Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ phần Thiết bị & Công nghệ

LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp thiết yếu không thể thiếu đối với từng người dân và từng vùng kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa luôn có sự gia tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Các sản phẩm nhựa trong những năm gần dây cũng được đánh giá cao, mức độ cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã. Hàng loạt các công ty nhựa cũng quan tâm đến đầu tư trang bị kỹ thuật vào từng công đoạn để

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ phần Thiết bị & Công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu của đối tác trên thế giới. Giá cả sản phẩm nhựa luôn phụ thuộc vào sự biến động thị trường thế giới do phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các công ty kinh doanh các loại nguyên liệu và phụ gia phục vụ cho các ngành công nghiệp nhựa và CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ là một trong những công ty rất phát triển trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề này. Cho đến nay công ty đã thiết lập được một mạng lưới hệ thống các khách hàng trên toàn bộ khu vực từ Đà Nẵng đến hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Mặt khác đối với nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cùng với thực tế hoạt động kinh doanh của công ty mà em đã tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ ’’ làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Cơ cấu và nội dung chuyên đề tốt nghiệp được trình bày như sau: Chương I: Những lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ . Chương III : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS_TS .NGUYỄN DUY BỘT và các cán bộ phòng kinh doanh và kế toán của Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ . En xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS:NGUYỄN DUY BỘT và các cán bộ phòng kinh doanh và kế toán tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG I:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. Kinh doanh Khi nói về quan niệm kinh doanh thì có rất nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau nhưng theo quan niệm của kinh tế thương mại thì kinh doanh được định nghĩa như sau “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời’’. Như vậy ta thấy kinh doanh không nhất thiết là phải thực hiện toàn bộ các công đoạn từ mua hàng, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm mà tuỳ khả năng tiềm lực của các doanh nghiệp mà họ thực hiện được một hoặc một số công đoạn nào đó mà thôi. Riêng đối với doanh nghiệp thương mại với các chức năng sau : Chức năng lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng này đến lĩnh vực tiêu dùng, chức năng tiếp tục quá trình sản trong khâu lưu thông, chức năng dự trữ hàng hoá và điều hoà cung cầu sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn và ngày càng thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng Trong thực tế người ta rất hay nhầm kinh doanh với hoạt động kinh tế khác nên có thể phân biệt kinh doanh với các hoạt động kinh tế khác thông qua các đặc tính chủ yếu sau: Thứ nhất :Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là một cá nhân ,hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế. Thứ hai:Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, chụi chi phối của các quy luật thị trường. Thứ ba: Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn.Chủ thể kinh doanh sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu ,máy móc thiết bị …hay hàng hoá để tiến hành sản xuất hoặc kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu của kinh doanh thương mại là tạo ra lợi nhuận . Nhưng vì mỗi doanh nghiệp một lúc có rất nhiều nhu cầu và không phải lúc nào cũng thoã mãn ngay được tất cả các nhu cầu đó, nên đòi hỏi phải có sự phân loại các nhu cầu, nghĩa là phải có sự lựa chọn các mục tiêu .Do đó việc lựa chọn các mục tiêu này thường được biểu diễn dưới dạng “Tháp mục tiêu ’’. Trong đó những mục tiêu quan trọng và dễ có khả năng thực hiện nhất đối với doanh nghiệp được xếp lên đỉnh tháp và cứ như thế tuần tự cho đến mục tiêu lâu dài nhất đòi hỏi phải được thực hiện trong khoảng thời gian lâu dài hơn . Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá thì thường có năm mục tiêu sau: Khách hàng, chất lượng, đổi mới, lợi nhuận và cạnh tranh. Do đó để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tìm kiếm và khai thác các nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường sao cho với chi phí bỏ ra là tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất . 2. Hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì đều mong muốn tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình kinh doanh đều đạt được hiệu quả kinh doanh.Vì vậy khi đề cập đến vấn đề hiệu quả kinh doanh thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Sau đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh Quan điểm 1: “Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được trong hoạt động kinh tế là doanh thu tiêu thụ hàng hoá ’’. theo quan điểm trên thì hiệu quả kinh doanh được xem xét dưới góc độ doanh thu tiêu thụ hàng hoá có nghĩa là doanh thu tiêu thụ hàng hoá là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh .Trên thực tế thì quan điểm này không còn phù hợp nữa bởi vì nếu một doanh nghiêp có mức doanh thu tiêu thụ cao mà chi phí bỏ ra để đầu tư cho sản xuất tiêu thụ còn cao hơn doanh thu thì doanh nghiệp đó không thể coi là đạt hiệu quả kinh doanh được . Quan điểm 2: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của hiệu quả và tăng thêm của chi phí ”. Theo quan điểm này thì doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh trong một kỳ khi mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí tức là đã sử dụng chỉ tiêu tương đối để phân tích nhưng nếu xem xét về mức tuyệt đối giữa doanh thu và chi phí trong kỳ thì có thể doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Quan điểm 3: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của các doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất có thể, hiệu quả phải, gắn liền với, việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp .’’