Tài liệu Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á: ... Ebook Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là một khoảng thời gian ghi lại nhiều sự kiện đáng nhớ của ngành Ngân hàng nói riêng và toàn cảnh kinh tế của Việt Nam nói chung. Nếu như lãi suất trần huy động được ngân hàng nhà nước đưa ra tăng từ 12% lên đến 14% thì cũng là những cuộc đua lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng bùng nổ. Chính vì thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á đang tiến hành mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ,…trở nên phong phú và đa dạng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việt Nam được đánh giá là thiên đường của thị trường bán lẻ, khi thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu về tiêu dùng cũng được tăng lên, làm thế nào để thoả mãn tối đa nhu cầu đó thì là một câu hỏi đặt ra cần có câu trả lời. Tuy nhiên, không phải lúc nào thì thu nhập của người dân cũng có khả năng chi trả hết các nhu cầu tiêu dùng của họ. Điều này ảnh hường lớn dến người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, vì nhu cầu tiêu dùng không được chuyển thành hàng hoá.
Ngân hàng Đông Nam Á ( SeABank) là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hoạt động này đã được triển khai không phải là dài nhưng cũng đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, không thể không gặp những khó khăn và khúc mắc, bất cập do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung tại SeABank, và khả năng phát triển của nó trong tương lai nên em đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung tại Ngân hàng thương mại Đông Nam Á, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó biết được những ưu khuyết điểm còn tồn tại để đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu đối tượng là cho vat tiêu dung trong phạm vi Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng song song với việc kết hợp phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh. Ngoài ra, luận văn của tôi còn sử dụng các bảng biểu, số liệu của ngân hàng để tính toán.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Cũng có quan điểm nhận định rằng “ tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”.
Do đó, đối tượng của cho vay tiêu dùng là những chi phí cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình. Những chi phí này được xác định dừa trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả trong tương lai của họ.
Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ khá phổ biến của ngân hàng, đây là hình thức tài trợ mang lại lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng. Tuy vậy, không phải ngân hàng nào cũng tích cực mở rộng hình thức cho vay này, điều này được lý giải qua các đặc điểm của hình thức cho vay tiêu dùng.
Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Ta có thể tóm tắt những đặc điểm của cho vay tiêu dùng thành các đặc điểm sau:
- Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao
Do các khoản vay này thường có lãi suất cố định nên ngân hàng thường phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên. Thứ hai, là do đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình nên chất lượng thông tin tài chính của khách hàng thường không cao; tư cách của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự hoàn trả khoản vay nhưng lại rất khó có thể xác định một cách chính xác nhất. Khả năng thu hồi lại nợ vay của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính, sức khoẻ…của người đi vay.
Cán bộ tín dụng đã tổng kết rằng trong hầu hết các loại cho vay, cho vay tiêu dùng có số lượng không được thanh toán lớn nhất.
- Các khoản cho vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng khoản vay nhiều.
Do cho vay tiêu dùng, nên khi khách hàng tìm đến ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùng thì nhu cầu về vốn là không lớn lắm. Tuy nhiên do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do nền kinh tế không ngừng phát triển, nên nhu cầu về các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, và đối tượng của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn.
Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng là qui mô khoản vay nhỏ, thời gian vay thường không dài, trong khi đó các khoản vay này lại có độ rủi ro cao nên việc thẩm định trước khi cho vay tốn nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời, số lượng các khoản vay tiêu dùng thường lớn nên ngoài các chi phí trên, ngân hàng còn phải chịu các chi phí khác như chi phí quản lý khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng thường xuyên…
- Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá lớn cho các ngân hàng
Độ rủi ro tiềm ẩn của hoạt động cho vay tiêu dùng là rất cao, ảnh hưởng tới sự an toàn của hoạt động ngân hàng, khách hàng muốn nhận tài trợ theo hình thức cho vay tiêu dùng này phải chịu mức lãi suất cao. Mặt khác số lượng khách hàng của hình thức cho vay này lại nhiều nên đây là hình thức tài trợ mang lại nguồn lợi nhuận cao của ngân hàng.
- Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng nhất khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ hạn chế vay mượn ngân hàng.
