Lời mở đầu
Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nền kinh tế, đem lại cho nền kinh tế nước ta một sinh khí mới và trong đó có ngành công nghiệp dệt may với những động lực và hướng phát triển mới.
Cũng như quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành tựu đã đạt được, ngành dệt may của nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may của Việt Nam còn yếu cả về chất lượng và giá cả.
Trước những vấn đề trên, việc phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hàng dệt may Việt Nam, từ đó đề xuất một số chính sách, giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may trong nước thời gian tới là cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam ”.
Đề tài này bao gồm những nội dung chủ yếu sau :
Chương 1 : Tổng quan về cạnh tranh.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam.
Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
Đây là một đề tài với nội dung nghiên cứu rộng nên không tránh khỏi những thiếu xót. Hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài nghiên cứu này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
chương i :Tổng quan về cạnh tranh
I. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường :
1. Khái niệm và đặc điểm vận động của thị trường :
11. Khái niệm thị trường :
Thị trường được hiểu là nơi kết hợp giữa cung và cầu, trong đó người mua và người bán cùng bình đẳng, cùng cạnh tranh với nhau. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với số lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định.
12. Đặc điểm vận động của thị trường :
Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá. Nói tới thị trường phải nói tới các nhân tố cơ bản cấu thành thị trường, đó là hàng và tiền, người mua và người bán. Từ đó, hình thành các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung – cầu và giá cả hàng hoá. Thị trường vận động dựa trên sự vận động của các mối quan hệ trên. Các mối quan hệ trên đã trở thành những quy luật hoạt động đan xen và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thị trường hoạt động dựa trên những quy luật đó. Sau đây là một số quy luật vốn có của thị trường :
- Quy luật giá trị : quy luật hàng hoá sản xuất và trao đổi trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là chi phí trung bình trong xã hội.
- Quy luật cung cầu : Nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng của nhà cung ứng trên thị trường. Quy luật này quy định cung cầu luôn luôn có xu hướng chuyển dịch lại gần nhau để tạo sự cân bằng trên thị trường.
- Quy luật lưu thông tiền tệ : xác định lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Theo quy luật này, lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng tổng số giá cả của toàn bộ hàng hoá chia cho số lần luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ cùng loại.
- Quy luật cạnh tranh : thể hiện các hàng hoá được sản xuất và bán ra trên thị trường đều chịu sự cạnh tranh của hàng hoá khác cùng loại.
2. Quan niệm về cạnh tranh:
Đứng trên lập trường của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người mua, người tiêu dùng. Nếu nhìn khái quát trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bố lại các nguồn lực một cách tối ưu, do đó là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điếu cần nhấn mạnh là, cùng với mục đích tối đa hoá lợi nhuận của các Doanh nghiệp, cạnh tranh đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh mà độc quyền là hình thái phát triển cao nhất. Cạnh tranh còn là môi trường đào thải các nhà kinh doanh không thích nghi với các điều kiện của thị trường. Về khía cạnh này, cạnh tranh là nhân tố hiệu chỉnh bên trong của thị trường.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường, nơi mà tự do kinh doanh và quyền tự chủ của cá nhân được hình thành và đảm bảo. Cạnh tranh cũng chỉ xuất hiện với tính cách là một cuộc tranh đua giữa các chủ thể kinh doanh khi pháp luật thừa nhận và bảo vệ tính đa dạng của các loại hình thức sở hữu, coi đó là nguồn gốc của cạnh tranh và thừa nhận kết quả của cạnh tranh. Cạnh tranh cũng chỉ trở thành động lực phát triển của xã hội, là nhân tố làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Phân loại cạnh tranh :
Với mỗi vấn đề, đứng trên các giác độ khác nhau người ta có những cách nhìn nhận khác nhau với những mục đích khác nhau. Với cách phân loại cạnh tranh cũng vậy, với mỗi tiêu thức khác nhau người ta có cách phân loại khác nhau:
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế người ta phân loại cạnh tranh thành cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành .
Căn cứ vào mức độ và tính chất của cạnh tranh trên thị trường ta có cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền .
