Tài liệu Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc: ... Ebook Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 10 năm chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng và cùng với nó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách để có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận với người tiêu dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Do đó việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ để nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu thụ là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Thị trường thực phẩm là một thị trường rộng lớn do tính chất của sản phẩm là để phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của con người, chính vì vậy mức độ cạnh tranh trong thị trường này cũng rất gay gắt. Hiện tượng các hãng bánh kẹo đưa ra ngày càng nhiều các chương trình quảng cáo rầm rộ trên các phương tiên thông tin đại chúng đã cho chúng ta phần nào thấy được mức độ cạnh tranh trong thị trường này.
Thời gian qua em đã có cơ hội được thực tập tại Công ty thực phẩm Miền Bắc là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Với khoảng thời gian gần hai tháng thực tập, được tìm hiểu về Công ty em nhận thấy bánh kẹo là mặt hàng hiện nay mà Công ty đã khẳng định được uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng ngày càng tín nhiệm. Hiện nay hệ thống phân phối bánh kẹo của Công ty là tương đối rộng song hoạt động tiêu thụ vẫn còn những hạn chế: các đại lý, cửa hàng phân bố chưa hợp lý, giá bán ra giữa các vùng vẫn chưa thống nhất… Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình với mong muốn có thể đưa ra một số ý kiến đóng góp có ích giúp cho hoạt động tiêu thụ của Công ty hiệu quả hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Th. S Trương Đức Lực cùng các cô chú, anh chị phòng tổ chức lao động tiền lương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1.1. Lịch sử hình thành của Công ty.
Tên giao dịch tiếng tiếng Việt là:
CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
Tên tiếng anh:
NORTHERN FOORSTUFF COMPANY
Tên viết tắt:
FONEXIM
Trụ sở giao dịch :
203 Minh Khai và 210 Trần Quang Khải, Hà Nội, Việt Nam
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 111342 ngày 9/11/1996 với số vốn đăng kí là 9, 54 tỷ đồng Việt nam.
* Điện thoại: +84 (4) 6360663 fax: +84 (4) 8623204
Email: fonexim@hn. vnn. vn
Website: fonexim. thuonghieuviet. com
Cơ quan quản lý: Bộ Thương Mại
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước
Lĩnh vực hoạt động: Công ty Thực Phẩm Miền Bắc hoạt động trên các lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch và xuất nhập khẩu. Công ty có hệ thống thanh toán độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Công ty được thành lập năm 1981 là Công ty rau quả thuộc Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương mại).
Năm 1991 hợp nhất Công ty thực phẩm công nghệ Miền Bắc và Công ty rau quả thành Công ty thực phẩm Miền Bắc và được đăng kí kinh doanh theo quy định 388/CP của Chính Phủ.
Tháng 8/1996 Bộ Thương Mại quyết dịnh sáp nhập các Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nam, Công ty thực phẩm Miền Bắc và các đơn vị thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc thành Công ty thực phẩm Miền Bắc theo quyết định số 699/TM-TCCB ngày 13/08/1996 và quyết định điều lệ số 954 TM-TCCB ngày 23/10/1996 của Bộ Thương Mại, Công ty mang tên và địa chỉ giao dịch như vậy cho đến nay.
Năm 2001 Bộ thương mại đã ra quyết định sáp nhập Công ty thực phẩm Tây Nam Bộ vào Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Công ty thực phẩm Miền Bắc trong những năm đầu thành lập gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty như: tiền vốn ít, trang bị vật chất kĩ thuật nghèo nàn lạc hậu, lao động kỹ thuật ít, chưa được đào tạo lại số lao động phổ thông dư thừa, gánh nặng nợ nần do Công ty thực phẩm để lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.
Nhưng bù lại, Công ty được kế thừa kinh nghiệm kinh doanh hàng thực phẩm của đội ngũ cán bộ công nhân viên lâu năm trong nghề. Hiện nay, Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động trên cả 3 lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và trên thế giới.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Thực phẩm Miền Bắc:
Công ty Thực phẩm Miền Bắc là một Doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Thương mại tổ chức thành lập và quản lý do vậy chức năng của Công ty Thực phẩm Miền Bắc được quy định theo quyết định thành lập Công ty số 699/TM-TCCB ngày 13/8/1996 và quyết định điều lệ số 954/TM-TCCB ngày 23/10/1996 của Bộ Thương mại.
1.2.1. Chức năng của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất và thương mại chủ yếu là mặt hàng thực phẩm, vì vậy chức năng của Công ty thực phẩm Miền Bắc thể hiện qua mục đích và nội dung hoạt động kinh doanh.
* Mục đích kinh doanh:
Thông qua kinh doanh liên kết hợp tác đầu tư, tổ chức thu mua, chế biến, gia công, xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch tạo ra hàng hoá, góp phần bình ổn giá cả thị trường, xuất nhập khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
* Nội dung hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm công nghệ (như bia, rượu nước giải khát, đường các loại, sữa các loại, bột ngọt, bánh kẹo các loại), thực phẩm tươi sống, lương thực, nông sản, lâm sản, cao su, rau củ quả, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nguyên liệu sản xuất phân bón, phương tiện vận chuyển thực phẩm, kinh doanh cho thuê kho bãi.
Tổ chức gia công chế biến các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm, bia rượu, bánh kẹo, đường sữa, lâm sản, thuỷ hải sản….
Tổ chức liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trực tiếp xuất nhập khẩu, và uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức mua sắm, tạo nguồn, tổ chức quản lý thị trường các mặt hàng kinh doanh.
Chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán, liên doanh liên kết.
Như vậy chức năng của Công ty trong kinh doanh không những nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước mà còn góp phần bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, phục vụ đời sống nhân dân, không ngừng mở rộng thị trường, giúp Nhà nước trong việc tổ chức quản lý thị trường.
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty.
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức sản xuất, nâng cao chất năng suất lao động, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách quản lý sử dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn, phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân theo phân cấp của Bộ thương mại. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động, nâng cao năng lực, bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực. Phân phối lợi nhuận theo kết quả lao động công bằng hợp lý.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Hiện nay, Công ty Thực phẩm Miền Bắc đang sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm chính là: bánh qui các loại, bánh kem xốp các loại, lương khô các loại, bánh tươi và các loại kẹo. Ngoài ra, Công ty còn có hai mặt hàng thời vụ là bánh Trung Thu và mứt Tết. Các sản phẩm của Công ty, nhìn chung, có các đặc điểm sau:
Các sản phẩm của Công ty thuộc nhóm các sản phẩm tiêu dùng thông thường, giá trị sản phẩm nhỏ, chủng loại phong phú đa dạng với rất nhiều loại. Khách hàng mua sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết, hay có liên hoan, hội nghị, cưới hỏi … Ngoài ra, người tiêu dùng còn có nhu cầu về một số sản phẩm cao cấp hơn để làm quà biếu, tặng.
Bảng 1 : Các sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Bánh quy
Bánh mejji
Bánh trung thu 300gr
Bánh mejji 160, 240gr
Mứt tết thập cẩm 400gr
Gold daisy 380gr
Bánh mejji cacao
Bánh trung thu đặc biệt
Gift 500gr
Bánh mejji assorted
Bánh cracker
Award
Bánh kem xốp
Sunny milk 320gr
Graceful biscuit 400gr
Bánh kem xốp 140gr, 35gr, 180gr, 240gr
Honey milk 350gr
Spring biscuit 400gr
Bánh kem xốp mùa xuân 160gr
Sunshine, 100gr, 350gr
Omoni 420gr
Bánh kem xốp sữa 450gr
Sunshine fruit sandwich cracker 350gr
Luckily
Hello misa 420gr
Sunshine fruit sandwich cracker 350gr
Century 21 st 500gr
Bolero cream 300gr
Tree-butter 300gr
Dresden 250gr
Bánh kem táo 490gr
Bánh gói ware cracker 350gr
Festival 520gr
Bánh gói kem xốp 280gr
Banh star cracker 400gr
Bánh quy bơ 80gr, 115gr
Bánh kem xốp QX vani sữa 350gr
Banh gói funny cracker 400gr
Bánh quy cam 115gr
Lương khô
Bánh gói star cracker 200gr
Bánh quy dâu 115gr
Lương khô cacao 85gr, 170gr
Bánh gói simba cracker 340gr
Bánh quy bơ 170gr
Lương khô đậu xanh 100gr, 170gr
Bimbim và snack
Bánh quy dừa 240gr
Lương khô dinh dưỡng, 80, 200gr
Snack bò ngũ vị 18gr
Bánh quy xốp bơ 265gr
Lương khô tổng hợp 85gr, 170gr
Snack tom 18gr
Marry biscuit 400gr
Bánh ngọt
Miao vị mực
Bánh quy vani trứng 240gr
Bánh trung thu và mứt tết
Miao vị gà quay 18gr
Lucky 50gr
Thập cẩm đặc biệt 300gr
Miao vị cua 18gr
Happy 50gr
Mứt tết thập cẩm 250gr
Snack gà 18gr
Lucky 75gr
Mứt tết lục giác 500gr
Snack sò 18gr
Bánh quy venus 430gr
Thập cẩm đặc biệt 300gr
(Nguồn: Phòng kinh doanh- Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Nhu cầu về sản phẩm biến động theo mùa. Thông thường, đối với tất cả các sản phẩm, quý I và quý IV tiêu dùng nhiều hơn so với quý II và quý III. Đặc biệt, nhu cầu có biến động mạnh vào những dịp lễ, Tết. Ngoài ra, đối với hai mặt hàng bánh Trung Thu và Mứt tết thì hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhu cầu bánh kẹo hết sức đa dạng, phức tạp và thường xuyên thay đổi theo khẩu vị và xu hướng tiêu dùng, người tiêu dùng luôn thích những sản phẩm mới, lạ… Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo luôn có nguy cơ bị thay thế bởi nhu cầu về các sản phẩm khác như: các loại hoa quả sấy khô, các loại snack, các loai hạt khô…
Các sản phẩm của Công ty đều có tuổi thọ tương đối ngắn. Đối với hầu hết các sản phẩm, hạn sử dụng tối đa là 1 năm. Bánh Trung thu và mứt Tết hạn sử dụng chỉ là 1 tháng. Các loại bánh tươi chỉ có hạn sử dụng trong vài ngày. Đặc điểm này đòi hỏi phải có kế hoạch sản xuất phải gắn liền với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm… và đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý thị trường chặt chẽ, tránh để các sản phẩm đã quá hạn sử dụng trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng cũng như uy tín của Công ty.
2.2. Đặc điểm về thị trường và cạnh tranh.
Có hai đặc điểm chính của ngành sản xuất bánh kẹo ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh trong ngành là: thị trường tiêu thụ, và khả năng cung ứng dồi dào.
Về thị trường: Bánh kẹo là mặt hàng tiêu dùng thông thường, phổ biến. Vì vậy, nó có một thị trường hết sức rộng lớn với nhiều nhu cầu đa dạng, phong phú.
Khả năng cung ứng dồi dào vì: Ngành sản xuất bánh kẹo có công nghệ sản xuất khá đơn giản với nguồn nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, sẵn có… Vì vậy, có rất nhiều đối tượng có thể tham gia sản xuất trong ngành này, kể cả các cơ sở gia công nhỏ.
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu:
Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội như: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty TNHH Kinh Đô, Nhà máy bánh kẹo Tràng An… Các doanh nghiệp này có các sản phẩm tương tự như của Công ty thực phẩm Miền Bắc ( Ví dụ như các sản phẩm bánh quy của Hải Châu, Hải Hà, Kinh Đô; mứt Tết và bánh Trung Thu của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, bánh Trung Thu của Kinh đô, các sản phẩm kẹo của Tràng An…).
Thị trường tiêu thụ: Được phân chia theo hai tiêu chí: một là, theo khu vực địa lý và hai là, theo thu nhập của người tiêu dùng.
Bảng 2: Đặc điểm tiêu dùng theo từng phân đoạn
thị trường của Công ty.
Tiêu chí phân loại
Các đoạn thị trường
Đặc điểm tiêu dùng
Theo khu vực địa lý
Miền Bắc
Ưa thích vị ngọt, các hương vị đậu xanh, cam, dâu …
Thường mua để biếu, tặng . .
