Lời mở đầu
Trong cơ chế thị truờng, các doanh nghiệp có các mục tiêu khác nhau nhưng bất cứ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều có mục tiêu chung là: Sản xuất cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường từ đó nâng cao khối lượng hàng hoá để tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận
Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trên thị trường này khi sản phẩm của doanh nghiệp đó có thể chiếm lĩnh thị trường và đứng vững trên thị trường hay sản phẩ
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đó có thể thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của nên kinh tế, nhu cầu của xã hội ngày càng cao, sự mong muốn của người tiêu bây giờ không những dừng lại ở “ ăn chắc mặc bền” như trước đây mà là “ ăn ngon mặc đẹp”. Điều này cũng chính là nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm làm sap tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, tốt nhất với giá cả hợp lý để chiếm được lòng tin của khách hàng. Đây chính là vũ khí sắc bén nhất giúp doanh nghiệp thành công trong cuộc cạnh tranh quyết liệt, vượt qua các đối thủ khác để tạo lập uy tín cho thương hiệu của mình.
Thực tế đã cho thấy, trên thị trường trong nước cũng như quốc tế những doanh nghiệp không ngừng chứng tỏ, khẳng định được sự vượt trội trong sản phẩm của mình sẽ lập tức bị đào thảI, bị đánh bật khỏi guồng quay kinh tế. Vì thế, để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới và trở thành thành viên của các tổ choc quốc tế thì vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề cấp bách và phải là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp
Mục đích của chuyên đề này không ngoài việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm ở công ty May Thăng Long. Qua quá trình thực tập ở công ty, với kiến thức đã học tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty May Thăng Long”
Với phương pháp nghiên cứu định tính, giả thiết mà tôi đưa ra là việc áp dụng các giải pháp sẽ giúp cho công ty cổ phần May Thăng Long nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chuyên đề gồm:
Chương I: Thông tin chung về doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của THALOGA
Chương I: Thông tin chung về doanh nghiệp.
1. Thông tin chung về doanh nghiệp.
1.1. Tên và điạ chỉ công ty.
Tên gọi Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên giao dịch đối ngoại Thăng Long Germent company
Tên viết tắt THALOGA
Địa chỉ 250 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại (84-4)8623372- FAX (84-4)8623374
Web http:// www.thaloga.com.vn/
Hình thức sở hữu vốn Nhà nước
Hình thức hoạt động Sản xuất – kinh doanh- xuất khẩu
Tổng số công nhân viên > 2000
1.2. Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc
- Xuất nhập khẩu hàng công nghệ thực phẩm, nông sản, hải sản, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng
- Kinh doanh nội địa hàng mỹ phẩm, rượu
2. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty may Thăng Long (Thaloga) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp được thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ ngoại thương. Khi thành lập công ty mang tên công ty may xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, trụ sở giao dịch đóng tại 15 Cao Bá Quát- Hà Nội. Số cán bộ ban đầu chỉ có 28 người và 2.000 công nhân may. Ngay trong năm đầu hoạt động Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao cho. Cụ thể tính đến ngày 15/12/1958 tổng sản lượng mà công ty đạt được là 391.192 sản phẩm tương đương 112.8% kế hoạch. Trong những năm 1958, 1959, 1960, Công ty có thêm hàng nước ngoài là Đức và đến năm 1961 có thêm Mông Cổ, Tiệp Khắc, Liên Xô.
Năm 1960, Trụ sở cảu công ty được chuyển về địa chỉ 250 Minh Khai ( địa chỉ hiện tại của công ty). Về địa điểm mới với đủ mặt bằng, tổ chức sản xuất được ổn định, các bộ phận được phân bổ ở khắp nơi trong thành phố như Chả Cá, Cửa Đông, Hàng Ngang, Hàng Trống… đều được tập trung về đây và được thống nhất thành một mối, dây truyền sản xuất từ khâu nguyên liệu, cắt may đóng gói đã được khép kín. Tháng 11 năm 1961, Đảng uỷ xí nghiệp lần đầu tiên được thành lập.
