Tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn: LỜI MỞ ĐẦU:
Bất cứ một kế hoạch sản xuất kinh doanh nào để có thể thực hiện được thì yếu tố đầu tiên, quan trọng là vốn. Điều đó có nghĩa là với người có vốn thì việc sản xuất kinh doanh có thể thực hiện được, nhưng có thể xảy ra trường hợp người có ý tưởng kinh doanh nhưng không có vốn hoặc số vốn có không đủ thì cũng không thể tiến hành kế hoạch kinh doanh được, ngược lại một số người có tiền nhưng không có ý định kinh doanh. Ngân hàng ra đời chính là cầu nối giữa người cần vốn và người có vố... Ebook Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhưng chưa sử dụng đến, đó là một điều thật tuyệt vời làm cho nguồn vốn trong nền kinh tế được toàn dụng, làm cho sự phát triển không bị gián đoạn vì không có vốn. Chức năng huy động vốn và cho vay của ngân hàng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trến lĩnh vực tiền tệ, vì vậy mà yếu tố nguồn vốn là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi mà trên thị trường có rất nhiều tổ chức cùng huy động vốn, khi mà trong giai đoạn gần đây hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời làm thị phần của các ngân hàng hiện tại bị chia nhỏ. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi ngân hàng phải xây dựng và tiến hành thực hiện công tác quản lý nguồn vốn sao cho hoạt động huy động và cho vay luôn nhịp nhàng ăn khớp với nhau, tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng, đồng thời thu được lợi nhuận cao nhất.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các ngân hàng thương mại có thể quản lý nguồn vốn có được từ nền kinh tế ?
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn vốn cũng như khó khăn công tác quản lý vốn tại các ngân hàng, em chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn”
Bài viết của em gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn.
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn.
Kết luận
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo nhiệt tình chỉ bảo, sửa chữa giúp chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà đã hướng dẫn cùng sự giúp đỡ, quan tâm của Ban lãnh đạo và cán bộ phòng Nguồn vốn kế hoạch tổng hợp của chi nhánh Nam Hà Nội - ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNGI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1. Khái niệm nguồn vốn
Nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại được định nghĩa là toàn bộ tài sản bên nợ trong Bảng cân đối Kế toán của Ngân hàng.
Bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó nguồn vốn đi vay là chính và quan trọng vì đây là nguồn tạo ra lợi nhuận.
Quy mô và kết cấu của nguồn tuỳ thuộc vào cách thức, mục tiêu huy động vốn của mỗi Ngân hàng. Thông qua kết cấu nguồn vốn của mỗi Ngân hàng người ta có thể đánh giá được sự hoạt động cũng như khả năng quản trị Ngân hàng của ban lãnh đạo.
1.2. Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại:
Trước hết, Nguồn vốn là tiền đề cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó giúp ngân hàng ban đầu tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như : bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán hộ… Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, lớn hơn rất nhiều lần so với số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huy động vốn được thực hiện song song với các hoạt động trên . Nguồn vốn của ngân hàng được huy động: từ dân cư, từ các doanh nghiệp, các tổ chức hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì sức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính càng được khẳng định, đó là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển. Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng.
1.3. Các nguồn hình thành nên nguồn vốn trong NHTM
1.3.1. Vốn chủ sở hữu.
Đây là loại vốn ngân hàng tự có của ngân hàng, do đó nó được sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, cơ sỏ vật chất, trụ sở hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn này được coi là nệm chống rủi ro, bảo đảm an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngân hàng, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần sau:
Nguồn vốn hình thành ban đầu.
Nguồn vốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Ví dụ ngân hàng thương mại nhà nước thì 100% vốn do nhà nước cấp, ngân hàng thương mại cổ phần thì vốn ban đầu do cả cổng đông đóng góp (vốn điều lệ)…
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động.
Để bổ xung vốn sở hữu, các ngân hàng thường lấy từ các nguồn sau:
- Nguồn từ lợi nhuận: Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì một phần thu nhập sẽ được chuyển thành vốn đầu tư, làm gia tăng vốn chủ sở hữu.
- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do NHNN quy định. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể có được nguồn này. Đối với các NHTM nhà nước, việc được cấp thêm vốn tuỳ thuộc vào chính sách mỗi năm của nhà nước. Còn đối với các NHTM cổ phần, việc tăng thêm vốn điều lệ phụ thuộc vào sự cân nhắc của hội đồng quản trị ngân hàng.
Các quỹ.
Các quỹ này đều được hình thành từ thu nhập của ngân hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động khác nhau của ngân hàng. Như: Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra; Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,…
Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Ngân hàng thường có các khoản vay trung và dài hạn, các khoản này có thể được chuyển đổi thành vốn cổ phần là nguồn vốn bổ sung vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
1.3.2. Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi.
Tiền gửi là nguồn vốn huy động từ bên ngoài đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi NHTM. Trong cơ cấu vốn của tất cả các ngân hàng, tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng nhiều nhất tới các hoạt động của ngân hàng. Vì thế để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền gửi chất lượng ngày càng cao thì các ngân hàng đã đa dạng hoá hình thức huy động tiền gửi.
Tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kì hạn với mục đích là thanh toán khi cần. Thông thường, chủ các tài khoản tiền gửi không kì hạn thường yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ mình cho các đối tác qua tài khoản mà không cần phải đến ngân hàng rút tiền nữa. Ngày nay tài khoản tiền gửi thanh toán còn đảm nhiệm rất nhiều chức năng hữu ích đối với người dùng. Mạng lưới ngân hàng càng mở rộng và phát triển thì càng tạo nhiều thuận lợi cho những người sở hữu các tài khoản tiền gửi thanh toán. Các ngân hàng thường trả lãi suất cho các khoản tiền gửi thanh toán, dù lãi suất rất thấp. Điều đó càng làm hấp dẫn khách hàng vì sự tiện lợi muốn rút tiền lúc nào cũng được, mặt khác nếu họ chưa có nhu cầu sử dụng khoản tiền trong tài khoản trong một khoảng thời gian thì tiền của họ vẫn đảm bảo khả năng sinh lời.
Tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn có chi phí (lãi suất) thấp nhất trong các loại tiền gửi. Các ngân hàng ngày càng tạo ra rất nhiều sản phẩm cũng như tiện ích sử dụng, hấp dẫn khách hàng gửi tiền thanh toán.
Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hay tổ chức luôn có một lượng tiền tạm thời chưa cần sử dụng, họ gửi nó vào ngân hàng với các kì hạn khác nhau để hưởng lãi nhằm tạo thêm thu nhập cho mình. Tuy nhiên, lượng tiền gửi có kì hạn của các tổ chức chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng tiền gửi không kì hạn, và lượng tiền này phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng đến, họ tích luỹ lại để tiêu dùng trong tương lai. Một trong những cách để người dân có thể giữ tiền của mình là gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Ngân hàng đảm bảo an toàn cho tài sản của họ đồng thời trả lãi để khuyến khích họ gửi nhiều tiền với thời hạn dài. Huy động tiền gửi trong dân cư là nghiệp vụ truyền thống đem lại cho ngân hàng một lượng vốn rất lớn để có thể tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Có 2 loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, người gửi có thể rút bất cứ khi nào họ muốn. Còn với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, người gửi chỉ có thể rút tiền khi đến hạn nhưng lại được hưởng mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Hiện nay, để cạnh tranh hầu như các ngân hàng đều cho người gửi tiền tiết kiệm có kì hạn rút tiền trước hạn khi cần, tuy nhiên mức lãi suất sẽ thấp hơn so với rút tiền khi đáo hạn, hơn nữa các ngân hàng thường mua bảo hiểm bảo hiểm tiền gửi. Điều này làm tăng sức hấp dẫn của tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.
Tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
Các ngân hàng đều gửi một lượng tiền ở các ngân hàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho việc thanh toán hộ, chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác…Lượng tiền gửi này thường không lớn.
1.3.3 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay.
Bên cạnh việc huy động vốn từ nhận tiền gửi, các ngân hàng còn đi vay khi cần, có nhiều nguồn khác nhau như: vay từ NHNN, vay từ các TCTD khác hoặc vay trên thị trường vốn…
Tiền vay NHNN.
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của tất cả các ngân hàng, sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong các trường hợp khó khăn nhất, là người cho vay sau cùng. Thông thường NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái chiết khấu, hoặc tái cấp vốn. Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu sẽ trở thành tài sản của NHTM. Khi cần tiền NHTM mang chúng lên NHNN để tái chiết khấu. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên. NHNN kiểm soát việc vay mượn này một cách chặt chẽ. Thông thường NHNN chỉ chiết khấu cho các thương phiếu có chất lượng (có khả năng trả nợ cao và thời hạn đáo hạn ngắn), và phải phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kì. NHNN sẽ cho NHTM vay dưới dạng tái cấp vốn khi NHTM chưa có thương phiếu, tuy nhiên số vốn cho vay theo hạn mức tín dụng nhất định.
Tiền vay các tổ chức tín dụng khác.
Trong trường hợp cấp bách các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tài chính khác trên thị trường liên ngân hàng, đây là hoạt động thường xuyên và là cũng một kênh huy động vốn tốt cho các ngân hàng. Quá trình vay mượn này đơn giản hơn rất nhiều so với việc vay vốn tại NHNN, Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lí (hoặc NHNN ). Khoản vay có thể không cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của kho bạc. Thông thường, các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác (đang thiếu hụt dự trữ ) vay. Đối với ngân hàng cho vay đây là cơ hội để kiếm lời, còn với ngân hàng đi vay họ có được một lượng vốn để giải quyết nhu cầu thanh khoản đang cần gấp, nói chung 2 bên đều có lợi.
Vay trên thị trường vốn.
Để huy động được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thường xuyên (đặc biệt là cho vay trung và dài hạn), bên cạnh việc thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường chủ động đi vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu) trên thị trường. Đây là các khoản vay thường không cần có đảm bảo, nên những ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn thì sẽ vay được nhiều vốn hơn. Các ngân hàng nhỏ khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ phải thông qua ngân hàng đại lí hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng Đầu tư. Thị trường tài chính càng phát triển thì khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của các ngân hàng càng tăng.
Vay nợ khác.
Ngoài những nguồn vốn đi vay cơ bản trên, Ngân hàng còn có các nguồn vốn vay khác như:
- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ….Trong đó Uỷ thác Đầu tư là dịch vụ khá hấp dẫn của ngân hàng, khách hàng có thể uỷ thác tiền bạc, tài sản của họ cho ngân hàng để ngân hàng tiến hành đầu tư vào những dự án khả thi để sinh lãi.
- Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ L/C…). Vì phần lớn chúng nguồn này ở trong trạng thái chờ luân chuyển, do đó các ngân hàng ít khi chỉ sử dụng chúng để cho vay lâu dài mà chỉ sử dụng để bổ sung thêm nguồn ở thời điểm hiện tại.
- Nguồn khác: thuế chưa nộp, lương chưa trả…Đây là nguồn mà ngân hàng có thể tạm thời sử dụng khi cần.
Dưới đây chỉ tập trung vào nghiên cứu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thông qua hoạt động huy động, về đặc điểm và phương pháp quản lý chúng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng để ra.
1.4. Đặc điểm của các nguồn và các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn tiền:
1.4.1 Đặc điểm nguồn tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng:
Đặc điểm chung của nguồn tiền này là thời gian thanh toán phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng gửi tiền (bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp chưa đến hạn). Sự thay đổi của các loại tiền gửi ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn.
Tiền gửi thường chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn của ngân hàng, chiếm khoảng 50% tổng số vốn. Tiền gửi chính là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng.
Do đặc điểm phải thanh toán ngay khi khách hàng có yêu cầu nên tiền gửi có tính dự trữ bắt buộc, dẫn tới chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi suất trả cho tiền gửi và nhiều ngân hàng đã mua bảo hiểm cho tiền gửi.
Sự biến động thay đổi lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác sẽ ảnh hưởng đến tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn. Lãi suất cao là nhân tố thu hút lượng tiền nhàn dỗi tạm thời từ dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát nên lãi suất thực tế dương thì mới thực sự là nhân tố thu hút gửi tiền tiết kiệm. Thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Các nhân tố khác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, các loại hình huy động đa dạng, chương trình khuyến mại, các dịch vụ đa dạng,… đều ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu của nguồn tiền.
Ngân hàng cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi thông qua nghiên cứu đặc điểm thị trường nguồn tiền của ngân hàng nhằm đưa ra biện pháp quản lý nguồn vốn một cách thích hợp. Tuy nhiên việc xác định chính xác sự thay đổi quy mô và kết cấu của tiền gửi thường rất khó.
1.4.2 Đặc điểm nguồn đi vay và các nhân tố ảnh hưởng:
Trong tổng nguồn, nguồn này thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nguồn tiền gửi. Các khoản đi vay thường có thời hạn và quy mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn vốn ổn định. Ngân hàng hoàn toàn xác định được thời điểm vay và khối lượng cần vay, ngân hàng chỉ vay lúc cần thiết, theo nhu cầu sử dụng. Nguồn đi vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc giống như nguồn tiền gửi và không cần có bảo hiểm. Tuy nhiên, lãi suất trả cho nguồn tiền vay thường lớn hơn lãi suất nguồn tiền gửi do rủi ro lớn hơn. Các khoản vay từ NHNN hoặc từ các ngân hàng khác có lãi suất thấp song thường có thời hạn ngắn, do đó chỉ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của ngân hàng. Việc cho vay vốn của NHNN phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà nó theo đuổi theo từng thời kỳ. Việc vay vốn từ các ngân hàng trên cùng một địa bàn cùng không thuận lợi khi các ngân hàng cùng trở nên khan hiếm phương tiện thanh toán. Vì vậy, muốn mở rộng quy mô vay mượn trên thị trường tiền tệ các ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ liên ngân hàng với các ngân hàng nước ngoài, phải có khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.
Việc phát hành các giấy tờ nhằm vay vốn thời hạn là trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn có tính ổn định cao cho ngân hàng. Thông qua nguồn vốn này ngân hàng có thể cho vay các dự án, tài trợ trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều kiện để nguồn này được đảm bảo là thu nhập của dân cư, sự ổn định vĩ mô, và các kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy tờ ghi nợ và thuận tiện cho người cho vay. Tuy mức lãi suất của nguồn này thường cao hơn so với các nguồn khác song đổi lại nguồn này đáp ứng được những yêu cầu: ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định.