Quan tâm nhiều đến mẫu mã, bao bì sản phẩm
Miền Trung
Ưa ngọt, có vị cay
Khi mua it quan tâm đến hình thức bao bì.
Quan tâm nhiều đến giá cả.
Miền Nam
Thích các hương vị trái cây.
ít mua để biếu tặng
Không quan tâm nhiều đến hình thức bao bì
Theo thu nhập
Thành phố, thị xã
Có thu nhập cao thường tiêu dùng các sản phẩm cao cấp như bánh hộp giấy, hộp sắt, bánh kem xốp…
Yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã.
Nông thôn, Miền núi
Thu nhập trung bình và thấp, thường tiêu dùng các sản phẩm có mức chất lượng trung bình và thấp:
Quan tâm nhiều đến khối lượng và giá cả hơn là chất lượng và mẫu mã
( Nguồn: Phòng KHTH- Công ty thực phẩm Miền Bắc )
Trong ba khu vực thị trường trên thì thị trường Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty. Thị trường miền Trung cũng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng khối lượng hàng hoá tiêu thụ và có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong 3 năm gần đây, đặc biệt là việc tiêu thụ lương khô hết sức khả quan. Thị trường miền Nam chỉ chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn. Công ty mới chỉ có hai chi nhánh tại miền Nam là chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Qui Nhơn. Trong thời gian tới, Công ty đang có kế hoạch nâng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng này.
Hệ thống phân phối:
Các sản phẩm của Công ty Thực phẩm Miền Bắc được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua hệ thống phân phối sản phẩm đó là các chi nhánh, các trạm phân phối ở các tỉnh, dưới đó là các đại lý của Công ty rồi đến các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ trong toàn quốc.
Nhìn chung, Công ty đã có một hệ thống phân phối rộng khắp gồm các chi nhánh, các trạm phân phối ở các tỉnh, dưới đó là các đại lý của Công ty rồi đến các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ trong toàn quốc. Song công tác quản lý thị trường còn nhiều khiếm khuyết. Do thiếu một hệ thống giám sát đủ mạnh và hiệu quả nên nhiều khi hàng hoá không được phân phối đúng kênh, gây lộn xộn trong mạng lưới tiêu thụ. Hơn nữa mạng lưới này phân bố chưa hợp lý dẫn đến tình trạng có những khu vực tập trung nhiều đại lý trong khi đó, nhiều khu vực lại hoàn toàn là vùng trống. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến bán hàng như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi, dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên.
2.3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất.
2.3.1 Các máy móc sản xuất bánh kẹo chủ yếu của Công ty.
Để sản xuất được các sản phẩm theo đúng quy trình công nghệ đã trình bày ở trên, Công ty đã đầu tư một khối lượng lớn máy móc thiết bị bao gồm các thiết bị trong dây chuyền đồng bộ, các thiết bị riêng lẻ, cũng như các thiết bị phù trợ và phục vụ cho dây chuyền sản xuất chính. đến 12/20005 số lượng máy móc của Công ty được thống kê như sau.
Bảng 3: Máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty (2005)
Bộ phận
Tên thiết bị
SL(cái)
Ghi chú
Sản xuất bánh quy
Máy xay đường Máy nhào trộn
Máy tạo hình
Lò nướng
Bộ phận làm nguội
1
3
2
1
1
Dây chuyền đồng bộ, tiên tiến của hãng WB- CHLB Đức, cho phép sản xuất được hai dòng quy xốp và quy gai. Hầu hết các công đoạn là tự động
Sản xuất lương khô
Máy nghiền
Máy trộn
Máy ép
1
2
4
Là các thiết bị lẻ, do các nhà sản xuất trong nước cung cấp. Sản xuất thủ công rời rạc
Sản xuất kem xốp
Bộ phận nhào trộn
Máy xay via
Lò nướng
Máy phết kem
Máy ép cân điện tử
Lò Tunel
Máy cắt
1
1
1
1
2
1
1
Dây chuyền hiện đại, đồng bộ do hãg HR- CHLB Đức cung cấp cho phép sản xuất các loại bánh kem xốp với chất lượng cao và ổn định. Các công đoạn sản xuất hầu hết đều tự động trừ bộ phận đóng gói
Sản xuất bánh tươi
Máy cán
Máy trộn nhân
Máy bao vỏ
Máy tạo hình
Máy xếp sản phẩm
Lò nướng
4
3
5
5
5
5
Gồm những thiết bị hiện đại của Nhật Bản và Oxtraylia, mang tính linh hoạt cao, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Công suất thay đổi phụ thuộc vào công suất của lò nướng.
Đóng gói
Máy đóng gói
Máy gói mini
Máy đóng thùng
Máy dán
Máy cắt
Màng rút màng co
Máy bắn date
3
1
3
>100
>100
>100
3
Bộ phận này chia làm hai loại: Một là bộ phận đóng gói tự động cho phép đóng gói hàng loạt với khối lượng lớn ( máy1, 2, 3)
Hai là bộ phận đóng gói thủ công cho phép nhiều kiểu dáng khác nhau: Túi xách, hộp giấy, hộp sắt…( Máy 4, 5, 6, 7 )
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Công ty thực phẩm Miền Bắc )
Nhìn chung máy móc, thiết bị của Công ty khá hiện đại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống thiết bị trên cũng có một số yếu điểm như: dây chuyền sản xuất bánh quy là dây chuyền công suất lớn nhưng chỉ cho phép sản xuất được hai dòng bánh là bánh quy xốp và quy gai, độ nén còn chưa lớn, còn dòng bánh cracker thì dây chuyền này không sản xuất được các loại kem xốp phủ, đối với bộ phận đóng gói, thì còn rất thủ công và nhiều bộ phận đóng gói đã cũ, đôi khi xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Đó là những điểm yếu cần Công ty phải cố gắng khắc phục trong thời gian sớm nhất.
2.3.2. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu.
Hiện tại, Công ty có 4 đây chuyền sản xuất chính đó là dây chuyền sản xuất bánh quy, lương khô, bánh tươi và bánh kem xốp. Riêng sản phẩm mứt Tết, Công ty chỉ thực hiện khâu đóng gói, các khâu còn lại, Công ty thuê các cơ sở khác gia công. Còn đối với các sản phẩm kẹo thì Công ty thuê các cơ sở khác gia công và chỉ thực hiện khâu tiêu thụ.
Nhìn chung, các sản phẩm của Công ty đều có công nghệ sản xuất tương đối đơn giản. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chính thành sơ đồ sau:
Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy:
Nhµo trén
T¹o h×nh
Lß níng
Lµm nguéi
®ãng gãi
Quy trình công nghệ sản xuất bánh kem xốp:
Nhµo trén
Lß níng
Lµm nguéi
PhÕt kem
Ðp vµ c¾t
®ãng gãi
Qui trình sản xuất lương khô:
NghiÒn b¸nh
Phèi trén
Ðp b¸nh
§ãng gãi
Quy trình sản xuất bánh tươi:
Dây chuyền sản xuất bánh tươi có tính linh hoạt rất cao, cho phép sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, nó không có quy trình công nghệ chung cho tất cả các loại sản phẩm, mà tuỳ từng loại sản phẩm sẽ có quy trình công nghệ tương ứng.
2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng đối với Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Muốn tiêu thụ được sản phẩm điều tối quan trọng là phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm bánh kẹo sản xuất ra do đó cần đảm bảo tốt việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu của Công ty được chia làm hai loại :
Loại một : Đó là các nguyên liệu sản xuất ra các loại bánh, kẹo gồm: bột mỳ, đường, sữa, shortening, dầu ăn, hương liệu… Các loại nguyên liệu này có đặc điểm là có thời hạn sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, cần phải bảo quản tốt;
Loại hai: Đó là các loại vật liệu như: Khay nhựa, bao bì, túi nilong và màng co, thùng carton, duplex… dùng để bao gói sản phẩm. Những vật liệu này được bảo quản ở kho bao bì. Công ty thiết kế mẫu mã và đặt các cơ sở sản xuất theo đúng yêu cầu của Công ty.
Do đặc thù là ngành thực phẩm nên nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại, để đảm bảo nguồn cung ứng sản xuất Công ty sử dụng một só nguồn cung ứng sau :
Bảng 4: Danh mục các nguyên vật liệu chính và nhà cung ứng của Công ty thực phẩm Miền Bắc
STT
Tên NL
Nhà cung ứng
địa chỉ nhà cung ứng
1
Bột mỳ
Công ty Vinaflour
133 - Thái Hà - Hà Nội
2
Đường
Công ty thực phẩm Miền Bắc
205 - Minh Khai – Hà Nội
3
Shortening
Cty dầu thực vật Cái Lân
Kim mã - Ba Đình – Hà Nội
4
Bơ và sữa
Cửa hàng Minh Đức
68B - Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội
5
Hương liệu
Nhà sản xuất Rbetter- Pháp
Công ty TNHH Việt Hưng
15 - Đường 2 – Nam Thành Công – BA Đình – Hà Nội
6
Bột cacao
41 - Triệu Việt Vương – Hà Nội
7
Trứng gà
Phạm thị Thân
Bùi Thị Kính
Đông Anh - Hà Nội
67 - Nguyễn Viết Xuân - Hà Nội
STT
Vật liệu
Nhà cung ứng
1
Khay nhựa
Công ty nhựa hàng không
Công ty PTKTN&TM Tân Đức
Công ty đầu tư và phát triển bao bì
Công ty Quang Quân
Sân bay Gia Lâm – Hà Nội
Trương Định - Hà Nội
P5 - A1 - Thành Công -HN
P5 - C2 - Nam Đồng - HN
2
Bao bì
Cty bao bì nhựa Tân Tiến
117/2 - Hương Lộ - Quận Tân Bình - TPHCM
3
Thùng carton
Hợp tác xã Thành Đồng
15 - Tân Mai - HN
4
Duplex
Công ty bao bì Thăng Long
262 - Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân -HN
( Nguồn: Phòng hế hoạch tổng hợp – Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Đối với những loại nguyên vật liệu nhập ngoại, Công ty thường bị ép giá, một mặt do Công ty không nhập khẩu trực tiếp mà thông qua các trung gian, mặt khác Công ty chỉ là khách hàng nhỏ đối với các nhà cung cấp nước ngoài do vậy không được hưởng các ưu đãi về giá cả, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất. Tuy nhiên nguyên vật liệu nhập khẩu có ưu điểm về chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Công ty thực phẩm Miền Bắc mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo trong một số năm trở lại đây ( bắt đầu từ năm 1997 ) nên trong những năm qua lực lượng lao động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh bánh kẹo của Công ty không ngừng biến động, chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ. Bảng sau đây cho thấy tình hình lao động của Công ty trong một số năm gần đây:
Bảng 5: Tình hình lao động của Công ty thực phẩm Miền Bắc từ 2001-2005.
( đơn vị: người )
Số lao động
2001
2002
2003
2004
2005
Thường xuyên
248
288
328
380
429
Mùa vụ
300
450
430
465
490
Tổng
548
738
758
845
919
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Có thể thấy, số lượng lao động của Công ty tăng lên liên tục trong 5 năm qua, trong đó lao động thời vụ tăng lên với tốc độ nhanh chóng trong 3 năm gần đây. Điều này gây khó khăn cho hoạt động quản lý sắp xếp lao động.
Về cơ cấu lao động: Tính đến ngày 31/12/2005, lực lượng lao động thường xuyên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo của Công ty là 429 người với cơ cấu cụ thể như trong bảng.
Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty thực phẩm Miền Bắc
(đvt: người).