1.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng
Tuỳ theo các cách chia mà cho vay tiêu dùng có thể chia thành các hình thức khác nhau.
1.2.1 Chia theo tài sản đảm bảo
Nếu chia theo tài sản đảm bảo có thể chia cho vay tiêu dùng ra làm hai loại sau:
- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
- Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo
1.2.2 Chia theo hình thức tài trợ của ngân hàng
Nếu chia theo phương pháp này có thể chia cho vay tiêu dùng thành hai loại sau:
- Cho vay trực tiếp khách hàng
Hình thức cho vay này bao gồm những phương thức như: Tín dụng trả theo định kỳ, thấu chi, thẻ tín dụng
- Cho vay gián tiếp được hiều là việc ngân hàng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá và do vậy nó chính là hình thức tài trợ bán trả góp của các Ngân hàng thương mại.
1.2.3 Chia theo mục đích vay của khách hàng
Nếu chia theo mục đích vay của khách hàng ta có thể chia cho vay tiêu dùng thành các hình thức sau:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Hỗ trợ khách hàng về việc mua sắm, sữa chữa, xây dựng nhà cửa.
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Hỗ trợ khách hàng về mua sắm phương tiện vận chuyển, du học, du lịch….
1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Hiện nay cho vay tiêu dùng không những là hình thức cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại mà nó còn thể hiện rõ vai trò to lớn không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế, người tiêu dùng…
1.3.1 Tác động tới ngân hàng
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để kinh doanh. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và đem lại rất nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Với cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng thực hiện loại hình cho vay chủ yếu như mua ô tô, sắm sửa các phương tiện sinh hoạt, du học, hoặc xây dựng sửa chữa nhà ở…Mặc dù tài trợ cho các đối tượng này độ rủi ro thường cao, chi phí nhiều nhưng ngày này các ngân hàng đều tập trung khai thác hoạt động và được chú trọng phát triển.
1.3.2 Đối với người tiêu dùng
Ngày nay, cuộc sống của con người không ngừng được nâng cao làm cho nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhu cầu của họ không dừng lại ở những mặt hàng tiêu dùng giản đơn nữa, mà nhu cầu về những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ mua sắm các vật dụng gia đình, tiện nghi sinh hoạt đến mua sắm và xây dựng nhà cửa, đi du lịch……tăng mạnh. Điều này, đặt ra cho con người yêu cầu về một nguồn tài chính đủ lớn để đáp ứng được tất cả nhu cầu trên. Có thể nói chỉ có nguồn tài trợ của ngân hàng cho người tiêu dùng thông qua cho vay tiêu dùng mới đáp ứng được nhu cầu trên của người tiêu dùng. Mặt khác, hình thức tín dụng này còn làm tăng sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau, làm cho họ phải chú trọng hơn tới những chủng loại hàng hoá, mẫu mẫ hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá. Tất cả những điều trên đều mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
1.3.3 Tác động tới doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận thu được, do vậy họ luôn tìm mọi các để tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của khách hàng. Hiện nay, nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng không ngừng gia tăng. Nhưng nó lại không thể được thoả mãn bằng nguồn tài chính hiện có của khách hàng. Hàng hoá không thể xếp vào kho chờ khi khách hàng có đủ điều kiện về tài chính được. Và nguồn tài chính từ ngân hàng tài trợ là giải pháp tối ưu. Như vậy cho vay tiêu dùng của ngân hàng giải quyết được sự ùn tắc trong việc tiêu thụ hàng hoá. Nguồn tín dụng này cũng giúp cho doanh nghiệp có điều kiên tăng cường sản xuât, mở rộng qui mô, mở rộng thị trường.
1.3.4 Tác động tới nền kinh tế
Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng đối với khách hàng không chỉ làm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng mà việc cho vay còn thúc đẩy sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng thương mại đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết công an việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.4 Những nguyên tắc trong cho vay tiêu dùng
1.4.1 Tiền vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
Tiền cho vay phát ra phải được cam kết sử dụng đúng mục đích, đúng nhu cầu mà bên đi vay trình với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp nhận. Ngân hàng có quyền từ chối hoặc huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, quán triệt nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
1.4.2 Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch ngân hàng và bên vay thoả thuận (trong hợp đồng tín dụng) rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn vay, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sơ cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc ngân hàng không thể cho vay đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được nợ, gây khó khăn cho các khách hàng khác.
