Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt như hiện nay bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc tạo lập vốn và sử dụng đồng vốn. Vì chỉ có quản lý và sử dụng hiệu quả vốn doanh nghiệp mới có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển.
Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề quản lý và sử dụng vốn nói chung. Vốn cố
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định trong sản xuất kinh doanh, cùng với thời gian thực tập tại Công ty in Tổng hợp Hà Nội, với sự giúp đỡ của công ty và sự hướng dẫn của cô giáo Dương Thị Tuệ, tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội".
Chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Chương 2: Thực trạng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội năm 1999.
- Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Tổng hợp Hà Nội.
Do trình độ lý luận và nhận thức có hạn thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều vì vậy chắc chắn baì viết của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót rất mong sự góp ý của công ty và các thầy cô trong bộ môn để chuyên đề của tôi đạt kết quả tốt hơn.
Chương I
Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong
điều kiện nền kinh tế thị trường
1.1. Vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có các yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Theo chế độ tài chính hiện hành của nước ta (Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 1997) thì những tư liệu được coi là tài sản cố định phải đủ hai điều kiện sau:
- Có thời gian sử dụng trên một năm
- Có giá trị từ 5 triệu VNĐ trở lên
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định được coi là những công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vố lưu động của doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
1.1.2. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau:
1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
- TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình)
- TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình)
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư của TSCĐ. Hữu hình và vô hình từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh cơ cấu sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp an ninh quốc phòng
- Các TSCĐ bảo quản hộ gửi hộ, cất giữ hộ nhà nước
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
- Các loại TSCĐ khác
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác.
1.1.2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia TSCĐ của doanh nghiệp ra thành các loại.
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chung.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm chu chuyển của vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền, số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình hay vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định, có thể khái quát những nét đặc thù về vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.
+ Vốn cố định được luân chuyển dần dần trong từng phần trong các chu kỳ sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại bị giảm dần xuống cho đén khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
1.1.4. Vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người "nếu sản xuất chỉ ngừng một ngày thôi chứ không nói đến một vài tuần, một vài năm thì xã hội sẽ bị tiêu vong" (Mác- Anghen).
Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ 2 điều kiện là TLSX và SLĐ. Chúng được coi là cơ sở vật chất kinh tế có vai trò cực kì quảntọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lịch sử phát triển nhân loại các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết nhũng vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự dộng hoá mà thực chất là đổi mới về cơ sở vật chất kinh tế của quả trình ản xuất đổi mới hoàn thiện TSCĐ.
Nếu xem xét ở góc độ vi mô chúng ta thấy : trong các Doanh nghiệp của nèn kinh tế thị trường yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển là uy tín chất lượng sản phâm'r của mình đưa ra thi trường nhưng đó chỉ biểu hiện ben ngoài còn thực chất bên trong là máy móc thiết bị quy trình công nghệ. sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay không? nói cách khác là TSCĐ cơ sở vật chất của quá trình sản xuất có kịp với tiến độ của KHKT hiện đại hay không ? theo Mác " TSCĐ là xương và bắp thịt của sản xuất " TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng xuất lao động xã hội. và phát triển nền kinh tế quôc dân. Nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kinh tế ở mỗi doanh nghiệp.
Từ những vấn đề phân tích khái quát trên ta có thể khẳng định rằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng Doanh nghiệp nói riêng cũng như ở nền kinh tế nói chung TSCĐ là cơ sớ vật chất có ý nghĩa vai trò quan trọng nhất.
1.2 Sự cần thiết phải nâng câo hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường
1.2.1 Hiệu quả sư dụng vốn cố định
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn cố định nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó đem lại. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các Doanh nghiệp người ta thường sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu xuất sử dụng vốn cố định
Là đại lượng nghịch đặc trưng của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định =
1.2.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nuận vốn cố định:
Tủ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trức thuế (hoặc sau thuế thu nhập).
1.2.1.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Hiệu suất sử dụngTSCĐ =
Hệ số này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu bình quân hoặc doanh thu thuần.
1.2.2. Sự cần thiết và yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp
1.2.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay là sự cần thiết cấp bách nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy ràng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại, lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và các lợi nhuận hoạt động khác.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? vì thế lợi nhuận được coi là đòn bảy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, lợi nhuận tác động trực tiếp lên tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là một điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc, chính vì vậy sản xuất như thế nào? để có lợi ích và lợi nhuận ngày càng là mục tiêu phấn đấu ở tất cả các doanh nghiệp.
