Tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam: ... Ebook Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, ngành Hàng không dân dụng của nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu và phát triển kinh tế của đất nước.
Để ngành Hàng không có thể hoạt động thường xuyên, ổn định và phát triển trong lĩnh vực vận chuyển Hàng không thì việc cung cấp nguồn nhiên liệu cho các thiết bị Hàng không một cách liên tục, đầy đủ và đồng bộ là rất cần thiết.
Những năm qua, cùng với sự chuyển mình của đất nước, bước sang nền kinh tế thị trường, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là đơn vị kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chính là cung ứng vật tư xăng dầu cho các hoạt động bay trong nước và quốc tế. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhiên liệu phản lực JET-A1. Do vậy, việc tiêu thụ dầu JET-A1 là điều kiện sống còn, là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển. Với sự phát triển không ngừng của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu Hàng không, nên có một số thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu tâm giải quyết những tồn tại hiện nay để ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn.
Từ những kiến thức đã học tại khoa Kinh tế và Quản lý – trường đại học Bách khoa Hà nội và được sự giúp đỡ tận tình thầy giáo của tập thể cán bộ, nhân viên Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tôi đã thực hiện luận văn tôt nghiệp:
"Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam".
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
Thế nào là doanh nghiệp thương mại:
Thương mại là hoạt động có đối tượng là bán hàng hoá, hoặc mua hàng hoá để bán lại, bất luận hàng hoá đó có phải gia công, chế biến lại hay không? Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng hoá sản xuất ra trên thị trường cũng là thương mại.
Trong kinh tế thị trường có nhiều hoạt động mua và bán hàng hoá. Song có thể quy thành hai loại: Thứ nhất là mua bán trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau; thứ hai là mua bán qua nhân tố bán buôn trung gian. Và hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường. Thị trường là nơi thực hiện toàn bộ các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ. Trên thị trường thường xuyên có hoạt động của hai bộ phận đó là: hoạt động mua bán trực tiếp giữa những người sản xuất và người tiêu dùng, và hoạt động của các thương nhân (những người buôn bán chuyên nghiệp trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng). Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá và là lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua phương tiện tiền tệ. Người hoạt động thương mại xác định giá cả, chất lượng, số lượng hàng hoá mua vào và bán ra, cũng như lợi nhuận và các chỉ tiêu khác.
Doanh nghiệp thương mại là một loại hình trong hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, tức là tiến hành các hoạt động mua và bán hàng hoá để thu lợi nhuận.
Doanh nghiệp thương mại phải được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là doanh nghiệp phải có mục tiêu hành nghề kinh doanh rõ ràng, có vốn pháp định, có trụ sở giao dịch và có phương án kinh doanh ban đầu.
2. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh thương mại
2.1 Thị trường
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng là lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội. Trong bất kỳ một giai đoạn nào của sự phát triển nền sản xuất cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì? sản xuất như thế nao? và sản xuất cho ai? Có nhiều cách giải quyết ba vấn đề này trong đó có hai cách cơ bản là kinh tế tự nhiên (tự cung,tự cấp) và kinh tế hàng hoá, với sự phát triển cao là nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người snr xuất ra hàng hoá đó, mà để trao đổi trên thị trường. Cho nên, loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm là do người mua quyết định và việc phân phối sản phẩm là thông qua quan hệ thị trường. Vì vậy, thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đâu có lưu thông hàng hoá là ở đó có thị trường. Thị tường được các nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Định nghĩa theo quan niệm cổ điển: “ Thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá”. Theo quan niệm này, thị trường được hiểu là một địa điểm cụ thể như là chợ, siêu thị, . . . mà ta có thể nhìn thấy một cách trực quan về không gian, thời gian và dung lượng thị trường. Gồm 3 yếu tố đan xen, quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau: người mua, người bán và tiền tệ - tiền tệ là phương tiện trung gian.
Theo Các Mác thì: “ Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ về cung cầu hàng hoá”. Theo quan điểm này hàng hoá sản xuất ra không phải để riêng cho nhà sản xuất tiêu dùng mà phải đem bán, nơi bán đó là thị trường.
Như vậy, tuỳ từng góc độ nhìn nhận, cũng như mục tiêu nghiên cứu mà các khái niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của thị trường. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng phải khẳng định thị trường là phạm trù của trao đổi hàng hoá. Trao đổi đó được hiểu theo các quy luật kinh tế, sản xuát và lưu thông hàng hoá. Thị trường là một môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác thị trường và thích ứng với nó của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thích ứng nhanh và khai thác tốt thị trường của mính thì doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh và thế lực của nó trên thị trường càng lớn. Ngược lại, doanh nghiệp thích ứng chậm và khả năng khai thác thị trường kém thì nó sẽ dễ dàng thất bại và bị phá sản.
Vai trò
Trong sản xuất kinh doanh thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; Và là một yếu tố quan trọng đối với sự quản lý của doanh nghiệp. Thị trường có 4 chức năng cơ bản sau:
Chức năng thừa thận
Chức năng thực hiện
Chức năng điều tiết, kích thích nền sản xuất trong nước
Chức năng thông tin.
Từ bốn chức năng trên ta thấy rằng:
* Thị trường là môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp, mà tại đó hoạt động mua bán được diễn ra. Thị trường có thể tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tồn tại và phát triển, nhưng nó cũng là nơi có thể bóp chết các tổ chức kinh doanh.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả là một phạm trù khoa học về quản lý kinh tế, có vai trò và ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý cũng như trong khoa học về quản lý kinh tế. Việc xác định và nâng cao hiệu quả có quan hệ chặt chẽ tới mọi vấn đề trong quản lý kinh tế. Vì vậy người ta quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lý do của vai trò và tác dụng của phạm trù hiệu quả trong thực tiễn về mặt khoa học xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nhuồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,.. .
Đối với một doanh nghiệp, hiệu quả SXKD không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trước hết đòi hỏi SXKD phải có hiệu quả. Hiệu quả SXKD càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển, đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ SXKD, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Có thể nói hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong SXKD với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất.
Như vậy cần phân biệt sự khác nhau giữa “ kết quả “ và “ hiệu quả”. Kết quả SXKD là phản ánh toàn bộ thành quả đầu ra của một quá trình SXKD của doanh nghiệp.
Bất kể hoạt động nào của con người đều mong muốn đạt được một kết quả hữu ích nào đó. Kết quả đạt được trong SXKD mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất và phân phối lưu thông mới chỉ đáp ứng được một phần nào yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Tuy nhiên kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần được xem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác nhu cầu của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của họ, bởi vậy người ta quan tâm đến việc làm sao với khả năng hiện có của mình lại làm ra nhiều sản phẩm nhất. Từ đó nảy sinh vấn đề phải xem xét, lựa chọn cách nào để đạt được kết quả cao nhất.
Như vậy, trước hiệu quả kinh doanh phải có một đại lượng so sánh: so sánh đầu ra với đầu vào, so sánh chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả thu được của quá trình đó. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí lao động xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một mối tương quan cả về lượng và chất trong quá trình SXKD để tạo ra sản phẩm tiêu chuẩn cho tiêu dùng; còn kết quả thu được là một kết quả tốt, kết quả có ích, kết quả đó lại là một lượng vật chất dược tạo ra do có sự chi phí hay sự thoả mãn nhu cầu ( số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại ... ) và có phạm vi xác định ( tổng sản lượng hàng hoá thực hiện ). Từ đó ta thấy bản chất hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội, được xác định bằng cách so sánh giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Như vậy thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội, và tiêu chuẩn của hiệu quả là là việc tối đa hoá kết quả thu được và tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét toàn diện về mặt không gian và thời gian, về mặt định tính và định lượng trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiêụ quả xã hội.
1.1 Về thời gian:
Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng kỳ kinh doanh tiếp theo không được giảm xút so với trước. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không được vì những lợi ích trước mắt mà quên đi những lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh điều này rất dễ xẩy ra khi doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao động. Không thể cứ coi việc giảm chi phí, tăng doanh thu là có hiệu quả, khi giảm một cách tuỳ tiện và thiếu cân nhắc cải tạo môi trường, cải tạo đất đai đảm bảo cân bằng sinh thái, đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động ... cũng không coi là có hiệu quả lâu dài được khi xoá bỏ hợp đồng với khách hàng có tín nhiệm để chạy theo một hợp đồng khác mang lại lợi ích lớn hơn nhưng không ổn định.
1.2 Về mặt không gian:
Hiệu quả SXKD chỉ được coi là một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các phân xưởng mang lại hiệu quả không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
Mỗi hiệu quả được tính từ một giải pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật hay hoạt động nào đó trong từng bộ phận hay toàn đơn vị nếu không làm tổn hại đến hiệu quả chung (cả hiện tại và tương lai ) thì mới được coi là hiệu quả, mới thành mục tiêu phấn đấu và trở thành tiêu chuẩn đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Hiệu quả SXKD là một phạm trù phản ánh trình độ, năng lực quản lý đảm bảo thực hiện những phương án SXKD đặt ra với chi phí thấp nhất.
1.3 Về mặt định lượng:
Hiệu quả SXKD được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Nếu xét về mặt tổng sản lượng, ta chỉ có được hiệu quả kinh doanh khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí kinh doanhmà thực chất là hao phí lao động sống và lao động vật hoá để tạo ra một đơn vị sản phẩm, đồng thời với khả năng sẵn có tạo ra những sản phẩm có ích nhất.
