LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường để có thể phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững mang tính chất ổn định lâu dài thì các doanh nghiệp phải đặc biệt ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn , có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại.
Đối với ngành cơ khí, nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cực kỳ quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra: “Đ
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần xích líp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” thì ngành cơ khí trong nước phải đủ năng lực sản xuất được phần lớn thiết bị, máy móc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiết bị của ngành cơ khí đã quá cũ kỹ, công nghiệp lạc hậu so với thế giới hàng chục năm do đó chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ cho những ngành kinh tế trong nước cũng như thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2003 hiệp định AFTA đã có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên, do đó sản phẩm cơ khí nước ta sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm của nước thành viên AFTA ngay tại thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành cơ khí Việt Nam nói chung và công ty cổ phần xích líp Đông Anh nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình này Công ty cổ phần xích líp Đông Anh đã và đang thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị trường, phấn đấu trở thành một trung tâm cơ khí đầu ngành của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần xích líp Đông Anh” làm chuyên đề thực tập với mong muốn góp một phần nhỏ những suy nghĩ của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xích líp Đông Anh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Phần I: Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Giới thiệu công ty
Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh có trụ sở tại: Số 11 – Tổ 47 (Khối 6 cũ) Thị trấn Đông Anh - Thành phố Hà Nội. Có diện tích 83.299m2, là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 17.7.1974 xí nghiệp Xích Líp Đông Anh trực thuộc Liên hiệp xe đạp, xe máy LIXEHA được thành lập theo quyết định số 222/UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Ngày 30.12.1998 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2911/QĐ-UB về việc đổi tên xí nghiệp Xích Líp thành công ty Xích Líp Đông Anh do sở công nghiệp Hà Nội trực tiếp quản lý.
Theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Xích Líp Đông Anh trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội theo quyết định số 98/2005/QĐ - UB ngày 11/7/2005
Quyết định số 3267/QĐ-UB ngày 01/07/2009 của UBND Thành phố Hà Nội V/v chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích Líp Đông Anh thành Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, mở ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh.
Sự hoạt động của công ty dựa trên:
- Giấy phép hoạt động kinh doanh số 010400247/DNNN do trọng tài kinh tế cấp ngày 06 tháng 10 năm 2005
- Mã số thuế: 0100100696
- Số hiệu tài khoản: 102010000064242
- Số điện thoại: 04.8832369. Fax: 84-04.8835395
Quá trình phát triển
Hơn ba mươi tư năm hình thành và phát triển với các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là xích líp xe đạp, xe máy; phụ tùng xe máy, ô tô. Vượt qua bao khó khăn, thử thách với bốn lần đổi tên công ty, đã có lúc tưởng chừng như đang đứng trên bờ vực phá sản, nhưng với sự dẫn dắt tài tình khéo léo của các lớp cán bộ lãnh đạo công ty, Công ty đã đứng vững được và không ngừng phát triển:
Từ năm 1975 đến năm 1985 công ty chỉ sản xuất phụ tùng xe đạp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong nước.
Năm 1986 nhà nước ta xoá bỏ chế độ bao cấp. Từ chỗ được bao cấp nay phải tự cấp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất với những bỡ ngỡ ban đầu với những khó khăn chung của các doanh nghiệp trước nền kinh tế thị trường. Công ty đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
Đến năm 1996 Ban Giám đốc mới của công ty được bổ nhiệm, công ty đã bước sang một giai đoạn mới , mở rộng ngành nghề kinh doanh, sản phẩm công ty sản xuất ra không chỉ cạnh tranh với sản phẩm trong nước mà còn cả với sản phẩm nhập ngoại của các nước tiên tiến. Trước thực tế đó Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên công ty đã không ngừng tìm tòi học hỏi và sáng tạo để tìm ra hướng đầu tư đúng đắn và hiệu quả, công ty tiến hành đổi mới cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý để phù hợp với quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Công ty sắp xếp lại cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề non kém, trình độ nghiệp vụ thấp sang công việc phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên có khả năng học hỏi và nâng cao trình độ. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống như xích líp đùi đĩa phụ tùng xe đạp, Công ty còn sản xuất các chi tiết trong và ngoài động cơ xe máy, xích công nghiệp và viên bi cầu bằng thép các loại. Đặc biệt các sản phẩm mạ Niken – Crôm, mạ kẽm và công nghệ đúc nhôm chất lượng cao.