. Theo quan điểm này thì hiệu quả kinh doanh được biểu dưới dạng công thức sau : Mục tiêu hoàn thành Hiệu quả kinh doanh (H) = Nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu Theo quan điểm trên thì hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu và việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quan điểm tiến bộ hơn các quan điểm trước kia vì đối với quan điểm trước kia thì luôn cho rằng doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả kinh doanh thì lúc nào cũng phải tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng đối với quan điểm này thì không phải lúc nào để đạt hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng là giảm chi phí mà sử dụng các chi phí đó như thế nào tức là có những chi phí ta cần phải giảm nếu không cần thiết cho doanh nghiệp bên cạnh đó cũng có những chi phí ta phải tăng để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Quan điểm 4: “ Hiệu quả kinh doanh phản ánh quá trình sử dụng các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định vào tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh’’. Theo quan điểm này thì ta có thể biểu diễn hiệu quả kinh doanh dưới công thức sau Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) = Chi phí đầu vào Từ công thức này cho ta thấy: +Nếu H>1 tức là kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào thì doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thu được khoản lợi nhuận=kết quả đầu ra – chi phí đầu vào +Nếu H<1 tức là bỏ ra một số vốn cao hơn kết quả mà ta thu hội được thì doanh nghiệp kinh doanh không thu được lợi nhuận mà còn lỗ một khoản chính = kết quả đầu ra – chi phí đầu vào . Tóm lại ta thấy từ các quan điểm hiệu quả kinh doanh ta có thể đưa ra một quan điểm về hiệu quả kinh doanh đầy đủ và chính xác như sau : “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với các chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ’’ 3. Phân loại hiệu quả kinh doanh. 3.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh .Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh . Hiệu quả kinh tế -xã hội là sự đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,tăng năng suất lao động xã hội,tích luỹ ngoại tệ ,tăng thu cho ngân sách ,giải quyết việc làm ,cải thiện đời sống nhân dân … Mặt khác ta thấy hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau .Trong nền kinh tế thị trường thị hiệu quả kinh tế cá biệt được đặt lên hàng đầu vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh. Nhưng xét trong toàn bộ nền kinh tế thì điều quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội , đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển ..Hiệu quả kinh tế -xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại .Bởi vậy, nhà nước cần có chính sách bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và người lao động trên quan điểm cơ bản là đặt hiệu quả kinh doanh trong hiệu quả kinh tế -xã hội 3.2.Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một sản phẩm nào đó với nguồn vật lực nhất định và khi doanh nghiệp mang sản phẩm đó bán ra trên thị trường đều mong muốn tối đa hoá lợi nhuận thông qua giá cả song chính thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm .Sở dĩ như vậy là do thị trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá trị đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, phải thông qua một mức giá cả do chính thị trường quyết định . Xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra tiến hành hoạt động kinh doanh suy đến cùng cũng đều là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí lao động xã hội được biểu hiện dưới dạng chi phí cụ thể sau: +Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. +Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm. Bản thân mỗi loại chi phí trên có thể phân chia chi tiết theo những tiêu thức nhất định .Do đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động thương mại cần phải đánhgiá hiêu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây đồng thời đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí . Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp để giảm chi phí cá biệt và giảmchi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. 3.3. Hiệu quả tuyết đối và hiệu quả so sánh . Mục tiêu của kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng là thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất với một nguồn lực nhất định .Vì vậy các nhà quản lý kinh doanh phải xây dựng rất nhiều các phương án kinh doanh khác nhau với các chi phí và hiệu quả khác nhau .Từ các phương án đó các nhà quản lý kinh doanh tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra một phương án tối ưu nhất. Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra..Chẳng hạn , tính toán mức lợi nhuận thu đượctừ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồng vốn bỏ ra . Người ta chỉ xác định hiệu quả tuyệt đối trong trường hợp khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó , để biết được những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì và từ đó đi đến quyết định có nên bỏ chi phí hay không cho thương vụ đó . Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Do đó ta thấy hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án, từ đó cho phép lựa chọn một các làm,một phương án có hiệu quả cao nhất. Qua đây ta thấy hiệu quả tuyết đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau song chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn cứ của nhau.Thật vậy , người ta xác định hiệu quả so sánh trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối và từ hiệu quả so sánh đó sẽ xác định được phương án tối ưu nhất .Nói một cách khác,trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án,người ta so sánh mức hiệu quả của từng phương án và tìm ra mức chênh lệch về hiệu quả giữa các phương án đó chính là hiệu quả so sánh . II.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ NÓI RIÊNG Trước hết, ta thấy sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại , nếu không tính đến vận may , chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp thương mại biết kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài. Do vậy chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu quyết định của môi trường kinh doanh,sự am hiểu tính phức tạp và tính biến động của môi trườngkinh doanh thì doanh nghiệp mới đề ra được chiến lược và kế hoạch kinhdoanh đúng đắn . Đặc biệt, hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh biến động với những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự báo một cách sát thực tế là rất phổ biến.Sự biến động của môi trường kinh doanh có thể dẫn đến những cơ hội hay nguy cơ đối với doanh nghiệp .Những cơ hội là những điều kiện môi trường kinh doanh phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp,tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi .Những nguy cơ đối với doanh nghiệp là điều kiện của môi trường vận động trái chiều với nguồn lực của doanh nghiệp ,gây ra những nguy cơ như giảm doanh thu lợi nhuận hoặc thiệt hại với doanh nghiệp ,bị mất thị trường mất khách hàng. Như vậy môi trường kinh doanh một mặt tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội đấy. Mặt khác môi trường kinh doanh cũng tạo ra những nguy cơ và rủi ro nếu doanh nghiệp không nắm bắt được những cơ hội đó. Đối với Công ty Cổ phầnThiết bị và Công nghệ là doanh nghiệp kinh doanh một số mặt hàng chính trong đó có mặt hàng là hạt màu .Doanh nghiệp phải nhập hạt màu từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới nên nó chụi ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố trong nước và nước ngoài.Chính vì vậy nó cũng chính là tác nhân của môi trường kinh doanh.Do đó doanh nghiệp muốn tồn taị và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì phải tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 1. Môi trường vĩ mô . Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Môi trường vĩ mô là môi trường đa yếu tố. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Do đó môi trường vĩ mô là những nhân tố không thể kiểm soát được và tác động đến hoạt động kinh doanh theo những xu hướng khác nhau. Nó vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các yếu tố của môi trường vĩ mô để tìm cách thích ứng với xu hướng biến động của nó để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất. 1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật Trong nền kinh doanh hiện đại , các yếu tố chính trị và luật pháp ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố chính trị và pháp luật ổn định rõ ràng, minh bạch có thể tạo thuận lợi cho kinh doanh . Sự thay đổi và sự biến động đều có thể tạo ra những cơ hội hay nguy cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục ,nhanh chóng không thể dự báo trước. Vì vậy, để thành công trong kinh doanh doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu ,phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật ,cùng với xu hướng vận động của nó bao gồm: + Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoại thương . + Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành chúng. + Các luật về thuế, về bảo vệ môi trường sinh thái, ô nhiễm + Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của nhà nước ,của các địa phương. + Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội . + Các quy định của chính phủ về cạnh tranh , chống độc quyền,về việc cho khách hàng vay tiêu dùng,về việc cho thuê mướn và khuyến mại +Các quy định về bảo vệ quyền lợi của công ty, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ công chúng. 1.2. Yếu tố kinh tế . Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Nó quy định các phương thức và cách thứcdoanh nghiệp thương mại sử dụng các nguồn lực của mình .Sự thay đổi các yếu tố kinh tế đều tạo ra cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. Do vậy để doanh nghiệp kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phân tích dự báo các nhân tố kinh tế sau cùng với xu hướng vận động của nó. Thứ nhất:Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng sự mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp . Thứ hai :Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. Thứ ba: Xu hướng đóng hoặc mở của nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp vì nó có thể tạo ra những cơ hội phát triển của doanh nghiệp này nhưng lại tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp khác, làm thay đổi các chiến lược cạnh tranh và cách thức sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp. Thứ tư: Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả thực của doanh nghiệp .Nó còn ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư , ảnh hưởng xu hướng tiêu dùng của dân cư, kìm hãm sự phát triển của dân cư. Tóm lại ta thấy lạm phát làm cho doanh nghiệp khó dự đoán trước được tương lai . Tuy nhiên không phải mọi yếu tố kinh tế biến động đều có ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp thương mại cụ thể .Vì vậy, từng doanh nghiệp thương mại trong họat động kinh doanh của mình phải nghiên cứu lựa chọn các yếu tố kinh tế nào có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì người ra phải chú ý đến các dự báo kinh tế.Dự báo kinh tế là cơ sở để dự báo nghành kinh doanh và sau đó dự báo hoạt động thương mại của doanh nghiệp . Dự báo kinh doanh của doanh nghiệp Dự báo kinh tế Dự báo ngành kinh tế Theo quá trình trên, dự báo kinh tế tiên lượng tỷ lệ phát triển kinh tế, lạm phát , lãi suất, mức tiết kiệm xu hướngtiêu dùng của dân cư ,tỷ giá hối đoái…Từ các số liệu nói trên giúp chúng ta xác định được GDP, DNP , đồng thời kết hợp các chỉ số khác giúp chúng ta dự báo được sự phát triển của ngành kinh doanh.Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành dự báo kinh doanh để ước tính khả năng tham gia thị trường,mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên các thị trường cụ thể . 1.3.Yếu tố khoa học- công nghệ . Yếu tố khoa học – công nghệ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Trong thời đại ngày nay, công nghệ mới phát triển như vũ bão,mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không nhiều thì ít.Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bán hàng. Đối với doanh nghiệp thương mại việc cung ứng sản phẩm mới, tiên tiến phù hợp với xu thế và chiều hướng tiêu dùng ngày càng là một đòi hỏi cấp thiết.Mặt khác, việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học- công nghệ trong hoạt động thương mại cũng làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cách cung ứng phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng,kiểm tra, kiểm kê. Vì vậy , khi nghiên cứu các yếu tố khoa học –công nghệ phải chú ý các yếu tố khoa học –công nghệ sau: +Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách nhà nước, từ các ngành kinh doanh và của doanh nghiệp +Đào tạo và đào tạo lại các cán bộ công nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật của doanh nghiệp +Trang bị các phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh và trong quản trị doanh nghiệp. Vì cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ảnh hưởng đến nguồn lực mà xã hội huy động cóthể sử dụng đồng thời tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. +Kinh doanh các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến ,hiện đại và chuyển giao công nghệ mới +Tự động hoá và sử dụng người máy +Áp dụng các hình thức kinh doanh tiên tiến và hiện đại … 1.4.Yếu tố văn hóa - xã hội . Yếu tố văn hoá – xã hội là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng của cá nhân .Do đó những thay đổi trong những yếu tố văn hoá –xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại , đặc biệt những doanh nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng cho dân và những mặt hàng có liên quan đến nghề nghiệp,phong tục tập quán, tôn giáo lễ tết…. Sau đây là một số yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng: - Thu nhập tiêu dùng của khách hàng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng và chất lượng đáp ứng của doanh nghiệp. - Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội cũng ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức tiêu dùng của dân cư. - Quy mô dân số ảnh hưởng tới dung lượng thị trường , bởi vì quy mô dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng của họ càng lớn và càng đa dạng từ dó doanh nghiệp doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn với quy mô hàng hoá ngày càng phong phú . Hiện nay, dân số Việt Nam cũng được xếp vào một trong 10 nước có dân số đông trên thế giới mà nhu cầu tiêu dùng về các hàng hoá như bao bi mỹ phẩm và bao bì thực phẩm, linh kiện điện tử,… ngày càng gia tăng và nhu cầu màu sắc các sản phẩm ngày càng phong phú . Do đó điều đó thúc đẩy cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều. 1.5.