Một số biện pháp giảm giá thành điện năng của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Lời nói đầu Việt Nam với chính sách đổi mới trong những năm gần đây đã tạo ra một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, điều này tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Cơ chế kinh tế này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng mở rộng sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm vươn tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, các d

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp giảm giá thành điện năng của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để quyết định những vấn đề then chốt : sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và với chi phí là bao nhiêu để đạt được mức lợi nhuận là tối đa. Tuy nhiên tối thiểu hoá chi phí sản xuất phải gắn liền với chất lượng sản phẩm, có như vậy mới đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ và đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe trên thị trường . Do đó, việc tính toán chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm, là một trong các điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với ngành điện mà còn đối với tất cả các ngành khác trong xã hội Đóng một vai trò như là mạch máu nền kinh tế quốc dân, ngành điện lực nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ "cung cấp điện lực an toàn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế" mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Với chương trình đào tạo đúng đắn của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của khoa quản trị kinh doanh đặc biệt là của cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong nhà máy thêm vào đó là nhận thức của bản thân về vai trò và ý nghĩa của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân, sau một thời gian thực tập tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, em xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu đề tài: " một số biện pháp giảm giá thành điện năng của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ". Nội dung của chuyên đề gồm ba phần: Phần một: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Phần hai: Thực trạng về chi phí sản xuất và giá thành điện năng của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Phần ba: Một số biện pháp giảm giá thành sản phẩm Do thời gian và kiến thức có hạn, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo thêm của thầy cô để hoàn thiện hơn cho chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn. PHần một: cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm I. Vị trí ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 1.1 Đặc điểm ngành điện Điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Tất cả những nước phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hoá. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò của điện khí hoá ngày càng rõ nét. Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, không có sản phẩm dở dang, không có sản phẩm tồn kho, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Điện năng được sản xuất và phân phối đến nơi tiêu dùng thông qua hệ thống dây tải điện, hệ thống biến áp cao thế, trung thế và hạ thế. Khi tiêu dùng điện năng được truyền hoá thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng…để thoả mãn nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và trong đời sống sinh hoạt. Điện năng được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như than, nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…Chỉ có thể sản xuất được điện năng khi có đủ khả năng tiêu thụ lượng điện sản xuất ra vì đặc điểm của hệ thống điện là ở thời điểm nào cũng cần có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ Điện năng vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng. Điện năng khi tiêu thụ tại các khối doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm vật chất phục vụ cho mục đích kinh doanh thì điện năng đóng vai trò là tư liệu sản xuất. Mặt khác, trong đời sống điện năng tiêu thụ dưới dạng phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày của người dân thì điện năng lại đóng vai trò là tư liệu tiêu dùng. Sản xuất điện cũng có đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác. Việc vận hành sản xuất điện đòi hỏi phải theo một quy trình, quy phạm nghiêm ngặt mang tính hệ thống cao. Các nhà máy điện có máy móc thiết bị lớn, yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chi phí đầu vào tương đối lớn, việc sản xuất theo một dây chuyền kép kín, các phân xưởng có mối quan hệ với nhau tạo nên một cơ chế làm việc đồng bộ nhịp nhàng. Hơn nữa, sản phẩm điện được sản xuất ra phải phụ thuộc vào Tổng công ty Điện lực Việt Nam, đảm bảo sự hài hoà trong mạng lưới điện Toàn quốc. Tính chất ngành điện cho thấy để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thực sự là một lĩnh vực lớn và phức tạp nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với xã hội đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, Tổng công ty Điện lực Việt Nam nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng luôn luôn phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất điện phục vụ cho quốc kế dân sinh, đồng thời cũng phải nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần đắc lực cho cho sự phát triển kinh tế vững mạnh 1.2 Vị trí ngành điện trong nền kinh tế quốc dân “ở bất kỳ quốc gia nào, điện năng cũng là dòng máu giúp cơ thể vận động; cũng giống như bạn không thể cử động được nếu như không có máu, bạn không thể vận hành nền kinh tế của đất nước mình mà không có điện”(K.Thanh Bùi, cố vấn cao cấp, KHM, Inc) Một yếu tố cơ bản như điện có thể là một tác nhận mạnh mẽ cho sự thay đổi trong xã hội. Điện không chỉ quan trọng trong ngành công ngiệp mà cả trong ngành nông nghiệp đặc biệt có ý nghĩa trong việc xoá đói giảm nghèo. Nếu như không không có điện, chúng ta phải sấy và say xát gạo bằng tay, sẽ không có tủ lạnh, ti vi hay bất cứ một loại thiết bị hiện đại nào…các hoạt động sống hàng ngày sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi vì mọi việc đều phải làm bằng tay. Qua đó có thể thấy điện năng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế nhất là các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Điện năng là sản phẩm đầu vào của hầu hết các ngành công ngiệp cho nên điện năng chính là yếu tố quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, mà hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành dựa trên cở sở công nghiệp hoá. Không chỉ vậy, điện năng còn là sản phẩm không thể thiếu trong nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của con người trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Điện năng có ảnh hưởng to lớn tới đối với quá trình phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Đối với nhiều ngành sản xuất như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ thì chỉ cần thay đổi nhỏ trong cung ứng điện hay giá điện cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điện năng ngày nay không chỉ phục vụ cho đời sống của từng cá nhân hộ gia đình mà còn trở thành nhu cầu thiết yếu trong lĩnh vực phát triển dịch vụ công cộng nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của toàn xã hội. Trên một khía cạnh nào đó, việc điện khí hoá toàn quốc là một thước đo để đánh giá trình độ kinh tế, trình độ văn minh mà quốc gia đó đạt được Như vậy, chúng ta đã thấy rõ điện là nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đời sống xã hội. Công nghiệp điện là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi. Ngành điện được coi như là ngành kinh tế hạ tầng cở sở đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chúng ta hãy tưởng tượng nếu như không có điện thì thế giới sẽ như thế nào? chắc chắn sẽ trở về thời kỳ mông muội. Ta có thể khẳng định rằng điện năng là ngọn đuốc văn minh thắp sáng toàn nhân loại. II. Tình hình chung về ngành điện 2.1 Trên thế giới Từ năm 1990 trở lại đây, thế giới đang phải đối phó với sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu sử dụng điện. Để đáp ứng nhu cầu trên, hàng tỷ đô la đã được các nước đầu tư vào các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Việc thiết lập các cơ sở hạ tầng tương xứng của ngành năng lượng đã trở thành một điều kiện quan trọng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều đó dẫn đến một thách thức hầu như phổ biến ở nhiều nước, nhất là những nước ngành điện được quốc hữu hoá hay do nhà nước quản lý, là các công cụ thể chế tài chính truyền thống không còn phù hợp với chi phí được dự báo ngày càng tăng. Nhiều nước đã cải tổ quản lý bằng biện pháp cấu trúc lại ngành điện và tư nhân hoá để tăng khả năng cạnh tranh giảm bớt sự độc quyền và phụ thuộc vào nhà nước. Tình hình đó mở ra những cơ hội cho những nhà đầu tư độc lập trong và ngoài nước, đầu tư hỗ trợ hay trực tiếp để xây dựng các công trình năng lượng. Chính vì vậy nhiều nhà kinh tế năng lượng cho rằng ngành điện có nhiều khẳ năng hội nhập với thế giới và cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá về thương mại. Đầu tư cho ngành điện tăng lên một cách khác thường. Năm 1989 tăng 70 tỷ đô la so với năm 1985, tiếp theo 5 năm sau tăng lên gấp đôi đạt tới 190 tỷ đô la và dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ lên tới 1, 3 ngàn tỷ đô la Bảng 1 Sản lượng điện trên thế giới Đơn vị: GW 1971 1993 tốc độ tăng 1971- 1993 2000 tốc độ tăng 1993-2000 2010 tốc độ tăng 2000-2010 -Thế giới -Bắc Mỹ -Tây Âu -OECD (Nhật, úc, Newzealand) -Nga,Trung và Trung Đông -Đông á -Nam á -Trung Quốc -Trung Đông -Mỹ la tinh -Châu Phi 5281 2013 1270 451 101 78 76 138 28 133 91 12498 4044 2469 1096 1879 564 419 839 288 557 343 +4,0% +3,2% +3,1% +4,1% +2,9% +9,4% +8,1% +8,5% +11,2% +6,7% +6,6% 15218 4649 2879 13662 1827 868 650 1299 447 744 493 +2,9% +2,0% +2,2% +3,2% - 0,4% +6,3% +6,5% +6,4% +6,5% +4,2% +5,3% 20970 5713 3445 1813 2401 1419 1241 2210 832 1030 802 +3,2 +2,1% +1,8% +2,9% +2,8% +5,0% +6,7% +5,5% +6,4% +3,3% +5,0% (Nguồn:Tạp chí điện lực số 5-5/2002) Nhu cầu tăng công suất lắp đặt về điện trên thế giới từ 2847 GW năm 1991 nên tới 3900 đến 4500 GW vào năm 2010 (1GW =109 KW). Do nhu cầu tăng công suất nguồn, kéo theo tăng nhu cầu đầu tư về truyền tải và phân phối điện, ước tính chiếm 1/3 toàn bộ kinh phí đầu tư cho ngành điện của các nước. Nhu cầu đầu tư cho ngành điện từ năm 1991 đến năm 2000 ở các khu vực trên thế giới như sau: Bảng 2 Nhu cầu đầu tư cho ngành điện từ năm 1991 đến năm 2000 Đơn vị: tỷ đô la OECD 403- 820 Trung Quốc 140-253 Mỹ La Tinh 69 –166 Đông á 137-199 Châu Phi 78-118 Nam á 139-218 Trung Đông 51- 91 Châu á 415-761 (Nguồn: Tạp chí điện lực số 5 -5/2002) 2.2 Ngành điện ở Việt Nam Trong nhiều thập kỷ qua nhờ chủ trương tích cực đầu tư và phát triển nguồn và lưới điện nên tổng công suất các nguồn điện hiện nay đã có là 8400 MW nếu so với năm 1995 (14,6 tỷ KWh) thì đến năm 2001 (30,6 tỷ KWh) điện năng sản xuất đã tăng 2,09 lần. Điện thương phẩm tăng 2,3 lần (25,86 tỷ KWh so với 11,2 tỷ KWh ) tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15%, tổng chiều dài các đường dây truyền tải điện năng tăng 2,15 lần ( 153000Km so với 71000 Km). Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 21,7 % năm 1995 giảm xuống còn 14 % năm 2001, bình quân mỗi năm giảm 1,4%…Năm 2002 là năm thứ 7 liên tiếp Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao về cung cấp điện năng với tổng lượng điện thương phẩm là 30,234 tỷ Kwh đạt mức tăng trưởng 16,96% so với tốc độ tăng của năm 2001. Tổng doanh thu ước đạt 22.349 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất, kinh doanh điện năng là 21.324 tỷ đồng tăng 21,2 % so với năm 2001. Tổn thất truyền tải và phân phối điện năng giảm xuống còn 13,5 %, giảm được 0,8% so với kế hoạch nhà nước giao . Tổng công ty đã hoàn thành về cơ bản khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản với tổng giá trị 15.462 tỷ đồng, đưa vào vận hành 725 MW công suất nguồn điện, 1069 km đường dây và 3812 MVA công suất trạm biến áp, khởi công 4 công trình trọng điểm và thực hiện được một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cho nhiều công trình khác. Bảng 3 So sánh Việt Nam với các nước trong khu vực năm 1998 Nước Tổng công suất đặt các nguồn điện (MW) Tổng sản lượng điện (tỷ kwh) Mức độ điện khí hoá (%) Singapo Thái Lan Malayxia Philippin Việt Nam 5.521 20.729 11.646 11.000 4.986 26,188 93,00 36,156 38,724 19,151 100 98 93 72 72 (Nguồn : AESIEAP Gold book 1998) Về giá điện: Từ ngày 1/10/2002, theo quyết định về giá bán điện của thủ tướng chính phủ, giá bán điện bình quân từ 742 đồng/kwh lên 840 đồng/kwh. Việc điều chỉnh giá điện để tích luỹ vốn đầu tư phát triển ngành điện. Tuy nhiên việc tăng giá điện cũng đã ảnh hưởng tới các ngành sản xuất và sinh hoạt - Tác động tới sản xuất : Sẽ làm cho giá thành các sản phẩm chế biến như: chè, rau quả xuất khẩu, đường, gạo xuất khẩu…tăng dưới 1%. Đối với các doanh nghiệp phải dùng nhiều điện trong sản xuất, tỷ trọng tiền điện trong giá thành sản phẩm khá cao thì đợt điều chỉnh giá này sẽ làm tăng giá thành từ 1,13 %-8,9% tuỳ từng mặt hàng. Tuy nhiên có một số mặt hàng được hưởng biểu giá điện ưu đãi nên mức tăng giá thành thấp hơn. - Tác động đối với đời sống: Do điều chỉnh giá điện nên mỗi hộ sử dụng điện có mức tiêu thụ điện từ 100kwh/tháng trở xuống sẽ phải trả thêm so với hiện hành là 10.500 đồng/tháng. Các hộ sử dụng ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có mức sử dụng điện trên 150 Kwh/ tháng sẽ phải trả thêm so với hiện hành 24.800 đồng/ tháng Do sự tác động trên, cho nên việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của ngành điện và có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội Trong những năm qua ngành điện đã có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn mà ngành điện đang cố gắng khắc phục. * Những thuận lợi - Nước ta tương đối có nhiều tài nguyên năng lượng sơ cấp, trước hết phải kể đến nguyên liệu than, dầu khí đã có nhiều đóng góp đáng kể trong quá trình sản xuất điện. Các mỏ than dồi dào, hầu hết đều đạt chất lượng tốt, năm 1999 đã sản xuất được 3,3 triệu tấn. Việt Nam đã khái thác được 45.000 tấn dầu thô và 4,5 triệu m3 hàng ngày, năm 2000 đã khai thác được 6,3 triệu tấn đạt giá trị xuất khẩu hơn 2,5 tỷ đô la. Dầu khí ở vùng đồng bằng sông Hồng và vịnh Bắc Bộ cũng đang được triển khai thăm dò, khai thác. Triển vọng của ngành dầu khí Việt Nam trong thế kỷ 21, không những tạo điều kiện cho Việt Nam có thể tự chủ được việc cung cấp năng lượng sơ cấp để phát triển ngành điện mà còn mở rộng ra triển vọng hội nhập ngành dầu khí Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới - Do sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu về điện sẽ tiếp tục tăng nhanh. Đây chính là điều kiện để Tổng công ty Điện lực Việt Nam phát triển cả về quy mô lẫn năng lực sản xuất kinh doanh - Một số công trình nguồn điện như Phả Lại 2, Phú Mỹ, Hàm Thuận, Đa My… đã được tăng cường trong năm 2002 và vận hành ngày càng ổn định, lưới điện 110 KV và 220 KV được cải tạo và phát triển. Tình trạng quá tải lưới truyền tải 110 KV, 220 KV về cơ bản đã được khác phục. Công suất dự phòng của hệ thống lưới điện quốc gia đã có tỷ lệ cao hơn, có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của phụ tải trong các tháng mùa khô - Có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Bộ công nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng *Những khó khăn - Chênh lệch công suất cao thấp điểm trong ngày vẫn quá lớn, ở mức 2-2,5 lần, phụ tải thay đổi nhiều do thời tiết. Điện dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao, song lại chỉ tập trung vào cao điểm tối, gây ảnh hưởng đến việc khai thác và thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nguồn và lưới điện - Phụ tải phát triển và tăng nhanh ở mức cao, vì vậy vào chính các mùa tháng khô, các nhà máy chạy than, dầu vẫn phải huy động công suất tối đa - Lưới điện ở nhiều nơi quá cũ, suất sự cố còn ở mức cao - Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển các công trình nguồn và lưới điện rất lớn, trong khi các nguồn tích luỹ vốn còn hạn chế và việc thu xếp các nguồn khác còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty - Các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. Nghị định 88/CP liên quan đến công tác mua sắm vật tư, phụ tùng thiết bị cho sửa chữa lớn nguồn và lưới điện còn có những ràng buộc, thiếu thông thoáng, gây ảnh hưởng đến tiến độ sửa chữa và thực hiện các công trình đầu tư mới của Tổng công ty Điện lực Việt Nam *Một số mục tiêu của ngành điện Việt Nam Dự kiến năm 2003, tổng nhu cầu điện thương phẩm là 34,510 tỷ kwh (tăng 14,3 % so với thực hiện năm 2002). Để đáp ứng nhu cầu, tổng điện năng tự sản xuất và mua của các nhà ngoài Tổng công ty phải đạt 41 tỷ kwh. Đồng thời phải tính đến phương án đáp ứng nhu cầu điện với mức phụ tải cao là 34,9 tỷ kwh (tăng 15,7 % so với năm 2002) Với điện năng tự sản xuất và mua là 41,5 tỷ kwh Sau đây là 6 nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam phải phấn đấu hoàn thành - Cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân - Phấn đấu sản xuất có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất , giảm tổn thất điện năng hơn nữa - Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng - Đảm bảo huy động đủ vốn cho đầu tư xây dựng các công trình điện, chống thất thoát trong quá trình xây dựng - Phấn đấu đạt mục tiêu tiến độ các công trình đầu tư xây dựng trong năm 2003 - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về lĩnh vực đa dạng hoá các loại hình sở hữu và sản xuất đa ngành nghề, kiện toàn tổ chức Tổng công ty theo hướng xây dựng tập đoàn kinh tế hoạt động có hiệu quả cao * Các định hướng để đạt được mục tiêu trên 1. Nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nguồn nhân lực và bố trí cán bộ phù hợp để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao 2. Nâng cao năng lực tư vấn: Nghiên cứu hình thức tổ chức, quản lý và giao công việc cho các đơn vị tư vấn phù hợp, khoa học và hiệu quả, đảm bảo phát huy tối đa khả năng, năng lực của các đơn vị tư vấn trong nước, tận dụng tối đa ưu thế của công ty tư vấn nước ngoài 3.Tiếp tục phấn cấp mạnh trong đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh Phân cấp đầu tư xây dựng Phân cấp quản lý vận hành và sửa chữa lớn Thực hiện cơ chế 4.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Các ban chuyên môn của Tổng công ty, lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm các sự cố xảy ra để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục kịp thời không để sự cố lặp lại. 5. Xây dựng các biện pháp quản lý, điều hành khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 6. Giải quyết tốt chính sách chế độ, tăng thu nhập và cải thiện hơn nữa điều kiện sống cho người lao động III.Chi phí sản xuất 3.1Bản chất của chi phí sản xuất Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó thì nhất định doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp đều cần có sự kết hợp của 3 yếu tố: - Tư liệu lao động - Đối tượng lao động - Thù lao lao động Sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản trên tạo nên quá trình sản xuất, có nghĩa là khi tiến hành sản xuất hàng hoá doanh nghiệp phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên chí phí sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Theo kinh tế học, giá trị sản phẩm dịch vụ bao gồm ba bộ phận: C, V, M Trong đó: C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như: Khấu hao tài sản cố định , chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu , .. bộ phận này gọi là hao phí lao động quá khứ ( vật hoá) V: là chí phí về tiền lương và tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất cho người lao động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ . Bộ phận này còn gọi là hao phí lao động sống. M: là giá trị do lao động sống tạo ra. Trên góc độ doanh nghiệp , để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí C và V Về bản chất của chi phí, các nhà kinh tế học cho rằng đó là các phí tổn phải chịu khi sản xuất hàng hoá hay dịch vụ trong kỳ kinh doanh. Với các nhà quản trị thì chi phí sản xuất là các khoản tiền mà doanh nghiệp đều phải mua các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra sản phẩm nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Vậy theo cách hiểu chung nhất thì chi phí sản xuất là toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá mà thực tế doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ nhất định. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi cho vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…). Sở dĩ có sự khác nhau trong doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động, phương thức chuyển dịch của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí. Chi phí khác chi tiêu không những về số lượng mà còn về thời gian, có những khoản chi tiêu vào kỳ này nhưng lại tính vào chi phí của kỳ sau (chi tiêu vật liệu cho về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí của kỳ này nhưng thực tế lại chưa chi tiêu (chi phí phải trả) Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu có vai trò quan trọng trong việc tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.2 Phân loại chi phí sản xuất 3.2.1 Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động Theo điều 23- chương III NĐ 59/ CP –1996 của thủ tướng chính phủ về chế độ quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước * Chi phí hoạt động kinh doanh gồm - Chi phí nguyên vật liệu: Là giá trị toàn bộ nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình - Chi phí nhiên liệu động lực: là giá trị của toàn bộ nhiên liệu động lực sử dụng trong hoạt động kinh doanh - Tiền lương: Là toàn bộ tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả - Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: BHXH, BGYT, KPCĐ Khấu hao tài sản cố định: Là số khấu hao tài sản cố định trích theo quy định đối với toàn bộ tài cố định của doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí phải trả cho tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như vận chuyển điện, sửa chữa tài sản cố định, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và các dịch khác. - Chi phí khác bằng tiền bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, tiếp khách, giao dịch đối ngoại, chi bảo hộ lao động, chi trả lãi tiền vay vốn kinh doanh, khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, phí hiệp hội ngành nghề mà doanh nghiệp là thành viên tham gia và các chi phí khác - Các khoản chi khác doanh nghiệp được phép tính vào chi phí kinh doanh + Các khoản dự phòng giảm giá trích theo quy định của Nhà nước + Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại nghị định 198/CHI PHí ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ lao động về hợp đồng lao động * Chi phí cho hoạt động khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp bao gồm chi phí cho hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động bất thường - Chi phí hoạt động tài chính: gồm các khoản chi phí cho việc mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phần; chi phí cho thuê tài sản; chi phí cho hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí để thu tiền phạt - Chi phí cho hoạt động bất thường: chi phí cho khai trương cửa hàng, chi phí cho tiếp khách hội nghị, thăm người ốm, điện thoại, báo chí… 3.2.2 Chi phí theo nội dung kinh tế Theo nội dung kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất được chia thành 8 yếu tố chi phí gồm: - Nguyên vật liệu chính mua ngoài - Vật liệu phụ mua ngoài - Nhiên liệu mua ngoài - Năng lượng mua ngoài -Tiền lương công nhân viên chức - BHXH - Khấu hao tài sản cố định - Các chi phí khác bằng tiền Những yếu tố này được sử dụng khi lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, lập kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức 3.2.3 Phân loại nội dung kinh tế và công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất Nếu căn cứ vào công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất thì chi phí được chia thành 11 khoản mục bao gồm: - Nguyên vật liệu chính - Vật liệu phụ - Nhiên liệu dùng vào sản xuất - Chi phí sử dụng máy móc thiết bị - Năng lượng dùng vào sản xuất - Tiền lương của công nhân sản xuất - BHXH của công nhân sản xuất - Chi phí phân xưởng - Chi phí quản lý phân xưởng - Thiệt hại về ngừng sản xuất - Chi phí ngoài sản xuất Các khoản mục này được dùng trong việc xác định giá thành đơn vị sản phẩm cũng như giá thành sản lượng hàng hoá 3.2.4 Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ vào giá thành - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến tới quá trình sản xuất ra từng loại sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá thành đơn vị sản phẩm hay loại sản phẩm, bao gồm: +Tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất + Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất + Công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất + Chi phí trực tiếp khác bằng tiền - Chi phí gián tiếp: là những chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của phân xưởng, của doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ, bao gồm: + Chi phí quản lý hành chính + Chi phí phục vụ nhân công, phục vụ thi công + Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, phá đi làm lại 3.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành - Chi phí biến đổi: là những chi phí có thể thay đổi tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với tình hình thay đổi của sản phẩm sản xuất ra. Thông thường chi phí trực tiếp là chi phí biến đổi. Trong chi phí biến đổi được chia thành: + Chi phí biến đổi cùng tỷ lệ: là những chi phí cùng hướng và cùng mức độ với sự biến đổi của sản phẩm sản xuất ra + Chi phí biến đổi không cùng tỷ lệ: là những chi phí có thể tăng nhanh hơn hoặc chậm hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất - Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm sản xuất ra trong giới hạn đầu tư. Đó là những khoản chi phí mà các doanh nghiệp phải hứng chịu trong mỗi đơn vị thời gian đầu vào cố định. Nói một cách khác chi phí cố định là những chi phí tồn tại ngay cả khi không sản xuất sản phẩm, nó không hoàn toàn chịu bất kỳ sự thay đổi nào của việc thay đổi sản lượng sản phẩm trong một giới hạn quy mô nhất định, bao gồm: + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị + Tiền thuê đất, chi phí quản lý… IV. Giá thành sản phẩm 4.1 Khái niệm Trong sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh đó là chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Chỉ tiêu giá thành sản phẩm được tính toán, xác định cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định cho từng loại sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hoặc kết thúc ở một số giai đoạn sản xuất (bán thành phẩm) Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi phí khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh, không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 4.2 Phân loại giá thành sản phẩm 4.2.1 Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở xác định chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch hoàn thành. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể ._.tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. 4.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phạm xưởng sản xuất. Nó bao gồm ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Giá thành toàn bộ sản phẩm Chi phí QLDN Chi phí bán hàng = Giá thành SX SP + + - Giá thành toàn bộ (hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hay lỗ của từng mặt hàng, từng dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định tiêu thức phân bổ này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu 4.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau trong quá trính sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chúng là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất Về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh hao phí trong một thời kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm chỉ phản ánh những hao phí liên quan đến khối lượng công việc hoàn thành, được bàn giao. Cho nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt lượng. Được tính vào chỉ tiêu giá thành chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành, không kể chi phí đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào. Do lượng chi phí kỳ trước chuyển sang kỳ này thường không bằng với lượng chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau nên tổng giá thành trong kỳ thường không bằng chi phí bỏ ra trong kỳ đó. Hơn nữa: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, con giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc sản xuất đã hoàn thành - Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này, các khoản chi phí đã chi nhưng chờ phân bổ cho kỳ sau. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan trực tiếp đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Song giá thành không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này Ta có thể khái quát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua biểu thức sau: Tổng giá thành sản phẩm CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + - V. Phương pháp phân tích giá thành sản phẩm 5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành thì sẽ lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp - Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất : Đối với sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Với sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo - Dựa vào loại hình sản xuất : Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn. Đối với sản xuất hàng loạt lớn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm - Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh : Với trình độ tổ chức cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng tính giá thành có thể bị hạn chế và thu hẹp lại Dựa vào căn cứ trên đối tượng tính giá thành có thể là: + Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành + Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm + Sản phẩm hoàn thành ỏ cuối quy trình cồng nghệ hay bán thành phẩm Sơ đồ 1: Phân loại đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành Theo vị trí sản phẩm lao vụ đối với mục đích cuối cùng của qúa trình sản xuất trong doanh nghiệp Theo số lượng các loại sản phẩm lao vụ được tập hợp trong đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là sản phẩm riêng lẻ Đối tượng tính giá thành là một nhóm sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng Đối tượng tính giá thành là sản phẩm từng công đoạn 5.2 Phương pháp tính giá thành Để tính giá thành các doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Khi lựa chọn phương pháp tính giá thành cần phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, những phương pháp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp là: - Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này thường áp dụng ỏ các doanh nghiệp sản xuất đại trà một loại sản phẩm và quá trình sản xuất đi qua nhiều giai đoạn khác nhau, sản phẩm được đặt mua ngay sau khi sản xuất Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành CPSX giảm trong kỳ Giá trị sảnphẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + - CPSX thực tế trong kỳ + Có thể tính giá thành sản phẩm theo công thức Trên cơ sở tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và sản lượng thực tế do bộ phận thống kê trong doanh nghiệp cung cấp, có thể xác định được giá thành một đơn vị sản phẩm = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sản phẩm hàng hoá Sản lượng sản phẩm hoàn thành - Phương pháp tính giá thành theo tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Mỗi loại sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm xác định trên cơ sở phân bổ chi phí của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm hoàn thành. Z =Dđk + C1 + C2…+ Cn - Dck Dđk: Là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ C1, C2,…Cn : Là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Dck : Là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Phương pháp hệ số Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có