Theo chủ trương của nhà nước về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Ngày 23.12.2003 theo quết định số 2040/QĐ-UB và 7862/QĐ-UB của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh đã tiếp nhận 2 công ty: Công ty Bi Hà Nội, công ty Phụ tùng xe đạp Đông Anh sát nhập vào Công ty. Với nhiệm vụ ngày càng nặng nề vì phải giải quyết số nợ còn tồn lại của công ty và công ăn việc làm cho hơn 400 lao động mới về. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh đã và đang tìm cách mở rộng thị trường sản xuất nhiều sản phẩm mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cũng theo lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đến năm 2010, ngày 01/07/2009 Công ty đã chính thức chuyển đổi sang thành công ty cổ phần. Hoạt động dưới tên gọi “ Công ty cổ phần xích líp Đông Anh”.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu sản xuất
*Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của Phân xưởng.
- Thực hiện kế hoạch Công ty giao cho phân xưởng đúng tiến độ.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các tổ và các cá nhân.
- Chuẩn bị các điều kiện sản xuất, phân bố năng lực thiết bị, lao động để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Kỹ thuật, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, nhà xưởng thuộc phân xưởng.
- Thanh quyết toán vật tư theo định kỳ với Công ty và các đơn vị, cá nhân trong phân xưởng.
- Điều chỉnh định mức lao động nội bộ cho phù hợp.
- áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2000 vào các hoạt động của phân xưởng.
Công ty có 8 phân xưởng, trong đó có 6 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng rèn rập, Líp, Xích, phụ tùng 1, phụ tùng 2, phân xưởng bi. Có hai phân xưởng cơ điện và phân xưởng nhiệt luyện chuyên phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính về khuôn cối đồ gá. Các phân xưởng đều sản xuất theo kế hoạch điều độ của Công ty.
+Phân xưởng Xích:
- Phân xưởng xích diện tích sử dụng 698m2, 136 máy, 86 lao động trong biên chế và 28 lao động hợp đồng ngắn hạn(chiếm 12% trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm xích xe đạp, xích xe máy xich công nghiệp và các chi tiết HONDA.
Là phân xưởng sản xuất chính trong dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của sản phẩm.
- Tổ chức sản xuất các nguyên công từ xử lý tẩm thực, cán kéo, cán tấm tạo phôi cho sản xuất xích.
- Tổ chức sản xuất các nguyên công tạo chi tiết xích quay bóng trơn, tán nhiệt luyện, ram màu, kiểm tra, lắp ráp, luộc dầu, đóng gói nhập kho thành phẩm.
- Tổ chức tháo lắp khuôn cối, bảo dưỡng, tiểu tu thiết bị trong phân xưởng.
- Tổ chức quản lý thực hiện các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm của phân xưởng theo yêu cầu (có sự kiểm tra của phòng kỹ thuật sản xuất).
- Tổ chức quản lý và hạch toán vật tư của phân xưởng theo quy chế khoán gọn của Công ty.
- Quản lý theo dõi điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất, ra các văn bản sửa chỉnh lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Phân xưởng Líp :
- Phân xưởng Líp diện tích sử dụng 698m2. 134 máy, 90 lao động biên chế, 25 lao động hợp đồng ngắn hạn(chiếm 12,2% CBCNV trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại Líp, chân chống Minsk, khoá các loại.
Cũng như phân xưởng Xích và các phân xưởng khác, là phân xưởng chính trong dây chuyền sản xuất của Công ty. Tổ chức sản xuất chuyên môn hoá theo dây chuyền khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối.
