Lời nói đầu
Tiền lương là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, công tác quản lý tiền lương là một nội dung trọng yếu của công tác quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và phải tuân theo những chính sách nguyên tắc, chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Tiền lương là đòn
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển.
Cùng với sự đổi mới đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước công tác tiền lương ở nước ta những năm qua đã có sự nhận thức đúng đắn hơn và đã có nhiều sự hoàn thiện, cải tiến nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, động viên người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, hợp lý hoá sản xuất cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy nhiên bước vào cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ trong công tác tiền lương nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến hoàn thiện hơn.
Công ty May 10 là một doanh nghiệp may với đặc điểm sản xuất là làm hàng gia công cho bạn hàng (90-95% năng lực sản xuất) do đó chi phí tiền lương chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất của công tyvà mang tính gia công. Sử dụng hợp lý và hiệu quả chi phí tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc sử dụng tiền lương một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhưng vấn đề tiền lương vẫn là một vấn đề cần phải được hoàn thiện.
Trong thời gian thực tập ở công ty được sự hướng dẫn của các cô chú ở công ty, của thầy giáo Đỗ Văn Lư và những tìm hiểu của bản thân tại công ty em đã chọn đề tài “Một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10” với mục đích phân tích thực trạng công tác trả lương ở công ty kết hợp với những kiến thức đã được học trong thời gian qua đó đề xuất một vài biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương ở công ty nhằm sử dụng một cách hiệu quả chi phí tiền lương.
Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần
Phần I Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là nhân tố cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phần II Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10
Phần III Những biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10
Phần I Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là nhân tố cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
A. Bản chất của tiền lương
I. Các quan điểm cơ bản về tiền lương
1. Quan điểm chung về tiền lương
Một trong những đặc điểm của quan hệ sản xuất xã hội là hình thức phân phối. Mỗi phương thức sản xuất đều có một hình thức phân phối nhất định. Ăngghen viết: “Vì phân phối là do những lý do thuần túy kinh tế chi phối, cho nên lợi ích của sản xuất sẽ điều chỉnh việc phân phối và phương thức phân phối nào làm cho mọi người trong xã hội có thể phát triển toàn diện nhất, có thể duy trì và biểu hiện năng lực của mình thì phương thức phân phối đó mới kích thích phát triển nhất”
Phân phối là một trong bốn khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất xã hội: Sản xuất ---Phân phối ---Trao đổi--- Tiêu dùng. Chủ nghĩa Mac Lênin khẳng định trong quá trình sản xuất thì sản xuất đóng vai trò quyết định phân phối và các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất và do sản xuất quyết định nhưng có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực trở lại đối với sản xuất. Ănghen viết; “Phân phối không chỉ đơn thuần là kết quả tiêu cực của sản xuất và trao đổi, đến lượt nó cũng có tác dụng trở lại sản xuất, trao đổi”
Tổng sản phẩm xã hội do lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho tất cả tiêu dùng cá nhân, cho cả tích luỹ tái sản xuất mở rộng và cho tiêu dùng công cộng. Dưới chủ nghĩa xã hội việc phân phối theo lao động phù hợp với đòi hỏi đó, toàn bộ sản phẩm xã hội là kết quả của lao động thuộc về người lao động và được phân phối vì lợi ích của họ
Phân phối theo lao động dưới chủ nghĩa xã hội chủ yếu là tiền lương tiền thưởng. Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội về bản chất khác hẳn tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa người công nhân sau thời gian làm việc, hoặc sau khi hoàn thành một khối lượng công việc nào đó, được nhà tư bản trả một số tiền, đó là tiền lương tư bản chủ nghĩa. Tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là tiền trả công lao động, không phải là giá cả của lao động.
Tiền lương tư bản chủ nghĩa là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động là giá cả sức lao động biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động. Đó là bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa còn trong CNXH tiền lương là một phần giá trị mà xã hội làm ra trong một giai đoạn và được phân phối cho người lao động căn cứ quĩ hàng hoá xã hội và công sức đóng góp của từng người
2. Quan điểm mới về tiền lương
Theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta, tiền lương trong giai đoạn mới phải được trả theo đúng giá trị sức lao động. Điều này có nghĩa là
a. Tiền lương phải trả theo đúng cấp bậc công việc
Xuất phát từ quan điểm chung là tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao động của người công nhân chúng ta nhận thấy rằng giá trị sức lao động của người công nhân bên cạnh việc có thể lượng hoá được thông qua các sản phẩm mà họ hoàn thành nhưng trong thực tế có rất nhiều công việc không tạo ra sản phẩm thực tế hoặc do thời gian tạo ra sản phẩm quá lớn và do vậy rất khó đánh giá, lượng hoá giá trị sức lao động của công nhân theo sản phẩm. Khắc phục những khó khăn đó người ta đã tìm ra một chỉ tiêu mới nhằm lượng hoá giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra đó là cấp bậc công việc. Người ta xác định rằng để tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một bước công việc bất kỳ người công nhân đều phải thực hiện một hay một số các công việc, thao tác nhất định tác động lên đối tượng lao động nhằm cải biến nó thành các sản phẩm, bán thành phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo. Các thao tác này tuỳ thuộc từng loại công việc, loại sản phẩm mà đòi hỏi các yêu cầu khác nhau về sức lực cơ bắp hay về trí lực, khả năng khéo léo trình độ khoa học, kinh nghiệm làm việc... của người công nhân. Người ta cũng xác định được rằng có thể phân nhóm các loại công việc khác nhau đó thành các nhóm có cùng yêu cầu về trí, lực để thực hiện và từ đó xây dựng nên hệ thống cấp bậc công việc, các công việc có cùng cấp bậc công việc có cùng yêu cầu để thực hiện công việc
Như vậy căn cứ vào cấp bậc công việc mà người công nhân thực hiện người ta có thể lượng hoá chính xác hơn giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra để thực hiện công việc đó. Vì vậy khi tiến hành trả lương người ta phải căn cứ vào cấp bậc công việc để trả lương. Cấp bậc công việc cao có nghĩa là nó đòi hỏi người công nhân phải hao tốn nhiều sức lực cơ bắp, phải có kinh nghiệm hơn.. giá trị sức lao động bỏ ra nhiều hơn để hoàn thành công việc do đó mà họ phải được trả lương cao hơn công nhân thực hiện công việc có cấp bậc công việc thấp hơn.
b. Tiền lương cao hay thấp là tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
Cũng xuất phát từ quan điểm tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao động. Nếu giá trị sức lao động mà họ bỏ ra cao thì họ phải được hưởng lương cao. Tuy vậy cần phải nói thêm rằng trong nền kinh tế thị trường lượng lao động hao phí bỏ ra phải thực sự đem lại hiệu quả, thực sự đem lại giá trị mới hay nói cách khác thì lao động phải hiệu quả. Lao động bỏ ra phải đạt được hiệu quả thì mới được trả lương
Giá trị sức lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh là giá trị đầu vào đặc biệt bởi vì nó không như các giá trị khác ở sản phẩm cuối cùng các giá trị khác đều bị giảm đi riêng giá trị sức lao động lại được tăng lên ở sản phẩm cuối cùng hay nói cách khác chính sự gia tăng của giá trị sức lao động tạo nên hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động và nó nhỏ hơn giá trị thực tế mà việc sử dụng sức lao động đem lại. Chúng ta quay lại với vấn đề hiệu quả trong hoạt động kinh doanh mà ở đây là sử dụng sức lao động. Tính hiệu quả ở đây thể hiện qua việc sử dụng hợp lý sức lao động làm cho lượng giá trị mới mà việc sử dụng sức lao động đem lại tăng đến tối đa có thể được và vì vậy làm tăng được kết quả của hoạt động SXKD. Có thể dễ dàng nhận thấy kết quả SXKD là một biểu hiện của tính hiệu quả trong quá trình sử dụng sức lao động. Giá trị sức lao động bỏ ra của người lao động đem lại kết quả gì có thể định lượng được và được xã hội chấp nhận được lưu thông trao đổi được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của con người. Có như vậy sản phẩm tạo ra mới được thanh toán để trả lương cho công nhân lao động.
Như vậy tiền lương cao hay thấp bên cạnh việc trả theo đúng giá trị sức lao động mà họ bỏ ra còn phải tính đến tính hiệu quả của việc sử dụng sức lao động mà biểu hiện của nó là kết quả hoạt động SXKD, nếu cùng một lượng giá trị sức lao động bỏ ra nếu tính hiệu quả cao hơn, kết quả SXKD cao hơn thì tất yếu sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại nếu hiệu quả thấp hơn, kết quả SXKD thấp hơn thì sẽ được trả lương thấp hơn thậm chí tiền lương sẽ giảm tối thiểu bằng 0 nếu như không có tính hiệu quả trong việc sử dụng lao động.
c. Phải gắn chặt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
Cũng lại xuất phát từ quan điểm tiền lương phải trả theo đúng giá trị sức lao động. Như ta đã biết giá trị sức lao động được biểu hiện qua các hao phí về cơ bắp, trí lực trong quá trình hoạt động SXKD. Tiền lương mà người công nhân nhận được là được trả cho các hao phí đó và như bất kỳ một hoạt động nào nó phải được dùng để bù đắp lại các hao phí đó. Tiền lương được trả là tiền lương tiền tệ nếu xét về mặt hiện vật nó chỉ là giấy, kim loại hay bất kỳ một vật thể nào được xã hội coi là có giá trị trong trao đổi nhưng thực tế cái mà tái tạo ra các hao phí của người lao động lại là thức ăn, nước uống. ở mức độ cao hơn đó là các giá trị tinh thần khác. Vì vậy cần phải có sự chuyển đổi tiền lương từ tiền tệ sang các yếu tố nhằm tái tạo hao phí lao động. Trong nền kinh tế thị trường muốn trao đổi cần phải có tiền và khi trao đổi thì yếu tố giá cả là yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi trao đổi. Trên cơ sở đó người ta xây dựng nên hai khái niệm về tiền lương là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế trong đó tiền lương danh nghĩa là lượng tiền tệ mà người lao động nhận được do sự đóng góp sức lao động của mình vào hoạt động SXKD. Còn tiền lương thực tế là chỉ tiêu nhằm xác định về mặt hiện vật các giá trị vật chất mà tiền lương danh nghĩa đem lại. Giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ
TL danh nghĩa
TL thực tế = ắắắắắắắắắ
Chỉ số giá
Khi chỉ số giá thay đổi làm cho tiền lương thực tế thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động do vậy cần phải có sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa khi chỉ số giá thay đổi nhằm ổn định tiền lương thực tế tạo điều kiện cho nó thực hiện đầy đủ các chức năng vai trò của nó.
d. Doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương đúng thời hạn qui định để ổn định đời sống cho người lao động.
Trong xã hội hiện đại thời gian và tính thời điểm luôn được coi trọng. Tiền lương của người công nhân sau khi nhận được dùng để chi cho hai nhu cầu là tiêu dùng và tích lũy. Nhu cầu tiêu dùng là nhu cầu có ý nghĩa quan trọng và nó là nhu cầu thường trực trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại sản xuất được chuyên môn hóa cao độ lưu thông trao đổi đóng vai trò quan trọng và vì vậy tiền tệ có vai trò rất lớn trong xã hội.