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. - Các yếu tố cơ sở hạ tầng có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hay gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông giao thông vận tải(đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ ); hệ thống thông tin ( bưu điện, điện thoại, viễn thông,); hệ thống bến cảng nhà kho,cửa hàng cung ứng xăng dầu . Đối với các nước phát triển thì thường có cơ sở hạ tầng tốt , đó là một một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Còn ở các nước nghèo thì cơ sở hạ tầng thấp kém sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh. -Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp .Những sự biến động của tự nhiên như nắng, mưa, bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh,… cũng ảnh hưởng quá trình vận chuyển hàng hoá chủ yếu hạt màu của công ty cổ phần thiết bị và công nghệ và ảnh hưởng đến quá trình bảo quản hàng hoá của công ty. 2.Môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô là môi trường đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể .Các yếu tố thuộc môi trường này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các mức độ đối với từng doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng nghiên cứu các yếu tố này để khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh. 2.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Trước hết ta thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường kinh doanh một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó thì phải có sự hiểu biết và tính toán đến các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường hàng hoá dịch vụ mà mình kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu là toàn bộ các doanh nghiệp cũng sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa và dịch vụ hoặc hàng hoá và dịch vụ có thể thay thế nhau được cho cùng một nhu cầu nào của người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong kinh doanh. Nếu đối thủ cạnh tranh đông và mạnh thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt do đó giá cạnh tranh sẽ giảm từ đó kéo theo lợi nhuận giảm Điều đó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì sự ép giá có thể dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh hoặc gây ra tình trạng mất lợi nhuận .Còn nếu đối thủ cạnh tranh yếu kém hơn, doanh nghiệp cơ hội gia tăng doanh số,nâng cao được uy tín đối với doanh nghiệp và,mở rộng thị trường kinh doanh. Như chúng ta đã biết trong đời sống xã hội, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp thiết yếu không thể thiếu đối với những người dân và từng ngành kinh tế . Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm nhựa ngành càng gia tăng do đó nhu cầu về chất tạo màu cho ngành nhựa cũng ngành càng gia tăng tạo nên các sản phẩm nhựa phong phú và đa dạng.Trước đây, Công ty Cổ Phần Thiết bị Và Công nghệ là nhà cung cấp nguyên liệu, phụ gia hàng đầu tại thị trường phía bắc cho ngành công nghiệp nhựa nhưng hiện nay công ty này cũng phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Quang Tân, Công ty TNHH Cúc Phương, Duy Tân ……Hầu hết các đối thủ cạnh tranh này đều có quy mô kinh doanh lớn và vị trí địa điểm kinh doanh ở trung tâm hà nội thuận đường cho vấn đề giao dịch và thuận lợi cho phương tiện vận tải , họ có các phương pháp marketting và phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn chúng ta .Nhưng chúng có những điểm yếu hơn so với chúng ta là chúng chưa có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng hạt màu ở nước ngoài như chúng ta , các đối thủ cạnh btranh chưa có uy tín cao trên thị trường hạt màu . 2.2 Yếu tố khách hàng. Khách hàng là những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hóa,dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn. Hiện nay thị trường hạt màu có xu hướng phát triển mạnh vì có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa nhưng các nhà cung cấp hạt màu để tạo màu cho nhựa thì không nhiều.Chính vì bây giờ có rất nhiều doanh nghiệp thương mại đã mua lại hạt màu của Công Ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ để bán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Hiện nay,công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ có các loại khách hàng sau -Khách hàng là người tiêu thụ trực tiếp : Ở đây là các doanh nghiệp mua hạt màu để về sản xuất các sản phẩm nhựa. Họ thường mua với khối lượng lớn và có khả năng thanh toán nhanh nên nó chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp - Khách hàng là người tiêu thụ trung gian . Đó là các doanh nghiệp thương mại họ mua với khối lượng khá lớn để về bán với mục đích kiếm lợi nhuận .Do đó loại khách hàng này cũng được các doanh nghiệp chú trọng trong quá trình kinh doanh của mình. Đến nay,Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vựchoạt động của mình.Công ty đã và đang thiết lập hợp tác với các nhà sản xuất và phân phối lớn trên thế giới như : ĐÀI LOAN, NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC . Đồng thời công ty cũng đã thiết lập được một mạng lưới hệ thống các khách hàng trên toàn khu vực từ Đà Nẵng đến hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 2.3.Người cung ứng. Một trong những yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là các nhà cung ứng. Do đó, các doanh nghiệp thương mại cần phải quan hệ với các nhà cung ứng khác nhau về hàng hoá và dịch vụ như các loại hàng hoá, sức lao động, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận chuyển và tài chính. Đó là các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thương mại .Nhưng trong các yếu tố đó cần quan tâm nhất là yếu tố nguồn hàng hoá vì vậy khi nghiên cứu hàng hoá thì cần quan tâm đến khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua đến doanh nghiệp Nếu số lượng các nhà cung ứng ít thì nguồn hàng không nhiều và không có mặt hàng thay thế khác, nhà cung ứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm .Nếu các nhà cung ứng nhiều thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn những nhà cung ứng với giá cả phải chăng chất lượng đảm bảo . Hiện nay Công ty Cổ Phần Thiết bị và công nghệ nhập khẩu hạt màu từ các nhà cung ứng lớn trên thế giới như Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản, Hàn Quốc …. Do đó chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và đặc bịêt là nguồn hàng hoá bao giờ cũng đáp ứng nhu cầu của công ty rất đều đặn bất kể khi nào công ty cần thì họ đều đáp ứng đầy đủ. 2.5.Nhân tố con người Nhân tố con người là nhân tố hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Người cán bộ kinh doanh giỏi trước hết phải là người có kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh, am hiểu thị trường để đề ra những phương hướng, biện pháp đúng đắn cho ngành hàng mà mình kinh doanh làm sao cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong doanh nghiệp, cơ cấu cần được tổ chức, cần được sắp xếp hợp lý, đúng người, đúng việc, tránh lãng phí, nâng cao hoạt động của bộ máy. Có các chế độ thưởng phạt thích hợp để động viên cán bộ công nhân viên nhiệt tình hơn trong công việc và từ đó sẽ nâng cao doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp . III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trước hế, ta thấy việc xác định hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của hoạtđộng kinh doanh thương mại. Bởi vì, việc ._.phân tích và đánh giá hiêu quả kinh tế không chỉ dựa vào một số các chỉ tiêu riêng rẽ mà còn cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu . Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung cho nhau.Thông qua hệ thống chỉ tiêu mới phản ánh một cách toàn diện các khía cạnh khác nhau, các mặt cơ bản của hiệu quả trong kinh doanh thương mại, mặt khác rút ra được kết luận thống nhấtvề phương hướng thay đổi về hiệu quả nói chung. Thông qua giai đoạn đánh giá chung giúp ta so sánh được kết quả sản xuất giữa năm sau và năm trước, từ đó có thể nhận thấy các nhân tố làm tăng hiệu quả và những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh Thông qua giai đoạn đánh giá phân tích giúp chúng ta nghiên cứu được các mặt riêng biệt của hiện tượng. Đó thực chất sự phân chia cái chung thành các bộ phận, để nghiên cứu các mặt một cách tách biệt, từ đó thấy được sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phải được xác định rõ nội dung của kết quả,chi phi sao cho: -Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phải phán ánh được đầy đủ chính xác các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp -Đảm bảo được tính so sánh giữa các chỉ tiêu -Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phải là một hệ thống các chỉ tiêu mang tính chung để đánh giá tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá từng mặt hoạt động của doanh nghiệp. -Chỉ tiêu mang tính chất thiết thực phục vụ yêu cầu nghiên cứu hiệu quả của doanh nghiệp -Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh phải phù hợp với trình độ tính toán thống kê cho các giai đoạn phát triển nhất định và có thể áp dụng trong từng cơ chế kinh tế ở các giai đoạn 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 2.1.1. Doanh thu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại(nếu có chứng từ hợp lệ ) , thu từ phần từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì doanh thu được hình thành từ những hoạt động bán hàng và các hoạt động dịch vụ chủ yếu .Ngoài ra, trong một số trường hợp còn có thêm những nguồn thu khác như doanh thu từ hoạt động tài chính vàdoanh thu từhoạt động bất thường.Do đó tổng cộng các nguồn thu này gọi là tổng doanh thu của doanh nghiệp thương mại .THIẾU Doanh thu trong năm từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng chác nhân giá bán với số lượng hàng hoá ,khối lượng dịch vụ hay nói cách khác là được xác định bằng công thức sau: Trong đó : DT= DT -Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Pi –Giá của một đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i Qi -Khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ n-Loại hàng hoá hay dịch vụ. 2.1.2. Chi phí kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác. -Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định , tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương,các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , dịch vụ mua ngoài…. -Chi phí từ hoạt động khác bao gồm chi phí từ hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác. Do đó chi phí được tính như sau: TC= Trong đó : TC- Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ Fi – Chi phí thứ i trong kỳ N - số chi phí phát sinh trong kỳ. 2.1.3.Lợi nhuận trong kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại được xác định như sau : P=DT-CP Trong đó: P – Lợi nhuận của doanh nghiêp thương mại thực hiện trong kỳ. DT- Doanh thu của doanh nghiệp CP- Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh bao gồm cả chi phí mua hàng-giá vốn hàng bán. Ta thấy lợi nhuận là chỉ tiêu tuyết đối phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp trong kỳ,là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác động khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở của chính sách phân phối hợp lý và đúng đắn. Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau _Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp hoặc từ các hoạt động dịch vụ thương mại.Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp -Lợi nhuận từ hoạt động tài chính :Lợi nhuận này được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và khoản chi về hoạt động tài chính như:mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền giử ngân hàng…. -Lợi nhuân từ hoạt động bất thường:Là những khoản thu lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có những dự tính ít nhưng ít có khả năng thực hiện như khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ nay thu hồi được,lợi nhuận từ quyền sở hữu 2.1.4.Nộp ngân sách nhà nước. Trước hết ta thấy nộp thuế là quyền lợi cũng là nghĩa vụ của mỗi chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh.Nhà nước thu từ thuế và các khoản thu khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ,thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. 2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận. Để biết một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không thì ta phải dựa vào một số chỉ tiêu nhất định để đánh giá hiệu quả kinh doanh đồng thời cũng từ đó để đề ra các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thương mại (hay mức doanh lợi của doanh nghiệp) Mộtlà:Mức doanh lợi trên doanh số bán. P P1= *100% DS Trong đó : P1- Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ này P -Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ DS- Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trongkỳ.Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Hai là:Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh . P P2= *100% VKD Trong đó: P2- Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ(%) VKD- Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Ba là : Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh P P3= *100/% Cfkd Trong đó: P3- Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong lỳ(%) Cfkd- Tổng mức chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu nàycho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ .Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: Tài sản bằng tiền như là:nhà cửa , kho tàng , cửa hàng, quầy hàng, hàng hoá… Tiền Việt Nam, ngoại tê, vàng bạc, đá quý Thương hiệu,bằng bản quyền sở hữu công nghiệp … Tất cả các sản này đều được quy ra tiền Việt Nam Có thể phân loại vốn kinh doanh theo nhiều giác độ khác nhau nhưng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh thì vốn kinh doanh có thể chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động . Đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại vốn lưu động bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định . Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Thứ nhất : Chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh Doanh thu thuần H1= Vốn kinh doanh Từ công thức trên cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghịêp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thứ hai :Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh . Vốn kinh doanh H2 = Doanh thu thuần Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh cho biết để thu được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh . Thứ ba :Sức sinh lời vốn cố định Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Như ta đã biết đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn vốn kinh doanh nên chỉ tiêu này không đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghịêp thương mại Thứ tư :Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động. Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn lưu động vào lưu thông thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thứ năm: Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ DT K= Obq Trong đó : K- Số vòng quay vốn lưu động trongkỳ DT – Doanh thu trong kỳ Obq - Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một khoảng thời gian nhất định. Thứ sáu: Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay T V= k Trong đó: V- Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay. T- Thời gian theo lịch trong kỳ. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian tính bằng ngày để vốn lưu động quay được một vòng .Thường lấy t=365 ngày.Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao và ngượclại Thứ bẩy:Hệ số đảm nhận vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân trongkỳ Hệ số đảm nhận vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng vốn hàng bán thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động 2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ tính cho một lao động = Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta thấy mỗi lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận,dựa vào đó để tìm ra các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH HẠT MÀU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ . I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ . 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thiết bị Và Công nghệ có thể khái quát thành hai giai đoạn như sau: 1.1.Giai đoạn trước tháng 01 năm 2003. Vào đầu năm 1998, nhóm thành viên sáng lập của công ty đã nghiên cứu ngành công nghiệp nhựa của Việt Nam và nhận thấy rằng ngành công nghiệp đang trên đà phát triển.Và sự phát triển là tất yếu vì ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp thiết yếu đối với mỗi người dân và từng ngành kinh tế . Dựa trên tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân đầu người của Việt Nam và một số nước trên thế giới: Stt Nước Lượng tiêu thụ nhựa bình quần đầu người (kg/người/năm) Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 1 Việt Nam 2,1 3,5 5,0 2 Thái Lan 20,0 22,5 25,0 3 Malaysia 15,0 17,0 20,0 4 Singapore 30,0 32,0 34,0 5 Đài Loan 35,0 36,0 40,0 6 Trung Quốc 10,3 12,4 15,5 7 Mỹ 62,8 65,0 68,4 8 Đức 47,5 48,8 50,3 Và nhận thấy rằng mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, khi đi sâu tìm hiểu, họ thấy rằng sản phẩm nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi cho cả các sản phẩm gia dụng và sản phẩm công nghiệp. Tháng 11 năm 1998, nhóm thành viên sáng lập đã quyết định thành lập Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nhật Minh với một số chức năng như sau: - Kinh doanh các loại nguyên liệu và phụ gia phục vụ ngành công nghiệp nhựa như: + Các loại hạt nhựa như PP, PE, PS, ABS + Các loại chất tạo màu cho sản phẩm nhựa + Các loại phụ gia để cải thiện cơ tính, lý tính của sản phẩm nhựa như chất chống tia cực tím, chất chống ô-xi hoá, chất chống va đập, chất chống cháy, . . . Sản xuất một số sản phẩm nhựa phục vụ đời sống và các ngành công nghiệp như: + Khay, rổ, chậu, xô + Phụ tùng xe đạp: giỏ nhựa, tay nắm, lưới ốp, pê-đan + Phụ tùng nhựa cho quạt điện + Hộp đựng quà tặng, hộp đựng huân huy chương Từ khi thành lập đến hết năm 2002, công ty TNHH TM & SX Nhật Minh đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nhà cung cấp nguyên liệu, phụ gia hàng đầu tại thị trường phía Bắc cho ngành công nghiệp nhựa. Trong các năm từ 1999 đến 2002, công ty đã đạt được kết quả kinh doanh như sau: Năm Số nhân lực Lương bình quân (đồng/người/tháng) Doanh thu (đồng/năm) Nộp ngân sách (đồng/năm) 1999 20 1,200,000 5,340,000,000 335,000,000 2000 28 1,400,000 7,500,000,000 427,000,000 2001 30 1,500,000 9,200,000,000 520,000,000 2002 40 1,700,000 9,700,000,000 573,000,000 1.2. Giai đoạn sau tháng 01 năm 2003 Vào tháng 01 năm 2003, cùng với sự thay đổi trong Luật công ty được Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành và với kế hoạch phát triển được hoạch định bởi hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành công ty, họ đã cùng thống nhất chuyển đổi hình thức công ty thành CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ (tên viết tắt ETECH JSC.). Công ty vẫn duy trì các công việc kinh doanh cũ nhưng với qui mô lớn hơn và bổ xung thêm một số chức năng và phạm vi hoạt động mới như: tư vấn đầu tư, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo máy, cung cấp các loại máy móc – thiết bị gia công cơ khí điều khiển bằng máy tính (CNC)… Sau đây là các đặc điểm của công ty cổ phần thiết bị và công nghệ. Tên đăng ký kinh doanh: - Tiếng Việt : Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ - Tiếng Anh : Equipment and Technology Joint- Stock Company - Tên giao dịch : ETECH JSC. Số đăng ký kinh doanh: 0103000875 do sở KH & ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 15/3/2002 Mã số thuế: 0101217538 do cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 14/6/2004 Trụ sở chính: Địa chỉ: tầng 2, số 9, ngách 13/90, đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà NôI, Việt Nam Điện thoại: (04) 6.334.508/ 6.334.509 Fax: (04) 8.628.335/ 6.330.392 E-mail: etech@hn.vnn.vn; info@etechjsc.com Văn phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 361, đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại/ Fax: (08) 4.463.318 Phạm vi hoạt động kinh doanh . 1-Tư vấn đầu tư, cung cấp thiết bị toàn bộ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho một số ngành công nghiệp như xi măng, luyện kim. 2-Cung cấp các loại phụ gia và hoá chất cho ngành công nghiệp nhựa 3-Cung cấp các loại hoá chất cho ngành xử lý bề mặt kim loại 4-Cung cấp các loại máy móc và thiết bị cho ngành gia công kim loại 5-Cung cấp hoá chất – phụ tùng – thiết bị cho ngành dệt Đến nay, công ty cổ phần thiết bị và công nghệ là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực hoạt động của mình. Công ty đã và đang thiết lập hợp tác với nhiều nhà sản xuất và phân phối lớn trên thế giới như: Đài loan, Trung Quốc, Nhật Bản . . . . . Đồng thời công ty cũng thiết lập được một mạng lưới hệ thống các khách hàng trên toàn bộ khu vực từ Đà Nẵng đến hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 2.1.Mô hình của công ty Hiện nay sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần thiết bị và công nghệ như sau : PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYỄN HẢI MINH PHÒNG KD SỐ 1 Phụ gia và hoá chất nghành nhựa PHÒNG KD SỐ 2 Hoá chất xử lý bề mặt kim loại nghành nhựa PHÒNG KD SỐ 4 Hoá chất - Phụ tùng - Thiết bị nghành dệt PHÒNG Kế toán và tài chính PHÒNG Hành chính tổng hợp PHÓ GIÁM ĐỐC ĐOÀN PHONG LAN PHÒNG Xuất nhập khẩu PHÒNG Dịch vụ khách hàng GIÁM ĐỐC LÊ ANH TUẤN PHÒNG KD SỐ 3 Máy móc thiết bị gia công kim loại PHÒNG DỰ ÁN Tư vấn đầu tư dây chuyền thiết bị công nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 2.2.1.Giám đốc công ty Giám đốc công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm, là đại diện theo pháp luật của công ty và chụi trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của công ty. 2.2.1.