Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu - Nghiệp vụ

Lời mở đầu 1. sự cần thiết của đề tài Tiền lương là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nó có tác động lớn đến với việc phát triển kinh tế ổn định và cải thiện đời sống của nhiều người lao động. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế - xã hội. Nhà nước các chủ doanh nghiệp và mọi tầng lớp lao động đều quan tâm đến chính sách tiền lương. Do đó thường xuyên đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước tr

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu - Nghiệp vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong từng thời kỳ là nhiệm vụ rất quan trọng. Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII đất nước ta đang chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cho đến nay trải qua hơn chục kỳ đại hội húng ta thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt các doanh nghiệp sau một thời gian ngỡ ngàng trước cơ chế thị trường nay đã phục hồi và vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi mới tồn tại được. Trước yêu cầu đó các doanh nghiệp công nghiệp không ngừng vươn lên hoàn thiện mọi hoạt động của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp cần phải quan tâm hàng đầu là phát huy đến mức cao nhất tác dụng của các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vì nó là phương pháp có tác dụng nhất trong các doanh nghiệp. Phương pháp này đỏi hỏi phải sử dụng và phân chia đúng đắn tiền lương cho người lao động cùng với các chế độ thưởng phạt vật chất. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình sao cho nó phát huy tốt nhất tác dụng đòn bảy kinh tế của tiền lương. ở nước ta chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ lương thời gian đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này luôn kèm theo những điều kiện khác mà có hoàn thiện được chúng thì mới phát huy tác dụng của tiền lương còn nếu không sẽ gây ảnh hưởng ngược lại, tác động xấu cho sản xuất gây mâu thuẫn giữa công nhân và cán bộ quản lý, suy giảm mọi động lực lao động sáng tạo của họ. Vì vậy vấn đề hoàn thiện công tác trả lương là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức kinh tế của công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. 2.Mục đích nghiên cứu: Mục đích yêu cầu trong bài là những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tiền lương và thực trạng các hình thức trả lương tại công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu.Vận dụng ,đối chiếu và liên hệ những vấn đề chuyên môn vào thực tế công tác tiền lương, các hình thức trả lương trong doanh nghiệp .Tìm ra những mặt hợp lý về công tác tiền lương , đề xuất ý kiến và các giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương trong doanh nghiêp . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu, nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương và các hình thức trả lương kết hợp với những kiến thức tiếp thu ở trường với mong muốn được tìm hiểu công tác tiền lương tại doanh nghiệp diễn ra như thế nào và các hình thức trả lương ra sao nên em đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu”. Phạm vi nghiên cứu của Báo cáo thực tập nghiệp vụ dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo thực tập nghiệp vụ sử dụng các phương pháp sau : Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp khảo sát Phương pháp toán học 5. Những đóng góp chính của Báo cáo thực tập nghiệp vụ: Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng công tác tiền lương và các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu so với các thang, bảng lương của nhà nước đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị góp phần hoàn thiện hình thức trả lương trong công ty. 6. Bố cục của Báo cáo thực tập nghiệp vụ: Ngoài lời nói đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương : Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác tiền lương. Chương II: Phân tích đánh giá thực trạng công tác tiền lương và các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. Chương III: Giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công tác tiền lương và các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất. Do thời gian thực tập ngắn và trình độ còn hạn chế cùng với sự hiểu biết thực tế chưa nhiều nên Báo cáo thực tập nghiệp vụ này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em chân thành cảm ơn và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty để Báo cáo thực tập nghiệp vụ được hoàn thiện hơn cũng như để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của minh, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này . Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, các cô chú anh chị trong phòng kinh doanh, phòng Tổ chức lao động tiền lương của Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu, đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác tiền lương. 