MụC LụC
Lời mở đầu
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường.
1.1.1 Thị trường - Kinh tế thị trường - Cơ chế thị trường
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trưòng.
1.2. Các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các yếu tố trong doanh nghiệp phản ánh đến khả năng cạnh tranh
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Lương thực TP.HCM chi nhánh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp.
1.2.3 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2 Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội .
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.2 Tình hình cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.2.1 Khái quát về thị trường lương thực hiện nay ở Việt Nam.
2.2.2 Những yếu tố phản ánh khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Về tình hình cạnh trạnh của Chi nhánh
2.3.2 Những thành tựu đã đạt được
2.3.3 Những mặt chưa đạt được trong cạnh tranh
2.3.4. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
Chương 3 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội
3.1 Xu hướng phát triển thị trường mì ăn liền ở Việt Nam
3.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh về mặt hàng lương thực thực phẩm tại miền bắc
3.3. Những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty lương thực TPHCM chi nhánh tại Hà Nội
3.3.1. thực hiện đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh
3.3.2. Thực hiện chiến lược giá cả hợp lý trong cạnh tranh
3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây nhờ có chính sách mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp mới, cùng với sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Nó chính là yếu tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường trở nên cạnh tranh khốc liệt. Các nhà kinh doanh thường nói “thương trường là chiến trường” tức là trong kinh doanh thì có kẻ thua người thắng. Đó là quy luật tất yếu của thị trường, nhưng cạnh tranh không có nghĩa là huỷ diệt mà là sự thay thế những doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường bằng những doanh nghiệp có khả năng hơn. Chính vì vậy cạnh tranh là công bằng, là động lực phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội kết hợp với lý luận được trang bị trên nghế nhà trường, em đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực TP. HCM chi nhánh tại Hà Nội” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình chuyên đề bao gồm các phần chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế, để hoàn thành đề tài của mình em đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn giáo sư - tiến sĩ - Trần Minh Tuấn, các thầy cô bộ môn, các cô chú cán bộ của Chi nhánh. Với sự cố gắng của bản thân nhưng do nhận thức và trình độ có hạn nên chắc chắn trong chuyên đề còn có nhiều thiếu sót, hạn chế.
Vì vậy, em rất mong được tiếp thu và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh
và khả năng cạnh tranh của hàng hoá
trong nền kinh tế thị trường.
cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường
Thị trường - Kinh tế thị trường - Cơ chế thị trường
Thị trường
Thị trường xuất hiện và hoạt động gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Thị trường, hiểu theo nghĩa đơn giản là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua bán giữa người bán và người mua. Mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có:
Đối tượng trao đổi: Hàng hoá và dịch vụ
Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán, người mua.
Điều kiện thực hiện trao đổi: Phương thức thanh toán.
Trong quá trình trao đổi ( giữa bên bán và bên mua), trên thị trường đã hình thành những mối quan hệ giữa người bán và người mua, giữa những người bán hay người mua với nhau. Chính những mối quan hệ này là cơ sở để xác định giá và số lượng một loại hàng hoá nào đó.
Từ đó, có thể khái quát: Thị trưòng là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của các công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh bằng giá cả.
Như vậy thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cung cạnh tranh. Thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hoá và tiền tệ, bao gồm cả những yếu tố không gian và thời gian.
Có thể nói, thị trường là môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi hoạt động của doanh nghiệp đều phải chịu sự chi phối của thị trường. Các doanh nghiệp tìm kiếm trên thị trường nhu cầu mà người tiêu dùng cần thiết, thông qua thị trường để trả lời các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp:
Sản xuất cái gì ?
Sản xuất như thế nào ?
Sản xuất cho ai ?
Không chỉ có như vậy, thị trường còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mục tiêu hoạt động của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Các biện pháp và phương thức mà các nhà kinh doanh áp dụng như hạ gia thành, giá bán, tăng sản lượng... cũng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động có hiệu quả khi mà tỷ trọng hàng hoá được tiêu thụ, sản xuất, ngày càng lớn trên thị trường.
Là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường tồn tại khách quan, các nhà sản xuất kinh doanh khó có khả năng làm thay đổi thị trường, mà ngược lại, họ phải tìm cách thích ứng với nó. Thị trường là một tấm gương để các nhà doanh nghiệp nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình. Vì thế, để tổ chức hoạt động và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về đặc điểm của thị trường mà mình tham gia.
Kinh tế thị trường
Trên thị trường luôn luôn có các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá. Một nền kinh tế trong đó sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra trên thị trường một cách tự nhiên, tuân theo các quy luật khách quan của thị trường thì được gọi là nền kinh tế thị trường. Theo “ Kinh tế học “ thì “ Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức hoạt động kinh tế xã hội, trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người và con người được biểu hiện thông qua thị trường, thông qua trao đổi mua bán hàng hoá quan hệ hàng - tiền”.
Cần phân biệt rõ kinh tế thị trường với nền kinh tế mệnh lệnh mà trước đây ở nước ta đã từng áp dụng. Đó là một nền kinh tế mà Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Trong nền kinh tế mệnh lệnh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều do nhà nước quyết định. Các cơ quan kế hoạch của Chính phủ sẽ quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Cho ai? Phân phối ra sao? ... Trong nền kinh tế này, các quy luật kinh tế không được thừa nhận, do đó sự cạnh tranh giữa các đơn vị, cơ sở cũng sẽ không có. Nhà nước quyết định mọi vấn đề, từ sản xuất đến phân phối, người tiêu dùng cũng sẽ không có cơ hội để lựa chọn cho mình những thứ tốt nhất phù hợp với mình.