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc : -Quyền hạn của giám đốc : + Quyền hạn chung : Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty +Về mặt kinh doanh : +- Tổ chức thực hiện mọi quyết định của hội đồng thành viên +- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư nhằm phát triển của công ty +- Kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc các phương án sử xử lý khoản lỗ trong kinh doanh +- Đại diện cho công ty để thực hiện các giao dịch trong kinh doanh ,ký kết các hợp đồng kinh tế và các văn bản giao dịch +-Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên _Về tổ chức +- Là người đưa ra kiến nghị các phương án về sự xắp xếp cơ cấu tổ chức của công ty +- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty - Về nhân sự . +- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên +- Là người cóquyền tuyển dụng lao động và có quyền cho thôi việc lao động. 2.2.1.2. Nghĩa vụ của giám đốc - Chấp hành mọi quyết định của Hội đồng thành viên - Chụi trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm mục đích phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho công ty, không được tiết lộ bí mật của công ty trừ những trường hợp được hội đồng thành viên chấp nhận - Thông qua hội đồng thành viên ,bàn bạc xem xét việc gia nhập hoặc rút lui của các thành viên . 2.2.2 Phó giám đốc công ty. Công ty cổ phần Thiết bị Và Công nghệ có hai phó giám đốc làm các chức năng sau . - Phó giám đốc thứ nhất:(NGUYỄN HẢI MINH ) +Thay mặt giám đốc những lúc giám đốc đi công tác hay không có mặt tại công ty. + Kí kết các hoá đơn tài chính, hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 150 triệu . + Có quyền phụ trách hai phòng ban: phòng kinh doanh và phòng kế toán - Phó giám đốc thứ hai là : ĐOÀN PHONG LAN +Phụ trách các cửa hàng trực thuộc và các kho hàng thuộc công ty 2.2.3. Phòng kinh doanh. - Nghiên cứu nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của công ty từ đó tư vấn cho lãnh đạo công ty về phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty - Lập kế hoạch kinh doanh tiêu thụ, theo dõi quá trình thực hiện và lập báo cáo định kỳ gửi lên ban lãnh đạo. - Thực hiện triển khai các công việc kinh doanh hàng hoá của công ty theo chiến lược mà ban giám đốc đề ra chủ yếu tập chung vào mảng kinh doanh thương mại. - Trực tiếp soạn thảo các hợp đồng kinh tế các tài liệu văn bản, theo dõi tiến độ thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. -Thiết lập danh sách các nhà cung ứng tốt trên thị trường để phát triển mối quan hệ với họ. Mặt khác tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới. - Tiếp thị, giới thiệu hàng hoá của công ty kinh doanh đến khách hàng. - Đưa ra các phương pháp chào giá cạnh tranh, thiết lập mối quan hệ với khách hàng một cách tốt nhất để thực hiện mục đích bán hàng hoá của mình. Hiện nay công ty có các phòng kinh doanh sau: +Phòng kinh doanh số 1 : phụ gia và hoá chất nghành nhựa +Phòng kinh doanh số 2 :Hoá chất sử lý bề mặt kim loại nghành nhựa +Phòng kinh doanh số 3 :Máy móc thiết bị gia công kim loại +Phòng kinh doanh số 4 : Hoá chất phụ tùng thiết bị nghành dệt 2.2.4.Phòng kế toán. - Phòng kế toán sẽ phụ trách việc quản lý, theo dõi hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty. Kế toán trưởng : Chụi sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc đồng thời chụi trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện những công việcđược giao, có trách nhiệm tổng hợp các số liệu kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình lên giám đốc và cơ quan thuế theo quy định cuả pháp luật . Kế toán viên : Có nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ nhập hàng, xuất hàng, tồn kho hàng ngày của công ty. 2.2.5. Phòng xuất nhập khẩu. - Có trách nhiệm ghi chép số lượng hàng hoá nhập về với giá cả của nó và lượng hàng hoá xuất khẩu của công ty -Tìm kiếm, khai thác các nhà cung ứng trên thế giới để mua được hàng hoá với giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh và đồng thời nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng trên thế giới để đáp ứng nhu cầu của họ . 2.3 . Quyền hạn nghĩa vụ của công ty. 2.3.1. Quyền hạn của công ty: -Lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh. -Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tự tạo nguồn vốn, tự bù đắp chi phí kinhdoanh. -Lựa chọn cách thức và hình thức tư vấn. -Tự chủ trong quản lý kinh doanh về mọi mặt, thực hiện các hợp đồng mà công ty đã ký kết. - Chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, liên kết trong giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng. -Lựa chọn khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. -Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo hợp đồng kinh doanh. 2.3.2. Nghĩa vụ của công ty. - Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, theo đúng quy luật pháp luật hiện hành. -Đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của Luật lao động. - Tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo quy luật Công đoàn - Chụi trách nhiệm về chất lượng hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh - Tuân thủ những quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, trật tự an toàn xã hội. - Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. -Không ngừng cải thiện đời sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động trong công ty. II. PHÂN THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH HẠT MÀU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ. 1.Hoạt động kinh doanh hạt màu tại công ty. 1.1.Mặt hàng và thị trường kinh doanh của hạt màu. 1.1.1.Về mặt hàng kinh doanh hạt màu. Do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nhựa ngày càng da dạng và ngày càng phong phú đặc biệt là màu sắc cho các sản phẩm nhựa cũng ngày càng phong phú .Chính vì xuất phát từ nhu cầu này nên công ty cổ phần Thiết Bị và Công nghệ quyết định kinh doanh nhiều loại hạt màu khác nhau: Hạt màu đen 40% carbon Hạt màu đen 50% carbon Hạt màu trắng 40% TiO2 Hạt màu trắng 50% TiO2 Hạt màu trắng 75% TiO2 Các loại hạt màu Vàng, Đỏ, Xanh Blue, Xanh Green, Tím, Nhũ bạc, Be, . . . - với 1200 màu trong thư viện màu Các loại hạt màu Được phối màu theo yêu cầu của khách hàng Các loại hạt màu hiệu ứng đặc biệt Hiệu ứng vân gỗ, kim loại, ánh sáng, . . . Các loại hạt màu đặc tính đặc biệt Thay đổi màu sắc theo nhiệt độ, ánh sáng Các loại hạt màu này ứng dụng cho các loại nhựa như:PP, PE, ASB ,PS, PC, EVA, PVC, SAN, PET. …Và các công nghệ như: ép phun, thổi trai, thổi màng, cán màng, tráng màng, dùn ống, đùn prôfile, đùn bọc giây điện . Sản phẩm của công ty được phân phối cho các công ty sản xuất các ngành nhựa như hàng gia dụng, bao bì mỹ phẩm, bao bì thực phẩm Các sản phẩm của hàng gia dụng : Tủ | Kệ | Kệ Sách | Sọt - Giỏ | Ghế | Thùng . -Các sản phẩm thuộc bao bì mỹ phẩm. Các loại bao bì mỹ phẩm cao cấp bằng nhựa PP, PE, PVC ... Các loại bao bì mỹ phẩm cao cấp bằng nhựa PP, PE, PVC ... Các loại bao bì dược phẩm, hóa chất. Các loại bao bì dầu nhờn - Bao bị đựng thực phẩm. Hũ PET  | Hũ PET  | Hũ PET | Hũ PVC | Hộp | Phôi PET | Hũ dược HDPE Một số khách hàng lớn đang sử dụng hạt màu của công ty như :Công ty cổ phần nhựa Việt Nam, công ty cổ phần Nhựa Bắc Giang, Công ty Cao Su Vàng Hà Nội, công ty nhựa Quang Trung , Công ty nhựa Tiền Phong , Công ty Cổ Phần nhưạ Hưng Yên , Công ty cổ phần Công Nghệ Nhựa, Công tyCPT và Công Nghiệp STC, Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà, Công ty cổ phần Thiên Lộc, công ty nhựa Minh quý Hà Nội ,côngty nhựa Thăng Long, công ty nhựa Ngọc Hà, Công ty Nhựa Thành Tín, Công ty nhựa Quân Sơn …. 