Tiêu thức
Số người
Tỉ trọng (%)
Tổng số lao động
429
100
Theo giới tính
Nam
Nữ
203
226
47,3
52,8
Theo tính chất lao động
Trực tiếp
Gián tiếp
340
89
79,2
20,8
Theo trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác
77
34
64
254
17, 9
7,9
14,9
59,2
Theo độ tuổi
Dưới 30
30-40
Trên 40
234
103
90
55
24
21
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Về cơ cấu giới tính: Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty có một cơ cấu giới tính khá cân bằng ( nam chiếm 47, 2% và nữ chiếm 52, 8%). Trong đó, nữ chủ yếu được bố trí vào những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như xếp khay, đóng gói… Còn nam chủ yếu đảm nhận những công việc đòi hỏi sức khoẻ và có kĩ thuật như điều khiển máy móc thiết bị cơ điện, bốc xếp …
Về độ tuổi: Có thể nói, Công ty có một lực lượng lao động tương đối trẻ. Cả Công ty có độ tuổi trung bình là 34. Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của Công ty bởi đội ngũ lao động trẻ có sức khoẻ, sự nhiệt tình, nhanh chóng tiếp thu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật song lại ít có kinh nghiệm.
Về trình độ: Nhìn chung trình độ người lao động trong Công ty chưa cao. tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 25, 8%. Công ty hiện nay đang thiếu hụt một đội ngũ kỹ sư công nghệ thực pphẩm giàu kinh nghiệm, đây là một khó khăn để Công ty phát triển trong tương lai.
2.6. Đặc điểm về nguồn vốn.
Vốn đầu tư và kinh doanh của Công ty hiện nay gồm ba phần: vốn tự có, vốn vay ngân hàng ( ngắn hạn và dài hạn) và vốn thuê tài chính.
Vốn đầu tư cho lĩnh vực bánh kẹo của Công ty liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể là như bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bánh kẹo của Công ty
Đv: tỷ đồng
Nguồn tài trợ
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Vốn chủ sở hữu
3, 677
7, 7
5, 542
8, 5
7, 2
9, 2
9, 232
10, 0
12, 186
11, 0
Nợ phải trả
40, 1
92, 3
59, 66
91, 5
76, 675
90, 8
83, 088
90, 0
98, 594
89, 0
Vay dài hạn
Thuê tài chính
Vay ngắn hạn
9, 55
17, 19
17, 333
20, 0
36
36, 3
11, 736
21, 51
26, 412
18, 0
33
40, 5
15, 648
27, 38
28, 012
20, 0
35
35, 8
15, 88
35, 1
32, 108
17, 2
38
34, 8
14, 4
48, 74
35, 454
13
44
32
Tổng
47, 75
100
65, 2
100
78, 24
100
92, 32
100
110, 78
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty thực phẩm Miền Bắc)
2.7. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất:
Gồm 3 bộ phận: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phù trợ và bộ phận phục vụ sản xuất.
Bộ phận sản xuất chính gồm 4 phân xưởng sản xuất: phân xưởng bánh quy, phân xưởng kem xốp, phân xưởng lương khô và phân xưởng bánh tươi. Bộ phận sản xuất chính chiếm phần lớn lao động cũng như máy móc, thiết bị. Mỗi phân xưởng lại được chia thành các tổ nhóm khác nhau theo giai đoạn công nghệ như: tổ nhào trộn, tổ tạo hình, lò nướng, đóng gói…
Bộ phận sản xuất phù trợ: Là ban cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như cung cấp gas, điện nước cho bộ phận sản xuất chính. Có thể nói, hoạt động của bộ phận này góp phần rất quan trọng đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính sản xuất nhịp nhàng đều đặn và liên tục.
Bộ phận phục vụ sản xuất: Bao gồm bộ phận kho, bộ phận vận chuyển nguyên liệu thành phẩm, bộ phận phục vụ và bảo vệ.
Tổ chức sản xuất.
Phương pháp tổ chức sản xuất trong mỗi phân xưởng là phương pháp dây chuyền. Mỗi dây chuyền sản xuất lại được chia ra các bộ phận khác nhau theo giai đoạn công nghệ. Các bộ phận trên được bố trí theo đường thẳng nên đã làm cho đường đi của sản phẩm là ngắn nhất, do đó đã tiết kiệm được diện tích nhà xưởng cũng như thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cụ thể như phân xưởng bánh quy, bộ phận trộn nguyên liệu và tạo hình được bố trí ngay cửa ra vào gần kho nguyên liệu, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Sau đó, thành phẩm lại được bố trí ở cửa thứ hai. Tại đây, sẽ có xe ôtô của Công ty vận chuyển sản phẩm vào kho thành phẩm. Cách bố trí như trên đã góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Về mặt thời gian sản xuất: Được chia làm hai ca. Nhà máy có ba ca sản xuất. Ca 1 làm việc từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều, ca 2 làm việc từ 2 giờ chiều đến 10 giờ đêm, ca 3 làm việc từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Mỗi ca có một trưởng ca điều hành mọi hoạt động sản xuất trong ca. Giúp việc cho trưởng ca sản xuất là các phó ca sản xuất. Dưới đó là các quản đốc các phân xưởng, các tổ trưởng các tổ sản xuất và người lao động.
2.8. Đặc điểm tổ chức quản lý.
2.8.1. Ban Giám đốc.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất, vừa là người đại diện cho Nhà nước vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết đại hội của công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người điều hành trực tiếp tới các phó Giám đốc và các phòng ban chức năng cũng như các đơn vị cơ sở trực thuộc như các Nhà máy, xí nghiệp.
Dưới Giám đốc Công ty là ba phó Giám đốc chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành, quản lý Công ty về các lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, tài chính kế toán, … Phó Giám đốc do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Bộ thương mại bổ nhiệm. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động thuộc lĩnh vực được giao.
Ban Giám đốc cùng các phòng ban điều hành toàn bộ các công việc của Công ty từ việc tổ chức lao động đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy vậy mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng.
2.8.2. Các phòng ban chức năng.
Các phòng ban chuyên môn cũng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý, điều hành Công ty trong phạm vi và lĩnh vực chuyên môn do phòng chịu trách nhiệm.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các cơ sở, xây dựng chiến lược ngắn, trung và dài hạn phù hợp với từng giai đoạn và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch cho toàn Công ty. Chịu trách nhiệm trong công tác tổng hợp, quản lý các văn bản, quản lý thiết bị văn phòng, nguyên vật liệu, con dấu.
Điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh quí, tháng, năm theo nhu cầu sản phẩm trên thị trường, điều tiết kế hoạch vận chuyển hợp lí.
Có trách nhiệm về chất lượng và bảo quản vật tư trong kho, quản lí tốt các kho của Công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý nhân sự, xây dựng và quản lý công tác tiền lương và các chế độ đối với người lao động như BHXH, Y tế, vệ sinh an toàn lao động.
Phòng tài chính kế toán: Theo dõi và phân tích tình hình tài chính về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ tài chính phát sinh, hạch toán thu chi ngân sách, phân phối hiệu quả sản xuất kinh doanh cho người lao động, làm các thủ tục tài chính cho các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Báo cáo về tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước.
Bảo tồn và phát triển vốn, tăng nhanh vòng quay vốn.
Ban thanh tra thi đua: Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra trong toàn Công ty việc thực hiện những quy chế, nội quy của Công ty đồng thời giám sát vi._.ệc thi đua, khen thưởng, phát động phong trào đoàn thể trong Công ty.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của Công ty ở thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời còn tham mưu cho Giám đốc về: kế hoạch kinh doanh của Công ty dựa trên số liệu phòng kế hoạch, các hợp đồng xuất nhập khẩu, tham gia phối hợp vào các hoạt động chung của Công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty như: Thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, trực tiếp nhận hàng hoặc giao hàng, tìm đối tác….
2.8.3. Các cửa hàng, trung tâm nông sản, các cơ sở Nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
Mạng lưới kinh doanh của Công ty gồm các chi nhánh, cửa hàng, trung tâm nông sản của Công ty ở khắp các tỉnh Miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và Miền Nam mạng lưới này thực hiện việc phân phối hàng hoá, thực hiện các kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, phát triển mở rộng thị trường thông qua các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty.
Các xí nghiệp, Nhà máy sản xuất của Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo chỉ tiêu và kế hoạch mà Công ty giao cho: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, Xí nghiệp thực phẩm Thái Bình.
Các nhà hàng, khách sạn trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn theo các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận mà Công ty đề ra.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty thực phẩm Miền Bắc :
GIÁM ĐỐC
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KD
PHÓ GIÁM ĐỐC SX
PHÒNG KINH DOANH SỐ 1
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU SÔ 1
PHÒNG KINH DOANH SỐ 2
BAN THANH TRA
TT NÔNG SẢN TỔNG HỢP
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU SỐ 2
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
PHÒNG TỔ CHỨC LĐTL
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ
XÍ NGHIỆP THỰC PHẨM THÁI BÌNH
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
1. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Mặc dù mới gia nhập thị trường bánh kẹo được gần 10 năm, quy mô sản xuất kinh doanh bánh kẹo của Công ty chỉ ở mức trung bình nhưng những gì mà Công ty đạt được trong những năm qua thật đáng ghi nhận và khích lệ. Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh bánh kẹo của Công ty trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 8: Kết quả SXKD bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc ( 2001 – 2005 ).
Chỉ tiêu
đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
So sánh 2003 với 2002
So sánh 2004 với 2003
So sánh 2005 với 2004
+/-
%
+/-
%
+/-
%
Tổng sản lượng
Tấn
2088
3714
4000
4500
5400
285.8
7.695
500
12.5
900
20
Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đồng
34.1
62.3
64.2
70.5
83.2
1.9
3.05
6.3
9.81
12.7
18.01
Doanh thu
Tỷ đồng
36.5
65
68
74
87
3
4.615
6
8.82
13
17.57
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
0.64
1.55
2.4
3
3.88
0.85
54.84
0.6
25
0.88
29.33
Lao động bình quân
Người
248
288
327
380
429
39
13.54
53
16.2
49
12.89
Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
1000
1100
1250
1380
1490
150
13.64
130
10.4
110
7.971
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty thực phẩm Miền Bắc )
Trước hết ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng sản lượng của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty liên tục được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. So với năm 2002 năm 2003 tăng 286 tấn hay tăng 7, 695%, so với năm 2003 năm 2004 tăng 500 tấn hay tăng 12, 5%, so với 2004 năm 2005 tăng 900 tấn hay tăng 20%.
Giá trị tổng sản lượng cũng có sự gia tăng nhanh chóng. So với năm 2002 năm 2003 tăng 1, 9 tỷ đồng hay tăng 3, 05%, so với năm 2003 năm 2004 tăng 6, 3 tỷ đồng hay tăng 9, 813%, so với 2004 năm 2005 tăng 12, 7 tỷ đồng hay tăng 18, 01%.
Như vậy tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng bánh kẹo của Công ty đều tăng tương đối nhanh, điều này xuất phát từ nhu cầu về bánh kẹo của người dân và cho xuất khẩu ngày càng tăng, đây là kết qủa của sự nỗ lực đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty, đặc biệt mới đây Công ty đã đầu tư gần 2 triệu USD đầu tư cho dây chuyền sản xuất kẹo nhân, không nhân và kẹo chew vì vậy trong tương lai sắp tới sản lượng bánh kẹo sẽ còn tăng nhanh.
Doanh thu của việc sản xuất kinh doanh bánh kẹo cũng tăng, so với 2002 năm 2003 tăng 3 tỷ đồng hay tăng 4, 615%, so với năm 2003 năm 2004 tăng 6 tỷ đồng hay tăng 8.824%, so với năm 2004 năm 2005 tăng 13 tỷ đồng hay tăng 17, 57%. Đây là một kết quả rất tốt chứng tỏ các sản phẩm bánh kẹo của Công ty đã chiếm được uy tín và lòng tin của người tiêu dùng.
Lợi nhuận là kết quả quan trọng nhất mà chúng ta cần xem xét đối với mỗi doanh nghiệp, rất đáng mừng là lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng lên cùng với tốc độ tăng của sản lượng và doanh thu. So với 2002 năm 2003 lợi nhuận tăng 0, 85 tỷ đồng hay tăng 54, 84 %, so với năm 2003 lợi nhuận năm 2004 tăng 0, 6 tỷ đồng hay tăng 25%, so với 2004 năm 2005 lợi nhuận tăng 0, 88 tỷ đồng hay tăng 29, 33%. Trong các năm trên thì năm 2003 là có tốc độ tăng nhanh nhất vì đây là năm mà sản lượng sản xuất có sự tăng lớn so với 2002 và là năm Công ty đưa vào sản xuất một số sản phẩm mới chất lượng cao được người tiêu dùng rất ưa chuộng như: bánh kem xốp, bánh tươi, một số loại bánh Trung Thu, mứt Tết với mẫu mã đẹp.