1.4.3 Đặc điểm của các nguồn khác:
Hầu hết các nguồn khác của ngân hàng đều có lãi suất bằng không(lãi suất danh nghĩa) do ngân hàng không phải trả lãi. Trên thực tế để có và duy trì chúng cần bỏ ra một khoản chi phí đáng kể. Ví dụ, để có các nguồn uỷ thác đầu tư ngân hàng cần phải tìm kiểm chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ… Nói chung các nguồn khác trong ngân hàng thường không lớn, việc gia tăng nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và phụ thuộc rất lớn vào khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ của ngân hàng.
1.5. Nội dung của quản lý vốn tại ngân hàng thương mại:
1.5.1 Mục tiêu của quản lý nguồn vốn:
Quản lý nguồn vốn tức là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất cứ ngân hàng nào, nhằm mục đích:
Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, tạo tiền đề nâng cao thị phần của ngân hàng, thoả mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng về cả số lượng, thời hạn và lãi suất
Đảm bảo khả năng thanh toán và năng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
1.5.2 Nội dung quản lý nguồn vốn tại ngân hàng theo quy trình quản lý:
1.5.2.1 Nội dung quản lý nguồn vốn:
Theo quy trình quản lý, quản lý nguồn vốn tại NHTM bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Trước hết, để quản lý nguồn vốn ngân hàng cần xây dựng kế hoạch nguồn vốn bao gồm các nội dung: quy mô, cơ cấu, tốc độ gia tăng nguồn vốn năm kế hoạch so với năm trước, đề xuất các phương án huy động, chính sách lãi suất tiền gửi, chương trình marketing,…
Kế hoạch nguồn vốn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn thực tế và cần đảm bảo khả năng thanh toán. Vì vậy, khi lập kế hoạch nguồn vốn phải căn cứ vào cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu và quy mô tài sản Nợ, phù hợp với trình độ quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kế hoạch nguồn vốn của toàn hệ thống được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và hội sở chính. Sau khi đã được các nhà quản lý xem xét ký duyệt sẽ được giao xuống từng chỉ nhánh theo chỉ tiêu.
- Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống: giao kế hoạch nguồn vốn đối với từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn,…
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của riêng từng chi nhánh và chung cho toàn hệ thống.
- Theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động của từng chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống.
2.5.2.2 Quy trình quản lý vốn tại ngân hàng thương mại:
Nhìn chung, các NHTM Việt Nam đều quản lý vốn theo quy trình cơ bản sau:
Tại các chi nhánh:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn:
- Căn cứ xây dựng:
+ Chính sách phát triển kinh tế của địa phương kết hợp với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn của hệ thống.
+ Mục tiêu tăng trưởng riêng của hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước, kết quả huy động vốn, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu kỳ tăng trưởng vốn của những năm trước đó và dự đoán xu hướng tăng trưởng vốn trong năm kế hoạch.
- Lập kế hoạch nguồn vốn:
Kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh lập theo năm có kế hoạch chi tiết từng quý và gửi về hội sở chính trước khi năm kế hoạch bắt đầu.
Kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc như các chi nhánh khu vực và phòng giao dịch, phòng nguồn vốn, phòng tín dụng, phòng thanh tra quốc tế, và các phòng chức năng có liên quan.
Trong đó phòng kế hoạch nguồn vốn là đơn vị chuyên trách trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh. Phòng nguồn vốn kế hoạch sẽ tổng hợp kế hoạch huy động vốn, có kèm các giải pháp thực hiện của các đơn vị trực thuộc, đồng thời phân tích tình hình môi trường kinh doanh, thuận lợi, khó khăn của chi nhánh, để xây dựng kế hoạch nguồn vốn. Trong đó đặc biệt chú trọng tới kế hoạch nguồn vốn huy động, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu loại tiền dự kiến của tài sản Có. Mặt khác xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng đồng thời dự kiến các biện pháp và công cụ huy động vốn.
Bước 2: Thực hiện công tác huy động và điều hành vốn:
- Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính(HSC) giao
- Giao chỉ tiêu huy động vốn ( theo tháng và theo quý) cho các phòng, các chi nhánh khu vực căn cứ vào kế hoạch mà đơn vị đã lập và khả năng huy động của đơn vị.
- Quy định mức lãi suất huy động căn cứ vào chính sách lãi suất của hệ thống, phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường huy động vốn của các ngân hàng, và yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
- Triển khai thực hiện huy động theo kế hoạch. Các đơn vị lập nhu cầu chi trả hàng tuần hàng tháng, hàng quý trên cơ sở đó phòng vốn xây dựng dự báo lưu chuyển dòng tiền mặt làm căn cứ điều hành nguồn vốn toàn chi nhánh. Chi nhánh điều chuyển vốn về HSC hoặc nhận vốn điều chuyển từ HSC theo hạn mức điều chuyển và lãi suất điều chuyển được giao. Hàng ngày phòng nguồn vốn làm báo cáo về sự tăng giảm nguồn và sử dụng nguồn để ban giám đốc điều hành và có sự chỉ đạo kịp thời, riêng cân đối tháng gửi phòng nguồn vốn HSC để tổng hợp cân đối chung toàn hệ thống.
- Trong quá trình triển khai, chi nhánh có thể đề nghị HSC điều chỉnh các chỉ tiêu nguồn vốn tuỳ thuộc vào tình hình thực hiện cụ thể.
- Chi nhánh đánh giá công tác nguồn vốn, so sánh với cùng kỳ năm trước một cách định kỳ (hàng tháng, quý, năm), từ đó biết được các mặt được, mặt còn hạn chế, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện để chuẩn bị xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn trong năm sau.
Lập kế hoạch nguồn vốn tai Hội sở chính:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn:
Căn cứ xây dựng:
Chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành trong từng thời kỳ nhất đinh.
Mục tiêu tăng trưởng hàng năm về tổng tài sản, tổng dư nợ, và các chỉ tiêu liên quan tới nguồn vốn khác.
Kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh.
Số liệu thực hiện năm trước, thị phần đã đạt được của toàn hệ thống và của từng chi nhánh.
Điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, khó khăn và thuận lợi.
Lập kế hoạch nguồn vốn:
Đầu năm dựa vào các căn cứ trên, phòng nguồn vốn xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho cả hệ thống theo các nội dung: số lượng, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ gia tăng so với năm trước. Đề ra các biện pháp thực hiện, các phương án nguồn vốn dự phòng với số lượng và mức độ chi phí cần thiết. Ngoài kế hoạch huy động vốn, phải xây dựng các kế hoạch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu một cách cụ thể.
Phòng kế hoạch và nguồn vốn tổng hợp phân tích kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh sau đó xây dựng chỉ tiêu chung cho toàn bộ ngân hàng và chỉ tiêu huy động vốn riêng cho từng chi nhánh và các phòng tại HSC.
