Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ

LỜI MỞ ĐẦU Khoa học công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, nó là phần không thể thiếu của mọi hoạt động kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung, mỗi doanh nghiệp nói riêng. Trong ngành xây lắp thì máy móc, thiết bị còn đóng vai trò quan trọng hơn. Nó ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín cũng như phản ánh năng lực của doanh nghiệp. Thị trường xây lắp và vật liệu xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, nhất là nước t

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngày càng tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong ngành xây lắp muốn làm được điều này thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị góp phần không nhỏ. Trong quá trình quản lý đó thì lập kế hoạch là khâu xương sống. Kế hoạch tốt là tiền đề cho quá trình quản lý được hiệu quả hơn. Công ty Tây Hồ là đơn vị thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng, được thành lập từ năm 1996. Từ đó đến nay Công ty đã có được một hệ thống máy móc, thiết bị xây dựng với số lượng nhất định và hai dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng. Tuy nhiên trình độ hiện đại và số lượng máy móc, thiết bị của Công ty còn hạn chế, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch quản lý tốt mới nâng cao hiệu quả. Là một sinh viên thực tập tại phòng kế hoạch - kỹ thuật của Công ty, trong suốt thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế hoạt động của Công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài cho báo cáo của mình: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ”. Báo cáo gồm các phần chính: Chương 1: Tổng quan về Công ty Tây Hồ và những đặc trưng kinh tế kỹ thuật chủ yếu Chương 2: Thực trạng công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ. Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ. Qua đây em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Quân trong suốt thời gian em thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên Công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng nói chung và phòng kế hoạch - kỹ thuật nói riêng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỳ Nhiên Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂY HỒ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY Những thông tin chung và quá trình hình thành, phát triển của Công ty Tây Hồ Công ty Tây Hồ với tên đầy đủ là Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc phòng, tên giao dịch là Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc phòng. Tên viết tắt là Công ty Tây Hồ. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng có trụ sở tại số 02 - Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Điện thoại 04.7540719 – 04.7540718 Fax: 04.7540977. Công ty có số đăng ký kinh doanh 010600102 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/12/2003. Công ty đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 07 năm 1996, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 30 tháng 12 năm 2003. Công ty Tây Hồ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được thành lập vào ngày 18 tháng 4 năm 1996 theo quyết định số 505/QĐQP trên cơ sở sáp nhập hai doanh nghiệp là: Công ty Tây Hồ Công ty xây dựng 232 Quyết định thành lập Công ty Tây Hồ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành dựa trên các văn bản chủ yếu sau: Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995. Thông báo số 1119ĐMDN/TB ngày 13 tháng 3 năm 1996 của chính phủ. Trụ sở của Công ty: Từ lúc thành lập đến năm 1998 đặt tại số 34A - Đường Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội Từ năm 1998 đến nay đặt tại số 2 - Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội Từ ngày đầu theo quyết định thành lập Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu riêng, có trụ sở chính tại 34A - Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội và có vốn kinh doanh (ngân sách cấp và tự bổ sung) là 3.790.000.000 đồng. Cũng theo quyết định này Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau: Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, trang trí nội thất, ngoại thất. Lắp đặt thiết bị công trình, dây chuyền sản xuất Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý. Kinh doanh bất động sản (kể cả dịch vụ mua, bán nhà…) Nhập vật tư, thiết bị phục vụ xây dựng của Công ty Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng, xây dựng thủy lợi Xuất khẩu nông sản, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu thực phẩm chế biến hàng tiêu dùng Chế biến gỗ, xây lắp đường dây và trạm biến áp từ 35KV trở xuống Khoan giếng nước ngầm và lắp đặt hệ thống khai thác nước Nổ mìn, khai thác đá, sử dụng vật liệu nổ Năm 1982 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc Phòng đã thành lập và trực tiếp chỉ đạo hoạt động trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ Bộ Quốc phòng. Trung tâm thực hiện việc quản lý, giao dịch các hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu trong quân đội, thực hiện quản lý ngoại hối trong toàn quân thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là cơ quan duy nhất của Bộ Quốc phòng hoạt động không vì lợi nhuận lúc bấy giờ do trung tâm không trực tiếp xuất khẩu. Năm 1988 Bộ Quốc phòng đã quyết định chuyển đổi trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ Bộ Quốc phòng thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ Bộ Quốc phòng với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Từ lúc này Công ty được công nhận là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và thực hiện hai nhiệm vụ chính là xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa, các trang thiết bị quân sự phục vụ cho Quốc phòng và kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hóa khác được Bộ Quốc phòng và Bộ thương mại đồng ý cho phép. Năm 1992 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ Bộ Quốc phòng sáp nhâp với Công ty kinh doanh vật tư Bộ Quốc phòng theo chủ trương của Bộ Quốc phòng giảm thiểu các đầu mối. Công ty với chức năng chính là kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Quốc phòng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty tiếp tục phát triển đi lên. Thực hiện chủ trương cải tổ và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong quân đội của Bộ Quốc phòng và thực tế của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho thấy lĩnh vực xây dựng cơ bản đang là một trong những lĩnh vực thu hút được một lượng vốn đầu tư rất lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, ngày 18 tháng 4 năm 1996 Bộ Quốc phòng đã quyết định sát nhập Công ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232 để thành lập Công ty Tây Hồ Bộ Quốc phòng với một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới. Theo chức năng nhiệm vụ này Công ty phải chuyển hướng lấy nhiệm vụ sản xuất xây lắp là chính. Từ năm 1996 đến nay, Công ty luôn làm ăn có hiệu quả và thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây lắp và kinh doanh thương mại, đặc biệt đến năm 2004, nhà máy xi măng X18 sát nhập vào Tây Hồ tạo cho Công ty thêm một lĩnh vực kinh doanh mới là sản phẩm công nghiệp, tăng vị thế của Công ty trên thị trường vật liệu xây dựng. Năm 2003 sáp nhập thêm Nhà máy sản xuất xi măng X18, Công ty có thêm một hệ thống sản xuất xi măng công nghệ bán khô của Trung Quốc. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và được quản lý bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Chức năng nhiệm vụ - Theo quyết định thành lập và trên cơ sở các ngành nghề được phép kinh doanh Công ty Tây Hồ thực hiện hai chức năng kinh doanh chính: + Xây lắp + Kinh doanh thương mại Trước đây là môt Công ty thương mại thuần túy chuyên thực hiện chức năng xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ quốc phòng và hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau khi sáp nhập với Công ty xây dựng 232, Công ty phải chuyển hướng sang thực hiện chức năng xây lắp là chính nên bước đầu đã gặp khó khăn. Ngay từ năm 1997 Công ty đã thực hiện chủ trương của bộ Quốc phòng giảm dần chức năng xuất nhập khẩu và tăng dần chức năng xây lắp để tiến tới đưa Công ty Tây Hồ trở thành một Công ty xây dựng quy mô lớn. Từ đó đến nay cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi cơ bản theo nhiệm vụ trọng tâm xây lắp là chính. Đến năm 2004 Công ty có thêm chức năng là sản xuất sản phẩm công nghiệp, cụ thể là xi măng. - Nhiệm vụ kinh doanh Do tính chất đặc thù của Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bộ Quốc phòng do vậy mà bên cạnh nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước thì Công ty còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với quốc phòng, và đặc biệt hơn là nhiệm vụ duy trì và phát triển doanh nghiệp không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong tương lai. Theo chủ trương của bộ Quốc phòng trong những năm tới sẽ đưa Công ty Tây Hồ trở thành một Công ty xây dựng có trình độ chuyên môn hóa cao có thể đảm bảo được các công trình xây dựng và công trình giao thông có quy mô lớn. Bên cạnh đó Công ty cũng chủ động mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh để thực hiện việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Từ chỗ chỉ có thể thi công công trình xây dựng, công trình giao thông thủy lợi, trạm biến áp, bến cảng, sân bay… - Triết lý kinh doanh: Công ty luông lấy trách nhiệm và chất lượng là mục tiêu cao nhất trong quản lý và kinh doanh của mình. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị Đặc điểm về sản phẩm Ngay từ năm 1996 Công ty đã chủ chương lấy nhiệm vụ xây lắp làm trọng tâm, nhiệm vụ kinh doanh thương mại chỉ là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động xây lắp. Nên bài viết này phần lớn đề cấp tới sản phẩm xây lắp dân dụng, chúng có một số đặc điểm chủ yếu: - Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây lắp rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. Có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài. - Sản phẩm xây lắp là công trình được cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ngoài trời. - Sản phẩm xây lắp là sản phẩm liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng cao. Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình Sơ đồ quy trình thực hiện công trình Tiếp thị công trình àĐấu thầu à Nhận thầu và ký hợp đồng à Thi công xây dựng à Bàn giao và thanh quyết toán công trình. Ta thấy ở từng giai đoạn của quy trình máy móc thiết bị có vai trò khác nhau: Ở khâu tiếp thị Công ty phải giới thiệu về danh tiếng, thực lực, kinh nghiệm của Công ty cho chủ đầu tư xem xét, thì máy móc thiết bị cũng góp phần cho thấy thực lực của Công ty đến đâu. Đến giai đoạn đấu thầu thì trình độ hiện đại của máy móc thiết bị và sự sử dụng hợp lý chúng là một trong những tiêu chí để nhà đầu tư tính điểm. Tiếp đến thi công xây dựng là giai đoạn chứng tỏ thực lực của mình trong thực tế thi công. Giai đoạn này thể hiện ở tiến độ thi công và chất lượng công trình thực hiện. Cuối cùng là giai đoạn bàn giao và thanh quyết toán công trình, Công ty và đối tác cùng kiểm tra công trình, tiến hành bàn giao và thanh quyết toán những khoản còn đọng giữa hai bên. Kết thúc giai đoạn này công trình đưa vào hoạt động. Ở những giai đoạn sau này thì việc bảo quản và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị là cơ sở đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Do đó cần phải có kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa máy móc hiệu quả. Đặc điểm về nguyên nhiên vật liệu sử dụng Vật liệu xây dựng của Công ty bao gồm nhiều loại, chủng loại với những đặc trưng vật lý, hóa học khác nhau, có vai trò, công dụng khác nhau đối với từng loại sản phẩm xây dựng. Chi phí vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng chi phí cho công tác xây dựng, khối lượng vận chuyển vật tư xây dựng lớn hơn nhiều so với các ngành khác. Do các công trình luôn biến động theo địa điểm và chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện của từng địa phương nơi tiến hành thi công từ đó tùy thuộc vào từng điều kiện mà Công ty tiến hành cung ứng vật liệu đúng và đảm bảo về số lượng, thời gian. Do đó Công ty thường đặt mua của các bạn hàng truyền thống. Việc cấp phát nguyên liệu được thực hiện căn cứ vào định mức và khối lượng công tác của công trình. Nguyên nhiên vật liệu của Công ty Tây Hồ có thể chia làm hai loại Nguyên vật liệu thông thường Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hoạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên vật liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Doanh nghiệp không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường. - Nguyên vật liệu đặc chủng Công ty tiến hành lập kế hoạch xin cấp phát trình lên Tổng cục, cơ quan cấp trên. Những loại này Công ty phải kiểm tra về chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu cũng như độ chính xác, an toàn của nguyên vật liệu. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp xây dựng nên sản phẩm của nó là các công trình. Trên thị trường sản phẩm xây lắp số người tham gia một lần mua bán thường lớn, việc mua bán diễn ra trực tiếp giữa chủ đầu tư cùng các nhà tư vấn với bên kia là các đơn vị tham gia tranh thầu. Như vậy cạnh tranh trên thị trường này chỉ diễn ra mạnh trong giai đoạn tiếp thị công trình và đấu thầu. Khi hợp đồng đã được ký và thủ tục nhận thầu diễn ra thì cạnh tranh cũng kết thúc. Các nhà đầu tư giữ vai trò quyết định giá. Bên cạnhh đó thì Công ty xây dựng phải ứng trước tiền để tiến hành thi công. Là một doanh nghiệp quân đội nên Tây Hồ luôn có thị trường truyền thống là các công trình trong quân đội. Nhưng Công ty lại có hạn chế ở việc tiếp cận thị trường xây lắp dân dụng. Thị trường thường gắn liền với một địa phương, với các đô thị, khu dân cư. Ngày nay thị trường này ngày càng cạnh tranh gay gắt. Khả năng tài chính Các nguồn cung cấp vốn chủ yếu là ba nguồn: - Vốn ngân sách cấp: Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động dựa trên nguồn vốn do Nhà nước cấp và hàng năm được Nhà nước và Bộ Quốc phòng xét duyệt thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Vốn vay: Tây Hồ là một doanh nghiệp quân đội có cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nên Công ty có thể vay vốn tại Ngân hàng này với mức lãi suất ưu đãi. - Vốn tự bổ sung của Công ty: đó là nguồn vốn mà hàng năm Công ty tự bổ sung từ lợi nhuận để lại. Công ty luôn làm tốt công tác quản lý tài chính từ cơ quan đến các đơn vị cơ sở thành viên, thực hiện nghiêm các chế độ báo cáo tài chính, quyết toán tài chính. Chú trọng xử lý công nợ tồn đọng, tăng cường kiểm tra giám sát, hạn chế tới mức thấp nhất công nợ ở người mua và không để xảy ra hiện tượng rủi ro khó đòi. Thường xuyên rà soát các định mức chi phí phục vụ sản xuất, xây lắp để có phương án điều chỉnh hợp lý, tiết kiệm. Chủ động tạo nguồn vốn phục vục sản xuất kinh doanh, kiên quyết bảo toàn vốn. Lượng vốn dùng để đầu tư mới máy móc, thiết bị và sửa chữa chúng phần lớn là vốn vay, vì Công ty quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào Nhà nước. Do đó Công ty phải tính làm sao để tính khấu hao và dự trữ thiết bị sửa chữa, cũng như máy móc, thiết bị hợp