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh giữa những người mua với nhau và cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
II. Doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh :
1. Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp :
Bất kỳ một Doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường có tính cạnh tranh muốn tồn tại và phát triển đều phải có những vị trí nhất định, chiếm những phần thị trường nhất định. Sự tồn tại của Doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thị trường Doanh nghiệp luôn phải vận động, biến đổi ít nhất là với vận tốc ngang bằng với các Doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, ngoài những tác động bên ngoài thì bản thân Doanh nghiệp cần phải có những năng lực nhất định.
Trên cơ sở đó, khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp được hiểu là năng lực và tiềm năng mà Doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình trên thương trường kinh doanh một cách lâu dài và có ý nghĩa.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới khă năng cạnh tranh của Doanh nghiệp :
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh ngày càng đa dạng và phong phú. Trên thực tế, từ những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung người ta xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp theo các nhân tố bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp. Đây là quan điểm mang tính khái quát và đầy đủ nhất.
21. Những nhân tố bên trong :
Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp bao gồm : nề nếp hoạt động của Doanh nghiệp, sức sinh lời của vốn đầu tư, năng suất và khả năng tăng năng suất, lợi thế về chi phí và khả năng giảm chi phí, khả năng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khả năng kinh doanh trên thị trường, sự linh hoạt và nhạy bén của ban Giám đốc và cuối cùng là vị thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Trong những nhân tố trên, đáng chú ý là nhân tố sức sinh lời của vốn đầu tư. Đây là nhân tố khái quát nhất thể hiện hiệu quả của mọi hoạt động trong Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các hoạt động của Doanh nghiệp là có hiệu quả và khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là mạnh vì có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn, đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn và có khả năng chiến thắng các Doanh nghiệp khác trong chiến lược nhấn mạnh chi phí ở pha cuối của chu kỳ sống, mở rộng quy mô, tạo lợi thế vượt trội so với các đối thủ khác.
22. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp :
221. Các nhân tố thuộc môi trường nền kinh tế :
Các nhân tố này bao gồm năm nhân tố cơ bản : các nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị và pháp luật, nhân tố khoa học, kỹ thuật, nhân tố văn hoá- xã hội, các nhân tố thuộc về tự nhiên. Các nhân tố này tác động đến Doanh nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực tuỳ theo những điều kiện cụ thể.
Các nhân tố kinh tế và các nhân tố chính trị và pháp luật là các nhân tố chủ yếu tạo nên môi trường kinh doanh, thông qua môi trường kinh doanh, các nhân tố này tác động tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Môi trường kinh tế, chính trị ổn định, hệ thống luật pháp rõ ràng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi với sự công bằng và bình đẳng cho các Doanh nghiệp, các nỗ lực của các Doanh nghiệp được ghi nhận và bảo hộ tốt khuyến khích các Doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.
222. Các nhân tố thuộc môi trường ngành :
Theo M.Porter thì trong ngành luôn có 5 lực lượng cạnh tranh đó là: khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các đối thủ sản xuất sản phẩm thay thế. Các lực lượng này tác động qua lại lẫn nhau và quyết định cường độ cạnh tranh trong ngành và cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong ngành.
Khách hàng ở đây chính là người mua, người mua tạo ra áp lực bằng cách ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn, đồng thời còn làm cho các đối thủ chống lại nhau, tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận trong ngành. Do đó, điều quan trọng nhất đối với các Doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh đối với khách hàng là phải chủ động thiết lập các mối quan hệ với khách hàng thông qua các biện pháp khác nhau để giành thế chủ động.
Các đối thủ của Doanh nghiệp cũng là những Doanh nghiệp tham gia vào thị trường cùng với mục đích là lợi nhuận và phát triển. Sự phân loại các đối thủ của Doanh nghiệp thành các đối thủ hiện tại, tiềm ẩn và các đối thủ sản xuất các sản phẩm thay thế là sự phân chia có tính tương đối, tuỳ điều kiện cụ thể mà bản thân Doanh nghiệp phải nhận biết để có những ứng xử phù hợp.
