Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV

Tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV: MỤC LỤC MỞ ĐẦU Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới trong xu thế chung của kinh tế thế giới, xu thế tự do hoá thương mại. Hoạt động thương mại quốc tế trở thành hoạt động tất yếu đảm bảo cho hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia, đảm bảo có được nhiều sự lựa chọn hàng hoá nhất và có được hàng hoá tốt nhất cho tiêu dùng, máy móc tốt nhất cho sản xuất và bán được hàng hoá tới được nhiều người tiêu dùng nhất. Công ty cổ phần du lịch và thương mại TKV cũng không nằm n... Ebook Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài xu thế chung đó, ngoài hoạt động dịch vụ du lịch, công ty cũng kinh doanh xuất khẩu than, khoáng sản và nhập khẩu máy móc thiết bị cho Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Trong các hoạt động của công ty thì hoạt động chính mang lại phần lớn doanh thu cho công ty là hoạt động nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu lại là hoạt động quan trọng hộ trợ cho hoạt động nhập khẩu. Nếu thực hiện tốt việc thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của công ty, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao uy tín cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, trong phạm vi báo cáo chuyên đề này, em xin mạnh dạn đề cập đến một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV. Báo cáo gồm ba phần : - Chương một : Những vấn đề cơ bản về thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV. - Chương hai: Thực trạng hoạt đồng thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. - Chương ba: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Với kiến thức và nghiên cứu có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong muốn nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên công ty để giúp em nâng cao trình độ, hiểu biết về cả lý luận cũng như thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỗ chu đáo, tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Liên Hương cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ thương mại của công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề này. Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. 1.1.1.Tổng quan về thanh toán hàng nhập khẩu. 1.1.1.1 Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu là một bộ phận của hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.(định nghĩa thanh toán quốc tế theo giáo trình thanh toán quốc tế cập nhật CPU 600 do PGS. TS Nguyễn văn tiến chủ biên). Từ đó thanh toán hàng nhập khẩu là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng cho lượng hàng hoá mà nhà nhập khẩu đã hoặc sẽ nhập khẩu. - Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu Thứ nhất,đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong giao dịch. Hai chủ thể trong giao dịch mang hai quốc tịch khác nhau, do vậy trong thanh toán chỉ có thể chọn đồng tiền của một trong hai quốc gia làm đồng tiền thanh toán. Ngoài ra, trong thanh toán hai bên thường lựa chọn một đồng tiền của nước thứ ba có thể tự do chuyển đổi do tính ổn định và khả dụng của nó. Thứ hai, việc thanh toán phải thông qua ngân hàng. Với khoảng cách về địa lý, việc thanh toán trực tiếp là không khả thi, đặc biệt việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp phải vô số rủi ro, do vậy trong thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán thông qua ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu, mức độ phụ thuộc ngân hàng do phương thức thanh toán được lựa chọn quyết định tuỳ vào mối quan hệ của hai bên trong giao dịch. Thứ ba, thanh toán quốc tế phải tuân thủ luật pháp của cả hai quốc gia và các quy định, thông lệ quốc tế. Mỗi bên trong giao dịch đều phải tuân thủ đầy đủ luật pháp nước mình trong mọi hoạt động không ngoại trừ hoạt động thanh toán. Ngoài ra do tính chất quốc tế của giao dịch, khi thanh toán cần phải tuân thủ các quy định, thông lệ quốc tế. Thứ tư, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro. Do khoảng cách địa lý, hai bên rất khó tìm hiểu thông tin về nhau, lại càng khó có thể giám sát các hoạt động của đối tác, nên nhà nhập khẩu thanh toán rồi có thể sẽ không nhận được hàng nếu áp dụng phương thức thanh toán ít đảm bảo như ứng trước hoặc đặt cọc. Thứ năm, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông thường không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng do tính an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. Đây cũng là hai yêu cầu hàng đầu trong thanh toán, đảm bảo thời gian nhanh nhất và độ an toàn cao nhất. Ngoài ra tiền tín dụng còn mang tính tiện dụng và tạo nguồn vốn thanh khoản cao cho doanh nghiệp. Thứ sáu, thanh toán quốc tế sử dụng hình thức thanh toán điện tử nên phải ứng dụng công nghệ trong thông tin, dữ liệu khi thanh toán. Các ngân hàng thực hiện việc thanh toán hoàn toàn trên các dữ liệu điện tử, không thể trực tiếp gặp nhau để thanh toán bằng tiền mặt hay để làm giấy tờ bằng tay. Hiện nay quy trình thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng đang dần được điện tử hoá nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Do vậy trong thanh toán quốc tế rất cần ứng dụng công nghệ thông tin. 1.1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động thanh toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thanh toán hàng nhập khẩu giúp thúc đẩy nhập khẩu, làm cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, đáp ứng các nhu cầu hàng hoá, máy móc thiết bị, công nghệ trong nước. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu cũng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Đầu tiên thanh toán hàng nhập khẩu là cầu nối giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong hợp thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đây là công việc cả hai bên phải thực hiện cùng nhau, và liên quan tới cả hai bên, được hai bên cùng nhất trí lựa chọn phương thức thích hợp. Tiếp đến thanh toán hàng nhập khẩu là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện tốt giải quyết được các vấn đề về thanh toán tạo điều kiện thuận lợi phát triển và mở rộng hoạt động nhập khẩu.Việc thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng là lợi thế lớn để nhập khẩu hàng hoá. Thứ nữa, thanh toán hàng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các bên trong giao dịch, do đó nó cũng là cách điều hoà lợi ích một cách tốt nhất. Trong thương mại quốc tế, bên nhập khẩu cần hàng và bên xuất khẩu muốn thu được tiền. Một phương thức thanh toán thích hợp là công cụ để cả hai bên đạt được lợi ích của mình. 1.1.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu Một là, điều kiện về tiền tệ : - Đồng tiền tính giá : Thông thường đồng tiền được lựa chọn làm đồng tiền tính giá phải là đồng tiền ổn định, đồng tiền mạnh như USD, EURO, GPB,... - Đồng tiền thanh toán : Có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia hoặc là đồng tiền của một nước thứ ba, nếu là đồng tiền của nước thứ ba thông thường phải là đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi. - Bảo đảm rủi ro về tỷ giá : Để đảm bảo không gặp các rủi ro về tỷ giá trong hợp đồng phải có quy định trước tỷ giá ngoại tệ hoặc tỷ giá linh hoạt dựa vào giỏ các ngoại tệ được chọn trước. Hai là, điều kiện về địa điểm thanh toán : Địa điểm thanh toán được chọn là tại trụ sở một trong hai bên hoặc ở một nước thứ ba. