Lời mở đầu
Cũng như nghề nuôi ong của các nước trên thế giới, nghề nuôi ong Việt Nam cũng có từ lâu đời, ngay từ thế kỷ thứ 8 thượng thủ bộ lãi phụ trách về nông nghiệp Phạm - Lê đã viết cuốn hướng dẫn nuôi ong đầu tiên, trải qua một thời kỳ dài do trình độ tổ chức nuôi ong chưa phát triển, chủ yếu nuôi ong theo lối cổ truyền bằng “Đỏ ong” nên năng suất thấp.
Bước vào những năm của thập kỷ 60, ở miền Bắc, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp đồng thời được sự
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn tận tình của các chuyên gia Trung Quốc, phương pháp nuôi ong cổ truyền đã được thay thế bởi nuôi ong tiên tiến trên tổ ong nhiều tầng kế có khung cầu di động, năng suất cao hơn nhiều so với phương pháp cũ.
ở Miền Nam vào những năm 1970, các giống ong ngoại cũng đã được nhập vào Việt Nam, song do trải qua một thời kỳ chiến tranh lâu dài và ác liệt, việc tổ chức phát triển ngành ong gặp nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất chế biến chưa đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm ong cũng như xuất khẩu sản phẩm ong chưa được chú trọng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, cả nước thống nhất chúng ta có nhiều điều kiện để tổ chức và phát triển ngành ong, đặc biệt là từ năm 1989, khi cả nước chuyển đổi cơ chế kinh tế từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động và chi phối nhiều mặt của cơ chế thị trường, quan hệ quốc tế của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới được mở rộng, ảnh hưởng của thị trường nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta ngày càng trở nên quan trọng.
Trước bối cảnh chung của cơ chế thị trường, ngành ong nói chung và Công ty ong Trung ương nói riêng bước đầu cũng có những khó khăn nhất định, nhưng dần dần đã đứng vững và có chiều hướng phát triển tốt. Công ty ong TW đã vươn lên trở thành đơn vị trụ cột của ngành ong, việc tổ chức sản xuất từ khâu nuôi ong đến khâu khai thác sản xuất chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm ong ngày càng được hoàn thiện. Quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng được mở rộng. Sản lượng tiêu thụ xuất khẩu mật ong ngày càng tăng. Việc xuất khẩu mật đã mang lại nguồn lợi đáng kể cho công ty cũng như người nuôi ong, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, giúp cho nhiều hộ nông dân làm giàu bằng nghề nuôi ong.
Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thì bất kỳ một ngành sản xuất hàng hoá nào cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải được nghiên cứu, giải quyết cả trên tầm vĩ mô và vi mô. Chẳng hạn, đối với việc xuất khẩu sản phẩm ong, thể hiện ở các chính sách khuyến khích sản xuất; vấn đề đầu tư và cơ cấu đầu tư, vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề thị trường và giá cả xuất khẩu, vấn đề tổ chức sản xuất, thu mua chế biến sản phẩm, vấn đề đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị; vấn đề cải tiến mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh sản phẩm ong v.v...
Đang là những vấn đề được nhiều người quan tâm giải quyết. Bên cạnh những nghiên cứu có tính chất kỹ thuật và công nghệ nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc phân tích đánh giá một cách tỷ mỉ về thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm ong, rút ra những ưu nhược điểm, những nguyên nhân khách quan và chủ quan tìm ra các giải pháp hữu hiệu để không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong đang là vấn đề cấp bách và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương”, làm đề tài bài viết.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 phần:
Phần I - Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
Phần II - Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm ong và công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW giai đoạn vừa qua.
Phần III - Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, bài viết của em chắc chắn không thể đầy đủ và hoàn thiện được. Rất mong được thầy giáo, các cô chú chỉ dẫn và góp ý. Hy vọng rằng những biện pháp em nêu ra phần nào sẽ có tác dụng nhất định đối với quá trình sản xuất và chế biến xuất khẩu sản phẩm của Công ty.
Phần I
Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
I-/ Quan điểm cơ bản về công tác xuất khẩu sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
1-/ Thực chất của công tác xuất khẩu.
Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là việc mua các yếu tố sản xuất, các nguyên vật liệu, các sản phẩm của nước ngoài nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giải quyết công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp. Ngược lại, hoạt động xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp là hoạt động bán các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp cho người nước ngoài nhằm đổi lấy ngoại tệ tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở, là tiền đề cho nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó nên Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
2-/ Vai trò của công tác xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Trong điều kiện hiện nay công tác xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò vô cùng lớn. Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau đây:
2.1 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có được các điều kiện ấy. Trong thời kỳ hiện nay hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Để giải quyết được tình trạng này họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu này.
Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước (đặc biệt là nước đang phát triển) có thể sử dụng các nguồn huy động chính như:
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn vay nợ, viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động nguồn vốn này không phải là dễ dàng. Để sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay thường phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng sẽ phải hoàn lại vốn cho nước ngoài.
Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà một nước có thể trông chờ vào đó là vốn thu từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính cho sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn được huy động từ bên ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước vì đây là nguồn chính để đảm bảo rằng nước này có thể trả được nợ.
Xuất khẩu đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ bé và tăng trưởng chậm.
Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó được thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như phát triển ngành công nghiệp thực phẩm thì ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định sản xuất.
- Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn, thu hút kỹ thuật, công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới.
- Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất.
- Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc. Ngày nay có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các nước khác nhau. Để hoàn thiện được sản phẩm đó, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp.
Đối với một đất nước cũng không nhất thiết phải sản xuất đủ các loại hàng hoá mà mình cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất một vài loại sản phẩm mà mình có lợi thế sau đó trao đổi để có được những thứ mà mình cần.
Rõ ràng ở đây ta thấy vai trò xuất khẩu là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất, giúp các nước khai thác được triệt để lợi thế của mình, tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sâu.
Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước. Đồng thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động.
Hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Vì vậy nó đã chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện những chức năng cơ bản sau:
- Lưu thông hàng hoá trong nước ra thị trường ngoài nước.
- Tạo nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài có lợi trong quá trình sản xuất trong nước. Xuất khẩu hàng hoá mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Trong khi đó nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tích luỹ. Xuất khẩu thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, làm tăng C - giá trị máy móc thiết bị - và làm giảm V - giá trị lao động cấu thành trong giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu hữu cơ của tư bản.
- Xuất khẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợ thế của mỗi quốc gia.
- Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút được hàng triệu lao động, tạo thu nhập ổn định đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta đối với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Như vậy có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế.
2.2 Đối với một doanh nghiệp.
- Xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trang thiết bị của doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện đất nước còn nghèo như nước ta hiện nay, khi mà trình độ khoa học chưa phát triển, các yếu tố phục vụ sản xuất còn quá nghèo nàn, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm. Muốn sản xuất phát triển bên cạnh phát triển nghiên cứu khoa học kỹ thuật, còn phải nâng cao và hiện đại hoá thiết bị máy móc, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Có cơ sở hạ tầng tốt, máy móc thiết bị tốt, có trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý ngang tầm với trình độ tiên tiến của thế giới chắc chắn sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Như vậy rõ ràng xuất khẩu của doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong việc tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trang thiết bị của doanh nghiệp.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để doanh nghiệp tổ chức sản xuất, xuất khẩu tăng góp phần mở rộng quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm cho sản xuất của doanh nghiệp phát triển, cũng từ đó đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm, thị trường được mở rộng lại làm cho sản xuất của doanh nghiệp ổn định và phát triển.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu của doanh nghiệp góp phần mở rộng được khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao được năng lực sản xuất của các ngành nghề khác, các cơ sở dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động của các cơ sở này cùng phát triển.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kỹ thuật, nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn và kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài, tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp.
- Cũng thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới, cả về số lượng, chất lượng, giá cả... Làm tốt công tác xuất khẩu góp phần nâng cao được vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt được các yêu cầu của thị trường, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, phải không ngừng đổi mới sản phẩm, bao bì nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chính sách giá cả hợp lý. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu thường xuyên biến động của thị trường.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
- Xuất khẩu còn tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, làm cho mọi người trong doanh nghiệp đều có công ăn việc làm. Thực tế cho thấy rằng ở các đơn vị có kinh doanh xuất khẩu, đời sống cán bộ công nhân viên khá hơn rất nhiều so với các đơn vị sản xuất bình thường.
Rõ ràng xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò vô cùng to lớn, không những đối với doanh nghiệp mà còn đối với một quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hết sức coi trọng công tác xuất khẩu, hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp vào việc tăng nhanh khối lượng hàng hoá xuất khẩu có như vậy, mới thúc đẩy được sản xuất phát triển, cải thiện được đời sống dân sinh, làm tốt chính sách xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được tình hình kinh tế hiện nay.
II-/ Mục đích, nguyên tắc và điều kiện xuất khẩu.
1-/ Mục đích.
Thực chất xuất khẩu là tìm kiếm, mở rộng thị trường ra nước ngoài và cũng như bất cứ ngành kinh doanh nào khác mục cuối cùng của xuất khẩu chính là lợi nhuận, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Để thực hiện tốt mục đích đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải:
- Luôn luôn tìm hiểu và nghiên cứu thị trường thế giới, tìm ra các mặt hàng xuất khẩu có lợi nhất.
- Đẩy mạnh công tác quản lý sản xuất, khống chế đàu vào, sao cho nguyên liệu sản xuất phải đảm bảo, nhưng giá thu mua phải hợp lý, tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thiểu mọi chi phí không cần thiết. Mục đích là giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Phải không ngừng cải tiến sản phẩm, cải tiến bao bì, đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu làm cho sản phẩm ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Đảm bảo vừa nâng cao giá trị sử dụng vừa nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm.
- Trong giao dịch buôn bán, phải nắm được nhu cầu của khách hàng, giá cả và sự biến động của giá cả, tận dụng thời cơ trong kinh doanh nhưng phải khôn khéo mưu mẹo, chính xác. Phưong châm của giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng là phải làm sao cho sản phẩm của doanh nghiệp bán ra với giá cao nhất.
Làm tốt các điều trên đây, việc xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chắc chắn có hiệu quả.
2-/ Nguyên tắc.
Như đã phân tích ở trên, xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế. Nó không phải là một hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, giao dịch với nhiều người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng khó kiểm soát, mua bán qua nhiều khâu trung gian, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng phải chuyển qua biên giới, ở mỗi nước khác nhau lại có luật lệ khác nhau, đồng thời phải chấp hành pháp luật của nước sở tại.
Xuất khẩu cũng dễ dẫn đến tiêu cực như tranh mua tranh bán, thôn tính phá hoại lẫn nhau, các hiện tượng xấu như buôn lậu, trốn thuế, ép giá... dễ phát triển.
Để quản lý tốt công tác xuất nhập khẩu, hưởng mọi hoạt động xuất nhập khẩu vào nề nếp, Nhà nước đã đề ra các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất lưu thông, và quản lý thị trường.
- Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
- Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.
3-/ Điều kiện.
Nghị định số 33/ TTg ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu đã quy định rõ điều kiện doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu như sau:
* Đối với xuất nhập khẩu trực tiếp:
- Để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.
- Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
+ Là một doanh nghiệp thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành.
+ Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tại thời điểm đăng ký kinh doanh, tương đương với 200.000 USD. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi vốn lớn. Mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương với 100.000 USD.
+ Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cho sản xuất của chính doanh nghiệp.
- Trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu nếu có khả năng kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung các ngành hàng này trong giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại trọng tài kinh tế.
Để khuyến khích xuất khẩu, điều 10 Nghị định 33 - CP ghi rõ: Trường hợp doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tìm được khách hàng và thị trường xuất khẩu có hiệu quả, đối với mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu thì Bộ Thương mại có trách nhiệm xét và giải quyết cụ thể cho từng hợp đồng xuất khẩu những mặt hàng đó.
Khi hội đủ các điều kiện trên đây, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp trình lên Bộ Thương mại. Trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại sẽ có quyết định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc từ chối (nếu không đủ điều kiện) bằng văn bản.
Khi có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp có quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng theo quy định trên cơ sở tôn trọng luật pháp, trừ các mặt hàng mà Nhà nước cấm.
* Xuất nhập khẩu uỷ thác.
Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để xuất khẩu trực tiếp hoặc không đủ điều kiện tìm được thị trường hoặc nguồn hàng để xuất khẩu. Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu (Điều 22 quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác - ngày 22/9/1994 - Bộ Thương mại).
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu.
- Điều kiện đối với bên uỷ thác.
+ Có giấy phép kinh doanh trong nước hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Có hạn ngạch hoặc chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.
+ Có khả năng thanh toán xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Điều kiện đối với bên nhận uỷ thác:
+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Có ngành nghề phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Phạm vi:
+ Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Bên uỷ thác có quyền lựa chọn bên nhận uỷ thác sau khi thương lượng thống nhất, hai bên ký hợp đồng uỷ thác, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên được ghi rõ trong hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quy định đã cam kết.
Ngoài hai hình thức xuất khẩu trên, các doanh nghiệp Nhà nước ở cấp tỉnh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới, có thể xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới bằng cách lập mạng lưới (cửa hàng, trạm trại, Công ty, xí nghiệp...) tại khu vực biên giới để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu tiểu ngạch và tuân thủ các quy định sau đây:
- Không được buôn bán các hàng hoá thuộc danh mục Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giá trị mỗi lần xuất không quá 500.000 đ Việt Nam.
- Vận chuyển qua biên giới theo đúng đường mòn do chính quyền tỉnh quy định và chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan cửa khẩu hoặc công an biên phòng.
- Phải nộp thuế tiểu ngạch xuất nhập khẩu (theo quyết định 115/HĐBT ngày 9/4/1992).
Trên đây là các hình thức, các điều kiện, các quy định về xuất nhập khẩu sản phẩm. Các doanh nghiệp cần nắm vững và tuỳ theo tình hình cụ thể để vận dụng, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.
IV-/ Nội dung chủ yếu của công tác xuất khẩu sản phẩm ở doanh nghiệp.
Như ta đã thấy, giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ ngoại thương có những nét đặc trưng riêng, phức tạp hơn rất nhiều so với trao đổi hàng hoá dịch vụ trong nước. Vì thế doanh nghiệp xuất khẩu muốn tiến hành hoạt động của mình có hiệu quả cần tuân thủ các bước sau.
1-/ Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ những thông tin cần thiết về thị trường của mình, từ đó để đưa ra những quyết định chính xác.
Nghiên cứu thị trường là một quá trình tìm hiểu, thăm dò một cách có hệ thống cùng với sự phân tích các thông tin cần thiết để giải quyết mọi vấn đề trong kinh doanh.
1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (Bán gì ? )
Đây là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết đầu tiên, các doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thương mại quốc tế cần phải xác định mặt hàng mà mình sẽ đưa ra. Mục đích của việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là để lựa chọn những mặt hàng kinh doanh thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.
Khi lựa chọn mặt hàng xuất khẩu các nhà kinh doanh phải chú ý nghiên cứu những vấn đề sau:
- Mặt hàng mà thị trường đang cần là gì ? Điều này nhà kinh tế phải nhạy bén biết sử dụng, thu thập, phân tích thông tin về thị trường xuất khẩu, vận dụng được các quan hệ bán hàng để từ đó có được các thông tin cần thiết về mặt hàng, quy cách, chủng loại...
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào ?
Việc tiêu dùng các mặt hàng thường tuân theo một tập quán tiêu dùng nhất định, phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng quy luật biến động của quan hệ cung cầu...
Khi nắm vững được tập quán tiêu dùng của thị trường, nhà kinh doanh sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và thoả mãn nhu cầu, có cơ số để tiến hành hoạt động xuất khẩu.
- Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống ?
Thời gian tồn tại của một mặt hàng là nhất định. Chu kỳ sống của mỗi sản phẩm bao gồm bốn giai đoạn, do vậy các nhà xuất khẩu cần phải xác định được sản phẩm mà mình muốn xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để từ đó có biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh.
+ Giai đoạn triển khai: Đây là giai đoạn đầu của sản phẩm, sản phẩm mới xuất hiện và trên thị trường chưa có các sản phẩm cạnh tranh nên cần đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến để khách hàng biết đến sản phẩm.
+ Giai đoạn tăng trưởng: ở thời kỳ này sản phẩm bắt đầu bán được trên thị trường và cũng đã bắt đầu có sự cạnh tranh, cần phải đẩy mạnh bán hàng, đưa ra sản phẩm độc đáo để tạo môi trường tốt, thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình.
+ Giai đoạn bão hoà: ở giai đoạn này thì mức độ cạnh tranh đã lên tới mức quyết liệt giữa các chủ thể tham gia. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần đưa ra các chính sách mặt hàng khác biệt để tiến tới kinh doanh những mặt hàng đặc biệt, thời kỳ này đòi hỏi chi phí khá cao.
+ Giai đoạn suy thoái: ở giai đoạn này sản phẩm bán ra với tốc độ rất chậm, doanh thu ít do vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu ở giai đoạn này cần rút khỏi thị trường sản phẩm này để tìm cơ hội kinh doanh những sản phẩm mới. Việc rút ra khỏi thị trường sản phẩm ở giai đoạn này cần được dự đoán và tính toán một cách chính xác.
- Tình hình sản xuất mặt hàng xuất khẩu: Cần phải tìm hiểu tình hình cung cấp mặt hàng mà mình có ý định xuất khẩu. Bao gồm các yếu tố: khả năng sản xuất, tập quán sản xuất, thời vụ sản xuất, tốc độ sản xuất, mức tiến bộ khoa học kỹ thuật của sản xuất... để có thể đảm bảo việc thu mua đầu vào tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định.
- Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng: Tức là số lượng tiền bỏ ra để có được một đơn vị ngoại tệ khi xuất khẩu mặt hàng, nếu tỷ suất tính ra thấp hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì xuất khẩu có lợi.
1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán đi đâu ? )
Việc nghiên cứu lựa chọn thị trường để xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc nghiên cứu thị trường trong nước bởi việc nghiên cứu còn phải đi sâu nghiên cứu một số vấn đề khác nữa như điều kiện tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải, tình hình giá cước... Doanh nghiệp xuất khẩu phải xác định nên tung mặt hàng vào thị trường nào, thời điểm nào, cần có những dịch vụ gì kèm theo và nếu cần phải áp dụng hình thức Marketing như thế nào. Cần phải có một sự khách quan và tinh tế khi lựa chọn thị trường. Không chỉ căn cứ và những lời quảng cáo, tự giới thiệu của họ mà cần tìm hiểu thị trường một cách khách quan. Cụ thể cần nghiên cứu những vấn đề sau:
* Thị trường và dung lượng thị trường:
Nắm bắt các thông tin về thị trường hàng hoá theo nhóm hàng và điều kiện cần thiết để hiểu sâu hàng hoá đó trên thị trường. Nó gồm toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hoá cụ thể trong lĩnh vực lưu thông sản xuất và phân phối hàng hoá.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường và dung lượng thị trường:
+ Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chất chu kỳ: Đó là sự vận động của tình hình kinh tế các nước xuất khẩu tính thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của sự vận động này là rất quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc định thời gian, địa điểm và đối tác giao dịch.
+ Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi trong dung lượng thị trường: Bao gồm những nhân tố cơ bản sau:
Những thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép người tiêu dùng được thoả mãn ngày càng một tốt hơn các nhu cầu phong phú và đa dạng, điều này có ý nghĩa là dung lượng thị trường được mở rộng thêm nhờ có các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Các biện pháp, chính sách của Chính phủ hoặc các tập đoàn tư bản lớn cũng có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dung lượng thị trường.
Thị hiếu tập quán tiêu dùng của thị trường là giới hạn quan trọng đối với sự biến đổi của dung lượng thị trường, đây là yếu tố mà tất cả các nhà kinh doanh có thể tác động bằng các biện pháp để hướng dẫn thị hiếu hoặc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Các nhân tố ảnh hưởng có tính chất tạm thời đến dung lượng thị trường: Đó là việc đầu cơ trên thị trường gây đột biến về cung cầu và sự biến động của chính trị xã hội và các yếu tố biến động của thiên nhiên.
* Vấn đề biến động giá cả trên thị trường.
Việc phân tích và xác định xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế là cơ sở để giúp các nhà sản xuất xác định được mức giá tối ưu cho mặt hàng xuất khẩu. Do đó người xuất khẩu phải nắm vững và có đầy đủ thông tin về sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế cũng như giá của nguồn hàng cung cấp trong nước để có biện pháp thích hợp tăng hiệu quả trong việc xuất khẩu hàng hoá.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc mau bán hàng hoá và vận chuyển chúng phải qua một thời gian dài và qua các nước, các khu vực khác nhau với các điều kiện khác nhau (thuế quan, phong tục tập quán...) đã làm giá cả biến động một cách phức tap._., dẫn đến là các nhà xuất khẩu phải luôn theo dõi nứm bắt được sự biến động của giá quốc tế từ đó có biện pháp tính toán xác định giá cả chính xác, khoa học để có được một giá xuất khẩu tối ưu. Sự thay đổi của giá phụ thuộc vào các khoản chi phí sau:
- Giá trị hàng hoá đơn thuần.
- Bao bì.
- Thuế xuất khẩu.
- Chi phí vận chuyển.
- Chi phí khác.
Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới, giá đó phải là giá cả giao dịch thông thường không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và tính theo ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc nghiên cứu giá cả trên thị trường là phương thức quan trọng trong việc thành hay bại của một phương án kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp cần có đủ những thông tin về nó và phân tích chính xác tỷ mỷ để xem xét thời điểm nào thì giá đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
1.3 Lựa chọn bạn hàng kinh doanh (Bán cho ai ?)
Trong hoạt động xuất khẩu, để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi, hạn chế bớt rủi ro, doanh nghiệp phải thông qua một hay nhiều công ty đang hoạt động trên thị trường đó, các Công ty phải là những Công ty cũ đối với thị trường, có kinh nghiệm cũng như năng lực pháp lý để đảm bảo cho hai bên hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Khi lựa chọn đối tác buôn bán doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm sau:
- Quan điểm kinh doanh của đối tác.
- Lĩnh vực kinh doanh của họ.
- Khả năng về tài chính.
- Uy tín và mối quan hệ của đối tác.
- Những người đại diện cho Công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của nó đối với Công ty nếu người giao dịch trực tiếp là đại diện Công ty.
Khi lựa chọn đối tác giao dịch, phương án tối ưu là trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với bạn hàng kinh doanh hạn chế những hoạt động trung gian. Các bạn hàng truyền thống cũng là những ưu tiên để lựa chọn. Trong một số trường hợp cụ thể sử dụng các trung gian nếu xét thấy cần thiết và có hiệu quả đó là khi thâm nhập vào thị trường mới, cần nắm bắt thông tin thị trường mới.