3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp:
31. Thị phần của Doanh nghiệp :
311. Thị phần tuyệt đối :
Đây là những chỉ tiêu phản ánh quy mô thị trường của Doanh nghiệp, cho thấy được phần nào khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp :
- Thị phần tuyệt đối của Doanh nghiệp tính theo doanh thu :
Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp =
Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường
- Thị phần tuyệt đối của Doanh nghiệp tính theo khối lượng hàng hoá bán ra :
Lượng bán ra của Doanh nghiệp
Thị phần của Doanh nghiệp =
Tổng lượng tiêu thụ trên thị trường
Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên quy mô thị trường của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thấy được mối quan hệ tương quan về quy mô thị trường giữa Doanh nghiệp và các đối thủ khác này ta phải dựa vào các chỉ tiêu thị phần tương đối.
312. Thị phần tương đối :
Thị phần tương đối của một Doanh nghiệp là tỷ lệ về thị phần của Doanh nghiệp so với thị phần của đối thủ khác :
Thị phần của Doanh nghiệp
Thị phần tương đối của DN =
Thị phần của đối thủ
32. Tỷ suất lợi nhuận :
Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong từng giai đoạn cụ thể :
Nếu tính cho từng đơn vị sản phẩm ta có :
Giá bán – Giá thành
Tỷ suất lợi nhuận =
Giá bán
Nếu tính cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ ta có :
Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng doanh thu
ý nghĩa của chỉ tiêu : chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
33. Tỷ lệ giữa tốc độ tăng chi phí Marketing và tốc độ tăng doanh thu do tăng chi phí Marketing :
Tốc độ tăng chi phí Marketing
Tỷ lệ tăng chi phí Mar =
và tăng doanh thu Tốc độ tăng doanh thu do tăng chi phí
Marketing
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ là hoạt động Marketing của Doanh nghiệp đang được đầu tư một cách hiệu quả.
34. Các chỉ tiêu mang tính định tính :
Các chỉ tiêu này bao gồm : khả năng phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ : chỉ tiêu này có thể được tính bằng tỷ lệ giữa các lần phản ứng nhanh có hiệu quả trên tổng số lần phản ứng nhanh của công ty ; khả năng trả đũa ngay lập tức các đối thủ ; khả năng chịu đựng của công ty ; khả năng đưa ra các thông điệp có ý nghĩa tới các Doanh nghiệp khác trong ngành.
4. Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của các Doanh nghiệp:
Các Doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh thì điều đầu tiên cần phải quan tâm là xác định chính xác các đối thủ, tiến hành phân tích các đối thủ và lựa chọn cách thức cạnh tranh phù hợp, tiến hành xây dựng lợi thế cạnh tranh và tập chung cố gắng nỗ lực để giữ vững những lợi thế đó. Để cạnh tranh, thông thường, các Doanh nghiệp thường sử dụng một số công cụ chủ yếu sau :
41. Cạnh tranh bằng sản phẩm :
Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ quyết định chữ tín của Doanh nghiệp và tạo ra lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh, do đó, cạnh tranh bằng sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải chú trọng thích đáng đến các khâu, các qúa trình có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nội dung của cạnh tranh bằng sản phẩm bao gồm : Cạnh tranh về trình độ, chất lượng, bao bì, nhãn mác sản phẩm và khai thác tốt chu kỳ sống của sản phẩm.
42. Cạnh tranh bằng giá cả :
Cạnh tranh bằng giá cả hiện nay vẫn được sử dụng nhiều do tính chưa ổn định trong hoạt động của các Doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Cạnh tranh về giá cả thường chỉ được sử dụng trong giai đoạn đầu khi Doanh nghiệp mới bước vào thị trường mới và trong giai đoạn cuối của chu kỳ sống của sản phẩm. Cạnh tranh về giá cả được thể hiện ở những nội dung như : kinh doanh với chi phí thấp, bán với mức giá hạ và với mức giá thấp,…
43. Cạnh tranh trong thiết lập mạng lưới kênh phân phối :
Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý hiệu quả sẽ là yếu tố rất có lợi để cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác. Một Doanh nghiệp mà có khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đúng nơi, đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất thì sẽ tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng và sẽ được khách hàng lựa chọn.
