Một số biện pháp hạ giá thành công trình xây dựng ở Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch

Tài liệu Một số biện pháp hạ giá thành công trình xây dựng ở Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch: ... Ebook Một số biện pháp hạ giá thành công trình xây dựng ở Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hạ giá thành công trình xây dựng ở Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nước ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã có được sự đổi mới sâu sắc đó là sự chuyển biến từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đinh hướng XHCN. Sự chuyển đổi mới của nước ta đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong những lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, chỉ trong thời gian ngắn ngành xây dựng của nước ta đã đạt được sự tăng tốc toàn diện cả về lượng và chất. Có khả năng tiếp cận và làm chủ các công nghệ kỹ thuật hiện đại của thế giới, đồng thời tạo sự thay đổi quan trọng trong nhận thức về vai trò của xây dựng trong phát triển của đất nước. Mỗi năm, tổng đầu tư toàn xã hội cho xây dựng chiếm khoảng 30% GDP. Các công trình được triển khai và đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng tốc nền kinh tế, tạo diện mạo mới cho đất nước. Các công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội, an ninh của đất nước. Để công trình đạt chất lượng phải bảo đảm 3 yếu tố: Tiến độ ,giá thành và chất lượng. Ba yếu tố này có liên hệ mật thiết với nhau và có tác động to lớn đến chất lượng công trình xây dựng. Trong điều kiện nước ta còn nghèo thì việc giảm giá thành trong các công trình xây dựng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí tăng được lợi nhuận đồng thời làm tăng thu nhập cho người công nhân cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các công ty xây dựng. Trong thời gian thực tập tại công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch đối diện với vấn đề giá thành của các công trình xây dựng và sự quan tâm của doanh nghiệp về vấn đề này, kết hợp với nhận thức của bản thân em về tầm quan trọng của công tác hạ giá thành trong các công trình xây dựng . Đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, cán bộ phòng tổng hợp và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Nguyễn Thị Thảo đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: " Một số biện pháp hạ giá thành công trình xây dựng ở công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch ". Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty. Phần II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động hạ giá thành xây lắp của công ty. Phần III: Một số biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Do hạn chế về thời gian cũng như quá trình thu thập tài liệu không được đầy đủ nên bài viết của em khó có thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp chân thành để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1. Thông tin chung về công ty Tên công ty: Công ty đầu tư phát triển công trình du lịch, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 15/ VKH ngày 19 tháng 01 năm 1993 của Viện Khoa Học ( nay là Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam ) Trụ sở chính: Tại 21 :Láng Hạ, Phường Thành công Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội Tên Tiếng anh viết tắt của Công ty: DETOURPRO Số điện thoại: 04 - 8.561.552 Số fax: 04 – 8.561.790 TK số 710A – 00382 mở tại ngân hàng công thương khu vực Đống Đa – Hà Nội. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính là tư vấn xây dựng, cung cấp và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật công trình, xây dựng, kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng. 2. Các dịch vụ mà công ty cung cấp là: Tư vấn xây dựng: Lập dự án đầu tư cho các công trình. Quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế hạ tầng kỹ thuật các công trình dân dụng, công nghiệp, khu công nghệ cao. Quản lý dự án, thẩm định và giám sát kỹ thuật thi công công trình. Khảo sát đo đạc địa hình, địa chất công trình. Tư vấn ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ công trình. Cung cấp và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật: Hệ thống lạnh và điều hoà không khí. Hệ thống xử lý nước sạch và nước thải. Hệ thống cấp thoát nước và cứu hoả. Hệ thống điện, thông tin và báo cháy. Kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Thi công trang trí nội ngoại thất công trình. Mục tiêu: Chất lượng công trình. Tiết kiệm năng lượng. Bảo vệ môi trường. Phòng ngừa rủi ro. Chất lượng hệ thống. 3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Năm 1993 Công ty Đầu tư phát triển công trình du lịch - DETOURPRO được Viện Khoa học Việt Nam nay là Trung tâm KHTN & CNQG thành lập trên cơ sở của Trung tâm Nghiên cứu thiết kế xây dựng công trình du lịch - DETOURPRO. Công ty có điều lệ và quy chế hoạt động xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến hạch toán kinh tế theo phương thức khoán sản phẩm với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Công ty được Nhà nước cho phép kinh doanh các ngành chính như sau: Kinh doanh ngành xây dựng. Kinh doanh ngành du lịch. Kinh doanh ngành thông tin quảng cáo Cơ cấu tổ chức nhân sự tinh gọn: Bộ phận quản lý chỉ có một Giám đốc, phòng Hành chính quản trị và phòng kế toán cùng một số trợ lý giúp việc Giám đốc. Bộ phận sản xuất kinh doanh gồm: Trung tâm tư vấn thiết kế, Phòng đầu tư xây dựng và Trung tâm kỹ thuật nhà cao tầng (vì không có chỗ nên Trung tâm này thuê làm việc tại Viện Công nghệ - Bộ Công nghiệp). Bước đầu, với mô hình này, đã phát huy được khả năng của mình, thu nhập cho cán bộ công nhân viên đảm bảo, nhưng nguồn việc mở ra còn ít, khả năng phát triển thị trường bị hạn chế. - Từ năm 1993 đến năm 2000 Công ty đã có đội ngũ chuyên gia từ 50 người từ lúc thành lập lên 70 người, và đến năm 2006 Công ty đã có 80 người chiếm và trên 80% có trình độ đại học trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và kỹ thuật công nghệ có khả năng đưa ra các giảI pháp kinh tế- kỹ thuật tổng thể cùng với các dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Đội ngũ công nhân kỹ thuật năm 1993 là 150 người năm 2000 là 120 người và năm 2006 là 120 người với xưởng cơ khí được trang bị hiện đại đã thực hiện việc chế tạo, lắp đặt nhiều hạng mục cơ điện cho các hạ mục khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn này Công ty đã mở ra được một liên doanh với Công ty Elize Investment và Công ty Tourinco. (Công ty LD.GVC). Qua Công ty liên doanh này Công ty đã có việc làm, tiếp cận với một công trình kinh doanh có quy mô lớn, kỹ thuật và chất lượng đòi hỏi cao. Công ty đã được giao nhiệm vụ lập dự án, thiết kế thi công và giám sát kỹ thuật thi công công trình, cán bộ tư vấn của Công ty được làm việc trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài. - Từ năm 1999-2000, cùng với sự kiện toàn về tổ chức của Tổng Công ty, Công ty DETOURPRO xem xét lại mình, lãnh đạo cán bộ công nhân viên Công ty xác định quyết tâm đổi mới mô hình tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, tăng năng lực quản lý. Công ty tiến hành đổi mới mô hình quản lý - từ trực tuyến sang mô hình tổ chức - chức năng. Với cơ chế hạch toán khoán -quản. Giám đốc Công ty đã quyết định giải thể Phòng đầu tư xây dựng và Trung tâm Quảng cáo vì các đơn vị này hoạt động không có hiệu quả. Để kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra của mình, Công ty đã thành lập mới phòng KCS (năm 2000). - Tháng 6/2001, Giám đốc Công ty đã quyết định thành lập phòng Kinh doanh phát triển nhà để phần nào chủ động trong công tác mở thị trường tư vấn thiết kế và khép kín dây chuyền xây dựng, sản phẩm xây dựng cuối cùng là nhà để bán Để tăng năng lực lãnh đạo, tăng sức tiếp thị và tránh sự lãng phí người tập trung qúa nhiều vào một công trình, Giám đốc Công ty đã quyết định giải tán Trung tâm Tư vấn thiết kế , đồng thời thành lập 2 xưởng tư vấn thiết kế thay thế. - Tháng 12/2001 thành lập thêm 1 xưởng tư vấn thiết kế gồm các Kiến trúc sư và kỹ sư trẻ với nhiệm vụ được giao là tập trung nghiên cứu sâu khoa học xây dựng nhằm đáp ứng nhiệm vụ thiết kế các công trình cao cấp và hiện đại trong tương lai. Các xưởng tư vấn xây dựng mở ra, công việc nhiều hơn, sản phẩm làm ra được kiểm tra chất lượng trước nên được khách hàng yên tâm tin tưởng hơn, do đó thị trường mở ra rộng thêm. Phòng kinh doanh nhà đã triển khai hoạt động, tư vấn cho các chủ đầu tư về thủ tục đất làm dự án xây dựng, các đơn hàng được bổ xung... - Tháng 4 năm 2003 thành lập Phòng Kế hoạch. Với chức năng mở rộng hệ thống tiếp thị, tăng cường công tác lập và giám sát đôn đốc thực hiện hợp đồng kinh tế theo kế hoạch. - Năm 2003 Ban Giám đốc Công ty đã lãnh đạo Công ty tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, định biên và xây dựng chức danh chức trách. Xây dựng 38 chức danh cho cán bộ, đồng thời Ban Giám đốc đã xây dựng và hoàn thiện các quy chế hoạt động của Công ty, điều lệ, quy chế tuyển dụng lao động, quy chế tài chính và các quy chế quản lý chất lượng đồng bộ. Thực hiện mô hình này, việc làm ngày một nhiều, doanh thu ngày một tăng, thu nhập ngày một khá hơn (xem bảng kết quả sản xuất kinh doanh). Như vậy là ngay từ năm 2000, Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cho mình với ngành kinh doanh truyền thống là tư vấn xây dựng, cung cấp lắp đặt các hệ thống thiết bị kỹ thuật công trình và bắt đầu khởi động ngành hàng kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng để khép kín dây chuyền sản xuất. Các lĩnh vực trên có mối liên hệ hữu cơ với nhau và có tính bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tạo nên một dây truyền sản xuất kinh doanh khép kín trong Công ty. Công tác tư vấn thiết kế và xây lắp kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho công việc xây dựng kinh doanh nhà, ngược lại kinh doanh nhà mang lại nguồn việc cho công tác tư vấn thiết kế và xây lắp kỹ thuật công trình. 4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Trình Du Lịch là nhà sản xuất kinh doanh các dịch vị như: tư vấn xây dựng, cung cấp lắp đặt các hệ thống thiết bị kỹ thuật công trình, kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và thi công trang trí nội ngoại thất công trình. Các lĩnh vực trên có mối liên hệ hữu cơ với nhau và có tính bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tạo nên một dây truyền sản xuất kinh doanh khép kín trong Công ty. Công tác tư vấn thiết kế và xây lắp kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho công việc xây dựng kinh doanh nhà, ngược lại kinh doanh nhà mang lại nguồn việc cho công tác tư vấn thiết kế và xây lắp kỹ thuật công trình. 5. Cơ cấu tổ chức Hội đồng KHHT 5.