Việc lựa chọn một bạn hàng kinh doanh sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để có sự thành công cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
2-/ Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu
Dựa vào kết quả thu được của việc nghiên cứu ở khâu nêu trên, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể, đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ dự đoán về diễn biến của quá trình xuất khẩu hàng hoá cũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Kế hoạch kinh doanh là phương án hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh.
Nội dung của công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác kinh doanh.
Người lập kế hoạch kinh doanh đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác dựa trên cơ sở những phân tích về thị trường, về thương nhân để từ đó phân tích rút ra các mặt thuận lợi và những mặt khó khăn của Công ty.
- Lựa chọn mặt hàng thời gian, địa điểm, điều kiện và phương thức kinh doanh. Bước này đòi hỏi phải được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, cụ thể dựa trên cơ sở phân tích các thông tin có liên quan. Ví dụ khi lựa chọn mặt hàng cần xác định rõ xuất khẩu mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, chất lượng, quy cách, mẫu mã ra sao, giá cả bao nhiêu.
- Đề ra các mục tiêu cụ thể khi tiến hành kinh doanh, các mục tiêu trên đây có thể là mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, mục tiêu về uy tín ... Đây là công việc cần thiết bởi vì phải xác định rõ các mục tiêu thì từ đó mới có các cơ sở để xây dựng các biện pháp cụ thể với các chỉ tiêu phù hợp với các mục tiêu đã đề ra.
- Xây dựng các biện pháp cách thức thực hiện, đây là công cụ để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Do đó các biện pháp này bao gồm cả các biện pháp trong nước (đầu tư vào sản xuất cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng nguồn hàng, tăng giá thu mua hàng...) và các biện pháp ở ngoài nước (đẩy mạnh quảng cáo, tăng cường quan hệ bạn hàng, lập chi nhánh ở nước ngoài, tham gia vào các hội chợ quốc tế...).
Qua những nội dung trên có thể thấy rằng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh là một công việc quan trọng và cần thiết chất lượng của kế hoạch có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh.
3-/ Các bước giao dịch và đàm phán.
Để tiến hành ký kết hợp đồng, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phải qua bước giao dịch đàm phán, để đi đến thống nhất ký hợp đồng.
* Các bước giao dịch chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu.
+ Hỏi giá: là hình thức thăm dò ý kiến của đối phương về điều kiện giao dịch. Nội dung của hỏi giá có thể đề cập tới: Tên hàng, quy cáhc chất lượng, số lượng, giá cả, kỳ hạn giao hàng và xin hàng mẫu. Để hỏi giá có thể áp dụng phương thức miệng, giấy tờ, thư, điện báo, FAX.
Thường bên mua, bên bán hỏi giá chủ yếu để thăm dò khách hàng giới thiệu sản phẩm của mình cho khác.
+ Chào hàng: là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình. Trong chào hàng cần nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, thể thức giao nhận.
Doanh nghiệp có thể chào hàng bằng các loại sau đây:
Chào hàng chủ động: Nhà xuất khẩu chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi giá của bên nhập khẩu. Chủ yếu loại này là nhằm mục đích giới thiệu mặt hàng của mình định bán, có gửi kèm catalog hoặc hàng mẫu, giá cả và điều kiện của mình để mong muốn bán hàng.
Chào hàng thụ động: là chào hàng của nhà xuất khẩu mà trước đó đã nhận được thư hỏi giá của bên cần nhập khẩu nhằm thông báo cho khách hàng biết về việc đáp ứng các yêu cầu khách hàng hỏi.
Chào hàng dưới hình thức báo giá cần phải ghi rõ nội dung cụ thể và thời gian hiệu lực của báo giá, tránh biến động bất lợi của doanh nghiệp. Chào hàng cũng có thể gửi cho nhiều khách hàng khác nhau, không nên bó hẹp trong một hoặc vài khách hàng để tăng khả năng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Hoàn giá:
Việc chào hàng (báo giá) của doanh nghiệp có thể được khách hàng chấp nhận hoàn toàn, cũng có thể không được chấp nhận hoặc chấp nhận một phần và đề nghị thay đổi một số điều khoản, đó gọi là hoàn giá. Khi nhận được hoàn giá, doanh nghiệp phải xem xét các đề nghị mới của khách hàng và trả lời bằng điện tích, fax...
+ Chấp nhận;
Khi các điều khoản đã được hai bên thống nhất thì coi như hai bên đã chấp nhận báo giá. Doanh nghiệp tiến hành ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên mua. Đó là văn kiện xác nhận thường được làm thành hai bản, có chữ ký xác nhận của hai bên, mỗi bên gửi một bản.
Trong các bước tiến hành giao dịch trên thì chào hàng và cháp nhận là hai bước pháp luật căn bản, mà mọi cuộc giao dịch không thể thiếu được, vì đó là cơ sở để tiến hành ký kết hợp đồng.
Do đặc điểm kinh doanh thương mại quốc tế, các bước giao dịch trên thường tiến hành qua thư tín, điện tín, điện thoại và cũng có thể gặp gỡ trực tiếp. Để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại nhiều lần, các văn bản chào hàng; chấp nhận phải viết ngắn gọn rõ ràng, không để tình trạng suy diễn nhiều, ngôn ngữ phải quen dùng, nội dung phải hấp dẫn, có tính thuyết phục. Các điều kiện nêu ra phải được cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn thận, đặc biệt yếu tố về giá cả hàng hoá. Để tiến hành đàm phán được tốt, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và tính giá. Giá cả là điều kiện thu hút sự chú ý nhất của khách hàng, giá cao quá không thu hút khách, giá thấp quá thì sau này rất khó nâng lên. Định giá là công việc phức tạp đòi hỏi phải đánh giá đúng tình hình thị trường, hiểu kỹ lưỡng giá trị mặt hàng định chào bán và những mặt hàng cạnh tranh, nắm được cấu thành giá; các chi phí có liên quan... cũng như đánh giá được đúng khách hàng.
* Đàm phán và các hình thức đàm phán.
Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký hợp đồng.
- Đàm phán có thể qua thư tín, qua điện thoại hoặc có thể trực tiếp thông thường hiện nay người ta thường đàm phán bằng thư từ điện tín, đặc điểm của hai loại đàm phán này là tiết kiệm được chi phí, cùng một lúc có thể đàm phán với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Người viết thư có điều kiện cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện định nói và có thể khéo léo dấu kín được phần nào ý định của mình. Nhưng đàm phán qua thư tín thường mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể bỏ lỡ cơ hội bán hàng.
- Khác với đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại nhanh chóng hơn, chớp được thời cơ hơn, nhưng chi phí cao hơn, các bên không thể trình bày chi tiết ý định của mình, hơn nữa trao đổi bằng miệng không có gì làm bằng chứng cho các thoả thuận, cho nên chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết hoặc trong trường hợp chỉ cần xác định một vài chi tiết nhỏ. Khi trả lời bằng điện thoại cần chuẩn bị chu đáo để trả lời, mọi vấn đề cần nêu sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác định nội dung.
- Đàm phán trực tiếp: là việc gặp gỡ trực tiếp hai bên để trao đổi mọi điều kiện buôn bán, hình thức đàm phán này đẩy nhanh được tốc độ giải quyết, thoả thuận ngay được các điều kiện và giải quyết nhanh chóng các thắc mắc (nếu có). Đàm phán trực tiếp là hình thức đàm phán khó đòi hỏi người đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy, tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắm được ý đồ của khách hàng, nhanh chóng có biện pháp đối phó và đưa ra quyết định sáng suốt.
Trong đàm phán trực tiếp, nên tránh bàn bạc trao đổi ý kiến của nhau trước mặt đối phương. Chi phí cho việc đàm phán trực tiếp là khá cao.
Nội dung của đàm phán giao dịch liên quan đến các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu, đó là tên hàng, số lượng, chất lượng bao bì, giá cả bốc xếp, vận chuyển, thương điểm, bảo hiểm, thanh toán, bồi thường, trọng tài và trường hợp bất khả kháng. Khi các điều kiện này được thoả thuận mới đi đến ký hợp đồng xuất khẩu.
Đàm phán là bước quan trọng để đi đến ký kết hợp đồng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ khách hàng mình gặp như: tính tình, tác phong, trình độ, phải dự đoán được ý định của khách hàng, dự kiến những yêu cầu, nhận xét mà khách hàng sẽ nêu ra. Cần tránh hai khuynh hướng, một cho rằng chẳng cần chuẩn bị gì nhiều cũng có thể đàm phán thành công, ỷ vào những hiểu biết kinh nghiệm vốn có. Một khuynh hướng khác thì chuẩn bị quá lâu quá cầu toàn việc đàm phán phải làm chi tiết nhưng phải nhanh.
Trong đàm phán cần theo dõi lời nói, cách phát biểu và những thái độ biểu lộ của khách để phán đoán được ý định và điều quan tâm thực sự của khách hàng, nên tránh những căng thẳng không cần thiết. ý kiến hai bên có thể trái ngược nhau nhưng thái độ cần phải mềm mỏng lịch sự, phải đảm bảo đúng nguyên tắc, bám chắc nội dung thoả thuận, hướng khách hàng đi đến thống nhất.
Người tiến hành đàm phán cũng nên biết ngôn ngữ đàm phán vì như vậy sẽ chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc độ đàm phán. Nếu cần cũng phải có phiên dịch, người phiên dịch phải được chuẩn bị trước, nắm được nội dung của đàm phán. Khi đàm phán có nhiều người tham dự nên để một người thống nhất phát ngôn nhằm tránh sơ hở trong đối đáp.
4-/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Đàm phán có kết quả thì đi đến ký kết hợp đồng. Hợp đồng ghi nhận kết quả của việc giao dịch đàm phán. Nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ của hai bên tham gia ký kết.
Hợp đồng là bằng chứng quan trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa hai bên, ngoài ra hợp đồng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quản lý Nhà nước.
* Nội dung của hợp đồng bao gồm:
- Số hợp đồng.
- Ngày, tháng, năm và nơi ký kết hợp đồng.
- Tên và địa chỉ các bên ký kết.
- Các điều khoản của hợp đồng trong đó những điều khoản bắt buộc là:
Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì ký mã hiệu.
Điều 2: Giá cả, đơn giá và tổng giá trị.
Điều 3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng.
Điều 4: Giám định hàng hoá.
Điều 5: Điều kiện bốc dỡ vận tải và thưởng phạt.
Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu.
Điều 7: Điều kiện thanh toán.
Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Điều 9: Thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng.
Điều 10: Hiệu lực hợp đồng.
Mỗi điều khoản được ghi rất cụ thể, rõ ràng, phải hợp pháp. Nguyên tắc ký kết phải tự nguyện, hai bên cùng có lợi.
* Những chú ý khi ký kết hợp đồng:
- Chủ thể tham gia ký kết có thể là tư nhân và pháp nhân có quốc tịch khác nhau, cho nên khi ký kết cần xác định xem người tham gia ký kết có đủ thẩm quyền hay không, người có nhân danh mình hay đại diện cho người khác, để đảm bảo cho hợp đồng sau khi ký kết có hiệu lực.
- Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương: ở các nước tư bản, hợp đồng có thể thành lập dưới hình thức văn bản, cũng có thể bằng miệng hoặc hình thức mặc nhiên. ở nước ta, hợp đồng mua bán ngoại thương, bắt buộc phải ký kết bằng văn bản mới có hiệu lực (điều 4 QĐ số 299/TMDL - XNK ngày 9/4/1992) ngoài ra luật Việt Nam còn quy định rằng: mọi sửa đổi bổ sung hợp đồng cũng phải bằng văn bản. Mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều bất hợp phá và không có giá trị.
- Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo, trước khi ký phải đối chiếu kỹ lưỡng, cẩn thận từng thoả thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh nhầm lẫn hoặc tránh để đối phương có thể thay vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa thoả thuận hay bỏ qua không ghi những điều đã thống nhất.
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, ngôn ngữ đơn nghĩa để hiểu, phải phản ánh đúng nội dung đã thoả thuận. Trong hợp đồng không được có những điều kiện trái với luật lệ hiện hành của nước xuất hoặc nước nhập.
5-/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Khi hợp đồng xuất khẩu đã ký kết xong tức là đã có hiệu lực theo luật pháp, các bên đương sự hữu quan có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Việc coi trọng hợp đồng, gửi tín nhiện là nguyên tắc tuân thủ khi thực hiện hợp đồng.
Trong hoạt động xuất khẩu, các hợp đồng xuất khẩu thường là hợp đồng CIF hoặc CFR và thường dùng phương thức thư tín dụng L/C để thanh toán. Căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp các công việc phải làm ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận được để có thể có được các biện pháp giải quyết cụ thể.
Các bước tiến hành việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm:
* Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
Đây là vấn đề đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu tiếp theo của quá trình xuất khẩu.
Đơn xin giấy phép xuất khẩu bao gồm: Phiếu hạn ngạch (nếu là hàng có hạn ngạch), bản sao hợp đồng xuất khẩu, L/C và một số giấy tờ có liên quan khác. Sau đó khi đã được chấp nhận thì sẽ nhận được giấy phép có nội dung về tên, địa chỉ của người bán, người mua, các chỉ tiêu về vận tải, chủng loại hàng hoá, giao nhận hàng, thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Theo Quyết định số 55/1998/QĐ/TTg ngày 3/3/1998, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại nữa. Quy định này không được áp dụng với một số mặt hàng đang còn được quản lý theo cơ chế riêng cụ thể là những mặt hàng: gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai đá quý, kim loại quý, tác phẩm nghệ thuận và đồ cổ.
* Chuẩn bị hàng.
Căn cứ vào tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì điều kiện đóng gói đã ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành công tác thu mua, sản xuất chế biến (nếu là doanh nghiệp sản xuất) để có mặt hàng đúng theo hợp đồng đã ký.
Khi chuẩn bị đủ hàng doanh nghiệp phải làm các thủ tục kiểm nghiệm hàng hoá theo luật định. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm do các cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá xuất khẩu cao, những hàng hoá đạt tiêu chuẩnmới được xuất khẩu.
Doanh nghiệp phải chú ý vận chuyển hàng hoá trong thời hạn hiệu lực quy định trong giấy chứng nhận kiểm nghiệm. Nếu qua thời hạn cần xin cơ quan thương kiểm gia hạn. Sau khi cơ quan thương kiểm tiến hành kiểm nghiệm lại mới được xuất khẩu.
* Dục thư tín dụng, kiểm tra, sửa đổi thư tín dụng.
Trong hợp đồng xuất khẩu, hai bên mua bán thoả thuận dùng phương thức thư tín dụng (L/C) để thanh toán. Thường thì bên mua mở thư tín dụng sớm nhưng cũng có trường hợp họ trì hoãn việc mở L/C khi gặp phải thị trường biến động hoặc thiếu vốn. Vì vậy song song với việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, doanh nghiệp phải thúc dục đối phương nhanh chóng mở thư tín dụng.
Nội dung thư tín dụng phải khớp với hợp đồng, trong thực tế cũng có sai sót và sơ suất trong việc chuyển điện cũng có thể do biến động trên thị trường bên mở cố ý thêm vào các điều khoản có lợi cho mình. Để thực hiện tốt hợp đồng, doanh nghiệp phải đối chiếu kiểm tra thư tín dụng, bảo đảm theo đúng các điều khoản hợp đồng đã ký.
Nếu phát hiện thấy L/C có điều khoản không phù hợp với hợp đồng, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và sự an toàn trong thanh toán thì yêu cầu khách hàng sửa đổi qua ngân hàng mở L/C. Chỉ sau khi nhận được thông báo sửa đổi L/C mới được phép bốc hàng.
Tóm lại, làm tốt việc kiểm tra, sửa đổi thư tín dụng đến từ nước ngoài là tiền đề quan trọng, đảm bảo thực hiện thuận lợi hợp đồng, thu tiền nhanh chóng và an toàn.
* Thuê tàu, bốc xếp vận chuyển.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê tàu chở hàng dựa vào các căn cứ sau đây:
- Các điều khoản hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
- Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu.
- Điều kiện vận tải.
Khi khối lượng hàng xuất khẩu lớn, cấm vận chuyển cả một chuyến tàu thì thuê tàu, nếu số lượng ít thì đặt khoảng để vận chuyển, doanh nghiệp phải làm thủ tục uỷ thác vận chuyển, phiếu uỷ thác được làm thành hai bản, một bản doanh nghiệp giữ, một bản bên công ty vận tải giữ.
Nhận được phiếu uỷ thác, công ty vận tải hoặc người đại diện sẽ cấp cho người ủy thác (doanh nghiệp xuất khẩu) hoá đơn xếp hàng. Căn cứ vào ngày giờ, số tàu, số lượng hàng hoá... ghi trên hoá đơn, doanh nghiệp chuẩn bị hàng và bốc lên tàu, trước khi bốc hàng phải làm các thủ tục khai báo hải quan và mua bảo hiểm hàng hoá. Bốc hàng xong, lấy giấy nhận hàng, thanh toán cước phí và đổ lấy vạn đơn chính thức. Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt hay bằng container thì làm vận đơn vận chuyển bằng đường sắt hay bằng container để chuyên chở hàng hoá.
* Làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm.
- Mọi hàng hoá xuất khẩu trước khi vận chuyển đi phải làm thủ tục hải quan, công tác này được tiến hành qua ba bước.
+ Khai báo, hải quan: Chủ hàng có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chi tiết về hàng hoá một cách trung thực và chính xác, nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện vận tải, nước nhập khẩu. Tờ khai này được xuất trình cùng với một số giấy tờ như hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói.
+ Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự trên cho việc kiểm soát.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan. Đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan. Đơn vị xuất khẩu có nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc nhất các quyết định của hải quan đối với lô hàng xuất khẩu.
- Việc chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Bởi vậy trong kinh doanh thương mại quốc tế, hàng hoá xuất khẩu thường được mua bảo hiểm để tránh những rủi ro quá lớn.
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm đó là hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy) và hợp đồng bảo hiểm chuyển (Voyage Policy). Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, ghi rõ tên hàng, số tiền bảo hiểm, tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển, ngày xuất phát...
* Thanh toán hợp đồng.
Đây là khâu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu phần lớn nhờ vào chất lượng của việc thanh toán.
Trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, doanh nghiệp xuất khẩu phải lập bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng gửi Ngân hàng kiểm tra xong thông báo với ngân hàng mở L/C xin thanh toán. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp có quyền từ chối không thanh toán và hoàn trả chứng từ cho người xuất khẩu.
Khi ngân hàng mở L/C có bộ chứng từ, thấy phù hợp với L/C thì trả tiền cho ngân hàng mở L/C, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối việc trả tiền.
Việc lập bộ chứng từ thanh toán là rất quan tọng, đòi hỏi người làm xuất khẩu phải kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ có liên quan, tránh sai sót nhầm lẫn không đúng với nội dung của thư tín dụng.
* Xử lý bồi thường khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng không nên để xảy ra khiếu nại.
Nếu bị khiếu nại, cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng. Việc giải quyết phải khẩn trương, có lý có tình và có thể giải quyết bằng nhiều cách.
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng .
+ Sửa chữa hàng hỏng.
+ Giao bù phần hàng thiếu.
+ Giảm giá.
Ngược lại, nếu bên mua không thực hiện đúng những điều cam kết dẫn đến thiệt hại cho bên xuất khẩu thì bên xuất khẩu có quyền khiếu kiện, buộc bên mua phải bồi thường.
Mọi tranh chấp nếu không giải quyết thoả đáng có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài hoặc toà án.
Phần II
Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm ong và công tác xuất khẩu sản phẩm ong của công ty ong TW (giai đoạn 1996 - 2001)
I-/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty ong TW.
Phòng ong - Cơ quan đầu não của ngành ong được thành lập từ 6/1966.
Từ đó đến nay đã 34 năm, 34 năm trôi qua biết bao bước biến đổi thăng trầm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Từ một phòng ong nhỏ nhoi chỉ có 5 người (1966), đến công ty ong giống cấp 1 (1972), công ty ong TW (1977). Đến nay công ty ong TW đã có 8 đơn vị thành viên, trong đó có một trung tâm nghiên cứu, 2 xí nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm ong; 5 xí nghiệp nuôi ong nằm rải rác trên một vùng của đất nước.
Với chức năng giúp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo phong trào nuôi ong trong cả nước, công ty ong TW luôn là trụ cột của ngành và thực sự đã trở thành một đơn vị kinh tế độc lập, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành ong và cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty ong TW có thể được khái quát qua một số thời kỳ sau đây:
1-/ Thời kỳ nghiên cứu thằm dò (1960 - 1968).
Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là phong trào nuôi ong nhân dân có nhiều hướng phát triển mạnh, nhất là ở các vùng như Hưng Yên, Quảng Ninh, Nam Hà, Phú Thọ... Phương pháp nuôi ong chủ yếu là “đỏ ong” năng suất thấp. Vào năm 1966, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc trong việc tạo giống và thử nghiệm phương pháp nuôi ong công nghiệp với khung cầu di động. Việc thử nghiệm đã được tiến hành đầu tiên đối với ong nội (Apis cerana) và thu được nhiều kết quả. Đứng trước tình hình đó tháng 6/1966, Bộ Nông nghiệp và các cán bộ cục chăn nuôi của Bộ đã quyết định thành lập Phòng ong trực thuộc cục chăn nuôi Bộ, để trực tiếp chỉ đạo phong trào nuôi ong. Sau đó lần lượt các trại ong được thành lập: trại ong Hưng Yên, trại ong Đốc Tín, trại ong Quảng Ninh... đánh dấu một thời kỳ mới cho nghề nuôi ong Việt Nam.
2-/ Thời kỳ mở rộng và phát triển (1969 - 1974)
Được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp, trực tiếp là Phòng ong và giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc. Phong trào nuôi ong quốc doanh đã được phát triển mạnh. Lúc này khu vực nuôi ong quốc doanh miền Bắc đã có 37000 đàn, sản lượng đạt 400 tấn, nuôi ong đã phát triển rộng khắc trên miền Bắc, trên cả ba vùng (đồng bằng, miền núi, trung du) 3 khu vực kinh tế (Nhà nước, tập thể, hộ gia đình). Đặc biệt ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Hà, Phú Thọ, một số tỉnh khu bốn...
