Tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại Công ty máy vi tính tại Công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng: MỤC LỤC
BẢNG BÁO GIÁ
LỜI NÓI ĐẦU
Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều do đó các doanh nghiệp trong nước ngày càng có nhiều áp lực hơn. Chính vì vậy việc định hướng đưa ra các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng là vấn đề chiến lược v... Ebook Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại Công ty máy vi tính tại Công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại Công ty máy vi tính tại Công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sống còn của doanh nghiệp. Do những lý do trên em đã chon đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng”.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích đầu tiên là giúp em hoàn thành công tác học tập tại trường ĐHKTQD. Việc nghiên cứu thực hiện một cách khoa học sẽ giúp em có thể nắm chắc được lí thuyết đã thu lượm được trên giảng đường. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài tại cơ sở thực tập sẽ giúp được các sinh viên năm thứ tư nói chung và bản than em nói riêng nắm bắt được công việc thực tế và có thêm những kinh nghiệm làm việc. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài này là hi vọngbản than em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại cơ sở thực tập.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề đẩy mạnh hoạt động bán máy tính công ty trong tình hình hiện nay. Cụ thể, đề tài này nghiên cứu về thị trường tin học thế giới, thị trường tin học Việt Nam, thị trường máy vi tính thế giới, thị trường máy vi tính Việt Nam, các hoạt động tổ chức nguồn hàng máy vi tính, mua máy tính và hoạt động bán máy tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng, một số giải pháp phát triển.
Với khả năng hiểu biết có hạn đề tài này em chỉ nêu ra một số biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh máy tính gắn liền với hoạt động của công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng, vẫn chưa mang tính khái quát hoá cao cho tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài này, ngoại trừ lời mở đầu và phần kết luận, đề tài này còn bao gồm những chương và phần sau:
Chương 1: Khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh mặt hàng máy vi tính tại công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng
Chương 3: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty
Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục bảng báo giá mặt hàng máy vi tính tại công ty
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VĨNH HƯNG
Lý luận chung về hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp
Khái niệm về kinh doanh thương mại
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ giai đoạn sản xuất đến gian đoạn tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lời.
Có rất nhiều khái niệm về kinh doanh thương mại, theo sách Quản trị doanh nghiệp Thương mại thì: “Kinh doanh thương mại là việc dùng tiền của, công sức, tài năng…vào việc mua hàng hoá để bán nhằm mục đích sinh lời”.
1.1.2 Vai trò của kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, nó vừa là khâu tiền đề vừa là khâu hậu cần của sản xuất. Do đó, kinh doanh thương mại có những vai trò quan trọng sau:
Một là: Kinh doanh thương mại là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.
Hai là: Kinh doanh thương mại có tác dụng lớn thúc đấy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu tiêu dùng theo hướng hiện đại và văn minh.
Ba là: Kinh doanh thương mại thực hiện việc dự trữ các loại hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng trong khâu lưu thông, đồng thời bảo đảm việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Bốn là: Kinh doanh thương mại góp phần to lớn trong việc điều hoà cung và cầu hàng hoá.
Năm là: Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực dịch vụ quan trọng của sản xuất và đời sống.
Sáu là: Kinh doanh thương mại có tác dụng to lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá.
Đặc trưng của kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại có những đặc trưng sau, đây cũng là những điều kiện cần phải có để tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại. Các yếu tố đó là:
* Kinh doanh thương mại phải có vốn kinh doanh, đó là các khoản vốn bằng tiền như: tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý… hoặc các tài sản khác như: củă hàng, kho tàng, nhà cửa…Nguồn hình thành của vốn này có thể là vốn đi vay, vốn tích luỹ hay vốn góp của các cổ đông…
Dù hình thành dưới những nguồn nào thì vốn của doanh nghiệp có thêr chia làm 2 loại: Vốn lưu động và vốn cố định. Trong kinh doanh, tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao (70-80%) trong tỷ trọng của vốn.
* Kinh doanh thương mại phải thực hiện các hành vi mua để bán, tức là trong kinh doanh thương mại phải thực hiện các hành vi mua hàng, nhưng không phải mua hàng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà để bán cho người khác.
* Kinh doanh thương mại hàng hoá, phải hiểu về hàng hoá và quản lý hàng hóa. Bởi đẻ có thể lưu thông hàng hoá đến đúng nơi đang có nhu cầu, kịp thời gian, đúng tiến độ; đảm bảo cho việc dự trữ bảo quản được thường xuyên, liên tục thì đòi hỏi các nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại phải hiểu về hàng hoá và quản lý tốt hàng hoá đó.
* Kinh doanh thương mại là việc dùng vốn (tiền của,công sức và tài năng) vào hoạt động kinh doanh, đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh lượng vốn này phải được bảo toàn và có lãi. Đây cũng là một bài toán được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nói riêng.
1.1.4 Hình thức của kinh doanh thương mại.
Kinh doanh thương mại có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú, có thể khái quát một số hình thức sau:
- Theo tính chất của các mặt hàng kinh doanh thì kinh doanh thương mại gồm kinh doanh chuyên môn hoá, kinh doanh tổng hợp và kinh doanh đa dạng hoá.
- Theo quy mô của doanh nghiệp có thể chia thành doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Theo phân cấp quản lý thì hình thức của kinh doanh thương mại có thể bao gồm: doanh nghiệp thương mại (DNTM) do trung ương quản lý, DNTM do địa phương quản lý.
- Theo chế độ tư hữu tư liệu sản xuất thì gồm có: DNTM nhà nước, DNTM tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
Việc phân loại các loại hình doanh nghiệp có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, nhận dạng các loại hình doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với quy mô và cơ cấu của tổ chức, đồng thời đưa ra được các phương thức huy động vốn hợp lý bảo đảm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh mặt hàng máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm và kinh doanh sản phẩm máy vi tính tại doanh nghiệp
Máy tính, cũng gọi là máy vi tính hay điện toán, là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic
Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống.
Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của máy tính được gọi là khoa học máy tính hay khoa học điện toán.
*Các nguyên lý cơ bản
Máy tính có thể làm việc thông qua sự chuyển động của các bộ phận cơ khí, electron, proton, hạt lượng tử hay các hiện tượng vật lý khác đã biết. Mặc dù máy tính được xây dựng từ nhiều công nghệ khác nhau song gần như tất cả các máy tính hiện nay đếu là máy tính điện tử.
có thể trực tiếp mô hình hóa các vấn đề cần được giải quyết, trong khả năng của nó các vấn đề cần được giải quyết sẽ được mô phỏng gần giống nhất với những hiện tượng vật lý đang khai thác. Ví dụ, dòng chuyển động của các điện tử (electron) có thể được sử dụng để mô hình hóa sự chuyển động của nước trong đập. Những chiếcmáy tính tương tự (analog computer) giống như thế đã rất phổ biến trong thập niên 1960 nhưng hiện nay còn rất ít.
Trong phần lớn các máy tính ngày nay, trước hết, mọi vấn đề sẽ được chuyển thành các yếu tố toán học bằng cách diễn tả mọi thông tin liên quan thành các số theo hệ nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1 hay còn gọi là hệ đếm cơ số 2). Sau đó, mọi tính toán trên các thông tin này được tính toán bằng đại số Bool (Boolean algebra).
Các mạch điện tử được sử dụng để miêu tả các phép tính Bool. Vì phần lớn các phép tính toán học có thể chuyển thành các phép tính Bool nên máy tính điện tử đủ nhanh để xử lý phần lớn các vấn đề toán học (và phần lớn thông tin của vấn đề cần giải quyết đã được chuyển thành các vấn đề toán học). Ý tưởng cơ bản này, được nhận biết và nghiên cứu bởi Claude E Shannon - người đã làm cho maý tính kỹ thuật số (digital computer) hiện đại trở thành hiện thực.
Máy tính không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của toán học. Alan Turing đã sáng tạo ra khoa học lý thuyếtmáy tính trong đó đề cập tới những vấn đề mà máy tính có thể hay không thể giải quyết.
Khi máy tính kết thúc tính toán một vấn đề, kết quả của nó được hiển thị cho người sử dụng thấy thông qua thiết bị xuất như: bóng đèn, màn hình, máy in, ...
Những người mới sử dụng máy tính, đặc biệt là trẻ em, thường cảm thấy khó hiểu về ý tưởng cơ bản là máy tính chỉ là một cái máy, nó không thể "suy nghĩ" hay "hiểu" những gì nó hiển thị. Máy tính chỉ đơn giản thi hành các tìm kiếm cơ khí trên các bảng màu và đường thẳng đã lập trình trước, rồi sau đó thông qua các thiết bị đầu ra (màn hình, máy in,...) chuyển đổi chúng thành những ký hiệu mà con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan (hình ảnh trên màn hình, chữ trên văn bản được in ra). Chỉ có bộ não của con người mỡi nhận thức được những ký hiệu này tạo thành các chữ hay số và gắn ý nghĩa cho chúng. Trong quan điểm của máy tính thì mọi thứ mà nó "nhận thấy" (kể cả khi máy tính được coi là có khả năng tự nhận biết) chỉ là các hạt electron tương đương với các số 0 và 1.
* Phân loại máy tính
+ Theo mục đích sử dụng
Siêu máy tính
Siêu máy tính cỡ nhỏ
Mainframe
Máy chủ doanh nghiệp
Máy tính mini
Máy trạm (workstation)
Máy tính cá nhân (PC)
Máy tính để bàn (Desktop)
Máy tính xách tay (Laptop)
Máy tính bảng con
Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA)
Máy tính tháo lắp
Điểm yếu của xu hướng phân loại này là tính chất mơ hồ của nó. Cách phân loại này thường được sử dụng khi cần phân loại tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp máy tính. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp máy tính đã làm cho định nghĩa trên nhanh chóng trở nên lạc hậu. Rất nhiều loại máy tính hiện nay không được còn sử dụng nữa, như máy phân tích vi phân (differential analyzer), không được đưa vào danh sách này. Những sơ đồ phân loại khác cần được đề ra để định nghĩa thuật ngữ máy tính một cách ít (hoặc không) mơ hồ hơn.
+ Theo mức cải tiến công nghệ
Một cách phân loại máy tính ít mơ hồ hơn là theo mức độ hoàn thiện của công nghệ. Những chiếc máy tính có mặt sớm nhất thuần túy là máy cơ khí..Một hướng nghiên cứu phát triển gần đây là máy tính quang (optical computer) trong đó máy tính hoạt động theo nguyên lý của ánh sáng hơn là theo nguyên lý của các dòng điện; đồng thời, khả năng sử dụng DNA trong công nghệ máy tính cũng đang được thử nghiệm. Một nhánh khác của việc nghiên cứu có thể dẫn công nghiệp máy tính tới những khả năng mới như tính toán lượng tử, tuy rằng nó vẫn còn ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu.