Người lao động khi thoả mãn nhu cầu của mình cần phải có tiền để mua bán, trao đổi. Tiền của người lao động ở đây có thể coi chủ yếu là tiền lương. Vì vậy do nhu cầu tiêu dùng là nhu cầu thường xuyên nên người lao động cũng cần tiền liên tục và họ lao động để nhận chúng, để có kế hoạch sử dụng chúng. Bất kỳ một sự thay đổi trong thời hạn trả lương sẽ làm thay đổi các kế hoạch, xáo trộn nhu cầu tiêu dùng và vì vậy sẽ làm cho cuộc sống của người lao động bất định, do vậy doanh nghiệp cần phải trả lương đúng thời hạn, không chỉ để ổn định đời sống cho người lao động mà còn đảm bảo rằng người lao động sẽ toàn tâm toàn ý khi lao động trong doanh nghiệp.
e. Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ việc làm để ổn định và tiến tới tăng mức thu nhập cho người lao động. Việc làm không chỉ là nhu cầu của người lao động mà còn là nhu cầu cả chủ doanh nghiệp. Đối với người lao động có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, có nguồn sống... còn đối với doanh nghiệp có việc làm có nghĩa là có cơ hội để tồn tại và phát triển. Có đủ việc làm là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch trong tương lai và xác định được đích đến của mình. Xuất phát từ các yếu tố đó doanh nghiệp còn phải đảm bảo đủ việc làm để ổn định và tăng mức lương cho người lao động.
g. Trong một đơn vị phải đảm bảo công bằng hợp lý
Xã hội càng hiện đại, giá trị “mới” tạo ra ngày càng nhiều, thu nhập, đời sống của người lao động ngày càng cao thì yếu tố tinh thần lại càng giữ vị trí quan trọng. Khi lao động chuyển từ giản đơn sang lao động phức tạp thì yếu tố tinh thần có vai trò quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả lao động. Vì vậy vấn đề tạo động lực trong doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách quản lý doanh nghiệp. Và vấn đề tạo động lực cho lao động bằng các biện pháp phi vật chất ngày càng quan trọng hơn khi yếu tố vật chất trở nên kém ý nghĩa.
Một trong số các biện pháp phi vật chất là tạo động lực thông qua việc trả lương công bằng hợp lý. Công bằng hơn là mục tiêu mà các nhà quản lý luôn vươn tới, nó là cơ sở để thực hiện tất cả các qui phạm đề ra, có công bằng mới trả lương theo đúng giá trị sức lao động, có công bằng mới trả lương theo hiệu quả lao động... và công bằng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy người lao động vươn lên trong hoạt động sinh tồn vì họ không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn được xã hội khẳng định tính hơn trội của họ, thỏa mãn được nhu cầu tâm lý tự hoàn thiện, khẳng định cái tôi cá nhân một trong những nhu cầu ở cấp cao nhất của con người.
II. Các chức năng cơ bản của tiền lương
1. Chức năng tái sản xuất sức lao động
Như Các Mác đã nói trước khi làm bất cứ một việc gì từ đơn giản đến phức tạp thì bất cứ một con người nào cũng phải ăn, mặc hay nói cách khác họ phải được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý tổi thiểu của mình. Muốn sống và phát triển thì bất kỳ con người nào cũng phải được thỏa mãn các nhu cầu nói trên.
Lao động cũng là hoạt động của con người và lẽ dĩ nhiên để có khả năng lao động người lao động phải ăn, mặc hay chúng ta có thể nói để có sức lao động thường xuyên người lao động cần phải được tái sản xuất sức lao động. Để có được các yếu tố nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó trong xã hội hiện nay người lao động cần phải có hoạt động trao đổi mua bán với một công cụ đặc biệt đó là tiền tệ; có tiền họ mới có được các yếu tố trên.
Tiền được nói ở đây gồm phần lớn là tiền lương từ lao động của người lao động hay nói cách khác muốn có được các yếu tố thỏa mãn nhu cầu của mình người lao động cần có tiền lương. Tiền lương phải đảm nhận việc đem lại cho người lao động các yếu tố mà họ cần. Tiền lương phải thực hiện chức năng tái sản xuất sức lao động trí tuệ để lao người lao động nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, mua sách báo khoa học... giải trí, thư giãn...
Từ cơ sở là chức năng tái sản xuất sức lao động của tiền lương, người ta đã xây dựng lên tiền lương tối thiểu. Đây là tiền lương đủ để tái sản xuất sức lao động cho người lao động khi thực hiện một công việc nào đó. Trong thực tế trên lương tối thiểu có thể khác nhau tùy yêu cầu tái sản xuất sức lao động của người lao động như thế nào.
2. Chức năng kích thích lao động
Tiền lương là cơ sở để tái sản xuất sức lao động, để người lao động có một cuộc sống tốt đẹp hơn, là điều kiện để người lao động tự hoàn thiện mình, khẳng định mình... Do vậy sức ép của tiền lương đối với người lao động là rất lớn. Họ sẽ phải cố gắng để có được tiền lương cao vì nó không chỉ đem lại cho họ giá trị vật chất mà còn đem lại cho họ giá trị tinh thần. Từ quan điểm tiền lương trả đúng theo giá trị sức lao động và nhận định về hiệu quả của sử dụng sức lao động, người lao động cần phải đóng góp được nhiều hơn giá trị sức lao động của họ. Họ phải sử dụng hợp lý thời gian làm việc để đóng góp được nhiều nhất sức lao động của mình. Họ sẽ phải lao động hăng say, tăng số giờ làm việc thực tế, giảm số giờ hao phí không cần thiết. Họ phải sử dụng hiệu quả sức lao động của mình, tăng tỉ lệ sức lao động có ích trên tổng hao phí sức lao động, họ phải giảm được các thao tác thừa trong quá trình sản xuất, tăng được năng suất lao động, tăng tỉ lệ thành phẩm đạt chất lượng cao, phát huy sáng kiến nhằm tận dụng công suất máy móc... nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cho doanh nghiệp và những cố gắng nỗ lực này của họ được ghi nhận, cùng với việc tăng lương kích thích lao động, tiền thưởng còn tạo cho họ một động lực mạnh mẽ hơn nữa và cứ như vậy tiền lương đã làm cho kích thích lao động từ thụ động sang việc chủ động nâng cao năng lực của mình.
3. Chức năng điều phối lao động
Tiền lương được trả theo đúng giá trị của sức lao động nhưng đánh giá về hiệu quả, chất lượng của giá trị sức lao động lại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như tính cấp thiết, tính thời điểm... Do vậy người ta đã lợi dụng đặc tính này để sử dụng tiền lương như một công cụ hiệu quả trong điều phối lao động. Lao động ở đây làm công việc gì là tự quyền quyết định của người lao động trên cơ sở đánh giá xem xét tiền lương đem lại và sức lao động hao phí bỏ ra. Nếu cùng một công việc, cùng điều kiện làm việc mà họ được đánh giá là có giá trị sức lao động đóng góp cao, được tiền lương cao thì họ sẽ chấp nhận công việc đó. Do vậy khi mong muốn lao động tập trung hay giảm bớt lượng lao động có một công việc, nhà quản lý sử dụng đến công cụ tiền lương. Muốn tập trung lao động họ chỉ cần đánh giá cao sức lao động mà người lao động bỏ ra và trả lương cao lên thì tất yếu lao động sẽ tập trung tại đó và ngược lại muốn giảm bớt lượng lao động quản lý chỉ cần giảm lương thấp xuống. Đây không phải là sự điều phối lao động bằng các mệnh lệnh hành chính. Sự điều phối này thực chất là sự tự nguyện của người lao động và vì vậy hiệu quả của lao động sẽ cao hơn rất nhiều.
4. Chức năng quản lý lao động
Các tác dụng to lớn của tiền lương đối với người lao động đã rõ như vậy sử dụng công cụ tiền lương trong hoạt động quản lý là điều tất yếu. Tiền lương thể hiện chức năng quản lý lao động thể hiện qua việc nó được sử dụng nhằm theo dõi, giám sát người lao động, quản lý gián tiếp người lao động, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Nhìn vào tiền lương của người lao động, ta thấy được nguyên nhân của việc tiền lương cao, thấp là do đâu, do đơn giá cao hay thấp, do người lao động chăm chỉ hay biếng nhác. Ta thấy được trong cùng một đơn vị thời gian sự khác nhau về tiền lương giữa hai công nhân cùng làm việc, đưa ra các nhận định, đánh giá. Khi tiến hành phân tích, chứng minh các nhận định đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện đầy đủ các quan điểm về tiền lương là thực chất chúng ta đã thực hiện hoạt động quản lý.
III. Vai trò kinh tế của tiền lương
1. Đối với người lao động
Đối với người lao động tiền lương với ý nghĩa là thu nhập của họ có vai trò to lớn đối với hoạt động của họ trong xã hội. Và vì vậy họ luôn luôn có mong muốn được tiền lương cao hơn, có được thu nhập nhiều hơn. Muốn vậy họ phải đóng góp nhiều hơn giá trị sức lao động cảu mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Họ tăng lượng giá trị sức lao động đóng góp vào hoạt động sản xuất không chỉ bằng việc tăng cường độ hoạt động mà ngày nay họ phải nâng cao hiệu quả sức lao động, phải chuyển từ lao động giản đơn sang lao động phức tạp. Vì vậy họ phải không ngừng nâng cao khả năng của mình, cố gắng học hỏi trí thức khoa học, tích lũy kinh nghiệm và sử dụng những gì họ có một cách sáng tạo nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phấn đấu vì một mức tiền lương cao hơn tự thân nó đã làm giảm ảnh hưởng vật chất của tiền lương khi tiền lương cao và khi kích thích lao động trở thành cái bên trong của mỗi cá nhân người lao động thì điều đó có nghĩa là người công nhân đạt được mức độ hoàn thiện rất cao, có khả năng tham gia các hoạt động cao hơn hoạt động sản xuất như hoạt động quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học, ranh giới giữa người quản lý và người lao động bị xóa bỏ. Đây là một mục tiêu lớn mà nếu đạt được thì bản thân người công nhân cũng như doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế.
2. Đối với người sử dụng lao động
Chi phí lao động là chi phí đặc biệt, nó mang lại hiệu quả lớn hơn chi phí bỏ ra nhưng với danh nghĩa là chi phí, chủ doanh nghiệp đều phải đặt ra yêu cầu tiết kiệm chi phí lao động nhưng nội dung của tiết kiệm ở đây là không chỉ đơn thuần là giảm, là bớt mà nội dung chủ yếu của tiết kiệm ở đây là sử dụng hợp lý, hiệu quả chi phí lao động.
Để sử dụng hợp lý chi phí lao động chủ doanh nghiệp hay người quản lý phải xây dựng được kế hoạch sử dụng lao động hợp lý, xây dựng nên bộ máy tổ chức quản lý phù hợp, có được hệ thống các đòn bẩy kinh tế đối với lao động... có như vậy, người lao động mới hăng say với công việc, nỗ lực thực hiện và mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng chi phí lao động phải có tính kế tiếp, phải có kế hoạch trong tương lai vì vậy người quản lý phải có được kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, phải có kế hoạch tuyển mộ, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực.
Như vậy để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng sức lao động (tiền lương) buộc chủ doanh nghiệp, người quản lý phải có sự cố gắng rất lớn, phải nâng cao trình độ của mình... như vậy nó không chỉ có lợi cho người lao động mà còn có ích cho sự phát triển của doanh nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
3. Đối với xã hội
Có thể nhận thấy ảnh hưởng của tiền lương đối với nền kinh tế quốc dân là rất to lớn. Trong kinh tế vĩ mô tiền lương là một bộ phận không thể tách rời trong việc xây dựng nên các chính sách kinh tế vĩ mô. Tiền lương trong nền kinh tế là một phần trong giá trị tổng sản phẩm quốc dân và quốc nội (GDP và GNP)
Nó là cơ sở để xây dựng nên các chính sách về đầu tư, lãi suất, thu nhập, những chính sách lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào.
ảnh hưởng xã hội của tiền lương cũng rất lớn vì nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của người lao động. Khi có sự bất cập trong chính sách tiền lương sẽ là một trong các nguyên nhân cơ bản gây ra sự bất ổn trong xã hội và gây cản trở sự phát triển của xã hội trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa...
B. Các hình thức tiền lương đang được áp dụng trong các doanh nghiệp
Các hình thức tiền lương hợp lý có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng thời gian lao động hợp lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Với mục đích phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương Nhà nước quy định.