Cùng với sự phát triển đi lên của Công ty, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng liên tục tăng và tăng rất đều, năm 2001 thu nhập bình quân mới là 1 triệu đồng/ người/ tháng, đến 2005 đã lên đến gần 1, 5 triệu đồng/ người/tháng. Đây là một dấu hiệu cho thấy Công ty rất quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên đồng thời cũng thấy được chiến lược về nhân sự của Công ty: luôn tạo mọi điều kiện đầy đủ để người lao động yên tâm lao động, sản xuất.
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
Trong những năm gần đây, Công ty đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu về các mặt như: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận thuần. Có được điều đó là do công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty được quan tâm và hoạt động ngày càng có hiệu quả, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty thể hiện ở kết quả hoạt động tiêu thụ theo mặt hàng, theo mùa vụ, theo kênh, theo thị trường, theo kênh. Dưới đây sẽ lần lượt trình bày tình hình tiêu thụ của Công ty theo những góc nhìn như trên.
2.1. TÌnh hình ntiêu thụ theo chủng loại sản phẩm.
Bảng 9 : tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm (2001-2005).
Sản phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
So sánh năm 2003 và 2002
So sánh 2004 và 2003
So sánh 2005 và 2004
SL
TT(%
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
+/-
%
+/-
%
+/-
%
bánh quy
723.81
34.5
1204.4
32.55
1291.2
32
1380
31
1696
31.4
86.9
7.213
88.3
6.837
316.1
22.91
Banh kem
254.91
12.2
482.85
13.05
601.5
15
712
16
928.8
17.2
119
24.57
111
18.37
216.8
30.45
bánh ngọt
125.88
6
207.94
5.62
240.6
6
311.5
7
432
8
32.7
15.71
70.9
29.47
120.5
38.68
bánh m ejji
104.9
5
161.32
4.36
120.3
3
89
2
81
1.5
-41
-25.4
-31
-26.02
-8
-8.99
bánh craker
109.1
5.2
210.16
5.68
260.65
6.5
267
6
337.5
6.25
50.5
24.02
6.35
2.436
70.5
26.4
bánh trung thu
83.92
4
222
6
236.59
5.9
267
6
367.2
6.8
14.6
6.572
30.4
12.85
100.2
37.53
Mứt tết
127.98
6.1
240.5
6.5
312.78
7.8
400.5
9
432
8
72.3
30.05
87.7
28.05
31.5
7.865
Kẹo
210.85
10.1
341.88
9.24
320.8
8
378.3
8.5
491.4
9.1
-21.1
-6.17
57.5
17.91
113.2
29.91
Lương khô
272.74
13
518
14
465.16
12
511.8
12
540
10
-52.8
-10.2
46.6
10.02
28.25
5.52
bimbim
83.92
4
111
3
160.4
4
133.5
3
94.5
1.75
49.4
44.5
-27
-16.77
-39
-29.2
Tổng
2098
100
3700
100
4010
100
4450
100
5400
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Nhìn vào bảng 9 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty tương đối tốt. Sản lượng tiêu thụ của hầu hết các sản phẩm của Công ty đều tăng ( trừ sản phẩm bánh mejji và bimbim ), cụ thể là:
Bánh quy: là sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong cơ cấu tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty, sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 723.81 tấn, năm 2002 là 1204.4 tấn, năm 2003 là 1291.2 tấn tăng so với 2002 là 86.9 tấn hay tăng 7.213%, năm 2004 là 1380 tấn tăng 88.3 tấn hay 6.837% so với 2003, năm 2005 là 1696 tăng 316.1 tấn hay 22.91% so với 2004.
Bánh kem: bánh kem là sản phẩm có tỷ trọng tương đối trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, chỉ đứng sau bánh quy. Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 254.91 tấn, năm 2002 là 482.85 tấn, năm 2003 là 601.5 tấn tăng 119 tấn hay 24.57% so với 2002, năm 2004 là 712 tấn tăng 111 tấn hay 18.37% so với 2003, năm 2005 là 928.8 tăng 216.8 tấn hay 30.15 % so với 2004.
Bánh ngọt: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 125.88 tấn, năm 2002 là 207.94 tấn, năm 2003 là 240.6 tấn tăng 32.7 tấn hay 15.71% so với 2002, năm 2004 là 311.5 tấn tăng 70.9 tấn hay 29.47 % so với 2003, năm 2005 là 432 tấn tăng 120.5 tấn hay 38.68% so với 2004.
Bánh mejji: sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 104.9 tấn, năm 2002 là 161.32 tấn, năm 2003 là 120.3 tấn giảm41 tấn hay giảm 25.4% so với năm 2002, năm 2004 là 89 tấn giảm 31 tấn hay 26.02% so với 2003, năm 2005 là 81 tấn giảm 8 tấn hay 8.99% so với 2004. Đây là loại sản phẩm mà Công ty đã mua lại công nghệ sản xuất của Nhật Bản và trở thành nhà sản xuất độc quyền sản phẩm này tại Viêt Nam. Việc mua thương hiệu cũng như công nghệ sản xuất sản phẩm này là một chiến lược nhằm nâng cao uy tín của Công ty nhưng do sản phẩm không thâm nhập vào thị trường Việt Nam được nên Công ty đã phải rút dần công suất và chỉ sản xuất cầm chừng.
Bánh Cracker: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 109.1 tấn chiếm tỷ trọng 5.2%, năm 2002 là 210.16 tấn chiếm tỷ trọng 5.68%, năm 2003 là 260.65 tấn tăng lên 50.5 tấn hay 24.02% so với 2002, năm 2004 là 267 tấn tăng thêm 6.35 tấn hay 2.436% so với 2003, năm 2005 là 337.5 tấn tăng thêm 70.5 tấn hay 26.4% so với năm 2004.
Bánh Trung Thu: Bánh Trung Thu là mặt hàng mùa vụ rất có uy tín của Công ty, rất được người tiêu dùng ưa chuộng vào các dịp Tết Trung Thu. Sản lượng tiêu thụ tăng lên nhanh chóng đặc biệt là từ năm 2001 - nay. Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 83.92 tấn chiếm tỷ trọng 4%, đến năm 2002 đã tăng lên 222 tấn chiếm tỷ trọng 6%, đến năm 2003 là 236.59 tấn tăng 14.6 tấn hay 6.572% so với 2002, năm 2004 là 267 tấn tăng 30.4 tấn hay 12.85 % so với 2003, năm 2005 là 367.2 tấn tăng 100.2 tấn hay 37.53% so với 2004. Việc bánh Trung Thu của Công ty ngày càng tăng nhanh về sản lượng tiêu thụ là một căn cứ cho ta thấy sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty, đây là loại sản phẩm rất phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã.
Mứt Tết: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 127.98 tấn chiếm tỷ trọng 6.1%, năm 2002 là 240.5 tấn chiếm tỷ trọng 6.5%, năm 2003 tăng lên 312.78 tấn tăng thêm 72.3 tấn hay 30.05% so với 2002, năm 2004 là 400.5 tấn tăng 72.3 tấn hay 28.05%, năm 2005 là 432 tấn tăng 31.5 tấn hay 7.865 % so với 2004.
Kẹo: sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 210.85 tấn chiếm 10.1%, năm 2002 là 341.88 tấn chiếm 9.24%, năm 2003 là 320.8 tấn giảm 21.1 tấn hay giảm 6.17%, năm 2004 là 378.3 tấn tăng 57.5 tấn hay 17.91%, năm 2005 là 491.4 tấn tăng 113.2 tấn hay 29.91% so với 2004.
Lương khô: Là sản phẩm có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty, mặt hàng này rất được người tiêu dùng ưa thích vì đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 272.74 tấn, năm 2002 là 518 tấn chiếm 14% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2003 là 465.16 tấn giảm 52.8 tấn hay 10.2% so với năm 2002, năm 2004 là 511.8 tấn tăng 46.6 tấn hay 10.2 % so với 2003, năm 2005 là 511.8 tấn tăng 28.28 tấn hay 5.52% so với 2004.
Bimbim: Sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 83.92tấn, năm 2002 là 111 tấn, năm 2003 là 160.4 tấn tăng 49.4 tấn hay 44.5%, năm 2004 là 133.5 tấn giảm 27 tấn hay 16.77%, năm 2005 là 94.5 tấn giảm 39 tấn hay 29.2% so với năm 2004.
2.2. Tình hình tiêu thụ theo thời gian.
Việc tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. Tính mùa vụ thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 10:Tình hình tiêu thụ theo mùa của Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Mùa
tháng
2003
TT(%)
2004
TT(%)
2005
TT(%)
Mùa lạnh
1
697.74
17.4
787.65
17.7
923.4
17.1
2
441.1
11
453.9
10.2
588.6
10.9
3
316.79
7.9
320.4
7.2
405
7.5
Mùa nóng
4
244.61
6.1
289.25
6.5
340.2
6.3
5
208.52
5.2
267
6
313.2
5.8
6
220.55
5.5
244.75
5.5
302.4
5.6
7
240.6
6
271.45
6.1
324
6
8
248.62
6.2
289.25
6.5
361.8
6.7
9
248.62
6.2
311.5
7
367.2
6.8
Mùa lạnh
10
296.74
7.4
324.85
7.3
383.4
7.1
11
364.91
9.1
369.35
8.3
459
8.5
12
481.2
12
520.65
11.7
631.8
11.7
4010
100
4450
100
5400
100
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Vào mùa lạnh:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn nhất là vào mùa lạnh, đặc biệt là vào tháng 11, 12, 1, 2. ở Việt Nam Tết cổ truyền rơi đúng vào mùa lạnh. Hơn nữa, đây cũng là mùa cưới hỏi, cộng với việc có nhiều ngày lễ hội, vì thế thời gian này nhu cầu bánh kẹo tăng lên, các sản phẩm tiêu thụ với khối lượng lớn. Theo thống kê chung thì vào các tháng 1-2 – 3 – 11 - 12, lượng tiêu thụ thường chiếm khoảng trên 60% lượng tiêu thụ cả năm.
Vào mùa nóng:
Ngược lai với mùa lạnh, vào mùa nóng, thời tiết nóng nực, oi bức nên nhu cầu đồ ăn khô giảm xuống rõ rệt. Đây là mùa có sản lượng tiêu thụ thấp, đặc biệt là vào tháng 5 thường là tháng bắt đầu thời tiết trở nên khó chịu vì nhiệt độ tăng rất cao, thường trong mùa nóng tổng lượng tiêu thụ chỉ bằng gần phân nửa lượng tiêu thụ của mùa lạnh.
Việc tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo theo mùa vụ đòi hỏi Công ty phải có những kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của từng mùa, tránh hiện tượng sản xuất ra nhiều mà không tiêu thụ được, tồn kho với khối lượng lớn, gây tốn kém trong khâu dự trữ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG.
Kể từ sau khi bắt đầu sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, Công ty luôn chú trọng đặc biệt tới thị trường Miền Bắc, song song đó thị trường miền Nam và miền Trung cũng được quan tâm mở rộng. HIện nay thị trường bánh kẹo của Công ty trải rộng trong cả nước ở ba Miền Bắc – Trung - Nam. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, sản lượng tiêu thụ của Công ty thực phẩm Miền Bắc luôn đứng ở vị trí thứ 5 trên thị trường Việt Nam sau Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu, Bibica. Hiện nay thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường Miền Bắc và một số tỉnh miền Trung: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Trung Quốc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình…Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở các khu vực thể hiện trong bảng sau:
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ bánh kẹo theo khu vực thị trường.
( Đv: Tấn )
Khu vực
2001
2002
2003
2004
2005
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
Cả nước
2098
100
3700
100
4010
100
4450
100
5400
100
Miền Bắc
1469
70
2634.4
71.2
2827
70.5
3142.6
70.62
3780
70
Miền Trung
377.6
18
629
17
693.7
17.3
762.29
17.13
940
17
Miền nam
251.8
12
436.6
11.8
489.2
12.2
545.13
12.25
680
13
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc )
Trong 3 miền, Miền Bắc là khu vực thị trường lớn nhất, trong đó Hà Nội là đoạn thị trường lớn nhất, quan trọng của Công ty thực phẩm Miền Bắc. ở miền Trung, Thanh Hóa là nơi doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm liền, và là thị trường chính của Công ty ở đây, ở miền Nam các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Qui Nhơn, Đà Nẵng là các tỉnh có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong khu vực thị trường rộng lớn này.
Nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Công ty thực phẩm Miền Bắc không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo ngoại. Tuy nhiên là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo có qui mô, Công ty thực phẩm Miền Bắc đã tạo cho mình một phong cách riêng, một chỗ đứng trên thị trường và sẵn sàng đương đầu với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành sản xuất bánh kẹo. Theo cung cấp của phòng tài chính kế toán thì doanh thu tiêu thụ ở thị trường trong nước đang tăng lên rõ rệt, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Doanh thu tiêu thụ trong nước của Công ty thực phẩm Miền Bắc (2001-2005 ).
Khu v ực
2001
2002
2003
2004
2005
DT( tỷ)
TT(%)
DT(tỷ)
TT(%)
DT(tỷ)
TT(%)
DT(tỷ)
TT(%)
DT(tỷ)
TT(%)
Hà Nội
10.585
29
18.2
28
18.73
27.55
20.3
27.43
22.62
26
Miền Bắc
13.87
38
25.35
39
26.01
38.25
28.2
38.1
33.43
38.42
miền Trung
7.3
20
12.805
19.7
13.45
19.78
15.5
21
19.23
22.1
Miền Nam
4.745
13
8.645
13.3
9.806
14.42
9.97
13.47
11.73
13.48
Tổng
36.5
100
65
100
68
100
74
100
87
100
( Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty thực phẩm Miền Bắc).
3.1. thị trường Miền Bắc.
Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty thực phẩm Miền Bắc, lượng tiêu thụ ở Miền Bắc chiếm khoảng hơn 70% tổng sản lượng tiêu thụ trên toàn quốc và chiếm khoảng 65-67% tổng doanh thu tiêu thụ. Tại thị trường này Công ty có ưu thế về giao thông vận tải, giảm được phí vận chuyển, thông tin liên lạc, quảng cáo, tiếp thị… Năm 2005 thị trường Miền Bắc tiêu thụ khoảng 3780 tấn sản phẩm chiếm 70% sản lượng tiêu thụ trên cả nước. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 13: Tình hình tiêu thụ của thị trường Miền Bắc năm 2005.
Bánh
( tấn)
TT(%)
Kẹo
( tấn )
TT(%)
Lương khô ( tấn )
TT(%)
Tổng
( tấn )
khu vực Miền Bắc
2728
100
339
100
378
100
3745
Hà Nội
1091.2
40
142.38
42
151.956
40.2
1385.54
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ
818.4
30
98.31
29
110.754
29.3
1027.46
Khu vực Đông Bắc Bộ
491.04
18
61.02
18
71.82
19
623.88
Khu vực Tây Bắc bộ
327.36
12
37.29
11
43.47
11.5
408.12
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
3.1.1. Thị trường Hà Nội.
Sản phẩm của Công ty thực phẩm Miền Bắc được tiêu thụ tại thủ đô Hà Nội nhiều hơn bất cứ một tỉnh thành nào trong cả nước. Riêng thị trường Hà Nội năm 2005 tiêu thụ 1385, 54 tấn sản phẩm bánh kẹo của Công ty chiếm 40, 2% sản lượng mà Công ty cung cấp cho Miền Bắc và cũng là chiếm 30% sản lượng tiêu thụ trên cả 3 miền.
Tại thị trường Hà Nội, sản phẩm bánh kem xốp, bánh quy, lương khô là tiêu thụ mạnh nhất. Như vậy có thể kết luận thị trường Hà Nội là thị trường trọng điểm và là một thị trường lớn với gần 4 triệu dân và thu nhập bình quân năm 500USD/ người vì vậy Công ty cần có các biện pháp để tăng sản lượng tiêu thụ tại khu vực Hà Nội.
3.1.2. Thị trường đồng bằng Bắc Bộ.
Mức tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty tại thị trường đồng bằng Bắc Bộ cao hơn so với khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. Tổng sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm bánh kẹo của Công ty tại khu vực này năm 2005 là 1027, 46 cao hơn so với Đông Bắc Bộ ( 623, 88) và Tây Bắc Bộ (408, 12tấn).
Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương là những khu vực thị truờng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ, Hưng Yên là tỉnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty ít nhất.
3.1.3. Thị trường Tây Bắc.
Các tỉnh ở thị trường Tây Bắc dân số ít, thêm vào đó mức sống của người dân thấp do vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường này không cao. Năm 2005 Công ty cung cấp 408, 12 tấn sản phẩm cho thị trường này, trong đó tỉnh Hoà Bình tiêu thụ mạnh nhất với 140 tấn tiếp theo là Lào Cai, các tỉnh còn lại mức tiêu thụ kém xa so với 2 tỉnh trên.
3.1.4. Thị trường Đông Bắc.
Quảng Ninh là tỉnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty thực phẩm Miền Bắc nhiều nhất (120 tấn), đứng thứ 2 là tỉnh Thái Nguyên (190 tấn). Tỉnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty ít nhất là Bắc Cạn ( 4 tấn).
3.2. Thị trường Miền Trung.
Thị trường Miền Trung chiếm giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Công ty trong giai đoạn hiện nay và là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Tuy vậy sản lượng tiêu thụ của Công ty ở miền Trung vẫn còn rất thấp, thực trạng đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 14: Tình hình tiêu thụ khu vực Miền Trung ( đv: tấn ).
Bánh
TT(%)
Kẹo
TT(%)
Lương khô
TT(%)
Tổng
khu vực miền Trung
676.51
100
85.5
100
93.96
100
939.6
Thanh Hoá
304.43
45
40.19
47
45.1
48
389.72
Nghệ An
156.27
23
20.18
23.6
20.48
21.8
196.94
Hà Tĩnh
127.86
19
14.71
17.2
15.03
16
157.6
Các tỉnh khác
87.947
13
10.94
12.8
13.34
14.2
112.23
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc.)
Sản phẩm bánh kẹo của Công ty thực phẩm Miền Bắc chủ yếu được tiêu thụ tại 3 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh. Các tỉnh còn lại như Huế, Quãng Ngãi, Đà Nẵng thì mức tiêu thụ lại rất ít vì các tỉnh này thường có các sản phẩm bánh kẹo đặc trưng của từng vùng như: mè xửng, cu đơ, các sản phẩm của Công ty Đường Quảng Ngãi, hơn nữa Công ty còn gặp một số khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm đến những thị truờng này.
3.3. Thị trường Miền Nam.
Cho tới thời điểm này, Công ty thực phẩm Miền Bắc rất quan tâm đến thị trường này bởi đây là khu vực thị trường rất rộng lớn hơn nữa thu nhập của người dân lại cao và tăng nhanh, chính vì vậy Công ty đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống kênh phân phối, vận chuyển ở đây, tuy nhiên, do ở thị trường này Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: bánh kẹo Biên Hoà, Nhà máy đường Quảng Ngãi, và đặc biệt là Công ty TNHH Kinh Đô, chính vì vậy thị trường và sản lượng bánh kẹo tiêu thụ của Công ty tuy có tăng nhưng tỉ lệ tăng không đáng kể. Những tỉnh có sản lượng tiêu thụ mạnh là: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Quy Nhơn.
4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO KÊNH.
Công ty đã sử dụng đồng bộ các loại kênh phân phối ( kênh trực tiếp và kênh gián tiếp). Kênh chủ đạo là kênh gián tiếp và sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ qua kênh này. Lượng tiêu thụ sản phẩm chiếm khoảng 95% tổng sản lượng tiêu thụ, trong đó riêng kênh gián tiếp ngắn chiếm khoảng 15 % và kênh gián tiếp dài chiếm khoảng 75%-80%. Ngoài hình thức tiêu thụ qua kênh gián tiếp và trực tiếp thì Công ty còn duy trì hình thức tiêu thụ thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cùng với việc tham gia các hội chợ,triển lãm.
Hiện nay, Công ty có một hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm :
Cửa hàng ở số 210 Trần Quang Khải:
Cửa hàng ở số 203 Minh Khai;
Các gian hàng trong một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh ;
Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ sản phẩm qua kênh này ít, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng tiêu thụ do những cửa hàng này chỉ hạn chế trong đối tượng khách hàng là vùng lân cận Công ty.
Các đại lý, cửa hàng bán lẻ : Hàng ngàn đại lý, cửa hàng trên toàn quốc.
Trước mắt để đặt nền móng cho sự phát triển ở thị trường các tỉnh và không gây ra sự đột biến khó kiểm soát trong kênh, Công ty đã chọn các cửa hàng ở mỗi tỉnh để lập nên 1 hoặc 2 đại lý tuỳ theo quy mô nhu cầu ở tỉnh đó. Sau này việc thay đổi số lượng đại lý chính thức tăng lên hay giảm đi là tuỳ theo tình hình thị trường, tuỳ theo tiềm năng và thực trạng kinh doanh ở thị trường đó.
Thực tế Công ty đã lựa chọn đại lý tiêu thụ bằng cách khuyến khích tất cả các đối tượng trở thành đai lý của Công ty nếu thoả mãn được điều kiện mà Công ty đã đặt ra, đó là:
Có giấy phép kinh doanh, có tư cách pháp nhân;
Kinh doanh theo đúng ngành hàng của Công ty;
Có tiềm lực (có cửa hàng, có vốn, có nhân lực và kinh nghiệm);
Như vậy, Công ty sẽ không hạn chế số lượng đại lý mà chỉ hạn chế trên cơ sở điều kiện của Công ty, để tránh rủi ro trong kinh doanh đặc biệt là trong thanh toán, khi thấy đủ điều kiện Công ty tiến hành làm hợp đồng, giới thiệu về Công ty, giới thiệu về quyền lợi và nghĩa vụ được hưởng, giới thiệu tình hình thị trường, kinh nghiệm của một số đại lý thành công. Việc tuyển chọn các thành viên kênh phần nào giúp Công ty có được các đại lý có điều kiện thanh toán phù hợp, thông qua việc tuyển chọn này Công ty cũng giúp cho nhiều người, đặc biệt là các đại lý biết nhiều về Công ty, đó cũng là một cách quảng cáo rất hiệu quả. Tuy nhiên hình thức tuyển đại lý của Công ty như vậy là còn rất đơn giản do đó hiệu quả chưa cao. bảng sau cho thấy sự phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ của Công ty.
Bảng 15: Số lượng đại lý của Công ty (2001-2005).
Khu vực thị trường
2001
2002
2003
2004
2005
Miền Bắc
135
156
168
182
200
Miền Trung
30
35
42
51
63
Miền Nam
18
22
27
34
42
Toàn Quốc
183
213
237
267
305
( Nguồn: Phòng kinh doanh- Công ty thực phẩm Miền Bắc).
Qua bảng và biểu đồ ở trên ta thấy số lượng đại lý của Công ty tăng nhanh và đều trong những năm gần đây, lượng đại lý tăng nhanh và đều nhất vẫn là khu vực thị trường Miền Bắc, điều này đã khẳng định niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của Công ty.
Tuy nhiên số lượng đại lý nhiều của Công ty sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc tổ chức và quản lý, tình trạng bán giá không bằng nhau giữa các khu vực thị trường là rất phổ biến, hoặc tình trạng giá bán khác nhau trong cùng một khu vực thị trường cũng xảy ra thường xuyên, điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh uy tín của Công ty. Công ty cần có biện pháp khắc phục ngay tình trạng này nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả của các kênh tiêu thụ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 16: Kết quả tiêu thụ theo kênh của Công ty (2001-2005).
Kênh tiêu thụ
2003
2004
2005
So sánh năm 2004 và 2003
So sánh năm 2005 và 2004
DT( tỷ )
TT(%)
DT( tỷ )
TT(%)
DT( Tỷ)
TT(%)
Kênh trực tiếp
5.44
8
4.81
6.5
4.785
5.5
-0.63
-11.6
-0.025
-0.52
Kênh gián tiếp
62.56
92
69.19
93.5
82.215
94.5
6.63
10.6
13.03
18.8
Tổng
68
100
74
100
87
100
6
8.82
13
17.6
( Nguồn: phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc).
