Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty Intimex

Mục lục Lời mở đầu Phát triển Thương mại quốc tế (TMQT) đã trở thành một xu thế mang tính tất yếu khách quan của lịch sử và ngày nay nó được xem như là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của toàn thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân khi tham gia TMQT. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho TMQT phát triển, đảm

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo sự lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta trên cơ sở phân công lao động sâu sắc hơn và chuyên môn hoá quốc tế ngày càng cao hơn. Chính TMQT đã tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, giúp nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nhìn lại những năm cuối cùng của thế kỷ 20 ta thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu. Có được những kết quả này là nhờ có sự đổi mới về chính sách, về chế độ quản lý, đa dạng hoá đa phương hóa hoạt động ngoại thương. Hiện nay ở Việt Nam có trên 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (80%). Mỗi mặt hàng có đặc tính, điều kiện sản xuất khác nhau. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là sản phẩm của những ngành nghề thủ công truyền thống, mang nét văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông, những dấu ấn lịch sử nhất định, nên không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của các dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường nước ngoài theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới. Để nối nghiệp Cha ông để lại, các thế hệ đã không ngừng phát huy học hỏi để phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Quan tâm và có chính sách thoả đáng đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động các ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc ta. Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được xem như một bước đi đúng đắn mà Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn. Một mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Thế giới được dự báo liên tục tăng trong các năm tới. Nhưng mặt khác phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu mặt hàng này sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, giải quyết đáng kể vấn đề việc làm cho người lao động. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan về sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này làm cho kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng đang còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Chúng ta cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta đạt kết quả cao hơn nữa, tận dụng tốt lợi thế so sánh của đất nước. Để thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường, sau quá trình học tập ở Nhà trường và thực tập cuối khoá tại Vụ Kế hoạch- Thống kê. Bộ Thương mại và khảo sát thực tế tại Công ty XNK Intimex, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo và sự giúp đỡ chú Trần Chiến- Trưởng phòng NV XNK 1 Công ty XNK Intimex cùng với các cô, bác. anh, chị ở Vụ Kế hoạch Thống kê và công ty XNK Intimex, tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Công ty XNK Intimex" làm tên cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn này tôi đã trình bày một số lý luận cơ bản về xuất khẩu và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp cụ thể. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng còn nhỏ ở Công ty Intimex nhưng tôi muốn thông qua thực tiễn kinh doanh ở Công ty, kết hợp đề xuất một số biện pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở đây nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung. Hy vọng hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng lớn mạnh, luôn đạt được những thành tích cao hơn nữa. Kết cấu Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các Thầy Cô giáo cùng các bạn để luận văn của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Chương 1 Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng I. Vai trò, nội dung của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế (TMQT) là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các ngành kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. TMQT đã trở thành vấn đề sống còn, vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng của dân cư một quốc gia. Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì TMQT đã trở thành một quy luật tất yếu khách quan và được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Sự ra đời phát triển của TMQT gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc, điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. TMQT cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp. TMQT xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia, chính sự khác nhau đó nên có lợi cho mỗi nước chuyên môn hoá (CMH) sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của mình, để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác từ nước ngoài. Điều quan trọng là mỗi nước phải xác định cho được những Mặt hàng nào mà nước mình có lợi nhất trên thị trường cạnh tranh quốc tế. Quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người anh David Ricardo (1817) nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết khẳng định nếu mỗi nước CMH vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối (hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia TMQT để tạo ra lợi ích cho mình khi tham gia vào TMQT, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản suất tất cả các loại hàng hoá, sẽ CMH sản xuất và xuất khẩu các loại hàng mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất. TMQT còn bắt nguồn do sự chênh lệch giữa các nước chi phí cơ hội của hàng hoá tạo ra. Chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các mặt hàng mà người ta phải từ bỏ để làm ra các mặt hàng khác nhau. Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết định phương thức TMQT. Còn nhiều lý do khác khiến TMQT rất quan trọng thế giới hiện đại. Một trong những lý do đó có thể là TMQT tối cần thiết cho việc thực hiện CMH sâu, để có hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. CMH theo quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện ở từng nước trong các nước khác nhau. Heckscher-Ohlin nhà kinh tế Thuỵ Điển đã phát hiện quy luật lợi thế trên dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đó là việc tính toán các yếu tố đầu vào để xác định sản phẩm đầu ra có giá thành hạ nhất. Có những nước có ưu thế về nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên rẻ thì giá thành sản phẩn rẻ nếu đất nước này chọn những sản phẩm CMH sử dụng nhiều lao động, đất đai, tài nguyên và từ đó họ kinh doanh sẽ có hiệu quả. Sụ khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có buôn bán. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống hệt nhau, buôn bán vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích. Một tác động khác là sự độc quyền về bản quyền, bằng phát minh sáng chế, tri thức chuyên môn của một số người. Công ty có quyền sở hữu về một phát minh sáng chế, có thể từ chối cấp giấy phếp hoặc gia công sản xuất đối với các công ty ở nước khác, hoặc chỉ cho phép với điều kiện là các sản phẩm ấy không được xuất khẩu. Điều này tạo cho nước sở hữu phát minh có một có một sự độc quyền thực sự về loại sản phẩn này trên thị trường thế giới. Những lợi ích mà TMQT đem lại đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân (KTQD), là nguồn tiết kiệm nước ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ. TMQT vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn. Chính vì vậy nó được coi là " bộ phận của đời sống hàng ngày " . Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình. Từ tư tưởng tự cung tự cấp đến nay chúng ta tạo mọi điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, mở rộng để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư. Với chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ KTQD, mở cửa và hướng mạnh ra xuất khẩu để làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động ngoại thương trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. kim ngạch xuất khẩu 10 năm trở lại đây đã liên tục tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, với tốc độ tăng hàng năm là trên dưới 20% đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, trong Nghị Quyết đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh "Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở , hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả". 2. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam 2.1. Khái niệm, nội dung xuất khẩu 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ trong nước ra ngoài nước nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Vì thế hoạt động xuất khẩu hàng hoá một mặt dễ đem lại những hiệu quả kinh tế rất cao, mặt khác nó cũng gây ra những hậu quả không lường trước được vì phải đối đầu không chỉ với một hệ thống kinh tế khác ở bên ngoài mà là toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất khẩu không giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong nước và nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. So với việc mua bán sản phẩm trong thị trường nội điạ, hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn nhiều. Đây là hoạt động giao dịch, buôn bán với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường vô cùng rộng lớn khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia. Các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động giao dịch, buôn bán này phải tuân thủ theo những tập quán thông lệ quốc tế, cũng như của các địa phương. 