“Xí nghiệp có quyền lựa chọn các hình thức trả lương thực hiện rộng rãi lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền lương trong xí nghiệp, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động và đảm bảo mối quan hệ giữa nhịp độ tăng tiền lương (thu nhập) bình quân với năng suất của đơn vị”
Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể khác nhau của quá trình lao động và các nhiệm vụ kinh tế được giải quyết mà lựa chọn hình thức trả lương. Về nguyên tắc, tất cả các hình thức trả lương đều quy về hai hình thức chủ yếu là lương sản phẩm và lương thời gian, có thể được trả kết hợp với các khoản tiền thưởng theo lương (lương thời gian có thưởng và lương sản phẩm có thưởng). Bằng cách này trong tiền lương bao hàm các kết quả khác nhau về mặt chất lượng và số lượng mà nếu chỉ trả lương thời gian hoặc lương sản phẩm đơn thuần không thể thực hiện được.
I. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian là số tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương trong một đơn vị thời gian. Như tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2 nhân tố ràng buộc là mức độ tiền lương trong một đơn vị thời gian và thời gian làm việc.
Tùy điều kiện và trình độ quản lý thời gian lao động, hình thức trả lương theo thời gian có thể áp dụng theo 2 cách trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.
1. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn
Tiền lương theo thời gian giản đơn là số tiền trả cho người lao động chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc. Tiền lương theo thời gian giản đơn bao gồm: Lương tháng, lương ngày, lương giờ.
-Lương tháng: được trả cố định hàng tháng theo mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Lương tháng thường áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các công nhân viên khác mà các chỉ tiêu nhiệm vụ không đo được hoặc chi phí để tính toán các chỉ tiêu này quá lớn.
-Lương ngày: tính bằng cách chia mức lương tháng cho 26 ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nhiệm vụ khác. Lương ngày còn dùng để trả lương cho người lao động theo hợp đồng làm ngày nào hưởng lương ngày đó.
-Lương giờ: được tính trên cơ sở chia mức lương ngày cho số giờ chính thức do doanh nghiệp quy định trong một giờ (ca) làm việc, làm căn cứ để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Công thức tính:
L1g=Tu x Mcb x Hpc (Nếu có)
Trong đó:
L1g: Số tiền lương trả theo thời gian
Tu: Số thời gian làm việc thực tế ở mỗi khâu công việc.
Mcb: Mức lương cấp bậc xác định ở mỗi khâu công việc.
Hpc: Hệ số các loại phụ cấp lương (nếu có)
-Nếu trả lương theo ngày làm việc thì:
Tiền lương lĩnh trong tháng = Suất lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Lương cấp bậc hoặc chức vụ x Hệ số các loại phụ cấp (nếu có)
Suất lương ngày= ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ
Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày)
Tiền lương lĩnh trong tháng = Mức lương công nhật x Số ngày làm việc thực tế trong tháng
2. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Tiền lương theo thời gian có thưởng là người lao động ngoài tiền lương theo thời gian giản đơn còn được nhận một khoản tiền thưởng do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
Ưu điểm của hình thức tiền lương trả theo thời gian:
+Ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, nhanh, dễ hiểu, phù hợp với những công việc không định mức được hoặc không nên định mức.
+Nhược điểm: Hình thức trả lương theo thời gian chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối lao động, duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương, chưa phát huy được tài năng cá nhân của người lao động, chưa kích thích sản xuất phát triển. Vì vậy khi áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cần thiết phải thực hiện một số biện pháp phối hợp như khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động để làm cho người lao động tự giác làm việc.
II. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương cơ bản và chủ yếu được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp nước ta. Trả lương theo sản phẩm là trên cơ sở đơn giá tiền lương và chất lượng sản phẩm đã quy định của doanh nghiệp trả lương theo số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động.
Cách tính:
Trong đó:
Lsp: Tiền lương theo sản phẩm
qi: Số lượng sản phẩm loại
gi: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i
i... n: Số loại sản phẩm người lao động sản xuất ra.
+Ưu điểm của tiền lương trả theo sản phẩm:
-Hình thức trả lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, khuyến khích người lao động tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
-Trả lương theo sản phẩm là yếu tố thúc đẩy việc cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao.
-Củng cố kỷ luật lao động, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp cho người công nhân.
+Nhược điểm của hình thức tiền lương trả theo sản phẩm:
Việc xây dựng định mức tiên tiến hiện thực là rất khó khăn, khó xác định được đơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn và phức tạp.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm được xác định chủ yếu là đối với công nhân sản xuất làm những công việc có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm một cách dễ dàng.
Có năm loại hình trả lương theo sản phẩm. Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, giữa yêu cầu kích thích và tăng nhanh sản lượng, chất lượng mà thực hiện.
1. Hình thức tiền lương theo sản phẩm cá nhân không hạn chế
Tiền lương của công nhân được tính trực tiếp bằng cách lấy số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm đã qui định không hạn chế số lượng hoàn thành
Cách tính
Số lượng sản phẩm được xác định qua bộ phận KCS và số liệu thống kê.
Riêng đơn giá tiền lương (gi) được xác định theo công thức:
g= M1 x H x (1 + Kcác loại) x Đt
Hoặc:
M1 x H x (1 + Kcác loại )
g= ắắắắắắắắắắắ
Đs
Trong đó:
M1: Mức tiền lương tối thiểu
H: Hệ số cấp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm
Đt: Định mức thời gian chế tạo một sản phẩm
Đs: Định mức sản lượng sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Kcác loại: Hệ số phụ cấp các loại được phép sử dụng để tính tiền lương (phụ cấp khu vực, độc hại, trách nhiệm... )
+ Ưu điểm chính của hình thức tiền lương theo sản phẩm cá nhân không hạn chế là: Gắn tiền lương với sản lượng, người công nhân có thể tính ngay được tiền lương của mình ngay sau ngày làm việc, ca làm việc
Hình thức tiền lương này dùng trả trực tiếp cho từng người lao động mà họ làm những công việc tương đối độc lập, lao động được chuyên môn hoá, có thể xây dựng được các định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được
2. Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp công việc của những người công nhân chính và phụ gắn chặt với nhau nhưng không trực tiếp tính được lượng sản phẩm cho công nhân phụ. Thực chất là phải căn cứ vào lương công nhân chính để tính lương cho công nhân phụ.
Cách tính: căn cứ vào sản lượng định mức và mức độ hoàn thành định mức của công nhân chính mà tính cho công nhân phụ
Cụ thể như sau
+Tính đơn giá tiền lương phụ gTLF cho một đơn vị sản phẩm định mức của công nhân chính
Lương công nhân phụ 1 ca
gTLF._. = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ
Số lượng sản phẩm định mức của công nhân chính 1 ca
+Tính tiền lương của công nhân phụ được lĩnh:
LF = gTLF x qTHC
Trong đó:
qTHC = sản lượng thực hiện của công nhân chính
Ưu điểm của cách trả lương này là làm cho công nhân chính và công nhân phụ gắn bó mật thiết với nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau để tăng sản lượng, công nhân phụ quan tâm đến việc phục vụ cho công nhân chính, chú ý cải tiến công tác phục vụ.
3. Hình thức tiền lương theo sản phẩm tập thể
Hình thức tiền lương nàyđược áp dụng trong điều kiện một tập thể công nhân cùng hoàn thành một khối lượng công việc nào đó do tính chất công việc cần có sự phối kết hợp những người công nhân có trình độ cấp bậc khác nhau và khó xác định kết quả cho từng cá nhân.
Cách tính:
+ Bước 1: Tính tiền lương chung cho cả tập thể:
Trong đó:
gi: Đơn giá tiền lương cả nhóm được tính theo công thức:
g= M1 x H x (1 + Kcác loại) x Đt
Hoặc:
M1 x H x (1 + Kcác loại )
g= ắắắắắắắắắắắ
Đs
Trong đó:
M1: Mức tiền lương tối thiểu
H: Hệ số câp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm
Đt: Định mức thời gian để hoàn thành cả khối lượng công việc
Đs: Định mức sản lượng
+Bước 2: Chia lương cho từng người trong tập thể: Tuỳ từng tính chất công việc và việc sử dụng lao động, có thể sử dụng một trong hai phương pháp:
-Phương pháp 1: Chia lương theo giờ hệ số. Được tiến hành theo 3 bước:
--Tính tổng số giờ hệ số của nhóm (giờ hệ số là số giờ quy đổi của các công nhân ở các bậc khác nhau ra giờ của công nhân bậc 1) bằng cách lấy giờ làm việc của từng người nhân với hệ số bậc của người đó, sau tổng hợp lại cho cả nhóm.
--Tính tiền lương 1 giờ hệ số: Lấy tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số giờ hệ số của cả nhóm.
--Tính tiền lương cho từng người: Căn cứ vào tiền lương một giờ hệ số và số giờ hệ số của mỗi người.
-Phương pháp 2: Chia lương theo hệ số điều chỉnh được tiến hành qua 3 bước:
--Tính tổng số tiền lương đã chia theo lần đầu: Lấy mức tiền lương 1 giờ của mỗi người nhân với số giờ từng người đã làm sau đó tổng hợp lại.
--Tính hệ số điều chỉnh: Lấy tổng số tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số tiền đã chia lần đầu.
--Tính tiền lương cho từng người: Căn cứ vào hệ số điều chỉnh và số tiền lương đã lĩnh lần đầu.
+Ưu điểm: Cả 2 phương pháp trên đều có ưu điểm là làm cho công nhân trong cùng một đơn vị gắn bó với nhau, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
+Nhược điểm: Cả 2 phương pháp trên có nhược điểm là tiền lương không gắn trực tiếp ngay với mỗi người mà thông qua một tập thể để phân phối lại, trong đó cấp bậc tiền lương của mỗi người không hẳn đã gắn với kết quả thực tế.
Vì vậy tiền lương này chỉ nên áp dụng cho những công việc khó định mức và tính lương trực tiếp cho từng người.
4. Hình thức tiền lương theo sản phẩm lũy tiến
Theo chế độ này, trên cơ sở định mức sản lượng (được coi là 100%), nếu công nhân hoàn thành định mức càng cao thì tiền lương lĩnh càng lớn theo đơn giá tăng dần.
Cách tính:
Tiền lương được tính hàng tháng theo đơn giá của mỗi người theo sản phẩm lũy tiến tính bằng cách: Lấy số lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức nhân với đơn giá tiền lương bình thường (định mức tiền lương), số lượng sản phẩm vượt định mức nhân với đơn giá tiền lương lũy tiến quy định.
Để chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến áp dụng có hiệu quả cần chú ý điều kiện cơ bản sau: mức tăng của đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cố định:
C x (H - 1)
Kđ Ê ắắắắắắ
L x H
Trong đó:
Kđ: Hệ số tăng của đơn giá sản phẩm lũy tiến.
L: Hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm
H: Hệ số tăng sản lượng đạt được
C: Hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm
+Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tăng nhanh số lượng sản phẩm, càng vượt cao hơn so với định mức càng tốt
+Nhược điểm: Tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vì vậy chế độ trả lương này chỉ được áp dụng hạn chế trong một số trường hợp cần động viên hoàn thành dứt điểm công việc, hoàn thành sớm nhiệm vụ.
5. Hình thức tiền lương khoán
áp dụng trong trường hợp công việc không định mức chi tiết được hay định mức rất không chính xác, những công việc đòi hỏi một khối lượng tập hợp nhiều loại công việc khác nhau và yêu cầu thời gian hoàn thành theo đúng thời hạn.
Có các hình thức như sau:
a/Khoán khối lượng hoặc khoán công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc giản đơn, có tính chất đột xuất, ví dụ như khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.
b/Khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Đây cũng là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp theo sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất (phân xưởng, dây chuyền) nhằm khuyến khích tập thể lao động cải tiến kỹ thuật và tổ chức hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động.
C. Nâng cao chất lượng của các hình thức trả lương theo sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp công nghiệp.
Hiện nay cùng với hình thức trả lương theo thời gian các doanh nghiệp đang áp dụng rộng rãi hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt. Bởi vì hình thức trả lương theo sản phẩm có những tác dụng sau đây:
-Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nó gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người. Do đó kích thích nâng cao năng suất lao động.
-Khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hóa-khoa học-kỹ thuật-nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
-Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là công tác quản lý lao động.
I. Thực trạng vấn đề tiền lương hiện nay ở nước ta.
-Tiền lương theo chế độ không bảo đảm tái sản xuất sức lao động
Tái sản xuất sức lao động được thể hiện ở 3 mặt:
+Một là duy trì và phát triển sức lao động của chính bản thân người lao động.
+Hai là sản xuất ra sức lao động mới tức là nuôi dưỡng các thế hệ kế tiếp.
+Ba là tăng cường chất lượng của sức lao động là hoàn thiện kĩ năng lao động và nâng cao trình độ lành nghề, kĩ thuật chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
Tiền lương theo chế độ là tiền lương danh nghĩa, còn để tái sản xuất sức lao động thì tiền lương như là sản phẩm tất yếu thông qua trao đổi trên thị trường hàng hóa thông thường tạo điều kiện làm chức năng tái sản xuất sức lao động đỡ hao phí, lúc này tiền lương là tiền lương thực tế.
Do tình hình giá cả không ổn định (tăng lên) so với lúc mới ban hành chế độ lương mới nên tiền lương thực tế có xu hướng giảm xuống và làm cho tiền lương chế độ không bảo đảm tái sản xuất sức lao động.
-Tiền lương được tiền tệ hóa ở mức độ thấp.
Trong tiền lương có tính đến tiền điện, nước nhà ở, bảo hiểm xã hội... nhưng cho đến nay phần tiền lương được tiền tệ hóa đó quá thấp so với những nhu cầu cơ bản của con người.
-Tiền lương chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động và không phù hợp với những biến đổi của giá cả trên thị trường. Do vậy bên cạnh mức tiền lương theo qui định, các doanh nghiệp phải tìm mọi nguồn và bằng mọi cách để tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó phá vỡ hệ thống tiền lương của Nhà nước. Vì vậy về mặt quản lí Nhà nước không thể kiểm soát nổi thu nhập thực tế của cán bộ công nhân viên.
II. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hình thức trả lương theo sản phẩm.
Từ thực trạng vấn đề tiền lương ở nước ta và trong nền kinh tế thị trường như đã trình bày việc nâng cao chất lượng của các hình thức trả lương nói chung và trả lương theo sản phẩm nói riêng phải nắm được các yêu cầu sau:
+Nhận thức đúng về tiền lương và vấn đề phân phối trong nền kinh tế thị trường
Vấn đề cần phải nhận thấy là: Vốn, tư liệu sản xuất, kinh nghiệm quản lý cũng là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và góp phần tạo ra giá trị mới. Do đó, thu nhập của chủ sở hữu các yếu tố đó là thu nhập chính đáng. Việc phân phối không chỉ đảm bảo bù đắp lại những chi phí mà còn phải tính đến hiệu quả mà các yếu tố đó mang lại. Hơn nữa để xã hội tồn tại và phát triển phải có bộ máy quản lý và các thiết chế tương ứng của nó. Vì thế, chính sách phân phối phải kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, chủ doanh nghiệp và người lao động.
+Khi xác định mức tiền lương phải tính đầy đủ giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động, phải tính đến giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết, tính đến quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường. Tiền lương là một yếu tố đầu vào, là một bộ phận của chi phí sản xuất, do đó trong những giai đoạn nhất định, tiền lương tương đối ổn định. Tiền lương là phần “cứng” mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động. Nhưng đồng thời lại phải thấy rằng lao động là một yếu tố chủ yếu góp phần tạo ra giá trị mới, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, khi phân phối người lao động cũng phải được tham gia vào việc phân chia lợi nhuận dưới dạng tiền thưởng hoặc các khoản phúc lợi khác bổ sung vào tiền lương.
+Tiền lương phải trở thành một bộ phận thu nhập chủ yếu bảo đảm tái sản xuất sức lao động.
Nội dung quan trọng nhất để bảo đảm tái sản xuất sức lao động là tiền lương tối thiểu. Đó là mức lương thấp nhất, là cận dưới mà người sử dụng lao động không được phép trả thấp hơn. Vì dưới mức lương tối thiểu, người lao động sẽ không bảo đảm tái sản xuất sức lao động và do đó sẽ không đảm bảo được nhân cách con người. Do vậy tiền lương tối thiểu phải phù hợp với từng vùng và chỉ số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ.
Người ta đã chứng minh rằng: Nếu tiền lương bảo đảm được tái sản xuất sức lao động theo đúng nghĩa của nó thì năng suất lao động sẽ đạt 100%, nếu quản lý lao động tốt, năng suất lao động sẽ cao hơn nhiều. Ngược lại, nếu tiền lương chỉ đảm bảo được 70% nhu cầu tái sản xuất sức lao động thì năng suất lao động sẽ giảm đi không phải 30% mà là 50%.
+Quán triệt nguyên tắc trả lương theo công việc, theo sản phẩm, kết hợp hài hòa tính kinh tế và tính xã hội.
Mỗi công việc có độ phức tạp khác nhau và phải từ việc mà bố trí người. Từ đó tiền lương đánh giá đúng chất lượng lao động và hiệu quả công tác. Trả lương theo công việc, theo sản phẩm sẽ khuyến khích được những người có tài năng. Những người làm việc thực sự có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Tiền lương có tính độc lập của nó nên phải tính toán điều kiện và các khả năng thực tế có thể khai thác để tiền lương đi vào cuộc sống như một động lực thúc đẩy con người trong sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
Mặt khác mọi vấn đề về lao động, tiền lương, thu nhập vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Ví dụ các vấn đề như thất nghiệp, quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội... không thể chỉ là vấn đề kinh tế và cũng không thể chỉ là vấn đề xã hội.
D. Các nhân tố ảnh hưởng và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm trong các doanh nghiệp.
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương theo sản phẩm
1. Hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương tiên tiến trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bởi vì nó đã lượng hóa khá chính xác hao phí lao động mà người lao động bỏ ra để hoàn thành công việc. Hoàn thành công việc chế tạo một sản phẩm và quán triệt đời sống nguyên tắc trả theo đúng giá trị sức lao động. Tuy vậy có một nhân tố quan trọng có thể làm cho hình thức tiền lương theo sản phẩm cũng như việc quán triệt quan điểm trả lương theo sản phẩm trở nên vô nghĩa, đó là cơ sở để đánh giá hao phí lao động. Nếu đánh giá đúng, chính xác hao phí lao động của người lao động thì nguyên tắc được bảo đảm còn ngược lại nếu đánh giá sai thì những tác dụng của hình thức tiền lương này trở nên vô nghĩa thậm chí nó còn làm ảnh hưởng đến vai trò, chức năng của tiền lương nói chung.
Cơ sở đánh giá ở đây chúng ta đề cập đến đó là hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật. Để trả lương theo sản phẩm được tốt chúng ta phải xác định được đơn giá và số lượng sản phẩm hoàn thành (hay số bước công việc hoàn thành). Đơn giá và công việc (sản phẩm) thực hiện lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường thì đơn giá thấp thì hao phí lao động ít và ngược lại. Để trả lương theo sản phẩm đòi hỏi phải xây dựng được đơn giá và xác định được hao phí lao động, phải sử dụng các định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng chúng. Xây dựng đơn giá, xác định được hao phí lao động, chính xác là do hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng.
Sử dụng các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật khác nhau bên cạnh việc thay đổi các giá trị tiền lương của người công nhân mà chúng ta có thể nắm bắt được còn đem lại tác động tâm lý to lớn đối với người lao động. Sử dụng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật vào mà người công nhân cảm thấy phù hợp, không bị bắt buộc phải làm việc căng thẳng, không cảm thấy thừa năng lực là một vấn đề quan trọng.
2. Các yếu tố vật chất phục vụ cho người lao động.
ở đây chúng ta xem xét đến khía cạnh hiệu quả của hao phí lao động. Lao động hao phí bỏ ra muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng phải được sử dụng ở mức cao nhất (toàn bộ) để tác động đến đối tượng lao động, chuyển hóa toàn bộ đối tượng lao động thành sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao. Trong hình thức tiền lương theo sản phẩm, người lao động đã nhận thấy được rằng họ phải làm thế nào để sử dụng được hiệu quả hao phí lao động khi họ tham gia hoạt động sản xuất nhằm tạo ra, hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm, bước công việc có như vậy họ mới có được tiền lương cao. Trong hoạt động sản xuất hiện nay, chuyên môn hóa đang được đẩy mạnh vì nó là cơ sở để nâng cao năng suất lao động. Vì vậy khi người lao động tham gia làm việc mà họ thực hiện đặc biệt là các công việc được ghi nhận là có tác động lên đối tượng lao động. Vì vậy thực tế đòi hỏi phải có một hoạt động khác không trực tiếp sản xuất nhưng có vai trò quyết định đến sản xuất đó là công tác chuẩn bị các điều kiện làm việc, đảm bảo các yếu tố vật chất do người lao động để hạn chế đến mức tối đa thời gian ngừng sản xuất. Đó là các công việc bảo dưỡng máy móc thiết bị làm cho những thiết bị hoạt động tốt trong suốt thời gian làm việc, giảm được thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, thời gian ngừng do yêu cầu kỹ thuật, đó là công tác vận chuyển, giao nhận nguyên vật liệu, bán thành phẩm... Tất cả để người lao động có được toàn bộ thời gian thực hiện các tác động lên đối tượng lao động (bán thành phẩm), tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức qui định.
3. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Khi sử dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm người lao động chỉ thực hiện tốt công việc được giao. Vì vậy khi doanh nghiệp sử dụng hình thức tiền lương này cần phải làm thế nào để giao được công việc đầy đủ tránh tình trạng có việc nhưng không có người làm hay bố trí chồng chéo dẫn đến vô trách nhiệm trong việc thực hiện công việc. Phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng người làm cho người lao động thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình, do vậy họ bằng cách này hay cách khác đều phải hoàn thành công việc được giao.
Phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận còn là cơ sở để đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm tra, thống kê, nghiệm thu sản phẩm về số lượng và chất lượng. Phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ cho từng người sẽ làm cho công tác kiểm tra, thống kê, nghiệm diễn ra nhanh chóng, chính xác, có cơ sở. Cán bộ quản lý khi xem xét sự thực hiện của một công nhân trước hết xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ của công nhân đó sau đó tiến hành kiểm tra, nghiệm thu sẽ diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.
Phân công bố trí lao động trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng lao động. Điều này có nghĩa là phân công bố trí lao động vào các công việc phải phù hợp với cấp bậc công nhân. Cấp bậc công việc cao đòi hỏi công nhân phải có cấp bậc cao thì mới thức hiện tốt công việc và làm cho người công nhân có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức qui định, bên cạnh đó nó còn tạo điều kiện cho người công nhân có thể khai thác tới mức tối đa năng lực bản thân khi được bố trí công việc phù hợp, tạo cho họ động lực để thực hiện công việc tốt hơn.
4. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Mục tiêu của người công nhân khi được trả lương theo sản phẩm là làm ra được càng nhiều sản phẩm càng tốt, có như vậy họ sẽ được hưởng lương cao. Vì vậy có thể họ sẽ bỏ qua các nguyên tắc trong hoạt động sản xuất để đạt được mục tiêu đó. Càng thiếu sự kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý thì các vi phạm này càng nhiều. Muốn khắc phục tình trạng này khó có cách nào hơn việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động. Khi tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng tức là chúng ta đã làm cho việc sử dụng máy móc thiết bị cẩn thận hơn, tiết kiệm nguyên liệu hơn từ sức ép của cán bộ quản lý trở thành tinh thần tự giác của người lao động. Có như vậy bên cạnh việc tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, người lao động còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí không cần thiết và có điều kiện hơn trong việc sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
II. Các biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm.
1. Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật
Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phải được xây dựng căn cứ vào các phương pháp khoa học có sự cân nhắc đến điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng, các công việc cùng loại thay đổi theo từng loại sản phẩm đòi hỏi phải xây dựng quá nhiều các định mức thì cần xây dựng hệ thống định mức chuẩn cho sản phẩm chuẩn sau đó tùy từng loại sản phẩm cụ thể mà có các điều chỉnh phù hợp. Còn nếu sản phẩm của doanh nghiệp là đơn diệu cần phải xây dựng định mức cụ thể cho tất cả các bước công việc, các sản phẩm.
Hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật luôn luôn phải được kiểm tra điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, luôn luôn đảm bảo rằng định mức là cơ sở khoa học nhất cho việc xác định hao phí lao động của người lao động. Đặc biệt đối với các công việc có tính chất thời đoạn cần phải xem xét đến yếu tố thời gian, thường thì người lao động sau một thời gian nhất định khi đã quen với công việc thì định mức cũ trở nên lạc hậu, vì vậy cần phải xây dựng lại định mức mới cho họ.
2. Hoàn thiện điều kiện làm việc, đảm bảo các yếu tố vật chất cho lao động hoàn thành tốt công việc
Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc của người lao động đặc biệt là các yếu tố có thể đáp ứng ngay tại nơi làm việc như ánh sáng, độ ồn, không khí... đến công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị, vận chuyển cung cấp năng lượng, công tác giao nhận...
Doanh nghiệp phải làm cho người lao động có được điều kiện làm việc tốt nhất, tăng ánh sáng lên đạt mức cần thiết, giảm độ ồn, giảm ô nhiễm không khí, tạo nhiệt độ thích hợp... thực hiện tốt công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ và tiến hành sửa chữa nhanh chóng máy móc thiết bị hỏng hóc, đưa nguyên vật liệu và nhận thành phẩm nhanh chóng, giải phóng nơi làm việc cho người lao động để họ có điều kiện tiếp nhận nguyên vật liệu mới cho sản phẩm mới...
3. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp phải xây dựng được bộ máy tổ chức sản xuất hợp lý, phải bố trí phân công công việc phù hợp, phải xây dựng cấp bậc công việc, xây dựng cấp bậc công nhân và tiến hành bố trí lao động phù hợp. Xây dựng cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân phải căn cứ vào các phương pháp khoa học, tiên tiến.
Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp còn có nghĩa là phải xác định rõ quyền hạn trách nhiệm của người lao động, phải xác định rõ chức năng của từng người, từng bộ phận, trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của từng người lao động, từng bộ phận, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ. Tránh tình trạng khi thì chồng chéo chức năng nhiệm vụ, khi thì không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, các cá nhân để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, vô trách nhiệm khi thực hiện công việc. Vì vậy cần phải có chính sách kích thích cũng như kỷ luật nghiêm minh khi đã phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ để bằng mọi cách kể cả cưỡng bức buộc người lao động thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.
Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý còn là cơ sở để thực hiện tốt công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm. Tuy vậy để thực hiện tốt công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chức năng, trách nhiệm của cá nhân người lao động, có được các phương pháp theo dõi sự thực hiện của người lao động trong doanh nghiệp, xây dựng các biểu bảng theo dõi...
4. Hoàn thiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là công tác nhằm giúp cho công nhân nhận rõ trách nhiệm khi hưởng lương sản phẩm. Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng song khó có thể nắm bắt ngay được hiệu quả của công tác này. Vì vậy doanh nghiệp phải thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng này liên tục không ngừng làm cho người công nhân không lúc nào không nhận thấy trách nhiệm của họ trong hoạt động sản xuất. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp đa dạng, hợp lý đối với từng thời gian, đối với từng nhóm công nhân (có thể phân theo lứa tuổi, trình độ, giới tính) nhằm chuyển tới họ nhiều nhất nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Hoàn thiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn là xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống các biện pháp kích thích người lao động, thưởng, phạt... gắn chặt ý thức và vật chất để công tác giáo dục chính trị tư tưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Phần II: Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10
A. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty May 10 hiện nay có tiền thân là các xưởng may quân đội như X1, X30, AM1, AK1... Đây là các xưởng may quân trang phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Sau khi thành lập (lúc đó được gọi là xưởng X10) Công ty đóng quân tại Tây Cốc- Phú Thọ, năm 1953 chuyển ra rừng Bộc Nhiêu, năm1954 Công ty được lệnh chuyển về Hà Nội và tiến hành sáp nhập với xưởng may X40 đồng thời tiến hành xây dựng cơ sơ vật chất ban đầu tại khu Sài Đồng-Gia Lâm
Sau khi ổn định về tổ chức Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất với vai trò là đơn vị sản xuất quân trang lớn của Cục Quân Nhu-Tổng Cục Hậu Cần, hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, sản xuất, tiêu thụ theo chỉ tiêu của Tổng cục hậu cần
Từ năm 1961 đến năm 1964, trong hoàn cảnh đất nước hoà bình, Công ty được chuyển sự quản lý từ Tổng cục hậu cần sang Bộ công nghiệp nhẹ và được đổi tên thành Xí nghiệp May 10 tuy vậy mặt hàng chủ yếu mà xí nghiệp sản xuất vẫn là quân trang, quân phục (90-95% năng lực sản xuất) còn thừa khả năng mới chuyển sang phục vụ xuất khẩu và dân dụng
Cũng trong thời gian này xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh có tính đến hiệu quả kinh tế dần dần có khả năng xây dựng các kế hoạch kinh doanh thoát khỏi tình trạng bị động. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với nhiều dây chuyền tự động, có khả năng sản xuất các bộ phận thay thế đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục
Từ năm1965 đến năm1972 do không quân Mĩ tiến hành ném bom ồ ạt nên Công ty phải chuyển sang hoạt động trong điều kiện mới, sản xuất phân tán vừa sản xuất vừa chiến đấu
Tháng 1 năm 1965, May 10 lại một lần nữa chuyển đổi, chịu sự quản lý của Bộ Nội thương với nhiệm vụ là sản xuất gia công hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu theo nghị định thư giữa Việt Nam - Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu và đồng thời sản xuất hàng may mặc phục vụ cho quân đội. Cho đến năm 1973, sau khi hiệp định Pari được ký kết Công ty trở lại hoạt động trong điều kiện hoà bình
Sau năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chuyên làm hàng may xuất khẩu. Có thể nói đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển về sau của Xí nghiệp May10. Xí nghiệp May 10 đã xuất sang thị trường các nước XHCN từ 4-5 triệu áo sơ mi có chất lượng cao.
Năm 1986 cùng với hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế Công ty chuyển sang hoạt động trong môi trường mới, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng vốn có Công ty tiếp tục sản xuất hàng xuất khẩu cho thị trường khu vực I (Đông âu và Liên Xô) trên nền tảng vẫn là một hệ thống cơ sở vật chất lạc hậu cùng với trình độ quản lý yếu kém vì vậy cho đến những năm 1990 –1991 cuộc khủng hoảng chính trị tại Liên Xô và các nước Đông âu đã làm cho các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta không còn thị trường tiêu thụ. Thị trường quen thuộc của xí nghiệp mất đi, hàng loạt các hợp đồng, các đơn đặt hàng bị hủy bỏ hoặc không thanh toán được khiến Xí nghiệp May10 cũng như một số các xí nghiệp may khác bị dồn tới chân tường và có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình này, Xí nghiệp May10 phải tìm hướng giải quyết khó khăn về thị trường, Xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển sang thị trường khu vực 2. Bằng cách giảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại, tổ chức lại bộ máy sản xuất và thiết lập các mối quan hệ bạn hàng mới. Sản phẩm của Xí nghiệp với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã nhanh chóng làm vừa lòng khách hàng. Khó khăn được tháo gỡ dần dần. Do không ngừng cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại nên sản phẩm của Xí nghiệp được khách hàng ưa chuộng và ngày càng mở rộng thị trường trên thị trường khu vực 2 tới CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông...
Trước đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới, ngày 14/11/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ, Xí nghiệp May 10 đã chuyển đổi tổ chức phát triển thành Công ty May 10 thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Với tên giao dịch Việt Nam: Công ty May 10
Tên giao dịch quốc tế: GARMENT COMPANY 10
Tên viết tắt : GARCO 10
Trụ sở chính : Thị trấn Sài Đồng-Gia Lâm-Hà Nội
Tổng số vốn của Công ty : 20. 000. 000. 000 VND
Trong đó VCĐ : 17. 000. 000. 000
VLĐ : 3. 000. 000. 000
Công ty May 10 với các dây chuyền sản xuất, hệ thống kho bãi cũng như trụ sở là một cơ ngơi khang trang nằm bên cạnh quốc lộ 5 với tổng diện tích nhà, xưởng trên 4 ha với 5 xí nghiệp thành viên được trang bị thiết bị may hiện đại.
II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất
Công ty May 10 là một Doanh nghiệp Nhà Nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà Nước, các qui định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty May 10 có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh hàng dệt may mặc theo kế hoạch và qui hoạch của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và theo yêu cầu của thị trường: từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng sản phẩm dệt, may mặc và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt, may mặc, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tiến hành các hoạt động kinh doanh các nghành nghề khác theo qui định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Dệt May giao. Với nhiệm vụ sản xuất như vậy, Công ty chủ động hơn trong trong hoạt động kinh doanh, Công ty có toàn quyền lựa chọn các hướng đi có lợi cho Công ty. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động sản xuất của Công ty còn quá nhiều phụ thuộc vào việc ký kết các đơn hàng gia công cho các bạn hàng nước ngoài, vì vậy Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong các mặt tổ chức của Công ty, trong lĩnh vực tiền lương, hình thức tiền lương trả theo sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác xác định đơn giá, Công ty thường xác định đơn giá thấp hơn so với thực tế để đảm bảo an toàn tiền lương cho công nhân, điều này làm cho ý nghĩa tích cực của hình thức tiền lương trả theo sản phẩm trở nên kém hơn
2. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình chế tạo sản phẩm
a. Về sản phẩm
Mặt hàng áo sơ mi là mặt hàng được ưa chuộng, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng và có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà đối với cả nước ngoài. Sản phẩm truyền thống của Công ty May 10 là áo sơ mi nam cao cấp xuất khẩu, hiện nay áo sơ mi của Công ty được rất nhiều bạn hàng ưa chuộng về kiểu dáng và chất lượng. Các sản phẩm truyền thống của Công ty đã xuất hiện trên thị trường của nhiều nước trên thế giới với nhãn hiệu của nhiều hãng may nổi tiếng như Pierecardin, Seiden, Sticker, Sunkyong....
Công ty May 10 sản xuất ra các sản phẩm chính là áo sơ mi nam và áo jacket. Ngoài ra còn sản xuất ra các sản phẩm may mặc khác theo đơn đặt hàng như quần, váy... Những sản phẩm may mặc của Công ty May 10 chủ yếu được xuất sang các thị trường có uy tín như thị trường EU, thị trường, Đức, Hungari, Nhật, các nước Bắc Mĩ với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã
Công ty May 10 cũng như các Công ty may khác đều có chung một đặc điểm là khi sản xuất các sản phẩm may sẵn thì các mẫu mã thay đổi liên tục. Thực tế Công ty May 10 có tới gần 1000 mã hàng thay đổi trong một năm, có những mã hàng theo hợp đồng với số lượng chỉ vài trăm sản phẩm. Hơn nữa với các Công ty may mặc ở Việt Nam nói chung còn đang rơi vào tình trạng là phần lớn đều là may gia công xuất khẩu. Do vậy khi sản xuất đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, các thông số kỹ thuật của bên đặt may gia công, kể cả về thời gian giao nhận hàng, kỹ thuật đóng bao gói, tới nhãn hiệu sản phẩm. Với số lượng mã hàng lớn như vậy Công ty rất khó đảm bảo các điều kiện cho hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy tính tích cực của nó, đặc biệt là trong công tác định mức và theo dõi định mức của Công ty làm cho định mức của Công ty chưa thực sự sát với thực tế
b. Về qui trình công n._.tạo cho đội ngũ cán bộ định mức cụ thể là
Tổ chức các buổi học về công nghệ may cho các cán bộ định mức
Tiến hành huấn luyện đội ngũ cán bộ định mức về các phương pháp định mức lao động
...