Đối với công việc hạch toán của từng ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tạo điều kiện vật chất (về thu nhập) cho sự duy trì và phát triển cuả ngân hàng, thể hiện tính kinh doanh của tín dụng. Hơn nữa, do phương thức hoạt động của các ngân hàng là “đi vay và cho vay”, nên tính hoàn trả của tín dụng càng khẳng định như một cơ chế tồn tại của ngân hàng.
1.5 Điều kiện cho vay tiêu dùng
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xem xét, quyết đinh thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dụng của điều kiện cho vay cũng là cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay.
Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện về tư cách pháp lý: Cá nhân, đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay.
+ Có nguồn thu để trả nợ
+ Có vốn tự có tham gia trong nhu cậu tiêu dùng. Theo yêu cầu của tính an toàn và hiệu quả kinh doanh trong cơ chết thị trường thì tiền vay luôn luôn được sử dụng để bổ sung cho nhu cầu vay vốn của bên vay. Tiền vay phải ở một mức nhất định so với vốn tự có.
- Phương án vay vốn thể hiện mục đích tiêu dùng hợp pháp và các nguồn thu có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước.
1.6 Những nhân tố tác động đến việc cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay của ngân hàng thương mại, hoạt động của nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Các ngân hàng luôn phải xem xét các yếu tố đó một cách thận trọng nhằmg phát huy những yếu tố tích cực đến cho vay tiêu dùng, cũng như hạn chế tới mức tối đa các yếu tố làm hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng.
Có thể chia những yếu tố tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng thành hai nhóm: Nhóm yếu tố chủ quan và khách quan.
1.6.1 Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
Có thể nói sự biến động cho vay tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự biến động của môi trường kinh tế. Nếu ở một nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, lúc ấy ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế đình trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn đi vay tiền để thoả mãn những nhu cầu chi tiêu của mình, họ chỉ duy trì cuộc sống ở mức bình thường.
- Môi trường văn hoá- xã hội
Môi trường văn hoá-xã hội bao gồm các yếu tố như trình độ dân trí, thói quen chi tiêu của người dân, nhu cầu của người dân…Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu ở một xã hội thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng ở mức độ là các mặt hàng thiết yếu thì tại đó ngân hàng không thể phát triển hình thức cho vay tiêu dùng được. Hay tại một xã hội mà người dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì ngân hàng cũng không có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Trình độ dân trí cao là một cơ hội để mở rộng các dịch vụ ngân hàng trong đó có cho vay tiêu dùng.
- Môi trường pháp lý
Hiện nay, không riêng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật mà mọi hoạt động khác của ngân hàng đều phải tuân thủ những qui định của Nhà nước, của pháp luật. Môi trường pháp lý bao gồm những văn bản pháp lý chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng, nhưng nếu một xã hội tồn tại một hệ thống các văn bản pháp luật chằng chịt, không rõ ràng, đấy đủ thì sẽ cản trở không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng và còn cản trở tất cả các hoạt động kinh tế- xã hội khác.
- Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước
Các chính sách kinh tế hay định hướng phát triển của Nhà nước đều có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước được phát triển, GDP tăng lên, thu nhập của người dân sẽ được cải thiện. Nhu cầu của người dân về hàng tiêu dùng tăng lên, các ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt dộng cho vay tiêu dùng của mình. Những chính sách này góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, làm tăng lượng khách hàng với hình thức tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Những chính sách hợp lý và định hướng kinh tế đúng đắn của Nhà nước còn có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro cao, những rủi ro này thường xuất phát từ phía khách hàng. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng, đạo đức khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng…….
+ Khả năng tài chính của khách hàng
Khả năng tài chính của khách hàng là nguồn trả nợ cho các khoản vay của ngân hàng. Thu nhập của người vay là nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản vay tiêu dùng. Như vậy, khả năng tài chính của ngân hàng là một sự đảm bảo cho ngân hàng khi cung cấp tín dụng tiêu dùng, nó đảm bảo cho ngân hàng sự an toàn, tránh rủi ro.