Ngược lại với nền kinh tế mệnh lệnh, kinh tế thị trường hoạt động theo sự dẫn dắt của cơ chế thị trường và các quy luật của nó. Trong nền kinh tế này, mọi quan hệ kinh tế giá cả, biến động cung cầu đều do thị trường quyết định, Nhà nước không can thiệp, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Trên thị trường sự cạnh tranh diễn ra một cách mạnh mẽ và là một điều tất yếu, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn một cách tốt nhấtnhững nhu cầu của mình. Chính những nhân tố này đã tạo điều kiện và môi trường cho sản xuất phát triển đưa tới sự tăng trưởng về kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng không phải lúc nào cũng hoàn hảo, bản thân nó cũng chứa đựng những khuyết tật không thể tự điều tiết được, cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Đó chính là nền kinh tế mà hiện nay ở nước ta áp dụng: Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Cơ chế thị trường :
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá của người sản xuất và người tiêu dùng đều phải thông qua thị trường và tuân theo một cơ chế vận động của thị trường được gọi là cơ chế thị trường.
Như vậy cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực và quy luật chi phối sự vận động của thị trường.
Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua được xác định bởi giá cả, chất lượng cũng như số lượng một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó, qua đó mà xác định việc phân bố và sử dụng tài nguyên của xã hội. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường có một số đặc điểm sau:
Cơ chế thị trường hoạt động không có sự kiểm soát và can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Trong cơ chế này không tồn tại những hình thức quản lý bằng mệnh lệnh của Chính phủ. Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua công cụ pháp luật, tài chính, kinh tế...
Trong nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường sẽ có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế được Nhà nước thừa nhận. Các thành phần sản xuất và kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh.
Cơ chế thị trường thúc đẩy cạnh tranh, phát huy được tính chủ động sáng tạo buộc mỗi nhà sản xuất kinh doanh phải tính toán lựa chọnphương án kinh doanh tối ưu, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Cơ chế thị trường có tính tự phát cao, khả năng tự điều tiết chưa mạnh do vậy sẽ dẫn tới sự khủng hoảng về kinh tế, lạm phát, sự mất công bằng xã hội.
Đặc trưng nổi bật nhất của cơ chế thị trường là hệ thống các quy luật kinh tế mà mội hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường đều phải tuân theo. Các quy luật này tưởng chừng như độc lập với nhau song lại có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, quy định cơ chế hoạt động của thị trường.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Khái niệm:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cỏ chế thị trường. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Vậy cạnh tranh là gì ?
Theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kỳ địch giữa các nhà kinh doanhnhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường và khách hàng.
Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói tới sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. Không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chất lượng cao, với mức giá rẻ. Còn ngược lại, các doanh nghiệp bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuạn của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giành giật khách hàng và thị trường về phía mình. Và như vậy, cạnh tranh sẽ xảy ra.
Cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường thì cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:
Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
Khuyến khích áp dụng cá tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế .
Phân hoá doanh nghiệp mạnh hơn.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
Cạnh tranh là một điều bất khả năng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cachs để vươn lên, chiếm ưu thế.
Mục tiêu trước hết của một doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ có được khi mà bán đướcản phẩm hàng hoá của mình. Lượng bán càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Điều này phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những gì mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Đó là một đặc điểm cơ bản của cơ chế thị trường. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả. Để thu hút khách hàng, bao giờ các đối thủ cạnh tranh cũng tìm cách đưa ra mức giá thấp nhất có thể, chính điều này đã bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, công nghệ hiện đại nhất.
Ngày nay, xu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cao ngày càng tăng vì thế các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh. Như vậy là cạnh tranh đã khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi doanh nghiệp để giảm giá thành, giảm giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giành được ưu thế trên thị trường.
Đối với nền kinh tế - xã hội
Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Trên thị trường, các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt thì người được nhiều lợi nhuận nhất chính là khách hàng. Khi có cạnh tranh, người tiêu dùng không thể bị bóc lột, các đối thủ cạnh tranh do sự giành giật thị trường và khách hàng nên luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng và hạ giá bán sản phẩm, khi đó, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Trong cuộc cạnh tranh này, người sản xuất và người tiêu dùng không thể lợi dụng ưu thế của nhau trên thị trường. Lúc đó, cạnh tranh còn là một lực lượng điều tiết trên thị trường.
Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Đó cũng chính là quy luật của thị trường: cạnh tranh là động lực, là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith). Vì vậy cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận cạnh tranh và coi ctvà coi cạnh tranh không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố quan trọng việc lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà còn có cả những khuyết tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp quan tâm trước hết là lợi ích của bản thân mình, không chú ý tới việc giải quyết các vấn đề xã hội từ đó xuất hiện những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp và sẽ kéo theo các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại...
Cạnh tranh, một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và mặt khác nó cũng dẫn tới tình trạng phân hoá ghê gớm, kẻ thắng người thua, dễ dàng đưa tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay là tình trạng độc ưuyền trên thị trường. Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả.
các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường và thị trường ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh nghiệp phải luôn luôn đưa ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường.
Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là thị phần mà doanh nghiệp đã chiếm được. Thị phần càng lớn có nghĩa là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, chính điieù này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua đó ta cũng có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là phải trả lời được những câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? Sản xuất như thế nào ? và như vậy có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhânh chongs thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rỉu ro trong kimh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt quyết liệt.
Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thẻ thực hiện trọng tâm hoá sản phẩm vào một số loại sản phẩm cung cấp cho một nhóm người hoặc một vùng thị trường nhất định của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, tạo ra các nét độc đoá riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu ý quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường .
Yếu tố giá cả
Giá của một sản phẩm trên thị trường đượ hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của doanh nghiệp, “khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Giá cả được thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá của sản phẩm: Định giá thấp, định giá ngang thị trường hay là chính sách định giá cao.
Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm từng vùng thị trường.
Chất lượng sản phẩm
Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là “biện pháp nghèo nàn nhất” vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sằng mua với một mức giá cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhiều so với trước.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyen vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...
Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mất khách hàng, mất thị trường , nhanh chóng đi tới chỗ suy yếu và bị phá sản.
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền đẹp, mà nó còn do khách hàng quyết định. Chất lượng là thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên quyết liệt hơn.
Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ:
Nâng cao chất lưọng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ của sản phẩm.
Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường.
Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cỉa thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.
Việc đầu tiên của quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí sản xuất, thu hồi vốn.
Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng. Đây là một hình thức cạnh tranh phi giá cả, gây sự chú ý và thu hút khách hàng.
Các hoạt động như quảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng,..., là những hình thức tốt nhất để giới thiệu về các sản phẩm và doanh nghiệp của mình, từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực
Đây chính những người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào, khối lượng bao nhiêu? Mỗi một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ tới mức bao nhiêu, bằng cách nào.
Cùng với máy móc thiết bị và công nghệ, công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm là do họ quyết định. Trình độ tay nghề cao cùng với một lòng hăng say làm việc là cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đây là tiền đề doanh nghiệp có thể tham gia cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu hay phân phối, quảng cáo,..., đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dây truyền sản xuất công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mãi mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị phần của doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gắn liền với môi trường kinh doanh và do vậy, nó phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về môi trường linh doanh. Một số môi trường kinh doanh bộ phận gồm:
Môi trường kinh tế
Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Nền kinh tế dược ổn định sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên. Mặt khác, nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, và như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ lại trở lên gay gắt. ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này người đó sẽ thắng. Và ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả sẽ tăng, sức mua của người dân bị giảm sút, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, do đó sự cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ khốc liệt hơn.
Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tơi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mức lãi suất đi vay cao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, do vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm đi đặc biệt là đối với các đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính.
Môi trường chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
ổn định về chính trị đem lại sự lành mạnh hóa xã hội, ổn định kinh tế, tạo hành lang thông thoáng cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Hệ thống luật pháp quy định và cho phép những lĩnh vực, những hoạt động và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể tiến hành và những lĩnh vực, những hình thức, mặt hàng...doanh nghiệp không được phép tiến hành. Vì thế nếu những sự quy định này rõ ràng thì sẽ tạo một sân chơi thông thoáng, bình đẳng cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cơ hội để phát triển, do đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Môi trường khoa học công nghệ kỹ thuật
Khoa học công nghệ tác động một cách mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán. Bất kỳ một sản phẩm được sản xuất ra đều phải gắn liền với một công nghệ kỹ thuật nhất định. Công nghệ sản xuất sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Để có thể cạnh tranh trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có đầy đủ chính xác thông tin và thị trường, đối thủ cạnh tranh và biết cách xử lý có hiệu quả, ._.khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ và chính xác nhất.
Khoa học công nghệ mới sẽ tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của từng doanh nghiệp nói riêng, đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định khả năng cạnh tranh của mình.
Môi trường tự nhiên văn hóa xã hội
Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị trí địa lý thuận lợi ở những thành phố lớn phát triển hay trên các trục đường giao thông quan trọng... cũng như nguồn tài nguyên phong phú đa dạng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, giảm chi phí thu được nhiều lợi nhuận song mức độ cạnh tranh tại những vùng này cũng sẽ hết sức quyết liệt buộc các doanh nghiệp phải luôn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển.
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu trình độ văn hoá tác động một cách gián tiếp tới khả năng cạnh tranh của công ty thông qua khách hàng và cơ cấu nhu cầu của thị trường. Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.
Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm ẩn
Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần ) của các công ty khác. Để hạn chế mối đe dọa này các nhà quản lý thường dựng lên các hàng rào như:
Mở rộng khối lượng sản xuất của công ty để giảm chi phí.
Dị biệt hoá sản phẩm (khác biệt hoá sản phẩm ).
Mở rộng khả năng cung cấp vốn.
Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối, tăng đầu tư vốn.
Mở rộng các dịch vụ bổ xung.
Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của chính phủ và lựa chọn đúng đắn thị trường nguyên vật liệu và thị trường sản phẩm.
Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp
Là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm chất lượng hàng hóa khi tiến hành giao dịch với công ty.
Nhà cung cấp có thể chi phối đến công ty là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ tới nhà sản xuất do sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến hành do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra.
Khách hàng (người mua)
Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giá giảm khối lượng, hàng hóa mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng một mức giá...
Các nhân tố tạo ra sự mặc cả lớn cho người mua gồm: khối lượng mua lớn; sự đe doạ của quá trình liên kết giữa người mua khi tiến hành mặc cả với công ty do sử dụng thông tin từ phía nhà cung cấp đối với khách hàng; do sự tập trung lớn của người mua đối với các sản phẩm chưa được dị biệt hoá hoặc các dịch vụ.
Sức ép của sản phẩm thay thế
Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ty. Các công ty đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá cao độ so với sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá vế sản phẩm hoặc sự đổi sản phẩm giữa các công ty trong cùng thị trường. Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt là do các đối thủ cạnh tranh nhiều và gần như cân bằng; do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hiện tại ở mức độ thấp; do các loại chi phí ngày càng tăng; do chưa quan tâm đầy đủ tới quá trình khác biệt hoá sản phẩm hoặc các chi tiết về chi phí; do sự thay đổi của các nhà cung cấp, do các đối thủ cạnh tranh có chiến lược kinh doanh đa dạng, có xuất sứ khác nhau, do những hàng rào kinh tế làm cho công ty khó có thể tự do di chuyển giữa các ngành.
CHƯƠNG 2
Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh tại Hà Nội:
Giới thiệu về công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh:
Công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-UB và số 31/QĐ-UB ngày 2/3/1985 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Mà tiền thân của nó là “tổ thu mua lương thực” sau đó là “Công ty kinh doanh lương thực thành phố Hồ Chí Minh”.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, việc cung cấp lương thực ở toàn miền Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn có nhiều thuận lợi do lượng dự trữ còn nhiều và nguồn bổ sung dồi dào ở thị trường tự do với giá không cao hơn giá Nhà nước.