+ Theo đặc trưng thiết kế
Các máy tính hiện đại đã liên kết các đặc trưng thiết kế chính được phát triển bởi nhiều người đóng góp trong nhiều năm. Các đặc trưng này phần lớn không phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của công nghệ. Các máy tính hiện đại nhận được khả năng tổng thể của chúng theo cách mà các đặc trưng này tác động qua lại với nhau. Một số đặc trưng quan trọng được liệt kê dưới đây:
- Kỹ thuật số và kỹ thuật tương tự
Một quyết định nền tảng trong việc thiết kế máy tính là hoặc sử dụng kỹ thuật số (digital) hoặc sử dụng kỹ thuật tương tự (analog). Các máy tính kỹ thuật số (digital computer) tính toán trên các giá trị số rời rạc (discreet value) hoặc giá trị tượng trưng (symbolic value), trong khi đó máy tính tương tự (analog computer) tính toán trên các tín hiệu dữ liệu liên tục (continuous data signal).
- Nhị phân và Thập phân
Một phát triển quan trọng trong thiết kế tính toán kỹ thuật số là việc sử dụng hệ nhị phân như là hệ thống số đếm nội tại. Điều này đã bãi bỏ những yêu cầu cần thiết trong các cơ cấu kỹ thuật phức tạp của các máy tính sử dụng hệ số đếm khác, chẳng hạn như hệ thập phân. Việc áp dụng hệ nhị phân đã làm cho việc thiết kế trở lên đơn giản hơn để thực hiện các phép tính số học và các phép tính lôgic.
- Khả năng lập trình
Khả năng lập trình của máy tính (programmability), nghĩa là cung cấp cho nó một tập hợp các chỉ thị để thực hiện mà không có sự điều khiển vật lý đối với nó, là một đặc trưng thiết kế nền tảng của phần lớn các máy tính. Đặc trưng này là một sự mở rộng đáng kể khi các máy tính đã được phát triển đến mức nó có thể kiểm soát động luồng thực hiện của chương trình. Điều này cho phép máy tính kiểm soát được thứ tự trong sự thực thi các chỉ lệnh trong chương trình dựa trên các dữ liệu đã được tính ra.
Điểm nổi bật chính trong thiết kế này đó là nó đã được đơn giản hóa một cách đáng kể với việc áp dụng các phép tính số học theo hệ đếm nhị phân để có thể mô tả hàng loạt các phép tính lôgic.
*Cấu hình một máy vi tínhMáy vi tính đầu tiên ra đời vào 1981 do IBM đưa ra. Nó nhanh chóng chiếm được thị trường. Máy vi tính bao gồm các phần sau: CPU, thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Xét theo góc độ lắp ráp, các bộ phần trên được lắp nối thành khối xử lý trung tâm và khối các thiết bị ngoại vi của một dàn máy vi tính
Các bộ phận nằm trong khối xử lý trung tâm các thiết bị ngoại vi:
1. Bo mạch chủ (mailboard) gồm: CPU, RAM, bộ nhớ cache, ROM có chứa chương trình BIOS, các chip sets là các bộ điều khiển, các cổng nối I/O, bus và các slost mở rộng.
2. Các loại ổ đĩa: Ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CD,DVD.
3. Các mạch mở rộng: video card, network card, card âm thanh, card modem.
4 Nguồn và vỏ bàn phím, chuột, máy in, máy quét, loa, ổ đĩa cắm ngoài, joy stick, modem, máy vẽ…
*Phần cứng, phần mềm và phần nhão của máy vi tính
Trong máy vi tính có thể chia gồm 3 phần: Phần cứng là chỉ phần thiết bị vật lý mà ta có thể sờ mó được. Phần mềm là chỉ phần chương trình chạy trong máy, thường gồm hai phần: phần mềm hệ thống để chỉ hệ điều hành DOS, Windows; phần mềm ứng dụng để chỉ các chương trình Word, Excel, Vietkey. Phần nhão là phần chương trình BIOS dùng để điều khiển quá trình khởi động máy, thiết lập cấu hình máy, kiểm tra máy và thực hiện các lệnh vào ra cơ bản nhất. Phần nhão thường gắn chặt với phần cứng. Phần mềm hệ thống và ứng dụng không phụ thuộc vào phần cứng cụ thể.Khi lắp ráp hoặc sửa chữa máy vi tính ta phải tìm hiểu các bộ phận phần cứng, cài đặt hệ thống qua BIOS (phần nhão) và cài đặt máy: cài hệ điều hành và các ứng dụng.
1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh máy vi tính tại doanh nghiệp
a. Nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng trước khi kinh doang bất cứ loại hàng hoá nao, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường. Bỏi nghiên cứu thị trường là một điều kiện đẻ doanh nghiệp có thể hoạch định ra các chiến lược kinh doanh, từ đó lập các kế hoạch và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó thông qua nghiên cứu nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh mặt hàng máy vi tính, đây là một mặt hàng về công nghệ đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc nghiên cứu, ứng dụng tìm hiểu các tính năng của máy cũng như các tác dụng của máy, quá trình bảo dưỡng, bảo trì máy…Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu thị trờng là một đòi hỏi vô cùng cần thiết đối với mặt hàng này, vì nếu bước nghiên cứu được thực hiện đúng, có kế hoạch cụ thể sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS - Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp; không chỉ so sánh với các nước kinh tế phát triển mà chi phí này của Việt Nam còn thua nhiều nước trong khu vực.
Cụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của Việt Nam tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng chi quảng cáo trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 2,4 USD thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước.
Tổng chi cho nghiên cứu thị trường của Việt Nam vào khoảng 10 triệu USD năm 2003 và tăng lên 14,3 triệu năm 2005.
Dẫn đầu bảng điều tra vẫn là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Canada; Nhật Bản đứng thứ 7 và thứ nhất châu á. So với các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển thì Malaysia dẫn đầu với chi phí nghiên cứu thị trường bình quân đạt 1,25 USD/người/năm, Thái Lan 0,6USD, Philippines 0,38USD và Trung Quốc là 0,3USD.
Theo điều tra, tổng doanh số nghiên cứu thị trường riêng tại châu á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%, Trung Quốc và úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả Việt Nam tổng chi chưa đến 400 triệu USD; trong đó Việt Nam chiếm chưa đến 2,5% trong số đó.
Mặc dù có mức chi cho nghiên cứu thị trường thấp, nhưng các chuyên gia cho biết, ngành nghiên cứu thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá cao lên đến 23,3% và chỉ đứng sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 28%. Đây là một con số ấn tượng so với mức trung bình của thế giới là 5,1%.
Đúng như dự kiến mức chi phí dành cho nghiên cứu thị trường Việt Nam sẽ lên khoảng hơn 16,5 triệu USD vào năm 2006, và chi phí nghiên cứu cho thị trường máy vi tính chiếm gần 40% trong tổng số chi phí dành cho nghiên cứu thị trường.
Theo các chuyên gia, thông thường những khu vực có kinh tế tăng trưởng cao thì tăng trưởng của ngành nghiên cứu thị trường cũng cao. Điều này phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam khi các doanh nghiệp ngày càng phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu kéo theo nhu cầu điều tra nghiên cứu thị trường cũng tăng lên. Đây là những cơ hội tốt cho ngành nghiên cứu thị trường phát triển tại Việt Nam. đồng thời cũng là dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp máy vi tính nói chung và công nghệ thông tin nói riêng. Điều này cũng hứa hẹn thời đại công nghệ thông tin sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại nước ta.
b. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh
Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doang thương mại cũng phải huy động các nguồn vốn (bằng tiền và tài sản) của chính bản thân doanh nghiệp hoặc huy động các nguồn lực từ bên ngoài; con người và công nghệ…nhằm đưa vào hoạt động kinh doanh để tạo ra các sản phẩm va dịch vụ, đồng thời thu được lợi nhuận.
Tuy nhiên hiện nay trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vấn đề huy động và sử dụng các nguồn lực phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước ta.
Do đó, các tiêu chí được đặt ra khi huy động vầ sủ dụng nguồn lực là:
Một là, khai thác và sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là tất cả của cải vật chất do thiên nhiên tạo ra, bao gồm các tài nguyên có trên mặt đất (thảm thực vật, hệ động vật, nguồn nước mặn...), các tài nguyên trong lòng đất (khoáng sản, nguồn nước ngầm) và trong không gian (ánh nắng mặt trời, gió, không khí...). Để khai thác và sử dụng bền vững, người ta phân chia tài nguyên thiên nhiên thành các loại chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên vô hạn (ánh sáng mặt trời, thuỷ triều...) và tài nguyên thiên nhiên hữu hạn (khoáng sản, đất đai...)
Hai là, phát huy nguồn nhân lực, lao động và vốn con người: nhân lực, lao động và vốn con người hay nói khái quát là con người - yếu tố trung tâm của sản xuất xã hội, phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và từng địa phương, mỗi doanh nghiệp.
Phát huy nguồn nhân lực là việc khai thác, sử dụng và nâng cao nguồn nhân lực trên tất cả các phương diện: số lượng và chất lượng, khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như: nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo... thông qua giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn...
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chỉ số HDI, cần cải thiện tình hình sức khoẻ, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo; phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhập bình quân đầu người.
Về lao động, đây là một yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Việc phát huy yếu tố lao động thực chất là làm tăng cả về số lượng, chất lượng lao động và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Trong nền kinh tế, số lượng lao động thể hiện ở một số chỉ tiêu như: tỷ trọng của lao động so với dân số, tỷ lệ có việc làm (hay ngược lại là tỷ lệ thất nghiệp)... Hiện nay, Việt Nam đang là nước có dân số trẻ với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khá cao (tỷ lệ vàng). Đây được coi là một lợi thế của nước ta. Tuy nhiên, do khả năng tạo việc làm của nền kinh tế chưa cao nên một bộ phận không nhỏ lao động thiếu việc làm, một bộ phận khác phải xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc phát huy lao động về mặt chất lượng thể hiện qua việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính... Điều này có thể thực hiện thông qua đào tạo nghề, học tập văn hóa. Do đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được coi là một tiêu chí quan trọng về chất lượng lao động. Ngoài ra, việc phát huy yếu tố lao động còn dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả lao động, nâng cao năng suất lao động.
Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn cần những lao động có chất lượng với trình trình độ chất xám cao. Đó cũng là đòi hỏi đặc thù của ngành này.
Về vốn con người, đây là "mặt chất" của nguồn nhân lực. Vốn con người bao gồm năng lực, tri thức và kỹ năng của con người. Phần lớn vốn con người được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo để hình thành tri thức và các kỹ năng xã hội của con người.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, con người đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra các công nghệ mới, phát triển công nghệ.
c. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng.
Doanh nghiệp thương mại là tổ chức trung gian tiến hành hoạt động cơ bản là mua và bán hàng hoá. Do đó, để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục, luôn đảm bảo đủ hàng hoá để bán thì doanh nghiệp thương mại cần tôt chức tốt các công tác sau:
* Tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng, mua hàng:
Đây là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại, là khâu hoạt động nghiệp vụ kinh doanh mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá.
Tạo nguồn và mua hàng là điều kiện quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Hoạt động này được coi như điều kiện không thể thiếu được trong kinh doanh thương mại.; là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thương mại tiến hành hoạt động kinh doanh được kịp thời, thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời tạo nguồn và mua hàng tốt còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được nguồn hàng ổn định, khắc phục được tình trạng ứ đọng hàng hoá gây khó khăn trong khâu dự trữ, bảo quản. Mặt khác, tạo nguồn mua hàng còn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thương mại được thuận lợi hơn.
