Mục lục
Lời nói đầu 3
Phần I: Cơ sở lý luận của công tác đấu thầu 5
I> Xây dựng cơ bản – Ngành sản xuất vật chất quan trọng có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân 5
1. Hoạt động xây dựng cơ bản 5
2. Phân loại dự án đầu tư trong xây dựng cơ bản 6
3. Tính chất và đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản 10
4. Các hình thức tổ chức thực hiện dự án trong
xây dựng cơ bản 10
5. Vai trò của hoạt động xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân 1
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty xây dựng số 1 - Tổng Công ty xây dựng HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
II> Những vấn đề chung về đấu thầu trong xây dựng cơ bản 12
1. Mục tiêu của công tác đấu thầu 12
2. Một số “thuật ngữ” thường dùng trong đấu thầu 12
3. Các hình thức đấu thầu 13
4. Các phương thức áp dụng 13
5. Một số quy định về tổ chức đấu thầu & dự thầu ở
Việt Nam 14
6. ý nghĩa của công tác đấu thầu xây dựng cơ bản 16
III> Quy trình tổ chức đấu thầu 16
Phần II: Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng tại công ty xây dựng số I – Tổng công ty xây dựng Hà nội 23
I> Giới thiệu về công ty xây dựng số I 23
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng số I 23
II> Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty xây dựng số I 25
1. Nhiệm vụ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty 25
2. Đặc điểm về máy móc thiết bị 26
3. Đặc điểm về lao động 28
4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 29
5. Đặc điểm về vốn tài chính 33
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu 35
III> Tình hình cạnh tranh trong công tác đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng số I 36
1. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty 36
2. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty trong công tác đấu thầu 46
IV> Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu
của công ty 48
1. Những thành tích trong công tác đấu thầu của công ty xây dựng số I 48
2. Những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong lĩnh vực đấu thầu 49
3. Các cơ hội và nguy cơ của công ty 50
4. Những hạn chế của công ty trong công tác đầu thầu 50
5. Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề còn hạn chế trên 51
Phần III: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng tại công ty xây dựng số I – Tổng công ty xây dựng Hà nội 52
Những biện pháp đối với công ty 52
Kiến nghị với Nhà nước 65
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 68
Lời nói đầu
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thị trường xây dựng ở nước ta không ngừng phát triển, khối lượng đầu tư và xây dựng hàng năm của nước ta hiện nay tăng rất nhanh. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu và xây dựng phải có những biện pháp tổng hợp và đồng bộ trong đó việc nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân.
Các công trình xây dựng là kết tinh của các thành quả khoa học - kỹ thuật và nghệ thuật của nhiều ngành ở thời điểm đang xét và ngành xây dựng tạo ra cho đất nước ta một nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại bước vào thế kỷ XXI, từng bước hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Các công trình xây dựng có tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa học và kỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển, văn hoá, nghệ thuật và kiến trúc, có tác động đến môi trường sinh thái. Để đảm bảo cho việc cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng và nâng chất lượng hiệu qủa các công trình xây dựng. Nhà nước ta đã ban hành quy chế đấu thầu theo quyết định số 24 - BXD/VKT ngày 12-2-1990. Sau một thời gian thực hiện, Bộ xây dựng ra quyết định số 60 - BXD/VKT về quy chế đấu thầu xây lắp ngày 30-3-1994. Qua một quá trình hoạt động đấu thầu ở nước ta, hiện nay quy chế đấu thầu được áp dụng theo NĐ 52/ CP và NĐ 88/ CP sửa đổi, bổ sung. Mặc dù việc áp dụng hình thức đấu thầu ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều mặt tốt tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề còn hạn chế.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng - Công ty xây dựng số I. Với những kiến thức đã học và thông qua việc thu thập tài liệu khác và tìm hiểu về công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng số I. Tôi nhận thấy rằng công tác đấu thầu là một công tác quan trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty xây dựng số I - Tổng công ty xây dựng Hà Nội “ với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Kết cấu luận văn này gồm ba phần sau:
Phần I> Cơ sở lý luận của công tác đấu thầu.
Phần II> Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng tại Công ty xây đựng số I - Tổng công ty xây dưng Hà Nội.
Phần III> Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu các công trình xây dựng tại Công ty xây dựng số I.
Sau một thời gian làm việc và nghiên cứu vô cùng khẩn trương cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn - TS Lê Thị Anh Vân và các cô chú ở xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng - Công ty xây dựng số I và các thầy cô giáo trong khoa khoa học quản lý tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo - TS Lê Thị Anh Vân, các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú trong xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng - Công ty xây dựng số I.
Hà Nội, tháng 7 - 2000
Sinh viên thực hiện
Phần I
Cơ Sở Lý Luận Của Công Tác Đấu Thầu
Xây dựng cơ bản - Ngành sản xuất vật chất quan trọng có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ngành xây dựng cơ bản đang hoà mình góp phần vào sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân -là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy quá trình đi lên công nghiệp hoá-hiện đại hoá nước nhà.
1> Hoạt động xây dựng cơ bản
- Xây dựng cơ bản là những hoạt động nhằm tạo ra những tài sản cố định mang tính chất lâu dài phục vụ cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo nâng cấp sửa chữa và mở rộng các công trình dân dụng cũng như công nghiệp.
- Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của chính phủ thì trình tự đầu tư và xây dựng một công trình XDCB được thực hiện qua 3 giai đoạn.
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Là giai đoạn triển khai xem xét, đánh giá các ý đồ đầu tư, tiến hành thu nhập các tài liệu về các vấn đề kinh tế, kỹ thuật... để thiết lập các dư án đầu tư, thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
- Nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm:
Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm xem xét khả năng có thể huy động vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
Tiến hành điều tra, khảo sát và địa điểm xây dựng dự án.
Tiến hành lập dự án đầu tư.
Thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể chính thức đi vào khởi động dự án.
Nội dung của giai đoạn thực hiện đầu tư:
Xin cấp đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình.
Mua sắm thiết bị và công nghệ .
+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế tổng dự toán, dự toán công trình.
Tiến hành thi công xây lắp.
Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
+ Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất luợng xây dựng.
+ Vận hành thu, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- Đây là giai đoạn hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình đã được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư.
Nội dung của giai đoạn này khi kết thúc xây dựng bao gồm:
Nghiệm thu bàn giao công trình.
Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.
Bảo hành công trình.
Quyết toán vốn đầu tư.
Phê duyệt quyết toán.
