Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam

Lời nói đầu Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, ngành Hàng không dân dụng của nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu và phát triển kinh tế của đất nước. Đ

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể ngành Hàng không có thể hoạt động thường xuyên, ổn định và phát triển trong lĩnh vực vận chuyển Hàng không thì việc cung cấp nguồn nhiên liệu cho các thiết bị Hàng không một cách liên tục, đầy đủ va đồng bộ là rất cần thiết. Những năm qua, cùng với sự chuyển mình của đất nước, bước sang nền kinh tế thị trường, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là đơn vị kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chính là cung ứng vật tư xăng dầu cho các hoạt động bay trong nước và quốc tế. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhiên liệu phản lực JET - A1. Do vậy, việc tiêu thụ dầu JET - A1 là điều kiện sống còn, là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển. Với sự phát triển không ngừng của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu Hàng không, nên có một số thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu tâm giải quyết những tồn tại hiện nay để ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Từ những kiến thức đã học tại khoa Kinh tế Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và được sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Đoàn Đình Nghiệp giáo viên Khoa Kinh tế, tập thể cán bộ và nhân viên Phòng kinh doanh XNK - Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tôi đã thực hiện đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp: "Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam". Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường. Thương mại hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất đến mức mà sản xuất xã hội trở thành sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là một loại hình của sản xuất xã hội. Sản xuất hàng hoá ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên hai điều kiện. - Một là: Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới chuyên môn hoá ngày càng cao trong nền sản xuất. - Hai là: có sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội. Sản xuất hàng hoá là tiền đề của thương mại. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi. Khi trao đổi hàng hoá đến trình độ xuất hiện tiền tệ làm chức năng lưu thông thì trao đổi hàng hoá được gọi là lưu thông hàng hoá. Về mặt lịch sử lưu thông hàng hoá ra đời ngay từ khi xã hội chiếm hữu nô lệ, khi đó trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi. Những chủ nô đã chiếm hữu những sản phẩm thặng dư của người nô lệ làm ra và chúng đem những sản phẩm đó trao đổi để lấy những sản phẩm khác phục vụ cho chúng. Sự trao đổi sản phẩm lúc đầu mang tính ngẫu nhiên đơn giản dần dần phát triển và mở rộng đặc biệt khi tiền tệ ra đời. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, có một loại người chuyên dùng tiền tệ để mua hàng hoá rồi đem bán. Kinh doanh thương mại xuất hiện. Người ta gọi những người có tiền tổ chức việc mua hàng hoá từ nơi này rồi đem bán những hàng hoá ở nơi khác là nhà buôn (thương nhân). Những người hoạt động lưu thông hàng hoá chuyên nghiệp, đó là những người kinh doanh thương mại. 1.2. Nội dung và quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: Gồm có 3 chỉ tiêu đó là - Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động 1.2.2. Các phương pháp phân tích và đánh giá *. Thành tích đạt được: Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là Công ty mới được thành lập nhưng đã đạt được một số thành tích đáng kể. Qua 3 năm hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Về doanh thu, nếu như năm 1996 chỉ đạt 500 tỷ đồng thì đến năm 1997 đã đạt 619,6 tỷ đồng. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng so với năm 1996 là 24%. Sản lượng tiêu thụ nhiên liệu Hàng không, dầu JET. A1 mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty đã tăng lên rõ rệt. Năm 1997, với sản lượng tiêu thụ dầu JET. A1 là 187.600 tấn, công ty đã đạt tốc độ tăng trưởng là 19% và tăng trưởng 24% so với năm 1996. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ tăng cũng có nghĩa là lợi nhuận của Công ty tăng lên. Năm 1997, Công ty đạt được 42.933 triệu đồng nhuận cao hơn năm 1996 là 17.556 triệu đồng hay 69%. Năm 1998, lợi nhuận đạt được là 68.108 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 58,6% so với năm 1997. Nhờ kinh doanh có hiệu quả, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Năm 1996, công ty nộp vào ngân sách Nhà nước 96.693 triệu đồng. Năm 1997, nộp 125.886 triệu đồng, tăng 30% sovới năm 1996. Năm 1998 nộp 167.205 triệu đồng vượt mức kế hoạch năm là 11,5% tăng 32,8%. Những con số trên là sự khẳng định chắc chắn cho việc kinh doanh có hiệu quả của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Chất lượng nhiên liệu và chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng là một thành tựu đáng kể của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Để đạt được kết quả này, Công ty đã phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng nhiên liệu từ lúc nhập khẩu ở nước ngoai về đến lúc xuất bán cho khách hàng tại các sân bay. Đồng thời, Công ty cũng phải tổ chức bảo quản chu đáo, cẩn thận tại các kho cảng kết hợp với việc sử dụng các phương tiện vận tải tra nạp hiện đại. Những thành tựu mà Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua quả thật là điều rất đáng khích lệ, nhất là đối với một Công ty vừa mới thành lập. * Những tồn tại: Sự cố gắng, nỗ lực của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam trong hoạt động kinh doanh là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Công ty còn một số tồn tại: - Lợi nhuận đạt được còn nhỏ so với quy mô của Công ty - Thị phần của Công ty ở thị trường quốc tế còn nhỏ bé. - Thiếu quyền chủ động trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. * Nguyên nhân của những tồn tại: Trong những năm vừa qua, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn quan tâm tới việc đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện có vẫn chưa đủ hiện đại và với sự phát triển của ngành Hàng không. Việc đổi mới trang thiết bị phụ thuộc vào nguồn vốn của Công ty, trong khi đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân sách cấp còn ít. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đổi mới trang thiết bị của công ty. Do không có kho cảng đầu nguồn, Công ty phải thuê của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) nên chi phí của Công ty tăng lên. Do đó, giá bán của Công ty đã cao hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Thuê kho cảng của PETROLIMEX nên Công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu quyền chủ động trong kinh doanh. Việc đảm bảo tiến độ nhập và xuất nhiên liệu là rất quan trọng nhưng nhiều khi đã đến ngày tầu nhập cảng, Công ty vẫn chưa thuê được kho chứa nên phải chịu nộp phạt vì tàu trả hàng chậm trễ. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí của Công ty. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tạm thời là Công ty độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Hàng không. Vì vậy, việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng chưa được Công ty coi là vấn đề quan trọng, hoạt động tiếp thị bị coi nhẹ. Hiện nay, Công ty vẫn chưa có một phòng tiếp thị riêng. Trên đây là những tồn tại mà Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải quan tâm giải quyết trong thời gian tới nhăm kinh doanh có hiệu quả hơn. Cụ thể qua những bước phân tích sau: * Phân tích hiệu quả kinh tế - Tỷ lệ lãi gộp: LG 130.835,385 TLg = ---------------- = ---------------------------- = 0,11556 triệu đồng DT 1.132.135,715 Tức 1 đồng doanh thu thuần có 0,11556 đồng lãi gộp - Doanh lợi sản xuất: LN 71.959,462 Dsx = ------------- = ------------------ = 0,0629 triệu đồng DT 1.143.571,5 Tức 1 đồng doanh thu có 0,0629 đồng lợi nhuận - Doanh lợi vốn: LN 71.959,462 Dv = --------------- = ----------------------- = 1,0876 triệu đồng V 36.115 + 30.045 Tức 1 đồng vốn tạo ra được 1,0876 đồng lợi nhuận - Sức sinh lợi của vốn cố định: LN 71.959,462 Dvcđ = -------------- = ------------------ =1,9925 triệu đồng VCĐ 36.115 Tức 1 đồng vốn cố định tạo được 1,9925 đồng lợi nhuận - Sức sinh lợi vốn lưu động: LN 71.959,462 Dvlđ = -------------- = ----------------- = 2,395 triệu đồng VLĐ 30.045 Tức 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 2,395 đồng lợi nhuận - Doanh lợi lao động: LN 71.959,462 Dlđ = ------------ = -------------------- = 63,680 triệu đồng LĐ 1.130 Tức 1 lao động làm ra được 63,680 triệu đồng lợi nhuận 1 năm - Năng suất lao động: DT 1.143.517,5 W = ------------- = ------------------ = 1.012,01 triệu đồng LĐ 1.130 Tức 1 lao động làm ra được 1.012,01 triệu đồng doanh thu 1 năm Trong đó: Tlg : tỷ lệ lãi gộp LG: Lãi gộp Dsx : doanh loại sản xuất DT: doanh thu Dv: doanh lợi vốn DTth: doanh thu thuần Dvcđ: sức sinh lợi vốn cố định LN: lợi nhuận Dvlđ: sức sinh lợi vốn lưu động V: tổng vốn Dlđ: doanh lợi lao động VCĐ: vốn cố định W: năng suất lao động VLĐ: vốn lưu động LĐ: Số lượng lao động 1.2.3. Quá trình nguyên tắc đánh giá hiệu quả * Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng. Sản xuất ra sản phẩm là khâu đầu tiên, những sản phẩm được đi vào sử dụng (trong sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân thì sản phẩm đó mới được thực sự trở thành sản phẩm và quá trình sản xuất mới hoàn thành. Doanh nghiệp sản xuất có thể kiêm thực hiện việc lưu thông sản phẩm của mình. Nhưng lưu thông sản phẩm đòi hỏi phải có thời gian, không gian và chi phí. Kinh doanh thương mại chuyển thực hiện việc lưu thông hàng hoá, nếu đảm nhiệm được khâu này thì doanh nghiệp sản xuất nhận được tiền về bán sản phẩm nhanh hơn, có thể tiếp tục tăng vòng quay của sản xuất. Trong khi đó doanh nghiệp thương mại có điều kiện mở rộng lưu thông, thực hiện việc lưu chuyển hàng hoá đến đúng nơi có nhu cầu và hạ được phí tổn trong chi phí lưu thông. Thực hiện chức năng trong lưu thông hàng hoá các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tổ chức các quá trình lưu thông hàng hoá một cách nhanh chóng, hợp lý đảm bảo thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Về hàng hoá theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, thời gian và địa điểm thích hợp, với chi phí lưu thông thấp nhất. Các doanh nghiệp cũng phải quan tâm tới giá trị và sử dụng của hàng hoá. Doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng cần giá trị sử dụng của hàng hoá. * Quá trình sản xuất trong khâu lưu thông: Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Sản xuất tạo ra sản phẩm thích hợp với nhu cầu. Phân phối phân chia sản phẩm theo quy luật của xã hội. Lưu thông một lần nữa lại phân phối sản phẩm theo những nhu cầu riêng. Còn tiêu dùng có hai loại: tiêu dùng sản xuất thì sản phẩm quay trở lại quá trình tái sản xuất. Tiêu dùng cá nhân sản phẩm sẽ biến mất và thoả mãn trong quá trình tiêu dùng. * Quá trình dự trữ hàng hoá: để đảm bảo cung ứng kịp thời đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng, thuận lợi và văn minh cho sản xuất và tiêu dùng xã hội với chi phí lao động xã hội thấp nhất. * Quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thoả mãn kịp thời và thuận lợi các nhu cầu hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng. Kinh doanh thương mại và buôn bán hàng hoá doanh nghiệp mua hàng không phải để tiêu dùng mà để bán. Vì thế lựa chọn hàng mua phải căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và thoả mãn kịp thời và thuận lơị các nhu cầu hàng hoá của khách hàng (doanh nghiệp sản xuất hoặc người tiêu dùng). Doanh nghiệp phải tính toán kỹ lỗ lãi, phải giảm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả của kinh doanh. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh đứng vững trên thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh để thu hút được khách hàng doanh nghiệp phải tạo được nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phải đảm bảo thoả mãn kịp thời và thuận lợi nhu cầu hàng hoá của khách hàng. * Quá trình thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển. Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất với giá cả thích hợp. Kinh doanh thương mại gắn bó với sản xuất bằng cách cung ứng những yếu tố đầu vào của sản xuất (vật tư, kỹ thuật) và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, đồng thời cung ứng hàng tiêu dùng cho tiêu dùng xã hội. Bằng cách cung ứng những máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới, công nghệ mới tiến bộ sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Cũng như cung ứng những hàng hoá chất lượng cao kỹ thuật tiên tiến, hiện đại giúp cho người sản xuất, người tiêu dùng hướng tới nhu cầu văn minh hơn. Nhờ nối các quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước với nhau, trong nước với nước ngoài kinh doanh thương mại góp phần thúc đẩy áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng. * Quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng kịp thời thuận lợi và văn minh. Theo quan