2.1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu Như chúng ta đã đề cập, xuất khẩu là việc bán sản phẩm trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, phát triển và nâng cao đời sống trong nước. Đây là hoạt động phức tạp hơn việc bán sản phẩm trên thị trường nội địa rất nhiều. Đồng thời chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Chính vì thế nó được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, thương nhân giao dịch tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá đến cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành các thủ tục thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế nhằm đảm bảo được hoạt động xuất khấu đạt hiệu quả cao nhất. Để kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, hoạt động thực hiện phải bao gồm các nghiệp vụ sau: a- Nghiên cứu thị trường quốc tế. Đây là công việc đầu tiên được tiến hành một cách chu đáo, cẩn thận. Nghiên cứu các thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu cung cấp và giá cả hàng hoá đó trên thị trường, giúp cho họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như: Yêu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Công việc này bao gồm: * Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới. Phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụ thể, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn ở lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hoá. Muốn vậy ta phải xác định các vấn đề sau: - Thị trường đang cần mặt hàng gì? - Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào? - Mặt hàng ở thời kỳ nào của chu kỳ sống? - Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao? - Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó? * Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định ( Thế giới, khu vực) trong một thời gian nhất định ( thường là một năm ). Khi nghiên cứu thị trường hàng hoá khác nhau phải căn cứ vào đặc điểm của chúng để đánh giá đúng ảnh hưởng của các nhân tố, xác định nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới xu hướng vận động của thị trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai. * Lựa chọn đối tác buôn bán. Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng có thể cộng tác được, đảm bảo an toàn và có lãi. Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn đối tác bao gồm: - Quan điểm kinh doanh của thương nhân đó. - Lĩnh vực kinh doanh của họ. - Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ, nhằm thấy được những ưu thế bên thoả thuận giá cả, điều kiện thanh toán. - Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ. - Những người chịu trách nhịêm thay mặt để kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ của công ty. * Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới: Được coi là vấn đề chiến lược ưu tiên hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lơị nhuận của nhà xuất khẩu. Định giá đúng đảm bảo cho các nhà xuất khẩu thắng lợi trong kinh doanh, tránh rủi ro và thua lỗ. Thông thường các nhà kinh doanh xuất khẩu định giá bán sản phẩm dựa trên 3 căn cứ: - Giá thành và các chi phí khác. - Sức mua của người tiêu dùng và nhu cầu của họ. - Giá cả hàng hoá cạnh tranh. * Thanh toán trong TMQT: Là một khâu rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong kinh doanh xuất khẩu. Việc thanh toán phải xét đến các vấn đề: - Tiền tệ trong thanh toán quốc tế. - Thời hạn thanh toán. - Các hình thức và phương thức thanh toán quốc tế. - Các điều kiện đảm bảo hối đoái. b- Lập phương án kinh doanh. Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc kinh doanh phương án này bao gồm: - Đánh giá tình hình thị trường . - Lựa chọn mặt hàng. - Đề ra mục tiêu cụ thể. - Đề ra biện pháp và thực hiện những biện pháp này. - Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. c- Nguồn hàng cho xuất khẩu. Đó là toàn bộ hàng hoá của một công ty hoặc địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp cho sản xuất, có thể là thu gom hoặc ký kết hợp đồng mua với các chủ hàng, các đơn vị sản xuất. Nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. d- Đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. * Các hình thức đàm phán: Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Thông thường có các hình thức sau: - Đàm phán qua thư tín. - Đàm phán qua điện thoại. - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. * Các bước tiến hành đàm phán: Bước 1: Chào hàng( phát giá ). Đây là việc nhà kinh doanh thế hiện có ý định bán hàng của mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng. Nếu việc mua bán xuất phát từ phiá người mua ( người nhập khẩu) thì có thể hỏi giá hoặc đặt hàng. Bước 2 : Hoàn giá. Khi người mua chấp nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng đó mà đưa ra một đề nghị mới thì lời đề nghị này gọi là hoàn giá. Thường thì giao dịch không kết thúc ngay từ lần chào hàng đầu tiên mà phải trải qua nhiều lần hoàn giá. Bước 3 : Chấp nhận.. Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng (đặt hàng) mà giá bên kia đưa ra, khi đó thì tiến hành làm hợp đồng. Bươc 4: Xác nhận Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có khi cẩn thận ghi lại mọi điều kiện đã thoả thuận gửi cho bên kia đó là văn bản xác nhận và có chữ ký của cả hai bên. e- Hợp đồng kinh tế xuất khẩu hàng hoá Đối với các quan hệ mua bán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải thực hiện lập và ký kết hợp đồng. Trong đó quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia ký kết phải được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng. Hợp đồng thể hiện bằng văn bản và hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu ở nước ta. Hợp đồng kinh tế ngoại thương là sự thoả thuận của các đương sự có quốc tịch khác nhau, trong đó bên gọi là bên bán( nước xuất khẩu) có nghĩa vụ phải chuyển vào quyền sở hữu của bên kia gọi là bên mua ( nước xuất khẩu ) một lượng hàng hoá nhất định. Bên nhập khẩu có trách nhiệm trả tiền và nhận hàng. * Thực hiện hợp đồng xuất khẩu : Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải được thực hiện hợp đồng đã ký, tiến hành sắp xếp những phần việc đã làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời ghi lại những diễn biến, những văn bản phát đi và nhận được để xử lý và giải quyết cụ thể, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 2.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền Kinh tế quốc dân Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thể nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này. Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu trong ngân sách, kích thích đối mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với nước ta, nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đòng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đặc biệt hướng mạnh vào sản xuất xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và TMQT nói riêng phải được coi là một chính sách quan trọng chiến lược nhằm phục vụ quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chính sách xuất nhập khẩu phải tranh thủ được tới mức cao nhất nguồn vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển , giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện phương châm phát triển thương mại với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất trong nước, vừa có sản phẩm để tiêu dùng vừa có hàng hoá xuất khẩu. Như vậy đối với mọi quốc gia cũng như nước ta, xuất khẩu thực sự có vai trò quan trọng thể hiện : 2.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường giữa các nguồn chủ yếu là . Đi vay, viện trợ, đầu tư từ nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu. Thực tế là, nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu cũng tăng theo. Ngược lại, nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến nền KTQD . Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tư và các nhà cho vay thấy được khá năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. 2.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại , sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện : - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như : bông đay, thuốc phiện. Sự phát triển chế biến thực phẩm xuất khẩu ( gạo, dầu thực vât, cà phê....) có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khá năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 2.2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trừơng thế giới, một thị trường mà ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Sự tồn tại và phát triển của hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật, công nghệ sản xuất chúng. điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi Doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề cho người lao động. 2.2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết, thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo nguồn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thị trường quốc tế.... Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như : Vốn , kỹ thuật , lao động, nguồn tiêu thụ thị trường... đối với nước ta hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao. Tóm lại : Thông qua xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước. Cho đến nay, tuy chưa lâu và cũng chưa nhiều, song chúng ta cũng thấy được những kết quả đáng mừng từ chính sách mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế với nước ngoài, trọng tâm là xuất khẩu. Nước ta đã từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất bằng những công nghệ , khoa học tiên tiến. tin tưởng rằng với những hướng đi đúng đắn, với những ưu thế của mình và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới. 2.3. Các hình thức xuất khẩu : a. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức đơn vị ngoại thương xuất khẩu các loại hàng hoá dịch vụ do chính Doanh nghiệp sản xuất ra hay thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật sau: giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên ta có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết. b. Xuất khẩu uỷ thác Trong hình thức này, đơn vị có hãng xuất khẩu (gọi là bên uỷ thác) giao cho đơn vị XNK (gọi là bên uỷ thác) tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất pháp lý, bên nhận uỷ thác được nhận phí uỷ thác thực chất là tiến hành thù lao trả cho đại lý. c. Mua đứt bán đoạn Trong đó đơn vị cung cấp hàng xuất khẩu giao hàng và quyền sỡ hữu ch người nhập khẩu và được nhận tiền hàng. d. Hàng đổi hàng Trong đó đơn vị ngoại thương giao nhận một loại hàng thường là phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp hay tư liệu tiêu dùng để đổi lấy hàng hoá phù hợp với yêu cầu xuất khẩu. e. Gia công xuất khẩu Là một phương thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). f. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) Đây là hình thức mà Doanh nghiệp xuất khẩu của Nhà nước giao tiến hành xuất khẩu một số mặt hàng nhất định cho Chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. Hình thức này cho phép Doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thường không có sự rủi ro trong thanh toán (thanh toán do Chính phủ thực hiện). Trên thực tế, hình thức xuất khẩu này chỉ xuất hiện rất ít, thường trong một số nước XHCN trước đây và chỉ trong một số DNNN. g. Tái xuất khẩu Nội dung của hình thức này là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu và chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mầ không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham gia của cả ba quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hàng hoá là đối tượng xuất khẩu có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Sỡ dĩ có hoạt động tái xuất khẩu là do sự thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, chẳng hạn như bị cấn vận, trừng phạt kinh tế, .... Ngoài ra, theo Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì các hình thức dưới đây cũng được gọi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá: tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, chuyển giao sở hữu công nghiệp. Tóm lại, có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau và mỗi hình thức lại có những nội dung riêng biệt. Trong thực tế hoạt động xuất khẩu, mỗi Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng của từng Doanh nghiệp cụ thể. II. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 1. Vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam Trong quá trình phát triển kinh tế ngày nay, chúng ta đã chọn tư tưởng p._.hát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Tư tưởng cơ bản của chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu là nhằm phát huy lợi thế so sánh và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, mở rộng phân công lao động quốc tế. Trong điều kiện đó, ở những mức độ khác nhau tất cả các nước đều được cuốn hút vào quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế, các hoạt động TMQT ngày càng mở rộng. Đối với Việt Nam, để thực hiện Công nghiệp hoá với qui mô lớn, nhịp độ nhanh, phát huy có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong quá trình Công nghiệp hoá đòi hỏi phải mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng xuất khẩu đặt nền kinh tế quốc gia và mỗi ngành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, buộc nhà sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới công nghệ, tăng năng suất và nâng cao hơn nữa khả năng xúc tiến, tự do hoá Thương mại. Mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường với giá rẻ, chất lượng cao, kể cả thị trường trong nước và quốc tế. Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển như Việt Nam hiện nay, nếu phát triển ngành nghề thủ công truyền thống sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn lao động dồi dào trong nước. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính cho người lao động trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn cư, nhất là trong tầng lớp trẻ, có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội , nhất là trong điều kiện hiện nay thất nghiệp còn đông thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Trong quá trình phát triển và xuất khẩu các hàng hoá này không những thu hút hàng triệu lao động không có việc làm ở thành thị và nông thôn mà còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Nhóm các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống được phát triển theo chiều rộng là chủ yếu. Ngoài những ý nghĩa trên, việc xuất khẩu mặt hàng này còn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, do mối liên hệ sản xuất với các ngành khác rất hẹp nên sự phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống không kích thích các ngành khác phát triển nhiều. Mặt khác, với điều kiện sản xuất và tiêu dùng hiện nay thì việc duy trì tính truyền thống sao cho thích hợp là một việc làm khó khăn. 2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ là hàng thuộc các ngành nghề truyền thống, được sản xuất ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề tinh xảo và độc đáo truyền từ đời này qua đời khác và được phát triển theo nhu cầu của cuộc sống. Đời sống được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá này sẽ tăng lên, cả cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2.1. Đặc điểm về sản xuất và tính chất của hàng thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm nhiều chủng loại. Mỗi loại hàng hoá đó có tính chất, đặc điểm khác nhau được sản xuất trong những điều kiện riêng biệt. Những yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của từng loại hàng thủ công mỹ nghệ cùng với điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề của người nghệ nhân cũng khác nhau. Điều này làm xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống và mỗi làng nghề lại hình thành nên các cơ sở sản xuất chuyên môn hoá việc sản xuất những loại sản phẩm mà mình có lợi thế. Các làng nghề phát triển mạnh sẽ lan sang các làng bên cạnh và trở thành xã nghề rộng lớn. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam, cùng với thời gian nó đã phát triển ra nhiều vùng trên khắp đất nước với đông đảo đội ngũ thợ có tay nghề cao được truyền từ đời này qua đời khác (cha truyền con nối). Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra đẹp về màu sắc, phong phú về chủng loại và những sản phẩm đó đều có giá trị xuất khẩu cao, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước như hàng gốm, chạm khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, cói mây, ..... Sản phẩm của những người thợ chế tạo ra là kiệt tác nghệ thuật vì người sản xuất không chỉ thao tác các quá trình công nghệ mà còn sáng tạo nữa. Một số làng nghề nhờ năng động, sản xuất hiệu quả đã có tích luỹ, mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc. Các hình thức tổ chức sản xuất trong một số làng nghề đang phát triển đa dạng. Từ các hộ tư nhân, một số hộ đã tập hợp lại để hình thành các HTX, tổ hợp sản xuất nhằm tăng cường năng lực sản xuất, trang thiết bị máy móc. Một số hộ có vốn có kỹ năng sản xuất, có kinh nghiệm đã thành lập các xí nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,.. làm cho các hình thức tổ chức trong các làng nghề phong phú. Giữa các hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề đã có mối quan hệ hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuỳ theo từng loại nghề và mức độ phát triển của từng loại nghề mà thu nhập giữa các loại thợ cũng có chênh lệch đáng kể, tuỳ thuộc trình độ tay nghề. Tính chung cả nước, các hoạt động ngành nghề đã thu hút khoảng 29.5% lực lượng lao động nông thôn, một tỷ lệ tuy chưa được cao nhưng chiếm vị trí đáng kể về việc làm cho người lao đông. Để có được những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng cho người tiêu dùng về mặt chất lượng cũng như thẩm mỹ, nghệ nhân và những cộng sự đã phải thực hiện nhiều thao tác từ đơn giản đến phức tạp qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn lựa nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đến những khâu tiếp theo trong quá trình sản xuất luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ. Nhưng có lẽ việc tạo ra những nét văn hoa trên sản phẩm là công việc khó khăn nhất. Nó đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa trí óc và sự khéo léo của đôi tay nghệ nhân. 2.2. Đặc điểm về tiêu thụ và xuất khẩu Hàng thủ công mỹ nghệ có những nét đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng lớn đến sản xuất và buôn bán. Tìm kiếm những đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ là một cách để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm và đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường quốc tế. Hàng thủ công mỹ nghệ có một số đặc trưng nổi bật sau: - Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất phong phú đa dạng. Như chúng ta biết, mặc dù đó không phải là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng nhưng mang tính văn hoá, nghệ thuật cao mà người tiêu dùng luôn hướng tới để được thưởng thức, để dùng trang trí. Theo đánh giá của một số khách hàng nước ngoài khi họ đi thăm một số làng nghề thì một số mẫu hàng rất đẹp và độc đáo, nhưng chưa được sản xuất đại trà. Họ cho rằng mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn quá nghèo nàn. Vì vậy, cần kịp thời nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng đồng thời nghiên cứu thị trường để tiếp cận sát với từng nhóm khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Giá cả cũng là một đặc trưng đáng phải kể đến. Nếu sản phẩm thoã mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng thì họ sẵn sàng trả giá cao miễn sao có được sản phẩm mình mong muốn. ở Việt Nam cũng như các nước phát triển khác, giá cả là yếu tố quyết định đến việc bán được hàng hay không? Vì không chỉ có hàng thủ công mỹ nghệ của mình mà bên cạnh đó còn có rất nhiều chủng loại mặt hàng này của những đối thủ cạnh tranh khác nữa. - Khi buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, yếu tố thời vụ không mang tính quyết định mà yếu tố tâm lý, niềm đam mê của người tiêu dùng sẽ chỉ cho họ có quyết định mua sản phẩm đó hay không? Khi nhìn một tác phẩm nghệ thuật gây sự chú ý thì chắc họ không bỏ qua cơ hội mua được món hàng mà mình ưa thích. Điều này cũng thể hiện thói quen tiêu dùng của từng người ở từng thời điểm khác nhau. - Tính chất của mặt hàng khác nhau, điều đó thể hiện trên từng sản phẩm, mỗi một sản phẩm mang dáng dấp một tác phẩm của trí tuệ về thẩm mỹ và dấu ấn của từng thời đại. Những đường nét hoa văn hay kỹ năng kỹ xảo tinh hoa được thiết kế trên hàng thủ công mỹ nghệ đã thể hiện nét đặc trưng tâm hồn của mỗi nghệ nhân. - Còn nữa, không chỉ tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa mà Việt Nam cần tìm kiếm thông tin và thị hiếu của khách hàng nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Để làm được điều đó, cần quan tâm đến vấn đề mẫu mã, nhãn mác sản phẩm. Mỗi làng nghề, mỗi nhà sản xuất phải làm sao sáng tạo để có thêm nhiều mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ mới. Qua tìm hiểu được biết, hầu hết sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay là được làm theo các mẫu mã đã có từ trước, một số ít mẫu mới thì được sáng tác theo cảm hứng chủ quan của các nghệ nhân. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 3.1. Tình hình cung cầu trên thị trường thế giới Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế nhưng chưa khai thác đúng tiềm năng hoặc chưa được khai thác mặc dù nhu cầu của thị trường là rất lớn (cả trong nước lẫn ngoài nước). Nếu được cải tiến về mẫu mã, chất lượng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng (các nước nhập khẩu) thì sẽ có rất nhiều tiềm năng thâm nhập được vào các thị trường đó. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng đều, chỉ trừ năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do khủng hoảng chính trị kinh tế khu vực, năm 2001 tăng gần 40% so với năm 2000. Đây là một dấu hiệu tốt để có thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu có thể tăng cao trong những năm tới. Thế nhưng, để thực hiện mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu thì không phải là điều đơn giản do còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến nay đã có mặt trên 50 nước và lãnh thổ ở khắp các Châu lục của Thế giới. Trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, một mặt ta không bỏ qua những nhu cầu những lô hàng nhỏ, miễn là bán được hàng, phát triển được sản xuất có hiệu quả kinh tế xã hội, tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động, mặt khác cần hết sức quan tâm, có định hướng chiến lược, chính sách và biện pháp khai thác những thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu thường xuyên và phong phú về các chủng loại hàng hoá thủ công mỹ nghệ mà ta có khả năng phát triển, từng bước tạo sức cạnh tranh mới để thâm nhập các thị trường này với qui mô ngày càng lớn bảo đảm lối ra cho sản xuất ngày càng phát triển ổn định. Trên thị trường Thế giới trong xuất khẩu những loại hàng hoá này, chúng ta phải đương đầu với một số đối thủ cạnh tranh ở quanh ta có nhiều tiềm năng và kinh nghiệm, trước hết phải kể đến Trung Quốc, Indonexia, Philipin, Thái Lan.... Để thắng trong cạnh tranh có nhiều việc phải làm nhưng cơ bản là phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu, thậm chí học hỏi những kinh nghiệm, thủ pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và các chính sách, giải pháp có liên quan của từng nước, đồng thời với chất liệu và kỹ xảo riêng có của mình phải sáng tạo ra được những mẫu mã, hàng hoá đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường và có sức cạnh tranh cao. Ngay đối với các thị trường là đối thủ cạnh tranh vừa nêu trên, tuy tính chất và công dụng hàng hoá thuộc nhóm này là tương tự với sản phẩm của ta với chất lượng và gía cả phù hợp ta vẫn có khả năng tiêu thụ trên thị trường các nước này (thí dụ hàng gốm sứ của ta đã có mặt khá nhiều trên thị trường các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Khoảng 85% hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Bắc Ninh là đưa sang thị trường Trung Quốc). Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã có tác động mạnh đối với các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, tuy nhiên không ảnh hưởng lớn đến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính của ta, đồng thời đây cũng là thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc. Tại cả ba thị trường này, Trung Quốc đều đứng hàng đầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Người tiêu dùng ở đây đã bắt đầu quen tiêu dùng hàng Trung Quốc do mẫu mã đa dạng và giá cả hợp lý. Chế độ thương mại hiện nay đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và Trung Quốc tại các thị trường chính như sau: - Thị trường Nhật Bản: hàng Việt Nam được hưởng ưu đãi tương tự, thậm chí cao hơn hàng Trung Quốc. Ví dụ đối với một số mặt hàng gỗ mỹ nghệ (tượng nhỏ và các đồ tiêu dùng bằng gỗ) Việt Nam được hưởng thuế suất GSP 0% trong khi đó hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chịu thuế MFN do chiếm tỷ trọng cao (tới 42%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Tuy nhiên, đây cũng không phải là thuận lợi lớn đối với Việt Nam vì thuế suất MFN vốn đã ở mức thấp (5-7%). - Thị trường EU: hàng của Việt Nam và Trung Quốc đều được hưởng ưu đãi như nhau, ví dụ: miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm gỗ mỹ nghệ. - Thị trường Hoa Kỳ: Trung Quốc đã được hưởng thuế suất MFN trong khi đó Việt Nam vẫn đang bị áp dụng thuế phổ thông. 3.2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam - Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường được bố trí gần nguồn nguyên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ cũng được sản xuất chủ yếu bằng nguyên vật liệu sẵn có nên giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. - Không phải như các ngành nghề khác, ngành hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động thủ công là chính. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu hút được nhiều lao động trong đó có số lượng đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân cư. Do việc sản xuất còn theo tính chất "rập khuôn" nên những sản phẩm tạo ra tuy đáp ứng được về số lượng và chất lượng nhưng mẫu mã, qui cách chủng loại lại chưa thoã mãn nhu cầu đòi hỏi của thị trường. - Về khả năng thu hút vốn đầu tư: như chúng ta biết, vốn là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của các ngành công nghiệp nói chung và ngành hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nhìn chung là không lớn. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ chưa phải là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng được đầu tư vốn từ Nhà nước nên việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào ngành này là rất khó khăn. Mặt bằng cơ sở sản xuất một phần có thể phân tán trong các gia đình, hộ nông nhàn, không nhất thiết phải có cơ sở sản xuất tập trung toàn bộ. Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay vốn với lãi suất cao để tổ chức sản xuất kinh doanh (mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) Theo Bà Veronique Dollfus, hoạ sĩ người Pháp thì nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam còn manh mún, chưa được đầu tư đúng mức, việc giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ra nước ngoài còn rất hạn chế. Ngoài ra chưa được sản xuất đại trà mặc dù có nhiều hàng đẹp và độc đáo. Một nghệ nhân cho biết: “Hầu hết sản phẩm làm ra đều theo những đề tài, khuôn mẫu từ thời cha ông để lại, có một số đề tài mới nhưng chưa tìm thấy chỗ đứng trên thị trường”. Nguyên nhân mà các cơ sở sản xuất phải nhái lại những mẫu mã mà có sẵn là họ phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để sáng tạo ra một mẫu mới, đặc biệt là mẫu chiếm được cảm tình của nhiều người tiêu dùng. 3.3. Số lượng, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí bên ngoài nên bên cạnh những đòi hỏi về tính tiện dụng thị trường còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Phần lớn hàng thủ công mỹ nghệ được làm tại nông thôn, sản phẩm thủ công của ta lại hết sức đơn điệu. Số lượng sản phẩm được sản xuất dựa theo đơn đặt hàng nên không ổn định, chất lượng kém và không đồng bộ. Nguyên liệu thực vật do được xử lý chưa tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất đại trà, phân tán cũng đã góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên không đồng đều, lô tốt lô xấu lẫn lộn. Chính những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Việc đáp ứng được đồng bộ cả về số lượng đủ, chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phong phú cho thị trường nước ngoài, đòi hỏi Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc sản xuất của ngành hàng và có những chính sách ưu đãi cho hộ sản xuất, cho làng nghề, cho các nghệ nhân. Vốn và thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm nhưng bên cạnh vốn và thiết bị còn có rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Những yếu tố này có thể là yếu tố vĩ mô (như tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế khoá,...) nhưng cũng có thể là yếu tố vi mô (như quy trình sản xuất và khả năng quản lý của từng doanh nghiệp). 3.4. Cơ chế, chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hiện nay, các chính sách và cơ chế về sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã được hoàn thiện nhiều so với những năm trước. Khi thị trường về các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng cùng với các đơn vị làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được phát triển thêm sẽ tất yếu phát sinh thêm nhiều yếu tố mới mà cho đến nay các cơ chế, quy chế chưa bao quát hết. Trong những năm gần đây chính sách xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có nhiều thay đổi. Những thay đổi đó có thể khái quát như sau: - Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nếu doanh nghiệp đó cảm thấy hoạt động kinh doanh này có thể đem lại nhiều lợi nhuận. - Những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá này cho nước ngoài khi có đăng ký kinh doanh phù hợp với từng mặt hàng. - Nhà nước thực hiện chế độ thưởng cho các doanh nghiệp đạt thành tích như xuất khẩu được mặt hàng mới, tìm kiếm được thị trường mới, đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20% so với năm trước .... - Mở rộng kinh doanh theo phương thức đổi hàng với thị trường Lào, ASEAN và SNG với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu được đổi lấy các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Qua đó đẩy mạnh xuất khẩu được với những mặt hàng đang khó khăn về thị trường, về thanh toán như hàng thủ công mỹ nghệ và một số hàng hoá khác. Cùng với những chính sách đó thì các doanh nghiệp đang đứng trước rất nhiều khó khăn, cụ thể như: + Về cơ chế chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với các làng nghề nông thôn và nghề truyền thống chỉ thấy nêu lên các đề mục chung chung rồi bỏ dỡ chứ chưa thấy cơ quan nào đứng ra lãnh đạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm cả. + Về chính sách thuế đối với làng nghề hiện nay nếu áp dụng luật thuế giá trị gia tăng là chưa ổn vì nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ thu hút lao động nông nhàn, giải quyết việc làm cho nông dân mà họ không được đào tạo như công nhân nhà nước, vậy mà khi họ hành nghề lại chịu thuế suất như các DNNN có đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy là vô lý. + Thủ tục giao dịch với khách hàng nước ngoài rất phức tạp, phải trình báo với nhiều cấp, tuân thủ nhiều sự giám sát làm cho khách hàng kém phần hào hứng khi giao dịch quan hệ hợp đồng mua bán. + Để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống trước cơ chế thị trường thì việc đào tạo tay nghề cho thế hệ trẻ kế tiếp là việc rất cần thiết phải quan tâm ưu tiên đầu tư. Tóm lại, đạt được những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua là do Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi cho các đơn thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta. 3.5. Doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Trên cơ sở thực hiện NĐ 61/CP/ HĐBT đã xem xét và mở rộng thêm quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo NĐ số 114/ HĐBT ngày 07/04/1992 của HĐBT, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt kim ngạch xuất khẩu và không phân biệt quy mô vốn lưu động, đều được quyền xuất khẩu sản phẩm do mình sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất của mình. Nhờ chính sách này mà trong mấy năm qua, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Đến nay đã có ...doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn trong “thời kỳ chuyển đổi”, chưa quen với tư duy, kinh doanh theo định hướng thị trường, khách hàng và chất lượng. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp tạo ra một vị thế cạnh tranh khác biệt, mang tính dài hạn, dựa trên khả năng cắt giảm chi phí bình quân trong ngành và khả năng tạo ra các sản phẩm độc đáo hơn cũng như quy trình sản xuất hợp lý hơn. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, có thể kể đến như: Công ty XNK Mây tre Việt Nam (Barotex), Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, Công ty XNK INTIMEX,...Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp này nói riêng đều đang theo đuổi một chiến lược cạnh tranh là dựa vào các lợi thế sẵn có như các yếu tố về lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí độc quyền, lãi suất ưu đãi,... được các doanh nghiệp xem như là cơ sở để tồn tại và phát triển. Chương 2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX I. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua ở Việt Nam Từ xa xưa theo sử sách ghi lại thì các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của ta đã được xuất khẩu qua các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh tồn tại suốt từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Lê- Trịnh và Nguyễn Huệ- Tây Sơn (thế kỷ XVIII) và về sau còn qua các cảng Phố Hiến, Kẻ Chợ, Cửa Thuận An, Hội An, Phan Thiết, Bến Nghé, Nhà Rồng,....Khi đó, sản phẩm xuất khẩu của ta ngoài các loại nông lâm hải sản, còn có đồ gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa, đồ bạc, ngà, sừng,....Đầu thế kỷ XX, hàng thủ công mỹ nghệ của ta thường xuyên tham gia các Hội chợ, đấu xảo tại Marseille (Pháp) có thợ trình diễn, chế tác tại chỗ. Như vậy, từ lâu đời sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt trên thị trường Thế giới. Ngày nay, một phần có chọn lọc các sản phẩm ấy của Việt Nam còn đang được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng của một số nước. Chiếc bình gốm hoa lam cổ được sáng tạo từ năm 1450 tại làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) nay còn đang được lưu giữ tại viện bảo tàng Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ là chiếc bình độc đáo nổi tiếng Thế giới, đến nay ở trong nước chưa tìm được chiếc bình cổ nào có giá trị tương tự về mỹ thuật. 1. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước ta đã khai thác thế mạnh của các ngành nghề truyền thống này để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 1976-1990, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta chủ yếu bao gồm: các loại thảm len, thảm đay, thảm cói, chiếu cói, hàng mây tre đan, mành trúc, mành cọ, hàng thêu ren, khăn trải giường, trải bàn thêu, áo thêu..., tuyệt đại bộ phận các hàng hoá này được xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô cũ và Đông Âu. Kim ngạch xuất khẩu có năm đạt gần 200 triệu R/ USD (chủ yếu là Rúp), chiếm tỷ trọng 33,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (1985), bình quân trong 10 năm 1976-1985 tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gần 40%. Vào thời kỳ cuối những năm 1980 ta đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, gạo với khối lượng tương đối lớn và hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng tăng trưởng nhanh (may mặc, thực phẩm chế biến, gia công mũ giày...), nên tỷ trọng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ giảm đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bình quân trong thời kỳ 1986-1990, tỷ trọng cả hàng công nghiệp nhẹ và hàng thủ công chỉ còn 29,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời kỳ này có năm đạt khá cao (gần 250 triệu R/USD) nhưng chủ yếu là tính bằng Rúp theo giá hình thành không thay đổi trong thời gian dài; nên nếu xét về thực chất thì giá này thường cao hơn thời giá cùng loại xuất sang thị trường ngoại tệ tự do chuyển đổi từ 1,5 đến 2 lần. Do đó, giá thực của kim ngạch xuất khẩu tính bằng USD cũng chỉ khoảng 130-150 triệu USD/ năm. Từ năm 1991, khi thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, thị trường chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong thời kỳ trước của ta bị mất, các ngành hàng thủ công mỹ nghệ gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, lao động không có việc làm, việc chuyển đổi thị trường đòi hỏi thời gian tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới. Sau vài năm lao đao trong cơ chế mới, dần dần một số ngành nghề tìm được lối thoát khôi phục lại tình hình. Bảng 1: kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (không tính đồ gỗ gia dụng) trong tổng kim ngạch xuất khẩu . - Tổng KNXK -Tăng trưởng so với năm 1997 -Tăng trưởng hàng năm -KNXK hàng thủ công mỹ nghệ -Tăng trưởng so với năm 1997 -Tăng trưởng hàng năm -Tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng KNXK Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Triệu USD % % Triệu USD % % % 7.256 100 - 21 100 - 0,3 8.887 122 22,3 121 576 476 1,4 9.355 129 5,3 111 528 -8,3 1,2 11.540 159 23,4 168 800 51,3 1,5 14.450 199 25,2 236 1124 40,5 1,6 Nguồn: Vụ kế hoạch- thống kê. Bộ Thương mại. Biểu II-1 Cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tiếp tục là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và từ năm 1998 hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vaò danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Năm 1998, theo thống kê của Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 121 triệu USD, trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ (khoảng 610 triệu USD) và khoảng 25% là hàng gốm mỹ nghệ (khoảng 30 triệu USD), bao gồm các loại hàng như: tranh, tượng gỗ, hàng sơn mài, đố gỗ chạm, khảm,...Năm 1999, do khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8,3% so với năm 1998 nhưng vẫn đạt 111 triệu USD. Năm 2000, 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu đạt 111 triệu USD, cả năm đạt 168 triệu USD tăng 51,3% so với năm 2000. Năm 2001 đánh dấu một thời kỳ phục hưng của ngành thủ công mỹ nghệ sau nhiều năm suy giảm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 236 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu trên đây chưa tính đến nhóm hàng đồ gỗ gia dụng, đây cũng là những mặt hàng thủ công (tuy trong sản xuất có một số khâu sử dụng thiết bị máy móc công nghiệp, chủ yếu là trong khâu xử lý nguyên liệu như trong một số ngành nghề thủ công khác). Nhóm hàng này năm 1998 đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 70 triệu USD, năm 1999 do gặp khó khăn kim ngạch giảm chỉ còn gần 60 triệu USD. Với chủ trương cho nhập khẩu thêm nguyên liệu gỗ để sản xuất, nhóm hàng này có khả năng tăng xuất khẩu nhanh. Nếu tính nhóm hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm cả đồ gỗ gia dụng thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2001 đạt khoảng 360 triệu USD. Đây là con số đáng khích lệ, có nhiều ý nghĩa chính trị- kinh tế-xã hội, nhất là trong điều kiện xã hội ta hiện nay còn thiếu nhiều việc làm. Với kim ngạch 360 triệu USD, tương đương với xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo, nhóm hàng này vẫn thuộc diện 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất hiện nay, mặc dù tỷ trọng nhóm hàng chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã do đó mà để đi sâu nghiên cứu tất cả các loại hàng thủ công là điều không dễ. Mỗi mặt hàng xuất khẩu dù ít hay nhiều đều tham gia đóng góp vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Những nhóm hàng mà ta phân tích sau đây đã đang và sẽ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bảng 2 : Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. (Có tính đồ gỗ gia dụng) ĐVT: triệu USD. Năm Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Đồ gỗ gia dụng Đồ gỗ mỹ nghệ Thảm các loại Gốm sứ mỹ nghệ Mây tre đan Thêu ren thổ cẩm Hàng khác Tổng 45 5 2 8 2 1 1 64 58 4 2 8 5 1 1 79 69 31 5 61 11 6 7 190 59 24 4.5 56 14 8 5.5 171 90 40 5 100 14 6 4 258 124 57 12 110 34 11 12 360 Nguồn: Bộ Thương mại Biểu II-2 a- Nhóm sản phẩm gỗ. Bao gồm các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, chủ yếu là đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ. Đồ gỗ gia dụng có nhiều loại, chủ yếu là những sản phẩm của lao động thủ công có tay nghề truyền thống, các khâu sản xuất công nghiệp có sử dụng thiết bị máy móc chế biến gỗ là khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, tương tự như khâu công nghiệp xử lý đất sét, cao lanh trong ngành đồ gốm. Mặt khác, đồ gỗ gia dụng nếu được sản xuất- chế biến thêm các khâu chạm, khảm, sơn mài thì lại trở thành đồ gỗ mỹ nghệ. Xuất khẩu đồ gỗ gia dụng trong năm 1998 đạt gần 70 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 1997, năm 1999 do gặp khó khăn kim ngạch chỉ còn gần 60 triệu USD, năm 2001 mặt hàng này tăng lên rõ rệt, gần 40% so với 2000. Sản xuất hàng này có thẻ sử dụng nhiều nguồn gỗ có sẵn trong nước và với chủ trương cho nhập khẩu thêm nguyên liệu gỗ thì có khả năng tăng nhanh xuất khẩu các sản phẩm này. b- Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ. Đây cũng là nhóm hàng có nhiều khả năng phát triển nhanh. Năm 1998 trong tổng số kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (không kể đồ gỗ gia dụng) thì trên 50% (61 triệu USD) là hàng gốm sứ mỹ nghệ. Hàng gốm sứ mỹ nghệ cũng có nhiều loại; không kể gốm sứ xây dựng và gốm sứ kỹ thuật, các loại gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ cũng có nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Gốm sứ dân dụng có nhiều loại là gốm sứ mỹ nghệ. Trong sản xuất gốm sứ mỹ nghệ dù có ứng dụng một số quy trình công việc và sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại ở một số khâu nhất định thì sản phẩm của ngành này vẫn chứa đựng đậm nét của sản phẩm thủ công truyền thống có tính văn hoá và mỹ thuật cao. Năm 2000, 2001 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên trên 100 triệu USD, đây là một dấu hiệu tốt cho nhóm hàng này. c- Nhóm hàng mây tre đan. Trong thời kỳ trước năm 1990, nhóm hàng này được phát triển và xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn. Năm 1989, riêng Công ty XNK Mây tre Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ngạch trên 50 triệu R/ USD, trong đó chủ yếu là hàng mây ._.