2> Phân loại dự án đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định như sau(Ban hành kèm theo Nghị định số : 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ):
STT
Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn đầu tư
I. Nhóm a
1
2
3
4
5
6
Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới .
Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư.
Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ .Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Các dự án: Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Không kể mức vốn
Không kể mức vốn
Trên 400 tỷ đồng
Trên 200 tỷ đồng
Trên 100 tỷ đồng
Trên 75 tỷ đồng
II. Nhóm B
1
2
3
4
Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt đường quốc lộ.
Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Các dự án: Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ 30 đến 400 tỷ đồng
Từ 20 đến 200 tỷ đồng
Từ 15 đến 100 tỷ đồng
Từ 7 đến 75 tỷ đồng
III. Nhóm c
1
2
3
4
Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt đường quốc lộ, các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn).
Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Các dự án: Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới 30 tỷ đồng
Dưới 20 tỷ đồng
Dưới 15 tỷ đồng
Dưới 7 tỷ đồng
Bảng1: Phân loại dự án đầu tư trong xây dựng cơ bản
Ghi chú:
Các dự án nhóm A về dường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải được tuân theo quyết định cuả Thủ tướng Chính phủ.
Tính chất và đặc điểm của ngành XDCB
3.1. Tính chất sản phẩm của ngành XDCB.
Sản phẩm xây dựng là các công trình được tổ hợp từ sản phẩm của rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. Sản phẩm xây dựng là một dạng đặc thù của sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế tạo) chính vì vậy sản phẩm xây dựng rất đa dạng về hình dáng, kiểu cách, chủng loại, cấu tạo.
Sản phẩm xây dựng thường có quy mô kích thước lớn, chu kỳ sản xuất sản phẩm thường kéo dài, tập trung một lượng vốn tương đối lớn. Trong quá trình sản xuất thi công, sản phẩm chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên môi trường và khí hậu.
Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều các yếu tố đầu vào thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên có thể nói sản phẩm xây dựng cơ bản là loại sản phẩm của nhiều ngành, liên quan đến nhiều giai đoạn công nghệ phức tạp.
Nét đặc thù của sản phẩm xây dựng là nó biểu hiện lên nhiều mặt như: kinh tế, văn hoá... Điều này cũng nói lên bản sắc của một dân tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định
3.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất xây dựng.
Sản xuất xây dựng , nếu xét về phương diện kỹ thuật sản xuất là tổng hợp các yếu tố: vật liệu, kết cấu, kiến trúc và phương pháp thi công.
Nét đặc thù của sản xuất xây dựng so với các hoạt động khác, sản xuất xây dựng có những đặc điểm sau:
- Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc, có chu kỳ sản xuất dài và thường phải di chuyển địa điểm.
- Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng.
- Sản xuất xây dựng thực hiện ở ngoài trời; chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phương.
Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất rất phức tạp, có áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất so với các ngành
Các hình thức tổ chức thực hiện dự án trong xây dựng cơ bản.
Tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
4.1. Các hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
Trong quy chế của nghị định 52CP thì hình thức này chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập bộ ban quản lý dự án để quản lý dự án.
Chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.
Theo hình thức này thì chủ đầu tư vì một điều kiện nào đó không thể điều hành dự án thì có thể tuyển chọn, thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án: Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án.
Chủ nhiệm điều hành dự án phải có trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án, trực tiếp ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng hoặc giao dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức có liên quan và chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý dự án.
4.3.Hình thức chìa khoá trao tay.
Là hình thức chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Với hình thức này chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức ngiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
4.4.Hình thức tự thực hiện dự án.
Hình thức này chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp tự làm.
Với hình thức này chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.
Vai trò của hoạt động xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân
Hoạt động xây dựng cơ bản là một bộ phận hợp thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động xây dựng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Chính vì vậy hoạt động xây dựng có vai trò rất quan trọng và được thể hiện trên nhiều mặt của nền kinh tế.
- Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo ra TSCĐ của nền kinh tế quốc dân.
- Nó góp phần giải quyết hài hoà các mối quan hệ trong nền sản xuất xã hội như mối liên hệ sản xuất giữa các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp v.v... góp phần nâng cao đời sống của dân cư nơi có dự án thực hiện cả về mặt kinh tế lẫn đời sống văn hoá tinh thần.
- Hoạt động xây dựng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tạo ra một nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại vào năm 2020 từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
- Hoạt động xây dựng cơ bản tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Những vấn đề chung về đấu thầu trong xây dựng cơ bản
1> Mục tiêu của công tác đấu thầu:
Là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án
2> Một số “Thuật ngữ” thường dùng trong đấu thầu
- “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu mời thầu.
- “Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong đấu thầu xây lắp nhà thầu là nhà xây dựng. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt nam và hoạt động hợp pháp tại Việt nam.
- “Xét thầu” là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
- “Dự án” là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó.
- “Sơ tuyển” là bước lựa chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực để tham gia dự đấu thầu.
- “Thẩm định” là công việc kiểm tra và đánh giá của các cơ quan có chức năng thẩm định về kế hoạch đầu tư của dự án, kết quả đấu thầu là gói thầu, cũng như các tài liệu đấu thầu liên quan trước khi người có thẩm quyền phê duyệt
3> Các hình thức đấu thầu
Theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999 của Thủ tướng chính phủ cho phép nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
* Đấu thầu rộng rãi
Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
* Đấu thầu hạn chế
Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của dự án(tối thiểu phải có 5 nhà thầu tham gia)
* Chỉ định thầu
Đây là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Với hình thức này được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như gói thầu có tính chất quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng...
* Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá dưới 2 tỷ đồng.
4> Các phương thức áp dụng
* Đấu thầu một túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
* Đấu thầu hai túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu đến nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này thường được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
* Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này thường được áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp, các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị 500 tỷ đồng trở lên hoặc các gói dự án được thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này được áp dụng theo những phương thức sau:
+ Giai đoạn thứ nhất:
Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
+ Giai đoạn thứ hai:
Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
5> Một số qui định về tổ chức đấu thầu & dự thầu ở Việt nam
Điều kiện mời thầu và dự thầu.
Theo quy định chung hiện nay ở nước ta, các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu theo quy chế mà nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên cũng có những dự án lại được Nhà nước chỉ định thầu như các dự án mang tính chất thử nghiệm, nghiên cứu; các dự án có tính chất bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng ...