Cuối năm 1986, cơ chế bao cấp được xoá bỏ thay vào đó là cơ chế thị trường trường, các doanh nghiệp phải tự tìm bạn hàng, đối tác… Năm 1990, Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, thị trường trường của công ty càng thu hẹp, đứng trước thách thức khó khăn đó lãnh đạo Công ty May Thăng Long đã quyết định đầu tư mua sắm trang thiết bị mới thay thế máy móc thiết bị đã lỗi thời, cải tiến bộ máy quản lý để phù hợp hơn với yêu cầu mới. Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ để thay thế toàn bộ hệ thống, thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức ( TEXTIMA) bằng các thiết bị mới như: Cộng hoà liên bang Đức ( FAAF), Nhật (JUKI), Thuỵ Điển… đồng thời cải tạo nâng cấp nhà xưởng, cải tạo khu văn phòng làm việc, trang bị lại toàn bộ thiết bị văn phòng. Theo định hướng của công ty, ngay từ năm 1990, Công ty đã hết sức chụ trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường trường mới. Công ty đa ký nhiều hợp đồng sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thuỵ Điển, đồng thời công ty đã chú ý hơn vào thị trường trường nội địa và thị trường Châu á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Năm 1991, Công ty May Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Đến tháng 6 năm 1992, Công ty được Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép được chuyển tổ chức và hoạt động: từ xí nghiệp thành công ty theo quyết định số 218 Tiêu chuẩn hoá/LĐ- CNN ngày 24 tháng 3 năm 1993. Công ty May Thăng Long chính thức ra đời từ đây và là đơn vị đầu tiên trong các xí nghiệp may phía Bắc được xu thế phát triển của ngành năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, mua 16.000 m2 đất tại Hải Phòng, thu hút gần 200 lao động.
Năm 2003 vừa qua, công ty bắt đầu thực hiện tiến trình cổ phần hoá và đầu năm 2004 công ty chính thức cổ phần hoá theo Quyết định số 165/2003/QĐ/BCN ngày 14/10/2003 với vốn điều lệ là hơn 23 tỷ đồng.
Với kết quả thu được đáng kể trong quá trình đổi mới công ty Cổ phần May Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo được thế chủ động, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí. Đến nay công ty đã tạo được hàng trăm mẫu mã đẹp, mới lạ để xuất khẩu và bán rathị trường, ngoài ra công ty còn nhận gia công, thêu, mài…80% sản phẩm của công ty dành cho xuất khẩu, sản phẩm của công ty đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Điều đó khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường trường
3. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam, là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất khẩu trực tiếp. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách.
- Công ty đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm công an việc làm ổn định, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước, báo cáo định kỳ lên tổng công ty, tiến hành sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Công ty là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc. Đi đôi với nhiệm vụ này là việc nghiên cứu để tạo ra mẫu hàng mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Công ty sản xuất từ giai đoạn đầu đến cuối. Các giai đoạn này gồm:Cắt may, là, đóng gói, đóng hòm, nhập kho nguyên vật liệu chế biến chủ yếu là vải, sản phẩm sản xuất thường mang tính hàng loạt.
Quy trình công nghệ của một sản phẩm may mặc tuân theo quy trình từ A đến Z. Công ty sử dụng máy móc chuyên dụng để sản xuất hàng hóa với số lượng lớn tuân theo quy trình đã định trước. Trong quy trình này có rất nhiều giai đoạn phức tạp trước khi có được một thành phẩm, chu kỳ sản xuất thường ngắn và liên tục.