+ Đạo đức khách hàng
Đạo đức khách hàng bao gồm các yếu tố liên quan đến uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý của khách hàng…Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ngân hàng tiến hành xem xét các khoản vay nói chung và các khoản vay tiêu dùng nói riêng. Ngân hàng không muốn cấp tín dụng cho những khách hàng như vậy. Đạo đức khách hàng còn thể hiện ở việc cung cấp cho ngân hàng những thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác, sự thiện chí muốn trả nợ cho ngân hàng và sự trung thực trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng kí kết với ngân hàng.
+ Tài sản đảm bảo của khách hàng
Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ hai sau nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập của người vay trong tín dụng tiêu dùng. Do vậy tài sản có sự đảm bảo của những cơ sở pháp lý nên nó tăng tính an toàn cho các khoản vay. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo chính là tấm đệm cho các ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho mình khi người vay không trả được nợ bằng cách phát mại tài sản đảm bảo của người vay. Vì thế, trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng phảo hết sức chú ý đến tài sản đảm bảo. Tuy nhiên tài sản đảm bảo không phải là yếu tố quyết định để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho người vay.
1.6.2 Các nhân tố chủ quan
- Chất lượng nguồn nhân lực
Đây là yếu tố kiến tạo nên sức mạnh của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp thực hiệnc ác chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại. Quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên viên ngân hàng chính là hiên hữu chủ yếu của dịch vụ, chính vì vậy mà kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng tăng thêm giá trị của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc thẩm định các khoản vay. Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất lớn, nên ngay từ khâu thẩm định các khoản vay nếu cán bộ thẩm định không làm tốt có thể gây ra tổn hại rất lớn cho ngân hàng. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cho vay. Nếu một cán bộ ngân hàng không có đạo đức nghề nghiệp thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng không phải là nhỏ.
- Qui mô vốn của ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn ngân hàng huy động được và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho nhân hàng khả năng phát triển lâu dài trong tương lai. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu còn là tấm lá chắn cho ngân hàng, nhằm chống lại các rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, qui mô nguồn vốn lớn là một yếu tố kích thích khách hàng đến với ngân hàng. Qui mô nguồn vốn lớn giúp cho ngân hàng có điều kiện đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, công nghệ ngân hàng…Tất cả những yếu tố trên tạo cho ngân hàng sức cạnh tranh nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
- Qui trình và thủ tục cho vay của ngân hàng
Qui trình và thủ tục cho vay hiệu quả và không rườm rà, phức tạp là một trong nhữn cách thức quan trọng để thu hút khách hàng. Hiện nay các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn qui trình và thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng. Nhưng khi tiến hành cho vay, các ngân hàng đều phải chú trọng đến qui trình thẩm định. Đây là bước quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần có một hệ thống các thủ tục và qui trình cho vay hợp lý, khoa học, đặc biệt là khâu thẩm định phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chính xác.
- Hệ thống thông tin và công nghệ khách hàng
Thời đại ngày nay thông tin trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Công nghệ ngân hàng đóng vai trò sống còn đối với các ngân hàng. Trong xu thế ngày nay không thể nào tồn tại một ngân hàng với công nghệ lạc hậu. Công nghệ hiện đại là cơ sở đê các ngân hàng mở rộng các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0051/ NH- GP ngày 25 tháng 03 năm 1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp Giấy phép thành lập số 676/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 19944, với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á ( SeABank) có trụ sở chính tại 16 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội
Tổng vốn điều lệ đã góp tính đến ngày 31/12/2007 là 3000 tỷ đồng Việt Nam.
- Sứ mệnh
SeABank sẽ trở thành Tập đoàn Ngân hàng- Tài chính ( SeABank Group) với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trường Việt Nam. Theo đó, SeABank cam kết cung cấp một tập hợp các sản phẩm có tính chuyên nghiệp cao, từ ngân hàng thương mại truyền thống đến các sản phẩm ngân hàng đầu tư và dịch vụ tìa chính cao cấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội.