niệm hiện đại thì ngày nay cũng là một hoạt động dịch vụ. Hoạt động dịch vụ này là bán hàng cho khách hàng. Phát triển các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh thương mại là phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ việc mua, bán, dự trữ, bảo quản hàng hoá nhằm bảo đảm một cách thuận lợi nhất, kịp thời nhất, văn minh nhất cho khách hàng. * Quá trình giảm chi phí kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tuân thủ luật pháp và chính sách xã hội. Giảm chi phí kinh doanh là giảm các khoản chi phí có thể và cần thiết phải giảm như : chi phí do mua hàng giá quá cao (hơn mức bình thường), các khoản chi phí lưu thông phải giảm như: hao hụt trên định mức, tiền cước vận chuyển quanh co... - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp gồm những bộ phận gắn bó với nhau có vốn và phương tiện vật chất kỹ thuật, hoạt động theo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hạch toán kinh doanh hoàn chỉnh, có nghĩa vụ và đựơc hệ thống pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Doanh nghiệp kinh doanh thương mại là dùng tiền của công sức vào việc buôn bán hàng hoá, nhằm mục đích kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải có vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền, bằng các tài sản khác (nhà cửa, kho tàng cửa hàng...). Có thể vốn lúc đầu là các khoản tích luỹ, vốn góp, vốn huy động hay vốn vay... Có vốn mới thực hiện đựơc chức năng lưu thông hàng hóa. Doanh nghiệp kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán. Xét trên toàn bộ và cả quá trình hoạt động kinh doanh. Mua hàng không để mình dùng mà mua hàng để bán cho người khác. Đó là hoạt động buôn bán. Doanh nghiệp kinh doanh thương mại dùng vốn (tiền của, công sức) vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi. Có như vậy mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh. Nếu thua lỗ dẫn tới doanh nghiệp phá sản. - Môi trường kinh doanh thường được hiểu như là một tập hợp các điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến tổ chức và hoạt động của con người. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người ta thường liệt kê hoặc phân nhóm các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh theo hai dạng. + Thứ nhất môi trường vi mô. + Thứ hai là môi trường vĩ mô. Trong đó các yếu tố của môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: người cung ứng, doanh nghiệp, người môi giới trung gian, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng. Môi trường vĩ mô bao gồm thể chế chính trị, luật pháp, văn hoá - xã hội, kỹ thuật và công nghệ, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ quốc tế. Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 2.1. Tổng quan về công ty Hàng không dân dụng là ngành kỹ thuật dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện kinh tế mở, ngành Hàng không dân dụng nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu phát triển kinh tế đất nước là cầu nối giữa các lục địa, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho việc đi lại buôn bán bán, vận chuyển, chuyển giao thông tin khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân hoạt động văn hoá kinh tế xã hội. Hoạt động của ngành Hàng không dân dụng mang tính dây chuyền được hình thành bởi nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề nay có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho các thiết bị Hàng không hoạt động ở cả trên không và mặt đất. Để ngành Hàng không có thể hoạt động bình thường, ổn định, việc cung cấp nhiên liệu một cách liên tục là cần thiết nhất. 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam Ngày 11/02/1975 trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, quyết định thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương và Bộ quốc phòng. Năm 1981, Công ty xăng dầu Hàng không được thành lập và trực thuộc Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam. Năm 1984 thành lập Cục xăng dầu Hàng không và Công ty xăng dầu Hàng không trực thuộc Cục xăng dầu Hàng không. Ngày 22/4/1993 Bộ giao thông vận tải có quyết định số 768/QĐ/TCCB - LĐ thành lập Công ty xăng dâu Hàng không (trên cơ sở Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ). Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập lại theo thông báo số 76/CB ngày 06/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 847/QĐ/TCCB - LĐ ngày 09/06/1994 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Xăng dầu vừa là vật tư vừa là chiến lược, vừa là hàng hoá, nó ảnh hưởng lớn đến cân đối nền kinh tế nên Nhà nước đã trực tiếp quản lý và phân cấp cho một số ít doanh nghiệp được phép trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong cả nước. Theo thông tư số 04/TM ngày 04/04/1994 của Bộ thương mại, nước ta có bốn doanh nghiệp được phép xuất khẩu xăng dầu các loại là: 1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLMEX) 2. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) 3. Tổng công ty xuất nhập khẩu dầu khí Việt Nam (PETEC) 4. Công ty dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn PETEO) Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng không Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, được thành lập trên cơ sở ba Xí nghiệp xăng dầu Hàng không theo ba miền lãnh thổ. Năm 1994 đến năm 1998 công ty đã phát trển và thành lập thêm Xí nghiệp dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu Hàng không và hai chi nhánh kinh doanh bán lẻ xăng dầu Hàng không: 1. Xí nghiệp xăng dầu Hàng không Miền bắc. 2. Xí nghiệp xăng dầu Hàng không Miền trung. 3. Xí nghiệp xăng dầu Hàng không Miền Nam. 4. Xí nghiệp dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu Hàng không. 5. Chí nhánh kinh doanh bén lẻ xăng dầu Hàng không Miền Nam. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VINAPCO (Vietnam Airpetrol Company). Trụ sở chính của Công ty đặt tại sân bay Gia Lâm, thuộc địa bàn Gia Lâm - Hà Nội. 2.1.2. Các đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu hàng không Chức năng chủ yếu của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là cung ứng nhiên liệu dầu JET - A1 cho các hãng Hàng không nội địa và các hãng Hàng không quốc tế hạ cánh, cất cánh tại các sân bay của Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: - Thực hiện xuất nhập khẩu xăng dầu và vận tải xăng dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng Hàng không, các loại xăng dầu khác và các thiết bị phụ tùng phát triển ngành xăng dầu. - Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến chuyên ngành xăng dầu * Sản phẩm thị trường: Mặt hàng kinh doanh của Công ty xăng dầu Hàng Không Việt Nam là xuất nhập khẩu nhiên liệu dầu JET. A1. Đây là loại nhiên liệu hàng không được nhập từ khối các nước Tư bản chủ nghĩa như Anh, Nhật, Singapore trong đó có các hãng nổi tiếng như: BP, SHELL, TOTAL, MARUBEN... Dầu JET. A1 là sản phẩm kỹ thuật cao của công nghệ hoá dầu, là sản phẩm của nhiều công ty tham gia chế biến và áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Sản phẩm dầu JET.A1 đòi hỏi kỹ thuật cao và việc bảo quản rất nghiêm ngặt. Đặc tính của dầu JET.A1 và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả kinh doanh. - Dầu JET.A1 là sản phẩm dễ cháy, dễ nổ, dễ bị bay hơi và dễ biến đổi màu sắc. Do những đặc tính này nên yêu cầu đặt ra là phải tổ chức bảo quản thật tốt để không ảnh hưởng tơí chất lượng nhiên liệu. Nếu chất lượng nhiên liệu không đảm bảo, không được khách hàng chấp nhận thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Do yêu cầu bảo quản cao nên chi phí cho bảo quản là khá lớn. Hiện nay, chi phí dành cho bảo quản của Công ty là 2,3 USD/tấn nhiên liệu. Sản lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng lên thì chi phí bảo quản nhiên liệu cũng tăng theo, điều này làm cho tổng chi phí cao, làm giảm bớt hiệu quả kinh doanh. - Dầu JET.A1 là sản phẩm nhập từ nước ngoài nên phải qua nhiều khâu chung chuyển. Dầu JET.A1 còn có tính bay hơi, hao hụt, dễ bị rò rỉ. Do đó, trong quá trình vận chuyển, quá trình nhập, xuất và tiêu thụ, sẽ không tránh khỏi tình trạng bị hao hụt. Lượng hao hụt bao gồm: hao hụt tiếp nhận, hao hụt bảo quản, hao hụt vận chuyển và hao hụt bơm rót. Tổng hao hụt trong các quá trình la 2, 136 USD/ tấn nhiên liệu. + Thị trường đầu vào: 100% nhiên liệu cung cấp cho máy bay của Công ty xăng dâu Hàng không Việt Nam phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu các hãng xăng dầu nổi tiếng thế giới như: BP, SHELL, TOTAL, tại thị trường Singpaore. Hàng năm vào tháng 4 có khoảng 10 đại diện của các hãng lớn nay đến Công ty chào hàng để ký hợp đồng cho năm sau. Trên cơ sở các hãng đến chào hàng, Công ty đặt ra tiêu chuẩn chọn thầu gồm có: - Chất lượng nhiên liệu. - Giá cả: theo giá Plat (mặt hàng giá chung cho khu