Xí nghiệp 1: chuyên sản xuất hàng cao cấp sơ mi, jacket
Xí nghiệp 2: chuyên sản xuất hàng jacket dày mỏng
Xía nghiệp 3 và 4: chuyên sản xuất hàng bò
xí nghiệp 5: chuyên sản xuất hàng dệt kim
Xí nghiệp may Hải Phòng: có chức năng nhận lưu gửi nguyên liệu may chờ xuất và nhập khẩu
Xí nghiệp may Nam Hải: Giúp đỡ dệt may nam Định
Cửa hàng thời trang: có tác dụng giới thiệu và bán sản phẩm
Các xí nghiệp phụ trơ: Có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1: Mô hình sản xuất của Thaloga.
xí nghiệp I
xí nghiệp may Hải phòng
xí nghiệp II
xí nghiệp III
xí nghiệp IV
xí nghiệp V
Công ty
Văn phòng XN
tổ cắt
Tổ may
Tổ hoàn thiện
xí nghiệp may Nam Hải
Tổ bảo quản
Cửa hàng thời trang
xí nghiệp
phụ trợ
Phân xưởng thuê
Phân xưởng mài
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của THALOGA.
Cơ cấu tổ chức.
Công ty may Thăng Long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được tổ chức quản lý theo 2 cấp:
1.1. Cấp công ty.
Sơ đồ 2: Sơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của THALOGA
Tổng giám đốc
giám đốc điều hành kỹ thuật
giám đốc điều hành sản xuất
giám đốc điều hành nội chính
cửa hàng thời trang
Phòng kỹ thuật
P. kiểm tra cl
văn phòng
cửa hàng dịch vụ
P. KH thị trường
Phòng kho
P. kế toán
VPDV thành phố HCM
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm
Công ty may Thăng Long được tổ chức theo cơ chế quản lý một thủ trưởng: Ban giám đốc gômg một tổng giám đốc và 3 giám đốc điều hành dưới nữa là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên của công ty. Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng, đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc xí nghiệp, tất cả các hệ thống đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban Giám đốc
Chức năng, nhiệm vụ và vai trò cụ thể của bộ máy quản lý như sau:
Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện quyền quản lý của mình thông qua các trưởng phòng hoặc các giám đốc xí nghiệp hoặc có thể uỷ quyền cho các giám đốc điều hành.
Giám đốc điều hành: có nhiệm vụ tham mưu giúp tổng giám đốc trong việc điều hành các phòng ban, xí nghiệp theo phạm vi phân công.
Phòng kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật trong công ty như bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, thiết kế mầu mã và đặc tính kỹ thuật cho sản phẩm của công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất: Tổng hợp cân đối vật tư, lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp cho từng đơn vị, xây dựng những phương hướng chiến lược phát triển cho công ty.
Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và làm thủ tục xuất khẩu.
Văn phòng: Phụ trách các công việc hành chính, lao động, tiền lương, tổ chức trong công ty.
Phòng kế toán- tài vụ: Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán, lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Cửa hàng dịch vụ: Giới thiệu sản phẩm của công ty ( hạch toán độc lập)
Kho: Đo đếm kiểm tra trong suốt quá trình nhập kho, bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm chờ bán, hàng tồn kho.
Xí nghiệp phụ trợ: Hỗ trợ cho quá trình sản xuất như ép, tẩy, trung tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị
Cấp xí nghiệp.
Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm giám đốc xí nghiệp, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương…Dưới các trung tâm và cửa hàng có các cửa hàng trưởng và các nhan viên cửa hàng.
Khác trước đây là một doanh nghiệp nhà nước, đầu năm 2004 công ty may Thăng Long đã chính thức cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước. Do đó phương thức tổ chức quản lý của công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể những người đóng góp cổ phần. Vì vậy, sờ đồ tổ chức bộ máy được diễn giải ở dạng tổng quát hơn.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức của công ty sau khi cổ phần hoá
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Khối phục vụ sản xuất
Khối quản lý sản xuất
Khối sản xuất trực tiep
Ban kiểm soát
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty quyết định vấn đề có liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn.
- Hội đồng quản trị là cơ quan thực hiện nghị quyết đại hội cố đông.
- Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và phải báo cáo tại cuộc họp hội đồng cổ đông.