- Tầm nhìn
SeABank phát triển mạnh mẽ hệ thống theo cấu trúc của một ngân hàng bán lẻ đa năng có hiệu quả cao, từng bước tạo lập mô hình của một ngân hàng đầu tư chuyên doanh.
SeABank phát triển đầy đủ theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng- tài chính đa năng, hiện đại, có giá trị nổi bật về tính cạnh tranh, chất lượng và uy tín nhãn hiệu.
- Định vị các giá trị cốt lõi
Tạo lập một thương hiệu SeABank Chuyên biệt- Thân thiện- Đa năng
Danh mục và cơ sở khách hàng có định hướng rõ ràng;
Là ngân hàng có:
+ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng ( CRM) tốt nhất;
+ Sản phẩm dịch vụ đa năng, có hàm lượng công nghệ cao;
+ Dễ dàng tiếp cận thông qua các kênh phân phối phủ sóng rộng khắp;
+ Cấu trúc quản trị hiện đại.
- Chiến lược phát triển khách hàng
+ Tiêu chuẩn hoá với từng nhóm phân khúc
+ Hợp lý hoá quy trình thao tác từ điểm bán hàng ( Point of Sale) đến các trung tâm xử lý tập trung ( Centralised Processing Center)
+ Tự động hoá xử lý giao dịch với các dịch vụ gắn liền với tài khoản thanh toán dựa trên hạ tầng công nghệ cao( công nghệ ghi nợ trực tiếp, liên kết tài khoản tự động…) tạo cơ sở phát triển công nghiệp hoá tín dụng.
+ Kết hợp quản lý tập trung sản phẩm và dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
+ Tiếp cận, phát triển danh mục khách hàng bền vững, phân tán rủi ro
+ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng ( CRM) vượt trội trên cơ sở cá nhân hoá các giải pháp tài chính đối với từng khách hàng/ nhóm khách hàng
+ Sản phẩm dịch vụ trọn gói, đa dạng; dịch ưu tiên đối với các công ty qua hệ thường xuyên có doanh thu dịch vụ và dòng tiền luân chuyển cao.
- Thành tích và sự ghi nhận
Năm 2007 là một năm có nhiều biến đổi với ngành tài chính ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng. Trong sự phát triển và sự biến động chung, SeABank đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt và đã đạt được kết quả hết sức thuyết phục để vững bước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. SeABank đã đạt được nhiều thành quả lớn trong mọi mặt, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, trở thành một trong số các ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ cao nhất và là một trong số các ngân hàng cổ phần có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Việt Nam.
Ngày 28/12/2007, SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 1 năm và 2 năm với tỷ lệ nợ quá hạn được khống chế ở mức thấp nhất ( nhỏ hơn 0.5%). Với các chỉ số kinh doanh ấn tượng năm 2007: Lợi nhuận trước thuế đạt 408 tỷ đồng, tăng gần 200% so với năm 2006; tổng tài sản đạt 26.241 tỷ đồng; tổng huy động đạt 20.249 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 11.041 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2006; mở rộng gần 50 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, với sự tham gia cuat hàng chục thương hiệu ngân hàng uy tín khác nhau, SeABank xác định tìm đến với khách hàng mục tiêu của mình bằng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và các sản phẩm cần phải xây dựng trên cơ sở hướng đến nhu cầu của khách hàng. SeABank đã đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đồng thời cải tiến các sản phẩm dịch vụ đã và có nâng cao chất lượng phục vụ để khách hàng cảm thấy tin tưởng và thoải mái nhất khi giao dịch tại Ngân hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức cuả ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Hội đồng quản trị SeABank bao gồm:
+ Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch
+ Ông Hoàng Minh Tân, Phó chủ tịch
+ Ông Đoàn Văn Tiến, ủy viên
Ban kiểm soát bao gồm:
+ Ông Bùi Trung Kiên, Trưởng ban
+ Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Kiểm soát viên
+ Bà Nguyễn Thị Phượng, Kiểm soát viên