Từ năm 1978, do chiến tranh biên giới và thiên tai dồn dập, mất mùa làm hạn chế khả năng huy động lương thực nên Nhà nước ta đã phải thực hiện chế độ cung cấp lương thực theo định lượng như miền Bắc. Nhưng chế độ cung cấp theo định lượng đã bộc lộ nhiều nhược điểm như: chất lượng gạo giảm nghiêm trọng gây lãng phí trong tiêu dùng, tình trạng quan liêu, ngăn sông cấm chợ làm cho giá thị trường tự do ngày càng tăng, tư thương thao túng.
Để đối phó với tình trạng trên, Thành Uỷ và UBND Thành phố đã ra quyết định cho Sở Lương thực thành lập “Tổ thu mua” do đồng chí Ba Thi, phó giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo với nhiệm vụ quan hệ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để trao đổi mua bán với giá thoả thuận đem về bán cho các hộ dân với giá đảm bảo kinh doanh. Do đó tình hình thu mua, dự trữ và cung cấp lương thực cho dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bớt phần căng thẳng, giá cả và lượng hàng cung cấp dần dần được ổn định. Tuy vậy cũng còn gặp nhiều khó khăn như thiếu chủ động và tiền vốn, về phương thức kinh doanh.
Để tháo gỡ khó khăn một cách tích cực, Thành phố đã mạnh dạn đề xuất và được Hội đồng Bộ trưởng cho phép thành lập Công ty Kinh doanh lương thực TP HCM vào tháng 7/1980 thay cho “Tổ thu mua lương thực” và vẫn do đồng chí Ba Thi làm giám đốc.
Trong hoạt động kinh doanh, Công ty Kinh doanh lương thực đã áp dụng tích cực các biện pháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất trong thu mua vận chuyển bảo quản xây xát, chế biến nên chất lượng lương thực tốt, giảm hao phí, mất mát... Vào tháng 3 năm 1985, Sở Lương thực Thành phố giải thể và Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập theo các quyết định nói trên của Thành phố, là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến giữa năm 1985, Thành phố áp dụng chế độ kinh doanh lương thực theo một giá thống nhất, chấm dứt tình trạng tăng nhu cầu lương thực một cách giả tạo. Chỉ trong vòng nửa năm đã tiết kiệm được khoảng 135.000 tấn gạo để tham gia ổn định thị trường lương thực ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn quốc nói chung.
Từ năm 1988, sản xuất lương thực của Việt Nam đã có những tiến bộ: lương thực hàng hoá dồi dào, các thành phần tiểu thương được phép tự do buôn bán lương thực trở lại nên vấn đề bán lẻ lương thực cho địa bàn thành phố không còn là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Công ty được phép bổ sung thêm chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và tự xác lập phương hướng kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh lương thực(cả xuất nhập khẩu), Công ty còn đầu tư vào một số lĩnh vực như:
+ Góp vốn cổ phần trong Sài Gòn Công Thương ngân hàng.
+ Góp vốn liên doanh với Công ty Vewong để xây dựng nhà máy bột ngọt “Sài Gòn Vewong” sản xuất 20.000 tấn bột ngọt/năm.
+ Đầu tư xây dựng xí nghiệp liên doanh dầu khí Sài Gòn- Petro
+ Đầu tư vào nhà hàng, khách sạn Ritz, khu du lịch “Con nai vàng” ở Thủ đức.
Để bảo đẩm sự thống nhất quản lý của ngành lương thực, từ đầu năm 1997 Công tr chuyển về trực thuộc và chịu sự quản lý chuyên ngành của Tổng Cty Lương thực miền Nam (quyết định số 03/HĐBT/ QĐ ngày 25/2/1997 của Hội đồng Quản trị Tổng Cty Lương thực miền Nam). Hiện nay Công ty có 27 đơn vị trực thuộc trong đó có 9 xí nghiệp nhà máy và 18 cửa hàng lương thực trung tâm quận, huyện. Công ty có phạm vi hoạt động bao trùm cả nước với một mạng lưới tổ chức kinh doanh (các Chi nhánh) rộng khắp và được trang bị cơ sở vật chất khá lớn. Chi nhánh tại Hà Nội là một trong các đơn vị đó.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh tại Hà Nội
Công ty Lương thực TPHCM là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm lương thực cho thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty đã có Chi nhánh ở một số tỉnh thành trong cả nước, Chi nhánh Cty Lương thực TPHCM tại Hà Nội là một trong số các chi nhánh trực thuộc Cty Lương thực TPHCM.
Chi nhánh Cty LT TPHCM tại Hà Nội được thành lập trên các cơ sở văn bản như :
Tờ trình số 467/TT-LT ngày 29/6/1996 của Công ty Lương thực TP HCM gởi Sở Thương Mại TP HCM về việc xin thành lập Chi nhánh tại Hà Nội, Công văn số 941/TM- TC ngày 11/7/1996 để xin Uỷ Ban Nhân Dân TP HCM. UBND TP HCM có Công văn số 2559/UB-KT của UBND Thành phố Hồ Chí Minh gởi UBND TP Hà Nội v/v Công ty lương thực TP HCM đặt Chi nhánh tại Hà Nội.
Trên cơ sở các văn bản trên UBND TP HN ra quyết định số 3684/QĐ-UB, ngày 1/11/1996 v/v cho phép Cty Lương thực TPHCM đặt Chi nhánh tại Hà Nội.
Trụ sở chính của chi nhánh được đặt ở Km số 9 – Quốc lộ 1A Hoàng Liệt – Thanh Trì Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh:
Dựa trên sự phân công của Công ty và giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp, Chi nhánh có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Nhận làm đại lý bán các mặt hàng lương thực phẩm do các đơn vị trực thuộc Công ty quản lý và các đơn vị khác.