Qua bảng trên ta có thể thấy xu hướng tiêu thụ qua kênh gián tiếp ngày càng cao, doanh thu do kênh này đem lại luôn cao hơn rất nhiều lần so với kênh trực tiếp. Cụ thể ta có thể thấy :
Hai năm liên tiếp tỉ lệ doanh thu tiêu thụ do kênh trực tiếp mang lại đều có xu hướng giảm mà giảm mạnh nhất là vào năm 2004, doanh thu do kênh trực tiếp đem lại giảm tuyệt đối là 0.63 tỷ đồng, giảm tương đối là 11.6% so với 2003, năm 2005 doanh thu qua kênh này lại tiếp tục giảm 0.025 tỷ hay giảm 0.52% so với 2004. Nguyên nhân là do kênh tiêu thụ trực tiếp chỉ phục vụ những khách hàng ở khu vực lân cận Công ty, còn kênh gián tiếp thì ngày càng mở rộng và trải khắp cả nước.
Kênh tiêu thụ qua trung gian đã thật sự khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình, doanh thu thu được qua kênh này liên tục tăng qua các năm, năm 2003 doanh thu tiêu thụ qua kênh gián tiếp đạt 62.56 tỷ đồng chiếm 92% tổng doanh thu tiêu thụ, năm 2004 đạt 69.19 chiếm 93.5% tổng doanh thu tăng 6.63 tỷ đồng hay tăng 10.6%, so với năm 2003, năm 2005 đạt 82.215 tỷ đồng tăng 13.03 tỷ đồng hay tăng 18.8 % so với năm 2004.
5. PHÂN TÍCH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BÁNH KẸO CỦA CÔNGTY THỰC PHẨM MIỀN BẮC.
5.1. Công tác nghiên cứu thị trường và hoạch định kế hoạch tiêu thụ.
5.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết trước khi sản xuất. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định khả năng tiêu thụ, tìm kiếm giải pháp nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường.
Ở Công ty thực phẩm Miền Bắc, phòng kế hoạch tổng hợp đảm nhiệm công tác này. Nhân viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động cầu và giá cả của các loại sản phẩm bánh kẹo. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh cũng xuống tận địa bàn, các đại lý để thu thập thông tin.
Thông qua báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm do hệ thống đại lý trên toàn quốc cung cấp định kì hàng tháng, hàng quý, Công ty phân loại theo các tiêu thức khác nhau như khu vực địa lý, chủng loại sản phẩm… Nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị trường.
Hội nghị khách hàng được Công ty tổ chức thường xuyên, theo định kì hàng năm, một mặt nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, mặt khác thông qua hội nghị khách hàng mà Công ty thu thập được những thông tin, ý kiến đóng góp của khách hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cán bộ nghiên cứu thị trường tập hợp dữ liệu thu thập được và kết hợp với các tài kiệu của Công ty như báo cáo kết quả kinh doanh, tính chi phí kinh doanh… Cũng như số liệu công bố của cơ quan thống kê, của các hiệp hội kinh tế… tiến hành phân tích đánh giá thị trường.
Công ty thực phẩm Miền Bắc cũng tích cực tham gia vào các cuộc bình chọn: Sao Vàng Đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao… Qua các cuộc bình chọn, Công ty đánh giá chính xác hơn về năng lực bản thân và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty.
5.1.2. Công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Trong ngành bánh kẹo Việt Nam, Công ty thực phẩm Miền Bắc có những đối thủ cạnh tranh lớn: Công ty TNHH Kinh Đô, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Tràng An, Bibica, Biên Hòa, Quảng Ngãi… Đây là một điều dễ hiểu vì Công ty thực phẩm Miền Bắc mới chỉ bắt đầu sản xuất kinh doanh bánh kẹo từ năm 1997. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác: Chính sách truyền thông, chính sách tiêu thụ của Công ty cho sản phẩm bánh kẹo của Công ty còn chưa được đầu tư đúng mức, trong khi các Công ty bánh kẹo khác, nhất là Hải Hà, Kinh Đô… lại rất coi trọng những chính sách này. Đây chính là lí do giải thích tại sao thị phần của Công ty thực phẩm Miền Bắc còn thấp hơn nhiều so với các hãng trên., điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 17: Thị phần thị trường của một số Công ty.
Tên Công ty
Thị phần
2001
2002
2003
2004
1. Kinh Đô
10.03
12.5
14.1
16.1
2. Hải Hà
11.47
12.05
13.1
14.05
3. Hải Châu
6.62
6.9
6.85
7.1
4. Bibica
3.7
3.49
3.4
3.55
5. Hữu Nghị
3.08
3.23
3.1
3.3
6. Tràng An
2.3
2.41
2.5
2.6
7. Quảng Ngãi
2.54
2.65
2.64
2.4
8. Các doanh nghiệp khác
60.53
56.77
54.31
51.01
100
100
100
100
( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Tình trạng ngày càng có nhiều hãng bánh kẹo đã góp phần làm cho các sản phẩm bánh kẹo ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Bên cạnh các sản phẩm bánh kẹo ngoại tương đối tốt, đ._.ông ty cần lựa chọn người cung cấp và nâng cao chất lượng ở khâu bảo quản nguyên vật liệu.
Khi lựa chọn người cung cấp, Công ty phải có đầy đủ thông tin về thị trường: số lượng người cấp hàng, số liệu về giá cả, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu… của từng người cấp hàng cụ thể. Phải có số liệu cụ thể về giá: giá đơn vị sản phẩm, đặc điểm của giá như: giá tại nơi nhận hàng, cấp hàng, giá CIF, giá FOB, các điều kiện giảm giá cũng như điều kiện thanh toán…Bên cạnh đó, phải thu thập và phân tích các số liệu về phương thức và phương tiện vận chuyển, điều kiện, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, kiểm tra hàng hóa…
Tiếp đến là sự tin cậy đối với người cấp hàng về cả thời gian, số lượng, chất lượng, tính minh bạch và rõ ràng của người cung cấp.
Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu ở khâu bảo quản có liên quan đến trang thiết bị kho. Bột mỳ, đường, sữa, hương liệu, mì chính… là các loại nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty. Các nguyên vật liệu này cần được bảo quản ở nơi khô mát, vì vậy kho tàng của Công ty phải có mái che, phải có trang thiết bị cách đất để chống ẩm mốc.
d. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
Trong quá trình sản xuất, việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ gồm nhiều khâu liên quan mật thiết với nhau, chất lượng ở khâu này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khâu kế tiếp nên chỉ cần lơ là việc thực hiện quy trình công nghệ ở một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, trong sản xuất cần tuân thủ đúng quy trình công nghệ.
3.2.4. Điều kiện thực hiện.
Đây là một giải pháp đòi hỏi sự đầu tư khá lớn: 12 tỷ đồng. Bên cạnh đó Công ty còn cần phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý .
3.2.5. Hiệu quả của biện pháp.
Thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao uy tín cho Công ty, đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế .
3.3. Hạ giá thành sản phẩm.
3.3.1. Cơ sở lý luận.
Giá bán được hình thành trên cơ sở giá thành. Giá thành sản phẩm cao thì gía bán không thể thấp. Vì vậy, để đảm bảo có một mức giá cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm.
3.3.2. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay một số máy móc sản xuất của Công ty đã lạc hậu, mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, hơn nữa Công ty phải nhập khẩu một số nguyên liệu của nước ngoài với giá cao nên chi phí nguyên vật liệu vẫn còn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong gía thành sản xuất.
Trong điều kiện như hiện nay, mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng song đa số người Việt Nam có thu nhập thấp, giá rẻ dù sao vẫn kích thích tiêu dùng lớn.
3.3.3. Nội dung.
Công ty muốn hạ giá thành cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp:
Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong giá thành sản phẩm.
Để giảm chi phí nguyên vật liệu cần thực hiện tiết kiệm ngay từ khâu thiết kế. Trong giá thành, tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm bộ phận lớn nhất (với kẹo chi phí về nguyên vật liệu chiếm từ 70 – 73% trong giá thành sản phẩm, bánh có chi phí về nguyên vật liệu chiếm 70 – 75 % trong giá thành sản phẩm ). Vì vậy những hoạt động cắt giảm chi phí nguyên vật liệu ngay từ đầu là rất cần thiết.
Sử dụng nguyên vật liệu thay thế cũng là một biện pháp quan trọng nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu. Công ty cần tìm các nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước thay thế cho những nguyên vật liệu đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài với điều kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu công nghệ chế biến.
Công ty cần triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm, chẳng hạn, Công ty có thể tận dụng bánh gãy, bánh giỗ mặt cùng các chất liệu thừa của bánh quy, bánh tươi, bánh mejji … để sản xuất lương khô, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty nên kiên quyết áp dụng chế độ trách nhiệm và xử phạt nghiêm bằng các biện pháp kinh tế, hành chính đối với những nhân viên vô trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nghiệm, bảo quản nguyên vật liệu trong kho, cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất. Những hành động lấy cắp hoặc lãng phí nguyên vật liệu cũng cần xử lý nghiêm. Công ty nên tăng cường đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu .
Giảm chi phí tiền lương.
Muốn giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm cần tăng năng suất lao động, đảm bảo cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân và nhân công, như vậy cần:
Hoàn thiện định mức lao động: định mức lao động là lượng hao phí lớn nhất không đươc phép vượt qua được quy định để chế tạo một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm lý, kinh tế, xã hội nhất định. Vì vậy, định mức lao động chỉ phát huy tích cực trong một thời gian nhât định sau đó sẽ trở thành lạc hậu hoặc vượt quá xa khả năng thực tế. Sau từng khoảng thời gian ( ví dụ 6 tháng) Công ty cần rà soát lại toàn bộ mức đã ban hành để bổ sung và sửa đổi kịp thời ;
Tạo lập cơ cấu lao động tối ưu trong Công ty;
Cơ cấu lao động được gọi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số lượng, ngành nghề, chất lượng, giới tính, lứa tuổi đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng bộ phận và trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm.
Cách tốt nhất để giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm là phấn đấu tăng nhanh, tăng nhiều sản phẩm sản xuất. Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm. Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra càng lớn thì chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm càng nhỏ và ngược lại. Trong thời gian tới, Công ty nên giảm chi phí cố định theo hướng tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra vì nó phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường bánh kẹo trong thời gian tới.
3.3.4. Hiệu quả của biện pháp.
Nếu hạ thấp giá thành sản phẩm thì Công ty thực phẩm Miền Bắc sẽ có lợi thế cạnh tranh và giá so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng.
3.4. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, xúc tiến .
3.4.1. Cơ sở lý luận.
Do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, các nước phải gắn sự phát triển công nghiệp của mình với sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế. Xu hướng phát triển chung của quốc tế là như vậy, nước nào không hội nhập được thì không có khả năng phát triển.
Cũng do xu thế chung như vậy mà Công ty thực phẩm Miền Bắc cần phải tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt với thị trường trong nước quảng cáo xúc tiến sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng hoá nhanh hơn nhiều hơn trên quy mô rộng lớn hơn.
3.4.2. Nội dung.
Vì Công ty đang thiếu bộ phận chuyên làm công tác thị trường nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Mục tiêu trước mắt của Công ty là giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mới của Công ty, củng cố uy tín nhãn hiệu của Công ty trên thị trường. Trong các phương tiện quảng cáo thì quảng cáo trên truyền hình đem lại tác dụng nhanh chóng, sâu rộng với sự kết hợp của hình ảnh, màu sắc, âm thanh vì vậy Công ty nên quảng cáo trên truyền hình đăc biệt là các kênh có lượng người xem đông như: VTV3, VTV1. Thông tin quảng cáo trong các chương trình này sẽ đến với người tiêu dùng trên cả nước hoặc trên diện rất rộng trên cả nước, ở các vùng nông thôn không phải nhà nào cũng có tivi nên để đảm bảo thông tin đến được với người tiêu dùng nhiều nhất Công ty nên kết hợp cả quảng cáo trên Đài tiếng nói Việt Nam. Dự kiến chi phí quảng cáo có thể như trong bảng sau:
Bảng 26: dự kiến quảng cáo bình quân mỗi năm (2005 – 2010).