ường (bao gồm thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán, thị hiếu người tiêu dùng, các chính sách và quy định có liên quan của nước sở tại...). Các doanh nghiệp phải chủ động tổ chức công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin theo cách riêng của mình, không thụ động trông chờ vào các cơ quan Nhà nước, các cơ quan xúc tiến thương mại. - Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, từ việc chào bán hàng, quảng cáo giới thiệu hàng, tham gia các hội chợ triển lãm hàng hoá,... đến việc tham gia khảo sát thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường, người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng. Trong hoạt động này có vai trò tổ chức và hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ và phi Chính phủ; đồng thời các doanh nghiệp phải năng động tiến hành theo điều kiện và yêu cầu riêng của mình. - Trên cơ sở những thông tin thu thập được và kết quả thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng hoá của mình sát hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian nhất định. Một mặt doanh nghiệp chủ động cải tiến sáng tạo những mẫu hàng mới để chào bán. Mặt khác, doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ quan thương vụ để hợp tác hoặc thuê Việt kiều ở nước sở tại, mời hoặc thuê chuyên gia của khách mua hàng thiết kế mẫu mã phù hợp sở thích, thị hiếu ở từng nơi... Đây là cách làm vừa qua một số Công ty của ta đã gặt hái được kết quả khả quan tại thị trường Đức, Đan mạch. - Tuỳ theo đặc điểm của từng thị trường cần vận dụng hoặc cải tiến phương thức bán hàng cho phù hợp, miễn là bán được hàng, thu được vốn và có lãi. - Tổ chức sản xuất kinh doanh bảo đảm chất lượng hàng hoá và thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã cam kết vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ mua bán quốc tế, vừa là cách tốt nhất để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. 2.1.2. Kết hợp sản xuất với xuất khẩu. Trước hết, các doanh nghiệp cần đầu tư cho sản xuất, bao gồm một số khâu sau đây: + Đầu tư một số máy móc kết hợp sản xuất thủ công nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, giảm giá thành. Phân tích công đoạn nào cần làm tay, công đoạn nào có thể làm máy. + Đi sâu nghiên cứu chuẩn hoá quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm + Khôi phục phát triển các làng nghề, phường thợ. + Xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp tập trung, đảm bảo các yêu cầu thiết yếu về hạ tầng và môi trường. + Hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc phát triển sản xuất, mặt bằng và xử lý bảo quản thành phẩm Hầu hết các doanh nghiệp đều đóng vai trò là người trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Để làm tốt vai trò của mình là vừa hỗ trợ sản xuất phát triển, vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp giữa sản xuất và xuất khẩu. Nếu làm được điều này thì doanh nghiệp chính là chiếc cầu nối giúp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển. Qua việc tìm hiểu về nhu cầu thị trường, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của những nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chính doanh nghiệp mình mà doanh nghiệp có thể tác động trở lại người sản xuất, có cơ sở để tổ chức sản xuất trên nhiều phương diện. Ngoài ra doanh nghiệp còn tạo nguồn hàng với chất lượng ổn định, đáp ứng những yêu cầu về mẫu mã và chủng loại. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận, trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doanh nghiệp thu lợi nhuận ở cả hai nguồn: sản xuất và xuất khẩu. Thu được lợi nhuận cao, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước là nghĩa vụ của hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay các cơ sở sản xuất thường được bố trí gần nguồn nguyên vật liệu. Cơ sở sản xuất đặt ở đâu cũng có cả thuận lợi lẫn khó khăn. Nếu đặt tại Hà Nội thì phải có tổ chức cung ứng vật tư và nguyên vật liệu kịp thời cũng như đảm baỏ tốt công tác dự trữ. Nếu cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh xa thì công tác quản lý và tổ chức sản xuất gặp nhiều khó khăn. Cơ sở sản xuất là nơi nghiên cứu sáng tác, cải tiến những công việc kỹ thuật sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ, tạo ra nhiều đề tài mẫu mã mới, có chức năng quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đồng thời là đơn vị tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện các chức năng này, các cơ sở sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: * Nghiên cứu sáng tác chế thử: - Nghiên cứu đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp đối với việc xử lý các nguyên liệu cho sản xuất đảm baỏ cho hàng hoá xuất khẩu đạt chất lượng cao. - Thực hiện chế thử và lập quy trình sản xuất hàng loạt theo mẫu hoặc theo thiết kế của khách. - Sưu tầm nghiên cứu thị hiếu thị trường để sáng tác mẫu mới phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và yêu cầu thị trường. - Giải quyết chế độ bản quyền cho các đơn vị sản xuất, đăng ký bản quyền đối với những mẫu mã đề tài do đơn vị mình đặt ra cho cơ sở nghiên cứu và sản xuất thử thành công. - Tổ chức trưng bày các sản phẩm mẫu mã hoàn chỉnh, có hệ thống để giới thiệu, chào bán và bán tại chỗ. * Tổ chức thu hoá, đóng gói bao bì và giao hàng. - Tổ chức thu hoá hàng rời để đóng gói và giao hàng đối với các hợp đồng yêu câù chất lượng cao, trị giá hàng hoá lớn, đặc bieetj là giao hàng bằng container cho các thương nhân lớn như Nhật Bản, Tây Âu. Chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá sau khi đã thu hoá. - Kết hợp hoạt động phục vụ công tác kinh doanh của các đơn vị trong lĩnh vực xuất khẩu với việc tổ chức sản xuất, mở rộng quan hệ giao dịch, trưng bày bán hàng tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho các đơn vị kinh doanh. - Tuân thủ mọi quy chế quản lý kinh tế của Nhà nước và các quy định khác của đơn vị mình. Việc sản xuất hiện nay không ổn định, phân tán là do một điều mắc mớ đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm lại chưa được tháo gỡ. Đây là việc làm rất khó, vì nếu quy hoạch tập trung sản xuất tuy chất lượng sản phẩm có được nâng lên, nhưng giá thành cũng sẽ cao hơn và dẫn tới khó có sức cạnh tranh trên thị trường. Vả lại, đây là nghề gia truyền, mỗi chủ hộ thường có những bí quyết riêng nên không thể làm tập trung. Ngoài ra, nếu đầu tư máy móc, công nghệ cao vào sản xuất thì mình không thể cạnh tranh được với hàng thủ công mỹ nghệ của các nước khác. 2.1.3. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu việc thuê nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều thiết kế mẫu mã. Các doanh nghiệp có thể thương lượng để tiền thiết kế được tính vào tiền bán sản phẩm theo tỷ lệ %. Nếu bán được, nhà sản xuất sẽ trích tỷ lệ % trả cho nhà thiết kế. Do nắm bắt được thị hiếu hàng năm, từng quý của thị trường, nhà thiết kế sẽ giúp ích không nhỏ cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng không thiệt vì chỉ phải trả tiền thiết kế khi bán được sản phẩm. Nếu chỉ với những mẫu mã đơn điệu đã có từ trước thì các doanh nghiệp rất khó để ký kết hợp đồng với những nước khác. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ thích những cái mới cái lạ, chất lượng cao, chủng loại phong phú. Thực tế cho thấy, nhiều thương nhân dễ dàng ký kết hợp đồng với các thương nhân nước ngoài vì họđãthuê nước ngoài thiết kế mẫu mã, còn một số doanh nghiệp khác lại gặp khó khăn trong việc tìm thị trường mới và bạn hàng mới, thậm chí mất đi cả những khách hàng quen thuộc vì chỉ với những mặt hàng quá quen thuộc,mẫu mã ít thay đổi. Đi đôi với biện pháp này, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Về mẫu mã: + Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của các nước, thành lập các trung tâm chuyên nghiên cứu về mẫu mã, kiểu dáng. + Cung cấp các thông tin về thị hiếu tiêu dùng của các thị trường chủ yếu. + Mở các lớp đào tạo về mẫu dáng công nghiệp… + Có chính sách khuyến khích nghệ nhân + Phối hợp hoạt động giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. + Bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã + Hợp tác quốc tế trong việc phát triển mẫu - Nâng cao chất lượng sản phẩm + áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng cao và ổn định + Xây dựng các mô hình quản lý cho các hình thức kinh doanh 2.1.4. Giải quyết mọi vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay đối với hàng thêu, đan,móc thường gặp phải những vướng mắc do chế độ thuế gây ra. Những vướng mắc ở đây tương tự như vướng mắc giữa các ngành may- dệt sợi. Nguyên liệu để làm hàng thêu, ren, móc phần lớn là nguyên liệu sản xuất trong nước. Giá của vải, chỉ, len... cung cấp cho các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đều đã có thuế nhập khẩu thu trên nguyên liệu sản xuất ra vải, chỉ và len đó. Do khoản thuế này không được hoàn nên giá thành của ta bao giờ cũng cao hơn Trung Quốc, rất khó cạnh tranh. 