Chủ động phối hợp với các đơn vị sản xuất hàng lương thực thực phẩm chế biến trong ngành, căn cứ tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm.
Chủ động giao dịch với khách hàng ở các tỉnh phía Bắc, nắm bắt thông tin, giá cả thị trường về các mặt hàng chế biến của các đơn vị trực thuộc công ty, các nguyên phụ liệu cho sản xuất. Báo cáo chính xác, kịp thời về công ty để chỉ đạo giá cả, hợp đồng mua bán hoặc thu mua nguyên liệu khi cần thiết.
Tham gia đóng góp ý kiến với các đơn vị chế biến về chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chủ động lập dự toán thu chi hàng năm trình Công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt trên tinh thần tiết kiệm.
Bảo vệ tài sản, hàng hoá được Công ty giao sử dụng.
Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của Nhà nước và chế độ hạch toán của Công ty.
Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao.
Bộ máy quản lý của Chi nhánh:
Sơ đồ Bộ máy quản lý của Chi nhánh
Giám đốc
Phó GĐ kinh doanh
Phó gđ hành chính
Kinh doanh
Tiếp thị
Tổ bán hàng
Tổ chức
Kế toán
Tổ xe
Giám đốc Chi nhánh: Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các hoạt động của Chi nhánh.
Phó giám đốc: làm tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về công việc được giao.
Kế toán trưởng: là người tham mưu cho giám đốc Chi nhánh trong lĩnh vực tài chính- kế toán. Kế toán trưởng tổ chức quản lý công tác kế toán, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý, bảo vệ tài sản, vật tư tiền vốn, chấp hành đúng các định mức, chỉ tiêu và kỷ luật tài chính của Nhà nước và quy định của Công ty.
Một số cán bộ, nhân viên còn lại thực hiện các công việc được phân công giúp cho Chi nhánh hoạt động đồng bộ và hiệu quả.
Ngành nghề lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh hiện tại thì đơnvị đang kinh doanh ngành hàng lương thực thực phẩm chế biến do các đơn vị trực thuộc Công ty và các đơn vị ngoài Công ty sản xuất.
Tầm hoạt động của Chi nhánh: được phép ký các hợp đồng mua bán, đại lý tiêu thụ với các khách hàng trong nước với số lượng lớn, đối với khách hàng nước ngoài chỉ đượng cung ứng chứ không được phép mua bán trực tiếp.
Chi nhánh Cty LT TP HCM tại Hà Nội tuy mới được hình thành nhưng cũng đã đạt được một số thành công nhất định: trong những năm vừa qua, Chi nhánh là một trong những chi nhánh đạt mức tiêu thụ sản lượng lớn của Cty Lương thực TP HCM. Có được thành tích đó là do chi nhánh đã có một bề dầy lịch sử, quá trình kinh doanh ở miền Bắc hơn chục năm. Trước khi Chi nhánh được chính thức thành lập (tháng 11 năm 1996), từ năm 1990, Chi nhánh đã là một “Trạm trung chuyển” làm nhiệm vụ tiếp nhận sản phẩm mì ăn liền Colusa của xí nghiệp trực thuộc Cty LT TP HCM chuyển ra để phân phối bán cho khu vực thị trường miền Bắc
Ngay ở giai đoạn này, Trạm trung chuyển Cty LT TP HCM tại Hà Nội đã luôn đạt mức doanh thu từ 10-11 tỷ đồng Việt Nam/năm và được Cty đánh giá là đơn vị có mức doanh thu lớn nhất so với các đơn vị trực thuộc khác trong cả nước.
Từ cuối năm 1996, việc Cty đã đổi tên “Trạm trung chuyển” lương thực thành Cty Lương thực TP HCM tại Hà Nội, việc Chi nhánh được chính thức thành lập theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội đã tạo cơ sở pháp lý và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường mà trước hết là việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đồng thời Cty cũng tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Chi nhánh tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Chi nhánh.
Trong thời gian này, Chi nhánh không chỉ tiếp nhận sản phẩm mì ăn liền Colusa mà còn mở rộng thêm các mặt hàng khác như: dầu ăn, bột mì, nước tương, nui và mì sợi... do các xí nghiệp trực thuộc Cty sản xuất. Nhờ đa dạng mặt hàng kinh doanh mà doanh thu hàng năm của Chi nhánh vẫn đạt được ở mức khá cao từ 15-16 tỷ đồng/năm, vẫn giữ vững vị trí hàng đầu của toàn Công ty. Nhờ những thành tích đạt được Chi nhánh đã được Cty tặng thưởng rất nhiều bằng khen.
Tình hình cạnh tranh của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh tại Hà Nội:
Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây:
Tổng doanh thu:
Bảng 1: Doanh thu của Chi nhánh công ty lương thực TP HCM tại Hà Nội trong ba năm 1998 - 1999 và 2000.
Đơn vị : Triệu đồng
Sản phẩm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Bột mì
0.00
0
4867.66
20.39
Mì ăn liền
15417.22
82.53
16960.46
81.72
14636.87
61.32
Dầu ăn
2597.685
13.91
3056.1
14.72
3361.71
14.08
TPCB khác
664.776
3.56
738.64
3.56
1002.24
4.20
Tổng doanh thu
18679.68
100
20755.20
100
23868.48
100
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, doanh thu năm 2000 đạt mức cao nhất: 23868.48 triệu đồng, năm 1998 có mức doanh thu thấp nhất: 18679.68 triệu đồng, năm sau đều tăng hơn năm trước, kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển.
So sánh năm 1999 với năm 1998 thì doanh thu tăng 2075.52 triệu đồng, tương ứng bằng 11%. Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 3113.28 triệu đồng, tương ứng bằng 15% không những tổng doanh thu hàng năm tăng lên mà doanh thu các loại hàng cũng tăng, cơ cấu các loại hàng cũng có sự thay đổi, đa dạng hoá các sản phẩm.