một đối ttượng hoạch toán chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, như một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu mà kết quả là nhiều sản phẩm khác nhau. Việc tính giá thực tế từng đối tượng căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm Sản lượng quy đổi của từng sản phẩm Hệ số chi phí của từng loại sản phẩm = Tổng sản lượng thực tế của loại sản phẩm x = Giá thành đơn vị Tổng giá thành các loại sản phẩm sản phẩm tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị Giá thành đơn Hệ số chi phí thực tế của từng = vị của sản phẩm X của từng loại loại sản phẩm tiêu chuẩn sản phẩm - Phương pháp tỷ lệ Điều kiện vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp hệ số, chỉ khác là doanh nghiệp đã xây dựng chỉ tiêu giá thành kế hoạch chi từng đối tượng. Theo phương pháp này, căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm và tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế để tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành = Tỷ lệ điều chỉnh giá Tổng giá thành thực tế thành sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch Giá thành Giá thành Tỷ lệ Số lượng thực tế = kế hoạch X điều chỉnh X thực tế của sản phẩm i sản phẩm i sản phẩm i sản phẩm i 5.3 Một số biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Muốn hạ giá thành sản phẩm phải thực hiện đồng bộ nhiều phương hướng và biện pháp, mà yếu tố cơ bản nhất và quan trọng nhất là giảm chi phí sản xuất - Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, cần cải tiến phương pháp công nghệ, nếu máy móc đã sử dụng được một thời gian dài thì cần phải đại tu, sửa chữa sao cho việc sử dụng nguyên vật liệu sát với định mức. Việc sử dụng hợp lý tổng hợp nguyên vật liệu, lợi dụng triệt để phế liệu, sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí vận chuyển, cấp phát…tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng có tác dụng tích cực trong việc hạ giá thành sản phẩm vì tỷ trọng của có trong giá thành là rất lớn, có những doanh nghiệp chiếm 60-80%, đặc biệt là trong ngành điện = - 1 x x ảnh hưởng của biện pháp này đến hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Chỉ số hạ giá Chỉ số định Chỉ số Chỉ số chi phí do giảm mức tiêu giá cả ng nguyên vật liệu chi phí nguyên dùng nguyên nguyên trong giá thành vật liệu vật liệu vật liệu sản phẩm Theo công thức này thì chỉ số hạ giá thành do ba yếu tố tác động: Chỉ số cố định mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, chỉ số giá cả nguyên vật liệu và chỉ số chi phí nguyên vật liệu trong gia thành báo cáo - Giảm chi phí tiền lương và các khoản khác ngoài lương trong giá thành sản phẩm Muốn giảm chi phí tiền lương và các khoản khác ngoài lương cần tăng nhanh năng suất lao động, cải tiến tổ chức sản xuất, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tinh giảm các bộ phận không quan trọng trong quá trình điều hành sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, áp dụng các biện pháp tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất để khuyến khích người lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân viên = Chỉ số chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm Chỉ số hạ giá thành do tăng năng suất lao động chỉ số lương bình quân chỉ số năng suất lao động - 1 X Công thức này cho này cho thấy chỉ số hạ giá thành do ba nhân tố tác động: Năng suất lao động, tiền lương bình quân và tỉ trọng tiền lương bình quân trong giá thành sản phẩm kỳ báo cáo - Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm = Chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản phẩm Chỉ số giảm giá thành do giảm chi phí cố định chỉ số sản lượng chỉ số chi phí cố định - 1 X Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần phấn đấu tăng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra Công thức này cho thấy chỉ số hạ giá thành do sự tác động của ba yếu tố: Chỉ số chi phí cố định, chỉ số sản lượng, chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản phẩm bao cáo Việc tăng( giảm) các yếu tố có giới hạn bởi nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan. Trong đó luôn phải tính đến quan hệ cung cầu trên thị trường để quyết định tăng (giảm) đầu vào và đầu ra tối ưu để đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất Tóm lại, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường đều phải tìm mọi biện pháp để tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy, thì một nhiệm vụ không thể không quan tâm là công tác giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình. Giá thành sản phẩm hạ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các chính sánh giá cả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, và kết quả là mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đời sống của cán bộ công nhân không ngừng được nâng cao VI. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong ngành điện 6.1 Chi phí sản xuất. Chỉ tiêu sản phẩm của mỗi nhà máy điện gồm: Khả năng phát điện của nhà máy biểu thị bằng công suất khẳ dụng của nhà máy tính bằng KW và lượng điện năng tại thanh cái do nhà máy sản xuất tính bằng KWh Chi phí sản xuất của nhà máy điện được áp dụng theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành, chia làm hai thành phần: - Chi phí cố định: bao gồm các máy móc thiết bị, tiền lương công nhân, BHXH, BHYT, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý, tiền thuê đất… - Chi phí biến đổi: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp… Việc phân loại theo cách này có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản trị có thể đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của chi phí sản xuất. Hơn nữa, nhờ việc phân loại này mà các nhà quản trị thực hiện được phân tích mối quan hệ giữa chi phí –khối lượng- sản phẩm . Đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý cần thiết để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc phân loại theo cách này chỉ là tương đối vì nó chỉ tồn tại trong điều kiện ngắn hạn còn trong điều kiện dài hạn thì mọi yếu tố chi phí đều là biến phí 6.2 Giá thành sản phẩm Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã tiến hành tính toán và giao giá bán điện nội bộ cho các công ty điện lực từ năm 1995. Trong 6 năm cơ chế gía bán điện nội bộ đã phát huy tác dụng như một công cụ phân bổ và điều tiết lợi nhuận giữa Tổng công ty với các công ty điện lực, tạo chủ động cho các công ty trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh cũng như khuyến khích các công ty Điện lực phấn đấu tăng doanh thu, giảm tổn thất và tăng cường hiệu quả kinh doanh Cơ cấu giá điện hạch toán nội bộ được phân thành giá công suất và giá điện năng - Giá công suất (tính bằng đồng/ kWh) không phụ thuộc vào sản lượng điện năng tại thanh cái mà chỉ phụ thuộc vào công suất nhà máy, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định, thuế đất, trả lãi vay dài hạn ngân hàng và các chi phí cố định khác = Sản lượng điện sản xuất ra Sản lượng điện dùng tại các nhà máy sản xuất ra điện Sản lượng điện thanh cái - - Giá thành điện năng (tính bằng đồng/ kw/tháng) phụ thuộc vào sản lượng điện tại thanh cái và chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu phụ, thuế tài nguyên, lãi vay ngắn hạn và các chi phí biến đổi khác có liên quan Giá hạch toán nội bộ được xây dựng riêng cho từng loại nhà máy điện hiện có của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (bao gồm: nhà máy nhiệt điện đốt than, nhà máy nhiệt điện đốt dầu, nhà máy điện đốt khí, nhà máy thuỷ điện) để phán ánh hầu hết các yếu tố có ảnh hưởng đến giá thành điện sản xuất từ các nhà máy này Doanh thu sản xuất điện của mỗi nhà máy điện được xác định hàng tháng để hoạch toán nội bộ trong Tổng công ty Việc ban hành giá hoạch toán nôi bộ nhằm tạo chủ động hơn cho các công ty trong quản lý điều hành, phấn đấu tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn giao định mức sửa chữa lớn sẽ giúp cho các công ty chủ động hoàn toàn trong việc bố trí và thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn của mình.Trên cơ sở tổng mức sửa chữa lớn được giao và tính trong giá bán điện nội bộ, các công ty điện lực chủ động lập danh mục các công trình sửa chữa lớn tuỳ thuộc vào nhu cầu sửa chữa lớn thực tế của tài sản do mình quản lý. Các công ty điện lực chủ động lập phương án, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, thực hiện và quyết toán các công trình sửa chữa lớn. Cơ cấu giá điện có vai trò quan trọng trong chương trình quản lý nhu cầu. Về mặt lý thuyết, cơ cấu giá hiệu quả là cơ cấu giá có giá điện sát với chi phí biên sản xuất điện. Ngoài cơ cấu biểu giá điện hai thành phần như trên, cơ cấu giá điện theo giờ (giờ cao điểm và giờ thấp điểm) thì cơ cấu giá điện theo mùa cũng là một phương pháp thường được sử dụng ở các nước có hệ thống điện thay đổi rõ rệt nhu cầu cũng như chi phí sản xuất điện năng theo mùa. Mà nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa kho thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Có thể nhận thấy chi phí sản xuất điện nước ta thay đổi rất nhiều theo mùa. Vào mùa mưa, 60% năng lượng dòng chảy đến và tỷ lệ thuỷ điện cao nên chi phí sản xuất điện xuống thấp. Thực tế vận hành nhiều năm cho thấy, trong mùa mưa, nhiều nhà máy thuỷ điện phải làm việc ở chế độ xả tràn. Ngược lại vào mùa khô, các nhà máy nhiệt điện phát huy hết công suất dẫn đến chi phí sản xuất điện khá lớn. Có thể nói chi phí sản xuất điện hoàn toàn khác giữa các chu kỳ trong năm cũng như các thời điểm trong ngày. Chính vì vậy giá điện theo mùa là cơ cấu giá điện rất có triển vọng ở nước ta. Việc định chi phí điện theo mùa phụ thuộc vào hai thông số chính: Chi phí sản xuất điện theo mùa và sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ điện theo giá Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ thuỷ điện cao đã khiến cho chi phí sản xuất điện thay đổi rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Việc đánh giá hệ thống điện năm 2002 cho thấy, nếu triển khai chương trình quản lý phụ tải bằng cách áp dụng “ giá điện theo mùa” thì kết quả rất có triển vọng. Kết quả tính sơ bộ cho thấy, nếu tăng giá bán điện nên 10% vào tháng 5 (mùa khô) và giảm 10% vào tháng 10 (mùa khô) , với giả thiết hệ số đàn hồi giá- nhu cầu là 0,03 thì ngành điện có thể giảm chi phí sản xuất điện khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra có thể định giá điện theo chi phí biên. Định giá điện theo phương pháp này rất thích hợp với các công ty độc quyền công cộng, bởi vì nó sẽ làm cực đại hoá phúc lợi xã hội bao gồm phúc lợi nhà sản xuất và phúc lợi người tiêu thụ. Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp những hạn chế quan trọng, cần thiết phải có những cải tiến phù hợp. Các nguyên tắc chủ yếu khi áp dụng phương pháp này: - Nguyên tắc 1: Thoả mãn nhu cầu: Tại mọi thời điểm, nhu cầu của người tiêu thụ được đáp ứng, kể cả nhu cầu có tính chất ngẫu nhiên. Cũng cần phải lưu ý rằng nhu cầu theo thời gian, bởi vì nền kinh tế đang ngày càng phát triển. - Nguyên tắc 2: Cực tiểu hoá chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối - Nguyên tắc3: Bình đẳng về đối xử. Nguyên tắc này đòi hỏi phải bán giá điện theo một giá duy nhất. Nhưng trong thực tế, mỗi người lại có thời gian tiêu thụ khác nhau, do đó chi phí mà nó gây ra cho hệ thống sẽ khác nhau. Như vậy nếu bán một giá tại mọi thời điểm, thực ra là sự bất bình đẳng - Nguyên tắc 4: Tính chất ổn định của cấu trúc biểu giá. Các thiết bị năng lượng tương đối lựa chọn thiết bị của mình một cách thích hợp, giảm được tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Tuy ổn định nhưng không được quá dài bởi vì theo thời gian các chi phí đầu vào để sản xuất điện có thể thay đồi nhiều, trong khi nếu giá đầu ra vẫn giữ không đổi thì chứng tỏ rằng đó là một biểu giá lạc hậu, không phản ánh được các chi phí . Quy trình định giá theo chi phí biên sẽ trải qua 4 bước chủ yếu sau: Bước 1: Dự báo nhu cầu Bước 2: Lập kế hoạch phát triển tối ưu, gồm 3 giai đoạn: - Xây dựng các thời kỳ phụ tải - Kế hoạch sản xuất của các thiết bị phát - Kế hoạch phát triển lưới Bước 3: Tính toán chi phí biên: Bao gồm chi phí nhiên liệu và tính toán chi phí công suất Bước 4: Chuyển từ chi phí biên sang biểu giá 6.3 Sự cần thiết phải giảm giá thành sản phẩm nói chung và giá thành điện năng nói riêng ở nước ta Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới chính là quá trình đấu tranh giữa các quốc gia nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh tiếp cận dần đến tính “ hoàn hảo” của nó ở phạm vi thế giới. Chiến thắng trong cạnh tranh là điều kiện doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong bất luận trường hợp nào, muốn chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác. Giá cả là một trong các yếu tố biểu hiện lợi thế cạnh tranh. Muốn có lợi thế cạnh tranh về giá cả doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành. Giá thành sản phẩm (và vận động với nó là chi phí các loại) thấp là cơ sở để xây dựng các chính sách giá cả cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành Như vậy hạ giá thành là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Phấn đấu hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề quan tâm của từng ngành, từng doanh nghiệp sản xuất mà của là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh chất lượng công tác quản lý sử dụng vật tư, lao động, vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư hợp lý, tiết kiệm vốn, lao động sẽ là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm Tóm lại, phấn đấu hạ giá thành là đòi hỏi tất yếu của quá trình sản xuất, là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trên thị trường đạt được mức lợi nhuận cao phần hai: thực trạng giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện phả lại I .Tổng quan về Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nằm bên bờ phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sông Thái Bình, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhà máy cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đông Bắc và nằm trên quốc lộ 18 nối liền tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi về nguồn nước và nguồn nhiên liệu do đó nơi đây có khả năng xây dựng một nhà máy có công suất lớn và hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, vị trí của Phả Lại nằm gần các trung tâm văn hoá, kinh tế đồng thời cũng là các trung tâm phụ tải có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn. Vì lẽ đó xây dựng một điểm nút công suất tại Phả Lại là rất hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Qua những yêu cầu thực tế trên trong việc phát triển và xây dựng đất nước, ta thấy rõ vị trí, vai trò của nhà máy điện Phả Lại. Dựa trên những phân tích thuận lợi đó nhà máy đã được khởi công xây dựng từ ngày 17 tháng 5 năm 1980, với thiết kế thiết bị của Liên Xô(cũ). Sau 4 tháng lao động khẩn trương, sáng tạo của chuyên gia và tập thể công nhân Việt Nam, Ngày 28 tháng 10 năm 1983 tổ máy đầu tiên đã hoà vào lưới điện quốc gia Ngày 01 tháng 09 năm 1984 tổ máy 2 hoà lưới Ngày 12 tháng 12 năm 1985 tổ máy 3 hoà lưới Ngày 29 tháng 11 năm 1986 tổ máy 4 hoà lưới Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt đi vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải điện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong suốt thời gian qua, nhà máy đã vận hành liên tục, an toàn và kinh tế. Các thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu theo thiết kế của nhà máy -Tổng công suất lắp đặt: 440MW -Số lượng tổ máy: 4 -Công suất của mỗi tổ máy: 110MW, được lắp đặt theo sơ đồ khối kép: 1 tua bin và 2 lò hơi -Số lượng tua bin: 4, loại K-100-90-7, công suất: 110MW -Số lượng lò hơi: 8 , loại BKZ-220-120-10c, cồn suất 220T/h -Số máy phát điện: TB –120-2T3, công suất: 120 MW -Than cung cấp cho nhà máy : Hòn Gai, Mạo Khê, Vàng Ranh -Nhiệt trị than theo thiết kế: 5.035 Kcal/kg -Sản lượng điện hàng năm: 2,86 tỷ KWh -Suất hao than tiêu chuẩn: 439g/KWh -Lượng than tiêu thụ: 1,568 triệu tấn/năm -Số giờ vận hành các tổ máy: 6500 giờ/năm Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã sản xuất được trên 32 tỷ 227 triệu KWh điện, đóng góp một phần đáng kể cho đất nước. Đến nay nhà máy đã trải qua 20 năm hoạt động, cùng với thời gian nhà máy đã có nhiều biến động, thay đổi. Quá trình hoạt động của nhà máy có thể khái quát qua 3 thời kỳ sau: *Từ năm 1983 đến năm 1990: ’’phát điện tối đa’’ Nhờ có điện của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại mà trong thời kỳ này hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của mền Bắc được ổn định. Đây là thời kỳ nhà máy mới đi vào hoạt động, máy móc thiết bị còn mới và lại là nhà máy lớn nhất nước ta lúc đó, cho nên nhà máy đã phải gánh một tỷ trọng rất lớn về sản lượng điện của lưới điện miền Bắc Sản lượng của thời kỳ này như sau: - Năm 1983: 0,056544 tỷ KWh - Năm 1984: 0,942250 tỷ KWh - Năm 1985: 1,508256 tỷ KWh - Năm 1986: 1,895680 tỷ KWh - Năm 1987: 2,275725 tỷ KWh - Năm 1988: 2,548608 tỷ KWh - Năm 1989: 2,068976tỷ KWh *Từ năm 1990 đến năm 1994: ‘’sản lượng co hẹp’’ Trong thời kỳ này nước ta có thêm các nhà máy điện đi vào hoạt động trong đó có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất lớn, mỗi năm đưa thêm 1-2 tổ máy vào tham gia phát điện, đẩy các nhà máy nhiệt điện chạy than như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vào thế chạy cầm chừng, sản lượng của nhà máy giảm dần. Một số lò hơi tua bin phải lắp đặt thiết bị phòng mòn và thực hiện quy trình bảo dưỡng dài hạn. Sản lượng trong thời kỳ này: - Năm 1990:1,492848 tỷ KWh - Năm 1991: 1,004208 tỷ KWh - Năm 1992: 0,616128 tỷ KWh - Năm 1993: 0,396928 tỷ KWh - Năm 1994: 0,737232 tỷ KWh *Từ năm 1995 đến nay: ‘’Phục hồi sản xuất ‘’ Trong thời kỳ này, nhu cầu điện tăng nên do nền kinh tế phát triển, cộng với sự xuất hiện của đường dây 500 KV nối liền hai miền Bắc- Nam đã mở ra cho nhà máy một thời kỳ mới, sản lượng của nhà máy tăng dần lên Sản lượng điện trong thời kỳ này - Năm 1995: 1,827208 tỷ KWh - Năm 1996: 2,022562 tỷ KWh - Năm 1997: 2,264000 tỷ KWh - Năm 1998: 2,113283 tỷ KWh - Năm 1999: 2,081184 tỷ KWh - Năm 2000: 2,152880 tỷ KWh - Năm 2001:2,219161 tỷ KWh - Năm 2002: 2,273926 tỷ KWh Biểu đồ 1 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, mối quan hệ được thể hiện như sau: Sơ đồ 2: Mối quan hệ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam Tổng công ty Điện lực Việt Nam Các công ty truyền tải Các công ty điện lực Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Các đơn vị trực thuộckhác 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy -Vai trò của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một trong những nhà máy chủ lực của ngành điện Việt Nam, chiếm khoảng 7,86% trong tổng nguồn điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. So sánh về công suất đứng sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Công suất thiết kế tính cho một tổ máy tương đương với công suất một tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, do đó có thể hỗ trợ công suất cho nhau nếu như một trong những tổ máy của nhà máy nào đó phải tạm ngừng hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng trong vận hành hệ thống điện. Nếu như công suất không được hỗ trợ kịp thời sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa phụ tải (người tiêu dùng sản phẩm) với công suất được phát ra (điện năng)và nguy cơ dẫn đến rã lưới điện, tức là toàn bộ hệ thống không được nối với nhau. Như vậy các nhà máy điện không cung cấp điện năng lên đương dây để truyền tải điện đi nữa. Lúc này người vận hành hệ thống điện (trung tâm điều độ quốc gia) phải kịp thời ra lệnh huy động công suất dự phòng từ một nhà máy nào đó đề bù lại công suất vừa thiếu hụt. Trong thời gian này hệ thống điều độ sẽ cắt giảm những phụ tải không quan trọng, khi duy trì được đủ công suất lớn nhất thì đóng điện trở lại và hệ thống điện lại hoạt động bình thường. Qua đó có thể thấy các nhà máy điện có công suất lớn nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, nhà máy còn điều tần (duy trì tần số điện 50 HZ) cho hệ thống điện tuỳ theo yêu cầu của người vận hành hệ thống điện -Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là sản xuất ra điện năng, sản xuất liên tục, không có sản phẩm dở dang, sản xuất ra đến đâu tiêu dùng ngay đến đó nên không có sản phẩm tồn kho. Điện năng sẽ được phát nên thanh cái và hoà vào lưới điện quốc gia đồng thời cùng các nhà máy khác trong ngành luôn giữ dòng điện ổn định cung cấp cho phụ tải, đảm bảo về số lượng, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất II Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Bảng 1: Sản lượng điện và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh 1 Sản lượng điện 1000KWh 2.120.000 2.152.880 101,55% 2.090.000 2.219.161 106,18% 2.135.000 2.273.926 106,51% 2 Điện tự dùng % 11,2 10,99 -0,4 11 10,94 -0,66 11 10,73 -0,27 3 Than tiêu chuẩn g/KWh 457 454,92 -2,08 455 455,33 +0,33 456,424 464,546 -8 4 Dầu FO g/KWh 4,2 3,79 -0,41 4 4,19 +0,19 2,5 2,57 +0,07 2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất điện Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy sản xuất điện nên không có thứ phẩm, không có sản phẩm hỏng và không có sản phẩm dở dang, thời điểm sản xuất cũng là thời điểm tiêu thụ. Nhà máy vận hành 24/24 giờ, quy trình công nghệ sản xuất điện ở nhà máy được mô tả như sau: Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Sông Cảng bốc dỡ Than vận chuyển Đường sắt Dầu FO Kho Trạm phân phối điện Nghiền than Trạm bơm Hệ thống xử lý nước lò hơi ống khói Lọc bụi tĩnh điện Làm mát Bình ngưng Kênh thải Sông Hà Nội Hải Phòng Lạng Sơn HảiDương Bắc Giang Tổ hợp Tuabin-máy Phát đIện Than vận chuyển đường sông Nhà máy nhận than về từ các mỏ than Quảng Ninh về theo hai tuyến: đường sông và đường sắt. Than đường sông các cẩu bốc lên, nhờ hệ thống băng tải đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than.Than đường sắt được chở bằng các toa tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải cũng đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò. Nhà máy còn sử dụng dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò hơi bị sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong dàn ống xung quanh lò biến nước thành hơi, hơi nước được sấy trong các bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa sang làm quay tua bin và kéo theo làm quay máy phát điện. Điện được truyền tới trạm phân phối tải điện để đi tiêu thụ theo các mạch đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang. Hơi nước sau khi sinh công làm quay tua bin sẽ đi xuống bình ngưng, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò hơi. Trong quá trình tuần hoàn này lượng nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch từ hệ thống xử lý nước. Nước tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng sau đó theo các kênh thải hở để ra sông. Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải. Khói t._.1.765 2.013 Chi phí khác 40 42 27 66 85 Chi phí dịch vụ mua ngoài của 2 năm 2001 và 2002 tăng lên rất nhiều so với 3 năm trước. Đặc biệt là năm 2003 tăng so với năm 1999 là năm có chi phí thấp nhất là 1.614 triệu đồng và so với năm 2001 là 343 triệu đồng. Do sản lượng tăng lên cũng như là các yếu tố khác tăng đều tăng lên. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2001 chiếm tỷ trọng 0,38 % trong giá thành sản phẩm. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 0,4 % trong giá thành sản phẩm. Như vậy, tuy chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm nhưng nó cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên có thể thấy các khoản mục trên nhà máy vẫn có thể tiết kiệm từ đó có thể giảm chi phí sản xuất. Nhà máy cần đưa ra các biện pháp để hạn chế sử dụng nước và điện thoại mà vẫn đảm bảo hoàn thành công việc và cũng cần tiết kiệm hơn nữa trong việc sử dụng điện tự dùng trong quá trình sản xuất. - Sử dụng nước: Nhà máy cần quy định tất cả các phân xưởng sử dụng giới hạn một khối lượng nước nhất định, tránh lãng phí -Sử dụng điện: Ngoài việc sử dụng điện dùng để sản xuất điện, thì điện dùng trong sinh hoạt vẫn có thể tiết kiệm bằng cách yêu cầu tất cả các công nhân viên có ý thức tiết kiệm điện như trước khi về phải tắt tất cả các thiết bị điện, chỉ sử dụng khi cần thiết -Sử dụng điện thoại: Chi phí sử dụng điện thoại của nhà máy khá cao, do các công nhân viên ngoài việc sử dụng điện phục vụ cho công việc thì còn sử dụng vào việc riêng. Do vậy nhà máy cần có biện pháp hạn chế việc sử dụng điện ngoài công việc như khoá mã các tỉnh khác, tuy nhiên có thể gọi trong ngành điện với nhau, như vậy vừa có thể tiết kiệm mà vẫn hoàn thành công việc. 3.3.5 Sửa chữa lớn Sửa chữa lớn là cơ sở để đảm bảo cho nhà máy luôn ở trạng thái hoạt động tốt, tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành do đó sẽ nâng cao lợi nhuận. Vì vậy công tác sửa chữa lớn là một trong những hoạt động chính của nhà máy và nhà máy luôn đề cao vai trò quan trọng của công tác này. Tuy nhiên qua 20 năm khai thác 4 tổ máy, nhiều máy móc thiết bị đã cũ và có dấu hiệu xuống cấp cần phải được thay thế. Trong khi đó, nhiều bộ phận trong nước chưa có khả năng sản xuất, chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập ngoại từ các máy chế tạo trước đó của Liên Xô. Vì vậy, nhà máy luôn phải chủ động khai thác tối đa chức năng sửa chữa phục hồi tại chỗ cũng như tiềm năng ngành chế tạo máy trong nước. Bảng 13: Chi phí về sửa chữa lớn Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sửa chữa lớn : 46.358 41.913 66.636 76.364 104.508 -S/c lớn thuê ngoài 19.579 16.592 30.649 42.448 48.258 -S/c lớn tự làm 26.779 25.321 35.987 33.915 56.250 Chi phí sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong giá thành sản phẩm, chỉ sau chi phí về nguyên vật liệu, năm 2001 chiếm 12,28 % trong giá thành sản phẩm, năm 2002 chi phí sửa chữa lớn chiếm 15,87 % trong giá thành sản phẩm Năm 2001, kế hoạch sửa chữa lớn là 80.927 triệu đồng, nhà máy đã hoàn thành khối lượng sửa chữa lớn với giá trị 76.364 (triệu đồng) đạt 92,5% theo kế hoạch Đánh giá về kế hoạch sửa chữa năm 2002, đã hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho: - Năm 2002, kế hoạch sửa chữa lớn là 113.600 triệu đồng, giá trị khối lượng sửa chữa lớn thực hiện được 104.508 (triệu đồng) đạt 92% so với kế hoạch, tăng 39,6% so với năm 2001. Nhà máy đã hoàn thành trung tu khối 2, đại tu khối 3, thiết bị phụ lò máy, các tuyến băng tải đường sắt, hệ thống tuần hoàn và các thiết bị thuỷ lực khác, các thiết bị điện ở các trạm lẻ, các công trình kiến trúc - Đối với công tác sửa chữa lớn tự làm thì việc lập khảo sát ban đầu, đến lập khối lượng, tiên lượng, công tác chuẩn bị vật tư và các công tác điều hành cần phải thực hiện một cách hợp lý, chính xác đặc biệt là công tác khảo sát lập tiên lượng được chính xác, không bỏ sót, không thừa, không thiếu thì vừa tiết kiệm được chi phí sửa chữa vừa tránh được tồn đọng vật tư và làm cho công tác quản lý tài chính, kế hoạch đươc chủ động hơn - Đối với hạng mục thuê ngoài phần lớn thông qua đầu thầu về cơ bản đáp ứng được tiến độ. Tuy nhiên còn một số hạng mục công trình chưa đảm bảo được tiến độ chủ yếu do việc cung ứng vật tư của các nhà thầu 3.3.6 Chi phí bằng tiền Khoản mục Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chi phí bằng tiền: 13.254 11.744 14.778 19.519 21.906 -Thuế tài nguyên 586 624 703 726 1.065 -Thuế đất 987 107 118 129 214 -Tiền ăn ca 4.121 3.875 4.167 4.281 4.889 -Chi phí khác bằng tiền 8.660 7.158 9.790 14.183 15.727 Bảng 14: Chi phí bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng Chi phí bằng tiền hàng năm có xu hướng tăng nên. Nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc tăng chi phí bằng tiền cũng làm tăng chi phí sản xuất, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm Năm 2002 chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng là 3,33 % trong giá thành sản phẩm, trong đó thuế tài nguyên chiếm 0,26%, thuê đất chiếm 0,03 %, tiền ăn ca chiếm 0,74% và chi phí khác bằng tiền chiếm 2,39 % IV.Những thành tựu và hạn chế của nhà máy 4.1 Những điểm mạnh Nhà máy nhiệt điện Phả Lại luôn là đơn vị đoàn kết nhất trí để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho hàng năm Trong 20 năm qua nhà máy đã đáp ứng đủ số lò, vận hành theo phương thức của điều độ A0, trong đó có 19 năm vận hành và sản xuất điện liên tục đạt trên 32 tỷ 274 triệu kwh điện. Năm 2000 nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam là 2.135 triệu kwh, nhưng nhà máy đã về trước kế hoạch sản xuất điện là 30 ngày. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002 nhà máy đã sản xuất được 2.274 triệu kwh điện vượt mức 138 triệu kwh bằng 106,51 % kế hoạch Để đạt được các thành tựu trên, do một số nhân tố sau: Hiện nay ngành điện vẫn là một ngành độc quyền, hơn nữa điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy ngành điện có được ưu tiên của Nhà nước trong vấn đề cấp nguồn vốn ngân sách để đầu tư hơn nữa cho nhà máy, được thể hiện qua việc đầu tư toàn bộ thiết bị mới cho dây chuyền 2 nhằm nâng cao năng suất sử dụng máy móc. Vì thế mà sản lượng điện của nhà máy không ngừng tăng lên trong những năm qua Nhà máy không ngừng cải thiện môi trường làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh. Vì vậy mà công nhân viên nhà máy yên tâm làm việc, năng suất lao động cũng tăng lên và chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Không chỉ vậy nhà máy còn tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, nghỉ mát, các cuộc thi sáng tạo khuyến khích công nhân viên có các sáng chế về tiết kiện sử dụng nguyên vật liệu, thay thế các biện pháp cũ đặc biệt phải kể đến sáng chế "nghiên cứu ứng dụng chống rác bình ngưng ở tua bin"( được Tổng công ty Điện lực Việt Nam cấp bằng sáng chế) làm lợi cho nhà máy hàng trăm triệu đồng. Với các hoạt động trên nhà máy đã tạo động lực cho công nhân viên tìm hiểu, nâng cao tay nghề và tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình. Do đó quá trình sản xuất cũng đạt hiệu quả cao hơn. 4.2 Những hạn chế của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Mặc dù trong những năm qua nhà máy luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại mà nhà máy cần khắc phục trong thời gian tới: Tồn tại lớn nhất hiện nay của nhà máy là thiếu vốn để đầu tư đổi mới thiết bị. Máy móc của dây chuyền 1 đã quá lạc hậu, nhưng nhà máy chủ yếu mới đại tu và sửa chữa lớn, còn việc mua sắm thay thế chỉ thì không đáng kể. Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần có các biện pháp thu hút vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn nội bộ cũng như là các nguồn từ bên ngoài khác Trong cơ cấu bộ máy quản lý của nhà máy tuy đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập, như số người ở một số phân xưởng chưa hợp lý, người lao động chưa phát huy hết khả năng của mình, do chưa có sự khuyến khích trong chế độ tiền lương, tiền thưởng. Trong những năm qua trình độ của người lao động đã được nâng cao, tuy nhiên ở một số phân xưởng vẫn còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy. Chủ yếu là các trường hợp bố mẹ về con cái vào thay, họ chỉ cần học một lớp sơ cấp hoặc trung cấp điện trong khoảng thời gian rất ngắn là có thể được vào làm. Vấn đề cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất ở một số thời điểm không liên tục, do lượng dự trữ than chưa tối ưu. Nguyên nhân do việc lập kế hoạch vật tư chưa chính xác, ngoài ra còn do một số yếu tố khác như thời tiết, giá thành, phương tiện vận chuyển Phần ba: Một số biện pháp giảm giá thành sản phẩm điện năng Có thể thấy rằng điện năng là một vấn đề quan trong nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về điện trong toàn quốc tăng lên từ 15- 20% mỗi năm, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu về điện tăng khoảng 25%. Chính vì vậy khi giá điện tăng nên thì ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân. Do đó Tổng công ty điện lực nói chung và nhà máy điện Phả Lại nói riêng luôn cố gắng khắc phục khó khăn, tìm mọi biện phát để hạ chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm cung cấp tối đa điện năng cho xã hội. Nhưng trên thực tế trong thời gian qua thì giá điện lại tăng lên làm cho mức tiêu thụ giảm đặc biệt là ở nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ngoài vấn đề ngành điện là một ngành độc quyền của nhà nước do nhà nước chỉ đạo còn do nhiều nguyên nhân như giá mua nguyên vật liệu tăng, sử dụng chưa hợp lý máy móc thiết bị và vấn đề quản lý nguồn lao động. Để giảm chi phí và giá thành thì ta phải khắc phục những khâu trên. I. Biện pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị. 