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào tương quan lực lượng của hai bên, phụ thuộc vào phương thức thanh toán, thông thường nếu đồng tiền thanh toán là của một trong hai quốc gia thì địa điểm thanh toán sẽ là tại quốc gia đó. Ba là điều kiện về thời gian thanh toán. Xét theo thời gian, có ba điều kiện thanh toán : - Trả tiền trước: Đây có thể là nhà nhập khẩu đặt cọc một khoản tiền cho nhà xuất khẩu hoặc là một khoản tín dụng có tính lãi nhà nhập khẩu cấp cho nhà xuất khẩu. - Trả tiền ngay : Đây là phương thức thanh toán ngay thời điểm nhận được chứng từ hoặc nhận được hàng hoá tại cảng đến. - Trả tiền sau : Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận hàng theo thoả thuận trước giữa hai bên được ghi trong hợp đồng, Bốn là điều kiện về phương thức thanh toán, tuỳ theo từng giao dịch có những phương thức thanh toán phù hợp, thông thường gặp các phương thức thanh toán : - Ghi sổ : Nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu nợ tiền hàng và sẽ thanh toán sau, điều kiện áp dụng hoàn toàn tương tự phương pháp ứng trước, cần có sự tin cậy. - Chuyển tiền : Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng chuyển cho nhà xuất khẩu khoản thanh toán đã thoả thuận, việc chuyển tiền riêng rẽ với việc giao hàng. - Nhờ thu : Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng, hối phiếu thường được lập riêng không ràng buộc với bộ chứng từ hàng hoá (Nhờ thu hối phiếu trơn) hoặc hối phiếu được lập kèm với chứng từ ( Nhờ thu kèm chứng từ). - Tín dụng chứng từ : Ngân hàng của người nhập khẩu sẽ mở một thư tín dụng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, sau đó người xuất khẩu mới tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán, nếu bộ chứng từ hợp lệ, người xuất khẩu chắc chắn sẽ được thanh toán. 1.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Đầu tiên phải kể tới các nhân tố chủ quan: Thứ nhất là uy tín của doanh nghiệp,doanh nghiệp hoạt động tốt, tạo dựng được uy tín với đối tác sẽ hết sức thuận tiện trong thanh toán, dễ thoả thuận được những phương thức thanh toán có lợi cho mình như chuyển tiền, ghi sổ hoặc ít nhất là phương thức nhờ thu. Thứ hai là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thanh toán hàng nhập khẩu trong doanh nghiệp tức là rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục duyệt thanh toán của doanh nghiệp. Thứ ba là trình độ cán bộ thanh toán, đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc thanh toán của doanh nghiệp. Cán bộ thanh toán cần phải thành thạo nghiệp vụ để tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc thanh toán và có sự nhanh nhạy để tranh thủ tốt nhất nguồn vốn cho doanh nghiệp đồng thời giảm bớt các sai sót, hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu. Thứ tư là quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều này giúp cho thủ tục thanh toán tại ngân hàng được thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm dụng vốn như được ký quý một phần hoặc được cho vay toàn bộ. Ngoài các nhân tố chủ quan cũng còn cần kể đến các nhân tố khách quan : Nhóm các nhân tố trong nước bao gồm : Chính sách tỷ giá, chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối. Các chính sách này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông qua việc điều tiết hoạt động nhập khẩu cũng như điều tiết thị trường hối đoái do tỷ giá là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với thanh toán quốc tế. Các chính sách này ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng, đến lượt mình, các ngân hàng chính là người tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. Nhóm các nhân tố quốc tế bao gồm : Quy chuẩn, thông lệ quốc tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Các quy chuẩn, thông lệ quốc tế về thanh toán mang tính khuôn mẫu, là chuẩn mực chung, việc thanh toán phải tuân theo chuẩn mực đó. Hệ thống ngân hàng phát triển cao như hiện nay tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho thanh toán quốc tế, dù khoảng cách xa đến đâu việc thanh toán cũng có thể diễn ra ngay lập tức với tính chính xác cao, các loại hình thanh toán cũng được các ngân hàng mở rộng phong phú hơn trước đây. 1.1.2. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu. 1.1.2.1.Phương thức chuyển tiền. Đây là phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng đề nghị chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm quy định. - Những người liên quan đến phương thức chuyển tiền gồm có : Người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng trả tiền, người hưởng lợi. - Phương thức chuyển tiền mang các đặc điểm sau : Người mua, người bán thanh toán trực tiếp với nhau; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian hưởng lợi hoa hồng và không có trách nhiệm gì, việc giao hàng và việc thanh toán tách rời nhau. Quy trình thanh toán sử dụng phương thức chuyển tiền. (1)Sau khi kí hợp đồng thương mại, nhà xuất khẩu giao hàng và chứng từ cho người nhập khẩu (2) Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lý thi viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng chuyển tiền. (3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy hợp lệ và phù hợp điều kiện thanh toán, kiểm tra tài khoản nhà nhập khẩu và chuyển tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ ra lệnh cho ngân hàng trả tiền trả tiền cho người hưởng lợi. (5) Ngân hàng trả tiền tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi Hình 1.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền Ngân hàng trả tiền Ngân hàng chuyển tiền Người xuất khẩu Người nhập khẩu (4) (5) (2) (3) (1) - Phương thức chuyển tiền giúp giảm bớt chi phí do mức phí đóng cho ngân hàng thấp, đối với nhà nhập khẩu cực kì có lợi do chuyển tiền thường được tiến hành sau khi giao hàng, nhà nhập khẩu có thể nắm quyền quyết định trong giao dịch, có thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán nếu hàng hoá không đáp ứng yêu cầu của mình. - Tuy nhiên phương thức chuyển tiền có nhược điểm đó là việc giao hàng và chuyển tiền tách rời nhau nên nhà xuất khẩu sẽ ít khi chấp nhận phương thức này vì phương thức này không có sự đảm bảo cho người xuất khẩu được thanh toán trước khi người nhập khẩu nhận được hàng. Phương thức này được thực hiện hoàn toàn dựa trên cơ sở hai bên tin tưởng lẫn nhau và giá trị hợp đồng không quá lớn. 1.1.2.2.Phương thức nhờ thu. - Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ, thông qua ngân hàng thu hộ, cho bên mua để hưởng thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu. - Những người liên quan trong phương thức nhờ thu : Người uỷ nhiệm thu(người uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền), Ngân hàng gửi nhờ thu, Ngân hàng thu hộ, người trả tiền(người được xuất trình bộ chứng từ để thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán). - Phương thức nhờ thu có đặc điểm : Người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền người nhập khẩu, ngân hàng đóng vai trò uỷ nhiệm thu, đại diện cho người bán đòi tiền người mua. - Quy trình thanh toán trong phương thức nhờ thu: Hình 1.2 : Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng thu hộ Người xuất khẩu Người nhập khẩu (3) (6) (2) (7) (5) (4) (1) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu ( kèm chứng từ nếu nhờ thu hối phiếu trơn, không kèm chứng từ nếu nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ). (2) Người xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ(nếu có) đến ngân hàng gửi nhờ thu để nhờ thu hộ tiền. (3) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng thông báo để thông báo cho người nhập khẩu. (4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối trả tiền. (6) Ngân hàng thông báo trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân hàng gửi nhờ thu để ghi có người xuất khẩu hoặc thông báo việc từ chối trả tiền. (7) Ngân hàng gửi nhờ thu thông báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩu. - Phương thức nhờ thu vẫn đảm bảo lợi ích của nhà nhập khẩu do người nhập khẩu vẫn có quyền từ chối chấp nhận hối phiếu nếu hàng hoá không phù hợp - Tuy nhiên phương thức này tốn chi phí hơn so với phương thức chuyển tiền và phải thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán trước rồi mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng. 1.1.2.3.Phương thức tín dụng chứng từ. - Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà theo yêu cầu của một khách hàng một ngân hàng sẽ mở một bức thư tín dụng( L/C). Ngân hàng này cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba, chính là người hưởng lợi, người xuất khẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện ghi trong thư tín dụng. - Những người liên quan : Người mở L/C , người thụ hưởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận. - Đặc điểm thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ : Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình thanh toán, là người chịu trách nhiệm chính, là người trung gian thu hộ, chi hộ, là người đạidiện cho nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu đồng thời đảm bảo nhà nhập khẩu nhận được hàng đúng tiêu chuẩn. - Quy trình thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ. Hình 1.3: Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Người nhập khẩu Người xuất khẩu (8) (7) (2) (1) (9) (10) (3) (5) (6) (4) (1) : Người nhập khẩu gửi đơn mở L/C đến ngân hàng phát hành yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu. (2) : Dựa trên đơn yêu cầu mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng lập L/C thông báo đến ngân hàng đại lý của mình chính là ngân hàng thông báo để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu. (3) : Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu (4) : Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng. (5) : Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợpvới điều kiện L/C. (6) : Sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. (7) : Ngân hàng thông báo sau khi chấp nhận bộ chứng từ chuyển trả bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành. (8) : Ngân hàng phát hành chuyển trả tiền cho ngân hàng thông báo. (9) : Ngân hàng phát hành chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu. (10) : Người nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng phát hành. - Với phương thức thanh toán này nhà nhập khẩu sẽ được đảm bảo rằng tiền sẽ chưa được thanh toán nếu hàng hoá chưa được giao, ngân hàng sẽ đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá đúng số lượng và chất lượng.nhà nhập khẩu chỉ ghi nợ hay thực hiện thanh toán khi các yêu cầu của họ đã được thực hiện, đảm bảo chắc chắn nhận được hàng đúng số lượng chất lượng, có thể tận dụng được tín dụng ngân hàng - Tuy nhiên do có sự tham gia của ngân hàng vào tất cả các giai đoạn trong quy trình thanh toán nên chi phí của việc thanh toán bằng phương thức này khá cao. Mặt khác có thể nhà nhập sẽ gặp phải rủi ro nếu bộ chứng từ giả mạo vì L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ. 1.1.3 Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp. 1.1.3.1.Các bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán. Hoạt động thanh toán của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến ba bộ phận chủ yếu : - Phòng kế toán tài chính : Phòng kế toán là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong hoạt động thanh toán, đảm nhận vai trò thực hiện các hoạt động mang tính nghiệp vụ bao gồm : Xem xét và chấp nhận đề nghị thanh toán của phòng kinh doanh, xin giám đốc duyệt chi, thực hiện xuất quỹ thanh toán và cân đối sổ sách. - Ban giám đốc : Ban giám đốc chính là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong hoạt động thanh toán cần có sự chấp thuận của ban giám đốc cho từng hợp đồng một, ngoài ra ban giám đốc cũng đóng vai trò định hướng chung cho toàn bộ hoạt động thanh toán của doanh nghiệp. - Phòng xuất nhập khẩu, đây là bộ phận kinh doanh, trực tiếp đàm phán với đối tác, thoả thuận mua bán, là người lập đề nghị phòng kế toán thực hiện thanh toán, cũng là người làm việc trực tiếp với ngân hàng, thực hiện các thủ tục trong quá trình thanh toán 1.1.3.2. Quy trình thanh toán. Tại doanh nghiệp, việc thanh toán hàng nhập khẩu đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước thủ tục trước khi có thể tiến hành thanh toán tiền cho người xuất khẩu theo các phương thức thanh toán quốc tế. Hình dưới đây thể hiện thứ tự các bước thủ tục để tiến hành thanh toán hàng nhập khẩu Hình 1.4 : Quy trình thanh toán hàng nhập khẩutại doanh nghiệp. Phòng kế toán – tài chính Phòng xuất nhập khẩu (1) (2) (3) Nhà xuất khẩu Ngân hàng (4) (1) : Phòng xuất nhập khẩu lập đề nghị thanh toán đền nghị phòng tài kế toán- tài chính tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. (2) : Phòng kế toán- tài chính trình ban giám đốc xem xét và chấp nhận đề nghị thanh toán của phòng xuất nhập khẩu. (3) : Phòng xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục với ngân hàng để ngân hàng chấp thuận thanh toán cho nhà xuất khẩu. (4) : Ngân hàng tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. 1.2.Khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. -Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI –TKV -Tên giao dịch tiếng Anh: VINACOMIN –TOURISM & TRADING JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: VTTC - Email: vttc@fpt.vn; Website : www.vinacoaltour.com.vn. -Địa chỉ trụ sở chính: Số 1-Đào Duy Anh,Phường Kim Liên,Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội. Ban đầu công ty có tên là CÔNG TY DU LỊCH THAN VIỆT NAM được thành lập ngày 26/9/1996 theo quyết định số 2778/QĐ-TCCB ngày 26/09/1996 của Bộ Công nghiệp trên cơ sở đề án số 1623 TVN/TCNS ngày 19/7/1996 của tổng công ty Than Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/1996. Từ năm 1996 đến năm 2000 công ty chỉ kinh doanh các loại hình thuộc lĩnh vực du lịch bao gồm: dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, kiều hối đổi tiền, tư vấn đầu tư phát triển du lịch, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tiêu dùng và đời sống(tiêu dùng của khách du lịch) và các dịch vụ kinh doanh khác. Đến tháng 3/2000,công ty tham gia kinh doanh than theo sự cho phép của Tổng công ty Than Việt Nam tại công văn số 590/CV-CTT ngày 13/3/2000 và công văn số 709 ngày 27/3/2000. Để phù hợp với nội dung kinh doanh mới công ty Du lịch Than Việt Nam đổi tên thành công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam theo quyết định số 1381/QĐ-HĐQT ngày 12/12/2001 của hội đồng quản trị Tổng công ty Than Việt Nam đồng thời công ty cũng bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: nhận uỷ thác và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng. Công ty được cổ phần hoá năm 2004 theo quyết định số 104/2004/QĐ-BCN ngày 27/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp v/v chuyển công ty Du lịc và Thương mại Than Việt Nam thành công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam.Công ty chính thức đi vào hoạt động theo luật Doanh ngiệp từ ngày 01/11/2004. Ngày 11/06/2007 Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam đổi tên thành Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại –TKV theo quyết định số 8389/QĐ-HĐQT ngày 07/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam V/v bổ sung sửa đổi tên gọi các công ty con cho phù hợp với tên gọi của công ty mẹ- Tập đoàn. - Các mối quan hệ trong quá trình hoạt động : Cơ quan chủ quản : Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam(VINACOMIN). Các đơn vị trực thuộc : + Chi nhánh