Xu thể nuôi ong bằng phương pháp cổ truyền đã được thay thế bằng phương pháp tiên tiến, trên tổ ong có nhiều tầng kế có khung cầu di động. Mặt khác lại có sự giúp đỡ của Trung Quốc về kỹ thuật, về máy móc, thiết bị, dụng cụ nuôi ong, các trại ong đã phát triển tốt. Để hướng phong trào đi vào nề nếp, có sự quản lý chỉ đạo thống nhất. Năm 1972 Bộ Nông nghiệp đã quyết định thành lập công ty ong giống cấp I, trên cơ sở vật tư kỹ thuật của Phòng ong. Chức năng của công ty ong giống cấp I là trực tiếp giúp Bộ quản lý và chỉ đạo phong trào nuôi ong, thúc đẩy và tạo lập các cơ sở giống ong, cung cấp các thiết bị vật tư kỹ thuật nuôi ong cho ngành ong.
3-/ Thời kỳ suy thoái vì bệnh (1975 - 1977).
Do việc lây nhiễm và phát triển thành bệnh dịch thối ấu trùng của ong nội đã làm cho số lượng đàn ong giảm một cách nhanh chóng. Trong 3 năm 1997 - 1999, số lượng đàn ong từ 37000 đàn đã giảm xuông còn 7000 đàn. Do kinh nghiệm cứu chữa còn bị hạn chế nên bệnh dịch đã lan rộng, ong chết hàng loạt, thất thu lớn. Đây là thời kỳ bi đát nhất của ngành ong.
4-/ Thời kỳ củng cố và phát triển (1978 - 1989)
Được sự chỉ đạo tích cực cả Bộ Nông nghiệp, sự giúp đỡ của địa phương và sự cố gắng của công ty. Những giải pháp tích cực trong công việc trị bệnh thối ấu trùng đã được triển khai và hoạt động có hiệu quả, cho nên đã ngăn chặn được dịch thối ấu trùng.
Sau ngày giải phóng miền Nam, phong trào nuôi ong ở các tỉnh phía Nam cũng đã được củng cố và phát triển, ta có thêm một giống ong nhập ngoại được nhập từ ý vào nước ta trước năm 1975, giống ong ý có sức sản xuất mật rất cao. Địa bàn miền Nam, bốn mùa hoa trái là điều kiện hết sức thuận lợi cho con ong phát triển. Đến năm 1985 nước ta đã có 28000 đàn ong nội 10500 đàn ong ý, sản lượng mật đạt 588,75 tấn, xuất khẩu 50 tấn, ngoài ra còn nhiều tấn sản phẩm ong khác như phấn hoa, sữa chúa, sáp ong... Để đáp ứng tình hình nuôi ong cả nước. Ngày 26/5/1977 Bộ Nông nghiệp đã có quyết định nâng cấp công ty ong giống cấp I thành công ty ong TW (Quyết định thành lập số 168 NN - TCCB/QĐ ngày 26/5/1997) công ty ong TW ra đời trên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ong giống cấp I với 4 đơn vị thành viên: Trại ong Lương Sơn, Trại nghiên cứu ong Đốc Tín và hai trạm vật tư kỹ thuật nuôi ong, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng của công ty: là một tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và giúp Bộ quản lý chỉ đạo ngành ong từ Trung ương đến Cơ sở.
Sau sự ra đời của công ty ong TW, một loạt công ty ong khác ở các địa phương khác cũng được thành lập: Công ty ong thành phố Hồ Chí Minh; Công ty ong Đồng Nai; Công ty ong Hải Hưng; Công ty ong Tiền Gang; Đắc Lắc; Hà Nam Ninh...
Năm 1981 thành lập Hội nuôi ong Việt Nam, thành viên hội nuôi ong quốc tế (Apimondia).
Năm 1984, thành lập trung tâm nghiên cứu ong, xây dựng thêm 4 trại ong mới ở 4 vùng sinh thái đặc thù (Hoà Bình, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng).
Trong giai đoạn nhiều dự án KHKT đã được triển khai có hiệu quả như: Dự án FAO (TCP/VIE 4405 (1983 - 1984) do tiến sĩ Woyke chỉ đạo; chương trình nâng cao chất lượng mật ong Việt Nam KWT (Hà Lan) do ông Vincent Mulder chỉ đạo; chương trình đào tạo hợp tác nghiên cứu với Liên Xô, Hungari, Cu Ba và chương trình khác.
Việc ngăn chặn bệnh thối ấu trùng đã có hiệu quả, áp dụng phương pháp phòng trừ sinh học đối với bệnh chí lớn, chí nhỏ (bệnh chí của ong). Nhờ đó năm 1989 sản lượng mật ong đã đạt 700 tấn, xuất khẩu 250 tấn, tăng gấp 6 lần so với 1984. Chất lượng mật ong cũng ngày một nâng lên, nâng được giá xuất khẩu từ năm 500 USD/tấn lên 650 đến 700 USD/tấn. Đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn mật ong và các phương pháp phân tích chất lượng mật ong và các sản phẩm ong, đáp ứng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
5-/ Thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế (1990 đến nay)
a, Giai đoạn 1990 - 1996.
Đây là giai đoạn chuyển đổi từ bao cấp sang hoạch toán XHCN. Thực hiện Nghị định 388 - CP và chỉ định 217/HĐBT về quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Các đơn vị trong công ty ong TW, được Bộ cho phép nâng cấp thành các xí nghiệp hoạch toán độc lập. Lúc này công ty đã có 8 đơn vị thành viên: 1 trung tâm nghiên cứu ong, 2 xí nghiệp chế biến xuất khẩu I (Hà Nội) và một ở thành phố Hồ Chí Minh, 5 xí nghiệp nuôi ong (Lương Sơn, Đốc Tín, Khu bốn, Gia Lai, Bảo Lộc). Tám xí nghiệp này hoạch toán độc lập, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, lao động tiền lương ... đều thông qua bộ chủ quản. Công ty ong TW đảm trách khâu chỉ đạo con giống và kỹ thuật.
Sau một thời gian lúng túng trong cơ chế thị trường, dần dần các đơn vị cũng đã đi vào ổn định.
Với chức năng quản lý, chỉ đạo các đơn vị cơ sở, nhưng thực chất do tính chất công việc và phương pháp hạch toán, các nhiệm vụ chủ yếu đều do các đơn vị độc lập tự do, tự trang, tự trải, tự hoạch toán và chịu trách nhiệm trước Bộ NN và CNTP. Nếu việc quản lý bắt đầu bộc lộ những yếu điểm của nó, công ty không quán xuyến nổi, việc chỉ đạo quản lý thiếu thống nhất, việc quản lý khoa học kỹ thuật và con giống rời rạc, sự hợp tác giữa các đơn vị còn kém.
Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các đơn vị cho nên sản xuất của Công ty cũng có chiều hướng phát triển đáng khích lệ, sản lượng chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu đều tăng. So với toàn ngành sản lượng sản phẩm ong xuất khẩu của công ty chiếm 30 - 40%.
b, Giai đoạn 1997 đến nay.
Để khắc phục nhược điểm về việc bung ra hạch toán độc lập của các đơn vị trong công ty, tập trung sức mạnh về vốn, về vật tư KHKT, về năng lực sản xuất chế biến của toàn công ty, cạnh của các công ty khác trong ngành, thể theo nguyện vọng của các đơn vị trong công ty. Ngày 12/9/1994, Bộ Nông nghiệp và CNTP đã có quyết định số 1218NN - TCCB/QĐ sát nhập các đơn vị vật tư chế biến, các đơn vị nuôi ong vào công ty ong TW.
Từ chỗ hạch toán độc lập, nay các đơn vị chuyển về hạch toán báo sổ (phụ thuộc vào công ty). Toàn công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và CNTP.
Việc sát nhập đã làm tăng sức mạnh của công ty, đẩy mạnh được sản xuất chế biến, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Sản lượng mật ong sản xuất thu mua năm 1999: 852,68 tấn; năm 2000: 1073,6 tấn; năm 2001: 1281,7._.thị trường Nhật Bản, nối quan hệ với thị trường Đài Loan. Trước những năm 1996 khối lượng xuất khẩu sang hai thị trường này rất lớn, chiếm 55 đến 60% khối lượng xuất khẩu hàng năm. Trong những năm 1996 - 2001 khối lượng giảm dần, năm 1998 Công ty mất hẳn thị trường Đài Loan. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho Công ty. Xét về đặc điểm của hai thị trường này, sở dĩ tại sao họ lại chỉ dùng các sản phẩm sơ chế với giá thấp vì hai lý do:
Một là: ở các nước này, người ta thường dùng mật ong để pha chế các loại thuốc uống, các loại cao đơn hoàn tán trong đông y.
Hai là: Trình độ công nghệ, máy móc của họ tối tân hơn, sau khi nhập sản phẩm sơ chế, họ có thể chế biến ra các sản phẩm cao hơn. Mặt khác với thị trường Nhật Bản thì họ thiên về hợp tác đầu tư và bao tiêu sản phẩm, nên khả năng hợp tác liên doanh là có lợi nên theo chúng tôi, trong chiến dịch ổn định và duy trì thị trường, Công ty cần phải xem xét thái độ nhìn nhận với hai thị trường này, nên xuất khẩu vào hai thị trường này các sản phẩm sơ chế vừa hợp với nhu cầu thị hiếu của họ, vừa không tốn kém chi phí do phải chế biến, tinh lọc đồng thời lại tăng được khả năng liên doanh trong tương lai.
Đối với thị trường Hà Lan, Anh, Pháp phải tăng cường hơn nữa khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này, vì đây là những thị trường rất giầu có, khối lượng nhập khẩu rất lớn: Ví dụ: Như thị trường Châu Âu, theo đánh giá của tổ chức FAO, trong tương lai Châu Âu sẽ là thị trường tiêu thụ chính chiếm khoảng 65% tổng sản lượng mật ong xuất khẩu thế giới.
Khu vực kinh tế EU là một thị trường rộng lớn (bao gồm 15 nước) chiếm 25% sản lượng sản xuất của thế thế, với dân số 375 triệu người, kinh tế phát triển, là vùng khí hậu thường giá rét, việc sử dụng mật ong làm thực phẩm đã rất thông dụng. Xâm nhập thị trường EU và giữ vững thị trường là điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường này là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao, nên cần nâng cao chất lượng mật để đáp ứng nhu cầu khó tính đó. Cho đến thời điểm hiện nay, sản phẩm của Công ty mới xâm nhập được ba nước: Hà Lan, Anh, Pháp, Công ty cần mở rộng sang thị trường này.
Thị trường Mỹ cũng là thị trường lớn với diện tích rộng 9,3 triệu km2, dân số 262,8 triệu người. GDP trên đầu người 25.900USD. Ngày 12/7/1995 Mỹ tuyên bố bình thướng hoá quan hệ với Việt Nam. Kim ngạch buôn bán của Việt Nam đến Mỹ tăng nhanh, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá 58,94 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là gia vị, chè, cà phê, mật ong, theo danh mục mang mã số HS 090111 trong biểu thuế của chính phủ Hoa Kỳ. Do chính sách khuyến khích của Mỹ, các mặt hàng này được miễn thuế hoàn toàn. Mật ong của ta xuất sang Mỹ từ 1996 (60 tấn), năm 2001 (200 tấn).
Công ty nên tìm mọi cách để tăng cường khối lượng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là thị trường có lợi thế đối với sản phẩm ong Việt Nam.
- Công ty cần phải tìm thêm các thị trường mới như:
Đức, Canada, Newzealand, Đông Nam á, Hàn Quốc, các nước ASEAN,... đặc biệt là khu vực ASEAN, đây là khu vực phát triển kinh tế năng động, khi xoá bỏ hàng rào thuế quan, sản phẩm đóng gói, lọ nhỏ chất lượng tốt lại phát huy tác dụng.