Trong quá trình tham gia đấu thầu có 2 loại chủ thể: chủ đầu tư - bên mời thầu và các tổ chức kinh tế tham gia dự thầu - các nhà thầu. Tuy nhiên để tổ chức đấu thầu các chủ thể này phải thoả mãn những điều kiện nhất định
Những điều kiện với bên mời thầu
Thông thường bên mời thầu là các chủ đầu tư xây dựng công trình. Trong một số trường hợp bên mời thầu có thể là tổ chức tổng thầu khi nó muốn tìm kiếm các nhà thầu phụ đảm nhận một số công việc nhất định của quá trình xây dựng công trình.
Để tổ chức quá trình đấu thầu các chủ thể này phải đảm bảo một số điều kiện chủ yếu sau:
- Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
- Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những điều kiện đối với nhà thầu.
- Có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề.
- Có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
- Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng tên dự thầuthì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu.
Điều kiện đấu thầu quốc tế.
- Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế.
Các điều kiện ưu đãi nhà thầu trong nướ
- Trong trường hợp hai hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá ngang nhau, hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt Nam cao hơn sẽ được chấp nhận.
- Được hưởng chế độ ưu theo quy định của pháp luật.
- Được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu nước ngoài.
Nguyên tắc đấu thầu trong hoạt động xây dựng cơ bản.
- Nguyên tắc công bằng: Mọi nhà thầu được mời thầu đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư, trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và trong buổi mở thầu. Tính công bằng này là điều kiện đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.
- Nguyên tắc bí mật: Mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kiến trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị, hồ sơ dự thầu... phải được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Nếu ai vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm vật chất với sự vi phạm đó.
- Nguyên tắc công khai: Trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, nguyên tắc công khai phải được quán triệt trong cả giai đoạn gọi thầu và giai đoạn mở thầu. Chẳng hạn khi mở thầu phải có mặt tất cả các ứng thầu và hồ sơ dự thầu của họ phải được công khai.
- Nguyên tắc pháp lý: Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về nội dung và trình tự đấu thầu, cũng như những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Mọi vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật.
- Nguyên tắc ba chủ thể: Thực hiện dự án theo thể thức luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng luôn được thực hiện nghiêm túc cho đến từng chi tiết, mọi sự bất cập vầ kỹ thuật và tiến độ được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh kịp thời được đưa ra đúng lúc. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là nhân tố hạn chế tối đa đối với những âm mưu thông đồng hoặc thoả hiệp gây thiệt hại cho chủ dự án.
6> ý nghĩa của công tác đấu thầu xây dựng cơ bản.
Công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng mang lại lợi ích to lớn với cả chủ đầu tư và cả các nhà thầu.
Đối với chủ đầu tư:
Đấu thầu mang lại hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình, tiết kiệm vốn đầu tư cơ bản, thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình.
Thúc đẩy, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế và kỹ thuật của chính các chủ đầu tư.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng.
6.2. Đối với các nhà thầu:
Tham dự thầu thì nó sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thấp vẫn thu được lợi nhuận... ngoài ra đấu thầu còn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.
Quy Trình tổ chức đấu thầu.
Chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép, chủ đầu tư mới được tiến hành những công việc đầu tiên của quá trình đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu phải tuân thủ Quy trình do Nhà nước quy định. Đấu thầu và dự thầu là những công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các khâu công việc của quá trình này có sự đan xen theo những trình tự nhất định. Trong đó có những công việc thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, có những công việc thuộc trách nhiệm của các nhà thầu. Một quy trình đấu thầu/dự thầu hoàn chỉnh gồm có 3 giai đoạn: sơ tuyển; nhận đơn thầu; mở thầu và đánh giá đơn thầu.
1> Giai đoạn sơ tuyển.
Đối với những công trình lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, để phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đấu thầu và thực hiện nhiệm vụ đầu tư, chủ đầu tư có thể tổ chức việc sơ tuyển. Chỉ những nhà thầu nào đã vượt qua giai đoạn này mới được tham gia tiếp các giai đoạn sau của quá trình đấu thầu. Việc sơ tuyển cũng là cách gián tiếp nhắc nhở những nhà thầu lượng khả năng của mình trước khi tham gia vào quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác. Việc sơ hoàn toàn không làm dịu mức độ cạnh tranh giữa các nhà thầu, vì tuy số nhà thầu còn lại ít đi, nhưng đó là những nhà thầu có khả năng cạnh tranh tương đương. Giai đoạn sơ tuyển gồm có 3 công việc sau đây:
Mời các nhà thầu dự sơ tuyển.
Thông qua những kênh thông tin khác nhau (Thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức tư vấn/môi giới, qua các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước...), chủ đầu tư thông báo mời dự sơ tuyển các nhà thầu. Thông báo này bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Chủ đầu tư của công trình.
Giới thiệu khái quát về dự án (quy mô, tính chất và địa điểm xây dựng công trình).
Ngày phát tài liệu đấu thầu và nộp đơn dự thầu.
Chỉ dẫn tự kê khai năng lực dự sơ tuyển.
Ngày và địa điểm nộp bản kê khai nói trên.
Các nhà thầu tiếp nhận thông tin mời dự sơ tuyển từ các kênh thông tin nêu trên. trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, để bảo đảm có đủ việc làm thường xuyên, các tổ chức kinh doanh phải rất nhạy bén nắm bắt các thông tin của thị trường, trong đó có các thông tin về mời dự sơ tuyển.
1.2. Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển.
Sau khi thông báo mời dự sơ tuyển, chủ đầu tư - bên mời thầu sẽ phát hành chỉ dẫn sơ tuyển đến các nhà thầu hưởng ứng dự sơ tuyển. Chỉ dẫn này gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý của công ty.
- Kinh nghiệm đã có về thi công các loại công trình mà chủ đầu tư quan tâm.
- Năng lực về quản lý, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Tình trạng tài chính...
- Các nhà thầu quan tâm đến công trình chủ động đến cơ quan của chủ đầu tư để nhận hồ sơ tuyển và kê khai một cách chính xác những nội dung theo yêu cầu.
1.3. Phân tích các hồ sơ, lựa chọn và thông báo danh sách các ứng thầu.
Sau khi thu nhận hồ sơ sơ tuyển của các nhà thầu, chuyên viên của chủ đầu tư nghiên cứu các hồ sơ đó và chọn lọc các đơn vị có đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Các tiêu thức cần đặc biệt chú ý là kinh nghiệm thi công các công trình có tính chất tương tự, năng lực thi công và tính ổn định về tài chính.
Sau đó chủ đầu tư thông báo cho tất cả các nhà thầu danh sách các ứng thầu đã được lựa chọn.
2> Giai đoạn nhận đơn thầu.