- Tổ chức quản lý sản xuất từ nguyên công tạo phôi vành lõi, nắp đáy đến nguyên công gia công cơ khí vành, lõi, nắp đáy, cá, long đen, râu tôm, nhiệt luyện đến phần lắp ráp, đóng gói líp nhập kho thành phẩm.
- Có bộ phận tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm của phân xưởng theo yêu cầu quản lý của công ty.
- Quản lý theo dõi điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật trong nội bọ phân xưởng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Quyết toán toàn bộ vật tư sản phẩm của phân xưởng theo cơ chế khoán gọn của Công ty.
+ Phân xưởng Cơ điện:
- Phân xưởng cơ điện có diện tích sử dụng 356m2, 50 lao động trong biên chế(chiếm 5,3% trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết phụ tùng thay thế, phục hồi các loại khuôn cối, đồ gá, dụng cụ đo kiểm nhiện hàng gia công theo yêu cầu của khách hàng sửa chữa máy móc cho các thiết bị bộ phận sản xuất cung cấp điện cho các bộ phận.
Là phân xưởng có nhiệm vụ phục vụ các phân xưởng chính của công ty về khuôn cối, đồ gá..... và sản xuất một số xích công nghiệp cỡ lớn và gia công các chi tiết phụ tùng thay thế cho việc sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và nhỏ. Theo dõi việc sử dụng điện của các bộ phận sản xuất.
+ phân xưởng Bi: Tổng số CBCNV 66 người, chiếm 6,96% trong tổng số CBCNV toàn công ty, là phân xưởng chuyên sản xuất các loại Bi( từ loại to đến chi tiết) cho các máy công nghiệp chịu lực, đến các loại ô tô, xe máy, xe đạp..
+ Phân xưởng Phụ tùng 1, Phụ tùng 2: Tổng số CBCNV ( PX phụ tùng 1 có 123 CBCNV chiếm 13% trong tổng số CBCNV toàn công ty,PX phụ tùng 2 có 285 CBCNV chiếm 30% trong tổng số CBCNV toàn công ty).Cả 2 PX có nhiệm vụ sản xuất các trục chi tiết ô tô, xe máy…và các phụ tùng khác.
+ Phân xưởng rèn dập: Cũng là phân xưởng sản xuất chính, Tổng số CBCNV 63 Người chiếm 6,6% tổng số CBCNV toàn công ty.Có nhiệm vụ làm nhăn bi, dập ra công các chi tiêt trục.. .
+ Phân xưởng nhiệt luyện: Có nhiệm vụ chuyên Đúc, luyện các chi tiết trục, xích, líp,Bi, làm bóng các chi tiết….Phân xưởng Sản xuất trên các dây truyền chủ yếu bằng máy móc, Tổng số CBCNV 12 người, chiếm 1,2% tổng số CBCNV toàn công ty.
+ Ngoài ra công ty còn có một xĩ nghiệp phụ tùng mới sát nhập vào công ty xích líp đầu năm 2004. Xĩ nghiệp có tổng số CBCNV 88 người chiếm 9,3% tổng số CBCNV toàn công ty, và khi mới sát nhập xĩ nghiệp có tổng trị giá là 2,3 tỷ đồng.Với chức năng là chuyên sản xuất các trục ô tô, xe máy.
Bộ máy quản trị
Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh
Phòng KTSX
PX. Xích
TỔNG GIÁM ĐỐC
p.TGĐ
Kỹ thuật
P.TGĐ
Thiết bị đầu tư
P.TGĐ
An toàn lao động
Phòng
QC
Phòng
Kinh Doanh
Phòng
Kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Thiết bị đầu tư
PX. Líp
PX. PT1
PX. PT2
PX. NL
PX. Rèn
XNPT
PX. Bi
PX. PT3
PX. LR
PX. CĐ
Ghi chú:
Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp:
- T.GĐ chỉ đạo công việc xuống P.TGĐ
- T.GĐ và P.TGĐ đều có quyền chỉ đạo trực tiếp xuống các đơn vị. Đồng thời các đơn vị, phòng ban, phân xưởng cũng có mỗi quan hệ trực tiếp với nhau, hỗ trợ nhau trong công viêc.