Thứ hai: Xuất phát từ vị trí vai trò của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn cố định là thành phần cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong vốn sản xuất do vậy việc nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn cố định sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất tăng lên đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, nâng cao công suất máy móc thiết bị, tận dụng tối đa giờ máy hoạt động nhằm hoàn vốn nhanh chóng thu được nhiều lãi.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là đảm bảo với số vốn hiệu có tham gia vào sản xuất bằng các biện pháp tổ chức quản lý sử dụng thích hợp khai thác một cách triệt để khả năng vốn tự có của nó để mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
Trước hết nó được thể hiện ở trong việc đẩy năng suất lao động lên cao. Thật vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nghĩa là sử dụng tốt, có hiệu quả đồng vốn bỏ ra, khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của TSCĐ, tức là doanh nghiệp tận dụng một cách tối đa công suất máy móc thiết bị vào hoạt động một cách liên tục, tăng cường độ làm việc, tận dụng một cách triệt để giờ máy, ca máy để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó chế độ bảo dưỡng sửa chữa kịp thời thường xuyên tạo cho máy móc thiết bị (TSCĐ) hoạt động ổn định thường xuyên, năng lực hoạt động của máy móc thiết bị luôn đảm bảo, đó chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định còn có ý nghĩa thúc đẩy hiệu suất sử dụng vốn cố định, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình hữu hình. Do đó thúc đẩy nhịp độ đổi mới TSCĐ theo kịp trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố ịnh còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần phải bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng mới TSCĐ, một mặt tiết kiệm được vốn sản xuất, mặt khác làm cho giá thành sản phẩm hạ, lợi nhuận sẽ tăng lên làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự mang lại “một vốn - bốn lời” và ngày phát triển qua dodó chúng ta thấy được việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố didnhj có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vậy thực trạng vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định (TSCĐ) ở các doanh nghiệp nhà nước ta trong thời gian vừa qua ra sao?
Một thực trạng khá phổ biến trong thời gian vừa qua ở các DNNN ở nước ta là việc quản lý và sử dụng vốn cố định rất kém hiệu quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước đây các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta được nhà nước cấp vốn trước khi sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp này phải trích khấu hao những TSCĐ thuộc vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp và nộp lại cho NSNN. Do đó sẽ không tránh khỏi việc trích khấu hao nhỏ giọt và trong nhiều năm. Như vậy vón cố định luân chuyển rất chậm (hầu hết TSCĐ phải trích khấu hao 15 -25 năm mới hết) và sau đó để tái sản xuất mới TSCĐ thì NSNN lại cấp phát vốn. Vì vậy các doanh nghiệp ít quan tâm đến việc tính toán hoạt động hiệu quả đầu tư vốn cố định, đưa đến tình trạng TSCĐ được trang bị một cách chắp vá, không đồng bộ theo một cơ cấu bất hợp lý. Việc lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa kém nên TSCĐ không phát huy được hết năng lực dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp làm thất thoát vốn có định.
Tình trạng cơ cấu TSCĐ bất hợp lý, tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị sản xuất trong tổng giá trị TSCĐ còn thấp. Phần lớn cdác TSCĐ thuộc thế hệ cũ, năng lực sản xuất thấp, mức huy động vào sản xuất chưa cao máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn lạc hậu, năng xuất thấp, tiêu hao năng lượng, nhiên liệu nhiều, mức huy động vào sản xuất mới chỉ được 25 -30% công suất máy mcó thiết bị.
Việc phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ chưa tốt, việc giao TSCĐ cho từng bộ phận cá nhân chưa chặt chẽ rõ ràng, việc sử dụng TSCĐ chưa quy chế, chế độ bảo dưỡng sửa chữa mua sắm không đúng chế độ làm TSCĐ hư hỏng trước thời hạn, lực sản xuất bị giảm sút.
Việc trích lập quỹ khấu hao không phù hợp với sự biến động của giá cả nên không tránh khỏi hao mòn hữu hình và vô hình. Hầu như các DNNN trích khấu hao đến khi thanh lí nên không đủ tái sản xuất được những TSCĐ đã dùng.
Một yếu tố quan trọng đó là ý thức của người lao động còn thấp, thiếu tự giác, chưa có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong trách nhiệm bảo quản TSCĐ.
Theo kết quả điều tra cấp tốc của Tổng Cục Thống kê tiến hành tháng 6/1994 thì cả nước có 6624 doanh nghiệp Nhà nước thuộc tất cdả các ngành kinh tế trong cả nước. Tổng giá trị TSCĐ theo nguyên giá là 51.917 tỷ đồng, 27.232 tỷ đồng, vốn cố định trong tổng của nguồn vốn là 42.125 tỷ đồng.