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc P.giám đốc P.giám đốc Phòng TC - HC Các văn phòng đai diện Phòng KH - TH Phòng KDN $ PTHT Phòng TC - KT Ban quản lí N105 NPS Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Giám đốc: là quản lý điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty & Pháp luật. Trực tiếp phụ trách các phòng ban và bộ phận, thay mặt công ty tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, thỏa – ước lao động tập thể, quyết định mức lương, thưởng, phụ cấp, xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế nội bộ của công ty... Công ty có 2 Phó Giám Đốc giúp việc cho Giám Đốc. Phòng kế hoạch tổng hợp ( KH - TH ): có chức năng tham mưu và giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng Phòng tổ chức hành chính ( TC - HC ): Tham mưu cho giám đốc về việc quản lý điều hành và kiểm tra các công tác về tổ chức cán bộ lao động, tiền lương, đào tạo, bảo vệ nội bộ và công tác nhân sự, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. Phòng tài chính kế toán ( TC – KT ): tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty điều hành, quản lý hướng dẫn, kiểm tra về công tác tài chính, kế toán và tham gia xây dựng các quy chế liên quan trong công ty. Phòng kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng ( KDN & PTHT ): chuẩn bị các thủ tục, mở dự án kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng kết hợp với các phòng ban còn lại của công ty để triển khai các dự án về đầu tư và kinh doanh nhà. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc thuộc chức năng và nhiệm vụ của phòng. Văn phòng đại diện: thực hiện các quy chế chung của công ty và các quy chế riêng của từng văn phòng đại diện. 5.2. Cơ cấu sản xuất của công ty Công ty có tám đơn vị sản xuất ( xưởng, xí nghiệp ....) : Xưởng tư vấn thiết kế ( TVTK) số 2, TVTK số 3, trung tâm tư vấn thiết kế EVG3D Panel, văn phòng dự án S9, phòng quy hoạch và kiến trúc hạ tầng, trung tâm giám sát kỹ thuật công trình, xí nghiệp xây dựng và lắp đặt kỹ thuật công trình, xí nghiệp xây dựng và trang trí nội ngoại thất công trình. Xưởng tư vấn thiết kế : Có nhiệm vụ thiết kế các công trình công ty được giao, đồng thời quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để thực hiện các yếu tố của công trình. Trung tâm giám sát kỹ thuật công trình: Là đơn vị trực tiếp nắm mọi thông tin tại công trình, sau đó báo cáo các thông tin này về cho phòng kế hoạch để báo cáo giám đốc, trên cơ sở đó công ty có kế hoạch điều hành chỉ đạo sự cố phát sinh tại công trình kịp thời. Xí nghiệp xây dựng và lắp đặt kỹ thuật công trình: Do đặc thù của công ty là xây dựng và lắp đặt các thiết bị công nghệ, đây là bộ phận chịu trách nhiệm về phần thiết bị của công trình, trực tiếp quan hệ với chủ đầu tư để thực hiện các công trình được giao. Phòng quy hoạch và kiến trúc hạ tầng: Chủ động khai thác thêm các công trình bên ngoài, thực hiện các hợp đồng được giao, có quyền dự thảo hợp đồng nhưng nhất thiết phải thông qua phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán để kiểm tra nội dung và tính hợp pháp của hợp đồng. Xí nghiệp xây dựng trang trí nội ngoại thất công trình: đây là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn thiện công trình và dưới sự giám sát của trung tâm giám sát kỹ thuật công trình. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 1.Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Xây dựng trong những năm đầu thế kỷ XXI ngày càng mang màu sắc xã hội và thời đại sâu sắc. Việc kết hợp các công nghệ hiện đại thông qua các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà nhằm mang lại sự tiện nghi cho cư dân đã tạo ra nhiều công năng mới cho các công trình xây dựng, làm cho chúng ngày càng gần với khái niệm” Toà nhà là cỗ máy để sống” mặt khác, các áp lực của một xã hội văn minh cũng đòi hỏi các nhà xây dựng phảI biết kết hợp giữa việc áp dụng công nghệ hiện đại với việc bảo vệ môI trường hay nói một cách khác là phảI biết giữ gìn mối quan hệ hưũ cơ giữa môI trường nhân tạo và môI trường thiên nhiên. Xây dựng- Công nghệ- Môi trường đó là đặc trưng của thời đại và cũng là những tiêu chí trong chiến lược hoạt động và phát triển lâu dài của Công ty DETOURPRO. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là: Tư vấn xây dựng, cung cấp và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Thi công trang trí nội ngoại thất công trình. 1.1. Tư vấn xây dựng Mạng máy tính hiện đại và các phần mềm ứng dụng luôn được cập nhật thường xuyên đã góp phần tạo nên sức mạnh cho công tác tư vấn thiết kế của Công ty. Các công trình được Công ty thiết kế có tính đa dạng cao, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm: Quy hoạch các khu công nghiệp, du lịch và đô thị. Các toà nhà văn phòng làm việc cao tầng. Các trường học, bệnh viện. Các khu nhà ở cao cấp. Các tổ hợp thương mại, du lịch, khách sạn. Các công trình công nghiệp. Các hệ thống hạ tầng giao thông, thuỷ lợi. Các hạng mục kỹ thuật công trình như hệ thống điện nước, điều hoà không khí, phòng chống cháy và thông tin được thiết kế đảm bảo tính hiện đại và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Từ năm 2005 Công ty thành lập Trung tâm Tư vấn thiết kế EVG 3D Panel. Trung tâm đã nhận chuyển giao công nghệ thiết kế và thi công xây dựng công trình bằng tấm 3D panel của Áo. Với nhiều tính ưu việt của 3D panel như nhẹ, cách âm cách nhiệt, thi công nhanh, giá thành hạ đặc biệt so với nhà cao tầng. Vì vậy, loại vật liệu và công nghệ này được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Sơn La. Học viện Khoa học quân sự khu B. Trung tâm KHKT & CN Quân sự. Nhà hiệu bộ trường Sỹ quan Lục quân I. Sở chỉ huy Tổng cục II - BQP. Trường TH Trần Quốc Tuấn. Nhà máy ván sợi ép MDF, Quảng Ninh. Và nhiều công trình khác.... Tư vấn Ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng bằng vật liệu EVG -3D - Pane. Vật liệu 3D - pane có ưu điểm nổi bật là nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống thấm và chống tra điện tử, bão Quy hoạch: Quy hoạch và thiết kế tổ hợp Du lịch Tourane - Đà nẵng. Quy hoạch du lịch Nam Thanh Hoá. Quy hoạch khu công nghiệp Việt Trì. Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Hành chính mới Huyện Mộc Châu - Sơn La. Quy hoạch, thiết kế kỹ thuật khu sân GOLF Sóc Sơn, Hà nội. Quy hoạch khu du lịch Hải Tiến - Thanh Hoá. Quy hoạch khu du lịch đa chức năng - Thị xã Hội An - Quảng Ngãi. Công trình: Khu khách sạn, căn hộ Biệt thự vàng. Nhà ở công vụ Văn phòng Quốc hội. Trung tâm Quản lý Điều hành Cục Hàng không dân dụng Việt nam - 9 tầng. Nhà ở chung cư 17 tầng N105 - Nguyễn Phong Sắc. Tổ hợp văn phòng và căn hộ cao cấp 15 tầng cho thuê của Ngân Hàng TMCP Quân Đội- Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội. Trung tâm kỹ thuật cao Bệnh viện TW Quân đội 108- 9 tầng có sân bay cứu thương. Nhà điều trị cao cấp Bệnh viện TW Quân đội 108. Thiết kế cải tạo nhà máy in tiền. Trung tâm thương mại Stừ rất tốt, khả năng chịu lực cao, thi công đơn giản. Vì vậy, công nghệ này trên thế giới tôn vình như “ Cuộc cách mạng thứ hai ” trong ngành xây dựng. 1.2. Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật Các hệ thống kỹ thuật công trình được thiết kế với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Hoạt động của chúng được mô phỏng trên máy tính ngay trong giai đoạn thiết kế. Đó là cơ sở đảm bảo độ tin cậy và các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật của công trình. Xưởng cơ khí của Công ty là nơi biến những ý tưởng thiết kế thành hiện thực. Xưởng được bố trí trên diện tích 1000m2 và được trang bị các máy móc thiết bị chuyên dùng. Xưởng có khả năng chế tạo các thiết bị, các cụm chi tiết cơ khí và sản xuất các sản phẩm hàng loạt phục vụ cho việc lắp đặt các hệ thống cơ điện công trình. Các hệ thống kỹ thuật được Công ty thiết kế lắp đặt gồm: Hệ thống lạnh công nghiệp, điều hoà không khí, thông gió. Hệ thống lọc bụi vô trùng, phòng sạch. Hệ thống cấp nhiệt. Hệ thống xử lý nước sạch và nước thải. Hệ thống cấp thoát nước công trình. Hệ thống khí nén, khí y tế. Cung cấp lắp đặt hệ thống phòng cháy báo khói báo nhiệt Dự án 701 và Dự án S9. Cung cấp lắp đặt hệ thống thông tin truyền hình thoại cáp 2 chiều - Học viện 500 và Trường sỹ quan lục quân II - Thành phố HCM. Cùng nhiều công trình khác… 1.3. Đầu tư xây dựng Trên cơ sở nguồn lực của Công ty, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư tư vấn xây dựng đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn lập dự án kinh doanh nhà và hạ tầng cho nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Từ năm 2001 Công ty đã định hướng khép kín dây chuyền hành nghề xây dựng bằng kinh doanh Dự án. Các dự án Công ty làm chủ đầu tư: Khu khách sạn, căn hộ Biệt thự vàng. Địa điểm: Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội Loại công trình: Khách sạn căn hộ Quốc tế 4 sao Giá trị đầu tư: 9 triệu USD tương đương 140 tỷ ĐVN Chủ đầu tư: Liên doanh GVC (Hà Lan - Việt Nam) (Công trình đưa vào sử dụng từ năm 1996 và đạt giải3 - Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 1998). Khu Nhà ở chung cư cao tầng N105 - Nguyễn Phong Sắc. Địa điểm: Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội Loại công trình: 17 tầng và 1 tầng hầm Giá trị đầu tư: 85 tỷ ĐVN Chủ đầu tư: Công ty Đầu tư Phát triển công trình Du lịch. Khu nhà ở đô thị và dịch vụ thương mại Trằm Đá Địa điểm: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ. Loại công trình: Nhà ở liền kề Giá trị đầu tư: 115 tỷ đồng Chủ đầu tư: Công ty Đầu tư Phát triển công trình Du lịch. 1.4. Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế cũng là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của Công ty. Một số công trình hoàn thành với sự hợp tác với các đối tác nước ngoài như: Thiết kế Khu biệt thự vàng Hồ Tây - Công ty CIG (Pháp). Thiết kế Hệ thống ĐHKK Nhà hát lớn Hà Nội - Công ty Carrier (Mỹ) và Công ty Meinhart (Australia). Lắp đặt hệ thống ĐHKK Nhà máy điện Stanley - Công ty YURTEC (Nhật bản). Lắp đặt hệ thống ĐHKK, cấp thoát nước, hệ thống cứu hoả cho Toà nhà làm việc chính của Đại sứ quán Nhật bản tại Hà Nội - Công ty TAIKISHA (Nhật bản). Lắp đặt khu vực cơ khí (Hệ thống xử lý nước, cấp nhiệt, điều hoà không khí) cho công trình nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai - Công ty TAIKISHA (Nhật bản). Thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long-SUMITOMO ( Nhật bản) Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Lê Minh Xuân- Chimei Internationa Đài Loan. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Ngay từ ngày mới thành lập năm 1993, Công ty chỉ có 01 bộ phận làm tư vấn đầu tư, 01 bộ phận làm tư vấn thiết kế xây dựng, quân số chỉ có 15 người - vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ bé cùng với mô hình quản lý trực tuyến, sản phẩm chính là các hồ sơ thiết kế công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ, được giao khoán trọn gói đến từng người sản xuất. Cán bộ công nhân viên vừa sản xuất vừa mở liên doanh với nước ngoài để tăng năng lực sản xuất và tìm cơ sở văn phòng làm việc lâu dài cho Doanh nghiệp. Từ năm 1997 tới năm 2001, Công ty tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn xây dựng, mở rộng thị trường, đặc biệt thị trường quốc phòng … Vốn đầu tư thời kỳ này đã lên đến trên 3 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào Liên doanh GVC và nhà làm việc 2 tầng với gần 300m2 sàn tại số 21 đường Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Quân số phát triển lên trên 50 cán bộ công nhân viên và nhiều cộng tác viên khoa học ở các trường các viện nghiên cứu khác. Mô hình quản lý chuyển sang trực tuyến chức năng - Công ty giao khoán việc cho các đơn vị sản xuất và thành lập các phòng chức năng để quản lý. Sản phẩm tư vấn xây dựng đa dạng và phong phú hơn: Lập dự án đầu tư, thiết kế và thẩm định các hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đến nhóm A, lập hồ sơ mời thầu, giám sát kỹ thuật thi công công trình. Bắt đầu tham gia thị trường cung cấp lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình với 5 đến 6 tỷ đồng doanh thu năm. Từ năm 2001 đến năm 2005, Công ty tập trung hoàn thiện quy mô sản xuất, xây dựng văn phòng làm việc chính thức tại 21 - Láng Hạ 4 tầng với gần 800m2 sàn xây dựng. Thực hiện mô hình quản lý chức năng với trên 80 cán bộ công nhân viên, trong đó 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cùng nhiều cộng tác viên khoa học ở các Viện, các trường đại học khác. 3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 3.1 Giới thiệu về côngnghệ EVG - 3D Công nghệ EVG-3D được tôn vinh như “Cuộc CM thứ 2“ trong ngành xây dựng. Bởi công nghệ này có thể làm thay đổi năng lực và chất lượng công trình xây dựng. Công nghệ EVG-3D có nguồn gốc từ nước CH Áo với những ưu điểm nổi bật như : Không sử dụng gạch trong xây lắp, do vậy giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên đất và bảo vệ được nguồn nước ngầm. Cách âm cách, cách nhiệt tốt. Có khả năng chống tia vũ trụ và bão từ. Chống được bão lớn và động đất mạnh. Giảm đến 40% trọng lượng công trình. Do vậy thích hợp cho vùng đất yếu.Giảm chi phí gia cường móng và kết cấu công trình. Thời giam thi công nhanh. Giảm chi phí nhân công. Giảm 25% gía thành đối với nhà cao tầng. Tăng diện tích sử dụng, giảm chi phí điện năng dùng cho hệ thống làm mát và sưởi ấm cho công trình. Thi công đơn giản phù hợp với xây dựng vùng sâu vùng xa, phù hợp với mọi giải pháp kết cấu công trình. 