- Khối quản lý là những phòng ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất
- Khối thực hịên sản xuất có nhiệm vụ giúp đỡ bộ phận sản xuất trực tiếp khi cần
- Khối sản xuất trực tiếp là bộ phận trực tiếp sản xuất tạo sản phẩm
2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, do đó sự quan tâm thường xuyên đến cơ sở vật chất kỹ thuật nên đến nay công ty đã trang bị cho mình một hệ thống cơ sở vật chất máy móc thiết bị phù hợp và khang trang. Trong cơ cấu tài sản của công ty, giá trị máy móc thiết bị chiếm hơn 50% tổng lượng vốn cố định. Hiện nay, công ty có diện tích mặt bằng là 3400 m2. Năng lực sản xuất của công ty là 5 triệu á sơ mi quy chuẩn/ năm. Công ty có gần 40 chủng loại máy móc khác nhau. Công ty luôn có sự quan tâm thích đáng đến sự đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị phuc vụ công tác quản lý, văn phòng làm việc và nơi làm việc để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, từng bước chiếm lĩnh mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đầu năm 1996, công ty đã lắp đặt mới một phân xưởng sản phẩm hàng dệt kim giá khoảng 100.000 USD, có thể sản phẩm được 600.000 sản phẩm dệt kim các loại/ năm, mở ra một mặt hàng kinh doanh mới cho công ty và đã xuất hàng ssang Hồng Kông, Mỹ và một số thị trường khác.
Gần đây, công ty đã nhập thêm một số máy móc thiệt bị hiện đại của Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức như hệ thống thêu, giặt mài tự động hàng jeans.
Thiết kế công nghệ sản xuất của công ty có sự khác biệt thể hiện tính linh hoat rõ rệt so với các công ty, xí nghiệp khác, đó là khi chuyển sang sản xuất mặt hàng mới thì dây chuyền sản xuất của công ty chỉ cần bổ sung một số thiết bị chuyên dùng là có thể đi sản xuất ngay. Chính vì vậy mà sản phẩm công ty có nhiều chủng loại phong phú chứ không chỉ sản phẩm chuyên về sản phẩm nào cả.
Trong những năm tới, công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với xu thế phát triển công nghệ may thế giới.
Bảng 1: Chủng loại và số lượng máy móc thiệt bị chủ yếu của công ty.
stt
Tên thiết bị máy móc sản xuất và số liệu
Số lượng( chiếc)
1
Máy móc thiết bị công đoạn cắt
47
2
Máy móc thiết bị công đoạn may
1332
3
Máy móc thiết bị giặt, móc, thiệu
21
4
Máy móc thiết công đoạn là
18
Nguồn: phòng kỹ thuật
3. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Lao động là chủ yếu mang tính chất quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trong thị trường. Lao động là điều kiện xã hội hàng đầu mà người quản lý phải kết hợp sử dụng phù hợp hài hoà để tạo nên thế mạnh của công ty. Công ty Cổ phần may Thăng Long hiện nay có đội ngũ lao động mạnh và chất lượng cao, luôn hăng hái, nhiệt tình trong công việc.
Qua bảng 3 ta thấy lao động có xu hướng tăng qua 3 năm và tốc độ tăng tương đối ổn định, bình quân 10% trong đó chủ yếu tăng lao động trực tiếp. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 707 người tương ứng tăng 41.37%. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 10.14%. Năm 2003 công ty có số lao động trực tiếp chiếm 89.39% tổng số lao động. Đó là do những năm gần đây, công ty đầu tư máy móc mở rộng sản xuất đồng thời công ty ngày càng ký kết được nhiều đơn đặt hàng gia công, yêu cầu về thời gian giao nộp hàng phải đúng như hợp đồng đã ký do đó số công nhân được tuyển thêm vào công ty rất nhiều.
Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận tỷ mỉ, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ có số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2003 lao động nữ chiếm 88.48%, lao động nam chiếm 11.52%.
Số lao động có trình độ đại học, trên đại học năm 2003 chiếm 3.76% tổng số lao động với số lượng 112 người.
Bảng 2: Thu nhập bình quân của người lao động qua 3 năm.