vực ĐNA) - Chi phí vận chuyển. - Thời gian cho chậm thanh toán. Các hãng tranh thầu với nhau chủ yếu ở hai khía cạnh: chi phí vận chuyển và thời gian cho chậm thanh toán. Qua hình thức lựa chọn đấu thầu đó, Công ty ký hợp đồng với ba hoặc bốn hãng có chi phí vận chuyển thấp nhất là thời gian cho chậm thanh toán dài. Công ty căn cứ vào tình hình biến động của thị trường nhiện liệu Hàng không trong khu vực và trên thế giới để đặt ra thời hạn hợp đồng và số lượng mua sao cho tối ưu nhất. + Thị trường đầu ra: Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã rất chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sao cho được nhiều nhất, có hiệu quả nhất. Đối tượng khách hàng của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam chủ yếu là hãng Hàng không trong nước và các hãng Hàng không quốc tế. Khách hàng mua nhiên liệu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chia thành ba loại chính sau: - Các hãng Hàng không nội địa - Các hãng Hàng không quốc tế - Các đối tượng khách + Các hãng Hàng không nội địa: Hàng không dân dụng Việt Nam đảm nhận phục vụ vận tải cả Hàng không trong nước và Hàng không quốc tế. * Vận tải Hàng không trong nước: Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ bình quân khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty. Các hãng Hàng không nội địa gồm có: - Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES) - Công ty Hàng khổng cổ phần (PACIFIC AIRLINES) - Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO) -Tổng công ty bay phụcvụ dầu khí (PFC) * Vận tải Hàng không quốc tế: + Các hãng Hàng không quốc tế: Các hãng hàng không quốc tế bay Việt Nam hàng năm tiệu thụ khoản 19% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, là bạn hàng lớn thứ hai của Công ty. Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, đã có rất nhiều nước đặt quan hệ vận chuyển Hàng không nước ta. Đến năm 1996, đã có 22 hãng Hàng không nước ngoài có đường bay hoặc thuê chuyển thường lệ đến Việt nam. Hầu như các hãng Hàng không quốc tế có đường bay thường lệ đến nước ta đều ký hợp đông mua dầu JET.A1 với Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số máy bay của các hãng Hàng không quốc té đến Việt Nam không thường lệ cần tiếp nhiên liệu. Trong những năm gần đây số lượng máy bay Quốc tế đến Việt Nam tăng lên, theo đó sản lượng dầu JET.A1 bán ra của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cho các hãng Hàng không quốc tế cũng được tăng lên. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.2.1. Doanh thu tiêu thụ Dầu JET.A1 là nhiên liệu được nhập 100% từ nước ngoài qua nhiều khâu nhiều khâu chung chuyển và cuối cung là tra nạp cho máy bay. Do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao nên việc đảm bảo chất lượng của dầu JET.A1 là vấn đề mà công ty luôn quan tâm. Tuy phải qua nhiều khâu trong quy trình kinh doanh nhưng Công ty luôn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nhiên liệu ở từng khâu. Quy trình nhập và tiêu thụ hàng hoá của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình nhập và tiêu thụ dầu JET. A1 Máy bay Kho sân bay của VINAPCO Kho cảng của PETROLIMEX Bến dỡ Cảng xếp hàng của nước xuất khẩu Viên thử Vinapco phân tích, kiểm tra chất lượng Petrolimex Vinapco SGS Vinacontrol Petrolimex Vinapco Chứng chỉ chất lượng của nhà máy lọc dầu SGS : Cơ quan giám định quốc tế VINACONTROL : Cơ quân giám định Việt Nam VINAPCO : Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam PETROLIMEX : Tổng công ty xăng dầu Hàng không Qua sơ đồ cho thấy quá trình kiểm tra chất lượng nhiên liệu từ khi nhập vào đến khi tiêu thụ được tiến hành như sau: a. Tại bến cảng của nước xuất khẩu, nhiên liệu trước khi bơm xuống tầu được tiến hành kiểm tra và chỉ khi nào nhiên liệu có chứng chỉ của Nhà máy lọc dầu thì mới được bơm xuống tàu để xuất bán. b. Khi tàu nhập cảng Việt nam, VINACONTROL tiến hành kiểm tra giám định chất lượng, tiếp đến là PETROLIMEX kiểm tra đánh giá chất lượng nhiên liệu và sau cùng là VINAPCO kiểm tra lại một lần nữa. Khi thấy nhiên liệu đảm bảo chất lượng thì mới chấp nhận và cho bơm lên các kho cảng đầu nguồn. c. Do VINAPCO không có hệ thống kho cảng đầu nguồn để tiếp nhận nhiên liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam nên Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải thuê kho của PETROLIMEX tại các khu vực. Khu vực