3.2 Phạm vi ứng dụng của công nghệ EVG - 3D Dùng kết cấu chịu lực công trình cao đến 6 tầng (Hệ tường chịu lực). Kết cấu hỗn hợp giữa hệ khung và hệ tường bao che, tường ngăn cho nhà cao tầng. Từng bao che và mái cho nhà công nghiệp (Nhà máy sản xuất, kho bảo ôn, …) thi công lắp dựng nhanh. Dùng làm kết cấu đặc biệt như mái dốc, mái cong và các hình khối kiến trúc đa dạng. Panel EVG-3D dùng để cải tạo, cơi nới nhà hiện có. Thay thế mái tôn cho các công trình. Gia cố mái dốc, mái đập, chống sạt lở cho các vùng lũ quét 3.3 Thành phần cấu tạo -Thép gia cường được kéo từ thép -Phi 6 thành phi 3 -RB=550N/mm2 được dệt thành -Bê tông đá mạt -Thép xuyên phi 3.8 không rỉ -Polystyrylen- chống móp Hiện nay hệ thống kết cấu EVG-3D đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xây dựng nhiều loại công trình khác nhau. 4. Đội ngũ lao động Đội ngũ chuyên gia trên 80 người (trên 80% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học) thuộc các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và kỹ thuật công nghệ có khả năng đưa ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật tổng thể cùng với những dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Đội ngũ công nhân kỹ thuật (120 người) với xưởng cơ khí được trang bị hiện đại đã thực hiện việc chế tạo, lắp đặt nhiều hạng mục cơ điện trong các công trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đội ngũ cộng tác viên từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước cũng như sự liên kết với các công ty nước ngoài như CIG (Pháp), Meinhardt (Australia), EVG (Áo),… đã đem lại nguồn lực và sức mạnh cho Công ty. Bảng 1. Số lượng lao động quản lý Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số lợng % Số lợng % Số lợng % Tổng số lao động 22 20 24 1. Ban giám đốc 2 9.09 2 10.00 3 12.50 Giám đốc 1 50.00 1 50.00 1 33.33 Phó giám đốc 1 50.00 1 50.00 2 66.67 2.Các phòng chức năng 20 90.91 18 90.00 21 87.50 Phòng tổ chức hành chính 13 65.00 10 55.56 11 45.83 Phòng kế hoạch tổng hợp 3 15.00 4 22.22 6 25.00 Phòng tổ chức kỹ thuật 4 20.00 4 22.22 4 16.67 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty trong 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005 hầu như không thay đổi đáng kể.bộ máy ban giám đốc chỉ tăng lên có một người,nhằm giúp đỡ cho giám đốc trong việc quản lí bộ máy của công ty cũng như công tác thị trường. Các phòng chức năng thì không có thay dổi chỉ gồm 3 phòng chính với chức năng giúp việc cho giám đốc - Công ty tích cực kiện toàn bộ phận quản lý để đảm bảo đòi hỏi yêu cầu của quản lý doanh nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn; thành lập Tổ phát triển thị trường trực thuộc phòng KHTH; ổn định phòng KDN và phát triển hạ tầng về tổ chức, thành lập các BQL dự án; - Biên chế một nhân viên xuống đơn vị sản xuất làm công tác kế hoạch, kế toán, hành chính nhằm từng bước chuyên nghiệp hoá cho công tác quản lý của đơn vị sản xuất, từng bước hình thành các đơn vị hạch toán phụ thuộc Bảng 2 : Số lượng lao động sản xuất Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 41 58 67 1. XNXD công trình 7 17.0732 17 29.3103 20 29.8507 2. Trung tâm GSCT & KTCT 9 21.9512 8 13.7931 14 20.8955 3. Xưởng t vấn thiết kế 1 8 19.5122 8 13.7931 8 11.9403 4. Xưởng t vấn thiết kế 2 7 17.0732 8 13.7931 8 11.9403 5. Xưởng t vấn thiết kế 3 7 17.0732 12 20.6897 12 17.9104 6. Kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng 3 7.31707 5 8.62069 5 7.46269 Nguồn: phòng tổ chức hành chính Cơ cấu bộ phận sản xuất trong 3 năm không có gì thay đổi gồm 6 bộ phận chính là: xí nghiệp xây dựng công trình, trung tâm giám sát công trình và kĩ thuật công trình, xưởng tư vấn thiết kế một, xưởng tư vấn thiết kế 2, xưởng tư vấn thíêt kế 3,kinh doanh nhà và phát triển hạ tầng. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng và của từng bộ phận nói chung - Hiện tại công ty đang tiến hành thành lập Xí nghiệp Kỹ thuật công trình hạch toán phụ thuộc Công ty trên cơ sở Trung tâm kỹ thuật công trình trước đây. Thành lập lâm thời Xí nghiệp Xây dựng và Trang trí nội - ngoại thất công trình, ổn định tổ chức, thị trường sau đó sẽ đề nghị TCT ra quyết định thành lập chính thức. - Đang tiến hành các thủ tục để thành lập VPĐD tại Việt Trì để phục vụ cho việc thực hiện dự án kinh doanh BĐS và các dự án khác tại TP Việt Trì. - Việc tuyển dụng lao động trong toàn Công ty đã được thực hiện theo Quy chế tuyển dụng lao động của Công ty, của Tổng công ty. Công ty đã áp dụng phương pháp phỏng vấn và thực hành trong tuyển dụng lao động theo đúng yêu cầu của từng bộ phận, theo định biên cụ thể và tiêu chuẩn của từng chức danh. - Làm các thủ tục xin bổ sung ngành nghề kinh doanh, tên cơ quan chủ quản của Công ty; Bảng 3: kế hoạch nhân lực năm 2006 STT Tên đơn vị Sốlao động 12/2004 Số lao động năm 2005 Sovới năm 2004 Ghi chú 1 Ban Giám đốc 2 3 1 01 Phó giám đốc 2 Phòng TCHC 10 10 0 3 Phòng TCKT 4 4 0 4 Phòng KHTH 4 4 0 5 VPĐD Việt Trì 0 2 2 Thành lập mới để triển khai DA Việt Trì 6 Phòng KD Nhà & HT 5 6 1 BQL CT 105 7 Xưởng TVTK Số 1 8 8 0 8 Xưởng TVTK Số 2 5 8 3 9 Xưởng TVTK Số 3 8 8 0 10 Trung tâm KTCT 12 18 6 Thành lập Xí nghiệp thêm bộ phận TCKT 02, 01 Phó Giám đốc, 01 Trưởng ban KH – DA 11 Phòng KCS 9 9 0 12 VP DAS9 4 4 0 13 Xí nghiệp XD & TTNNT 0 5 5 Thành lập mới Tổng cộng 71 89 18 Nguồn: phòng tổ chức hành chính 5. Đặc điểm về tài chính Trong kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đóng vai trò trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Để tồn tại và phát triển trên con đường kinh doanh công ty cần phải tìm cho mình một mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với thị trường và đạt được hiệu quả cao nhất, đạt lợi nhuận với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Bên cạnh công tác tư vấn, đầu tư và xây dựng cho các đối tác trong và ngoài Quân đội, năm 1994 công ty Detourpro đã liên doanh với công ty Elyze Investment của Pháp để đầu tư xây dựng kinh doanh 1 khu khách sạn ven Hồ Tây (Hà Nội) có vốn đầu tư trên 9 triệu USD. Từ năm 2000, vốn kinh doanh của công ty được xác nhận là 14,250 tỷ đồng. Năm 2003, tài sản của công ty lên trên 30 tỷ đồng. Năm 2005, Công ty đã đầu tư xây dựng khu nhà ở chung cư cao 17 tầng tại phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội với vốn đầu tư trên 85 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của cấp trên, chủ trương phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và tăng sức đầu tư của doanh nghiệp vào các khu đô thị. Lãnh đạo công ty đã và đang tập trung hoàn thành thủ tục làm chủ đầu tư các dự án đầu tư đồng bộ xây dựng các khu đô thị vừa và nhỏ ở thành phố Hà nội, Việt Trì, Phú Thọ… Bảng4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.949.351.979 2.813.567.248 3.422.126.853 Nguồn vốn tự bổ xung 2.625.338.842 2.625.338.842 3.225.338.842 Nguồn vốn đợc nhà nớc cấp 324.013.137 188.228.406 196.788.011 2.Nguồn vốn xây dựng cơ bản (nguồn vốn khấu hao ) 354.513.000 459.513.000 525.513.000 3.Tổng vốn của công ty 3.303.864.979 3.273.080.248 3.947.639.853 Nguồn: phòng tài chính kế toán PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH XÂY._. LẮP CỦA CÔNG TY I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 1.Tình hình thực hiện kế hoạch 1.1. T ình hình thực hiện kế hoạch chung c ủa công ty Một số chỉ tiêu chủ yếu Công ty đạt được trong năm 2005: ` Bảng5 : Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty trong năm 2005 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 So sánh (%) A B 1 2 3 4 1 Tổng sản lượng Trđ 17.800 18.100 102 - Xây dựng - lắp đặt kỹ thuật - 3.000 4.100 137 - Tư vấn xây dựng - 4.800 6.900 143 - dự án N105 - Dự án Việt Trì - - 10.000 4.900 2.200 49 2 Tổng doanh thu Trđ 8.000 10.240 128 - Xây dựng - lắp đặt kỹ thuật - 3.000 3.700 123 - Tư vấn xây dựng - 4.800 6.300 131 - dịch vụ khác - 200 240 120 3 Nộp ngân sách Trđ 209 356 170 4 Nộp phí Tổng công ty Trđ 320 320 100 5 Khấu Hao TSCĐ Trđ 140 142 101 6 Lợi nhuận trước thuế Trđ 80 170 213 7 Tổng số cán bộ CNV Người 89 117 131 8 Thu nhập bình quân Trđ/ng 1,600 2,223 139 Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp - Về công tác thị trường, trong năm 2005 Công ty đã thực hiện 74 hợp đồng kinh tế. Tổng doanh thu năm là: 10,24 tỷ đồng đạt 128% kế hoạch năm, tăng 7% so với năm 2004. Nộp phí cấp trên: 320 triệu đồng đạt 100% kế hoạch năm. Khấu hao tài sản cố định là: 142 triệu đồng đạt 101% kế hoạch năm, tăng 3% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế: 170 triệu đồng đạt 213% kế hoạch năm, tăng 162% so với năm 2004 Tổng số cán bộ công nhân viên: 117 người đạt 131% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân Công ty là: 2.223.000 đ/người/tháng đạt 139% so với kế hoạch năm. 2.Tình hình thực hiện kế hoạch từng lĩnh vực Bảng6: Thực hiện kế hoạch của các công trình năm 2005 ĐV: tr/đ Chỉ tiêu Thực hiện 2005 Kế hoạch 2005 So sánh % Sản xuất và xây lắp 3700 7000 52,85 Giám sát thi công 240 500 48 Tư vấn thiết kế 6300 7500 84 Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Trong năm vừa qua các công trình của công ty thực hiện đều có giá trị thực hiện thấp hơn so với giá dự toán điều đó cho thấy việc thực hiện xây lắp của công ty có hiệu quả. Cụ thể là trong năm 2005 lĩnh vực sản xuất và xây lắp giảm 52,85 %so với kế hoạch nhưng số lượng công trình là như cũ điều đó cho thấy là việc quản lí chi phí trong thi công cũng như giảm chi phí lãng phí trong xaay lắp của công ty đạt hiệu quả. Giám sát thi công đạt 48% và cao nhất là lĩnh vực tư vấn thiêt kế 84% vì đây là thế mạnh của công ty, và cũng là lĩnh vực hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho công ty. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tình hình thực hiện kế hoạch của công ty - Các luật định, cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước luôn thay đổi. Giá cả hàng hóa trong nước và thế giới biến động, tình hình lạm phát tài chính gia tăng đã làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai và hiệu quả kinh tế của các hợp đồng đã ký kết đồng thời tác động xấu đến đời sống của cán bộ công nhân viên, do vậy đã có ảnh hưởng không ít tới tinh thần SXKD trong Công ty. - Thị trường nhà đất bị đóng băng, thủ tục xin nâng tầng cho dự án N105 bị kéo dài đã gây không ít khó khăn cho công tác kinh doanh nhà của Công ty. Ngành tư vấn thiết kế : Giá tư vấn xây dựng thấp, giá vật tư , thiết bị tăng cao, tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các hợp đồng đã ký kết. Thị trường bị cạnh tranh gay gắt Năng lực của đội ngũ cán bộ chủ trì làm tư vấn xây dựng còn cần phải được đầu tư nhiều hơn. Ngành sản xuất và xây lắp : Đơn vị đang trong giai đoạn khôi phục lại nên nguồn công việc không nhiều, để gây dựng được một thị trường ổn định nhất thiết cần phải đầu tư trên mọi phương diện về thời gian, trang thiết bị phục vụ SXKD, quảng bá sản phẩm... Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn cố định thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy Công ty đã chủ động khắc phục bằng vốn ứng trước của khách hàng nhưng cũng rất hạn chế. Vốn ít, công ty gặp khó khăn trong việc tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn 3.Kết quả của từng lĩnh vực hoạt động 3.1. Ngành hàng Tư vấn xây dựng Đây là ngành hàng kinh doanh truyền thống quan trọng, trong năm qua đã hỗ trợ, bổ sung cho các ngành hàng khác của Công ty. Trong năm 2005 giá trị sản lượng chiếm 40% tổng giá trị sản lượng của Công ty. Doanh thu chiếm 61,5% tổng doanh thu đạt 131% kế hoạch năm, tăng 81% so với năm 2004, lợi nhuận chiếm 80% tổng lợi nhuận của Công ty . 3.2. Ngành hàng Xây dựng và Lắp đặt kỹ thuật công trình Năm 2005 Sản lượng đạt 137% kế hoạch năm giảm 40% so với năm 2004. Doanh thu đạt 123% kế hoạch năm, giảm 42% so với năm 2004. Trong đó : - Doanh thu tiền bảo hành của đơn vị cũ là 800.000.000 đồng. - Doanh thu mới: 2.900.000.000 đồng Ban lãnh đạo Công ty đã quyết tâm ổn định tổ chức, tiếp tục duy trì và phát triển ngành hàng này. Mặc dù doanh thu năm 2005 giảm 42% so với năm 2004, nhưng Công ty cũng đã một phần nào tháo gỡ dần được khó khăn và đã mở rộng thị trường cho năm sau. 3.3. Ngành hàng Kinh doanh nhà và Phát triển hạ tầng: Theo sự chỉ đạo của Tổng công ty, Công ty đã quyết tâm xây dựng ngành hàng này thành ngành hàng kinh doanh chính. Nhưng trong năm 2005 thì nghàn hàng này mới chỉ bắt tay vào thực hiện được 2 dự án là : Dự án N105 Nguyễn Phong Sắc, và Dự án phát triển hạ tầng ở Việt trì. Nhưng do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi,cán bộ phụ trách chưa tích cực,thiếu kinh nghiệm nên cả 2 dự án trên vẫn chưa đi vào thi công được. II. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. Cơ cấu giá thành và phương pháp tính giá thành của công trình xây dựng của công ty Cơ cấu giá thành xây lắp là tỷ trọng phần trăm của các khoản mục chi phí trong giá thành xây lắp so với toàn bộ giá thành xây lắp. Tuỳ theo điều kiện và chính sách cụ thể, nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ xu hướng biến đổi của cơ cấu giá thành xây lắp là giảm % các khoản chi phí chung và nhân công ,tăng các chi phí vật liệu và máy thi công. Có thể biểu diễn cơ cấu giá thành công tác xây lắp theo sơ đồ sau: Sơ đồ2: Cơ cấu giá thành sản phẩm xây dựng Giá thành xây lắp Chi phí gián tiếp khác Chi phí trực tiếp Chi phí chung Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí quản lý Chi phí phục vụ thi công Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá phản ánh lượng giá trị của lao những lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả của việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động…trong sản xuất. Trong giá thành sản phẩm bao gồmchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công , chi phí chung, thuế và các chi phí khác. Ta có: Z = VL + NC + MTC +CPK VL: Chi phí vật liệu NC: Chi phí nhân công MTC: Chi phí máy thi công CPK: Chi phí khác 1.1 Chi phí trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu Vật liệu là một bộ phận quan trọng chủ yếu của tư liệu sản xuất, nó có vai trò to lớn trong quá trình sản xuất, nó trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu quyết định trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm. Có thể nói đối với một doanh nghiệp xây lắp như công ty DETOURPRO thì nguyên vật liệu đóng vai trò to lớn, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng ( 70 -80 % ). Do đó đặt ra cho công ty một nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác thu mua và quản lý, vận chuyển, dự trữ, và sử dụng nguyên vật liệu. Vật liệu được sử dụng trong công tác xây dựng nói chung rất đa dạng, nó là nhứng vật liệu có tính chất hoá lí học khác nhau. Để phục vụ cho công tác xây lắp thì doanh nghiệp đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau mỗi loại có nhiều chủng loại khác nhau, Do đặc thù của ngành xây dựnglà các sản phẩm mang tính đơn chiếc, phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, chủng loại công trình xây theo đồ án thiết kế. Vì thế không có giá trị chung nào cho các loại sản phẩm xây dựng mà mỗi công trình đều có giá trị riêng kể các công trình áp dụng thiết kế định hình, thiết kế mẫu được xây dựng trong cùng khu vực, cùng một địa điểm nhất định. Hiện nay, khi công ty có một công trình cụ thể Công ty phải căn cứ vào mức đơn giá quy định, căn cứ vào mức giá nội bộ trong công ty, đồng thời đơn giá cụ thể trên thị trường để tính giá thành kế hoạch cho các công trình. Để tính giá thành kế hoạch cho các công trình công ty cần tính toán các chi phí sau: .Cách tính nguyên vật liệu trong giá thành VL = åQj ´ Djvl + CLvl Trong đó: VL: Chi phí vật liệu Qj: Khối lượng công tác thứ j CL: Chênh lệch vật liệu ( nếu có ) Chi phí vật liệu bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển tính theo giá xây dựng cơ bản (đơn giá của các tỉnh thành phố hoặc đơn giá công trình ) Để tính được chi phí nguyên vật liệu của công tác xây lắp thứ j (Djvl) thì cần phải xác định định mức của nguyên vật liệu trong mỗi hạng mục công trình phải tiến hành đồng thời căn cứ vào đơn giá của nhà cung ứng cấp hoặc giá cả thị trường để tính giá chi phí nguyên vật liệu. Djvl = å Dmi ´ ĐGjvl Trong đó: Dmi : Định mức nguyên vật liệu xây lắp thứ i ĐGivl: Đơn giá nguyên vật liệu thứ i Theo đó công ty sẽ xác định được chi phí nguyên vật liệu.Cụ thể để tính toán hạng mục :cải tạo nhà làm việc BQL N105 - NPS .Của công trình nhà ở chung cư cao tầng N105 - NPS Bảng7: Chi Phí nguyên vật liệu (Hạng: mục maket, công: trình N105NPS) ĐVT: 1000đ Tên vật tư Đơn vị khối lượng Đơn giá Thực tế Kế hoạch Cát vàng M3 0,237 42000 55000 Gạch chỉ viên 3216,280 555 590 Gạch men sứ Viên 1449,900 950 950 Vôi cục Kg 55,909 330 330 Xi măng PC30 Kg 676,257 681 682 Xi măng trắng Kg 3,245 1460 3978 Đá dăm M3 0,443 101000 105000 Thép tròn Kg 43,350 4320 7430 Túi úp nóc M 3,759 18095 38000 Tôn múi M2 65.783 67619 77000 Cát mịn M3 1,880 29500 30000 Dây thép Kg 0,910 6308 9500 Vật liệu khác % Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Qua bảng trên ta thấy trong quá trình thi công công trình N105-NPS thì chi phí đã được thu mua với giá nhỏ hơn giá dự toán trên tất cả các mặt hàng. Điều này giúp cho giá thành giảm hơn so với giá dự toán ban đầu. Doanh nghiệp thuận lợi khi mà có sự biến động giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường, thì chi phí mua nguyên vật liệu xây lắp cũng như giá thành của công ty không vượt quá so với giá kế hoạch.Nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét lại việc đánh giá đơn giá của các mặt hàng cho chuẩn xác hơn có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể có giá kế hoạch sát thực tế hơn, để từ đó đưa ra giá dự thầu hợp lí, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thắng thầu trong các công trình khác. .Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí vật liệu và giá thành của sản phẩm. VL %VL = *100 Z Dưới đây chúng ta đi xem xét tỷ trọng vật liệu trong giá thành xây lắp của 3 công trình Đối với hạng mục cải tạo công trình nhà làm việc BQL N105 - NPS %VL = 13971781/20212982 Đối với công trình cải văn phòng làm việc %VL = 5126324/10419209 Đối với hạng mục maket % VL = 7173802/10992265 - Chi phí nhân công Chi phí nhân công là một bộ phận cấu thành nên giá thành xây lắp. Tại công ty xây lắp DETOURPRO tiền lương công nhân được tính theo công trình nếu công ty làm được nhiều công trình, doanh thu lớn thì công nhân được trả lương cao và ngược lại. Tuy vậy, trong thực tế công ty vẫn trả lương cho công nhân ổn định và cao hơn nếu có được hợp đồng.Công ty lấy tháng có doanh thu lớn bù cho tháng có doanh thu thấp ( nếu tháng ít việc thì được lấy tạm ứng trước ) bên cạnh đó còn áp dụng chế độ khoán cụ thể cho từng đội, tổ, từ đó người đứng đầu phải tự có kế hoạch bố trí công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh, ngoài số lao động trực tiếp của xí nghiệp ở các đơn vị thi công, đối với những công trình có khối lượng lớn, xí nghiệp cũng thuê thêm công nhân bên ngoài. .Cách tính chi phí nhân công trong giá thành NC = åQj ´ Djnc ´ (1+Knc ) NC: Chi phí nhân công Qj :Khối lượng công việc xây lắp thứ j Djnc : Chi phí nhân công cho công tác xây lắp thứ j Knc: Hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có) Theo đó công ty tính được chi phí nhân công trong giá thành xây lắp để từ đó xác định được cách sử dụng nhân công một cách hiệu quả nhất. Cụ thể được tính trong công trình nhà ở chung cư cao tầng N105 - NPS, hạng mục cải tạo nhà làm việc BQL N105 - Bảng8 : Chi phí nhân công ( Hạng mục : Maket, công trình N105NPS) ĐVT:1000đ Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Đơn giá kế hoạch thực tế Bâc 3,7/7 Công 19242 19242 Bậc 4/7 Công 9,408 19730 19730 Bậc 4,3/7 Công 0,832 20952 20952 Bậc 4,5/7 Công 45,241 21766 21766 Nguồn: Phòng dự án KCS Theo bảng trên ta thấy công ty trả lương cho công nhân theo bậc thợ, đây cũng là điểm khác biệt của công ty so với các công ty xây dựng khác vì thông thường ở các công ty xây dựng khác thì công nhán được trả lưong theo giờ hay theo ngày, theo ca,theo khối lượng công việc. Vì trả lương theo bậc thợ nên chi phí nhân công hầu như không thay đổi gì giữa mức lương thực tế và lương kế hoach. .Tỷ trọng chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm NC %NC = *100 Z Hạng mục cải tạo nhà làm việc của công trình N105 - NPS %NC = = 18,98% Hạng mục cải tạo phòng làm việc của công ty %NC = = 92,8% Hạng mục maket %NC = = 22,7% - Chi phí sử dụng máy thi công Trong giá thành xây lắp, chi phí máy thi công chiếm tỷ trọng đáng kể bởi lẽ tất cả các công trình xây dựng đều phải sử dụng máy thi công. Nhưng tại mỗi công ty thì có cách áp dụng riêng, đối với công ty DETOURPRO thì chi phí máy thi công được tính theo công thức sau: M = åQj ´Djm´( 1+Kmtc ) Trong đó:Qj Khối lượng công tác thứ j Djm : Chi phí máy thi công của công việc thứ j Kmtc Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công ( nếu có ) Djm = åDmi ´ĐGmtci Trong đó: Dmi : Định mức công tác xây lắp thứ i ĐGmtci : Đơn giá máy thi công công trình xây lắp thứ i Trong các công trình điện sử dụng máy thi công,nhưng có một số công trình lớn đòi hỏi phải huy động thêm máy móc thi công thì doanh nghiệp thuê ngoài, cũng vì lí do đó mà trong cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty khi tính chi phí máy thi công thì có cộng thêm chi phí thuê ngoài. Công trình thi xây dựng của công ty được tính theo cách trên, được áp dụng trong công trình nhà ở chung cư cao tầng, hạng mục MAKET Bảng9: Chi phi máy thi công ( Hạng mục : Maket, công trình N105NPS) Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Đơn giá Cần cẩu 10T Ca 0,107 615,511 Cần cẩu 16T Ca 0,072 823,425 Máy cắt thép Ca 0,107 63,863 Máy