1.4 Về mặt định tính:
Mức độ hiệu quả kinh doanh càng cao phản ánh nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống, phản ánh năng lực và trình độ SXKD, sự gắn bó giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị đạt ra. Do đó hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau.
Đứng trên góc độ kinh tế, hiệu quả mà doanh nhgiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả cho xã hội (cả mặt chính trị và mặt xã hội ). Mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh doanh ngày càng cao là biểu hiện trung tâm, bởi lẽ hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác. Như vậy hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động lao động nói riêng là biểu hiện của sự kết hợp theo một mối tương quan xác định cả về chất lượng và số lượng các yếu tố của quá trình SXKD. Hiệu quả chung của doanh nghiệp chỉ có thể thu được trên cơ sở các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng có hiệu quả. Nhận thức đúng điều này có ý nghĩa quan trọng trong công việc phân tích các nhân tố phản ánh ảnh hưởng của điều kiện kinh doanh đến kết quả kinh doanh, trên cơ sở đó xác định những biện pháp hữu hiệuđể phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển để giải quyết một nhiệm vụ nào đó có rất nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đều kèm theo những điều kiện nhất định (vốn đầu tư, chi phí bỏ ra, thời gian, ... ) và so sánh hiệu quả của các phương pháp . Như vậy ta sẽ tính hiệu quả tuyệt đối của từng phương pháp bằng cách xác định mức lợi thu được, chẳng hạn so sánh giữa mức chi phí kinh doanh (vốn, thời gian, lợi nhuận ... ) giữa các phương án để chọn phương án tối ưu.
Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu số một của kinh doanh, là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Để cung cấp dịch vụ và hàng hoá cho thị trường, các nhà sản xuất bỏ tiền vốn trong quá trình SXKD, họ muốn chi phí cho các đầu vào ít nhất và bán được hàng hoá với giá cao nhất để sau này trừ đi các chi phí còn dôi dư, không chỉ dể tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ, phát triển sản xuất, củng cố tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu tổnghợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Toàn bộ quá trình SXKD, cung ứng vật tư đến khâu sản xuất và cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm có tiết kiệm hay không, quá trình sản xuất có liên tục hay không đều được phản ánh ở phần lợi nhuận, nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình SXKD, Nếu doanh nghiệp biết tổ chức sản xuất, cải tiến hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp mình, đồng thời tổ chức tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí ở từng khâu một cách hợp lý, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho đơn vị. Khi nói đến lợi nhuận phải nói đến các nhân tố ảnh hưởng đó là:
- Quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ, quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào ( lao động, nguyên vật liệu... ) và phương pháp công nghệ áp dụng trong quá trình SXKD là những vấn đề quyết định trực tiếp đến chi phí SXKD, từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Giá bán hàng hoá dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩyquá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt hoạt động Marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá đúng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp và so sánh chính xác chất lượng SXKD giữa các doanh nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (còn gọi là sức sinh lời ). Có nhiều cách để xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có một nội dung kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách xác định chỉ tiêu lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận: được tính theo tỷ số giữa lợi nhuận và tổng vốn sản suất trong kỳ; là quan hệ tỷ suất giữa lợi nhuận (trước thuế huặc sau thuế ) so với vốn sản xuất bình quân trong kỳ .
Ta có : Ln
Tv = ----------- (1)
Vsx
Trong đó : Tv : Tỷ suất lợi nhuận.
Ln : Lợi nhuận.
Vsx : Tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho ta biết nếu bỏ ra một đồng vốn sản xuất trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, thông qua đó để kích thích doanh nghiệp tìm dược những khả năng tiềm tàng trong quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, bảo toàn và phát triển vốn, tạo lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận: được tính theo tỷ số giữa lợi nhuận và tổng giá thành trong một kỳ.
Ln
Td = ------------- (2)
TR
Trong đó : Td : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
TR : Tổng doanh thu trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả kinh doanh càng cao, chắc chắn đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc nguồn tiềm năng về lao động, về thị trường, tiền vốn, mặt hàng, chất lượng sản phẩm ... mà còn phải nắm chắc được chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Có như vậy mới có những biện pháp và quyết định đúng đắn để thoát ra khi vào giai đoạn suy thoái, và để vươn lên trong giai đoạn thịnh vượng. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp lại và hướng vào mục tiêu chung, trên cơ sở đó rút ra những nhận định cơ bản và liên kết chúng lại với nhau để có những nhận dịnh đúng đắn về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Bản chất và phân loại hiệu quả SXKD
Nâng cao hiệu quả kinh tế ở tất cả các khâu, các cấp là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý theo nghĩa tổng quát, hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao những nhiệm vụ chính của nền kinh tế với chi phí nhỏ nhất.
Phạm trù hiệu quả kinh tế cần được hiểu một cách toàn diện cả hai mặt định lượng và định tính. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng sự cố gắng nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những mục tiêu kinh tế với những mục tiêu chính trị- xã hội. Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể riêng rẽ.
Bản chất về phạm trù hiệu quả kinh tế cho thấy không có sự đồng nhất hiệu quả kinh tế với kết quả kinh tế. Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn luôn là phạm trù so sánh thể hiện ở mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái được thu về. Còn kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện việc nó tạo ra ở mức độ nào và với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện được kết quả nó tạo ra.
Mối quan hệ giữa hai yếu tố chi phí và kết quả, tức là giữa đầu vào và đầu ra của các hoạt động kinh tế, là nội dung chủ yếu của hiệu quả. Như vậy , mối quan hệ giữa kết quả và chi phí theo nhiều cách thức khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi của hiệu quả. Chính vì thế, trong quản lý kinh tế người ta phải tìm cách xác định đúng hai yếu tố cơ bản này và tìm cách thay đổi mối quan hệ giữa chúng với nhauđể được hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Hiệu quả của sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ của xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế có hiệu quả thấp thì không thể đòi hỏi trình độ sản xuất và xã hội cao được. Vì vậy, có thể nói sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao là lịch sử quá trình nâng cao hiêụ quả của lao động xã hội.
Khi nói đến hiệu quả tức là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có giới hạn. Căn cứ vào nội dung và tính chất của hiệu quả, người ta chia hiệu quả thành :
Hiệu quả kinh tế.
Các hiệu quả khác : Xã hội, an ninh, quốc phòng và các yêu cầu về chính trị.
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất, đồng thời là cơ sở để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và là tiền đề để thực hiện các yêu cầu xã hôị khác.
Căn cứ theo yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế quốc dân, người ta chia hiệu quả như sau :
Hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh tế vùng.
Hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả các lĩnh vực phi sản xuất như : Du lịch, ngân hàng, hàng không, bưu điện, giáo dục.
3. Phương hướng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :
3.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được thì vấn đề kết quả kinh doanh phải được đưa lên hàng đầu. Nâng các hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp vì đó là điều kiện kinh tế cần thiết cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển- và phải được thực hiện theo nguyên lý cơ bản của hiệu quả, đó là: tăng doanh thu và giảm chi phí. Đồng thời phải làm tăng hiệu quả trong cả trường hợp tăng chi phí, nhưng tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh. Điểm này ngày nay đã trở thành tất yếu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn doanh nghiệp muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt thì phải có dư thừa để tichs luỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng hàng hoá dịch vụ do mình cung cấp.
Như vậy. để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì hoạt động kinh doanh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây cũng có thể coi là các nguyên tắc chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giảm chi phí phải bỏ ra để thực hiện kết quả ấy.
Giảm độ dài thời gian trong việc thực hiện kết quả ấy.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả cao nhất khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Đảm bảo thu nhập cao nhất trên cơ sở thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường.
Đảm bảo thu được lợi nhuận lớn nhất trong thời gian ngắn nhất.
3.2Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh:
Để thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải nghiên cứu đày đủ các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cho phép phát hiện khả năngtìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này cần quán triệt các quan điểm cơ bản :
- Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước.
- Bảo đảm sự kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và thoả mãn những mối quan hệ lợi ích trên. Trong đó, lợi ích người lao độngđược xem là động lực trực tiếp, bởi con người là yếu tố quyết định liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước vì một xã hội công bằng, văn minh.
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội, của ngành, của địa phương. Huặc không làm ảnh hưởng đến môi trường sống, giữ gìn an ninh quốc phòng và các mặt chính trị-xã hội.
Trong từng doanh nghiệp, khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quă trình kinh doanh và phải xem xét đầy đủ mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu xác định.
- Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đó là, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải nghiên cứu đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hộicủa các ngành và các doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Có như vậy, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới phù hợp với thực tiễn khách quan đang tồn tại trong nền kinh tế.
Khi đánh giá phải căn cứ vào kết quả cuối cùngvề cả hiện vật và giá trị. Đó là sản lượng hàng hoá và dịch vụ đã được thực hiện và giá trị của chúng trên thị trường
4.CÁC NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu là phải làm cho vốn được sinh lợi tối đa.
Từ khái niệm trên, ta rút ra 2 điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là :
- Khai thác nguồn lực sẵn có một cách triệt để, nghĩa là không để vốn Nhà Nước ở tình trạng nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.
- Sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm, nghĩa là không để vốn bị lãng phí một cách vô ích vào những khoản chi phí một cách bất hợp lý và các phương án kinh doanh phiêu lưu, kém hiệu quả.
a) Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Xuất phát từ sự khan hiếm nguồn lực vốn có so với nhu cầu đầu tư, phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu hết sức bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp là phải khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là căn cứ quan trọng để đánh giá mớc độ tăng trưởng, cũng như đánh giá trình độ thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.
Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một căn cứ quan trọng để khẳng định vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đất Nước.
b) Nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Nguyên tắc1: Hiệu quả kinh doanh phải đảm bảo sự thống nhất, hài hoà giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh của việc sử dụng vốn kinh doanh.
Nhiệm vụ kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn kinh doanh để sản xuất và cung ứng những hàng hoá và dịch vụ mà thị trường cần. Đây là cơ sở để vốn được sinh lời.
Nhiệm vụ chính trị đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn kinh doanh vào các hoạt động đầu tư, đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Nguyên tắc 2: Hiệu quả kinh doanh phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích của xã hội, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng thông qua việc sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh.
Lợi ích của xã hội đòi hỏi cần phải được đầu tư vào hoạt động tạo ra các loại sản phẩm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội và góp phần làm giầu thêm của cải vật chất cho xã hội, mặt khác cũng đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không làm thiệt hại cho môi trường của xã hội.
Lợi ích của người tiêu dùng đòi hỏi phải được đầu tư vào hoạt động tạo ra các loại sản phẩm có giá trị sử dụng, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Lợi ích của doanh nghiệp đòi hỏi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, không vượt quá giới hạn của mức giá mà khách hàng chấp nhận để doanh nghiệp bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi.
Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo tính toàn diện và hệ thống khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu quả được xác định trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ nghiên cứu và haophí để tạo ra kết quả đó. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bao gồm những chỉ tiêu sau:
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (HLĐ):
Nhóm chỉ tiêu này gồm: hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận lao động.
* Hiệu suất sử dụng lao động (Hn) được tính bằng công thức:
Tổng doanh thu trong kỳ
Hn = -------------------------------- = W
Tổng số lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao động (W)
* Tỷ suất lợi nhuận lao động (Rn) được tính bằng:
Lợi nhuận trong kỳ
Rn = -------------------------------
Tổng số lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong nhóm chỉ tiêu này ta có quan hệ:
Trong đó:
L: Lợi nhuận trong kỳ
DT: Tổng doanh thu trong kỳ
N: Tổng số lao động trong kỳ
Rdt= L
DT
Rdt Là tỷ suất lợi nhuận doanh thu (doanh lợi sản xuất) biểu thị một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu năng suất lao động đạt cao trong kỳ, nhưng lợi nhuận do doanh thu (doanh lợi sản xuất) mang lại thấp thì doanh lợi lao động sẽ thấp. Điều đó chứng tỏ việc định hướng kinh doanh có vấn đề ® Việc sử dụng lao động không mang lại hiệu quả cao.
4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
a) Hiệu quả sử dụng vốn (Hv) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ (Dt) và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ:
DT
Hv = --------- (1)
VKD
Trong đó: - Dt là tổng doanh thu đạt được trong kỳ ( đã trừ đi các khoản triết khấu thanh toán, giảm ._.giá hàng bán,.. .)
- VKD là vốn kinh doanh bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu trong kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn.
Vốn kinh doanh gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ). Để tính toán hiệu quả sử dụng vốn một cách chi tiết hơn ta có:
¨ Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết bình quân một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng doanh thu trong kỳ:
DT
HVCĐ = --------- (2)
VCĐ
¨ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cho biết bình quân một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu trong kỳ:
DT
HVLĐ = --------- (3)
VLĐ
b) Lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp và là yếu tố kết quả, nên để đánh giá hiệu quả kinh doanh, ta có thể phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lãi của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Ta có:
RV =
LN
VKD
Trong đó: - Rv:: là tỷ suất sinh lãi của vốn kinh doanh
- LN: là tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ (chưa tính phần nộp cho nhân sách Nhà Nước)
- VKD: vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.
* Tỷ suất sinh lãi của vốn lưu động: cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Số đồng lợi nhuận tạo ra càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả cao:
LN
RVLĐ = --------- (5)
VLĐ
Trong đó: - RVLĐ : là tỷ suất sinh lãi của vốn lưu động
- LN: là tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ (chưa tính phần nộp cho nhân sách Nhà Nước)
- VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ.
4.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí:
Chi phí bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,.. .Việc sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng chi phí (Hc):
DT
Hc = -------- (6)
Cp
Trong đó: - Hc: là hiệu suất sử dụng chi phí
- Dt: là tổng doanh thu trong kỳ
- Cp: tổng chi phí trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận chi phí (Rc)
LN
Rc = --------- (7)
Cp
Trong đó: - Rc: là tỷ suất lợi nhuận chi phí
- LN: là tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ
- Cp: tổng chi phí trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng chi phí sản xuất trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Nhà nước:
Chủ sở hữu của doanh nghiệp chính là Nhà nước, là người đã bỏ vốn đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp kinh doanh với tiêu lợi nhuận. Vì vậy cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước, nhằm thẩm định lại hiệu quả thực sự của đồng vốn ngân sách đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. Đồng thời, thẩm định lại trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp – là người được Nhà nước giao phó trọng trách quản lý và sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước cho đồng vốn đó được sinh sôi nảy nở nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả:
Từ phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên đây, ta có thể thấy trước hết hiệu quả chịu tác động trực tiếp của cung, cầu và giá cả thị trường. Nói một cách cụ thể là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường. Đồng thời các yếu tố này lại chịu sự tác động trực tiếp của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cúng như các nhân tố môi trường vĩ mô khác và của đối thủ cạnh tranh. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
5.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 yếu tố là doanh thu và chi phí. Nhưng bản thân 2 yếu tố này chịu tác động của nhiều nhân tố, sau đây ta xét một số nhân tố chính:
a/ Nhân tố quy mô sản xuất kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp khi quyết định sản xuất kinh doanh cái gì và bao nhiêu trước hết phải nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu của thị trường (nhu cầu có khả năng thanh toán) và khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất kinh doanh tương xứng với nhu cầu có khả năng thanh toán, doanh thu quyết định hiệu quả. Nhu cầu có khả năng thanh toán càng lớn thì khả năng tạo ra doanh thu càng cao. Bởi nhu cầu có khả năng thanh toán lớn, doanh nghiệp sẽ có khả năng tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Tăng quy mô sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp sẽ sản xuất được nhiều đơn vị sản phẩm và sẽ bán được nhiều đơn vị hàng hoá với giá cả mỗi đơn vị hàng hoá, dịch vụ cao do đó doanh thu của từng đơn vị hàng hoá dịch vụ sẽ tăng và đặc biệt là mức doanh thu tổng hợp sẽ lớn và ngược lại nhu cầu về hàng hoá dịch vụ thấp, doanh thu sẽ thấp.
Như vậy chúng ta có thể thấy quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của thị trường thì doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường để bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và doanh thu sẽ cao. Khả năng cung cấp sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mà thấp hơn nhu cầu thì sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bán được sẽ thấp do đó doanh thu sẽ thấp. Điều đáng lưu ý ở đây là các nhà sản xuất kinh doanh luôn muốn bán được khối lượng hàng hoá lớn và do đó họ sẽ định ra giá bán sản phẩm hợp lý tại mức giá mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được để có lợi cho cả 2 bên. Quan hệ cung cầu về hàng hoá dịch vụ thay đổi sẽ làm giá cả thay đổi, ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nói rằng: việc quyết định tối ưu về quy mô sản xuất kinh doanh chính là quyết định tối ưu về hiệu quả của doanh nghiệp.
b/ Nhân tố về tổ chức sản xuất kinh doanh:
Sau khi đã lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh (chủng loại số lượng, chất lượng) các doanh nghiệp sẽ quyết định tổ chức sản xuất kinh doanh nó như thế nào. Các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào: lao động, thiết bị, công nghệ có chất lượng và giá mua thấp nhất. Các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Do đó, việc chuẩn bị đầu vào có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo là các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp thích hợp, kết hợp tối ưu các yếu tố trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá. Đây phải là một quá trình được tổ chức một cách khoa học để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời là nhân tố quyết định để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua tổ chức quản lý sử dụng lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định, công nghệ ..., một cách có hiệu quả và đạt được năng suất cao nhất để làm tăng sản lượng, tăng chất lượng, giảm chi phí và nâng cao hiêu quả sản xuất của doanh nghiệp.
c/ các nhân tố về tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp
Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vĩ mô là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình quản lý vĩ mô bao gồm các khâu cơ bản : Định hướng phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Các khâu của quá trình quản lý vĩ mô làm tốt sẽ làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, giảm chi phí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Song hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố hữu hình mà nó còn ảnh hưởng bởi các yếu tố vô hình. Đó chính là uy tín của doanh nghiệp. Đây được coi là tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là một yếu tố quan trọng vì nếu doanh nghiệp có được uy tín trên thị trường thì sản lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ lớn, doanh thu tăng. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải cố gắng giữ gìn uy tín của mình trên thị trường. có thể thực hiện thông qua chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, phương thức thanh toán ..
5.2. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài:
Môi trường bên ngoài là toàn bộ tác nhân bên ngoài doanh nghiệp có liên quan và ảnh gưởng tới quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
a) Các nhân tố thuộc môi trường đặc trưng
Môi trường kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp, các nhân tố truộc môi trường kinh doanh đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, làm cho nó phân biệt với các doanh nghiệp khác. Đó là:
- Các nhà cung cấp: là các nhà cung cấp vật tư cho doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp thương mại thì nó chỉ hoạt động được khi được cung cấp hàng hoá và phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Để cho hoạt động kinh doanh diễn ra được liên tục, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải được cung cấp đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư theo đúng tiến độ.
- Các khách hàng: Khách hàng là nhân tố quan trọng có thể quyết định số phận của doanh nghiệp. Họ là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà doanh nghiệp luôn luôn phải đề cao khẩu hiệu:” Khách hàng là thượng đế ! “.
- Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp của nhà nước nhằm tạo ra hành lang và môi trường cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và hướng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hiệu quả chung cuả nền kinh tế. Chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách thuế, chính sách lãi suất, tiền tệ, chính sách giá cả, . . . tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế là một phần nằm trong chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy mà, chính sách thuế, mức thuế thấp hay cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường để thực hịn hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp còn phải vay vốn và đương nhiên phải trả lãi cho các khoản vay. Với lợi tức vay vốn, doanh nghiệp phải tăng thêm một khoản chi phí. Do đó, nếu lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng và như vậy kéo theo chi phí tăng và ngược lại.
Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt ở mọi mặt, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.
Sự cạnh tranh đó thể hiện ở chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách giá cả và chính sách súc tiến bán hàng. Doanh nghiệp nào cũng phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh với lợi thế tối đa.
Các nhân tố thuộc môi trường chung của doanh nghiệp:
Môi trường chung của doanh nghiệp là toàn bộ các tác nhân bên ngoài tổ chức doanh nghiệp, mặc dù không có liên quan trực tiếp rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp bao gồm: - Các điều kiện kinh doanh bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thu nhập cá nhân
Các điều kiện về chính trị pháp luật.
Các điều kiện về văn hoá xã hội. Việc tiêu thụ sản phẩm dựa vào phong tục tập quán, thái độ tiêu dùng của khách hàng. Tuỳ từng vùng mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ được loại sản phẩm nào đó.
Các điều kiện về công nghệ kỹ thuật.
5.3 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện ở hai yếu tố là doanh thu và chi phí. Nhưng hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một số nhân tố chính:
- Nhân tố quy mô sản xuất kinh doanh: Khi doanh nghiệp quyết định sản xuất kinh doanh sản phẩm gì và với số lượng bao nhiêu thì trước hết phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường – ở đây nhu cầu có khả năng thanh toán và khả năng cung ứng của doanh nghiệp. quy mô sản xuất kinh doanh tương xứng với nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhu cầu có khả năng thanh toán càng lớn thì khả năng tạo ra doanh thu càng cao. Bởi vì, khi nhu cầu có khả năng thanh toán lớn thì doanh nghiệp sẽ tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể bán được khối lượng hàng hoá lớn thì doanh nghiệp phải định giá phù hợp, được người mua chấp nhận và có lợi cho cả hai bên. Quan hệ cung cầu về hàng hoá dịch vụ thay đổi sẽ giá cả thay đổi và làm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng được doanh thu thì có nghĩa là tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hay có thể nói rằng: việc quyết định tối ưu về quy mô sản xuất kinh doanh chính là yếu tố quyết định tối ưu về hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh: Sau khi quyết định quy mô sản xuất kinh doanh – quyết định chủng loại, số lượng, chất lượng thì doanh nghiệp sẽ quyết định tổ chức sản xuất kinh doanh nó như thế nào cho phù hợp. Các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào: lao động, thiết bị, công nghệ có chất lượng và giá mua thấp nhất…
6. Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn của doanh nghiệp
6.1. Hiệu quả kinh doanh
Để tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều tập hợp các phương tiện, cơ sở vật chất cũng như con người, thực hiện sự kết hợp lao động với các yếu tố vật chất để taọ ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp , từ đó mới có thể tạo ra lợi nhuận,…Như vậy, mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là phải tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích, thống kê nhằm tìm ra một phương pháp tối ưu và đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Với tư cách là công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ sử dụng ở góc độ tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp mà còn sử dụng đánh giá quá trình sử dụng từng yếu tố vào phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng như tất cả các bộ phận cấu thành một doanh nghiệp. Như vậy do phạm trù hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ như phương tiện để đạt được kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt được.
6.2. sự cần thiết nâng cao hiệu quả :
Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? sẽ không thành vấn đề nếu nguồn tài nguyên vô tận. Nhưng trên thực tế mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản ... là có hạn và ngày càng khan hiếm, cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng. Trong khi mật độ dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và trên toàn thế giới ngày càng gia tăng, nhu cầu về tiêu dùng của con người ngày càng lớn, càng đòi hỏi chất lượng phải thật tốt. Do vậy, khi của cải đã khan hiếm bắt buộc con người phải nghĩ tới việc lựa chọn phương án kinh tế tối ưu đặt ra rất nghiêm túc và gay gắt.
Điều kiện đủ cho sự lựa chọn phương án kinh tế tối ưu là cùng với sự phát triển sản xuất càng cao thì người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất ra sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép cùng với nguồn nhân lực đầu vào nhất định, con người có thể chế tạo được rất nhiều sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm ) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao, thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Giai đoạn phát triển theo chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kinh tế của sản xuất chủ yếu dựa vào việc cải tiến yếu tố sản xuất, các yếu tố về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hoàn thiện công tác quản trị, cơ cấu kinh tế ... và nâng cao các hoạt động kinh tế, nói một cách khái quát là nhờ vào nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế trước đây là không giống nhau. Mọi quyết dịnh kinh tế : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? đều được chỉ đạo từ trên xuống dưới, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phải theo sự chỉ đạo đó. Chính vì thế, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, các doanh nghiệp ít quan tâm đến hoạt động kinh tế của mình mà tìm cách hoàn thành kế hoạch được giao bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thi trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong cơ chế thi trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? dựa trên quan hệ cung cầu giá cả cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định của mình, tự hạch toán lỗ lãi,… Lãi nhiều thì doanh nghiệp có điều kiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất, lỗ thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất mang tính sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển, môi trường cạnh tranh này khá gay gắt. Trong sự cạnh tranh quyết liệt này, nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển đi lên nhưng cũng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín ... nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG
1. Sơ lược qúa trình hình thành và phát triển
Hàng không Dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại cuẩ mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế mở, ngành Hàng không Dân dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu phát triển kinh tế của đất nước, là cầu nối giữa các lục điạ, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho việc đi lại buôn bán, vận chuyển, chuyển giao thông tin khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân hoạt động văn hoá kinh tế xã hội.
Hoạt động của ngành Hàng không Dân dụng mang tính dây chuyền được hình thành bởi nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho các thiết bị hàng không hoạt động cả ở trên không và mặt đất. Để ngành Hàng không có thể hoạt động bình thường, ổn định, việc cung cấp nhiên liệu một cách liên tục là rất cần thiết.
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập năm 1981, trực thuộc Tổng cục Hàng Không Dân dụng Việt Nam.
Năm 1984, Cục Xăng dầu Hàng không được thành lập và Công ty Xăng dầu Hàng không không trực thuộc Cục Xăng dầu Hàng không.
Ngày 22/4/1993, Bộ giao thông vận tải có quyết định số 768QĐ/TCCB- LĐ thành lập Công Ty Xăng dầu Hàng không ( trên cơ sở Nghị định số 388/HĐBT Ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ).
Công ty Xăng dầu Hàng không được thành lập lại theo thông báo số 76/CB ngày 06/06/1994 của Thủ tướng Chính Phủ và quyết định số 847QĐ/TCCB-LĐ Ngày 9/6/1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Công ty có tên giao dịch quốc tế là VINAPCO (VIETNAM AIRPETROL COMPANY), trụ sở giao dịch của công ty đặt tại Sân bay Gia Lâm- Hà Nội.
Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng Không Dân dụng Việt Nam, hoạt động trên 3 vùng lãnh thổ Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, có các đơn vị thành viên:
Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc trực thuộc Sân bay quốc tế Nội Bài.
Xí nghiệp Xăng dầu miền Trung trực thuộc Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Xí nghiệp Xăng dầu miền Trung trực thuộc Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Xí nghiệp Dịch vụ vận tải VTKT xăng dầu HK
Chi nhánh Kinh doanh bán lẻ xăng dầu miền Bắc
Chi nhánh Kinh doanh bán lẻ xăng dầu miền Nam
Văn phòng đại diện tại Singapore
Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Chức năng chủ yếu của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là cung cấp nhiên liệu dầu JET.A1 cho các hãng hàng không nội địa và các hãng hàng không quốc tế cất, hạ cánh tại các sân bay của Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
Thực hiện xuất nhập khẩu xăng dầu và vận tải dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng hàng không, các loại xăng dầu khác và các thiết bị phụ tùng phát triển ngành xăng dầu.
Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến ngành xăng dầu.
2.2 Quyền hạn chủ yếu của công ty
Công ty là một tổ chức kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương, được sử dụng con dấu riêng. Các đơn vị thành viên của công ty là các đơn vị kinh tế hạch toán nội bộ.
Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Công ty được quyền nhượng bán và cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Việc bán tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước cấp thì phải báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp.
Công ty được quyền hoàn thiện các cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty được quyền mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, mỡ liên doanh, liên kết tạo ra.
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy (Xem biểu đồ 01)
2.4 Nhiệm vụ các phòng chức năng và các xí nghiệp
Phòng tài chính kế toán: Giám đốc về tài chính, hạch toán thu, chi toàn công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: lên kế hoạch về kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: tìm đối tác, nghiên cứu thị trường, trực tiếp kinh doanh xăng dầu,...
Phòng tổ chức cán bộ: làm công tác tổ chức nhân sự, quản lý tiền lương, các chế độ chính sách.
Văn phòng công ty: làm công tác đối ngoại, đoàn, đảng
Phòng kế hoạch đầu tư: làm công tác về kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản
Phòng thống kê tin hhọc: làm công tác thống kê và nối mạng thông tin quản lý.