Công ty cũng cần phải xem xét để đưa các công nhân lành nghề vào tham gia công tác định mức lao động
-Về các điều kiện phục vụ cho công tác định mức
Công ty cần xây dựng cho cán bộ định mức vị trí theo dõi bấm giờ kín để đảm bảo rằng công nhân bị bấm giờ không biết được mình đang bị bấm giờ và trang bị đầy đủ cho đội ngũ cán bộ định mức như đồng hồ bấm giây, các phương tiện ghi chép...
Về phương pháp xây dựng định mức
Tại Công ty đang thực hiện công tác định mức bằng phương pháp bấm giờ đây là một trong những phương pháp tiên tiến nhằm xây dựng được một định mức hợp lý tuy nhiên thực tế cho thấy định mức lao động của Công ty còn nhiều hạn chế chưa sát với thực tế. Vì lí do đó tôi xin đề xuất phương án định mức lao động bằng cách kết hợp cả hai phương pháp bấm giờ và chụp ảnh ngày làm việc của công nhân với mục đích chụp ảnh ngày làm việc của công nhân để xác định thời gian làm việc của bộ phận từ đó giao sản lượng cho bộ phận còn bấm giờ để xác định định mức cho từng bước công việc
Chụp ảnh ngày làm việc của công nhân
Bước 1: Chuẩn bị quan sát ghi chép bước này gồm có các công việc sau
+Chọn đối tượng quan sát ghi chép.
Do tại Công ty không có sự khác biệt quá lớn giữa các phân xưởng, các xí nghiệp thành viên cho nên có thể chọn một phân xưởng bất kỳ sản xuất sản phẩm chính của Công ty đó là sản phẩm may
+Tiến hành làm rõ cho đối tượng về mục tiêu của việc chụp ảnh để cho đối tượng hiểu, ổn định tinh thần và làm việc bình thường. Cho đối tượng thấy rõ về lợi ích của việc chụp ảnh, có như vậy họ sẽ yên tâm trong công việc
+Chuẩn bị các máy móc thiết bị, cụ thể là đảm bảo các máy móc trong phân xưởng trong tình trạng tốt nhất có thể được đảm bảo cho công nhân có điều kiện thực hiện tốt nhất công việc. Đồng thời với việc đó là công tác chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, các điều kiện khác như ánh sáng, không khí... và các công cụ chuyên môn để chụp ảnh, đồng hồ, dụng cụ ghi chép...
Bước 2 Tiến hành quan sát, ghi chép
Công việc quan sát ghi chép được tiến hành liên tục từ đầu ca tới cuối ca làm việc cán bộ ghi chép phải ghi chép lại tất cả các hoạt động của công nhân theo trình tự thời gian liên tục, không được bỏ sót bất kỳ một công việc nào, ghi chép và không làm ảnh hưởng đến đối tượng quan sát để không làm ảnh hưởng đến số liệu, đảm bảo tính khách quan của số liệu
Ghi chép thời gian của công nhân theo mẫu biểu
Bảng ghi chép thời gian làm việc
STT
Trình tự thời gian
Yếu tố ghi chép
Thời gian hao phí
Ký hiệu
1
2
3
..
n
(Thời điểm đầu ca)
(Thời điểm cuối ca)
Bước 3: Lên biểu tổng hợp thời gian hao phí trong ca
Bảng tổng hợp thời gian công tác hao phí trong ca
STT
Các loại thời gian hao phí
Thời gian hao phí thực tế
1
2
3
4
5
6
7
8
Thời gian chuẩn bị kết thúc
Tck
Thời gian gia công chính
Tc
Thời gian gia công phụ
Tp
Thời gian phục vụ tổ chức
Tpvtc
Thời gian phục vụ kỹ thuật
Tpvkt
Thời gian nghỉ vì nhu cầu
Tn
Thời gian lãng phí do CN
Tlpcn
Thời gian lãng phí do tổ chức
Tlptc
Cộng:
Bước 4: Lập bảng định mức
Bảng cân đối thời gian trong ca
STT
Phân loại thời gian
Thời gian hao phí thực tế
Thời gian hao phí định mức
1
2
3
4
5
6
7
8
Tc
Tp
Tck
Tpvtc
Tpvk t
Tn
Tlptc
Tlpkt
Cộng
Khi lập bảng định mức cần lưu ý
+Không đưa vào định mức tất cả các loại thời gian lãng phí
+Các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ vì nhu cầu con người nếu vượt định mức cũng coi như lãng phí
+Thời gian gia công phải được tăng lên bằng cách lấy tổng thời gian tiết kiệm được cộng với thời gian gia công vì trong sản xuất may theo dây chuyền thì không có thời gian gia công phụ
Trong thời gian thực tập tại Công ty tác giả đã tiến hành chụp ảnh tại một phân xưởng may và thu được kết quả như sau
Thời gian không gia công trong một ca làm việc
Tên thời gian hao phí
Ký hiệu
Thời gian hao phí cho 1 lần (phút)
Số lần lặp lại
Tổng thời gian hao phí (phút)
Nhận nguyên vật liệu
CK 1
3.5
1
3.5
Kiểm tra máy
CK 2
5.6
1
5.6
Vệ sinh máy
CK 3
3.3
1
3.3
Nộp thành phẩm
CK 4
3.0
1
3.0
Tổng
CK
15.4
Cắt chỉ
Tpv 1
1.2
9
10.8
Xâu chỉ
Tpv 2
3.5
4
14
Thay suốt
Tpv 3
6.9
1
6.9
Bơm dầu
Tpv 4
1.8
1
1.8
Tổng
Tpv
33.5
Vệ sinh cá nhân
Tnc 1
4.35
2
8.7
Uống nước
Tnc 2
2.1
3
6.3
Tổng
NC
15
Chờ vật liệu
LP tc
14
2
28
Nghỉ nói chuyện
LP cn
Nhiều lần
34.5
Tổng
LP
62.5
Thông qua bảng trên cùng với sự phân tích tính toán thời gian hao phí khảo sát có căn cứ kỹ thuật trên giả định thực hiện các biện pháp nêu trên tác giả xây dựng được tiêu chuẩn thời gian hao phí theo bảng sau
Bảng cân đối thời gian làm việc thực tế dự tính định mức
Các loại thời
gian hao phí
Thời gian thực tế
Thời gian dự tính trong định mức
Thời gian có thể tiết kiệm
Phút
%
Phút
%
Phút
TCK
15.4
3.2
12.9
2.7
2.5
Tgc
353.6
73.7
427.5
89.1
Tpv
33.5
7
24.6
5.1
8.9
Tnc
15
3.1
15
3.1
Tlp
62.5
13
62.5
Tổng
480
100
480
73.9
Hiệu quả của biện pháp: Ta thấy ở khâu chuẩn kết có thể rút ngắn đi 2,5 phút ở khâu phục vụ có thể tiết kiệm 8,9 phút thời gian lãng phí do tổ chức nơi làm việc (cung cấp nguyên vật liệu chậm), lãng phí do công nhân nói chuyện còn chiếm một tỷ lệ lớn 23%. Tất cả đều có thể giảm đi được để tiết kiệm thời gian là 73,9 phút. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số yếu tố khách quan như hỏng suốt, hết dầu, đứt chỉ gây ảnh hưởng đến độ dài thời gian hao phí.
Như vậy thời gian gia công được tăng lên 73,9 phút điều này có nghĩa là nếu thực hiện các biện pháp nói trên trong một ca một công nhân sẽ có thêm 73,9x60=4434 giây hay là 4434x0,713=3161đ tiền lương
Công ty căn cứ vào định mức này để xác định lượng thời gian có thể tham gia vào chế tạo sản phẩm từ đó xác định lượng hàng giao cho các bộ phận để đảm bảo cho các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch của Công ty được thực hiện đúng tiến độ...
Đối với định mức cho từng bước công việc cụ thể Công ty xây dựng bằng cách chuyển đổi từ định mức của sản phẩm chuẩn sang do cách chuyển đổi tại Công ty như vậy cho nên các định mức thường không có đủ độ chính xác.Vì vậy một mặt Công ty cần tiến hành kết hợp với các cơ quan có chuyên môn về nghành may mặc, về kỹ thuật may để định mức cho sát với thực tế hơn, tuy vậy Công ty không nên coi các định mức xây dựng trên lý thuyết này là định mức cuối cùng mà nên tiến hành việc theo dõi và điều chỉnh định mức. Cụ thể là Công ty không cần phải giao định mức cho bộ phận sản xuất ngay khi giao đơn hàng vì như vậy sẽ không khắc phục được các bất hợp lý mà nên tiến hành theo dõi sự thực hiện sau đó có sự điều chỉnh cho thích hợp.
Sau đây là định mức một số công việc mà tác giả đã xây dựng được tại tổ sản xuất sau qua trình theo dõi có sự so sánh với định mức do Công ty xây dựng
Tên công việc
CB
CV
Tgian định mức
Giây chuẩn
Tgian thực tế
Giây chuẩn
May diễu bản cổ đường 1
3
52
52
54
54
Sửa chân may bọc chân cố
3
23
23
24
24
Tra cổ vào áo
4
64
72
66
75
May nẹp cúc hoàn chỉnh, sửa đầu nẹp
3
33
33
35
35
Là bẻ miệng túi
2
45
40
48
43
May chặn cửa tay
3
54
54
56
56
Mi cổ diễu đầu chân cổ HC
4
128
145
130
147
Thùa 2 khuyết vẽ
2
20
20
24
21
S
439
455
Như vậy ta nhận thấy rằng một số định mức của Công ty trong trường hợp trên là cao hơn so với thực tế, nếu Công ty sử dụng định mức cũ cho công nhân sản xuất thì sẽ làm cho họ bị thiệt thòi, ví dụ như trong các công việc trên người công nhân sẽ bị thiệt 16 giây chuẩn tức là 11,456 đ. Nếu Công ty có sự điều chỉnh các định mức như trong ví dụ trên thì người công nhân sẽ được tăng tiền lương sản phẩm của mịnh, không chỉ như vậy mà điều chỉnh định mức hợp lý để trả lương cho công nhân sẽ tạo ra sự công bằng trong phân phối, tạo được động lực rất lớn cho người lao động
Về công tác theo dõi và quản lý các định mức
Tất cả các định mức dù được xây dựng theo phương pháp nào, trong điều kiện tối ưu nào cũng chỉ phát huy tích cực trong một thời gian nhất định sau đó sẽ trở nên lạc hậu. Vì vậy sau từng khoảng thời gian (nhiều nhất là 6 tháng) Công ty cần tiến hành rà soát lại hệ thống định mức của Công ty. Muốn cho việc sửa đổi được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả Công ty phải có đầy đủ các tư liệu về việc theo dõi định mức để xác định tính lạc hậu của định mức đã cần thiết phải tiến hành định mức lại hay chưa. Muốn thực hiện tốt công tác này Công ty cần phải tiến hành thực hiện một cách toàn diện trong cả công tác định mức và công tác thống kê của Công ty
B Hoàn thiện cách xác định đơn giá
Đơn giá tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, không chỉ như vậy mà nó còn có ảnh hưởng đến nhiều mặt khác. Nếu đơn giá tiền lương cao mặc dù nó làm cho tiền lương của công nhân cao hơn lên nhưng cũng làm cho chi phí sản xuất của Công ty cao lên kéo theo đó là lợi nhuận của Công ty bị giảm xuống. Giá thành cao sẽ làm cho Công ty bị mất lợi thế trong cạnh tranh, trái lại nếu đơn gía tiền lương thấp thì người lao động trong Công ty sẽ không có động lực làm việc, họ thực hiện công việc mà không có tính chủ động sáng tạo, hoạt động sản xuât của Công ty sẽ trở nên đình đốn và có nguy cơ bị mất đi đội ngũ cán bộ có trình độ, công nhân lành nghề
Để thay đổi đơn giá tiền lương của Công ty, Công ty cần phải căn cứ vào thực trạng tiền lương hiện tại của công nhân và tỉ trọng tiền lương sản phẩm trong tổng thu nhập của công nhân và thực tế chi phí cho cuộc sống của người lao động trong khu vực Gia Lâm
Thực tế cho thấy tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân Công ty có tỉ trọng không lớn so với tổng thu nhập của công nhân (khoảng 70%) vì vậy để cho tiền lương sản phẩm của công nhân cao hơn nữa thì đơn giá tiền lương của Công ty cần được điều chỉnh theo một số hướng sau
-Công ty nên giảm tỉ lệ trích thưởng từ 30% xuống 20%. Như vậy đơn giá tiền lương sẽ là
Đơn giá tăng lên là 0,101 Đ
Và một công nhân làm công việc có cấp bậc 3 trong một tháng đi làm đầy đủ thì tiền lương nhận được sẽ là
0,814 x 702000 = 571428đ
Tiền lương tăng lên được là 0,101 x 702000 =70902đ/tháng
-Do đơn giá tiền lương của Công ty là cố định nhưng trong thực tế thì các công việc trong Công ty vẫn có sự khác biệt về yêu cầu năng lực thực hiện do đó việc hoàn thiện hệ thống phụ cấp theo đơn giá của Công ty là yêu cầu cấp thiết
Để làm tốt công tác xây dựng hệ thống phụ cấp theo đơn giá Công ty phải xây dựng hệ thống theo dõi đơn giá từ cấp tổ trở lên, hệ thống này hoạt động song song với hệ thống theo dõi định mức.