Nội dung
Dự toán
Thành tiền
Thời gian thực hiện
1. Phát phóng sự trên kênh VTV3, VTV1
42.000.000 x3 lần
126.000.000
Mỗi quý một lần
2. Phát phóng sự trên sóng đài địa phương
5.000.000x20 tỉnhx2 lần
200.000.000
Tháng 1 và tháng 10
3. Phát quảng cáo trên VTV1, VTV3
8.000.000x48 lần
384.000.000
Mỗi tháng 4 lần
Phát quảng cáo trên đài địa phương
1.000.000x48 lần
48.000.000
Mỗi tháng 4 lần
5. In catalog
12.000x6000 tờ
72.000.000
Tháng 11 và tháng 3
6. In tờ rơi quảng cáo
2.000x21.000
42.000.000
Tháng 1, 4, 7, 9
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp- Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Phương châm của quảng cáo là mang lại hiệu quả cao với chi phí hợp lý, khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, hướng khách hàng mua sản phẩm của Công ty, trung thành với sản phẩm của Công ty. Tuy bước đầu Công ty có thể sẽ phải giảm lợi nhuận do việc chi nhiều cho quảng cáo nhưng hiệu quả sau này còn lớn hơn rất nhiều. Công ty không nên nhìn vào những chi phí trước mắt mà bỏ qua cơ hội này.
Ngoài các hoạt động trên Công ty còn thực hiện một số hình thức khác như: quảng cáo trên các phương tiện vận tải của các hãng xe vận tải, xe khách, hãng xe taxi.
Hoạt động tiếp thị, khuyến mãi của Công ty cũng cần được đẩy mạnh. Đối với những sản phẩm mới như bánh tươi chẳng hạn hay bánh mejji, bánh quy xốp… việc tiếp thị sản phẩm mới là vô cùng quan trọng Công ty nên áp dụng biện pháp mà rất nhiều Công ty đang sử dụng như: Cho khách hàng dùng thử sản phẩm để họ biết đến loại sản phẩm sau nữa là biết đến chất lượng sản phẩm mới Công ty cũng có thể khuyến mãi bằng nhiều cách khác nữa như: Bốc thăm trúng thưởng, tặng các đồ dùng (áo, mũ, có in nhãn hiệu Công ty) đối với người tiêu dùng. Với các đại lý có doanh số tiêu thụ sản phẩm lớn thì có thể khuyến khích họ bằng các hình thức tổ chức cho đi tham quan du lịch, mở các cuôc chiêu đãi, gửi quà tặng có giá trị … Cũng có thể sử dụng hình thức khuyến mãi gói hàng chung: chẳng hạn 1 gói với 3 đơn vị hàng hoá song gía chỉ bằng 2 đơn vị hàng hoá.
Với những phát triển về công nghệ thông tin, việc quảng cáo trên mạng đã trở thành phổ biến. Công ty cũng đã có trang Web giới thiệu sản phẩm nhưng nhìn nhận một cách khách quan vẫn còn chưa bắt mắt và rất sơ sài vì vậy cần phải thiết kế, trang trí trang Web cho phong phú, bắt mắt và ấn tượng hơn nữa.
Công ty có thể áp dụng phương thức mua hàng qua mạng: Computer marketing: là một hình thức khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán trực tiếp qua mạng. Hiện tại ở Việt Nam hoạt động này chưa phát triển nhưng với những khách hàng lớn tầm cỡ trong tương lai mở rộng thị trường, Công ty có thể tạo những bước tiến mang mầu sắc riêng của mình.
Ngoài hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới hoạt động xúc tiến thương mại mà Công ty sử dụng còn gồm: hoạt động xuất khẩu, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế…
Tham gia các hội chợ triển lãm trưng bày, giới thiệu các loại sản phẩm bánh kẹo của Công ty cũng có tác dụng rất lớn. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho Công ty còn quá đơn giản, trang trí, bày bán chưa hấp dẫn, bắt mắt. Tại các cửa hàng nên bố trí các biển quảng cáo, băng rôn, khẩu hiệu… giới thiệu về Công ty, về các sản phẩm mới… không gian bố trí, bày bán cần thật bắt mắt, làm nổi bật được các sản phẩm bằng nhiều màu sắc hấp dẫn .
3.4.3. Điều kiện thực hiện.
Ngân sách lớn ;
Công ty cần lập kế hoạch cụ thể trên cơ sở xác định mục tiêu của quảng cáo, đánh giá hiệu quả kinh tế của quảng cáo xúc tiến bằng cách so sánh chi phí quảng cáo xúc tiến đã bỏ ra với kết quả xúc tiến mang lại.
3.4.4. Hiệu quả của giải pháp
Xúc tiến thương mại góp phần:
Tăng số lượng tiêu thụ trên thị trường truyền thống;
Mở ra thị trường mới cho Công ty;
Giới thiệu sản phẩm mới;
Xây dựng và củng cố uy tín cho Công ty ;
Do đó, xúc tiến thương mại không chỉ giúp cho Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn góp phần làm cho sản phẩm thâm nhập sâu vào thị trường. Không ngừng tăng cường các hoạt động này thì trong tương lai không xa sản phẩm bánh kẹo của Công ty sẽ có thị trường rộng rãi trong và ngoài nước.
3.5. Tổ chức quản lý tốt kênh phân phối.
3.5.1. Cơ sở lý luận.
Kênh phân phối không chỉ là sự tập hợp thụ động các tổ chức cá nhân có liên quan với nhau trong lưu thông phân phối sản phẩm dịch vụ mà chúng là một hệ thống hoạt động phức tạp trong đó các thành viên kênh tương tác lẫn nhau để đạt được những mục tiêu riêng của mình đồng thời hoàn thành mục tiêu của kênh. Để kênh hoạt động tốt cần có sự tổ chức, quản lý điều hành tốt có nghĩa là có một thành viên kênh hoặc bộ máy có quyền lực phân chia hợp lý nhiệm vụ phân phối trong kênh và giải quyết các xung đột.
3.5.2. Cơ sở thực tiễn.
Mạng lưới tiêu thụ của Công ty thực phẩm Miền Bắc gồm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và trên 300 đại lý và các cửa hàng trên toàn quốc nhưng mật độ không đồng đều giữa các miền, giữa thành thị và nông thôn. Một số tỉnh có quá nhiều : Thanh Hóa, Hà tây… đã dẫn đến việc các đại lý gian lận, cạnh tranh với nhau… làm giảm hiệu quả phân phối. Một số khu vực vùng sâu, vùng xa thiếu đại lý vì vậy chưa đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.
3.5.3 . Nội dung
Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp Công ty cần tăng cường hệ thống cửa hàng và giới thiêu sản phẩm ở các trục đường lớn có lượng người và xe cộ qua lại đông, cụ thể như sau :
Công ty có thể đặt một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại đường Xuân Thuỷ thuộc địa bàn quận Cầu Giấy. Cửa hàng này phục vụ nhu cầu của người dân ở khu vực phía tây Hà Nội( quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm, ) và hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn.
Phố Hàng Than là một địa điểm thuận lợi cho việc đặt một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Trước hết, phố Hàng Than thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, gần quận Tây Hồ, Ba Đình và huyện Gia Lâm vì vậy cửa hàng đặt tại đây có thể phục vụ một số lượng lớn người tiêu dùng. Hơn nữa, vào mùa cưới, người Hà Nội thường có thói quen đến phố Hàng Than để mua bánh làm lễ cưới, ăn hỏi. Việc đặt một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở phố Hàng Than là việc làm cần thiết đối với Công ty.
Đồng thời với việc mở rông Công ty cần nâng cấp các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị bán hàng sao cho xứng với vị thế và uy tín của Công ty.
Kênh tiêu thụ gián tiếp là kênh được Công ty khuyến khích phát triển nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ, loại kênh này giúp Công ty tận dụng được cơ sở vật chất của các đại lý, tạo điều kiện chuyên môn hoá sản xuất. Tuy vậy, hiện nay loại kênh này chưa phát huy được tác dụng của nó. Một mặt, do Công ty chỉ chú trọng đến việc mở rộng số lượng mà chưa quan tâm đến hiệu quả của hoạt động của các đại lý nên đôi khi khó kiểm soát được hoạt động của các đại lý, nhất là các đại lý ở xa Công ty. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của loại kênh này Công ty nên tiến hành một số hoạt động sau:
Tăng cường công tác kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị, tổ chức, các cá nhân làm đại lý.
Tăng cường đội ngũ cán bộ, quản lý chặt chẽ các đại lý lớn để tránh tình trạng lợi dụng uy tín của Công ty để làm ăn phi pháp hoặc không thực hiện tốt các cam kết với Công ty…
Ngoài các biện pháp hành chính, Công ty nên có chế độ ưu đãi một cách hợp lý và linh hoạt đối với các đại lý nhằm khuyến khích họ, phát huy năng lực bản thân, phù hợp với mục tiêu thị truờng của Công ty. Trong một số trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho các đại lý trong việc xử lý các tình huống theo cách riêng của họ và có lợi cho Công ty.
3.5.4. Điều kiện thực hiện.
Nâng cao trình độ cán bộ tổ chức và quản lý kênh ;
Định kì đánh giá hoạt động của các thành viên kênh theo những tiêu chí như: mức doanh thu đạt được, mức độ hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của Công ty.
3.5.5. Hiệu quả của biện pháp.
Tổ chức quản lý tốt kênh phân phối sẽ làm tăng sự hợp tác giữa các thành viên trong kênh. Bằng sự hợp tác, các thành viên có thể thực hiện cung ứng và thoả mãn nhu cầu thị trường tốt hơn, từ đó góp phần tăng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty .
3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thị trường.
3.6.1. Cơ sở lý luận.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên là một trong những nhân tố có vai trò quyêt định, là nguồn lực quý giá, quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động liên quan đến thị trường tiêu thụ của Công ty.
Xuất phát từ vai trò, vị trí thực tiễn đó, việc đưa ra giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cán bộ thị trường là hết sức cần thiết.
3.6.2. Nội dung.
a. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thị trường hiện có:
Công ty cần có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên thị trường của mình, trang bị những kiến thức thị trường, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho phù hợp với điều kiện hội nhập. Hình thức đào tạo hữu hiệu là Công ty có thể cử cán bộ, nhân viên của mình học tập tại các trường đào tạo về chuyên ngành kinh doanh, quản lý.
Có chế độ khen thưởng hợp lý nhằm động viên, kích thích nhân viên làm việc tốt hơn. Có hai hình thức động viên chính: động viên vật chất và động viên tinh thần. Động viên vật chất: bằng hiện vật hoặc bằng tiền, động viên tinh thần: thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen, đề bạt, cử đi học.
b. Thu hút đội ngũ nhân viên thị trường có chất lượng cao.
Công ty có thể tìm kiếm đội ngũ nhân viên thị trường bằng cách trao học bổng khuyến khích đối với các cá nhân hoặc tập thể ở các trường đại học, trường cao đẳng, trung học có thành tích trong học tập, xin chỉ tiêu nhằm thu hút đội ngũ nhân viên thị trường có trình độ, chất lượng. Có thể tìm kiếm nhân viên bằng cách cử người đến các trường đại học, cao đẳng… dự các buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp, các buổi hội thảo khoa học, xem kết quả học tập của sinh viên từ đó phát giấy mời họ phỏng vấn vào các vị trí của Công ty.
Bảng 27: Bản mô tả công việc
Chức danh công việc: Nhân viên phòng thị trường
Báo cáo với : trưởng phòng phụ trách mảng thị trường
Các nhiệm vụ
Theo dõi và quản lý thị trường khu vực đảm nhiệm;
Tham gia nghiên cứu và dự báo thị trường;
Thường xuyên đề xuất các giải pháp về thị trường;
Các yêu cầu
Kiến thức: có kiến thức về thị trường, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, chào hàng…
Kỹ năng: sử dụng thành thạo các phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, điều tra, có kỹ năng giao tiếp và quan hệ con người, đàm phán và sử dụng thành thạo tiếng Anh, vi tính;
Giáo dục: tốt nghiệp đại học chuyên ngành marketing, quảng cáo, tiếp thị;
Kinh nghiệm: có ít nhất hai năm kinh nghiệm.