* Chức năng, nhiệm vụ của ban Giám đốc:
+ Giám đốc: Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Công ty. Đồng thời phụ trách trực tiếp phòng tổ chức hành chính
+ 03 Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc; quản lý, điều hành sản xuất đồng thời phụ trách trực tiếp phòng kỹ thuật sản xuất, phòng QC, phòng thiết bị đầu tư.
+ Phòng tổ chức- hành chính - bảo vệ
Phòng hành chính có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc việc thực hiện nề nếp, nội quy CBCNV, theo dõi bố trí lao động cho sản xuất. Bảo vệ tài sản của công ty.
+ Phòng Kỹ thuật sản xuất
Lập công nghệ sản xuất cho những sản phẩm sản xuất loạt, chế thử sản phẩm mới theo đặt hàng của khách hàng; Giám sát và xử lý những vướng mắc về kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng;
Căn cứ vào các kế hoạch và nhu cầu của sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch và tổ chức mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phòng còn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật tư ở các phân xưởng sản xuất dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật.
+ Phòng Kinh doanh:
Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, công tác tiếp thị tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng... Điều hành toàn bộ khâu kinh doanh mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có hiệu quả.
+ Phòng đảm bảo chất lượng:
- Tham mưu với giám đốc và đại diện lãnh đạo công tác chất lượng sản phẩm trong toàn công ty và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 công ty đang áp dụng. Kiểm soát toàn bộ các hoạt động về chất lượng sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm. Kiểm soát, báo cáo và điều chỉnh cải tiến cho phù hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
+ Phòng thiết bị đầu tư:
Chịu trách nhiệm quản lý và sửa chữa thiết bị, nhà xưởng sản xuất toàn bộ công ty. Đồng thời giám sát việc đầu tư, xây dựng cơ bản, xây dựng phương án đầu tư, tiến bộ kỹ thuật.
+ Phòng tài chính – kế toán
Có chức năng giúp giám đốc điều hành về lĩnh vực thống kê. Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên báo cáo tài chính. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận trong công ty. Ghi chép và thu thập số liệu, trên cơ sở đó giúp giám đốc trong việc phân tích các hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất của công ty cụ thể; báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty với các cơ quan chức năng.
Thành tựu mà công ty đã đạt được
Thành tựu kinh doanh
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2008
TT
Chỉ tiêu
ĐV
Năm
2006
2007
2008
1
Giá trị SXCN
Tr.đ
200.339
265.000
335.000
2
Doanh thu
Tr.đ
222.225
280.000
365.000
3
Nộp ngân sách
Tr.đ
12.500
17.000
22.000
4
Lợi nhuận
Tr.đ
3.900
5.500
7.000
5
TNBQ/người/tháng
Tr.đ
1.6
1.7
1.85
6
Lao động:
969
1.133
1.225
6.1
-Nam
Người
727
853
915
6.2
-Nữ
Người
240
280
315
7
Sản phẩm chủ yếu:
7.1
Xích xe đạp
Sợi
103.933
27.890
5.540
7.2
Líp xe đạp
Cái
70.840
63.575
18.350
7.3
Bi các loại
Viên
99.316.479
61.000.000
105.329.800
7.4
Khoá KC
Bộ
7.662
4.285
13.480
7.5
Đùi đĩa
Bộ
76.671
138.537
159.926
7.6
Chi tiết phụ tùng xe máy
Tr.đ
206.923
261.549
280.000
(Nguồn phòng tài vụ cung cấp)
Hiệu quả:
Bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2007 tăng 30.26% (85 tỷ) so với năm 2006, tăng 64.25% (142.77 tỷ) so với năm 2005, đây là một tốc độ tăng trưởng cao. Nhờ vậy mà mức lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể, năm 2008 đạt 7 tỉ đồng, tăng 27.27% so với năm 2006, tăng 79.49% so với năm 2006. Qua đó đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước, góp một phần nhỏ trong sự tăng trưởng liên tục và phát triển của Đất nước.