* Tổ chức tốt hoạt động bán hàng.
Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sự chuyển hoá này là bước nhảy nguy hiểm chết người, khó khăn nhất.
Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống; không những thế bán hàng còn là khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả thị trường.
Một hoạt động bán hàng coi là được tổ chức tốt nếu nó trải qua đủ 4 bước sau:
Bước 1: Xây dựng ban giám đốc mớiMục tiêu: Mở rộng mạng lưới của Doanh nghiệp và tạo ra những “bộ não” đáng tin cậyDoanh nghiệp cần có các nhà đầu tư mới, một mạng lưới quan hệ rộng rãi cùng những người ủng hộ nhiệt tình. Hãy quy tụ những người tuyệt vời nhất trong số họ để xây dựng một ban giám đốc chính thức. Trong số những thành viên của ban giám đốc cần có ít nhất một nhà đầu tư để đại diện cho tập thể những nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư có thể yêu cầu bạn dành cho họ một chiếc ghế chính thức.Phần còn lại của ban giám đốc nên bao gồm những người am hiểu về hoạt động kinh doanh có kinh nghiệm quản lý thực tế và có thể thúc đẩy các mối quan hệ nhằm mở rộng cánh cửa đến với các khách hàng tiềm năng.Doanh nghiệp “tận dụng” tối đa kinh nghiệm chuyên môn của những người trong ban giám đốc, qua đó mở rộng quy mô tài chính, công nghệ, quản lý và sản xuất kinh doanh. Sự phấn khích được tham gia vào một hoạt động khởi sự nào đó luôn là nhân tố quan trọng để bạn thu hút các nhân tài. Sau đó mới đến yếu tố cổ phần. Song có một quy tắc chung bạn cần chú ý: các thành viên ban giám đốc nên được nhận mức tỷ lệ cổ phần như nhau.Bước 2: Phát triển kế hoạch tiếp thị và bán hàng
Mục tiêu: Thiết lập một tập thế thực thi các chiến lược mục tiêuKhi doanh nghiệp chuẩn bị bước chân vào thị trường, những ưu tiên nhân sự của bạn sẽ chuyển từ yếu tố chuyên môn kỹ thuật phục vụ việc thiết kế sản phẩm sang việc xây dựng một tập thể nhân viên tiếp thị và bán hàng.Trong tập thể nhân viên nên có ít nhất một hoặc hai người chuyên tiếp xúc với khách hàng. Sẽ thật tuyệt vời nếu họ có thể hoàn tất một vài giao dịch mua sắm, nhưng điều quan trọng nhất, trong lúc này,là đánh giá xem các khách hàng tiềm năng phản ứng như thế nào trước cách xúc tiến bán hàng của bạn. Nếu phương thức là hiệu quả, hãy nhân rộng ra toàn thể công ty.Các nỗ lực tiếp thị nên có một mục tiêu cụ thể để hỗ trợ chiến lược phát triển chung của cả công ty. Hãy đảm bảo rằng tất cả các giải pháp tiếp thị và bán hàng đều hướng đến mục tiêu đó.Trường hợp minh họa:Krugle - một công ty tìm kiếm trực tuyến giúp đỡ các lập trình viên tìm kiếm các code phần mềm mã nguồn mở - đã tổ chức một hội nghị quy mô nhằm giới thiệu sản phẩm khi mới khởi sự. Hội nghị này là bước mở đầu thành công của Krugle.Rất nhiều các công ty mới khởi sự không có một chiến lược tiếp thị theo kiểu hội nghị giới thiệu như Krugle. Cách thức này vượt xa khỏi những giới thiệu, quảng bá đơn thuần. Krugle đưa ra các mục tiêu cụ thể: tự khẳng định vị thế bản thân như một nhà cung cấp tiềm năng trên thị trường, thu hút những người dùng thử sản phẩm và đảm bảo an toàn cho các khoản vốn đầu tư bổ sung.Kết quả? Công ty đã có được trên 35.000 người sử dụng thử sản phẩm và thu hút hơn 5 triệu USD vốn đầu tư. Không những vậy, hãng còn được nhìn nhận như một nhà cung cấp hàng đầu thị trường.Bước 3: Mở văn phòngMục tiêu: Mở văn phòng với mức chi phí thấp nhất có thểVề lý thuyết, việc mở một văn phòng nên là lý do để ăn mừng: đó là cơ hội để bạn treo tấm biển áp phích lớn trước cửa nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Trên thực tế, việc này luôn ẩn chứa nhiều rủi ro: không ít công ty non trẻ đã gặp thất bại khi tự khoá mình trong những thoả thuận thuê địa điểm văn phòng đắt đỏ.Doanh nghiệp cần xem việc thuê văn phòng làm việc như một kế hoạch tạm thời. Hãy xác định diện tích cụ thể bạn cần trong thời điểm hiện tại và trong 12 tháng tới diện tích sẽ là bao nhiêu. Đơn vị diện tích có thể tính cụ thể theo đầu người làm việc.Địa điểm trung tâm không phải là yếu tố quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần chú ý tới sự linh hoạt trong hợp đồng thuê địa điểm, các điều kiện thiết yếu đi kèm như internet tốc độ cao, hệ thống điện thoại, máy in, máy fax,…Một lựa chọn khác là chung văn phòng với một công ty mới khởi sự khác, hay thuê lại một phần địa điểm của một tập đoàn lớn. Đây là cách có thể giảm tới 50% chi phí thuê văn phòng làm việc cho doanh nghiệp mình
Bước 4: Xâm nhập thị trườngMục tiêu: Bắt đầu công việc bán hàng!Có nhiều cách để đưa một sản phẩm mới ra thị trường. Cách đơn giản nhất là đính mác giá vào sản phẩm và bày bán. Nhưng cách này chỉ thành công khi doanh nghiệp biết rõ khách hàng của mình là ai. Tuy nhiên, chắc hẳn doanh nghiệp vẫn cần đầu tư để thu hút thêm sự chú ý của mọi người.Chẳng hạn như tham gia các hội chợ thương mại là cách thức phổ biến để quảng bá về sản phẩm/dịch vụ, nhưng bạn chỉ nên làm điều này khi biết chắc sau hội chợ sẽ có một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng biết đến bạn.
Do đó, doanh nghiệp thương sử dụng các hình thức sau để nhanh chóng thâm nhập thị trườngGửi tặng sản phẩm. Nếu bạn đang bán một sản phẩm/dịch vụ có thu phí, hãy lên danh sách những người bạn muốn trở thành khách hàng của bạn nhất. Sau đó gửi sản phẩm miễn phí cho họ. Bằng cách này, bạn sẽ gây được thiện cảm và nhiều khả năng những người được tặng quà sẽ là những khách hàng trung thành và giới thiệu về bạn tới nhiều người khác.Tiếp thị trực tuyến. Weblog là một công cụ tiếp thị hiệu quả ngày nay, nhưng bạn đừng xem nó như các phương thức truyền thông khác. Trực tuyến, đó là một yếu tố thiết yếu để mài sắc và gửi đi các thông điệp của bạn tới một số lượng lớn khách hàng tiềm năng.Đưa ra những thủ thuật quảng cáo thông minh. Một yếu tố độc đáo có thể tạo ra những ánh hào quang lớn nếu nó gây ra sự ngạc nhiên, thú vị và hướng đúng tới các khách hàng mục tiêu.
* Tổ chức hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá: Mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong xã hội một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và liên tục. Dự trữ đảm bảo cung cầu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả tái sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, dự trữ còn là một đại lượng thể hiện sức mạnh của nền kinh tế quốc dân vì nó thể hiện sự phong phú, dồi dào, sự ổn định giá cả, ổn định thị trường của hàng hoá.
Đồng thời doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hoá, có như thế doanh nghiệp mới có hàng hoá đ._.ủ tiêu chuẩn chất lượng cũng như số lượng hàng hoá.
* Tổ chức hoạt động vận chuyển, xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng.
Doanh nghiệp cần chú ý đến công tác vận chuyển, giao nhận, xếp dỡ hàng hoá, vì nếu làm tốt các công tác này doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp cần lựa chon được các nguồn hàng cũng như các phương tiện vận chuyển hợp lý.
Doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm: bán hàng cá nhân, hội chợ triển lãm, quảng cáó, sử dụng các quan hệ công chúng, quảng bá sản phẩm qua internet, điện thoại…
* Quản trị vốn, phí, hàng hoá, nhân sự trong hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh là thể hiện bằng tiền (tiền Việt Nam, vàng bạc, đá quý..) hay bằng tài sản. Vốn của doanh nghiệp thương mại gồm vốn lưư động và vốn cố định. Quản trị vốn trong doanh nghiệp thương mai nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu qủa nguồn vốn, đồng thời có thể huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước để có thể đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Mặt khác, quản trị vốn còn là công tác đảm bảo cho nguòn vón sau mỗi chu kỳ kinh doanh sẽ được bảo toàn và phát triển.
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Quản lý chi phí kinh doanh nhằm nắm rõ được các khoản chi, các nguyên tắc chi trả, chế độ thanh toán, mức doanh thu, lợi nhuận thu được nhằm có thể tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý các chi phí không cần thiết trong kinh doanh đồng thời có thể giảm thiểu tối đa các tổn thất.
Quản lý hàng hoá tức là người kinh doanh thương mại phải hiểu về hàng hoá đó với đặc tính cơ lý, hoá học của hàng hoá; đồng thời phải biết cách bao gói, sắp xếp, bảo quản hàng hoá, giữ gìn hàng hoá.
Quản trị nhân sự là quản trị các hoạt động liên quan đến nhân sự như duy trì, phát triển và sủ dụng có hiệu quả nhân tố con người. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, tổ chức sắp xếp, công tác đãi ngộ nhân sự, phân cấp, phân quyền trong quản trị nhân sự luôn được đề cao.