Thiết lập mạng lưới kênh phân phối phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá dịch vụ và yêu cầu của khách hàng. Lựa chọn hình thức bán cũng là một trong những vấn đề quyết định đến hiệu quả cạnh tranh của Doanh nghiệp vì nó tác động rất lớn đến tâm lý của khách hàng. Kinh nghiệm kinh doanh của nhiều nước đã cho thấy, bán hàng thông qua các hình thức như gọi điện thoại (bán hàng từ xa), bán hàng qua các nhân viên tiếp thị,... là những hình thức rất hiệu quả.
44. Cạnh tranh về thời cơ thị trường :
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ các Doanh nghiệp dự báo trước được những thay đổi của thị trường, từ đó đưa ra được các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các đối thủ. Một trong những yêu cầu của việc cạnh tranh về thời cơ thị trường là khả năng phán đoán và khả năng thích ứng của Doanh nghiệp vơí các thay đổi của môi trường kinh doanh.
45. Cạnh tranh về không gian và thời gian :
Trong trường hợp mà giá cả sản phẩm của các Doanh nghiệp trên thị trường chênh lệch không lớn, chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều và ổn định thì yếu tố không gian và thời gian đóng vai trò quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm hàng hoá. Những Doanh nghiệp nào có qúa trình buôn bán trao đổi nhanh, thuận tiện sẽ giành thắng lợi trong cạnh tranh.
CHƯƠNG 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam
I. Vai trò và đặc điểm của ngành Dệt May Việt Nam:
1. Vai trò của ngành dệt may :
Công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách địng hướng xuất khẩu của đất nước, và nói một cách chung hơn, là một trong những nỗ lực của Việt Nam để hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Công nghiệp dệt may tất yếu là một trong các ngành chủ yếu xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của các nước, xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh.
Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu có cơ sở rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao giờ cũng là triệu chứng của những trở ngại có tính thâm căn cố đế trong nước và sự bất lực, không phát huy được lợi thế so sánh tiềm năng.
Quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước, trong giai đoạn phát triển dệt may thường đóng vai trò chủ đạo, nó có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Ngành dệt may là ngành có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, khi dệt may là một trong những ngành hàng đầu của nền kinh tế nó sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế sẽ tạo điều kiện để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp này.
Tại các nước đang phát triển hiện nay, công nghiệp dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn qua việc sản xuất các loại nguyên liệu dệt như bông, đay, tơ tằm và là phương tiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, ở các nước công nghiệp phát triển, công nghiệp dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, đáp ững nhu cầu ngày càng cao, đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.
2. Đặc điểm :
Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam khoảng một thế kỷ nay. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may này bắt đầu từ khi khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hãng dệt may với máy móc hiên đại của Châu Âu đã được thành lập. Trong thời kỳ này, tại miền Bắc, các Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu cũng đã được thành lập. Mặc dù từ những năm 1970, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kỳ phát triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu.
Công nghiệp dệt may có những đặc điểm cơ bản sau :
- Về tiêu thụ: Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế. Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán. Một số đặc trưng đó là :
+ Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng - người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.
+ Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng.
+ Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trưng nổi bật trong buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Mỗi nhà sản xuất cần tạo được nhãn hiệu hàng hoá của riêng mình, đó thường là sự chứng nhận chất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất.
+ Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ, phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp.
- Về sản xuất : Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng lại có tỷ lệ lãi cao. Chính vì vậy, sản xuất dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Như vậy, không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển mà thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Về thị trường : Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ. Trước khi Hiệp định về hàng dệt may - kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay ra đời và phát huy tác dụng, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm dệt may được điều chỉnh theo các thể chế thương mại đặc biệt và nhờ đó phần lớn các nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu. Mặt khác, mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với các hàng hoá công nghiệp khác. Tất cả những rào cản đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may thế giới.
II. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam :
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2000 có thể đạt 1650 – 1700 triệu USD, tăng 22% so với năm 1999. Với tốc độ phát triển của ngành dệt may như hiện nay thì việc đạt kim ngạch xuất khẩu từ 2000 – 2150 triệu USD vào năm 2002 là có thể trở thành hiện thực.