Phòng kỹ thuật và công nghệ: đảm bảo trang thiết bị, kỹ thuật cho toàn công ty.
Xí nghiệp xăng dầu miền Bắc, Trung, Nam: Đảm bảo cấp phát xăng dầu, tra nạp nhiên liệu cho các máy bay tại các sân bay thuộc ở khu vực trực thuộc. Các xí nghiệp này hạch toán nội bộ, có tư cách pháp nhân theo uỷ quyền của giám đốc.
Xí nghiệp dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu hàng không: vận tải các loại xăng dầu từ cảng hoặc kho đầu nguồn về kho chứa hàng của Công ty và vận chuyển xăng dầu tra nạp cho máy bay.
2.5 Mối quan hệ
Giám đốc điều hành trực tiếp các phòng ban chức năng, các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hoặc thông qua các phòng ban chức năng để điều hành các xá nghiệp, các cửa hành.
Có 2 phó giám đốc phụ trách về hai mảng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới. Cơ cấu này tập trung gánh nặng vào người quản lý cấp cao, bởi vì khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều, người quản lý cấp cao rất khó kiểm soát công việc.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA VINAPCO
1. Đặc điểm và tính chất của hàng hoá kinh doanh
Xăng đầu vừa là một loại hàng hoá đặc biệt, vừa là một loại vật tư mang tính chiến, nó có ảnh hưởng rất lớn tới mọi lĩnh vực của quốc gia như: an ninh- quốc phòng, kinh tế – xã hội..., nó ảnh hưởng tới việc cân đối và phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy. Nhà nước quản lý rất chặt chẽ loại hàng này bằng cách chỉ định cho một số ít doanh nghiệp được phép trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả nước.
Hiện nay có 9 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu xăng dầu đó là:
1. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (PTROLIMEX).
2. Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam (VINAPCO).
3. Tổng Công ty xuất nhập khẩu dầu khí Việt Nam ( PETEC).
4. Tổng công ty dầu khí TP.Hồ Chí Minh (SAIGON PETROL).
5. Công ty Xăng dầu Mekông (PETROMEKOONG).
6. Xí nghiệp dầu khí Quân đội.
7. Công ty Xăng dầu Đồng Tháp.
8. Công ty thương mại dầu khí Việt nam (PETECHIM).
9. Công ty Xăng dầu Hàng Hải.
Trong đó nhiên liệu phục vụ cho các loại máy bay là dầu JET.A1,chỉ có 2 doang nghiệp được phép kinh doanh, đó là:
Công ty xăng dầu Hàng Không Việt Nam: cung cấp cho các loại máy bay dân dụng.
TCT Xăng dầu Việt Nam: được nhập 50.000 tấn/năm để cung cấp cho các loại máy bay quân sự và tái xuất sang Campuchia.
Ngoài mặt hàng kinh doanh chủ yếu là dầu JET.A1, Công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng khác như:
Dầu mỡ bôi nhờn
Dầu DIEZEL
Một số loại xăng dầu mặt đất khác
Và năm 1998, kinh doanh thêm xăng MOGAS 83.
Vì hàng hoá của công ty kinh doanh là xăng dầu và các dung dịch đặc chủng nên có những đặc tính sau:
Dễ bay hơi, rò rỉ trong quá trình bơm rót, vận chuyển,...
Dễ gây ra cháy nổ, đòi hỏi phải bảo quản tốt, cẩn thận, đúng kỹ thuật.
Dễ bị thay đổi chất lượng.
Trong đó, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là dầu JET.A1. Dầu JET.A1 là sản phẩm dễ cháy, dễ nổ, dễ bị bay hơi và dễ thay đổi màu sắc làm ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy, đòi hỏi phải bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Do quá trình nhập từ nước ngoài về và phải vận chuyển qua nhiều khâu và có tính lưu động cao, nên dầu JET.A1 dễ bị rò rỉ và hao hụt. Tỷ lệ hao hụt tương đối cao, bao gồm:hao hụt tiếp nhận, hao hụt bảo quản và hao hụt bơm rót.
2. Thị trường
2.1 Thị trường đầu vào
100% nhiên liệu cung cấp cho máy bay của Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu của các hãng xăng dầu nổi tiếng thế giới như BP, SHELL, TOTAL tại thị trường Singapore.
2.2 Thị trường đầu ra
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Khách hàng mua nhiên liệu dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chia làm ba lại chính sau:
Các hãng Hàng không nội địa.
Các hãng hàng không quốc tế.
Các đối tượng khác.
a. Các hãng Hàng không nội địa :
Hàng không dân dụng Việt Nam đảm nhận phục vụ vận tải cả Hàng không trong nước và Hàng không quốc tế.
* Vận tải Hàng không trong nước :
Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ bình quân khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty. Các hãng Hàng không nội địa gồm có :
- Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)
- Công ty Hàng không cổ phần (PACIFIC AIRLINES)
- Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO)
- Tổng công ty bay phục vụ dầu khí (PFC)
* Vận tải Hàng không quốc tế :
b. Các hãng Hàng không quốc tế :
Các hãng Hàng không quốc tế bay đến Việt Nam hàng năm tiêu thụ khoảng 19% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, là bạn hàng lớn thứ hai của Công ty.
Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, đã có rất nhiều nước đặt quan hệ vận chuyển Hàng không nước ta. Đến năm 1998, đã có 28 hãng Hàng không nước ngoài có đường bay hoặc thuê chuyển thường lệ đến Việt Nam.
Hầu như các hãng Hàng không quốc tế có đường bay thường lệ đến nước ta đều ký hợp đồng mua dầu JET.A1 với Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số máy bay của các hãng Hàng không quốc tế đến Việt Nam không thường lệ cần tiếp nhiên liệu.
Trong những năm gần đây số lượng máy bay Quốc tế đến Việt Nam tăng lên, theo đó sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cho các hãng Hàng không quốc tế cũng được tăng lên
3. Qui trình nhập và tiêu thụ hàng hoá
Dầu JET.A1 là nhiên liệu được nhập từ nước ngoài, qua nhiều khâu chung chuyển và cuối cùng là tra nạp cho máy bay. Do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao nên việc đảm bảo chất lượng của dầu JET.A1 là vấn đề mà Công ty luôn quan tâm. Tuy phải qua nhiều khâu trong quy trình kinh doanh nhưng Cônh tyluôn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nhiên liệu ở từng khâu. Quy trình nhập và tiêu thụ hàng hoá của Công ty được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Cửa xếp hàng của nước xuất khẩu
Bến dỡ
Kho cảng
của
Petrolimex
Kho sân bay của Vinapco
Máy bay
Chứng chỉ chất SPS Ptrolimex Vinapco phân
lượng của nhà Vinacontrol Vinapco tích, kiểm tra Viên thử
máy lọc dầu Ptrolimex chất lượng
Vinapco
SPS : Cơ quan giám định quốc tế
VINACONTROL : Cơ quan giám định Việt Nam
VINAPCO : Công ty xăng dầu HKVN
PET._. những chuyến dầu có trọng tải lớn hơn, làm cho giá thành sản phẩm thấp hơn.
Như vậy, việc đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn đem lại khá nhiều lợi ích cho Công ty. Từ nay đến năm 2000, Công ty nên đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn tại khu vực cảng Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn xây dựng tại khu vực này vì sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là rất lớn.
Tuy vậy, vốn đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn này rất lớn lên phảitính toán tài chính một cách tỷ mỷ để đảm bảo đầu tư có hiệu quả.
Hiện nay, hàng tháng Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải gửi ở kho cảng đầu nguồn của PETROLIMEX tại cảng Nhà Bè trung bình khoảng 25.000tấn/tháng. Chi phí thuê kho phải trả cho PETROLIMEX là 2,3 USD/tấn/tháng = 26.000VNĐ/tấn/tháng. Vậy mỗi tháng Công ty phải trả cho PETROLIMEX là :
25.000 x 26.000 = 650.000.000đ
Mỗi năm Công ty phải trả là : 650.000.000đ x 12 = 7.800.000.000đ
Giả sử Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam vay vốn trung hạn của ngân hàng để đầu tư xây dựng tại cảng nhà bè một kho cảng đầu nguồn với dung lượng chứa tối đa 30.000 tấn nhiên liệu. Dung lượng chứa tối đa của kho cảng được thiết kế dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế tại khu vực để đảm bảo tránh lãng phí, không sử dụng hết công suất, chi phí đầu tư quá lớn. Vốn đầu tư xây dựng kho cảng này dự kiến khoảng 54 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn đầu tư trong 15 năm tỷ lệ khấu hao là 6,7%/năm. Lãi suất tiền vay Ngân hàng là 16,2%/năm hay 1,35%/tháng, Công ty sẽ trả vốn và lãi đều hàng năm.
Biểu số 17 : Phương án vay vốn ngân hàng
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm
Vốn vay đầu năm
Trả vốn
cuối năm
Trả lãi
cuốn năm
Trả vốn + lãi
cuối năm
1
54
3,6
8,748
12,348
2
50,4
3,6
8,165
11,765
3
46,8
3,6
7,582
11,182
4
43,2
3,6
6,998
10,598
5
39,6
3,6
6,415
10,015
6
36
3,6
5,832
9,432
7
32,4
3,6
5,248
8,848
8
28,8
3,6
4,665
8,265
9
25,2
3,6
4,082
7,682
10
21,6
3,6
3,499
7,099
11
18
3,6
2,916
6,516
12
14,4
3,6
2,333
5,933
13
10,8
3,6
2,749
5,349
14
7,2
3,6
1,166
4,766
15
3,6
3,6
0,583
4,183
Cộng
5,4
69,981
123,981
Như vậy, sau 15 năm Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng là 123,981 tỷ đồng.