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Huy động:
Tiền gửi
Phát hành giấy tờ có giá
Đi vay
Nhận vốn tài trợ uỷ thác
Vốn và các quỹ
Tài sản nợ khác
Dự trữ
Cho vay
Kinh doanh khác
Tài sản có khác
Ngân hàng phải xác định phần vốn dành cho dự trữ, bao gồm:
Tồn quỹ
Tiền gửi NHTƯ: Trong đó: Dự trữ bắt buộc
Tiền gửi các TCTD khác
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ, quy mô của dự trữ bắt buộc nhiều hay ít phụ thuộc vào số dư tiền gửi huy động của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc được thực thi theo luật vì vậy các NHTM phải duy trì đầy đủ khoản tiền này, nếu thiếu sẽ bị phạt theo quy định.
Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hàng ngày ngân hàng cần phải có các khoản dự trữ khác bên ngoài khoản dự trữ bắt buộc. Phần dự trữ này phụ thuộc vào thời hạn của các khoản nợ, các cam kết giải ngân của ngân hàng, nhu cầu rút tiền hàng ngày của khách hàng,…
Bước 2: Thực hiện công tác nguồn vốn gắn với việc điều hành vốn tại hội sở chính:
Trực tiếp thực hiện công tác nguồn vốn:
+ Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu đối với các khách hàng lớn có tiềm năng (các TCTD khác, các tổng công ty,…)
+ Vay ngân hàng Trung ương (tái chiết khấu, tái cấp vốn), vay các TCTC trong và ngoài nước, các TCTD khác…
+ Huy động vốn qua thị trường mở, thị trường chứng khoán.
Thực hiện đảm bảo khả năng thanh toán, điều hành vốn trong toàn hệ thống:
Phòng nguồn vốn kế hoạch chịu trách nhiệm chính
Triển khai thực hiện công tác điều hành vốn đối với các chi nhánh qua việc giao kế hoạch tăng trưởng vốn huy động, xác định hạn mức điều chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn,…đối với từng chi nhánh cụ thế.
Hạn mức điều chuyển vốn là giới hạn tối thiểu của số vốn chi nhánh điều chuyển về Hội sở chính và giới hạn tối đa của số vốn chi nhánh nhận từ hội sở chính, được xác định như sau:
A = B – C
Trong đó:
A: Hạn mức điều chuyển vốn kỳ kế hoạch
B
=
Tổng dư nợ nghiệp vụ kinh doanh kỳ kế hoạch
+
Chênh lệch TS Có khác lớn hơn TS Nợ khác kỳ kế hoạch
+
Dự trữ kỳ kế hoạch
C
=
Tổng nguồn huy động kỳ kế hoạch
+
Chênh lệch TS Nợ khác lớn hơn TS Có khác kỳ kế hoạch
Bước 3: Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện công tác nguồn vốn từng thời kỳ qua cân đối vốn, so sánh với tiềm năng và tốc độ trung bình toàn hệ thống.
Theo dõi thực hiện chính sách lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân
Đánh giá tiềm năng nguồn vốn, chỉ đạo công tác nguồn vốn tại các chi nhánh.
Xử lý các vấn đề kiến nghị của chi nhánh.
Điều chỉnh chỉ tiêu nguồn vốn cho chi nhánh khi cần thiết.
Những chi nhánh hoạt động độc lập có thể tự xây dựng công tác kế hoạch nguồn vốn cũng như thực hiện kế hoạch đó một cách độc lập. Khi thiếu vốn có thể điều chuyển từ ngân hàng trung tâm hoặc vay trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng
1.5.3 Nội dung quản lý nguồn vốn tại ngân hàng theo các nhân tố:
1.5.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn tại ngân hàng thương mại:
Để huy động được nguồn vốn, ngân hàng phải mất một khoản chi phí trả lãi, chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu các nguồn vốn phải trả lãi và lãi suất cá biệt.
Vì vậy nội dung đầu tiên trong quản nguồn vốn ngân hàng là quản lí quy mô, cơ cấu và lãi suất của các khoản nợ, các chi phí lãi suất gắn với các khoản nợ. Tiếp đó, là tính ổn định của các khoản nợ quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Do đó tính ổn định của các khoản nợ là nội dung thứ hai của quản lý nguồn vốn trong ngân hàng. Cuối cùng tính thanh khoản của các khoản nợ được nhiều nhà quản lý ngân hàng quan tâm tới. Nó phản ánh khả năng tìm kiếm các nguồn mới nhanh chóng với lãi suất thấp nhằm tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
1.5.3.2 Quản lý quy mô và cơ cấu:
Quản lý quy mô và cơ cấu là đưa ra các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu nguồn sao cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả nhất.
Gia tăng của tiền gửi và các khoản vay là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô các hoạt động khác, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Quản lý quy mô và cơ cấu nguồn bao gồm những nội dung sau:
Luôn luôn thống kê đầy đủ và kịp thời bất cứ sự thay đổi nào về các loại nguồn, tốc độ quay vòng vốn của các nguồn. Thông qua công tác thống kê nguồn các nhà quản lý ngân hàng sẽ nghiên cứu mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy được đặc tính của thị trường nguồn của ngân hàng
Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó( các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng)
Lập kế hoạch cho nguồn vốn từng giai đoạn (kế hoạch năm, quý, tháng) phù hợp với yêu cầu sủ dụng. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị,…
Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của một ngân hàng có thể có tốc độ và quy mô thay đổi khác nhau. Các ngân hàng nhỏ qui mô nguồn nhỏ nhưng tốc độ tăng nguồn có thể cao hơn so với các ngân hàng lớn.
Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đó là cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu của nguồn tiền. Nhà quản lý ngân hàng cần phân chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn. Cần chú ý quan tâm tới khách hàng có tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống, ngân hàng cũng nghiên cứu cụ thể đối với nhóm khách hàng nhạy cảm với sự thay đổi về công nghệ, lãi suất, chất lượng dịch vụ đi kèm. Nhà quản lý cũng cần xem xét thị phần nguồn tiền của các ngân hàng đối thủ trên địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ.
1.5.3.3 Quản lý lãi suất chi trả:
Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng. Quản lý lãi suất của nguồn vốn có liên quan chặt chẽ với quản lý lãi suất cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Nội dung của quản lý lãi suất chi trả bao gổm: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất huy động. đa dạng hoá lãi suất.
Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của ngân hàng và với mỗi ngân hàng. Lãi suất huy động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của nền kinh tế
Tỷ lệ lạm phát
Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và dân cư
Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác
Trình độ phát triển của thị trườn._.g tài chính
Khả năng sinh lời của ngân hàng
Độ an toàn của các ngân hàng,...
Trên cơ sở tác động của hàng loạt các yếu tố, hình thành nên lãi suất huy động của NHTM. Lãi suất huy động được phân biệt theo nhiều hướng:
Lãi suất phân biệt theo thời gian: Thời gian huy động càng dài thì lãi suất huy động càng cao
Lãi suất phân biệt theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ)
Lãi suất phân biệt theo mục đích gửi, theo mục đích huy động.
Lãi suất phân biệt theo rủi ro của ngân hàng: Các ngân hàng nhỏ, hoặc ngân hàng tư nhân lãi suất cao hơn so với ngân hàng lớn, hoặc NHNN.
Lãi suất phân biệt theo các dịch vụ đi kèm ví dụ như tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm có bảo hiểm lãi suất thấp hơn tiết kiệm khác.