lý để giảm chi phí vay vốn cũng như tránh ứ đọng vốn. Công ty có một lợi thế là đã tích cực quan hệ với cơ quan tài chính cấp trên, các ngân hàng trong và ngoài quân đội. Do vậy hoạt động vay vốn của Công ty đã diễn ra tương đối thuận lợi, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được bảo toàn. Nhân tố lao động Hàng năm Công ty có một lượng lớn lao động thường xuyên và mùa vụ, nhưng chủ yếu gồm hai loại: Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty Tây Hồ Năm Cơ cấu lao động 2002 2003 2004 2005 KH TH So sánh KH TH So sánh KH TH So sánh KH TH So sánh Mức % Mức % Mức % Mức % CBCNV 1301 1368 67 105 1382 2010 628 145 1724 2024 301 117 2079 2083 3.6 100 LĐTT 1127 1188 61 105 1198 1724 527 144 1464 1734 270 118 1782 1790 8.1 100 LĐGT 49 48 -1 98.1 50 94 44 186 96 97 1 101 99 94 -5.4 95 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Lao động trong lĩnh vực quản lý Đối với Công ty họ chính là những sỹ quan quân đội được đào tạo qua các trường lớp và nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Công ty. Mặt khác Công ty luôn chú trọng đến việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm cập nhật những kiến thức quản lý mới cho họ. Do vậy cho đến nay Công ty chỉ có khoảng 5.57% cán bộ quản lý các cấp và trên 70% trong số họ đã tốt nghiệp đại học và cao học. Đội ngũ lao động quản lý vừa có năng lực chuyên môn, lại có lập trường tư tưởng vững vàng nên điều hành sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả. Lao động trực tiếp Xu hướng của Công ty là xây dựng một mô hình gọn nhẹ với các đội khung, đội kỹ thuật và đội thi công cơ giới. Các đội này chỉ bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao. Khi có công trình Công ty trực tiếp giao cho từng đội và các đội có nhiệm vụ thuê mướn sử dụng lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Do vậy số lượng lao động trực tiếp của Công ty hiện nay là khoảng 1790 nhưng đa phần là lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn (mang tính mùa vụ). Số lượng lao động này thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng và tiếp cận với máy móc thiết bị nên dễ xảy ra tai nạn. Việc lập kế hoạch phải cân bằng giữa việc người lao có cơ hội đi học nâng cao kinh nghiệm với đảm bảo đủ thợ vận hành máy thi công đúng tiến độ đã định. Bảng 2: Thực trạng chất lượng lao động năm 2005 TT Chức danh Số lượng Số năm trong nghề Loại công trình tham gia thi công ≤10 ≥10 I Cao học 4 1 Ngành xây dựng 2 2 Cấp I, II 2 Ngành kinh tế 2 2 Cấp I, II II Đại học 151 1 Cử nhân KT – TC 23 12 11 Cấp I, II 2 Kiến trúc sư 17 17 Cấp I, II 3 Kỹ sư các ngành 111 41 70 Cấp I, II, II III Trung cấp 61 42 19 Cấp I, II, II IV Công nhân kỹ thuật 801 459 342 Cấp I, II, III, IV Tổng cộng 1017 554 463 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Đặc điểm về cơ cấu hoạt động (Sơ đồ 1) - Bộ phận sản xuất chính gồm các xí nghiệp, đội thi công, xây lắp được biên chế như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động + Xí nghiệp xây lắp 497: Quân số 65 người, được chia thành 5 đội xây lắp có nhiệm vụ xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. Công ty Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phù trợ Xưởng cơ khí lắp máy Xí nghiệp xây lắp 497 Xí nghiệp xây dựng giao thông thủy lợi Xí nghiệp xây lắp 897 Đội xe cơ giới Xí nghiệp xây dựng giao thông Đội thi công cơ giới Xí nghiệp xây lắp điện nước Xí nghiệp giao thông 797 Các đội xây lắp + Xí nghiệp xây lắp 897: Quân số 60 người, được chia thành 5 đội xây lắp, có nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. + Xí nghiệp xây dựng giao thông: Quân số 55 người, được chia thành 4 đội xây dựng, có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông như đường xá, cầu cống. + Xí nghiệp xây dựng giao thông thủy lợi: Quân số 70 người, được chia thành 6 đội xây dựng, có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi nông thôn. + Các đội xây lắp: Đây là các đội trực thuộc Công ty, mỗi đội trung bình có 25 đến 30 người, được chia thành các tổ nhỏ. Các đội có nhiệm vụ thi công các công trình đặc biệt, độ phức tạp cao, quy mô không lớn và sẵn sàng cơ động, bổ sung cho các xí nghiệp khi cần thiết để hoàn thành tiến độ công trình. + Đội thi công cơ giới: Quân số 25 người, bao gồm các cán bộ quản lý, lái xe và các cán bộ kỹ thuật, được hoạch toán riêng, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng một lượng lớn máy móc thiết bị của Công ty, sẵn sàng huy động cho các công trình khi có các nhu cầu. + Xí nghiệp xây lắp điện nước: Quân số 50 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ thi công các công trình điện nước. + Xưởng cơ khí lắp máy: Quân số 35 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cho các đội, các xí nghiệp. Ngoài ra xưởng có nhiệm vụ gia công chế tạo, cải tiến, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị cho phù hợp với từng công trình và thực hiện các hợp đồng do bên ngoài thuê. - Bộ phận sản xuất phụ trợ với chức năng chính là đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận sản xuất chính và phụ trợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 2) Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng lãnh đạo cao nhất là giám đốc Công ty. Đây là người chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và thủ trưởng Tổng cục về toàn bộ các mặt hoạt động của Công ty, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế, thi công xây dựng và vận hành máy móc thiết bị. Điều độ sản xuất toàn Công ty nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Đồng thời phụ trách về khâu tiếp thị, đấu thầu, lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, thanh quyết toán công trình và quan hệ kinh doanh với các đối tác, phụ trách các bộ phận kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. - Chức năng nghiệp vụ của các phòng ban: + Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lập kế hoạch tiến độ trong từng giai đoạn, kiểm tra đôn đốc, nghiệm thu, bàn giao công trình. Lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm để báo cáo với Tổng cục. Nghiên cứu xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuẩn trong thi công xây dựng, xử lý các sai phạm kỹ thuật cho từng công trình và nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật xây dựng mới. + Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính kế toán, thống kê và hoạch toán nội bộ trong Công ty. Quản lý bằng tiền mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở quy định, pháp luật của Bộ Quốc phòng và Nhà nước. Đảm bảo các nguồn vốn chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lương, thưởng, bảo hiểm và các chế độ thanh quyết toán, nộp ngân sách đầy đủ. + Phòng thiết kế dự án đấu thầu: Làm nhiệm vụ tiếp thị công trình, lập hồ sơ thầu, và tính toán giá thành công trình. + Phòng chính trị: Có nhiệm vụ xây dựng công tác Đảng, công tác chính trị, giáo dục đường lối trong toàn Công ty. Xây dựng, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động cho các tổ chức quần chúng. + Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo thực hiện mọi quyền lợi nghĩa vụ của Nhà nước đối với người lao động, phụ trách nâng lương, nâng bậc, nâng quân hàm hàng năm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, làm thủ tục nhận và cho thôi việc cũng như các chế độ bảo hiểm xã hội. Tổ chức bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động. Ban hành các quy chế, quy định, trả lương thưởng đúng chế độ Nhà nước. Bố trí lực lượng lao động phù hợp với tính chất của từng công trình. Những thành tựu chủ yếu mà Công ty đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Tây Hồ qua gần 10 năm hoạt động đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường xây lắp trong cũng như ngoài quân đội. Từ ngày đầu mới thành lập Công ty có vốn ban đầu khoảng 3.7 tỷ đồng và lao động khoảng 300 người thì đến nay đã có khoảng trên 32.7 tỷ đồng và lao động là 2083 người kể cả lao động ngắn hạn, mùa vụ cho thấy quy mô Công ty đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó ngoài trụ sở chính của Công ty ở Hà Nội Công ty còn có chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện ở Lạng Sơn, nhà máy xi măng X18 ở Ninh Bình. Công ty từ chỗ chỉ thi công những công trình dân dụng nhỏ và kinh doanh vật liệu xây dựng thì nay đã có thể thi công những công trình lớn và có tính trọng điểm như sân bay, trạm biến áp, cầu cảng, đường giao thông… Sự tăng trưởng và phát triển của Công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận như sau: - Doanh thu và lợi nhuận hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch đặt ra, đặc biệt là năm 2003 doanh thu bằng 188% kế hoạch, lợi nhuận bằng 502.1% kế hoạch chỉ có năm 2001 doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn so với kế hoạch đặt ra là do: + Cơ cấu vốn vay lớn, chi phí vốn vay cao làm giảm lợi nhuận giảm. + Thị trường xây lắp cạnh tranh gay gắt để thắng thầu Công ty phải giảm giá thành vì thế mà giảm lợi nhuận. - Qua biểu đồ 1 và 2 cũng như các số liệu bảng 3 và 4 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Tây Hồ liên tục tăng qua các năm, và trong một trăm đồng doanh thu thì số đồng lợi nhuận có được cũng có xu hướng tăng lên thể hiện ở chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng qua các năm cho thấy một xu hướng làm ăn có hiệu quả của Tây Hồ. Tuy nhiên sự gia tăng đó có xu hướng giảm dần. Cùng với sự làm ăn có hiệu quả đó thì đời sống của cán bộ công nhân viên ngày được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người luôn đạt kế hoạch đặt ra hàng năm và năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2005 là 1850000đồng/người/tháng. Công ty hàng năm còn đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách Nhà nước và của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng nói riêng cũng như bộ Quốc phòng nói chung. Bảng 3: Một số chỉ tiêu hiệu quả của Công ty Tây Hồ Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (Trđ) 103500 109581 209792 227714 239011 Lợi nhuận (Trđ) 540 584.1 3163.5 3523.5 3667.5 Tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu (%) 100 105.88 191.45 108.54 104.96 Tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận (%) 100 108.17 541.60 111.38 104.09 Tốc độ phát triển định gốc của doanh thu (%) 100 105.88 202.70 220.01 230.93 Tốc độ phát triển định gốc của lợi nhuận (%) 100 108.17 585.83 652.50 679.17 Doanh lợi của doanh thu bán hàng (%) 0.52 0.53 1.51 1.55 1.53 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Sở dĩ có được những kết quả trên là do Tây Hồ luôn được sự quan tâm ủng hộ của tổng cục và các cơ quan chức năng đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty (vốn là vấn đề mà hầu hết các Công ty xây dựng Việt Nam hiện nay đều vấp phải). Thứ nữa, do sự quyết tâm, đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong sản xuất kinh doanh, đội ngũ đó luôn được nâng cao trình độ tay nghề, công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp. Sự thuận lợi cũng được tạo ra từ uy tín trong ngành xây lắp mà Tây Hồ có từ lâu. Đặc biệt sản phẩm tạo ra sự khác biệt cho Công ty đó là sản phẩm xi măng chịu mặn do nhà máy X18 sản xuất, cho đến nay đó là sản phẩm đóng góp rất lớn cho Nhà nước trong việc xây dựng các công trình trên biển và vùng ngập mặn, sản phẩm sản xuất ra đến đâu thường tiêu thụ hết đến đó. Năm 2005 hiệp hội các nhà khoa học trẻ đã trao giải thưởng sao vàng đất Việt cho sản phẩm xi măng chịu mặn này. Vai trò của máy móc, thiết bị Trong sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị luôn có vai trò quan trọng, đặc biệt trong ngành xây lắp hiện nay máy móc, thiết bị là phương tiện không thể thiếu. Máy móc, thiết bị quyết định tới quy mô công trình, chất lượng, đặc điểm của sản phẩm. Đối với những công trình quy mô lớn, kết cấu phức tạp đòi hỏi số lượng máy móc thiết bị lớn, hiện đại, cơ cấu máy phức tạp thì mới thực hiện được. Nó còn giúp rút ngắn thời gian thi công. Chúng là công cụ sản xuất, là tài sản của doanh nghiệp. Ngày nay máy móc, thiết bị dần thay thế lao động thủ công, nếu nó phù hợp với trình độ sử dụng của người lao động thì có thể tiết kiệm được số lao động đồng thời tăng năng suất lao động. Đó là một yếu tố giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong xây lắp thì nguyên vật liệu thường ở xa nơi thực hiện công trình do đó để đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu, đảm bảo công trình thường xuyên hoạt động thì cũng đòi hỏi một số lượng máy móc, thiết bị lớn của doanh nghiệp và trong doanh nghiệp quản lý máy móc, thiết bị làm sao tạo ra độ cơ động lớn trong vận chuyển. Trong xây dựng các công trình cao tầng thường có độ cao lớn, hoặc các công trình phục vụ quốc phòng phải sử dụng các vật liệu đặc biệt có thể gây hại cho người. Vì thế mà máy móc, thiết bị dùng để thực hiện các công việc phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm, công việc ở trên cao mà con người không thể làm hoặc không nên làm. Hàng năm các Công ty xây lắp phải tham gia đấu thầu trong thị trường xây lắp cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành các công trình cho doanh nghiệp mình. Cạnh tranh mạnh nhất diễn ra trong quá trình tranh thầu, ở quá trình đó số lượng, chủng loại và dạng máy móc, thiết bị phản ánh năng lực của doanh nghiệp, là yếu tố để các nhà đầu tư tính điểm khi lựa chọn. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức điều hành Công ty Tây Hồ NHÀ MÁY XI MĂNG Q.PHÒNG 18 CÁC ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1,2,3,4,5, 6 GIÁM ĐỐC CÔNG TY XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG VÀ HẠ TẦNG 497 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VÀ THỦY LỢI 797 CHI NHÁNH PHÍA NAM PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU XÍ NGHIỆP LẴP MÁY VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 597 ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI PHÒNG KINH DOANH VẬT TƯ THANH XỬ LÝ XÍ NGHIỆP XÂY LẴP CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG 897 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG VÀ ĐIỆN 997 CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG CHÍNH TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG THIẾT KẾ DỰ ÁN ĐẤU THẦU Giám đốc điều hành Các phòng chức năng chỉ đạo chỉ tiêu 2001 Bảng 4: Một số chỉ tiêu tổng quát 2002 2003 2004 2005 KH TH so sánh KH TH so sánh KH TH so sánh KH TH so sánh KH TH so sánh mức % mức % mức % mức % mức % Giá trị sản xuất (trđ) 82260 83250 990 101 85500 89672 4172 105 94667 192856 98189 204 176556 210243 33687 119 215913 246177 30264 114 Doanh thu (trđ) 102060 103500 1440 101 103500 109581 6081 106 111600 166500 54900 149 193489 227714 34224 118 234545 239011 4466,7 101,9 Doanh thu xây lắp (trđ) 82260 74925 -7335 91,1 85500 81825 -3675 95,7 93600 148500 54900 159 157940 187122 29182 118 193270 197290 4020 102,1 Doanh thu thương mại (trđ) 19800 20250 450 102 18000 18664 664,2 104 18000 18000 0 100 18000 19800 1800 110 19800 19800 0 100 Nộp ngân sách (trđ) 7700,4 6899,4 -801 89,6 6722,1 6949,8 227,7 103 7110 5396,4 -1714 75,9 9518,4 16508 6989 173 17181 17195 13,5 100,1 Thu nhập bình quân (ngđ/t) 810 810 0 100 810 811,8 1,8 100 877,5 1118,6 241,1 127 1254 1530 276 122 1575 1665 90 105,7 Giá trị tăng thêm (trđ) 18227 16538 -1689 90,7 16794 20111 3317 120 20631 29502 8871 143 42584 43950 1365 103 44278 28827 -15451 65,1 Lợi nhuận (trđ) 1138,5 540 -599 47,4 567 584,1 17._.,1 103 630 1215 585 193 3172,5 3523,5 351 111 3629,7 3667,5 37,8 101 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY TÂY HỒ Về công tác lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa Quan điểm của Công ty Tây Hồ về kế hoạch và vai trò của kế hoạch Qua phân tích ở trên ta đã thấy được vai trò của máy móc thiết bị đối với doanh nghiệp xây lắp. Để sử dụng có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên phải xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời với tình hình sản xuất. Kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa là những chỉ tiêu, con số dự kiến và ước tính trước các công việc trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu thực tế, với pháp luật và khả năng thực tế của từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị có vai trò Là công cụ phản ánh các mặt của hoạt động sửa dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Phản ánh mục tiêu đòi hỏi mỗi công nhân điều khiển máy, mỗi tổ, đội phản thực hiện. Tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong việc điều động xe, máy đảm bảo làm ăn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Các căn cứ Công ty dùng để lập kế hoạch Sản phẩm, thị trường và nguyên vật liệu Khi lập kế hoạch Công ty phải tính tới sản phẩm và thị trường để xác định cơ cấu máy hợp lý cho từng công trình, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng các loại máy, và việc điều động máy sao cho luôn chủ động trong việc huy động máy khi cần giữa các công trình. Đồng thời phải tính toán việc thuê máy hay mua máy mới sao cho phù hợp với các thị trường ở các khu vực khác nhau, điều kiện tự nhiên từng vùng, cũng như yêu cầu về độ phức tạp, đa dạng của sản phẩm và phải góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng năng lực cạnh tranh bởi vì sản phẩm xây dựng do chủ đầu tư là người quyết định giá. Vị trí của công trình, bản thiết kế công trình, thời hạn thi công cũng là những yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch. Bên cạnh đó Công ty còn phải dựa vào việc cung cấp nguyên vật liệu của các nhà cung cấp có thường xuyên, đầy đủ và đúng thời gian không, khoảng cách giữa nơi cung ứng với các công trình để điều động xe, máy tránh trường hợp điều động thừa hoặc nguyên vật liệu không đến kịp làm tăng thời gian chết của máy móc, thiết bị. Tuy nhiên đối với nguyên vật liệu thông thường do Công ty thường xuyên đặt hàng của những bạn hàng truyền thống nên việc cung ứng được đảm bảo hơn, và các nguyên vật liệu đặc chủng thì được cấp trên cấp phát theo đúng kế hoạch và nhu cầu sản xuất nên yếu tố nguyên vật liệu ảnh hưởng không lớn tới việc lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị. Công ty Tây Hồ thực hiện giao khoán sử dụng một số máy móc thiết bị dùng thường xuyên và giá trị không lớn cho các đội xây lắp thi công còn các máy phục vụ xây lắp mà giá trị lớn, chuyên dụng được tập trung tại đội thi công cơ giới khi các đội khác có nhu cầu sẽ được phép huy động và phải trả chi phí cho đội thi công cơ giới. Riêng cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và nhà máy xi măng X18 hoạt động tương đối độc lập. Họ thực hiện những chỉ thị của Công ty rồi hàng tháng gửi báo cáo về phòng kế hoạch - kỹ thuật để phòng theo dõi đánh giá, tổng hợp và báo cáo lên ban giám đốc Công ty. Tình hình sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc hiện tại của Công ty Để xây dựng một kế hoạch cho một vấn đề hiển nhiên phải xem xét vấn đề đó hiện đang diễn ra như thế nào. Ví dụ để xây dựng được kế hoạch cho năm 2005, người làm kế hoạch đã phải dựa vào tình hình thực hiện sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị của năm 2004 như sau: Thực hiện 100% kế hoạch sửa chữa lớn (7lần) và 100% kế hoạch bảo dưỡng (525 lần). Tiến hành 352 lần sửa chữa bất thường. Thời gian huy động máy trung bình là 27 ngày/tháng và công suất bình quân là 70,78% so với công suất thiết kế. Từ tình hình này kết hợp với việc máy móc, thiết bị của Công ty ngày càng cũ và nhiều công trình ở xa nên Công ty dự kiến năm 2005 sẽ tăng số lần sửa chữa lớn và số lần bảo dưỡng lên. Trên cơ sở ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị sẵn có buộc các đội, xí nghiệp phải tăng thời gian làm việc cũng như công suất làm việc lên, giảm thiểu thời gian ngừng máy. Việc thực hiện này còn là cơ sở xác định trách nhiệm của từng người vận hành máy về hiệu quả sử dụng và đảm bảo tăng công suất. Căn cứ chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh luôn là căn cứ để xây dựng mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược trong vài năm tới: Công ty dự định thực hiện xong cổ phần hoá trong năm 2006, và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn. Bên cạnh mục tiêu tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí… thì trong tình hình mới Công ty còn dự định đầu tư tăng năng lực sản xuất: Bảng 5: Kế hoạch đầu tư mua mới máy móc thiết bị đến năm 2010 Stt Nội dung Năm 2008 Năm 2010 1 Cẩu tháp (chiếc) 1 2 2 Máy xúc (chiếc) 1 1 3 Máy lu (chiếc) 1 2 4 Giáo (bộ) 25 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Đồng thời tiến hành đào tạo nâng cao hiểu biết của cán bộ quản lý, công nhân Công ty về doanh nghiệp cổ phần cũng như vai trò, nghĩa vụ của người cổ đông. Đào tạo nâng cao năng lực của người quản lý và công nhân… Trong thời gian tới, Công ty Tây Hồ tiếp tục đầu tư chuyên sâu vào một số lĩnh vực mới, như đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, kinh doanh khách sạn và đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất sản phẩm xi măng từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay. Công ty luôn quán triệt phương trâm “Uy tín, chất lượng và hiệu quả”. Những dự định này đòi hỏi Công ty khi lập kế hoạch phải tính tới để khi có máy móc, thiết bị mới có thể đưa vào sửa dụng ngay mà vẫn tận dụng được công suất của máy cũ. Các yếu tố bên ngoài Công ty Ngành xây dựng là ngành có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện từng giai đoạn trong quá trình thi công xây lắp, từ khảo sát thiết kế đến thi công và nghiệm thu, quản lý công trình. Trong quá trình đó luôn có các định mức về chi phí đặt ra. Khi lập kế hoạch đòi hỏi người làm nắm rõ các quy định của Nhà nước. Hiện nay Công ty dựa vào quyết định số 1260/QĐ-BXD ban hành 28/11/1998 về việc ban hành bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng, thông tư 06/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005 để dự tính giá ca máy từng loại trong tháng, quý, năm. Bên cạnh đó còn thực hiện theo quy định về mức trích khấu hao, về định mức nhiên liệu cho sử dụng, sửa chữa…. Công ty là một doanh nghiệp quân đội chịu sự quản lý trực tiếp của tổng cục công nghiệp quốc phòng nên khi lập kế hoạch còn phải dựa vào các chính sách tổng cục xây dựng chung cho các Công ty, xí nghiệp xây dựng trong toàn tổng cục. Quy trình lập kế hoạch (sơ đồ 3) Hàng năm vào tháng 11 phòng kế hoạch - kỹ thuật theo sự chỉ đạo của ban giám đốc tiến hành lập kế hoạch. Phòng kế hoạch phối hợp với đội thi công cơ giới tiến hành đánh giá tình hình bằng kinh nghiệm của mình và dựa vào báo cáo của các xí nghiệp dự báo nhu cầu về máy móc, thiết bị sẽ sử dụng trong năm từ đó đề ra các mục tiêu, rồi tiến hành xây dựng bản kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa cùng với các bản kế hoạch hỗ trợ cho việc sử dụng và sửa chữa như về nhiên liệu, phụ tùng thay thế…. Các bản kế hoạch được trình lên ban giám đốc. Sau khi ban