Trong khi đó, nếu có kho cảng đầu nguồn tại cảng Nhà Bè, ngoài các yếu tố thuận lợi kể trên thì về mặt kinh tế, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ không phải trả số tiền cho PETROLIMEX trong 15 năm như sau :
(25.000 tấn + 17%) x 14 năm x 26.000đ x 12 tháng = 136,9 tỷ đồng
Trong đó :
25.000tấn lượng nhiên liệu trung bình mỗi tháng Công ty gửi PETROLIMEX.
17% tốc độ tăng trưởng nhiên liệu trung bình hàng năm.
26.000đ : tiền thuê kho phải trả cho PETROLIMEX cho 1 tấn/tháng
Vậy, trong 15 năm, số tiền Công ty tiết kiệm được là :
136,9 - 123,981 = 12,919 tỷ đồng
Mỗi năm Công ty tiết kiệm được
12,919 : 15 = 861.266.000đ
Mỗi tháng Công ty sẽ tiết kiệm được
861.266.000đ : 12 tháng = 71.772.000đ
Như vậy sau 15 năm, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã hoàn trả được vốn và tiết kiệm được 12,919 tỷ đồng. Sau 15 năm khai thác, giá trị còn lại của kho cảng ước tính còn 20% giá trị ban đầu, tương đương với 10,8 tỷ đồng. Xây dựng kho cảng đầu nguồn tại cảng Nhà Bè sẽ giúp Công ty giảm chi phí lưu thông, góp phần giảm giá thành nhiên liệu JET.A1.
Biện pháp 4 : Xác định hợp lý giá bán dầu JET.A1
Giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để xây dựng một mức giá tối ưu cho sản phẩm của mình, đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận, đồng thời được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên, để kích thích tiêu thụ, các doanh nghiệp thường có một chính sách giá cả rất linh hoạt. Mỗi doanh nghiệp có một chính sách giá cả riêng, có doanh nghiệp thường áp dụng nhiều mức giá khác nhau trong mỗi thời kỳ nhưng cũng có doanh nghiệp thường giữ giá cả ổn định, hay để cạnh tranh các doanh nghiệp thường có xu hướng giảm giá bán ... Như vậy kết quả kinh doanh phụ thuộc vào chính sách giá cả của từng doanh nghiệp. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam kinh doanh trong cơ chế thị trường nên cũng không nằm ngoài quy luật này. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai mức giá khác nhau :
- Giá bán cho các hãng Hàng không nội địa.
- Giá bán cho các hãng Hàng không quốc tế.
4.1. Giá bán cho các hãng Hàng không nội địa :
Trong điều kiện kinh doanh độc quyền, hiện nay giá bán dầu JET.A1 cho các hãng Hàng không nội địa được Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam áp dụng theo phương pháp " chi phí bình quân cộng lãi"
Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận định mức
Phương pháp định giá này có ưu điểm :
- Đơn giản, dễ tính
- Gắn giá với chi phí
- Dễ điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường
- Người mua dễ dàng cảm thấy hợp lý
Trong suốt những năm qua, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn áp dụng phụ giá chuẩn 5$/tấn có hợp lý không ? mọi phương pháp tính toán không chú ý đến những đặc điểm của nhu cầu hiện tại và sự cạnh tranh thì chắc gì đã cho phép Công ty đưa ra được mức giá tối ưu. Trong cạnh tranh, đã có những doanh nghiệp bị thất bại khi cứ khăng khăng giữ phụ giá tiêu chuẩn của mình, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh khác xác định giá có chiết khấu.
Vậy khi áp dụng phương pháp định giá này, Công ty cần thay đổi mức phụ giá theo biến động của thị trường. Có thể áp dụng một trong hai phương pháp tính phụ giá như sau :
- Đặt ra khung phụ giá, có mức phụ giá tối thiểu và mức phụ giá tối đa, chẳng hạn khung phụ giá từ 4 - 10$/ tấn nhiên liệu. Cứ 3 tháng một lần, căn cứ vào sự tăng giảm của chi phí trung bình mà Công ty điều chỉnh tăng giảm phụ giá cho phù hợp.
- Lấy tỉ lệ phụ giá bằng 2% so với chi phí trung bình. Khi chi phí trung bình tăng thì phụ giá tăng, khi chi phí trung bình giảm thì phụ giá giảm.
Những phương pháp tính phụ giá trên sẽ giúp cho Công ty xác định được giá bán phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là các hãng Hàng không nội địa.
4.2. Giá bán cho các hãng Hàng không quốc tế :
Đối với các hãng Hàng không quốc tế, tuy có cạnh tranh với một số hãng kinh doanh nhiên liệu trong khu vực nhưng Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam vẫn chiếm ưu thế độc quyền trong kinh doanh. Giá bán cho các hãng Hàng không quốc tế, Công ty căn cứ vào giá thành và giá bán của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Hiện nay, giá bán dầu JET.A1 cho các hãng Hàng không quốc tế có ký hợp đồng mua nhiên liệu với Công ty và có chuyến bay thường xuyên đến Việt Nam từ 310 - 320 %/ tấn giá bán cho các hãng Hàng không quốc tế không ký dh với Công ty là 360 $/tấn. So với các nước trong khu vực, mức giá trên đã được các khách hàng chấp nhận. Để kích thích tiêu thụ, Công ty đã giảm 40 $/tấn nhiên liệu cho các hãng có chuyến bay thường xuyên đến Việt Nam. Chính sách giá đó là đúng, cần thiết nhưng chưa mang tính khoa học và hợp lý.
Công ty nên định giá thấp hơn giá trung bình để thu thút khách hàng, giành thị trường, nghĩa là phải tìm mọi cách giảm tối đa chi phí để giảm giá thành. Việc định giá thấp hơn giá trung bình sẽ có những tác dụng sau :
- Thị trường rất nhạy cảm với giá, giá thấp sẽ góp phần mở rộng thị trường.
- Tăng khối lượng tiêu thụ dầu JET.A1
- Khi tăng khối lượng tiêu thụ sẽ giảm chi phí bình quân
- Giá thấp là điều không hấp dẫn đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn
- Công ty cần có chính sách giảm giá đối với những khách hàng mua nhiên liệu với số lượng lớn, thanh toán sớm ... Làm như vậy sẽ kích thích được khách hàng tập trung mua nhiên liệu của Công ty, giảm mua nhiên liệu của các hãng khác. Công ty có thể xác định giá có chiết khấu như sau :
- Giảm 1,5% giá bán/ tấn nhiên liệu cho những khách hàng ký hợp đồng mua nhiên liệu với số lượng dưới 5.000 tấn trong một năm.
- Giảm 3% giá bán/ tấn nhiên liệu cho những khách hàng ký dh mua nhiên liệu với số lượng từ 5.000 tấn - 10.000 tấn trong một năm.
- Giảm 5% giá bán/tấn nhiên liệu cho những khách hàng ký dh mua nhiên liệu với số lượng trên 10.000 tấn trong một năm.
Biện pháp 5 : Hình thành bộ phận Marketing và tổ chức hoạt động Marketing :
Trong cơ chế thị trường hiện nay, vai trò của hoạt động Marketing là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Hoạt động Marketing là phương tiện của Công ty giới thiệu về mình, là công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Hiện nay, các hoạt động Marketing của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tầm cỡ của một doanh nghiệp có quy mô lớn. Hoạt động Marketing bị lu mờ, phương pháp tổ chức và biên chế lực lượng Marketing chưa phù hợp. Để tiến hành các hoạt động Marketing, Công ty cần chú ý đến các biện pháp tổ chức cũng như cơ cấu bộ máy quản lý. Việc tổ chức hoạt động Marketing trong Công ty phải dựa trên cơ sở của chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Marketing, cũng như điều kiện cụ thể của Công ty.
Để nâng cao hiệu quả của Marketing, Công ty cần tổ chức một cách có hệ thống, cần thành lập một phòng Marketing, trong cơ cấu bộ máy của Công ty
* Biên chế của phòng Marketing gồm : 7 người
- 01 trưởng phòng, 01 phó phòng
- 01 chuyên viên nghiên cứu thị trường
- 01 chuyên viên phụ trách kế hoạch và chính sách Marketing
- 01 chuyên viên làm công tác quảng cáo
- 01 chuyên viên làm công tác xúc tiến bán hàng
- 01 chuyên viên làm công tác chính sách giá cả
Khi thành lập phòng Marketing, Công ty phải tuyển dụng và trả lương cho 7 nhân viên mới này. Cách tính lương cho 7 nhân viên này được tính theo đúng quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ của phòng Marketing là :
- Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu sản phẩm và phối hợp thiết kế sản phẩm mới
- Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao uy tín của sản phẩm và uy tín của Công ty.
- Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cả.
- Thiết lập hệ thống phân phối
- Xúc tiến yểm trợ bán hàng
Khi thành lập phòng Marketing, cơ cấu tổ chức của hệ thống bộ máy quản lý Công ty sẽ có những thay đổi vì : một số nhiệm vụ trước đây thuộc các phòng ban khác nay đưa về phòng Marketing. Điều đó làm thay đổi một số quan hệ giữa các phòng ban, thay đổi luồng thông tin trong nội bộ Công ty.