I Hà Nội: 226 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội. + Chi Nhánh Quảng Ninh: 95B Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Quảng Ninh. + Chi nhánh TPHCM: Số 75/04 Hoàng Sa, phường Đakao, Q1, TP HCM. + Khách sạn Biển Đông : Vườn Đào, TP Hạ Long, Quảng Ninh + Khách sạn Vân Long : Đường Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh. + Chi nhánh Đak Nông : 80 Quốc lộ 14, Phường Nghĩa Tân, Thị xã Gia Nghĩa, Đak Nông. Các đối tác kinh doanh chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV: + Các đối tác kinh doanh thương mại : Komatsu, Kawasaki, Hitachi, Tadano(Nhật Bản), Tamrock(Thụy Điển),Daewoo(Hàn Quốc), Cummins(Mỹ), Michelin(Pháp), Yokohama(NHật Bản), Iowa Mold Tooling(IMT-Mỹ), Rema Tip Top(Đức) + Các đối tác hợp tác du lịch : Công ty dịch vụ du lịch HongYi- Đài Loan, Du lịch Morning Star- Bắc Kinh – Trung Quốc, Du lịch Trung Lữ, Quảng Tây – Trung Quốc, China Travel Service Ltd - Hồng Kông, Công ty du lịch quốc tế Donna – Thailand;Công ty du lịch Thông Thái- Thailand, Công ty Du lịch Forerank Travel Sdn Bhd – Malaysia, Công ty du lịch LC – Singapore, Korea Lighting Travel Service Company Limited, IFC INC. JAPAN, VIFRA Tuor Operator & Travel Service – Noisiel, Pháp. 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty có các chức năng, nhiệm vụ sau : + Kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước. + Kinh doanh khách sạn, ăn uống,căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, dịch vụ du lịch. + Dịch vụ xuất nhập cảnh và dịch vụ học sinh du học nước ngoài. + Kinh doanh, xuất nhập khẩu uỷ thác và xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, hàng hoá máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất. + Chế biến, kinh doanh than, xuất khẩu than và khoáng sản. + Sản xuất, gia công, lắp ráp thiết bị, dụng cụ sản xuất và tiêu dùng. + Môi giới, tư vấn, kinh doanh bất động sản. + Vận chuyển đất đá, than, vật liệu, hàng hoá, máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống. + Dịch vụ tắm và bể bơi; sản xuất và kinh doanh nước giải khát, kinh doanh bia. + Dịch vụ đại lý xăng dầu. + Kinh doanh vật tư, thiết bị y tế, hoá chất(trừ hoá chất nhà nước cấm) và dược phẩm muối vô cơ. + Dịch vụ cho thuê thiết bị và bốc xúc, san gạt đất đá, than, khoáng sản. + Kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản và nông sản. + Khai thác, kinh doanh cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng. + Kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ô tô. 1.2.3. Bộ máy tổ chức. - Mô hình bộ máy tổ chức. : kiểm soát toàn công ty : Lãnh đạo trực tiếp : Quản lý về chuyên môn Hình 1.5:Mô hình tổ chức hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ đông Ban giám đốc điều hành Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Khối các phòng ban Khối các đơn vị trực thuộc KS Biển Đông KS Vân Long CN Đăk Nông CN Quảng Ninh CN TP Hồ Chí Minh CN I Hà Nội P. Điều hành hướng dẫn Phòg thị trường du lịch Phòg Xuất nhập khẩu II Phòg Xuất nhập khẩu I Phòg dịch vụ đào tạo Phòg kế toán tài chính Phòg Kế hoạch đầu tư Phòg thi đua, văn hóa Phòg tổ chức lao động Phòg hành chính tổng hợp Nguồn: phòng ké hoạch đầu tư Chức năng nhiệm vụ các phòng ban : + Phòng hành chính tổng hợp: ∙ Công tác hành chính: Văn thư, lưu trữ; Lễ tân, tổ chức các hội nghị, công tác của lãnh đạo, tổ chức sự kiện, đón tiếp khách trong và ngoài nước; Truyền thông,quan hệ công chúng, báo chí; Thông tin, liên lạc; Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan công ty và các công việc khác liên quan đến hành chính. ∙ Công tác tổng hợp: Tổng hợp công việc hàng tuần, tháng và lập trình lịch công tác tuần, tháng của lãnh đạo; Ghi biên bản, nghị quyết hội nghị, mở sổ sách theo dõi nội dung các cuộc họp; Tổng hợp, lập các báo cáo sơ kết tháng, quý, tổng kết năm trên cơ sở số liệu báo cáo của các phòng ban, các đơn vị trực thuộc cùng các công việc khác liên quan đến công tác tổng hợp báo cáo. + Phòng tổ chức lao động : ∙ Công tác tổ chức và cán bộ: Đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, các phòng thuộc công ty; Xây dựng và sửa đổi bổ điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế cán bộ, quy chế làm việc của HĐQT và của giám đốc công ty,thẩm định quy định của đơn vị trực thuộc; Quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá cán bộ; Làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hành nghề, thành lập mới đơn vị. ∙ Công tác lao động tiền lương: Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và đơn giá tiền lương; các quy chế về lao động tiền lương; định biên lao động, kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương, theo dõi việc thực hịên phân phối quỹ tiền lương và quyết toán tiền lương cho các đơn vị; nâng lương theo chế độ cho người lao động; tính toán chi trả lương, BHXH, BHYT cho lao động ở công ty; Quản lý hồ sơ cán bộ, người lao động; Công tác xã hội; Công tác bảo hiểm lao động, an toàn lao động; Công việc liên quan đến lao động,tiền lương và chế độ của người lao động. + Phòng thi đua, văn hóa, thể thao: Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện quy chế, quy định thi đua khen thưởng của công ty và các đơn vị trực thuộc; Tổ chức tổng hợp, lập, triển khai và theo dõi chương trình, kế hoạch thi đua thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn công ty và cơ quan công ty, xây dựng những tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến; Tham gia tổng kết đánh giá các hoạt động thi đua và tổ chức xét duyệt các danh hiệu thi đua; Tổng hợp, lập báo cáo về công tác thi đua, tuyên truyền. + Phòng kế toán-Thống kê- Tài chính(KTTC): ∙ Công tác kế toán- Tài chính: Thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của công ty và cơ quan công ty; Xây dựng quy chế quản lý tài chính, kế hoạch tài chính; Theo dõi,quản lý các nguồn vốn, tài sản của công ty, xây dựng các bịên pháp sử dụng vốn để kinh doanh có hiệu quả; Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, tài chính, thống kê và các báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc; Bảo quản lưu trữ tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,… ; Thanh tra giá mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế và đơn giá quyết toán công trình xây dựng cơ bản. ∙ Công tác thống kê: Tổ chức thực hiện công tác thống kê của công ty theo đúng quy định của nhà nước và tập đoàn; Đôn đốc hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về phương pháp tính toán,thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định; Cung cấp số liệu, bảo quản, lưu giữ số liệu, tài liệu sổ sách thống kê theo qui định; Công việc khác liên quan đến công tác thống kê. + Phòng kế hoạch đầu tư : ∙ Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh quý, năm và dài hạn của công ty, cơ quan công ty;Thực hiện báo cáo thực hiện hiện hàng tháng, quý, năm, và báo cáo đột xuất; Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. ∙ Công tác đầu tư- Xây dựng : Xây dựng quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tổng hợp công tác đầu tư xây dựng của Công ty, đề xuất và lập các dự án đầu tư, công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu, chọn thầu; Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp của hội đồng quản trị và hướng dẫn của Tập đoàn; Chủ trì công tác giám sát đầu tư và nghiệp thu công trình; Thực hiện báo cáo thực hiện đầu tư theo quy định và đột xuất theo yêu cầu quản lý. + Phòng Dịch vụ - Đào tạo (DTĐT) ∙ Công tác đào tạo : Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển nguồn lực của Công ty; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chươ._.ng trình đào tạo và đề xuất chủ trương, chính