2.1.5. Công nghiệp hoá và cơ giới hoá một số khâu để hạ giá thành. Không giống như các ngành nghề khác, hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hình thức lao động thủ cônglà chính, ít sử dụng thiết bị máy móc. Vì vậy mà giá thành của hàng thủ công mỹ nghệ của ta hiện nay là chưa hợp lý đối với khách hàng. Các doanh nghiệp cần phối hợp giữa việc sử dụng thiết bị máy móc và sử dụng lao động thủ công để hạ giá thành sản phẩm. Biện pháp này sẽ rất có tác dụng đối với hàng gốm sứ. Các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam có chất lượng và kiểu cách không thua gì sản phẩm của Trung Quốc, tiềm năng tiêu thụ rất lớn nhưng vẫn chưa phát triển được bởi chủ yếu được làm bằng tay, chất lượng không đồng đều. Nếu cơ giới hoá được khâu khai thác đất, nhào nặn và đầu tư cho lò điện, lò gaz để đảm bảo nhiệt độ nung ổn định thì có thể cho ra sản phẩm chín đều, chất lượng cao. Do đầu tư trong trường hợp này chủ yếu là đầu tư tư nhân nên rất cần tới sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách như cho vay ưu đãi, miễn giảm thuế,... Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng thủ công không thể áp dụng việc sản xuất bằng máy được. Ví dụ như có nhièu sản phẩm thủ công mỹ nghệ là làm thủ công, mẫu mã phong phú đa dạng và có bàn tay lao động trực tiếp của con người trong đó. Đối với nghề chạm bạc nếu sản xuất bằng máy thì sẽ ra đời hàng loạt những sản phẩm giống nhau theo một mẫu mã nhất định. Đây còn là một vấn đề nan giải. Để hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hành trang, nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài, tạo điều kiện cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập vào các thị trường trên thế giới, đề nghị Chính phủ và Bộ Thương mại tạo điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp những vấn đề sau: - Cung cấp về thị trường, như mở Website và tiếp cận các nguồn thông tin có giá trị thương mại ở nước ngoài. Đề nghị Bộ Thương mại cho mở Website riêng của thương vụ để giúp các công ty tiếp cận thị trường à quảng cáo cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. - Thành lập các trung tâm triển lãm, trưng bày sản phẩm ở các trung tâm kinh tế lớn của các nước cho các doanh nghiệp tham gia, mở thêm văn phòng và chi nhánh thương vụ taị các địa bàn cần thiết. 2.2. Về phía Nhà nước cần tổ chức thực hiện tốt các biện pháp sau: Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương hướng mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện pháp đã có, đề nghị Chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách biện pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghiã của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm hàng này. 2.2.1.Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Với hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện hành, thì trong sản xuất kinh doanh nội địa các dự án đầu tư sản xuất-kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc các ngành nghề truyền thống được ưu đãi ở mức cao hơn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác không thuộc các ngành nghề truyền thống. Nhưng trong trường hợp xuất khẩu (nếu xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), thì mức ưu đãi không có gì khác biệt giữa hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thốngvà các hàng hoá xuất khẩu khác. Vì vậy đề nghị : Hàng thủ công mỹ nghệ thuộc các ngành nghề truyền thống theo quy định (thuộc diện khuyến khích, ưu đãi trong danh mục A) trong trường hợp có xuất khẩu đạt trên 30% giá trị hàng của đơn vị sản xuất-kinh doanh (đây cũng là một nội dung được ưu đãi trong danh mục A), tức là đạt 2 nội dung được ưư đãi quy định trong danh mục A, thì cho hưởng mức ưu đãi cao hơn, cụ thể là cho hưởng mức ưu đãi cao hơn liền kề, thí dụ : - Dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống (thuộc danh mục A), có sử dụng nhiều lao động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hai năm và giảm 50% cho bốn năm tiếp theo; - Nếu dự án thực hiện xuất khẩu trên 30% (tức là đạt một nội dung khác của danh mục A), thì được hưởng mức ưu đãi cao hơn liền kề, tức là miễn ba năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo. Đây là vấn đề, nếu Chính phủ chấp thuận thì cho sửa đổi bổ sung Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999. 2.2.2 Sửa đổi bổ sung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi. 1. Theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thì chỉ những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn (trong đó có các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động) mới được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển Nhà nước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ mở rộng thêm việc cho vay vốn từ Quỹ này đối với các dự án đầu tư sản xuất-kinh doanh thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được quy định trong danh mục A, không kể là dự án đầu tư tại vùng nào; đồng thời các dự án này được áp dụng chính sách "hỗ trợ lãi suất sau đầu tư" quy định tại Nghị định 43 nêu trên, hoặc được Quỹ này bảo lãnh tín dụng đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thì còn có thể được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu Quốc gia cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. 2. Chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các ngành nghề truyền thống (theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước) là áp dụng cho các dự án đầu tư thành lập mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay vốn với lãi suất cao để tổ chức sản xuất - kinh doanh (mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để tiêu thụ trong nuớc và xuất khẩu). Vì vậy, để khuyến khích khai thác các cơ sở sản xuất - kinh doanh hiện có tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt mức từ 50.000 USD trở lên đề nghị Chính phủ cho hưởng các ưu đãi về vốn kinh doanh như sau : - Được Ngân hàng ưu tiên cho vay đủ vốn sản xuất - kinh doanh theo hợp đồng đã ký; - Sau khi thực hiện hợp đồng, được quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất theo qui định tại Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999, tức là hỗ trợ 50% lãi suất trên số vốn thực tế đã vay của Ngân hàng. - Đồng thời, các nhà sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu cũng được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp qui định tại điều 27 Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), tức là các ưu đãi bổ sung về thuế đối với nhà đầu tư sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu. 2.2.3. Mở rộng phương thức bán hàng xuất khẩu . Hàng thủ công mỹ nghệ thường chỉ bán được theo từng lô nhỏ, hợp đồng nhỏ; nhiều khách hàng nước ngoài muốn mua những lô hàng nhỏ để bán thử nghiệm mở thị trường, không muốn mua theo phương thức trả tiền ngay... Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng này theo phương thức bán hàng trả chậm, phương thức gửi bán hoặc đại lý bán hàng ở nước ngoài, có sự bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Đề nghị Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các Ngân hàng thương mại thực hiện việc ưu đãi về lãi suất và kéo dài thời gian cho vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo các phương thức nêu trên. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị các Ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu bảo lãnh tín dụng xuất khẩu theo các phương thức nêu trên nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp yên tâm mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong thời kỳ trước năm 1990, có thời gian các doanh nghiệp của ta đã thực hiện phương thức gửi bán hàng tại thị trường Nhật. 2.2.4. Tạo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khắc phục một số khó khăn hiện nay trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khai thác ở trong nước, nhất là một số nguyên liệu như gỗ, song, mây, tre, lá...; đề nghị cho áp dụng một số chính sách-biện pháp sau: - Đối với gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng tự nhiên được các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao hạn mức cho các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành, địa phương mình quản lý (trên cơ sở hạn mức chung do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt), đề nghị ưu tiên giao hạn mức cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Các đơn vị này phải quyết toán việc sử dụng gỗ nguyên liệu cho các hợp đồng đó để được giao hạn mức gỗ nguyên liệu cho năm sau và được nhận gỗ trực tiếp từ các đơn vị khai thác gỗ, tránh việc giao nhận lòng vòng đẩy giá thành lên cao, khó cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. - Đối với các loại nguyên liệu khác, như song mây, tre, lá...các đơn vị khai thác phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên liệu (mây vườn...) phục vụ cho xuất khẩu (giao đất, giảm tiền thuê đất hoặc tiền thuế sử dụng đất...). Tại Philippin, Chính phủ đã hỗ trợ cho các Công ty tư nhân lập nông trang trồng mây 6000 ha, nay đã có thu hoạch với giống mây đường kính lớn, giá trị thương mại cao. Nhà nước tổ chức, xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu để cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu cho ngành sản xuất gốm sứ..., vì các cơ sở sản xuất thường không đủ khả năng vốn và kỹ thuật để đầu tư xây dựng công nghiệp này. Nguyên liệu được khai thác, xử lý đúng quy trình công nghệ vừa bảo đảm tiết kiệm nguyên liệu, bảo đảm chất lượng nguyên liệu đầu vào do đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường thế giới. 2.2.5.Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hàng thủ công mỹ nghệ thường là những loại hàng cồng kềnh, giá trị không cao (hàng mây tre đan, nhiều loại gốm mỹ nghệ... xuất khẩu một container 40 feet chỉ được khoảng 7.000-8.000 USD theo giá FOB), nên cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi, cụ thể như sau : - Hàng thủ công mỹ nghệ vận chuyển từ nơi sản xuất đến các cảng, khẩu để giao hàng xuất khẩu, trên tất cả các loại phương tiện vận chuyển đều được giảm 30 hoặc 50% cước vận chuyển theo biểu giá cước hiện hành. Chủ phương tiện vận chuyển được phép tăng giá cước vận chuyển các loại hàng hoá khác để bù lại hoặc được Nhà nước hỗ trợ thông qua việc công nhận giảm thu trong hạch toán thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp hàng năm. - Giảm 50% (theo biểu giá hiện hành) tất cả các chi phí hoặc lệ phí thu tại các cảng, khẩu có liên quan đến việc giao hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (tiền lưu kho bãi gửi hàng, lệ phí cảng khẩu, thủ tục phí...). - Giảm 50% (theo biểu giá hiện hành) tiền cước phí, bưu phí gửi hàng mẫu là hàng thủ công mỹ nghệ cho khách hàng nước ngoài hoặc gửi hàng mẫu tham dự các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. 