Để đảm bảo được nhiệm vụ, Công ty cần chú ý tới công tác đào tạo và bồi dưỡng cơ bản cho đội ngũ cán bộ Marketing. Những người này cần có kiến thức vững về thị trường, kinh doanh, biết tranh thủ thời cơ và có phản ứng linh hoạt với sự biến động thị trường. Mặt khác, Công ty cần có những hình thức và biện pháp tổ chức để động viên và lôi cuốn mọi cán bộ công nhân viên tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và đóng góp ý kiến của mình vào chính sách Marketing nhằm giúp Công ty đẩy nhanh toóc độ tiêu thụ sản phẩm.
Biện pháp 6 : Tăng cường các hoạt động quảng cáo chào hàng
Trong cơ chế thị trường, bất kỳ Công ty, doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hoạt động quảng cáo dưới hình thức này hay hình thức khác để giới thiệu về mình, về sản phẩm để kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo là hoạt động quan trọng và cần thiết trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước đây, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam chưa quan tâm đến hoạt động này do chưa nhìn thấy được tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo. Khi nhận thức được quảng cáo là một đòi hỏi khách quan, Công ty cần đẩy mạnh quảng cáo và tăng nguồn kính phí cho hoạt động này.
Hiện nay, có rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, mỗi loại đều có nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đó, Công ty cần lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp, đồng thời biết kết hợp các loại quảng cáo để chúng bổ sung cho nhau và nâng cao hiệu quả của quảng cáo. Do đặc điểm của Công ty và đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam chọn hai hình thức quảng cáo sau : - Quảng cáo bằng panô ngoài trời
- Quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không
6.1. Quảng cáo ngoài trời :
Đây là hình thức quảng cáo có nhiều ưu điểm mà nhiều Công ty đang thực hiện. Hình thức quảng cáo này gây sự chú ý cao, đa số những người qua lại đều trông thấy và tìm hiểu những thông tin trên tấm panô này. Hình thức quảng cáo ngoài trời này phù hợp với Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam vì nó có khả năng tập trung sự chú ý, tạo thêm sự hiểu biết về Công ty.
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ ký hợp đồng với Công ty quảng cáo Trẻ Hà Nội để họ xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo tại các địa điểm phù hợp. Các tấm biển này có kích thước như sau : chiều rộng 5m, chiều dài 9m. Chi phí để xây dựng biển quảng cáo này là 1.000.000đ/m2. Với mức giá này, Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc bao gồm từ việc xin giấy phép, thuê đất tại địa phương đến việc lắp đặt, trang trí. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ thoả thuận với Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội về nội dung và hình thức trang trí của tấm biển. Nội dung của tấm biển phải cung cấp đầy đủ những thông tin về hình ảnh của Công ty, về chủng loại và chất lượng sản phẩm của Công ty. Nội dung quảng cáo cần đầy đủ, ngắn gọn, dễ nhớ, thông tin quảng cáo phải tiêu biểu. Nội dung của biển quảng cáo sẽ được viết bằng hai thứ tiếng : tiếng Việt và tiếng Anh để đảm bảo cho các khách hàng trong nước và Quốc tế đều có thể hiểu được.
Như vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả cho Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội số tiền là :
5m x 9m x 1.000.000đ/m2 = 45.000.000đ
Số tiền này sẽ được thanh toán khi công trình được nghiệm thu. Biển quảng cáo này tồn tại trong 1 năm. Nếu muốn quảng cáo tiếp, sang năm sau Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục ký hợp đồng với Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội.
Hình thức quảng cáo này có nhiều ưu điểm như gây sự chú ý cao, thời gian quảng cáo dài, chi phí thấp và ít cạnh tranh. Nên biển quảng cáo của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có những đặc trưng riêng, độc đáo chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và kích thích tiêu thụ.
6.2. Quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không :
Quảng cáo trên tạp chí, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành là hình thức quảng cáo có nhiều ưu điểm vì các Công ty có khả năng tuyển chọn địa bàn và công chúng cao hơn. Ngoài ra, quảng cáo trên tạp chí có thời gian tồn tại lâu, nhiều người đọc và tiện lợi cho việc liên lạc khi cần thiết. Do vậy, Công ty xăng dàu Hàng không Việt Nam sẽ quảng cáo trên trang bìa của tạp chí thông tin Hàng không. Tạp chí thông tin Hàng không là tạp chí chuyên ngành của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, phát hành mỗi tháng 1 số. Vì đây là tạp chí chuyên ngành lên các khách hàng có nhu cầu liên lạc sẽ tìm đọc. Ngoài ra trên mỗi chuyến bay của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, hành khách đề được phát sách báo, trong đó có tạp chí thông tin Hàng không. Vì thế các hành khách đến và đi khỏi Việt Nam đều có thể biết được về Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam qua tạp chí này. Hơn nữa chi phí quảng cáo sẽ không cao vì các Công ty trực thuộc ngành Hàng không khi quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không sẽ được giảm giá. Do đó, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ quảng cáo trên trang bìa tạp chí thông tin Hàng không. Chi phí quảng cáo là 4 triệu đồng/1 số báo. Hợp đồng quảng cáo sẽ được ký trong vòng 1 năm tức 12 số báo. Vậy số tiền mà Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả trong vòng 1 năm là : 12 số x 4.000.000đ = 48.000.000đ.
Nội dung của trang quảng cáo này phải đầy đủ các thông tin về Công ty, về sản phẩm, hướng dẫn địa điểm và phương thức mua hàng. Nội dung của trang quảng cáo được trình bày đẹp trên hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh vì khách hàng cũng có cả khách quốc tế.
Trên đây là hai hình thức quảng cáo hợp nhất đối với Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Chi phí cho quảng cáo không quá cao, đồng thời hai hình thức này có thể bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế của từng hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của quảng cáo.
Quảng cáo là hình thức quan trọng trong hoạt động Marketing. Nếu Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng trong và ngoài nước hiểu biết thêm về Công ty, từ đó sẽ đặt quan hệ mua bán với Công ty. Quảng cáo là biện pháp góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam.
Ngoài ra, Công ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1 bằng xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng là hình thức hoạt động phong phú, được tiến hành trong phạm vi không gian và thời gian nhất định để thu hút sự chú ý và lôi cuốn khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam, các Công ty, doanh nghiệp rất quan tâm và đầu tư khá lớn cho các biện pháp xúc tiến bán hàng. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng đã thực hiện một số kỹ thuật cơ bản nhưng chưa được đầu tư đáng kể và chỉ mang tính chất ước lệ. Do đó, Công ty cần quan tâm thích đáng cho hoạt động này. Công ty có thể dùng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng như sau :
- Tham gia hội chợ, triển lãm kinh tế, kỹ thuật trong nước và quốc tế
- Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thao, triển lãm chuyên ngành về xăng dầu.
- Mở các gian hàng giới thiệu sản phẩm
- Tài trợ một số chương trình văn hoá, văn nghệ, thể thao ...
- Tặng quà, vật kỷ niệm có mang biểu tượng của Công ty.
Các biện pháp trên chủ yếu là gây sự chú ý, lôi kéo khách hàng và giới kinh doanh quan tâm đến sản phẩm của Công ty. Từ đó, Công ty có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh, hình thành đội ngũ bạn hàng. Mặt khác, qua các hoạt động trưng bày, triển lãm sẽ giúp cho Công ty đánh giá được mức độ chấp nhận và uy tín sản phẩm của mình trên thị trường.
III/- Tính toán hiệu quả kinh doanh cho chiến lược năm 1999-2000:
Nếu Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam áp dụng các biện pháp quản lý, thúc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì kế hoạch ước tính năm 1999 Công ty sẽ tiêu thụ được 261.000 tấn dầu JET.A1 với tốc độ tăng trưởng là 16%, trong đó :
- Bán cho các hãng Hàng không quốc tế : 65.250 tấn
- Bán cho các hãng Hàng không nội địa : 195.750 tấn
1. Dự kiến doanh thu :
- Đối với các hãng Hàng không quốc tế
Doanh thu = 65.250 tấn x 340 USD/tấn
= 22.185.000 USD
= 306.153 triệu đồng Việt Nam
- Đối với các hãng Hàng không nội địa
Doanh thu = 195.750 tấn x 310 USD/tấn
= 60.682.500 USD
= 837.418,5 triệu đồng Việt Nam
Tổng doanh thu = 306.153 + 837.418,5 = 1.143.571,5 triệu ĐVN
2. Dự kiến chi phí (Giá vốn hàng hóa )
- Đối với các hãng Hàng không quốc tế :
Chi phí = 65.250 tấn x 199 USD/tấn
= 12.854.250 USD
= 177.388,65 triệu đồng Việt Nam
- Đối với các hãng Hàng không nội địa
Chi phí = 195.750tấn x 305 USD/tấn
= 59.703.750 USD
= 823.911,75 triệu đồng Việt Nam
Tổng chi phí = 177.388,65+ 823.911,75 = 1.001.300,4 triệu ĐVN
3. Dự kiến lợi nhuận :
Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu - Thuế doanh thu (1%)
= 1.143.571,5 - 11.435,715
= 1.132.135,785 triệu ĐVN
Lãi gộp = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn bán hàng
= 1.132.135,785 - 1.001.300,4
= 130.835,385 triệu ĐVN
Lợi nhuận = Lãi gộp - Thuế lợi tức (45%)