Thành tựu ở các lĩnh vực khác
- Luôn vận động CBCNV hưởng ứng tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đoàn thể.
- Thường xuyên phát động thi lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất kinh doanh, đời sống phong trào, phấn đấu đạt và vượt năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Xây dựng chỉ tiêu cụ thể các danh hiệu thi đua quyết thắng, danh hiệu người tốt việc tốt, tập thể tốt, gia đình tốt phù hợp với nội dung nếp sống văn hoá công nhiêp.
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, Ytế. Chăm lo đời sống CBCNV đảm bảo an ninh, an toàn sản xuất, kinh doanh
- Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV - AIDS, nghiện hút, ma tuý, cờ bạc v.v..
- Hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào nghèo khó, thực hiện tốt phong trào xanh sạch đẹp Công ty.
Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở công ty
Luật pháp chính sách nhà nước về chất lượng sản phẩm
Ngày 20.11.2007, Quốc hội đã thông qua Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ( CLSPHH) - nền tảng pháp lý quan trọng cho việc quản lý CLSPHH (từ khâu sản xuất đến tiêu dùng ) phù hợp vơi thông lệ quốc tế, thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thuận lợi hóa thương mại, nâng cao chất lượng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan (lợi ích quốc gia, người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh ).
Hoạt động quản lý nhà nước về CLSPHH được đổi mới theo hướng : Đảm bảo tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp; hoạt động đánh giá CLSPHH trong sản xuất và cung ứng dịch vụ được xã hội hóa tối đa có thể và Nhà nước thực hiện chính sách hậu kiểm đối với công tác kiểm tra, kiểm soát CLSPHH lưu thông trên thị trường. Hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng ở đây được hiểu là các biện pháp quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước nhằm gây ảnh hưởng đến các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Thông qua đó, Nhà nước có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, phòng tránh rủi ro, xác định rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh (về chất lượng) và duy trì trật tự kinh tế - xã hội. Hoạt động quản lý Nhà nước về CLSPHH trong luật được thực hiện theo các nguyên tắc:
Nguyên tắc hậu kiểm: Doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiêp. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn đạt được mục tiêu quản lý, kinh tế, xã hội thông qua các hoạt động gián tiếp như: Đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu khác để doanh nghiệp áp dụng; đưa ra các điều kiện, nội dung, thủ tục xã hội hóa hoạt động đánh giá chất lượng (do các tổ chức đánh giá sự phù hợp như phong thử nghiệm, tổ chức chứng nhận thực hiện); Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp và việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp và tổ chức đánh giá sự phù hợp và việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.
Trên thị trường, sản phẩm sau khi thực hiện các yêu cầu quy định của Nhà nước được tự do lưu thông. Nhà nước chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt các đặc tính về an toàn của sản phẩm, hàng hóa hoặc khi có sự khiếu nại của khách hàng, người tiêu dùng về chất lượng. Khi phát hiện thấy sai lỗi. Khi phát hiện thấy sai lỗi, doanh nghiệp sẽ vị Nhà nước xử lý như bồi thường, bồi hoàn, thu hồi, sửa chữa lại... hoặc bị kiểm tra trực tiếp tại nơi sản xuất. Đây là biện pháp hậu kiểm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy thông thương. Tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm nguyên tắc hoặc làm sai kết quả đánh giá sự phù hợp sẽ bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại phát sinh, truy cứu trách nhiệm hình sự, đình chỉ hoặc loại bỏ, không được hoạt động tiếp.