- Đẩy mạnh các hoạt động Marketing:
Làm tốt công tác quảng cáo, giới thiệu mặt hàng, công tác khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng, nhằm mục đích để khách hàng hiểu biết một cách đầy đủ về các sản phẩm của Công ty, đồng thời khuyến khích khách hàng, tạo tâm lý thoải mái của khách hàng khi mua hàng của Công ty, góp phần tăng thêm hiệu quả bán hàng.
- Phải tổ chức tốt công tác:
Giao dịch bán hàng, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hoá, các thông lệ buôn bán quốc tế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng, lôi kéo khách hàng về với Công ty.
2-/ Biện pháp thứ hai:
Đưa nhanh các tiến bộ khoa học, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra một năng lực sản xuất mới, đáp ứng đầy đủ của yêu cầu thị trường
Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng, có tác dụng quyết định đến việc nâng cao năng lực sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm ong, tăng được sản lượng nguyên liệu đầu vào của Công ty.
Để làm tốt biện pháp này, Công ty cần tập trung vào một số công tác sau đây:
A-/ Trong sản xuất chế biến
a./ Công tác giống
- Phải giữ được nguồn ong giống hiện có, tiếp tục chọn lọc, lai tạo để đưa ra sản xuất các dòng ong ngoại, nội có tính thụ đàn lớn, tính chịu bệnh cao, có thể tự lên kế, cho năng suất mật cao.
- Nhập và bổ sung giống Ong ý (ong chúa hoặc tinh trùng ong đực) để cải tạo đàn ong trong nước, tuy nhiên phải làm tốt công tác kiểm định, nuôi cách ly một thời gian trước lúc đưa vào sản xuất đại trà.
- Một số đề tài nghiên cứu về giống ong đã có kết quả, phải được áp dụng rộng rãi hơn nữa vào sản xuất, không ngừng tăng đàn ong giống phục vụ sản xuất của các đơn vị cơ sở và phong trào nuôi ong nhân dân. Ví dụ: Đề tài lưu giữ nguồn gen va giống ong Apis - cerana, chương trình giữ giống gốc theo phương pháp quần thể khép kín của Page và Laidlaw, các phương pháp tạo chúa công nghiệp đối với ong ý...
Trên cơ sở phải giữ được giống gốc, nhưng đồng thời phải đáp ứng được đầy đủ các loại giống ong tốt, có sức chịu bệnh cao, cho năng suất và chất lượng mật cao.
b./ Về chăm sóc và nuôi dưỡng đàn ong
- Phải đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn cho ong trong mùa không có hoa.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các dịch bệnh, đặc biệt là áp dụng các biện pháp phòng trị ve ký sinh bằng phương pháp sinh học của Tiến sĩ Wogke, chuyên gia tổ chức FAO, (dự án TCP/VIE/440); bệnh thối ấu trùng tuổi lớn trên ong Apis - cerana, các bệnh khác về ong...
- Tăng cường phổ biến các kinh nghiệm nuôi ong, áp dụng mô hình nuôi ong tiên tiến vào quá trình sản xuất, nâng cao khả năng sản xuất của các đơn vị cơ sở và phòng trào nuôi ong của nhân dân.
Sau đây là một trong những mô hình có hiệu quả nhất hiện nay, đó là mô hình của trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức.
Với mô hình này người ta nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong ý và ong nội ở Miền Nam, qua nhiều năm và kết quả được phản ánh qua đồ thị sau:
1809
1051
3000 cầu
1742 cần
410
2762
4762
(1)
(2)
Chi phí sản xuất (USD)
Đồ thị 1:Sự biến thiên của thu nhập và đầu tư của hai hệ thống nuôi ong
Ghi chú: (1): Ong nội Apis Cerana
(2): Ong ý Apis Mellifere.
Qua đồ thị về sự biến thiên của thu nhập về đầu tư của hai hệ thống nuôi ong nội và ong ngoại trên đây, cho thấy: Chỉ cần đầu tư 410USD để nuôi 100 đàn ong nội có thể thu nhập bằng việc đầu tư 2736USD để nuôi 1742 cầu ong ngoại (tương đương 175 đàn), rõ ràng nuôi ong ngoại không kinh tế bằng ong nội. Hơn nữa một người nuôi ong nội có thể bắt đầu nuôi từ vài đàn thậm chí ở điều kiện thuận lợi có thể tăng số đàn lên đến 100 đàn. Còn đối với ong ngoại, nuôi số đàn ít là không kinh tế.
So sánh giữa hai loại ong, rủi ro đến với ong ngoại nhiều hơn, ở điều kiện xấu, ví dụ dịch bệnh, thời tiết xấu, nguồn hoa kém những người nuôi ong nội không mất gì hoặc có mất thì chỉ mất lượng đầu tư rất nhỏ so với ong ngoại. Mặt khác, có thể nuôi ong nội với tất cả quy mô từ nhỏ đến lớn, từ ít đầu tư đến đầu tư nhiều. Đó là lý do tại sao nhiều người thích nuôi ong nội hơn ong ngoại.
Tuy nhiên, ở Miền Nam nghề nuôi ong ngoại vẫn là phổ biến, do có ưu việt. Một lao động có thể quản lý số lượng cầu lớn nhất, qua đồ thị 01 đối với ong ngoại là 300 đàn và thu lãi tới 1809USD/năm, còn đối với ong nội một người chỉ có thể quản lý nhiều nhất là 100 đàn và thu lãi nhiều nhất là 1051USD/năm.
Để làm rõ hơn hiệu quả kinh tế của việc nuôi ong nôi và ong ngoại, ta xem xét số liệu ở biểu sau đây:
Biểu 14 - Hiệu quả kinh tế của hai hệ thống nuôi ong A.Mellifera & A.Cerana năm 1999
Chỉ tiêu
Hệ thống nuôi ong A.Mellifera (870 cầu)
Hệ thống nuôi ong A.Cerana (50 cầu)
Nghìn đồng
Cơ cấu (%)
Nghìn đồng
Cơ cấu (%)
1./ Tổng chi phí sản xuất
13923.8
100.0
2270.0
100.0
Trong đó:
Khấu hao vật dụng
1851.4
13.3
496.0
21.9
Thức ăn
5488.0
39.4
253.5
11.2
Di chuyển
1102.0
7.0
198.4
8.8
Công lao động
4165.6
29.9
1322.4
58.1
Lãi suất vốn đầu tư
1316.9
9.4
2./ Tổng giá trị sản lượng
25911.3
100.0
10558.0
100.0
Trong đó:
- Mật
24076.0
89.5
10051.1
95.2
- Phấn hoa
661.2
3.9
-
-
- Sữa chúa
308.6
108
-
-
- Sáp ong
341.6
2.0
-
-
- Cầu ong
529.0
2.8
154.3
1.5
3./ Lợi nhuận
11987.6
-
8287.9
-
4./ Thu nhập tổng số
16153.1
-
9610.3
-
5./ Chi phí sản xuất trên một đơn vị
- Một kg mật ong
3.8
-
2.2
-
- Một cầu ong
15.9
-
3.0
-
6./ Giá bán BQ/1 kg mật
7.3
-
11.0
-
Qua biểu 14 cho thấy: Mức chi phí thức ăn cho 870 cầu ong ngoại chiếm 34,9% tổng chi phí sản xuất (tức là 5488000đ) và 11,2% tổng chi phí sản xuất đối với 50 cầu ong nội (tức 253500đ). Nuôi ong ngoại cần nhiều vốn hơn, nhưng ăn suất cao hơn (38 kg mật/đàn/năm) và chỉ có hệ thống ong ngoại mới có khả năng sản xuất sữa chúa nên hiệu quả của hệ thống nuôi ong ngoại không cao.
Theo một số nghiên cứu thì giá thành 1kg sữa chúa khoảng 16 - 20USD (tức khoảng 18000 - 22000đ/kg) - giá bán nội địa khoảng 27000 - 30000đ/kg (giá thời điểm 1999). Do vậy lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu như có nhiều trại ong ngoại sản xuất nhiều sữa chúa. Giá bán tại thị trường nội địa mật ong nội thường 11000đ/kg cao hơn 1,5 lần so với nuôi ong ngoại (7281đ/kg) chi phí cho 1 kg mật ong nội là 2204đ thấp hơn chi phí cho một kg mật ong ngoại là 3800đ. Cho nên lợi nhuận thu về từ việc nuôi ong nội cao hơn. Như vậy với quy mô 870 cầu ong ngoại cho một khoản thu là 16 triệu đồng và quy mô 50 cầu ong nội là 9,6 triệu đồng. Hiệu quả đầu tư nuôi ong ngoại đạt 1,86 lần và của ong nội 4,7 lần.
Tóm lại: Qua phân tích so sánh hiệu quả kinh tế của hai hệ thống ong nội và ong ngoại trên đây có thể rút ra kết luận.
Đối với nghề ong nội, hiệu quả kinh tế cao hơn, mô hình này chỉ áp dụng cho những vùng trung du và miền núi, kết hợp với các chương trình 327 - phủ xanh đất trống đồi trọc của Nhà nước, giúp cho hộ trồng rừng tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Hơn nữa, mô hình nuôi ong thích hợp với nguồn hoa cỏ, mức đầu tư thấp, vốn ít thích hợp với nghề nuôi ong gia đình, cho những người nghèo có ít vốn, nuôi số lượng ít.
Đối với mô hình nuôi ong ngoại vốn lớn, quy mô lớn nên áp dụng cho những người nuôi ong chuyên nghiệp, có trình độ kỹ thuật, có khả năng tổ chức quản lý mới đem lại hiệu quả cao. Phát triển mạnh nghề nuôi ong ngoài là cơ sở để tăng nhanh khối lượng sản phẩm ong xuất khẩu.
c./ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm ong, nhằm tạo điều kiện để nâng giá bán
Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của Công ty, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chẳng những nâng cao được sản lượng và giá bán mà còn tăng uy tín và vị thế của Công ty trên trường Quốc tế.
Để làm tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm, có nhiều công tác khác nhau, nhưng theo chúng tôi Công ty nên tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:
Đ./ Một là: Phải nâng cao chất lượng ngay từ khi sản xuất, thu mua sản phẩm. Khắc phục những nhược điểm của giai đoạn 1996 - 2001, do quá chú trọng đến sản lượng mà không chú trọng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào nên có hiện tượng mật ong giả, mật ong kém phẩm chất. Tăng cường kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu đầu vào để có nguyên liệu tốt phục vụ quá trình sản xuất xuất khẩu. Mặt khác, phải quy hoạch vùng nguyên liệu theo vùng hoa, theo vùng khí hậu khác nhau. Mỗi loài hoa cho ta một loại mật đặc trưng riêng, đồng thời ở mỗi vùng có khí hậu khác nhau lại cho mật đặc hay loãng khác nhau. Vì vậy, Công ty nên quy hoạch vùng nguyên liệu, trên cơ sở đó để có kế hoạch khai thác, chế biến phân loại mật, đưa ra các loại mật đặc sản, chất lượng cao. Ví dụ: Mật ong hoa nhãn, mật ong hoa càng cua, mật ong hoa táo v.v....
Đ./ Hai là: Nâng cao chất lượng sản phẩm ong thông qua chế biến, muốn vậy cần phải:
- Đổi mới thiết bị, sắp xếp và cải tạo lại thiết bị cũ.