2001
2002
2003
Thu nhập bình quân
1.000.000
1.100.000
1.300.000
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty may Thăng Long
Thu nhập bình quân của công nhân viên trong Công ty năm 2001 tăng 10% so với 2002, năm 2003 tăng 11.81% so với năm 2002
Trợ cấp đột xuất: Theo khả năng và điều kiện thực tế của công ty.
- Người lao động có khó khăn đột xuất như: Bản thân người lao động gặp rủi ro, thiên tai, hoả hoạn... ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình thì được xét trợ cấp đến 200.000 đồng/ lần, một năm không quá hai lần
- Người lao động bị tai nạn lao động trong sản xuất, ngoài việc được hưởng chế độ tai nạn lao động ( tiền viện phí, tiền thuốc điều trị, tiền lương nghỉ việc còn được xét một khoản trợ cấp đột xuất từ 100.000 đ đến 500.000đ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ
Thời gian lao động nghỉ ngơi:
- Người lao động làm việc một ngày 8 giờ, nghỉ chưa 1 tiếng.
- Ngày nghỉ chính thức hàng tuần vào chủ nhật, riêng nhân viên bảo vệ sẽ có ngày nghỉ tuần theo bố trí sắp xếp của bộ phận quản lý.
Đào tạo lao động:
Trong công ty việc đào tạo cán bộ, nâng cao nghề cho người lao động luôn được quan tâm. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật đi học hàm thụ thêm để nâng cao trình độ. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến việc đầu tư con người nhằm nâng cao đội ngũ cán bộ giúp công ty phát triển hơn nữa.
Tiền lương và phụ cấp:
- Trả lương, thưởng đầy đủ đúng kỳ hạn cho người lao động theo chất lượng và năng suất lao động
- Thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị định 26 CP. Phấn đấu đạt thu nhập bình quân theo mục tiêu của Đại hội công nhân viên chức hàng năm
- Công ty thực hiện quy chế thưởng: thưởng 20% giá trị của số vải tiết kiệm được và thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp.
Về y tế:
- Khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên mỗi năm một lần. Kết quả khám được lưu trữ và theo dõi tại y tế công ty
- Khi bản thân CBCNV ốm đau nằm viện điều trị từ 05 ngày trở lên được công ty thăm hỏi, bồi dưỡng trị giá 30.000 đ/ lần không quá 02 lần trong một năm. Nếu bệnh nặng được xét trợ cấp đến 300.000đ theo bệnh trạng, cảnh thực tế của người lao động và theo điều kiện khả năng thực tế của công ty.
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm ( 2001-2003)
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
So sánh(%)
Số lợng(ngời)
Cơ cấu (%)
số lợng(ngời)
Cơ cấu(%)
Số lợng(ngời)
Cơ cấu(%)
2002/2001
2003/2002
Bình quân
Tổng số lao động
2460
100
2706
100
2977
100
110.00%
110.01%
110.01%
1. Phân theo tính chất
Lao độngtrực tiếp
1709
69.47
2416
89.28
2661
89.39
141.37%
110.14%
125.75%
Lao động gián tiếp
291
11.83
290
10.72
316
10.61
99.66%
108.97%
104.31%
2. Phân theo giới tính
Lao động nữ
2214
90
2490
92.02
2634
88.48
112.47%
105.78%
109.12%
Lao động nam
246
10
216
7.98
343
11.52
87.80%
158.80%
123.30%
3. Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học
95
3.86
102
3.77
112
3.76
107.37%
109.80%
108.59%
Cao đẳng
64
2.6
70
2.59
78
2.62
109.38%
111.43%
110.40%
Trung cấp
92
3.74
88
3.25
96
3.22
95.65%
109.09%
102.37%
Công nhân kỹ thuật
584
23.74
648
23.95
713
23.95
110.96%
110.03%
110.49%
Lao động phổ thông
1625
66.06
1798
66.44
1978
66.44
110.65%
110.01%
110.33%
Nguồn: phòng tổ chức lao động
4.Đặc điểm về sản phẩm và nguyên vật liệu.
4.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công mặt hàng may mặc. Khi chuyển thành công ty cổ phần may Thăng Long sẽ kinh doanh các ngành nghề sau: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may...