Thực tế cho thấy hệ thống phụ cấp theo đơn giá ở Công ty mặc dù đã có sự theo dõi, điều chỉnh nhưngvẫn chưa thực sự phát huy vai trò điều chỉnh đơn giá sát thực. Ví dụ như khảo sát tại tổ cắt ta có số liệu sau:
Cắt gọt theo mẫu thân sau (cho 100 sản phẩm)
Loại vải
Định mức
Phụ cấp theo kế hoạch
Thời gian thực tế
Tỉ lệ phụ cấp cần thực hiện
Caro len
699
125%
979
140%
Kẻ dọc to xuôi chiều
616
120%
801
130%
Uni hoa
554
110%
693
125%
Caro các loại
524
130%
555
125%
Như vậy ta thấy rằng hầu hết các tỉ lệ phụ cấp trên đều cần được tăng lên cho phù hợp với thực tế cụ thể như bảng trên. Tỉ lệ phụ cấp phải được tăng bằng tỉ lệ phụ cấp cần thực hiện có như vậy mới tiến hành trả lương theo sản phẩm chính xác được.
Hiệu quả của giải pháp: Việc điều chỉnh tỷ lệ phụ cấp theo đơn giá cùng với sự điều chỉnh tỷ lệ trích thưởng từ 30% xuống 20% sẽ làm cho tiền lương theo sản phẩm của công nhân tăng lên.Ví dụ như công nhân cắt gọt 100 mẫu thân sau ở trên
Tiền lương trả theo đơn giá và phụ cấp cũ
Loại vải
Định mức
Phụ cấp theo kế hoạch
Đơn giá
Tiền lương được lĩnh(1000đ)
Caro len
699
125%
0,713
623
Kẻ dọ
c to xuôi chiều
616
120%
0,713
527
Uni hoa
554
110%
0,713
435
Caro các loại
524
130%
0,713
486
Tiền lương trả theo đơn giá và phụ cấp mới
Loại vải
Định mức
Phụ cấp mới
Đơn giá
Tiền lương được lĩnh(1000đ)
Caro len
699
140%
0,814
797
Kẻ dọc to xuôi chiều
616
130%
0,814
652
Uni hoa
554
125%
0,814
564
Caro các loại
524
125%
0,814
534
C Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm
1. Về công tác cung cấp nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu có vai trò đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thuận lợi, vấn đề ở đây, trong hoạt động cung cấp nguyên vật liệu là cung cấp sao cho đúng các yêu cầu kỹ thuật mà sản xuất yêu cầu, đúng thời gian, nếu cung cấp nguyên vật liệu đạt được các yêu cầu đó thì mới đảm bảo rằng có điều kiện để hoàn thành kế hoạch đề ra
Để làm tốt công tác cung cấp nguyên vật liệu Công ty cần xem xét một cách toàn diện, căn cứ vào số liệu của công tác định mức để xác định thời gian hao phí do cung cấp nguyên vật liệu gây ra để ra quyết định tác động vào hoạt động cung cấp nguyên vật liệu hay không và căn cứ vào thực tế hoạt động của bộ phận cung cấp nguyên vật liệu để ra quyết định tác động như thế nào.
Trước mắt theo đánh giá của tác giả Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau để hoạt động cung cấp nguyên vật liệu đạt hiệu quả cao
+Để khắc phục tình trạng chậm chễ trong việc vận chuyển nguyên vật liệu Công ty nên xem xét để trang bị cho bộ phận này một số trang bị hiện đại như một số phương tiện vận chuyển cơ giới hoạt động trong nội bộ Công ty
+ Công ty nên xem xét bố trí lại hoạt động của bộ phận cung cấp nguyên vật liệu nhằm loại bỏ các thời gian lãng phí do tổ chức nêu trên như bố trí bộ phận cung cấp nguyên vật liệu làm việc sớm hơn các bộ phận khác để khi các bộ phận sử dụng nguyên vật liệu cần thì đã có nguyên vật liệu chờ sẵn ở đầu dây chuyền
2. Về công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị
Nếu như việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài thì để cho hoạt động sản xuất diễn ra hàng ngày được liên tục thì cần phải duy trì công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị
Để có căn cứ cho tiến hành công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị thì Công ty phải căn cứ vào thực trạng tình hình sản xuất của Công ty, số lượng đơn hàng, loại mặt hàng mà Công ty phải hoàn thành trong kỳ. Nếu loại máy nào sử dụng nhiều thì cần phải tiến hành bảo dưỡng thường xuyên hơn các máy móc ít sử dụng, trong cùng một loại máy, máy nào có giá trị còn lại thấp cần phải tiến hành bảo dưỡng với cường độ cao hơn máy móc có giá trị còn lại cao để đảm bảo khả năng hoạt động của thiết bị
Công ty cũng nên thực hiện một số biện pháp sau:
-Bố trí ngay tại tổ sản xuất một số máy móc thiết bị đặc thù của tổ để khi cần có thể thay thế ngay giảm được thời gian đi lấy máy làm tăng thời gian lao động của công nhân
-Công ty nên xem xét bố trí lại hệ thống máy móc thiết bị sao cho các máy móc trong cùng một tổ sản xuất có sự đồng nhất nhất định, có như vậy công tác bảo dưỡng sửa chữa sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Công ty cũng nên xem xét vấn đề đầu tư mới các thiết bị và cải tiến hình thức chuyển giao máy cũ
-Công ty cần có chế độ theo dõi tình trạng máy móc thiết bị với sự tham gia của công nhân trực tiếp sản xuất từ đó theo dõi được thực trạng hỏng hóc của từng máy để đưa ra được các quyết định tối ưu
-Công ty cần có hoạt động theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị bằng công cụ thống kê, Công ty có thể sử dụng mẫu biểu sau
Biểu theo dõi thiết bị (đơn vị........................Ngày..../..../....)
STT
Loại máy
Số lượng
Mức độ sai hỏng
Nguyên nhân
1
2
..
..
Ký
Tổ giao
Tổ nhận
3. Công tác phục vụ
Công tác phục vụ được đề cập ở đây là toàn bộ các hoạt động khác nhằm đảm bảo cho người công nhân có điều kiện làm việc tốt, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Nó bao gồm từ các vấn đề mang tính kỹ thuật như các yếu tố về ánh sáng, độ ồn, nhiệt độ ... đến các công việc như quét dọn nhà xưởng trong Công ty, khi hết ca mang nước uống cho công nhân...
Hiện tại ở Công ty công tác phục vụ cho sản xuất được tiến hành khá tốt nhưng để cho việc trả lương theo sản phẩm được tiến hành thuận lợi Công ty nên tiến hành một số biện pháp sau
+Trang bị thêm cho các phân xưởng thiết bị chiếu sáng và thiêt bị thông gió để đảm bảo cho công nhân làm việc được dễ chịu hơn trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam
+Bên cạnh việc phụ cấp cho công nhân khi phải làm việc trong những điều kiện khó khăn như nóng bức, lạnh... làm ca đêm làm thêm giờ cần tổ chức cho công nhân thời gian nghỉ trong thời gian làm việc. Hiện tại ở Công ty giữa ca công nhân được nghỉ và được uống nước giải khát (vitaminC-Pluzz), nếu làm thêm giờ hoặc làm ca đêm thì được ăn thêm một bữa nhẹ, trong thời gian tới Công ty cần phát huy biện pháp này không chỉ cho trường hợp đặc biệt mà ngay cả trong trường hợp bình thường
4. Hoàn thiện công tác thống kê
Hiện tại công tác thống kê tại Công ty chia ra còn khá đơn giản chưa thực sự tương ứng với nhiệm vụ thực sự của công tác thống kê, tại Công ty cán bộ thống kê cấp phân xưởng chỉ theo dõi chấm công và ghi nhận sản phẩm đạt yêu cầu còn một số nhiệm vụ khác thì chưa thực sự được đề cập. Để phục vụ cho công tác trả lương theo sản phẩm cũng như các mặt hoạt động quản lý khác của Công ty, đề nghị bộ phận thống kê đảm nhận thêm một số chức năng sau
-Tiến hành theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu của từng công đoạn sản xuất
-Theo dõi tình hình vi phạm về chất lượng sản phẩm trong ca sản phẩm, nội qui an toàn lao động.
Công ty có thể sử dụng mẫu bảng sau cho công tác theo dõi
STT
Tên hàng
Mức độ sai
Tên CN chịu trách nhiệm
Chữ ký
Hiệu quả của các biện pháp hoàn thiện các điều kiện phục vụ cho trả lương theo sản phẩm là làm cho người công nhân có đủ các điều kiện để hoàn thành và hoàn thành vược mức kế hoạch đề ra.
D. Hoàn thiện công tác tổ chức
Công tác tổ chức là một trong những công tác trọng yếu của Công ty nó phát huy được sức mạnh của hệ thống, Hoàn thiện công tác tổ chức làm tăng nhanh năng suất lao động, làm cho mối liên hệ giữa các bộ phận thêm chặt chẽ...