3.6.3. Hiệu quả của biện pháp.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động rất cần đến kĩ năng giao tiếp của con người, bởi vì họ chính là những người đại diện trực tiếp cho bộ mặt của Công ty. Việc Công ty xây dựng được một đội ngũ nhân viên thị trường giỏi đồng nghĩa với việc các hoạt động như: nghiên cứu, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại… được thực hiện tốt khi đó chắc chắn hiệu quả của hoạt động tiêu thụ cũng sẽ đạt hiệu quả cao
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của Công ty, sự hỗ trợ của Nhà nước giúp cho ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và Công ty thực phẩm Miền Bắc nói riêng có thêm sức mạnh để phát triển mọi mặt, trong đó có hoạt động tiêu thụ.
4.1. Tăng cường các hoạt động chống hàng lậu, hàng giả.
Hàng lậu, hàng giả ngay trong thị trường trong nước, đặc biệt là các sản phẩm bánh kẹo giả đã và đang gây không it khó khăn cho hoạt động tiêu thụ không chỉ cho Công ty thực phẩm Miền Bắc. Việc trốn thuế, luồn lách, đã giúp cho các sản phẩm bánh kẹo lậu có giá rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm bánh kẹo hợp pháp, cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty. Sản phẩm của Trung Quốc đã có thời kỳ làm cho sản phẩm bánh kẹo trong nước gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, nguy hiểm nhất vẫn là các sản phẩm bánh kẹo giả, làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm của Công ty, mất vị thế trên thị trường và do đó hoạt động tiêu thụ của Công ty bị ảnh hưởng xấu.
Cho đến nay, Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn tại. Do vậy, mong muốn của Công ty là Nhà nước cần có biện pháp triệt tận gốc hiện tượng đó, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Một biện pháp mà nhiều nước đã áp dụng đó là có chính sách bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm. Nhà nước cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, chi tiết quy định rõ ràng hơn nữa những điều, khoản mục. Cứ theo đó mà xử phạt. Vấn đề bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam còn mới nên việc thực hiện phải thực sự nghiêm, tuân thủ luật pháp. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu mạnh.
4.2. Trợ giúp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty đòi hỏi có những thông tin chính xác, cập nhật về thị trường không chỉ trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho áp lực cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Việc có được nguồn thông tin thị trường chính xác góp phần không nhỏ cho Công ty nghiên cứu và dự báo chính xác về thị trường, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để đưa ra chính sách, chiến lược hợp lý nhất. Nhà nước cần xây dưng hệ thống thông tin thị trường để có thể cung cấp chính xác, nhanh chóng các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty thực phẩm Miền Bắc, đặc biệt là phải coi trọng thông tin dự báo. Tăng cường hoạt động của thường vụ Việt Nam tại nước ngoài để có thông tin, tư vấn giúp Công ty có thể chủ động thâm nhập thị trường nước ngoài. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần coi trọng việc cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt coi trọng thông tin thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp, đó là các thông tin về chính sách, các hàng rào kỹ thuật của các nước bạn hàng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh… cho các hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp. Để có được những nguồn tin chính xác, kịp thời, cần nâng cao khả năng phân tích, đáng giá thông tin, đưa ra các dự báo và các khuyến nghị kịp thời
4.3. Tạo môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho ngành
Để tạo điều kiện cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, phát triển là một biện pháp quan trọng hàng đầu.
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện môi trường thể chế thông qua việc rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy để chỉnh sửa và bổ sung theo hướng tạo lập điều kiện thông thoáng, rõ ràng, bình đẳng cho phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có Công ty thực phẩm Miền Bắc. Một trong những vấn đề quan trọng là đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong khuôn khổ pháp luật thống nhất. Theo đó, trong năm 2005 này cần tập trung sức hoàn thành việc xây dựng 1 đạo luật doanh nghiệp thông nhất thay vì để tồn tại các đạo luật riêng rẽ điều tiết các thành phần kinh tế;
Thứ hai, nhiệm vụ quan trọng vẫn là bảo đảm ổn định về chính trị, xã hội nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị thương mại quốc tế, đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, góp phần giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;
Thứ ba, tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển các hoạt động kinh doanh. Vấn đề quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng dự báo những xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và tăng cường dự trữ quốc gia để chủ động đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với những đột biến trên thị trường quốc tế có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thực hiện chức năng dự báo và chịu trách nhiệm về chất lượng dự báo thuộc về các cơ quan quản lý vĩ mô của chính phủ: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ quản lý ngành và chức năng khác.
KẾT LUẬN
Như vậy, việc đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc đầu tư vào hoàn thiện mạng lưới kênh tiêu thụ, chính sách tiêu thụ sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp
Trên cơ sở những kiến thức lý luận đã được trang bị trong trường học về hoạt động tiêu thụ và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, trong chuyên đề này em đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của Công ty thực phẩm Miền Bắc, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại, từ đó, đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục, nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tiêu tụ của doanh nghiệp
Tuy nhiên do trình độ, kiến thức thực tiễn, thời gian còn hạn chế do đó mặc dù đã có sự cố gắng nhưng chuyên đề sẽ không tránh được những thiế sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, cô chú anh chị của Công ty thực phẩm Miền Bắc để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 04/ 2006
SV: Đàm Thị Giang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS Nguyễn Đình Phan- Giáo trình kinh tế và quản lý công . nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 1999.
2. GS. TS Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền- Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
3. Philip Kotter- Marketinh căn bản, Nhà xuất bản thông kê- 1997
4. Lê Thụ- Định giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp- Nhà xuất bản thống kê- năm 1997.
5. Công ty thực phẩm Miền Bắc- Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
6. WWW, huunghi. com. vn
7. PGS. TS Lê Văn Tâm. Giáo trình quản trị doanh nghiệp. nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2000
8. GS. TS Nguyễn văn Thường, GS. TS Nguyễn Kế Tuấn- Kinh tế Việt Nam năm 2004, những vấn đè nổi bật- Nhà xuất bản giáo dục- 2004
9. Báo Công Nghiệp Việt Nam số 4, 6, 12/ 2006
PHỤ LỤC 1:
bảng giá và chính sách kuyến mãi sản phẩm của Công ty
tháng 3-2006
STT
Sản Phẩm
Trọng lượng (g)
Đơn vị tính
Quy cách
Gía/ gói
Giá/ kiện
Khuyến mãi/ kiện
Bánh gói
1
2
3
4
Bánh Vani trứng 240g
Bánh QXT 265g
Bánh hương cốm 400g
Bánh kẹp kem 350g
240
265
400
350
Gói
Gói
Gói
Gói
24
24
24
16
4.200
4.600
5.250
6.500
100.800
110.400
126.000
104.000
Bánh gói cracker
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Cracker happy 70g
Cracker lucly 50g
Bánh sunshine 100g
Cracker tiamo 120g
Bánh can star 200g
Bánhcan star 350g
Bánh can wave 200g
Bánh can wave 350g
Bánhs can wave 300g
Bánh goi tran 300g
Tree banner 300g
Bánh funny 400g
Kep kem cracker 240g
Kep kem 300g
Kep kem cracker 400g
Smile cracker 275g
Bánhlogo 250g
Bánh simba 340
70
50
100
120
200
350
200
350
300
300
300
400
240
300
400
275
250
340
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
Gói
100
150
48
55
40
24
40
24
24
24
24
24
16
16
16
20
24
20
1.400
1.100
2.300
2.000
3.600
6.300
3.600
6.300
4.500
5.100
5.400
7.200
5.600
6.900
9.200
6.000
4.500
6.000
140.000
165.000
110.000
110.000
144.000
151.200
144.000
151.200
108.000
122.000
129.600
172.800
89.600
110.400
147.200
120.000
108.000
120.000
3 gói cùng loại
4 gói cùng loại
2 gói cùng loại
2 goí cùng loại
1 gói cùng loại
1 gói cùng loại
1 gói cùng loại
1 gói cùng loại
Bánh hộp giấy cracker
23
24
25
26
27
Kep kem sunny 320g
OMONI 420g
HG NUVI 300g
Party cracker 350g
Party cracker QX 450g
320
420
300
350
450
Hộp
Hộp
Hộp
Hộp
Hộp
20
10
16
20
10
13.000
17.000
12.000
12.500
16.000
260.000
170.000
192.000
250.000
160.000
1 hộp cùng loại
Bánh hộp
28
29
30
31
32
33
34
HG kep kem apple 300g
HG kep kem 400g
HG Centery 500g
HG graceful 500g
HG SUN 250g
H. sắt chữ nhật gift 400g
h. sắt tròn gold daisy 380g
300
400
500
500
250
400
380
Hộp hộp hộp hộp hộp hộp hộp
20
20
8
8
16
10
10
11.000
14.000
17.000
17.000
9.000
32.000
29.000
220.000
280.000
136.000
136.000
144.000
320.000
290.000
Bánh kem xốp
35
36
37
38
39
40
41
42
43
Bánh kem xốp 35g
Bánh kem xốp 180g
Bánh kem xốp 240g
KX HG sticks Wafer 210g
KX HG Bolero 300g
Bánh kem xốp 280g
Bánh kem xốp 400g
KX Hello Misa 420g
Bánh kem xốp490g
35
180
240
210
300
280
400
420
490
Gói gói
Gói
Hộp
Hộp
Gói
Gói
Hộp
Hộp
200
48
32
16
20
20
20
12
15
800
4.000
5.200
8.500
11.000
6.800
9.250
15.000
17.000
160.000
192.000
166.400
136.000
220.000
136.000
185.000
180.000
255.000
2 star 350g/kiện
1 gói cùng loại
Bánh lương khô
44
45
Lương khô 85g các loại
lương khô170g
85
170
Gói
Gói
100
50
980
1.900
98.000
95.000
Snack
46
47
Snack 18 g các loại
Snack 9g các loại
18
9
Gói
Gói
100
200
700
350
70.000
70.000
4 gói cùng loại
8 gói cùng loại
( Nguồn : Phòng kinh doanh – Công ty thực phẩm miền Bắc)
PHỤ LỤC 2: CÁC TRUNG TÂM, CỬA HÀNG, CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC
Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Tôn Đản23 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà NộiĐT: 8621212FAX: 8621212
* Trung tâm thuốc lá210 Trần Quang KhảiĐT: 8256005FAX: 9343629
* Trung tâm NSTP203 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà NộiĐT: 6330241FAX: 6330241
* Trung tâm Thương mạiThôn Tư Đông, Long Biên, Gia Lâm, HNĐT: 6750179FAX: 6334063
* TT Lương thực Thực phẩm Tây Nam Bộ71 Hùng Vương- thành phố Cần ThơĐT: 071.820104FAX: 071.822238
* Khách sạn Việt Trì2131 Đại lộ Hùng Vương- Thành phố Việt Trì- Phú ThọĐT: 0210.849960FAX: 0210.849951
* Chi nhánh Hải Phòng:Số 07 Minh Khai, Hải PhòngĐT: 031.842004FAX: 031.842008
* Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh92-94 Lý Thường Kiệt, Quận 8ĐT: 08.9715984FAX: 08.9715986
* Chi nhánh Thực phẩm Quy Nhơn254 Lê Hồng Phong- Thành phố Quy Nhơn- Tỉnh Bình ĐịnhĐT: 056.818165FAX: 056.821555
* Trung tâm Thương mại tổng hợp35 ngõ Giáp Bát - quận Hai Bà Trưng – Hà NộiĐT: 8643377FAX: 8643377
* Cửa hàng Thực phẩm tổng hợp số 2Phố Mạc Thị Bưởi, phường Vĩnh Tuy, Hà NộiĐT: 8622901FAX: 8622901
* Cửa hàng tổng hợp 203203 Minh Khai, Hai B Trung, Ha NoiĐT: 8623203FAX: 8623203
* Chi nhánh Thực phẩm Nam Định439 Trần Nhân Tông, Phường Phan Đình PhùngĐT: 0350.837646FAX: 0350.837646
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36342.doc