Lãi suất phân biệt theo quy mô,…
Nhìn chung, lãi suất tỷ lệ nghịch với những tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền, tiện ích mà ngân hàng cung cấp càng nhiều thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất ngân hàng bằng không và người gửi phải trả phí để được hưởng tiện ích của ngân hàng( tiền gửi để thanh toán).
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Ngân hàng có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau tuỳ theo tính chất của từng khoản nợ, đó là mức lãi suất cá biệt.
Ví dụ: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND loại thời hạn 6 tháng là 0.88%/tháng, loại 12 tháng là 0.92%/tháng, loại tiết kiệm 12 tháng USD là 5.8%/năm… Trong quá trình cạnh tranh để mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế của mình trong đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh. Ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn so với các ngân hàng khác, trong điều kiện lãi suất tối đa bị khống chế, ngân hàng có thể trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước. Phương pháp trả lãi làm nhiều lần và trả lãi trước điều làm cho lãi suất thực tế cao hơn lãi suất danh nghĩa.
Ngân hàng quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh tranh (gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay) bằng lãi suất bình quân:
Có hai loại lãi suất bình quân:
Lãi suất bình quân của một nguồn hay của một nhóm nguồn trong kỳ.
Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả lãi tại một thời điểm trong kỳ.
Lãi suất bình quân cho ta thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn và mức độ thay đổi lãi suất của mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lái suất cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn trong tổng nguồn, nó cũng cho thấy những nguồn có chi phí đắt tương đối ( lãi suất cá biệt > lãi suất bình quân) và các nguồn có chi phí rẻ tương đối ( lãi suất cá biệt < lãi suất bình quân). Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược nguồn vốn.
Ví dụ: Một ngân hàng có các số liệu về nguồn vốn như sau:
Đơn vị: tỷ đồng, %.
Nguồn
số dư
1/1
Lãi suất
1/1
Số dư
1/2
Lãi suất
1/2
Số dư
1/3
Lãi suất
1/3
Dưới 12 tháng
100
10
120
11
140
10.5
Trung hạn
55
12
65
13
75
12.5
Dài hạn
45
13
55
14
65
13.8
(Giả sử số dư và lãi suất không thay đổi trong tháng, lãi suất tính theo tháng)
Theo bảng trên ta có thể tính được lãi suất bình quân đối vói các nguồn tại một thời điểm trong 3 tháng, và lãi suất bình quân của từng nguồn trong 3 tháng.
Lãi suất bình quân của các nguồn vào ngày 1/1:
LSBQ = (100x10% + 55x12% + 45x13%)/ 200 = 0.11225 tức là 11,2 %
Lãi suất bình quân của nguồn trung hạn trong 3 tháng là
LSBQ = (55x12% + 65x13% + 75x12.5%)/195 = 0.1253 tức là 12,53%
Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất, phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng.
1.5.3.4 Quản lý kì hạn:
Quản lý kỳ hạn tức là xác định kì hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo ra sự ổn định của nguồn, bao gồm các nội dung sau:
Kỳ hạn danh nghĩa:
Kỳ hạn danh nghĩa là kỳ hạn đối với các khoản nợ được ngân hàng tuyên bố, ví dụ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,..và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mỗi kỳ hạn thường gắn với một mức lãi suất nhất định và kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn và liên quan tới kỳ hạn sử dụng vốn. Vì vậy việc xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, kỳ hạn còn liên quan tới chi phí nguồn vốn: để có nguồn vốn ổn định cao ngân hàng cân phải bỏ ra một khoản chi phí lớn. Vì vậy quản lý kỳ hạn là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa: Thu nhập dân cư, ổn định vĩ mô, khả năng chuyển đổi của giấy nợ, kỳ hạn của các khoản cho vay và đầu tư,…
Trong đó nhân tố quan trọng nhất là thu nhập của dân cư, bởi các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài thường là từ nguồn tiết kiệm của dân cư. Nếu thu nhập của dân cư thấp thì mức tiết kiệm thấp và ngược lại. Trong điều kiện lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho đồng nội tệ,…đều ảnh hưởng đến việc kéo dài kỳ hạn danh nghĩa. Nếu thị trường tài chính kém phát triển, khả năng chuyển đổi của các giấy nợ thấp (tính thanh khoản của các giấy nợ thấp) thì việc phát hành các giấy nợ kỳ hạn dài sẽ rất khó khăn.
Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kì hạn danh nghĩa là cơ sở để ngân hàng đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, kỳ hạn thực tế mới là nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ tới kỳ hạn cho vay và đầu tư, chính vì vậy mà các ngân hàng đã quan tâm hơn tới kỳ hạn thực tế của các nguồn.
Ví dụ: nhiều người có nhu cầu gửi tiền với thời hạn danh nghĩa là 6 tháng, nếu người gửi tiền không rút tiền và khoản tiền gửi được duy trì nhiều lần 6 tháng( các kỳ hạn 6 tháng liên tiếp nhau) và như vậy thực tế khoản tiền trên đã trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn.
Như vậy kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi tại một ngân hàng chính là khoản thời gian mà khoản tiền đó tồn tại tại ngân hàng. Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi cũng bị ảnh hưởng bởi: thu nhập, tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, lãi suất cạnh tranh giữa các nguồn tiền gửi cũng góp phần ảnh hưởng đến kỳ hạn thực tế. Sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi.
Ví dụ: Một ngân hàng tại Hà Nội (ngân hàng M) tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời hạn 12 tháng từ 0.88%/tháng lên 0.92%/tháng có thế gây ra 2 hiệu ứng:
Do sức hấp dẫn của lãi suất huy động ngân hàng M có thể nhận được lượng tiền gửi trong dân cư, hoặc từ lượng tiền gửi trong các ngân hàng khác. Tuy nhiên, các khoản tiền nhỏ thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít, và một khoản tiền gửi tại ngân hàng nảo đó trong Cà Mau sẽ không dễ gì chuyển ra Hà Nội trong điều kiện công nghệ ngân hàng và chi phí chuyển tiền như hiện nay. Các khoản tiền đã gần đến hạn có thể ít bị dịch chuyển, do người gửi tiền cố chờ tới hạn để rút tiền nhằm được hưởng lãi suất đầy đủ.
Sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong nội bộ ngân hàng. Loại hiệu ứng này chỉ tác động tới tính ổn định của các nguồn khác kém hấp dẫn hơn về lãi suất do sự thay đổi kết cấu của nguồn chứ không làm gia tăng quy mô của nguồn.
Để phân tích kỳ hạn thực tế phải dựa trên số liệu thống kê thấy được sự biến động số dư của mỗi nguồn, của nhóm nguồn, số dư thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi , từ đó, người quản lý đo được kỳ hạn thực gắn liền với các loại số dư.
Quản lý kỳ hạn phải luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Vì vậy các nhà quản lý ngân hàng cần phả lựa chọn xây dựng một cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí, lại vừa mang tính ổn định của nguồn tiền. Một số phương pháp để cải tiến sự ổn định của các khoản nợ:
Dựa vào những loại tiền gửi chủ yếu: tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi tiết kiệm. Mặc dù tiền gửi phải hoàn trả theo yêu cầu, song nó tương đối ổn định. Các ngân hàng cố gắng tăng tiền gửi để giảm các khoản vay.
Ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ tạo được uy tín với người gửi tiền lớn làm sao cho họ không rút tiền trong thời kỳ khủng khoảng.