giám đốc ký duyệt, bản kế hoạch chính thức có hiệu lực. Tiếp đó ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch - kỹ thuật và đội thi công cơ giới thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh những biến đổi bất thường so với kế hoạch. Bên cạnh đó phòng kế hoạch - kỹ thuật là nơi chịu trách nhiệm duy nhất trong Công ty về quản lý sử dụng, sửa chữa máy móc, thiết bị. Giữa các đội, các xí nghiệp không có sự giám sát lẫn nhau. Việc triển khai kế hoạch, giám sát thực hiện đều do phòng kế hoạch - kỹ thuật làm, dưới sự đồng ý của ban giám đốc. Sơ đồ 3: Quy trình lập và thực hiện kế hoạch Thiết lập các mục tiêu Xây dựng bản kế hoạch Lập các kế hoạch hỗ trợ Trình ban giám đốc duyệt Tổ chức thực hiện Điều chỉnh kế hoạch Đánh giá tình hình và tiến hành dự báo nhu cầu Phân chia trách nhiệm lập kế hoạch: Phòng kế hoạch - kỹ thuật có hai bộ phận với hai chức năng khác nhau là bộ phận kế hoạch và bộ phận kỹ thuật. Việc làm kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa do bộ phận kỹ thuật làm dưới sự tham mưu, hỗ trợ của bộ phận kế hoạch. Trong vấn đề quản lý máy móc, thiết bị thì các phòng ban tham gia nhiều là: Phòng kế hoạch – kỹ thuật có nhiệm vụ: Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ Duyệt kinh phí sửa chữa Quản lý hồ sơ thiết bị Báo cáo năng lực, hiệu quả sử dụng theo quý thiết bị Xem xét nhu cầu, năng lực các đơn vị thành viên từ đó trình giám đốc ra quyết định điều động. Đội thi công cơ giới Cho các đôi công trình thuê máy dưới hình thức có kèm công nhân lái máy và người phục vụ cho máy. Cho thuê máy: Nếu là máy móc thi công thì cho thuê theo ca làm việc còn nếu là ô tô vận tải cho thuê theo tần cây số. Phương pháp lập kế hoạch Theo lý thuyết có nhiều phương pháp lập kế hoạch khác nhau, nhưng trong thực tế việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, loại sản phẩm và nhiều yếu tố khác. Một số phương pháp lập kế hoạch trong thực tế: Phưong pháp cân đối Phưong pháp tổng mức Phương pháp trung bình Phương pháp phân tích kết hợp Công ty Tây Hồ chủ yếu sử dụng phương pháp cân đối để xây dựng kế hoạch. Với phương pháp này Công ty xác định những bước làm như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, từ đó đưa ra các định mức và nhu cầu về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sử dụng và bảo quản máy Công ty không xác định trước nhu cầu sử dụng mà tuỳ theo từng dự án tính nhu cầu máy móc, thiết bị, và theo báo cáo của các đơn vị để đưa ra lệnh điều động máy, Đối với việc sửa chữa và bảo dưỡng Công ty sử dụng phương pháp lập lịch xích sửa chữa để dự báo nhu cầu. Cụ thể: Bảng 6: Bảng chu kỳ sửa chữa máy móc, thiết bị Danh mục thiết bị Trình tự các lần sửa chữa theo kế hoạch Số lần xem xét giữa hai kỳ sửa chữa Xe Kamazben, máy ủi, máy xúc, cần trục, xe lu L1 – B1 – N1 – N2 – V1 – B2 – N3 – N4 – V2 – L2 1 Máy khoan, máy mài, đầm dùi, máy bơm, máy hàn L1 – B1 – N1 – N2 – N3 – N4 - V1 – N5 –– N6 – L2 1 Máy trộn bê tông, máy phát điện L1 – B1 – N1 – N2 – V1 – B2 – N3 – N4 – V2 – L2 2 Máy búa, khí nén L1 – B1 – N1 – V1 – N2– V2 – N3 – L2 2 Máy ép thủy lực L1 – B1 – N1 – N2 – N3 – V1 – B2 –– N4 – N5 – L2 1 Trong đó: L: Sửa chữa lớn N: Sửa chữa nhỏ B: Bảo dưỡng V: Sửa chữa vừa 1,2,3… Số thứ tự lần sửa chữa Xác định độ dài chu kỳ sửa chữa Nó chính là khoảng cách giữa hai lần sửa chữa lớn, nó phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản: Chất lượng chế tạo của các thiết bị Chế độ làm việc Chất lượng và trình độ của cán bộ sử dụng thiết bị đó Điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng của từng loại công trình mà thiết bị đó tham gia. Vì thế mỗi loại thiết bị khác nhau có độ dài chu kỳ sửa chữa khác nhau Lập lịch xích sửa chữa Ta tiến hành lập như sau Xác định thời gian giữa hai kỳ sửa chữa (to) To = Tck / n Trong đó: Tck: độ dài chu kỳ sửa chữa (tháng) n: Số khoảng thời gian giữa các lần sửa chữa (được tính bằng cách lấy số lần sửa chữa trong một kỳ trừ đi 1) Để lập lịch xích cho công tác sửa chữa Công ty căn cứ vào thời gian giữa hai kỳ sửa chữa để xác định thời gian giữa hai lần sửa chữa đến lần xem xét hoặc giữa hai lần xem xét với nhau bằng cách chia đều khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa cho số lần xem xét cộng 1. Ví dụ Một xe Kamazben đưa vào sử dụng tháng 08 năm 2001 Cơ cấu chu kỳ sửa chữa: L1 x B1 x N1 x N2 x V1 x B2 x N3 x N4 x V2 x L2 Trong đó: x là dạng xem xét giữa hai lần sửa chữa. Độ dài chu kỳ sửa chữa Tck = 5 năm = 60 tháng Theo cơ cấu chu kỳ sửa chữa ta có tổng số lần sửa chữa, bảo dưỡng là 10 n = 10 – 1 = 9 Vậy to = 60/9 = 6.67 => to = 7 tháng Từ kết quả trên ta có thể lập được bảng lịch xích theo cơ cấu chu kỳ trên như sau: Tháng 8 năm 2001: đưa vào sử dụng Tháng 2 năm 2004: Bảo dưỡng 2 Tháng 11 năm 2001: Xem xét Tháng 5 năm 2004: Xem xét Tháng 2 năm 2002: Bảo dưỡng 1 Tháng 8 năm 2004: Nhỏ 3 Tháng 5 năm 2002: Xem xét Tháng 11 năm 2004: Xem xét Tháng 8 năm 2002: Nhỏ 1 Tháng 2 năm 2005: Nhỏ 4 Tháng 11 năm 2002: Xem xét Tháng 5 năm 2005: Xem xét Tháng 2 năm 2003: Nhỏ 2 Tháng 8 năm 2005: Vừa 2 Tháng 5 năm 2003: Xem xét Tháng 11 năm 2005: Xem xét Tháng 8 năm 2003: Vừa 1 Tháng 2 năm 2006: Lớn 1 Tháng 11 năm 2003: Xem xét Bước 2: Đánh giá khả năng, tiềm năng trong ngắn hạn về các nguồn lực của Công ty Dựa vào báo cáo phân tích tài chính của phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành chính đưa lên, và báo cáo của các đội, xí nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm Công ty xác định năng lực của từng tổ đội, và năng lực máy móc, thiết bị hiện có của mình. Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố nguồn lực. Sau khi xác định được nhu cầu, bằng kinh nghiệm làm kế hoạch người làm kế hoạch sẽ tăng hoặc giảm một số phần trăm so với năm trước để dự tính kinh phí, nhân công, và đề ra một số biện pháp thực hiện và phân chia kế hoạch cho từng đội, xí nghiệp. Trong quá trình thực hiện do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan người làm công tác kế hoạch và để phù hợp với hoạt động của Công ty nên không phải lúc nào nguyên tắc của phương pháp cân đối là: cân đối động, cân đối liên hoàn, cần đối các yếu tố trước khi cân đối tổng thể… cũng được tôn trọng và thực hiện tuyệt đối khoa học. Việc áp dụng phương pháp này ở Công ty Tây Hồ vẫn bằng kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của người làm công tác kế hoạch là chính, chưa có sự hỗ trợ của máy tính bằng những phần mềm chuyên dụng. Đó là một hạn chế làm cho chất lượng của kế hoạch tạo ra chưa cao, còn phải điều chỉnh nhiều. Nội dung của bản kế hoạch hiện thời Hàng năm Công ty chỉ quản lý những máy móc thiết bị lớn và chuyên dụng còn những máy móc thiết bị nhỏ giao cho các xí nghiệp quản lý. Mục tiêu của kế hoạch Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị Giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân trong việc thực hiện Giảm thiểu sai hỏng lớn và bất thường Giảm thời gian ngừng máy để sửa chữa Nâng cao hệ số sử dụng máy móc, thiết bị và hệ số kỹ thuật của chúng. Các công việc cụ thể: Trong năm 2005 dự định bảo dưỡng 680 xe máy và thiết bị các loại. Năm 2005 dự kiến số lần sửa chữa nhỏ là: 147 lần và sửa chữa vừa 47. Dự kiến mức trích khấu hao: 2376 Triệu đồng Dự kiến kinh phí sửa chữa: 3518175 nghìn đồng Kế hoạch sửa chữa lớn máy móc, thiết bị cụ thể ở bảng 7 Việc điều động máy trong sử dụng thì dựa vào báo cáo năng lực của các đơn vị hàng quý, tháng hoặc khi có nhu cầu rồi lập hồ sơ điều động trình ban giám đốc đưa ra quyết định điều động xe, máy, thiết bị. Nếu công trình ở xa thì tiến hành thuê máy. Việc vận chuyển và lắp dựng xe máy Công ty hoàn toàn