II: Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh Khu vực V: Kho Nai Hiên - Đà Nẵng Khu vực III: Kho Thượng Lý - Hải Phòng Trong suốt quá trình lưu giữ tại kho cảng đầu nguồn, nhiên liệu vẫn được PETROLIMEX và VINAPCO kiểm tra để giữ cho nhiên liệu luôn đảm bảo chất lượng. d. Nhiên liệu tại các kho cảng đầu nguôn được vận chuyển bằng các xe Tex về các kho sân bay. Tại các kho sân bay, trước khi đưa đi tiêu thụ nhiên liệu được kiểm tra lần nữa. Tại sân đỗ, trước khi nạp cho máy bay với sự chứng kiến của khách hàng, nhiên liệu được kiểm tra chất lượng cuối cùng. Sau khi được sự đồng ý của khách hàng, nhiên liệu được tra nạp vào máy bay. Do tổ chức kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định của quốc tế, được bạn hàng tin tưởng. Góp phần nâng cao uy tín của Công ty, thu hút được nhiều bạn hàng mới và qua đó góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh của Công ty. * Đặc điểm về lao động: Hiện nay, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có tổng số cán bộ công nhân viên là 1.130 người, bao gồm nhân viên chính thức và công nhân hợp đồng. 2.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty * Đặc điểm về máy móc thiết bị, tài sản cố định - Tài sản cố định: Tính đến ngày 31/12/1996, tổng TSCĐ của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là 80.478 tỷ đồng, trong đó bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, kho bể, máy móc, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải tra nạp, đất đai, thiết bị, phương tiện tra nạp, đất đai và một số TSCĐ khác. Biểu tài sản cố định của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam năm 1996 TT Tên tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Tỷ lệ KHCB (%) A Tài sản đang dùng trong SXKD 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 10.365 2.188,6 8.176,4 4 2 Kho bể 5.349 2.820,2 2.528,8 20 3 Thiết bị, phương tiện vận tải 53.320 24.034,6 29.285,4 15 4 Thiết bị, máy móc văn phòng 3.111 1.391 1.720 15 5 Tài sản cố định khác 4.813 1.508,3 3.304,7 10 B Tài sản thanh lý 3.520 1.636 1.884 18 Cộng 80.478 33.578,7 46.899,3 - Số lượng và giá trị của thiết bị: Do đặc trưng của mặt hàng kinh doanh nên những phương tiện chủ yếu phục vụ trực tiếp quá trình của Công ty là kho bể và phương tiện vận tải tra nạp. a. Kho bể: Kho bể là tài sản cố định có giá trị của Công ty, chiếm khoảng 7% tổng giá trị tài sản cố định. Công ty có bốn khu vực kho bể chính: - Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu Việt Nam: chứa được 12.000m3 = 9.540 tấn - Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu miền Bắc gồm các kho ở sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm chứa được 16.000m3 = 12.720tấn. - Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu miền Trung: chứa được 4.000m3 = 3.180 tấn - Một số kho nhỏ ở các sân bay lẻ như Nha Trang, Cát Bi mỗi kho chứa khoảng 3.000m3 = 2.385 tấn. Với 4 khu vực kho bể chính, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chứa tối đa là 27.825 tấn nhiên liệu, đủ khả năng bán và dự trữ nhiên liệu cho hoạt động bay. b. Phương tiện tra nạp: Phương tiện vận tải tra nạp là phương tiện kinh doanh chủ yếu của Công ty, là những TSCĐ có giá trị lớn, chiếm khoảng 66% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Công ty có khoảng 20 xe tra nạp xăng dầu trong đó: - 8 xe Gassite (của Mỹ) loại 23m2 - 8 xe TZ 22 (của Liên xô) loại 22 m3 - 4 xe ATZ (của Liên xô) loại 8m3 Công ty có một xí nghiệp vận tải xăng dầu gồm 26 chiếc xe Xitec các loại chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu từ các cảng đầu nguồn về các kho bể chứa của Công ty. * Đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam Xí nghiệp xăng dầu HK miền Bắc Xí nghiệp xăng dầu HK miền Trung Xí nghiệp xăng dầu HK miền Nam Xí nghiệp D.vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu Các chi nhánh bán lẻ xăng dầu HK - Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu xăng dầu, sản phẩm dầu mỏ đặc chủng hàng không và vận tải xăng dầu, sản phẩm dầu mỏ đặc chủng. - Xí nghiệp xăng dâu miền Bắc, miền Trung, miền Nam: đảm bảo cấp phát xăng dầu, tra nạp nhiên liệu cho các máy bay tại các sân bay ở khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các xí nghiệp này hạch toán nội bộ, có tư cách pháp nhân theo uỷ quyền của Giám đốc công ty. - Xí nghiệp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8360.doc
Tài liệu liên quan