Đa dạng hoá các nguồn tiền, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một nhóm khách hàng.
Phát triển công tác quản lý tài sản bên cạnh quản lý các khoản nợ.
1.3.4.3 Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn:
Tính thanh khoản của nguồn vốn là sự sẵn sàng chi trả khi khách hàng yêu cầu, là khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất.
Tính thanh khoản của nguồn trước hết thể hiện ở sự dự trữ ngân quỹ với quy mô và kết cấu nhất định, các loại tài sản mà ngân hàng nắm giữ có khả năng chuyển thành tiền mặt khi cần.
Vì vậy tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị trường của ngân hàng và chính sách tiền tệ đang được vận dụng. Đối với các ngân hàng lớn có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi và gần các trung tâm chuyển tiền có nhiều khả năng tìm kiếm các nguồn nhanh chóng hơn là các ngân hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa. Ngân hàng có thể tiếp cận với một số nguồn khác thông qua các công cụ nợ, tại các nước mà thị trường nợ kém phát triển thì tính thanh khoản của nguồn vốn các ngân hàng cũng bị giảm thấp.
Ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy được đặc điểm của nguồn (như qui mô, tốc độ tăng trưởng, vòng quay, lãi suất và sự biến đổi của lãi suất, tỷ trọng thị trường của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác,… Ngoài ra ngân hàng cũng tập trung phân tích nguồn vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, tuy nguồn này có thời hạn ngắn nhưng có thể có được trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Mặt khác ngân hàng cũng cần xem xét tới các nguồn mà ngân hàng có ưu thế.
Tính thanh khoản cao được đảm bảo bằng tài sản thanh khoản thoả mãn 3 đặc điểm sau: (1) tài sản thanh khoản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể chuyển thành tiền nhanh chóng; (2) Giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản có lớn như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao thì thị trường vẫn có thể chấp nhận với một mức giá thay đổi không đáng kể; (3) Thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thể mua lại với mức tổn thất không đáng kể.
1.5.3.5 Quản lý các danh mục đầu tư
Một phần vốn huy động được ngân hàng sẽ sử dụng bằng cách đầu tư vào chứng khoán, đem lại thu nhập bổ sung nguồn vốn, hạn chế rủi ro, năng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng,… Cụ thể như sau:
Ổn định thu nhập của ngân hàng
Cân bằng rủi ro tín dụng trong danh mục
Tạo sự đa dạng hoá về mặt địa lý
Tạo nguồn thanh khoản
Giảm thuế đối với hoạt động của ngân hàng
Chứng khoán có thể là vật đảm bảo cho những khoản tiền gửi của các tổ chức
Tạo sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục tài sản của ngân hàng
Củng cố bản cân đối tài sản của ngân hàng
Khi dự trữ tiền mặt tại ngân hàng thấp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ bán bớt chứng khoán và ngược lại khi dự trữ tiền mặt thừa, nhu cầu vay vốn thấp ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư chứng khoán. Chứng khoán được sử dụng làm vật cầm cố để ngân hàng tiến hành vay vốn bổ sung nguồn vốn. Quản lý danh mục đầu tư là quản lý các loại chứng khoán mà ngân hàng đầu tư và kỳ hạn của chúng.
Lựa chọn loại chứng khoán:
Các yếu tố ngân hàng cần chú ý khi lựa chọn loại chứng khoán để đầu tư:
Kỳ vọng về tỷ lệ thu nhập
Nhà quản lý đầu tư phải xác định tỷ lệ thu nhập của mỗi loại chứng khoán có thể mang lại, bao gổm tỷ lệ thu nhập đáo hạn-YTM( nếu ngân hàng định nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn), và tỷ lệ thu nhập nắm giữ HPY ( nếu ngân hàng không giữ cổ phiếu đến ngày đáo hạn, có thể họ phải bán để bổ sung nguồn vốn).
So sánh YTM, HPY của khoản đầu tư này với khoản đầu tư khác ngân hàng sẽ xác định được tỷ lệ thu nhập cao nhất mà họ có thế nhận được.
Thuế
Thu nhập từ hoạt động đâu tư chứng khoản thường phải chịu một khoản thuế, do ảnh hưởng của thuế không nhỏ nên với các ngân hàng đầu tư quan tâm tới tỷ lệ thu nhập sau thuế hơn là tỷ lệ thu nhập trước thuế.
Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế( 1 – thuế suất thu nhập)
Mỗi loại chứng khoản có một thuế suất khác nhau, vì vậy ngân hàng sẽ tính toán lựa chọn những chứng khoán có tỷ lệ thu nhập sau thuế là lớn nhất.
Lãi suất
Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của ngân hàng, lãi suất trên thị trường tăng làm giảm giá trị của những chứng khoán đang lưu hành. Hơn nữa khi giai đoạn lãi suất tăng cũng thường là giai đoạn mà nhu cầu vay vốn của thị trường lớn, do vậy ngân hàng sẽ bán chứng khoán để bổ sung nguồn vốn cho vay.
Thanh khoản
Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán bởi tính thanh khoản của nó là cao hơn so với các khoản cho vay, khi không đủ dự trữ để thanh toán ngân hàng thường bán chứng khoán kể cả chứng khoán đó chưa đáo hạn. Chính vì vậy quản lý danh mục đầu tư là cần xem xét lựa chọn đầu tư vào loại chứng khoán nào có khả năng được mua, bán nhanh trên thị trường, giá cả ổn định và có khả năng phục hồi vốn ban đầu (có độ rủi ro đầu tư thấp), là những chứng khoán có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, các nhà quản lý thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và tính thanh khoản.
Kỳ hạn của các loại chứng khoán
Sau khi ngân hàng đã lựa chọn danh mục đầu tư thì ngân hàng phải quyết định xem nên giữ các chứng khoán với cấu trúc kỳ hạn như thế nào. Ngân hàng có thể sử dụng một số chiến lược phân bổ kỳ hạn sau:
+ Phân bổ kỳ hạn đều: Cách phân bổ này thường được áp dụng với những ngân hàng nhỏ, tức là xác định kỳ hạn tối đa có thể đầu tư, sau đó đầu tư vào mỗi kỳ hạn( nằm trong phạm vi kỳ hạn tối đa) một lượng chứng khoán bằng nhau.
Ví dụ: khoảng thời gian mà ngân hàng xác định là kỳ hạn tối đa có thể đầu tư là 5năm thì các kỳ hạn nằm trong phạm vi là 1năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm. Lượng chứng khoán đầu tư vào mỗi kỳ hạn bằng nhau bằng 20% tổng lượng đầu tư của ngân hàng. Chiến lược này không nhằm mục đích tối đa hoá thu nhập, nó hạn chế những giao động thu nhập của ngân hàng và không đòi hỏi khả năng quản lý cao. Hơn nữa chiến lược này tạo sự linh hoạt cho danh mục đầu tư. Do đầu tư như vậy nên hàng năm đều có lượng chứng khoán đáo hạn giúp ngân hàng bổ sung nguồn vốn khi cần, mặt khác có thế tận dụng tối đa cơ hội đầu tư mới có hiệu quả hơn.