thuê ngoài nó phát sinh cùng với nhu cầu điều động xe, máy và thiết bị. Biện pháp thực hiện kế hoạch Chăm lo đời sống của cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp vận hành máy Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh Phối hợp với tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong Công ty Tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng và Tổng cục công nghiệp Quốc phòng tạo điều kiện Khai thác các nguồn tín dụng để có thêm kinh phí cho hoạt động sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Phối hợp với phòng tổ chức có kế hoạch đưa công nhân đi đào tạo về vận hành xe, máy và thiết bị. Bảng 7: Kế hoạch sửa chữa lớn máy móc, thiết bị năm 2005 Stt Loại máy móc, thiết bị Số đăng ký Nước sản xuất Phẩm cấp chất lượng Nguồn gốc Nội dung sửa chữa Ghi chú 1 KAMAZ 55111 80K - 0247 Nga 3 Tự mua sắm Động cơ, hệ thống điện, gầm, truyền động 2 TOYOTA camry TK 90 - 35 Nhật 2 Tự mua sắm Cơ cấu di chuyển, động cơ 3 Xe ủi DZ 171 Nga 2 Trang bị quốc phòng Toàn bộ 4 Cần trục bánh hơi 18 tấn Nga 3 Trang bị quốc phòng Hệ thống thuỷ lực 5 Máy trộn bê tông 300 - 800L Trung Quốc 3 Trang bị quốc phòng Động cơ, thùng trộn, hệ thống di chuyển 6 Máy phát điện lưu động 25KW Trung Quốc Tự mua sắm Thay bơm nhiên liệu 7 Máy hàn điện Nga Trang bị quốc phòng Toàn bộ 8 Dây truyền sản xuất xi măng Trung Quốc Trang bị quốc phòng Thay ghi lò nung số, hoàn chỉnh buồng lắng bụi khô (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Phân chia kế hoạch (sơ đồ 4) Sau khi bản kế hoạch chính thức được thông qua, phòng kế hoạch - kỹ thuật tiến hành phân chia kế hoạch cho từng quý và từng đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Phân chia không có nghĩa là chia đều các quý mà dựa vào các căn cứ: Tình hình thực hiện kế hoạch các quý của những năm trước Sự biến động của nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị theo mùa vụ, và theo từng quý vì sản phẩm xây dựng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Năng lực hoạt động của từng đơn vị, xí nghiệp Sơ đồ 4: Pphân chia và thực hiện kế hoạch Ban giám đốc Phòng kế hoạch - kỹ thuật Đội thi công cơ giới Các xí nghiệp Cán bộ quản lý và lái xe, sử dụng thiết bị Công nhân vận hành máy Kế hoạch được chia ra cho các đơn vị liên quan như sau: Đội thi công cơ giới quản lý các máy móc, thiết bị lớn và chuyên dụng của Công ty, tiến hành theo dõi, phát hiện kịp thời những sai hỏng để báo về Công ty và tiến hành những sửa chữa, nếu là sửa chữa nhỏ thì đội tự sửa chữa. Trong năm đội thực hiện các lần sửa chữa lớn đối với máy móc, thiết bị dùng trong xây lắp theo kế hoạch đã định, nếu có phát sinh báo ngay về phòng kế hoạch - kỹ thuật hoặc có thể trình lên ban giám đốc. Máy móc ở xí nghiệp X18, xí nghiệp trực tiếp quản lý và tiến hành thực hiện kế hoạch sửa, hàng tháng báo cáo lên phòng kế hoạch - kỹ thuật về tình hình của máy móc, thiết bị ở xí nghiệp. Đánh giá khái quát về tổ chức thực hiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng Danh mục máy móc thiết bị hiện có của Công ty Tây Hồ Bảng 8: Danh mục máy máy móc, thiết bị của Công ty Tây Hồ TT Loại thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại I Trang thiết bị các loại 1 Máy đào một gầu bánh xích Dung tích: 1 m3 2,5 m3 - Xúc bánh lốp 2,8 m3 - Máy đào HITACHI Nga Nga Nhật 01 01 02 01 40% 40% 80% 45% 2 Trạm trộn Asphan 30 T/h VN 01 40% 3 Đầm bánh hơi tự hành 17,55 T Nga 03 40% 4 Cần trục tháp POTAIN 32A Pháp 01 80% 5 Cần trục bánh hơi sức nâng 18 tấn 1,5 tấn Nga Trung Quốc 01 01 40% 40% 6 Máy phun vữa xi măng 1,5 m3/h Đức 01 40% 7 Máy trộn bê tông 300L – 800L Trung Quốc 01 40% 8 Trạm trộn bê tông Trung Quốc 01 60% 9 Máy phát điện lưu động 25 KW Trung Quốc 04 40% 10 Máy phun sơn năng suất 400 m2/h Đức 02 40% 11 Búa Diezel tự hành bánh xích trọng lượng đầu búa 3,5 T Nga 01 40% 12 Máy sàng rửa đá sỏi 11 m3/h 35 m3/h Trung Quốc Trung Quốc 02 01 40% 40% 13 Máy ép cọc lực ép 40 tấn, 60 tấn VN, Nga 04 35% 14 Máy khoan cắt bê tông Nhật 04 50% 15 Máy giải bê tông asfan 100 T/h Đài Loan 01 40% 16 Hệ thống trạm trộn asfan 80 T/h VN 01 60% 17 Máy phun nhựa đường 190 CV Đài Loan 01 40% 18 Máy trộn bê tông 250L, 350L Trung Quốc Nga, Nhật 24 40% 19 Đầm cóc MIKASA Nhật 04 40% 20 Đầm dùi TQ, Đức 40 45% 21 Vận thăng Nga 12 60% 22 Máy hàn điện, hơi Nga 08 40% 23 Máy lu 6-8T; 8-12T Trung Quốc 02 60% 24 Máy bơm nước Nga, TQ 09 60% 25 Máy mài cầm tay Đức 06 40% 26 Máy trắc địa Trung Quốc 04 40% 27 Máy cắt thép Nhật 04 50% 28 Máy cắt gạch Nhật 05 50% 29 Dàn giáo thép Việt Nam 600 50 Bộ mới 30 Xe nâng 3T-5T Thụy Điển 02 60% 31 Kính thủy lực 5- 10T Nga 04 40% 32 Palăng xích 10Tấn Nga 02 60% 33 Máy nén khí DK-9 Nga 02 40% 34 Lu rung bánh lốp 16-25T Trung Quốc 06 60% 35 Ván khuôn ép W 400 liên doanh 600m3 60% 36 Máy khoan cầm tay Trung Quốc 10 60% 37 Máy khoan tự hành IN23-IN27 Trung Quốc 10 60% 38 Máy khoan “Longyear” ĐK lớn Canada 02 50% 39 Máy khoan ZIP – 120 ĐK lớn Nga 02 40% 40 San tự hành Nhật 01 60% II Phương tiện vận tải 1 Xe tự đổ 7-9 tấn Đức 03 40% 2 Xe tự đổ 7 – 9 tấn Nga 03 40% 3 Xe tự đổ 10 – 12 tấn Đức 05 40% 4 Ô tô vận chuyển bê tông 6,1 m3 Trung Quốc 02 40% 5 Ô tô tưới nước 6,1 m3 Trung Quốc 01 40% 6 Xe KAMAZ tự đổ 10 – 12 T Nga 12 60% 7 Xe ủi DZ 171 Nga 04 60% 8 Máy ủi 50CV 160CV Nga Nga 01 01 60% 60% III Dụng cụ đo, kiểm, thí nghiệm 1 Máy kinh vĩ Đức 04 45% 2 Máy thủy chuẩn Thụy sĩ 04 50% 3 Phễu rót cát Việt Nam 08 50% 4 Côn tiêu chuẩn Việt Nam 11 50% 5 Phao Kavaliep (P64) Việt Nam 03 50% 6 Trùy xuyên tay Việt Nam 02 50% 7 Nhiệt kế đo nhiệt nhựa Việt Nam 10 50% 8 Thước nhôm 3m Việt Nam 100 50% 9 Thước tỷ lệ Việt Nam 10 50% 10 Bộ rây tiêu chuẩn Trung Quốc 03 50% 11 Cần Benkenman Việt Nam 04 50% 12 Súng bắn bê tông Thụy sĩ 05 50% 13 Con súc sắc Việt Nam 15 50% 14 Dụng cụ nén tĩnh Việt Nam 01 50% 15 Thước ép 30 -50m Trung Quốc 10 50% 16 Các bộ mẫu màu chuẩn để xác định tạp chất hữu cơ trong đá, cát Trung Quốc 10 50% 17 Dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng Trung Quốc 2 Hết khấu hao (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Trong cơ cấu máy móc, thiết bị của Công ty chủ yếu là máy công trình và máy phục vụ thi công và chúng có nguồn gốc phần lớn ở các nước xã hội chủ nghĩa nên tính hiện đại của chúng không cao. Các máy móc, thiết bị này mua từ nhiều năm trước hầu như đã cũ và nhiều cái đã khấu hao hết. Vì thế mà trong những năm qua Công ty luôn cố gắng lập kế hoạch để có thể nắm hết được tình trạng hoạt động và sử dụng của các trang thiết bị tại các đơn vị. Việc quản lý sử dụng các trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ tại X18 luôn được quan tâm, chú trọng vì dây chuyền sản xuất ở đây cũ có từ năm 1979 của Trung Quốc mà nhu cầu về xi măng ở X18 luôn luôn rất lớn, hàng năm sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm của Công ty mà xí nghiệp luôn chủ động trong sản xuất, công tác sửa chữa, thay thế nhanh chóng kịp thời. Nhờ làm tốt công tác quản lý nên Công ty đã cơ bản nắm được nhu cầu của các đơn vị trong việc sử dụng trang bị máy móc. Qua đó có các quyết định điều chuyển để phục vụ sản xuất kịp thời khi có nhu cầu. Vì thế mặc dù máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ nhưng vẫn có được tần suất hoạt động cao. Đặc biệt là dây chuyền sản xuất tại nhà máy X18 và trang bị phục vụ thi công xây lắp tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Công ty không có nhiều máy móc chuyên dụng nên khi có những công trình đặc biệt thì Công ty phải đi thuê làm hạn chế khả năng chủ động trong việc thi công xây dựng. Bên cạnh đó Công ty tiến hành hoạch toán độc lập cho các đội, xí nghiệp cùng với quá