- Liên doanh với nước ngoài để lắp đặt hoặc nhập một số trang thiết bị công nghệ chế biến của nước ngoài, đầu tư cho khâu chế biến sản phẩm, đẩy nhanh được tốc độ chế biến, đưa ra được sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Việc đổi mới thiết bị phải được tiến hành theo từng bước cụ thể và phải đặt được các yêu cầu sau đây:
+ Công nghệ phải đạt mức tiên tiến của thế giới, thiết bị mới cho phép tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng.
+ Công suất thiết bị phải phù hợp với quy vùng nguyên liệu hiện tại cũng như tương lai 3 - 5 năm.
+ Công nghệ phải phù hợp với chất lượng sản phẩm ong tự nhiên trong nước, không làm mất đi tính chất đặc trưng của sản phẩm.
+ Giá cả phải phù hợp, không làm giá sản phẩm ong biến động quá cao hơn giá bình quân chung của các loại sản phẩm ong đó trên thế giới.
Đ./ Ba là: Phải không ngừng cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói, đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt chú ý đến các loại sản phẩm cao cấp đóng gói, lọ nhỏ, đây là hình thức có khả năng thay thế xuất thùng trong tương lai.
Về bao bì sản phẩm, khắc phục tình trạng sử dụng lại bao bì cũ như hiện nay. Tốt nhất nên liên doanh với nước ngoài để lắp đặt một nhà máy sản xuất bao bì tại Việt Nam, vừa tận dụng được nguồn lao động rẻ, vừa tiếp thu được công nghệ mới.
Sau đây là một số quy trình công nghệ vừa đạt trình độ tiên tiến, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Trong nước cũng có thể chế tạo được.
2
3
4
5
1
6
Tường
8
9
10
11
12
18 á 19%
570C
13
15
14
16
17
770C
18
20
19
Cánh lọc đỏ
Cánh lọc đen
[1] Mật chứa trong phuy [8] Đồng hồ áp suất [15] Bộ lọc
[2] Bồn chứa (1t) [9] Cáo lọc bộ [16] Máy khử trùng
[3] Bồn lọc sơ bộ [10] Bộ trao đổi nhiệt nhỏ [17] máy nứoc nóng
[4] Bồn chứa sau khi lọc sơ bộ [11] Máy giảm thuỷ phần [18] Máy đóng gói
[5] Máy bơm [12] Bể chứa mát của máy GTP [19] Bàn đóng gói
[6] Bồn chứa (2,4l) [13] Bồn chứa (2,4l) [20] Phòng chứa an toàn
[7] Máy bơm điều tốc [14] Máy bơm điều tốc
Sơ đồ 3: Sơ đồ công nghệ tinh lọc mật ong Newzeland
Tóm tắt quy trình:
Mật ong dạng thô từ các thùng chứa 1 được bơm vào thùng chứa 2, sau đó chảy qua các bộ lọc sơ bộ 3 rồi chở vào bồn chứa 4, được bơm 5 bơm lên bồn chứa 6. Mật ong từ bồn chứa 6 được bơm giảm tốc 7 bơm vào các bộ lọc 9, ở đây mật ong được lọc sạch các tạp chất, sau đó đi vào bộ trao đổi nhiệt 10 để nâng nhiệt độ mật lên 390C đến 430C, sau đó chảy qua thiết bị làm giảm thuỷ phần 11. ở đây không khí khô, có độ ẩm thấp, nhiệt độ 130C đến 180C được đi từ dưới lên, mật ong được chảy từ trên xuống qua các tấm bản nhựa, mục đích tăng bề mặt tiếp xúc giữa không khí với mật ong, làm bốc hơi nước có trong mật. Khi kiểm tra thất mật đạt được yêu cầu < 19% thì đưa về bể chứa 12 và về thúng chứa 13, thời gian lắng ở thiết bị 13 là 48h. Sau đó được máy bơm điều tốc 14 bơm vào bộ lọc 15, mật được chảy vào thiết bị khử trùng 16, tại đây mật được đun nóng lên đến nhiệt độ là 570C, nhờ vào nhiệt độ của máy nước 17, sau khi ra khỏi thiết bị khử trùng 16, nhiệt độ của mật là 570C được đưa vào máy đóng gói 18 đóng gói xong chuyển về kho chứa 19, ta được mật thành phẩm.
Dây chuyền công nghệ này tương đối hiện đại, năng xuất lọc 450kg/giờ, giảm độ thuỷ phân trong mật ong 3 á 4%. Vốn lớn do phải lắp đặt nhiều máy móc thiết bị thao tác phức tạp, tiền điện khá lớn, nhưng có ưu việc ở chỗ năng suất lớn, thời gian lọc nhanh đáp ứng được yêu cầu chế biến nhanh phục vụ cho sản xuất.
Sơ đồ 4: Sơ đồ công nghệ của hãng THOMAT có cải tiến:
Hiện nay Công ty đang có hai dây chuyền nhập của hãng THOMAT (Pháp) từ những năm 1987 nhưng không dùng đến do 3 nguyên nhân:
- Chưa làm giảm được thuỷ phần mật ong.
- Bộ phận tiệt trùng 12 chưa đặt trước bồn chứa 10.
- Năng suất thấp do thời gian lọc lắng lâu.
Để cải tiến nâng cao được sản xuất, giảm được thời gian, tận dụng thiết bị sẵn có cần lắp thêm bộ phận giảm thủy phần 9 trước thùng chứa 10 và đưa bộ phận tiệt trùng 12 ra phía sau bơm 11, như vậy về thực chất chỉ tăng thêm một thiết bị giảm thuỷ phần, vốn tốn kém không là bao, hiệu quả mang lại lớn. Sau đây là quy trình vận hành:
Mật ong thô
1
2
4
3
6
7
8
9
10
11
12
Mật thành phẩm
Ghi chú: 1./ Thiết bị phá kết tinh 6./ Bộ lọc 11./ Bơm
2./ Lắng vớt bọt bẩn 7./ Thùng chứa 12./ Thiết bị tiệt trùng./.
3./ Máy quay ly tâm 8./ Bơm
4./ Thùng chứa 9./ Thiết bị giảm thuỷ phần
5./ Bơm 10./ Thùng lắng
Ơ
Sơ đồ 4: quy trình công nghệ lọc mật ong của THOmat có cải tiến
Mật ong thô được bơm vào thiết bị phá kết tinh 1, sau phá được kết tinh, mật loãng ra được chảy qua thiết bị ly tâm 3. ở thiết bị ly tâm 3 do đường kép Sacaroza có tỷ trọng riêng lớn hơn đường đơn Gluccoza, Fructoza nên kết tinh trước nên bám vào mép trong của thiết bị, ta loại đi được một phần khá lớn đường Sacoro. Sau đó đưa về thùng chứa 4 được bơm 5 bơm chảy qua các lưới lọc 6. ở đây mật được lọc qua 3 lần theo thứ tự sàng lọc nhỏ dần, lưới cuối cùng có mật độ lỗ 240 lỗ/cm2. Sau đó chảy xuống thùng lắng 7 và được nhóm bơm 8 bơm lên thiết bị giảm thuỷ phần 9 mật được chảy từ trên xuống theo dạng hạt mưa qua hệ thống lưới, không khí khô, độ ẩm thấp được đưa từ dưới lên, nhiệt độ mật < 430C để làm giảm thuỷ phần mật xuống 19% sau đó về thùng chứa 10. Thời gian lắng ở thùng chứa 10 khoảng 7 ngày, mục đích tách bọt sáp ong quá trình lọc chưa tạo ra hết và tách cặn bẩn (cát, sắt v.v...) xuống dưới, 7 ngày sau dùng bơm 11 bơm qua thiết bị thanh trùng 12, chú ý: Bơm lấy phần giữa cuả thùng chứa, ta có mật thành phẩm, nhiệt độ qua máy thanh trùng không quá 560C để đảm bảo phẩm chất tự nhiên của mật, hạn chế tăng HMF trong mật.
Công ty nên cải tiến, để tăng thêm hiệu quả lọc mật cho Công ty, tránh để không thiết bị như hiện nay.
Đ./ Bốn là: Vấn đề bảo quản sản phẩm ong
Bảo quản sản phẩm ong bao gồm: Bảo quản nguyên liệu đầu vào chưa kịp chế biến và bảo quản thành phẩm đầu ra do chờ xuất khẩu.
Trong quá trình bảo quản dài ngày, nếu ở nhiệt độ cao sẽ làm cho lượng HMF (Hydro Methyl Furfurol) là loại độc tố có trong mật ong tăng lên. Theo kinh nghiệm nếu để dưới trời nắng hoặc trong kho ở nhiệt độ 370C á 400C trong thời gian từ 2 á 3 tháng sẽ làm HMF tăng từ 10 á 35 mg/kg có lúc lên đến 40mg/kg, lượng HMF tăng không thể xuất khẩu được.
Mặt khác, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, khi nguyên liệu đưa về chưa chế biến kịp cũng dễ bị len men chua làm giảm hàm lượng đường có trong mật, tăng hàm lượng axít, chất lượng mật bị giảm.
Chính vì vậy Công ty cần đầu tư, xây dựng được hệ thống kho tàng. Đảm bảo thoáng mát, khô ráo, hợp vệ sinh, có hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước và phải đủ sức chứa, tránh tình trạng mật để ngoài trời nắng nóng như hiện nay.
B-/ Trong kinh doanh xuất khẩu
Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cần phải:
- Chủ động tạo nguồn hàng
Nguồn hàng là yếu tố quan trọng để nâng sản lượng thu mua nguyên liệu đầu vào. Trong giai đoạn 1996 - 2001 do chưa làm tốt công tác tạo nguồn hàng nên nhiều lúc bị động, không đủ mặt xuất khẩu. Do vậy, trong giai đoạn tới, để làm tốt nguồn hàng, Công ty phải:
+ Có chính sách đầu tư đúng hướng và có hiệu quả cho người nuôi ong về cả khoa học kỹ thuật, con giống lẫn cả về vốn. Có thể theo phương thức ứng vốn trước trả mật sau tạo phấn khởi tư tưởng cho khác hàng, hợp tác khai thác mật cùng Công ty.
+ Không ngừng mở rộng các vùng nuôi ong, tăng quy mô số lượng đàn ong khai thác, đây là các công tác cực kỳ quan trọng vì trong những năm tới sản lượng mật xuất khẩu đặt ra rất lớn.
Ví dụ: Năm 2002 muốn có đủ 1600 tấn mật (phục vụ cho xuất khẩu 1200 tấn, tiêu thụ nội địa 400 tấn) thì phải có tương đương 83.750 đàn ong khai thác với năng suất mật 19 kg/đàn/năm. Cũng tương tự năm 2004 muốn có 3000 tấn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa phải có 143.439 đàn ong đưa vào khai thác. Qua đó ta thấy nếu không làm tốt công tác nguồn hàng (bằng cách tạo chính sách thu mua, chính sách đầu tư hợp lý, không mở rộng diện nuôi ong), thì không thể đáp ứng được.
- Phải xây dựng các chính sách đầu tư, chính sách giá cả thu mua hợp lý khuyến khích người lao động.
- Phải tuyệt đối bí mật về giá cả, kế hoạch tung hàng, các thôn tin khác, các bí quyết công nghệ,...
- Tận dụng tốt thời cơ trong kinh doanh, có thể dự trữ nguồn hàng và tung hàng ra đúng thời điểm có lợi nhất, giá cả cao nhất để tăng thu lợi nhuận.