sách liên quan tới công tác đào tạo nhân lực. ∙ Công tác Dịch vụ đào tạo:Chủ động tìm kiếm thị trường, liên doanh liên kết với các Trung tâm đào tạo và các Trường để mở các lớp, các khoá đào tạo; Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ đào tạo trình Giám đốc phê duyệt, đảm bảo đúng luật và có hiệu quả. + Phòng xuất nhập khẩu I, II : Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có các chức năng, nhiệm vụ sau: ∙ Chủ động tìm kiếm thị trường, khai thác đơn hàng kinh doanh trong nước và nước ngoài theo lĩnh vực được phân công. ∙ Nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác marketing ở trong nước và nước ngoài nhằm tạo những mặt hàng chiến lược, ổn định và có hiệu quả. ∙ Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho trong và ngoài ngành. ∙ Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ kinh doanh trình Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh thương mại theo phân cấp phê duyệt, đảm bảo đúng luật và có hiệu quả. ∙ Soạn thảo hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. ∙ Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh thương mại toàn Công ty theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cung cấp số liệu cho phòng kế hoạch đầu tư tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ, theo yêu cầu quản lý. + Phòng Thị trường Du lịch : Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển thị trường kinh doanh du lịch, khách sạn của Công ty; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước; Đàm phán ký kết, thực hiện, thanh quyết toán hợp đồng đầu ra (bán dịch vụ); Tiếp nhận tour và các dịch vụ khác từ phòng Điều hành - Hướng dẫn để xây dựng hoàn thiện chương trình tour; Tổng hợp số liệu thực hiện kế hoạch của phòng Thị trường và phòng Điều hành hướng dẫn; Nghiên cứu đề xuất dự án kinh doanh du lịch, khách sạn, các tour du lịch lữ hành mới trong nước và quốc tế; Tổng hợp, báo cáo công tác kinh doanh khách sạn, lữ hành và dịch vụ khác của toàn Công ty theo yêu cầu của Giám đốc, ngành và cấp trên. + Phòng Điều hành- Hướng dẫn : Khai thác thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào ( mua dịch vụ); Xây dựng và hoàn chỉnh chương trình tour; Tổ chức các tour du lịch cho khách theo hợp đồng đã ký; tiếp thị khai thác và kinh doanh phương tiện vận chuyển khách du lịch; Dịch vụ: Thuê hướng dẫn viên, cho thuê xe và thuê phương tiện vận chuyển khách; Nhà hàng khách sạn và dịch vụ khác (nếu có); Tổ chức quản lý hướng dẫn khách du lịch, tổ chức làm thủ tục ( kể cả xuất nhập cảnh) cho khách du lịch trong và ngoài nước; Mở sổ sách theo dõi, quản lý hồ sơ từng tour đã thực hiện; Thống kê cập nhật và quản lý hồ sơ, làm vida, hộ chiếu và dịch vụ khác. 1.2.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - Đặc điểm về nhân lực : Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV là công ty kinh doanh trong lịch vực dịch vụ gồm du lịch va thương mại nên mang đặc điểm cơ cấu lao động của một công ty dịch vụ. Số lượng lao động không lớn, toàn công ty chỉ có 293 lao động. Cơ cấu lao động cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1: Tình hình lao động của công ty Đơn vị: người STT Tên tổ chức Tổng số Phụ nữ Trình độ Thạc sỹ Đại học Trung cấp 1 2 3 4 5 6 7 8 Ban giám đốc Phòng TCLĐ Phòng TCKT Phòng KHĐT Phòng HCTH Phòng XNK I Ph òng XNK II Phòng Du lịch 3 4 7 4 13 7 9 16 1 3 5 2 5 3 2 10 1 2 4 7 4 13 7 9 16 Tổng cơ quan công ty 63 31 1 62 0 1 2 3 4 5 6 Khách sạn Vân Long Khách sạn Biển Đông Chi nhánh I HN Chi nhánh QN Chi nhánh HCM Chi nhánh ĐN 63 30 89 34 10 4 44 22 47 12 6 1 15 10 30 8 8 4 48 20 59 26 2 Tổng các đơn vi 230 132 0 82 155 Nguồn: phòng Tổ chức lao động Lực lượng lao động của công ty liên tục được bổ sung và phát triển để phù hợp với tình hình phat triển trong kinh doanh của công ty.Năm 2002, công ty mới chỉ có 241 lao động.Năm 2007, con số này đã là 293 lao động. Hầu hết nhân viên đều đạt trình độ đại học và sau đại học.Ngoài ra công ty rất chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên công ty.Công ty thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý,nhân viên thương mại, du lịch và gửi nhân viên đi học các lớp ngành du lịch.Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hàng năm cũng mở lớp huấn luyện nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch, quản trị chi phí, mới đây nhất là nghiệp vụ kinh doanh thương mại điện tử.Công ty cũng tạo điều kiện tối đa cho nhân viên tự học tập nâng cao trình độ của mình. - Đặc điểm về tài chính : + Ban đầu mới thành lập công ty có cơ cấu 100% vốn Nhà nước + Từ năm 2004 công ty cổ phần hóa,vốn điều lệ 10.465.000.000 đồng chia thành 104.650 cổ phần trong đó vốn nhà nước do tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam nắm giữ chiếm 69,16 %; vốn cổ phần ưu đãi bán cho lao động trong công ty chiếm 27,68%;Vốn cổ phần phổ thông theo giá sàn của cổ đông ngoài công ty 2,21%; vôn cổ đông khác công ty chiếm 0,95 %. - Đặc điểm về thị trường : + Thị trường du lịch của công ty ngoài các cán bộ, công nhân viêảntong tập đoàn chủ yếu mới là khách du lịch trong nước, đối với khách nước ngoài chủ yếu là các bạn hàng, đối tác của công ty sang Việt Nam tham quan, trao đổi, xúc tiến đầu tư thương mại. + Đối với thương mại : Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV nhập khẩu máy móc thiết bị từ Nhật Bản, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hàn Quốc cung ứng cho các doanh nghiệp trong ngành than. Đối với xuất khẩu, công ty xuất khẩu than và khoáng sản chủ yếu vào Trung Quốc, đồng thời nhập khẩu ngược lại các máy móc thiết bị theo phương thức hàng đổi hàng. 1.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần đây. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1.Doanh thu 177.922 271.833,38 372.440,03 499.484,60 553.656,23 - Khách sạn+ du lịch 16.838 24.456,11 29.459,16 38.165,19 42.190,74 - Thương mại + than 157.901 244.005,81 337.818,55 460.599,22 511.254,70 - Khác 3.183 3.371,46 5.162,32 720,19 210,80 2. Giá trị sản xuất 11.640 25.123,98 32.884,26 43.609,59 52.852,01 - Khách sạn+ du lịch 5.457 7.106,8 7.491,61 8.726,61 10.730,77 - Thương mại+ than 5.770 15.240,98 21.599,71 34.782,08 41.961,89 - Khác 413 2.776,2 3.792,94 100,90 159,35 3. Lợi nhuận 146,42 576,32 1.657,92 3.178,44 5.948,21 4. Nộp ngân sách 7.677 15.251,09 22.379,04 23.168,82 19.184,90 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Năm 2007, doanh thu ước thực hiện của công ty là 553.656,23 triệu đồng tăng trưởng 11,01% so với năm 2006, trong đó kinh doanh du lịch tăng trưởng 12,53% so với năm 2006, kinh doanh thương mại tăng 11,21 %. Đây là một mức tăng trưởng khá cao.Từ năm 2003 đến nay doanh thu tăng một cách ổn định qua các năm thể hiện sự phát triển bền vững của công ty. Năm 2004 doanh thu tăng 153% so với năm 2003.Năm 2005 doanh thu tăng 37% so với năm 2004.Năm 2006 doanh thu tăng 16% so với năm 2005. Tuy mức tăng doanh thu giảm dần, nhưng đây là dấu hiệu chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng lớn lên. Kinh doanh thương mại đã khẳng định được vai trò của mình trong khi kinh doanh du lịch vẫn tăng trưởng đều đặn. - Thực trạng hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể. + Đối với lĩnh vực du lịch.   