trình đó là việc phân chia máy móc, thiết bị cho từng đội, xí nghiệp. Với số lượng máy móc hạn chế không thể chia đều cho các đội mà một số loại thiết bị đặc chủng phải có sự dùng chung giữa các đội, do vậy nhiều khi dẫn đến tình trạng máy ở đội này không có việc làm còn máy ở đội kia thì không có phải đi thuê, dẫn đến chi phí tăng lên ảnh hưởng doanh số của từng công trình. Đây vẫn là bài toán khó đối với những người làm kế hoạch ở Tây Hồ. Thực hiện kế hoạch sử dụng về mặt thời gian Xem xét hoạt động của máy móc, thiết bị về mặt thời gian là rất cần thiết vì không phải máy nào cũng chạy tốt nhất là máy móc, thiết bị của Công ty hiện nay đã cũ. Thêm vào đó đặc điểm của ngành xây dựng hệ thống máy móc, thiết bị phải làm việc ngoài trời nên dễ han gỉ, hỏng hóc. Khi máy hỏng phải ngừng hoạt động để sửa chữa dẫn đến thời gian chết, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Ngoài ra có một số máy móc, thiết bị chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định thì nghỉ. Công ty rất quan tâm tới việc nâng cao hệ số thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị để giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng. Trong những năm qua thời gian huy động bình quân của máy móc, thiết bị ở Tây Hồ tương đối cao. Ta thấy thời gian làm việc bình quân luôn biến động qua các năm, và tình hình thực hiện kế hoạch về thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị cũng có sự thay đổi. Năm 2001 Công ty hoàn thành vượt kế hoạch do Công ty thực hiện giao các xe, máy về các xí nghiệp chủ động quản lý và Công ty đã có một số lượng công trình lớn để thi công so với dự kiến kế hoạch vì vậy mà thời gian làm việc của máy móc, thiết bị xây dựng tăng lên. Bảng 9: Thời gian làm việc thực tế bình quân Năm Thời gian làm việc theo kế hoạch bình quân (ngày/ tháng) Thời gian làm việc thực tế bình quân (ngày/ tháng) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 2001 23 24 104,35 2002 24 23 95,83 2003 24 27 112,50 2004 28 27 96,43 2005 28 28 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Năm 2002 và 2004 thời gian làm việc của máy móc, thiết bị không hoàn thành kế hoạch đặt ra do Công ty có nhiều công trình ở vùng sâu, vùng xa, phân tán, nhiều công trình phải thuê máy hoạt động, vì tính chi phí vận chuyển và sử dụng máy khi mà chuyển máy đến được các công trình đó lớn hơn là đi thuê, trong khi máy của Công ty thì lại khó cho thuê vì thị trường cho thuê máy xây dựng rất sôi động. Năm 2002 công nợ tồn đọng lớn nên thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, khi máy móc, thiết bị hỏng hóc Công ty chưa có kinh phí kịp thời thay thế sửa chữa làm máy ngừng hoạt động. Năm 2004 giá cả vật liệu xây dựng đặc biệt là giá thép tăng đột biến ảnh hưởng đến thị trường xây dựng. Công ty phải tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu có giá cả hợp lý với công trình nên tác động tới thời gian cung ứng nguyên vật liệu cho từng công trình làm việc sử dụng máy móc, thiết bị cũng bị ảnh hưởng. Giá nhiên liệu cho sản xuất xi măng tăng lên và dây chuyền sản xuất xi măng đến kỳ phải sửa chữa nhiều do vậy mà thời gian ngừng máy tăng lên. Năm 2003 thời gian làm việc thực tế trung bình của máy móc, thiết bị tăng đột biến là do có sự sáp nhập của nhà máy xi măng X18, nhà máy này luôn hoạt động với thời gian tối đa để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường bình thường trung bình 29 ngày/tháng nhưng máy móc ở xí nghiệp này có số lượng lớn nhưng chúng đã hết khấu hao, thời gian ngừng sửa chữa cũng nhiều. Năm 2005, công tác quản lý được làm tốt, giá nguyên vật liệu đã ổn định hơn, thời tiết khá thuận lợi cho việc thi công xây dựng nên Công ty hoàn thành kế hoạch sử dụng về mặt thời gian. Bên cạnh hoạt động xây lắp lại phụ thuộc khá lớn vào địa lý và điều kiện khí hậu nên thời gian huy động máy móc vào sử dụng cũng biến đổi theo các quý trong năm. Trong năm thì quý I và IV là mùa xây dựng nên máy móc sử dụng nhiều hơn, thời gian sử dụng lớn hơn. Cụ thể ở bảng sau: Bảng 10: Thời gian hoạt động thực tế của máy móc, thiết bị qua các quý Thời gian họat động thực tế của máy móc thiết bị (Ngày/tháng) Năm 2005 Quý I Quý II Quý III Quý IV 29 25 26 28 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Đây là một trong những căn cứ cho việc lập kế hoạch sử dụng về mặt thời gian. Thực hiện kế hoạch về mặt công suất Ta thấy máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công xây lắp phần lớn là máy móc, thiết bị cũ, trong những năm vừa qua các máy móc này bắt đầu hỏng hóc nhiều nên cần có thời gian sửa chữa do vậy mà công suất hoạt động của chúng thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế. Các máy như: máy xúc, ô tô tải, xe lu, trạm trộn bê tông có công suất huy động lớn hơn các máy khác do chúng không thể thiếu cho mỗi công trình. Còn các máy: máy phát điện, cần trục, máy bơm nước không phải công trình nào cũng cần nên chúng có công suất thực tế thấp hơn các loại máy khác. Bảng 11: Thực hiện kế hoạch sử dụng về mặt công suất TT Danh mục MMTB 2001 (%) 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%) 2005 (%) 1 Xe ô tô vận tải 63 64 65 67 64 2 Máy ủi 62 62 62 62 62 3 Máy xúc 60 61 61 62 63 4 Máy lu 6- 8T; 8-12T 52 58 61 63 66 5 Máy lu rung 48 52 53 55 56 6 Máy khoan 48 50 50 51 52 7 Máy bơm nước 46 44 42 41 39 8 Máy mài 46 44 43 42 41 9 Máy trộn bê tông250–300L 80 85 88 91 94 10 Máy dùi 67 69 70 72 73 11 Dàn giáo thép 50 51 52 53 54 12 Máy phát điện 25 KW 50 44 41 38 34 13 Cần trục 42 41 41 41 41 14 Máy hàn 52 54 56 58 61 15 Máy phun nhựa đường 55 63 69 76 82 Tính chung 54,7 55,77 56,9 58,03 58,77 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Trong những năm qua, giá trị sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên, Công ty thường trúng thầu các công trình lớn. Công ty có uy tín ngày càng tăng trên thị trường và được sự tin tưởng của tổng cục công nghiệp quốc phòng cũng như Bộ quốc phòng nên Công ty nhận được nhiều công trình quốc phòng, do vậy mà công suất huy đông thực tế liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, Công ty thường xuyên không thực hiện được kế hoạch về công suất do thường xuyên có nhiều công trình ở xa, việc cung cấp nguyên vật liệu và sửa chữa gặp nhiều khó khăn và điều kiện tự nhiên, thời tiết ở các vùng đó phức tạp làm han gỉ máy móc, tiến độ thi công, phải dừng máy để sửa chữa do đó mà thời gian ngừng việc tăng lên. Bảng 12: % công suất hoạt động so với công suất thiết kế % công suất 2001 2002 2003 2004 2005 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH 55 54,7 57 55,77 58 66,63 84 70,78 83 72,78 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) Bên cạnh đó thì việc vận chuyển, điều động máy móc đến các công trình đó cũng không dễ dàng nên Công ty phải đi thuê, trong khi đó có máy lại không dùng nên xảy ra hiện tượng không hoàn thành kế hoạch về huy động công suất làm việc của máy móc, thiết bị. Mặc dù vậy Công ty luôn cố gắng quan tâm, quản lý sát sao tới việc sử dụng máy móc, thiết bị ở các xí nghiệp và các đội. Buộc các đội phải có biện pháp huy động hết công suất máy móc, thiết bị mà mình quản lý. Thêm vào sự sáp nhập của nhà máy X18 với công suất hoạt động luôn vượt quá công suất thiết kế vì thế mà từ năm 2003 công suất hoạt động thực tế của toàn bộ máy móc, thiết bị ở Công ty luôn đạt mức cao. Thực hiện kế hoạch tính và trích khấu hao Công ty hiện nay đang áp dụng hai phương pháp tính khấu hao cơ bản là phương pháp khấu hao tuyến tính và phương pháp khấu hao lũy thoái. Trong đó phương pháp khấu hao ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36349.doc
Tài liệu liên quan