4.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty là may gia công đơn đặt hàng của khách hàng. Vì vậy, kèm theo hợp đồng là nguyên vật liệu được khách hàng chuyển đến, những đơn đặt hàng không đi kèm với nguyên liệu thì công ty sẽ tìm mua ở thị trường trong nước hoặc quốc tế những nguyên liệu phù hợp với yều cầu. Còn 30% tổng lượng hàng sản xuất chủ yếu dành cho nhu cầu xuất khẩu, công ty cố gắng sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước từ công ty dệt 19/5, công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt nhuộm Hà Đông... Nguyên liệu sản xuất trong nước rẻ có chất lượng khá tốt nên công ty có thể hạ giá thành sản phẩm do giảm được chi phí mua nguyên liệu đầu vào.
Chủng loại vải của công ty khá đa dạng, vải lụa, vải len, vải phn pha lon, vải dệt kim, vải bò... Ngoài ra, còn có những phụ liệu như cúc, chỉ, khoá... đều đảm bảo chất lượng về độ bền cơ lý, hoá, độ co giãn, mầu sắc..
Qua bảng 4 ta thấy nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty khá đa dạng nhưng nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ các nước khác chính vì thể mà làm cho sản phẩm của ta khi mang sang thị trường khác có giá thành khá cao.Đó chính là một khó khăn mà doanh nghiệp cần phải khắc phục.
Bảng 4: Danh sách nhà cung cấp.
Từ ngày 01/08/04 đến ngày 31/12/04
Thứ tự
Loại vật tư dịch vụ cung cấp
tên nhà cung cấp
địa điểm giao dịch
I.
Nguyên liệu
Sơn kim CO., LTD
Văn phòng HN(VPHN)
tel: 04.8563354
1.
Vải bò
Grand textile- indonesia
34 Lý Thái Tổ
Tel: 04.8265333
2.
Vải các loại
-huikai
-Công ty DVTM 1
-Jiang Yin Sunway china
VPHN tel:04.8347990
20 Lĩnh Nam- Hà Nội
MR.TU:jino1@public1.wx.js.cn-CHINA
3.
Vải bò, nhung
JIANGSU TEXTILE
VPHN Tel: 0903343143
4.
Vải nylon,tricot
Fiko international ltd- Korea
69 Bà Triệu
5.
Vải nylon, phản quang
SHINHAN TRADING CO LTD- KOREA
103 Thái Hà
6.
Ny lon, poly
SERYUNG CO LTD- KOREA
40 Cát Linh
7.
Vải dệt kim
Trường Phát co., ltd
Văn phòng thành phố HCM
8.
Cotton
ZHEJANG KINGTEX TRADING CO ,. LTD
CHINA
9.
Mex
TEN CATE PERMESS LIMITED
HONGKONG
II
Phụ liệu
1.
Phụ liệu 1
IAN BURKE- HONGKONG
Đại diện thành phố HCM
2.
Phụ liệu2
KOLON- KOREA
VPHN
3.
Phụ liệu3
Công ty dịch vụ thươngmại số 1
20 Lĩnh Nam, Hà Nội
4.
Phụ liệu 4
DOOLY-KOREA
VPHN
5.
Khoá
YBS ZIPPER
Văn phòng tp HCM
6.
Keychain
HONGKONG NAXIS.CO. LTD
Hongkong
7.
Label
8.
Phụ liệu
HSIN TEXTILES.LTD
HONGKONG
5. Đăc điểm về thị trường tiêu thụ.
Từ trước năm 1990, công ty sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của bộ chủ quản; cũng như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước cùng thời do thụ động trong sản xuất, chỉ thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao nên việc tìm kiếm mở rộng, tìm kiếm thị trường gặp rất nhiều khó khẵ. Mặt hàng chủ yếu của công ty lúc đó là các loại áo sơ mi, áo măng tô, áo mưa, quần jeans... Sau khi được quyền xuất khẩu trực tiếp, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán thu chi độc lập, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, công ty không ngừng tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường. Sản phẩm của công ty không ngừng được đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng, đã có mặt trên thị trường ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước và đã được sự chấp nhận của cả những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc...Sản phẩm xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 80% sản phẩm sản xuất được, số còn lại phục vụ cho nhu cầu ăn mặc chung và cao cấp trong nước. Sản phẩm của công ty luôn đạt thứ hạng cao trong những cuộc triển lãm sản phẩm công nghiệp và được người tiêu dùng bình chọn và tín nhiệm là hàng Việt Nam chất lượng
Chương II: Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty.