Công tác tổ chức trong Công ty cho dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay thuộc lĩnh vực quản lý đều phải được hoàn thiện trên cơ sở các căn cứ khoa học
Trong tổ chức sản xuất, để hoạt động này diễn ra được tốt Công ty nên căn cứ vào các yêu cầu của sản xuất cụ thể là các yêu cầu về sắp xếp, bố trí thứ tự các bước công việc, thời gian cho phép thực hiện công việc đó, các yêu cầu đối với công nhân khi thực hiện các công việc đó để tiến hành bố trí cho phù hợp
Trong tổ chức quản lý Công ty cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phân xưởng, các thế mạnh, các hạn chế giao công việc phù hợp đồng thời gắn chặt trách nhiệm, quyền lợi với các bộ phân này băng các mệnh lệnh hành chính
Để nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức tại Công ty tôi xin đề xuất một số ý kiến sau
+Trong tổ chức sản xuất
Thực tế tại Công ty thực hiện cách bố trí nơi làm việc 1-1 tức là 1 nơi làm việc trước chỉ kết nối với 1 nơi làm việc sau, có như vậy sẽ gây ra hạn chế là do thời gian chế tạo từng công đoạn khác nhau vì vậy để khẵc phục tình trạng này tôi xin đề xuất một số giải pháp sau
Công ty nên xem xét việc chuyển cách tổ chức từ phương thức tuần tự sang phương thức hỗn hợp vì đây là phương thức tiên tiến nó khắc phục được các nhược điểm của cả hai phương thức tuần tự và song song. Cách tổ chức này là sự kêt hợp của hai phương thức trên
Cách thực hiện phương thức này như sau: nếu bước công việc trước có thời gian thực hiện ngắn hơn bước công việc sau thì tiến hành như phương thức song song tức là tiến hành chuyển từng cái một, ngược lại khi bước công việc trước có thời gian chế tạo dài hơn bước công việc sau thì tiến hành chuyển theo cả đợt như phương thức song song
Khi thực hiện phương thức này trong sản xuất thì thời gian thực hiện sẽ được tính như sau
Tcnhh=ồtm1ct+(n-1)(ồtdh-ồtnh)
Trong đó
Tcnhh: Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức hỗn hợp
ồtm1ct:Tổng số thời gian các bước công việc của một chi tiết
ồtdh: Tổng số thời gian các bước công việc dài hơn
ồtnh: Tổng số thời gian các bước công việc ngắn hơn
n: Số lượng sản phẩm
Bước công việc dài hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế tạo ngắn hơn nó
Bước công việc ngắn hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế tạo dài hơn nó
Nếu trước và sau nó không có bước công việc nào thì xem như bằng số 0 còn nếu nó nằm giữa một bước công việc dài hơn và một bước công việc ngắn hơn thì bỏ đi
Giả sử có số liệu sau
Tên công việc
STT
Thời gian
May diễu bản cổ đường 1
1
5
Sửa chân may bọc chân cổ
2
4
Tra cổ vào áo
3
7
May nẹp cúc hoàn chỉnh, sửa đầu nẹp
4
4
Số sản phẩm là 6
Nếu thực hiện theo phương thức song song thì thời gian thực hiện là 20+(6-1)x7=55 giây
Nếu thực hiện theo phương thức tuần tự thì thời gian thực hiện là 20x5=100 giây
Nếu thực hiện theo phương thức hỗn hợp thì thời gian thực hiện là 20+(6-1)x[(5+7)-4]=60 giây
Cách tổ chức theo phương thức hỗn hợp tuy có thời gian thực hiện công việc lớn hơn phương thức song song nhưng nó có ưu điểm là tận dụng hết khả năng của hệ thống máy móc thiết bị
Việc bố trí lao động chưa hợp lý vì vậy cũng gây khó khăn cho việc trả lương đúng với sức lao động để khắc phục tình trạng này Công ty nên thực hiên một số biện pháp sau
-Xác định đúng cấp bậc công việc (trong công tác định mức)
-Xác định đúng cấp bậc công nhân vì trong thực tế cấp bậc công nhân không ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động nên người lao động thường không có xu hướng thi nâng bậc vì phải học và tiền lương đóng BHXH sẽ cao. Vì vậy Công ty nên có chính sách khuyến khích công nhân thi bậc như thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với công nhân đi học nâng bậc như hưởng chế độ trợ cấp khi học nâng bậc.
-Trong quản lý
+Để tiến hành phân công trách nhiệm được rõ ràng khi tiến hành giao đơn hàng cho các phân xưởng Công ty nên có quyết định cụ thể là đơn hàng này giao cho phân xưởng nào và trách nhiệm của phân xưởng ra sao, khi nào phải giao hàng cho Công ty...
+Để nâng cao hơn trách nhiêm của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng đề nghị Công ty tiền hành tách đội ngũ này ra khỏi biên chế của phân xưởng và giao quyền quản lý về cho Phòng KCS của Công ty, khi tiến hành kiểm tra phải được Phòng KCS quyết định và trong thời gian dài không nên để một cán bộ làm quá lâu tại một phân xưởng
E. Một số biện pháp khác
Hoàn thiện cách trả lương trong bộ phận quản lý, phục vụ
Để khắc phục tính giản đơn trong cách chia lương ở bộ phận quản lý phục vụ, tổ, nhóm quản lý và phục vụ nên họp bình bầu cá nhân người lao động theo mức độ chấp hành nội qui, kỷ luật lao động, ý thức công tác và tiến hành xếp loại A, B, C với hệ số qui đổi tương ứng là 1,2-1,0-0,8 chọn các hệ số này để qui đổi về tiền lương của lao động loại B
Cách chia lương mới như sau + Tính số công qui đổi của toàn nhóm CLQ=ồNcixCbĩxHi
Trong đó: Nci là số công của lao động i
Cbi là cấp bậc công việc của lao động i
Hi là hệ số qui đổi của lao động i
+ Tính tiền lương cho một công qui đổi
Tiền lương của cả nhóm
LQcb=ắắắắắắắắắắ
CLQ
+ Tính lương cho từng lao động LCNi=LQcbxNcixCbĩxHi
Để thấy rõ hơn về cách chia lương mới ta lấy ví dụ tại Tổ vận chuyển của Công ty
Thang lương cho tổ vận chuyển đang được Công ty áp dụng là
Bậc
1
2
3
4
5
6
Hệ số
1,35
1,47
1,62
1,78
2,18
2,67
Tổng tiền lương trả cho tổ vận chuyển là 1.954.371 đ
Cách chia lương theo phương án cũ
Đơn vị:1000đ
STT
Hệ số cấp bậc công việc
Ngày công thực tế
Ngày công qui đổi
Tlương1 công qui đổi
Tiền lương thực lĩnh(đ)
CN1
1,47
25
36,75
7.829,3846
287.730
CN2
1,62
25
40,50
7.829,3846
317.090
CN3
1,78
24
42,72
7.829,3846
334.471
CN4
2,18
26
56,68
7.829,3846
443.770
CN5
1,47
23
33,81
7.829,3846
264.711
CN6
1,78
22
39,16
7.829,3846
306.599
ồ
145
249.62
1.954.371
Cách chia lương theo phương án mới
STT
Hệ số cấp bậc công việc
Ngày công thực tế
Hệ số qui đổi
Ngày công qui đổi
Tlương1 công qui đổi
Tiền lương thực lĩnh(đ)
CN1
1,47
25
1,0
36,750
8.217,9
302.009
CN2
1,62
25
1,0
40,500
8.217,9
332.826
CN3
1,78
24
0,8
34,176
8.217,9
280.856
CN4
2,18
26
1,2
68,016
8.217,9
558.951
CN5
1,47
23
0,8
27,048
8.217,9
222.278
CN6
1,78
22
0,8
31,328
8.217,9
257.451
ồ
145
237,818
1954.371
Qua cách chia lương mới mặc dù tổng số tiền lương của toàn tổ không thay đổi nhưng tiền lương của từng cá nhân thay đổi là do thái độ lao động, số ngày đi làm... của lao động, tiền lương theo cách chia mới thể hiện rõ hơn hao phí lao động của từng cá nhân, cách chia mới đảm bảo hơn tính công bằng trong phân phối. Điều này có thể nhận thấy qua bảng sau
So sánh hai cách chia lương
STT
Lương chia theo cách cũ
Lương chia theo cách mới
CN1
287.730
302.009
CN2
317.090
332.826
CN3
334.471
280.856
CN4
443.770
558.951
CN5
264.711
222.278
CN6
306.599
257.451
ồ
1.954.371
1954.371
2. Hoàn thiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân
Để phát huy tác dụng của công tác giáo dục chính trị cho công nhân tôi xin đề nghị một số biện pháp cơ bản sau
-Tổ chức các buổi học tập, tìm hiểu về Công ty, về các chế độ tổ chức tiền lương, nhân sự... trong Công ty với mục đích làm cho người lao động hiểu được tầm quan trọng của chúng đến Công ty và bản thân người lao động. Cho họ thấy các nhân tố có tác động đến chúng, làm cho người lao động nhận thấy được quyền lợi của cá nhân trong quyền lợi của tập thể. Từ đó tạo cho họ một nếp nghĩ về tập thể, về những lợi ích lâu dài, coi trọng lợi ích lâu dài hơn lợi ích trước mắt.
-Sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền thưởng, phụ cấp cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng trong sản xuất, việc tìm ra các biện pháp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu...
3. Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài và hợp lý
Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh lâu dài và hợp lý là rất khó khăn. Tuy vậy tác giả xin đề xuất một vài giải pháp
-Công ty nên nghiên cứu và tổ chức chiếm lĩnh thị trường sản phẩm sơ mi và jacket. Trên thị trường thế giới Công ty cần mở rộng các mối quan hệ của Công ty nhằm tìm kiếm được các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Xây dựng mạng lưới bán hàng trên thị trường quốc tế đặc biệt là tập trung vào các thị trường đã có những giai đoạn xuất khẩu sản phẩm sang đó. Tại khu vực thị trường này Công ty nên tập trung vào quảng cáo và chất lượng sản phẩm.
-Đối với thị trường trong nước Công ty nên tập trung vào hoạt động nhằm quảng bá uy tín của Công ty trong thị trường này, với hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Công ty nên xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước, kết hợp với các doanh nghiệp này trong công tác nâng cao chất lượng nguyên vật liêu, trước hết có thể sử dụng nguyên vật liệu trong nước để sản xuất hàng phục vụ thị trường trong nước.
-Công ty cần tiền hành đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, điều này không chỉ làm cho sản phẩm của Công ty thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng mà còn tạo cho Công ty những nhãn hiệu sản phẩm có uy tín có khả năng cạnh tranh cao.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về thị trường, nhu cầu Công ty đưa ra các quyết định sản xuất, căn cứ vào thực tế thị trường hàng may mặc trong nước cũng đủ để đưa ra đề nghị Công ty nên tiếp tục mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng tỷ trọng hàng hóa phục vụ trong nước lên 10-15% tổng năng lực sản xuất.
Hiệu quả của việc hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm
Hoàn thiện công tác trả lương có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc hoàn thiện hệ thông cấp bậc công việc, định mức lao động đúng đắn theo trình độ tay nghề và yêu cầu của công việc đã khắc phục được tình trạng lãng phí trong sản xuất và tạo được động lực cho người công nhân thực sự gắn người công nhân với sản xuất
Hoàn thiện đơn giá sản phẩm nâng cao hơn tiền lương theo sản phẩm đièu này làm cho công nhân càng muốn được sử dụng hình thức trả lương này đối với họ làm cho hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy được hết các ưu điểm của mình...
Những ý kiến đưa ra trong việc trả lương này có thể đứng trên một khía cạch nào đó còn chưa tối ưu nhưng trong điều kiện của Công ty hiện nay đó là các biện pháp hợp lý. Nó thực sự cần thiết cho Công ty để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới
kết luận
Công tác trả lương hiện nay là một vấn đề lớn đối với toàn xã hội cũng như đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong công tác trả lương của đơn vị việc xây dựng được một hình thức trả lương trả thưởng hợp lý đảm bảo có nghĩa là xây dựng được một hình thức trả lương đảm bảo kết hợp hài hoà cả ba lợi ích “Lợi ích cá nhân-Lợi ích tập thể - Lợi ích xã hội”
Đối với các doanh nghiệp tiền lương chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp nói chung và Công ty May 10 nói riêng vấn đề đổi mới và hoàn thiện công tác trả lương cho công nhân viên chức là một yêu cầu cần thiết đòi hỏi Công ty phải tiến hành thường xuyên cùng với những biến động của sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong luận văn tốt nghiệp này tác giả đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc trả lương theo sản phẩm cho người lao động và từ đó đưa ra một số ý kiến với mục đích là góp phần hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty làm sao đảm bao cho công bằng hợp lý, phản ánh đúng sức lao đông đã hao phí và kêt quả của hao phí đó của người lao động
Với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty May 10 Hà Nội. Tác giả -với khả năng có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót-đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các cô chú trong Công ty để nâng cao hơn nữa chất lượng của luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy giáo và các cô chú trong Công ty May 10 đã giúp em hoàn thành luận văn này
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0001.doc