Nguyên tắc thị trường: Mức chỉ tiêu chất lượng do thị trường quyết định, hay nói cách khác do thỏa thuận giữa người mua và người bán. Người mua có ít tiền sẽ chọn những sản phẩm, hàng hóa có chỉ tiêu chất lượng thấp; người mua có nhiều tiền sẽ lựa chọn những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao; chất lượng quá kém thì sản phẩm, hàng hóa sẽ bị thị trường đào thải vì không ai mua. Người sản xuất tùy thuộc vào đối tượng của thị trường tiêu thụ mà quyết định mức chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa của mình.
Tuy vậy, mức độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa nhất quyết phải tuân thủ theo yêu cầu của Nhà nước đặt ra. Nhà nước tiếp cận và quản lý CLSPHH từ thị trường thay vì từ cơ sở sản xuất như trước đây. Đây cũng là nguyên tắc để thực thi chính sách hậu kiểm. Nhà nước chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra, còn hoạt động nội bộ, quá trình sản xuất do người sản xuất hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu nguy cơ mất an toàn sản phẩm có thể phát sinh trong quá trính sản xuất thì Nhà nước sẽ đưa ra các quá trình đặc biệt mà người sản xuất phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 hay HACCP.
Mặt khác, chất lượng không đảm bảo theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc nhằm mịc đích trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh... thì tùy mức độ có thể bi xử phạt hành chính, quy trách nhiệm vi phạm pháp luật về quảng cáo hoặc làm hàng giả.
Nguyên tắc hội nhập: Nguyên tắc quản lý chất lượng, nội dung và thủ tục đánh giá sự phù hợp phải tương đồn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các yêu cầu của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các hiệp định khác mà Việt Nam tham gia đều phải được thỏa mãn nhằm tránh gây ra các rào cản. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp là một việc làm đặc biệt quan trọng trong quản lý chất lượng tại mỗi quốc gia. Hàng rào Việt Nam khi xuất ra nước ngoài sẽ gặp phải rào cản kỹ thuật khác nhau, nếu không có cơ chế thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp sẽ gây mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp. Muốn kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận và vượt qua các rào cản kỹ thuật, các thủ tục đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam phải tuân thủ các thông lệ quốc tế và thừa nhận. Nguyên tắc này sẽ đồng thời mang lại lợi ích cho đối tượng được quản lý, đó là thúc đẩy thương mại và nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử: Mọi biện pháp quản lý của Nhà nước đều phải rõ ràng, minh bạch và công khai. Cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa( CLSPHH) phải công bằng, không có sự khác biệt nhằm gây ra các rào cản đối với đối tượng này hoặc tạo điều kiện cho đối tượng khác tương ứng. Ví dụ như phân biệt nguồn gốc xuất xứ, phân biệt giữa hàng nội với hàng nhập khẩu...
Nguyên tắc xã hội hóa: Các hoạt động kỹ thuật như chứng nhận, thử nghiệm, giám định CLSPHH được Nhà nước xã hội hóa triệt để nhằm: Giảm thiểu sự đầu tư của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện đầu tư cho các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực và điều kiện; đảm bảo tính minh bạch của hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định CLSPHH; tạo ra một lực lượng đánh giá chứng nhận, thử nghiệm, giám định đông đảo phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp và thúc đẩy thương mại; mở rộng đối tượng cần được đánh giá chứng nhận, thử nghiệm, giám định; Nhà nước không tham gia trực tiếp để giám sát các hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tạo ra sân chơi bình đẳng và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp từ các quốc gia khác.
Từ ngày 1.7.2008, Luật CLSPHH đã chính thức có hiệu lực. Để Luật đi vào đời sống, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường đã xây dựng Nghị định và các Thông tư hướng dẫn áp dụng các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các nội dung của Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về CLSPHH là việc làm không kém phần quan trọng, khẳng định vai trò quản lý nhà nước về CLSPHH trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính chất cạnh tranh trên thị trường
Thị trường của công ty chủ yếu là thị trường trong nước.Công ty có hai thị trường lớn là trực tiếp xuất cho các nhà máy sản xuất xe đạp, xe máy. Thị trường thứ hai là bán cho các đại lý chuyên bán các phụ tùng xe đạp. xe máy để từ đó đến tay người tiêu dùng. Công ty sản xuất ra đến đâu bán hết ngay đến đó vì công ty Hon Da ký độc quyền về một số sản phẩm như xích, líp, trục…xe máy.