Như vậy, bình quân mỗi doanh nghiệp nhà nước có 8,3 ty đồng TSCĐ, 4,4 tỷ đồng vốn cố định 1,6 tỷ đồng vốn lưu động. Vậy quy mô TSCĐ (vốn cố định) của các doanh nghiệp nhỏ hiệu quả sử dụng thấp.
Bức tranh tổng quát về TSCĐ, vốn cố định ở các doanh nghiệp quốc doanh chính là kết quả tất yếu của các nguyên nhân sau:
- Trình độ công nghệ sản xuất, toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị nước ta lạc hậu 78% máy móc trang bị từ 1985 trở về trước thuôcj thế hệ cũ, năng suất rất thấp, tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất lướngp sản xuất ra không cao. TSCĐ hầu hết thuộc thế hệ cũ năng lực của máy so với hiện trạng ban đầu chỉ còn 40 -50%, đã thế mức huy động vào sản xuất lại thấp chỉ khoảng 20 -30% công suất thiết bị còn lại. Cơ cấu vốn cố định chưa hợp lý, tỉ trọng máy móc thiết bị trong vốn cóo định ở cdác ngành sản xuất chủ yếu rất thấp. Vì thế tình trạng phổ biến là vỏ bao che không sinh lợi trực tiếp, trong tổng số vốn cố định thì nhà cửa vật kiến trúc, TSCĐ khác chiếm tỷ lệ lớn, còn máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ rất bé nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt rất thấp.
Với thực trạng trong thời gian qua vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn cố định nói riêng trở nên cần thiết và cấp bách đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.2.2.2. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tình hình hiện nay.
Trong điều kiện nay. chính sách kinh tế mới của nhà nước đã tạo ra môi trường, hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp thực sự là đợ vị tự chủ. Do vậy việc nâng coa hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, nâng cao hiêu9j quả vốn cố định nói riêng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định phải đảm bảo một số mặt sau:
- Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định pahỉ bảo toàn được cả về giá trị và hiện vật, làm sao cho TSCĐ không bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng, có kế hoạch mua sắm kịp thời những TSCĐ khi chúng bị hỏng.
- áp dụng thích hợp chế độ cho thuê đối với những TSCĐ tạm thời chưa dùng đến óng vẫn phải đảm bảo theo dõi quản lý được TSCĐ chủ động thanh lý, nhượng bán những TSCĐ lạc hậu, hoặc hư hỏng, những TSCĐ không cần dùng để tránh ứ đọng về vốn.
- Phải có kế hoạch khấu hao đúng đắn, phải chấp hành tốt việc trích và sử dụng quỹ khấu hao đúng mcụ đích nhằm đảm bảo cho việc tái sản xuất TSCĐ kịp thời phục vụ cho quá trình tái sản xuất, khai thác một cách triệt để năng lực sản xuất của TSCĐ.
- Quản lý tốt từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng ở khâu mua samứ phải chú ý đến tiến bộ KHKT của những TSCĐ dự định mua sắm, mua sắm loại TSCĐ phải dựa trên cơ sở phân tích khả năng năng lực của doanh nghiệp về thời gian lao động, khả năng sản xuất và cần đầu tư mua sắm loại TSCĐ nào?. TSCĐ mua sắm phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng phải quản lý chặt chẽ và bố trí sắp xếp hợp lý tạo điều kiện khai thác và sử dụng triệt để công suất thiết kế của máy móc thiết bị. Có thực hiện tốt các yêu cầu trên thì mới toạ điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.3. Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp.
1.3.1. Làm tốt công tác đầu tư, mua sắm TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định trước hết phục thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư mua samứ xây dựng TSCĐ.
Trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng kiểm tra về điều kiện khả năng tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình, điều kiện cung cấp vật tư, khả năng tận dụng thời gian làm việc và tận dụng công suất TSCĐ dựa trên cơ sở phân tích đó đi đến quyết định loại TSCĐ nào là hợp lý cần đầu tư mua sắm.
Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải xác định được khâu nào là chủ yếu để đầu tư trước, khâu nào đầu tư sảu.
Chỉ tiến hành mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị (TSCĐ) thực sự cần thiết giảm bớt lượng thiết bị, máy móc dự trữ đến mức thấp nhất tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Lựa chọn phương án đầu tư đạt hiệu quả nhất, phải chú trọng quan tâm đến yếu tố tiến bộ KHKT khi đầu tư mua sắm TSCĐ. Sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
Việc đầu tư mua sắm pahỉ theo tỷ trọng TSCĐ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh thì ngày càng tăng, còn các loại tài sản không phát huy hiệu quả trực tiếp trong sản xuất kinh doanh như: văn phòng làm việc... có xu hướng giảm xuống.
Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các l oại máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có để lập ra kế hoạch điều chỉnh cơ caáu, kế hoạch đầu tư đúng hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo máy móc thiết bị cũ, loại bỏ những thiết bị mà chi phí phục hồi lớn hơn mua sắm, có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu.
1.3.2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng triệt để các TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải tăng cường công tác quản lý chật chẽ TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng.
Thực hiện phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ, tiến hành giao TSCĐ cho từng bộ phận cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc thực hiện chế độ khuyến khích vật chất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cường độ sử dụng máy móc thiết bị, đưa ra thời gian hoạt động của máy móc thiết bị vào sản xuất là lớn nhất, khai thác triệt để công suất thiết kế của TSLĐ nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định theo cả chiều sâu và chiều rộng, tiết kiệm đến mức tối đa vốn cố định, tăng nhanh vòng quay của vốn.
Nâng cao tốc độ sử dụng tài sản cố định theo chiều rộng được thể hiện bằng việc tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hoặc tăng sản lượng và tỷ trọng TSC đang hoạt động trong cơ cấu TSCĐ hiện có củ doanh nghiệp. Khả năng tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Khả năng tăng thời gian làm việc có ích của TSCĐ nói chung mang tính chất dài hạn. Để làm được điều đó phải đảm bảo tính thường xuyên liên tục cân đối công suất sản xuất, tăng cường việc kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ nâng cao thời gian gia công chính, nâng cao hệ số công tác...
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ theo chiều sâu được tiến hành chủ yếu bằng việc hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ như: nâng cao công suất của máy móc thiết bị, nâng cao thông số kỹ thuật cơ bản của máy móc thiết bị như tốc độ, cơ giới hoá tự động hoá... hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất dây chuyền trên cơ sở tập trung sản xuất, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đổi mới TSCSĐ có chế độ thưởng phạt hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
1.3.3. Tổ chức thực hiện tốt việc tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả.
Trích khấu hao cơ bản là một hình thức thu hồi vốn cố định, phục vụ tái sản xuất TSCĐ, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đã bỏ ra, ngày nay khi KHKT đã phát triển nhanh chóng thì vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở các nhà tài chính là hao mòn vô hình, làm thế nào để giảm đến mức thấp nhất hao mòn vô hình tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thơì hạn. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có phương pháp khấu hao như thế nào để giảm đến mức thấp nhất hao mòn vô hình, tránh tình trạng mất vốn cố định.
Vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác trích khấu hao hợp lý có căn cứ khoa học, hợp lý theo một tỷ lệ nhất định mà nhà nước đã quy định. Đồng thời phải sử dụng quỹ khấu hao phù hợp với mục đích của nó. Tuy nhiên đây cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối tức là phải đảm bảo để tái sản xuất TSCĐ khi bị hỏng nhưng không có nghĩa số tiền khấu hao phải giữ nguyên như vậy cho đến lúc cần sử dụng mà trong thời gian đó có thể dùng vào đầu tư tạm thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả.
1.3.4. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp
Nhà nước phải có chính sách nhập khẩu các máy móc thiết bị hợp lý, chính sách thuế nhập khẩu cần dược quan tâm xem xét kĩ sao cho mức thuế phù hợp, có khuyến khích cho việc nhập khẩu những thiết bị hiện đại tiên tiến bên cạnh đó tuyệt đối ngăn cấm thiết bị cũ lạc hậu nhập khẩu.
Hơn nữa bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và có được thiết bị hiện đại tiên tiến thông qua liên doanh, liên kết. Nhà nước phải có trung tâm tư vấn dịch vụ KHKT để nghiên cứu phân tích giúp các doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới bắt được kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.
Đồng thời nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách chế độ quản lý vốn cố định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Hoàn rhiện việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp đồng thời phải đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong mỗi doanh nghiệp. Có biện pháp thưởng phạt thích đáng trong vấn đề sử dụng tài sản cố định làm đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp.
Những đổi mới chính sách TCKT chung của nhà nước bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, khai thác triệt để các tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có phục vụ sản xuất.
+ Theo thông tư 51/TTD ngày 21 tháng 1 năm 1995 của chính phủ.
+ Theo chế độ về quản lý và sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành theo quyết định số 1062/TC/GĐ/CSTC ngày 14.11.1996 của bộ trưởng bộ tài chính qui định TSCĐ thuộc nguồn vốn NSNN cấp được để laị cho doanh nghiệp sử dụng để tái đầu TSCĐ.
+ Theo quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 áp dụng việc tăng nhanh mức trích khấu khấu hao TSCĐ cho các DNNN.