1.1.2. Thị trường tiêu thụ của công ty. Đến nay, Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ là một trong những công ty mạnh nhất trong lĩnh vực kinh doanh hạt màu của mình .Công ty đã và đang thiết lập hợp tác với nhiều nhà sản xuất và phân phối lớn trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản , Trung Quốc …Đồng thời công ty cũng đã thiết lập được một mạng lưới hệ thống các khách hàng trên toàn bộ khu vực từ Đà Nẵng đến các tỉnh phía Bắc Việt Nam ..Công ty còn tổ chức phân phối hạt màu cả trực tiếp đến gián tiếp, đã xây dựng có hiệu quả những kênh phân phối, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong từng kênh nhằm đảm bảo tính thống nhất và lưu thông một cách nhanh nhất đến tay người tiêu dùng. Mặt khác công ty không ngừng quảng bá và nâng cao uy tín của mình.Hiện nay công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ là nhà cung cấp lớn nhất tại miền Bắc 1.2.Hoạt động nghiên cứu thị trường về hạt màu Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh bất kỳ một loại mặt hàng trên thị trường thì đều phải tìm hiểu để hiểu rõ thị trường mình đang hoạt động .Từ đó doanh nghiệp tìm ra các biện pháp để sử dụng các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp phù hợp với xu hướng vận động và biến đổi của môi trường kinh doanh.Mặt khác, khi đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu thị trường thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra một cách tốt nhất thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đồng thời giúp cho công ty vận dụng được cơ hội hấp dẫn và vượt qua được những trở ngại trong quá trình hoạt động . Qua quá trình nghiên cứu thì Công ty Cổ Phần Thiết Bị và Công nghệ nhận thấy hiện nay gần 80% nguyên vật liệu phục vụ cho ngành nhựa là phải nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…điều này gây nên sự biến động thường xuyên giá cả cho các sản phẩmnhựa trong nước.Mà hiện nay các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều khó khăn ,do nguồn cung cấp nguyên vật liệu ở các nước Trung Đông khan hiếm,bởi biến động chính trị và giá ngoại tệ lên xuống thất thường . Trong khi đó nhu cầu nguyên vật liệu nhựa hiện nay ở các nhà sản xuất Việt Nam thì rất lớn dự kiến nhưa PE là900.000 tấn ,PPlà 800.000 tấn, PVC là650.000tấn,PS là 700.000 tấn.. Mặt khác, hiện có rất nhiều công ty sản xuất các sản phẩm nhựa mới ra đời nhưng cũng xuất hiện thêm nhiều các công ty cung cấp phụ gia cho hoá chất ngành nhựa mà chủ yếu là hạt màu .Do đó công ty thấy rằng việc nghiên cứu thị trường là một việc làm thường xuyên sẽ giúp cho công ty có các thông tin về các nguồn hàng cung cấp,giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán ,từ đó phục vụ kế hoạch xây dựng kế hoạch kinh doanh, mạng lưới kinh doanh,mạng lưới tiêu thụ hàng hoá. Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát thực tế về nguồn hàng ,các đơn vị khách hàng , đối thủ cạnh tranh nhưng do kinh phí dành cho hoạt động này của doanh nghiệp còn yếu mỗi năm chỉ dành đến 6 triệu đến 7 triệu cho hoạt động này nên hoạt động này chưa chuyên sâu, hiệu quả không cao.Nhưng do quá trình nghiên cứu đó mà công ty đã có những biến pháp điều chỉnh giá hạt màu để đảm uy tín với các khách hàng lấy hàng của doanh nghiệp và đồng thời để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 2.2: GIÁ BÁN TỐI THIỂU CỦA HẠT MÀU Ngày 01/01/2007 Màu sắc Mã hàng Số lượng(kg) Giá bán cho 1kg(đồng) Thuế GTGT Thành tiền Black 2007F 3000 20.909 2.091 23.000. Black 2030 1500 25.455 2.545 28.000. White W236 2000 25.455 2.545 28.000. White28% W9211 1000 21.818 2.182 24.000. White/super shine-30% W9102 300 21.818 2.182 24.000. Yello-142A MA1041 300 54.545 5.455 60.000. Red 30108 MA3045 300 50.000 5.000 50.000. Green MA6020 300 51.818 5.182 57.000. Orange-QSBN MA3079 700 57.273 5.727 63.000. Yello-QSBN MA1014 500 57.273 5.727 63.000. Vedure Green G6125 100 56.364 5.636 62.000. Pink MA3031 300 52.727 5.273 58.000. Nguồn :Phòng kinh doanh 1.3 Hoạt động mua hạt màu Trước hết, một doanh nghiệp muốn bán được hàng và muốn thu lợi nhuận cao thì nó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng, Nếu doanh nghiệp mua hàng với giá rẻ mà chất lượng tốt thì doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao và nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình còn nếu doanh nghiệp mua hàng giá cao ,lượng không đảm bảo thì doanh nghịêp sẽ lỗ và mất thị trường của mình.Nhận thức rõ được điều này công ty cổ phần thiết bị và công nghệ đã không ngừng đa dạng màu sắc các hạt màu mà ngay trong cả một màu hạt màu cung chia thành các loại khác nhau : _Hạt màu trắng bao gồm: +Hạt màu trắng : 40%TiO2 +Hạt màu trắng: 50%TiO2 +Hạt màu trắng: 75%TiO2 -Hạt màu đen bao gồm: +Hạt màu đen : 40% Carbon +Hạt màu đen : 50% Carbon Công ty không chỉ đa dạng màu sắc các hạt màu mà còn chú trọng đến việc mua hàng đúng chất lượng với giá cả hợp lý từ việc khai thác các nhà cung cấp có uy tín.Hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh , do đó để đảm bảo cung ứng hàng hóa cần thiết đúng chất lượng và kịp thời theo yêu cầu của khách hàng công ty cần xác định rõ mua hạt màu của nhà cung cấp nào, chất lượng ra sao, giá cả thế nào,mua khi nào. Đối với công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ thìquá trình mua hàng và quản lý hàng hoá được tổ chức khá hợp lý từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức mua sắm quản lý. Hàng ngày, các thủ kho và các trưởng cửa hàng báo lên phòng kinh doanh lượng hàng nhập, xuất, tồn kho .Từ đó phòng kinh doanh sẽ thống kê các mặt hàng có nhu cầu và đưa ra kế hoạch phân phối cho phù hợp Hiện nay công ty có hai hình thức mua hàng chủ yếu là đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước, Thứ nhất : Mua theo đơn đặt hàng tức là đơn đặt hàng củacông ty gửi đến các nhà sản xuất hay doanh nghiệp nhập khẩu về các loại hạt màu mà doanh nghiệp muốn mua để đảm bảo nguồn cung ứng cho khách hàng. Vì hạt màu có rất nhiều loại và màu sắc khác nhau đôi khi màu sắc của một số hạt màu chúng ta cũng không xác định được chính xác màu sắc của nó vì vậy chúng ta phải gửi hàng mẫu cho các nhà sản xuát để họ cung cấp theo đúng mẫu đó. Mua theo đơn đặt hàng là hình thức chủ yếu của công ty Thứ hai :Hợp đồng kinh tế ký trước , đây là hình thức doanh nghiệp cũng coi trọng vì nó nhằm giúp công ty ổn định được nguồn hàng chắc chắn đảm bảo nhu cầu khách hàng. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn cho các khách hàng và giữ được chữ tín với khách hàng đây là điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp giữ chân được các khách hàng của mình 1.4 .Hoạt động thương mại đầu ra Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và công ty cổ phần Thiết bị và Công nghệ nói riêng thì công tác t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0353.doc
Tài liệu liên quan