1.2.3 Đặc điểm thị trường tin học và thị trường máy vi tính trên thế giới
1.2.3.1. Tình hình CNTT thế giới
a. Thế giới: tăng trưởng 7.1% Năm 2005 – theo số liệu của Gartner Dataquest - thị trường CNTT toàn cầu tăng trưởng 8.4% tính theo giá trị USD, và nếu bỏ đi việc trượt giá đồng USD thì tốc độ tăng trưởng là 7.1%. Tháng 3/2006, IDC công bố số liệu thấp hơn một chút là 6.9%. Dù sao đây là tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ 5% của năm 2004 – và vượt qua khá nhiều dự báo trước đó chỉ dám đưa ra các con số từ 2.5% đến 6%. Tổng giá trị toàn thị trường CNTT toàn cầu (không kể viễn thông) đã vượt ngưỡng 1000 tỷ USD. Một số công ty tư vấn – trong đó có Forrester - dựa trên tình hình phát triển thị trường trong các thập kỷ qua - cho rằng 2005-2008 là thời kỳ thị trường CNTT tăng mạnh trong chu kỳ 8 năm tính từ năm 2001, và theo thông lệ các năm cuối chu kỳ tốc độ tăng trưởng thị trường sẽ khá tốt – sau đó sẽ giảm xuống còn 4-5% sau năm 2008. Nếu tính riêng cho mảng dịch vụ CNTT thì tốc độ tăng trưởng là 6% (theo Gartner Dataquest, giá trị của thị trường này năm 2005 là 624 tỷ USD so với con số 589 tỷ USD năm 2004). Nếu từ năm 2004 trở về trước dịch vụ gia công (outsoursing) là động lực chính - thì trong năm 2005, tốc độ tăng của mảng này thấp hơn các dịch vụ hỗ trợ dự án (project-based services & software support). Chi tiêu cho phần cứng vẫn tăng trưởng mạnh hơn chi tiêu cho phần mềm/dịch vụ (tăng trưởng khoảng 9%). Một nguyên nhân được IDC đưa ra là trong năm 2005 các thiết bị mua để nhằm khắc phục sự cố Y2K đã đến lúc phải thay thế. Thị trường máy tính cá nhân vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 2 con số (tăng 16% theo CityGroup, với số lượng lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 triệu máy tính cá nhân/năm). Chỉ số chứng khoán của các công ty CNTT - TT trên thị trường cũng chứng tỏ năm 2005 là năm phát triển khá ổn định tính từ thời điểm phục hồi của ngành CNTT-TT toàn cầu từ tháng 10/2002. Chỉ cố Nasdaq của ngành Computers và Telecommunications(10/2002 – 12/2005)
b. Khu vực Châu Á – Thái bình dương: tăng 9%
Thị trường CNTT khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng với tốc độ cao (9%/năm), trong đó 2 quốc gia “tỷ người” tăng trưởng với tốc độ 2 con số: Ấn độ tăng 21%, Trung quốc tăng 14%. Thị trường dịch vụ CNTT trong khu vực này (không tính Nhật bản) trong năm 2005 là 29.5 tỷ USD. Riêng nguồn công việc mang tính gia công của các nước trong khu vực cũng tăng theo. Giá trị thị trường gia công CNTT của các nước trong khu vực này (không tính Nhật bản) là 9.6 tỷ USD, và IDC dự báo sẽ tăng lên 10.5 tỷ USD trong năm 2006.
Danh sách 10 nước có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới công bố tháng 6/2005 lần lượt là Đan Mạch, Thuỵ Điển, Singapore, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Na uy, Hà Lan, Phần Lan, Canada, Hàn quốc – Anh ra khỏi danh sách Top 10 và Singapore nhảy từ vị trí 13 lên vị trí thứ 3. IDC cũng công bố 4 nước xếp cuối bảng gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn độ, Việt nam và Indonesia. Việt nam từ vị trí thứ 52 chuyển xuống vị trí thứ 53 cuối bảng, trong đó các chỉ số về Computer, Internet, Telecom và Social ở các vị trí tương ứng là 53 (cùng hạng với Indonesia), 51 (trên Ấn độ và Thổ Nhĩ Kỳ), 51 (trên Ấn độ và Indonesia) và 52 (trên Indonesia).
1.2.3.2 Tình hình thị trường máy vi tính trên thế giới
Đà tăng trưởng hai con số của thị trường máy tính thế giới vẫn được duy trì trong quý cuối cùng của năm 2007, theo báo cáo thống kê quý IV của hai công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu, IDC và Gartner, đưa ra.
Mặc dù sử dụng hai cách tính khác nhau, nhưng cả hai công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới đều cho ra một đáp án chung, đó là tốc độ tăng trưởng của thị trường máy vi tính thế giới trong quý IV/2007 tương đương với tốc độ của quý III. IDC cho biết, lượng máy tính bán ra trên toàn thế giới trong quý cuối cùng của năm vừa qua đã tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, từ 67 triệu chiếc lên 77,4 triệu chiếc. Trong khi đó, mức tăng trưởng mà Gartner đưa ra là 13,1%, từ 67,1 triệu chiếc của quý IV năm 2006 lên 75,9 triệu chiếc. Trong quý III, IDC cũng đưa ra mức tăng trưởng 15,5%, trong khi con số mà Gartner tính được là 14,4%.
Theo IDC, sở dĩ thị trường PC thế giới đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như vậy là nhờ sức tiêu thụ lớn của mặt hàng máy tính xách tay và kết quả kinh doanh thành công của hai công ty hàng đầu là Dell và Acer, sau khi chuyển sang các kênh phân phối mới. Dell đã bắt đầu bán hàng qua các kênh bán lẻ như hệ thống chuỗi các cửa hàng Wal-Mart hay Staples, trong khi trước đây, hãng này chỉ áp dụng mô hình bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tuy vẫn dự đoán mức tăng trưởng hai con số của thị trường PC thế giới sẽ được duy trì trong năm 2008 và có thể kéo dài đến năm 2009, nhưng IDC cũng cho rằng trong thời gian tới, tốc độ này sẽ chậm lại.
Theo cách tính toán của IDC, năm 2007 vừa qua, cả thế giới đã tiêu thụ được 269 triệu chiếc máy tính, tăng 14,3% so với năm 2006. Trong khi đó, Gartner lại cho rằng, đã có 271,2 triệu chiếc máy tính được các hãng bán ra trong năm vừa qua, tăng 13,4% so với một năm trước đó.
Các chuyên gia cho rằng, kết quả kinh doanh vừa được công bố đã phác họa một cách chân thực nhất bức tranh của thị trường PC thế giới trong năm 2007 vừa qua, đó là tăng trưởng nhanh ở những khu vực kinh tế mới nổi như châu Á - Thái Bình Dương, và chậm hơn ở những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.
Cuối năm 2006, Hewlett-Packard đã vượt qua Dell để trở thành công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, và vị trí đó vẫn được duy trì cho đến hết quý IV/2007. Cả IDC và Gartner đều cho biết, thị phần mà HP đang nắm giữ là 19%, trong khi quý IV/2006, con số tương ứng mà IDC đưa ra chỉ là 17,8%, còn của Gartner là 17,4%. Cả hai công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu cũng thống nhất rằng, lượng máy tính mà HP bán ra trong quý IV/2007 tăng 23% so với cùng kỳ năm 2006.
Theo IDC, thị phần của Dell trong quý vừa qua trên thị trường máy tính thế giới là 14,6%, còn theo cách tính của Gartner, con số đó là 14,5%. So với quý IV năm 2006, lượng máy tính mà Dell đã tiêu thụ được trong ba tháng cuối năm 2007 đã tăng 17%.
IDC cho biết, Acer đã đánh bại Lenovo để vươn lên vị trí thứ ba, với 9,6% thị phần, trong khi đối thủ đến từ Trung Quốc chỉ chiếm 7,5% thị phần. Trong khi đó, công thức tính của Gartner lại cho ra kết quả, thị phần của Acer và Lenovo lần lượt là 9,5% và 7,7%.
Cả IDC và Gartner đều thống nhất vị trí thứ 5 thuộc về hãng máy tính Nhật Bản, Toshiba, với gần 4% thị phần toàn cầu.
1.2.4 Đặc điểm thị trường tin học và thị trường máy vi tính Việt Nam
1.2.4.1 Đặc điểm thị trường tin học Việt Nam
Năm 2005: Thị trường CNTT Việt nam: tăng 20.9%, trong đó phần mềm/dịch vụ tăng 41.4% Thị trường CNTT Việt nam năm 2005 đạt con số 828 triệu USD, tăng trưởng 20.9% - gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng chung của khu vực Châu Á – Thái bình dương, trong đó phần cứng tăng 15.6%, phần mềm/dịch vụ tăng 41.4%. Mặc dù không bằng tỷ lệ tăng trưởng của năm trước nhưng đây vẫn là con số tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh chi tiêu CNTT toàn cầu tăng ở mức 7%/năm.
Năm 2006 thị trường CNTT Việt Nam tăng 17,4 %,có giảm đáng kể so với năm 2005.
Năm
Thị trường phần mềm/dịch vụ
Thị trường phần cứng
Tổng
(triệu USD)
Tăng trưởng
(%)
2000
50
250
300
-
2001
60
280
340
13,3
2002
75
325
400
17,6
2003
105
410
515
28,8
2004
140
545
685
33,0
2005
198
630
828
20,9
2006
232
740
972
17,4
2007
313
768
1081
11,2
Bảng 1: Thị trường CNTT Việt nam 2000-2007 (triệu USD)
Theoitpc. hochiminhcity.gov.vn
1.2.4.2 Đặc điểm thị trường máy vi tính Việt Nam
Theo thống kê, hiện các dây chuyền sản xuất - lắp ráp máy vi tính của các DN trong nước đạt công suất 400 ngàn máy tính/năm. Song máy có thương hiệu, có tên tuổi như VTB, Mêkông Xanh, RoBo… chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn chỉ 13-18% thị phần. Bởi: Người tiêu dùng còn ngán ngại khi sử dụng máy tính thương hiệu Việt.
Theo đánh giá của các chuyên gia, máy vi tính mang thương hiệu Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp ở thị trường trong nước là do nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng máy vi tính cá nhân trong xã hội chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của chất lượng. Giá cả vẫn được xem là yếu tố quan trọng nên máy vi tính lắp ráp từ các cơ sở nhỏ lẻ không thương hiệu có giá thành rẻ hơn
được tiêu thụ nhiều. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ thông tin cấp quốc gia, cấp Bộ, các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng... khi có nhu cầu trang bị vẫn tin dùng các máy vi tính có thương hiệu tiếng tăm như Intel, HP, Compaq, IBM... dù giá thành cao hơn nhiều.
Thị trường máy vi tính thương hiệu trong nước không được mở rộng cũng do đa phần các DN sản xuất-lắp ráp trong nước hoạt động còn rời rạc, nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm xây dựng, phát triển thương hiệu và luôn bị lấn áp trước các thương hiệu của các công ty đa quốc gia, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, có sức cạnh tranh mạnh.
Máy vi tính thương hiệu Việt Nam chưa có nền công nghiệp vững chắc, chưa tận dụng được lợi thế của nước đi sau tiếp cận nhanh các công nghệ tiên tiến, đầu tư còn dàn trải và trình độ công nghệ vẫn ở dạng lắp ráp.
Một trở ngại nữa cho phát triển máy tính thương hiệu Việt là hiện các doanh nghiệp sản xuất-lắp ráp hiện vẫn chịu mức thuế doanh thu như các ngành nghề khác. Thậm chí, giữa các đơn vị cùng lắp ráp-sản xuất mức thuế này cũng chưa công bằng: cơ sở lắp ráp không thương hiệu được nộp thuế doanh thu theo kiểu tự khai và thỏa thuận với cơ quan thuế. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất trong nước với nhau, làm bất lợi cho các thương hiệu đăng ký nghiêm túc. Trong vài ba năm trở lại đây, công nghiệp phần mềm có hằng loạt chính sách ưu đãi đầy tính động viên thì công nghiệp phần cứng vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu cũng như bảo hộ thương hiệu.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh máy vi tính:
1.3.1 Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Các chính sách và quy định của nhà nước
Đây là yếu tố chi phối mạnh mẽ khả nâng thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra các cơ hội cũng như các rào cản trong kinh doanh thương mại.
Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù phát triển ở Việt Nam một thời gian nhưng đây vẫn là một lĩnh vực khá mới, và giai đoạn này, CNTT nước ta đang có điều kiện phát triển. Bởi lĩnh vực này đang ngày càng được sự quan tâm và ủng hộ lớn của nhà nước ta. Do đó, các chiến lược phát triển CNTT và đường lối ngoại giao của nước ta cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.
*Chiến lược phát triển CNTT nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc kích cầu tạo cơ hội cho công ty phát triển và nâng cao doanh số trong lĩnh vực này.
Cụ thể: Ngày 06 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.
Hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam kinh doanh lĩnh vực này, do đó, cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt hơn, việc kinh doanh mặt hàng máy vi tính cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chính nhờ đó mà đã hình thành lên bản lĩnh kinh doanh của các thành viên trong công ty.
* Đường lối ngoại giao của nhà nước cũng là một nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đường lối ngoại giao tốt đã tạo được những đột phá trong hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với hầu hết các nước, nâng cao hiệu quả của nhiều mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược, tranh thủ được sự hỗ trợ phát triển, cũng như thu hút làn sóng đầu tư từ các nước vào Việt Nam. Mặt khác, hiện nay các thiết bị CNTT mang tính chất công nghệ cao thì chủ yếu nước ta vẫn còn phải nhập khẩu. Do đó, đương lối ngoai giao tốt tạo điều kiện cho công ty nhanh chóng tiếp cận và đưa sản phẩm mới, công nghệ cao vào trong nước, vừa nghiên cứu và phát triển ngành này ở trong nước.
* Chính sách thuế cũng là một nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi cách tính thuế đối với mặt hàng này có thể ảnh hưởng nhiều đến giá bán của sản phẩm. Máy vi tính là một mặt hàng có giá trị cao nên mặt hàng này vẫn được đánh thuế khá cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số và khả năng bán hàng của công ty.
1.3.1.2 Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành
Doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng giồng những mặt hàng của công ty hoặc những mặt hàng có thể thay thế cho nhau.
Việt Nam là một trong 20 nước sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, do đó các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều như Intel, HP, Compaq…(hãng của nước ngoài) và các hãng của Việt Nam như IBM VTB, Mêkông Xanh, RoBo…Bởi vậy tính cạnh tranh ở thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này cũng gây ra một áp lực lớn đối với cán bộ cũng như tập thể nhân viên trong VH.,JSC trong việc tìm chỗ đứng trên thị trường.
1.3.1.3 Khách hàng của doanh nghiệp
Khách hàng là những nhóm cá nhân hoặc nhóm người có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn.
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang cùng cạnh tranh trên thương trường. Khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, khách hàng sẽ dễ dàng so sánh sản phẩm của công ty này với sản phẩm của công ty khác hay chuyển hẳn sang sử dụng sản phẩm của công ty khác chỉ bằng một cái “click” chuột. Do đó để có thể cạnh tranh được trên thị trường, điều doanh nghiệp thực sự cần chính là lòng trung thành của khách hàng.
Trong thời đại của thương mại điện tử, các nghiên cứu chỉ ra rằng điều mà khách hàng cần nhất ở doanh nghiệp chính là chữ “tín”. Mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp chính là một trong những tài sản giá trị nhất, nếu nói quá lên một chút, giá trị hơn các tài sản khác của doanh nghiệp gộp lại, đơn giản vì:
Không quan hệ khách hàng = không lợi nhuận
Do đó, điều cốt yếu của một doanh nghiệp chính là tìm kiếm và giữ chân được khách hàng. Nếu doanh nghiệp có những khách hàng trung thành thì gần như chắc chắn các khách hàng đó sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng trung thành không chỉ sử dụng sản phẩm, chính họ sẽ mang lại những khách hàng mới cho doanh nghiệp đó vì một lý do đơn giản là họ muốn người thân, bạn bè của họ sử dụng cùng một loại sản phẩm như họ.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, với 5% số khách hàng trung thành, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng từ 25% đên 95%.
Vì thế, để có thể giữ chân khách hàng, một doanh nghiệp có thể được tư vấn sử dụng CRM cho mục đích đó và thêm nhiều lợi ích khác. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có những kết quả cốt yếu nhất, tốt nhất? Đó là những nỗ lực để từng ngày chiếm được tình cảm, tâm trí của khách hàng, chú trọng tới từng sự tương tác dù là nhỏ nhất của doanh nghiệp với khách hàng. Các mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng bền chặt chỉ có thể xuất phát từ sự tín nhiệm của khách hàng tăng dần qua rất nhiều lần tương tác với doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến lòng tin của khách hàng nữa. Từ đó doanh nghiệp sẽ có được những khách hàng trung thành thay vì những khách hàng chỉ đến một lần.
Khi sở hữu lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp đang có trong tay một tài sản hết sức giá trị; tuy nhiên đó lại không phải là một cái gì “trời cho”, thực tế cho thấy không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết cách tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
1.3.1.4 Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng nền kinh tế:
Ngày nay, khoa học và công nghệ đang được nhìn nhận như một thành tố vô cùng quan trọng, quyết định vị thế cạnh tranh, sức bật và sức mạnh của một quốc gia. Khoa học và Công nghệ đã và đang giữ vai trò như một lực lượng sản xuất trực tiếp với nghĩa là tự nó quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như hiệu quả của công tác quản lý xã hội; hơn thế nữa, nó cũng được xem như là yếu tố quyết định tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Trong hơn 10 năm đổi mới, nhìn nhận từ góc độ quản lý Khoa học và Công nghệ, Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng vai trò của Khoa học và Công nghệ, xem đó là biến số chiến lược của sự phát triển kinh tế-xã hội một cách toàn diện.
Sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mặt hàng nmáy vi tính. Bởi mặt đây là mặt hàng đòi hỏi trình độ công nghệ cao.Công nghệ càng phát triển kéo theo sự phong phú, đa dạng của máy vi tính.
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định, cơ sở hạ tầng hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội nó bao gồm không chỉ những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản xuất vật chất mà còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất ra đời sống xã hội. Cơ sở hạ tầng kinh tế nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế đa thành phần, trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác. Tính chất đan xem quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế làm cho nền kinh tế sống động, phong phú mang tính phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú của nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng của một đất nước phát triển phản ánh trình độ phát triển cao của các thành phần kinh tế trong nước đó. Do đó, khi cơ sở hạ tầng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực cũng có các điều kiện để phát triển. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh lĩnh vực CNTT, vì khi nước ta sắp bước sang nền kinh tế thị trường thì mức độ truy cập và sử dụng các sản phẩm CNTT, do đó ngành này hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận Bởi vậy việc kinh doanh mặt hàng máy vi tính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
1.3.1.5 Vấn đề hội nhập của ngành đối với nền kinh tế khu vực và trên thế giới
Trong bối cảnh hội nhập, CNTT luôn là thứ hội nhập và ra thị trường quốc tế nhanh nhất. Trong xu thế hội nhập, CNTT có vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới gần 80% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều trong số họ vừa thiếu vốn mở rộng sản xuất - kinh doanh, vừa thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là công cụ quản lý hiện đại, khoa học... Điều đó khiến khả năng cạnh tranh của DNNVV yếu, có nguy cơ thua trên “sân nhà” khi hội nhập. Vì vậy, họ cần được trang bị nhiều hơn những công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó CNTT là yếu tố hàng đầu.Nhiều tên tuổi lớn về CNTT hẳn cũng nhìn ra điều này.
1.3.2 Các nhóm yếu tố thuộc doanh nghiệp
1.3.2.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố rất cần thiết và có sự quan tâm của rất nhiều đối tượng liên quan, cụ thể như:
- Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Vấn đề quan tâm nhất là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị còn quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm, phúc lợi xã hội, công ăn việc làm cho công nhân viên, môi trường. - Với chủ nợ như ngân hàng, người cho vay, họ thường quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy, họ thường quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến nguồn vốn của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Các nhà đầu tư thường quan tâm đến báo cáo tài chính để tìm hiểu thông tin về tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời trong hiện tại và tương lai. Do các nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn ... - Còn các nhà cung cấp cần phải biết khả năng thanh toán của của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai để quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp thanh toán sau hay không. - Người lao động thường quan tâm đến hoạt động bền vững và khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định gắng bó lâu dài với doanh nghiệp.- Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, ...đều có sự quan tâm tương tự ở góc độ này hay góc độ khác.
Kinh doanh mặt hàng máy vi tính càng cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng tài chính. Bởi mặt hàng này đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn. Người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều đến khả năng tài chính của doanh nghiệp bởi nó là thước đo đánh giá được doanh nghiệp ấy có khả năng cung cấp những mặt hàng đảm bảo chất lượng hay không hay có những mặt hàng mới, tiên tiến phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của họ hay không. Mặt khác khả nằg tài chính cũng liên quan nhiều đến việc doanh nghiệp có tổ chức được các dịch vụ bảo hành hoàn hảo không.
1.3.2.2 Cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm nhà cửa, kho tàng, máy móc, trang thiết bị…cơ sở vật chất quyết định đến việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định đến các quy trính sản xuất cũng như việc ra các quyết định liên quan đến quy mô sản xuất của chính bản thân doanh nghiệp.
Vĩnh Hưng.,JSC là doanh nghiệp trung gian trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính do đó áp lực về cơ sở vật chất đối với doanh nghiệp là không lớn nhưng không phải là không cần thiết. Ví dụ như khi khách hàng có nhu cầu mua máy vi tính, doanh nghiệp cần nhập máy tính về, trước khi xuất cho khách hàng chắc chắn vẫn có thời gian lưu kho tuy cũng chỉ vài ngày do đó doanh nghiệp vẫn phải có kho để cất trữ sản phẩm tạm thời.
1.3.2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,.. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam.
Chính vì vậy mà ngay từ đầu VH.,JSC tuyển chọn cho mình đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực CNTT tại cac trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước; lại thường xuyên được cử đi đào tạo tại các hãng cung cấp giải pháp sản phẩm công nghệ thông tín. VH.,JSC tập trung được đội ngũ nhân viên hùng hậu, năng động đầy trẻ trung và nhiệt huyết
1.3.2.4 Bộ máy quản lý của doanh nghịêp
Hiện tại, doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa chi phí quản lý là 28,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 23,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên,do hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên công ty thường xuyên phải thuêchuyên gia và đào tạo để ứng dụng CNTT có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý.
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp hiện tại bao gồm: hội đồng quản trị và ban giám đốc.
1.3.2.5 Các hoạt động dịch vụ khách hàng
Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiên bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường.
Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quảng cáo uy tín của doanh nghiệp và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo và tuyên truyền, doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy định 6 bước như sau:
- Xác định rõ đối tượng tác động mục tiêu là ai, là người mua tiềm năng, người sử dụng hiện tại, người quyết định mua hàng hay người có tác động ảnh hưởng, cá nhân hay tổ chức.
- Xác định các mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu cần phải đạt được có thể chỉ là thông báo (khi bắt đầu quảng cáo và tuyên truyền) hoặc mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm và sự phục vụ của doanh nghiệp, hoặc chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ có thể nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp.
- Lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Có nhiều phương pháp xác định ngân sách như: tuỳ theo khả năng, phần trăm trên doanh số, phương pháp ngang bằng cạnh tranh, phương pháp theo mục tiêu, phương pháp phân tích, so sánh.
- Quyết định các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Nội dung chủ yếu của bước này là lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chú ý tới luật pháp và quy định của Nhà nước về truyền tin và xúc tiến hỗn hợp về ngôn ngữ, biểu tượng, nội đung và các hình thức được ghép và không được ghép.
- Kiểm soát, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh chiến lược khi cần thiết. Các doanh nghiệp để phát triển thị trường và tăng doanh thu cần tăng cường các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp còn có phòng chăm sóc khách hàng để xử lý các khiếu nại và điều chỉnh, cung ứng các dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt với mặt hàng máy vi tính thì phòng bảo hành và chăm sóc khách hàng là vô cùng cần thiết, có như vậy mới củng cố niềm tin vào các khách hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MẶT HÀNG MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VĨNH HƯNG
2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Sự ra đời và phát triển
2.1.1.1 Sự ra đời:
Vài nét khái quát về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng
Tên giao dịch: VinhHung Technology Joint Sock Company
Tên viết tắt: VH.,JSC
Ngày thành lập: 26/04/2002
Trụ sở chính: Số 9 tổ 33 -Dịch Vọng- Cầu Giấy-Hà Nội
Phone: (04) 5 568 168 Fax: (04) 5 568 166
Giám đốc: Ths Bùi Quang Hoà
Trang web: www.adsoft.com.vn
Văn phòng giao dịch:
Miền Bắc: các chi nhánh
+ Hà Nội: Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng
Địa chỉ: 180C Thái Thịnh-Đống Đa-HN
Điện thoại:04 514 6899- Fax: 04 514 6797
Cityphone: 04 917 0340- 04 914 1195
Mobile :0903 202 866- 0903 25 66 89
+ Hải Phòng: Công ty cổ phần VAT
Địa chỉ: 292 Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng
Điện thoại: 031 625 625- 0904 037 373
Miền Trung:
+ Đà Nẵng: Văn phòng đại diện
Đ/C: 35 Lê Đình Thám- Hải Châu- Đà Nẵng
Đ/T: 0511 631 313- 0908 011 889
Miền Nam:
+ TPHCM: Công ty Viễn Đông
Đ/C: 19A Hùng Vương- Phường 4- Q5- TPHCM
Đ/T: 08 8308 308- 0913 229 379
Công ty được thành lập từ năm 1996 từ khi còn là một trung tâm phần mềm quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp. Lúc đó công nghệ thông tin mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam. Hoạt động chính của trung tâm lúc bấy giờ là chuyên sâu về nghiên cứu lĩnh vực Phần mềm kế toán, Phần mềm quản lý ứng dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế.
Đến năm 2002 với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và nhu cầu ngày càng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, ban lãnh._.o các linh kiện máy vi tính thông qua bảng báo giá của công ty)
2.3.2 Chi phí cho hoạt động kinh doanh (HĐKD)
Trước khi mỗi doanh nghiệp bước vào kinh doanh lĩnh vực gì, doanh nghiệp đó luôn phải cân nhắc xem mình sẽ kinh doanh mặt hang gì, chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó là bao nhiêu, loại máy mọc gì để sản xuất ra nó, chi phí cho máy móc đó như thế nào, việc thuê mặt bằng để sản xuất ra sao, chi phí cho đội ngũ nhân công, bán hang và quản lý là bao nhiêu, các loại thuế phải nộp như thế nào… Nhưng dù thế nào thì khi hạch toán các khoản chi phí ấy để đảm bảo sau khi bán được hàng công ty vẫn có lợi nhuận.
Các khoản mục chi phí
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chi phí mua hàng
171 945,517
193 914,047
202 244,293
Chi phí kinh doanh
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý
13 473,492
2315,213
11 158,279
15 042,042
2952,853
12 089,189
16 676,024
4350,186
12 325,388
Chi nộp thuế
-Thuế TNDN
-Thuế NK
-Thuế khác
15 618,507
299,731
15 236,420
82,346
17 450,849
329,125
17 023,153
98,561
19 316,344
352,721
18 862,358
101,265
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 6: Chi phí cho HĐKD của công ty Theo nguồn VH.,JSC
* Chi phí mua hàng
Đây là khoản tiền mà công ty phải trả cho công ty mà VH.,JSC làm đại lý phân phối cho họ (như: IBM, HP, ACER, DELL…). Khoản chi phí này là rất lớn thường chiếm 80-83% chi phí cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn bảng trên ta có thể thấy chi phí mua hàng của công ty qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 13.2% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại chi tăng có 4,07%. Như vậy năm 2006 công ty bán được một lượng hàng rất lớn do đó lượng nhập hàng cuũngnhư chi phí mua hàng tăng lên đáng kể.
* Chi phí kinh doanh: bao gồm chi phí quản lý và chi cho đội ngũ bán hang, chi phí cho việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá về kho của công ty, chi phí đặt hàng, chi phí đưa hang đến tận nơi mà khách hang yêu cầu…Theo bảng trên thì nhìn chung chi phí kinh doanh qua 3 năm đều tăng, năm 2006 tăng 12,71% so với năm 2005 trong đó chi phí bán hang tăng 28,2%; chi phí quản lý tăng 8%. Đến năm 2007 chi phí kinh doanh tăng 11,23% so với năm 2006, trong đó chi phí bán hang tăng 47%, còn chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 2.14%. Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do khoản chi phí bán hang tăng mạnh.
* Chi nộp thuế:
- Thuế TNDN: Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế cho nhà nước. Thông thường các doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước với thuế suất là 30%.. Qua 3 năm công ty đã nộp đấy đủ thuế theo quy định của nhà nước, tổng số thuế mà doanh nghiệp nộp trong 3 năm là 948,577 triệu đồng
- Thuế nhập khẩu:
Trong các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp thì thuế nhập khẩu là lớn nhất, vì với mặt hang máy vi tính, công ty chỉ làm trung gian trong việc buôn bán. Mặt khác, các mặt hang máy vi tính mầ công ty nhập lại chủ yếu là từ nước ngoài như của Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, do đó, công ty phải nộp thuế VAT đầu vào, thuế nhập khẩu và các khoản chi phí liên quan đến việc nhập khẩu cũng như làm thủ tục hải quan. Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam thường mua theo giá CIF (tiền hang+ cước phí+ phí vận chuyển) và bán theo giá FOB (tiền hàng) cảng Việt Nam. Mức thuế suất nhập khẩu được áp dụng cho một lô hang nhập khẩu là 10% tính theo giá trị hang hoá
- Các loại thuế khác:
Là các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp cho việc sử dụng các tài nguyên, các loại thuế cần đóng góp để bảo vệ môi trường, thuế trả tiền thuê nhà, kho…
2.3.3 Doanh thu bán hàng
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VH.,JSC
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
225 216
254 043,648
266 054,624
Thuế &các khoản giảm trừ doanh thu
38 860,331
44 059,043
46 032,053
Doanh thu thuần
186 355,699
209 984,605
220 022,571
Gía vốn mặt hàng
171 945,517
193 914,043
202 244,293
Lãi gộp
14 410,152
16 070,556
17 788,278
Chi phí bán hang và quản lý
13 473,492
15 042,042
16 676,024
Lợi trước thuế
936,66
1028,516
1102,253
Thuế TNDN
299,731
329,125
352,721
Lợi sau thuế
636,929
699,931
749,532
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 7: Kết quả kinh doanh máy tính Theo nguồn công ty VH.,JSC
Năm 2006 doanh thu của công ty đạt 254 043,648 triệu đồng, tăng 12,6% so với năm 2005 (225 216 triệu đồng); chi phí tăng 11,65% hay 1568,55 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại tăng chậm, chỉ đạt 699,931 triệu đồng tức là tăng 10% hay tăng 63,002 triệu đồng. Như vậy đây là năm doanh thu tăng mạnh hơn chi phí nhưng thực tế lợi nhuận laị tăng chậm. Nguyên nhân của kết quả trên là do thuế và cac khoản giảm trừ doanh thu đồng thời do giá vốn của mặt hang bán tăng khá mạnh. Hai khoản này là các khoản chủ yếu làm cho lợi nhuận của công ty không tăng cân xứng với doanh thu và chi phí.
Năm 2007 doanh thu của công ty đạt 266 054 624 triệu đồng tăng 5,01% tức là tăng 12 010,976 triệu đồng so với năm 2006. Chi phí tăng từ 15 042,042 triệu đồng năm 2006 lên 16 676,024 triệu đồng năm 2007 tức là tăng 1633,982 triệu đồng hay tăng 11,1%. Lợi nhuận trong năm này lại tăng 7,02% so với năm 2006. Như vậy năm 2007 mức tăng doanh thu chỉ bằng 1/3 so với mức tăng của năm 2006 so với 2005. Tuy nhỉên mức của lợi nhuận lại tăng nhiều hơn mức tăng của doanh thu, song so với chi phí thì mức tăng này vẫn chậm. Nguyên nhân của việc lợi nhuận năm 2007 tăng nhiều hơn năm 2006 là do công ty có giá vốn hang bán cũng như thuế và các khoản giảm trừ doanh thu tăng ít hơn. Do đó công ty kinh doanh vẫn đảm bảo lợi nhuận được tăng.
Nhìn chung cẩ 3 năm 2005, 2006, 2007 công ty đều có mức tăng về lợi nhuận cũng như doanh số, đây cũng là một điều đáng mừng với ban lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên không vì thế mà toàn thể cán bộ công nhân viên của VH.,JSC cảm thấy đã bằng lòng với kết quả này. Họ vẫn không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn nữa. 2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.4.1 Ưu điểm:
Năm 2006 doanh thu của công ty tăng 12,6%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2005. Mức tăng doanh số của công ty năm 2007 tăng 5,07% nhưng lợi nhuận lại tăng 11,1%. Nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 đạt hiệu quả hơn, nếu so sánh mức doanh thu thu được, giá vốn hàng bán, chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng như các chi phí khác, mặc dù mức tăng doanh số của năm 2006 tăng hơn so với năm 2007.
Công ty đã mở rộng thị trường bán máy vi tính ra thêm một số tỉnh mới như: Ninh Bình, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên và mở được thêm một số chi nhánh bán hàng tại các tỉnh ở miền Trung và miền Nam.
Đồng thời với việc mở rộng được các chi nhánh là việc công ty đã tạo được ấn tượng với khách hàng tạo được niềm tin, và quan trọng hơn công ty đã khẳng định được vị trí của công ty trong lòng khách hàng
Hơn thế nữa, công ty cũng tạo được sự tin tưởng của nhà cung cấp với công ty trong việc phân phối các sản phẩm. Đây cũng là một lợi thế lớn mà công ty đã tạo ra vừa đảm bảo được có nguồn hàng đầy đủ vừa tạo điều kiện thuận tiện cho công ty trong việc phân phối sản phẩm
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù đã mở rộng được thị trương tiêu thụ, có thêm một số chi nhánh ở các tỉnh nhưng thực tế sức cạnh tranh trên thị trường của công ty vẫn khá thấp. So với Trần Anh Computer và Hà Nội Computer thì công ty vẫn là một đối thủ nhỏ bé, sức cạnh tranh vẫn yếu. Đa số, công ty phải tìm kiếm những thị trường mới và một số thị trường mà các đối thủ lớn bỏ qua.