2.1.Lập tài liệu mời thầu
Chủ đầu tư-bên mời thầu tiến hành xác lập tài liệu đấu thầu. Hồ sơ này gồm các tài liệu cơ bản sau đây:
- Thông báo mời thầu: tên và địa chỉ của bên mời thầu; mô tả tóm tắt dự án, địa điểm và thời gian thực hiện; chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu; các điều kiện đối với bên dự thầu; thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ dự thầu.
- Mẫu đơn dự thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu: mô tả tóm tắt dự án và phạm vi đấu thầu; tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; nguồn vốn thực hiện dự án; điều kiện đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu (tư cách pháp nhân, kinh nghiệm, năng lực thi công và tài chính...); thời gian tổ chức tham quan hiện trường và giải đáp các câu hỏi của các nhà thầu.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo các chỉ dẫn kỹ thuật.
- Tiến độ thi công hoặc thực hiện công việc.
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng giao thầu.
- Bảo lãnh dự thầu (đặt cọc dự thầu). Đó là khoản tiền thể hiện sự cam kết tham gia đấu thầu của các nhà thầu. Khoản tiền này được quy định bằng 1% đến 3% tổng giá trị bỏ thầu hoặc quy định mức thống nhất cho tất cả các nhà thầu. Số tiền này, về nguyên tắc, sẽ được trả lại cho các nhà thầu không trúng._. thầu sau khi mở thầu; nhà thầu trúng thầu sẽ nhận lại sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các trường hợp sau đây nhà thầu không được nhận lại tiền bảo lãnh: trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng; rút đơn thầu sau thời gian quy định nộp hồ sơ dự thầu; vi phạm quy chế đấu thầu.
Tài liệu mời thầu này sẽ được bán cho các nhà thầu đã qua sơ tuyển (nếu có sơ tuyển) hoặc bán rộng rãi cho các nhà thầu (nếu không có sơ tuyển với hình thức đấu thầu rông rãi).
Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu.
Để đảm bảo những thông tin cần thiết cho việc lập hồ sơ dự thầu một cách có chất lượng, các nhà thầu có thể yêu cầu bên mời thầu bố trí đi thăm hiện trường và giải đáp những thắc mắc xoay quanh nội dung và điều kiện đấu thầu. Nhờ đi thăm hiện trường, các nhà thầu có thể thấy rõ hơn điều kiện thi công (thực hiện nhiệm vụ), từ đó có cơ sở xác định các giải pháp thi công thích hợp. Trong điều kiện các nhà thầu sử dụng đơn giá tính toán chung, đơn vị nào có giải pháp thi công hợp lý, xác suất trúng thầu sẽ cao hơn. Các nhà thầu có thể nêu thắc mắc bằng văn bản và yêu cầu trả lời trực tiếp, hoặc nêu trong cuộc họp chung của bên mời thầu với các nhà thầu.
Trong quá trình các nhà thầu chuẩn bi lập hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung tài liệu mời thầu. Những thay đổi này phải được thông báo trực tiếp tới các nhà thầu và bảo đảm cho các nhà thầu có thời gian đáp ứng những thay đổi đó.
Lập hồ sơ dự thầu.
Công việc này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các nhà thầu, bên mời thầu không được có bất cứ sự gợi ý riêng cho nhà thầu nào.
Hồ sơ dự thầu gồm:
Đơn dự thầu theo mẫu của bên mời thầu.
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ nghề nghiệp.
Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu.
Biện pháp thi công tổng thể và biên pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình.
Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng.
Bản dự toán giá dự thầu.
Bảo lãnh dự thầu.
Để lập hồ sơ dự thầu có luận chứng khoa học và có tình thuyết phục, nhà thầu phải tập trung lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm, có trường hợp phải thuê tư vấn ở những công việc nhất định. Các chuyên gia này phải có được những thông tin cần thiết về công trình, điều kiện thực hiện công trình và các đối thủ cạnh tranh. Sự chuẩn bị càng chu đáo với những thông tin có chất lượng, xác suất trúng thầu càng cao.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu trong hồ sơ, hồ sơ này được niêm phong và gửi tới bên mời thầu trong thời gian quy định. Bên mời thầu phải ghi rõ ngày, giờ nhận hồ sơ và bảo quản hồ sơ đó như bảo quản tài liệu mật. Những hồ sơ nào gửi tới chậm sẽ bị trả lại và báo cho nhà thầu lý do trả lại hồ sơ.
Giai đoạn mở thầu và đánh giá đơn thầu.
Mở thầu.
Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày, giờ và địa điểm ghi trong thông báo mời thầu. Thành phần tham dự mở thầu gồm có Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, bên mời thầu và các nhà thầu có hồ sơ dự tuyển.
Toàn bộ diễn biến của buổi mở thầu phải được ghi biên bản với chữ kí của các thành phần nêu trên. nội dung của biên bản mở thầu phải ghi rõ thời gian, địa điểm mở thầu, thành phần tham dự, xác nhận các loại tài liệu có trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu, giá bỏ thầu của từng nhà thầu, các văn bản bổ sung.
Tất cả các hồ sơ không hợp lệ theo quy định sẽ bị loại bỏ.
Đánh giá và xếp hạng nhà thầu:
Việc đánh giá và xếp hạng các nhà thầu được tiến hành theo trình tự sau đây:
Xem xét hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu:
- Kiểm tra lại tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
- Yêu cầu từng nhà thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu và một số đơn giá chủ yếu của những khối lượng lớn xét thấy chưa thoả đáng. Các yêu cầu giải thích và trả lời được ghi trong biên bản.
- Nếu phát hiện thấy sai sót về số học, bên mời thầu sẽ sửa lại cho chuẩn xác và thông báo cho nhà thầu, nếu nhà thầu không chấp nhận thì hồ sơ sẽ bị loại.
- Trong quá trình này, bên mời thầu cần đối chiếu những thông tin mới về nhà thầu với những điều đã ghi trong hồ sơ dự thầu.
b) Chuyển đổi giá dự thầu và các chỉ tiêu khác về cùng điều kiện để đảm bảo tính chính xác của những so sánh. Chẳng hạn, chuyển đổi giá theo tỷ giá hối đoái hiện hành.
c) Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu theo từng tiêu chuẩn, sau đó tổng hợp lại để đánh giá toàn diện. Những tiêu chuẩn chủ yếu thường được xem xét là:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng: mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư; tính hợp lý của các các giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi công; tính phù hợp của thiết bị thi công; đảm bảo vệ sinh môi trường...
- Tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu; kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu tương tự; số lượng và trình độ của đội ngũ lao động.