+ Chiến lược kỳ hạn ngắn: Chiến lược này đặc biệt phù hợp khi áp dụng cho ngân hàng thương mại, đó là chỉ mua chứng khoán ngắn hạn, đầu tư trong ngắn hạn. Mục đích của chiến lược này là tạo tính thanh khoản.
+ Chiến lược kỳ hạn dài: Theo chiến lược này ngân hàng có thể đầu tư trong khoảng thời gian dài 5-10 năm. Mục đích mà chiến lược này hướng tới là thu nhập, việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngân hàng sẽ dựa vào việc đi vay trên thị trường tiền tệ.
+ Chiến lược phân bổ kỳ hạn kết hợp ngắn và dài. Mục đích là phát huy những ưu điểm của chiến lược phân bổ ngắn hạn và chiến lược phân bổ dài hạn, đồng thời hạn chế nhược điểm của 2 chiến lược. Phân bổ ngắn hạn nhằm tạo tính thanh khoản cho ngân hàng, phân bổ dài hạn hướng đến nguồn thu nhập. Ngân hàng đầu tư ít hoặc hầu như không đầu tư trung hạn.
+ Chiến lược phân bổ kỳ hạn theo lãi suất và tình hình phát triển kinh tế. Ngân hàng sẽ đầu tư chứng khoán ngắn hạn khi lãi suất tăng và đâu tư vào chứng khoán dài hạn khí lãi suất giảm. Chiến lược này tỏ ra là hiệu quả nhất trong các chiến lược phân tích kỳ hạn, tạo ra thu nhập cao,tuy nhiên nó chứa đựng nhiều rủi ro và yêu cầu trình độ quản lý cao.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN
TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI – NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI – NHNo&PTNT:
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được viết tắt là NHNo, có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank for Agriculture and Rual Development, viết tắt là AGRIBANK có trụ sở tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội. NHNo là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc lại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt NHNo cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007. Về quy mô của ngân hàng: là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Ngân hàng hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dich được bố chí rộng khắp trên toàn quốc, với số lượng cán bộ công nhân viên lên tới 30.000 người. NHNo&PTNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư phát triển nông thôn. NHNo&PTNN Việt Nam là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo&PTNN Việt Nam là NHTM nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
Với nhiệm vụ đó NHNo&PTNN Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội, đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Kể từ ngày thành lập đến năm 2000, số lượng các chi nhánh của NHNo&PTNN Việt Nam đạt đến 1282 chi nhánh, tuy nhiên số chi nhánh ở thành thị chỉ là 81 chi nhánh, chính vì vậy mà ngân hàng tiếp tục triển khai kế hoạch mở các chi nhánh tại những địa bàn kinh doanh thuận lợi này. Sau khi nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển của các quận phía Nam Hà Nội, thực trạng hoạt động của các NHTM trên địa bàn Thanh Xuân nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung, và nhận thấy rằng đây là quận vừa có tiềm năng kinh tế vừa có nhu cầu vốn rất mạnh để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Vì vậy, NHNo&PTNN Việt Nam nhận định mở thêm chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNN Việt Nam ( chi nhánh cấp 1) trên địa bàn quận Thanh Xuân là cần thiết. Đó là tiền để thành lập NHNo&PTNN Nam Hà Nội vào ngày 12/03/2001 và chính thức được đưa vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 Phương liệt – Thanh Xuân – Hà Nội, phạm vi hoạt động chủ yếu của chi nhánh là trên địa bàn quận Thanh Xuân và các quận nội thành Hà Nội. Nhiệm vụ trong thời kỳ đầu của chi nhánh là nhanh chóng ổn định về con người, cơ sở vật chất, triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm: “ Vì sự phát thành đạt của khách hàng và của ngân hàng”. Sự ra đời của chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, khai thác nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và góp phần cải tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn.
Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà nhiều NHTM khác chưa có được và nơi đóng trụ sở lại là một vị trí đẹp, tiện đường đi lại, không quá gần các NHTM khác, trụ sở giao dịch khang trang tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh.
Tuy vậy vẫn tồn tại khó khăn trong những ngày đầu thành lập, cụ thể là: Cơ sở vật chất lúc ban đầu còn thiếu thốn. Mặt khác trên địa bàn thành phố có rất nhiều các NHTM đã hoạt động lâu năm cạnh tranh gay gắt nên chi nhánh gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Về đội ngũ cán bộ, công nhân viên, thì hầu hết cán bộ ngân hàng đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, tuy nhiên chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Số cán bộ được điểu động từ ngân hàng tỉnh, huyện lên thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh ở đô thị, một số nhân viên phải làm công việc mới không phù hợp với sở trường, năng lực của mình.
Nhưng nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo của NHNo&PTNN Việt Nam và sự điều hành đúng hướng của ban lãnh đạo NHNo&PTNN Nam Ha Nội và sự có gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHNo&PTNN Nam Hà Nội đã nhanh chóng ổn định trụ sở, tổ chức và hoạt động kinh doanh ngày càng có triển vọng tốt. Tốc độ tăng trưởng ổn định, triển khai thành công chương trình hệ thống ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa, mở rộng mạng lưới giao dịch, luôn đổi mới dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng các phương thức quản lý điều hành tiên tiến… Việc điều chỉnh thích hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm kiếm nhu cầu thị trường và khách hàng đem lại kết quả kinh doanh khả quan, được NHNo&PTNN Việt Nam và các ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động tốt và có hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức:
.Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến 31 tháng 12 năm 2007 là 150 cán bộ. trong đó cán bộ làm công tác Tín dụng là 53 cán bộ, thanh toán quốc tế là 08 cán bộ, Kiểm tra kiểm toán nội bộ 05 cán bộ, kế toán 43 cán bộ, Kiểm ngân 21 cán bộ, còn lại 25 cán bộ làm việc tại các phòng ban khác.
. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Phòng tín dụng
Phòng hành chính
Phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ
CN Giảng Võ
CN Nam Đô
CN Tây Đô
P. giao dịch số 4
P. giao dịch số 5
P. giao dịch số 6
P. giao dịch số 9
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch - tổng hợp
Phòng kế toán – ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
. Trình độ chuyên môn:
Về trình độ cán bộ: Ngân hàng có 02 tiến sỹ, 09 thạc sỹ, 114 Đại học( trong đó có 05 cán bộ đang theo học trình độ trên đại học), 02 Cao đẳng, 03 Cao cấp ngân hàng và 09 trung cấp, 11 cán bộ Trung, sơ cấp, học nghiệp vụ khác và chưa qua đào tạo( trong đó có 03 cán bộ đang theo học tại chức).
Tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm vừa qua
Về công tác huy động vốn:
Ngay từ khi thành lập chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là công tác cơ bản quan trọng nhất, với lợi thế là đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội công tác huy động vốn của chi nhánh phát triển không ngừng.
Chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng chương trình khuyến mại, tặng quà… để huy động tiền gửi. Tận dụng mối quan hệ thu hút khách hàng: các đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư có nguồn vốn rẻ. Ngoài ra chi nhánh còn tăng cường tìm kiếm, tiếp cận để phục vụ các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động được liên tục tăng, và tăng rất cao.