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 và bước sang thế kỷ 21, nhân loại chứng nhận những thành tựu kỳ diệu của khoa học công nghệ. Ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất. Tiềm lực khoa học– công nghệ ngày càng trở thành lực lượng lòng cốt của sức sản xuất xã hội. Đầu tư vào khoa học công nghệ là đầu tư mang nhiều lợi nhuận. Đổi mới khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại đang là nhiệm vụ sống còn trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay và cũng đòi hỏi của hội nhập quốc tế. Vì vậy đầu tư máy móc thiết bị là chiến lược lâu dài và quan trong phải thực hiện của nhà máy để đáp ứng yêu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của xã hội Trên thực tế máy móc thiết bị của nhà máy tuy lớn nhưng chất lượng yếu kém do chưa đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực này đồng thời có nhiều máy móc thiết bị quá cũ đã đến thời gian thanh lý mà nhà máy vẫn đưa vào sử dụng làm tăng chi phí sửa chữa và gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất điện do phải dừng chờ sửa chữa. 1.2 Biện pháp thực hiện Để nâng cao năng lực máy móc thiết bị nhà máy cần thực hiện một số biện pháp sau: Theo đánh giá của các chuyên gia thì trình độ hiện đại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất điện (dây chuyền 1) là ở mức độ trung bình của ngành. Mặc dù những năm qua nhà máy đã có những đầu tư đáng kể cho lĩnh vực này nhưng nhìn chung máy móc thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế và ở mức lạc hậu so với trung bình trên thế giới. Khắc phục hạn chế trên nhà máy có thể sử dụng vốn vay dài hạn và vốn mà ngân sách Nhà nước cấp Nhà máy đầu tư từng bộ phận, ưu tiên cho các thiết bị thiết yếu, vừa mua thiết bị mới hoàn toàn, vừa mua thiết bị đã qua sử dụng (còn khoảng hơn 70% giá trị) cho các bộ phận phục vụ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với công nghệ hiện có của nhà máy như vậy nhà máy vừa tiết kiệm được chi phí vừa tận dụng được tối đa kỹ thuật hiện đại Thực hiện chương trình liên kết nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản phẩm mới giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy khác trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam bằng các biện pháp kinh tế, tổ chức, hành chính. Với biện pháp này nhà máy có thể ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất Nhà máy luôn tổ chức các cuộc thi sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của công nhân viên trong nhà máy, vừa nâng cao tay nghề người lao động, vừa có những sáng kiến có thể áp dụng vào sản xuất 1.3 Điều kiện thực hiện Để thực hiện các biện pháp trên thì vốn đóng một vai trò quan trọng. Nhưng hiện nay vốn đang là một vấn đề nan giải của nhà máy. Vì vậy nhà máy cần có biện pháp tăng cường khả năng huy động vốn Để hiểu rõ hơn và tìm hiểu nguyên nhân cho những vấn đề trên ta đi sâu vào phân tích về hiệu quả sử dụng vốn và sự phân bố cơ cấu vốn của nhà máy qua bảng sau: Bảng 15: Tình hình nguồn vốn của nhà máy Đơn vị: đồng Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Nợ phải trả 205.587.992.432 8.356.171.239.300 Nguồn vốn chủ sở hữu 127.180.581.338 799.223.190.533 Trong đó Nguồn vốn KD bao gồm : 119.896.555.942 788.836.595.918 1-Vốn cố định 63.147.480.314 732.077.520.290 1.1Vốn NSNN cấp 50.722.228.923 720.187.450.074 1.2 Vốn tự bổ sung 12.425.251.391 11.890.072.216 2-Vốn lưu động 56.749.075.628 56.749.075.628 2.1 Vốn NSNN cấp 56.745.273.133 56.745.273.133 2.2 Vốn tự bổ sung 3.802.495 3.802.795 Tổng cộng: 332.768.573.770 9.155.404.429.833 Qua bảng trên cho ta thấy, nợ phải trả và nguồn vốn năm 2002 tăng lên rất nhiều so với năm 2001 là do nhà máy đưa tổ máy số 5 và số 6 của dây chuyền 2 vào hoạt động. Nợ phải trả năm 2001 chiếm 61,87 % nhưng sang đến năm 2002 thì khoản này lên tới 91,27 % Tổng số nợ Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ = Hệ số nợ tăng nhanh năm 2001 là 1,61 và năm 2002 là 10,45. Qua phân tích trên ta thấy khả năng về vốn chủ sở hữu của nhà máy là khá mạnh, nhưng vốn do ngân sách cấp chưa đáp ứng đủ cho việc đầu tư đổi mới của nhà máy. Mặt khác, do chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận thuần thấp, số vòng quay của vốn chưa triệt để, lợi nhuận tái đầu tư không đáng kể. Để sử dụng vốn có hiệu quả, huy động vốn lớn và tăng khả năng tài chính nhà máy cần có một số biện pháp khai thác nguồn vốn và làm lành mạnh năng lực tài chính như sau: Một số biện pháp huy động nguồn vốn Tiếp tục đề nghị chính phủ cấp vốn lưu động cho nhà máy . Trên cơ sở đó nhà máy phấn đấu đến năm 2005 có dư vốn 600 tỷ đồng. Tăng cường khai thác hoạt động sản xuất phụ như bán xỉ cho các nhà máy xi măng Thanh lý những máy móc quá cũ lạc hậu để giảm vốn lưu động ứ đọng thu hồi vốn cho nhà máy Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ vốn lưu động và nâng cao năng lực về kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm. Với đối tác trong nước có thể là các công ty, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy, các công ty trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam …, với đối tác nước ngoài thường là các nước tham gia dự án xây dựng dây chuyền 2 và các nước đã có quan hệ lâu đời với nhà máy như Trung Quốc, Liên Xô… Phát hành trái phiếu nhà máy để huy động nguồn vốn nội bộ từ các thành viên của nhà máy với lãi suất thích hợp để gắn trách nhiệm nhân viên với nhà máy và tận dụng vốn nhàn rỗi. Với các biện pháp trên cùng với sự ưu tiên của nhà máy trong ngành điện, trong những năm tới vấn đề về sử dụng vốn và huy động vốn của nhà máy sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy nhà máy có thể đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả lao động - Ngoài ra để sử dụng những loại máy móc thiết bị mới thì nhà máy phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về máy móc thiết bị, biết rõ tình trạng hoạt động, khả năng cải tiến và cách sử dụng đồng thời nắm bắt các công nghệ hiện đại trên thị trường đang có để phân tích đánh giá xem khi nào cần cải tiến và khi nào thi mua mới hoặc kết hợp. Như vậy sau khi một số máy móc đã trở nên quá lạc hậu, không thể sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả được thay thế thì chắc chắn năng suất sẽ nâng cao, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước II. Phát huy vai trò đòn bẩy tiền lương 2.1Cơ sở lý luận Mặc dù nhà máy đã thực hiện pháp tinh giảm bộ máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, song tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn cao, người lao động vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Động lực của người lao động chính là thu nhập mà hiện nay hệ thống thang bảng lương vẫn còn nhiều bất cập, có loại quá ít bậc. Bội số thang lương thấp, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, giữa ngành này với ngành khác, lương tối thiểu chậm điều chỉnh so với lạm phát…Cụ thể một kỹ sư phải học 5 năm, khi vào nghề lương thấp hơn một hơn một lái xe chỉ cần đạo tạo từ 6 tháng tới 1 năm. Đến lượt đó, người lái xe này sau 10 năm đã có thể đạt bậc nhất 3/3 nhưng lại phải hưởng bậc lương đó suốt đời (hệ số từ 2,73 đến 3,07); cũng người kỹ sư đó, dù đang trong thời kỳ thử việc nhưng xếp vào chức danh vận hành thì có thể đạt mức lương tương đương với kỹ sư có thâm niên… Mặt khác do điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại nên yếu tố sức khoẻ cũng đóng một vai trò quan trọng. Người lao động càng trẻ thì càng thì càng có điều kiện đóng góp, cống hiến nhiều cho công ty, càng được tin tưởng giao những nhiệm vụ then chốt của dây chuyền sản xuất. Nhưng ngược lại do thâm niên nên chính họ lại được hưởng mức lương thấp hơn và khả năng thăng tiến là rất khó. Hệ quả của những mâu thuẫn này là người lao động kém phẫn khởi, thiếu nhiệt tình công tác, có hiện tượng chảy máu chất xám, biểu hiện là nhà máy (dây chuyền 2) đã có 4 kỹ sư chuyển đi… 2.2 Biện pháp thực hiện và hiệu quả Trước tình hình trên nhà máy phải xác lập phương án tính toán tiền lương hợp lý bằng cách gắn năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động với tiền lương và thu nhập. Biện pháp này tạo ra sự cách biệt về thu nhập giữa người làm tốt, năng suất cao, có thái độ nghiêm túc với người làm việc giản đơn hoặc có thái độ chây ỳ, không hoàn thành nhiệm vụ…Như vậy, sẽ khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc hết khả năng của mình tạo ra năng suất cao Quy chế tiền lương sẽ được thoả thuận tới tận tổ sản xuất, được điều chỉnh theo ý kiến đóng góp của người lao động và được Đại hội công nhân viên chức thông qua. Hàng tháng các tổ sản xuất dựa vào kết quả sản xuất, công tác của mình tiến hành bình công, báo công một cách dân chủ, công khai theo mức cống hiến của từng người. Tiền lương của người lao động được lĩnh gồm: - Tiền lương theo chế độ (V1) được xác định dựa và hệ số lương theo chức danh và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương -Tiền lương năng suất (V2) chiếm khoảng 50% tổng tiền lương V2 =KNS x V1 -Tiền lương vận hành an toàn và tiền lương thêm giờ chiếm khoảng 20% tổng tiền lương Với cách tính toán này, cùng 1 bậc lương nhưng người làm nhiều thu nhập sẽ cao hơn người làm ít từ 200.000 đến 300.000 đồng/ tháng, thậm chí hơn người bị kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ từ 600.