Ban Tổng giám đốc bao gồm:
+ Ông Lê Văn Chí, Tổng giám đốc
+ Ông Lê Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc
+ Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó tổng giám đốc
+ Ông Lê Quốc Long, Phó tổng giám đốc
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
B¶ng 1: KÕt qu¶ kinh doanh cña SeABank
§¬n vÞ tÝnh: tû ®ång
ChØ tiªu
N¨m
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Sè tuyÖt ®èi (+/-)
Tû lệ%
Sè tuyÖt ®èi (+/-)
Tû lệ %
Tæng thu nhËp
51
137
409
86
168,63
272
198,54
Vèn ®iÒu lÖ
250
500
3000
50
100
2500
500
Tæng tµi s¶n
6125
10200
26241
4075
66.53
16041
157.26
Tæng huy ®éng vèn
5117
8364
20249
3247
63.45
11885
142.1
Tæng d nî
1350
3363
10994
2013
149.1
7631
226.91
Tû lÖ nî qu¸ h¹n
0.42
0.23
0.24
(-)0.19
(-)42.23
0.01
4.37
Lîi nhuËn tríc thuÕ
50.63
136.88
408.75
86.25
170.35
271.87
198.62
Nguån: b¸o c¸o t×nh h×nh ho¹t ®éng cña SeABank
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh trên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, ta nhận thấy Tổng thu nhập tăng mạnh qua các thời kỳ. Nếu như năm 2005 tổng thu nhập là 51 tỷ đồng ( năm đầu SeABank chuyển Hội sở từ Hải Phòng về Hà Nội) thì đến năm 2006 là 137 tỷ đồng tăng 86 tỷ đồng với tỷ lệ là 168.63%, 409 tỷ đồng là tổng thu nhập mà SeABank đạt được tăng gần gấp 3 lần năm 2006 ( với tỷ lệ là 198.54%). Thu nhập của Ngân hàng tăng nhanh chủ yếu dựa vào thu lãi từ các hoạt động tín dụng và thu phí từ các hoạt động thanh toán, chuyển tiền
Năm 2007 cũng là năm đánh dấu mốc của SeABank khi ngân hàng quyết định tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên đến 3.000 tỷ đồng, tại thời điểm này SeABank cũng là một trong ba Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Đây cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank nhất là trong thời điểm này, khi cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt.
Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại SeAbank. Cùng với những chương trình khuyến mại và các chính sách lãi suất linh hoạt công tác huy động vốn năm 2007, SeABank đã đạt được những thành quả nhất định. Tốc độ tăng trưởng trong công tác này khá đáng kể, tổng nguồn vốn huy động đạt được 20.249 tỷ đồng tăng 11.885 tỷ đồng so với năm 2006 ( với tỷ lệ là 142.1%) đạt gần 110% so với kế hoạch đề ra.
Từ bảng trên ta cũng thấy lợi nhuận trước thuế năm 2006 là 136.88 tỷ đồng tăng 86.25 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2007 tăng 271.87 tỷ đồng so với năm 2006, kết quả đạt được là 408.75 tỷ đồng.
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu
Bảng 2: Bảng huy động vốn và sử dụng vốn tại SeABank
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Số tuyệt đối (+/-)
Tỷ lệ (%)
Số tuyệt đối (+/-)
Tỷ lệ(%)
Tổng tiền gửi của khách hàng
2.312.406
3.511.683
10.744.177
1.199.277
51,86
7.232.494
205,96
Tiền gửi không kỳ hạn
90.607
261.418
3.912.866
170.811
188,52
3.651.448
1.396,79
Tiền gửi có kỳ hạn
2.205.072
3.210.330
6.532.464
1.005.258
45,59
3.322.134
103,48
Tiền ký quỹ
1.672
39.933
298.847
38.261
2.288,34
258.914
648,37
Tổng dư nọ
1.349.888
3.363.048
10.994.812
2.013.160
149,14
7.631.764
226,93
Cho vay ngắn hạn
671.677
2.163.440
6.450.487
1.491.763
222,10
4.287.047
198,16
Cho vay trung và dài hạn
678.211
1.199.608
4.544.325
521.397
76,88
3.344.717
278,82
Nợ quá hạn (%)
42
23
24
(-)19
1
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của SeABank
* Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại SeABank. Cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác Huy động vốn trong năm 2007 của Ngân hàng đã thu được những kết quả nhất định.
Trong năm 2007, công tác huy động vốn của SeABank có tốc tăng trưởng đáng kể. Tính đến ngày 31/12._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7546.doc