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là những nhà nhập khẩu xích,líp,bi, phụ tùng….ngoại nhập từ những nước Nhật Bản, Đài Loan,Trung Quốc… Các sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tốt,giá cả hợp lý, nên đây là đối thủ cạnh tranh hiện tại rất mạnh của công ty Xích Líp. .
Nhu cầu và cầu của người tiêu dùng
Thị trường tiêu thụ xe đạp, xe máy của nhân dân ta đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, giá cả phù hợp. Trong những năm gần đây, mặt hàng của Công ty chủ yếu được tiêu thụ cho Công ty Honda Việt nam, GOSHI Thăng Long, MAP, Các Công ty lắp ráp xe đạp xe máy trong Sở Công nghiệp, các Công ty lắp ráp xe đạp xe máy tư nhân. Lượng khách hàng của Công ty tương đối ổn định và đang có chiều hướng tốt
Bảng 2: Các khách hàng chính của Công ty:
TT
Tên công ty
TT
Tên công ty
TT
Tên công ty
1
Honda Vietnam
10
FCC
19
Stanley
2
Yamaha
11
Nissin
20
HPC (Nhựa Hà nội)
3
Machino Auto parts
12
Arai
21
Kim khí thăng long
4
Goshi thang long
13
Konishi
22
Toto Vietnam
5
VAP
14
Asumitec
23
Nam Việt
6
Toyota Vietnam
15
Fujico
24
Bộ công an
7
Ford Vietnam
16
Denso
25
Liên hiệp xe đạp
8
Daiwa
17
VMEP
26
Wiha
9
Chuiy
18
Strongway
…
Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng khách hàng của công ty từ 2003 đến 2008
Qua biểu đồ trên cho ta thấy, số lượng khách hàng của Công ty không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2008 tăng 27% so với năm 2007 và 292% so với năm 2003. Chứng tỏ Công ty đã khẳng định được uy tín và chất lượng các sản phẩm của mình, và có được chỗ đứng trong lòng khách hàng
Chất lượng đội ngũ lao động của công ty
Cùng với sự phát triển của Công ty năm 2008 lực lượng lao động của Công ty là 1.225 người, tăng 258 người so với năm 2006. Để thấy rõ hơn tình hình năng lực của nhân viên Công ty ta quan sát bảng phân bố năng lực nhân viên của Công ty :
Bảng 3: Cơ cấu lực lượng lao động của công ty:
TT
Trình độ
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng 2008 so với (%)
Số LĐ
Tỷ trọng %
Số LĐ
Tỷ trọng %
Số LĐ
Tỷ trọng %
2006
2007
Tổng số :
967
100
1133
100
1.306
100
127
108
1
Đại học
30
3.1
67
5.9
75
6.1
250
112
2
Cao đẳng
27
2.8
38
3.3
75
6.1
278
197
3
Trung cấp
61
6.3
67
5.9
64
7.9
105
96
4
Sơ cấp
24
2.5
40
3.5
32
2.6
133
80
5
CN kỹ thuật
825
85.3
921
81
979
77.2
117
106
(Nguốn số liệu P.Tài vụ công ty cung cấp)
Từ bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2008 lao động có trình độ Đại học trở lên 75 người, tăng 8 người so với 2007(12%), tăng 35 người so với năm 2006 (150%). Do chiến lược của Công ty đang đầu tư tập trung vào những sản phẩm mới như : Phụ tùng xe máy, ô tô ... Do vậy tỷ lệ lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng năm 2008 tăng cao hơn tỷ tăng của lao động trực tiếp sản xuất. Đây là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Công ty. Lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn 77,2% so với đội ngũ lao động gián tiếp điều này cho ta thấy cơ cấu lao động của Công ty là hợp lý.