Như vậy nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự chủ trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
Song để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cố gắng mới có thể đứng vững trên thị trường.
chương 2
Thực trạng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty in tổng hợp hà nội.
2.1. Một số nét khái quát về quá trình hình thành- phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Tổng hợp Hà Nội.
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty in Tổng hợp Hà Nội.
Công ty in Tổng hợp Hà Nội ngày nay là tiền thân của nhà in Lê Cường được xây dựng thành một doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 1.7.1959 được uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội ra quyết định số 1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp doanh với nhà nước. Trải qua chặng đường 10 năm cải toạ xây dựng và phát triển Công ty đã biến đổi cơ bản. Từ buổi đầu là một xí nghiệp Công - Tư hợp doanh, sau nhiều lần hợp nhất (từ năm 1960 - 1973 đã hợp nhất 45 nhà in lớn nhỏ) hình thành một xí nghiệp in Hà Nội.
Ngày 3.9.1973 uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội lại ra quyết didnhj số 129/QĐ/CN tách xí nghiệp in Hà Nội thành 2 xí nghiệp.
- Xí nghiệp in Báo Hà Nội mới ở 35 phố Nhà Chung trực thuộc biên tập báo Hà Nội mới quản lý.
- Xí nghiệp in Hà Nội ở 75 hàng Bồ trực thuộc sở văn hoá thông tin quản lý. Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất chủ yếu bằng công nghệ in TYPÔ với các trang thiết bị cũ và lạc hậu, các công đoạn sản xuất chủ yếu bằng thủ công. Thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20.11.1991 về việc thành lập và giải thẻe các doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp in Hà Nội đã làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước, với tên là Công ty in Tổng hợp Hà Nội có trụ sở tại số 67 phố Phó Đức Chính Hà Nội.
Từ đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới các cơ sở sản xuất đã chuyển dần sang cơ chế thị trường để hoà nhập với sự chuyển mình của nền kinh tế đáp ứng nhu cầu khách hàng đảm bảo về chất lượng sản phẩm, cũng như thời gian, công nghệ in typô đã trở nên lạc hậu, được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố và sở văn hoá thông tin Hà Nội công ty đã mạnh dạn thay đổi công nghệ in typô bằng công nghệ in offset tương đối hoàn chỉnh với loạt máy in offset của Nhật, Đức, Liên Xô, các công đoạn từng bước được cơ khí hoá, công việc sản xuất của công ty được duy trì và hàng năm tiếp tục được phát triển. luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước, uy tín của công ty với khách hàng được nâng cao lên năm sau cao hơn năm trước, uy tín của công ty với khách hàng được củng cố công ty đã có nhiều bạn hàng lớn như: Nhà xuấ bản giáo dục, nhà xuất bản kim đồng, nhà xuất bản thanh niên, báo phụ nữ, báo KHKT... cùng với hội đồng XSKT miền bắc, công ty xổ số thủ đô và các tỉnh ngoài ra các đối tượng bạn hàng ở các bộ, ngành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.
Một vài số liệu về công ty.
Các chỉ tiêu
Đv
Năm 1998
Năm 1999
Sản lượng trang in
Trang
803.000.000
984.000.000
Doanh thu
đ
5.685.293.100
5.853.146.659
Lợi nhuận thuần
đ
172.756.293
200.655.028
Thu nhập bình quân/người
đ
674.200
728.730
Nộp ngân sách
đ
361.579.600
472.237.333
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Tổng hợp Hà Nội.
2.1.2.1. Nhiệm vụ phương hướng sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng và phát triển Công ty in Tổng hợp Hà Nội trở thành một công ty có quy mô hiện đại với toàn ngành. Có dây chuyền sản xuất tiên tiến không thua kém các công ty khác trong cả nước và trong khu vực. Khép kín ba công nghệ sản xuất: Tạo mẫu, chế bản - in hoàn thiện sản phẩm với các thiết bị đại đồng bộ.
Căn cứ định hướng ngành in của bộ văn hoá thông tin đến năm 2000 và 2020, vào chủ trương quy hoạch và hiện đại hoá Công ty in Tổng hợp Hà Nội cấp thành phố từ. thức tế, công ty xác định mục tiêu phát triển đến năm 2010 như sau:
+ Năng lực in trên 5 tỷ trang/ năm (trang in 13 x 19).
+ Tổng danh thu 60 -70 tỷ đồng /năm.
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề.
2.1.2.2. Bộ máy quản lý sản xuất.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý sản xuất theo hình thức tập trung.
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
- Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: được uỷ quyền giải quyết, công việc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách lĩnh vực về hành chính, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH341.doc