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của thaloga một vài năm gần đây.
1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Bảng 5: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ThaLoGa qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
chỉ tiêu
2001
2002
2003
so sánh
( lần)
02/01
03/02
bình quân
A.Tài sản
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
42.147
57.674
63.341
136,84
109,83
122,59
tiền
1.486
250
952
16,82
380,80
80,04
khoản phải thu
20.731
25.952
24.354
125,19
93,84
108,39
hàng tồn kho
18.563
30.276.
36.754
163,10
121,40
140,71
TSLĐ khác
1.367
1.195
1.280
87,47
107,08
96,78
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn
34.122
49.508
56.236
145,09
113,59
128,38
nguyên giá TSCĐ
64.616
85.492.
92.023.741
132,31
106,47
118,69
giá trị hao mòn luỹ kế
3.203
38.378
46.794
119,78
121,93
120,85
chi phí XDCB
1.545
2.393
11.007
154,87
459,86
226,87
tổng tài sản
76.270
107.182
119.578
140,53
111,56
125,21
B. nguồn vốn
1. nợ phải trả
58.609
89.014
98.543
151,88
110,71
129,67
nợ ngắn hạn
44.324
56.970
64.053
128,53
112,43
120,21
nợ dài hạn
14.285
32.043
34.490.
224,31
107,64
155,38
2 nguồn vốn chủ sở hữu
17.660
18.168
21.034
102,88
115,78
109,14
Nguồn vốn, quỹ
17.769
18.385
21.347
103,47
116,11
109,61
Nguồn kinh phí, quỹ khác
-108
-217
-312.
119,62
143,87
169,47
tổng nguồn vốn
76270
107.182
119.578
140,53
111,56
125,21
Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2001-2003)
chỉ tiêu
2001
2002
2003
So sánh (%)
2002/2001
2003/2002
bình quân
tổng doanh thu
102.651.784.615
116.328.197.522
128.539.949.338
113.32
110.50
111.91
doanh thu hàng XK
81.014.797.792
95.837.890.380
107.229.336.991
118.30
111.89
115.09
các khoản giảm trừ
1. doanh thu thuần
102.651.784.615
116.328.197.522
128.539.949.338
113.32
110.50
111.91
2. Giá vốn hàng bán
84.217.617.103
97.585.612.128
104.674.964.742
115.87
107.26
111.57
3. Lợi nhuận gộp
18.434.167.103
18.742.585.394
23.864.984.596
101.67
127.33
114.50
4. Lợi nhuận từ HĐSXKD
5.013.840.265
5.521.114.853
7.771.577.014
110.12
140.76
125.44
5. lợi nhuận từ hoạt động TC
-3.973.375.279
-4.115.033.450
-6.175.473.213
103.57
150.07
126.82
6. lợi nhuân bất thờng
73.890.441
-10.623.640
25.000.000
-14.38
-235.32
-124.85
7. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.132.355.427
1.395.457.763
1.621.103.801
123.23
116.17
119.70
8. Lợi nhuận sau thuế
770.001.690
948.911.279
1.102.350.585
123.23
116.17
119.70
Chỉ tiêu phân tích(%)
1. Giá vốn/ doanh thu
82.04
83.89
81.43
2. LN gộp/ doanh thu
17.96
16.11
18.57
3. LN trớc thuế/ doanh thu
1.10
1.20
1.26
4. LN sau thuế/ doanh thu
0.75
0.81
0.86
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ của THALOGA
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu cua một doanh nghiệp. Cần xem xét tài sản của doanh nghiệp dưới 2 hình thức biểu hiện là giá trị cúa tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Qua biểu 5 cho thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên, tăng bình quân 25,21% qua 3 năm. Về tài sản của công ty tăng chủ yếu là do công ty sửa chữa, thay thế trang thiết bị cũ bằng trang thiết bị hiện đại và mua sắm thêm máy móc mới. Mặc dù tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nam 2002 giảm so với năm 2001 là1236,286 triệu tức 83,18% nhưng năm 2003 lại tăng 280,8% so với năm 2002 do doanh số cũng như lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên.