- Tiêu chuẩn tài chính và giá cả: khả năng tài chính thực hiện dự án; giá dự thầu.
- Tiêu chuẩn về tiến độ thi công: mức độ bảo đảm tổng tiến độ thi công; tính hợp lý về mối tương quan thời gian thực hiện các hạng mục công trình.
Để tạo sự thuận lợi trong việc so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu thường sử dụng phương pháp cho điểm theo từng tiêu chuẩn sau đó tổng hợp cho toàn bộ nhà thầu. Trong trường hợp có những hồ sơ có số điểm tương đương, bên mời thầu có thể xét thêm khả năng chuyên môn, uy tín của các nhà thầu.
Xét duyệt kết quả đấu thầu.
Căn cứ vào các kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ xếp hạng các nhà thầu theo các tiêu chuẩn đã định. Kết quả đó phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có số điểm cao nhất.
Trong trường hợp tất cả các hồ sơ dự thầu đều không đạt yêu cầu, bên mời thầu phải xin ý kiến người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép tổ chức đấu thầu lại.
Thông báo kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng.
Việc ký kết hợp đồng giữa bên mời thầu và bên trúng thầu là yêu cầu bắt buộc. Hợp đồng phải theo các nguyên tắc sau đây:
- Thể hiện đầy đủ các điều kiện cam kết của bên mời thầu và bên trúng thầu.
- Giá trúng thầu ghi trong hợp đồng là giá được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt và không được phép thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Tuân thủ các quy đinh về hợp đồng kinh tế mà Nhà nước đã xác định.
- Toàn bộ công việc của quá trình đấu/dự thầu được tổng hợp trong sơ đồ sau đây:
Mời sơ dự tuyển
Phát/nộp hồ sơ sơ tuyển
Phân tích đánh giá
hồ sơ sơ tuyển
Lập tài liệu
mời thầu
Chuẩn bị lập
hồ sơ dự thầu
Lập hồ sơ dự thầu
Mở thầu
Đánh giá/xếp hạng nhà thầu
Xét duyệt kết quả đấu thầu
Thông báo kết quả
ký hợp đồng
Sơ đồ1: Các công việc của quá trình đấu thầu
PhầN II
Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng tại Công ty xây dựng số I-Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Giới thiệu về công ty xây dựng số I.
Công ty xây dựng số I thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được hạch toán độc lập mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Tên giao dịch quốc tế: Contruction Company No 1
Trụ sở đặt tại : Số 59-Quang Trung-Hai Bà Trưng-Hà Nội
Tổng số cán bộ công nhân viên chức của công ty là: 711
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng số I.
Công ty xây dựng số I ra đời và phát triển trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhưng công ty đã sớm tìm ra hướng đi vững chắc, hiệu quả trước khi có sự đổi mới về chính sách phát triển kinh tế.
Lịch sử phát triển của công ty luôn gắn liền với những bước phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội của thủ đô Hà Nội và điều này đã được khẳng định bằng những dự án mà công ty đã và đang đảm nhận thi công trong mấy thập niên gần đây. Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng số I đã trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam được tín nhiệm và có định hướng phát triển hữu hiệu.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm Công ty xây dựng số I ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước vững chắc vào thế kỷ XXI.
Quá trình phát triển của công ty có thể chia ra từng giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1958 – 1960
Ngày 5/8 – 1958 Công ty xây dựng số I được chính thức thành lập. Thời kỳ mới thành lập công ty có tên gọi là công ty kiến trúc Hà Nội ! Nhiệm vụ giai đoạn này là xây dựng dân dụng và công trình ở thủ đô Hà Nội.
* Giai đoạn 1960 – 1977
Giai đoạn này để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng mở rộng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác xây dựng công ty đổi tên thành công ty kiến trúc khu Nam Hà Nội.
Nhiệm vụ hàng đầu của công ty trong giai đoạn này là xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp hoá đến nhóm A, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị ...
* Giai đoạn 1977 – 1982
Giai đoạn này công ty tiếp tục có bước phát triển, mở rộng quy mô xây dựng để phù hợp với quy mô phát triển ngày càng lớn mạnh của mình, Công ty xây dựng số I trực thuộc Bộ xây dựng.
Giai đoạn này công ty đã không ngừng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của mình, đưa ra một số lĩnh vực kinh doanh mới như xây dựng công trình giao thông đường bộ, cầu cống, xây dựng các công trình thuỷ lợi, kênh mương, bến cảng...
Với sự quan tâm của Đảng uỷ, ban lãnh đạo của công ty và đội ngũ công nhân lành nghề, công ty ngày càng lớn mạnh và dần đang trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu của đất nước.
* Giai đoạn 1983 --> nay
Để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình, và thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh Công ty xây dựng số I đã sát nhập vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Hiện nay công ty kinh doanh tập trung vào các lĩnh vực như:
Xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp đến nhóm A, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây dựng công trình giao thông đường bộ, cầu cống, cầu dẫn, trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản v.v... Ngoài ra công ty còn liên doanh với công ty liên doanh Gamvico, Tập đoàn Gammon – HongKong để mở rộng quy mô tăng khả năng tài chính để nhận thầu các dự án xây dựng, các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã nỗ lực tiến hành phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất kinh doanh. Nâng tầm quản lý và kinh doanh lên một tầm cao mới. Hiện nay toàn bộ công nhân viên công ty có người với mức lương bình quân năm 1999 là 1.200.000 đồng/ngưòi/tháng. Doanh thu là 147.744 triệu đồng.
Với quy mô như trên, để đảm bảo vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng thật tốt những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ mới. Công ty luôn thay đổi phương pháp quản lý phù hợp đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất và công tác quản lý doanh nghiệp và thi công công trình.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty xây dựng số I .
Nhiệm vụ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty
Đặc điểm máy móc thiết bị
Đặc điểm về lao động
Công tác đấu thầu
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Đặc điểm vốn, tài chính
Đặc điểm về nguyên vật liệu
vv
Sơ đồ 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu
1. Nhiệm vụ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới nên sự cạnh tranh trên thị trường nội địa ngày càng cao. Đất nước ta là một đất nước đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chính vì vậy cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đang được xây dựng mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp mọc lên. Công tác xây dựng ngày càng được chú ý. Mỗi công ty xây dựng đều ngày càng nâng cao năng lực của mình và nâng cao chất lượng công trình. Công ty xây dựng số I là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng với sự lớn mạnh của mình công ty đã mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây dựng các công trình đường dây, trạm biến thế, xây dựng các khu công nghiệp, công cộng và dân dụng.