Du lịch lữ hành: Hàng năm công ty tổ chức tuor du lịch cho hang ngàn lượt khách trong và ngoài nước tham quan, nghỉ ngơi, khảo sát thị trường, cũng như kết hợp du lịch và làm việc.Tuor du lịch của công ty được xây dựng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội thảo, chuyên đề, kết hợp cùng các công ty du lịch nước ngoài tổ chức tuor du lịch quốc tế. Bảng 1.3: Hoạt động du lịch của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Số đoàn du lịch đoàn 327 325 311 360 396 Số lượt người người 7879 10905 11428 11588 11643 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư Số lượng khách du lịch liên tục tăng cho thấy hoạt động du lịch lữ hành của công ty ổn định và phát triển.Khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên trong ngành than.Công ty đã dành được 80% số cán bộ trong ngành đi du lịch nước ngoài và 50 % thị phần khách du lịch nội địa trong ngành. Hoạt động kinh doanh này đang ngày một được mở rộng sang đối tượng ngoài ngành than. Tuy khách hàng chính là can bộ công nhân viên trong ngành nhưng lượng khách du lịch là cán bộ ngoài ngành cũng đã chiếm tới 20% số khách hàng của côn g ty   Kinh doanh khách sạn : Công ty có hai khách sạn trực thuộc là khách sạn Biển Đông và khách sạn Vân Long. Ngoài ra công ty còn hợp tác với một hệ thống khách sạn của tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam như : Khách sạn Hạ Long, Heritage Vườn Đào, Heritage Đê La Thành, khách sạn Thái Nguyên, Trung tâm điều dưỡng Sầm Sơn,…Công ty thực hiện dịch vụ đặt phòng,dịch vụ hộ chiếu,thị thực xuất nhập cảnh,dịch vụ xe du lịch, xe buýt cao cấp, tàu hỏa. Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng các tài liệu phục vụ du lịch, xúc tiến thương mại, danh mục hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị. Các khách sạn cũng đã làm tôt công tác tiếp thị cũgn như kịp thời đưa ra các chính sách giảm giá, khuyến mãi linh hoạt nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Bảng 1.4: Hoạt động khách sạn của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Lượt phòng Phòng 27.815 17.393 11.308 11.779 20.367 Lượt người người 51.184 31.911 28.607 24.820 41.533 Công suất % 56 62 55 50 49,38 Nguồn:Phòng Kế hoạch - Đầu tư + Đối với lĩnh vực thương mại. Thương mại tuy là ngành nghề bổ trợ nhưng lại là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho công ty, ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình, thể hiện qua doanh thu hàng năm ngày càng cao. Bảng1.5 : Kết quả hoạt động thương mại. Đơn vị : Triệu đồng. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 157.901,00 244.005,81 337.818,55 460.599,22 511.254,70 Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu I Năm 2003 doanh thu từ thương mại là 157.901,00 triệu đồng, sang 2004 đã tăng 54% lên 244.005,81 triệu đồng. Năm 2005 mức tăng là 38% lên 337.818,55 %. Năm 2006 mức tăng trưởng của doanh thu vẫn là rất cao 36%. Năm 2007 mức tăng trưởng là 11%. mặc dù mức tăng trưởng giảm dần nhưng đó không phải là do có dấu hiệu chững lại mà do quy mô lớn hơn. Đây là một dấu hiệu hết sức đáng mừng thể hiện vị thế của lĩnh vực thương mại. trong lĩnh vực này công ty chủ yếu hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và xuất khẩu than, cụ thể :   Nhập khẩu : Hoạt động thương mại chủ yều của công ty là nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trong ngành than.Trong những năm qua công ty đã hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất cung cấp thiết bị khai thác hạng nặng nổi tiếng thế giới như : Xe ôtô tải, máy xúc, máy gạt Komatsu, kawasaki, Hitachi; máy khoan Atlas Copco, Tamrock; cần cẩu các loại của Tadano; xe trộn bê tông Daewoo; động cơ disesel Cummins; các sản phẩm máy và lốp đặc chủng,các vật liệu nhãn hiệu Rema Tip Top cho các các đơn vị của tập đoàn Than và khoáng sản Việt nam.Ngoài ra công ty cũng độc quyền phân phối các sản phẩm xe nâng hạ và di chuyển lốp đặc chủng Iowa Tooling sản xuất; phân phối độc quyền lốp xe chuyên dùng cho xe tải và thiết bị khai thác hạng nặng Michelin và Yokohama cho công nghiệp khai khoáng;   Xuất khẩu: xuất khẩu tuy chỉ là một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác nhưng cũng đã phát triển mạnh mẽ và mang lại một doanh thu đáng khích lệ cho công ty. Công ty chủ yếu kinh doanh chế biến xuất khẩu than vào thị trường Trung Quốc. Năm 2007 cả hoạt động xuất khẩu than và xuất khẩu dầu đều vượt xa mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt là mặt hàng than đạt được doanh số 84.597.780.000 đồng so với mức kế hoạch là 23.300.000.000 đồng, dầu xuất khẩu đạt doanh thu 21.690.600.000 đồng so với kế hoạch là 20.478.000.000 đồng. Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 2.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 2.1.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty : Về sản phẩm hàng hoá nhập khẩu, Công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp và phụ tùng máy móc, xe tải hạng nặng. Sản phẩm nhập khẩu chính là máy phục vụ khai thác mỏ : máy khoan, máy xúc, máy vá lốp, xe gạt, xe ủi, xe nâng, xe cẩu, xe trộn bê tông...và phụ tùng thay thế. Công ty là nhà phân phối độc quyền các loại lốp đặc chủng và các thiết bị khai thác hạng nặng cho ngành công nghiệp khai khoáng. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu máy móc thiết bị trọn bộ cho các nhà máy nhiệt điện. Về nhà cung cấp, nhà cung cấp hàng nhập khẩu cho công ty là các hãng sản xuất máy móc thiết bị công nghiệp danh tiếng của Nhật Bản( Komatsu, Kawasaki, Hitachi, Tadano, Yokohama), Châu Âu(Tamrock- Thuỵ Điển, Michelin- Pháp, Rema Tip Top- Đức), Mỹ(Cummins, Iowa Mold Tooling). Công ty đã có quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp, đã tạo được sự tin tưởng, các hợp đồng thường được tiếp nối nhau, thời gian đàm phán hợp đồng được rút ngắn, nguồn cung của công ty luôn ổn định. Khi có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị nào đó, công ty có thể nhập khẩu hàng ngay không cần mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và đàm phán điều kiện nhập khẩu như các doanh nghiệp khác trong ngành. Ngoài ra trong số các đối tác đó, Michelin là đối tác hết sứcot tư ẳc quan trọng của công ty, công ty là nhà phân phối độc quyền lốp xe Mỉchelin cho toàn ngành, nhu cầu về lốp rất lớn và thường xuyên nên tạo ra hoạt động kinh doanh thường ký cho công ty rất ổn định. Về thị trường tiêu thụ, Công ty hướng tới thị trường nội địa. Khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty trong ngành Than- Khoáng sản. Các công ty này là bạn hàng lâu năm với các hợp đồng có giá trị lớn nhỏ khác nhau về đủ mọi nhu cầu máy móc, thiết bị khai thác mỏ. Ngoài ra công ty còn có các khách hàng ngoài ngành là các nhà máy nhiệt điện và các công ty vận tải hạng nặng. Do công ty được giao độc quyền phân phối thiết bị ngành than nên có ưu thế trong giao dịch, được áp đặt giá nên ít khi bị lỗ, ngoài ra thị trường tiêu thụ luôn rất ổn định do tính đặc thù của việc buôn bán nội bộ ngành. Về hình thức nhập khẩu, Công ty chủ yếu tiến hành nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp. Công ty tiến hành nhập khẩu máy móc về bán cho các công ty theo dự đoán nhu cầu dựa trên các năm trước đối với các mặt hàng thường được nhập. Đối với các máy móc đặc thù hơn, công ty nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Ngoài ra công ty còn tiến hành nhập khẩu uỷ thác cho các dự án, mức phí là 0,15% tổng giá trị máy móc. Công ty chỉ tiến hành nhập khẩu uỷ thác máy móc thiết bị trọn bộ, dây chuyền sản xuất. Công ty đã tiến hành nhập khẩu uỷ thác cho các nhà máy nhiệt điện : Na Dương, Cao Ngạn và Cẩm Phả, ba nhà máy này đều trực thuộc tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra công ty cũng tiến hành nhập khẩu một số máy móc thiết bị theo yêu cầu của các khách hàng lâu năm để gây dựng quan hệ tốt với khách hàng. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. Thứ nhất là đồng tiền thanh toán, do đồng Việt Nam là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi nên Công ty phải chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền của đối tác. Đối với các đối tác Nhật Bản, công ty tiến hành thanh toán bằng đồng JPY. Đối với các đối tác châu Âu( Pháp, Đức, Thụy Điển), Công ty thanh toán bằng đồng EUR và thanh toán bằng USD đối với các đối tác Hoa Kì. Thứ hai là về địa điểm thanh toán, do đồng tiến thanh toán là đồng tiền của đối tác, một mặt khác các đối tác của công ty là các công ty lớn có sức mạnh trong thương lượng nên địa điểm thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu của công ty là tại trụ sở công ty của đối tác. Ngân hàng thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu cho công ty là Vietcombank để đảm bảo việc thanh toán nhanh, hiệu quả. Thứ ba là thời gian thanh toán. Công ty luôn muốn điều kiện về thời gian thanh toán là trả sau hay trả chậm . Tuy nhiên trên thực tế, phải dựa vào đối tác và từng hợp đồng cụ thể mà lựa chọn trả trước, trả ngay hay trả sau. Công ty áp dụng các điều kiện này một cách linh họat không quá cứng nhắc theo ý mình để đảm bảo việc nhập khẩu được máy móc đáp ứng nhu cầu về thiết bị trong nước. Thứ tư là phương thức thanh toán. Đối với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, Công ty sử dụng ba phương thức thanh toán : Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức được sử dụng chủ yếu là tín dụng chứng từ, trong hầu hết các hợp đồng nhập khẩu vì đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất trên thế giới với các ưu điểm của nó. Đối với phương thức nhờ thu, công ty chỉ sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng, chỉ trong các hợp đồng lẻ, có giá trị thấp. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. 2.2.1 Các nhân tố chủ quan. Thứ nhất phải kể đến yếu tố nguồn nhân lực.Đây là nhân tố có tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty, quyết định phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, đồng tiền thanh toán, đồng thời quyết định thời gian và tính chính xác trong nghiệp vụ thanh toán. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động thanh toán của công ty gồm có : Phòng kế toán có 7 người, 7 người đều có trình độ đại học, có thời gian công tác khá lâu; Phòng xuất nhập khẩu I, II có16 người, tất cả đều đạt trình độ đại học, 12 người trong số đó đã làm việc trên 5 năm. Như vậy nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty đều có trình độ và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Đây là một lợi thế của công ty vì tránh được phần lớn các sai sót trong khi đàm phán cũng như khi làm các thủ tục thanh toán. Ngoài ra nhờ các nhân viên đều có trình độ, việc thanh toán hàng nhập khẩu sẽ được thực hiện nhanh gọn và chuẩn xác hơn. Thứ hai là cơ cấu tổ chức của công ty, yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quy trình xét duyệt thanh toán trong doanh nghiệp, từ đó mà ảnh hưởng đến thời gian thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu. Công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV là một doanh nghiệp nhà nước mới chuyển đổi từ năm 2004, do vậy cơ cấu tổ chức còn mang nặng tính nhà nước, khá cồng kềnh. Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu của công ty chưa thực sự nhanh gọn, do quá trình xét duyệt còn chậm, phòng xuất nhập khẩu phải đề nghị thanh toán tới phòng kế toán tài chính sau đó phòng kế toán tài chính mới trình ban giám đốc duyệt chi. Thứ ba là uy tín của công ty. Công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV đã hoạt động một thời gian khá lâu trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp, đã có nhiều quan hệ, gây dựng được uy tín nhất định. Hầu hết đối tác đều là những bạn hàng lâu năm, trong các hợp đồng trước đây công ty đều thanh toán đúng hạn, đúng điều khoản hợp đồng đã thỏa thuận, vì vậy tạo được chữ tín với đối tác. Khi đàm phán hợp đồng sẽ dễ dàng hơn và khi thỏa thuận điều khoản thanh toán các đối tác dễ chấp nhận cho công ty trả sau hoặc trả bằng phương thức chuyển tiền. Thứ tư là quan hệ của công ty với ngân hàng. Trong những năm qua công ty đều thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu thông qua ngân hàng ngoại thương Vietcombank. Công ty có quan hệ khá tốt với Vietcombank do luôn thanh toán đúng hạn. Vì vậy công ty thường ít khi phải ký quỹ để mở L/C, trong các hợp đồng phải ký quỹ cũng không phải ký quỹ toàn bộ 100% mà chỉ phải ký quỹ một phần. Phần lớn giá trị thanh toán hàng nhập khẩu đều được ngân hàng cho vay tín dụng. Đây là lợi thế cho công ty cổ phần thương mại và du lịch – TKV, vì nhờ được ngân hàng cho vay tín dụng công ty đã tận dụng được vốn, huy động cho hoạt động khác, khả năng thanh khoản của công ty do đó mà cũng cao hơn. Ngoài ra, ngân hàng còn tư vấn cho các cán bộ của công ty trong việc hoàn thành các thủ tục giúp tránh được các sai sót và hoàn thành hồ sơ thanh toán hàng nhập khẩu nhanh hơn. 2.2.2 Các nhân tố khách quan. Thứ nhất là chính sách nhập khẩu của nhà nước. Các chính sách nhập khẩu của nhà nước điều tiết hoạt động nhập khẩu trong nước, bao gồm cả hoạt động nhập khẩu của công ty. Từ đó các chính sách nhập khẩu của nhà nước tác động gián tiếp đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. Nhà nước ta có chính sách ưu đãi đối với nhập khẩu máy móc thiết bị, miễn giảm thuế nhập khẩu và thuận lợi hóa các thủ tục nhập khẩu. Do vậy công ty gặp rất nhiều thuận lợi khi làm các thủ tục nhập khẩu và được hưởng ưu đãi của ngân hàng trong thanh toán chẳng hạn như cho vay tín dụng thanh toán, xử lý yêu cầu trong thời gian ngắn hơn với các thủ tục đơn giản hơn. Thứ hai là chính sách về tỷ giá và quản lý ngoại hối. Các chính sách về tỷ giá và quản lý ngoại hối tác động lên thị trường tài chính và hoạt động của ngân hàng, qua đó tác động lên hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. Nhà nước ta từ trước đến nay áp dụng các chính sách bình ổn về tỷ giá, do vậy công ty hầu như không gặp các rủi ro về tỷ giá khi thực hiện các hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây nhà nước tiến tới sẽ thả nổi tỷ giá trong bối cảnh tình hình biến động các đồng tiền là rất phức tạp. Đối với ngoại hối, nhà nước cũng có các quy định nhằm duy trì mức độ ổn định của ngoại hối, do vậy không xảy ra các nguy cơ về khan hiếm hay dư thừa ngoại hối. Tuy nhiên vào một số giai đoạn, để thắt chặt ngoại hối, ngân hàng thường ít chấp nhận thanh toán cho đồng tiền này, hướng sang thanh toán bằng đồng tiền khác, công ty phải đàm phán chuyển đổi đồng tiền thanh toán để việc thanh toán dễ dàng hơn. Thứ ba là các quy định, thông lệ quốc tế về thanh toán. Việc thanh toán hàng nhập khẩu phải tuân theo các quy định, thông lệ chung của thế giới về thanh toán. Trong thanh toán quốc tế, hai bên chủ thể có quốc tịch khác nhau nên khi tranh chấp phát sinh trọng tài là trọng tài quốc tế, căn cứ để giải quyết cũng chính là các tập quán , thông lệ quốc tế chứ không phải luật pháp quốc gia. Thanh toán hàng nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về thanh toán quốc tế như: quy tắc về tín dụng chứng từ UCP và luật thống nhất về hối phiếu năm 1930,... Ngoài ra trong khi thanh toán hàng nhập khẩu còn phải tuân thủ các điều khoản về thanh toán trong các luật, ngị định về hợp đồng như Incoterms, công ước Viên,.. Thứ tư là các chính sách của tập đoàn. Công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV tuy là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng vẫn là một thành viên của tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam do vậy vẫn phải hoạt động theo các quy định của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Khi thanh toán hàng nhập khẩu cần phải tuân thủ các quy định của tập đoàn về tài chính và hạch toán kế toán, quy định về trình tự thủ tục duyệt thanh toán của công ty. Tập đoàn cũng thường xuyên giúp đỡ hướng dẫn về thủ tục, quy trình và tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ thanh toán cho nhân viên của công ty. 2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 2.3.1 Sơ lược về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua mặc dù được xem là hoạt động bổ trợ cho du lịch nhưng là hoạt động mang lại phần lớn doanh thu cho công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Xuất nhập khẩu đã làm tốt vai trò nền tảng, tạo ra nguồn vốn cho phát triển du lịch. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ổn định và tăng trưởng. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2003-2007 của công ty Đơn vị : tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch XNK 152 239 330 431 494 Nguồn : Phòng thương mại Năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 239 tỷ đồng tăng 57 % so với năm 2003, đây là một mức tăng trưởng rất cao. Sang năm 2005, tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì, năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu là 330 tỷ đồng, tăng 38 %. Năm 2006, 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu lần lượt là 431, 494 tỷ đồng, tăng so với năm trước lần lượt là 30 % và 15 %. Tốc độ tăng trưởng giảm dần nhưng đó không phải là do hoạt động xuất nhập khẩu chững lại mà là do quy mô tăng dần, tính mức tăng trưởng tuyệt đối( gia tăng giá trị ) thì vẫn được duy trì. Trong đó hoạt động nhập khẩu cũng đã đạt được những kết quả vượt bậc, với doanh thu liên tục tăng trưởng qua các năm. Bảng 2.2 : Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư của công ty Đơn vị : tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 128 196 247,22 300,15 404,97 Giá vốn 122 191 240,33 270,83 387,53 Nguồn: Phòng Thương mại Năm 2004 Doanh thu từ nhập khẩu tăng 53 % tương đương 68 tỷ đồng. Năm 2005 mức tăng này là 26 % tương đương 51,22 tỷ đồng. Năm 2006, mức tăng doanh thu từ nhập khẩu là 52,23 tỷ đồng tức là tăng 21 % so với năm 2005. Mức tăng của doanh thu có dấu hiệu giảm dần, tuy nhiên năm 2007, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu lại tăng mạnh trở lại Năm 2007, doanh thu từ nhập khẩu tiếp tục tăng, cao hơn năm trước 35 % tức là tăng thêm 104,92 tỷ đồng. Doanh thu liên tục tăng trưởng như vậy cho thấy hoạt động nhập khẩu của công ty rất ổn định và liên tục tăng trưởng, đáp ứng tốt vai trò của mình là bổ trợ cho du lịch. Ngoài ra nhìn vào số liệu về doanh thu và giá vốn của máy móc thiết bị nhập khẩu qua các năm, ta thấy doanh thu luôn luôn cao hơn giá vốn. Điều này cho thấy công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV không bị lỗ vốn mà vẫn luôn luôn đạt được lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của mình mặc dù thị trường thế giới gần đây liên tục biến động. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty cũng có sự thay đổi trong cơ cấu, ngày càng có sự đa dạng hơn, giá trị nhập khẩu các mặt hàng khác ngoài các mặt hàng truyền thống ngày một tăng từ 19,001 tỷ đồng năm 2003 đã tăng gấp hơn 8 lần lên đến con số 161,072 tỷ đồng năm 2007. Các loại máy móc thiết bị công ty nhập khẩu ngày một phong phú hơn. Năm 2007 công ty còn tiến hành nhập khẩu cả các loại ôtô tải với giá trị nhập khẩu mặt hàng này tới 80 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã bắt đầu có sự kinh doanh ra bên ngoài ngành than và khoáng sản. Bảng 2.3 : Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu chính của công ty. Đơn vị : tỷ đồng Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Lốp 14,658 36,792 56,648 91,659 101,361 Máy xúc 9,734 13,560 33,602 31,028 27,343 Máy vá lốp 1,974 1,254 3,856 3,408 3,924 Máy khoan 10,983 19,213 11,884 30,045 16,482 Xe gạt 3,865 7,638 21,840 18,345 37,472 Cẩu 9,785 4,384 8,321 15,096 26,302 Phụ tùng 52,543 79,278 62,350 28,388 13,574 Khác 19,001 26,881 41,829 60,883 161,072 Tổng Nguồn : Phòng thương mại Các mặt hàng truyền thống cũng có sự ổn định và tăng trưởng, giá trị nhập khẩu các mặt hàng như máy xúc, máy vá lốp, máy khoan, xe gạt, xe cẩu, lốp đều tăng. Đặc biệt mặt hàng lốp xe tải hạng nặng tăng trưởng vượt bậc do công ty trở thành nhà phân phối của tập đoàn Michelin của Pháp về mặt hàng này. Riêng đối với phụ tùng, giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm dần, do thay đổi cơ cấu hàng hóa. Phụ tùng là mặt hàng nhập khẩu theo các lô hàng giá trị nhỏ, chỉ nhập khi có nhu cầu từ các mỏ để thay thế sửa chữa máy móc, không chủ động nên công ty cơ cấu giảm dần mặt hàng này. Về thị trường nhập khẩu, hai thị trường chính của công ty là Nhật bản và Pháp. Thị trường Pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với giá trị nhập khẩu liên tục tăng, năm 2007 giá trị nhập khẩu từ Pháp Là 107,563 tỷ đồng. Ngoài ra Mỹ và Tây Ban Nha cũng là những thị trường lớn của công ty, với giá trị nhập khẩu khá cao. Năm 2003, giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 22% tổng giá trị nhập khẩu, năm 2004,2005,2006 lần lượt chiếm 17%, 18%, 21% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2007, giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản tuy thấp hơn giá trị nhập khẩu từ Pháp nhiều nhưng vẫn chiếm 19% tổng giá trị nhập khẩu. Điều này chứng tỏ Nhật Bản là thị trường quan trọng trong nhập khẩu của công ty. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là Pháp với tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị nhập khẩu. Trong giai đoạn 2003-2007 vừa qua, thị trường này càng ngày càng chứng tỏ vị trí của mình với tỷ trọng lần lượt là : 14%, 21%, 23%, 33%, 30% tổng giá trị nhập khẩu. Do đó, trong thanh toán hàng nhập khẩu, việc thanh toán bằng EUR đặc biệt quan trọng với công ty. Công ty cần quan tâm đến các chính sách của ngân hàng và nhà nước đối với đồng EUR cũng như các chính sách liên quan đến thị trường EU. Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu theo thị trường của công ty Đơn vị: tỉ đồng Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 Nhật Bản 26,546 32,185 42,654 57,653 76,198 Mỹ 8,340 11,234 15,659 21,530 36,872 Pháp 16,948 39,987 54,123 90,145 117,563 Tây Ban Nha 7,325 9,677 15,139 21,009 26,953 Nguồn: Phòng thương mại Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Mặc dù hoạt động thương mại chỉ là hoạt động bổ trợ để tạo dựng nguồn vốn cho hoạt động du lịch nhưng hoạt động xuất nhập khẩu có thể xem là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty. Trong đó, hoạt động nhập khẩu lại là hoạt đốn chủ yếu của bộ phận kinh doanh thương mại. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm tới xấp xỉ 80 % tổng giá trị doanh thu từ hoạt động thương mại. Bảng 2.5 : So sánh doanh thu nhập khẩu với toàn bộ doanh thu thương mại Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu NK( Tỷ đ) 128 196 247 300 404 DT thương mại(Tỷ đ) 158 244 337 461 511 Tỷ lệ (%) 81 % 80 % 73% 65% 79% Nguồn: Tự tổng hợp Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nhập khẩu so với toàn bộ doanh thu thương mại ở mức cao như vậy do nhiệm vụ chính của hoạt động thương mại của công ty ngay từ ngày hoạt động là nhập khẩu phụ tùng, máy móc, thiết bị cho ngành than và khoáng sản. Năm 2005, 2006, tỷ lệ doanh thu từ nhập khẩu trong tổng doanh thu thương mại có dấu hiệu giảm dần tuy nhiên bước sang năm 2007, tỷ lệ doanh thu của nhập khẩu trong tổng doanh thu thương mại lại tăng lên chiếm tới 79% tổng doanh thu thương mại. Hoạt động nhập khẩu luôn chiếm vị trí quan trọng như vậy là do tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV hoạt động xuất khẩu chỉ là hoạt độ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20512.doc
Tài liệu liên quan