hàn 23KW Ca 2,247 77,338 Máy trộn 250 L Ca 0,084 96,272 Máy dầm dùi 1,5 KW Ca 0,078 37,456 Nguồn: phòng KCS .tỷ trọng của chi phí máy thi công trong giá thành sản phẩm M %M = *100 Z Tỉ trọng máy thi công trong giá thành đối với công trình N105-NPS %M = = 1,32% Tỉ trọng máy thi công trong giá thành đối với công trình cải tạo phòng làm việc của công ty %M = = 1,83% Tỉ trọng máy thi công trong giá thành đôis hạng mục maket % M = = 1,32% -Chi phí trực tiếp khác : Là toàn bộ những chi phí bỏ ra để thực hiện công trình, và đảm bảo cho công trình được xây dựng đúng thời giancũng như đúng chất lượng, chi phí này bao gồm các chi phí như: Chi phí lán trại, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí di dời dân cư ( nếu có ), ….. .Cách tính: CPTTPK = 1,5% ´ ( VL + NC + M ) Bảng 10: chi phí trực tiếp khác ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Cách tính Giá trị Tỉ trọng( % ) Nhà làm việc N105 - NPS 267114 1,32 phòng làm việc cơ quan 145263 1,32 Hạng mục maket 48587 3,32 Nguồn: phòng KCS Ta thấy chi phí trực tiếp khác trong công ty có một tỉ lệ nhất định đối với mọi công trình, công ty xác định một tỉ lệ là 1,32% đối với giá thành, đối với mọi công trình mà công ty thực hiện. Điều này có điẻm thuận lợi là giúp công ty xác định giá trị dự toán của công trình chính xác hơn, nhưng nó cũng gây khó khăn cho công ty khi xây dựng các công trình đặc biệt như công trình ở vùng sâu vùng xa hay các công trình lớn đòi hỏi cos chi phí khác lơn. Vì vậy công ty cần linh hoạt hơn trong việc xác định tỉ lệ của chi phí khác trọng giá thành 1.2 Chi phí chung Theo quy định hiện hành của nhà nước về việc định mức chi phí chung áp dụng cho các công trình xây lắp, thì định mức chi phí chung vào khoảng 60 -90% so so với chi phí nhân công. Đây là những chi phí không thể tính vào các yếu tố trên nhưng nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng trên dưới 10% chi phí trực tiếp, đó là các khoản chi như: trả tiền lãi vay ngân hàng, công tác phí, văn phòng phí, tiền thăm dò địa chất…..Đối với công ty DETOUPRO thì công ty áp áp tỷ lệ là 6 % đối với các công trình nhỏ và 10% đối với các công trình có giá trị lớn. Bảng11 : Chi phí chung Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Tỉ lệ Cách tính Giá trị nhà làm việc BQL - N105 6% (VL+NC+M+TTPK)*0,6 1084484 phòng làm việc của cơquan 6% (VL+NC+M+TTPK)*0,6 589767 Hạng mục MAKET - N105 6% (VL+NC+M+TTPK)*0,6 197263 Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Tỉ trọng của chi phí chung trong giá thành các công trình: Đối với công trình cải tạo nhà làm việc BQL - N105 %CPC= =5,66% Đối với công trình cải tạo phòng làm việc của cơ quan %CPC = =5,66% Đối với hạng mục MAKET %CPC = =5,66% Đối với tất cả các công trình xây dựng thì công ty đều áp dụng một tỷ lệ tính chi phí chung là6% chi phí trực tiếp khác và 5,66% so với giá thành. Đây là một tỉ lệ thấp nhằm giảm giá thành trong các công trình xây lắp của công ty nhưng vẫn đảm cho các phòng ban khác của công ty hoạt động tốt. Sở dĩ công ty có thể áp dụng một tỷ lệ như vậy là vì bộ máy hành chính của công ty rất gọn nhẹ. 2. Phân tích phương pháp xây dựng giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp của công ty Phương pháp chung trong việc tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm và công việc đã hoàn thành theo các khoản mục của chi phí. Tuy nhiên trong thực tế tuỳ theo phương pháp hạch toán chi phí và đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị người ta có thể áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tính giá thành đơn giản: Áp dụng với những sản phẩm công việc có quá trình khép kín đơn giản, chu kì sản xuất ngắn xen kẽ liên tục - Phương pháp loại trừ chi phí: Áp dụng với những sản phẩm công việc sử dụng quy trình công nghệ đồng thời tạo ra sản phẩm chính và các sản phẩm phụ nhưng đối tượng tính giá thành lá các sản phẩm chính. - Phương pháp tính giá thành theo hệ số: áp dụng trong trường hợp sử dụng quy trình công nghệ liên sản phẩm như công nghệ hoá dầu, hoá chất. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng trong trường hợp dùng một công nghệ sản xuất cho kết quả là một nhóm sản phẩm với nhiều chủng loại kích cỡ quy cách khác nhau. - Phương pháp tính giá thành theo khoản mục tính toán từng chi phí thường áp dụng cho việc tính giá thành cho các ngành xây dựng, xây lắp. Ở công ty DETOURPRO, do dặc thù là công ty xây dựng, sản phẩm là dơn chiếc, không cái nào giống cái nào, dẫn đến chi phí của mỗi công trình hoàn toàn khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp và quy mô của công trình, cũng vì thế công ty không lập ra một kế hoạch giá cụ thể nào,có chăng chỉ là dự toán, và đây cũng là dặc điểm chung của các công ty xây dựng. Các công trình của công ty chủ yếu được thực hiện,hoàn thành và kết toán, bản kế hoạc sản xuất không cụ thể hay nói đúng hơn là công ty không xây dựng kế hoạch giá thành cụ thể, chỉ có kế hoạch sản xuất quý năm. Trên thực tế, những nhà quản lí của công ty chỉ quan tâm đến việc nhận được nhiều công trình, họ không quan tâm đến việc phải xây dựng kế hoạch chi tiết để thi công công trình. Nhà quản lí sẽ giao khoán cho đơn vị là nhứng đội thực hiện sau đó quyết toán thu hồi chi phí, việc xây dựng tiến độ thi công do đơn vị thi công xây dựng, việc ghi chép chi phí thu mua, nhập cấp, phát nguyên vật liệu, thuê máy do kế toán đội phụ trách, sau đó sẽ gửi lên phòng kế toán tài chính của công ty, bộ phận kế toán giá thành chỉ làm nhiệm vụ vào sổ sách chứng từ, kết thúc các công trình có nhiệm vụ tính tổng chi phí từ các khoản mục chi phí. Và từ đó xác định giá thành cụ thể của công trình. Năm 2005 công ty đã thực hiện tính giá thành các công trình như:công trình dự án N105- NPS hạng mục Maket. Bảng12 : Giá thành của hạng mục Maket ( Công trình N105NPS ) ĐV: 1000đ Các khoản mục Kí hiệu cách tính thành tiền Chi phí trực tiếp T 3287710 Chi phí vật liệu VL 2277917 Chi phí nhân công NC 581836 Chi phí máy xây dựng M 379370 Trực tiếp phí khác CPK 48587 Chi phí chung CPC 197263 Giá thành Z 3484973 Nguồn: phòngKCS 3. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty Công ty DETOUPRO là một đơn vị trực thuộc tổng công ty NEWTATCO, hàng năm thực hiện các công trình do tổng công ty giao cho ngoài ra công ty còn tự kí hợp đồng bên ngoài bằng cách tham gia đấu thầu một số công trình. Công ty không có các bản kê khai chi tiết, cụ thể nào,mọi chi phí sau khi thực hiện công trình đều được quyết toán đầy đủ. Công ty lấy luôn giá dự toán làm giá kế hoạch, để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành chúng ta sử dụng giá dự toán so với giá thành thực tế bao gốm các khoản mục chi phí: Chi phí vật liệu + Chi phí khác, được tính trong dự toán công trình. Trong công tác xác định giá thành, công ty chỉ tập hợp các chi phí để tính giá thành, công ty không xác định mức hạ và tỷ lệ hạ. Nhưng với bảng số liệu về giá dự toán và giá thực tế chúng ta se phân tích và tính toán tình hình thực tế của công ty trong việc hạ giá thành. Mức hạ giá thành thực tế = Giá thành thực tế - Giá dự toán Giá thành thực hiện Tỷ lệ hạ giá thành thực tế = ´100 Giá thành dự toán Trong kinh tế thị trường việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt nên việc hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất ở các yếu tố đầu vào đã thực sự trở thành mối quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Thực vậy, công ty thực hiện tốt công tác hạ giá thành xây lắp, bộ máy quản lí của công ty, và tại công trưòng được gọn nhẹ, đơn giản hoá. Quá trình thi công được tổ chức khoa học, tổ chức mặt bằng thi công được đơn giản hoá. thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty cũng quan tâm tới đào tạo bồi dưỡng các bộ công nhân viên tốt, giáo dục đội gnũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua trong sản xuất, giảm công hao phí. Trước hết ta đi phân tích các khoản mục chi phí của các công trình tiêu biểu, để từ đó hiểu rõ hơn về công tác hạ giá thành của công ty trong thời gian qua. Bảng13: Tình hình thực hiện chi phí trong năm 2005 ĐVT: Tr đồng STT Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2005 Kế hoạch năm 2005 So sánh % TH với KH 1 Chi phí vật chất 2917 4986 58,5 -Nguyên vật liệu 1222 2121 57,6 -Nhiên liệu 661 1146 57,68 -Động lực 304 774 39,28 -Chi phí vật chất khác 730 945 77,25 2 Chi phí dịch vụ 819 1711 47,87 Nguồn: phòng kinh doanh Qua bảng trên ta thấy công tác hạ giá thành của các công trình xây lắp đạt hiệu quả cao. Hầu hết giá thành các công trình do công ty thực hiện trong năm 2005 đều giảm so với giá kế hoạch. Đặc biệt là đối với nguyên vật liệu công ty đã giảm trên tất cả các lĩnh vực như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực... đén cả các chi phhí khác. Trong đó là chi phí khác công ty đã đạt được tỷ lệ là 77,25 % so với kế hoạch. Ngoài ra nhiên liệu đạt tỷ lệ là57,68%, nguyên liệu đạt 57,6% và động lực giảm nhiều nhất đat 39,28% so với kế hoạch. 3.1 Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp của giá thành công trình xây lắp - Tình hình thực hiện chi phí vật liệu trong giá thành xây lắp Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế với chi phí vật liệu trong giá thành dự toán. Ta sử dụng công thức sau: Chi phí vật liệu thực tế Tvl = ´100 Chi phí vật liệu dự toán Tvl - Tỉ lệ thực hiện kế hoạch chi phí khoản mục vật liệu trong giá thành xây lắp Mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí nguyên vật liệu trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch ( DZvl ) DZvl = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán. Nếu : Tvl > 100% và DZvl > 0 thì công ty đã sử dụng lãng phí vật liệu Tvl < 100% và DZvl <0 thì công ty đã sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liẹu trong giá thành, trong đó có hai nhân tố cơ bản sau: - Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây lắp - Đơn giá vật liệu - Ngoài ra còn có các yếu tố: Sự biến động của giá cả, chi phí vận chuyển, bảo quản….. Bảng14 : Tình hình thực hiện chi phí nguyên vật liệu ở các công trình ĐVT:1000đ Tên công trình Dự toán Thực tế DZvl Tvl% phòng làm việc N105-NPS 15236392 13971781 1264611 91,7 phòng làm việc của công ty 9325263 7173802 2151461 76,93 Hạng mục MAKET 3926175 2277917 1648258 58,02 . Nguồn: KCS Tình hình thực hiện giảm chi phí nguyên vật liệu của công ty đạt tỉ lệ cao như công trình N105-NPS chi phí nguyên vật liệu giảm được 91,7% công trình cải tạo phòng làm việc của công ty giảm 76,3%, hạng mục maket giảm 58,02%. Sở dĩ công ty giảm được một lượng lớn chi phí nguyên vật liệu như vậy là do công ty đã áp dụng công nghệ mới vào trong xây dựng thay thế nguyên vật liệu cũ bằng vật liệu mơí áp dụng công nghệ EVG-3D. Ngoài ra công ty cũng áp dụng tỷ lệ chênh lệnh giá cả,cũng như thưc hiện tiết kiệm nguyên vật liệu không lãng phí nên công ty dã đạt giảm được ti cao như vậy trong giá thành 3.1.1Ảnh hưởng của nguyên vật liệu . Ảnh hưởng của đơn giá nguyên vật liệu Bảng15 : Chi phí đơn giá nguyên vật liệu trong giá thành CT N105-NPS ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Kế hoạch Thực tế DZvl tiền Cát vàng M3 0,237 42000 55000 13000 3079 Gạch chỉ 6,5×10,5×22cm viên 3216280 555 590 35 112570 Gạch men sứ 15×15cm viên 144900 950 950 0 gạch men sứ 20×15cm viên 369360 1000 1000 0 Vôi cục kg 55909 330 330 0 Xi măng PC30 kg 676257 681 682 1 676257 Xi măng trắng kg 3245 1460 3978 2581 8171 Đá dăm 1×2 M3 0.443 101000 105000 4000 1774 Thép tròn d <=10 kg 43350 4320 