Song song với những ngành nghề đó công ty đang mở rộng sang cả lĩnh vực sản xuất như: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói, cấu kiện bê tông, sản xuất cấu kiện, phụ kiện kim loại xây dựng, sản xuất đồ mộc dân dụng và xây dựng, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, bất động sản.
Với sự khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhà nước, công ty đã thực hiện liên doanh, liên kết với nhiều công ty nước ngoài như công ty liên doanh Gamvico, Tập đoàn Gammon – HongKong.
Bên cạnh những nhiệm vụ của công ty thì sản phẩm mà công ty sản xuất ra được hình thành và trải qua một thời gian dài gồm nhiều khâu từ khảo sát thiết kế, lập dự toán đến thi công để cuối cùng tạo ra một sản phẩm công trình mới. Chính vì vậy chu kỳ để tạo ra một sản phẩm mới thường kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, thời tiết, khả năng cung ứng nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình đang thi công.
Chu kỳ sản xuất ra sản phẩm xây dựng kéo dài ít nhất 6 tháng, nó đòi hỏi tập trung một cách cao độ các yêu cầu phải cung ứng cho công trình đó. Cũng giống như một công ty xây dựng nào, Công ty xây dựng số I không chỉ có nhiệm vụ tạo ra của cải vật chất, tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các ngành sản xuất khác mà còn giải quyết các mối quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp giữa kiến trúc đô thị với truyền thống văn hoá đất nước.
Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Về máy móc thiết bị cho quá trình thi công của công ty được thể hiện ở bảng sau:
Loại máy
Số lượng
Năm sản xuất
Sản xuất tại
Cần cẩu tháp
Cần cẩu tháp
Cần trục
Máy cũ
Ô tô vận chuyển
Máy ép cọc
Máy khoan cọc nhồi
Máy nén khí
Vận tăng chở người
Vận thăng
Máy bơm bê tông cố định
Trạm trộn bê tông
Ô tô vận chuyển bê tông
Máy đào đất
Máy phát điện
Máy cắt sắt
Máy cắt sắt
Máy uốn sắt
Máy đầm sắt
Máy đầm bê tông
Máy trộn bê tông
Máy trộn vữa
Máy xoa bê tông
01
02
01
01
08
01
01
01
01
04
01
01
06
01
01
04
15
12
12
18
10
08
05
1995
1987
1985
1980
1980
1996
1996
1995
1995
1990
1993
1996
1997
1994
1995
1995
1995
1995
1997
1998
1996
1996
1996
Trung quốc
Nga
Nga
Nga
Nga
Việt Nam
Nhật Bản
Nhật Bản
Trung Quốc
Nga
Nga
Đức
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Italia
Trung Quốc
Trung Quốc
Nhật Bản
Nhật Bản
Trung Quốc
Pháp
Nhật Bản
Máy khoan bê tông
Máy cắt bê tông
Máy bắn bê tông
Máy kính vĩ
Máy thuỷ bình
Máy bơm nước
Máy hàn
Máy ren ống thép
Máy cắt ống
Máy uốn ống
Máy đo điện trở
Giáo thép PAL
Giáo thép Minh khai
Cây chống D68
Giáo chống
Cốp pha kim loại
Xưởng gia công cửa gỗ
Xưởng gia công cửa nhôm
10
08
02
04
04
07
10
12
08
04
01
56 bộ
20 bộ
1500 cây
30 bộ
8500 m2
01
01
1997
1997
1995
1997
1997
1993 – 1996
1991 – 1997
1996
1996
1995
1996
1993
1993
1994
1994
1995 – 1998
1992
1996
Nhật Bản - Đức
Nhật Bản - Đức
Phần Lan
Nhật Bản
Nhật Bản
Hàn Quốc –
ý
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc
Nga
Nhật Bản
Việt Nam
Việt Nam
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Việt Nam
Đức
Đức – Nhật
Bảng 2: Máy móc thiết bị của công ty
Nhìn chung máy móc thiết bị của công ty khá hiện đại, đây là một phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ khác làm tăng hiệu quả đấu thầu của công ty. Nhưng đối với ngành xây dựng thì tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất không phải một lần mà là nhiều lần và nó bị hao mòn dần theo thời gian chính vì vậy mà nhiều công trình lớn, hiện đại công ty còn phải thuê ngoài những thiết bị hiện đại để phù hợp với công việc.
Mặt khác có những máy móc thiết bị của công ty được sản xuất khá lâu, hao mòn lớn dẫn đến khả năng làm việc của máy móc thiết bị hạn chế. Do vậy sang năm 2000 công ty đã dành một khoản lớn để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô đấu thầu làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường đấu thầu.
Đặc điểm về lao động.
Để công ty đảm bảo được yếu tố thắng thầu thì lao động trong công ty cũng là một yếu tố quan trọng. Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông...là một nhân tố cơ bản quyết định trong sản xuất kinh doanh.
Trong công tác đấu thầu, lao động được sử dụng hợp lý và có năng lực là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo thắng thầu trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Một đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ chuyên môn và tay nghề cao thì công ty mới có cơ hội thắng thầu lớn đặc biệt là những công trình lớn đòi hỏi trình độ tay nghề cao, nhà thầu có năng lực thì mới có cơ hội thắng thầu.
Để đánh giá đúng hơn về đội ngũ lao động của công ty ta xem xét số liệu lao động của công ty như sau:
- Tổng số cán bộ công nhân viên chức : 711 người
Trong đó : Trên đại học : 1 người
Kỹ sư xây dựng : 56 người
Kiến trúc sư : 2 người
Kỹ sư máy : 3 người
Kỹ sư điện : 4 người
Kỹ sư nước : 3 người
Trung cấp : 63 người
Trong đó : Trung cấp xây dựng : 40 người
Trung cấp cầu đường : 23 người
Cán bộ nghiệp vụ : 30 người
Công nhân lành nghề : 549 người
Nhìn vào số liệu lao động của công ty ta nhận thấy rằng trình độ đại học và trên đại học chiếm 9,7%, trung cấp chiếm 8,9%. Phần lớn công nhân trong công ty còn khá trẻ, sung sức, số lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối lớn: 60%
Trình độ văn hoá
66% lao động có trình độ hết phổ thông trung học. Đây là một thuận lợi lớn cho công ty trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho công nhân
Số công nhân đã trải qua đào tạo chiếm 80%, do vậy đội ngũ kỹ thuật công nhân lành nghề luôn có tay nghề cao.