Qua hai bảng trên ta thấy trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng tương đối đồng đều. Cả Công ty có 1.225 người, hiện nay cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 150 người chiếm tỷ lệ khá cao (12,2%). Đây là lực lượng chủ yếu của Công ty, các cán bộ đầu ngành, trưởng phó các phòng ban đều tốt nghiệp đại học và qua các trường đào tạo cơ bản.Cơ cấu lao động của Công ty là tối ưu vì tỷ lệ lao động gián tiếp trên lao động trực tiếp tương đối nhỏ
Bên cạnh đó hàng năm Công ty đều cử cán bộ và công nhân viên đi học ở các trường đại học nhằm cung cấp cho Công ty lực lượng kế cận và có trình độ đáp ứng với cơ chế thị trường hiện nay. Công ty luôn có chính sách đãi ngộ và có sự ưu tiên với cán bộ công nhân viên
Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, ngoài các yếu tố đầu vào như TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu…thì lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc sử dụng đầy đủ hợp lý và tiết kiệm lao động, kết hợp với cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ sẽ thúc đẩy được quá trình sản xuất, kinh doanh phát triển, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng
Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã được đại tu, tăng cường nhập khẩu của các nước Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Đài Loan... như: Máy dập ép thuỷ lực có lực dập từ 2 tấn đến 1000 tấn có khả năng sản xuất được các sản phẩm cơ khí khác nhau như phụ tùng xe máy, ô tô; Máy tiện CNC, máy phay CNC có khả năng gia công các chi tiết cơ khí có độ chính xác cao. Máy mài vạn năng, máy cắt dây CNC, máy xung tia lửa điện đảm bảo việc gia công các khuôn cối phức tạp, chính xác đạt chất lượng tốt; Máy dập ngang, máy đúc nhôm ngang, máy TARO tự động lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam (từ năm 2003), có công suất gấp 7 lần đến 10 lần so với máy chuyên dụng bình thường. Ngoài việc nâng cao trang thiết bị hiện đại công ty còn đổi mới phương pháp. Dập nguội thay cho dập nóng, giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nguyên công và tăng năng suất, chất lượng.
Bảng 4 :Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu
STT
Danh mục tài sản
Số lượng( cái)
Năm đưa vào sủ dụng
Nước sản xuất
1
Máy khoan
Khoan cần
01
1984-2000
Trung Quốc
Khoan bàn
09
1999-2005
Trung Quốc
Khoan đứng
01
1997-2006
Trung Quốc
2
Máy tiện
75
2003-2004
Trung Quốc, Italia, Nhật Bản
Máy tiện thuỷ lực
23
2000-2003
Trung Quốc, Italia
3
Máy mài các loại
19
2000
Trung Quốc, Đài loan
4
Máy đột dập
86
2000
Trung Quốc, Italia
Tổng cộng
214
Nguồn: Phòng kĩ thuật sản xuất
Bảng 5: Chất lượng máy móc thiết bị theo giá trị(2006-2008)
STT
Năm
Nguyên giá( G)
Hao mòn
Giá trị còn lại( SV)
So sánh SV với G
1000đ
%
1
2006
4.675.421
311.694
4.363.272
311694
6,67
2
2007
5.907.024
431.697
5.475.327
431.697
7,3
3
2008
13.626.848
1.749.908
1.186.940
1.749.908
12,84
Nguồn:phòng kĩ thuật sản xuất
Qua bảng ta thấy tốc độ hao mòn máy móc thiết bị lớn dần qua các năm, chứng tỏ hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị ngày càng tăng.Nguyên nhân là do công ty nhập nhiều máy móc thiết bị mới hiện đại của Italia, Nhật Bản, Đài Loan
Công ty tổ chức quản lý toàn bộ Tài sản cố định về mặt giá trị. Cuối mỗi niên độ công ty lại tổ chức kiểm kê và đánh giá lại giá trị Tài sản cố định. Tại Công ty Xích líp Đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31730.doc