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Khái niệm về tiền lương: Trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung ,tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau : “ Về thực chất, tiền lương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối theo kế hoạch cho công nhân viên chức ,phù hợp với số lượng ,chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc chi trả cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”. Tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước được phân phối theo số lượng và chất lượng lao động mà công nhân viên chức đã hao phí và được Nhà nước thống nhất quản lý thông qua kế hoạch hoá thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót của những nhận thức trên về vai trò của yếu tố sức lao động và bản chất kinh tế của tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có sự thay đổi lớn trong nhận thức tiền lương. Tiền lương được hiểu như sau : “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp ) phải trả cho người cung ứng lao động, tuân theo quy luật cung cầu, giá cả thị trường, pháp luật hiện hành của Nhà nước”. Như vậy tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trên cơ sở hao phí sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận với người có sức lao động. Hiểu rõ bản chất của tiền lương là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách tiền lương thích hợp ,giúp cho doanh nghiệp có sự lựa chọn phương thức lương thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi của tiền lương, nó gắn trực tiếp với các quan hệ thoả thuận ,mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hoạt động thuê mướn lao động có thời hạn .Trong những nền kinh tế phát triển khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất về cả kinh tế, phạm vi và đối tượng áp dụng. Nhưng ở các nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, khái niệm tiền lương thường được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời hoặc một thoả thuận hợp đồng sử dụng lao động dài hạn nhất. Nói chung khái niệm tiền lương có tính phổ quát hơn và cùng với nó là một loạt khái niệm khác như tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu . + Tiền lương danh nghĩa : Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động .Trên thực tế mọi mức lương trả cho ngườ lao động đều là tiền lương danh nghĩa .Song nó chưa cho ta nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động. Lợi ích mà ngừơi lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá dịch vụ và số thuế mà người lao động sử dụng tiền lương đó để mua sắm và đóng thuế. + Tiền lương thực tế: Là số lương tư liệu sinh hoạt và dịch vụ người lao động có thể mua được bằng lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỉ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỉ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định. + Tiền lương tối thiểu: Là “cái ngưỡng” cuối cùng để nó xây dựng các mức lương khác tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoặc hệ thống tiền lương chung thống nhất của một nước, là căn cứ để chính sách tiền lương. Nó được coi là yếu tố rất quan trọng của chính sách tiền lương. Nó được liên hệ chặt chẽ với ba yếu tố. Mức sống trung bình của dân cư một nước, chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt, loại lao động và điều kiện lao động, nó đo lường giá cả loại sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá cả tư liệu sinh hoạt hợp lý. Trong thực tế người lao động luôn quan tâm đến đông lương thực tế hơn là đông lương danh nghĩa, nghĩa là đồng lương danh nghĩa lúc nào cũng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chỉ số giá cả, nhưng không phải lúc nào đồng lương thực tế cũng được như mong muốn, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tác động đến. Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản xuất, đối với người cung ứng sức lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu cho họ, nói cách khác tiền lương là động lực của cuộc sống con người. Một vấn đề mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm đó là mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu đo lường giá trị sức lao động thông thường trong điều kiện bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý . Đây là “cái ngưỡng” cuối cùng của việc trả lương của tất cả các doanh nghiệp ở mọi ngành, doanh nghiệp muốn có lao động với những kỹ năng phù hợp để hoạt động kinh doanh ít nhất phải trả mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu mà nàh nước quy định. Đồng thời doanh nghiệp phải tính toán giữa chi phí và doanh thu trong đó tiền lương là một khoản chi phí rất quan trọng ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng lao động sẽ được sử dụng để tạo được lợi nhuận cao nhất. 1.2. Các hình thức trả lương: Hình thức trả lương theo sản phẩm: Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân: Khái niệm: Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân là hình thức trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Hình thức tiền lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính. Công nhân có thể tự tính được số tiên lương của mình, gắn được thu nhập tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc thiết bị. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả hơn, khuyến khích các tổ, nhóm lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản. Nhược điểm: Nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể gây ra mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân (công nhân phục vụ) căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động giao cho công nhân chính. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động cho công nhân chính. Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng xuất lao động của công nhân chính. Năng xuất lao động của công nhân chính cao thì tiền lương sản phẩm của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy tiền lương của công nhân phụ nhiều khi phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ. Chế độ trả lương khoán: Khái niệm: Chế độ trả lương khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hoá quá trình lao động, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán. Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra nghiệm thu được thực hiện thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng: Khái niệm: Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định. Ưu, nhược điểm:Ưu điểm: khuyến khích người lao động tích cực làm việc, khuyến khích họ tích cực học hỏi tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng. Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương. Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến: Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến là chế độ trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm trong giới hạn mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá luỹ tiến. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch. Nhược điểm: Việc tổ chức quản lý tương đối phức tạp. Nếu xác định tỷ lệ luỹ tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế. Hình thức trả lương theo thời gian: Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: Khái niệm: Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Chế độ trả lương này đơn giản, dễ tính, giảm bớt được tính bình quân trong trả lương, có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng. Nhược điểm: Chế độ trả lương này còn mang tính bình quân, chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong ngày làm việc, chưa gắn liền tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: Khái niệm: Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp thực hiện chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định. Ưu, nhược điểm: Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Chế độ này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt tiền lương với thành tích công tác của từng người lao động thông qua các chỉ tiêu xét thưởng mà họ đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả làm việc quả mình. 1.3. ý nghĩa tiền lương: Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động. Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo đúng chế độ tiền lương của Nhà nước, gắn liền với yêu cầu quản lý lao động có tác dụng nâng cao kỷ luật và tăng cường thi đua lao động sản xuất, kích thích người lao động nâng cao tay nghề và hiệu suất công tác. 2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu các hình thức trả lương tại công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay thì yêu cầu đặt ra là sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là công ty cần phải làm thế nào để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng và hợp tiêu chuẩn nhưng hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đối với người lao động trong công ty, tiền lương là phần thu nhập cứng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thu nhập hàng tháng- nguồn đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống vất chất và tinh thần cho gia đình họ, đảm bảo tái sản xuất sức lao động ở mức cao nhất. Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản ánh khách quan mức độ phức tạp của trình độ lao động, là thước đo giá trị của lao động chống sự phân cực và chống bình quân trong trả lương. Để giải quyết vấn đề này công ty cần áp dụng các chế độ trả lương hợp lý, thể hiện rõ chức năng đòn bẩy của nó nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất khẩu và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác trả lương. Chương II. Phân tích, đánh giá thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất khẩu. I. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Giai đoạn 1960- 1965: Thời kỳ mở đầu thành lập công ty. Công ty cổ phần Dụng Cụ Xuất khẩu cơ khí Hà Nội đượ thành lập ngày 28/11/1960 với tên ban đầu là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ Y Tế quản lý. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính trong thời gian này là sản xuất dụng cụ y tế như: Bông băng, kẹp mạch máu, phanh kéo, thuốc diệt muôi, nồi nước cất … đa số phục vụ cho quân đội trong chiến tranh.Tổng số laoi dộng lúc này chỉ trên 100 người, diện tích 600m2, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, sản xuất mang tính thủ công. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hô trợ sản xuất và thống nhất quản lý. Ngày 27/12/1962 Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng phát triển và mở rộng thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợihn trong công tác quản lý, Bộ Y Tế quyết định hợp nhất Xưởng y Cụ tay chân giả thành “Công ty y cụ và chân tay giả”. Ngày 14/7/1964 Bộ y tế lại tách và thành lập “Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế. Đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất. Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu. Ngày 06/01/1971 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển nhà máy y cụ sang bộ cơ khí luyện kim, nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế. Trong thời gian này, Nhà máy được mở rộng hơn về diện tích, số lao động, trang bị thêm máy móc thiết bị Kết quả giá trị sản lượng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 4,5 triệu đồng. Thời kỳ 1976 -1990: Thời kỳ phát triển kinh tế tập trung. Thời kỳ này nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như: Kìm, cờlê đồng thời cũng đưa vào sản xuất các sản phẳm gia đình như : Tủ lạnh, máy điều hoà, máy hút ẩm. Đến những năm 1977 những nô lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị sản lượng xuất khẩu chiếm 8,9% giá trị tổng sản lượng. Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là xuất khẩu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa. Ngày 01/01/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “Nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy vẫn tự chủ các mặt hàng sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như:Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc. Thời kỳ 1991- 1999: Năm 1991 hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng. Thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa. Thời gian này , nhà máy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhà máy đã chủ động tìm những bạn hàng mới trong và ngoài nước. Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm, dụng cụ cầm tay như kìm điện, cờ lê mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty của nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các hàng hoá gia dụng bằng thép không rỉ I-NOX. Ngày 1/1/1996 nhà máy đổi tên thành “công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội” trực thuộc Bộ công nghiêp và được phép chủ động trong mua bán, xuất khẩu hàng hoá trực tiếp với nước ngoài. Những năm gần đây, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty chiếm từ 10-15% giá trị tổng sản lượng hàng hoá. Công ty đã liên kết với công ty nước ngoài sản xuất những linh kiện xe máy cho hãng xe của Nhật . các thiết bị phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao được bạn hàng ưa chuộng. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các sản phẩm khác như ở phân xưởng sản xuất Bia và cho các doanh nghiệp khác thuê làm trụ sở giao dịch nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thời kỳ từ 2000 đến nay: Ngày 01/01/2001 theo quyết định số 62/2000/QĐ-BCN công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100%, chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là “Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội”. Tổng vốn điều lệ là 12 tỷ đồng trong đó tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và tỷ lệ cổ phần hoá cho các đối tượng ở ngoài là 8,3%. Kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động của công ty đã có sự chuyển biến tích cực, điều đó được thể hiện thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận. Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhân viên chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hoá mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao. 2. Cơ cấu Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: Đội Xây Dựng Phòng kỹ thuật Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng Kế toán tài vụ Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng tổ chức lao động,TL PX Cơ khí 2 PX Cơ khí 3 PX mạ PX Dụng cụ PX Cơ điện PX bia PX rèn dập PX Cơ khí 1 Ban kiểm soát 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Chủ tịch hội đồng quản trị: Do hội đồng quản trị bầu, không kiêm nhiệm giám đốc mà có những nhịêm vụ sau: Lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, chuẩn bị nội dung và triệu tập, điều khiển các cuộc họp. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị. Chuẩn bị nội dung và triệu tập chủ toạ Đại Hội cổ đông( Nếu chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt uỷ quyền cho phó chủ tịch thay). Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng quản trị trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. Giám đốc công ty: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên hội đồng quản trị với tư cách pháp nhân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trong mọi giao dịch về sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của đại hội cổ đông. Là người tổ chức thực hiện các phương án đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển vốn. Giám đốc, điều hành và trịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng. Là người có quyền đề xuất, đề bạt tổ chức bộ máy quản lý như các phó giám đốc, kế toán trưởng để Hội đồng quản trị quyết định đề bạt, sử dụng hay bãi miễn cán bộ dưới quyền(Trừ cán bộ do hội đồng quản trị quản lý). Giám đốc là người phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do hội đồng quản trị giao cho là: Bảo toàn và phát triển vốn. Bảo đảm việc làm cho cổ đông. Đạt chỉ tiêu cổ tức. phát triển sản xuất kinh doanh… Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách công tác kỹ thuật, trang thiết bị trong công ty, chỉ đạo trực tiếp PX cơ điện, PX bia. Chỉ đạo kế hoạch về tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới. Định mức chi phí vật tư, nhiên liệu, năng lượng cho từng đơn vị sản phẩm. Phó giám đốc sản xuất: Là người phụ trách công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. Được giám đốc uỷ quyền ký toàn bộ các phiếu thu, phiếu chi dưới 10 triệu đồng và ký các phiếu xuất vật tư hàng hoá mang bán. Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị như: đội xây dựng, các phân xưởng cơ khí 1,2,3, PX mạ, PX rèn dập, PX dụng cụ. Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Chỉ đạo kế hoạch mua bán vật tư, định mực tiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm. Tổ chức hoạt động hạch toán thống kê. Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ chính là nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm. Quản lý theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế toán tài vụ: Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ. Hạch toán các khoản chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo quy định. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc. Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, giải quyết các chế độp chính sách liên quan đến người lao động. Xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch lao động và tiền lương. Thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm cho cán bộ công nhân trong công ty. Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý các công văn giấy tờ. Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản . Lập kế hoạch mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm cho công ty, chăm sóc sức khoe cho toàn thể cacnd bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kỹ thuật: Chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ: Thiết kế , hoàn thiện các qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Theo dõi chế thử sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Xây dựng các định mức về lao động, các định mức về vật tư. Quản lý tài liêụ kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ và công tác cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty như kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm theo các qui trình công nghệ, các nguyên nhiên vật liệu mua về kho dự phòng. Các phân xưởng: Phân xưởng rèn, dập: Chịu trách nhiệm tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán, kéo, rèn, dập, nóng, nguội. Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, kìm KB 30 đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại. Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất mỏlết các loại, kìm điện có điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy các loại, đồ gia dụng bằng INOX. Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất kìm điện 210, đùi đĩa xe đạp, đồ gia dụng INOX và quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, đĩa cho Nhật Bản. Phân xưởng mạ: Chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hoá học, đánh bóng bề mặt kim loại, điện hoá các sản phẩm bằng INOX. Phân xưởng dụng cụ: Chủ yếu sản xuất các loại dụng cụ cắt gọt cho ngành cơ khí khuân mẫu các loại và quản lý khu vực nhiệt luyện bằng các phương tiện điện tử. Phân xưởng cơ điện: Đảm bảo công tác sửa chữa các máy công cụ trong công ty, lắp đặt, chạy thử các thiết bịo mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế, nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng 3. Đặc điểm ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu: 3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Hàng năm công ty sử dụng một khối lượng lớn vật tư vào quá trình sản xuất gồm vật tư chính và vật tư phụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sắt thép, INOX, các loại hoá chất, nhiên liệu chủ yếu là điện, than đá, xăng dầu. Với đặc tính là có trọng lượng lớn và cồng kềnh, khó chuyên chở và bảo quản. Chi phí dành cho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (60-70%). Chỉ cần có sự biến động nhỏ của giá cả nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm Các loại nguyên liệu và khối lượng ước tính trong 1 năm được liệt kê trong bảng: Bảng : Nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu trong năm Stt Nguyên vật liệu chủ yếu Số lượng ước tính 1 Sắt thép các loại (C45, CT3, Inox.) 500 tấn / năm 2 Axit cromic 300g/l 3, 6 tấn/ năm 3 Niken sunfat 180g/l 3, 0 tấn/ năm 4 Axit clohidric 30% 36 tấn / năm 5 Axit clohidric 10% 2, 4 tấn/ năm 6 Xút 1.2 tấn / năm 7 Natri cacbonat 600 kg / năm 8 Phốtphát Natri 480 kg / năm 9 Axit Bonic 480 kg / năm 10 Natri sunphát 360 kg / năm 11 Axit phốtphoric 240 kg / năm (Nguồn: Phòng kế toán vật tư) Từ bảng trên ta nhận thấy nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của công ty là khá lớn, hoá chất được sử dụng chủ yếu trong quá trình mạ và đánh bong bề mặt sản phẩm. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất đúng thời điểm, thì nguyên vật liệu phải luôn đảm bảo kịp thời về mặt số lượng và chất lượng. Về mặt năng lượng công ty chủ yếu sử dụng năng lượng từ than đá, xăng và điện. Quản lý nguyên vật liệu: Mua nguyên vật liệu: công ty tổ chức đội ngũ tiếp liệu do phòng kinh doanh quản lý, đội ngũ này có nhiệm vụ tìm hiểu thăm dò các nguồn hàng hoá, vật tư mà công ty đang cần và lập kế hoạch ký kết hợp đồng đặt hàng với số lượng và chất lượng đầy đủ kịp thời cho sản xu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0063.doc
Tài liệu liên quan