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu sang các nước EU chiếm 34% đến 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Trong 9 tháng đầu năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm khoảng 39% tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó kim ngạch sang EU chiếm tới 80% trong tổng thị trường có hạn ngạch.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phát triển ngành dệt may nước ta, thể hiện rõ trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU liên tục tăng trong giai đoạn 1993-1997 (tốc độ tăng bình quân hơn 20%/năm), tiếp đến là hiệp định buôn bán dệt may Việt Nam – EU giai đoạn 1998 – 2000 được ký kết ngày 17/11/1997 cho phép nâng hạn ngạch dệt may từ Việt Nam sang EU tăng lên 40% so với giai đoạn 5 năm 1993-1997 với mức tăng trưởng 3%-6%/năm.
Từ 1995 trở lại đây, trong những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, loại thị trường cần hạn ngạch gồm có 10 nước, trong đó có 9 nước thuộc EU. Những nước trong EU nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Đức (40%-45%), Pháp (12%-14%), Anh (7%-9%), Hà Lan (10%-14%), Bỉ (4%-5%), Italia (6%-7%),…
Trong những năm qua, thực trạng của ngành dệt may Việt Nam được tổng hợp qua ngững vấn đề sau :
1. Về sản lượng :
Số liệu có được chỉ ra rằng ngành công nghiệp dệt may chiếm khoảng 9% tổng sản lượng công nghiệp năm 1996, thấp hơn năm 1990. Mặc dù ngành dệt may đang tăng rất chậm, tỷ lệ ngành dệt trong tổng sản lượng của ngành công nghiệp (6,1%) lớn hơn ngành may (2,7%).
Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy sản lượng sợi tăng chậm, mặc dù sản lượng năm 1996 thấp hơn năm 1990, sản lượng vải thể hiện một xu hướng cũng không sáng sủa, và bắt đầu từ năm 1993, sản lượng đã tăng lên một cách rõ rệt nhưng đến năm 1996 cũng chỉ đạt 75% của năm 1985 và chỉ bằng 90% của năm 1990. Sản lượng ngành may tăng vững chắc hơn, mặc dù tốc đọ tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng được thể hiện thông qua các số liệu xuất khẩu.
2. Về loại hình sở hữu :
Đối với ngành dệt, Doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 60% tổng sản lượng của ngành năm 1996, trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 24% và đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16%.
Ngành may, đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ tương tự là 15 %, trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân có vị trí quan trọng hơn chiếm 49% và Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 36%. Nét đặc trưng không bình thường của tỷ trọng chia theo loại hình sở hữu đó là khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong ngành dệt may của Việt Nam. Như vậy, việc cải cách Doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách hiệu quả là một trong những thách thức lớn của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay.
3. Đầu tư nước ngoài :
Từ năm 1998, sau khi Việt Nam bước đầu thực hiện tự do hai chính sách về FDI, các dự án đầu tư nước ngoài được phê duyệt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1993 trở lại đây, đầu tư nước ngoài đạt trên 100 triệu USD/năm, nhưng năm 1997 và năm 1998 nguồn vốn này đã giảm. Hình thức 100% sở hữu nước ngoài đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Kéo sợi, dệt vải và may mặc được coi là những bộ phận chính thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nước và vùng lãnh thổ Đông á là những nhà đầu tư chủ yếu, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc, Malaysia, và Đài Loan chiếm 90% tổng đầu tư vào ngành dệt may.
Sau 10 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài, tính đến cuối năm 1998, 178 dự án dệt may được cấp giấy phép với vốn đầu tư đăng ký là 1.794,65 triệu USD, trừ 33 dự án đã giải thể trước thời hạn còn 145 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 1.628,192 triệu USD.
Về hình thức đầu tư, số dự án 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, trong khi số dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh trền cơ sở hợp đồng giảm đi.
Các dự án may cũng nằm chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 40 dự án với tổng số vốn đầu tư 104, 397 triệu USD; Đồng Nai 12 dự án với tổng số vốn đầu tư 36,679 triệu USD; Bình Dương 8 dự án với số vốn đầu tư 16,2 triệu USD,...
4. Về thiết bị :
Phần lớn số thiết bị ngành dệt hầu hết đã rất cũ và sự thiếu đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi, phần lớn lại là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng nhu cầu thị trường,… Về thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng bình quân thấp chỉ có khoảng 26-30% là cọc sợi chải kỹ chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp, dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao.