Công ty vẫn chưa thể lôi kéo thêm những khách hàng của những hãng trên do thương hiệu công ty chưa đủ mạnh cũng như giá cả của công ty chưa đảm bảo có đủ sức cạnh tranh. Ví dụ như Trần Anh Computer là một hãng có quy mô lớn thường bán máy vi tính cho khách hàng với giá gốc, điều này luôn tạo ra một khó khăn với công ty là trung gian trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính như Vĩnh Hưng
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty
3.1.1 Triển vọng về thị trường tin hoc và thị trường máy vi tính Việt Nam
3.1.1.1 Triển vọng về thị trường tin học Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2007 tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần cứng tăng trưởng 25%, đạt doanh thu 620 triệu USD; công nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm tăng 43%, đạt doanh thu 498 triệu USD. Doanh thu từ công nghiệp điện tử, thiết bị viễn thông đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006.
Từ năm 2006 trở lại đây, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin với một loạt dự án xây dựng nhà máy của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Intel (Mỹ), Canon (Nhật Bản), Hon Hai, Compal (Đài Loan)... Triển vọng thị trường CNTT của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao mặc dù trên thế giới có những lo ngại chi tiêu cho CNTT năm nay sẽ suy giảm do nền kinh tế Mỹ trên đà suy thoái. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu AMI Partners (Mỹ) công bố ngày 17/1/2008, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) Việt Nam sẽ chi hơn 1,4 tỷ USD cho CNTT trong năm 2008, tăng hơn 11% so với năm 2007. Theo AMI Partners, trong 3 năm qua, tốc độ tăng chi cho CNTT tại Việt Nam đạt hơn 24% mỗi năm. AMI Partners nhận xét Việt Nam đang thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhiều người trong số họ bị hấp dẫn bởi môi trường kinh doanh ấn tượng của Việt Nam, sức tăng trưởng của số vốn đầu tư nước ngoài tại các SMB và nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm và dịch vụ CNTT.
Theo nghiên cứu của GfK Việt Nam, tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng điện tử và CNTT ước đạt 3,1 tỷ USD năm 2007, tăng 29,2% so với năm trước. Tính trung bình, mỗi người dân Việt Nam chi 36,2 USD cho hàng điện tử tiêu dùng và CNTT trong năm 2007.
Mặc dù triển vọng phát triển là sáng sủa nhưng bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin vẫn còn có những khoảng tối như sự thất bại của Đề án 112, ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, tình trạng vi phạm bản quyền, công nghiệp điện tử thiếu sức cạnh tranh, thiếu nhân lực, đặc biệt trong ngành phần mềm, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn thấp...
3.1.1.2 Triển vọng thị trường máy vi tính Việt Nam
Mặc dù các máy tính thương hiệu Việt chưa thực sự được tiêu dùng nhiều ở nước ta với thị phần khá khiêm tốn (chỉ chiếm 13-18% thị phần tiêu dùng trong nước). Nhưng hiện nay Việt Nam là một trong hai mươi nước sủ dụng internet nhiều nhất thế giới, do đó thị trường náy sẽ hứa hện rất nhiều tiềm năng. Bởi vậy, để máy tính thương hiệu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trong nước, bên cạnh việc đầu tư dây chuyền lắp ráp hiện đại, nhanh chóng tiếp thu công nghệ từ các đối tác nước ngoài, các DN sản xuất – lắp ráp trong nước phải đầu tư thêm khâu sáng tạo trong thiết kế mẫu mã, triển khai thêm các phần mềm ứng dụng đi kèm và làm tốt hơn nữa dịch vụ sau bán hàng.
Nhằm chiếm lòng tin và xóa đi tâm lý thích dùng hàng ngoại của
người tiêu dùng, máy vi tính thương hiệu Việt cần tăng cường hơn nữa
khâu bảo hành và hỗ trợ sử dụng cho khách hàng. Các dịch vụ hỗ trợ như
tư vấn ứng dụng, nâng cấp... sẽ giúp người tiêu dùng ngày càng sử dụng
nhiều máy mang thương hiệu Việt, và nhà sản xuất cũng được hưởng lợi
sau này về phí nâng cấp, cung ứng phần mềm ứng dụng và các dịch vụ
internet.
Bởi trình độ ngoại ngử của người tiêu dùng trong nước còn hạn chế nên việc thiết lập hệ điều hành tiếng Việt đi kèm máy tính sản xuất trong nước cũng sẽ là một trong các biện pháp tăng nhanh thị phần máy vi tính mang thương hiệu Việt do tạo thêm cơ hội cho nhiều người biết thêm tiện ích của máy vi tính và thấy dể dàng trong sử dụng . Đặc biệt hệ điều hành này sẽ kích thích việc trang bị máy vi tính ở thị trường các quận huyện, vùng sâu, vùng xa, các chủ nông trang, nông trại, nông hộ.
Trong phát triển thương hiệu, máy vi tính Việt Nam không nên quá chú trọng đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa phần cứng. Vì công nghệ sản xuất máy vi tính phát triển rất nhanh và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên dù có muốn đầu tư sản xuất cũng khó bắt kịp tốc độ thay đổi công nghệ của thế giới. Hiện ở Trung Quốc, Đài Loan linh kiện máy vi tính đang được sản xuất với giá cực rẻ, nên nếu cố sản xuất trong nước sẽ không kinh tế. ở thị trường Việt Nam, tăng tỷ trọng nội địa hóa là tăng phần chất xám đóng góp vào giá trị gia tăng như thiết kế hệ thống, cải tiến các giải pháp phần cứng và quan trọng là phần mềm hỗ trợ người sử dụng thích ứng với nhu cầu thực tế từng ngành nghề, từng lĩnh vực xã hội.
Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Công nghệ Thông tin Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để chiếc máy vi tính mang thương hiệu trong nước phát triển cần một chính sách hỗ trợ mang tầm quốc gia của Chính phủ. Như yêu cầu tất cả cơ quan sử dụng ngân sách chỉ trang bị máy có thương hiệu sản xuất trong nước, có chính sách khuyến khích phát triển hệ điều hành riêng cho máy tính Việt Nam, xây dựng một trung tâm kiểm định chung cho các máy tính sản xuất trong nước dựa theo tiêu chuẩn của APEC hay ASEAN để tạo sự đồng nhất về chất lượng và uy tín cho máy tính thương hiệu Việt không những ở thị trường trong nước mà còn cho trên trường quốc tế sau này. Ngoài nỗ lực phát triển tự thân để tăng dần giá trị thặng dư, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở khai thác sự hỗ trợ của chính sách, các DN sản xuất - lắp ráp trong nước cần liên kết với các đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm để thương hiệu ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nữa ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Có như thế người tiêu dùng vì tiện ích của bản thân, ngành nghề sẽ sử dụng ngày càng nhiều máy vi tính sản xuất trong nước.
Hiện nay người tiêu dùng đã quay lại với hàng nội. Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ máy lắp ráp tại VN tăng dần, chiếm đến 70-75% thị phần, máy "hiệu" như Compaq, IBM, Acer... chỉ còn chiếm 20-25%. Theo xu hướng chung, thị trường sẽ có sự phân cấp rõ ràng, các loại máy nhập nguyên chiếc sẽ tập trung phần lớn vào dòng máy chủ. Các loại máy PC do các doanh nghiệp VN cung cấp có lợi thế về giá thành, phù hợp với túi tiền người dân. Theo ông Sơn, bước đầu tổng công ty sẽ có hướng lắp ráp SKD, nhập từng cụm linh kiện từ các hãng có uy tín như Intel, Seagate, Quantum (ổ đĩa cứng)... đã được chứng nhận về chất lượng. Tỷ lệ nội địa hoá ban đầu khoảng 15% nằm trong các linh kiện như màn hình, vỏ máy, nguồn... Từ đề án này, sản phẩm máy vi tính VN rẻ hơn máy ngoại nhập cùng loại khoảng10% với chất lượng tương đương. Để làm được điều này, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường đang xúc tiến thành lập phòng kiểm tra chất lượng đặc thù cho các sản phẩm công nghệ thông tin.
Trong 3 năm gần đây, VN tiêu thụ trung bình khoảng 130 triệu USD/năm cho việc mua sắm máy vi tính. Với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin như hiện nay, thị trường máy vi tính ở nước ta được đánh giá là có tiềm năng khá lớn. Để xây dựng một nền tảng cho công nghiệp phần cứng vi tính, Chính phủ đã có quyết định bổ sung sản phẩm máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ.
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty
a. Phương hướng phát triển chung:
- Phát triển trở thành nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp phần mềm kế toán hàng đầu tại Vịêt Nam
- Phát triển trở thành một trong những nhà phân phối hàng đầu các sản phẩm công nghệ thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: IBM, COMPAQ, EPSON,TOSHIBA,MICRO SOFT…
- Phát triển trở thành một trong những nhà phân phối một số sản phẩm về điện tử và thiết bị văn phòng.
- Tư vấn, cung cấp và chuyển giao các giải pháp về hệ thống công nghệ phần cứng, phần mềm chuyên nghiệp.
*Từ đó, công ty đưa ra các chiến lược phát triển chung, đó là:
+ Thu hút và đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, tận tình với công việc
+ Đa dạng và chuyên môn hoá hoạt động gắn liền với xây dựng mô hình phát triển theo hướng tập đoàn kinh tế, tạo thế và đà để hỗ trợ cùng nhau phát triển.
+ Mở rộng thị trường xây dựng hệ thống phân phối và dịch vụ tốt cho khách hàng.
+ Tập trung đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, ứng dụng mới, đây là chiến lược quan trọng thể hiện nội lực của công ty về khả năng tài chính và công nghệ.
+ Phát triển hệ thống sản phẩm phần mềm ứng dụng tích hợp phục vụ diện rộng cho các tổ chức và đơn vị
+ Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các hãng lớn, công nghệ hiện đại trên thế giới.
+ Đẩy mạnh các loại hình hợp tác và đầu tư, tài trợ cho các tổ chức đào tạo cho các tổ chức đào tạo lớn có uy tín để tạo ngùôn nhân lực và phát triển hệ thống dịch vụ này.
b. Phương hướng phát triển đối với mặt hàng máy vi tính
- Chủ trương kinh doanh tiếp tục mặt hàng máy vi tính của các hang IBM, DELL, ASUS, ACER, và TOSHIBA. Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh ở các tỉnh phía Bắc, công ty coi thị trường này là trọng điểm, đồng thời mở rộng hơn nữa thị trường miền Trung và thị trương miền Nam. Phấn đấu năm 2008 mức tăng trưởng của doanh số là 10% và mức lợi nhuận sẽ đạt 13,2%.
- Tiếp tục phát triển các dịch vụ tư vấn, lắp đặt, và các giải pháp tư vấn tin học, các hệ thống tích hợp, các dịch vụ đào tạo và tư vấn tin học cho các hãng, các doanh nghiệp…
3.1.3 Mục tiêu của công ty:
a. Mục tiêu chung:
- Đa dạng hoá sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ hoàn hảo
- Trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp công nghệ thông tin.