Tình hình tăng trưởng vốn 5 năm qua:
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Nguồn vốn dân cư
tỷ trọng
886
35%
689
21%
1389
31%
4227
53%
4185
50%
Nguồn vốn các TCKT,TCXH
Tỷ trọng
1112
43%
1440
35%
2497
56%
3592
45%
3566
43%
Nguồn vốn các TCTD
Tỷ trọng
550
12%
1224
54%
552
13%
134
2%
572
7%
Cộng tổng nguồn
Trong đó ngoại tệ quy đổi
2550
445
3353
686
4469
838
7953
573
8323
576
(nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội)
Ta có biểu đồ về sự tăng trưởng vốn trong 5 năm vừa qua:
Theo bảng số liệu cho ta thấy nguồn vốn mà ngân hàng huy động được năm 2007 gấp 3.26 lần so với năm 2003, sự tăng trưởng nguồn vốn mạnh vào những năm 2003, 2004, 2005, 2006 đây là các năm mà khoảng thời gian thành lập của ngân hàng còn chưa lâu. Đến năm 2007 sự gia tăng của nguồn có vẻ chững lại chỉ tăng 4,6% so với năm 2006, nguyên nhân có thể kể đến là, do ngân hàng đã hoạt động được một khoảng thời gian, tình hình kinh doanh dần đi vào ổn định, không còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển khi mà nhu cầu gia tăng nguồn vốn rất lớn nữa, mặt khác do sự gia đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn đang khát vốn kinh doanh nên thị phần của ngân hàng bị ảnh hưởng.
Xem xét về tỷ trọng các nguồn ta dễ thấy rằng, tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư ngày càng tăng, tỷ trọng nguồn từ các tổ chức kinh tế xã hội khá lớn, tỷ trọng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác ngày càng giảm. Điều đó cho thấy ngân hàng đã gây được lòng tin đối với dân chúng và các tổ chức tín dụng, từ đó xây dựng được nguồn vốn mạnh đảm bảo các hoạt động kinh doanh và cho vay vốn, giảm bớt nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng ổn định và được đảm bảo.
Ta hãy cùng xem xét nguồn theo thời gian huy động:
Đơn vi: triệu đồng
Chỉ tiêu
TH 2005
TH 2006
TH 2007
Tổng nguồn vốn
4,439,600
7,952,850
8,320,000
Tiền gửi không kỳ hạn
tỷ trọng
906,204
20.4%
1,188,470
14.94%
1,238,000
14.88%
Tiền gửi có KH<12 tháng
tỷ trọng
938,317
21.14%
1,488,998
18.72%
1,591,000
19.12%
Tiền gửi có KH>12 tháng
Tỷ trọng
2,594,079
58.44%
5,275,382
66.33%
5,491,000
66%
(nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội)
Nhận xét tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng qua các năm và ở một tỷ trọng khá cao, nguồn vốn ổn định để ngân hàng cho vay và đầu tư dài hạn.
Về công tác tín dụng:
Năm 2007, dư nợ địa phương của ngân hàng có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Năm 2006 dư nợ địa phương tăng 482 tỷ đồng, tức là tăng 43% so với tổng dư nợ năm 2005.
Đơn vị: Tr đồng
Chỉ tiêu
TH 2005
TH 2006
TH 2007
Dư nợ tại ĐP
1,119,141
1,601,154
1,945,000
Doanh nghiệp Nhà Nước
Tỷ trọng
876,276
78,3%
840,305
52,48%
1,207,000
62,06%
Doanh nghiệp ngoài QD
Tỷ trọng
182,015
16,26%
572,644
35,76%
475,000
24,42%
Hợp tác xã
Tỷ trọng
53
0,05%
281
0,18%
-
Hộ gia đìNHNo&PTNT
tỷ trọng
60,797
5,43%
187,924
11,74%
263,000
13,52%
(nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội)
Theo số liệu trên dư nợ của doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ ( trên 50%), một phần nguyên nhân là do Ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.
Phân tích dư nợ theo thời gian:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
1-Dư nợ tại đp
1,119
1,601
1,945
- Ngắn hạn
806
952
863
- Trung hạn
130
88
108
- Dài hạn
184
561
973
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
28,06%
41%
56%
(nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội)
Nhận xét nhìn chung tổng vốn trung và dài hạn tăng lên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, cho thấy ngân hàng đã là địa chỉ tin cậy của các tổ chức, các doanh nghiệp trở thành địa chỉ đầu tư dài hạn của các dự án.
Công tác phát triển các dịch vụ khác:
+ Tình hình thanh toán Quốc tế và Kinh doanh ngoại hối:
Năm 2005 do tình hình tín dụng đầu năm không mở rộng được nên phần nào ảnh hưởng đến công tác TTQT, tuy nhiên doanh số hoạt động của bộ phận TTQT vẫn tiếp tục tăng trưởng, phục vụ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của Chi nhánh, thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục tăng lên.
Năm 2006 Chi nhánh phát huy kết quả đạt được năm 2005 đã chú trọng phát triển công tác kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ TTQT. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so với năm 2005.
Năm 2007 doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44 % so với năm 2006. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Đơn vị: 1000 USD
STT
Chỉ tiêu
TH 20005
TH 2006
TH 2007
SM
Số tiền
SM
Số tiền
SM
ST
1
TT hàng nhập
1063
68.819
1,078
103,447
1,437
147,997
2
TT hàng xuất
523
48.231
591
59,099
553
92,967
3
Mua ngoại tệ
98.764
107,263
154,273
4
Bán ngoại tệ
101.142
109,404
154,287
5
Thu dịch vụ
187
209
300
(nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội)
- Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới:
Năm 2005 là năm đầu tiên Chi nhánh triển khai máy ATM, cho đến cuối năm 2005 chi nhánh đã có 8 máy ATM và phát hành được 8.043 thẻ với hơn 7 tỷ đồng. Năm 2006 chi nhánh phát triển dịch vụ trả lương qua máy ATM, đây là dịch vụ mang tính chất quảng bá thương hiệu.
Trong năm 2005 chi nhánh tổ chức ký kết hợp đồng làm ngân hàng đâu mối cho trung tâm chuyển tiền Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông góp phần tăng nguồn vốn, tăng thu dịch vụ cho Chi nhánh. Chi nhánh tiếp tục triển khai các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện, Kho bạc Thanh Xuân, dịch vụ giao nhận chứng từ tại chỗ cho Quỹ hỗ trợ TW, Kho bạc,....
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án... Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện.
+ là ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền và trả lương qua thể ATM.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2006, lần đầu tiên Nam Hà Nội có tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 2 con số: 16,11%với số thu 18 tỷ 258 triệu đồng tăng hơn 2 lần so năm trước. Các dịch vụ này đã hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là công tác khơi tăng thêm nguồn vốn và góp phần khổng nhỏ vào việc năng cao uy tín thương hiệu của hệ thống ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.
Theo quy trình quản lý
Là một chi nhánh cấp 1 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên chi nhánh nhánh quản lý nguồn vốn ở cấp chi nhánh.
Về công tác xây dựng kế hoạch nguồn vốn, chi nhánh xây dựng căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, chính sách phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước, mục tiêu tăng trưởng vốn của chi nhánh.
Lập kế hoạch, phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp của chi nhánh chuyên trách về lập kế hoạch, kế hoạch được lập theo năm có chi tiết đến từng quý, th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12247.doc