2.2.6. Đề nghị sửa đổi điểm d, khỏan 1, điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn, và bỏ thuế xuất khẩu đối với một số chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Điểm d, khoản 1, điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định như sau: " Trong trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hoá đơn giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế đầu vào một tỷ lệ từ 1% đến 5% tính trên giá nông sản, lâm sản, thuỷ sản mua vào; tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hoá do Chính phủ quy định. Việc khấu trừ thuế quy định tại điểm này không áp dụng đối với trường hợp xuất khẩu". Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 và Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định các mức khấu trừ cụ thể 3%, 4%, 5% cho từng loại sản phẩm và quy định rõ: Việc tính khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu hoặc mua để xuất khẩu. Hàng tiêu thụ trong nước phải nộp thuế giá trị gia tăng nên được khấu trừ theo quy định nêu trên, còn hàng xuất khẩu có thuế suất thuế giá trị gia tăng O% và không được khấu trừ để hoàn thuế theo các quy định trên cũng đã thể hiện sự ưu đãi đối với hàng xuất khẩu; nhưng để khuyến khích mạnh hơn nữa đối với xuất khẩu, thay vì trợ cấp cho xuất khẩu, đề nghị Nhà nước cho sửa đổi điểm này, cụ thể là áp dụng việc khấu trừ đối với cả hàng xuất khẩu và nếu không áp dụng cho toàn bộ hàng xuất khẩu thì đề nghị sửa đổi áp dụng riêng cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, vì ý nghĩa và tác động của việc xuất khẩu các loại hàng hoá này như đã nêu ở các phần trên. - Theo biểu thuế xuất khẩu hiện hành, thì tranh gỗ, tượng gỗ, khung tranh, khung ảnh...áp dụng thuế suất 5%, đề nghị khuyến khích xuất khẩu các loại hàng này với thuế suất O%. 2.2.7. Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn thưởng xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Theo quy định hiện hành, để được thưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp phải đạt mức kim ngạch 5 triệu USD/năm trở lên. Đây là một tiêu chuẩn quá cao đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sẽ rất hiếm có doanh nghiệp nào đạt được tiêu chuẩn này để được xét thưởng, thực tế hiện nay chưa có. Để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng thủ công truyền thống, đồng thời cũng là một cách hỗ trợ cho họ vượt qua những khó khăn trong sản xuất-kinh doanh loại hàng này; đề nghị cho áp dụng tiêu chuẩn kim ngạch xét thưởng ở mức từ 2 triệu USD/năm trở lên; vì nếu có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt mức kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên 2 triệu USD/năm, thì đó là điều đáng mừng. Vả lại, nếu được thưởng về kim ngạch cao thì doanh nghiệp cũng chỉ được hưởng 1 lần trong cả cuộc đời tồn tại của mình; còn sau đó nếu doanh nghiệp duy trì và phát triển tốt để được xét thưởng tiếp, thì doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt mức quy định. Mức hiện hành là 20%/năm đối với toàn bộ kim ngạch của đơn vị năm sau so với năm trước. (Riêng về tiêu chuẩn thưởng xuất khẩu đối với các loại hàng thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số hoặc của các đơn vị sản xuất kinh doanh tại các vùng đồng bào dân tộc miền núi vùng cao, đã được nêu ở phần trên, tức là được giảm 50% so với tiêu chuẩn chung: điểm 9 mục III phần hai). 2.2.8. Xây dựng và hỗ trợ các Công ty xuất khẩu Mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ Thương mại và một số tỉnh, thành phố lớn trở thành đơn vị chủ lực thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay một số Công ty chuyên doanh ngành hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ Thương mại và một số tỉnh, thành phố, có thâm niên hành nghề và nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức sản xuất, tìm hiểu bạn hàng và thị trường tiêu thụ các loại hàng này. Nhà nước cần củng cố và hỗ trợ các Công ty chuyên doanh trở thành những Công ty mạnh trong lĩnh vực này để làm nòng cốt trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Cụ thể là Nhà nước hỗ trợ để các Công ty thực thi các nhiệm vụ sau: - Tổ chức, giúp đỡ các cơ sở sản xuất khai thác các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó mỗi công ty đỡ đầu một vài làng nghề, hỗ trợ, giúp đỡ họ tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. - Chọn một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm từ các Công ty này để thường xuyên lo tìm bạn hàng, thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước xúc tiến xuất khẩu. Đội ngũ này do Cục xúc tiến Thương mại tổ chức điều hành có sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoặc Quỹ xúc tiến thương mại; hoặc giao cho Công ty tổ chức điều hành theo sự chỉ đạo, giúp đỡ của Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đội ngũ này hoạt động theo một quy định thống nhất có quy định việc thưởng tiền khi tìm kiếm được bạn hàng, thị trường có khả năng tiêu thụ khối lượng hàng hoá tương đối lớn. - Các Công ty "thủ công" này, ngoài việc chăm lo sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của đơn vị mình, có trách nhiệm chăm lo phát triển chung cho ngành hàng, có các dự án liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh và được Nhà nước xem xét hỗ trợ cho các dự án đó. 2.2.9. Một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. - Trước đây còn Liên hiệp xã thủ công nghiệp trung ương được Nhà nước uỷ quyền thực hiện một số chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề truyền thống. Từ khi tổ chức này được giải thể, các chức năng trên được chuyển sang cơ quan khác nên các ngành nghề này ít được quan tâm hơn trước. đề nghị Chính phủ chính thức giao chức năng nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo phát triển các ngành nghề này cho Bộ Công nghiệp hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể uỷ quyền cho Liên minh hợp tác xã Việt Nam thực hiện một số chức năng nào đó phù hợp. - Đề nghị nghiên cứu thành lập một tổ chức thích hợp cho việc hỗ trợ và quản lý của Nhà nước nhằm phát triển các ngành nghề này theo các chủ trương chính sách của Nhà nước. Tổ chức đó có thể là :"Trung tâm hỗ trợ phát triển nghành nghề truyền thống" trực thuộc Bộ Công nghiệp hoặc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoặc một trung tâm hoạt động độc lập theo sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. ( ở một số nước quanh ta cũng có các tổ chức tương tự : Tại Malaysia có " Crafts Council of Malaysia; tại Philippine có " Council for living traditions Foundation"; tại Brunei : " Brunei Art and Handicraft training Center" thuộc Hoàng gia; tại Thái lan : " Support private traditional Crafts foundation" thuộc Hoàng gia...) - Để có thể theo dõi sát tình hình thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và trên cơ sở đó có những sửa đổi bổ sung cần thiết trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đề nghị Chính phủ giao Tổng cục Hải quan tổ chức lại việc thống kê xuất khẩu tương đối chi tiết về các loại hàng hoá thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Bộ Thương mại sẽ phối hợp cùng Tổng cục Hải quan để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Quyết định của Chính phủ trong việc khai báo Hải quan khi xuất khẩu các loại hàng hoá này. Kết luận Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta coi xuất khẩu là mũi nhọn để phát triển nền kinh tế một cách cơ bản. Đẩy mạnh xuất khẩu nghĩa là tạo động lực cho công nghiệp hoá đất nước, cho sự phát triển và tăng trưởng nền kinh tế mở. Đẩy mạnh xuất khẩu là nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút lực lượng lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ; chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên cở sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua phát triển khá mạnh mẽ đã khẳng định được vị trí của ngành hàng này trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay thị trường hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới cũng như trong nước luôn biến động và tình hình cung cầu không ổn định. Tuy vậy, với xu thế như hiện nay thì trong những năm tới Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành nghề này. Song để đạt được những mục tiêu đặt ra cho ngành thủ công mỹ nghệ từ nay đến năm 2010, ngành hàng này sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất, xuất khẩu đến những khó khăn từ phía thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Công ty XNK Intimex)" với một số chính sách, biện pháp chủ yếu hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay đang còn tồn tại trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gắn liền với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả xuất khẩu, đưa hàng thủ công mỹ nghệ lên vị trí cao hơn nữa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó. Tài liệu tham khảo Giáo trình “ Thương mại quốc tế”- Nhà xuất bản Thống kê 1999. PGS. TS Nguỷễn Duy Bột. PGS. TS Đinh Xuân Trình. Giáo trình “Giao dịch và thanh toán TMQT”- Nhà xuất bản Thống kê 1999. PGS. TS Nguỷễn Duy Bột. Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2002- 2010- Bộ thương mại 1998 Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ- Bộ thương mại Cục diện kinh tế thế giới 2001 và dự báo thương mại năm 2002- Bộ thương mại. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2001. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm của Bộ thương mại Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của Bộ thương mại Kế hoạch và dự báo xuất khẩu hàng hoá của Bộ thương mại. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty XNK INTIMEX. Báo cáo quyết toán năm 2001 của Công ty XNK INTIMEX Tạp chí Thương mại các số năm 2000, 2001 Tạp chí: Thương nghiệp thị trường, Nghiên cứu lý luận, Lao động xã hội, Con số và sự kiện các số năm 2000, 2001, 2002. Các báo: Thời báo kinh tế, Đầu tư, Thương mại các số năm 2001, 3 tháng đầu năm 2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0460.doc
Tài liệu liên quan