- Cán bộ công nhân viên có một tinh thần phong phú, ổn định về vật chất
- Thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng.
b. Mục tiêu đối với mặt hàng máy vi tính
VH.,JSC phấn đấu năm 2010 trở thành một tập đoàn kinh doanh về công nghệ có tầm cỡ trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực. Công ty đặt mục tiêu cho mình đến năm 2010 đạt doanh số bán máy vi tính vào khoảng 150 triệu USD và phấn đấu đào tạo thêm khoảng 2650 lập trình viên trong lĩnh vực công nghệ.
3.2 Một số biên pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1 Nhóm biện pháp để phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh máy vi tính:
3.2.1.1Các chính sách và giải pháp phát triển sản xuất:
Phát triển ngành công nghiệp máy vi tính không chỉ có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà còn tạo nên cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển và ổn định của thị trường hàng điện tử Việt Nam nói chung và sự phát triển của công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng nói riêng. Do vậy, công ty phải có những chính sách, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả đối với ngành sản xuất này để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với khu vực và thế giới. Cụ thể là:
- Chính sách và giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường qui mô vốn đầu tư cho sản xuất hàng điện tử và nền công nghệ máy vi tính, trong đó, các giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
- Chính sách và giải pháp phát triển năng lực công nghệ của ngành công nghệp máy vi tính để nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp máy vi tính trong nước.
- Chính sách và giải pháp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp máy vi tính, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, đạt được các kết quả về tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, thu nhập và việc làm, tiến tới nâng cao năng lực, thực hiện vai trò chủ đạo.
- Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng máy vi tính trong nền kinh tế thị trường hiện đại.- Chính sách và giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp máy tính nói riêng và ngành điện tử Việt Nam nói chung.
3.2.1.2 Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường:
- Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm máy vi tính của công ty thông qua xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, khuyến khích các đơn vị sản xuất theo hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động đầu tư cung cấp dịch vụ chế tạo cao cấp cho các sản phẩm thiết kế trong nước từ các nhà sản xuất thiết bị chính gốc. Trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mình nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình, mang thương hiệu Việt Nam, từ đó gia tăng nguồn cung các sản phẩm điện tử cho thị trường trong nước và thế giới.
- Chính sách và giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm máy vi tính như: Thực hiện các chính sách tiếp cận thị trường, chính sách hỗ trợ, xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm máy vi tính của công ty.
- Chính sách thương mại đối với ngành điện tử bao gồm những điều chỉnh về chính sách thuế phù hợp giữa các lĩnh vực nhằm hỗ trợ và tạo thêm điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh một cách thuận lợi và có hiệu quả.
3.2.1.3 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần chọn những sản phẩm máy vi tính hiện nay đang có thế mạnh,đang không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng . Sản phẩm đó phải được đa dạng hóa theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của chính doanh nghiệp mình trong lựa chọn chủng loại sản phẩm mình kinh doanh, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa của chính sản phẩm mới mà mình lựa chọn nhằm thoả mãn đến mức cao nhất nhu cầu thị trường. Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm mới, phải xem xét thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng để kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết. Doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm, tăng cường hơn nữa các hoạt động dịch vụ khách hang. Đây là công tác giúp để lại ấn tượng tốt cho doanh nghiệp trong lờng khách hang.
Sản phẩm phải đảm bảo thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và bao gói, nhỏ gọn và vô cùng tân tiến. Chính vì thế mà hiện nay các sản phẩm máy vi tính mạn hình tinh thể lỏng và máy laptop đang lên ngôi được người tiêu dung ưa chuộng nhiều. Sự thích ứng của sản phẩm với một thị trường phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: mức độ chấp nhận người tiêu dùng cuối cùng và mức độ sẵn sàng chấp nhận của các nhà sản xuất, của các khách hàng trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ).
3.2.1.4 Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng
Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập và điều khiển bởi ban lãnh đạo của doanh nghiệp (gồm hội đồng quản trị và ban giám đốc). Kênh phân phối cần được đầu tư về vật chất tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu mà nó phải theo đuổi.
Cần kiên quyết loại trừ những cách thức tổ chức và quản lý kênh đã quá lạc hậu và lỗi thời. Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến). Tư tưởng cơ bản hệ thống kênh phân phối dọc là:
Trong kênh gồm có nhiều thành viên khác nhau (nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ ) Các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài.
Trong kênh phải có một tổ chức giữ vai trò người chỉ huy kênh (thường là nhà sản xuất). Quản lý giữa các tổ chức hay thành viên kênh phải đảm bản chặt chẽ đến mức tạo ra một sự lưu thông thông suất của hàng hóa và các dòng chảy khác trong kênh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng và ngược lại.
Tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên kênh được đảm bảo bằng sự hợp tác toàn diện và dựa trên nền tảng thống nhất lợi ích của toàn bộ hệ thống kênh và của từng thành viên kênh. Để tạo lập được một hệ thống kênh phân phối dọc, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số hoạt động cụ thể sau:
- Đầu tư xứng đáng cho việc thiết kế (hay xây dựng hệ thống kênh hoàn hảo, tạo ra một cơ cấu kênh phân phối tối ưu về chiều dài (số cấp độ trung gian của kênh), chiều rộng (sản lượng thành viên ở cùng một cấp độ của kênh), số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng của mỗi loại máy vi tính được phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của Công ty, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường khách hàng và các yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô của kinh doanh.
- Sau khi thiết kế được một cơ cấu kênh phân phối tối ưu, doanh nghiệp phải biến các mô hình này thành hiện thực, nghĩa là phát triển mạng lưới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển, quản lý nó. Trong quá trình phát triển mạng lưới, tuyển chọn, thu hút các thành viên kênh cũng như quá trình quản lý kênh, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đầu tư tiền bạc mà phải có những kế sách khôn ngoan kiên trì, mềm dẻo, khai thác những khía cạnh văn hóa, tập quán truyền thống của người Việt Nam.
Doanh nghiệp phải xử lý kịp thời có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột trong kênh, giải quyết các xung đột ngay từ khi mời phát sinh. Muốn vậy, phải thực hiện phân loại chúng. Với mỗi loại xung đột có những biện pháp xử lý thích hợp: thoả thuận về mục tiêu cơ bản, thành lập Hội đồng phân phối, sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phán xử.
Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên kênh để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống kênh một cách có căn cứ và kịp thời, có như vậy mới đảm bảo mở rộng được hơn nữa thị trường tiêu thụ máy vi tính, đồng thời tăng được sức cạnh tranh cho sản phẩm này.
3.2.1.5 Tăng cường các hoạt động xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường thì các biện pháp xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng là vô cùng cần thiết, nó có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy hoạt động bán hàng. Công ty càng nhận thức rõ hơn về vai trò của xúc tiến khuyếch trương, đặc biệt đối với sản phẩm máy vi tính.
a. Quảng cáo:
Hiện nay công ty đang sủ dụng khá nhiều hình thức quảng cáo nhưng hoạt động này vẫn chưa được công ty quan tâm đúng đắn trong thời gian gần đây. Với các hình thức quảng cáo chủ yếu hiện nay như: quảng cáo trên báo, tạp chí, trên radio và trên mạng internet, trên trang web của công ty. Các hoạt động quảng cáo này tuy cũng mang lại lợi ích cho công ty trong việc kinh doanh không chỉ riêng đối với sản phẩm máy vi tính mà còn với các sản phẩm khác công ty hiện đang kinh doanh. Công ty hiện nay muốn lôi kéo được các khách hàng tiềm năng và giữ được các khách hàng truyền thống thì cần quan tâm nhiều hơn nữa trong lĩnhvực này. Cần tăng cường hơn nữa việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng. Đặc biệt quảng cáo trên ti vi là một cách thức giúp cho khách hàng nhận biết về sản phẩm và công ty nhanh nhất, nhưng quảng cáo trên ti vi rất tốn kém. Do đó, công ty cũng nên chú ý cân nhắc đến lợi ích và chi phí mà quảng cáo trên ti vi mang lại việc.
Bên cạnh đó, công ty nên quảng cáo qua các pano, áp phích với các nội dung thiết thực và hấp dẫn đối với người tiêu dùng, hoặc cần tăng cường quảng cáo khi công ty có các đợt khuyến mại. Công ty nên khuyến khích hơn nữa công tác gửi thư cảm ơn và quà tặng tới các cơ quan tổ chức đang có quan hệ với doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp chưa là khách hàng của công ty mình.
- Chào hàng
Là biện pháp mà công ty sử dụng các nhân viên của mình đi chào hang và tìm kiếm khách hang cho công ty để tìm kiếm các khách hàng mới. Để làm tốt công tác chào hàng thì trước hết nhân viên chào hàng phải biết rõ về hàng hoá, ưu nhược điểm cuả hàng hóa mà mình đem giới thiệu để có thể thuyết phục khách hàng, cũng như có thể giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng .
Ngoài ra nhân viên phải nghiên cứu và nắm vững tâm lý của khách hang từ đó có những cách nói để khách hàng lắng nghe về tính năng, công dụng, kích cỡ, lợi ích mà sản phẩm đem lại, những dịch vụ mà công ty có thể cung cấp mục đich để thuyết phục khách hàng
KẾT LUẬN
Để có được lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều phải có những chiến lược, những biện pháp để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính là một yêu cầu đặt ra đối với toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính hiện nay, VH.,JSC cũng vậy. Bởi chỉ có thế công ty mới có thể tăng được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong khi tình hình cạnh tranh trên thị trường máy vi tính trên thị trường này ngày càng gay gắt hơn.
Trong thời gian thực tập ở công ty, được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đã giúp đỡ, em thêm phần nào hiểu biết về hoạt động, lĩnh vực của công ty. Sau thời gian thực tập gần hết 15 tuần, em đã tìm hiểu khá nhiều về lĩnh vực kinh doanh máy vi tính của công ty. Em nhận thấy mặt hàng máy vi tính đang ngày được các công ty, các khách hàng quan tâm nhiều, với một số hiểu biết nhất định, vận dụng những kiến thức đã học trong trường và sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Bột, em đã chọn đề tài này. Đề tài này em muốn tiếp cận vấn đề này ở cấp độ của doanh nghiệp thương mại. Do điều kiện thời gian có hạn và sự nhận thức vẫn còn hạn chế nên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài này của em hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2. www.ictnews.vn
3. www.ddth.com/
4. www.hca.org.vn
5 www1.laodong.com.vn
6. www.sggp.org.vn
7.
8.
9.
10. www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
11.
12.
13. www.crmvietnam.com
14.
15.
16.
17. www.vir.com.vn/
18. www.ovsclub.com.vn
19. www.ask.edu.vn
20.
21. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, bộ môn Kinh tế và Kinh doanh Thương Mại trường ĐH KTQD.
22. Giáo trình Marketing Thương Mại trưòng Đại học Kinh tế Quốc dân
23. Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thuơng mại – Bộ môn kinh tế và kinh doanh thương mại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
24. Giáo trình Marketing căn bản trường Đại học Kinh tế Quốc dân
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11588.doc