đơn vị trực thuộc có quan hệ bình đẳng với các phòng ban trong công ty và với nhau.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III
Xăng, dầu là vật tư chiếm lược quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Xăng dầu phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng. Kinh doanh xăng dầu không chỉ là kinh doanh đơn thuần như những ngành hàng khác mà phải coi như một ngành kinh tế đặc biệt đòi hỏi phải hiểu biết những nét cơ bản về tính chất đặc trưng của Xăng dầu.
Trên thực tế trong những năm vừa qua kinh doanh xăng dầu có sự hạn chế độc quyền, hình thức quan liêu bao cấp được xoá bỏ và đã được thương mại hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia cho nên thị trường đã có phần sôi động hơn, đồng thời cũng thu được những kết quả đáng khích lệ.
Đặc thù kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay là kinh doanh với hình thức ký hợp đồng dài hạn (cả năm), ký hợp đồng đại lý uỷ thác trả chậm... Nguồn hàng chủ yếu của công ty lấy tại Tổng Công Ty xăng dầu. Giá bán buôn, bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng do nhà nước quy định.
Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty chủ yếu là bán lẻ, bên cạnh đó công ty đã tổ chức bán buôn một số mặt hàng chủ yếu là dầu nhờn cho các đại lý trong địa bàn và một số vùng lân cận Hải Phòng.
Công ty xăng dầu khu vực III kinh doanh trong ngành xăng dầu với những mặt hàng chính là thương phẩm của dầu mỏ bao gồm: Xăng, dầu hỏa, dầu hộp, dierel, than cám. Trong đó xăng chủ yếu sử dụng cho các động cơ ôtô, xe máy. Dầu hỏa là loại nhiên liệu dân dụng dùng làm chất đốt. Dierel dùng cho các loại động cơ dierel như tàu thủy, tàu chiến đấu, ôtô, các loại máy nổ, máy phát điện,....
Công ty xăng dầu khu vực III hoạt động kinh doanh trên đại bàn Hải Phòng cung cấp và thảo mãn nhu cầu về các loại xăng dầu và dịch vụ xăng dầu cho các đơn vị kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hải Phòng. Theo qui định thì địa bàn kinh doanh của công ty bao gồm thị trường trên dất liền và trên sông biển thuộc thành phố Hải Phòng.
4- Tình hình tài chính của công ty.
Tổng số vốn kinh doanh và tài sản của công ty gồm hai nguồn : Tài sản cố định và tài sản lưu động.
Trong đó :
+ Vốn cố định 2.417.950.064 VND
+ Vốn lưu động 2.633.886.110 VND
Đối với vốn nhà nước cấp, công ty phải chịu thuế vốn 0,5% / 1 tháng (6% 1 năm).
Ngoài vốn cấp, công ty hầu như không có nguồn vốn vay, mà chủ yếu công ty huy động vốn của các đơn vị bán bằng hình thức trả chậm để có thể đảm bảo vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hàng năm vốn dự trữ bình quân của công ty khoảng 2,2 tỷ đồng, tài sản cố định của công ty tăng lên chủ yếu do nguồn khấu hao tài sản theo chế độ. Từ đó làm cho vốn kinh doanh cũng tăng lên.
Hiện nay vốn chủ sở hữu của công ty là : 5.440.085.944 VND
II- Thực trạng về lợi nhuận của công ty xăng dầu khu vực iii
Để thấy rõ kết quả kinh doanh của công ty, ta xét theo chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của công ty.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2004.
Năm 2003, công ty đã thu được các kết quả sau :
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Doanh thu bán hàng
Tỷ đồng
44
36
Nộp ngân sách
Triệu đồng
535
569
Các mặt hàng chủ yếu
Xăng
Triệu lít
14,000
14.269
Dầu
3,000
2.695
Dầu hộp
Hộp
72,000
73.652
Dierel
Triệu lít
1,200
1.683
Than cám
Tấn
8,000
68000
Thu nhập bình quân
Đồng
700,000
700000
Năm 2004 công ty đã thu được các kết quả sau :
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Doanh thu bán hàng
Tỷ đồng
100
151
Nộp ngân sách
Triệu đồng
550
561
Các mặt hàng chủ yếu
Xăng
Triệu lít
17000
24578
Dầu lửa
Triệu lít
2700
2473
Dầu hộp
Hộp
65000
64576
Dierel
Triệu lít
2500
3473
Than cám
Tờn
840000
840000
2- Thực trạng về lợi nhuận của công ty.
a) Phân tích nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận của công ty chủ yếu đạt được từ hoạt động kinh doanh, trong đó thu nhập chính từ bán mặt hàng xăng dầu chất đốt và một số lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ khác.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh của công ty trong năm 2004 : 466.020.798 VNĐ
Chiếm tỷ lệ :
x 100._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32369.doc