Như vậy trong những năm qua công ty đã sử dụng lao động một cách hợp lý chính vì thế chất lượng công việc của công ty luôn hoàn thành sớm đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty xây dựng số I với hơn 40 năm đi vào hoạt động với những bước thăng trầm đến nay công ty đã tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, giải quyết đủ việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân trong công ty, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Để đạt được kết quả đó công ty đã dùng phương pháp quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau: (xem hình vẽ trang sau)
Bộ máy quản lý của công ty được chia làm 3 bộ phận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đóng vai trò quan trọng nhất là giám đốc công ty là người điều hành toàn diện mọi mặt hoạt động của công ty, là người đại diện hợp pháp của công ty. Chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất – kinh doanh của công ty.
Công ty có các phó giám đốc công ty phụ trách các lĩnh vực giúp giám đốc công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
* Phó giám đốc kinh doanh và phụ trách tài chính là người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt tài chính, kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
* Kế toán trưởng là người tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty theo quy định của pháp luật.
Phó giám đốc kỹ thuật thi công là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty và lãnh đạo cấp trên về tình hình hoạt động và kết quả công tác quản lý kỹ thuật thi công trong phạm vi toàn công ty.
* Phó giám đốc kế hoạch - đầu tư là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty và lãnh đạo cấp trên về việc lập kế hoạch đầu tư, công tác đấu thầu, công tác khen thưởng và kỷ luật trong phạm vi toàn công ty.
* Các phòng ban chức năng.
* Phòng tài chính – kế toán – thống kê.
Giúp giám đốc kiểm tra, kiểm sát, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện mọi hoạt động sxkd của đơn vị như : Quản lý chặt chẽ thu và chi thực hiện quyền và nghĩa vụ với công ty với Nhà nước về quyền lợi của người lao động theo đúng hướng dẫn của người công ty và chế độ quy định của nhà nước. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách, tổ chức ghi chép, hạch toán đầy đủ rõ ràng tất cả các hoạt động SXKD của đơn vị.
Phòng tổ chức hành chính
Nghiên cứu và đề xuất các phương án, mô hình tổ chức phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn phát triển sản xuất, xây dựng và cũng cố bộ máy các đơn vị trực thuộc đủ mạnh nhằm phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, sát nhập và giải thể các đợn vị hoạt động SXKD kém hiệu quả theo sự uỷ nhiệm của công ty.
Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ quản lý các loại công văn, lưu trữ hồ sơ, tổ chức các cuộc họp, đào tạo và bồi dưỡng, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, khen thưởng và kỷ luật, giải quyết các chế độ về thôi việc và hưu trí cho người lao động.
Phòng kế hoạch đầu tư
Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và mua vật liệu, cung cấp đầy đủ vật tư cho quá trình xây dựng. Phòng kế toán vật tư lập kế hoạch, luận chứng kinh tế về các dự án đầu tư, công tác nghiên cứu thị trường, công tác đấu thầu, nghiên cứu, theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế của công ty.
Phòng kỹ thuật thi công
Có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ mời thầu để lập biện pháp, thuyết minh biện pháp có tiến độ thi công và đề xuất các vấn đề kỹ thuật có liên quan đáp ứng hồ sơ mời thầu trình giám đốc công ty xem xét quyết định.
Phòng kỹ thuật và quản lý thi công có trách nhiệm tập hợp hồ sơ quản lý một cách hệ thống các bản vẽ kỹ thuật thi công, các biện pháp thi công, tiến độ thi công và các tài liệu kỹ thuật có liên quan cho tất cả các công trình, công việc được thi công trong phạm vi toàn công ty.
* Các xí nghiệp, ban chủ nhiệm công trình và các đội xây dựng đứng đầu các xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp là người toàn quyền lãnh đạo mọi hoạt động trong xí nghiệp theo hướng chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban có liên quan. Các xí nghiệp thuộc công ty là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc theo sự phân cấp của công ty. Trách nhiệm chính của giám đốc xí nghiệp là tổ chức sản xuất kinh doanh để hoàn thành kế hoạch cấp trên giao cho, có quyền đề cử và đề xuất khen thưởng hay kỷ luật công nhân viên trong xí nghiệp. Các xí nghiệp, ban chủ nhiệm công trình và đội xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện trước công ty về phần việc được công ty giao cho.
Công ty xây dựng số I với một cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ từ trên xuống dưới đã giúp cho Công ty xây dựng số I ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi công ty tham gia đấu thầu một công trình mới, lãnh đạo công ty sẽ thành lập một nhóm kỹ sư giỏi từ nhiều phòng ban chức năng tập hợp lại. Nhóm này có chức năng nghiên cứu bản vẽ, tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật mà công trình đòi hỏi. Dựa trên cơ sở đó tiến hành tách khối lượng cần thi công.
Việc tập hợp thành một nhóm tham gia đấu thầu có tác dụng tạo lên một sức mạnh tổng hợp trong công ty. Tận dụng được khả năng của từng kỹ sư trên từng lĩnh vực cụ thể, tạo nên mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty nâng cao trình độ của các phòng. Chính những điều này nói lên rằng công ty có một khối đoàn kết, có trách nhiệm trong công việc giúp công ty thắng lợi trong công tác đấu thầu.
Đặc điểm về vốn, tài chính.
Đối với các chủ đầu tư, khi đánh giá khả năng của các nhà thầu tham gia dự thầu thì họ rất quan tâm đến vấn đề vốn của nhà thầu đó. Đặc biệt là khả năng huy động các nguồn vốn và khả năng tài chính hiện có mà nhà thầu khi tham gia dự thầu trình bày trong hồ sơ dự thầu. Điều sẽ mang lại thuận lợi cho chủ đầu tư. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn và tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả trong quá trình tham gia đấu thầu của Công ty xây dựng số I.
Vấn đề quản lý các chỉ tiêu về tài chính đúng chế độ quy định là một đòi hỏi thường xuyên liên tục trong quá trình kinh doanh.
Phòng tài chính – kế toán phải lập sổ sách rõ ràng, kiểm tra giám sát các bộ phận phòng ban của công ty về vấn đề thu – chi tài chính tránh các khoản chi không hợp lý để nguồn vốn công ty không thất thoát. Vấn đề vốn của công ty ngày càng đòi hỏi lớn bởi vì công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh xây dựng nên vấn đề vốn rất quan trọng, đòi hỏi cần phải có một lượng vốn lớn. Đặc biệt là vốn lưu động, để hiểu kỹ hơn ta tìm hiểu về vốn lưu động trong xây dựng cơ bản được công ty sử dụng như thế nào?