= 130.835,385 - 58.875,923
=71.959,462 triệu ĐVN
4. Phân tích hiệu quả kinh tế.
4.1. Tỷ lệ lãi gộp :
LG 130.835,385
TLg = ---------------------- = ----------------- = 0,11556 triệu đồng
DTTT 1.132.135,715
Tức 1 đồng doanh thu thuần có 0,11556 đồng lãi gộp
4.2 Doanh lợi sản xuất :
LN 71.959,462
Dsx = ---------------- = ------------------- = 0,0629 triệu đồng
DT 1.143.571,5
Tức 1 đồng doanh thu có 0,0629 đồng lợi nhuận
4.3. Doanh lợi vốn :
LN 71.959,462
DVKD = ---------------- = ------------------- = 1,0876 triệu đồng
VKD 36.115 + 30.045
Tức 1 đồng vốn tạo ra được 1,0876 đồng lợi nhuận
4.4. Sức sinh lợi của vốn cố định :
LN 71.959,462
Dvcđ = ----------------- = ------------------- = 1,9925 triệu đồng
VCĐ 36.115
Tức 1 đồng vốn cố định tạo ra được 1,9925 đồng lợi nhuận
4.5. Sức sinh lợi vốn lưu động
LN 71.959,462
Dvlđ = ------------ = ------------------ = 2,395 triệu đồng
VLĐ 30.045
Tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 2,395 đồng lợi nhuận
4.6. Doanh lợi lao động
LN 71.959,462
Dlđ = ----------------- = ---------------------- = 63,680 triệu đồng
LĐ 1.130
Tức 1 lao động làm ra được 63,680 triệu đồng lợi nhuận 1 năm
4.7. Năng suất lao động
DT 1.143.571,5
W = ------------------- = ----------------- = 1.012,01 triệu đồng
LĐ 1.130
Tức 1 lao động làm ra được 1.012,01 triệu đồng doanh thu 1 năm
* Ghi chú :
Tlg : tỷ lệ lãi gộp LG : lãi gộp
Dsx : doanh lợi sản xuất DT : doanh thu
DVKD : doanh lợi vốn DTTT : doanh thu thuần
DVCĐ : sức sinh lợi vốn cố định LN : lợi nhuận
DVLĐ: sức sinh lợi vốn lưu động VKD: tổng vốn kinh doanh
DLĐ : doanh lợi lao động VCĐ : vốn cố định
W : năng suất lao động VLĐ : vốn lưu động
LĐ : số lượng lao động
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Hiện nay cạnh tranh gay gắt là xu thế chung của thị trường thế giới, vì vậy Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải áp dụng mọi biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Việt Nam đã là thành viên quan trọng của ASEAN, các hàng rào thuế quan sẽ được bãi bỏ, các sản phẩm nhiên liệu của khối ASEAN sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng trở lên phức tạp. Để cạnh tranh có hiệu quả, mở rộng chiếm lĩnh thị trường, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải tập trung mọi nỗ lực, bằng mọi giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cp dịch vụ, giảm giá thành có chính sách giá cả hợp lý và đẩy mạnh quảng cáo xúc tiến bán hàng.
2. Vốn giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam nói riêng đều thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết, vì có đầu tư thì mới có sinh lợi nhuận, miễn là đầu tư đúng mục đích, đúng thời cơ. Vì vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải mạnh dạn huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các kho cảng đầu nguồn nhằm giữ quyền tự chủ, nâng cao chất lượng nhiên liệu, giảm giá thành trong sản xuất kinh doanh.
3. Công ty mạnh dạn liên doanh, liên kết với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, đổi mới nâng cấp trang thiết bị để nâng cao chất lượng nhiên liệu, chất lượng dịch vụ.
4. Công ty phải coi phục vụ Hàng không nội địa như phục vụ Hàng không quốc tế. Tuy rằng hiện nay lợi nhuận Công ty thu được từ các hãng Hàng không nội địa rất nhỏ so với lợi nhuận thu được từ các hãng Hàng không quốc tế. Nhưng sự phát triển của các hãng Hàng không nội địa có liên quan mật thiết và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Công ty.
5. Công ty sớm tổ chức lực lượng Marketing và khẩn trương đi vào hoạt động.
6. Công ty phải có chiến lược về con người : bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ để làm chủ được khoa học công nghệ và làm việc với năng suất chất lượng cao.
7. Hầu hết các chính phủ các nước trên thế giới và trong khu vực đều không đánh thuế nhập khẩu dầu JET.A1 đối với các hãng kinh doanh nhiên liệu trong nước với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho các hãng Hàng không quốc tế. Hiện nay, thuế nhập khẩu dầu JET.A1 khá cao (68%) Nhà nước nên bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu trong một thời gian ngắn nhằm tạo điều kiện cho Công ty bình đẳng trong cạnh tranh với các hãng kinh doanh nhiên liệu trong khu vực và trên thế giới.
8. Công ty cần đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Ngoài kinh doanh nhiên liệu phục vụ ngành Hàng không, Công ty có thể kinh doanh nhiên liệu xăng dầu khác nhằm tăng lợi nhuận.
9 . Muốn đứng vững trên thương trường, kinh doanh có hiệu quả và đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, ngoài sự nỗ lực cố gắng của Công ty, cơ quan chủ quản là Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam và Nhà nước cần có những hỗ trợ tích cực, nhất là về nguồn vốn và một số chính sách ưu đãi nhất định để Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam không ngừng phát triển.
KẾT LUẬN
Xăng dầu là nguồn nhiên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành Hàng không nói riêng. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam với nhiệm vụ được giao là kinh doanh nhiên liệu Hàng không phục vụ cho các hãng Hàng không nội địa và hãng Hàng không quốc tế có chuyến bay tới Việt Nam. Sau bảy năm hoạt động, với nỗ lực quyết tâm cao của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã không ngừng phát triển vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện mình trong cơ chế thị trường. Công ty luôn thực hiện đầy đủ và vượt mức các chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện mình trong cơ chế thị trường. Công ty luôn thực hiện đầy đủ và vượt mức các chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh việc tiêu thụ dầu JET.A1. Đến nay, khách hàng trong nước và quốc tế đã công nhân chất lượng nhiên liệu và chất lượng phục vụ của Công ty xăng dầu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, số khách hàng mua nhiên liệu và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ của Công ty mỗi năm một tăng.
Tuy nhiên, để có thể kinh doanh với hiệu quả ngày càng cao, sáng tạo ngày càng nhiều lợi nhuận cho xã hội, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải thực hiện 5 biện pháp đã đưa ra. Đây là những biện pháp thiết thực nhất, có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2
I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 2
2. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh thương mại 2
2.1 Thị trường 2
2.2 Vai trò 3
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 4
1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh: 4
1.1 Về thời gian: 5
1.2 Về mặt không gian: 5
1.3 Về mặt định lượng: 6
1.4 Về mặt định tính: 6
2. Bản chất và phân loại hiệu quả SXKD 8
3. Phương hướng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh : 9
3.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp: 9
3.2Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh: 10
4.CÁC NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 11
4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11
4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 12
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (HLĐ): 12
4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 14
4.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: 15
4.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Nhà nước: 16
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả: 16
5.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp: 17
5.2. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài: 18
5.3 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong: 20
6. Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn của doanh nghiệp 21
6.1. Hiệu quả kinh doanh 21
6.2. sự cần thiết nâng cao hiệu quả : 22
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 24
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG 24
1. Sơ lược qúa trình hình thành và phát triển 24
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy 25
2.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty 25
2.2 Quyền hạn chủ yếu của công ty 25
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy (Xem biểu đồ 01) 25
2.4 Nhiệm vụ các phòng chức năng và các xí nghiệp 25
2.5 Mối quan hệ 26
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA VINAPCO 26
1. Đặc điểm và tính chất của hàng hoá kinh doanh 26
2. Thị trường 27
2.1 Thị trường đầu vào 27
2.2 Thị trường đầu ra 28
3. Qui trình nhập và tiêu thụ hàng hoá 29
VINACONTROL : Cơ quan giám định Việt Nam 29
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINAPCO 31
1. Phân tích một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VINAPCO trong một số năm 31
1.1 Kết quả kinh doanh của Công ty qua một số năm gần đây 31
1.1. Sản lượng : 32
1.2. Doanh thu : 33
1.3. Nộp ngân sách : 35
1.4. Lợi nhuận : 37
2. Một số chỉ tiêu hiệu quả của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 38
2.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp : 38
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn : 39
A. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH CỦA VINAPCO 41
I. CHI PHÍ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 41
1. Tình hình thực tế chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam 41
1.1 Đặc điểm ngành hàng kinh doanh của Công ty 41
1.2 Những nhân tố tác động đến chi phí kinh doanh tại công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 41
1.3 Tình hình thực tế chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam vài năm gần đây 43
2 Một số đánh giá chung về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 46
2.1 Những thành tích đã đạt được trong những năm qua 46
2.2 Những vấn đề còn tồn tại 47
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 48
2.1 Cơ sở của việc tính giá thành sản phẩm 48
B. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG 51
1. Tình hình lao động 51
1.1 Số lượng và chất lượng lao động 51
1.2 Hiệu quả sử dụng lao động 53
2. Tình hình tiền lương 53
2.1 Quỹ lương và cách tính 53
2.2 Phương pháp phân phối lương 56
C. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ -THIẾT BỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 61
I. Tổ chức công tác quản lý tài sản cố định của VINAPCO 62
II. Số lượng và giá trị của thiết bị : 62
III. Đánh giá chung về tình trạng TSCĐ của VINAPCO 64
IV. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 65
V. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ. 66
D. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 71
I. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 71
II. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 72
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN 75
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 78
I. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam : 78
1. Thành tích đạt được : 78
2. Những tồn tại : 79
3. Nguyên nhân của những tồn tại : 79
II/- những biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam 80
III/- Tính toán hiệu quả kinh doanh cho chiến lược năm 1999-2000: 96
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 100
KẾT LUẬN 102
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8459.doc