- Nắm vững các hệ thống thanh toán Quốc tế, nghiên cứu kỹ đối tác, thanh toán nhanh gọn, an toàn không ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu, đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
3-/ Biện pháp thứ ba:
Tăng cường công tác quản lý
a./ Trong hoạt động sản xuất
- Tăng cường công tác quản lý sản xuất, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, đưa cán bộ có năng lực xuống cơ sở để nâng cao công tác quản lý kinh tế, quản lý khoa học kỹ thuật của các đơn vị cơ sở.
- Tạo cơ chế cho các đơn vị cơ sở hoạt động, hướng các đơn vị tập trung cho sản xuất thu mua và xuất khẩu, trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
- Mạnh dạn giải tán những đơn vị yếu kém, làm ăn thua lỗ, tăng sức mạnh hoạt động của các đơn vị, tạo sức mạng tổng hợp toàn Công ty.
- Đẩy mạnh công tác khoán quản bằng việc áp dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, kỷ luật nghiêm minh để tăng hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất.
b./ Trong quản lý chất lượng
- Khi kiểm tra tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào, coi đây là bước quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, vì chất lượng đầu vào có tốt, có đảm bảo thì quá trình chế biến đỡ vất vả, sản phẩm đầu ra đảm bảo tránh được hiện tượng mật ong giả.
- Trong quá trình chế biến phải thực hiện nghiêm túc các quy định, các chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình, không được tuỳ tiện bỏ qua hoặc giảm nhẹ ở một khâu nào quy trình, tránh lối làm ăn qua loa đại khái vô trách nhiệm.
- Quản lý chất lượng đầu ra phải chặt chẽ, tuân thủ các thông số kỹ thuật về chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu cao, đáp ứng yêu cầu thị hiếu khách hàng.
Cũng cần nói thêm: Trong công tác kiểm tra chất lượng phải có đủ 2 yếu tố: Một là con người am hiểu về kỹ thuật công nghệ, có trình độ phân tích đánh giá sản phẩm. Hai là: Phải có đủ thiết bị, dụng cụ phân tích sản phẩm.
Nếu thiếu một trong hai điều đó, sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng.
4-/ Biện pháp thứ tư:
Giải pháp về tạo vốn
Trong nhiềunăm qua đến vụ thu mua mật thường xảy ra tình trạng thiếu vốn. Để có vốn phục vụ sản xuất xuất khẩu, Công ty thường phải vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng, từ cán bộ, công nhân viên với lãi suất cao.
Để có giải pháp về vốn, phục vụ cho xuất khẩu, theo chúng tôi Công ty nên khai thác thêm các nguồn vốn sau đây:
- Vốn viện trợ ODA thông qua các dự án đầu tư về thiết bị.
- Vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế: Tổ chức nuôi ong Quốc tế, tổ chức FAO, SIDA, tổ chức môi trường v.v...
- Vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức nuôi ong Quốc tế, các nước trong khu vực cũng như với các nước trên thế giới. Có thể ở dạng đầu tư bao tiêu sản phẩm, mục đích tranh thủ được nguồn vốn, thiết bị công nghệ tiên tiến của thế giới, tập trung cho công tác xuất khẩu.
5-/ Biện pháp thứ năm:
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại
Trong năm qua nhờ các biện pháp công tác Quốc tế, Công ty đã mở rộng được sản xuất, mở rộng được thị trường xuất khẩu, tăng được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Để làm tốt công tác hợp tác Quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, Công ty cần làm tốt các việc sau đây:
- Không ngừng củng cố quan hệ với bạn hàng cũ, mở rộng và quan hệ bạn hàng mới.
- Mở rộng các chương trình hợp tác nghiên cứu ứng dụng trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực như: FAO, SIDSE, KWT, DED, OXFAM, SIDA v.v..., đồng khuyến khích liên doanh với nước ngoài trên các lĩnh vực tổ chức sản xuất và chế biến sản phẩm.
- Tăng cường liên doanh liên kết với các tổ chức, các thành phần kinh tế khác, liên doanh với các Công ty trong ngành trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Hợp tác Quốc tế, liên doanh với các thành phần kinh tế phải trên cơ sở hiệu quả, góp phần đẩy mạnh được sản xuất tăng được thị trường, tăng được khả năng xuất khẩu của Công ty.
Trên đây là 5 biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm Ong của Công ty Ong TW. Với 5 biện pháp này, tuy chưa phải là đủ nhưng em cũng hy vọng rằng: Nội dung của các biện pháp sẽ có tác dụng nhất định trong việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như quá trình hoạt động xuất khẩu sản phẩm Ong của Công ty trong thời hạn tới.
Biểu 15: Dự kiến khả năng sản xuất 2002 - 2005
(Sau khi thực hiện 5 biện pháp)
TT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Năm
2002
2003
2004
2005
1
Số đàn ong khai thác
- Ong ngoại (ý)- Ong nội
Đàn
Đàn
Đàn
83.750
65.000
18.750
97.500
65.000
20.500
128.571
103.000
20.571
152.173
117.000
358.173
2
NS mật BQ
Kg/đàn
19
20
21
23
3
Sản lượng, sản xuất
- Xuất khẩu
Trong đó: sản phẩm thành phẩm
Tấn
Tấn
Tấn
1.600
1.200
20
1.950
1.500
300
2.700
2.200
400
3.500
2.750
500
Biểu 16: dự kiến sản lượng, thị trường, giá cả, kim ngạch xuất khẩu 2002 - 2004
TT
Thị trường
2001
2002
2003
2004
SL (tấn)
Giá BQ USD/tấn
SL (tấn)
Giá BQ USD/tấn
Kim ngạch (1000USD)
SL (tấn)
Giá BQ USD/tấn
Kim ngạch (1000USD)
SL (tấn)
Giá BQ USD/tấn
Kim ngạch (1000USD)
1
Nhật
40
708
70
910
63,7
80
950
76
100
950
95,0
2
Đài Loan
50
950
47,5
80
950
76,0
3
Mỹ
200
1.250
400
1.400
560,0
450
1.450
652,5
650
1.550
1007,5
4
Hà Lan
350
1.250
360
1.295
466,2
370
1.400
518,0
500
1.522
761,0
5
Anh
300
1.250
250
1.290
322,5
350
1.350
472,5
450
1.500
675,0
6
Đức
50
1.300
65,0
100
1.400
140,0
7
Canada
80
1.300
104,0
200
1.400
280,0
8
Thị trường khác
40
1.200
120
1.230
147,6
70
1.250
87,5
120
1.300
156,0
9
Tổng cộng
930
1.239
1.200
1.300
1.560
1.500
1.348
2.023
2.200
1.450
3190,5
II-/ Một số kiến nghị.
Để tạo điều kiện cho Công ty ong TW khắc phục tồn tại, thực hiện tốt mục tiêu phương hướng đã đề ra, chúng tôi có kiến nghị với Nhà nước như sau:
./ Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển nuôi ong trong nước, vì nghề nuôi ong chẳng những thu lại nguồn lợi kinh tế đáng kể mà còn góp phần cải tạo môi trường, giúp quá trình thụ phấn, làm tăng năng suất cây trồng. Theo tính toán của các chuyên gia thì lợi ích của con ong đưa lại lớn hơn 100 lần lợi ích từ kinh doanh sản phẩm ong. ở một số nước trên thế giới người ta còn trả tiền thụ phấn hoa của ong theo diện tích gieo trồng.
./ Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ giá xuất khẩu khi gặp những năm giảm mạnh, nhằm một phần hỗ trợ cho người nuôi ong.
./ Có chính sách hỗ trợ ngành ong, bình ổn giá đường. Các quỹ tín dụng cần tạo điều kiện để ngành được vay vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu, cải tiến trang bị máy móc và công nghệ.
./ Nhà nước cần thống nhất quản lý xuất khẩu vào một đầu mối, để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhằm ổn định thị trường lâu dài, tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán trong ngành./.
kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết về đề tài “Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương”
Luận văn bao gồm 4 sơ đồ, 1 đồ thị, 16 bảng biểu và đựoc chia làm 3 phần chính (trừ phần mở đầu và kết luận).
Phần I - Xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
Phần II - Phân tích thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm ong và công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW giai đoạn vừa qua.
Phần III - Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW.
Ba phần này có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau về cả lý luận, phân tích thực trạng và biện pháp.
Trong quá trình thực tập và bài viết, được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi đã cố gắng phấn đấu làm tốt các công tác điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đọc và nghiên cứu tài liệu ghi bút ký nên tôi đã hoàn thành bài viết theo đúng thời gian quy định.
Theo sự đánh giá chủ quan của bản thân tôi thì bài viết này không chỉ có ý nghĩa cụ thể về mặt lý luận xuất khẩu mà còn có tác dụng với công ty ong TW, đặc biệc là các biện pháp đề xuất.
Tuy nhiên do trình độ có hạn va chưa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn rằng bài viết này còn có những thiếu sót nhất định.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu tham khảo
1-/ Nghị quyết Đại hội Đảng VII, VIII.
2-/ Mai Ngọc Đường - Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu ở Việt Nam - NXB Hà Nội 1998
3-/ Giáo trình kinh tế Thương mại - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn kinh tế thương mại, chủ biên PGS Nguyễn Duy Bột, PGS - PTS Đặng Đình Đào.
4-/ Giáo trình giao dịch và thanh toán thương mại quốc tế - Đại học kinh tế Quốc dân, khoa thương mại, chủ biên PGS - PTS Nguyễn Duy Bột.
5-/ Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nền kinh tế mở - Luận án PTS Đỗ Duy Thuý.
6-/ Pháp luật về xuất nhập khẩu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh
7-/ Nghiệp vụ buôn bán quốc tế - NXB Thanh niên, Chủ biên Lê Hiến Tiên.
8-/ Định hướng xuất khẩu nông sản năm 2002 - Đề tài cấp Bộ trường Đại học KTQD, Hà Nội 1998
9-/ Eva Crane - OBE, DSC - Cơ sở khoa học, thực tiễn và nguồn tài nguyên thế giới - Con ong và nghề nuôi ong 1990.
10-/ Thông tin khoa học kỹ thuật ngành ong số 2, số 3, 1999.
11-/ Tuyển tập báo cáo hội nghị ong toàn quốc Hà Nội 1996.
12-/ Các báo cáo tổng kết quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ong TW các năm 1996 đến 2001. Phương hướng sản xuất kinh doanh xuất khẩu 2002 - 2002.
13-/ Báo cáo tổng kết và phương hướng phát triển chăn nuôi ong 1999 - 2002 - Cục khuyến nông Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
14-/ Tạp chí ASEAN - ngày nay các số năm 2000, 2001.
15-/ GS.PTS Tô Xuân Dân - Giáo trình kinh tế học quốc tế - NXB Giáo dục.
16-/ GS.PTS Tô Xuân Dân - Giáo trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
17-/ GS.PTS Tô Xuân Dân - Kinh doanh quốc tế - NXB Thống kê.
18-/ PGS. Vũ Hữu Tửu - Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Trường Đại học Ngoại thương, 1999.
19-/ Tạp chí kinh tế 98'' - 99 '' Việt Nam và thế giới.
20-/ Thời báo kinh tế năm 2000 - 2001
21-/ Báo đầu tư năm 2000 - 2001
22-/ Tạp chí công nghiệp năm 2000 - 2001
23-/ Tạp chí Thương mại năm 2000 - 2001
mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0470.doc