Trong khi đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng, từ máy đạp chân C22 của Liên Xô cũ, máy 8322 của Đức đến JUKI của Nhật Bản và FFAP của CHLB Đức. Số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất và của chủng loại mặt hàng như máy vắt năm chỉ, máy thùa đính, trần dầy pasant, may cạp bốn kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không,...
5. Về lương :
Đầu những năm 1990, mức lương trong ngành công nghiệp dệt là một trong những mức lương thấp nhất ở các nước Châu á. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lương ở Việt Nam đã tăng (lương TB là 58USD/ tháng ), cao hơn Trung Quốc. Gần đây, sự giảm giá của một số đồng tiền tại Đông Nam á làm cho mức lương của một số nước trở nên thấp hơn mức lương của Việt Nam, đặc biệt năm 1998, mức lương của Inđônêxia thấp hơn một nửa mức lương của Việt Nam.
6. Về năng suất :
Năng suất trong ngành dệt may Việt Nam được tính bằng giá trị gia tăng theo lao động là rất thấp trong đầu những năm 1990 so với các nước trong nghiên cứu, đặc biệt so với Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Trong những năm gần đây, giá trị gia tăng theo lao động của nước ta đã đuổi kịp Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng tài chính làm thay đổi giá trị gia tăng tính theo USD trong năm 1997 và 1998, đặc biệt đối với Inđônêxia, năng suất lao động được tính giá trị gia tăng theo lao động bằng USD đã giảm đột ngột .
Chỉ số về chi phí cho một lao động có thể được xem như là đại diện cạnh tranh quốc tế về chi phí. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc, Iđônêxia, Malaixia và Hàn Quốc, nó chỉ ra rằng ngành dệt của Việt Nam cạnh tranh thấp hơn so với các nước đã nói trên.
7. Về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu :
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may vẫn tăng lên mạnh mẽ, điều này một lần nữa lại cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa cải cách kinh tế với kết quả xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 43 triệu USD trong năm 1988 lên 1,3 tỷ USD vào năm 1996. Tuy điểm khởi đầu của ngành là rất nhỏ bé nhưng những thành tích đạt được là rất ấn tượng. Dệt may là ngành chế tác có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam do lợi nhuận lớn, trong thời kỳ đầu xuất khẩu, nó tạo nên 60% tổng giá trị xuất khẩu. Như đã dự báo, tỷ lệ này giảm dần xuống khi quá trình đa dạng hoá xuất khẩu bắt đầu có kết quả. Tuy vậy ngành dệt may vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 1996, ngành chiếm 1/5 tổng kim ngạch.
Với những thành tựu đã đạt được cũng cần lưu ý một thực tế là từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã phải chuyển quan hệ thương mại từ khối các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây (COMECOM) sang hướng khác. Đây là điều quan trọng cần tính đến trong ngành dệt may với quy định chặt chẽ trên thị trường quốc tế hiện nay. Trong thời kỳ hậu COMECOM, vào tháng 12 năm 1992, Việt Nam đã đàm phán Hiệp định về buôn bán hàng dệt đầu tiên và đã ký một khuôn khổ về buôn bán hàng dệt với EU, cho phép lần đầu tiên Việt Nam được hưởng hạn ngạch MFA ( Hiệp định đa sợi ). Tuy nhiên, ngành dệt Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với thị trường Mỹ rộng lớn, và là một nhà xuất khẩu non trẻ, nên ngành dệt Việt Nam buộc phải tiến vào các thị trường phi hạn ngạch có tính cạnh tranh rất cao, chủ yếu là ở Đông á.
III. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam :
1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam :
11. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành dệt may :
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4.9.1998, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là : Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, giá cả và chủng loại, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước.
Quan điểm chung về phát triển ngành dệt may Việt Nam là :
+ Công nghiệp dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
+ Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu nội địa, thay thế nhập khẩu kết hợp với hướng ra xuất khẩu, hoà nhập vào sự phát triển thị trường khu vực và thế giới.
+ Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng đa dạng sở hữu và tập trung vào các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến hành cổ phần hóa các Doanh nghiệp may và một số Doanh nghiệp dệt.
+Phát triển công nghiệp dệt may gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế khác: Trồng bông, dâu tơ tằm, ngành hoá chất, cơ khí,…
Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển chung, các mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35278.doc