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Như vậy cùng một quy mô nhưng đơn vị xuất sắc có thể cao hơn đơn vị trung bình hàng chục triệu đồng/ tháng. Việc áp dụng quy chế tiền lương này là quá trình thực hiện dân chủ, công khai ở cơ sở, nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động đối với thiết bị được giao quản lý vận hành và phát huy hết khả năng chuyên môn của người lao động. Thực hiện tốt vai trò đòn bảy tiền lương trong chỉ đạo điều hành, một mặt nó mang lại kết quả trực tiếp là mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc trong công việc quản lý vận hành sản xuất, mặt khác nó tác động và làm cho các mặt quản lý khác (tài chính, vật tư, sửa chữa lớn…) trở nên đồng bộ, chặt chẽ theo đúng quy định của Tổng công ty Điện lực Việt Nam và của Nhà nước III. áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) 3.1.Cơ sở lý luận Nguyên vật liệu của nhà máy chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 73% trong giá thành sản phẩm. Do đó muốn giảm được chi phí sản xuất thì cần phải giảm được chi phí về nguyên vật liệu. Nguồn nhiên liệu chính của nhà máy là than và dầu FO, để giảm được chi phí về nhiên liệu phụ thuộc vào giá cả, phương tiện vận chuyển và suất tiêu hao than và dầu FO. Tuy nhiên giá than lại do Tổng công ty than quy định nên rất khó thay đổi, còn phương tiện vận chuyển thì trong những năm gần đây nhà máy đã đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt, sửa chữa và mua sắm thêm tàu thuyền nhưng do đường xa lại phải qua nhiều khâu bốc xếp cho nên không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát nhiên liệu. Hao hụt định mức mà nhà máy cho phép là 1 %. Năm 2002 hao hụt than là 0,7% mặc dù thấp hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, gây ra sự lãng phí rất lớn. Về suất tiêu hao nhiên liệu lại phụ thuộc vào máy móc thiết bị . Mà hiện nay, máy móc thiết bị của nhà máy (dây chuyền 1) đã trở nên lạc hậu tốn nhiên liệu, thời gian của các kỳ phụ tải dài cho nên rất khó có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Để làm được điều đó thì phải đầu tư, cải tiến, đổi mới các máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ. Hiện nay ngoài dây chuyền 2 của nhà máy là toàn bộ trang thiết bị hiện đại thì dây chuyền 1 mới chỉ được sửa chữa đại tu do thiếu vốn. 3.2 Biện pháp thực hiện Qua phân tích trên cho thấy để tiết kiệm được nguyên vật liệu thì cần phải quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần quan trọng đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Lập kế hoạch chính xác nhu cầu nguyên vật liệu đúng khối lượng và thời điểm là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dự trữ nguyên vật liệu ở mức thấp nhất. Nhưng đây là một vấn đề không đơn giản và lại càng khó khăn đối với các nhà máy điện, khi mà việc sản xuất diễn ra không đều đặn giữa các thời điểm. Vì vậy để đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất điện, giảm thiểu chi phí dự trữ trong quá trình sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm khi có nhu cầu thì cần phải hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Đối với nhà máy nhiệt điện Phả Lại do mùa khô yêu cầu sản xuất điện nhiều hơn lên nhu cầu nguyên vật liệu cũng nhiều hơn. Ngược lại mùa mưa thì yêu cầu sản xuất điện thấp hơn nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng thấp hơn. Khi hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, để có mức dự trữ tối ưu thì nhà máy cần phải dựa vào nhiều yếu tố như công suất huy động mà Tổng công ty giao cho, dựa vào giá than, dựa vào yếu tố thời tiết, vào phương tiện vận chuyển…Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó thì nhà máy mới hoạch định được nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác, tối ưu, giảm nhẹ được các công việc tính toán hàng ngày và cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm cần đáp ứng. Tháng 4 năm 2002 là thời điểm mà nhà máy sản xuất ra sản lượng điện cao nhất là 236.182.000 Kwh và lượng than tiêu thụ là 456 g/Kwh tương đương là 207.698,992 (tấn than), nhưng lượng dự trữ than trong kho và lượng nhập chỉ đáp ứng được 205.000 tấn than, như vậy còn thiếu là 2.698,99 tấn và nhà máy đã phải huy động để đáp ứng được lượng than trên. Như vậy giá cho một tấn than không phải là 296.452 đồng/tấn mà tăng lên là 311.156 đồng/ tấn (bao gồm giá than và các khoản chi phí khác). Do đó nhà máy đã phải chi thêm một khoản là: (311.156 - 296.452) x2.698,99 =39.685.948,96 (đồng) Còn về mùa mưa tức là tháng 11 năm 2002 thì nhà máy đạt sản lượng thấp nhất là150.807.000 Kwh, với lượng than tiêu thụ là 106.619 tấn. Tuy nhiên lượng than dự trữ trong kho lại cao hơn mức yêu cầu, làm tăng chi phí bảo quản, ứ đọng nguồn vốn. Bảng 16: Kế hoạch mua sắm than của 3 quý còn lại năm 2003 Đơn vị: Tấn Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lượng than 276.366 252.755 248.658 232.425 235.613 198.247 160.432 173.125 Tháng 5 là tháng cần mua lượng than nhiều nhất, do nhu cầu điện tăng lên, còn tháng 11 là tháng mùa mưa với lượng than ít nhất. Khối lượng than năm 2003 cao hơn năm trước là do kế hoạch sản lượng điện sản xuất năm nay cao là 5.260 triệu kwh. Để đưa ra được kế hoạch trên nhà máy cần dựa vào các yếu tố như thời tiết, kế hoạch sản lượng điện mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho nhà máy, nguồn vốn, … * Điều kiện thực hiện Để thực hiện được kế hoạch mua sắm than thì nhà máy cần phải đảm bảo một số điều kiện về: - Nguồn vốn: do Nhà nước cấp, tuy nhiên những tháng mùa khô cần một lượng than lớn hơn thì nhà máy có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài - Nguồn nhân lực: Để lập được kế hoạch mua sắm than tối ưu thì cần phải có đội ngũ lập kế hoạch chuyên môn có kinh nghiệm, có trình độ…để xác định được các nhân tố tác động tới kế hoạch mua sắm: + Giá than: Các nhà lập kế hoạch cũng cần phải hiểu quy luật cung cầu của than để từ đó đưa ra các quyết định chính xác, hợp lý. Ví dụ khi giá than giảm, có thể mua nhiều hơn mức kế hoạch để dự trữ hay khi giá than tăng có thể giảm một lượng than nhất định thay bằng dầu FO. + Thời tiết: Khi lập kế hoạch mua sắm thì cũng cần phải dựa vào yếu tố thời tiết, về mùa khô hay mùa mưa thì lượng than nhập sẽ khác nhau + Phương tiện vận chuyển: Trước khi nên kế hoạch mua sắm thì cần phải kiểm tra xem các phương tiện vận chuyển có vấn đề gì không? hay nên vận chuyển bằng đường sông hay đường sắt thì tiết kiệm được chi phí hơn Qua thực tế trên thấy rằng nếu áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu thì không những đáp ứng được nhu cầu than mà còn giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được một khoản tiền để tái sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới thiết bị …Nhà máy áp dụng phương pháp trên ước tính sẽ tiết kiệm được khoảng 40.000 triệu đồng với chi phí thực hiện là 32.000 triệu đồng như vậy nhà máy vẫn thu được là 8.000 triệu đồng đó là chưa tính đến giá trị vô hình như tiền thưởng do hoàn thành sản lượng điện mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư… IV. Nâng cao trình độ của người lao động 4.1 Cơ sở lý luận Lao động là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp dù có may móc thiết bị hiện đại đến đâu đều do con người sáng tạo và điểu khiển. Vì vậy trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người lao động cao hay thấp không chỉ tác động trực tiếp tới năng suất lao động mà còn tác động tới việc khai thác các nguồn lực khác như maý móc thiết bị, nguyên vật liệu… Tuy nhiên vấn đề lao động của nhà máy vẫn còn nhiều tồn tại. Cán bộ quản lý chủ yếu là những công nhân lâu năm( trên 40 tuổi), có trình độ tay nghề, nhưng kiến thức về chỉ đạo và quản lý còn thiếu. Cho nên trong những năm qua nhà máy đã để xảy ra một số sự cố trong việc cung cấp nhiên liệu, hay trong quá trình vận hành…gây ra sự tổn thất lớn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất điện. Không chỉ đối với cán bộ quản lý mà đối với công nhân sản xuất cũng có nhiều vấn đề. Đặc biệt đối với dây chuyền 2, với các máy móc thiết bị hiện đại, công nhân còn thiếu kinh nghiệm, khả năng cập nhật các kỹ thuật mới còn hạn chế. Nhà máy còn tồn tại chế độ bố mẹ về hưu, con cái vào thay, những người đó chỉ cần đào tạo qua một lớp sơ cấp hay trung cấp rất cơ bản là có thể được nhận vào nhà máy. Vì vậy nhiều khi, chính các công nhân này thiếu kinh nghiệm và trình độ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến năng suất thấp 4.2 Biện pháp thực hiện Để có thể khắc phục các những tồn tại trên nhà máy có thể cử mỗi phân xưởng 1 đến 2 người đi tham gia các khoá học về quản lý, yêu cầu sao cho tất cả các cán bộ đều phải biết sử dụng máy tính Còn đối với công nhân sẽ cử đi học ở các trường như đại học Bách Khoa Hà Nội để nâng cao trình độ của người công nhân Tuy nhiên việc cử đi học phải trải qua sự lựa chọn, như phải là người có chỉ tiến thủ, có năng lực, có tĩnh thần học hỏi, dưới 40 tuổi…để đảm bảo sao cho kết quả học tập có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhà máy Với các công nhân viên được cử đi học thì sẽ hưởng 80% lương cơ bản. Nhà máy sẽ tài trợ tiền học phí còn tiền các tiền sinh hoạt là tự túc. Khoảng 20 người học đại học tại chức và công nhân kỹ thuật khoảng 50 người thì nhà máy chi phí cho tiền lương khoảng: 1.983.000* 80% *70=111.048.000 đồng/tháng tiền học phí : 750.000*70=52.500.000 đồng/tháng Vậy tổng cộng chi phí là: 111.048.000+52.500.000=163.548.000 đồng/tháng, 1 năm chi phí là: 1.963 triệu đồng Nhà máy sẽ trích từ quỹ đầu tư và phát triển để chi cho công tác đào tạo và nâng cao tay nghề của người công nhân Mặc dù các hoạt động này sẽ làm tăng chi phí, nhưng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả lâu dài cho nhà máy, bởi vì đầu tư cho học tập là biện pháp đầu tư có hiệu quả nhất Kết luận Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, được sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong phát triển kinh tế xã hội điện năng phải đi trước một bước, có như vậy mới phục vụ kịp thời cho nhu cầu xã hội. Nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó luôn mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng có nguy cơ đe doạ với các doanh nghiệp không có lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành điện cần tìm ra một hướng đi đúng đắn để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tuy không hạch toán doanh thu, nhưng giá thành điện phát lưới của nhà máy lại ảnh hưởng rất lớn đến giá thành điện, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của toàn ngành cũng như đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Để hoàn thành kế hoạch mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao thì nhà máy cần phải giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm điện. Tuy nhiên đây là vấn đề có tầm chiến lược, không chỉ của riêng ngành điện mà còn với toàn xã hội. Mặc dù, bản thân em đã có nhiều cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô trong khoa để hoàn chỉnh hơn . Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên: Nguyễn thị Dung Danh mục tài liệu tham khảo - Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu và bài giải Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Văn Công, NXB Tài Chính, Hà Nội- 2000 - Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp Chủ biên: Thạc sĩ Trương Đoàn Thể, NXB Giáo dục - năm 1999 - Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp Bộ môn Quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội - 2001 - Tạp chí điện lực số 8+9-tháng 9 năm 2000, số 5-tháng 5 năm 2000 số 6- tháng 6 năm 2001, số 1, 2 - tháng 1, 2 năm 2003 - Thời báo kinh tế số 3 năm 2003 -Tạp chí thị trường- giá cả số 2 năm 1999, số 4 năm 2001 -Kinh tế và dự báo số/2002 - Và các tài liệu của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33966.doc
Tài liệu liên quan