Về nguồn vốn: Chủ yếu là vốn vay ở bên ngoài và để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó Công ty còn có một số tồn tại như khả năng thanh toán nhanh còn hạn chế.
Tỷ lệ thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐ/ Tổng nợ NH
Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tổng TSLĐ- giá tri lưu kho)/ Tổng nợ NH
Bảng 6:
2001
2002
2003
Tỷ suất thanh toán hiện thời
0,95
1,01
0,99
Tỷ suất thanh toán nhanh
0,53
0,48
0,41
Tỷ suất thanh toán hiện thời cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2001 (0,95) và năm 2003 (0,99) thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành là 1. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty không được đảm bảo, cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao tỷ suất thanh toán hiện thời, để đảm bảo hệ số an toàn, cán cân thanh toán.
Tỷ suất thanh toán nhanh < 0,7 chứng tỏ doanh nghiệp khó khăn trong công tác thanh toán
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đối thủ cạch tranh với doanh nghiệp mình. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá vấn đề này là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, thế đứng của doanh nghiệp ngày càng vững chắc.Ngược lại, doanh nghiệp phá sản thì làm ăn thua lỗ là một tất yếu
Qua biểu 7, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2001 đạt 102,65 tỷ, năm 2002 đạt 116,33 tỷ tăng 13,32%, năm 2003 đạt 128,54 tỷ tăng 10,5,0%, bình quân ba năm tăng 11.90%. trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh năm 2003 công ty đã có những bước tiến đáng kể, lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được 7,77 tỷ tăng 40,76% so với năm 2002.
Mặt khác ta thấy giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu đạt tỷ lệ khá cao, thể hiẹn năm 2002 đạt 83,89%, năm 2003 đạt 81,43%. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của công ty chưa được sử dụng hợp lý, còn lãng phí bởi giá vốn/ doanh thu của công ty cao dẫn đến lãi gôp/ doanh thu của công ty qua 3 năm chiếm tỷ lệ thấp, thấp nhất là năm 2002 đạt 16,11%.
Bên cạnh sác hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty còn có hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, song thu từ các hoạt động này nhỏ không đáng kể. Thậm chí còn lỗ như lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3 năm đều âm. Do vậy lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2003 lợi nhuận trước thuế/ doanh thu đạt 1,26% và lợi nhuận sau thuế / doanh thu chỉ đạt 0,86%. Song xét về tổng quát thì lợi nhuận trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng đều qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 19,65%. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 948,91 triệu đồng năm 2002 lên 1102,35 triệu đồng năm 2003. Đó là một thành công lớn có sức khuyến khích tập thể công ty
Những năm qua, bằng việc đổi mới liện tục máy móc thiết bị, quan tâm thích đáng đến việc đào tạo và tuyển dụng đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tay nghề kỹ thuật vững, chỉnh đốn, sắp xếp lại ộ máy quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 ( được tổ chức chứng nhận, công ty đã có những tiến bộ rõ rệt và luôn đạt kết quả cao trong kinh doanh). Đứng trước những khó khăn thử thách lớn lao cảu một doanh nghiệp quốc doanh được tự hạch toán kinh tế trong sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường công ty đã tìm được hướng đi đúng cho mình để có những bước tiến nhanh chóng và bền chắc. Công ty luôn là đơn vị đứng đầu ngành về tỷ lệ sản xuất hàng FOB cụ thể đã được bộ công nghiệp và tổng công ty Dệt may Việt Nam tặng bằ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24788.doc