Vốn lưu động trong xây dựng cơ bản có 2 hình thức cơ bản:
Vốn lưu động trong lưu thông : Đây là số vốn mà công ty hiện đang sử dụng gồm có tiền mặt và số vốn dùng để thanh toán hay các giá trị công tác xây lắp đã hoàn thành và số vốn dùng để thanh toán hay các giá trị công tác xây dựng dân dụng đã hoàn thành bàn giao đang trong quá trình thanh toán với chủ đầu tư nhưng chưa tới kỳ trả.
Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất chế biến: nguyên vật liệu, các linh kiện xây dựng..., dùng để dự trữ cho sản xuất xây dựng cơ bản dở dang của công ty.
Vấn đề sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty xây dựng số I nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với các hình thức sản xuất kinh doanh khác.
Trước hết, do quá trình xây dựng một công trình thường kéo dài, quy mô lớn..., nên cần phải huy động một số lượng vốn lớn nhằm cung cấp liên tục cho công trình được thực hiện đều đặn. Vì thế công ty cần phải đi vay các Ngân hàng với lãi suất cao và cần phải có sự thế chấp, bảo lãnh phức tạp. Do vậy, công ty thường gặp khó khăn cùng một lúc khi thực hiện nhiều công trình, gây ra sự chậm trễ trong thi công. Qua đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty vì bị ứ đọng vốn do các chi phí xây dựng dở dang trước đó tạo ra. Mặt khác không phải công trình nào khi thực hiện xong và bàn giao đưa vào sử dụng thì cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay sau khi bàn giao công trình cho họ. Từ đó, dẫn tới tình hình vốn lưu động của công ty bị ứ đọng trong trường hợp này là rất lớn gây ra sự khó khăn về việc huy động vốn của công ty cho các công trình tiếp theo. Bên cạnh đó, với yêu cầu của chủ đầu tư là cần phải có một khoản bảo lãnh hợp đồng chiếm khoảng 10% – 15% tổng giá trị hợp đồng công trình khi trúng thầu nên công ty cần phải có một lượng tiền dự trữ lớn để có thể nhanh chóng đáp ứng điều kiện bắt buộc này chúng ta có thể đánh giá về một số chỉ tiêu cơ bản về vốn và nguồn vốn của Công ty xây dựng số I trong vòng 3 năm qua như sau:
Thông tin tài chính
1997
1998
1999
A. Tổng tài sản có
35278824629
33795757772
35138634873
1. Tài sản lưu động
28964930261
27391645171
28680643848
2. Tài sản cố định
6313894368
6584112597
6457991025
B. Tổng tài sản nợ
35278824629
33975757772
35138634873
I. Nợ phải trả
25101099131
22127313361
23036172549
II.Nguồn vốn chủ sở hữu
10177725198
41848444411
12102462324
1.Nguồn vốn kinh doanh
5451620506
8222300080
9327154305
1.1 Nguồn vốn cố định
2408230260
4678909834
5723951816
1.2 Nguồn vốn lưu động
3043390246
3543390246
3603202489
C. Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế
2488788769
1902234943
2615722329
Lợi nhuận sau thuế
1988788769
1431440429
2103514302
Bảng 3: Tình hình tài chính của công ty
Qua bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 1999 rất có hiệu quả, nguồn vốn lưu động của công ty tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 1998 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á nhưng sang năm 1999 công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào một số lĩnh vực hợp lý và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên so với những năm trước. Trong quý đầu của năm 2000 công ty đẫ có những chuyển biết tốt, doanh thu tăng lên đạt hiệu quả cao trong công tác đấu thầu. Qua những điều đó ta thấy rằng với nguồn vốn của Công ty xây dựng số I chưa đủ lớn để tham gia đấu thầu một công trình có quy mô lớn (nhất là các công trình nước ngoài) nhưng với các công ty xây dựng khác trong nước, công ty cũng đủ sức cạnh tranh với họ .
Mặt khác, Công ty xây dựng số I được sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Hà Nội - một công ty có uy tín về lĩnh vực xây dựng nên các công trình công ty tham gia đấu thầu có quy mô lớn có thể mượn vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội tham gia nên khả năng về vốn của công ty vẫn được đảm bảo.
Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Là một doanh nghiệp xây dựng, nên nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản trong quá trình thi công. Đây là bộ phận trực tiếp tạo nên thực thể một công trình.
Trong quá trình tham gia đấu thầu, thì nguyên vật liệu là một nhân tố hình thành nên đơn giá dự thầu (nếu nguyên vật liệu xa công trình xây dựng thì giá vận chuyển cao nên đơn giá dự thầu cao) và cũng là một nhân tố quan trọng quyết định vào việc công ty có trúng thầu hay không. Mặt khác nguyên vật liệu là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Nếu nguyên vật liệu mà công ty sử dụng có chất lượng cao thì uy tín của công ty được nâng cao hoặc ngược lại.
Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, công ty thường sử dụng các loại nguyên vật liệu là: sắt, thép, xi măng, gạch ,đá ,cát, vôi, sỏi... Quá trình tham gia vào tính toán vào giá dự thầu, công ty thường phải bóc tách các nguyên vật liệu (thường chiếm 70 – 75% chi phí xây dựng công trình) để lập giá dự thầu. Đây là một yếu tố quan trọng đòi hỏi bạn tham gia đấu thầu cần phải có cách tính hợp lý để đạt được hiệu quả cao trong đấu thầu so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Đối với Công ty xây dựng số I, trong những năm qua Công ty không ngừng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình rộng ra trên toàn quốc cho nên vấn đề nguyên vật liệu được công ty coi trọng vì thế công ty quan hệ và làm ăn lâu dài với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu trên toàn quốc để có được nguồn nguyên vật liệu ổn định, chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý mang lại lợi thế lớn cho công ty khi tham gia đấu thầu.
Tình hình cạnh tranh trong công tác đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng số I .
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty
Công ty xây dựng số I với bề dày kinh nghiệm thực tế, sở trường và tri thức được tích luỹ trong 40 năm qua đang là một trong những công ty hàng đầu của Bộ xây dựng. Trong những năm qua công ty không ngừng mở rộng thị trường đầu tư. Với khả năng của mình và sự lãnh đạo sáng suốt của cán bộ cấp trên, trong những năm qua công ty đã liên tục thắng thầu nhiều công trình và được đánh giá là đạt chất lượng cao. Các công trình đã hoàn thành trong những năm qua đã được các chủ đầu tư chứng nhận “nhà th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29423.doc