7430 3110 134819 Tôn úp nóc m 3759 18095 38000 19905 74824 Tôn múi M2 65783 67619 77000 9381 617112 Cát mịn M1=0.7-1,4 M3 1880 29500 30000 500 940 Dây thép kg 0,910 6308 9500 3192 2906 đinh kg 2859 6000 95000 3500 10008 tổng 279818 355160 75342 Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Qua bảng trên ta thẩy rằng đơn giá có ảnh hưởng to lớn tới chi phí nguyên vật liệu như bảng trên ta thấy rằng với sự thay đổi của đơn giá vật liệu đã làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng từ 279818 ngđ lên đến 355160ngđ tức là tăng lên 75342ngđ, hay tăng lên với tỉ lệ là 78,78% trong khi đây là một phần chi phí được đưa ra,nếu mỗi công trình mà các chi phí đơn vị tăng lên với một khối lượng nhỏ cũng dẫn đến giá thành của công trình tăng lên rất nhiều. Vì vậy cần có sự ước tình cũng như dự báo chính xác về giá cả nguyên vật liệu để có thể xác định đúng nhu cầu cũng như dự toán đúng về giá thành kế hoạch của công trình, từ đó tính toán đúng giá thành của công trình. .Tác động của định mức tiêu hao thực tế so với định mức quy định Bảng16 : Tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu chủ yếu của công ty ở công trình N105-NPS ĐV: 1000đ Loại vật liệu ĐVT Tiêu hao So sánh TT với DT Dự toán thực tế Chênh lệch % Cát vàng M3 55000 42000 -13000 76,36% Gạch chỉ6,5´10,5´22cm Viên 590 555 -35 94,067% Gạch men sứ 20´15cm Viên 1000 1000 0 0% Vôi cục Kg 330 330 0 0% Xi măng PC30 Kg 682 681 -1 99,8% Xi măng trắng Kg 3978 1460 -2518 36,7% Thép tròn d<=10mm kg 7430 4320 -3110 58,142% Nguồn: phòngKCS Trong quá trình thực hiện thì hầu như các nguyên vật liệu như gạch men sứ, vôi cục, xi măng thì hầu như là không thay đổi. Trong đó có sự thay đổi ít nhất là xi măng pc30 giảm 1 đơn vị chiếm 99,8% KH gạch chỉ giảm 35 đơn vị chiếm 94,067% KH,sau đó đến thép tròn giảm 3110 chiếm 58,142%KH , xi măng trắng giảm 2518 chiếm 36,7%KH. Sỏ dĩ có sự biến động như vậy là do cơn sốt giá cả nguyên vật liệu vào đầu năm, đặc biệt là sự tăng giá của sắt và xi măng. 3.1.2 Ảnh hưởng của chi phí nhân công trong giá thành Để phân tích chi phí tiền lương ảnh hưởng tới giá thành thực tế so với chi phí tiền lương trong giá thành dự toán, ta cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành xây lắp: - Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kỳ - Đơn giá tiền lương cho việc thực hiện một đơn vị khối lượng công tác. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành thực tế so với chi phí nhân công trong giá thành dự toán, ta phải sử dụng công thức sau: chi phí nhân công thực tế Tỉ lệ chi phí KH NCtrong giá thành(Tnc) = ´100 chi phí nhân công kế hoạch DZnc : Mức tiết kiệm hay lãng phí nhân công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch DZnc= Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán Nếu: Tnc> 100% và DZnc >0 thì công ty đã lãng phí chi phí nhân công Tnc<100% vàDZnc<0 thì công ty đã tiết kiệm được chi phí nhân công Để phân tích chi tích tiền lương ảnh hưởng tới giá thành thực tế so với chi phí tiền lương trong giá thành dự toán, ta cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành xây lắp là: - Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kì -Đơn giá tiền lương cho việc thực hiện một đơn vị khối lượng công tác Phí vận chuyển thường làm tăng giá thành, nếu thanh lí tại chỗ thì thường phải thuê nhân công bốc vác và bị nhà cung ứng mua lại với giá rẻ làm mất đi một chi phí thu mua và góp phần làm tăng lên chi phí giá thành. Bảng17: Tình hình thực hiện chi phí nhân công ở các công trình ĐV: 1000đ Tên công trình Dự toán Thực tế DZnc Tnc(%) nhà làm việc N105-NPS 816900 796200 20700 97,466% phòng làm việc 414260 396200 18060 95,64% Hạng mục maket 389130 352160 36970 90,499._.n xi măng. Vậy để chọn phương án nào ta làm như sau: -Chi phí vận chuyển từ Hải Phòng về hà nội là: 300 ´ 300.000 = 90.000.000 (đ ) Nếu mua tại Hải Phòng tổng chi phí là : 681 ´ 3.000.000 + 90.000.000 =2.133.000.000 ( đ ) Nếu mua tại hà nội tổng chi phí là: 682 ´ 3.000.000 =2.046.000.000 ( đ ) Như vậy với công trình này ta nên mua ở hà nội chi phí nguyên vật liệu rẻ hơn và giá thành giảm được một lượng là: 87.000.000 ( đ ), tiết kiệm được chi phí vận chuyển và đảm bảo nguyên vật liệu kịp thời, không mất chi phí bảo quản và trông coi nguyên vật liệu. Hiệu quả: - Giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm giá thành - Tránh tình trạng lãng phí, hao hụt nguyên vật liệu - Có nguồn thu mua ổn định đảm bảo cho tiến độ thi công được ổn định Những điều kiện để thực hiện vấn đề trên: - Để thực hiện nội dung này được tốt đòi hỏi phòng kế hoạch tổng hợp phải có người chuyên trách theo dõi giá cả vật tư hàng ngày trên các báo chí, tạp chí của ban vật giá Chính phủ ban hành … Hiện khối văn phòng cơ quan công ty đã trang bị toàn bộ máy vi tính nên công ty chú ý khai thác thông tin qua mạng internet. Vì vậy công ty nên cử một người ở phòng kế hoạch kỹ thuật dự thầu chuyên trách về công việc này đi học quản trị mạng internet 3 tháng với chi phí là 600.000 đồng về phục vụ cho công ty để nắm bắt tình hình nguyên vật liệu. Bởi buôn bán các thông tin qua mạng đã trở thành phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. - Đối với cồng trình có giá trị lớn công ty nên tổ chức đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu để tránh phát sinh chi phí do giá cả thị trường lên xuống thất thường. - Công ty cần liên kết với nhà cung ứng hoặc đặt quan hệ đối tác lâu dài thông qua hợp đồng kinh tế mua bán, liên doanh liên kết. - Để lập các dự toán được chính xác, các cơ quan chức năng cần phải có các văn bản hướng dẫn kịp thời như: ban hành giá vật tư, vật liệu hàng tuần, hàng tháng. Bổ xung định mức khối lượng và đơn giá các nguyên vật liệu mới. Cấp phát kịp thời sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công: - Việc cấp phát nguyên vật liệu phải được thực hiện có tính toán cấp đúng lúc, đầy đủ, tránh lãng phí, tránh trường hợp cấp phát quá muộn làm chậm tiến độ thi công hay cấp quá sớm làm tăng thêm chi phí chông coi bảo quản nguyên vật liệu. Đồng thời phải có chế độ phạt rõ ràng đối với những người sử dũng lãng phí nguyên vật liệu hay làm thất thoát nguyên vật liệu. Cũng như khen thưởng những người có thành tích trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đặc thù của các công trình xây dựng là các công trình nằm dải rác nên không có kho dự trữ nguyên vật liệu mà chỉ có các đội tự quản và trông coi cất giữ nguyên vật liệu của công ty. Do đó cần xác định tiến độ thi công một cách chính xác đẻ từ đó đưa ra thời gian cấp phát nguyên vật liệu hợp ký, đảm bảo tiến độ thi công của công trình. 1.2.2. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại công trường thi công Căn cứ: Tại công trường công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng tồn đọng lớn nhất là khâu bảo quản và sử dụng. Đa số các nguyên vật liệu để ngoài trời, chỉ có một số nhỏ vật liệu được bảo quản để ở kho chứa nhỏ di động tại công trường như: côngtennơ, nhà tạm để chứa xi măng sắt thép …Số vật liệu để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên cộng với khó quan sát, dễ gây tình trạng mất mát. Hơn nữa mặt bằng thi công chật hẹp vừa là nơi dự trữ bảo quản nguyên vật liệu vừa là nơi bố trí máy móc thiết bị thi công nên biện pháp khắc phục ở đây là xắp xếp chỗ để các loại vật liệu không chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho việc sử dụng hoặc bỏ đi do lẫn các loại vật liệu. Đối với các loại vật liệu có giá trị cao, dễ bị giảm chất lượng do điều kiện tự nhiên như: ximăng, sắt thép, thiết bị nội thất … phải để ở nơi có mái che và để cách mắt đất, còn các loại vật liệu như: cát, sỏi, đá, gạch … cần bố trí hợp lý tạo điều kiện cho thi công, tránh mất cắp, hao hụt. Đối với trường hợp ăn cắp thì công ty nên có quy chế phạt quy định hình thức phạt, mức cao nhất là đuổi việc, còn các trường hợp khác thì dùng hình phạt hành chính bằng cách trừ vào lương. Trong quá trình thi công cần có các bài toán kinh tế hay hướng dẫn cụ thể cho công nhân tránh gây hao hụt vật liệu. Chẳng hạn trước khi trộn vữa để xây phải tính toán làm sao trộn 1 lần là vừa đủ xây hết không để ứ đọng làm hư hỏng vữa. Cũng trong thi công đổ cột bê tông làm khung, giả sử chiều cao tầng nhà là 3,2 - 3,5 m. Để cắt sắt cây phi 12 làm cột thép thì ta không nên cắt theo mẫu chuẩn là 3,2 - 3,5 m, vì ngoài tiêu chuẩn trên thanh sắt phải hở từ 20 -30 cm để nối đổ bê tông tiếp cột ở tầng trên, nếu cứ cắt theo mẫu là chiều cao của cột thì chỉ căt được 2 thanh trong 1 cây sắt dài 11m, phần còn lại thừa không dùng được do không đủ dài. Vậy giải pháp là chống cả cây lên vừa đỡ phải nối, gia cố, vừa tận dụng không bị lãng phí do cắt gọt. Trong cấp phat nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tránh cấp phát thừa, cấp phát không đúng chủng loại. Công ty phải có biện pháp quy trách nhiệm bồi thường và phạt do cá nhân sử dụng không đúng và lấy cắp, đối với trường hợp làm sai và sử dụng vật liệu không đúng thì nên quy định phạt bằng tiền và mức phạt bằng mức gây thiệt hại. Do các công trình của công ty nằm rả rác ở khắp nơi, nhu cầu sử dụng vật liệu lại diễn ra thường xuyên, công ty không tổ chức kho bãi dự trữ kho vật liệu chung mà giao khoán cho từng đội ở từng công trình quản lý vật liệu của đội mình. Hiệu quả: - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật của công nhân lao động - Phát huy các ý tưởng, sáng kiến của cá nhân trong quá trình thi công - tiết kiệm chi phí, giảm thấp hao hụt Điều kiện thực hiện: - Để tránh tình trạng khoán trắng phòng kế hoạch tổng hợp và phòng kế toán cần có sự so sánh đối chiếu giữa thực tế và dự toán để tìm nguyên nhân phát sinh chi phí tăng nguyên vật liệu, từ đó tìm biện pháp làm giảm phát sinh trên - Hơn nữa để tạo thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào xây lắp nhanh chóng, kịp thời hoàn thành đúng tiến độ và kiểm soát được nguyên vật liệu các đội cần áp dụng " phiếu xuất vật tư theo định mức " và áp dụng khoán nguyên vật liệu theo định mức công việc cho các tổ thi công. - Để thực hiện điều này cần có người tổ trưởng, có kiến thức dày dặnkinh nghiệm và có chế độ khen thưởng phat huy sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân và tiền thưởng chính là giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được. - Công ty cần hoàn thiện nội quy, quy chế sản xuất kinh doanh. Biện pháp 2: Lựa chon hình thức hợp đồng lao động hợp lý 2.1. Mục đích của biện pháp Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% tổng chi phí trong khoản mục giá thành . Do vậy giảm chi phí nhân công có ý nghĩa rất lớn trong công tác hạ giá thành của sản phẩm xây dựng.Vậy để đạt được mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm xây lắp xí nghiệp cần phải tiến hành đồng thơì các biện pháp giảm các khoản mục chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công. Thực tế, giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí lao động luôn đi đôi với tăng năng suất lao động ( NSLĐ ). Yếu tố đóng vai trò quyết định chính là trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ tay nghề của người lao động không những ảnh hưởng đến NSLĐ mà còn là nguyên nhân của việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức các hình thức lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, giờ máy, có tác động lớn thúc đẩy việc nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm. 2.2. Nội dung của biện pháp Về chi phí nhân công của công ty đều tăng so với dự