Năm 1998 tổng doanh thu là 18679.68 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền là 15417.22 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82.53%, doanh thu của mặt hàng dầu ăn là 2597.685 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13.91% còn doanh thu của các mặt hàng thực phẩm chế biến khác là 664.776 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.36%. Như vậy trong năm 1998 mặt hàng kinh doanh chính của Chi nhánh là mì ăn liền, chiếm hơn 80% chi nhánh cần có những biện pháp nhằm khuyếch trương hơn nữa mặt hàng mì ăn liền để doanh thu tăng cao hơn nữa.
Năm 1999 tổng doanh thu là 20755.2 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền là 16960.46 triệu đồng, chiếm 81.72%, doanh thu mặt hàng dầu ăn trong năm là 3056.1 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.72% còn doanh thu do các mặt hàng TPCB khác là 738.64 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.56%. Trong năm 1999 này, Chi nhánh đã có những chính sách quảng cáo phù hợp đối với mặt hàng mì ăn liền, do đó doanh thu vẫn tăng hơn so với năm trước và vẫn là mặt hàng chủ yếu (chiếm hơn 80%) của Chi nhánh, tuy nhiên tỷ trọng của mặt hàng này giảm hơn ít chút so với năm 1998, trong khi đó trong năm 1999 mặt hàng dầu ăn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao hơn năm 1998. Như vậy bên cạnh mặt hàng mì ăn liền, Chi nhánh cũng phải quan tâm hơn đối với những mặt hàng khác như dầu ăn, bởi vì những mặt hàng này rất có khả năng đem lại doanh thu cao hơn cho Chi nhánh trong những năm tới.
Năm 2000 tổng doanh thu là 23868.48 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền mang lại là 14636.87 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61.32%, doanh thu mặt hàng dầu ăn là 3361.71 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.08%, doanh thu các mặt hàng TPCB khác là 1002.24, chiếm tỷ trọng là 4.2%. Trong năm 2000 này, Chi nhánh kinh doanh thêm mặt hàng mới: Bột mì, tuy mới thâm nhập vào thị trường miền Bắc song mặt hàng này đã đạt mức tiêu thụ đáng kể, đem lại cho Chi nhánh một nguồn doanh thu khá lớn: 4867.66 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20.39%. Trong những năm tới mặt hàng này rất có thể đem lại nguồn thu lớn hơn cho chi nhánh. Mặt hàng mì ăn liền trong năm 2000 này có xu hướng tiêu thụ chậm hơn so với năm 1999, nguyên nhân của tình trạng này là do trên thị trường xuất hiện thêm nhiều hãng mì mới, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, giá lại rẻ hơn so với giá mì của Chi nhánh, bên cạnh đó Chi nhánh vẫn chưa thay đổi phương thức quảng cáo cho phù hợp với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Tóm lại, doanh thu của Chi nhánh vẫn tăng đều qua từng năm, song mức doanh thu mặt hàng truyền thống (mì ăn liền) có xu hướng giảm, do đó bên cạnh việc phát huy khả năng tiêu thụ của các mặt hàng như dầu ăn, bột mì thì Chi nhánh cũng không thể coi nhẹ việc tìm cách đẩy mạnh hơn nữa mức tiêu thụ cuả mặt hàng mì.
Lợi nhuận:
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu tìm kiếm của các doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong ba năm: 1998,1999 và 2000
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
I. Tổng doanh thu
18679.68
20755.20
23868.48
Các khoản giảm trừ
90.38
112.98
135.58
Doanh thu thuần
18589.30
20642.22
23732.90
Giá vốn hàng bán
17286.64
19207.38
22088.49
Lợi tức gộp
1302.65
1434.84
1644.42
II. Chi phí
1042.39
1158.21
1331.94
Chi phí bán hàng
506.03
562.25
646.59
Chi phí quản lý
536.36
595.96
685.35
Lợi tức thuần từ HĐKD
260.27
276.63
312.48
Lợi tức HĐTC
76.74
85.26
98.05
Lợi tức bất thường
62.30
92.30
Tổng lợi tức trước thuế
337.00
424.19
502.83
III. Lợi tức sau thuế
287.00
364.19
437.83
Từ số liệu Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ta nhận thấy: doanh thu của chi nhánh trong ba năm có xu hướng tăng, trong khi đó chi phí của Chi nhánh qua từng năm cũng tăng lên, song việc tăng chi phí không ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm của Chi nhánh, bởi vì tốc độ tăng chi phí hàng năm luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, cụ thể là:
Tốc độ tăng doanh thu của năm 1999 gấp 1.1 lần so với năm 1998, trong khi đó tốc độ tăng chi phí năm 1999 gấp 1.07 lần so với năm 1998. Tốc độ tăng doanh thu của năm 2000 gấp 1.15 lần so với năm 1999, còn tốc độ tăng chi phí của năm 2000 chỉ gấp 1.12 lần so với năm 1999, trong đó chi phí quản lý hàng năm đều cao hơn chi phí bán hàng vì chi nhánh chưa xây dựng cơ sở vật chất, văn phòng và kho phải đi thuê với chi phí cao. Như vậy, tốc độ tăng doanh thu hàng năm của chi nhánh luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí, do đó mức lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mỗi năm một tăng, năm 1999 so với năm 98 tăng 6.28%, năm 2000 so với năm 99 tăng 12.93%, cùng thời kỳ đó lợi tức hoạt động tài chính và cá hoạt động khác cũng tăng lên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp và thuế nộp cho nhà nước đều tăng. Lợi tức trước thuế của Chi nhánh năm 2000 so với 1999 bằng 149.2%, cùng thời kỳ lợi tức sau thuế tăng 52.54%, thuế nộp cho nhà nước tăng 28%. Điều này chứng tỏ công việc kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả. Chi nhánh đã biết cách tăng chi phí hợp lý cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng, điều này đã kích thích mức doanh thu hàng năm tăng lên, ngoài ra Chi nhánh cũng đã có những biện pháp hợp lý nhằm đạt được mức lợi nhuận hàng năm tăng lên như dự kiến.