toán. Để giảm được chi phí ta thực hiện các biện pháp sau: Dựa vào thiết kế, dựa vào dự toán, khối lượng công việc thực tế để lập biểu đố nhân lực thực tế, chủ yếu dựa vào tính chất công trình, tính chất công việc mà xác định số lượng lao động cần thiết, biết tình hình thừa thiếu để chủ động điều tiết. Đối với các đội xây dựng cần duy trì đội khung bao gồm các vị trí chủ chốt, còn các vị trí khác khi nào có nhu cầu thì đi thuê ngoài hoặc ký hợp đồng có thời hạn. Về cơ cấu lao động là phải hợp lý, phải đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa lao động quản lý và lao động sản xuất, giữa lao động trong biên chế và lao động thời vụ. Hiện nay tỷ lệ lao động trong biên chế và lao động thời vụ của công ty là 1 :4, tỷ lệ này vẫn chưa được hợp lý lắm, tỷ lệ này nên ở mức 1 : 6 thì mới hợp lý. Vì đội ngũ lao động trong công ty bây giờ chỉ có khoảng 1000 người, bao gồm cả đội ngũ thiết kế, thi công, kỹ thuật....., do đặc thù của ngành xây dựng là có những công trình kéo dài hàng chục năm, trong thời gian đó công ty còn nhận nhiều các công trình khác nữa nên trong nhiều trường hợp cần thêm lực lượng rất lớn các cộng tác viên Đối với lao động là công nhân kỹ thuật thì công ty nên thuê theo hợp đồng có thời hạn, đây là lực lượng lao động dự bị cho loại lao động trong biên chế. Còn đối với lao động phổ thông thì hợp đồng theo thời vụ và theo tính chất công việc mà có kế hoạch thuê, tỷ lệ lao động phổ thông không nên vượt quá 40% tổng số lao động trong công ty. Việc bố trí lao động hợp lý cũng là một vấn đề cần thiết, bố trí lao động phải theo đúng sở trường, kỹ năng bậc thợ và máy móc tránh sự chồng chéo. Với những công việc yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật cao thì nhất thiết phải được những người có tay nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại với những công việc đơn giản khác thì lao động phổ thông cũng có thể làm được. Lao động phổ thông có thể thuê ngay tại địa phương nơi có công trình thi công của công ty. Bảng 22: Chi phí nhân công trong công trình N105NPS ( Hạng mục Makét ) Loại lao động Số người Mức trả Chi phí NC trong 6 tháng thi công(đ) Lao động trong danh sách 7 2952000(đồng/ tháng ) 17712000 Lao động thuê ngoài 25 1924000 ( đồng/ tháng ) 48100000 Tổng cộng 32 65812000 Vậy nếu công ty không thuê nhân công bên ngoài thì chi phí nhân công công ty phải thanh toán là: 32 ´ 2952000 = 94464000 ( đồng ) Nếu thuê ngoài công ty đã tiết kiệm được một chi phí là: 94464000 - 65812000 = 28652000 ( đồng ) Vậy với việc thuê ngoài công ty đã giảm được giá thành công trình N105NPS là 28652000đồng Nhưng công ty thuê nhân công bên ngoài thì cần phải giám sát chặt chẽ đối với các công trình có chất lượng cao, yêu cầu đòi hỏi đối với công nhân cao...... 2.3.Hiệu quả: Việc thuê lao động tại địa phương, hay lao động ngoài giải quyết được tình trạng mất cân đối trong tổ chức lao động, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời đảm bảo sự phù hợp giữa lao động và công việc trong thi công. Nó đáp ứng nhu cầu lao động của mỗi công trình, hạn chế sự luôn chuyển lao động giữa các công trình, giảm chi phí đi lại cũng như chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân viên. Nếu thuê lao động ngoài công ty thì không phải đóng bảo hiểm hay mất các khoản trợ cấp và các khoản chi phí khác. Việc thuê lao động địa phương có ưu điểm là chỉ tính ngày làm việc thực tế để trả lương và chi phí rẻ hơn lương công nhân trong biên chế, đồng thời do ở địa phương nên họ hiểu rõ về địa bàn của địa phương cũng như khí hậu và thời tiết ở đó giúp cho việc thực hiện công việc có hiệu quả cao hơn. Vì vậy, việc tổ chức các tổ đội xây dựng trong các công trình và thuê lao động có ý nghĩa rất thiết thực đối với công ty. 2.4. Điều kiện thực hiện Mặc dù thuê lao động phổ thông ngoài tiết kiệm chi phí hạ giá thành nhưng biện pháp này cũng có mặt trái mà công ty cần phải khắc phục là nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đến tiến độ thi công và việc quản lý thi công, ảnh hưởng đến uy tín của công ty, do không phải biên chế cuả công ty nên có nhiều người có ý thức tổ chức kỉ luật không cao, nhiều người đã lợi dụng việc công ty không quản lí chặt mà làm ẩu, làm láo, ăn cắp vật liệu, hay làm việc riêng trong giờ lao động, không hoàn tha thành tốt công việc được giao . Vì thế cần giao đúng người đúng việc và chỉ giao những công việc đơn giản dễ lượng hoá cho lao động phổ thông thuê ngoài, và phải có chế độ kiểm tra chặt chẽ và giao những công việc như: san lấp mặt bằng, đào móng, phụ nề … Công ty cần có quy định rõ ràng về hình thức tuyển dụng lao động, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động được thuê theo thời vụ, và phải có ràng buộc pháp lí rõ ràng để có thể áp dụng nếu họ vi phạm. Biện pháp 3: Tăng cường năng lực máy móc và lựa chọn hình thức sử dụng máy móc trong thi công 3.1. Mục đích của bịên pháp Máy móc thiết bị là phương tiện không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng các công trình, vì vậy mà nó đóng vai trò cực kì quan trọng, máy móc hiện đại thì chất lượng công trình càng được nâng cao, tiến độ công trình càng được cải thiện. Trong những năm gầ đây với tiến độ khoa học kỹ thuật, ngành xây dựng có xu thế sử dụng máy móc nhiều là lượng lao động giảm đi. Thứ nhất nó giúp cho công trình hoàn thành sớm do có năng suất lao động cao, thứ hai góp phần làm tăng chất lượng công trình và đỡ người lao động trong công việc nặng nhọc. Trong bốn khoản mục chi phí thì khoản mục chi phí máy thi công có tỷ trọng thấp nhất, có công trình nhỏ hơn 1% tổng chi phí giá thành. Nhưng không vì lí do đó mà công ty không quan tâm đến vấn đề quản lí và sử dụng máy. Muốn giảm chi phí máy móc thiết bị trong giá thành sản phẩm thì cần phải phấn đấu tăng nhanh và sản xuất nhiều sản phẩm, trên cơ sở tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc thiết bị, tức là phải có biện pháp sử dụng tối đa công suất của máy. Tuy nhiên việc sử dụng máy móc thiết bị phải được bố trí một cách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ nhịp nhàng. 3.2. Phương thức tiến hành Trước thực trạng máy móc thiết bị của công ty đã cũ kĩ và lạc hâu, vốn quay vòng cuả công ty còn hạn chế nên việc thi công các công trình đang đứng trước tình trạng thiếu máy móc thi công, công ty phải đi thuê máy nên chi phí cao làm tăng giá thành. Với thực trạng trên công ty phải cân nhắc là đi thuê như thế nào làm giảm chi phí hay là đầu tư mua sắm một mắt tăng cường năng lực của công ty mặt khác kiểm soát được chi phí do phát sinh đi thuê. Phương án lựa chọn hình thức thuê máy Đối với các công trình lớn cần nhiều máy móc thiết bị thì ngoài việc sử dụng các thiết bị của mình thì công ty cũng cần thuê ngoài để đạt tiến độ thi công đã đè ra cũng như chất lượng của các công trình. Đối với các công trình nhỏ không sử dụng hết công suất máy móc thì công ty có thể cho các đơn vị ngoài thuê. Có như vậy mới sử dụng công suất cuả máy một cách hữu hiệu đồng thời mang lại một khoản thu nhập cho công ty. Các đội thi công phải căn cứ vào tình hình cụ thể của công việc, dựa vào kế hoạch thi công đã được duyệt từ đó xác định nên thuê máy theo thời gian hay theo ca. Cụ thể đối với khối lượng công việc làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì biện pháp tôt nhất là thuê máy theo ca. Chẳng hạn như: máy trộn bê tông, máy khoan cắt bê tông, máy ép cọc … Đối với khối lượng công việc cần làm bằng máy nhiều thì thuê theo thời gian dài, theo thời gian thi công như: máy vận thăng chuyển nguyên vật liệu lên cao, cẩu tháp, máy trộn vữa, máy xúc đối với công trình thuỷ lợi. Giá thuê máy được tính trên mặt bằng giá chung và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt sao cho cả người thuê và người cho thuê đều chấp nhận được. Khi khối lượng công việc cần sử dụng máy móc theo thời gian dài và liên tục thi công thì nên thuê máy theo hợp đồng thuê máy dài, làm như thế công ty sẽ chủ động trong thi công vì máy móc thiết bị lúc nào cũng có sẵn và tiết kiệm được chi phí do hạn chế thời gian ngừng máy gây ra. Hơn nữa để lựa chọn thuê máy hợp lý thì công ty nên sử dụng cách phân tích sản lượng cân bằng dựa trên chi phí cho hai hình thức trên. Phương án đầu tư máy mới để thi công Trước tình hình máy máy móc của công ty đã cũ, đa số đã được khấu hao hết, qua nhiều lần sửa chữa và bảo dưỡng nên máy móc cũng chỉ đạt công suất 65% thiết kế. Đồng thời với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến có nhiều loại máy mới ra đời với công suất cao. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và nhu cầu máy móc thi công trong thời gian tới công ty nên đầu tư một số loại máy móc chủ yếu sau: Bảng 22: Danh mục đầu tư máy móc thiết bị mới Đơn vị: chiếc STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1 Máy trộn 205 L 5 Úc 2 Cần cẩu 10 tấn 1 Pháp 3 Máy dầm dùi 1.5 KW 1 Nhật 4 Máy cắt thép 1 Liên Xô Nguồn: phòng kinh doanh Đối với công trình N105NPS thì đây là một công trình lớn kéo dài 4 năm, nếu ta di thuê máy như cần cẩu 10 tấn thì giá thuê máy là 1.540.000 đ/ ca ( 6 h ), nếu thuê theo thời gian thì là 19 triệu/ năm cộng với chi phí vận hành là 350.000đ/ca.Giá máy là 78.000.000(đ) Trong khi đó số lần sử dụng máy khoảng 32 lần. Vậy nếu ta thuê máy thì chi phí thuê máy sẽ là: -Thuê máy theo ca: 1.540.000 ´ 52 = 80.080.000 (đ) - Thêu máy theo thời gian là: 19.000.000 ´ 4 + 350.000 ´ 32 = 87.200.000 (đ) Vậy nếu mua máy thì ta còn tiết kiệm được chi phí tối thiểu là: 80.080.000 - 78.000.000 = 2.080.000(đ) Ngoài khoản tiết kiệm được một chi phí là 2.080.000 đ thì doanh nghiệp còn có thêm máy móc thiết bị là cần cẩu 10 tấn và đối với các công trình sau công ty không cần phải mất thêm khoản chi phí thuê máy. Nhưng để làm được việc đó thì công ty cần phải có kế hoạch cụ thể . Việc mua máy công ty phải căn cứ vào tình hình tài chính hiện tại, từ đó tìm nguồn huy động vào đầu tư. Nếu công ty có máy móc riêng thì công ty sẽ chủ động trong việc tăng giảm giá thành bằng cách khấu hao nhanh hay chậm. Mặt khác có máy móc riêng làm tăng năng lực của công ty và không phải đi thuê phụ thuộc vào bên thuê. Hơn nữa có máy móc làm tài sản cố định công ty tăng lên và cơ cấu tài sản trong bảng cân đối kế toán thay đổi và hướng dần vào hoạt động xây lắp là chính. Về thị trường máy móc có rất nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, vấn đề đặt ra là phải tìm nguồn để đầu tư, tài trợ và so sánh xem chi phí so với di thuê có lợi về mặt chi phí không. Vấn đề mấu chốt là phải tìm nguồn tài trợ, có hai cách để tài trợ đó là phát hành cổ phiếu công ty lấy vốn đó để đầu tư vào máy móc thiết bị hoặc là đi vay vốn dài hạn để đầu tư. Nếu cổ phần hoá công ty không phải đi vay, nếu đi vay dài hạn công ty phải mất thêm chi phí đó là chi phí trả lãi xuất ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này công ty cần so sánh xem phương án nào mang lại hiệu quả nhất. 3.3. Hiệu quả và điều kiện thực hịên Hiệu quả: - Nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí nhân công - Chủ động trong thi công, giúp hoàn thánh sớm tiến độ thi công - Nầng cao năng lực thi công, uy tín của công ty - Tăng năng suất lao động, tăng lợi nhụân cho công ty Điều kiện thực hiện: - Công ty phải có nguồn vốn lớn - Công ty cần có liên doanh với một số công ty có năng lực về máy móc - Không ngừng hoàn thiện công tác lập dự toán - Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt được các thành tựu khoa học kỹ thuật Biện pháp 4: Hoàn thiện công tác quản lý 4.1. Mục đích chung Trong công ty hiện nay khoản mục chi phí chung của công ty còn nhiều hạn chế, khoản chi phí này chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành xây lắp, chính vì thế việc giảm chi phí này sẽ góp phần đáng kể trong việc hạ giá thành công trình. Trong dự toán, chi phí chung là một khoản mục chi phí gián tiếp, thường được tình theo % chi phí nhân công. ở công ty, khoản mục chi phí chung thực tế tăng so với dự toán và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm đều tăng lên về con số tuyệt đối.Nếu công ty có những định mức, kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn cho công ty và hạ được giá thành sản phẩm. Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới mức độ chi phí của khoản mục chi phí chung. Khi phân tích khó có thể phân biệt mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác, bởi các nhân tố có mối liên hệ biện chứng hữu cơ với nhau, ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới mức độ chi phí có thể bih che lấp ảnh hưởng của nhân tố khác. Chính vì yếu tố này, các giải pháp mang tính linh hoạt, mang tính chung chung, khó lượng hóa. 4.2. Phương thức tiến hành Để thực hiện tốt công tác giảm giá thành thông qua việc giảm chi phí chung thì cần phải giảm các chi phí như: chi phí phục vụ thi công, hành chính, quản lý … Đối với chi phí phục vụ thi công về lều lán trại phục vụ cho sinh hoạt của công nhân phải tận dụng những nhà có sẵn, tránh xây dựng làm phát sinh chi phí chung. Để hạ chi phí chung, trong các năm tiếp theo công ty khồng nên bổ xung thêm lao động để tránh phát sinh tăng chi phí quản lý và cũng tránh hiện tượng lúc rỗi việc vẫn phải trả lương, với lao động trực tiếp nếu có nhu cầu ta nên đi thuê theo nhu cầu của công việc và ký hợp đồng theo thời gian hoàn thành công việc. Ngoài ra để quản lý có hiệu quả chi phí chung và chi phí quản lý công ty nên xây dựng một cơ chế linh hoạt rõ ràng hiệu quả, quy định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm ở từng vị trí, quy đinh các định mức chi phí đi lại cần thiết. Đối với các đội xây dựng cần khoán các chỉ tieu hàng tháng xuống đội và phải không được vượt quá số đó. Đồng thời phải tích cực kiểm tra các khoản chi tiêu đó.Ví dụ đội trưởng đội xây dựng được khoán tiến điệ thoại liên lạc hàng tháng là 300000đ/ tháng. Nếu quá số đó thì phải tự chịu. Ví dụ Như chuyến công tác mở rộng thị truờng của trưởng phòng hành chính kỹ thuật năm 2005 ở tỉnh Lào Cai, trong việc mở rộng thị trường ở tỉnh lào cai của phòng đã tiêu tốn của công ty hàng chục triệu đồng: Tháng 1/2005 chi phí 2.500.000đ/ tuần, tháng 5/2005 chi phí là 3.500.000đ/3 ngày, tháng 12/2005 chi phí là 1.500.000đ/2ngày. Tổng cộng việc mở rộng thị truờng của phòng là 7.500.000đ, trong khi đó đến năm 2006 công ty vẫn chưa nhận được một hợp đồng xây dựng nào ở tỉnh Lào Cai. Như vậy đây là chi phí chung khi phân bổ vào các công trình thi công năm 2005 sẽ tăng lên là 10% ´ 7.500.000 = 750.000đ. Đây chỉ là một ví dụ cho việc tăng chi phí chung trong các công trình xây dựng. Vậy để giảm các chi phí này thì công ty cần có quy định rõ ràng về công tác mở rộng thị trường như chi phí mở rộng thị trường của phòng nào sẽ do phòng đó quản lý và tự chịu trách nhiệm ( hạch toán nội bộ ). Nếu công tác mở rộng thị trường thành công thì sẽ tính vào chi phí của công trình đó, do công ty trịu trách nhiệm, còn nếu không ký được hơp đồng mới thì đơn vị cử người đi mở rộng thị trường sẽ phải tự chịu trách nhiệm về khoản chi phí đo. Như trên công ty có thể hạ được chi phí là 75.000.000đồng. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ làm cho công tác hạ giá thành các công xây dựng của công ty đạt hiệu quả. 4.3. Hiệu quả và điều kiện thực hiện Hiệu quả: Ngoài hiệu quả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, biện pháp này còn có tác dụng sau: - Là cơ sở giảm giá dự thầu để nâng cao khả năng thắng thầu, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ CNVC trong toàn công ty - Góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực công ty. - Đội ngũ nhân viên trong công ty gọn nhẹ, tránh cồng kềnh. Điều kiện thực hiện: - Hoàn thiện, bổ xung các quy định, nội quy quy chế của công ty. Quy định các định mức đi lại. - Tinh giảm bộ máy quản lý gon nhẹ hiệu quả, ổn định số lượng lao động quản lý - áp dụng hình thức khoán chi phí đối với đội và chi nhánh. Biện pháp 5: Tổ chức thi công hợp lý nhằm rút ngắn thời gian thi công 5.1. Mục đích Việc xác định đúng tiến độ thi công trong ngành xây dựng đóng vai trò cực kì quan trọng, nó giúp các đơn vị thi công xác định được đúng tiến độ thi công cũng như kế hoạch của toàn công ty.. Thực tế cho thấy sử dụng càng nhiều máy móc, áp dụng càng nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật thì công trình có giá càng hạ. Cùng một công trình nhưng có nhiều cách thi công khác nhau nếu công ty nào có cách thi công hợp lí, tiến độ thi công đúng thì công ty đó sẽ giảm được giá thành xây lắp so với các công ty khác, một khối lượng công việc như nhau các công ty dưa ra các giá dự thầu khác nhau. Sở dĩ như vậy là các công ty xây dựng áp dụng các phương pháp thi công khác nhau và tiến độ thực hiện công việc. Công ty nào xác đinh được phương pháp thi công tối ưu sẽ có giá thành hạ. 5.2. Phương thức thực hiện Việc lựa chọn phương pháp thi công phải đảm bảo khi tiến hành thi công phù hợp với điều kiện thực hiện của công ty cũng như điều kiện tại công trưòng thi công, và điều quan trọng nhất là phải đảm bảo khi tiến hành thi công se mang lại chi phí thấp nhất so với các phương án khác. Vì vậy phải xác định được đúng các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thi công như: thời tiết,nhân công, máy móc, vật tư......... - Trong thiết kế thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hoá đồng bộ công rác thi công xây lắp. Điều này đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình. - Trong thiết kế tổ chức thi công phải tạo điều kiện công xưởng hoá sản xuất thi công xây dựng công trình, tức chia những công việc gần giống nhau về cấu tạo sản phẩm và phương pháp sản xuất vào từng nhóm để tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sản phẩm. - Tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục trong quá trình sản xuất thi công, ví dụ áp dụng công tác thi công dây chuyền cho những công trình, hạng mục công trình có liên quan theo thứ tự các bước công việc nào có thể tiến hành song song thì bố trí mặt bằng phù hợp tạo điều kiện cho thi công. Ngoài ra, trong khi thi công các công việc nên thực hiện theo trình tự sau: - Làm phần ngầm trước phần nổi sau, phần sâu trước phần nông sau, phần chính trước phấn phụ sau. Công việc có tính chất tuần tự phải pàm dứt điểm trước, công việc có tính chất song song phải bố trí mặt bằng hợp lý, cung ứng vật liệu máy móc đầy đủ tránh chồng chéo. - Việc thi công các công trình còn lại không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản xuất của các công trình đã hoàn thành. Ví dụ : Dự án N105NPS Đây là dự án có mức đầu tư lớn và triển khai trong một thời gian dài, năm 2005, Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, Công ty đã tiến hành làm các thủ tục xin nâng tầng cho Dự án Nhà ở Chung cư N105 N.P.S từ 15 lên 17 tầng. Vì phải làm quá nhiều thủ tục mới xin được giấy phép nên đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ và không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. công trình trị giá 500 tỷ thực hiện trong 5 năm, trung bình mỗi năm chi phí là 100 tỷ. Bảng 23: Bảng biến động giá cả nguyên vật liệu Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm2005 Chênh lệch Xi măng Hà Tiên đồng/bao 75.000 105.000 35.000 Thép cuộn đồng/kg 4.500 9.500 5.000 Trong khi đó chung bình mỗi công ty sử dụng khoản 3000 tấn xi măng nên chi phí tăng thêm do biến động về giá cả là: số bao sử dụng trung bình một năm là :3.000.000/50 = 60.000 bao số tiền chi phí xi măng tăng thêm là : 60.000 x 35.000 = 2.100.000.000đ Như vậy riêng việc tăng giá xi măng đã làm cho chi phí của công trình tăng lên 2.100.000.000đ, từ đó làm cho giá thành công trình cũng tăng lên một cách đáng kể. 5.3. Hiệu quả Lựa chọn được phương pháp tổ chức thi công hợp lý cho từng công trình sẽ có tác dụng rất tích cực: - Đối với công ty tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí tiến vay, giảm chi phí nhân công, chi phí bảo quản vật tư. - Công ty có thể được chủ đầu tư thưởng vì thi công vượt tiến độ. - Với chủ đầu tư, việc rút ngắn được thời gian thi công tức là đưa công trình khai thác sử dụng nhanh hơn, điều này sẽ giúp bên A thu hồi vốn nhanh hơn. 5.4. Điều kiện thực hiện Phương pháp được lựa chon phải là phương pháp có thời gian hoàn thành công trình nhanh nhất, chi phí bảo quản vật tư thấp nhất, thời gian sử dụng công nhân giảm … Vì vậy trong khi thi công phải lường hết được những nguyên nhân làm cho thi công bị gián đoạn. Có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thi công bị ngừng trệ, thường tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Do thiếu vật tư thi công nên công trình buộc phải dừng lại, đây là nguyên nhân chủ quan thuộc về đơn vị thi công. - Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho thi công không thường xuyên làm gián đoạn thi công. - ảnh hưởng của việc cung cấp điện nước và các điều kiện môi trường nơi thi công. - Do thời tiết: thi công phần lớn được thực hiện ngoài trời do đo yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp tới tiến độ thi công, tới việc khai thác vận chuyển thiết bị KẾT LUẬN Giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của công ty xây dựng. Giá thành của sản phẩm xây dựng bao gồm các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…. Nếu doanh nghiệp giảm bớt được các chi phí này sẽ làm hạ giá thành, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp trong thị trường xây dựng trong nước và quốc tế. Trong nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt tới giá thành sản phẩm, vì có quan tâm tới giá thành thì người ta mới xác định được đúng đủ, chính xác, kịp thời. Từ đó có cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và cũng là căn cứ, tiền đề để tìm biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm trong các công trình xây lắp. Bằng những kiến thức cơ bản tiếp thu được sau bốn năm học tập ở nhà trường, kết hợp với thời gian thực tập tại công ty đầu tư phát triển công trình xây dựng DETOURPRO, em đã mạnh dạn chon đề tài :" Một số biện pháp hạ giá thành trong các công trình xây dựng".để từ đó đi sâu phân tích thực trạng và đưa một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạ giá thành trong các công trình xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: nguyễn thị thảo, cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đầu tư phát triển công trình du lịch nói chung và các anh chị trong phòng kế hoạch tổng hợp của công ty nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.GT. Kinh tế và quản lý kinh doanh xây dựng: GS. TS. Nguyên Văn Trọng. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2.GT. Kinh tế và kinh doanh xây dựng: ĐHKTQD 3.GT. Quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê hà nội 4.Tạp trí xây dựng số 4/2005, số 7/2005, số 2/2006 5.Tạp chí kinh tế và dự báo năm 2005 6. Tông tư 04/2005 7. Nội quy công ty đầu tư phát triển công trình du lịch, và các tài liệu khác của công ty MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32258.doc
Tài liệu liên quan