Tình hình nhân sự:
Theo báo cáo nhân sự năm 2000 của chi nhánh
Bảng 3: Tình hình nhân sự của Công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội
Bảng 6 : Tình hình nhân sự
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Tăng (+) giảm (-)
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tổng số lao động
16
100
19
100
3
Lao động gián tiếp
6
37,5
7
36,8
1
Trong đó:
Ban giám đốc
2
2
-
Kế toán
3
4
1
Hành chính
1
1
-
Lao động trực tiếp
10
62,5
12
63,2
2
Cơ cấu theo giới tính
16
100
19
100
-
Nam
11
68,75
13
68,4
2
Nữ
5
31,25
6
31,6
1
Trình độ văn hóa
16
100
19
100
-
Đại học
3
18,75
4
21,05
1
Trung cấp
4
25
6
31,60
2
CNKT
2
12,50
2
10,50
0
Phổ thông trung học
3
18,75
3
15,80
0
LDD phổ thông
4
25
4
21,05
0
Từ bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động của chi nhánh năm 2000 so với năm 1999 tăng 3 người. Lực lượng lao động của chi nhánh được chia ra làm hai bộ phận:
Lao động gián tiếp chiếm 37,5% trong tổng số lao động. Lực lượng này có trình độ trung cấp trở lên, có bộ phận 100% nhânviên có bằng đại học.
Lao động trực tiếp chiếm 62.5%. Tỷ lệ nam chiếm 68% trong tổng số lao động và cao hơn tỷ lệ nữ.
Trình độ chuyên môn của nhân viên Chi nhánh tuy chưa cao nhưng đã tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ, số cán bộ có trình độ đại học năm 1999 chỉ có 3 người, chiếm 18.7%, năm 2000 đã tăng thêm 1 người, nâng tỷ trọng số lao động có trình độ đại học lên 21%, so với tỷ trọng (50%) mà Chi nhánh đề ra thì còn quá thấp. Cán bộ có trình độ trung cấp hiện nay là lớn nhất gồm 6 người chiếm 31.6% so với năm 99 đều tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, tuy vậy so với yêu cấu còn thấp. Vì vậy Chi nhánh cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.
Những yếu tố phả ánh khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực TP HCM – Chi nhánh tại Hà Nội
Về cơ cấu sản phẩm:
Trong những năm trước đây thì mặt hàng kinh doanh chủ yếu của đơn vị là mì ăn liền, sau đó là dầu ăn và các thực phẩm chế biến khác như tương cà, tương ớt, nước tương, bột ngọt…
Nhưng trong năm 2000 tình hình cạnh tranh của sản phẩm mì ăn liền rất gay gắt. Những sản phẩm mới được tung ra với mọi thủ đoạn nhằm đè bẹp sản phẩm mì đã có từ trước tới nay để thâm nhập thị trường, tuy thế mặt hàng mì ăn liền Colusa trên thị trường phía Bắc vẫn là mặt hàng chủ yếu đảm bảo doanh thu cho chi nhánh. Nhận thức rõ vấn đề chiến lược sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh quan trọng cho nên chi nhánh đã mở rộng mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh phong phú hơn, đa dạng hơn. Năm 1998 chi nhánh chỉ có 4 mặt hàng kinh doanh nhưng con số đó đã tăng lên đến 10 vào năm 2000, đã có thêm mặt hàng bột mì, mì nui, bánh kẹo Lubico, gia vị… Danh mục mặt hàng của chi nhánh ngày càng được mở rộng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trưòng. Các mặt hàng tăng thêm đã góp phần lấp đầy khoảng trống của thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh của Cty lương thực thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 : Cơ cấu sản phẩm của chi nhánh trong 3 năm
Sản phẩm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng (%)
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng
Bột mì
0.00
0.00
1563.00
49.52
Mì ăn liền
915.66
82.01
1017.40
81.11
1322.62
41.90
Dầu ăn
172.73
15.47
201.79
16.09
232.06
7.35
Bánh kẹo Lubico
15.3
0.48
Nước tưong
10.57
0.33
Tổng hàng bán ra
1116.54
97.48
1254.37
97.20
3156.38
99.59
Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm ta thấy mặt hàng mì ăn liền vẫn là mặt hàng chủ đạo của Chi nhánh, tuy tỷ trọng năm 2000 có giảm xuống từ 81% giảm xuống còn 42%. Đây là sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá có cao hơn các sản phẩm cùng loại của các công ty khác nhưng mì ăn liền Colusa vẫn đưọc người tiêu dùng lựa chọn. Hiện nay sản phẩm này có mặt hầu hết ở nội ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn Tây, Lạng sơn….
Có thể nói rằng, hiện nay tình hinhf cạnh tranh trên thị trường lương thực thực phẩm chế biến xảy ra khá quyết liệt. Các đối thủ trên thương trường ra sức chạy đua để dành lấy thị phần của mình nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Nhất là trong cơ chế nền kinh tế mở, không những phải đối đầu với các công ty trong nước mà còn có cả các công ty nước ngoài nữa. Cho nên để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy sôi động chi nhánh đã mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình từ bốn mặt hàng năm 98, năm 99 tăng lên 6 mặt hàng và năm 2000 tăng lên 10 mặt hàng. Trong đó bột mì là một trong những mặt hàng mới nhưng đã chiếm tỷ trọng khá cao trở thành mặt hàng chủ yếu có tỷ trọng lớn nhất trong năm 2000 (49.52%) thứ hai sau mì ăn liền đem lại doanh số cao cho chi nhánh, bánh Lubico chiếm tỷ trọng rất ít (0.48%) đây là mặt hàng mới cho nên chưa chiếm lĩnh được thị trường
Bên cạnh việc mở rộng mặt hàng kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh chi nhánh còn phải quan tâm đến giá sản phẩm bán ra của mình so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Những yếu tố về giá cả:
Trong cơ chế thị trường hiện nay giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định trong sự thành bại của ddonah nghiệp trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. Do đó bên cạnh việc nâng cao chát lượng sản phẩm thì việc tìm ra giải pháp để hạ giá thành sản phẩm đang là vấn đề rất được các doanh nghiệp chú trọng. Doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình đạt chất lượng tốt nhưng giá cả thấp, đáp ứng được sự mong muốn của người tiêu dùng, sản phẩm của mình bán được nhanh được nhiều, chiến thắng mọi đối thủ cạnh tranh khác.
Hiện nay giá mì của chi nhánh có một số loại cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh.
Dưới đây là bảng giá một số sản phẩm mì ăn liền ở Hà Nội
Bảng 5 : Bảng giá mì ăn liền trên thị trường Hà Nội
Số TT
Tên sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Giá bán của chi nhánh
Tên công ty
Giá bán
1
Mì ly
Acecook
2200 đ/ly
2500 đ/ly
2
Mì tôm Yum
Hà Việt
1200 đ/gói
1500 đ/ gói
3
Mì thịt xào
Vị Hương
1300 đ/gói
900 đ/gói
4
Mì gà đặc biệt
Miliket
1500 đ/gói
1400 đ/gói
5
Mì bò
Miliket
1000 đ/gói
900 đ/gói
Vifon
1100 đ/gói
6
Mì gà
Aone
1300 đ/gói
1150 đ/gói
7
Mì chay
Vị Hương
1000 đ/gói
900 đ/gói
8
Mì Kraft
Miliket
900 đ/gói
1000 đ/gói
Vifon
850 đ/gói
9
Mì gà sate
Vifon
1000 đ/gói
1200 đ/gói
Qua bảng trên, chúng ta thấy giá một số loại mì như mì thịt xào, mì bò, mì gà, mì chay của Chi nhánh thấp hơn giá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Vị Hương, Miliket, Vìon, Aone, cho nên số lượng các loại mì đó của Chi nhánh bán ra rất lớn, hàng bán ra với tốc độ nhanh, không có hàng tồn đọng. Ngược lại một số loại mì khác như mì ly, mì tôm Yum, mì Kraft đen, mì gà sate, giá bán của Chi nhánh cao hơn giá mì cùng loại của các đối thủ cạnh tranh tới hơn 10%, có loại rất cao như mì gà sate cao hơn của Vifon 20% (cao hơn 200 đồng một gói), mì tôm Yum cao hơn Hà Việt tới 25% (hơn 300 đồng/gói ). Các loại hàng đó bán ra rất chậm, số lượng bán ra được ít.
Đây là một vấn đề mà Chi nhánh và công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm tìm mọi biện pháp ddể giảm giá của các loại hàng đó mà vẫn bảo đảm chất lượng hàng.
Hiện nay giá bán sản phẩm ở Chi nhánh được xác định như sau:
P = Ztb + thuế + lợi nhuận
Trong Ztb bao gồm giá thành xuất xưởng( giá bán buôn ) của các xí nghiệp sản xuất là thành viên của Công ty, chi phí vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra, chi phí quản lý và chi phí bán hàng của Chi nhánh.
Do đặc thù của Chi nhánh Công ty lương thực TP. HCM tại Hà Nội là một đơn vị đại diện cho Công ty có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng của các đơn vị trực thuộc Công ty. Do đó việc hạ giá bán sản phẩm ở Chi nhánh phải được thực hiện bằng nhiều cách. Một mặt, Chi nhánh đề nghị Công ty yêu cầu các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị vận chuyển trực thuộc giâmr giá bán, giảm chi phí vận chuyển cho chi nhánh Hà Nội. Mặt khác bản thân Chi nhánh Hà Nội phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thậm chí trong trường hợp cần thiết phải xem xét lại tỷ lệ lãi của các loại sản phẩm đó hợp lý chưa và có thể phải giảm bớt để đảm bảo mức giá hợp lý, bằng hoặc thấp hơn, giá các loại mì cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Trong việc sử dụng công cụ giá để cạnh tranh, không những Chi nhánh có biện pháp hạ giá bán sản phẩm mà còn sử dụng chính sách giá phân biệt đối với từng mặt hàng ngoài chiết khấu chung 1.5% còn có chiết khấu bổ sung cho từng mặt hàng như sau: mì giấy kiếng 2%, mì giấy Kraft 4%, dầu ăn 2.5%) nhằm tạo sự linh hoạt về giá cả trong từng thời kỳ, giai đoạn sao cho phù hợp tình hình cụ thể.
Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Do mặt hàng mì ăn liền hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh kể cả đơn vị trong nước cũng như đơn vị liên doanh. Một vấn đề tất yếu là phải cạnh tranh. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng giá cả thì việc cạnh tranh bằng chất lượng đóng một vai trò không nhỏ. Những sản phẩm mì mà Chi nhánh kinh doanh luôn luôn đạt tiểu chuẩn về chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm toàn phần từ 7-10%, chất béo > 15%, muối <5% và một số loại vitamin và chất khoáng khác.
Trong thời gian vừa qua, mặt hàng mì ăn liền đã có thêm sản phẩm mới với hương vị mới lạ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao làm tăng thêm độ hấp dẫn về khẩu vị của người thưởng thức. Mì ăn liền Colusa khi bán ra thị trường phải đạt và tuân thủ những qui định về cảm quan
Hình dáng: vuông vắn, bằng phẳng không sứt mẻ, lồi lõm.
Đặc đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0013.doc